Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại PHÁP LUẬT về bảo vệ môi TRƯỜNG TRONG sản XUẤT lúa THỰC TRẠNG áp DỤNG PHÁP LUẬT tại TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT LÚA:
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TẠI
TỈNH TIỀN GIANG

GVHD:

SVTH:

Võ Hoàng Yến

Nguyễn Văn Phong
MSSV: 5095640
Lớp Luật Thương mại 2-k35

Cần Thơ 11/2012


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. Môi
trường trong sạch không bị ô nhiễm thì con người mới có cuộc sống khỏe
mạnh để sống, lao động và phát triển. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường
luôn luôn là vấn đề quan trọng và cấp bách hàng đầu cùa mỗi quốc gia
đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
Như chúng ta đã biết, cây Lúa là cây lương thực quan trong nhất


của nước ta và đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tong những
năm gần đây do áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong canh tác
nên ngành nông nghiệp sản xuất lúa tăng lên cả diện tích lẫn sản lượng,
ngành đã mang lại thu nhập đáng kể cho người nông dân, đồng thời tạo ra
hiệu quả kinh tế dem về nguồn thu ngoại tệ lớn từ xuất khẩu gạo cho
quốc gia. Tuy nhiên phải thừa nhận là bấy lâu nay con người chỉ chú
trọng phát triển kinh tế hơn là quan tâm đến bảo vệ môi trường. Do đó
ngành nông nghiệp sản xuất lúa đã và đang gặp phải nhiều khó khăn
trong sản xuất và gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn.
Để bảo vệ môi trường, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ Môi
trường năm 2005, trong đó tại điều 46 quy định trách nhiệm bảo vệ môi
trường trong sản xuất nông nghiệp. Quy định này nhằm ngăn ngừa và hạn
chế ô nhiễm môi trường. Mặc dù công tác bảo vệ môi trường trong thời
gian qua bên cạnh một số kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, khó
khăn vẫn chưa được khắc phục và vấn đề thực thi pháp luật vẫn còn
nhiều bất cập. Vì vậy vấn đề cấp bách hiện nay là phải nghiên cứu và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường nhằm bảo

GVHD: Võ Hoàng Yến

1

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

đảm cho công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa được thuận lợi và
tốt hơn.


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong sản
xuất lúa với mục đích nhằm nâng cao hiểu biết về những chính sách pháp
luật mà nhà nước ta đã đề ra nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác bảo vệ
môi trường.
Tiếp đến là tìm hiểu vấn đề thực thi pháp luật của cán bộ ban hành
pháp luật của cán bộ chấp hành pháp luật và của người dân trong sản xuất
lúa có đạt được kết quả khả quan hay không. Mục đích chính của quá
trình nghiên cứu là trang bị cho bản thân mình những kiến thức quan
trong và hữu ích trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và với vốn hiểu biết
của mình từ đó có một số đề xuất góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam.

3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi các giai đoạn sản xuất lúa và
những tác động trực tiếp từ hoạt động sản xuất lúa sẽ gây ô nhiễm môi
trường dựa trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các văn bản liên quan.
Trong nội dung đề tài nghiên cứu của mình, người viết chủ yếu đề
cập đến thực trạng bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang.

4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài bằng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê
các quy định của pháp luật và các quy định khác có liên quan. Bên cạnh
đó tìm hiểu các thông tin tài liệu, tạp chí, sách báo và các trang web cần
cho quá trình nghiên cứu của đề tài.

GVHD: Võ Hoàng Yến


2

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

Với những phương pháp nghiên cứu này, người viết hi vọng sẽ
mang đến cho người đọc những kiến thức hữu ích về bảo vệ môi trường
trong sản xuất lúa.

5. Bố cục luận văn
Luận văn bao gồm:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về bảo vệ môi trường và pháp
luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa.
Chương 2. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa và
thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

GVHD: Võ Hoàng Yến

3

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG SẢN XUẤT LÚA
1.1

Một số khái niệm liên quan đến bảo vệ môi trường

Môi trường: là nơi sinh sống và phát triển của con người. Nhửng
yếu tố cấu thành của môi trường như không khí, nước, đất, ánh sáng điều
rất quan trọng với con người, bởi vì không khí để thở, nước để ăn uống
và sinh hoạt, không gian là nơi sinh sống của con người… tất cả thành
phần đó điều là thành phần của môi trường và có vai trò quyết định đối
với sự phát triển của loài người. từ nhiều thập kĩ nay, con người đã nhận
thức được rằng môi trường có vai trò quan trong đối với sự tồn tại, phát
triển của nền kinh tế và sự sống của con người. Chính vì thế, Đảng và
Nhà nước đã có sự quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường
và đã có những chuyển biến tích cực trong thời gian qua. Tuy nhiên bên
cạnh một số thành tựu đạt được trong công tác quản lý và bảo vệ môi
trường, thì bên cạnh vẫn còn tồn tại những bất cấp trong việc thực thi
pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thuật ngử “ môi trường” có nguồn gốc từ tiếng pháp “ environner”
có nghĩa là “bao quanh hoặc chu trình khép kín”. Thuật ngữ này cũng
được các quốc gia sử sụng khá phổ biến trong những năm đầu thập niên
60 của thế kỉ XX, cụ thể như sau: “Umwelt” ( German- Đức); “Mileu”
(Dutch- Hà Lan); “Medio ambienta” (Spanish- Tây Ban Nha); “Meio
ambiente” (Portuguese- Thổ Nhỉ Kì)1……

1

Ths. Kim Oanh Na, Võ hoàng Yến- Luật bảo vệ Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ- Khoa luật, 2006.


