Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại PHÁP LUẬT về bảo vệ sức KHỎE CON NGƯỜI dưới tác ĐỘNG của ô NHIỄM môi TRƯỜNG THỰC TIỄN và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 34: 2008 – 2012

\

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Võ Hoàng Yến

Nguyễn Thị Mỹ Nhung
MSSV: 5085985
Lớp: Thương mại 2 - K34

Cần Thơ, tháng 5 năm 2012


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA Ô NHIỄM MÔI TRUỜNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
1.1. Khái quát chung về môi trường và ô nhiễm môi trường........................... 5


1.1.1. Khái quát chung về môi trường.......................................................... 5
1.1.1.1 Khái niệm môi trường.................................................................. 5
1.1.1.2 Phân loại môi trường ................................................................... 7
1.1.1.3 Chức năng của môi trường........................................................... 8
1.1.2. Khái quát chung về ô nhiễm môi trường .......................................... 10
1.1.2.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường .................................................. 10
1.1.2.2 Phân loại ô nhiễm môi trường.................................................... 12
1.1.2.3 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường................................. 13
1.1.2.4 Hậu quả chung của ô nhiễm môi trường..................................... 15
1.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người ................ 16
1.2.1. Khái quát chung về sức khỏe con người.......................................... 16
1.2.1.1 Định nghĩa sức khỏe con người ................................................. 16
1.2.1.2 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe con người ................ 17
1.2.1.3 Tầm quan trọng của sức khỏe .................................................... 19
1.2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người ..... 20
1.2.2.1 Tác động của ô nhiễm nguồn nước ............................................ 20
1.2.2.2 Tác động của ô nhiễm không khí ............................................... 21
1.2.2.3 Tác động của ô nhiễm tiếng ồn .................................................. 22
1.2.2.4 Tác động của ô nhiễm ánh sáng ................................................. 23
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE
CON NGƯỜI DUỚI TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1. Các quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề bảo vệ sức khỏe con
người dưới tác động của ô nhiễm môi trường ................................................ 24
2.1.1. Quy định về vệ sinh nước và các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân
dân..................................................................................................................... 24
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Thân Thị Ngọc Bích



Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

2.1.2. Quy định về vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất
…............................................................................................................................... 26

2.1.3. Quy định về chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt ................. 28
2. 1. 4. Quy định về vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm ................ 29
2.1.5. Quy định về vệ sinh trong xây dựng................................................. 30
2.1.6. Quy định về vệ sinh trong trường học và nhà trẻ.............................. 31
2.1.7. Quy định về vệ sinh trong lao động.................................................. 33
2.1.8. Quy định về vệ sinh nơi công cộng .................................................. 34
2.2. Các quy định về xử lý vi phạm ................................................................. 37
2.2.1. Biện pháp xử lý hành chính ............................................................. 38
2.2.2. Biện pháp xử lý hình sự ................................................................... 41
2.2.3. Biện pháp xử lý dân sự .................................................................... 45
CHƯƠNG 3
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ SỨC KHỎE CON NGƯỜI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG – MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Một số tồn tại và giải pháp đối với các quy định của pháp luật về bảo vệ sức
khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường................................. 47
3.1.1. Luật Bảo vệ môi trường 2005 .......................................................... 48
3.1.1.1. Tồn tại ................................................................................... 48
3.1.1.2. Giải pháp ............................................................................... 50
3.1.2. Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989............................................... 50
3.1.2.1. Tồn tại ................................................................................... 50
3.1.2.2. Giải pháp ............................................................................... 53
3.1.3. Các quy định trong Bộ luật Hình sự 1999 ( sửa đổi, bổ sung 2009) về các
vấn đề có liên quan đến hành vi gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con
người ................................................................................................................. 53

3.2. Những vấn đề từ thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người
dưới tác động của ô nhiễm môi trường........................................................... 58
3.2.1. Những kết quả đạt được................................................................... 58
3.2.2.Tồn tại .............................................................................................. 59
3.2.3. Nguyên nhân ................................................................................... 61
3.2.3.1. Nguyên nhân khách quan........................................................ 62
3.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan ........................................................... 63
3.2.4. Giải pháp ......................................................................................... 63
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Thân Thị Ngọc Bích


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 66
Danh mục tài liệu tham khảo

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu

SVTH: Thân Thị Ngọc Bích


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình ô nhiễm môi trường ở Việt Nam diễn biến khá
phức tạp, điều đó có thể nhận thấy qua việc các con sông lớn, không khí bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2010, chỉ riêng

lưu vực Sông Cầu có hơn 2.000 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với tổng lượng
nước thải của các ngành khai thác mỏ, chế biến khoáng sản chiếm 55%, ngành kim khí
chiếm 29%. Trong khi đó, đa số mỏ khai thác ở lưu vực sông Cầu không có hệ thống
xử lý nước thải. Nước thải trong và sau khai thác đều xả thẳng vào nguồn nước
mặt. Ngoài ra, các khu công nghiệp và khu chế xuất ở vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam thải trên 137.000 m3 nước thải chứa gần 93 tấn chất thải đổ ra các sông Đồng Nai,
Thị Vải và Sài Gòn. Lượng NH4 vượt tiêu chuẩn cho phép trên các sông Hồng, Cầu, và
Thương từ 150-200%. Lượng BOD5 tại các sông trên vượt tiêu chuẩn cho phép 270380%. Sông Hiếu và sông Hương ở Bắc Trung Bộ có hai chỉ số trên vượt tiêu chuẩn
cho phép lần lượt 150-180% và 200-300%. Sông Hàn tại duyên hải Nam Trung Bộ
vượt 140-260% và 100-200%. Còn sông Sài Gòn ở đồng bằng Cửu Long có chỉ số
BOD5 vượt 200-400%. Sông Thị Vải xa hơn, vượt 1000- 1500%1. Bên cạnh đó, những
hành vi vi phạm pháp luật về môi trường có xu hướng ngày càng tăng lên nhưng việc
xử lý thì chưa được thực hiện nghiêm túc. Theo tổng kết của Cục cảnh sát phòng chống
tội phạm về môi trường ngày 01/8/2012, hiện nay cả nước có khoảng 80 doanh nghiệp
có chức năng, nhiệm vụ, giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Thế nhưng, các doanh
nghiệp này lại không làm theo đúng quy trình mà đem chất thải về chôn ngay tại khuôn
viên của đơn vị mình. Điển hình trong số doanh nghiệp này là Công ty Môi trường
xanh (Vũng Tàu), Xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương... Mặt khác, địa phương nào
cũng có doanh nghiệp vi phạm về môi trường, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội,
TPHCM, Hải Phòng… Các hoạt động thanh tra, kiểm tra phòng chống vi phạm trong
lĩnh vực này mới chỉ phát hiện xử lý khoảng 10% so với vi phạm thực tế. Theo Cục
cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, cả nước có hơn 1 triệu tấn chất thải
nguy hại, phát sinh chủ yếu từ các nguồn sản xuất công nghiệp, làng nghề, dịch vụ
khoa học y tế. Trong đó, chỉ khoảng 60% chất thải nguy hại được xử lý. Số còn lại bị

