Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại ĐÁNH GIÁ sự cải THIỆN KIẾN THỨC của NÔNG dân THAM GIA KHÓA HUẤN LUYỆN CHỌN GIỐNG THÍCH ỨNG BIẾN đổi KHÍ hậu xã tân lộc HUYỆN THỚI BÌNH TỈNH cà MAU, 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
------

THỊ KIỀU NA

ĐÁNH GIÁ SỰ CẢI THIỆN KIẾN THỨC CỦA NÔNG
DÂN THAM GIA KHÓA HUẤN LUYỆN CHỌN
GIỐNG THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
XÃ TÂN LỘC HUYỆN THỚI BÌNH
TỈNH CÀ MAU, 2010

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CẦN THƠ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
------

ĐÁNH GIÁ SỰ CẢI THIỆN KIẾN THỨC CỦA NÔNG
DÂN THAM GIA KHÓA HUẤN LUYỆN CHỌN
GIỐNG THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
XÃ TÂN LỘC HUYỆN THỚI BÌNH
TỈNH CÀ MAU, 2010

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Mã ngành: 52 62 01 16

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. NGUYỄN HỒNG CÚC

Thị Kiều Na

CẦN THƠ, 2011


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Cần Thơ, ngày …….tháng……..năm 2011
Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Hồng Cúc

i


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

.. .............................................................................................................................
.. .............................................................................................................................
.. .............................................................................................................................
.. .............................................................................................................................
.. .............................................................................................................................
.. .............................................................................................................................
.. .............................................................................................................................
.. .............................................................................................................................
.. .............................................................................................................................
.. .............................................................................................................................
.. .............................................................................................................................
.. .............................................................................................................................
.. .............................................................................................................................
.. .............................................................................................................................
.. .............................................................................................................................

Cần Thơ, ngày…..tháng…….năm 2011
Giáo viên phản biện


ii


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
các kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kì luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Thị Kiều Na

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

I.

SƠ LƯỢC VỀ LÝ LỊCH

Họ và tên: Thị Kiều Na
Dân tộc: Khơme
Năm sinh: 1988
Nơi sinh: Xã Ninh Hòa, Huyện Hồng Dân, Tỉnh Bạc Liêu
Quê quán: Ấp Tà Ben, Xã Ninh Hòa, Huyện Hồng Dân, Tỉnh Bạc Liêu.
Điện thoại: 0933494039
Họ và tên cha: Danh Xậm


Nghề nghiệp: Nghỉ hưu

Họ và tên mẹ: Ngô Thị Xiêu Lầm

Nghề nghiệp: Nội trợ

Chỗ ở hiện nay: Ấp Tà Ben, Xã Ninh Hòa, Huyện Hồng Dân, Tỉnh Bạc Liêu
II.

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

Từ năm 1995 - 1999 : học ở trường tiểu học “B” Ninh Hòa
Từ năm 1999 - 2003 : học ở trường Trung học cơ sở “A” Ninh Hòa
Từ năm 2003 - 2006 : học ở trường Trung học phổ thông Ngan Dừa

Cần Thơ, Ngày…tháng….năm 2011
Người khai
(Ký và ghi rõ họ tên)

Thị Kiều Na

iv


LỜI CẢM TẠ

Chân thành cám ơn
Thầy Huỳnh Quang Tín và Cô Nguyễn Hồng Cúc đã hết lòng hướng dẫn đã hoàn
thành xong luận văn

Anh Nguyễn Trần Thức và chị Nguyễn Thị Kiều Khuyên đã tận tình hướng dẫn
trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài
Bạn bè thân thương đã giúp đỡ mình trong thời gian thực hiện đề tài
Cha mẹ là người hết lòng tận tụy vì con

v


TÓM LƯỢC

Dự án Bảo tồn và Phát triển Đa dạng Sinh học Cộng đồng (CBDC) đã triển
khai ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hơn mười năm qua với nhiều hoạt động
nghiên cứu đồng ruộng như chọn giống, thử nghiệm giống, mô hình canh tác,… đặc
biệt là huấn luyện. Nhằm nâng cao năng lực nông dân về lãnh vực chọn giống thích
ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), dự án CBDC đã phối hợp với Trung tâm Khuyến
nông Cà Mau tổ chức một lớp huấn luyện FFS cho nông dân tỉnh Cà Mau tại xã Tân
Lộc, huyện Thới Bình, vào vụ mùa năm 2010. Nhằm tìm hiểu sự cải thiện kiến thức
của nông dân và khả năng ứng dụng của nông dân sau huấn luyện, đề tài “Đánh giá
sự cải thiện kiến thức của nông dân tham gia khóa huấn luyện về chọn giống thích
ứng biến đổi khí hậu” đã được thực hiện với các mục tiêu như sau: (1) Đánh giá
được sự cải thiện kiến thức của nông dân về biến đổi khí hậu; (2) Đánh giá sự cải
thiện kiến thức và kĩ năng của nông dân về chọn giống thích ứng với BĐKH; (3)
Khả năng ứng dụng của nông dân sau khi huấn luyện
Để đáp ứng các mục tiêu trên thì khung kiểm tra đầu khóa và cuối khóa đã
được sử dụng để đánh giá được sự cải thiện kiến thức của học viên tham gia lớp
huấn luyện FFS đồng thời các phương pháp như kiểm định sự tương quan giữa các
yếu tố, kiểm định Chi bình phương và T-test cũng được sử dụng để phân tích trong
nghiên cứu này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: Sau khi kết thúc lớp huấn luyện, lớp
học đã giúp nông dân chọn được giống lúa thích nghi với BĐKH có thể trồng được