GVHD: Võ Hoàng Yến

4

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

Xung quanh khái niệm môi trường, hiện nay có rất nhiều quan
điểm khác nhau của các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu trong nước
và trên thế giới. Cụ thể như sau;
“Môi trường” bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất bao quanh
con người, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật. Như vậy môi trường ở đây không phải là thế giới
tự nhiên nói chung bất kỳ mà là thế giới tự nhiên đặt trong mối quan hệ
mật thiết với sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người
nói chung.2
“ Môi trường” toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã
hội, trong đó con người hay sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ
con người hay sinh vật ấy.3
“Môi trường” là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng
đến sự tồn tại và phát triển của một sự vật hoặc sự kiện nào đó. Như vậy
bất kì một sự vật hay hiện tượng nào tồn tại và phát triển trong môi
trường nhất định.4
Trong ấn phẩm “ Địa lý hiện tại, tương lai- Hiểu biết về quả đất,
hành tinh của chúng ta”, Magnard (1980) đã nêu ra một nội dung khá
đầy đủ về khái niệm môi trường: “Môi trường là tổng hợp ở- một thời

điểm nhất định- các trạng thái vật lý, hóa học, sinh học và các yếu tố xã
hội có khả năng gây ra một tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời hay
kỳ hạn, đối với các sinh vật hay đối với các hoạt động của con người”.
Trong tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường đối với
con người được hiểu là “ Toàn bộ các hệ thống tự nhiên do con người
2

Khoản 2, Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2005.
Từ điển tiếng việt, Nxb Đà nẳng, Tr 168
4
Nguyễn văn Ngừng, Một số vấn đề bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, Nxb
chính trị quốc gia, Hà Nội,2004, trang 12.
3

GVHD: Võ Hoàng Yến

5

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

tạo ra, những cái hữu hình( tập quán, niềm tin…) trong đó con người
sống và lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm
thỏa mãn những nhu cầu của mình”. Như vậy, môi trường sống của con
người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể
sinh vật và con người mà còn là “ khung cảnh cuộc sống, của lao động
và sự vui chơi giải trí của con người”.

Tóm lại tùy theo góc độ nghiên cứu khác nhau về môi trường mà
người ta đưa ra các khái niệm khác nhau về môi trường nhưng hầu hết
các khái niệm đó điều cho rằng:
 Môi trường là các khái niệm dùng để chỉ tất cả các yếu tố
tự nhiên, vật chất nhân tạo, xã hôi bao quanh con người và có mối
quan hệ mật thiết với đời sống con người.
 Môi trường là khái niệm “động” luôn luôn vận động và
biến đổi dưới sự tác động của các nhân tố tự nhiên, con người và
xã hội.
Ô nhiễm môi trường: là sự làm thay đổi trực tiếp hay gián tiếp
các thành phần đặc tính vật lý học xác định. Sự gia tăng các chất lạ vào
mọi trường, sự thay đổi các yếu tố môi trường gây tổn hại hoặc có tiềm
năng gậy tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay phát triển của con người
và sinh vật trong môi trường đó. Những tác nhân gây ô nhiễm được gọi
tắt là “chất ô nhiễm”.5
Môi trường bị ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau: ô nhiễm, ô
nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ vào các mức
độ vượt tiêu chuẩn chất lượng môi trường của các chất gây ô nhiễm trong
các thành phần môi trường để xác định mức độ ô nhiễm môi trường đối
với một thành phần môi trường cụ thể.
5

Lê huy Bá, Môi trường, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2000

GVHD: Võ Hoàng Yến

6

SVTH: Nguyễn Văn Phong



Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

Luật bảo vệ Môi trường 2005 điều 92 quy định “ Môi trường bị ô
nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm
vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hóa chất, kim loại năng
vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm
lượng của một hay nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về
chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một số chất
gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở
lên nhiệt độ, sinh hoc, chất sinh học, sinh hóa, keo, chất hòa tan, chất
phóng xạ trong bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi
trường vượt quá mức cho phép đã được quy định.

1.2 Giới thiệu khái quát về lịnh sử ngành trồng lúa và tình hình
bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa
1.2.1 Lịch sử ngành trồng lúa
Oka trong quyển “ Nguồn gốc lúa trồng” cho rằng việc thuần
hóa cây lương thực đã khởi sự gần 10.000 năm nay. Riêng cây lúa,
theo Candolle (1982) ông cho rằng việc thuần hóa lúa trồng sảy ra ở
Trung Quốc, mặc dù không bác bỏ nguồn gốc lúa ở Ấn Độ, do có
nhiều lúa hoang hiện diện ở đây.
Trong nhiều tài liệu của Trung Quốc thì nghề trồng lúa đã có ở
Trung Quốc khoảng 2800-2700 trước công nguyên. Ở Việt Nam từ
các di chỉ Đồng Đậu và trống đồng Đông Sơn có in hình người giả
gạo, cũng với các võ trấu thành than đã chứng tỏ ngành trồng lúa có
cách đây 3330-4100 năm ( Võ Tòng Xuân, 1984). Thêm vào đó Đinh
Văn Lữ ( 1978) cũng đã cho rằng 4000- 3000 năm trước công nguyên,

người ta đã tìm thấy như di tích bàn nghiền hạt lúa, cối và chày đá giã
gạo.
GVHD: Võ Hoàng Yến

