Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUY CHẾ PHÁP lý về cư TRÚ, đi lại của NGƯỜI nước NGOÀI TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.89 KB, 82 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Niên khóa 2008 – 2012)

QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ CƢ TRÚ, ĐI LẠI
CỦA NGƢỜI NƢỚC NGOÀI TRÊN LÃNH THỔ
VIỆT NAM

Giáo viên hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths.Lê Minh Trung

Nguyễn Phi Long - 5085893
Luật Thƣơng Mại - K34
LK0864A1

Cần Thơ, tháng 11/2012


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh đất nước đang trong tiến trình mở cửa và hội nhập, hoạt động
nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú ngày càng phổ biến và trở thành một nhu cầu tất yếu
của việc công dân Việt Nam, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài ra nước ngoài và trở về nước. Việc thừa nhận quyền tự do đi lại, cư trú với


tính chất là một bộ phận trong hệ thống các quyền tự do cá nhân của con người được
Hiến pháp Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế xây dựng và thừa nhận. Riêng đối
với người nước ngoài, Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài
tại Việt Nam năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành là hệ thống văn bản điều
chỉnh vấn đề người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú tại Việt Nam. Nhìn
chung, bên cạnh những điểm tiến bộ đạt được, pháp luật về cư trú, đi lại đối với
người nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều hạn chế nhất định trong công
tác lập pháp và thực tiễn áp dụng. Nhằm khắc phục tình trạng trên, Đảng và Nhà
nước ta đang chỉ đạo các cấp, các ngành tích cực thực hiện chủ trương cải cách về tư
pháp trong đó có văn bản về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú đối với người nước ngoài.
Có thể thấy pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú đối với người nước ngoài ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý người nước ngoài và thúc đẩy tiến
trình hội nhập, phát triển đất nước, đồng thời đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội. Thực trạng cho thấy pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú còn
gặp phải nhiều hạn chế và chưa đáp ứng đúng vai trò của nó. Vì vậy, đòi hỏi cần
phải xem xét nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống pháp luật về nhập cảnh,
xuất cảnh, cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Với đề tài luận văn: “Quy
chế pháp lý về cư trú, đi lại đối với người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam”
người viết nghiên cứu, xây dựng những nội dung xoay quanh việc người nước ngoài
nhập cảnh, cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam trong công tác nghiên cứu pháp luật
về nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú nói chung.
Về mặt khách quan, việc người viết nghiên cứu đề tài: “Quy chế pháp lý về cư
trú, đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam” góp phần vào công tác
nghiên cứu khoa học luật nói chung và trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú
nói riêng. Trong giai đoạn nước ta đang trong tiến trình mở cửa và hội nhập, việc
xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cư trú, đi lại đối với người nước ngoài là cần
thiết vì đảm bảo quyền cư trú, đi lại và tạo khung pháp lý vững chắt trong công tác

