Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUẢN lý nước THẢI SINH HOẠT TẠIKHU dân cư đô THỊ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP tại THÀNH PHỐ bạc LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 70 trang )

Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 35 (2009-2013)

QUẢN LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
TẠI KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ: THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ths. Kim Oanh Na

Huỳnh Thị Liên

Bộ môn Luật Thương Mại

MSSV: 5095526
Lớp: Luật Thương Mại 3-K35

Cần Thơ, tháng 05/2013
GVHD: Ths. Kim Oanh Na

1



SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

LỜI CẢM ƠN
……
Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Cần Thơ, khoa Luật đã tạo
điều kiện cho em có cơ hội tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp của nhân luật.
Cám ơn quý thầy cô trong những năm qua đã tận tình truyền thụ những kiến thức
quý báo cho em trong suốt quá trình học tâp. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn giáo
viên hướng dẫn, người đã hỗ trợ, giúp đỡ em nghiên cứu đề tài này. Thầy đã nhiệt tình
hướng dẫn em từ lúc tìm tài liệu tham khảo cho đến lúc đào sâu nghiên cứu, với sự nhắc
nhở, gợi mở vấn đề của thầy đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của
mình. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn quý thầy cô.
Mặc dù đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu nhưng do chưa có điều kiện cọ sát thực tế,
kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên trong quá trình tìm hiểu, phân tích, trình bày,
không tránh khỏi những khuyết điểm nhất định. Rất mong được sự thông cảm, đóng góp
ý kiến của quý thầy cô cũng như của các bạn sinh viên để đề tài này được hoàn thiện
hơn.

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

2

SVTH: Huỳnh Thị Liên



Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
…………………………………………………………………………..
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
..................................................................................................................

GVHD: Ths. Kim Oanh Na


3

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
……
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................

...................................................................................................................
..................................................................................................................
...................................................................................................................
..................................................................................................................
GVHD: Ths. Kim Oanh Na

4

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................2
5. Kết cấu luận văn.................................................................................................2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHU DÂN CƯ ĐÔ
THỊ VÀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TRONG KHU DÂN CƯ ĐÔ
THỊ ........................................................................................................ 3
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ ............................3
1.1.1. Khái niệm về khu dân cư đô thị............................................................... 3
1.1.2. Phân loại khu dân cư đô thị ......................................................................4
1.1.3. Khái quát tình hình khu dân cư đô thị trong giai đoạn hiện nay ............5
1.1.4 Sơ lược các quy định của pháp luật về khu dân cư đô thị ......................6

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NƯỚC THẢI VÀ NƯỚC THẢI SINH
HOẠT .....................................................................................................................8
1.2.1 Khái niệm về nước thải và nước thải sinh hoạt........................................8
1.2.2 Phân loại nước thải và nước thải sinh hoạt ............................................10
1.2.3 Khái quát tình hình nước thải và nước thải sinh hoạt trong giai đoạn
hiện nay.............................................................................................................12

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

5

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

1.2.4 Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến môi trường và sự cần thiết
phải quản lý ......................................................................................................16
1.2.5 Sơ lược các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý tài
nguyên nước và nước thải sinh hoạt. ...............................................................19

CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI KHU
DÂN CƯ ĐÔ THỊ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠI THÀNH
PHỐ BẠC LIÊU ................................................................................. 26
2.1 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
TẠI KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ...............................................................................26
2.1.1 Nguyên tắc quản lý nước thải sinh hoạt .................................................26
2.1.2 Chủ thể quản lý nước thải sinh hoạt.......................................................27
2.1.2.1 Chủ thể quản lý ...................................................................................27

2.1.2.2 Chủ thể bị quản lý ...............................................................................33
2.1.3 Các quy định về quản lý nước thải sinh hoạt .........................................34
2.1.3.1 Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư ................................34
2.1.3.2 Quản lý nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt ......................................39
2.1.3.3 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.......................................39
2.1.3.4 Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt .......................41
2.1.4 Các quy định về xử lý vi phạm................................................................42
2.2 THỰC TIỄN QUẢN LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI KHU DÂN CƯ
ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ................................................................45
2.2.1 Tình hình về việc xả nước thải sinh hoạt hiện nay tại khu dân cư đô
thị ......................................................................................................................45
GVHD: Ths. Kim Oanh Na