7

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

“ De Datta ( 1981) lại cho rằng ngành trồng lúa ở nhiều khu vực
ẩm ở Châu Á nhiệt đới và á nhiệt đới có lẽ là bắt đầu vào khoảng
10.000 năm trước. Trong đó, có lẽ Ấn Độ có lịch sử cổ xưa nhất vì đã
có sự hiện diện rất nhiều loài lúa hoang ở đó. Tuy nhiên ông cho rằng
tiến trình thuần hóa lúa đầu tiên xảy ra ở Trung Quốc. Các biện pháp
như đánh bùn và cấy, đầu tiên được phát triển ở miền Bắc và Trung
của Trung Quốc, rồi sau đó chuển sang Đông Nam Á. Canh tác lúa
nước có trước việc canh tác lúa rẫy ở Trung Quốc, nhưng ở nhiều
vùng đồi núi ở Đông Nam Á thì việc canh tác lúa rẫy lại có trước canh
tác lúa nước. Còn về cách thức trồng trọt thì đã tiến hóa từ du canh du
cư sang gieo thẳng, những ruộng định canh, rồi mới tới biện pháp cấy
lúa ở ruộng nước có bờ bao ( Chang,1976)”.6
Tóm lại, Ngành trồng lúa có lịch sử phát triển rất lâu đời. Trong
giai đoạn hiện nay sản xuất lúa có vai trò vô cùng quan trọng, ngoài
cung cấp lương thực thì sản xuất lúa còn đem lại nguồn thu ngoại tệ
lớn từ xuất khẩu lúa gạo hằng năm cho quốc gia. Chính vì vậy sản
xuất lúa cần phải chú trọng bảo vệ môi trường, đặc biệt là giai đoạn
hiện nay.

1.2.2 Tình hình bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa
Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp của nước ta phát
triển một cách nhanh vượt bậc, tăng nhanh cả về diện tích lẫn sản
lượng trong sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp của nước ta
đóng góp khoảng 24% GDP, 30% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm
cho khoảng 60% lao động cả nước trong sản xuất nông nghiệp. Song,
bên cạnh những thành tựu đạt được, tình hình ô nhiễm môi trường
6

Nguyễn Ngọc Đệ, Giáo trình Cây Lúa, Trường đại Học Cần Thơ, viện nghiên cứu phát triển đồng bằng
Sông cửu Long, Bộ tài nguyên môi trường, 2008

GVHD: Võ Hoàng Yến

8

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

trong sản xuất nông nghiệp và nogn6 thôn diễn ra ngày càng nghiêm
trọng.
Trong sản xuất lúa, nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi
trường là do nông dân sử dụng phân bón bừa bãi nên mỗi năm có tới
60-65% lương phân đạm bị cây trồng bỏ qua “ tương đương 1,77 triệu
tấn” gần 60% lượng lân “ khoảng 2,07 triệu tấn” và ka li “ 344.000
tấn” được bón nhưng cây trồng không hấp thụ được, rất lãng phí. Việc
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không tuân thủ các quy trình kĩ thuật

sử dụng làm cho đất bị chai cứng, nguồn nước bị ô nhiễm.
Hiện nay trong quá trình trồng lúa, việc lạm dụng các loại thuốc
bảo vệ thực vật, vứt rác thải một cách bừa bãi, xử lý rác thải trong sản
xuất không được chú trọng làm cho đất nông nghiệp suy thoái nặng
nề.
Việc lạm dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật một
cách vô tội vạ làm cho đất bị phèn hóa, mặn hóa, ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triễn bền vững sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó việc
bảo vệ môi trường trong sản xuất, chống ô nhiễm môi trường vẫn
chưa được nông dân quan tâm đúng mức.
Rác thải khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng
xong không được xử lý đúng cách mà nông dân xử lý bằng cách ném
xuống kênh mương nội đồng, đưa thẳng ra kênh chung công đồng
đang dùng, vì không có hệ thống xử lý rác thải trong sản xuất lúa và
một phần cũng chính do ý thức bảo vệ môi trường của người dân
không có, chính việc xử lý rác thải trong nông nghiệp như thế cũng
chết là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Thực trạng trên cho thấy, ô nhiễm môi trường nông thôn không
chỉ tác động đến sản xuất, mà còn làm suy giàm nguồn tài nguyên, đa
GVHD: Võ Hoàng Yến

