TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH – THƯƠNG MẠI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
ThS. NGUYỄN MAI HÂN
NGUYỄN LÝ HỒNG NHUNG
MSSV: 5086062
LỚP: LK0864A1
Cần Thơ, 05/2012
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 2
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HÀNH VI CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ................................................................................................................... 4
1.1 Khái quát chung về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ..................................... 4
1.1.1 Khái niệm về hành vi cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.... 4
1.1.1.1 Khái niệm về hành vi cạnh tranh.......................................................... 4
1.1.1.2 Khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh .............................. 6
1.1.2 Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh...................................... 7
1.1.2.1 Chủ thể thực hiện hành vi phải là những chủ thể kinh doanh trên thị
trường ............................................................................................................. 7
1.1.2.2 Hành vi cạnh tranh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức
kinh doanh....................................................................................................... 8
1.1.2.3 Đặc điểm về hậu quả của hành vi......................................................... 9
1.2 Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp..................................................... 9
1.2.1 Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu công nghiệp ................. 9
1.2.1.1 Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ ....................................................... 9
1.2.1.2 Khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp.............................................10
1.2.2 Một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp ........................................11
1.2.2.1 Nhãn hiệu hàng hóa ............................................................................11
1.2.2.2 Chỉ dẫn thương mại và chỉ dẫn địa lý..................................................12
1.2.2.3 Tên thương mại ..................................................................................13
1.2.2.4 Bí mật kinh doanh...............................................................................14
1.2.3 Vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp......................................15
1.3 Khái quát chung về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu
công nghiệp...............................................................................................................16
CHƯƠNG 2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ..................................................................................................................19
2.1 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu công nghiệp....................19
2.1.1 Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn .....................................................................19
2.1.1.1 Điều chỉnh theo Luật Cạnh tranh 2004................................................19
2.1.1.2 Điều chỉnh theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005............................................21
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 3
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
2.1.2 Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh.........................................................23
2.1.3 Hành vi sử dụng tên miền không lành mạnh................................................27
2.1.4 Hành vi sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu đã được bảo hộ............................29
2.2 Hậu quả pháp lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu công
nghiệp .......................................................................................................................30
2.2.1 Trách nhiệm hành chính..............................................................................30
2.2.1.1 Về hình thức xử lý ..............................................................................31
2.2.1.2 Về thẩm quyền xử lý...........................................................................34
2.2.2 Trách nhiệm dân sự.....................................................................................36
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG
LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP .................................................................39
3.1 Thực trạng hiện nay về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở
hữu công nghiệp........................................................................................................39
3.1.1 Thực trạng ..................................................................................................39
3.1.1.1 Mặt tích cực........................................................................................39
3.1.1.2 Mặt tiêu cực........................................................................................41
3.1.2 Nguyên nhân...............................................................................................46
3.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ............................................................................49
KẾT LUẬN .............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 4
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại mà nền kinh tế tri thức đang nắm hoàn toàn ưu thế và hội nhập
kinh tế quốc tế trở thành xu hướng chung của toàn cầu, quyền sở hữu công nghiệp,
một thứ tài sản vô hình vô cùng giá trị, ngày càng chiếm giữ vai trò quan trọng. Nó là
một trong những yếu tố quyết định sản xuất và là công cụ để đánh giá uy tín, sự phát
triển khoa học – công nghệ của một doanh nghiêp, một quốc gia. Do vậy, khi một
doanh nghiệp đã tạo lập được quyền sở hữu công nghiệp và đầu tư, nâng cao giá trị
của nó, thì ngay lập tức, nó trở thành một lợi thế đáng kể trong hoạt động kinh doanh
của họ so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng tạo lập quyền sở
hữu công nghiệp cho riêng mình hoặc thành công trong công việc đó, trong khi áp lực
canh tranh của nền kinh tế thị trường là vô cùng lớn, sự đào thải khốc liệt của nó cùng
với mục tiêu lợi nhuận đã khiến nhiều doanh nghiệp tìm cách lợi dụng quyền sở hữu
công nghiệp của người khác mà tìm kiếm lợi ích bất chính cho mình. Hành vi này
diễn ra ngày càng phức tạp, tăng lên về cả về quy mô cũng như mức độ tinh vi, ảnh
hưởng tiêu cực đến lợi ích của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, lợi ích chính
đáng của người tiêu dùng và trật tự chung của xã hội. Luật Cạnh tranh 2004 và Luật
Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí
tuệ 2005) ra đời với các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến quyền sở hữu công nghiệp đã đặt ra nền tảng pháp lý quan trọng trong việc bảo
hộ các thành quả lao động của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, bảo vệ lợi ích của
doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các quy định trên còn góp phần
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển các đối tượng của quyền sở hữu
công nghiệp trong hoạt động kinh doanh, thúc đẩy khoa học – công nghệ trong nước
phát triển, đồng thời đáp ứng những yêu cầu của các điều ước quốc tế về quyền sở
hữu công nghiệp mà Việt Nam tham gia, kí kết.
Tuy nhiên, so với thế giới thì vấn đề pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam còn khá mới mẻ
cả về lý luận lẫn thực tiễn, các quy định ở hai văn bản luật còn có những điểm mâu
thuẫn, chồng chéo nhau, nhiều quy định chưa rõ ràng, hợp lý, do vậy chưa thật sự thể
hiện hết vai trò của mình trong việc ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm. Bên
cạnh đó, sự hiểu biết của bản thân các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc
chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc họ
trở thành nạn nhân hoặc vô tình tiếp tay cho các hành vi bất chính này.
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 5
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Vì những lý do nêu trên, người viết chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về hành vi
cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp” để hoàn thành luận
văn tốt nghiệp khóa học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài này trước hết là giúp cho người viết hiểu thêm những
quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu
công nghiệp. Qua đây, có thể trình bày những quy định trên một cách hệ thống, cùng
với việc tìm hiểu về thực trạng thực thi pháp luật trong lĩnh vực này. Từ đó, đưa ra
một số ý kiến cá nhân về quy định pháp luật và đề xuất một số giải pháp nhằm góp
phần hoàn thiện những quy định pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu vào những quy định của pháp luật về hành
vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp được quy
định trong Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các văn bản
quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu về các quy định của pháp luật đối với hành vi cạnh
tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, người viết đã lựa chọn ba
phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, so sánh và tổng hợp, cùng với một số
phương pháp nghiên cứu khác.
- Dùng phương pháp phân tích câu chữ của luật để tìm hiểu pháp luật quy định
như thế nào về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công
nghiệp.
- Dùng phương pháp so sánh luật để so sánh những quy định pháp luật về hành
vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp giữa pháp luật của
một số nước là thành viên của Hiệp định TRIPS và Hiệp định Paris với pháp luật của
Việt Nam.
