Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại NGHỀ LUẬT sư và THỰC TRẠNG LUẬT sư THAM GIA HOẠT ĐỘNG bào CHỮA TRONG vụ án HÌNH sự ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.3 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2008 - 2012

Đề Tài:

NGHỀ LUẬT SƯ
VÀ THỰC TRẠNG LUẬT SƯ THAM GIA HOẠT
ĐỘNG BÀO CHỮA TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Chí Hiếu
Bộ môn Tư pháp

Sinh viên thực hiện:
Ngô Thành Đô
MSSV: 5086030
Lớp: Luật Thương Mại 1
Khóa 34
Cần Thơ, 4 /2012


LỜI CẢM ƠN
-----Sau bốn năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã đư ợc quý thầy,
cô trong trường, trong khoa tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức
giúp em vững tin bước vào đời.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả thầy, cô giảng dạy trong khoa Luật,


trường Đại học Cần Thơ, những người đã h ết sức tận tâm truyền đạt kiến thức
chuyên môn và kinh nghiệm cuộc sống trong suốt quá trình học tập tại trường.
Qua đó, em có được nền tảng tri thức vững chắc cho tương lai. Nhất là sự giúp
đỡ tận tình của Thầy Nguyễn Chí Hiếu – cán bộ giảng dạy bộ môn Tư pháp,
người trực tiếp hướng dẫn, cung cấp những kiến thức và những tài liệu cần thiết
cho em trong suốt thời gian qua để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.

Cần Thơ, ngày tháng

năm 2012

Sinh viên thực hiện

Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC
-----LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỀ LUẬT SƯ ....................................4
1.1. Khái niệm về luật sư...............................................................................................4
1.2. Tiền thân của nghề luật sư.....................................................................................5
1.2.1. Lược sử ra đời của nghề luật sư trên thế giới .................................................5
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của nghề luật sư tại Việt Nam...............6
1.2.2.1. Thời kỳ phong kiến .....................................................................................6
1.2.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc ....................................................................................8
1.2.2.3. Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám 1945 ..................................................8
1.3. Tổ chức, hoạt động và ý nghĩa c ủa nghề luật sư...............................................13
1.3.1. Tổ chức và hoạt động của luật sư ................................................................13

1.3.1.1. Tiêu chuẩn luật sư và điều kiện hành nghề luật sư.................................13
1.3.1.2. Quy trình trở thành luật sư .....................................................................14
1.3.2. Ý nghĩa của nghề luật sư..............................................................................21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LUẬT SƯ THAM GIA BÀO CHỮA TRONG VỤ
ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................................24
2.1. Khái niệm hoạt động bào chữa và cơ sở pháp lý cho luật sư tham gia hoạt
động bào chữa ..............................................................................................................24
2.1.1. Khái niệm về hoạt động bào chữa..................................................................24
2.1.2. Cơ sở pháp lý cho luật sư tham gia hoạt động bào chữa..............................26
2.2. Thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện
nay .................................................................................................................................29
2.2.1. Những thuận lợi trong quá trình tham gia bào chữa của luật sư................29
2.2.2. Những hạn chế ảnh hưởng đến vai trò bào chữa của luật sư ....................30
2.2.2.1. Hạn chế về mặt pháp luật .........................................................................30
- Quy định cấp giấy chứng nhận người bào chữa .............................................30

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

- Quy định cho luật sư tham gia khi hỏi cung bị can ........................................33
- Luật chưa quy định đầy đủ về vị trí của luật sư bào chữa tại phiên tòa .........33
- Thiếu cơ chế đảm bảo quyền bào chữa ...........................................................35
2.2.2.2. Hạn chế về mặt thực tiễn...........................................................................36
- Về phía người tiến hành tố tụng .......................................................................36
- Về phía người luật sư .......................................................................................41
- Về nhận thức pháp luật của người dân.............................................................45

CHƯƠNG 3: NHỬNG GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG THAM GIA BÀO
CHỮA CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ ...............................................47
3.1. Hoàn thiện pháp luật............................................................................................47
3.1.1. Xây dựng quy trình cấp giấy chứng nhận người bào chữa..........................49
3.1.2. Mở rộng quy định cho luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra .....................49
3.1.3. Nâng cao vị trí của luật sư bào chữa tại phiên tòa .......................................50
3.1.4. Xây dựng cơ chế đảm bảo cho việc thực hiện tranh tụng tại phiên
tòa ..............................................................................................................................52
3.2. Hoàn thiện thực tiễn .............................................................................................54
3.2.1. Nâng cao năng lực, nhận thức người tiến hành tố tụng ..............................54
3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ luật sư .............................................................. 56
3.2.3. Tuyên truyền và nâng cao ý thức pháp luật đối với người dân ....................57
KẾT LUẬN ..................................................................................................................58

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
-----.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
-----.................................................................................................................
.................................................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Ngô Thành Đô



Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
------

1.

Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm
2003, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2006.

2.

Luật Luật sư của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Vi ệt Nam số
65/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

3.

Nghị định 28/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Luật sư.

4.

GV. Mạc Giáng Châu: Giáo trình tố tụng hình sự Việt Nam, khoa luật trường Đại
học Cần Thơ, năm 2006.

5.

Tạp chí Khoa học pháp lý số 01/2001.


6.

TS.LS. Phan Trung Hoài: Hành nghề luật sư trong vụ án hình sự, Nhà xuất bản Tư
pháp, Hà Nội – 2007.

7.

TS.LS. Phan Trung Hoài: Thực trạng và định hướng hoàn thiện pháp luật nhằm
đảm bảo quyền của Luật sư tham gia tranh tụng trong vụ án hình sự, Tạp chí Nghề
Luật số 03/2006.

8.

TS.LS. Phan Trung Hoài: Vai trò của Luật sư trong giải quyết các vụ án hình sự,
Tạp chí Nghề Luật số 03/2006.

9.

ThS. Nguyễn Kim Chi: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng
trong phiên tòa hình sự, Tạp chí Luật học số 04/2002.

10. ThS. Lương Thị Mỹ Quỳnh: Hoàn thiện quy định về bảo đảm quyền có người bào
chữa trong pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
điện tử
11. Nguyễn Thái Phúc: Sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong tố tụng hình
sự, Tạp chí khoa học pháp luật số 04/2007
12. Vũ Đ ức Khiển, Phạm Xuân Chiến: Họ vẫn chưa bị xem là có tội - Nxb Pháp lý
1989
13. Phạm Hồng Hải: Thực trạng hoạt động của Luật sư - Người bào chữa qua hơn
một năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, tạp chí Kiểm sát, Số 24

(12/2005).