9

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

dạng sinh học, ảnh hưởng đến sự phát triển bèn vững. Ngoài ra trong

sản xuất lúa khi người nông dân áp dụng các biện pháp thâm canh
tăng vụ để gia tăng sản xuất cũng đồng thời chịu rủi ro về sâu bệnh,
suy giảm độ mầu của đất, các vùng chuyên canh cây nông nghiệp
ngày càng được mở rộng nhằm tạo lập môi trường cung cấp sản phẩm
tập trung nhưng cũng đồng thời gia tăng dịch bệnh trên cây trồng, từ
đó dẫn đến gia tăng lương thuốc bảo vệ thực vật , đặc biệt có nhiều
loại thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguổn gốc, xuất xứ trôi nỗi trên
thị trường.
Đến tháng 8 năm 2007 lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu phải
thiêu hủy là 152 tấn. Từ năm 1991 đến năm 2000, khối lương thuốc
BVTV được nhập khẩu và sử dụng biến động từ 20.000-30.000 tấn
thành phẩm quy đổi, lương sử dụng trên một đơn vị diện tích từ 0.671,0kg ka li/ha. Từ năm 2000 đến nay khối lương nhập khẩu và sử
dụng ở Việt Nam tăng từ 33.000 đến 75.000 tấn. Việc lạm dụng thuốc
BVTV trong phòng trừ dịch hại, sử dụng tùy tiện không cần tuân thủ
các quy trình kĩ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại
thuốc dẫn đến hậu quả nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, mất an
toàn vệ sinh thực phẩm, đồng ruộng bị ô nhiễm. Một thực trạng đáng
lưu ý là xu hướng của người nông dân thích sử dụng các loại thuốc rẽ
tiền, công dụng mạnh, nhưng không quan tâm đến an toàn khi sử
dụng.7
Lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại, tùy tiện
không tuân thủ các quy trình kĩ thuật, không đảm bảo thời gian cách
ly của từng loại thuốc đã dẫn đến hậu quả ngộ độc thực phẩm, mất an
toàn vệ sinh thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường.
7

http:///www.iesd.gov.vn/webplus.print.asp?aid=134=VN

GVHD: Võ Hoàng Yến


10

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

Ngoài ra thâm canh tăng vụ để gia tăng sản lượng đồng thời
cũng chịu nhiều rủi ro về sâu bệnh và gia tăng sự suy giảm độ mầu
của đất.
Phân bón khi sử dụng cũng sẽ để lại một lượng dư không nhỏ
do cây trồng không hấp thụ được, sẽ tác động tiêu cực đến hệ sinh
thái nông nghiệp cũng như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và có
thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng. Ngoài các nguyên
nhân chủ yếu như người nông dân áp dụng sai các quy định về sử
dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…, thì nguyên nhân sử
dụng đất nông nghiệp dùng cho sản xuất sai với mục đích sử dụng
cũng chính là nguyên nhân gây thoái hóa đất, ô nhiễm đất.
Một số ví dụ điển hình:
Ở An Giang, phần lớn các vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật khi
sử dụng bà con thải bỏ lại môi trường, chỉ có khoảng hơn 10% ve chai
được bán và 20% thu gom lại và đốt bỏ, 5% sử dụng phương pháp
chôn lấp. Chính vấn đề này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm bởi dư
lương hóa chất bảo vệ thực vật còn sót lại trên các bao bì, nhãn mát
của các chai lọ đựng thuốc. Theo điều tra của cục Y tế dự phòng về
môi trường Việt Nam, hàng năm có trên 5.000 trường hợp nhiễm độc
do hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại các bệnh viện và trên 300
trường hợp tử vong. 8
Ở Tiền Giang, Với quy mô sản xuất nông nghiệp của tỉnh, hàng

năm lương chất thải ra môi trường từ sản xuất nông nghiệp là rất lớn.
Theo số liệu khảo sát của ông Trương Văn Cho, Trưởng phòng trồng
trọt (Sở NN&PTNT), để giữ vững năng suất người sản xuất phải bón
vào trong đất hàng năm một lượng phân bón vô cơ rất to lớn, tương
8

/>
GVHD: Võ Hoàng Yến

11

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

đương 69.000 tấn Urê, 85.000 tấn lân các loại, 20.000 tấn kali, 17.000
tấn phân DAP và NPK các loại khoảng 20.000 tấn. Để bảo vệ cây
trồng, lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng rất lớn. Theo thống kê sơ bộ,
trên cây lúa trồng 3 vu/1 năm lượng thuốc sử dụng 2.592 tấn thuốc trừ
sâu rầy các loại, 2.034 tấn thuốc trị bệnh và 1.296 tấn thuốc diệt cỏ;
tương đương 10.8kg thuốc trừ sâu rầy /ha/ năm, trên 21kg thuốc trừ
bệnh, 13kg thuốc kích thích và 3,6kg thuốc diệt cỏ.9
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, theo kết quả điều tra hiện nay
còn 70-75% nông dân ở khu vực đồng bằng sông cửu long không có
nơi bảo quản và dụng cụ phun thuốc chuyên dùng an toàn, hơn 50%
nông dân không có hiểu biết cần thiết về thuốc bảo vệ thực vật, không
có phương tiện bảo hộ lao động. Thêm vào đó thuốc BVTV chưa
được kiểm soát chặt chẽ, thuốc hết hạn vẫn tràn lan; thuốc không thích

hợp với chủng loại cây trồng và sâu bệnh, thuốc ngoài danh mục,
chưa có giấy pháp cần lưu hành; thuốc cấm vẫn được bày bán. Hiện
nay nông dân vẫn còn trình trạng lạm dụng quá mức thuốc BVTV,
phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp, không chờ thuốc có thời
gian cách ly, phân hủy đã thu hoạch nên sảy ra nhiều vụ ngộ độc…
Tóm lại, hiện nay ô nhiễm môi trường trong sản xuất lúa đã đến
mức báo động, vì thế bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa là vấn đề
quan trong trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra bảo vệ môi trường cũng
chính là bảo vệ sức khỏe của con người. Với ý nghĩa quan trong ấy,
việc có ngay giải pháp, hành động để bảo vệ môi trường nông thôn
trong sản xuất lúa, trước khi quá muộn là điều cần thiết.