1

Xem: “Nguồn nước suy thoái trầm trọng (kỳ 3)”, Bích Ngọc, />Nguon-nuoc-suy-thoai-tram-trong-ky-3/20101/77387.datviet [truy cập ngày 30/3/2012]

GVHD: Võ Hoàng Yến


Trang 1

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

chôn lấp, đổ thải hoặc tái sử dụng một cách trái phép2. Điều đáng quan tâm là môi
trường sống bị ô nhiễm có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của con
người. Theo thông tin từ Bộ Y tế, khoảng 26 bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng nước
ta hiện nay đều có liên quan đến môi trường. Ngoài ra, môi trường bị ô nhiễm cũng là
nguyên nhân khiến các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp gia tăng nhanh chóng,
thống kê mới đây ở nước ta cho thấy, cả nước có khoảng hơn 23.000 trường hợp mắc
các bệnh nghề nghiệp và dự báo hết năm 2011, con số này sẽ tiếp tục tăng lên 30.000
người. Trong đó, các bệnh phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (73%), điếc do tiếng ồn là 6%...
Con số này mới chỉ là thống kê từ những bệnh nhân được đi khám, giám định sức khỏe
định kỳ, trên thực tế số người mắc có thể còn cao hơn gấp nhiều lần bởi có đến 80%
người lao động không đi giám định, kiểm tra sức khỏe 3.Với những thực trạng về ô
nhiễm môi trường như vậy trong khi các văn bản quy phạm pháp luật quy định về ô
nhiễm môi trường như Bộ luật Hình sự 1999, Bộ luật Dân sự 2005, Luật Bảo vệ môi
trường 2005, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989… còn nhiều thiếu sót, bất cập thì đã
dẫn đến hậu quả là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng và
do đó, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Như chúng ta đã biết, sức khỏe con
người đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế - xã hội của đất
nước, thế nhưng một khi sức khỏe con người bị ảnh hưởng thì kết quả sẽ là đất nước
kém phát triển và không thể hội nhập. Vì vậy trước mắt là phải có biện pháp để bảo vệ
sức khỏe con người dưới tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường.
Như vậy với hai lý do chính là thực trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng ngày càng
nghiêm trọng đến sức khỏe con người trong khi về mặt pháp lý thì còn nhiều bất cập

trong các quy định về vấn đề này nên tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ sức
khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường – Thực tiễn và giải pháp”
để nghiên cứu, phân tích những quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng luật đồng
thời đưa ra giải pháp tốt nhất nhằm làm cho môi trường quanh ta ngày càng trong sạch,
đảm bảo tốt nhất sức khỏe con người.
2. Phạm vi nghiên cứu
Liên quan đến lĩnh vực pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô
nhiễm môi trường thì có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan điều chỉnh.
2

Xem: Tội phạm về môi trường ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, Công Quang, vn/c25
/s255-505176/toi-pham-ve-moi-truong-ngay-cang-phuc-tap-va-nghiem-trong.htm [truy cập ngày 30/3/2012]
3
Xem: “Bệnh do ô nhiễm môi trường tăng nhanh”, Duy Tiến, [truy cập ngày 9/4/2012]

GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 2

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

Tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu của đề tài Luận văn, tác giả chỉ trình bày và phân
tích những quy định được xem là tiêu biểu, nổi bật nhất và có mối liên quan gần nhất
với nội dung đề tài. Theo đó, người viết tập trung phân tích các quy định của Luật Bảo
vệ sức khỏe nhân dân 1989, Luật Bảo vệ môi trường 2005, Bộ luật Hình sự 1999, Bộ
luật Dân sự 2005 và một số Nghị định hướng dẫn có liên quan. Nội dung phân tích chủ
yếu là các quy định về vệ sinh trong nguồn nước, trong xây dựng, trong sản xuất công

nghiệp… và các quy định về xử lý vi phạm bao gồm xử lý hình sự, hành chính, dân sự.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Như đã trình bày ở phần lý do chọn đề tài, hiện tại tình trạng ô nhiễm môi trường
đang diễn ra khá nghiêm trọng trong khi các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề bảo
vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường vẫn còn những thiếu sót
nhất định làm cho việc áp dụng luật vào trong thực tế không khả thi nên với việc
nghiên cứu vấn đề đó, mục tiêu cuối cùng mà tác giả muốn đưa ra là trên cở sở phân
tích những bất cập của các quy định sẽ đưa ra giải pháp cho phù hợp nhằm bảo vệ tốt
nhất môi trường quanh ta, góp phần nâng cao sức khỏe con người cũng như nâng cao
trình độ phát triển của đất nước, tạo điều kiện để hội nhập với các nước trong khu vực
và trên thế giới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cơ bản. Đầu tiên, để có tư liệu cho việc nghiên cứu, tác giả đã sử dụng biện pháp
sưu tầm, tìm kiếm tài liệu, phân loại tài liệu, tham khảo các thông tin qua báo đài, tạp
chí để chọn lọc, sắp xếp, cơ cấu cho phù hợp vào nội dung từng Chương. Tiếp đó,
trong quá trình viết cũng sử dụng các phương pháp phân tích luật viết, các biện pháp
liệt kê, so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật với nhau, đồng thời để tạo ra sự
dễ dàng cho người đọc trong việc tiếp cận luận văn, tác giả cũng đã sử dụng các biện
pháp tổng hợp, diễn dịch, quy nạp để phân tích, chứng minh hay giải thích vấn đề. Tất
cả các phương pháp trên được trình bày đan xen trong luận văn, tùy từng nội dung mà
áp dụng phương pháp cho phù hợp để tạo ra sự hài hòa, cân đối, mạch lạc trong từng
vấn đề của luận văn.
5. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong ba Chương như sau:

GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 3


SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

Chương 1: Khái quát về ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của ô nhiễm môi
trường đến sức khỏe con người.
Chương 2: Quy định của pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động
của ô nhiễm môi trường.
Chương 3: Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi
trường – Một số tồn tại và giải pháp

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA Ô NHIỄM MÔI TRUỜNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI

GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 4

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

Khi xã hội càng phát triển thì bên cạnh những mặt tích cực mà nó đạt được như đời
sống người dân được cải thiện, kinh tế phát triển thì bên cạnh đó cũng kèm theo những
tác động không mong muốn. Một trong những tác động đó chính là tình trạng ô nhiễm
môi trường. Cụ thể, hiện nay trên thế giới, một số nơi đang phải đối mặt với nguồn

nước, không khí bị ô nhiễm, thậm chí một số địa phương, người dân còn phải sống
chung với rác thải. Với thực trạng như vậy, hậu quả là môi trường tự nhiên bị thay đổi
và không ai khác, đối tượng chịu ảnh hưởng mạnh nhất chính là con người, khi đó, sức
khỏe con người sẽ bị đe dọa bởi những căn bệnh nguy hiểm do ô nhiễm gây ra. Vì vậy,
việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe
con người là một vấn đề hết sức cần thiết. Trong phạm vi chương này, những vấn đề
chung về ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người sẽ được trình bày để làm tiền đề
cho việc nghiên cứu những quy định của pháp luật cũng như đưa ra giải pháp khắc
phục.
1.1. Khái quát chung về môi trường và ô nhiễm môi trường
1.1.1. Khái quát chung về môi trường
1.1.1.1 Khái niệm môi trường
Khi nói đến môi trường, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thuật ngữ này được
định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Nó có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “environner”
có nghĩa là “bao quanh, ở xung quanh” và đến những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ
XX, thuật ngữ này cũng được sử dụng phổ biến trong nhiều ngôn ngữ của các quốc gia,
cụ thể ở từng nước nó có tên gọi như sau: Umwelt (Đức), Mileu (Hà Lan), Medio
ambiente (Tây Ban Nha), Mesioambiente (Thổ Nhĩ Kỳ), Al’Biah (Ả Rập) 4.
Trên thế giới, theo một số nghiên cứu khoa học thì môi trường được hiểu như sau:
theo quyển Webster’s Ninth New Collegiate Dictionary thì “Môi trường là toàn bộ
hoàn cảnh, vật thể hoặc điều kiện bên ngoài vây quanh tác động qua lại lẫn nhau”5.
Còn theo Masn Langenhim, thì “Môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại xung quanh
sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật. Chẳng hạn như những sinh vật sống trong rừng, nó
chịu tác động của các điều kiện nhất định như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí,
…. nghĩa là những yếu tố xung quanh có khả năng gây ảnh hưởng trong quá trình tồn
4

Theo Patrica w.Bririne và AlanE.Boyle, International Environmental Law, Clarendon Press, Oxford,1993;
2002, [truy cập ngày 27/01/2012]
5

Theo Webster’s Ninth New Collegiate Dictionary, 1983, [truy
cập ngày 27/01/2012]

GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 5

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

tại và phát triển của sinh vật đó” 6. Hai định nghĩa trên cho ta một cách hiểu khái quát
về thuật ngữ môi trường trên thế giới.
Ở Việt Nam, cũng với cách hiểu tương tự như vậy thì môi trường được hiểu là:
“Môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người
hay một sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy”7.
Hiểu theo góc độ pháp lý thì Luật Bảo vệ môi trường 1993 và 2005 quy định như sau:
Theo Luật Bảo vệ môi trường 1993 thì “Môi trường bao gồm tất cả những yếu tố tự
nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có
ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên
nhiên”. Tuy nhiên, Luật Bảo vệ môi trường 2005 định nghĩa gọn lại: “Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Có thể nhận thấy ở định nghĩa trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã lược bỏ cụm
“quan hệ mật thiết với nhau” và “thiên nhiên”. Sự thay đổi này hoàn toàn hợp lý vì nó
phù hợp với khuynh hướng chung của thế giới. Cụ thể, chương trình môi trường Liên
Hiệp Quốc8 đã định nghĩa môi trường như một hệ sinh lý học bên ngoài mà trong đó
con người và sinh vật khác tồn tại. Ngoài ra môi trường còn được hiểu theo nhiều nghĩa
đặc biệt khác như nó bao gồm các yếu tố: đất, nước, không khí,... Môi trường có thể

dùng để đề cập tới tất cả những sự sống và không sống mà nó bao quanh và ảnh hưởng
tới sinh vật sống. Nói đến môi trường, điều quan trọng cần ghi nhớ là không thể ngăn
cách hay tách rời các thành phần môi trường. Đó là các yếu tố tạo thành môi trường
như không khí, nước, âm thanh, ánh sáng, đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật và các
hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên
nhiên, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác...
Như vậy, môi trường có thể xem như tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh
hưởng đến sự phát triển hay tồn tại của sinh vật và con người.
1.1.1.2 Phân loại môi trường

6

Xem: “Kinh tế tài nguyên và môi trường”, [truy cập
ngày 27/01/2012].
7
Từ điển tiếng Việt phổ thông, Viện ngôn ngữ học, NXB Phương Đông, trang 575.
8
Xem: “Một số thuật ngữ thường dùng trong môi trường”, [truy cập ngày 27/ 01/ 2012] .

GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 6

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

Có nhiều cách phân loại môi trường khác nhau. Có thể phân loại môi trường theo
dấu hiệu đặc trưng sau đây:

Thứ nhất, theo cách phân loại cơ bản và thường gặp nhất thì môi trường bao gồm:
môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội.
- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh
học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào con người nhưng cũng
ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không
khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở; đất để
xây dựng nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi; cung cấp cho con người các loại tài nguyên
khoáng sản cần thiết cho quá trình sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các
chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm
phong phú.
- Môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành
những tiện nghi trong cuộc sống, phục vụ lợi ích cho con người như ôtô, máy bay, nhà
ở, đường xá, cầu cống, bệnh viện, trường học, công sở, các khu vực đô thị, công viên
nhân tạo...
- Môi trường xã hội là tổng hợp các quan hệ giữa người với người. Đó là những
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định, hương ước... ở các cấp khác nhau như:
Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia
đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức toàn thể... Môi trường xã hội định hướng
hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định tạo nên sức mạnh tập thể thuận
lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Thứ hai, theo quy mô, chủ yếu người ta phân loại môi trường theo không gian địa
lý như môi trường toàn cầu, môi trường khu vực, môi trường quốc gia, môi trường
vùng, môi trường địa phương.
Thứ ba, theo thành phần
- Phân loại theo thành phần của tự nhiên người ta thường chia ra:
+ Môi trường không khí
+ Môi trường đất
+ Môi trường nước
+ Môi trường biển
- Phân loại theo thành phần của dân cư sinh sống người ta chia ra:

+ Môi trường thành thị
+ Môi trường nông thôn
GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 7

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

Ngoài bốn cách phân loại trên có thể còn có các cách phân loại khác phù hợp với
mục đích nghiên cứu, sử dụng của con người và sự phát triển của xã hội9. Mỗi cách
phân loại như vậy đều có những mục đích riêng của nó. Với những cách phân loại đó,
con người có thể sử dụng vào những mục đích nghiên cứu nhất định, là cơ sở để phân
biệt rành mạch các loại môi trường, tránh sự nhập nhằng trong quá trình nghiên cứu, sử
dụng. Đồng thời, phân loại môi trường cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc quản lý
môi trường của các cơ quan có thẩm quyền. Hơn nữa, việc phân loại cũng là tiền đề
cho việc thành lập ra các cơ quan có chức năng chuyên nghiên cứu, quản lý về từng
loại môi trường riêng biệt, từ đó để họ thực hiện công tác quản lý, nghiên cứu, sử dụng
môi trường thuận lợi và tốt hơn, chính vì thế, sẽ có những giải pháp hiệu quả cho tình
trạng ô nhiễm môi trường, đảm bảo tốt hơn sức khỏe con người.
1.1.1.3 Chức năng của môi trường
Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật: trong quá trình tồn tại
và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở...
cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi
trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới
hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì.
- Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản

xuất của con người: Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt
đầu từ khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm cho đến khi phát
minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực.
Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về số lượng
lẫn chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này
của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm:
+ Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và
độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu …..
+ Các thủy vực: có chức năng cung cấp nước, nơi vui chơi giải trí và các nguồn
thủy hải sản.
+ Động-thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.