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

14. Từ điển tiếng Việt Nguyễn Kim Thản, Hồ Hải Thụy, Nguyễn Đức Dương, Nhà
xuất bản Văn hóa Sài Gòn – 2005.
15. Một số tài liệu trên các trang Web như:
 Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
/> Tuổi trẻ online :
 Công an nghệ an online :
 Hãng Luật :
 Cổng thông tin điện tử Bộ tư Pháp :
 Liên đoàn luật sư Việt Nam :
 Toà án nhân dân tối cao :
 Văn phòng luật sư Phạm Hồng Hải và cộng sự:
 Báo điện tử Người đưa tin :
 Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát :
 Trang thông tin điện tử của Báo pháp luật TPHCM :
 Luật niềm tin Việt :
 Kiểm sát online

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

SVTH: Ngô Thành Đô



Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU
-----1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước, hệ thống pháp luật để góp phần bảo vệ
quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đang ra sức thực hiện. Bởi lẽ, con người là
vốn quý của tự nhiên và của xã hội. Bảo vệ con người là mục tiêu của các thiết chế Nhà
nước dân chủ và tiến bộ. Bảo đảm thực hiện có hiệu quả quyền công dân là tiêu chí đánh
giá sự văn minh, tiến bộ của một xã hội hiện đại. Trong những năm qua, Việt Nam đã gặt
hái được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực, tiếp sau việc tham gia chính thức vào WTO
- tổ chức thương mại toàn cầu thế giới, việc Việt Nam trở thành ủy viên không thường
trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là một mốc quan trọng, hết sức có ý nghĩa
trong tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của đất nước ta, khẳng định sự
đúng đắn của đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ
quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
Song song với việc phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước cũng chăm lo xây dựng
một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì nhân dân,
xây dựng một hệ thống pháp luật đảm bảo cho việc phát triển các quyền tự do dân chủ của
công dân. Trong đó, quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một trong các
quyền quan trọng của công dân khi họ tham gia với tư cách là người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo. Đồng thời, đây cũng là một nguyên tắc đặc thù của luật tố tụng hình sự. Việc thực
hiện nguyên tắc này trên thực tế đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và
Tòa án giải quyết vụ án một cách chính xác, khách quan, toàn diện và đầy đủ. Gắn liền và
bảo đảm cho quyền bào chữa được thực hiện trên thực tế chính là hoạt động bào chữa.
Hoạt động này được thực hiện bởi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người bào chữa. Có
thể nói hoạt động bào chữa xuất hiện đồng thời với việc buộc tội của Cơ quan có thẩm

quyền. Tuy nhiên, thực tiễn tố tụng hình sự cho thấy hoạt động bào chữa chưa được bảo
đảm thực hiện, nhiều Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng còn xem nhẹ,
tình trạng oan sai vẫn tồn tại.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 1 / 59

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

Vì thế, vấn đề về hoạt động bào chữa cần được sự quan tâm hơn nữa nhằm làm rõ
thực trạng hiện tại về việc bảo đảm cho hoạt động bào chữa được thực hiện cũng như đưa
ra những thuận lợi, hạn chế và phương hướng góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
hoạt động bào chữa, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. Đây cũng chính là lý do
người viết chọn vấn đề “Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ
án hình sự ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về nghề luật sư, phân tích các quy định
của pháp luật hiện hành và thực tiễn hoạt động tham gia bào chữa của luật sư trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu các vấn đề chung về nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa
trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay. Làm rõ những thuận lợi và hạn chế của thực
trạng luật sư tham gia bào chữa từ những quy định của pháp luật, cũng như từ thực tiễn.
Từ những khó khăn, vướng mắc đó đề ra phương hướng hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động tham gia bào chữa của luật sư, để từ đó Hội đồng xét xử có một bản án
chính xác, khách quan, không làm oan người vô tội.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để tiếp cận và làm sáng tỏ các nội dung cần nghiên cứu của đề tài, người viết sử
dụng một số phương pháp sau:
- Lịch sử;
- So sánh;
- Lô - gích;
- Thống kê;
- Phân tích tổng hợp, đối chiếu, thu thập tài liệu.
5. Kết cấu của đề tài
Luận văn ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội
dung chính của luận văn gồm ba Chương, cụ thể:
- Chương 1: Khái quát chung về nghề luật sư. Trong chương này người viết đề cập
đến các vấn đề về cơ sở lý luận như: Khái niệm về luật sư, tiền thân của nghề luật sư trên
thế giới và ở Việt Nam, tiêu chuẩn và quy trình trở thành luật sư theo pháp luật hiện hành

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 2 / 59

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

và ý nghĩa c ủa nghề luật sư Từ đó, tạo cở sở cho người viết nghiên cứu các vấn đề pháp lý
và thực tiễn ở chương 2.
- Chương 2: Thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam
hiện nay. Trong chương này, người viết tập trung nghiên cứu các vấn đề theo quy định
pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động bào chữa của luật sư như: khái niệm về hoạt
động bào chữa, cơ sở pháp lý cho luật sư tham gia hoạt động bào chữa, những thuận lợi
và hạn chế trong quá trình tham gia bào chữa của luật sư.

- Chương 3: Những giải pháp cho hoạt động tham gia bào chữa của luật sư trong
vụ án hình sự. Đối với nội dung của chương 3, người viết đưa ra các phương hướng hoàn
thiện một số quy định của pháp luật về hoạt động tham gia bào chữa của luật sư, nâng cao
năng lực, nhận thức người tiến hành tố tụng, tuyên truyền và nâng cao ý thức pháp luật
đối với người dân.
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, thực tiễn
áp dụng luật, từ đó đưa ra các giải pháp. Việc nghiên cứu đề tài về nghề luật sư và thực
trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay là một phần cố
gắng nhằm góp phần làm rõ hơn nội dung về hoạt động bào chữa của luật sư trong vụ án
hình sự của nước ta. Nhưng với sự hiểu biết có hạn, năng lực trình bày còn non kém nên
bài viết còn nhiều thiếu sót và thời gian nghiên cứu có hạn, vì vậy mà rất cần có sự hướng
dẫn, chỉ dạy của quý thầy, cô và sự góp ý, xây dựng của các bạn.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 3 / 59

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỀ LUẬT SƯ
Để đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề về nghề luật sư và thực trạng luật
sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự, cần xác định rõ vấn đề cơ sở lý luận về những
khái niệm về nghề luật sư, về hoạt động bào chữa. Từ đó, tạo cơ sở, tiền đề cho việc
nghiên cứu những vấn đề mang tính thực tiễn về hoạt động bào chữa của luật sư trong vụ
án hình sự ở Việt Nam hiện nay.
1.1. Khái niệm về luật sư