GVHD: Th.S Lê Minh Trung


1

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

quản lý và bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam,
đồng thời tạo mối quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực và thế giới.
Về mặt chủ quan, thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết muốn củng cố lại
kiến thức trong quá trình học tập, đồng thời đóng góp công sức của mình vào công
tác nghiên cứu pháp luật về cư trú, đi lại đối với người nước ngoài. Việc nghiên cứu
đề tài khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng pháp luật về cư trú,
đi lại của người nước ngoài, đảm bảo quá trình áp dụng pháp luật vào công tác quản
lý.
2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu pháp luật về cư trú, đi lại của người nước ngoài là hệ thống những
vấn đề xoay quanh đối tượng người nước ngoài nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ
Việt Nam như: việc người người nước ngoài nhập cảnh vì mục đích lao động, học
tập, làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam; người nước ngoài nhập cảnh vào Việt
Nam vì mục đích tham quan du lịch; thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh
thương mại tại Việt Nam, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam thăm thân
nhân…mà mỗi đối tượng lại có nhiều vấn đề cần được xem xét nghiên cứu. Do giới
hạn về mặt thời gian và phạm vi nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp bậc cử nhân
luật, cũng như khó khăn trong việc tìm hiểu thực tế nên trong phạm vi đề tài người
viết chỉ tập trung phân tích, nghiên cứu các cơ sở lý luận và một số thực tiễn áp
dụng xoay quanh đối tượng người nước ngoài nhập cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam
cư trú nhằm mục đích lao động, học tập, thực hiện các hoạt động đầu tư, thăm thân
nhân tại Việt Nam mà không bao gồm việc người nước ngoài nhập cảnh vì mục đích
tham quan du lịch.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các khái niệm cơ bản về người nước ngoài, trình tự thủ tục khi
người nước ngoài nhập cảnh, đăng ký cư trú, đi lại và quản lý về cư trú đi lại đối với
người nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó tiến hành phân tích, đối chiếu với thực tiễn
áp dụng để xây dựng những phương hướng, đề xuất cho việc hoàn thiện pháp luật về
cư trú, đi lại đối với người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam để áp dụng trên thực
tế.
Ngoài tính ứng dụng, việc nghiên cứu đề tài góp phần quan trọng trong công tác
nghiên cứu khoa học luật. Từ những nội dung trong thực tiễn nghiên cứu, người viết
xây dựng những luận điểm, cơ sở khoa học nhằm xây dựng những giải pháp trong
tiến trình củng cố và hoàn thiện pháp luật về cư trú, đi lại đối với người nước ngoài.

GVHD: Th.S Lê Minh Trung

2

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài là các phương pháp phân tích truyền thống như:
phương pháp phân tích luật viết kết hợp với phương pháp phân tích lịch sử. Ngoài ra
còn sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, liệt kê, so sánh, đối chiếu, nhằm đi
sâu vào phân tích từng điều luật hiện hành từ đó đề ra những mặt hạn chế, đưa ra
những kiến nghị, hướng giải quyết cho những vấn đề đặt ra.
5. Bố cục đề tài
Bố cục của đề tài gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về người nước ngoài và pháp luật cư trú,

đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
Dự kiến trong nội dung chương này người viết tập trung nghiên cứu một số khái
niệm về người nước ngoài; về cư trú, đi lại đối với người nước ngoài qua đó tìm
hiểu những khái niệm liên quan trong việc người cư trú, đi lại tại Việt Nam.
Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về cư trú, đi lại đối với người nước
ngoài trên lãnh thổ Việt Nam
Trong nội dung chương này, người viết tập trung nghiên cứu những quy định của
pháp luật hiện hành xoay quanh người nước ngoài cư trú, đi lại tại Việt Nam, quy
định về trình tự thủ tục đăng ký cư trú, đi lại của người nước ngoài và quản lý về cư
trú, đi lại.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về cư trú, đi lại của
người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
Từ những thực tiễn của việc áp dụng pháp luật về trong lĩnh vực cư trú, đi lại đối
với người nước ngoài, người viết tiến hành phân tích những ưu - nhược điểm của
pháp luật và những vướng mắc cho việc áp dụng pháp luật về cư trú, đi lại để từ đó
đưa ra những đề xuất, giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật về cư trú, đi lại đối
với người nước ngoài tại Việt Nam.

GVHD: Th.S Lê Minh Trung

3

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

CHƢƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƢỜI NƢỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT CƢ TRÚ, ĐI LẠI
CỦA NGƢỜI NƢỚC NGOÀI TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM


1.1. Lý luận chung về ngƣời nƣớc ngoài
1.1.1. Khái niệm ngƣời nƣớc ngoài.
Thuật ngữ “Người nước ngoài” (Personne physique étrangère) được sử dụng
rộng rãi trong các quy định pháp luật của các nước trên thế giới. Trong pháp luật
Việt Nam, thuật ngữ người nước ngoài được sử dụng khá phổ biến, nó được hiểu rất
rộng bao gồm: người mang một quốc tịch nước ngoài, người mang nhiều quốc tịch
nước ngoài người không mang quốc tịch. Nhìn chung, trong pháp luật ở nhiều quốc
gia có một đặc điểm chung là căn cứ vào dấu hiệu quốc tịch để xác định người đó là
người nước ngoài. Do đó có thể thấy chế định quốc tịch đóng một vai trò quan trọng
luật quốc tế.
Khái niệm quốc tịch: Khái niệm về quốc tịch đó là tổng thể những quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong vấn đề quốc tịch, bao gồm
các vấn đề liên quan đến việc xác lập và chấm dứt quốc tịch của một cá nhân. Mỗi
quốc gia có tiêu chuẩn và căn cứ xác lập quốc tịch khác nhau, chẳng hạn như một số
vấn đề xác lập quốc tịnh cho cá nhân do sinh ra (theo nguyên tắc huyết thống;
nguyên tắc lãnh thổ; hay sự kết hợp của nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc lãnh
thổ), nhận con nuôi chưa thành niên, hưởng quốc tịch theo sự gia nhập, hưởng quốc
tịch do được trở lại quốc tịch (khôi phục quốc tịch), hưởng quốc tịch theo sự lựa
chọn, hưởng quốc tịnh theo điều ước quốc tế…Nhìn chung đó là cách mà nhà nước
xác lập quốc tịch cho một cá nhân nhận quốc tịch và có mối quan hệ mang tính chất
chính trị - pháp lý giữa nhà nước với cá nhân đó.
Thông thường, khái niệm người nước ngoài được hiểu là một thể nhân nước
ngoài, tuy nhiên hiểu theo nghĩa rộng hơn nó bao gồm cả pháp nhân nước ngoài và
có đôi khi là quốc gia trong trường hợp quốc gia đó tham gia vào các mối quan hệ
dân sự trong tư pháp quốc tế. Nhìn chung, thuật ngữ người nước ngoài sử dụng với
tư cách là một thể nhân nước ngoài được sử dụng phổ biến hơn trong pháp luật của
các nước. Ở nội dung luận văn này, người viết nghiên cứu người nước ngoài cũng
với tư cách là một thể nhân nước ngoài.
Như đã tìm hiểu ở chế định quốc tịch, các quốc gia luôn có những căn cứ nhất

định để xác lập cho một cá nhân mang quốc tịch của nước mình. Một khi thoả
những điều kiện đó thì cá nhân sẽ được xác lập là công dân mang quốc tịch của
quốc gia khi cá nhân có yêu cầu và yêu cầu được chấp nhận. Như vậy, người nước
GVHD: Th.S Lê Minh Trung

4

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

ngoài được hiểu là người không mang quốc tịch của nước nơi mà họ đang cư trú.
Yếu tố không mang quốc tịch của nước nơi mà họ đang cư trú được quốc gia nước
sở tại xác lập với tư cách không phải là một công dân thông qua một hình thức, giấy
tờ xác nhận nhất định (dựa vào yếu tố quốc tịch là chủ yếu). Khi ấy, sẽ có một hệ
thống những quy định pháp luật được áp dụng dành riêng cho đối tượng là người
nước ngoài được quốc gia nơi người đó cư trú xây dựng, quy định những quyền và
nghĩa vụ dành cho người nước ngoài. Như vậy, có thể khẳng định bất kỳ một người
sống trên lãnh thổ của một quốc gia xác định mà không mang quốc tịch của quốc gia
đó đều được gọi là người nước ngoài và chế định người nước ngoài chỉ phát sinh khi
vấn đề cư trú của cá nhân đó nằm trên lãnh thổ của một quốc gia mà mình không
mang quốc tịch.
Trong quyết định số 122/CP ngày 24 tháng 5 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ
về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống tại Việt Nam quy
định: Người nước ngoài là người cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam, có quốc
tịch nước khác hoặc không có quốc tịch. Ngoài ra, theo một số văn bản khác như:
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008; Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 và Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
năm 2000 thì người nước ngoài cũng được hiểu là người không có quốc tịch Việt