6

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

2.2.2 Việc áp dụng pháp luật về quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư
đô thị .................................................................................................................47
2.3 TỒN TẠI CỦA THỰC TIỄN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NƯỚC
THẢI SINH HOẠT TẠI KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ ............................................48
2.3.1 Những tồn tại của thực tiễn.....................................................................48
2.3.2 Những tồn tại của pháp luật....................................................................49
2.4 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NƯỚC
THẢI SINH HOẠT TẠI KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ ............................................50
2.4.1 Phương hướng hoàn thiện về mặt thực tiễn ...........................................50

2.4.2 Phương hướng hoàn thiện về mặt pháp lý..............................................51
KẾT LUẬN ..........................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

7

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề môi trường luôn mang tính thời sự nóng bỏng của mỗi quốc gia,
đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã đẩy nhanh tốc độ sản xuất của cải vật chất phục
vụ nhu cầu ngày càng tăng của con người. Lượng của cải vật chất đó gia tăng kéo
theo lượng chất thải trong quá trình sản xuất, sinh hoạt, tiêu thụ không ngừng tăng
theo. Nếu không được quản lý và sử dụng đúng mức thì lượng chất thải đó bằng
nhiều con đường khác nhau sẽ xâm nhập vào đất, nước, không khí, gây tác động
xấu đến môi trường và con người, bên cạnh đó cùng với quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và nước
thải sinh hoạt là một nguyên nhân được nhắc đến đầu tiên trong ô nhiễm môi
trường hiện nay.
Ở Việt Nam kinh tế đang phát triển theo hướng mạnh mẽ bên cạnh đó kéo
theo lượng chất thải, nước thải từ những khu công nghiêp, khu dân cư đô thị ngày
càng một tăng và khó quản lý, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

nói chung và về việc xả nước thải sinh hoạt nói riêng ngày càng phổ biến và tinh
vi hơn do đó Nhà nước ta đang rất chú trọng đến vấn đề về pháp luật bảo vệ môi
tường và về quản lý nước thải.
Chính vì thế công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý nước thải
sinh hoạt ở các khu dân cư đô thị nói riêng hiện nay là hết sức quan trọng, mặt dù
đã được xã hội và các cơ quan Nhà nước đặc biệt quan tâm nhưng vấn đề này vẫn
còn nhiều bất cập và hạn chế. Chính vì lẽ đó mà người viết chọn đề tài “Quản lý
nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp tại thành
phố Bạc Liêu” để làm luận văn tốt nghiệp.

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

8

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

2. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn luận văn, người viết chỉ có thể tập trung nghiên cứu những
quy định hiện hành: Như Luật bảo vệ môi trường 2005 cụ thể tại Mục 4, Chương
VIII về quản lý chất thải, Luật tài nguyên nước 2012, Nghị định 88/2007/NĐ-CP
về thoát nước đô thị và khu công nghiệp…và nghiên cứu về thực trạng quản lý
nước thải nói chung và nước thải sinh hoạt nói riêng ở tại thành phố Bạc Liêu, qua
đó đúc kết được những nhận định và đề xuất hướng giải quyết của cá nhân.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu, để đánh giá các quy định của pháp luật hiện
hành, việc phân tích thực tiễn đối với việc quản lý nước thải hiện nay. Từ đó đề

xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đến việc
quản lý nước thải sinh hoạt trong khu dân cư đô thị.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt luận văn, bên cạnh việc vận dụng kiến thức đã học,
người viết cũng thu thập, tổng hợp thêm những tài liệu có liên quan đến việc
“Quản lý nước thải sinh hoạt trong khu dân cư đô thị” kết hợp với việc khảo sát
thực tiễn để chứng minh, làm rõ vấn đề. Bên cạnh đó các phương pháp được người
viết sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài
liệu, sách vỡ, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phân tích luật viết.
5. Bố cục đề tài
Luận văn gồm có ba phần: phần lời nói đầu, phần nội dung và phần kết
luận. Kết cấu phần nội dung gồm có 2 chương.
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về khu dân cư đô thị và nước thải
sinh hoạt trong khu dân cư đô thị.

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

9

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

Chương 2: Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực
trạng và giải pháp tại Thành phố Bạc Liêu.