Theo quy định tại Điều 2 của Luật Luật sư năm 2006, “Luật sư” là người có đủ tiêu
chuẩn luật sư, điều kiện hành nghề luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá
nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng).
Để trở thành luật sư, thì công dân Việt Nam phải trung thành với tổ quốc, tuân thủ
hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã qua th ời gian
tập sự hành nghề luật sư, trừ trường hợp họ đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên,
giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật và một số người có thâm niên trong các cơ quan
giảng dạy pháp luật, bảo vệ pháp luật.
Khi Luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền cấp “giấy chứng nhận
người bào chữa”, thì họ có tư cách tham gia tố tụng là người bào chữa cho người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự khác. Nhiệm vụ
của luật sư là bảo vệ tính đúng đắn việc thực thi pháp luật trong các lĩnh v ực đời sống xã
hội, thông qua việc phản biện và bào chữa, tranh tụng tại các phiên toà để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của thân chủ.
Luật sư được hiểu là “thầy luật”, họ trước hết phải là người có chuyên môn sâu về
một hoặc nhiều ngành luật nào đó. Luật sư khi tham gia một tổ chức Hội luật gia thì cũng
được gọi là luật gia. Luật sư là một nghề, còn luật gia là hoạt động chính trị - xã hội mang
tính tự nguyện, kiêm nhiệm của tất cả những ai có hiểu biết nhất định về pháp luật và sinh
hoạt trong một tổ chức Hội luật gia. Trước đây, luật sư được một số người quen gọi là
“thầy cãi”, với hàm ý là họ tranh tụng, tranh cãi cho thân chủ trắng án, vô tội tại nơi xét

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 4 / 59

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay


xử 1. Nay, địa vị pháp lý của luật sư nước ta được quy định tại Luật luật sư năm 2006.
Theo đó, luật sư là người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
trong tố tụng hình sự, dân sự và hành chính, họ là người tham gia tố tụng theo luật định.
Căn cứ vào cách thức tác nghiệp cụ thể, tạm hiểu luật sư hoạt động ở trong ba loại
hình cụ thể như: Luật sư hợp đồng bảo vệ quyền lợi cho thân chủ, trong trường hợp này,
thân chủ phải trả tiền, thoả thuận nội dung, kết quả, sản phẩm pháp lý cụ thể, nói cách
khác, là thân chủ thuê luật sư và phải trả tiền. Đây là loại hình phổ biến nhất hiện nay;
dạng thứ hai là, Luật sư cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý, họ hoạt động tự
nguyện để bảo vệ, bào chữa cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật trợ
giúp pháp lý; dạng cuối cùng là, Luật sư được chỉ định bảo vệ cho bị can, bị cáo về tội
theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình, hoặc bị can, bị cáo là người chưa thành
niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.
Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu “Luật sư là người bằng kiến thức pháp
luật của mình, độc lập thực hiện các hoạt động tư vấn pháp lý và bảo vệ quyền lợi hợp
pháp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề
nghiệp, nhằm mục đích phụng sự công lý, góp phần tích cực bảo vệ pháp chế và xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa ”.
1.2. Tiền thân của nghề luật sư
1.2.1. Lược sử ra đời và phát triển của nghề luật sư trên thế giới
Nghề luật sư luôn gắn với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật. Có
thể nói luật gia đầu tiên xuất hiên trong xã hội chính là nhà lập pháp, người định ra các
quy phạm pháp luật. Sau đó là sự xuất hiện của các thẩm phán, người có nhiệm vụ bảo
đảm cho các quy phạm pháp luật được tôn trọng và cũng là người quyết dịnh hình phạt
đối với người vi phạm các quy phạm pháp luật. Lúc đầu, chứng cứ của hành vi vi phạm
pháp luật chỉ dựa vào sự suy đoán hay những lời thề thốt, thú nhận của các bên có liên
quan. Việc bào chữa, biện hộ cho các bên chưa được bảo đảm. Nghề luật sư xuất hiện,
luật sư tham gia vào quá trình xét xử, đảm bảo công việc bào chữa trong các phiên toà .
Nghề luật sư đã xuất hiện ở châu Âu từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Vào thế kỷ
V trước Công nguyên, trong nhà nước Hy Lạp cổ, tổ chức toà án hình thành và việc xét
xử có sự tham gia của mọi người dân. Nguyên cáo hoặc bị cáo có thể tự trình bày ý kiến,


1

/>
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 5 / 59

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

lý lẽ của mình trư ớc Toà hoặc nhờ người khác có tài hùng biện trình bày hộ ý kiến, lý lẽ
trước Toà. Việc bào chữa xuất phát tự nhiên nhằm minh oan cho bạn bè hoặc người thân
bị nhà cầm quyền bắt giam vô cớ và trừng phạt một cách độc đoán dần phát triển. Ở La
Mã cổ đại, cũng với sự xuất hiện của pháp luật đã xuất hiện những mầm mống của nghề
luật sư. Pháp luật La mã cổ đại mang tính huyền bí, thần thánh và việc áp dụng pháp luật
gắn liền với lễ nghi tôn giáo. Trong phiên toà, có sự tham gia của các nhà chuyên môn,
người am hiểu pháp luật để nhắc lại những quy tắc, quy định tôn giáo để tránh việc viện
dẫn sai hoặc vi phạm thủ tục tố tụng. Trong xã hội dần dần hình thành một nhóm người
chuyên sâu, am hiểu về pháp luật và việc diễn giải pháp luật của họ được xem xét như
hoạt động nghề nghiệp. Hoạt động của các luật sư được chấp nhận và uy tín của họ trong
xã hội ngày càng được nâng cao. Nghề luật sư được xem như một nghề vinh quang trong
xã hội.
Bướ c sang chế độ tư bản, nghề luật sư được tổ chức chặt chẽ với những điều kiện
khắt khe nhằm bảo vệ quyền lợi riêng cho một bộ phận người xuất thân từ giai cấp tư sản.
Dần dần, các cuộc đấu tranh vì dân chủ, bình đ ẳng diễn ra thường xuyên đã bu ộc chính
quyền các nước tư sản phải mở rộng quyền dân chủ cho người dân, nhu cầu của người
dân đối với việc đượ c đảm bảo quyền và lợi ích của mình trên cơ sở các quy định pháp