9

Http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.aso?idcha=9662&cap=16515

GVHD: Võ Hoàng Yến

12

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

1.3 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa
“ Lúa là cây trồng thân thiết của nhân dân ta và nhiều dân tộc khác
trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc châu Á, cũng như bắp của dân Nam
Mĩ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mĩ.

Tuy nhiên có thể nói, trên khắp thế giới, ở đâu cũng có dùng đến lúa gạo
hoặc các sản phẩm từ lúa gạo. Khoảng 40% dân số trên thế giới lấy lúa
gạo làm lương thực chính. Trên thế giới có hơn 110 quốc gia sản xuất và
tiêu thụ lúa gạo ở các mức độ khác nhau. Lương lúa được sản nhất và tiêu
thụ gạo nhiều nhất tập trung ở khu vực Châu Á. Đặc biệt là các nước
nghèo:gạo là nguồn thức ăn chủ yếu. Các nước nghèo thường dùng gạo là
nguồn thức ăn chính, khi thu nhập tăng lên mức tiêu thụ gạo có xu hướng
giảm xuống, thay thế bằng thức ăn cung cấp nhiều protein và vitamin hơn
là năng lượng. Đối với một số quốc gia như Việt Nam, Myanmar, Ai Cập
lúa gạo chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân không chỉ
là nguồn lương thực mà còn là nguồn thu ngoại tệ đổi lấy các thiết bị vật
tư cần thiết cho sự phát triển của đất nước”.10
Tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản
xuất lúa ngày càng nghiên trọng đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước,
không khí. Trong khi sàn xuất lúa, người nông dân chưa đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu về xử lý vệ sinh môi trường, xử lý các loại chai, lọ thuốc
BVTV không đúng quy định mà đưa trực tiếp vào môi trường làm cho
môi trường đất, nước ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng làm cho môi
trường ngày càng bị xấu đi. Ngoài ra xạ luýa dày cũng là nguyên nhân
tạo điều kiện ho sâu bệnh, dịch hại phát triễn dẫn đến phải sử dụng một

10

Nguyễn Ngọc Đệ, Giáo trình Cây Lúa, Trường Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu phát triển đồng bằng
sông cửu long,2008

GVHD: Võ Hoàng Yến

13


SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

lượng lớn thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh, dịch hại gây ô nhiễm môi
trường.
Tóm lại ngành nông nghiệp sản xuất lúa ở Việt Nam hiện nay đang
phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có ô nhiễm môi trường đang
được cơ quan nhà nước và người dân đặt lên hàng đầu. Nếu người dân
sản xuất lúa không có ý thức bảo vệ môi trường trong canh tác, sử dụng
phân bón, thuốc BVTV không đúng quy định thì sẽ làm cho môi trường ô
nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn, Vì vậy, với tình hình hiện nay công
tác bảo vệ môi trường phải đi đôi với ngành nông nghiệp sản xuất lúa là
một việc làm khoa học. Phát triển kinh tế là quan trọng song phải gắn liền
kinh tế với bảo vệ môi trường làm cho môi trường trong sạch, lành mạnh
chính là điều kiện để mang lại sức khỏe cho con người để lao động và
phát triển kinh tế. Do đó người nông dân sản xuất lúa phải có ý thức trách
nhiệm trong bảo vệ môi trường; về phía cơ quan nhà nước cần phải hỗ trợ
cho người nông dân về mặt kiến thức, trình độ chuyên môn, kĩ thuật sản
xuất, nhất là những quy định pháp luật về điều chỉnh hành vi của họ
nhằm giúp cho ngành nông nghiệp sản xuất lúa phát triển bền vững và
không gây ô nhiễm môi trường.

1.4 Khái quát chính sách pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi
trường
Ý thức bảo vệ môi trường của nông dân trong sản xuất lúa đóng
vai trò quan trọng. Tuy nhiên pháp luật mới là nền tảng và là yếu tố quyết
định hành vi con người. Pháp luật thông qua các hệ thống quy phạm pháp

luật nhằm điều chỉnh hành vi của con người và được đảm bảo thực hiện
bằng quyền lực nhà nước, sẽ có tác dụng rất lớn trong bảo vệ môi trường.
Nhận thức được tầm quan trong này, Đảng và nhà nước ta trong thời gian
qua rất chú trọng công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm
GVHD: Võ Hoàng Yến

14

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

pháp luật và các văn bản khác có liên quan làm cơ sở pháp lý điều chỉnh
vấn đề bảo vệ môi trường.
Chính sách bảo vệ môi trường
“Chính sách bảo vệ môi trường là những chủ trương, biện pháp
chiến lược, thời đoạn, nhằm giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ
thể nào đó, trong một giai đoạn nhất định”.11
Chính sách bảo vệ môi trường là tất cả các biện pháp của nhà nước
nhằm duy trì và phát triển bền vững môi trường nhằm chủ động tạo ra
các tiền đề bảo vệ bền vững tài nguyên môi trường, đồng thời chống lại
cái hành vi làm suy thoái, hủy hoại, ô nhiễm tài nguyên môi trường.
Trong đó công cụ pháp luật được áp dụng chủ yếu là các cơ chế nhằm
đảm bảo thực hiện, cũng như các biện pháp kích thích tổ chức cá nhân
bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế là hai yếu tố tồn tại song
song và không thể tách rời nhau, phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo
vệ môi trường. Chính vì vậy đại hội Đảng lần thứ X Đảng Cộng sản Việt

