Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại NHỮNG vấn đề PHÁP lý về đại DIỆN của DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.4 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH -THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN CỬ NHÂN LUẬT
KHOÁ 25 (1999-2003)

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
VỀ
ĐẠI
CỦA
DOANH
NGHIỆP
Trung tâm Học
liệu
ĐH DIỆN
Cần Thơ
@ Tài
liệu học tập
và nghiên cứu
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Thầy Dương Kim Thế Nguyên

Tăng Thanh Phương

Bộ Môn Luật Kinh doanh-Thương mại



MSSV: 5992703
Lớp:Luật Thương mại, K.25

Cần Thơ, tháng 7 - 2003


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................


Trang 1


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
1. BLDS:

Bộ luật dân sự 1995

2. BLHS:

Bộ luật hình sự 1999

3. CTCP:

Công ty cổ phần

4. CTHD:

Công ty hợp danh

5. DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước

6. HTX:

Hợp tác xã

7. LDN:


Luật doanh nghiệp 1999

8. LDNNN:

Luật doanh nghiệp nhà nước 1995

9. LĐTNN:

Luật đầu tư nước ngoài 1996 (đã được sửa đổi, bổ sung
vào năm 2000)

10. LHTX:

Luật hợp tác xã 1996

11. LTM:

Luật thương mại 1997

12. TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 2


MỤC LỤC
Trang

LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................6
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠI DIỆN CỦA DOANH
NGHIỆP...................................................................................................................8
1.1 Sự hình thành chế định đại diện của doanh nghiệp ..................................... 8
1.2 Lịch sử phát triển của pháp luật về đại diện doanh nghiệp ở Việt Nam......9
1.3 Các khái niệm về đại diện của doanh nghiệp ..............................................11
1.3.1 Định nghĩa...........................................................................................11
1.3.2 Đặc điểm.............................................................................................12
1.3.2.1 Đặc điểm chung................................................................................12
1.3.2.2 Đặc điểm riêng.................................................................................14
1.4 Tầm quan trọng của các quy định về đại diện doanh nghiệp ....................16
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
HÀNH VỀ ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP.................................................18
2.1 Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp ..........................................................................................18
2.1.1 Xác lập tư cách người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ......18
Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.1.1.1 Thể thức xác lập...............................................................................18
2.1.1.2 Điều kiện về năng lực người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp......................................................................................................................21
2.1.1.3 Phạm vi thẩm quyền đại diện...........................................................23
2.1.1.4 Thời hạn đại diện ............................................................................23
2.1.2 Nội dung của việc xác lập tư cách người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp...........................................................................................................23
2.1.2.1 Quan hệ giữa doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp ..........................................................................................................24
2.1.2.2 Quan hệ giữa doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp và bên thứ ba....................................................................................32
2.1.3 Chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ..34

2.2 Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện theo uỷ
quyền của doanh nghiệp ......................................................................................38
2.2.1 Xác lập tư cách người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp.......38
2.2.1.1 Thể thức xác lập...............................................................................39
2.2.1.2 Điều kiện về năng lực người đại diện theo uỷ quyền của doanh
nghiệp......................................................................................................................39
2.2.1.3 Phạm vi uỷ quyền ............................................................................40
Trang 3


2.2.1.4 Thời hạn uỷ quyền ...........................................................................40
2.2.2 Nội dung của việc xác lập tư cách người đại diện theo uỷ quyền của
doanh nghiệp ..........................................................................................................40
2.2.2.1 Quan hệ giữa doanh nghiệp và người đại diện theo uỷ quyền của
doanh nghiệp...........................................................................................................40
2.2.2.2 Quan hệ giữa doanh nghiệp, người đại diện theo uỷ quyền của
doanh nghiệp và bên thứ ba....................................................................................43
2.2.3 Chấm dứt tư cách người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp..45
2.2.3.1 Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành ........................................46
2.2.3.2 Hết thời hạn uỷ quyền .....................................................................46
2.2.3.3 Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng uỷ quyền........................46
2.2.3.4 Người đại diện theo uỷ quyền chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án tuyên bố mất tích hoặc bị Toà án tuyên
bố là đã chết ...........................................................................................................48
2.2.3.5 Doanh nghiệp uỷ quyền đã chấm dứt hoạt động .............................48
2.2.4 Đại diện cho thương nhân- m ột trường hợp đặc biệt về đại diện theo
uỷ quy ền của doanh nghiệp....................................................................................49
2.2.4.1 Xác lập tư cách người đại diện cho thương nhân...........................49

Trung


2.2.4.2 Nội dung của việc xác lập tư cách người đại diện cho thương
nhân........................................................................................................................50
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2.4.3 Chấm dứt tư cách người đại diện cho thương nhân........................52
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
.................................................................................................................................54
3.1 Nhận xét, đánh giá các quy định pháp luật về đại diện của doanh nghiệp
và đề xuất phương hướng hoàn thiện..................................................................54
3.1.1 Thiếu sự thống nhất giữa các quy định về đại diện của doanh nghiệp
trong các văn bản pháp luật hiện hành ...................................................................54
3.1.2 Thiếu các quy định pháp luật để điều chỉnh một số vấn đề pháp lý về
đại diện của doanh nghiệp ......................................................................................57
3.1.2.1 Đối với việc điều chỉnh các vấn đề pháp lý về đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp ............................................................................................57
3.1.2.2 Đối với việc điều chỉnh các vấn đề pháp lý về đại diện theo uỷ quyền
của doanh nghiệp ...................................................................................................59
3.2 Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về đại diện của doanh nghiệp
và đề xuất phương hướng hoàn thiện..................................................................65
3.2.1 Đối với các doanh nghiệp ...................................................................65
3.2.1.1 Không hiểu biết đầy đủ pháp luật về đại diện của doanh nghiệp ...65

Trang 4


3.2.1.2 Bị người đại diện của doanh nghiệp lạm dụng thẩm quyền đại
diện......................................................................................................................... 66
3.2.1.3 Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật đại diện của bên cùng tham

gia giao dịch............................................................................................................66
3.2.1.4 Che dấu hợp đồng uỷ quyền ............................................................68
3.2.2 Đối với các cơ quan xét xử.................................................................69
3.2.2.1 Cách hiểu về chế định đại diện của các cơ quan tiến hành tố tụng
không thống nhất.....................................................................................................69
3.2.2.2 Việc áp dụng cứng nhắc các quy định pháp luật về đại diện doanh
nghiệp của một số Toà án .....................................................................................71
3.2.2.3 Một số bản án kinh tế bị huỷ do áp dụng sai các quy định pháp luật
về đại diện doanh nghiệp........................................................................................73
KẾT LUẬN.................................................................................................76

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 5


LỜI NÓI ĐẦU

Trung

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, tất cả các doanh nghiệp
đều phải thực hiện các giao dịch thông qua những người đại diện của doanh nghiệp
bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền. Do đó, các quy định
pháp luật về đại diện đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều lắm
đến các quy định này dẫn đến một số vấn đề pháp lý có liên quan đến đại diện của
doanh nghiệp đã nảy sinh. Ví dụ, trong thực tiễn giao dịch kinh doanh xảy ra tình
trạng một số hợp đồng kinh tế của các doanh nghiệp bị tuyên bố vô hiệu vì người
thay mặt một bên giao kết hợp đồng không có thẩm quyền đại diện; hoặc xảy ra
trường hợp doanh nghiệp vì lợi ích riêng cố tình che dấu văn bản uỷ quyền để huỷ