- Bên cạnh đó tổng hợp từ thực tế hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến quyền sở hữu công nghiệp đang diễn ra như thế nào, đưa ra một số ý kiến cá nhân
về hiệu quả tích cực cũng như những mặt còn hạn chế trong việc áp dụng các quy
định pháp luật liên quan. Căn cứ vào đó để đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn
thiện pháp luật.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài được chia thành ba phần: Lời mở đầu, phần nội dung và kết luận. Phần
nội dung bao gồm ba chương:
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 6
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Trình bày khái quát chung về hành vi cạnh
tranh không lành mạnh, dựa trên cơ sở tìm hiểu các quan điểm khác nhau về định
nghĩa của hành vi cạnh tranh, từ đó nêu lên khái niệm về hành vi cạnh tranh không
lành mạnh và những đặc điểm của nó. Bên cạnh đó, người viết trình bày cơ bản về
khái niệm quyền sở hữu công nghiệp, một số đối tượng của nó có liên quan đến hành
vi cạnh tranh không lành và vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Từ
việc tìm hiểu những vấn đề vừa nêu trên, người viết trình bày khái quát về hành vi vi
cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp theo các giai
đoạn phát triển từ trước và sau khi Luật Canh tranh 2004 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005
ra đời.
- Chương 2: Các quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Giới thiệu cụ thể nội dung quy định pháp luật về
hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong
Luật Cạnh tranh 2004, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành,
bao gồm: các hành vi bị xem là cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu
công nghiệp và hai hình thức chế tài phổ biến là trách nhiệm hành chính và trách
nhiệm dân sự.
- Chương 3: Thực trạng và một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hành vi
cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Từ việc nghiên cứu
các vấn đề ở chương 1 và chương 2, ở chương 3, người viết trình bày một số đánh giá
khái quát về các quy định pháp luật thông qua việc đưa ra những nhận xét chung về
những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại trong quy định pháp luật.
Từ đó đưa ra ý kiến cá nhân về một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật
về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp ở
Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tuy bản thân đã có nhiều nỗ lực, cũng
như đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ dạy tận tình của giáo viên hướng dẫn, nhưng
do có sự giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng như vốn kiến thức chuyên sâu, việc
tìm hiểu của người viết cũng khó có thể tránh khỏi thiếu sót, hạn chế về những quan
điểm, nhận xét mang ý kiến chủ quan, cách đánh giá, tổng hợp vấn đề cũng như tầm
nhìn. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự phê bình, đóng góp ý kiến chân thành
từ quý Thầy Cô để đề tài nghiên cứu về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 7
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1.1 Khái quát chung về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1.1.1 Khái niệm về hành vi cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành
mạnh
1.1.1.1 Khái niệm về hành vi cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những quy luật cơ bản và đồng thời cũng là thuộc tính
của cơ chế thị trường, nơi pháp luật thừa nhận và bảo đảm chế độ sở hữu đa thành
phần, quyền tự do ý chí trong đó có tự do kinh doanh của cá nhân. Xét theo phương
diện tích cực, có tự do cạnh tranh, nền kinh tế thị trường mới vận hành theo đúng quy
luật tất yếu của nó và phát huy nội lực thúc đẩy nền kinh tế. Song xét theo những
phương diện khác, chính cạnh tranh là yếu tố đưa lại những hậu quả tiêu cực về kinh
tế - xã hội. Cạnh tranh gay gắt sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hạn
chế cạnh tranh và tất yếu độc quyền xuất hiện. Trên thực tế, cạnh tranh không lành
mạnh và độc quyền được các trường phái kinh tế khác nhau trên thế giới khẳng định
là một trong những khuyết tật chủ yếu của nền kinh tế thị trường.
Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong quan niệm về cạnh tranh, vì vậy
mà có khá nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về khái niệm này.
Theo Từ điển Tiếng Việt, cạnh tranh là cố gắng giành phần hơn, phần thắng về
mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau1.
Và theo cuốn “Từ điển kinh doanh” của Anh xuất bản năm 1992 định nghĩa:
“Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành
cùng một loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”2.
Theo C.Mác: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để
thu được lợi nhuận siêu ngạch "3. Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ
nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Mác đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh
tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó
hình thành nên hệ thống giá cả thị trường.
1
Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, 2004.
Đặng Vũ Huân, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, 2004, tr.19.
3
C.Mác, C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập (Tập 23), Nxb. Chính trị quốc gia, 2002, tr. 556.
2
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 8
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Mặc dù nhìn nhận cạnh tranh dưới những góc độ khác nhau, song các lý thuyết
về kinh tế vẫn nhất trí rằng cạnh tranh là sản phẩm riêng có của kinh tế thị trường, là
linh hồn, là động lực cho sự phát triển của thị trường. Từ đó cạnh tranh được mô tả
bởi những dấu hiệu căn bản sau:
Đặc trưng thứ nhất, cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh
doanh. Với tư cách là một hiện tượng xã hội, cạnh tranh chỉ xuất hiện khi có những
tiền đề nhất định, đó là:
Có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các hình
thức sở hữu khác nhau. Bởi vì một khi trong thị trường nhất định nào đó chỉ có một
doanh nghiệp tồn tại thì chắc chắn nơi đó sẽ không có đất cho cạnh tranh nảy sinh và
phát triển. Hoặc là có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp, song chúng chỉ thuộc về một
thành phần kinh tế duy nhất thì sự cạnh tranh chẳng còn ý nghĩa nữa. Cạnh tranh chỉ
trở thành động lực thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn nếu các doanh
nghiệp thuộc về các thành phần kinh tế khác nhau với những lợi ích và tính toán khác
nhau.
Đặc trưng thứ hai, về mặt hình thức, cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch
giữa các doanh nghiệp. Nói cách khác, cạnh tranh suy cho cùng là phương thức giải
quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định
là người tiêu dùng.
Hành vi cạnh tranh có thể hình tượng hóa thành quan hệ tay ba giữa cac doanh
nghiệp với nhau và với khách hàng. Trong đó các doanh nghiệp đua nhau lấy lòng
khách hàng, còn khách hàng là người có quyền lựa chọn người sẽ cung ứng sản phẩm
cho mình. Quan hệ này cũng được mô tả tương tự khi các doanh nghiệp tranh giành
một nguồn nguyên liệu. Từng thủ đoạn được sử dụng để ganh đua được gọi là hành vi
cạnh tranh của doanh nghiệp. Kết quả của cuộc cạnh tranh trên thị trường là người
thắng sẽ mở rộng được thị phần và tăng lợi nhuận, làm cho kẻ thua chịu mất khách
hàng và phải rời khỏi thị trường.
Đặc trưng thứ ba, mục đích của các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh là cùng
tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm4. Chỉ khi nào cùng chung lợi ích để
tranh giành thì các doanh nghiệp mới được coi là đối thủ cạnh tranh của nhau. Lý
thuyết cạnh tranh xác định sự tồn tại của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp theo
hướng xác định sự tồn tại của thị trường liên quan đối với các doanh nghiệp. Nếu họ
có cùng thị trường liên quan thì họ có cùng mục đích và là đối thủ cạnh tranh của
nhau. Để có thể xác định thị trường liên quan thì phải xác định được hai yếu tố: thị
4
TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb Tư
pháp, 2006, tr.10 - 15.