Nam đã nêu rõ chủ trương phát triển trong thời gian tới là “ phát triển
nhanh, hiệu quả bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ công
bằng xã hội và bảo vệ môi trường”, đặt mục tiêu bảo vệ môi trường cũng
như vấn đề phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội.
Ngày 15/11/2004, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết 41 NQ/TW
của bộ chính trí về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đánh giá một cách khách quan
thành tựu đạt được và những hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường
và thực hiện quan điểm của chỉ thị 36- CT/TW ngày 25/06/1998 đồng
thời đã đề ra các quan điểm, mục tiêu trong và 7 giải pháp hết sức quan
11

/>
GVHD: Võ Hoàng Yến

15

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

trọng nhằm bảo vệ môi trường bền vững của tiến trình công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước.
Trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhiệm
vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Thực hiện
Luật bảo vệ môi trường, chỉ thị 36- CT/TW năm 1998 của Bộ chính trị (
khóa VIII) về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác bảo vệ môi trường của nước
ta trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính

sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng
có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường. Nhận thức về bảo vệ môi
trường trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên; mức độ
gia tăng ô nhiễm , suy thoái về sự cố môi trường đã từng bước hạn chế;
công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đã đạt được
những tiến bộ rõ rệt. Những kết quả đó đã tạo tiền đề tốt cho công tác bảo
vệ môi trường trong thời gian tới.
Ngày 21/09/2009, Ban bí thư đã ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW “
về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết 41-NQ/TW của bộ chính trị
khóa IX “ về bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước”. Việc nghiên cứu quán triệt thực hiện chỉ thị của ban bí thư
trung ương có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường trong
giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, môi trường nước ta vẫn bị xuống cấp nhanh, có nơi có
lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hóa; chất lương của
các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị
ô nhiễm nặng; khối lương phát sinh và mức độ độc hại của các chất thải
ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai
thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe dọa nghiêm
GVHD: Võ Hoàng Yến

16

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi

không đảm bảo. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ quá trình
đô thị hóa, sự gia tăng dân số trong khi mật độ dân số đã quá cao, tình
trạng đói nghèo chưa được khắc phục tại một số vùng nông thôn, miền
núi, các thảm họa do thiên tai và những diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu
đang tăng, gây áp lực lớn đến tài nguyên và môi trường, đặt công tác bảo
vệ môi trường trước những thách thức gay gắt.
Những yếu kém, khuyết điểm trong công tác bảo vệ môi trường do
nhiều nguyên nhân khách quan và những yếu tố chủ quan là do chưa
nhận thức đúng cách về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường,
chưa biết nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường; chưa đảm bảo sự hài
hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, thường chỉ chú trọng
đến phát triển kinh tế mà khong quan tâm bảo vệ môi trường; nguồn lực
đầu tư cho bảo vệ môi trường nhà nước, của doanh nghiệp và công đồng
dân cư rất hạn chế, công tác quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều
yếu kém, phân công, phân cấp trách nhiêm chưa rõ ràng, việc thi hành
pháp luật còn chưa nghiêm.
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010 đã được Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua đã khẳng định quan
điểm phát triển của nước ta là “ Phát triển nhanh, hiệu quả bền vững, tăng
trưởng kinh tế đi đôi với công tác bảo vệ môi trường”.
Để giải quyết vấn đề môi trường trong giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo quan điểm nêu trên, cần có sự
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, sự đổi mới trong lãnh
đạo, chỉ đạo, điều hành và đặc biệt trong tổ chức, triển khai thực hiện
công tác bảo vệ môi trường trong đoàn Đảng và toàn xã hội.

GVHD: Võ Hoàng Yến

17


SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

Với quan điểm phát triển kinh tế phải phát triển hài hòa, chặt chẽ
với bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường phải kết hợp hài hòa giữa nội
lực và hợp tác quốc tế. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội;
phòng ngừa là chủ yếu. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010
được đại hội Đảng lần thứ IX thông qua đã khẳng định quan điểm phát
triển đất nước là “ Phát triển nhanh, hiệu quả bền vững, tăng tưởng kinh
tế đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và định
hướng đến năm 2020 là ngăn chặn cơ bản về tốc độ gia tăng ô nhiễm, bảo
đảm cân bằng sinh thái ở mức ổn định và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về
bảo vệ môi trường chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia có hiệu
quả quá trình toàn cầu hóa.
Những giải pháp chiến lược then chốt được lựa chọn trong nghị
quyết 41 NQ/TW bao gốm: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường; tăng cường công
tác quản lý nhà nước về môi trường; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo
vệ môi trường; áp dụng các biện pháp kinh tế bảo vệ môi trường; tạo sự
chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường, đẩy mạnh nghiên
cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đà tạo nguồn nhân lực về môi
trường; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trường.12
Chính phủ cũng đã thể hiện quyết tâm cao trong việc bảo vệ môi
trường, từ năm 2006 đến nay, tỉnh đã bố trí 1% tổng ngân sách chi cho
hàng năm cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, điều này thể hiện sự quan
tâm của lãnh đạo tỉnh đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thời kì
công nghiêp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong số mười chín nhón lĩnh