bỏ giao dịch do người của doanh nghiệp đã nhân danh doanh nghiệp giao kết với
bên thứ ba... Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến đại
diện của doanh nghiệp về phía các cơ quan xét xử vẫn còn nhiều bất cập. Ví dụ,
một số toà án áp dụng không thống nhất các quy định pháp luật về đại diện doanh
nghiệp dẫn đến một số bản án dân sự- kinh tế bị huỷ, thời gian xét xử bị kéo dài;
hoặc áp dụng một cách cứng nhắc các quy định này khiến cho một số phán quyết
không được dư luận đồng tình, làm người dân, doanh nghiệp giảm lòng tin đối với
cơ quan xét xử... Mặt khác, việc gia tăng về số lượng và quy mô của các doanh
tâm
Học
liệu
Thơlưu@dânTài
học
cứu
nghiệp
cùng
với ĐH
sự mởCần
rộng giao
sự- liệu
thương
mại tập
có thểvà
sẽ nghiên
còn làm nảy
sinh nhiều vấn đề pháp lý phức tạp về đại diện của doanh nghiệp như về việc
người đại diện của doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp hoặc về việc người
đại diện của doanh nghiệp tiết lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp... Vì vậy,
tình hình thực tiễn đặt ra nhu cầu cần có những công trình nghiên cứu về đại diện
của doanh nghiệp. Đó chính là lý do mà người viết lựa chọn đề tài “Những vấn đề

pháp lý về đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành” làm
Luận văn tốt nghiệp Cử nhân luật.
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là tìm hiểu những quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền
của doanh nghiệp, qua đó phát hiện những mặt tích cực, những mặt còn hạn chế
của các quy định này và tìm ra các giải pháp phù hợp với tình hình kinh tế xã hội ở
Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu đề tài này còn nhằm để làm rõ mối quan hệ
giữa các quy định chung về đại diện và uỷ quyền trong Bộ luật Dân sự 1995 với
các quy định về đại diện của doanh nghiệp trong các văn bản pháp luật kinh
doanh- thương mại, góp phần chứng minh mối quan hệ gắn bó giữa pháp luật dân
sự và pháp luật kinh doanh-thương mại. Bên cạnh đó, việc thực hiện đề tài này còn
hướng đến mục tiêu giúp cho mọi người, nhất là các doanh nghiệp nhận thức được
tầm quan trọng của việc tìm hiểu, tuân thủ các quy định pháp luật về đại diện
doanh nghiệp trong khi giao kết các hợp đồng kinh tế, dân sự, thương mại.
Việc thực hiện đề tài “Những vấn đề pháp lý về đại diện của doanh
nghiệp theo Việt Nam hiện hành” đòi hỏi phải xem xét đến rất nhiều văn bản
pháp luật khác nhau trong cả lĩnh vực dân sự và kinh doanh-thương mại. Trước
Trang 6


tiên là phải xem xét đến chế định đại diện trong Bộ luật dân sự 1995 vì các quy
định về đại diện và uỷ quyền trong bộ luật này chính là cơ sở của chế độ pháp lý
về đại diện của doanh nghiệp. Song song, cần phải xem xét đến các quy định về
đại diện doanh nghiệp nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật kinh doanhthương mại khác nhau như Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, Luật Doanh nghiệp
Nhà nước 1995, Luật Hợp tác xã 1996, Luật đầu tư nước ngoài 1996 (đã được sửa
đổi, bổ sung vào năm 2000), Luật Thương mại 1997, Luật Doanh nghiệp 1999 và
các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành các văn bản luật này. Thêm vào đó,
phải xem xét đến thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về đại diện doanh
nghiệp và thực tiễn giải quyết các vấn đề pháp lý có liên quan đến đại diện doanh
nghiệp.

Để Luận văn có tính khách quan và khoa học, việc nghiên cứu đề tài cần
phải được thực hiện theo các phương pháp nghiên cứu khoa học thích hợp. Chính
vì thế, người viết đã áp dụng phương pháp phân tích luật viết với các công cụ như
áp dụng tương tự pháp luật, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương
pháp suy lý... vào việc thực hiện Luận văn.
Kết cấu của đề tài Luận văn tốt nghiệp “ Những vấn đề pháp lý về đại
diện của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành” gồm ba phần chính
sau đây:
Chương 1: Những vấn đề chung về đại diện của doanh nghiệp

Trung

Chương 2: Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện
của Học
doanh nghiệp
tâm
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương 3: Một số nhận xét và hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện của
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Người viết hy vọng rằng Luận văn này sẽ đóng góp tích cực vào việc phổ
biến các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện doanh nghiệp
cũng như hy vọng rằng luận văn này sẽ thật sự giúp ích cho những ai muốn tìm
hiểu những vấn đề pháp lý về đại diện của doanh nghiệp. Thực hiện Luận văn,
người viết còn mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc thực hiện mục
tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật do Nhà nước ta đề ra.
Những kiến thức hữu ích về luật học và phương pháp nghiên cứu luật học
mà người viết đã được đào tạo trong bốn năm qua ở nhà trường chính là nền tảng
giúp cho người viết có thể thực hiện được Luận văn tốt nghiệp của mình. Chính vì
thế, người viết xin bày tỏ lòng tri ân đối với tất cả các thầy cô trong Khoa Luật,
Trường Đại học Cần Thơ- những người đã tận tâm truyền đạt cho sinh viên những

kiến thức quý báu về luật học. Người viết cũng xin cảm ơn Thầy Dương Kim Thế
Nguyên đã dành thời gian để hướng dẫn việc thực hiện luận văn và đóng góp nhiều
ý kiến quý giá cho việc chỉnh sửa bản thảo luận văn.

Người viết
Tăng Thanh Phương

Trang 7


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 SỰ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỊNH ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP

Trung

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, quy mô của các cơ sở sản
xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng. Những thương nhân làm chủ các cơ sở
sản xuất kinh doanh có quy mô lớn có nhu cầu thực hiện rất nhiều giao dịch. Phạm
vi của các giao dịch này có thể rất rộng thậm chí vượt qua ngoài biên giới quốc gia
nên trong một khoảng thời gian hạn chế các thương nhân thường không thể tự
mình đứng ra xác lập, thực hiện tất cả các giao dịch kinh doanh. Do vậy, đôi khi
một thương nhân cần phải giao cho một hay nhiều người khác quyền thay mặt
mình xác lập, thực hiện các giao dịch kinh doanh vì lợi ích của chính mình. Những
người này được gọi là người đại diện cho thương nhân. Thông qua những người
đại diện một thương nhân có thể cùng lúc ký kết, thực hiện nhiều giao dịch khác
nhau. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên (bao gồm thương nhân được đại diện,
người đại diện cho thương nhân và người thứ ba tham gia giao dịch với thương

nhân) và đảm bảo tính hợp pháp của tư cách người đại diện thương nhân, kỹ thuật
uỷ quyền đã được áp dụng. Thương nhân được đại diện lập ra hợp đồng uỷ quyền
làm cơ sở pháp lý để trao cho người khác quyền được nhân danh mình xác lập,
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thực hiện một hay một số giao dịch nào đó. Hợp đồng này cũng thể hiện nghĩa vụ
chịu trách nhiệm của thương nhân đối với những giao dịch mà người đại diện của
thương nhân đã xác lập trong phạm vi uỷ quyền. Đây chính là một trong các cơ sở
để pháp luật về đại diện của doanh nghiệp ra đời và phát triển.
Mặt khác, khi sản xuất hàng hoá phát triển thì sự cạnh tranh trên thị trường
ngày càng khốc liệt. Để tồn tại các thương nhân phải tập trung được nguồn vốn lớn
nhằm cải tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất. Do
đó, họ đã cùng nhau hùn vốn, lập ra các hội thương mại. Nền kinh tế hàng hoá
càng phát triển các hội thương mại được lập ra càng nhiều. Nhằm bảo vệ quyền lợi
của các hội viên, các quy định pháp luật điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của
những người đại diện cho các hội thương mại đã được ban hành. Quyền và nghĩa
vụ của những người đại diện cho hội thương mại được các quy định pháp luật về
uỷ quyền và lập hội điều chỉnh. Pháp luật về uỷ quyền và lập hội xem quan hệ giữa
người đại diện (là người quản lý hội) và hội thương mại là quan hệ uỷ quyền.
Những người đại diện cho hội thương mại dù là hội viên hay không là hội viên của
hội cũng đều được coi là người được uỷ quyền của các hội viên và phải hành động
vì lợi ích chung của hội. Mặc dù pháp luật về uỷ quyền và lập hội xem quan hệ
giữa người đại diện và hội thương mại là quan hệ uỷ quyền nhưng thực ra, người
đại diện của hội không hẳn là có tư cách của một người thụ uỷ vì người đại diện
của hội, trong phạm vi thẩm quyền được giao, có quyền tự ý hành động mặc dù có
hội viên phản kháng và muốn tước quyền của người đại diện hội thì phải có lý do