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 9
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Công việc này suy cho cùng
là xác định khả năng thay thế cho nhau giữa các sản phẩm của doanh nghiệp trên một
khu vực không gian nhất định, khi đó họ có chung khách hàng hoặc đối tác để tranh
giành, có chung nguồn lợi ích để hướng tới, từ đó mới có căn nguyên nảy sinh ra sự
ganh đua giữa họ với nhau.
Nói tóm lại, cạnh tranh đã đem lại cho thị trường và cho đời sống xã hội một
diện mạo mới, linh hoạt, đa dạng, phong phú và ngày càng phát triển. Để tồn tại, các
doanh nghiệp buộc phải làm mình mạnh thêm, làm cho đối thủ suy yếu đi, hoặc bị mờ
nhạt dần và biến mất khỏi thị trường. Chính sự khốc liệt đó đã đem lại những hiện
tượng xã hội tiêu cực, mà trong đó, cạnh tranh không lành mạnh nổi lên như một ung
nhọt của nền kinh tế thị trường.
1.1.1.2 Khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Trên thế giới, sự điều chỉnh của pháp luật đối với hành vi cạnh tranh không lành
mạnh đã bắt đầu từ thế kỷ XIX. Tại điều 10 bis Công ước Paris về Bảo vệ quyền sở
hữu công nghiệp năm 1883 quy định: “Bất cứ hành vi nào trái với tập quán trung
thực trong công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh”. Theo Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam thì: “Hành vi cạnh tranh không
lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái
với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể
gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
khác hoặc người tiêu dùng”. Tiếp theo đó, Điều 39 Luật Cạnh tranh 2004 quy định rõ
một số loại hành vi được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh như chỉ dẫn gây
nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh
nghiệp khác, gây rối hoạt động của doanh nghiệp khác, quảng cáo và khuyến mại
nhằm cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt đối xử của hiệp hội, bán hàng đa cấp bất
chính và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác do Chính phủ quy định thỏa
mãn các tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh.
Nhìn chung, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi đi ngược lại
các nguyên tắc xã hội, tập quán và truyền thống kinh doanh, xâm phạm lợi ích của
những chủ thể kinh doanh khác, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích chung của xã
hội. Bản chất của cạnh tranh không lành mạnh là hành vi bất chính nhằm vào những
đối thủ cạnh tranh cụ thể nào đó, gây cản trở hoạt động, gây thiệt hại trực tiếp hoặc
gián tiếp đến họ.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song pháp luật Việt Nam và các nước trên thế giới
đều không thể đưa ra được khái niệm cạnh tranh không lành mạnh có thể bao quát
được mọi biểu hiện trên thực tế. Có thể nói, sự đua tranh gay gắt của thị trường và
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 10
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
bản tính hám lợi của con người đã thúc đẩy các chủ thể kinh doanh luôn sớm tìm ra
những thủ đoạn mới để cạnh tranh bất chính. Mà pháp luật, với tính ổn định tương
đối của nó, sẽ mau chóng trở nên lỗi thời so với những diễn biến sinh động của thị
trường. Vì vậy, khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nếu được đưa ra
phải kèm theo các quy định liệt kê từng hành vi cụ thể. Đồng thời, với cách tiếp cận
từ mặt trái vấn đề, nghĩa là quy định và cấm đoán các hành vi cạnh tranh trái với pháp
luật và truyền thống kinh doanh lành mạnh, pháp luật cạnh tranh đã xác định giới hạn
của sự tự do trong kinh doanh, xác định ranh giới mà các doanh nghiệp được quyền
sáng tạo trên tinh thần vì lợi ích của bản thân, tôn trọng quyền và lợi ích của doanh
nghiệp khác, của người tiêu dùng và bảo đảm trật tự kinh tế. Theo đó, với mục đích
đảm bảo tính lành mạnh và tự do của hoạt động cạnh tranh, cho nên đối tượng mà
pháp luật cạnh tranh hướng đến để điều chỉnh là biểu hiện không lành mạnh của
doanh nghiệp.
1.1.2 Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Xuất phát từ khái niệm nêu trên, có thể xác định một số đặc điểm cơ bản của
hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:
1.1.2.1 Chủ thể thực hiện hành vi phải là những chủ thể kinh doanh trên thị
trường
Có thể phân tích đặc điểm này dựa trên hai khía cạnh:
- Thứ nhất, trong diễn biến của thị trường cạnh tranh, các hoạt động kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp cũng chính là các hành vi cạnh tranh trong mối tương quan với
các doanh nghiệp khác. Vì thế cho nên mỗi hoạt động của doanh nghiệp đều phải
được xem xét, đánh giá về tính chính đáng, phù hợp với pháp luật và các chuẩn mực
đạo đức kinh doanh. Điều này dẫn đến thực tế là pháp luật về cạnh tranh tham gia
điều chỉnh rất nhiều các khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế. Do đó mà pháp
luật về cạnh tranh không lành mạnh ở các quốc gia có thể quy định phạm vi áp dụng
rất rộng và điều chỉnh các hành vi đa dạng. Ví dụ: Luật chống cạnh tranh không lành
mạnh của Nhật Bản quy định hành vi hối lộ cũng là một hình thức cạnh tranh không
lành mạnh5.
- Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi là các doanh nghiệp tham gia hoạt động
kinh doanh trên thị trường. Ở đây, khái niệm doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa
rộng, bao gồm mọi tổ chức hay cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận một
cách thường xuyên và chuyên nghiệp, hay sử dụng khái niệm của pháp luật thương
mại là có tư cách thương nhân. Trên một phạm vi rộng hơn, các quy định về cạnh
5
Đoàn Tử Tích Phước, Trang tin Cục Quản lý cạnh tranh, Chế định cạnh tranh không lành mạnh trong pháp
luật cạnh tranh, [truy cập ngày
15/2/2012].
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 11
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
tranh không lành mạnh còn có thể áp dụng đối với hành vi của các nhóm doanh
nghiệp hoạt động có tổ chức (hiệp hội) và các cá nhân hành nghề tự do (bác sỹ, luật
sư, kiến trúc sư…). Có thể thấy, hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra trong
kinh doanh ở mọi ngành, mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, mọi công đoạn của quá
trình kinh doanh.
1.1.2.2 Hành vi cạnh tranh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức
kinh doanh
Đặc điểm này xuất phát từ thực tế là các quy định về cạnh tranh không lành
mạnh đã được hình thành và hoàn thiện qua bề dày thực tiễn phát triển kinh tế - xã
hội, không thể một sớm một chiều mà có được. Mặt khác, đặc điểm này cũng đòi hỏi
cơ quan xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải có những hiểu biết và
đánh giá sâu sắc về thực tiễn thị trường để phán định một hành vi có đi ngược lại
những quy tắc xử sự chung trong kinh doanh tại một thời điểm nhất định hay không.