GVHD: Ths. Kim Oanh Na


10

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ VÀ
NƯỚC THẢI SINH HOẠT TRONG KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHU DÂN CƯ ĐÔ THỊ
1.1.1 Khái niệm về khu dân cư đô thị
Hiện nay trong luật Quy hoạch đô thị cũng đã đưa ra một khái niệm chính
thức cho Khu dân cư đô thị là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng
theo dự án đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, và nhà ở. Như vậy, khu
dân cư đô thị là khái niệm được sử dụng hiện nay.
Luật Quy hoạch đô thị giải thích khái niệm khu dân cư đô thị hiện nay
phải đảm bảo các điều kiện tiên quyết được đưa ra giải thích cho khu dân cư đô thị
đó là: “Được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, và nhà ở” phân
tích giải thích luật cho thấy:
Trước nhất, xem xét khi xây dựng phải đảm bảo tính đồng bộ như vậy
chúng ta tìm hiểu đồng bộ là gì? Theo từ điển tiếng việt giải thích đồng bộ là có
cùng chu kì hoặc cùng tốc độ, được tiến hành trong cùng một thời gian, tạo ra một
sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Từ đó cho thấy tất cả các công trình hạ
tầng xã hội-hạ tầng kỹ thuật-công trình nhà ở phải đảm bảo sự đồng bộ nói trên.
Thứ 2, là hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu dân cư được quy hoạch xây
dựng và được quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật xây dựng năm 2003: “Hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật” bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung
cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải

và các công trình khác.

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

11

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

Thứ 3, là hạ tầng xã hội: theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật xây dựng
năm 2003: “Hệ thống công trình hạ tầng xã hội bao gồm các công trình y tế, văn
hóa, giáo dục, thể thao thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt
nước và các công trình khác”.
Cuối cùng, là xét về công trình nhà ở theo đoạn hai Điều 1 Luật Nhà ở năm
2005 quy định: “Nhà ở theo quy định của luật này là công trình xây dựng với mục
đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân”.
1.1.2 Phân loại khu dân cư đô thị
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh
tế-xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội
thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. Chính vì
thế để thuận tiện cho việc quản lý, hiện nay cả nước ta phân đô thị thành 6 loại
gồm loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V.1 Ở mỗi loại đô thị sẽ có
những tiêu chí khác nhau như: Chức năng đô thị, quy mô dân số toàn đô thị tối
thiểu phải đạt, mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng
loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập

trung của thị trấn, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh
giới nội thành, nội thị, hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình
hạ tầng xã hội và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.
Vì lẽ đó mà khu dân cư đô thị cũng sẽ được phân chia sao cho phù hợp với
từng loại đô thị hiện nay của nước ta .
Ví dụ: Thành phố Cần Thơ là đô thị loại I vì thế khu đô thị ở thành phố
Cần Thơ cũng cần phù hợp với những quy định về phân loại đô thị ở nước hiện
1

Điều 4 Luật Quy hoạch đô thị 2009

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

12

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

nay như: về dân số, về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, về giáo dục-đào tạo, du
lịch, dịch vụ…. Hiện nay ở Cần Thơ có dự án khu đô thị Nam Cần Thơ trên địa
bàn quận Cái Răng với quy mô khá lớn với tổng diện tích hơn 1.200 ha giải quyết
chỗ ở cho 18.000 hộ. Ngoài ra, còn có 4 khu tái định cư với diện tích hơn 333 ha,
tương đương hơn 6.400 lô nền.2 Ngoài ra khu Nam Cần Thơ sẽ trở thành Khu đô
thị cảng-công nghiệp lớn của thành phố Cần Thơ với các tổ hợp nhà, khu biệt thự,
đại siêu thị, bệnh viện, trường học, khu liên hợp thể dục thể thao để đáp ứng với
mức nhu cầu sống của người dân hiện nay.
Ví dụ: Thành phố Vĩnh Long là đô thị loại III vì thế tiêu chí phân loại cho

đô thị cũng sẽ khác so với những đô thị khác. Hiện nay ở Vĩnh Long có khu đô thị
dân cư Bình Minh rộng 30 ha nằm trong tổng thể 162 ha của khu công nghiệp và
dân cư Bình Minh.
Tóm lại viêc phân loại khu dân cư đô thị sẽ phụ thuộc vào từng loại đô thị,
vì ở mỗi đô thị sẽ có những tiêu chí và cách phân chia khác nhau như: quy mô
diện tích đất, dân số của mỗi đô thị, điều kiện về kinh tế-xã hội và tỷ lệ lao
động…Để phù hợp với sự phát triển của đất nước hiện nay.
1.1.3 Khái quát tình hình khu dân cư đô thị ở Việt Nam
Thống kê của Bộ Xây dựng cho biết, cả nước hiện có 764 khu dân cư đô
thị (chỉ tính khu đô thị có quy mô từ 20ha trở lên), trong đó có 15 khu đô thị quy
mô hơn 1.000ha, 94 khu đô thị quy mô từ 200ha đến 1.000ha. Nếu tính cả các dự
án khu nhà ở, cả nước có khoảng 2.500 dự án đang triển khai. Tuy nhiên, các dự