Trang 8



chính đáng và phải tuân theo các thể thức do điều lệ hội quy định1. Hơn nữa, khi
pháp luật bắt đầu thừa nhận các hội thương mại có tư cách pháp nhân, nghĩa là
thừa nhận các hội thương mại là một thực thể pháp lý độc lập với các hội viên của
nó thì những người đại diện này được xem là những người đại diện của hội chứ
không phải là những người đại diện của các hội viên. Do đó, vấn đề đại diện cho
hội thương mại (hay đại diện cho doanh nghiệp theo cách sử dụng thuật ngữ pháp
lý hiện nay) phần nào đã vượt ra khỏi phạm vi của quan hệ uỷ quyền phát sinh từ
hợp đồng. Chính vì thế, pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định doanh nghiệp2
có hai loại đại diện khác nhau: đại diện theo pháp luật (được các văn bản pháp luật
về doanh nghiệp quy định) và đại diện theo uỷ quyền (được xác lập theo hợp đồng
uỷ quyền được giao kết giữa người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp với
người được uỷ quyền).
1.2 LICH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, phải đến thời Pháp thuộc mới xuất hiện các quy định về uỷ
quyền, lập hội và về các hội thương mại trong Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ 1931,
Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật 1939, Bộ luật thương mại Pháp (được người Pháp
đem áp dụng ở Nam kỳ từ 1864 và áp dụng ở Bắc Kỳ vào năm 1888), Bộ luật
thương mại Trung Kỳ 1942. Các bộ luật của Việt Nam thời kỳ này thực chất là mô
phỏng theo các bộ luật của Pháp, vì thế các quy định của pháp luật Việt Nam về uỷ
quyền, lập hội và về các hội thương mại thời kỳ này tương tự như các quy định của
pháp luật Pháp3.

Trung tâm Học
Cần
Thơ
họcViệt
tập
vàDân
nghiên

cứu
Sau liệu
1945, ĐH
Chủ tịch
Chính
phủ@
lâmTài
thời liệu
của nước
Nam
chủ Cộng
hoà đã ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 quy định rằng cho đến khi ban
hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước Việt Nam, các luật lệ hiện
hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ. Vì thế, các quy
định về uỷ quyền và lập hội và về các hội thương mại trong các Bộ luật do Pháp và
triều đình Huế ban hành vẫn được áp dụng4.
Từ sau năm 1954, đất nước ta chia làm hai miền có hai hệ thống pháp luật
khác nhau. Ở miền Bắc, bắt đầu xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung với
hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Các vấn đề
pháp lý về đại diện và uỷ quyền của các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể được
điều chỉnh bởi Nghị định số 54- CP của Hội đồng Chính phủ ngày 10/03/1975 ban
hành điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế. Ở miền Nam, vẫn theo chế độ kinh tế tư
Lê Tài Triển- Luật Thương mại Việt Nam dẫn giải, Tập II- Kim Lai Ấn quán- Sài Gòn 1973trang 747, 748.
2
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng
ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
(Khoản 1 Điều 3 Luật doanh nghiệp 1999).
Các loại hình doanh nghiệp hiện có ở Việt Nam bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã,
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

3
Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc- Viện nghiên
cứu khoa học pháp lý ,Bộ Tư pháp- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- 1998.
4
Ngày 22/04/1946 Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Cộng hoà ra Sắc lệnh số 52 quy định về việc lập
hội nhưng Sắc lệnh này không quy định gì về quyền và nghĩa vụ của người quản lý đối với hội.
1

Trang 9


bản. Từ năm 1972 ở miền Nam các vấn đề pháp lý về uỷ quyền, lập hội và các hội
thương mại được điều chỉnh bởi Bộ dân luật Sài Gòn 1972 và Bộ luật thương mại
Sài Gòn 1972. Các bộ luật này thực chất vẫn là mô phỏng theo các bộ luật của
Pháp5.
Sau ngày 30/04/1975 đất nước thống nhất, cả nước tiến hành xây dựng nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Trong giai đoạn 1975-1985 các vấn đề pháp lý về
đại diện của các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể vẫn được điều chỉnh bởi
Nghị định số 54-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 10/03/1975 ban hành điều lệ về
chế độ hợp đồng kinh tế và các văn bản pháp luật khác như Thông tư số 523-HĐ
ngày 23/06/1975 của Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước hướng dẫn thi hành
Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định số 54/CP ngày
10/03/1975, Thông tư số15-NT ngày 23/09/1982 của Bộ Nội thương hướng dẫn
việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa Xí nghiệp thương nghiệp với Xí
nghiệp sản xuất, Nghị quyết số 187-HĐBT ngày 22/11/1982 của Hội Đồng Bộ
Trưởng về việc đẩy mạnh thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế hai chiều... Tuy
nhiên, đối với vấn đề đại diện của các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể, các
văn bản pháp luật này chỉ quy định rất sơ sài, chủ yếu là quy định Thủ trưởng (hay
Giám đốc) đơn vị là người đại diện của đơn vị và có quyền uỷ quyền cho người
khác thay mình ký kết hợp đồng kinh tế; quyền và nghĩa vụ của những người đại

diện cho đơn vị kinh tế vẫn chưa được quy định rõ ràng...

Trung

Từ 1986 khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường thì các loại
hìnhHọc
doanhliệu
nghiệp
khác
nhau Thơ
mới có@
điều
kiệnliệu
phát học
triển và
giaovà
lưunghiên
thương mại
tâm
ĐH
Cần
Tài
tập
cứu
ngày càng mở rộng dẫn đến nảy sinh nhiều vấn đề pháp lý về đại diện của doanh
nghiệp cần phải được pháp luật điều chỉnh. Vấn đề đại diện và uỷ quyền được quy
định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Nghị định số 50-HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng ngày 22/03/1988 về vịêc ban hành điều lệ Xí nghiệp công
nghiệp quốc doanh, Nghị định số 27-HĐBT ngày 22/03/1989 ban hành điều lệ

Liên hiệp xí nghiệp quốc doanh, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, Nghị định số
17-HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 16/01/1990 quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế... Các văn bản này vẫn sử dụng các thuật ngữ “ đại
diện”, “uỷ quyền” như trước đây hay sử dụng thuật ngữ “đại diện hợp pháp” như
trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. Các thuật ngữ mà chúng ta sử dụng thông
dụng hiện nay như “đại diện theo pháp luật” hay “ đại diện theo uỷ quyền” mới
được ghi nhận lần đầu trong Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 (từ Điều 5 đến
Điều 7).Tuy nhiên, các văn bản pháp luật trên vẫn chỉ quy định về vấn đề đại diện
và uỷ quyền một cách sơ lược, không đầy đủ.
Mãi đến năm 1995 Bộ luật dân sự Việt Nam ra đời chế định đại diện ở nước
ta mới có sự hoàn thiện đáng kể. Bộ luật dân sự Việt Nam 1995 đã dành toàn bộ
Chương VI phần thứ nhất của bộ luật (gồm 10 điều, từ Điều 148 đến Điều 157) để
quy định riêng về chế định đại diện. Ngoài ra, Bộ luật dân sự còn điều chỉnh về
chế định đại diện thông qua phần hợp đồng uỷ quyền (10 điều, từ Điều 585 đến
Điều 594) và một số quy định về đại diện của pháp nhân ( Điều 102), đại diện của
hộ gia đình ( Điều 117), đại diện của tổ hợp tác ( Điều 122)... Các quy định của Bộ
5

Lê Tài Triển- Luật Thương mại Việt Nam dẫn giải, Tập II- Kim Lai Ấn quán- Sài Gòn 1973.