9

Xem: “Phân loại môi trường”, [truy cập ngày 27/01/2012]

GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 8

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

+ Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió: có chức năng duy trì các
hoạt động trao đổi chất.
+ Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho hoạt động sản
xuất ….

- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất của mình. Phế thải do con người tạo ra trong quá trình sản
xuất và tiêu dùng được đưa trở lại môi trường. Tại đây, hoạt động của vi sinh vật và
các thành phần môi trường sẽ chuyển phế thải trở thành các dạng ban đầu trong một
chu trình sinh địa hoá phức tạp. Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải của môi
trường là có giới hạn. Khi lượng phế thải vượt quá giới hạn tiếp nhận và phân huỷ chất
thải, thì chất lượng môi trường sẽ bị suy giảm, môi trường có thể bị ô nhiễm. Chính vì
vậy, Đây là một trong những chức năng quan trọng của môi trường. Có thể phân loại
chức năng này thành:
+ Chức năng biến đổi lý hoá: pha loãng, phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng mặt trời,
sự tách chiết các vật thải và độc tố của các thành phần môi trường.
+ Chức năng biến đổi sinh hoá: sự hấp thụ các chất dư thừa, sự tuần hoàn của chu
trình cácbon, chu trình nitơ, phân huỷ chất thải nhờ vi khuẩn, vi sinh vật.
+ Chức năng biến đổi sinh học: khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá, v.v...
+ Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh
vật trên trái đất. Trái đất trở thành nơi sinh sống của con người và các sinh vật nhờ một
số điều kiện môi trường đặc biệt: nhiệt độ không khí không quá cao, nồng độ ôxy và
các khí khác tương đối ổn định, cân bằng nước ở các đại dương và trong đất liền. Tất
cả các điều kiện đó cho đến nay chưa tìm thấy trên một hành tinh nào khác trong và
ngoài hệ mặt trời. Những điều đó xảy ra trên trái đất nhờ hoạt động của hệ thống các
thành phần của môi trường trái đất như khí quyển, thuỷ quyển, sinh và thạch quyển
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người: Môi trường trái
đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì chính môi
trường trái đất là nơi cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hóa
của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người; cung
cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các
hiểm họa đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ
thể thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên,
đặc biệt như bão, động đất, núi lửa ....; cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn


GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 9

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh
quan có giá trị thẩm mỹ để chiêm ngưỡng, tôn giáo và văn hóa khác.
- Môi trường bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. Các
thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con
người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng ozon trong khí
quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái
tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng
việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai
hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian
và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi
khả năng tự phục hồi10.
1.1.2. Khái quát chung về ô nhiễm môi trường
1.1.2.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường
Tương tự như môi trường thì ô nhiễm môi trường cũng là một khái niệm được định
nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Một cách cơ bản nhất, thì “ô nhiễm” là “nhiễm bẩn
tới mức có thể gây độc hại” 11. Còn “môi trường” như trên đã phân tích là “tất cả những
gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển”. Như vậy, hiểu theo nghĩa
thông thường thì “ô nhiễm môi trường” là tất cả những gì xung quanh con người bị
nhiễm bẩn và do đó gây ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của con người.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng

lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự
phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao
gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá
chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ12.
Dưới gốc độ sinh học thuần túy, khái niệm này chỉ tình trạng của môi trường trong đó
chỉ số hóa, lý của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Còn theo Đạo luật bảo vệ
môi trường năm 1986 của bang Westem – Austraylia (Enviroment Protection Act) định

10

Xem:“Môi trường có những chức năng cơ bản nào”, WikiSysop, vienkhoahoc.com/wiki/
M%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_c%C3%B3_nh%E1%BB%AFng_ch%E1%BB%A9c_n%C4%83ng_
c%C6%A1_b%E1%BA%A3n_n%C3%A0o%3F, [truy cập ngày 27/01/2012]
11
Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Phương Đông, tr.686
12
B
B%9Dng_l%C3%A0_g%C3%AC%3F, [truy cập ngày 27/01/2012]

GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 10

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

nghĩa: “ô nhiễm là bất cứ sự thay đổi trực tiếp hay gián tiếp của môi trường theo chiều
hướng xấu đi hay sự suy thoái của nó”13.

Ở Việt Nam, hiểu theo nghĩa pháp lý thì Luật Bảo vệ Môi trường 1993 định nghĩa:
“Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn
môi trường”14. Theo định nghĩa này thì ô nhiễm môi trường chỉ đơn giản là một sự
thay đổi tính chất, thành phần của môi trường và chính sự thay đổi đó làm vi phạm các
tiêu chuẩn môi trường. Cũng trên tinh thần đó và bổ sung thêm cho hoàn thiện, Luật
Bảo vệ môi trường 2005 đã định nghĩa “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành
phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến
con người, sinh vật”15. Như vậy, về cơ bản thì định nghĩa cũng chỉ ra ô nhiễm môi
trường là sự biến đổi các thành phần, tính chất của môi trường gây ra sự không phù hợp
với các tiêu chuẩn môi trường. Tuy nhiên, định nghĩa cũng đã bổ sung thêm ô nhiễm
môi trường còn gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Đây là một điểm khác
biệt cơ bản của luật mới so với luật cũ. Điểm mới này thể hiện đúng hơn bản chất thật
sự của ô nhiễm môi trường là ngoài việc biến đổi các thành phần của môi trường thì
còn ảnh hưởng xấu đến những chủ thể xung quanh như con người, sinh vật. Quy định
như vậy là hợp lý vì nó thể hiện sự hoàn chỉnh của khái niệm ô nhiễm môi trường, giúp
chúng ta nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện như thế nào là ô nhiễm môi trường.
Đồng thời, với khái niệm hoàn chỉnh như vậy cũng thể hiện sự quan tâm của nhà làm
luật đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật. Bên cạnh đó, cũng tạo điều
kiện hiểu một cách thống nhất khái niệm trong các lĩnh vực pháp lý khác như hành
chính, hình sự, dân sự để căn cứ vào đó mà có biện pháp xử lý cho phù hợp nhằm hạn
chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường và đảm bảo tốt hơn sức khỏe con người.
Tóm lại, ô nhiễm môi trường hiểu theo định nghĩa của Luật Bảo vệ môi trường 2005
là khá phù hợp và đầy đủ, nó phản ánh khá chính xác bản chất của ô nhiễm môi trường
và đó cũng chính là căn cứ pháp lý vững chắc để áp dụng trong các lĩnh vực pháp lý
khác.