2

Khu đô thị Nam Cần Thơ: Diện mạo mới của thành phố văn minh, hiện đại

[ ngày truy cập 16/04/2013]

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

13

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

án hầu hết tập trung ở đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải

Phòng… trong khi nhiều địa phương khác không có dự án khu đô thị.3
Riêng Hà Nội, qua báo cáo rà soát bước đầu đã có 370 dự án khu đô thị
mới, sử dụng hơn 17.700 ha đất, với tổng cộng 82,4 triệu mét vuông sàn nhà,
tương đương 520.700 căn hộ. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi các khu đô thị mới
thường gắn với nhà ở, chịu sự chi phối của thị trường bất động sản (BĐS). Những
đô thị, thành phố lớn, nhu cầu nhà ở lớn, thị trường BĐS phát triển mạnh nên xuất
hiện nhiều dự án khu đô thị. Tuy nhiên, như đã nói hầu hết các khu đô thị mới phát
triển không theo kế hoạch, mà tự phát, theo phong trào.4 Nhìn chung khi nhận định
về môi trường sống tốt trong khu dân cư đô thị đặc biệt đối với người Việt Nam
hiện nay còn khá chủ quan. Con người chưa hiểu rõ thế nào là môi trường sống
tốt, hầu hết chỉ dựa trên nhận định chủ quan của mỗi cá nhân. Ngày nay với việc
đô thị hóa ngày một dẫn đến tình trạng tấc đất tấc vàng, nhà cửa san sát… tất cả
đất đai đều tận dụng triệt để, và để muốn có một môi trường sống lành mạnh, hợp
với tiêu chuẩn môi trường thật sự ngày một khó khăn để có được môi trường sống
tốt với thu nhập trung bình thì thật là một câu hỏi khó cho người dân thành thị.
Cũng như Bộ Xây dựng đã thống kê thì tình hình khu dân cư đô thị ở
nước ta ngày một tăng, một mặt đó là giải pháp tốt cho việc giải quyết được chỗ ở
cho người dân đô thị trong giai đoạn hiện nay, mặt khác tình trạng mọc tràn lan
các khu dân cư đô thị để lại hậu quả nhiều khu dân cư đô thị bị bỏ hoang, không
được đi vào sử dụng do không kết nối được với hạ tầng kỹ thuật và giao thông
công cộng.
1.1.4 Sơ lược các quy định của pháp luật về khu dân cư đô thị
3

Phát triển các khu đô thị mới: Không thể theo phong trào
[ ngày truy cập 25/02/2013]
4
Phát triển các khu đô thị mới: Không thể theo phong trào
[ ngày truy cập 25/02/2013]


GVHD: Ths. Kim Oanh Na

14

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003 được ra đời căn cứ vào Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ
sung theo Nghị quyết 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội
khóa X, kỳ họp thứ 10. Luật này quy định về hoạt động xây dựng; quyền và nghĩa
vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng.
Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005 được ra đời căn cứ vào Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung
theo Nghị quyết 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X,
kỳ họp thứ 10. Luật này quy định về sở hửu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử
dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở. Nhà ở theo quy định của
Luật này là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh
hoạt của họ gia đình, cá nhân.
Luật Quy hoạch đô thị của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số
30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009. Luật này quy định về hoạt động quy
hoạch đô thị gồm lập, thẩm định, phê duyệt, và điều chỉnh quy hoạch đô thị; tổ
chức thực hiện quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy định quy
hoạch đã được phê duyệt
Nghị định của Chính phủ số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004
về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nghị định này hướng dẫn thi hành
Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng; áp dụng đối với chủ

đầu tư, nhà thầu, tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết
kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng
trên lãnh thổ ViệtNam.
Nghị định của Chính phủ số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005
về Quy hoạch xây dựng. Nghị định này hướng dẫn các quy định của Luật Xây