Thực tiễn pháp luật và kinh nghiệm của các nước cho thấy, “các chuẩn mực thông
thường về đạo đức kinh doanh” được xác định dựa vào hai căn cứ sau đây:
- Một là, căn cứ vào các quy định của pháp luật. Một hành vi một khi đi ngược
lại những nguyên tắc luật định thì sẽ trở thành không lành mạnh. Có thể thấy, hành vi
cạnh tranh không lành mạnh trong trường hợp này là hành vi cạnh tranh bất hợp
pháp. Ví dụ: Khoản 2 điều 10 Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001 quy định: “Báo hình
được quảng cáo không quá 5% thời lượng của chương trình, trừ kênh chuyên quảng
cáo; mỗi đợt phát sóng đối với một sản phẩm quảng cáo không quá 8 ngày, trừ
trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định; mỗi ngày không quá 10 lần; các đợt
quảng cáo cách nhau ít nhất 5 ngày; không quảng cáo ngay sau hình hiệu, trong
chương trình thời sự”. Điều luật đã định ra “chuẩn mực” mà các thương nhân buộc
phải tuân thủ, nếu vượt quá thì sẽ trở thành không lành mạnh.
- Hai là, căn cứ vào các tập quán kinh doanh thông thường đã được thừa nhận
rộng rãi trong đời sống thị trường. Cho đến nay, pháp luật Việt Nam cũng như các
quốc gia trên thế giới vẫn chưa xác định đâu là các chuẩn mực đạo đức kinh doanh
thông thường. Bởi lẽ trong đời sống thị trường, các hành vi cạnh tranh luôn được
sáng tạo không ngừng cả về hình thức thể hiện và nội dung cạnh tranh, kéo theo các
hình thức cạnh tranh không lành mạnh cũng biến hóa không ngừng. Vì vậy không thể
đưa ra những tiêu chuẩn bất biến về tính lành mạnh của hành vi cạnh tranh. Thêm
nữa, quan niệm về tính lành mạnh của cạnh tranh được xây dựng dựa trên nền tảng xã
hội học, kinh tế học, đạo đức học của một xã hội nhất định nên có thể xảy ra hiện
tượng xung đột về việc đánh giá tính lành mạnh của một hành vi cạnh tranh ở các
quốc gia khác nhau, các lĩnh vực khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau… Mức
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 12
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
độ nhận thức cũng như mức độ đánh giá ảnh hưởng của các hành vi luôn thay đổi và
phát triển. Vì vậy người ta thường chủ yếu dựa vào việc phân tích các hậu quả của
hành vi cạnh tranh đối với đời sống kinh tế - xã hội để xác định tính lành mạnh và
mức độ biểu hiện của chúng.
1.1.2.3 Đặc điểm về hậu quả của hành vi
Câu hỏi đặt ra là liệu việc chứng minh thiệt hại thực tế được coi là bắt buộc để
bắt đầu tiến trình xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không? Tuỳ thuộc
vào quy định của từng quốc gia cũng như quan điểm của cơ quan xử lý, có các cách
thức nhìn nhận khác nhau về hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong
nhiều trường hợp, cơ quan xử lý có thể chấp nhận việc “đe doạ gây thiệt hại”, cũng
như các thiệt hại không tính toán được cụ thể về cơ hội kinh doanh là đủ để coi một
hành vi cạnh tranh là không lành mạnh và đáng bị ngăn cấm. Vậy một hành vi cạnh
tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn chặn khi nó gây thiệt hại hoặc
có khả năng gây thiệt hại cho các đối tượng khác.
Về đối tượng chịu thiệt hại, dễ thấy hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể
tác động đến nhiều đối tượng khác nhau tham gia thị trường khác nhau, trong đó hai
nhóm cơ bản là các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng. Luật Cạnh tranh Việt Nam
có đưa thêm một đối tượng có thể bị xâm hại là Nhà nước, tuy nhiên đối tượng này
không mang tính tiêu biểu, không phổ biến trong quy định về cạnh tranh không lành
mạnh của nhiều quốc gia, do chỉ có thể đặt vấn đề bảo vệ lợi ích của Nhà nước trước
hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại những nền kinh tế mà ở đó Nhà nước tham
gia sâu vào hoạt động kinh doanh, và cạnh tranh trực tiếp với các thành phần kinh tế
khác trên thị trường. Trong đa số trường hợp khác, lợi ích của Nhà nước đã được thể
hiện thông qua lợi ích của các nhóm chủ thể tham gia thị trường là doanh nghiệp và
người tiêu dùng.
Và có thể thấy ở đặc điểm này một khía cạnh nữa là khác với thời kì đầu mới
hình thành, khi mà pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh chỉ bảo vệ lợi ích của
các đối thủ cạnh tranh, với quan điểm cạnh tranh phải là sự đối đầu của các đối thủ
trên thị trường, mà không quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng cũng bị xâm hại.
Với sự phát triển của lịch sử, đặc điểm về hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành
mạnh cũng thay đổi theo thời gian. Những hành vi không lành mạnh được thực hiện
trong quan hệ với khách hàng mà tưởng như không ảnh hưởng đến các đối thủ cạnh
tranh, song phải nhìn nhận một cách đúng đắn rằng, chúng cũng làm tổn hại và thậm
chí phá vỡ trật tự và hệ thống cạnh tranh hiện hành. Do đó, quan niệm cũng như pháp
luật về cạnh tranh không lành mạnh đã mở rộng phạm vi đến việc bảo vệ cho quyền
lợi cho người tiêu dùng.
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 13
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
1.2 Khái quát chung về quyền sở hữu công nghiệp
1.2.1 Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu công nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ
Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được
thừa nhận là tài sản và được gọi là tài sản trí tuệ. Sở hữu các tài sản trí tuệ thường
được gọi tắt là sở hữu trí tuệ (hay còn gọi là sở hữu tri thức). Tài sản trí tuệ là một
loại tài sản đặc biệt, nó vô hình, đó cũng là điểm đặc trưng dễ phân biệt nó với các
loại tài sản vật chất khác, như là động sản và bất động sản. Sở hữu trí tuệ là loại hình
sở hữu liên quan đến những mẫu thông tin kết hợp chặt chẽ với nhau trong những vật
thể hữu hình xuất hiện trong cùng một thời gian với số lượng bản sao không giới hạn
ở những địa điểm khác nhau trên thế giới. Quyền sở hữu trong trường hợp này không
phải là quyền sở hữu bản thân các bản sao mà chính là thông tin chứa đựng trong các
bản sao đó6.
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân, bao gồm: quyền tác
giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với
giống cây trồng.
1.2.1.2 Khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp
Thuật ngữ “sở hữu công nghiệp” đôi khi bị hiểu nhầm là sở hữu động sản hay
bất động sản được sử dụng trong sản xuất công nghiệp, ví dụ như nhà xưởng, máy
móc hay thiết bị sản xuất. Thực ra, sở hữu công nghiệp là một loại hình của quyền sở
hữu trí tuệ, chỉ lĩnh vực pháp lý bảo hộ quyền sở hữu đối với các thành quả nghiên
cứu triển khai có thể áp dụng công nghiệp. Cụ thể tại khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí
tuệ năm 2005 nêu rõ: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối
với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn
hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở
hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.