vực ưu tiên phát triển bền vững được đặt ra trong chương trong nghị sự

12

/>
GVHD: Võ Hoàng Yến

18

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

21 thì có chín nhóm lĩnh vực thuộc nhóm lĩnh vực tài nguyên và môi
trường.
Hiến pháp năm 1992 quy định “ các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ
trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện quy
định của nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường. Nghiêm cấm các hoạt động làm suy giảm hoặc hủy hoại môi
trường”.
Một số văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường
Các chính sách pháp luật về môi trường được cụ thể hóa trong các
văn bản pháp luật về môi trường.
Từ khi Luật bảo vệ Môi trường năm 1993 chính thức có hiệu lực
thì hiện nay đã được thay thế bằng Luật bảo vệ Môi trường năm 2005.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa IX, kỳ hợp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực vào
ngày 1/07/2006. Tinh thần của Luật bảo vệ Môi trường 2005 là nhằm đẩy

mạnh công tác bảo vệ môi trường đồng thời cho phép áp dụng các biện
pháp, công cụ, chế tài mạnh hơn, có tính răn đe cao hơn. Trong luật bảo
vệ môi trường 2005 thì quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp, cũng như các cơ quan quản lý nhàn nước, các cấp
chính quyền trong vuệc phân cấp quản lý môi trường cũng đã rõ ràng
hơn. Luật 2005 cũng cho pháp áp dung nhiều công cụ, biện pháp chế tài
mạnh, đồng bộ và có tính răn đe cao hơn như: áp dụng các tiêu chuẩn về
môi trường, thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường…
Nghị định 153/2005/NĐ-CP về việc tổ chức hoạt động Thanh tra
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nghị định này quy định trách
nhiệm, quyền hạn, xử lý vi phạm của cơ quan thanh tra đối với trường
hợp vi phạm trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
GVHD: Võ Hoàng Yến

19

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

Chính phủ đã ban hành nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày
31/12/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường. Nghi định này quy định các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt
và các biện pháp khắc phục hậu quả.
Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định tội
phạm về môi trường như: tội gây ô nhiễm môi trường, tội quy phạm quy
định về quản lý chất thải nguy hại…

Tóm lại với những chủ trương đúng đắng, định hướng rõ ràng; các
quy định trên phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của nước ta trong
giai đoạn hiện nay nhưng vẫn chưa đủ cơ sở pháp lý, những biện pháp cụ
thể để bảo vệ mô trường trong nông nghiệp nói chung và ngành nông
nghiệp sản xuất lúa nói riêng.

GVHD: Võ Hoàng Yến

20

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG SẢN XUẤT LÚA VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
2.1 Quy trình sản xuất lúa và ảnh hưởng của các quy trình
sản xuất lúa đối với môi trường
2.1.1 Quy trình sản xuất lúa thân thiện với môi trường
2.1.1.1 Chọn lựa giống lúa
Mục tiêu của chọn lựa giống lúa là nhằm áp dụng đồng bộ các kĩ
thuật canh tác nhằm tăng năng suất, chất lượng giảm giá thành sản xuất
lúa xuất khẩu.
Việc chọn lựa giống lúa có vai trò quan trọng trong việc trồng lúa
ảnh hưởng trực tiếp tới việc áp dụng các chất hóa học để phòng trừ sâu
bệnh, bón phân…, và chính các chất hóa học, phân bón trong hóa trình
sản xuất, các chất này sẽ tác động trực tiếp đến môi trường và gây ô

nhiễm môi trường.
2.1.1.2 Chuẩn bị đất
Đối với vụ Đông xuân:
- Dọn sạch cỏ
- Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng
có trang kèm theo.
Đối với vụ hè thu:
- Cày đất bằng máy với đội sâu 15- 20 cm
- Phơi ải trong thời gian 1 tháng
- Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có
công cụ trang phẳng mặt ruộng kèm theo.
-

GVHD: Võ Hoàng Yến

21

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

2.1.1.3 Biện pháp gieo sạ
Chuẩn bị hạt giống
- Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong
nước muối 15% để loại bỏ hạt lép và lẩn tạp.
- Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 24- 30 giờ. Xử lý
hạt giống trước khi đem ủ bằng HVP GA3
- Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24- 36 giờ tùy giống