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

15

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

dựng về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng; về điểu kiện đối
với tổ chức và cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng.
Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009
về việc phân loại đô thị. Nghị định này quy định về việc phân loại đô thị, tổ chức
lập, thẩm định đề án và quyết định công nhận loại đô thị.
Nghị định của Chính phủ số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2010
về việc lâp, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị. Nghị định này quy
định về việc lâp, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị; quản lý xây dựng theo
quy hoạch; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị.
Nghị định của Chính phủ số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 06 năm 2010
về quản lý cây xanh đô thị. Nghị định này quy định về quản lý cây xanh tại các đô
thị trên phạm vi toàn quốc, áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài có liên quan đến quản lý cây xanh đô thị trên lãnh thổ Việt Nam.
Nghị định của Chính phủ số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013

về quản lý đầu tư phất triển đô thị. Nghị định này điều chỉnh các hoạt động liên
quan đến việc đầu tư phát triển đô thị bao gồm: Quy hoạch đô thị; hình thành,
công bố kế hoạch triển khai các khu vực phát triển đô thị; thực hiện đầu tư xây
dựng và vận hành, khai thác, chuyển giao các dự án đầu tư phát triển đô thị. Áp
dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia các hoạt
động liên quan đến việc đầu tư phát triển đô thị.
Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 04 năm 2008 hướng dẫn lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NƯỚC THẢI VÀ NƯỚC THẢI SINH
HOẠT
1.2.1 Khái niệm về nước thải và nước thải sinh hoạt
GVHD: Ths. Kim Oanh Na

16

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

 Khái niệm về nước thải
Tất cả các hoạt động sinh hoạt và sản xuất trong mỗi cộng đồng đều tạo ra
các chất thải, ở các thể khí, lỏng và rắn. Thành phần chất thải lỏng, hay nước thải
được định nghĩa như một dạng hòa tan hay trộn lẫn giữa nước (nước dùng, nước
mưa, nước mặt, nước ngầm), và chất thải sinh hoạt trong cộng đồng dân cư, các
khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải… Ở đây
cần hiểu là sự ô nhiễm nước xảy ra khi các chất nguy hại xâm nhập vào nước lớn
hơn khả năng tự làm sạch của nguồn nước.
Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do

các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.5
 Khái niệm về nước thải sinh hoạt.
Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con
người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.6 Ngoài ra còn có các khái niệm khác
về nước thải sinh hoạt như:
Nước thải sinh hoạt: là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục
đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa vệ sinh cá nhân,… Chúng
thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan trường học, biện viện, chợ, và các công
trình công cộng khác.7

5

Khoản 7 Điều 2 Nghị định 88/2003NĐ- CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp
Phần 1.3.1, mục 1 những quy định chung của QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt
7
Lâm Minh Triết. Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp tính toán thiết kế công trình. NXB ĐH quốc gia
tp.HCM, năm 2006. Luận văn thạc sĩ khoa học môi trường Nguyễn Hồng Kiểm. Đánh giá hiệu quả xử lý
nước thải sinh hoạt của cây chuối pháo.trang10
6

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

17

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu


Nước thải sinh hoạt: là loại nước thải được hình thành trong quá trình hoạt
động sống của con người, nó bao gồm nước tắm, giặt, nước nhà bếp, nước cầu
tiêu, nước tiểu và các hoạt động khác không phải là hoạt động sản xuất.8
Nước thải sinh hoạt: là loại nước thải được hình thành trong các quá trình
sinh hoạt của con người bao gồm nước thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt hằng
ngày của con người (nước tắm, giặt, vệ sinh cá nhân), nước thải từ các hoạt động
dịch vụ hoặc công cộng như: bệnh viện, khách sạn, trường học, cá nhân.9
Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các hộ dân cư, các khu thương mại
hay các cơ quan hành chính. Nước thải này bao gồm nước tắm giặt nấu nướng.10
Như vậy hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phụ
thuộc vào điều kiện sống, chất lượng bửa ăn, lượng nước sử dụng và hệ thống tiếp
nhận nước thải. Nước thải này có lượng biếng thiêng theo giờ trong ngày, theo
thời tiết, theo các thiết bị sử dụng nước và khả năng cấp nước sinh hoạt của cộng
đồng đó. Nước thải sinh hoạt tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, nơi có mật
độ dân cư cao. Hiện nay, trung bình một người dân thành phố thải ra khoảng từ
100 lít/1 ngày và đang có xu hướng tăng lên.11
1.2.2 Phân loại nước thải và nước thải sinh hoạt
 Phân loại nước thải