tại địa phương. Và quan trọng hơn nữa là đối với kiến thức của học viên được cải
thiện ở các lãnh vực BĐKH, ĐDSH, kỹ thuật sản xuất giống, chọn giống và kĩ năng
của nông dân cũng đã được cải thiện rõ rệt với tỉ lệ (trên 50%). Các hoạt động
nghiên cứu như thử nghiệm giống, chọn dòng phân ly, lai lúa, phục tráng và các thử
nghiệm khác như cấy 1 tép, phân bón… cũng được nông dân đánh giá rất cao. Kỹ
thuật canh tác của nông dân cũng thay đổi theo hướng tích cực như sạ thưa hơn, bón
phân cân đối… Khả năng ứng dụng vào thực tiển sản xuất ở nông hộ cũng rất cao
(từ 50 - 85% ở các lãnh vực chọn giống), đa số nông dân sẽ thực hiện các hoạt động
thử nghiệm giống, chọn dòng phân ly, lai lúa, phục tráng và các thử nghiệm khác
như cấy 1 tép… trong những vụ tiếp theo.

vi


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................... i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ...........................................................ii
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................iii
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................... iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN ................................................................................................. v
TÓM LƯỢC ............................................................................................................. vi
MỤC LỤC .............................................................................................................. vii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................... xi
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................... xii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. xiii
Chương 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
1.1.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 3

1.1.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3
1.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ............................................ 3
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................... 4
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................................... 4
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................................... 4
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 4
2.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................... 4
2.2 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .............................................. 6
2.2.1 Trên thế giới ..................................................................................................... 6

vii


2.2.2 Ở Việt Nam ...................................................................................................... 9
2.2.3 Ở ĐBSCL ....................................................................................................... 10
2.3 VÀI NÉT VỀ CÁC LỚP HUẤN LUYỆN NÔNG DÂN Ở VÙNG ĐBSCL
CỦA DỰ ÁN CBDC ............................................................................................... 12
2.4 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HUẤN LUYỆN NÔNG DÂN Ở TỈNH CÀ MAU . 14
2.4 PHƯƠNG PHÁP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................ 16
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 18
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................... 18
3.2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ......................................................................... 18
3.2.1 Tổ chức lớp huấn luyện FFS ........................................................................... 18
3.2.2 Tổ chức ruộng thực hành ................................................................................ 18
3.3 PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN ..................................................................... 21
3.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ........................................................... 21
3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ...................................... 21
3.5.1 Xử lý số liệu ................................................................................................... 21
3.5.2 Phân tích số liệu .............................................................................................. 22

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................... 23
4.1 TÌNH HÌNH CHUNG ........................................................................................ 23
4.2 BỨC TRANH TỔNG QUAN CÁC NÔNG HỘ THAM GIA LỚP FFS ............ 23
4.3 KẾT QUẢ CỦA KIỂM TRA ĐẦU KHÓA VÀ CUỐI KHÓA .......................... 26
4.4 SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ ....................................................... 29
4.5 TÍNH CẦN THIẾT CỦA CÁC CHUYÊN ĐỀ HUẤN LUYỆN ........................ 30
4.6 TÁC ĐỘNG SAU HUẤN LUYỆN FFS ............................................................ 32
4.6.1 Khả năng thực hiện các hoạt động sau lớp FFS ............................................... 32
4.6.2 Khả năng ứng dụng của nông dân sau FFS ...................................................... 32
4.6.3 Phổ triển khoa học kĩ thuật từ nông dân đến nông dân .................................... 33

viii


4.6.4 Sự thay đổi về kĩ thuật sản xuất sau huấn luyện ............................................ 34
4.7 Khả năng chọn giống sau huấn luyện ................................................................. 39
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 42
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 42
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 44
PHỤ LỤC

ix


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Trang


Tiêu đề

3.1

Nội dung lớp FFS về “Kỹ năng chọn giống thích ứng BĐKH”

20

4.1

Thông tin tổng quan về nông hộ trước FFS

25

4.2

Xếp loại học viên theo kiểm tra đầu khóa và cuối khóa

28

4.3

Tương quan giữa các yếu tố

29

4.4

Kết quả đánh giá tính thiết thực của các chuyên đề huấn luyện


31

4.5

Các hoạt động của nông dân sau lớp FFS

32

4.6

Khả năng ứng dụng của nông dân sau lớp FFS

33

4.7

Phổ triển các tiến bộ kỹ thuật từ lớp FFS đến nông dân khác

33

4.8

Nguồn giống, cách nhận diện, xử lý hạt giống sau FFS

34

4.9

Chất lượng hạt giống và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống trước

và sau huấn luyện

35

4.10

Sự thay đổi về mật độ gieo sạ trước và sau huấn luyện

36

4.11

Các phương pháp gieo sạ được nông dân áp dụng trước
và sau huấn luyện

36

4.12

Chủng loại giống lúa đã trồng/vụ trước và sau lớp FFS

37

4.13

Sự thay đổi về cách quản lý cỏ dại và sâu bệnh trước và sau lớp
FFS

4.14


37

Phân bón và liều lượng bón phân của nông dân trước và sau
lớp FFS

4.15

38

Hoạt động duy trì chất lượng giống của nông dân trước và
sau lớp FFS

38

4.16

Cách tiếp cận giống mới trước và sau lớp FFS

39

4.17

Khả năng ứng dụng các kĩ thuật trước và sau lớp FFS

41

x


DANH SÁCH HÌNH


Hình
2.1

Tiêu đề

Trang

Tình hình huấn luyện nông dân của lớp FFS dự án

14

CBDC - ĐBSCL, 2006 - 2009
2.2

Khung kiểm tra đầu khóa và cuối khóa

17

4.1

Trình độ học vấn của nông dân tham gia lớp FFS

25

4.2

Diện tích sản xuất của nông dân tham gia lớp FFS

26


4.3

Điểm trung bình kiểm tra đầu khóa và cuối khóa

27

4.4

Kết quả kiểm tra đầu khóa và cuối khóa theo nhóm chuyên đề

28

xi


DANH SÁCH VIẾT TẮT

BĐKH: Biến đổi khí hậu
ĐDSH: Đa dạng sinh học
FFS: Farmer Field School
IPM: Quản lý dịch hại tổng hợp
CBDC: Community Biodiversity Development and Conservation
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu long
WMO: Tổ chức Khí tượng thế giới
SEARICE: Tổ chức nâng cao năng lực cộng đồng Đông Nam Á
Viện PTĐB: Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu long
PTNT: Phát triển nông thôn
WHO: Tổ chức y tế thế giới
FAO: Tổ chức lương thực thế giới


xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Lớp học trên đồng ruộng nông dân hay còn gọi là Farmer Field School
(FFS) được thực hiện đầu tiên ở Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp
Java,Indonesia vào năm 1989, thông qua chương trình IPM trên lúa đã đào tạo cho
50 cán bộ Bảo vệ Thực vật. Lớp học học nhằm thử nghiệm và phát triển phương
pháp đào tạo FFS như là sự mở rộng của phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM). Sau khi hoàn thành các khóa tập huấn FFS các học viên đó đã tổ chức được
20 lớp FFS với 5000 nông dân tham gia. Đến năm 1990 có thêm 45.000 nông dân
tham gia lớp học đồng ruộng với 450 lớp tập huấn viên tham gia tập huấn.Với sự tài
trợ của tổ chức FAO các lớp học FFS ở Indonesia ngày càng tăng, mỗi vụ có tới
100.000 nông dân tham gia các khóa đào tạo tại hiện trường, trên nhiều loại cây
trồng khác nhau. Hiện nay ở châu Á đã có 12 nước áp dụng phương pháp đào tạo
FFS để huấn luyện cho nông dân trên một số cây trồng chủ yếu như lúa, ngô, rau,
khoai,... Mỗi năm có hàng ngàn tập huấn viên được đào tạo và hàng triệu lớp học
được tổ chức theo phương pháp nầy. Nhờ áp dụng phương pháp FFS đã nâng cao
kiến thức và kỹ năng cho hàng triệu nông dân, đặc biệt là nông dân có trình độ học
vấn thấp. Ở Việt Nam được sự tài trợ của tổ chức FAO, năm 1992 chương trình tập
huấn IPM trên lúa cho nông dân bắt đầu được triển khai, Cục Bảo vệ Thực vật được
Bộ nông nghiệp và PTNT giao nhiệm vụ quản lý, tổ chức thực hiện chương trình.
Mục đích là nâng cao hiểu biết và những kỹ năng cần thiết cho nông dân để họ có
khả năng tự nhận biết và tìm ra khó khăn vướng mắc của họ trong quá trình canh tác
và tìm ra giải pháp chủ động xử lý các khó khăn ngay trên đồng ruộng của mình có
hiệu quả. Bước đầu họ đã tổ chức đào tạo cho cán bộ ngành Bảo vệ Thực vật trên
cây lúa với các khóa học kéo dài (4 - 5 tháng) qua một chu kỳ sinh trưởng của cây

lúa. Sau khi được đào tạo các cán bộ này đã tổ chức các lớp IPM cho nông dân ở
một số tỉnh. Đến năm 1995 chương trình IPM được triển khai phổ biến trên hầu hết
các tỉnh trong cả nước. Bước đầu do quản lý chưa tốt, nông dân chưa quen với
phương pháp đào tạo dài ngày nên hiệu quả còn hạn chế. Sau hội thảo quốc gia về
phương pháp khuyến nông có sự tham gia của nông dân, chương trình IPM trên lúa
đã được sử dụng rộng rãi, hàng năm có hàng chục lớp tập huấn IPM được tổ chức ở
mỗi xã, nông dân đã thấy được lợi ích của IPM nên đã tham gia tập huấn rất tích

1


cực. Tuy nhiên các lớp FFS vẫn gặp nhiều khó khăn trở ngại như tốn nhiều thời
gian, đòi hỏi nhiều kinh phí và khâu tổ chức phải tốt, vấn đề quan trọng là khó đảm
bảo số lượng học viên ở các lần học và nông dân không chủ động được kế hoạch
học tập như do thời tiết, mùa vụ… (Đào Văn Toàn, 2010)
Mặt khác hiện nay nhiều lớp huấn luyện được triển khai chỉ chú trọng nhiều
đến việc nâng cao năng lực cho nông dân chưa quan tâm nhiều đến việc xem xét
đánh giá kiến thức của nông dân có sự thay đổi sau khi huấn luyện không. Theo
Huỳnh Quang Tín (2009) nhận định rằng nhìn chung đa phần các dự án rất quan
tâm đến việc triển khai và thực hiện; nhưng tính hiệu quả trong thời gian dài, đặc
biệt sau khi dự án kết thúc, ít được các nhà nghiên cứu quan tâm đánh giá đúng
mức. Sau khi kết thúc các khóa huấn luyện có thể các nội dung tập huấn sẽ được
người dân ứng dụng trong sản xuất, có thể người dân sẽ không ứng dụng hoặc ứng
dụng một phần. Nhưng trong thời gian qua chỉ có một số nghiên cứu kết quả nâng
cao năng lực của học viên khi hoàn thành khóa học. Dự án CBDC ở ĐBSCL cũng
đã triển khai nhiều hoạt động như các lớp huấn luyện FFS về kĩ năng chọn tạo
giống lúa, sau khi kết thúc mỗi khóa học dự án đều có phần đánh giá sự thay đổi
kiến thức của nông dân thông qua hoạt động kiểm tra đầu khóa và cuối khóa. Mới
đây dự án đang liên kết với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau tổ
chức khóa huấn luyện FFS về “Kỹ năng chọn giống thích ứng với Biến đổi khí hậu

(BĐKH)” cho nông dân xã Tân Lộc huyện Thới Bình với mục đích nâng cao kiến
thức và kỹ năng trong hoạt động chọn giống thích nghi cho nông dân vùng khó
khăn nầy. Nhằm tìm hiểu sự cải thiện kiến thức của nông dân sau khi lớp huấn
luyện kết thúc, đề tài “Đánh giá sự cải thiện kiến thức của nông dân tham gia
khóa huấn luyện chọn giống thích ứng biến đổi khí hậu” đã được thực hiện cuối
năm 2010.