đảm bảo hạt vừa nhú mầm.
Biện pháp gieo sạ
- Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với
máy kéo
- Lương hạt giống gieo 100- 120kg/ ha
- Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm
2.1.1.4 Bón phân
Ở giai đoạn để nhánh ( 22- 25 NSS) và làm đồng ( 42- 45 NSS), sử
dụng bảng so màu lá lúa để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón.
Tùy theo loại đất và mùa vụ mà loại phân, liều lượng và thời gian
bón cho lúa khác nhau.
2.1.1.5 Phòng trừ cỏ dại, sâu hại và bệnh hại
Phòng trừ cỏ dại
Ngoài việc áp dụng các biện pháp trên, luân phiên áp dụng các loại
hóa chất diệt cỏ bao gồm: Sofit 300EC, Meco 60EC, Vigor 33EC…13.
Phòng trừ sâu hại Sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như
(IPM). Khi thật cần thiết, có thể sử dụng một số loại thuốc như: Applaud
10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND… để phòng trừ.
Phòng trừ bệnh hại
13

http:/www.clrri/rice/tech/codai.htm

GVHD: Võ Hoàng Yến

22

SVTH: Nguyễn Văn Phong



Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

Thăm đồng thường xuyên 5- 7 ngày/ 1 lần để phát hiện bệnh kịp
thời và có thể sử sụng các loại thuốc như Trizole 20WP; Bump 650WP;
FILIA- 525EC …để phòng trừ bệnh hại.
2.1.1.6 Thu hoạch, chiến biến và bảo quản
Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28- 32 ngày hoặc
khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều
tăng tỉ lệ hao hụt.
Nên sử dụng mát gặt để cắt lúa.
Sau khi cắt tiến hành suốt ngay, không nên phơi mớ trên đồng
ruộng.
Sử dụng máy đập lúa trục dọc để suốt lúa.
2.1.2 Ảnh hưởng của các quy trình sản xuất lúa đến ô nhiễm
môi trường
Sản xuất lúa là một quá trình bao gồm các giai đoạn như chọn lựa
hạt giống, chuẩn bị đất, gieo sạ, quản lý nước, phòng trừ cỏ dại… các
khâu trong quá trình này có vai trò rất quan trọng. Nếu người dân không
am hiểu các kiến thức về cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
thì:
Bón phân dư sẽ làm cho
Sâu bệnh phát triển nhiều hơn
Kiểu canh tác lúa 1 vụ thì lúa không có trên đồng khoảng 6 tháng;
ở kiểu canh tác 2 vụ thì có khoảng 4 tháng, còn kiểu canh tác 3 vụ lúa thì
chỉ khoảng 1 tháng. Thời gian không có lúa trên đồng càng ngắn là điều
kiện để cho sâu bệnh phát triển càng nhiều do thức ăn lúc nào cũng có.
Chính vì vậy, canh tác lúa 3 vụ để tăng năng suất lúa/năm sẽ làm cầu nối
cho sâu bệnh có cơ hội phát triển quanh năm và phát triển thành dịch. Áp
lực sâu bệnh trong canh tác lúa ngày một gia tăng, nhất là rầy nâu, bệnh

GVHD: Võ Hoàng Yến

23

SVTH: Nguyễn Văn Phong


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa: Thực trạng áp dụng pháp luật tại tỉnh
Tiền Giang

vàng lùn, lùn xoắn lá và đạo ôn là những đối tượng gây hại quan trọng
cho cây lúa và khi đó thuốc bảo vệ thực vật sẽ được sử dụng nhiều hơn.
Như ở Đồng bằng Trung tâm Thái Lan, năng suất lúa tăng 6,5% đã làm
tăng chi phí thuốc bảo vệ thực vật lên 53%; Còn ở Tây Java của
Indonesia, khi năng suất tăng 23% đã làm tăng chi phí thuốc bảo vệ thực
vật lên 69% (Lim, 2008). Sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật là nguy cơ
ô nhiểm môi trường đất, nước, ảnh hưởng đến tính an toàn của sản phẩm
và sức khoẻ của người sản xuất.14
Đất không còn nhận được phù sa
Phù sa là nguồn dinh dưỡng cho cây trồng mà thiên nhiên ban tặng
cho ĐBSCL kể từ khi hình thành vùng đất nầy. Hàng năm, nước nổi tràn
đồng mang phù sa về cho ĐBSCL khoảng 250 triệu tấn/năm, nếu tính
hàm lượng dưỡng chất có trong phù sa trung bình là 0,1% N; 0,01% P;
0,28 meq K/100 g; 16,08 meq Ca/100 g; 3,46 meq Mg/100 g (Huỳnh
Hiệp Thành, 2001); 63,5% SiO2, 5,64% Fe2O3, 0,09% MnO, ... (Uehara
et al., 1974) thì tổng lượng dưỡng chất nầy là rất lớn. Bên cạnh đó chất
lượng của phù sa sông cũng rất tốt (pH khoảng 6,48 và EC khoảng 0,13
mS/cm) và cân đối, chứa đầy đủ các nguyên tố đa lượng, trung lượng và
vi lượng mà cây trồng cần. Chính vì vậy mà hàng trăm năm trước đây,
nông dân ĐBSCL trồng lúa mùa 1 vụ năng suất 3 tấn/ha không cần phải

bón phân, có nghĩa là phù sa đã bù đắp đủ dưỡng chất mà cây lúa đã lấy
đi. Bao đê không cho nước nổi hay triều cường tràn vào đồng ruộng có
nghĩa là đã bỏ đi cái lộc mà thiên nhiên ban tặng. Dinh dưỡng cung cấp

14

PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ, Trường Đại Học Cần Thơ, Những yếu tố ảnh hưởng đến tính bền
vững của sản xuất lúa ba vụ ở đồng bằng sông cửu long

GVHD: Võ Hoàng Yến

24

SVTH: Nguyễn Văn Phong


×