luật luôn thường trực. Nghề luật sư thể hiện vai trò to lớn của mình, dần hình thành một
nghề tự do2.
Hiện nay, ở các nước phát triển, nghề luật sư lại càng được trân trọng, và thực sự
nghề luật sư, bằng tính chất và đòi hỏi đặc thù của nghề nghiệp luôn là một trong những
nghề đượ c yêu thích nhất. Ở Mỹ, rất nhiều vị tổng thống xuất thân là luật sư, nhiều chính
trị gia của nước này đã từng là luật sư trước khi bước vào chính trường. Nói đến thu nhập,
nghề luật sư luôn là nghề có thu nhập dẫn đầu ở các nước phát triển như Mỹ và châu Âu.
Như vậy, không ngẫu nhiên mà nghề luật sư thực sự luôn được tôn trọng ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Bởi có đượ c điều đó, qua thực tiễn nghề nghiệp với những đặc thù
riêng, với những phẩm chất, yếu tố cần thiết đảm bảo hành nghề phải đạt ở mức độ cao,
không dễ gì ai cũng có thể theo đuổi nghề này một cách thực sự.
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển nghề luật sư tại Việt Nam
1.2.2.1. Thời kỳ phong kiến

2

/>
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 6 / 59

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang. Con cháu nối 18 đời, trải qua
hơn 2000 năm, chăm ban đức huệ cho dân, chuyên nghề làm ruộng, chăn tằm, không xảy
ra chinh chiến, dân không gian dối, phong tục thuần hậu quê mùa, yên phận làm ăn,
không biết kiện tụng. Thời An Dương Vương, tuy được nỏ thần đánh lui quân Tần, nhưng

khi quân Triệu đến đánh lại không giữ được bờ cõi. Nhà Triệu truyền ngôi được 100 năm,
chính sự bất ổn, dân chúng lầm than, đến năm Tân Mùi (110 trước CN) thì bị nhà Hán đô
hộ. Trưng Vương (năm 40-42 sau CN), đánh đuổi thái thú Tô Định hà khắc nhưng giữ
ngôi chỉ được 3 năm, sau bị Mã Viện đem quân sang đánh. Nước Việt lại tiếp tục rơi vào
ách thống trị của Đông Hán, xã hội Việt Nam loạn lạc, dân tình đói khổ, bất công chồng
chất, mạnh được yếu thua. Tuy có nhiều cuộc khởi nghĩa, như Lý Nam Đ ế (Tiền, hậu
Nam đế trên 40 năm), Mai Hắc Đế, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Ngh ệ, Ngô Quyền, Lê
Đại Hành...nhưng không giành được độc lập lâu dài. Đây là giai đoạn một ngàn năm Bắc
thuộc, chưa có thiết chế tòa án nên chưa có khái ni ệm luật sư, chỉ có đẳng cấp thống trị
tranh giành nhau quyền lợi, địa vị 3.
Trong các triều đại Lý, Trần, nông nghiệp phát triển mạnh nên thường xảy ra kiện
tụng về đất đai. Chẳng hạn, khi xét kiện tụng, Lý Thần Tông xuống chiếu rằng “những
việc kiện tụng đã phân x ử dưới các triều Tổ, Tông rồi thì không đư ợc đem bàn tâu lên
nữa, làm trái thì bị tội” 4. Tháng 12 năm Nhâm tuất (1142) Lý Anh Tông xuống chiếu
“việc tranh chấp ruộng đất thì trong vòng 5 hay 10 năm còn đư ợc tâu kiện; ai có ruộng bỏ
hoang bị người khác cày cấy trồng trọt trong vòng một năm thì đư ợc kiện mà nhận, quá
hạn ấy thì cấm...” 5.Từ triều đại nhà Lý, đến Trần, Lê, Nguyễn, việc kiện tụng của nhân
dân được chú trọng, có ngục lại xét việc kiện tụng của dân gian, có người làm chứng (đôi
khi kiêm biện hộ) cho người đi kiện hoặc người đi kiện tự biện hộ cho mình; thiết chế
làng xã, hương ư ớc được phát triển và chế định lại.
Trong giai đoạn này, dưới chế độ phong kiến, việc xét xử ở nước ta do vua quan
phong kiến tiến hành nên không có nghề luật sư nhưng đã có thi ết chế tòa án và hình
thành các bộ luật hình từ triều Lý; có tranh chấp về quyền lợi và có giải quyết tranh chấp;
các bên tranh chấp có quyền tự biện hộ hoặc nhờ người làm chứng kiêm luôn biện hộ.
3

/>
4

Đại Việt sử ký toàn thư, trang 300


5

Đai Việt sử ký toàn thư, trang 314

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 7 / 59

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

Những người biện hộ ấy hầu hết là bà con, xóm giềng với nhau; trong thực tế, chưa hình
thành một nghề biện hộ.
1.2.2.2.

Thời kỳ Pháp thuộc

Năm 1858, Rigault De Genouilly bắn phá vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu thời kỳ
xâm lăng của thực dân Pháp trên đất nước ta. Sau khi xâm lược Nam kỳ, ngày 26 tháng
11 năm 1876, toàn quyền Pháp ban hành Nghị định về việc biện hộ tại toà án cho người
Pháp hoặc người Việt mang quốc tịch Pháp. Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở nước ta và
toàn cõi Đông dương, th ực dân Pháp chia ra 5 xứ để cai trị: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Ai
Lao, Cao Miên. Toàn quyền Pháp ký Sắc lệnh thành lập Đoàn luật sư Sài Gòn và Hà Nội,
gồm các luật sư đã t ốt nghiệp trường Luật ở Pháp có quốc tịch Pháp. Tiếp đến sắc lệnh
ngày 30 tháng 01 năm 1911, nhà cầm quyền Pháp đã m ở rộng nghề luật sư không hạn chế
chỉ ngưồi Pháp và người Việt mang quốc tịch Pháp, mà còn có cả người Việt mang quốc
tịch Việt. Ngày 25 tháng 5 năm 1930, toàn quyền Pháp ký Sắc lệnh tổ chức Luật sư đoàn

ở Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẳng. Sắc lệnh này lại mở rộng thêm cho các luật sư không chỉ
biện hộ cho thân chủ có quốc tịch Pháp mà cho cả thân chủ không phải là quốc tịch Pháp;
không chỉ biện hộ ở tòa án Pháp mà cả toà Nam án. Người Việt Nam đầu tiên làm luật sư
là ông Phan Văn Trường, tốt nghiệp trường Đại học Luật ở Pháp và làm luật sư tại Paris .
Phong trào Mặt trận Bình dân ở Pháp (1936 -1939) đã đấu tranh bảo vệ quyền dân chủ ở
Pháp, lan rộng ra các nước thuộc địa của Pháp, sau đó mới có luật sư Việt Nam.
1.2.2.3.

Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám 1945

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra
đời; Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp. Ngày 10 tháng 10 năm
1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL về tổ chức các Đoàn luật sư trong
nước. Điều thứ 1 của Sắc lệnh ghi nhận: “Các tổ chức các đoàn thể luật sư trong nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn tạm giữ như cũ.. Sắc lệnh ngày 25 tháng 5 năm 1930 quy
định những tổ chức ấy vẫn tạm thi hành với các điều sửa đổi sau này”. Những điều sửa
đổi bao gồm: điều 5 Sắc lệnh 25/5/1930 thay bằng điều 3 Sắc lệnh 46/SL với những quy
định chặt chẽ để được liệt danh vào bảng luật sư tại Tòa Thượng thẩm Hà Nội hay Sài
Gòn, đó là: có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt nam, nữ; có bằng cử nhân luật; đã
làm tập sự trong ba năm (kể từ ngày tuyên thệ) ở một Văn phòng luật sư thực thụ trong
nước; có hạnh kiểm tốt; được bằng chứng nhận đã h ết hạn tập sự và đủ tư cách làm luật
sư thực thụ. Điều 4 của Sắc lệnh quy định về bầu Hội đồng luật sư, hoặc Ban luật sư thực

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 8 / 59

SVTH: Ngô Thành Đô



Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

thụ tùy theo địa hạt có mười văn phòng tr ở lên hay dưới mười văn phòng. Đi ều 5 của Sắc
lệnh quy định những luật sư đã tập sự được mười tám tháng thì Hội đồng luật sư có thể
cho phép tạm quản lý một văn phòng .
Có thể nói, Sắc lệnh số 46/SL là sắc lệnh đầu tiên về luật sư của Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, đã th ể hiện sự quan tâm của Chính phủ Cách mạng lâm thời và của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đối với chế định luật sư ở nước ta. Tuy nhiên, việc hành nghề luật sư theo
Sắc lệnh số 46/SL chỉ hạn chế ở Tòa Thượng thẩm Sài Gòn và Hà Nội. Sắc lệnh số
163/SL ngày 23 tháng 2 năm 1946 về tổ chức các Tòa án binh cũng có quy đ ịnh cho bị
cáo có quyền nhờ luật sư bào chữa. Tiếp đến, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa đư ợc Quốc hội thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946, điều 67 ghi nhận:
”Các phiên tòa đều xét xử công khai, trừ trường hợp đặc biệt, người bị cáo có quyền bào
chữa lấy hoặc mượn luật sư”. Nhưng hơn một tháng sau, ngày 19 tháng 12 năm 1946,
cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và kéo dài, hòa trong khí thế sôi sục của các tầng lớp
dân cư khắp các miền Bắc, Trung, Nam cầm vũ khí chống giặc Pháp xâm lược, nhiều luật
sư đã tham gia kháng chiến. Vì vậy, vai trò, vị trí của người luật sư Việt Nam không được
thể hiện rõ nét trong giai đoạn này.
Đến năm 1949, để khôi phục lại tình trạng thiếu luật sư, Sắc lệnh số 69/SL ngày 18
tháng 6 năm 1949 được ban hành, quy định chế định bào chữa viên cho các bị cáo tại tòa
án. Điều 1 của Sắc lệnh ghi rõ: “Từ nay đến khi nào có thể lệ khác, trước các tòa án
thường và tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình, trừ tòa án binh tại mặt trận, bị can
có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bào chữa cho. Công dân do bị can đã tự
chọn để bênh vực mình phải được ông Chánh án thừa nhận”. Cũng từ Sắc lệnh này, để mở
rộng thêm quyền bào chữa, Điều 2 quy định: “Nếu bị can không có ai bênh vực, ông
Chánh án có thể, tự mình hay theo lời yêu cầu của bị can, cử một người ra bào chữa cho
bị can”. Ngày 22 tháng 12 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếp Sắc lệnh số 144/SL
mở rộng cho người không phải là luật sư cũng đư ợc bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sự trong các vụ án dân sự. Điều 1 Sắc lệnh số 144/SL sửa lại Điều 1
của Sắc lệnh số 69/SL như sau: “Từ nay, trước tòa án việc xử hộ và thương mại, trước các

tòa án thư ờng và tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình, đại hình, trừ tòa án binh tại mặt trận,
nguyên cáo, bị cáo và bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho
mình. Công dân đó ph ải được ông Chánh án thừa nhận”.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 9 / 59

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

Sau Hiệp định Genève năm 1954, Việt Nam bị chia cắt hai miền với hai chế độ
khác nhau: miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam còn trong vòng kiềm tỏa của đế
quốc Mỹ. Ở miền Bắc, ngày 31 tháng 12 năm 1958, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hiến pháp thứ hai), trong đó điều 101 quy định: “Việc xét
xử tại các Tòa án nhân dân đều công khai, trừ trường hợp đặc biệt do luật định. Quyền
bào chữa của bị cáo được đảm bảo”.
Ở miền Nam, trường Đại học Luật khoa Huế, Sài Gòn đào tạo nhiều cử nhân Luật,
một số sinh viên tốt nghiệp cử nhân Luật được đào tạo Luật sư và đã hành nghề. Trong
các tòa Vi cảnh, tòa Sơ thẩm, tòa Đại hình, tòa Thượng thẩm đều có công tố viện và có
luật sư tranh luận, bào chữa bảo vệ thân chủ. Luật sư có quyền tham gia trong giai đoạn
điều tra, giai đoạn tranh tụng trước tòa. Chẳng hạn, trong giai đoạn điều tra sơ vấn, “nếu
nghi can yêu cầu được một hay nhiều luật sư dự kiến, cơ quan điều tra phải báo thị bằng
mọi cách, kể cả bằng điện thoại cho luật sư biết trước hai giờ để đến dự kiến...”6 . Cuộc
chấp cung sẽ thi hành trước sự hiện diện của luật sư, trừ trường hợp nghi can từ chối có
luật sư; sự từ chối này được ghi vào biên bản hỏi cung. Tại Tòa Sơ thẩm tiểu hình, giám
định viên có thể hỏi bị can hoặc các bên đương tụng đều có sự hiện diện của dự thẩm và
luật sư, trừ trường hợp đặc biệt.Tại Tòa Thư ợng thẩm, cuộc tranh luận giữa chưởng lý và

luật sư của các đương sự được diễn tiến. Sau khi cuộc tranh luận chấm dứt, Phòng Luận
tội sẽ nghị án, ngoài sự hiện diện của chưởng lý, các đương sự, luật sư và lục sự 7 ...
Năm 1975, chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử, đất nước thống nhất, nghề
luật sư Việt Nam tuy bước đầu chưa tổ chức lại nhưng đến ngày 18 tháng 12 năm 1980,
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua; quyền
tự do dân chủ của công dân được khẳng định trong Hiến pháp, trong đó có điều 133 ghi
nhận: “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định. Quyền bào chữa
được bảo đảm.Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị can, bị cáo và các đương sự khác
về mặt pháp lý”. Vì vậy, trong khi chưa có Pháp lệnh về luật sư, Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội, được sự đồng ý của Bộ Tư pháp, ngày 30 tháng 4 năm 1984 đã ra Quyết định
về tổ chức thành lập Đoàn luật sư Hà Nội. Ngày 18 tháng 12 năm 1987, Hội đồng Nhà