Trang 10


luật dân sự có thể được coi là cơ sở chính để điều chỉnh về mặt pháp lý đối với đại
diện của cá nhân, pháp nhân nói chung, đại diện của doanh nghiệp nói riêng.
Bên cạnh Bộ luật dân sự 1995, những vấn đề pháp lý về đại diện của doanh
nghiệp Việt Nam còn được điều chỉnh bởi các quy định đặc thù của pháp luật kinh
doanh-thương mại như Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 (ban hành trước Bộ luật
dân sự 1995 nên một số quy định về đại diện trong Pháp lệnh này mặc dù còn hiệu
lực nhưng lại không phù hợp với một số quy định về đại diện trong Bộ luật dân

sự6), Luật doanh nghiệp Nhà nước 1995, Luật hợp tác xã 1996, Luật đầu tư nước
ngoài 1996 (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2000), Luật Thương mại 1997,
Luật doanh nghiệp 1999 ... và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành các luật
này.
1.3 CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi đưa ra các định nghĩa riêng về đại
diện của doanh nghiệp dựa vào các định nghĩa chung về đại diện trong Bộ luật dân
sự Việt Nam 1995 (BLDS).
1.3.1 Định nghĩa
q

Trung

Đại diện của doanh nghiệp:

Khoản 1 Điều 148 BLDS định nghĩa về đại diện như sau : “ Đại diện là việc
một người (gọi là người đại diện) nhân danh người khác (gọi là người được đại
diện ) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện”.
tâm Học
ĐH luật
Cần
@của
Tài
liệunghiệp
học cótập
cứu
Dựaliệu
vào Điều
nàyThơ
đại diện

doanh
thể và
đượcnghiên
định nghĩa
như sau:
Đại diện của doanh nghiệp là việc một người (gọi là người đại diện của
doanh nghiệp) nhân danh một doanh nghiệp (gọi là doanh nghiệp được đại
diện) xác lập, thực hiện giao dịch của chính doanh nghiệp trong phạm vi thẩm
quyền đại diện.
q

Đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền của doanh

nghiệp:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, đại diện của doanh
nghiệp được phân ra làm hai loại: đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ
quyền7.
• Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Điều 149 BLDS quy định:
“Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định.” Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy
định trong các văn bản pháp luật về doanh nghiệp như: đại diện theo pháp luật của
Những điểm không phù hợp giữa các quy định về đại diện giữa Bộ luật dân sự Việt Nam 1995
và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 sẽ được phân tích ở Chương 3 của Luận văn.
7
Khoản 3 Điều 148 BLDS quy định: “Quan hệ đại diện được xác lập theo quy định của pháp luật
hoặc theo uỷ quyền”.
Khoản 1 Điều 102 BLDS quy định: “Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật
hoặc đại diện theo uỷ quyền.”
6


Trang 11


doanh nghiệp nhà nước được quy định trong Luật doanh nghiệp nhà nước 1995,
đại diện theo pháp luật của hợp tác xã được quy định trong Luật hợp tác xã 1996,
đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy
định trong Luật đầu tư nước ngoài 1996 (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2000),
đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty
hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được quy định trong Luật doanh nghiệp 1999. Do
vậy, đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể được định nghĩa như sau:
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là đại diện do pháp luật quy
định.

Trung

• Đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp: Khoản 1 Điều 151 BLDS
quy định: “Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa
người đại diện và người được đại diện.” Tuy nhiên, chính Bộ luật dân sự lại quy
định đối với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thì chỉ có người đại diện theo pháp
luật của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác mới có thể uỷ quyền cho người khác
nhân danh mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (xem Khoản 1 Điều 152
BLDS). Điều 102 BLDS về đại diện của pháp nhân cũng quy định: “Người đại
diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác thay mình thực
hiện nhiệm vụ đại diện”. Chính vì thế, đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp
thực chất là quan hệ đại diện được xác lập theo hợp đồng uỷ quyền giữa người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp với người được uỷ quyền. Người được uỷ
quyền sẽ thay mặt người đại diện theo pháp luật thực hiện nhiệm vụ đại diện cho
doanh nghiệp trong phạm vi thẩm quyền được giao theo hợp đồng uỷ quyền vì lợi
ích Học
của chính

đó, @
có thể
nghĩa
về đại
uỷ quyền
tâm
liệudoanh
ĐHnghiệp.
Cần Do
Thơ
Tàiđịnh
liệu
học
tậpdiện
vàtheo
nghiên
cứu
của doanh nghiệp như sau:
Đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp là đại diện được xác lập theo
theo hợp đồng uỷ quyền giữa người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
và người được uỷ quyền vì lợi ích của chính doanh nghiệp.
1.3.2 Đặc điểm
1.3.2.1 Đặc điểm chung
Cả hai loại đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền của doanh
nghiệp có một số đặc điểm chung như sau:
Nhân danh doanh nghiệp: Nhân danh người được đại diện là đặc điểm
đầu tiên của quan hệ đại diện. Đặc điểm này được ghi nhận ở ngay trong định
nghĩa về đại diện ở Khoản 1 Điều 148 BLDS. Khoản 3 Điều 96 BLDS cũng có đề
cập đến đặc điểm này như sau: “Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện
theo uỷ quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự.” Đặc

điểm này cũng là dấu hiệu đầu tiên để xác định xem một người có phải là đại diện
của doanh nghiệp hay không. Do đặc điểm này nên dù một cá nhân là người đại
diện theo pháp luật hay người đại diện theo uỷ quyền của một doanh nghiệp thì
đều phải nhân danh chính doanh nghiệp đó chứ không được nhân danh bản thân
mình trong khi xác lập, thực hiện giao dịch cho doanh nghiệp. Nếu người này xác
lập, thực hiện giao dịch cho doanh nghiệp nhưng không nhân danh doanh nghiệp
mà nhân danh chính mình thì người cùng tham gia giao dịch không thể nào biết
q

Trang 12


được (và được suy đoán là không biết) người này là đại diện của doanh nghiệp.
Người cùng tham gia giao dịch hoàn toàn có quyền xem người này là bên cùng
tham gia giao dịch (chứ không phải là doanh nghiệp được đại diện) và có quyền
yêu cầu người này thực hiện các cam kết do họ đưa ra mà không cần biết đến
doanh nghiệp được đại diện. Ví dụ: ông A là người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp X, tham gia một giao dịch phù hợp với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nhưng khi tham gia giao dịch đó ông A nhân danh chính mình mà
không nhân danh doanh nghiệp thì bên tham gia giao dịch với ông A có quyền
xem ông A chính là bên cùng tham gia giao dịch mà không cần quan tâm đến
doanh nghiệp X. Như vậy, yếu tố đầu tiên xét coi một người có phải là đại diện của
một doanh nghiệp hay không là phải xem người đó có nhân danh chính doanh
nghiệp đó để tham gia giao dịch hay không.Tất nhiên, để đề phòng việc một người
nhân danh doanh nghiệp nhưng thực chất không phải là người đại diện của doanh
nghiệp thì người giao dịch với người nhân danh doanh nghiệp phải yêu cầu họ
chứng minh về thẩm quyền đại diện ví dụ như xuất trình quyết định bổ nhiệm
Giám đốc, xuất trình văn bản uỷ quyền...

Trung


q Xác lập, thực hiện các giao dịch của chính doanh nghiệp: Đặc điểm
thứ hai của đại diện doanh nghiệp là người đại diện phải xác lập, thực hiện các
giao dịch của chính doanh nghiệp. Như đã nói, doanh nghiệp là một tổ chức,
không phải là một con người cụ thể vì thế tự bản thân nó không thể xác lập, thực
hiện các giao dịch của chính nó mà phải thực hiện thông qua các người đại diện vì
thế đặc điểm này cũng chính là lý do mà doanh nghiệp cần phải có người đại diện.
Thông thường, một giao dịch được coi là giao dịch của chính doanh nghiệp thì
tâm
ĐH
Thơ
@năng,
Tài ngành
liệu học
tập doanh
và nghiên
cứu
giaoHọc
dịch liệu
đó phải
phùCần
hợp với
chức
nghề kinh
mà doanh
nghiệp đã đăng ký (hoặc phù hợp với giấy phép kinh doanh nếu lĩnh vực ngành
nghề hoạt động cần có giấy phép). Ngoài ra, các giao dịch do người đại diện của
doanh nghiệp thực hiện vì lợi ích của doanh nghiệp phù hợp với thẩm quyền được
giao cũng được coi là giao dịch của doanh nghiệp.
q Thực hiện công việc của doanh nghiệp trong phạm vi thẩm quyền

đại diện8: Người đại diện của doanh nghiệp phải thực hiện công việc trong phạm
vi thẩm quyền đại diện, nếu không thì sẽ bị coi là vượt quá thẩm quyền hay thực
hiện công việc không đúng thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về những giao
dịch vượt quá thẩm quyền hay không đúng thẩm quyền đại diện. Để bảo vệ quyền
lợi của doanh nghiệp và bên thứ ba tham gia giao dịch, pháp luật quy định người
đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền của doanh nghiệp đều phải có trách
nhiệm thông báo cho bên thứ ba tham gia giao dịch về phạm vi thẩm quyền đại

8

Điều 153 BLDS quy định:
1- Người đại diện theo pháp luật có thẩm quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự
vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có quyết định khác.
2- Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo văn bản uỷ quyền.
3- Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại
diện.
4- Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi
thẩm quyền đại diện của mình.
5- Người đại diện không đượoc thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với
người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó.