13

/>MM%9Dng_l%C4%A0_g%C4%AC%4M, [truy cập ngày 27/01/2012]
14

Xem: khoản 4, Điều 2 Luật Bảo vệ môi trường 1993
15
Xem: khoản 6, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005

GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 11

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

1.1.2.2 Phân loại ô nhiễm môi trường
Cũng như phân loại môi trường, ô nhiễm môi trường cũng được phân thành từng
loại khác nhau. Cụ thể như sau:
- Ô nhiễm đất: Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm
lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con người như
khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ
sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại
chất ô nhiễm đất là hydrocarbon, kim loại nặng, Metyl tert-butyl ete (MTBE), thuốc
diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và chlorinated hydrocarbon16.
- Ô nhiễm tiếng ồn: Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn là tập hợp những âm thanh tạp
loạn có tần số và chu kì khác nhau, hay nói cách khác tiếng ồn là những âm thanh chói
tai phát sinh từ những nguồn chấn động không tuần hoàn17.
- Ô nhiễm ánh sáng: Ô nhiễm ánh sáng là một trong những vấn đề đang tác động
tiêu cực lên môi trường thiên văn, các loài sinh vật cũng như môi trường sinh thái tự
nhiên, đồng thời ảnh hưởng đến việc sử dụng năng lượng của con người. Ô nhiễm ánh
sáng được định nghĩa là việc lạm dụng ánh sáng nhân tạo quá mức cần thiết so với khả
năng chịu đựng ánh sáng của con người và môi trường18.

- Ô nhiễm nguồn nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất
vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm
cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh
vật trong nước. Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực
nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm
lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể
đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí
CO2, CH4, H2S tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại
dương thì nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu.
- Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến
đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là
16

Xem: “Ô nhiễm môi trường”, BB%85m_m%C3%B4i
_tr%C6 %B0%E1%BB%9Dng, [truy cập ngày 27/01/2012]
17
Xem: “Tiếng ồn và vấn đề kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn tại tỉnh”, Th.S Hà Thị Minh Chúc - PGĐ TT Quan trắc
& BV Môi trường, [truy cập ngày 27/01/2012]
18
Xem: “Ô nhiễm ánh sáng đối với sức khỏe con người”, Đan Phan, 290852.epi, [truy cập ngày 27/01/2012]

GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 12

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp


vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào.
Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con
người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá,
dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải
khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
1.1.2.3 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Hiện nay, với tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng như thế, nhân loại sẽ phải
đối mặt với không ít hậu quả do việc ô nhiễm gây ra. Việc làm trước hết là phải có biện
pháp khắc phục ô nhiễm môi trường. Muốn có được biện pháp tốt nhất thì phải tìm
hiểu những nguyên nhân nào đã gây ảnh hưởng đến môi trường. Có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến thực trạng bức xúc của những vấn đề môi trường sống hiện nay trên thế
giới cũng như ở nước ta. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ tập trung nêu lên những nguyên
nhân chủ yếu do con người gây ra ở phạm vi vĩ mô:
Một là, do con người: do sự phát triển xã hội theo quan điểm chiến lược lấy con
người làm trung tâm hay quan điểm duy nhân loại đã từng thống trị ở các nước phương
Tây trong suốt giai đoạn duy lý, nhất là từ thế kỷ XVII – XVIII đến nay. Theo quan
điểm này, con người có quyền uy tối thượng đối với thế giới; còn giới tự nhiên được
coi như một bộ máy cơ giới, vô tri, vô giác, con người có thể tuỳ tiện tác động lên nó,
có thể tước đoạt từ tự nhiên tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống của mình, và thực
tế đã diễn ra đúng như vậy, nhất là từ khi nổ ra cuộc cách mạng công nghiệp... Trong
suốt nhiều thế kỷ qua, xã hội phương Tây đã phát triển theo đường hướng này. Kết quả
là xã hội phương Tây, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, đã đạt được
những thành tựu vô cùng to lớn trong lĩnh vực kinh tế.
Để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người đã khai thác, vơ vét tất cả
những nguồn tài nguyên thiên nhiên để đưa vào sản xuất, bất chấp các quy luật tồn tại
và phát triển của chúng, miễn là thu được lợi nhuận một cách cao nhất, nhanh nhất, khi
mà lợi ích kinh tế trở thành mục tiêu duy nhất và cao nhất của sự phát triển xã hội, một
tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển. Nhưng thực chất thì lợi ích kinh tế
do đâu mà có? Phải chăng con người đã cướp bóc từ thiên nhiên và vay mượn các thế

hệ tương lai. Những khối tài nguyên khổng lồ mà con người đem vào trong sản xuất lẽ
ra phải được coi là cái vốn của sản xuất, thế nhưng trong thực tế, chúng lại được xem
như là thu nhập xã hội, là lợi ích kinh tế mà con người được hưởng thụ. Điều đó cũng
có nghĩa là các thế hệ mai sau khó có cơ hội để thoả mãn các nhu cầu của mình từ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên trên trái đất.
GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 13

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

Hai là, do xã hội: yếu tố xã hội cũng góp phần không nhỏ gây nên ô nhiễm môi
trường bởi nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Do sự phát triển xã hội theo quan điểm duy kinh tế: Để thoả mãn nhu cầu ngày
càng tăng của mình, con người đã ra sức khai thác tài nguyên thiên nhiên, bất chấp mọi
quy luật tồn tại và phát triển của chúng. Ví dụ, từ năm 1876 đến năm 1975, con người
đã khai thác từ lòng đất khoảng 137 tỉ tấn than, 46,7 tỷ tấn dầu mỏ, 20 nghìn tỉ mét
khối khí thiên nhiên, 24,5 tỉ tấn quặng sắt… Lợi ích kinh tế đã trở thành mục tiêu duy
nhất và cao nhất; các chỉ tiêu kinh tế như tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản
phẩm quốc nội tính theo đầu người (GDP), khối lượng tài nguyên thiên nhiên khai thác
được… trở thành tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá trình độ phát triển của các quốc
gia, dân tộc19.
- Do sự chưa hoàn thiện về kĩ thuật công nghệ của nền sản xuất xã hội: Sự chưa
hoàn thiện của kĩ thuật và công nghệ của nền sản xuất xã hội dưới nền văn minh nông
nghiệp và công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên và thúc đẩy ô nhiễm
môi trường. Để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người, nền sản xuất xã hội
đã phải sử dụng một khối lượng tài nguyên thiên nhiên rất lớn và ngày càng nhiều hơn.