2


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được sự cải thiện kiến thức và khả năng ứng dụng của nông dân
tham gia khóa huấn luyện chọn giống thích ứng biến đổi khí hậu.
Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá được sự cải thiện kiến thức của nông dân về biến đổi khí hậu
 Đánh giá sự cải thiện kiến thức và kĩ năng của nông dân về chọn giống
thích ứng với BĐKH
 Đánh giá khả năng ứng dụng của nông dân sau khi huấn luyện.
1.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
-

Câu hỏi 1: Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu như thế nào?

-

Câu hỏi 2: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất của người
dân?

-


Câu hỏi 3: Qua lớp huấn luyện người dân có biết thêm kĩ thuật nào không?

-

Câu hỏi 4: Nông dân có ứng dụng được những kĩ thuật đã được huấn luyện
không?

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong việc đánh giá sự chuyển đổi
nhận thức và khả năng ứng dụng các kĩ thuật đã học ở lớp tập huấn vào thực tế sản
xuất của học viên
Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Cà Mau là một trong những tỉnh chịu ảnh
hưởng bởi sự biến đổi khí hậu. Đề tài thực hiện từ tháng 6/2010 đến tháng 12/2010,
bao gồm thời gian thực hiện đề tài, thời gian thu thập, phân tích, xử lý số liệu và
báo cáo.

3


Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Cà Mau
Cà Mau là tỉnh cuối cùng của tổ quốc có 3 mặt tiếp giáp biển phía Bắc giáp
tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp
với biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan. Diện tích tự nhiên tỉnh Cà Mau
5.211km 2, chiếm 13.1% diện tích vùng ĐBSCL. Địa hình toàn tỉnh thuần nhất là
đồng bằng có nhiều sông rạch, độ cao bình quân 0.5m so với mặt nước biển. Địa

giới hành chính tỉnh Cà Mau có 8 huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh. Dân số
trên 17 triệu người. Có 20 dân tộc khác nhau sinh sống trên đại bàn, người Kinh
chiếm 97.16%. Khí hậu ở tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa cận xích đạo. Nhiệt độ trung bình 26.50C. Cà Mau có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa
và mùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau. Độ ẩm trung bình năm 85.6%. Mùa khô hướng gió thịnh hành theo hướng
Đông Bắc và Đông. Mùa mưa gió thịnh hành theo hướng Tây - Nam hoặc Tây. Chế
độ thủy triều chịu tác động trực tiếp của chế độ triều biển Đông khoảng 3,0 - 3,5m.
Triều biển Tây yếu hơn, biên độ triều lớn nhất 1,0 m. Chế độ thủy văn của hệ thống
sông rạch chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều quanh năm, với nhiều cửa sông rộng
thông ra biển. Phía ngoài của sông, ảnh hưởng của thủy triều manh; càng vào sâu
trong nội địa biên độ triều càng giảm, vận tốc lan triều trên sông rạch chảy đan xen
trong nội địa, hình thành nên những vùng đất ngập nước và môi sinh rất đặc trưng.
(Kỹ yếu hội nghị đánh giá dự án CBDC ĐBSCL giai đoạn 2006 - 2009, 2010)
2.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Cà Mau có các nhóm đất chính: Nhóm đất mặn có diện tích 208.496 hecta,
chiếm 40% diện tích tự nhiên. Đất mặn phân bố chủ yếu ở các huyện Đầm Dơi, Cái
Nước, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và thành phố Cà Mau. Nhóm
đất phèn có diện tích 271.926 ha, chiếm 52,18% diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu
ở các huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời. Nhóm đất phèn nhiễm mặn
phân bố ở những vùng ven biển. Đối với diện tích đất phèn không ngập mặn có thể

4


trồng lúa trong mùa mưa, trồng các cây công nghiệp chịu phèn như: mía, khóm,
chuối, tràm… Đối với diện tích phèn bị ngập mặn có thể trồng rừng ngập mặn, nuôi
thuỷ sản. Ngoài ra, còn có nhóm đất than bùn, với diện tích khoảng 8.000 ha, phân
bố ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời và nhóm đất bãi bồi với diện tích 15.488
ha, phân bố ở các huyện Ngọc Hiển và Cái Nước. Diện tích đất nông nghiệp toàn