Trang 13


diện của mình (Khoản 4 Điều 153 BLDS). Nếu không thông báo, một khi đã thực
hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền đại diện thì người đại diện phải chịu trách
nhiệm đối với bên thứ ba về phần giao dịch vượt quá thẩm quyền chứ doanh
nghiệp không chịu trách nhiệm. Nếu người đại diện và người giao dịch với người
đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền đại diện mà gây

thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho doanh
nghiệp.
q Làm phát sinh trách nhiệm của doanh nghiệp: Giao dịch do người
đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp xác lập, thực
hiện trong phạm vi thẩm quyền đại diện sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của
doanh nghiệp. Giao dịch do người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ
quyền nhân danh doanh nghiệp xác lập, thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đại
diện là giao dịch của chính doanh nghiệp, không phải là giao dịch của bản thân
người đại diện nên không làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với họ. Người đại diện
của doanh nghiệp xác lập, thực hiện giao dịch là nhằm phục vụ lợi ích của doanh
nghiệp nên chính doanh nghiệp là “người” có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao
dịch đó. Đối với trường hợp đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp mặc dù quan
hệ đại diện là do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đứng ra xác lập
nhưng lại vì lợi ích của chính doanh nghiệp (chứ không phải vì lợi ích của bản thân
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp) nên giao dịch do người đại diện
theo uỷ quyền của doanh nghiệp xác lập, thực hiện vẫn làm phát sinh trách nhiệm
của doanh nghiệp (chứ không phải là trách nhiệm của người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp)9.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.3.2.2 Đặc điểm riêng

Bên cạnh các đặc điểm chung, đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ
quyền của doanh nghiệp còn có một số đặc điểm riêng sau đây:
Khác biệt về cách thức xác lập tư cách người đại diện: Xét về cách
thức xác lập, đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể được xác định theo
các cách thức do pháp luật quy định. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, cách thức
xác lập tư cách người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp thường được
pháp luật quy định khác nhau.Ví dụ: đối với doanh nghiệp tư nhân thì luật quy
định chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,

tư cách đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp tư nhân của chủ doanh nghiệp
được xác lập ngay khi doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh; đối với doanh nghiệp nhà nước, tư cách đại diện theo pháp luật cho doanh
nghiệp của Giám đốc (Tổng Giám đốc) được xác lập theo quyết định bổ nhiệm của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền... Nếu cách thức xác lập tư cách người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp là do pháp luật quy định thì cách thức xác lập tư
cách người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp là do sự tự do thoả thuận giữa
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp với người được uỷ quyền. Pháp
luật chỉ quy định về hình thức của việc xác lập qua quy định việc uỷ quyền phải
được lập thành văn bản.
q

TS. Hoàng Thế Liên- Nguyễn Đức Giao, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam, Tập 1Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- 2001- trang 226, 227.

9

Trang 14


Khác biệt về thẩm quyền đại diện: Người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp có quyền đại diện cho doanh nghiệp trong mọi giao dịch liên quan
đến doanh nghiệp còn người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp chỉ được
quyền đại diện cho doanh nghiệp trong phạm vi công việc được uỷ quyền.
q

Trung

Phạm vi thẩm quyền đại diện của người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp rất rộng. Thông thường người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
được xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt tất cả các giao dịch phù hợp với chức

năng kinh doanh của doanh nghiệp và vì lợi ích doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp
luật hay điều lệ của doanh nghiệp có quy định khác hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền có quyết định khác. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
có quyền tự do xác lập, thực hiện tất cả các giao dịch trong phạm vi thẩm quyền
đại diện đã xác định ngay cả khi có sự phản kháng của một hoặc một số chủ sở
hữu doanh nghiệp vì người đại diện theo pháp luật là đại diện của doanh nghiệp
chứ không phải là đại diện của các chủ sở hữu doanh nghiệp (trừ trường hợp doanh
nghiệp tư nhân vì chủ doanh nghiệp tư nhân chính là người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp). Do vậy, để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và quyền lợi của
bên thứ ba giao dịch với doanh nghiệp pháp luật quy định người đại diện theo pháp
luật phải đứng ra chịu trách nhiệm chính trước pháp luật và trước những người
khác về tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thực hiện các
hành vi như trốn thuế, buôn lậu, lừa gạt các bên cùng tham gia giao dịch... thì
chính người đại diện theo pháp luật là người đầu tiên trong doanh nghiệp bị truy
cứu trách nhiệm. Chính vì vai trò quan trọng của người đại diện theo pháp luật đối
với doanh nghiệp và trách nhiệm của người này đối với mọi hoạt động của doanh
tâm
Học
liệu
Cần
@cóTài
tập và
nghiên
cứu
nghiệp,
pháp
luậtĐH
thường
quy Thơ
định chỉ

ngườiliệu
đứnghọc
đầu doanh
nghiệp
ví dụ như
là người nắm giữ chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) mới được giao thẩm
quyền đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp.
Ngược lại, thẩm quyền đại diện của người đại diện theo uỷ quyền của doanh
nghiệp thường có phạm vi hẹp hơn, chỉ được xác định theo quy định cụ thể trong
văn bản uỷ quyền. Người đại diện theo uỷ quyền chỉ là người thay mặt người đại
diện theo pháp luật thực hiện một phần nhiệm vụ đại diện cho doanh nghiệp theo
sự phân công của người này. Vì thế, pháp luật không có quy định về số lượng
người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp. Tuỳ theo nhu cầu thực hiện nhiệm
vụ đại diện, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể giao thẩm
quyền đại diện theo uỷ quyền cho một hay nhiều người khác nhau kể cả người
ngoài doanh nghiệp.
q Người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp phải tuân theo chỉ
thị của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Chính đặc điểm này
phân biệt rõ đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp vì
người đại diện theo uỷ quyền mặc dù có quyền xác lập, thực hiện giao dịch trong
phạm vi thẩm quyền đại diện nhưng vẫn phải tuân theo chỉ thị của người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu người đại diện theo uỷ quyền không tuân
theo các chỉ thị của người đại diện theo pháp luật thì người đại diện theo pháp luật
có quyền huỷ bỏ việc uỷ quyền. Khác với người đại diện theo uỷ quyền của doanh
nghiệp, dù người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không tuân thủ ý định
của một hoặc một số chủ sở hữu doanh nghiệp nhưng tư cách đại diện theo pháp
luật của người này không thể bị chấm dứt một cách dễ dàng mà chỉ có thể bị chấm

Trang 15



dứt khi có quyết định bãi nhiệm, cách chức do đa số các chủ sở hữu (như đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn) hoặc do đa số những người quản lý doanh nghiệp
thông qua (như đối với công ty cổ phần) tuỳ theo quy định của pháp luật hoặc điều
lệ của doanh nghiệp.
Từ các phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng đại diện theo pháp luật và
đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp có nhiều điểm giống nhau đó là do về
bản chất cả hai đều là đại diện của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa hai loại đại diện
này vẫn có những đặc điểm khác nhau đáng kể và chính các đặc điểm khác biệt đó
làm cho người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền đóng vai
trò quan trọng khác nhau trong doanh nghiệp: Mọi doanh nghiệp đều bắt buộc phải
có người đại diện theo pháp luật còn người đại diện theo uỷ quyền thì tuỳ nghi (có
thể có hoặc không tuỳ theo nhu cầu công việc của doanh nghiệp). Điều này sẽ
được làm rõ hơn qua các nội dung tiếp theo.
1.4 TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẠi
DIỆN DOANH NGHIỆP