Có thể thấy rằng, pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ cho nội dung
sáng tạo và uy tín kinh doanh nằm bên trong các đối tượng được bảo hộ, chứ không
phải là các tài sản hữu hình đang chứa đựng các đối tượng đó. Cái mà pháp luật về
quyền sở hữu công nghiệp muốn hướng đến bảo vệ không phải đơn giản là dấu hiệu
đính kèm trên một bộ quần áo hay đường nét hình học của một biểu tượng kinh
doanh, đối tượng thật sự được quan tâm chính là các tài sản vô hình tồn tại đằng sau
những thứ đó, đó là thành quả lao động sáng tạo, tạo lập uy tín trên thương trường
của chủ sở hữu các đối tượng trên. Đối với một số đối tượng bảo hộ như nhãn hiệu
hàng hóa, tên thương mại hay chỉ dẫn địa lý, ta thấy khía cạnh sáng tạo về mặt trí tuệ
6
TS. Lê Xuân Thảo, Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, Nxb. Tư pháp, 2005, tr.12.
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 14
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
là không đáng kể. Song chúng lại là những dấu hiệu truyền tin hữu hiệu nhất cho
người tiêu dùng, giữa vô vàn những sản phẩm, dịch vụ cùng loại trên thị trường, họ
có thể lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất cho mình. Đồng thời việc bảo hộ các
đối tượng này còn nhằm chống lại việc sử dụng bất hợp pháp các dấu hiệu với mục
đích lừa dối người tiêu dùng và những hành động cạnh tranh bất hợp pháp khác7.
Hầu hết các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp chỉ được bảo hộ khi chủ sở
hữu làm thủ tục đăng kí bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đây là điểm
khác biệt so với “quyền tự nhiên” của quyền tác giả, nghĩa là chỉ cần sáng tác ra, tạo
ra tác phẩm là đã được bảo hộ, không cần cấp văn bằng bảo hộ. Và một điểm khác
biệt nữa của hai loại quyền này là việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có giới hạn
cả về không gian lẫn thời gian, trong khi thời gian bảo hộ của quyền tác giả là rất dài.
1.2.2 Một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
1.2.2.1 Nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp phổ biến nhất trong
cuộc sống.
Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng
để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Còn theo Tổ
chức Sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO thì “Nhãn hiệu hàng hóa là bất kỳ dấu hiệu nào
giúp chỉ rõ hàng hoá của một doanh nghiệp và phân biệt hàng hoá của doanh nghiệp
với hàng hoá của doanh nghiệp khác”. Như vậy, nhãn hiệu hàng hóa nói chung là
dấu hiệu nhằm phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh
nghiệp khác. Nó có thể bao gồm từ ngữ, hình khối, màu sắc hay là sự kết hợp của
những yếu tố đó.
Trong mọi trường hợp, mục đích của việc bảo hộ nhãn hiệu không phải là những
dấu hiệu ghi trên nhãn sản phẩm, mà là những thông tin được thể hiện thông qua nhãn
hiệu đó, ví dụ như xuất xứ, chất lượng hàng hóa, uy tín,… Đó cũng là đặc điểm dùng
để phân biệt nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hàng hóa. Và cũng cần thiết phải phân biệt
nhãn hiệu và thương hiệu. Khác với nhãn hiệu – một khái niệm pháp lý, thương hiệu
là một khái niệm thương mại, bao gồm rất nhiều yếu tố tạo nên hình ảnh của một
công ty và các sản phẩm của nó. Nhãn hiệu chỉ là một trong những hình thức thể hiện
ra bên ngoài của thương hiệu, cùng với các yếu tố khác như kiểu dáng công nghiệp,
quyền tác giả (về mặt pháp lý); truyền thông, quảng cáo hay marketing (về mặt
thương mại). Bên trong của thương hiệu còn có các yếu tố khác như đặc tính của
doanh nghiệp, chiến lược phát triển sản phẩm, khả năng định vị của sản phẩm trong
7
TS. Lê Xuân Thảo, Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, Nxb. Tư pháp, 2005, tr.15.
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 15
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
tâm trí người tiêu dùng. Khi nói “chiến lược xây dựng thương hiệu” là nói đến những
giải pháp tổng thể, chứ không chỉ là việc thiết kế hay đăng ký nhãn hiệu8.
Ngoài khái niệm nhãn hiệu, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 còn đưa ra một số
khái niệm về các loại nhãn hiệu đặc thù như sau:
- “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các
thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức,
cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.” (khoản 17)
- “Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ
chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng
nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá,
cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính
khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.” (khoản 18)
- “Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc
tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên
quan với nhau.” (khoản 19)
- “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên
toàn lãnh thổ Việt Nam.” (khoản 20)
1.2.2.2 Chỉ dẫn thương mại và chỉ dẫn địa lý
Ngoài nhãn hiệu, người tiêu dùng còn có thể nhận biết sản phẩm qua hình dáng
sản phẩm, nhãn, màu sắc và những đặc điểm độc đáo khác. Những dấu hiệu đó cung
cấp cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết về sản phẩm và chúng chính là
những chỉ dẫn thương mại. Theo khoản 2 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì “Chỉ
dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá,
dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh
doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.” Nó cung cấp
cho chủ sở hữu các chỉ dẫn thương mại công cụ bảo vệ hữu hiệu nếu các dấu hiệu này
chưa được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp. Điều này có
nghĩa là việc bắt chước sao chép các dấu hiệu trên bao bì, nhãn của người khác nếu
không có sự đồng ý của người đó, và nếu các dấu hiệu này đã ăn sâu vào tâm trí
người sử dụng như một hình ảnh của nhà sản xuất, thì hành vi đó có thể bị coi là cạnh
tranh không lành mạnh.
Một loại chỉ dẫn thương mại đặc thù là chỉ dẫn địa lý. Theo định nghĩa của Hiệp
định TRIPS - Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ ( năm 1994): “Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh
thổ của một thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất
8
TS. Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tr.85.
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 16
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định.” Các chỉ
dẫn này phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch liên
quan nhằm chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa. Nhờ sự thể hiện này mà người tiêu dùng có
thể nhận biết và lựa chọn những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của mình và điều này
đồng nghĩa với việc mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ9.
Cũng chính vì sự hữu dụng ở khả năng phân biệt, tính truyền dẫn thông tin và giá trị
thương mại mà chỉ dẫn địa lý cần phải được bảo hộ ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế,
để đảm bảo tính trung thực trong việc sử dụng các thông tin chỉ dẫn.
Tại khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 định nghĩa: “Chỉ dẫn địa lý là dấu
hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay
quốc gia cụ thể.” Các dấu hiệu dùng để thông tin về chỉ dẫn địa lý có thể là từ ngữ,
hình ảnh, biểu tượng... mà từ đó, người mua có thể liên tưởng về các hàng hóa, dịch
vụ với những đặc tính, chất lượng mà chỉ vùng địa lý đó có được.