Nam.
1.1.2. Phân loại ngƣời nƣớc ngoài.
Căn cứ vào cơ sở quốc tịch: dựa vào tiêu chí này, người nước ngoài được phân
thành người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch. Theo đó:
Người có quốc tịch nước ngoài theo pháp luật Việt Nam là người mang quốc tịch
của một (hoặc nhiều) nước và đồng thời không mang quốc tịch Việt Nam.
Người nước ngoài là người không có quốc tịch là người không mang quốc tịch
Việt Nam hay mang quốc tịch của bất kỳ một quốc gia nào khác.
Căn cứ vào nơi cư trú: Căn cứ vào tiêu chí này người nước ngoài được chia
thành người cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và người cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Căn cứ vào thời gian cư trú trên lãnh thổ Việt Nam: Người nước ngoài được
chia thành người nước ngoài thường trú và người nước ngoài tạm trú.
Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam là người nước ngoài sinh sống thường
xuyên, ổn định, lâu dài và có đăng ký thường trú tại một địa điểm trên lãnh thổ Việt
Nam.

GVHD: Th.S Lê Minh Trung

5

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

Người nước ngoài tạm trú là người nước ngoài sinh sống ngoài nơi đăng ký
thường trú (nếu có) và có đăng ký tạm trú tại một địa điểm nhất định trên lãnh thổ
Việt Nam.
Căn cứ vào nội dung quy chế pháp lý: người nước ngoài được chia thành:
Người nước ngoài được hưởng quy chế ưu đãi và miễn trừ ngoại giao theo công

ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự và
các quy chế tương đương.
Người nước ngoài được hưởng các quy chế theo các hiệp định quốc tế riêng lẽ
như: hợp tác khoa học kỹ thuật, trao đổi chuyên gia, nghiên cứu sinh, thực tập sinh,
sinh viên, hợp tác kinh tế, viện trợ kỹ thuật, tương trợ khoa học, giao lưu văn hoá,
những nhà hoạt động kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam…
Người nước ngoài đang cư trú làm ăn, sinh sống tại nước sở tại, nhóm người
này không được hưởng các chế độ pháp lý đặc biệt như hai nhóm trên mà các chế độ
pháp lý của nhóm người này hoàn toàn do pháp luật của nước sở tại quy định.
1.1.3. Năng lực chủ thể và chế độ pháp lý dân sự của ngƣời nƣớc ngoài
1.1.3.1 Năng lực chủ thể.
Trong tư pháp quốc tế, người nước ngoài là một trong những chủ thể cơ bản của
các quan hệ pháp luật tư pháp quốc tế. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là hai
thuộc tính cơ bản của một chủ thể pháp luật. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi
quy định khả năng một người có tư cách chủ thể trong một quan hệ pháp luật. Việc
một người có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi hay không là điều kiện cần
để người đó tham gia vào một quan hệ dân sự trong tư pháp quốc tế.
Về năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài đó là việc xác định được tư
cách pháp lý của người đó trong một quan hệ pháp luật cụ thể. Điều đó có nghĩa là
họ được pháp luật công nhận là có đủ khả năng và đủ tư cách của một chủ thể trong
một quan hệ pháp luật.
Theo pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của nhiều nước trên thế giới quy
định năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng người đó được hưởng quyền và
chấp nhận những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Một người nước ngoài cư
trú trên lãnh thổ của một nước mà mình không mang quốc tịch thì vấn đề xác định
năng lực pháp luật sẽ căn cứ vào quy định của nước sở tại nơi người đó đang cư trú.
Vấn đề xác định năng lực pháp luật được quy định khác nhau tùy theo quy định của
mỗi quốc gia. Trên thực tế sẽ có xung đột pháp luật diễn ra về việc xác định năng
lực pháp luật cho cá nhân là người nước ngoài. Để giải quyết về đề trên thông
thường pháp luật các nước quy định năng lực pháp luật của người nước ngoài ngang