Trung

Thông thường, mỗi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch kinh doanh và các
giao dịch cần thiết khác thông qua người đại diện theo pháp luật và những người
đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp, do đó có thể nói rằng các quy định về
đại diện của doanh nghiệp là một bộ phận không thể thiếu được của pháp luật kinh
doanh-thương mại. Thêm vào đó, những quy định về đại diện đặc biệt cần thiết đối
với các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Về mặt lý luận, doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân được xem là một thực thể pháp lý độc lập với những
tâm
Học
liệuvàoĐH
Thơ

tậpngười
và nghiên
cứu
người
góp vốn
nó. Cần
Tuy nhiên,
do @
phápTài
nhânliệu
ch ỉ làhọc
một “con
giả tạo” nên
tự bản thân nó không thể nào thực hiện được các hoạt động của chính nó mà chỉ có
thể hành động thông qua những người đại diện là những con người cụ thể. Chính
vì thế, đối với doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thì các giao d ịch kinh doanh của
doanh nghiệp chỉ có thể được thực hiện thông qua những người đại diện của chính
doanh nghiệp. Theo xu hướng hiện nay, số lượng các doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân ngày càng tăng do các loại hình doanh nghiệp này được các nhà đầu tư
ưa chuộng hơn vì tính trách nhiệm hữu hạn và khả năng tích tụ vốn dễ dàng của
chúng. Xu hướng này cũng làm cho pháp luật về đại diện của doanh nghiệp ngày
càng có vai trò quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp.
Trong hai loại đại diện của doanh nghiệp: đại diện theo pháp luật và đại
diện theo uỷ quyền thì vai trò của người đại diện theo pháp luật quan trọng hơn.
Theo quy định của pháp luật, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là
người có quyền đứng ra đại diện cho doanh nghiệp xác lập mọi giao dịch vì lợi ích
của doanh nghiệp (trừ khi pháp luật hoặc điều lệ doanh nghiệp có quy định khác).
Một người không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chỉ có
quyền đại diện cho doanh nghiệp khi được người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp uỷ quyền. Vì thế, nếu không có người đại diện theo pháp luật, doanh

nghiệp không thể tồn tại và hoạt động. Do đó, theo các quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành “đại diện theo pháp luật” được xem là một thể chế của doanh
nghiệp, tồn tại cùng với sự tồn tại của doanh nghiệp và chỉ chấm dứt khi doanh
nghiệp chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, không vì thế mà nói rằng người đại diện
theo uỷ quyền không quan trọng đối với doanh nghiệp. Trong thực tế, doanh
Trang 16


nghiệp rất cần có những người đại diện theo uỷ quyền vì người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp thường không thể tự mình tham gia xác lập, thực hiện tất cả
các giao dịch nhân danh doanh nghiệp. Ví dụ người đại diện theo pháp luật không
thể cùng một lúc tham gia xác lập, thực hiện nhiều giao dịch khác nhau ở những
địa điểm khác nhau; hoặc do hạn chế về khả năng chuyên môn đối với một số loại
giao dịch riêng biệt nên trong nhiều trường hợp cần thiết người đại diện theo pháp
luật sẽ phải uỷ quyền cho người khác thay mình thực hiện nhiệm vụ đại diện...
Mọi giao dịch do người đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền
của doanh nghiệp xác lập, thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đại diện đều làm
phát sinh quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp nên để bảo vệ quyền lợi của doanh
nghiệp và quyền lợi của các nhà đầu tư, tránh trường hợp người đại diện theo pháp
luật hay người đại diện uỷ quyền thực hiện các giao dịch vượt quá thẩm quyền đại
diện hay lạm dụng thẩm quyền đại diện cần có các quy định pháp luật điều chỉnh
chặt chẽ về thẩm quyền và trách nhiệm của cả hai loại người đại diện này. Bên
cạnh đó, cần phải có các quy định để bảo vệ quyền lợi của người đại diện theo
pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp, tránh trường hợp
doanh nghiệp chối bỏ trách nhiệm đối với các giao dịch do họ xác lập trong phạm
vi thẩm quyền đại diện. Ngoài ra, cũng cần phải có các quy định để bảo vệ quyền
lợi của bên thứ ba trong quan hệ đại diện. Chính vì thế, pháp luật về đại diện của
doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của doanh nghiệp
cũng như trong giao lưu dân sự- thương mại.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 17


CHƯƠNG 2

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
HÀNH VỀ ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ ĐẠI
DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
Những vấn đề pháp lý về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Việt
Nam được điều chỉnh bởi chế định đại diện trong Bộ luật dân sự 1995 và các quy
định về người đại diện theo pháp luật trong các văn bản pháp luật kinh doanh như
Luật doanh nghiệp Nhà nước 1995, Luật hợp tác xã 1996, Luật đầu tư nước ngoài
1996 (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2000), Luật doanh nghiệp 1999...
2.1.1 Xác lập tư cách người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện của
theo pháp luật của doanh nghiệp trước tiên phải tìm hiểu các quy định về việc xác
lập tư cách người đại diện theo pháp luật. Tư cách người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp được xác lập theo những cách thức khác nhau tuỳ thuộc vào quy
định của pháp luật đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau và tuỳ thuộc vào
quy định của điều lệ doanh nghiệp trong phạm vi pháp luật cho phép.
2.1.1.1
Thể
thứcCần
xác lập:
Trung tâm Học
liệu
ĐH

Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
a. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước
1995 (LDNNN):
• Doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị (tổng công ty nhà
nước và doanh nghiệp nhà nước độc lập có quy mô lớn): Điều 37 LDNNN quy
định Tổng giám đốc (Giám đốc) là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp nhà nước
(DNNN). Vì Tổng giám đốc (Giám đốc) do Thủ tướng Chính phủ hoặc người
được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề
nghị của Hội đồng quản trị nên tư cách người đại diện theo pháp luật của DNNN
có Hội đồng quản trị được xác lập bởi quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám
đốc).
• Doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng quản trị (DNNN có quy
mô nhỏ và vừa): Theo Điều 39 LDNNN Giám đốc là đại diện pháp nhân của
doanh nghiệp. Giám đốc do người quyết định thành lập doanh nghiệp bổ nhiệm
nên tư cách người đại diện theo pháp luật của DNNN không có Hội đồng quản trị
cũng được xác lập bởi quyết định bổ nhiệm Giám đốc doanh nghiệp.
b. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật hợp tác xã 1996 (LHTX)
Khoản 1 Điều 33 LHTX quy định chủ nhiệm hợp tác xã đại diện hợp tác xã
(HTX) trước pháp luật. Chức danh Chủ nhiệm phải được Đại hội xã viên bầu ra.
Vì thế, tư cách người đại diện theo pháp luật của HTX được xác lập khi Đại hội xã
viên bầu ra Chủ nhiệm HTX.
Trang 18


c. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp 1999 (LDN)
q Doanh nghiệp tư nhân (DNTN): Khoản 3 Điều 101 LDN quy định
chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Như vậy, tư cách đại diện
theo pháp luật của chủ DNTN được xác lập khi doanh nghiệp được pháp luật thừa
nhận tức là ngay khi DNTN được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.