tỉnh là 351.355 ha, chiếm 67,63%; đất lâm nghiệp có rừng là 104.805 ha, chiếm
20,18%; đất chuyên dùng có 17.072 ha, chiếm 3,29%; đất ở có 5.502 ha, chiếm
1,06%; đất chưa sử dụng và sông suối có 40.773 ha, chiếm 7,85%. Tài nguyên rừng
Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân
bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệ sinh thái
rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình
quy mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn
của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tổng trữ lượng rừng Cà Mau là 2.205.701 m3,
trong đó rừng tràm là 1.435.757 m3 và rừng ngập mặn là 769.994 m 3. (Cổng thông
tin và điện tử Bộ kế hoạch và đầu tư, 2010)
Ngoài ra, trên các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối có 538 ha rừng, trữ lượng
50.520 m 3. Tài nguyên khoáng sản: theo nhiều tài liệu nghiên cứu, trong vùng biển
Cà Mau đã phát hiện có trữ lượng dầu khí khá lớn, nhiều triển vọng khai thác và
phát triển công nghiệp dầu khí. Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển khí Tây
Nam và nghiên cứu khả thi đường ống dẫn khí Tây Nam của Tổng công ty Dầu khí
Việt Nam, tại vùng bồn trũng Malay - Thổ Chu phía Tây Nam đã có các phát hiện
về khí có giá trị tại khu vực. Chỉ riêng các khu vực đang thăm dò - khai thác và một
số lô có tài liệu khảo sát đã cho trữ lượng tiềm năng khoảng 172 tỷ m3, trong đó đã
phát hiện 30 tỷ m3. Khả năng phát triển và khai thác tối đa các mỏ khí dự báo có thể
đạt sản lượng khai thác đỉnh là 8,25 tỷ m3/năm. Theo các số liệu điều tra, ở rừng U
Minh Hạ còn có trữ lượng than bùn khá lớn. Nhưng do rừng bị cháy nhiều lần, hiện
nay dự tính lượng than bùn còn khoảng 5000 hecta. Than bùn U Minh có thể sử
dụng làm chất đốt, phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm khác. (Cổng thông tin và
điện tử Bộ kế hoạch và đầu tư, 2010)

5


2.2 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.2.1 Trên thế giới

Ngày càng có nhiều bằng chứng khẳng định mối liên đới giữa hiện tượng
sông băng tan chảy và xa hơn là câu chuyện về biến đổi khí hậu với sự gia tăng
thảm họa thiên nhiên trên toàn cầu. Các nhà địa chất học mới đây tiếp tục tái khẳng
định quan điểm này khi cho rằng sự tan chảy của các dòng sông băng là nguyên
nhân thúc đẩy các thảm họa động đất, sóng thần và núi lửa ở những nơi bất ngờ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, khối lượng riêng của băng rất nặng, khoảng một tấn
trên mỗi mét khối và các dòng sông băng thường được ghép từ những khối băng
lớn. Khi là một thể thống nhất, các sông băng gây áp lực rất lớn lên bề mặt trái đất.
Nhưng khi chúng bắt đầu tan chảy do ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu - như
điều vẫn đang diễn ra thì áp lực giảm dần và cuối cùng là sự nứt tách hoàn toàn.
Theo các nhà địa chất học, sức ép lên bề mặt trái đất sẽ gây ra tất cả các loại phản
ứng địa chất như động đất, sóng thần (gây ra bởi các trận động đất dưới đáy biển)
và hiện tượng phun trào núi lửa. Nhà địa chất học Patrick Wu thuộc Đại học
Alberta, Canada cho biết, các loại trọng lượng giúp ngăn chặn đáng kể thảm họa
động đất nhưng một khi băng tan thì động đất sẽ được kích hoạt. Cũng theo Giáo sư
Wu, sự tan chảy các khối băng ở Nam Cực đã gây ra không ít các trận động đất và
lở đất dưới nước. Những hiện tượng này tuy chưa nhận được nhiều chú ý nhưng
chúng chính là dấu hiệu cảnh báo sớm cho những hậu họa nghiêm trọng mà các nhà
khoa học tin rằng sẽ xảy ra. Giáo sư Wu khẳng định, hiện tượng nóng lên toàn cầu
sẽ tạo ra rất nhiều trận động đất. Phát biểu trên Tạp chí New Scientist, Giáo sư tai
biến địa chất Bill McGuire thuộc Đại học College London, Anh cũng nhấn mạnh,
tất cả những bằng chứng trên thế giới vẫn tiếp tục khẳng định tác động của biến đổi
khí hậu toàn cầu có thể ảnh hưởng đến tần suất các trận động đất, núi lửa và thảm
họa sạt lở dưới đáy biển. (Hồng Ngọc, 2011)
Trong khi hội nghị về BĐKH diễn ra tại Cancun, Mexico đang tiếp tục tìm
kiếm những thỏa thuận cụ thể để đối phó với hiện tượng ấm lên của Trái Đất thì tại
nhiều nước trên thế giới, biến đổi khí hậu đã có những hậu quả khôn lường. Thiên
tai thường xuyên xảy ra trong thời gian gần đây chứng tỏ biến đổi khí hậu đang tác
động mạnh tới các nước. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo trên thế giới hiện đang họp
tại Cancun hy vọng có thể tìm ra các bước đột phá so với hội nghị