6

Điều 40 Bộ Hình sự tố tụng 1972 ban hành theo Sắc luật số 027-TT/SLu ngày 20 tháng 12 năm 1972 của chính
quyền Sài Gòn.
7

Điều 203, 204 Bộ Luật Hình sự tố tụng 1972

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 10 / 59

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

nước đã ban hành Pháp lệnh Tổ chức Luật sư gồm 6 chương, 25 điều, đây là văn bản pháp

luật có ý nghĩa lịch sử trong việc khôi phục nghề luật sư và mở đầu cho quá trình phát
triển nghề luật sư ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Pháp lệnh tổ chức luật sư quy định tiêu
chuẩn để được công nhận là luật sư, chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực giúp đỡ pháp lý của
luật sư. Pháp lệnh cũng qui định về việc tổ chức các đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương. Chỉ sau gần 10 năm, ở hầu hết ở các tỉnh, thành phố đã thành l ập
được đoàn luật sư, với đội ngũ luật sư lên tới hàng nghìn người. Hoạt động nghề nghiệp
luật sư cũng đã có bư ớc phát triển đáng kể. Ngoài việc tham gia tố tụng, các luật sư đã
từng bước mở rộng hoạt động nghề nghiệp sang lĩnh vực tư vấn pháp luật và thực hiện
các dịch vụ pháp lý khác, quy định thành lập các đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; xác định Đoàn luật sư là tổ chức nghề nghiệp của luật sư; điều kiện gia
nhập Đoàn luật sư; các hình thức giúp đỡ pháp lý của luật sư; quyền và nghĩa vụ của luật
sư; thù lao của luật sư, quỹ Đoàn luật sư...Pháp lệnh này là một bước ngoặt quan trọng
trong việc tổ chức luật sư phù hợp giai đoạn phát triển kinh tế nhiều thành phần, đổi mới
đất nước.
Hơn một năm sau, ngày 21 tháng 2 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số
15/HĐBT ban hành Quy chế Đoàn luật sư. Bản Quy chế Đoàn luật sư gồm 6 chương, 46
điều, trong đó, điều 1 ghi rõ: “Đoàn Luật sư được thành lập để giúp công dân và các tổ
chức về mặt pháp lý theo quy định của Hiến pháp. Đoàn Luật sư có nhiệm vụ bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức, bảo vệ pháp chế và chế độ xã hội
chủ nghĩa”. Nổi bật trong bản Quy chế này là xác định mối quan hệ giữa Đoàn Luật sư
với Bộ Tư pháp và các cơ quan nhà nước, với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
xã hội khác.
Ngày 15 tháng 4 năm 1992, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; quyền bào chữa của luật sư được khẳng định. Điều 132: “...Bị cáo có
thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập
để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp
phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Ngày 25 tháng 7 năm 2001, Ủy ban thường vụ
Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 37/2001/PL-UBTVQH10. Nội dung Pháp lệnh nổi
bật một số điểm quan trọng, trong đó có điều 8 điểm d quy định: không phải là cán bộ,
công chức theo quy định pháp luật về cán bộ công chức. Như vậy, cán bộ công chức

không được gia nhập các đoàn luật sư, khác với Pháp lệnh năm 1987: chỉ có những người

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 11 / 59

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

đang công tác tại các cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp chế không được gia nhập Đoàn
luật sư, trừ những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về pháp lý tại các viện
nghiên cứu và các trường thuộc các cơ quan đó. Điểm nổi bật khác: luật sư là người có
trình độ đại học Luật và tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hoặc nước ngoài
được pháp luật Việt Nam công nhận; xác định Đoàn luật sư là tổ chức nghề nghiệp của
các luật sư, còn tổ chức hành nghề luật sư là Văn phòng lu ật sư hoặc Công ty luật hợp
danh; trong phạm vi toàn quốc sẽ có một tổ chức luật sư do Chính phủ quy định, kết hợp
chặt chẽ việc quản lý của nhà nước với việc tư quản của tổ chức luật sư.
Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2001/NĐ-CP
quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư, gồm 8 chương, 43 điều, nêu rõ về điều kiện
hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, thù lao luật sư, Đoàn luật sư, quản lý hành
ghề luật sư, xử lý vi phạm hành nghề luật sư và việc chuyển tiếp đối với luật sư, Đoàn
luật sư.
Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội ban hành Luật luật sư gồm 9 chương 94 điều
quy định về nguyên tắc, điều kiện, pham vi, hình thức hành nghề, tiêu chuẩn, quyền,
nghĩa vụ của luật sư, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, quản lý hành nghề luật sư,
hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt
Nam...Luật luật sư được mở rộng hơn, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử phát
triển nghề luật sư. Luật đã thống nhất điều chỉnh thị trường dịch vụ pháp lý, đã thừa nhận

nghề luật sư là một nghề luật mang tính chất dịch vụ trong và ngoài tòa án; nó gắn liền
với số phận con người, có tính nhân bản sâu sắc và có tính quốc tế. Ngay cả phạm vi tham
gia đoàn luật sư cũng đư ợc đổi mới, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho luật sư khẳng định lại
mình là mắt xích quan trọng trong hệ thống thực thi pháp luật và trong hệ thống thương
mại đa phương.
 Kết luận
Lịch sử nghề luật sư Việt Nam tuy manh nha từ triều đại nhà Lý, khi có bộ luật
Hồng Đức và Hình thư, phép xử án được rõ ràng; có những kiện tụng về ruộng đất nên
trong xét xử tranh chấp ruộng đất thường có người làm chứng kiêm biện hộ hay tự mình
biện hộ. Nhưng mãi đến năm 1930, toàn quyền Pháp ký Sắc lệnh tổ chức Luật sư đoàn ở
Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẳng mới có một số rất ít luật sư Việt Nam mang quốc tịch Việt
Nam hành nghề. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngày 10 tháng 10 năm 1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL về tổ chức các Đoàn luật sư trong nước, họat