Công ty hợp danh (CTHD): LDN quy định tất cả thành viên hợp
danh đều có quyền quản lý và đại diện cho công ty nhưng không quy định ai là
người đại diện theo pháp luật của công ty, nên người đại diện theo pháp luật của
CTHD sẽ được quy định bởi điều lệ của công ty. LDN quy định chỉ có thành viên
hợp danh mới có quyền quản lý và tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh
công ty do đó người đại diện theo pháp luật của công ty phải là thành viên hợp
danh. Nếu người đại diện theo pháp luật của CTHD là Giám đốc công ty thì tư
cách đại diện theo pháp luật của người này sẽ được xác lập khi tất cả các thành
viên hợp danh biểu quyết chấp thuận việc cử giám đốc công ty (Xem Điều 29 Nghị
định số 03/2000/ NĐ-CP ngày 03/02/2000).
q

q

Trung

Công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH):

• Về công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Điều 41 LDN quy định
trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là
người đại diện theo pháp luật, thì Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện
theo pháp luật của công ty. Như vậy, tư cách người đại diện theo pháp luật của
công ty TNHH có hai thành viên trở lên được xác lập cùng với việc xác lập chức
danhHọc
Chủ liệu
tịch Hội
đồng
thành
viên @
(nếuTài

điềuliệu
lệ công
ty quy
tịch Hội
tâm
ĐH
Cần
Thơ
học
tậpđịnh
và Chủ
nghiên
cứu
đồng thành viên là đại diện theo pháp luật của công ty) hoặc chức danh Giám đốc
(nếu điều lệ công ty quy định Giám đốc là đại diện theo pháp luật của công ty).
- Giám đốc công ty được Hội đồng thành viên bổ nhiệm (Điểm đ Khoản 2
Điều 35 LDN) vì thế nếu Điều lệ công ty quy định Giám đốc là đại diện theo pháp
luật của công ty thì tư cách người đại diện theo pháp luật của công ty được xác lập
cùng lúc với quyết định bổ nhiệm Giám đốc của Hội đồng thành viên.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên được Hội đồng thành viên bầu ra (Điểm đ
Khoản 2 Điều 35 LDN) nên nếu Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành
viên là người đại diện theo pháp luật của công ty thì tư cách người đại diện theo
pháp luật của công ty được xác lập khi một thành viên được bầu làm Chủ tịch. Chủ
tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty.
Áp dụng Điều 153 BLDS đối với người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp thì người này phải có thẩm quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch vì lợi
ích của doanh nghiệp (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Thẩm quyền
này tương ứng với thẩm quyền của Giám đốc công ty TNHH (quy định ở Điều 41
LDN) chứ không tương ứng với thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên
(quy định ở Điều 36 LDN) như: Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh

doanh hàng ngày của công ty, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động
hàng ngày của công ty, nhân danh công ty ký kết các hợp đồng trừ trường hợp
thuộc thẩm quyền của Chủ tịch hội đồng thành viên... Bởi vậy, thông thường chỉ
trong trường hợp điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm
Trang 19


nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty thì điều lệ công ty mới quy
định Chủ tịch Hội đồng thành viên là đại diện theo pháp luật của công ty. Hơn nữa,
về mặt lý luận, dễ dàng nhận thấy rằng nếu Chủ tịch Hội đồng thành viên không
kiêm nhiệm Giám đốc nhưng được Điều lệ công ty quy định là người đại diện theo
pháp luật của công ty thì người nắm giữ chức danh Giám đốc của công ty sẽ có
quyền lực hạn chế và khi tham gia các giao dịch nhân danh công ty phải có giấy uỷ
quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên. Lúc đó Giám đốc chỉ có thể hành động
như là một người phụ tá cho Chủ tịch Hội đồng thành viên.
• Về công ty TNHH một thành viên:
- Trong trường hợp công ty tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng quản
trị và Giám đốc: LDN và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này đều không có
quy định ai là người đại diện theo pháp luật của công ty, do đó việc xác lập tư cách
người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ phải được quy định trong Điều lệ
công ty. Như vậy, tuỳ theo quy định của Điều lệ công ty mà người đại diện theo
pháp luật của công ty có thể là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty.
Điểm b Khoản 1 Điều 47 LDN quy định chủ sở hữu công ty có quyền quyết định
cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh
quản lý công ty nên tư cách người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ được xác
lập theo cách thức do chủ sở hữu công ty quyết định phù hợp với các quy định
chung của Luật doanh nghiệp.

Trung


- Trong trường hợp công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công
ty: Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 quy định
tâm
Học
liệu ĐH
Tài theo
liệupháp
học
cứu
Giám
đốc (Tổng
giám Cần
đốc) làThơ
người @
đại diện
luậttập
của và
côngnghiên
ty. Tư cách
người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ được xác lập theo quyết định bổ
nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc) của chủ sở hữu công ty.
Công ty cổ phần (CTCP): Theo Điều 85 LDN, trong trường hợp Điều
lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp
luật thì Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Tương tự như đối với công ty TNHH, thông thường Điều lệ công ty chỉ quy định
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty khi Điều lệ
công ty có quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm Giám đốc (Tổng Giám
đốc) của công ty do quyền hạn và nhiệm vụ của Giám đốc (Điều 85 LDN) tương
ứng với thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật còn quyền hạn và nhiệm vụ
của Chủ tịch Hội đồng quản trị (Điều 81 LDN) thì không tương ứng. Đối với các

CTCP có quy mô lớn, để quản lý có hiệu quả phải có sự tách bạch giữa quản lý và
điều hành công ty nghĩa là phải tách bạch giữa quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng
quản trị và quyền hạn của Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty. Do đó, Điều lệ
CTCP nên quy định Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người đại diện theo pháp luật
của công ty.
q

- Nếu Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) được điều lệ quy định là đại diện
theo pháp luật của CTCP thì tư cách người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ
được xác lập theo quyết định bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc) của Hội đồng
quản trị (Điểm e Khoản 2 Điều 80 LDN).

Trang 20


- Nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị được điều lệ quy định là đại diện theo
pháp luật của CTCP thì tư cách người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ được
xác lập ngay khi chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị được các thành viên Hội
đồng quản trị bầu ra (Khoản 1 Điều 81 LDN).
d. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài:
Doanh nghiệp liên doanh: Điều 20 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày
31/7/2000 quy định: “Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật cho doanh
nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác”. Như vậy, nếu
Điều lệ doanh nghiệp không quy định khác thì tư cách đại diện theo pháp luật cho
doanh nghiệp liên doanh của người nắm giữ chức danh Tổng Giám đốc sẽ được
xác lập bởi quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc của Hội đồng quản trị (Điều 12 và
Điều 14 LĐTNN).
q

q Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Theo Điều 24 và Điều 26

của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngoài là Tổng Giám đốc, trừ trường hợp Điều lệ doanh
nghiệp có quy định khác; việc thành lập bộ máy quản lý và cử nhân sự của doanh
nghiệp do Nhà đầu tư nước ngoài quyết định. Vì thế, nếu điều lệ doanh nghiệp
không quy định khác thì tư cách người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngoài sẽ được xác lập theo quyết định bổ nhiệm Tổng
Giám đốc của Nhà đầu tư nước ngoài.

Trung

q Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài: Nghị định số 38/2003/NĐCP
ngày
ChínhThơ
Phủ vừa
chuyển
mộtvà
số doanh
nghiệp
tâm Học15/04/2003
liệu ĐHcủa
Cần
@ cho
Tàiphép
liệu
họcđổitập
nghiên
cứu
có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần. Như
vậy, trong thời gian tới loại hình CTCP có vốn đầu tư nước ngoài sẽ xuất hiện ở
Việt Nam. Theo Điều 19 của Nghị định số 38/2003/NĐ-CP về việc áp dụng một số

quy định của Luật doanh nghiệp đối với CTCP có vốn đầu tư nước ngoài thì tư
cách người đại diện theo pháp luật của công ty được xác lập giống như việc xác
lập tư cách người đại diện theo pháp luật của CTCP hoạt động theo Luật doanh
nghiệp.