Copenhaghen.Trong các ngày làm việc trước đó, Cơ quan WMO, một lần nữa cảnh

6


báo tình trạng nóng lên toàn cầu sẽ mang đến hậu quả là những hiện tượng thời tiết
cực đoan, và bây giờ chính là lúc để hành động. Tổng thống nước chủ nhà Mexico,
ông F.Canderon cũng khẳng định, hoạt động của con người là nguyên nhân dẫn đến
tình trạng BĐKH, do đó thế giới cần phản ứng có trách nhiệm trước tình trạng này.
Ngày 2/12/2010, hàng ngàn người đã phải rời bỏ nhà cửa do các trận lở đất và lũ
lụt ở khu vực gần thủ đô Caracas khiến ít nhất 21 người thiệt mạng và hàng chục
người khác bị mất tích.Mưa to và lũ lụt đã khiến hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy,
hầu hết số nạn nhân kể trên bị nước lũ cuốn trôi hoặc bị chết do nhà đổ. Chính phủ
Venezuela đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại 3 bang. Cơ quan khí tượng Venezuela
cho biết, mưa lớn còn kéo dài vài ngày nữa.Hiện các nhà tạm đã trở nên quá tải. Các
nhà hoạt động cộng đồng cho biết, cần phải có thêm nhiều nhà tạm cho những
người dân đi sơ tán. Một nhà hoạt động cộng đồng, bà Mabela Pimentan cho biết:
“Những người tàn tật, phụ nữ mang thai, những người lớn tuổi và trẻ em đã được sơ
tán tới nơi an toàn. Tuy nhiên, chúng tôi cần sự trợ giúp nhiều hơn nữa”. Trong khi
đó, bang Tamil Nadu của Ấn Độ cũng đang hứng chịu các trận mưa lớn, gây lụt lội
trên diện rộng. Tại khu vực Cuddalore, gần 50.000 ha hoa màu đã bị phá hủy hoàn
toàn và hơn 20 làng ngập chìm trong nước lũ. Theo Tỉnh trưởng Karunanihi, đã
nhận được thông báo về số người thiệt mạng trong trận lụt nhưng chưa thống kê chi
tiết. Ở châu Âu, trong những ngày đầu tháng 12 năm 2010, giá rét và bão
tuyết hoành hành, đặc biệt ở Trung và Bắc Âu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời
sống và hoạt động kinh tế của các nước. Tuyết rơi dày và nhiệt độ xuống thấp đã
buộc giới chức Đức và Anh phải hủy bỏ hoặc tạm hoãn nhiều chuyến bay nội địa và
quốc tế, khiến vận tải hàng không đình trệ và gây tắc nghẽn trên các tuyến giao
thông đường bộ.Tại Pháp, nhiệt độ xuống thấp đến mức nhà cung cấp điện cảnh báo
cắt điện tại nhiều nơi do nhu cầu tiêu dùng điện năng tăng mạnh. Thời tiết khắc

nghiệt cũng khiến giới chức phải hủy bỏ tới 20% dịch vụ vận tải bằng tàu cao tốc
tới miền Đông Nam nước Pháp.
Theo Tôn nữ (2010), các nước ở Bắc Âu hầu như bị chìm ngập trong tuyết
trắng. Nhiệt độ ở nhiều khu vực Trung và Đông Bắc Âu xuống tới âm 330C. Theo
thống kê, cho đến nay đợt giá rét này đã làm 28 người chết trong đó Ba Lan là nước
chiếm số cao nhất (18 người). Hàng chục chuyến bay trong nước và quốc tế tại các
nước ở khu vực này phải hoãn nhiều giờ hoặc bị hủy bỏ, hàng nghìn trường học
phải đóng cửa, nhiều tuyến giao thông đường bộ bị tê liệt do tuyết phủ dày. Một
loạt nước ở Tây Âu như Anh, Pháp, Đức, Bỉ... cũng không nằm ngoài ảnh hưởng

7


của đợt giá rét và bão tuyết dữ dội này. Ngay tại Béclin (Đức), tuyết rơi phủ dày
hơn 10 cm trên đường, trong khi ở miền Đông Nam nước này có nơi tuyết phủ dày
tới 40 cm. Tại vùng Normandy của Pháp, nhiều khu vực ngập trong tuyết dày 60cm.
Đây là đợt tuyết rơi dữ dội nhất ở khu vực này trong hơn 40 năm qua. Các hoạt
động giao thông bị tê liệt do nhiều tuyến đường sắt, đường bộ bị tuyết phủ. Hàng
trăm chuyến bay quốc tế và nội địa tại các sân, kể cả các sân bay quốc tế lớn ở Đức,
Pháp bị hủy, ảnh hưởng đến hàng nghìn hành khách. Hoạt động trên tuyến đường
sắt Eurostar giữa Luân Đôn, Pari và Brúcxen cũng bị gián đoạn. Nước Anh cũng
tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề của đợt giá rét này. Tuyết rơi dày bao phủ nhiều nơi
và nhiệt độ xuống dưới âm 200C làm cho giao thông đường không, đường bộ và
đường sắt bị tê liệt. Khoảng 7.000 trường học trên khắp nước này phải đóng cửa
ngày 2/12/2010. Nhiệt độ tại sân bay Gatwick, sân bay lớn thứ hai ở Anh xuống
dưới âm 100C, làm sân bay này phải tiếp tục đóng cửa đến 6 giờ sáng ngày
3/12/2010 (tức 1 giờ chiều Hà Nội) sau khi đã phải đóng cửa từ hai ngày qua. Hơn
100 nhân viên dọn tuyết làm việc suốt 24/24 giờ với hy vọng có thể đưa sân bay
sớm hoạt động trở lại. Hai sân bay Edinburgh và Southampton cũng vẫn phải ngừng
hoạt động. Trong khi đó sân bay Heathrow, sân bay lớn nhất nước Anh và là một