8

Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Thị Thùy Dương. Công nghệ sinh học môi trường, tập 1 công nghệ xử lý
nước thải. NXB ĐH quốc gia tp.HCM, năm 2003. Luận văn thạc sĩ khoa học môi trường Nguyễn Hồng
Kiểm. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của cây chuối pháo.trang10
9
Trần Đức Hạ. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ. NXB Khoa học và kỹ thuật, năm 2002. Luận
văn thạc sĩ khoa học môi trường Nguyễn Hồng Kiểm. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của cây
chuối pháo.trang10
10
Lê Hoàng Việt. Giáo trình pháp luật xử lý nước thải. Tủ sách Đại học Cần thơ, năm 2003. Luận văn thạc

sĩ khoa học môi trường Nguyễn Hồng Kiểm. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của cây chuối
pháo.trang10
11
Phạm Thượng Hàn. Đo và kiểm tra môi trường. NXB giáo dục, năm 2009. Luận văn thạc sĩ khoa học
môi trường Nguyễn Hồng Kiểm. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của cây chuối pháo.trang10

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

18

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

Nước thải là nước đã dùng trong sinh hoạt, sản xuất, hoặc chảy qua vùng
đất bị ô nhiễm. Phụ thuộc vào điều kiện hình thành, nước thải được chia thành:12
 Nước thải sinh hoạt
 Nước thải công nghiệp
 Nước thải tự nhiên
 Nước thải đô thị
Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động
thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác
Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải từ
các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
Trong quá trình công nghiệp các nguồn nước thải có thể phân thành:
Nước hình thành do phản ứng hóa học (chúng bị ô nhiễm bởi các tạp chất
và các sản phẩm phản ứng)
Nước ở dạng ẩm tự do và liên kết trong nguyên liệu và chất ban đầu, được

tách ra trong quá trình chế biến
Nước rửa nguyên liệu, sản phẩm, thiết bị
Nước hấp thụ, nước làm nguội
Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống bằng nhiều cách khác
nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí.
Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem là nước thải tự nhiên ở những
thành phố hiện đại, chung được thu gom thành những hệ thống riêng.
12

Nước thải vả phân loại nước thải
[ ngày truy cập 25/02/2013]

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

19

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng
trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các chất
thải trên.
 Phân loại nước thải sinh hoạt
 Nước thải sinh hoạt gồm: 2 loại 13
Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bả từ nhà bếp, các chất
rửa trôi kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

Ngoài ra còn có sự phân loại khác như: Nước thải sinh hoạt sinh ra từ các hộ
gia đình có thể phân theo các loại:14
 Phân theo nguồn gốc hình thành:
Nước thải không chứa phân, nước tiểu và các loại thực phẩm từ các thiết
bị vệ sinh như bồn tắm, chậu giặt, chậu rửa mặt. Loại nước thải này chủ yếu chứa
các chất rắn lơ lửng, chất thải thường gọi là “ nước xám”. Nồng độ chất hữu cơ
trong loại nước thải này thấp và thường khó phân hủy sinh học. Loại nước thải này
chứa nhiều chất vô cơ.
Nước thải chứa phân nước tiểu từ các khu vệ sinh (toilet) còn gọi là
“nước đen”. Trong nước thải tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh và dễ gây mùi hôi
thối.

13

Lâm Minh Triết. Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp tính toán thiết kế công trình. NXB ĐH quốc gia
tp.HCM, năm 2006. Luận văn thạc sĩ khoa học môi trường Nguyễn Hồng Kiểm. Đánh giá hiệu quả xử lý
nước thải sinh hoạt của cây chuối pháo.trang10
14
Trần Đức Hạ. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ. NXB Khoa học và kỹ thuật, năm 2002. Luận
văn thạc sĩ khoa học môi trường Nguyễn Hồng Kiểm. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của cây
chuối pháo.trang10, trang 11

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

20

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp

tại Thành phố Bạc Liêu

Hàm lượng các chất hữu cơ và dinh dưỡng như nitơ, phospho trong nước
cao. Loại nước thải này gây nguy hại đến sức khỏe và dễ làm nhiễm bẩn nguồn
nước mặt.
Nguồn nước thải nhà bếp chứa dầu mỡ và phế thải thực phẩm từ nhà bếp,
máy rửa bát. Loại nước thải sinh hoạt này chứa hàm lượng các chất hữu cơ và các
nguyên tố hóa học và dễ sử dụng làm phân bón.
 Phân loại theo đối tượng thoát nước:
Nước thải sinh ra từ hộ gia đình, khu dân cư
Nước thải sinh ra từ các công trình, dịch vụ, công cộng như: bệnh viện,
khách sạn, trường học, nhà ăn.
Mỗi nhóm nước thải trên có lưu lượng, chế độ xả nước và thành phần tính
chất đặc trưng
 Phân loại theo đặc điểm hệ thống thoát nước:
Nước thải hệ thống thoát nước riêng: nước thải từ các thiết bị vệ sinh
được thu gom và vận chuyển về trạm xử lý theo tuyến cống riêng.
Nước thải hệ thống thoát nước chung: các loại nước thải sinh hoạt (nước
xám và nước đen) cùng với nước mưa được thu gom và vận chuyển theo đường
cống chung về trạm xử lý. Trong một số trường hợp, nước đen được xử lý sơ bộ
tại chỗ qua các công trình như bể tách dầu, mỡ, bể tự hoại, sau đó cùng nước xám
xả tuyến thoát nước chung.
1.2.3 Khái quát tình hình nước thải và nước thải sinh hoạt trong giai đoạn
hiện nay
 Khái quát tình hình nước thải trong giai đoạn hiện nay