2.1.1.2 Điều kiện về năng lực người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp
a. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước
Do Giám đốc (Tổng Giám đốc) là đại diện theo pháp luật của DNNN nên
các điều kiện về năng lực người đại diện theo pháp luật của DNNN chính là điều
kiện về năng lực của Giám đốc (Tổng Giám đốc). Như vậy, theo Điều 32 LDNNN
người đại diện theo pháp luật của DNNN phải đáp ứng được các điều kiện sau: là
công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam; có sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức,
trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; có trình độ, có năng lực kinh
doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp; không đồng thời đảm nhiệm các chức vụ
lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước; những người đã là thành viên Hội đồng quản trị,
tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp đã bị tuyên bố phá sản thì phải tuân theo
quy định tại Điều 50 Luật phá sản doanh nghiệp; không được thành lập hoặc giữ
các chức danh quản lý, điều hành DNTN, công ty TNHH, CTCP và không được có
Trang 21


các quan hệ hợp đồng kinh tế với các DNTN, công ty TNHH, CTCP do vợ hoặc
chồng, bố, mẹ, con giữ các chức danh quản lý điều hành.
b. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật hợp tác xã
Đại diện theo pháp luật của hợp tác xã là Chủ nhiệm HTX và Chủ nhiệm
HTX (cùng với các thành viên Ban quản trị khác) phải đáp ứng được các tiêu
chuẩn như: phải là xã viên HTX, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực
quản lý HTX; không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát, kế toán trưởng,
thủ quỹ của HTX và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruột

của họ (Điều 31 LHTX).
c. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp
Căn cứ vào Điều 9 LDN những người sau đây không thể là người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp:
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp Nhà nước, trừ
những người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại
doanh nghiệp khác;

Trung tâm Học
liệuchưa
ĐHthành
Cầnniên;
Thơ
@thành
Tài niên
liệubịhọc
tậphoặc
và mất
nghiên
cứu
- Người
người
hạn chế
năng lực
hành vi dân sự;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành

hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm
hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng
và các tội khác theo quy định của pháp luật;
- Chủ DNTN, thành viên hợp danh của CTHD, Giám đốc (Tổng Giám đốc),
Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh
nghiệp tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được
làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày
doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, trừ các trường hợp quy định tại Luật phá sản
doanh nghiệp;
- Người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.
d. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài:
LĐTNN và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định về điều kiện
năng lực của Tổng giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, công ty cổ phần có vốn
đầu tư nước ngoài trừ quy định nếu Phó Tổng Giám đốc thứ nhất của doanh nghiệp
liên doanh là người nước ngoài thì Tổng Giám đốc phải là công dân Việt Nam
(Điều 12 LĐTNN). Tuy nhiên, do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
là người có quyền thay mặt doanh nghiệp xác lập, thực hiện mọi giao dịch của
Trang 22


doanh nghiệp nên ít nhất người đại diện theo pháp luật các doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, công ty cổ phần có vốn đầu tư nước
ngoài cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chung như: phải là cá nhân có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ, phải có năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp; nếu
là người nước ngoài thì phải thường trú tại Việt Nam...
2.1.1.3 Phạm vi thẩm quyền đại diện

Trung


Theo Khoản 1 Điều 153 BLDS10 người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp có thẩm quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích của doanh
nghiệp, trừ khi pháp luật, điều lệ của doanh nghiệp có quy định khác hoặc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định khác. Như vậy, phạm vi thẩm quyền đại diện
của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là rất rộng. Trường hợp thẩm
quyền của người đại diện theo pháp luật có thể bị hạn chế do quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chỉ xảy ra đối với DNNN, đối với các loại hình
doanh nghiệp khác chỉ có thể xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp bị xem xét
theo thủ tục phá sản (xem Luật phá sản doanh nghiệp 1993). Vì vậy, người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch
phù hợp với ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp đã đăng ký hay thực hiện mọi
giao dịch vì lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trừ trường hợp pháp luật hoặc
điều lệ doanh nghiệp có quy định hạn chế. Ví dụ nếu người đại diện theo pháp luật
của công ty cổ phần là Tổng Giám đốc đại diện cho công ty ký kết các hợp đồng
dân sự-kinh tế với chính mình hoặc với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên
Ban kiểm soát, cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần có quyền biểu quyết và với
người
quenliệu
của họ
thì phải
được
sự chấp
của Đại
hội cổ
đông
Hội đồng
tâm
Học
ĐH
Cần

Thơ
@ thuận
Tài liệu
học
tập
vàhoặc
nghiên
cứu
quản trị (Điều 87 LDN). Nếu chưa được sự chấp thuận của Đại hội cổ đông hoặc
Hội đồng quản trị mà người đại diện theo pháp luật đã ký loại hợp đồng này thì
hợp đồng sẽ bị tuyên bố vô hiệu và người đại diện theo pháp luật phải bồi thường
thiệt hại cho công ty.
2.1.1.4 Thời hạn đại diện
Pháp luật Việt Nam không có quy định về thời hạn đại diện của người đại
diện theo pháp luật. Tuy nhiên, có thể thấy thời hạn đại diện đương nhiên chấm
dứt khi tư cách đại diện theo pháp luật của người được doanh nghiệp giao cho
thẩm quyền đại diện bị chấm dứt. Vấn đề này sẽ được phân tích ở Phần 2.1.3.
2.1.2 Nội dung của việc xác lập tư cách người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp
Do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có phạm vi thẩm quyền
đại diện rất rộng (Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thẩm quyền
xác lập, thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích của doanh nghiệp trừ trường hợp pháp
luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp có quy định khác hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền có quyết định khác.) và do doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với
toàn bộ các giao dịch mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhân
Khoản 1 Điều 153 BLDS quy định: Người đại diện theo pháp luật có thẩm quyền xác lập, thực
hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện. trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định khác.
10


Trang 23


danh doanh nghiệp xác lập, thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đại diện nên để
bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp các văn bản pháp luật về doanh nghiệp thường
có các quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật đối với
doanh nghiệp. Ngoài ra, đôi khi các văn bản pháp luật này còn quy định về nghĩa
vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với bên thứ ba. Nhìn
chung, các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật thuộc các loại hình
doanh nghiệp khác nhau tương đối giống nhau.

Trung

Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài, pháp luật
Việt Nam dành quyền quy định các vấn đề tổ chức quản lý doanh nghiệp cho các
nhà đầu tư vì thế luật không quy định về các quyền và nghĩa vụ của người đại diện
theo pháp luật của các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài. Tuy nhiên, vì các doanh nghi ệp có vốn đầu tư nước ngoài được xem là pháp
nhân Việt Nam và phải tuân thủ pháp luật Việt Nam nên người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có các quyền và nghĩa vụ
theo quy định chung trong BLDS (sẽ được phân tích dưới đây). Sắp tới, sẽ có một
số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép chuyển đổi sang hoạt động
theo hình thức Công ty cổ phần. Theo Điều 19 của Nghị định số 38/2003/NĐ-CP
thì quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của CTCP có vốn đầu tư
nước ngoài giống như quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của
CTCP được quy định trong Luật doanh nghiệp. Bởi các lý do trên, phần này sẽ
không đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của các
doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, đối với doanh
nghiệp tư nhân do tính chất đặc biệt: chủ DNTN chính là người đại diện theo pháp
tâm

liệu ĐH
CầnvàThơ
liệu học
tậptheo
vàpháp
nghiên
cứu
luật Học
của DNTN
nên quyền
nghĩa@
vụTài
của người
đại diện
luật của
DNTN sẽ được phân tích ở một phần riêng biệt.
2.1.2.1 Quan hệ giữa doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp
a. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật đối với doanh
nghiệp
q

Nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

• Nghĩa vụ thực hiện công việc: Thông thường, doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng làm việc và ý thức trách
nhiệm đối với doanh nghiệp của người đại diện theo pháp luật. Vì thế, nghĩa vụ
quan trọng nhất của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là phải thực
hiện các nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp. Nghĩa vụ này được quy định trong hầu hết các văn bản pháp luật

điều chỉnh về các loại hình doanh nghiệp: Đối với người đại diện theo pháp luật
của công ty TNHH, CTCP, CTHD (và những người quản lý doanh nghiệp khác)
nghĩa vụ này được quy định trực tiếp ở Điểm a Khoản 3 Điều 41 LDN, Khoản 1
Điều 86 LDN, Điểm d Khoản 2 Điều 27 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày
03/02/2000. Đối với người đại diện theo pháp luật của DNNN, nghĩa vụ này được
quy định gián tiếp thông qua quy định Giám đốc (Tổng Giám đốc) của DNNN (và
các thành viên Hội đồng quản trị khác) phải có phẩm chất đạo đức, trung thực,
liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật, có trình độ, có năng lực kinh doanh và

Trang 24


×