Một dạng đặc biệt của chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hóa. Nó có sự khác
biệt cơ bản so với chỉ dẫn địa lý. Việc sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa đòi hỏi có sự
liên hệ về mặt chất lượng giữa sản phẩm và nơi sản xuất ra nó. Sự liên hệ về mặt chất
lượng này thể hiện ở chỗ những đặc điểm mà sản phẩm có được chủ yếu là do nguồn
gốc địa lý của sản phẩm, ví dụ như khí hậu, đất đai, hoặc các phương pháp sản xuất
truyền thống.
Mặt khác, chỉ dẫn địa lý có một đặc trưng riêng biệt được khoản 4 Điều 751 Bộ
luật Dân sự 2005 ghi nhận, đó là: “Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước.
Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nhằm chỉ dẫn xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm thuộc
về tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.”
Không giống như nhãn hiệu hay là tên thương mại, tồn tại chủ sở hữu riêng biệt và
quyền độc quyền sử dụng, chỉ dẫn địa lý lại chỉ ra một khu vực địa lý mà một hoặc
một số doanh nghiệp sản xuất loại hàng hóa, dịch vụ đảm bảo những điều kiện và yêu
cầu của chỉ dẫn địa lý đều có quyền đề nghị được sử dụng tên chỉ dẫn địa lý trên sản
phẩm của mình. Vì vậy, chỉ dẫn địa lý dù là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí
tuệ nhưng lại được xem là một tài sản công cộng.
1.2.2.3 Tên thương mại
Một đối tượng quan trọng nữa của quyền sở hữu trí tuệ là tên thương mại.
Khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 định nghĩa: “Tên thương mại là tên gọi
của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực
9
Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, 2004, tr.96.
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 17
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể
kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.” Theo đó, tên thương mại
phải là tập hợp các chữ, số, phát âm được và có nghĩa. Nó bao gồm hai phần: phần
mô tả và phần phân biệt. Phần mô tả là tập hợp các từ có nghĩa để thông tin tóm tắt về
loại hình kinh doanh. Phần mô tả bao gồm các chữ cái (hoặc chữ số) phát âm được,
có nghĩa hoặc không có nghĩa. Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương
tín (Sacombank), trong đó, “Ngân hàng thương mại cổ phần” là phần mô tả, “Sài Gòn
thương tín” là phần phân biệt.
Tên thương mại thường là tên của doanh nghiệp, được sử dụng trên bảng hiệu
của doanh nghiệp, nhưng không nhất thiết được đăng kí bảo hộ, đó là một trong
những điểm khác biệt của tên thương mại so với nhãn hiệu. Hai đối tượng này có
những điểm khác nhau nhưng cũng có những điểm trùng lặp nên dễ gây ra sự nhầm
lẫn trong việc phân biệt chúng. Trong khi tên thương mại là tên gọi thì nhãn hiệu lại
là những dấu hiệu. Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ mang tính tương đối. Trong một
số trường hợp, tên thương mại là tên giao dịch của doanh nghiệp được đăng kí trong
giấy đăng kí kinh doanh, còn nhãn hiệu là những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp
cung ứng cho thị trường. Nhưng cũng có trường hợp tên thương mại và nhãn hiệu chỉ
là một, khi mà doanh nghiệp lấy tên gọi của mình làm tên cho sản phẩm, dịch vụ
nhằm thông tin đến người tiêu dùng và phân biệt với các đối thủ cạnh tranh khác.
Và như đã nói ở trên, tên thương mại mặc nhiên được bảo hộ khi nó đáp ứng
đầy đủ các điều kiện đã được quy định mà không cần làm thủ tục đăng kí, nhưng
nhãn hiệu thì ngược lại (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng). Xét theo một góc độ nào
đó, phạm vi bảo hộ của tên thương mại hẹp hơn so với nhãn hiệu (được bảo hộ trên
toàn quốc). Vì phạm vi này còn phụ thuộc vào khu vực kinh doanh của doanh nghiệp
có tên thương mại đó, nơi mà doanh nghiệp có bạn hàng, khách hàng hoặc uy tín
riêng. Nhưng nếu khu vực kinh doanh của doanh nghiệp rộng khắp trên toàn quốc thì
phạm vi bảo hộ của tên thương mại vẫn tương đương nhãn hiệu.
1.2.2.4 Bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh không còn là đối tượng quá mới mẻ đối với những ai quan
tâm đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Những thông tin bí mật này ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, và việc bảo hộ chúng
trở nên vô cùng cần thiết. Ngoài các yếu tố như vốn đầu tư, nhân lực, môi trường
kinh doanh,… thì bí mật kinh doanh cũng là một trong những yếu tố cốt lõi để tạo
nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sự thành công cho doanh nhân.
Tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 định nghĩa: “Bí mật kinh doanh là
thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 18
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
năng sử dụng trong kinh doanh.” Chúng có thể là công thức sản phẩm, danh sách các
đối tác, danh sách các nhà cung cấp, danh sách khách hàng, thông tin tài chính hay
kế hoạch tiếp thị. Có thể thấy rằng, hai yếu tố “bí mật” và “quyết định” đóng vai trò
cốt lõi để một thông tin có được xem là bí mật kinh doanh hay không.
Tính bí mật thể hiện ở chỗ thông tin hoặc phần quan trọng của chúng phải không
được dễ biết hoặc dễ suy đoán. Tất nhiên không đặt ra yêu cầu là tất cả các phần của
thông tin đều phải được đặt trong sự kiểm soát tuyệt đối. Có khi tính bí mật đơn thuần
có được từ sự kết hợp của những thông tin đã được biết. Cũng chính vì đặc tính này
đã tạo nên sự phức tạp của các hợp đồng chuyển giao bí mật kinh doanh. Bên chuyển
giao thì không thể biết được bên được chuyển giao đã biết về bí mật đó chưa, còn bên
được chuyển giao thì phải định giá mua và thậm chí phải trả luôn tiền mua cho một bí
mật mà họ chưa thật sự rõ đó là gì. Do đó, đòi hỏi người soạn thảo những hợp đồng
chuyển giao bí mật kinh doanh phải có những kĩ năng nhất định10.
Yếu tố thứ hai là tính quyết định của thông tin bí mật. Nghĩa là nó phải đóng vai
trò quan trọng trong quy trình sản xuất, kinh doanh, tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Dựa
vào thông tin bí mật này mà doanh nghiệp có được nhiều ưu thế cạnh tranh hơn trên
thị trường so với những đối thủ cạnh tranh khác, ví dụ như công thức riêng tạo nên vị
ngon đặc trưng của món gà chiên KFC hay thức uống Coca-cola nổi tiếng trên toàn
thế giới.
Bên cạnh đó, bí mật kinh doanh cũng có đặc trưng riêng của nó. Không như các
đối tượng khác của sở hữu trí tuệ, thường được đăng kí bảo hộ với Nhà nước và phần
thưởng là quyền độc quyền sử dụng trong một thời gian nhất định, bí mật kinh doanh
thường không được đăng kí bảo hộ. Điều này có lợi ở chỗ là chủ sở hữu có thể giữ
gìn bí quyết đó cho riêng mình và thời gian được độc quyền khai thác là vô hạn định,
chừng nào bí mật đó vẫn còn là bí mật.