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

21


SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

Cũng như nhiều vấn đề khác về môi trường, thực trạng nước thải tại Việt
Nam, nhất là ở các khu đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đang trong
tình trạng báo động. Hầu hết nước thải được xả thẳng ra cống, ra sông hồ. Sự ô
nhiễm ở hệ thống sông ngòi của Hà Nội hiện nay là minh chứng cho điều này.
Không cần phải lấy mẫu xét nghiệm, chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng thấy
được sự ô nhiễm đang ở mức trầm trọng.
Vấn đề nước thải của Hà Nội trước đây chưa giải quyết được thì giờ đây
thành phố đối mặt với những thách thức lớn khi Hà Nội chính thức mở rộng về
phía tây. Từ thành phố 3 triệu dân trở thành thành phố 6 triệu dân, vấn đề nước
thải càng trở nên cấp thiết hơn.
Vấn đề ô nhiễm nước thải không sớm được giải quyết, nó sẽ ảnh hưởng
trực tiếp tới sức khỏe của người dân. Đó là rau không sạch bởi được tưới bằng
nước sông ô nhiễm, là nguồn nước mặt bị ô nhiễm… Nước thải ảnh hưởng tới
nhiều mặt của đời sống xã hội của nhiều thành phần kinh tế15.
Và hiện nay cả nước có hơn 90% nước thải vẫn chưa được xử là con số
đáng báo động được ông Nguyễn Tôn-Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam nêu
bật tại hội thảo chuyên đề Nước và Xử lý nước thải tại TP.Hồ Chí Minh ngày 911-2010. Tình hình xử lý nước thải của Việt Nam hiện nay phát triển chậm so với
cấp nước sạch và sự đầu tư cho hệ thống nước thải chậm hơn sự phát triển của các
khu đô thị, các khu công nghiệp. Nhìn tổng thể, bây giờ chúng ta mới xử lý chưa
đến 10% tổng số nước thải trước khi đưa ra môi trường, như vậy còn xấp xỉ 90%
tổng lượng nước thải và tình trạng này đã và đang gây nên tình trạng ô nhiễm hết
sức nghiêm trọng. Thể hiện qua các con sông nội đô, ven đô đều bị suy thoái rất
nặng, có nhiều dòng sông “chết” ở miền Bắc như sông Tô Lịch, Kim Ngưu,
Nhuệ… còn ở miền Nam thì đáng báo động là tình hình nhiễm nặng của dòng

15

Cần xử lý nước thải tại nguồn:
[ngày truy cập 27/02/2013]

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

22

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, để khắc phục tình trạng này Chính phủ đặc biệt
quan tâm qua việc ban hành Nghị định về xử lý nước thải theo đó phấn đấu xử lý
trên 80% nước thải vào năm 2025. Nghị định của Chính phủ còn quy định về việc
xử phạt, thu phí đối với các nhóm độc chất trong nước thải công nghiệp và việc
đánh giá, kiểm tra, xử phạt do ngành Tài nguyên môi trường thực hiện. Nhưng
thực tế là việc đánh giá, kiểm tra không thường xuyên, không liên tục mà không
đánh giá được, không lập biên bản thì không có căn cứ để xử phạt doanh nghiệp
nên không tạo nguồn thu ổn định cho việc bảo vệ môi trường. Bất cập khác hiện
nay là ở mức phí, ta thu phí xử lý nước thải là 10% và do các công ty cung cấp
nước sạch thu về cho ngân sách nhà nước thể hiện qua 10% phí bảo vệ môi
trường. Trong khi ở các nước mức giá cho nước thải tính gấp 2 lần nước sạch, vì
chi phí để xử lý một khối nước thải cao gấp 1,6 đến 2 lần chi phí xử lý một khối
nước sạch cho sinh hoạt. Với mức phí 10% như hiện nay thì chỉ đủ bù đắp khoảng
30% phí vận hành hệ thống xử lý nước thải và việc xử lý nước thải hiện chủ yếu
lấy từ ngân sách nhà nước. Việt Nam đã kêu gọi xã hội hóa việc xử lý nước thải