trong những sân bay lớn ở châu Âu, đã phải hủy hơn 200 chuyến bay do một số sân
bay nội địa và ở châu Âu bị đóng cửa. Nhiều chuyến tàu hỏa phải hủy hoặc bị trễ
giờ. Theo Hiệp hội các công ty tàu hỏa, cứ 10 tuyến tàu thì có ba tuyến phải hủy
trên khắp cả nước và chỉ có 60% các chuyến chạy đúng giờ. Nhiều lái xe tải bị tắc
nghẽn do tuyết đóng dày trên đường các tuyến giao thông đường bộ. Đây được coi
là đợt giá rét khắc nghiệt nhất ở Anh kể từ năm 1965. Theo các chuyên gia, thời tiết
khắc nghiệt như vậy có thể khiến kinh tế Anh thiệt hại tới 1,2 tỷ bảng (1,9 tỷ USD)
mỗi ngày.
Trong khi đó các nước khu vực Bancăng như Bôxbia Hécxêgôvia, Xécbia,
Môngtênêgrô đang phải tổ chức sơ tán hàng nghìn người sau khi mưa lớn gây đợt lũ
lụt được coi là tồi tệ nhất trong hơn một thế kỷ qua ở khu vực này. Tại Anbani, lũ
lụt trầm trọng ở miền Đông Bắc cũng buộc hàng nghìn người phải sơ tán. Một số
địa phương tại đây đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp do lũ lụt.Thời tiết xấu và
tuyết rơi liên tục trong hai ngày 30/11/2010 và 1/12/2010 đã làm tê liệt hệ thống
giao thông trên toàn Thụy Sĩ. Giao thông công cộng, đường sắt và hàng không của
nước này mới được khôi phục trở lại vào sáng ngày 2/12/2010. Theo Cơ quan Khí
tượng Thụy Sĩ, đợt tuyết lần này đã đạt mức kỷ lục từ 45 năm trở lại đây, với độ

8


dầy đo được tại Geneva là trên 40cm. Thời tiết giá lạnh và tuyết rơi nhiều trong 2
ngày qua đã làm tê liệt giao thông tại nhiều thành phố của Thụy Sĩ cũng như hệ
thống đường sắt và đường hàng không của nước này.Tại sân bay Geneva, các
chuyến bay đã được nối lại vào 6 giờ sáng ngày 2/12/2010, sau hai ngày ngừng hoạt
động vì tuyết dầy. Theo đó, tổng cộng có hơn 200 hành khách đã phải qua đêm tại
các hầm trú ẩn của thành phố.Theo ông Stampfli, phát ngôn viên của sân bay
Geneva, tổng cộng có 60.000m3 tuyết đã được dọn đi, tương đương với 2000
chuyến xe tải, để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay.Tại sân bay Zurich-Kloten,
hàng chục chuyến bay cũng đã bị hoãn trong những ngày qua và mới được khôi

phục vào sáng ngày 2/12/210. Tại sân bay Basel-Mulhouse và Bern - Belp, nhiều
chuyến bay cũng đã bị hoãn và chỉ được khôi phục vào 8 giờ 30 sáng 2/12/210.
2.2.2 Ở Việt Nam
Theo Đất việt (2010), cho biết các nhà khoa học cảnh báo năm 2010 nắng
nóng bất thường, mưa trái mùa, bão lũ đến sớm,..có thể diễn ra với cường độ mạnh
và tính dị thường thể hiện rõ rệt. Tình hình thời tiết trong thời gian này khá đúng
với nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đưa ra khi
thống kê số liệu quan trắc. Theo đó, các chuyên gia nhận định, nền nhiệt độ năm
2010 vẫn duy trì ở mức cao hơn trung bình nhiều năm 1 - 2 0C. Tiến sĩ Nguyễn Lan
Châu, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, giải thích:
do thời tiết của Việt Nam bị ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên sẽ nóng và ít
mưa hơn. Cụ thể, nhiệt độ trung bình tháng 2 năm nay cao hơn, mưa ít hơn so với
trung bình nhiều năm và ít rét đậm hơn mọi năm (hầu như tháng 2/2010 không có
đợt rét đậm nào cả, trong khi thời điểm này các năm trước có 1 - 2 đợt rét đậm).
Tiến sĩ Nguyễn Lan Châu cho biết thêm, nhận định thời tiết của các nhà khoa học
Việt Nam khá tương đồng với một số trung tâm Khí tượng Thủy văn thế giới. Nếu
như nhận định này đúng thì năm 2010 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử thế giới.
Nhiệt độ trung bình trong những năm tới sẽ cao hơn nhiệt độ của năm 1998, năm
nóng nhất trong lịch sử thế giới cho tới thời điểm này. Tuy nhiên, các đợt nắng
nóng ở Việt Nam không kéo dài, ít gay gắt, chủ yếu xảy ra cục bộ, nhưng nhiệt độ
lại cao (nhiệt độ cao nhất trong các đợt nắng nóng năm 2009 là 40,40C, xảy ra ở
Hương Khê, Hà Tĩnh, nhưng năm 2010 nhiệt độ có thể đạt tới 41 - 420C). Trong
diễn đàn nhận định khí hậu mùa lần 2 được tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 1/2010,
nhiều nhà khoa học cho biết năm 2010 sẽ chứng kiến thời tiết dị thường. Nhận định
này đúng khi mở đầu năm 2010 bằng hàng loạt hiện tượng thời tiết hiếm gặp: áp