1.2.3 Vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Hơn hai mươi năm đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
đã chỉ rõ vai trò tích cực của hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Vai trò đó được thể hiện ở những mặt sau:
- Thứ nhất, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới kĩ thuật sản xuất, khuyến khích
cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế.
Để tạo ra một sản phẩm mới, một phương pháp mới, hoặc một thiết bị mới, cải
tiến một công nghệ cho ra những sản phẩm cũ có chất lượng tốt hơn, năng suất cao
hơn, mẫu mã đẹp hơn, hay việc tạo ra một nhãn hiệu uy tín, được nhiều người tiêu
dùng biết đến thì đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều tiền của, công sức, thời gian
10
TS. Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tr.154.
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 19
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
và phải sẵn sàng chịu rủi ro. Trong bối cảnh đó, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với
nội dung bảo đảm độc quyền khai thác, sử dụng trong một thời gian nhất định để
người chủ sở hữu thu lợi từ vật sở hữu mà mình tạo ra chính là biện pháp hữu hiệu để
khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra và áp dụng nhanh chóng các
tiến bộ kĩ thuật, tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã
hội.
- Thứ hai, khuyến khích các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ.
Các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư nghiêm túc, lâu dài ở Việt Nam đều
tìm cách đăng kí để được bảo hộ các tài sản trí tuệ của mình, họ cần được đảm bảo
rằng sản phẩm của họ khi xuất hiện trên thị trường sẽ không bị một ai bắt chước,
cũng như đảm bảo các quy trình công nghệ tiên tiến, những thiết bị máy móc hiện đại
mà họ đưa vào các dự án đầu tư sẽ không bị sao chép chế tạo. Chính vì vậy, một hệ
thống pháp luật về sở hữu trí tuệ hợp lý cũng là một sự đảm bảo cho các dự án đầu tư
có hiệu quả.
Mặt khác, người nước ngoài muốn quyền sở hữu công nghiệp của họ được xác
lập còn nhằm mục đích chào bán quyền sử dụng các tài sản trí tuệ đó cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Quá trình này thúc đẩy sản xuất, đổi mới công nghệ, đáp ứng nhu
cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Thứ ba, bảo vệ lợi ích quốc gia trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không chỉ là việc bảo hộ các đối tượng đó
trong phạm vi quốc gia mà còn được mở rộng sang các nước khác. Vấn đề này có ý
nghĩa thực tiễn to lớn, thể hiện rõ nhất là đối với nhãn hiệu hàng hóa. Sản phẩm xuất
khẩu mang nhãn hiệu trong nước, nếu không đăng kí bảo hộ ở nước nhập khẩu thì sau
khi tạo dựng được uy tín với người tiêu dùng, nhãn hiệu này chắc chắn sẽ bị giả mạo,
thị trường tiêu thụ có thể bị giảm hoặc mất hoàn toàn. Vì vậy, việc đăng kí bảo hộ đối
với quyền sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu nói riêng là vô cùng quan
trọng đối với những doanh nghiệp có ý đồ mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.
Dĩ nhiên, việc đăng kí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài là việc
của doanh nghiệp, song việc chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện để
thực hiện tốt công việc đó cũng là một trong những vai trò của pháp luật bảo hộ sở
hữu công nghiệp.
1.3 Khái quát chung về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực
sở hữu công nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh, các tổ chức kinh tế hầu như hướng đến mục tiêu
hàng đầu là lợi nhuận của chính mình. Để đạt được mục tiêu, họ có thể sử dụng nhiều
thủ thuật kinh doanh, kể cả đó là bất hợp pháp. Giữa một nền kinh tế thị trường
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 20
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
phong phú và đa dạng, sự lựa chọn của người tiêu dùng bắt đầu bằng sự so sánh giữa
hàng hóa của doanh nghiệp này với hàng hóa cùng loại của doanh nghiệp khác. Hàng
hóa nào rẻ nhất, tốt nhất thì sẽ được ưu tiên lựa chọn. Từ đó mà có cạnh tranh. Thông
qua cạnh tranh, người tiêu dùng và cả xã hội được hưởng lợi, vì ai cũng cố gắng để
sản xuất ra những sản phẩm với giá cả rẻ nhất, chất lượng tốt nhất để có được lựa
chọn của người tiêu dùng. Mà một trong những nhân tố tốt nhất để tạo nên ưu thế đó
cho doanh nghiệp chính là quyền sở hữu công nghiệp. Nó là loại tài sản vô hình
chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong khối tài sản của doanh nghiệp, nâng cao giá trị và
sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Điều này dẫn đến một hệ quả là có những doanh
nghiệp không muốn tự vươn lên bằng chính khả năng của mình mà lại tìm cách đánh
cắp thành quả lao động của người khác. Do đó, hành vi cạnh trạnh không lành mạnh
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trở thành bức xúc của những doanh nghiệp làm ăn
chân chính.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu công nghiệp lần đầu tiên
được đề cập đến là tại Điều 24 Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 của
Chính Phủ về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn
địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan
tới sở hữu công nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định 54/2000/NĐ-CP), bao gồm các
hành vi sau:
- Sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ
thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ, nhằm
mục đích:
+ Lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất
kinh doanh của mình;
+ Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong
sản xuất kinh doanh của mình;
+ Gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc
đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ... cho
người tiêu dùng trong quá trình nhận biết, chọn lựa hàng hoá, dịch vụ hoặc hoạt động
kinh doanh.
- Chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của người khác mà không được người
đó cho phép.
Đến năm 2004, Luật Cạnh tranh được thông qua, thì tại khoản 1 và 2 Điều 39
luật này quy định các hành vi “Chỉ dẫn gây nhầm lẫn” và “Xâm phạm bí mật kinh
doanh” được xem là cạnh tranh không lành mạnh, mà chúng có chứa đựng các đối
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 21
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
tượng của quyền sở hữu công nghiệp (tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh
doanh).
Năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ ra đời, quy định cụ thể hơn về các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Điều 130, bao gồm các hành
vi sau:
- Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động
kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính
năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện
cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
-Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế
có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn
hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử
dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó
không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
- Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự
gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ
dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi
dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn
địa lý tương ứng.
Những quy định pháp luật ngày càng đi vào thực tiễn, tạo môi trường hoạt động
lành mạnh cho những doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp và bảo vệ người tiêu dùng
khỏi những tác động tiêu cực của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh
vực sở hữu công nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 22
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
CHƯƠNG 2
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
2.1 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu công nghiệp
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp
có những đặc điểm giống với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung,
nhưng cũng có những đặc trưng riêng biệt. Cụ thể là, đối tượng xâm phạm mà nó
hướng đến là quyền sở hữu công nghiệp và một khi hành vi xâm phạm đã xảy ra thì
nó sẽ vừa vi phạm pháp luật về cạnh tranh, vừa vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Hai lĩnh vực pháp lý này có mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng trực tiếp đến nhau trong
việc điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và sử dụng các đối tượng sở
hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại.