Trong điều kiện nền kĩ thuật và công nghệ chưa hoàn thiện và còn nhiều hạn chế, xã
hội buộc phải sử dụng phương thức khai thác tài nguyên thiên nhiên theo bề rộng, đối
với mỗi loại tài nguyên chỉ dùng một vài tính năng chủ yếu, rồi thải bỏ, chẳng hạn như
than đá, dầu mỏ chỉ được dùng làm nhiên liệu là chủ yếu. Chính vì điều đó mà tài
nguyên thiên nhiên càng được khai thác và chế biến nhiều thì các chất thải bỏ độc hại
ra môi trường ngày càng lớn. Hậu quả tất yếu của phương thức sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên theo bề rộng là tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường sống
ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn.
- Do bùng nổ dân số: khi dân số gia tăng thì các nhu cầu về nhà ở, sản xuất lương
thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp… ngày càng gia tăng, đòi hỏi họ phải khai thác
những lợi ích từ thiên nhiên. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên luôn có hạn
trong khi sức khai thác ngày càng tăng, chính vì vậy nên đã gây ra tình trạng các nguồn
thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu
vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Một ví dụ điển hình là hoạt động
khai thác vàng tại tỉnh Thừa-Thiên Huế của Công ty TNHH Quang Vinh, ở huyện Duy
19

Xem: “Nhân loại và vấn đề môi trường sống”, Phạm Thị Ngọc Trầm – PGS.TS Viện Triết học, Viện Khoa học
Xã hội Việt Nam, [truy cập ngày 27/01/2012]

GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 14

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đời sống sinh hoạt

của người dân địa phương cũng như tưới tiêu ở các xã vùng hạ du như Hương Hữu,
Hương Sơn, không những thế, các dòng sông bị đục lại ảnh hưởng nguồn khai thác
thuỷ sản. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn –
siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng.
Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân
cư, kéo theo ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên20.
- Do chiến tranh: khi xảy ra chiến tranh, để phục vụ cho việc giao chiến các nước
thường sử dụng những chất độc hại như bom đạn, các chất hóa học khác. Đó cũng
chính là các nguồn nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Một ví dụ cụ thể là
trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, tổng cộng đế quốc Mĩ đã rải 72 triệu lít chất diệt
cỏ trong đó có 44 triệu lít chất độc màu da cam lên 1,7 triệu ha đất trồng và rừng ở
miền nam Việt Nam. Hậu quả để lại cho con người cũng như môi trường sống cho đến
nay vẫn chưa tính toán được hết vì sự tàn phá khủng khiếp của nó. Ngay khi bị rải
thuốc diệt cỏ lần thứ nhất, 30% cây rừng bị chết ngay sau đó. Cây rừng bị trụi lá, nước
bị ô nhiễm, động vật chết vì nhiễm độc, nhiều thảm rừng đến nay vẫn không có loại
cây nào có thể mọc được … minh chứng tiêu biểu cho sức tàn phá của chiến tranh lên
môi trường tự nhiên. Thế giới của chúng ta đã phải chứng kiến biết bao cuộc chiến
tranh có sức huỷ diệt lớn, và từng ngày từng giờ vẫn xảy ra những cuộc chiến tranh
xung đột sắc tộc, tôn giáo… Bên cạnh những thiệt hại khủng khiếp về người và của thì
hậu quả tác động đến ô nhiễm môi trường đang là một lời cảnh bảo21.
1.1.2.4 Hậu quả chung của ô nhiễm môi trường
Với hàng loạt các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sẽ mang đến nhiều hậu quả
mà con người phải gánh chịu về vật chất cũng như tinh thần. Ô nhiễm môi trường gây
ảnh hưởng tới rất nhiều khía cạnh nhưng nhìn một cách bao quát, thì ô nhiễm môi
trường gây hậu quả nghiêm trọng nhất tới các mặt: sức khỏe con người, xã hội và nền
kinh tế.

20

Xem:“Khai thác vàng ở huyện Nam Đông làm mất đất nông nghiệp”, Hồng Bắc, http://vov .vn/Home/ K haithac-vang-o-huyen-Nam-Dong-lam-mat-dat-nong-nghiep/20122/199691.vov, [truy cập ngày 27/01/2012]

21

Xem:“Nhân loại và vấn đề môi trường sống”, Phạm Thị Ngọc Trầm – PGS.TS Viện Triết học, Viện Khoa
học Xã hội Việt Nam, [truy cập ngày 27/01/2012]

GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 15

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

Thứ nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Sự suy thoái của chất lượng nước,
không khí, ánh sáng và những nguy hiểm khác về môi trường đã ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp lên sức khỏe con người, dẫn đến sự suy giảm sức khỏe và các bệnh tật
liên quan, bao gồm cả các căn bệnh gây ra bởi vi trùng và côn trùng do sự thay đổi của
khí hậu như sốt rét, vàng da, ung thư, tiêu chảy…
Thứ hai là ảnh hưởng tới toàn xã hội: đó không chỉ là ảnh hưởng tới sức khỏe con
người như trên mà rộng hơn, khi môi trường bị ô nhiễm thì toàn xã hội cũng bị ảnh
hưởng theo, một số biểu hiện cụ thể là làm giảm văn minh và vẽ mỹ quan đô thị, gây
mất cân đối sinh học của các loài sinh vật, nền văn hóa nhân loại bị suy giảm,…
Thứ ba là ảnh hưởng đến nền kinh tế: Ô nhiễm môi trường làm suy yếu sức khoẻ
con người, từ đó dẫn đến giảm năng suất lao động, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Mặt khác, sự suy thoái của chất lượng môi trường sẽ làm giảm hiệu năng các nguồn tài
nguyên cho sản xuất như sự tổn thất trong nghề cá do ô nhiễm nước, giảm sự phát triển
của rừng do đất bị xói mòn, các loại cây trồng kể kể cả cây ăn trái và hoa màu hoặc là
không cho năng suất cao hoặc là chết do ô nhiễm đất, ....
1.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người

1.2.1. Khái niệm về sức khỏe con người
1.2.1.1 Định nghĩa sức khỏe con người
Ngày nay, xã hội càng hiện đại, con người càng khát khao cuộc sống của mình được
tốt đẹp hơn. Với mỗi cá nhân, khái niệm về một cuộc sống tươi đẹp sẽ khác nhau
nhưng nhìn chung ai cũng mong muốn ngày hôm nay sẽ tốt hơn hôm qua và ngày mai
sẽ đẹp hơn hôm nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ con đường ngắn nhất để
đạt được điều này. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nói “hãy giữ gìn sức
khỏe”, “sức khỏe là vàng”, “sức khỏe là vốn quý giá nhất”…. Lời nói thì là vậy nhưng
liệu chúng ta có hiểu được “sức khỏe” là gì? Và vì sao chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn sức
khỏe? …. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản chúng ta có thể hiểu
như sau: “Sức khỏe là trạng thái không có bệnh tật, cảm thấy thoải mái về thể chất, thư
thái về tinh thần”22. Theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới “Sức khỏe là tình
trạng hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh
tật”23. Bên cạnh đó, quan niệm về sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm sự
lành mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Người định nghĩa: “Ngày nào cũng tập thể dục
22