9


thấp nhiệt đới xuất hiện ở Nam bộ vào 18/1 (mùa bão ở Nam bộ thường kết thúc

cuối tháng 11 hằng năm), đợt mưa to kéo dài từ 19 - 21/1/2010 (thông thường vào
tháng 1/2010, lượng mưa ở Hà Nội chỉ đạt từ 18 - 20mm), nắng nóng bất thường
dịp giáp Tết…và tình hình thiếu nước gây khô hạn nghiêm trọng. Giáo sư Lê Đình
Quang, Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Thủy văn và Môi trường bình luận: Sự
bất thường của thời tiết năm nào cũng xảy ra và gặp nhiều nơi trên thế giới, không
riêng gì Việt Nam. Trước đây, những biến động này thường nhỏ và diễn ra rất
nhanh nên người dân ít cảm nhận được. Nhưng đầu năm 2010, việc có mùa hè giữa
mùa đông là dấu hiệu rõ nhất về biến đổi khí hậu. Trong khi đó, Trung tâm Dự báo
Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, các tháng trong vụ Đông - Xuân năm nay
thời kỳ El Nino hoạt động mạnh, khô hạn và thiếu nước chắc chắn xảy ra. Các nhà
khoa học cho biết, từ tháng 2 - 4/2010, dòng chảy trên các sông từ thượng lưu cho
tới hạ lưu tiếp tục ở mức rất thấp và thấp hơn trung bình nhiều năm từ 45 - 70%.
Dòng chảy trung bình trên sông Hồng tại Hà Nội từ tháng 2 - 4 ở mức 450 - 500
m 3/s (bằng một nửa so với trung bình nhiều năm). Tình trạng này cũng xuất hiện tại
Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Các chuyên gia cảnh báo từ nay tới tháng 4 5/2010 tiếp tục đề phòng tình trạng khô hạn trên diện rộng ở Bắc bộ và hiện tượng
xâm nhập mặn ở Nam bộ.
2.2.3 Ở vùng ĐBSCL
Theo TS Hoàng Minh Tuyển, phó giám đốc Dự án “Tác động của biến đổi
khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng”, Việt Nam có tổng lượng
dòng chảy năm vào khoảng 847 km3, lượng nước chảy từ ngoài lãnh thổ vào là 507
(chiếm đến 60%), phân bố chủ yếu trên hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông
Cửu Long. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này hiện phân bố không đồng đều, đặc
biệt, trong điều kiện BĐKH lượng mưa ngày càng giảm đi rõ rệt trong mùa khô, hạn
hán, lũ lụt, kèm theo sự bùng nổ dân số khiến nguy cơ thiếu nước ngày càng trở lên
gay gắt. Đặc biệt, tuy lượng mưa toàn năm có tăng nhưng lượng nước tổn thất do
bốc thoát hơi trên lưu vực tăng nhiều do nhiệt độ tăng, dẫn đến lượng dòng chảy
không tăng mạnh, thậm chí khu vực miền Trung dòng chảy năm giảm. Kết quả đánh
giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tại 7 lưu vực sông: sông
Hồng, Thái Bình, Cả, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và ĐBSCL cho thấy, tác động mạnh
mẽ nhất sẽ xảy ra ở ĐBSCL và đồng bằng sông Hồng – Thái Bình. ĐBSCL diện

tích đất bị ảnh hưởng mặn chiếm tới 2.500.000hecta vào năm 2050. Lưu vực sông
Đồng Nai, dòng chảy giảm cùng với tác động của nước biển dâng sẽ khiến mặn lấn

10


sâu vào thêm 10km, khoảng 300.000ha ở hạ lưu bị ảnh hưởng ngập lụt do thượng
nguồn. Điều này tác động rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với
Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, hàng năm vào mùa lũ sẽ gây ngập lụt các vùng
Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, vùng kẹp giữa 2 sông Tiền và sông Hậu
nghiêm trọng hơn. Ngoài các thành phố, thị xã đã bị ngập hiện nay như Châu Đốc,
Long Xuyên, Cao Lãnh sẽ có thêm Sa Đéc, Vĩnh Long, Tân An, Mỹ Tho, Cần Thơ,
Vị Thanh, Sóc Trăng, Rạch Giá và Hà Tiên bị ngập trên 1m, trong đó nghiêm trọng
nhất là Cần Thơ và Vĩnh Long. Nước biển dâng sẽ làm cho tiêu thoát nước các
thành phố, thị xã Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau khó khăn hơn.
(Việt Báo, 2011)
Theo Nguyễn Huỳnh Hoa (2010), tại Cà Mau BĐKH cũng gây ra không ít
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp với mục tiêu phát triển kinh tế bằng mọi giá,
từ hàng thế kỷ nay, loài người đã và đang khai thác kiệt quệ, tàn phá nguồn tài
nguyên sinh thái dẫn đến hậu quả là môi trường sống của chính con người đang bị
đe doạ nghiêm trọng và khí hậu đang ngày càng bị biến đổi nhanh. Đồng thời với
các hành động tàn phá trực tiếp thiên nhiên, hàng ngày con người đã trực tiếp và
gián tiếp thải vào môi trường hàng chục triệu tấn chất thải rắn, lỏng và khí, mà
trong số đó có nhiều chất gây biến đổi hiệu ứng nhà kính. Bão tố, động đất, lũ lụt
với sức tàn phá ghê gớm là hậu quả tất yếu do cách đối xử tàn bạo của con người
đối với thiên nhiên. Theo dự báo của các nhà khoa học, hậu quả của BĐKH sẽ
không dừng lại ở đó mà sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến nhiều lĩnh vực
kinh tế và đời sống, trong đó có sản xuất nông nghiệp. BĐKH sẽ khiến nhiệt độ trái
đất tăng và băng ở bắc cực tan dẫn đến nước biển dâng cao và lúc đó một phần diện
tích vùng đồng bằng của nước ta sẽ bị ngập trong nước biển. Dự báo diện tích rộng

lớn của đồng bằng sông Mêkông, sông Hồng và ven biển Miền Trung sẽ bị ngập lụt.
Trước hết là các khu vực rừng ngập mặn của Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh,
Vũng Tàu và Nam Định sẽ bị nhấn chìm trong nước biển. Thay đổi chế độ mưa có
thể gây lũ nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô; gia tăng về cường
độ và tần suất các cơn bão, giông tố gây lũ lớn và ngập lụt, lũ quét, trượt lở đất và
xói mòn; gia tăng thiếu hụt nước và tăng nhu cầu dùng nước, đòi hỏi đáp ứng cấp
nước và mâu thuẫn trong sử dụng nước. Năng suất, sản lượng cây trồng và vật nuôi
có thể bị giảm do biên độ giao động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh
khác tăng lên. Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi giảm hạn chế phát triển chăn
nuôi. Nhiệt độ tăng cùng với biến động về các yếu tố khí hậu và thời tiết khác có thể

11


×