Luật Cạnh tranh 2004 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về hành vi cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp như sau:
2.1.1 Hành vi chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn
Theo pháp luật Việt Nam, hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn làm sai lệch nhận thức
của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ được điều chỉnh ở cả hai văn bản luật: Luật
Cạnh tranh 2004 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
2.1.1.1 Điều chỉnh theo Luật Cạnh tranh 2004
Khoản 1 Điều 39 Luật Cạnh tanh 2004 đề cập đến hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn
và nó được làm rõ hơn tại Điều 40:
“1. Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về
tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý
và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách
hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.
2. Cấm kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định
tại khoản 1 Điều này.”
Từ những quy định trên rút ra được một số đặc điểm như sau11:
- Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi là “doanh nghiệp”. “Doanh nghiệp” ở đây
được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là các tổ chức kinh tế có đăng kí kinh doanh
theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp 2005, mà bao gồm cả tổ
chức và cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài
hoạt động ở Việt Nam (khoản 1 Điều 2 Luật Cạnh tranh).
11
TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb Tư
pháp, 2006, tr.134 – 137.
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 23
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
- Thứ hai, đối tượng của hành vi xâm phạm là các chỉ dẫn thương mại của hàng
hóa, dịch vụ. Các chỉ dẫn thương mại này có thể là tên thương mại, khẩu hiệu kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì, nhãn hàng hóa… Luật
Cạnh tranh không đưa ra định nghĩa hay dấu hiệu gì để nhận biết các đối tượng trên,
do đó, cần phải sử dụng phối hợp với các quy phạm định nghĩa trong các văn bản
pháp luật hiện hành khác có liên quan, để từ đó có cách hiểu thống nhất trong quá
trình áp dụng pháp luật. Hiện nay, định nghĩa về tên thương mại, chỉ dẫn địa lý được
ghi nhận trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các đối tượng còn lại là nhãn hàng hóa, biểu
tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh và kiểu dáng bao bì hàng hóa được ghi nhận
tại mục (i), (ii), (iii), (iv) điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 37/2011/TT-BKHCN
ngày 27/12/2011 của Bộ khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của
Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Có thể thấy rằng, các chỉ dẫn
thương mại suy cho cùng là các dấu hiệu về hình thức, xuất xứ, doanh nghiệp cung
ứng… để người tiêu dùng có thể phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp
khác nhau trên thị trường sản phẩm cùng loại. Xét về mặt kinh tế, các đối tượng nói
trên là thành quả đầu tư của doanh nghiệp trong việc xây dựng uy tín và danh tiếng
cho các sản phẩm mà mình sản xuất hoặc cung ứng.
- Thứ ba, mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp thực hiện hành vi là gây ra
sự lầm tưởng cho khách hàng, khiến họ nhầm lẫn giữa sản phẩm của doanh nghiệp
mình với sản phẩm của doanh nghiệp khác và thu lợi từ đó. Điều này chẳng khác nào
“bóc lột” thành quả lao động của người khác một cách bất lương và bất hợp pháp. Rõ
ràng, hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu
dùng, xâm phạm đến quyền tự do được lựa chọn của họ mà còn ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi ích của doanh nghiệp là nạn nhân của hành vi xâm phạm.
Để xác định doanh nghiệp vi phạm có sử dụng những chỉ dẫn chứa đựng các
thông tin làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn giữa sản phẩm của doanh nghiệp mình
với sản phẩm của doanh nghiệp khác hay không, cần làm rõ một số vấn đề. Đầu tiên
là xác định doanh nghiệp đã bị xâm phạm, nghĩa là sản phẩm của doanh nghiêp vi
phạm đã gây nhầm lẫn với sản phẩm hoặc với doanh nghiệp nào. Tiếp theo là xác
định khả năng có thể gây nhầm lẫn của các chỉ dẫn thương mại vi phạm. Theo Luật
Cạnh tranh, khả năng gây nhầm lẫn là khả năng làm sai lệch nhận thức của khách
hàng, khiến cho họ không thể phân biệt đâu là sản phẩm mà họ muốn mua và đâu là
sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn. Vấn đề được đặt ra ở đây là căn cứ vào
đâu để xác định được mức độ khác biệt giữa các chỉ dẫn thương mại đó? Với sự bỏ
ngỏ của Luật Cạnh tranh, những người áp dụng pháp luật phải dựa trên những hiểu
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 24
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung
Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
biết thực tiễn của mình mà tính toán cho được sai số của sự khác biệt trên có còn nằm
trong khoản hợp lý, hay là đã vượt mức đó, đã đủ khả năng gây ra sự nhầm lẫn cho
người tiêu dùng.
Bên cạnh việc làm rõ các yếu tố vừa nêu, còn một vấn đề cũng cần được giải
quyết, đó là liệu một chỉ dẫn thương mại chưa được đăng kí quyền sở hữu trí tuệ thì
có được bảo hộ trước các hành vi xâm phạm hay không? Theo người viết, một chỉ
dẫn thương mại chỉ được bảo hộ khi nào nó thuộc về sở hữu hợp pháp của doanh
nghiệp (hoặc đã được đăng kí bảo hộ) và thỏa các điều kiện khác thì nó mới thuộc đối
tượng mà Luật Cạnh tranh điều chỉnh. Kinh nghiệm áp dụng pháp luật ở các nước
cũng cho thấy rằng, pháp luật chỉ chống lại những chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn
khi sản phẩm chính hiệu là có thật, được Nhà nước công nhận và những sản phẩm giả
mạo kia đang tìm cách thay thế hay gây nhầm lẫn cho khách hàng12.
2.1.1.2 Điều chỉnh theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Hành vi chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn được đề cập tại điểm a và b khoản 1
Điều 130 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005:
“a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động
kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính
năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện
cung cấp hàng hoá, dịch vụ.”
Đồng thời khoản 2 và 3 tại cùng điều luật cũng như các quy phạm định nghĩa
của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã làm sáng tỏ hơn dấu hiệu nhận biết các đối tượng bị
xâm phạm và các hành vi xâm phạm, bổ khuyết cho những quy định có liên quan của
Luật Cạnh tranh 2004.
Hành vi chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn được quy đinh trong Luật Sở hữu trí
tuệ 2005 có những đặc điểm như sau:
- Về chủ thể thực hiện hành vi: do chịu sự điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ
nên đối tượng áp dụng sẽ được quy định bởi Điều 2 của đạo luật này. Điều này đồng
nghĩa với việc chủ thể có thể vi phạm hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn trong Luật Sở
hữu trí tuệ sẽ 2005 sẽ rộng hơn so với Luật Cạnh tranh 2004. Cụ thể là, không chỉ tổ
chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam, mà những tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp
ứng đủ điều kiện được quy định bởi Luật Sở hữu trí tuệ và điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên cũng phải chịu sự ràng buộc của luật này. Sự khác biệt đó dẫn đến
hai trường hợp có thể xảy ra trong thực tiễn:
12
ThS. Lê Anh Tuấn, Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn: điều chỉnh theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, Tạp chí
nghiên cứu lập pháp, số 8/2007.
GVHD: ThS. Nguyễn Mai Hân
Trang 25
SVTH: Nguyễn Lý Hồng Nhung