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 12 / 59

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

động nghề luật sư Việt nam mới có định hướng họat động trong bước khởi đầu. Sau khi
thống nhất đất nước, Pháp lệnh năm 1987 ra đời là luồng gió mới thổi vào họat động nghề
luật sư Việt Nam trong bối cảnh bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện
cơ chế thị trường. Luật luật sư năm 2006 đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nghề luật sư
Việt Nam phát triển theo chiều hướng tích cực hơn, kể cả số lượng và chất lượng.
1.3. Tổ chức, hoạt động và ý nghĩa của nghề luật sư
1.3.1. Tổ chức và hoạt động của luật sư

1.3.1.1. Tiêu chuẩn luật sư và điều kiện hành nghề luật sư
Quy định về tiêu chuẩn luật sư là điểm mới của Luật Luật sư 2006 so với Pháp
lệnh luật sư năm 2001. Về cơ bản, tiêu chuẩn luật sư quy định tại Luật Luật sư 2006
tương tự như tiêu chuẩn đối với điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán. Quy định này
của Luật Luật sư không những bảo đảm sự thống nhất về tiêu chuẩn đối với các chức
danh tư pháp, mà còn tạo cơ sở để gắn kết quá trình đào t ạo nghề và hoạt động nghề
nghiệp của luật sư với các chức danh tư pháp khác. Việc quy định cụ thể tiêu chuẩn luật
sư góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư,
thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, cho đăng ký gia nhập Đoàn luật sư. Mặt khác, quy
định cụ thể về tiêu chuẩn luật sư cũng nh ằm mục tiêu nâng cao chất lượng của đội ngũ
luật sư, tiếp tục phát triển hoạt động luật sư theo hướng chuyên nghiệp hoá thành một
nghề.
Trong các tiêu chuẩn luật sư thì tiêu chu ẩn có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư
là điểm đặc thù so với các chức danh tư pháp khác. Thực tiễn cho thấy, nhiều người sau
khi nghỉ hưu mới trở thành luật sư và điều kiện sức khoẻ không bảo đảm đã ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng hành nghề luật sư. Tuy nhiên, do pháp luật chưa quy định cụ
thể về tiêu chuẩn sức khoẻ đối với luật sư, nên cơ quan nhà nước và Đoàn luật sư gặp khó
khăn trong khi xem xét cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và cho gia nhập Đoàn luật sư.
Để xác nhận một người có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì trong h ồ sơ có liên
quan phải có Giấy chứng nhận sức khoẻ.
Người có đủ tiêu chuẩn luật sư muốn được hành nghề luật sư phải đáp ứng đủ hai
điều kiện hành nghề luật sư, cụ thể là:


Thứ nhất, phải được Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia
nhập một Đoàn luật sư do mình l ựa chọn. Điều kiện được cấp Chứng chỉ hành
nghề luật sư là yêu cầu về chuyên môn (có bằng cử nhân luật, đã tốt nghiệp khoá

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu


Trang 13 / 59

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

đào tạo nghề, đã hoàn thành th ời gian tập sự hành nghề luật sư và đạt yêu cầu
kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư). Đây là điều kiện cần đối với một người
muốn hành nghề luật sư.


Thứ hai, phải gia nhập một Đoàn luật sư, đây là yêu cầu mang tính nghề

nghiệp, thể hiện tính chất đặc thù của nghề luật sư so với các nghề nghiệp khác
trong xã hội. Gia nhập một Đoàn luật sư là điều kiện đủ để được hành nghề luật
sư.
Điều kiện hành nghề luật sư quy định tại Luật Luật sư kế thừa Pháp lệnh luật sư
năm 2001. Quy định này phù hợp với thông lệ nghề nghiệp được pháp luật về luật sư của
nhiều nước trên thế giới quy định.
Như vậy, theo Luật Luật sư, một người chỉ được coi là “Luật sư” khi có đủ hai
điều kiện nêu trên. Khi đã trở thành luật sư, người đó có quyền được hành nghề luật sư
(cung cấp dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng) theo phạm vi, hình thức hành
nghề luật sư quy định tại Luật Luật sư. Cá nhân không có đủ điều kiện hành nghề luật sư
mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào thì coi là hành nghề luật sư bất hợp pháp
và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1.3.1.2. Quy trình trở thành luật sư
Người muốn trở thành luật sư và được phép hành nghề luật sư thì phải qua một quy
trình như sau: tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, qua đào tạo nghề luật sư, tập sự hành
nghề luật sư, cấp giấy chứng nhận hành nghề luật sư và gia nhập đoàn luật sư.

a. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật
Người có bằng cử nhân luật quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư là người có
bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do Cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cấp
hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do Cơ sở giáo dục đại học của nước
ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên 8.Tiêu chuẩn “tốt
nghiệp đại học chuyên ngành Luật” được hiểu theo nghĩa chung là người có trình độ cử
nhân chuyên ngành Luật, bằng cử nhân còn gọi chung là bằng tốt nghiệp đại học. Ở Việt
Nam, bằng cử nhân được cấp cho sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các ngành khoa học
tự nhiên và khoa học xã hội (cử nhân khoa học, cử nhân kinh tế, cử n hân luật...). Hệ đào

8

Điều 1 Nghị Định 28/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 14 / 59

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

tạo đại học dưới ba hình thức: chính quy, tại chức và đào tạo từ xa. Thời gian của chương
trình đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề
đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung
cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng
ngành đào tạo; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao
đẳng cùng ngành đào tạo 9.

b. Đào tạo nghề luật sư
Đào tạo nghề luật sư là một khâu quan trọng, một yêu cầu bắt buộc của quy trình
trở thành luật sư. Xuất phát từ yêu cầu chuyên nghiệp hoá, chuyên môn hoá của nghề luật
sư, pháp luật yêu cầu người hành nghề luật sư phải được đào tạo về nghề. Nội dung,
chương trình đào t ạo nghề luật sư tập trung chủ yếu vào những kỹ năng hành nghề cơ bản
trong các lĩnh vực hành nghề như tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật; những vấn đề cơ bản
về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
Thời gian của khoá đào tạo nghề luật sư là 6 tháng. Sau khi tốt nghiệp khoá đào tạo
nghề luật sư, học viên được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư.
Người tham dự khoá đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài và có Giấy chứng nhận tốt nghiệp
đào tạo nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp muốn trở
thành luật sư Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục đề nghị công nhận Giấy chứng nhận đó.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền công nhận Giấy chứng nhận đào tạo nghề luật sư
do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
Vấn đề miễn đào tạo nghề luật sư được quy định tại Điều 13 của Luật Luật sư.
Luật Luật sư quy định đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư rộng hơn so với Pháp
lệnh luật sư năm 2001. Những người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; giáo
sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật; đã là th ẩm tra viên cao cấp ngành Toà án,
kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp,
giảng viên cao cấp trong lĩnh v ực pháp luật; đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm
tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên
chính trong lĩnh vực pháp luật thì được miễn đào tạo nghề luật sư.