cũng đã lâu nhưng chưa thành hiện thực.16
 Khái quát tình hình nước thải sinh hoạt trong giai đoạn hiện nay
Trong những thập niên gần đây, sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị
hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống,
đặc biệt là với nguồn nước sinh hoạt ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm trầm
trọng. Tình trạng nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các
thành phố, là một nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề
này có xu hướng càng ngày càng xấu đi. Tuy đã có cơ sở pháp lý là những quy
chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nước thải sinh hoạt, song hiện trạng nước thải

16

Hơn 90% nước thải chưa được xử lý
[ngày truy cập 27/02/2013]

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

23

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu

sinh hoạt và xử lý nước thải đang là vấn đề cấp bách cần được đặt ra để từng bước
cải thiện tình hình.
Tại một số thành phố lớn, thị xã và thị trấn chỉ một số khu vực dân cư có
hệ thống cống rãnh thải nước thải sinh hoạt song hệ thống này thường dùng chung
với hệ thống thoát nước mưa thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên hoặc ao hồ hoặc

sông suối hoặc thải ra biển. Hầu như không có hệ thống thu gom và trạm xử lý
nước thải sinh hoạt riêng biệt.
Số liệu thống kê mới đây cho thấy, trung bình một ngày Hà Nội thải
458000 mét khối nước thải, trong đó 41% là nước thải sinh hoạt, 57% nước thải
công nghiệp, 2% nước thải bệnh viện. Chỉ có khoảng 4% nước thải được xử lý.
Phần lớn nước thải không được xử lý đổ vào các sông Tô Lịch và Kim Ngưu gây ô
nhiễm nghiêm trọng 2 con sông này và các khu vực dân cư dọc theo sông.
Theo số liệu đó cách đây gần 10 năm thì nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) tại
sông Kim Ngưu cao tới 92,4 mg/l, cũng đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép tới 9 lần.
Hồ cá tại hai quận Hoàng Mai và Thanh Trì đã bị ô nhiễm nặng do lấy nước từ 2
con sông trên. Số liệu thống kê cho thấy toàn lưu vực đang có khoảng 26.300
giường bệnh (trong đó Hà Nội chiếm tới 47%) thuộc hơn 1.400 cơ sở y tế, với
lượng nước thải y tế ước tính khoảng hơn 10.000m3/ngày và nước thải bệnh viện
không hề được xử lý mà đổ thằng vào các dòng sông.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như
Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng
không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá
tiểu chuẩn cho phép. Tại các vùng nông thôn, các cụm dân cư (làng, xã) tình hình
vệ sinh môi trường còn đáng lo ngại hơn. Phần lớn các gia đình không có nhà xí
hợp vệ sinh. Hầu hết nước thải sinh hoạt thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên.

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

24

SVTH: Huỳnh Thị Liên


Đề tài:Quản lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đô thị: Thực trạng và giải pháp
tại Thành phố Bạc Liêu


Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp,
hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ
tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử
lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về
mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.
Việc thu gom và xử lý nước thải tập trung đang còn gặp nhiều bất cập và
hạn chế. Công tác xử lý nước thải chưa được đẩy mạnh, tại một số đô thị cũng có
xây dựng một số trạm xử lý nước thải cục bộ cho các bệnh viện như (Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng...) nhưng do nhiều nguyên nhân như thiết kế,
vận hành, bảo dưỡng, không có kinh phí... mà nhiều trạm xử lý sau một thời gian
ngắn hoạt động đã xuống cấp và ngừng hoạt động. 17
1.2.4 Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến môi trường và sự cần thiết
phải quản lý.
Nước thải sinh hoạt đã trở thành vấn đề bức xúc trong cuộc sống đô thị và
những ảnh hưởng xấu của nó đến xã hội. Không chỉ có ảnh hưởng xấu đến con
người mà nước thải sinh hoạt còn có những tác động tiêu cực đến môi trường sinh
thái .
 Đối với môi trường
 Đối với môi trường tổng thể:
Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại
trong nước thải gây ra như : làm chết các sinh vật dưới nước, sự khoáng hoá, ổn
định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận
dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều
17

Bài toán cho việc xử lý nguồn nước thải sinh hoạt tại nguồn
/>[ngày truy cập 28/03/2013]

GVHD: Ths. Kim Oanh Na


25

SVTH: Huỳnh Thị Liên


×