Từ điển tiếng Việt phổ thông, Viện ngôn ngữ học, NXB Phương Đông, trang 805
Xem: “Khái niệm, vị trí, vay trò giáo dục sức khỏe”, Nguyễn Trang, />[truy cập ngày 27/01/2012]
23

GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 16

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp


thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe”24. Nội dung của định
nghĩa này hoàn toàn thống nhất với định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới
trong Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978.
Người viết cũng đồng tình với định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Theo đó, để
có được một cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe bền bỉ, dẻo dai …. không phải chúng ta muốn
là được. Vì nó tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố: nhận thức của mỗi người, môi trường
sống và làm việc…. Một người suốt ngày phải bận bịu với rất nhiều công việc, cả ngày
không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí …. dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, tinh
thần rối loạn…. Đặc biệt, với nhịp độ sống cạnh tranh như hiện nay, thời gian làm việc
nhiều hơn thời gian nghỉ ngơi thì việc chăm sóc sức khỏe đang là một vấn đề cần phải
quan tâm hàng đầu.
Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản của con người dù thuộc
bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội nào.
Nhưng để có được một sức khỏe tốt, chúng ta cần phải làm gì? Trước tiên, phải tìm
hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe, để từ đó có các biện pháp khắc phục và
giải quyết.
1.2.1.2 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Có hai nhóm nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe của con người bao gồm:
nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:
- Nguyên nhân khách quan, bao gồm: sự ô nhiễm môi trường, điều kiện y tế, điều
kiện khí hậu và di truyền, cụ thể như sau:
+ Ô nhiễm môi trường là một trong những nhân tố có tác động tiêu cực đến sức
khỏe con người. Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với hàng loạt những căn bệnh do
ô nhiễm môi trường gây ra. Chẳng hạn như: bệnh tiêu chảy xuất phát từ việc ăn uống
không hợp vệ sinh, thêm vào đó sử dụng các nguồn nước bẩn phục vụ cho việc ăn uống
hằng ngày; ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân dẫn đến các
bệnh ung thư, viêm phổi ….
+ Điều kiện về y tế: ngày nay, mặc dù các dịch vụ khám chữa bệnh xuất hiện hầu
như khá nhiều. Nhưng liệu các thiết bị hiện đại có được trang bị đầy đủ cho các cơ sở y
tế chưa? Chỉ ở những thành phố lớn thì họa mai có đầy đủ nhưng ở các vùng sâu vùng

xa thì sao? Chẳng hạn như bệnh viêm ruột thừa, nếu bệnh nhân sống ở một vùng xa
24

Xem: “Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc”, TTƯT.BS. Nguyễn Võ
Hinh, etail.jsp?area=58&cat=1178&ID=45 41, [truy cập
ngày 27/01/2012]

GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 17

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

xôi, thì nguy cơ chết vì viêm phúc mạc do vỡ ruột thừa cao hơn nguy cơ chết của một
bệnh nhân khác cũng bị viêm ruột thừa sống ở một thành phố lớn25.
+ Điều kiện về khí hậu: Sự thay đổi thời tiết có thể tác động, kích thích hàng loạt
người, ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu của não và gây nhức đầu, đau lưng, nhức
xương, mệt mỏi, đau nhói vùng tim. Ở những người đứng tuổi có bệnh mạn tính, sự
thay đổi thời tiết sẽ làm bệnh nặng lên.
+ Yếu tố di truyền: thông thường, khi cha hoặc mẹ bị nhiễm một trong số các
bệnh di truyền như bệnh tim, bệnh béo phì, bệnh mù màu, ung thư vú … thì con có khả
năng bị di truyền rất cao. Do đó đây cũng là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng
tới sức khỏe con người mà chúng ta khó có thể chủ động phòng ngừa hay chữa trị.
- Nguyên nhân chủ quan bao gồm: ngủ, vận động, tâm lý, dinh dưỡng. Đây là các
nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe của chúng ta mà con người có thể tác động
được.
+ Tầm quan trọng của giấc ngủ: ngủ là những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu

được đối với con người. Thiếu ngủ, con người sẽ suy kiệt sức lực, hao mòn thân thể,
chóng già, sinh bệnh tật, làm cho làn da chóng nhăn, khô và sạm... Từ xưa đến nay, các
chuyên gia sức khỏe bao giờ cũng khuyên con người phải ăn uống điều độ, ngủ và làm
việc hợp lý. Một số công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, khi con người ngủ, huyết
quản dưới da nở ra, vì thế có tác dụng bổ sung dinh dưỡng và ôxy cho làn da, đồng thời
loại bỏ bài tiết các chất có hại trong cơ thể. Trong một số trường hợp, thiếu ngủ cũng sẽ
làm cơ thể tăng cân. Đặc biệt, những người thường xuyên phải lao động trí óc căng
thẳng cần được ngủ đủ giấc. Nếu thiếu ngủ kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh, dễ
cau có, nổi nóng, suy nhược hệ tuần hoàn não và có thể sinh ra nhiều chứng bệnh khác.
Thiếu ngủ còn ảnh hưởng đến nồng độ các hormon tuyến giáp trong máu, có thể dẫn
đến nguy cơ cao huyết áp.
Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đã chứng minh, khi
chúng ta ngủ, cơ thể tiết ra những hormon cần thiết có tác dụng tăng cường hệ miễn
dịch, từ đó có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, virut gây bệnh. Bên

25

Xem: “Tản mạn về sức khỏe”, Huỳnh Tấn Tài, E1%B B%91%E1%BA%A3nhh%C6%B0%E1%BB%9Fng-d%E1%BA%BFn-s%E1%BB%A9c-kh%E1%BB%8 Fe/, [truy
cập ngày 27/01/2012]

GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 18

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

cạnh đó, giấc ngủ cũng góp phần làm chậm sự già yếu và kéo dài tuổi thọ, xuân sắc cho

con người26.
+ Tầm quan trọng của sự vận động: Sức khoẻ là vốn quý giá nhất của con
người. Chúng ta nên tìm những nguồn tạo dựng và nuôi dưỡng sự sống. Vận động là
một trong những nguồn đó. Kiến thức đúng đắn về vận động cung cấp một phong cách
sống lành mạnh. Aristốt, một danh nhân thời cổ Hy Lạp nói: “Không gì làm suy yếu và
huỷ hoại cơ thể bằng tình trạng không vận động kéo dài, không nên thiếu lao động, đói
lao động”27.
+ Vấn đề về tâm lý: khi con người có một trạng thái tâm lý tốt thì làm việc sẽ có
hiệu quả cao, luôn phấn chấn, năng động trong cuộc sống. Vì vậy, họ sẽ có một sức
khỏe tốt. Ngược lại, khi trạng thái tâm lý của họ bất an, luôn lo lắng thì dễ dẫn đến các
căn bệnh như: stress, trầm cảm… những căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến công việc, đến
chất lượng cuộc sống của con người.
+ Vấn đề về dinh dưỡng: Cân bằng dinh dưỡng thời gian gần đây là điểm nhấn
trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, nhưng phần lớn người dân mới chỉ quan tâm
đến “bề nổi” của việc cân bằng dinh dưỡng. Đó là dung nạp càng nhiều dưỡng chất qua
thức ăn hằng ngày, mà chưa có kiến thức đầy đủ đến “mảng chìm” quan trọng đó là tỉ
lệ của các dưỡng chất cần thiết sao cho hợp lý. Đây chính là một trong những nguyên
nhân dẫn đến các căn bệnh về tim mạch, béo phì, đái tháo đường… gây ảnh hưởng lâu
dài đến sức khỏe của bản thân và gia đình28.
1.2.1.3 Tầm quan trọng của sức khỏe
Tầm quan trọng của sức khỏe được thể hiện qua hai khía cạnh:
- Đối với chính cuộc sống của con người: một khi con người có sức khỏe dẻo dai
thì công việc của họ sẽ hiệu quả, đạt được những thành tích nhất định, khi đó con
người trở nên thoải mái, lạc quan, yêu đời, chất lượng cuộc sống và công việc của
chính họ sẽ nâng lên đáng kể. Trái lại, một khi sức khỏe con người không được tốt thì

26

Xem: “Vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe”, Thanh Hải, http ://www.Khamchuabenh.com/read.ph p?2 785,
[truy cập ngày 27/01/2012]

27
Xem: “ Vận động là nguồn sống”, Phó Đức Thảo , ne
ws&task=viewNewsDetail&id=215&category_id=57, [truy cập ngày 27/01/2012]
28

Xem: Thông tin dịch vụ - Tuổi trẻ online, “Cân bằng dinh dưỡng-xu hướng chăm sóc sức khỏe thời đại mới”,
[truy
cập ngày 27/01/2012]

GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 19

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp

công việc và đời sống của họ ngày càng suy giảm, và do đó làm ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống hiện tại.
- Đối với nền kinh tế - xã hội của một đất nước, một đất nước muốn phát triển, hội
nhập đòi hỏi phải có nền kinh tế vững mạnh, xã hội văn minh và một nền chính trị ổn
định. Muốn vậy, từng cá nhân sống trong đất nước đó phải lao động, phải ra sức để
dựng xây một nền kinh tế - chính trị - xã hội bền vững. Tuy nhiên, điều trước tiên cần
phải có để từng cá nhân thực hiện được điều đó chính là phải có một sức khỏe tốt, đủ
mạnh để ra sức làm việc. Chính vì vậy, sức khỏe đóng một vai trò quan trọng trong
việc phát triển nền kinh tế quốc gia, là tiền đề xây dựng một xã hội vững mạnh, một
chế độ chính trị bền vững.
1.2.2. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người
1.2.2.1 Tác động của ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm môi trường nước gây ra các tình trạng như nước thải công nghiệp, nước
bẩn và hôi ở các vùng kênh rạch, nhất là trong các khu đô thị. Đây là những loại nước
bị nhiễm bẩn và chứa rất nhiều tạp chất gây nguy hại. Khi con người sử dụng nguồn
nước này cho sinh hoạt thì sẽ mắc các căn bệnh nguy hiểm như viêm màng kết, tiêu
chảy, ung thư… Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản
xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
Một ví dụ cụ thể từ các nghiên cứu khoa học cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm
asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư
da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có
hàm lượng asen 0,1mg/l. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh,
nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư.
Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả
năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu
huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau
lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích
tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho… gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng
Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với
calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại
là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại:

GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 20

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


Pháp luật về bảo vệ sức khỏe con người dưới tác động của ô nhiễm môi trường - Thực trạng và giải pháp


Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm
xương, thiếu máu29.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, hàng trăm nghìn ha đất nông nghiệp ở các
tỉnh miền Trung, Tây Nguyên thường xuyên bị hạn hán, ảnh hưởng lớn đến sản xuất,
phát triển kinh tế, hàng vạn gia đình ở các địa bàn này thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
Như vậy, khi nguồn nước bị ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con
người, vì thế cần phải có các biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường nước để đảm
bảo sức khỏe con người.
1.2.2.2 Tác động của ô nhiễm không khí
Các biểu hiện của ô nhiễm không khí như khói công nghiệp, khói thuốc, bụi….
Những nhân tố này có tác động tiêu cực tới sức khỏe con người khi hít phải. Khi đó,
con người sẽ bị mắc phải các căn bệnh về đường hô hấp như lao, phổi, ngoài ra còn có
các bệnh như tim mạch. Cụ thể, khi tiếp xúc ngắn hạn với những loại khí này, có thể
xảy ra biến cố xấu đối với hệ tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và suy tim.
Trong trường hợp tiếp xúc dài hạn với không khí ô nhiễm, nguy cơ tử vong vì bệnh
mạch vành tim hoàn toàn có thể xảy ra. Bên cạnh đó còn gây ra hen suyễn, nhiễm
khuẩn đường hô hấp dưới, viêm tai giữa, lao, viêm phổi, bại não, ung thư và các dị tật
bẩm sinh... Ô nhiễm không khí không những gây nên các bệnh lý ở đường hô hấp, mà
còn ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi, là nguyên nhân làm chậm phát triển hệ
thần kinh, trí não ở trẻ.
Có thể lấy một số dẫn chứng sau để minh họa cho tác động xấu của ô nhiễm không
khí: Mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết vì ô nhiễm không khí - đó là lời cảnh báo
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cuối tháng 9-201130.
Ở nhiều thành phố, ô nhiễm không khí đang đạt tới mức đe dọa sức khỏe con người,
theo nhận định của WHO sau khi kết hợp dữ liệu về chất lượng không khí trong thời
gian từ 2003-2010 tại 1.100 thành phố ở 91 quốc gia. Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng
là Trung Quốc và các quốc gia khu vực Đông Nam Á31.

29


Xem: “Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đối với sức khoẻ con người”, BS. Vũ Thành, http://bantinsuc khoe.
com/2011/04/anh-huong-cua-o-nhiem-nguon-nuoc-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi/, [truy cập ngày 27 /01 /2012]
30
Xem: Báo tuổi trẻ, “Báo động ô nhiễm không khí ở Việt Nam”, a/index.php/tintuc/77-o-nhiem-khong-khi-o-vn, [truy cập ngày 27/01/2012]
31
Xem: “Tác hại của ô nhiễm không khí”, />[truy cập ngày 27/01/2012]

GVHD: Võ Hoàng Yến

Trang 21

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Nhung


×