9

Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 25 /2006/QĐ -BGDĐT
ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu


Trang 15 / 59

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

Luật Luật sư giao cho Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư. Theo quy
định tại Điều 2 của Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư và Thông tư số 02/2007/TT-BTP ngày
25/4/2007, thì cơ sở đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam bao gồm Học viện Tư pháp thuộc
Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư do Tổ chức luật sư toàn quốc thành lập.
Cơ sở đào tạo nghề luật sư do Tổ chức luật sư toàn quốc thành lập có tư cách pháp
nhân; hoạt động theo quy định của pháp luật áp dụng đối với cơ sở ngoài công lập trong
lĩnh v ực giáo dục, đào tạo.
Chỉ có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư do Học Viện Tư pháp
thuộc Bộ Tư pháp và Tổ chức luật sư toàn quốc hoặc do cơ sở đào tạo nghề luật sư của
nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận mới có giá trị để xem xét cấp
Chứng chỉ hành nghề luật sư.
c. Tập sự hành nghề luật sư
Quy định về việc tập sự hành nghề luật sư là một điểm mới của Luật Luật sư so với
Pháp lệnh luật sư năm 2001. Luật Luật sư thay chế định “luật sư tập sự” theo quy định
của Pháp lệnh luật sư năm 2001 bằng chế định “người tập sự hành nghề luật sư”. Theo đó,
người đã t ốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư có thể lựa chọn một tổ chức hành nghề luật
sư (Văn phòng luật sư Việt Nam, Công ty luật Việt Nam, Chi nhánh của Công ty luật Việt
Nam, Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Công ty luật
nước ngoài tại Việt Nam, Chi nhánh của Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam) để tập sự
và phải đăng ký việc tập sự tại Đoàn luật sư địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư mà
mình tập sự đăng ký hoạt động.
Mục đích của việc tập sự hành nghề luật sư là giúp người tập sự hành nghề luật sư

có điều kiện thực tế để rèn luyện những kỹ năng hành nghề đã đư ợc học trong thời gian
đào tạo nghề luật sư. Trong thời gian tập sự, dưới sự hướng dẫn của luật sư hướng dẫn tập
sự, người tập sự hành nghề luật sư có thể tiếp cận trực tiếp với vụ việc để học cách tự
mình giải quyết vụ việc. Ví dụ: trong vụ việc tư vấn pháp luật, người tập sự hành nghề
luật sư có thể cùng luật sư hướng dẫn tiếp khách hàng, chuẩn bị ý kiến tư vấn cho khách
hàng, luật sư hướng dẫn có thể phân công người tập sự hành nghề luật sư thực hiện một
số công việc giao dịch, thu thập thông tin khác. Trong lĩnh vực tham gia tố tụng, người
tập sự hành nghề luật sư có thể cùng luật sư hướng dẫn gặp gỡ đương sự, bị can, bị cáo,
cùng nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị bài bào chữa, ý kiến biện hộ; người tập sự hành nghề

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 16 / 59

SVTH: Ngô Thành Đô


Nghề luật sư và thực trạng luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay

luật sư tham dự phiên toà cùng luật sư hướng dẫn để giúp luật sư hướng dẫn thực hiện
việc bào chữa, bảo vệ cho khách hàng.
Tuy nhiên, do đang trong thời gian học việc và chưa phải là luật sư, nên người tập
sự hành nghề luật sư không được nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng; tất
cả công việc mà người tập sự hành nghề luật sư thực hiện đều phải được luật sư hướng
dẫn phân công. Người tập sự hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm trước luật sư hướng
dẫn về những công việc đó, còn luật sư hướng dẫn chịu trách nhiệm trước khách hàng và
trước pháp luật về kết quả của những công việc mà mình đã phân công cho ngư ời tập sự.
Khi hết thời gian tập sự, luật sư hướng dẫn có văn bản nhận xét về kết quả tập sự
của người tập sự hành nghề luật sư gửi Đoàn luật sư nơi người tập sự hành nghề luật sư
đăng ký tập sự. Người đã hoàn thành thời gian tập sự thì được tham dự kỳ kiểm tra kết

quả tập sự hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp phối hợp với Tổ chức luật sư toàn quốc tổ
chức. Những người được miễn thời gian tập sự hành nghề luật sư thì không ph ải tham dự
kỳ kiểm tra.
Bộ Tư pháp phối hợp với Tổ chức luật sư toàn quốc ban hành và hướng dẫn thực
hiện Quy chế tập sự hành nghề luật sư, trong đó quy định cụ thể về chế độ tập sự, quyền,
nghĩa v ụ, trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề nhận người tập sự, luật sư hướng dẫn và
cá nhân người tập sự. Đoàn luật sư địa phương có trách nhiệm giám sát việc tuân theo
Quy chế tập sự hành nghề luật sư.
Quy định về tập sự hành nghề luật sư theo Luật Luật sư có ưu điểm là phân định rõ
việc tập sự hành nghề (giai đoạn học việc) của người tập sự và hoạt động hành nghề của
luật sư, khắc phục tình trạng vừa tập sự vừa hành nghề gây ảnh hưởng đến chất lượng
dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng. Hơn nữa, quy định này bảo đảm được sự thống
nhất giữa quy định của Luật Luật sư với các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ
luật Tố tụng dân sự. Theo quy định của hai Bộ luật này, thì chỉ luật sư mới được tham gia
tố tụng, chứ không có quy định về luật sư tập sự. Mặt khác, quy định này cũng khắc phục
được các hạn chế, bất cập khi thực hiện quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 về việc
tập sự của luật sư tập sự trong thời gian qua.
Pháp luật về hành nghề luật sư của phần lớn các nước khác trong khu vực và trên
thế giới cũng có quy định tương tự như quy định về việc tập sự hành nghề luật sư của
Luật Luật sư.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

Trang 17 / 59

SVTH: Ngô Thành Đô


×