GVHD: Th.S Lê Minh Trung

6

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

với năng lực pháp luật của công dân nước sở tại theo nguyên tắc đãi ngộ như công
dân. Pháp luật Việt Nam quy định: năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người
nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Người
nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam1.
Về năng lực hành vi của cá nhân đó là khả năng mà cá nhân đó bằng chính hành
vi của mình xác lập, thực hiện các quyền và gánh vác nghĩa vụ do pháp luật quy
định. Về năng lực hành vi của người nước ngoài khi tham gia vào một quan hệ pháp
luật dân sự trong tư pháp quốc tế các nước thông thường quy định không đồng nhất.
“Đa số các nước quy định rằng, năng lực hành vi được xác định theo pháp luật của
nước đương sự là công dân (áp dụng theo nguyên tắc Luật quốc tịch), bất kể nơi cư
trú. Ví dụ như ở Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…Riêng các nước thuộc
hệ thống luật chung Anh - Mỹ (Common law) lại quy định phải áp dụng nguyên tắc
luật của nước nơi cư trú của đương sự để xác định năng lực hành vi, bất kể quốc tịch
của đương sự”2.
Theo pháp luật Việt Nam quy định tại điều 762 Bộ luật dân sự 2005 thì năng lực
hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của
nước mà người đó là công dân. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực
hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước
ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam.
1.1.3.2 Chế độ pháp lý dân sự của ngƣời nƣớc ngoài

Quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài được hiểu là hệ thống các quyền
và nghĩa vụ pháp lý, các lợi ích hợp pháp của cá nhân và các biện pháp bảo đảm
thực hiện quyền năng chủ thể, các quyền - nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân
đó ở nước sở tại trong lĩnh vực dân sự3. Nhìn chung, trong lĩnh vực tư pháp quốc tế
các quốc gia thường dành cho người nước ngoài các chế độ pháp lý sau:
Một là, Chế độ đãi ngộ quốc dân (Nationnal Treatment) chế độ này cho phép
người nước ngoài được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ ngang bằng
hoặc tương đương với những quyền và nghĩa vụ mà công dân nước sở tại đang được
hưởng. Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ mà người nước ngoài không được hưởng
một số quyền mà nước sở tại dành cho công dân nước mình như các quyền chính trị
quan trọng, quyền bầu cử, quyền tham gia vào các cơ quan nhà nước, quyền thực
hiện các nghĩa vụ quân sự…đó là vì tính chất chính trị của mỗi nước mà các quốc
1

Điều 761 Bộ luật dân sự năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Th.s Diệp Ngọc Dũng-Th.s Cao Nhất Linh: Tập bài giảng luật tư pháp quốc tế, Khoa Luật-Đại học Cần
Thơ, Cần Thơ, năm 2002, Trang 58.
3
Th.s Diệp Ngọc Dũng-Th.s Cao Nhất Linh: Tập bài giảng luật tư pháp quốc tế, Khoa Luật-Đại học Cần
Thơ, Cần Thơ, năm 2002, Trang 58.
2

GVHD: Th.S Lê Minh Trung

7

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam


gia có lý do để không cho người nước ngoài tham gia vào các quyền, nghĩa vụ đặc
thù dành cho công dân này.
Hai là, chế độ tối huệ quốc (Most Favuored Nationnal Treatment) chế độ tối
huệ quốc là chế độ theo đó nước này dành cho công dân và pháp nhân nước kia
những quyền và ưu đãi đang hoặc sẽ dành cho công dân và pháp nhân của bất kỳ
một nước thứ ba nào trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại và hàng hải quốc tế.
Việc người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng chế độ tối huệ quốc
trên lãnh thổ của nước kia hay không cần phải có quy định rõ ràng trong các điều
ước quốc tế giữa hai nước ký kết với nhau.
Ba là, Chế độ đãi ngộ đặc biệt là chế độ mà quốc gia cho phép một số người
nước ngoài nhất định được hưởng các quyền và ưu đãi đặc biệt mà những người
nước ngoài khác thậm chí công dân nước mình cũng không được hưởng. Các ưu đãi
này thông thường được quy định cụ thể trong pháp luật quốc gia cũng như trong
điều ước quốc tế mà chỉ khi người nước ngoài thuộc vào trường hợp được hưởng
chế độ đãi ngộ đặc biệt mới được áp dụng.
Bốn là, Chế độ có đi có lại: chế độ có đi có lại thể hiện ở chổ một quốc gia
dành một quy chế pháp lý nhất định cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài tương
ứng với quy chế pháp lý mà nhà nước nước ngoài đó đã dành và sẽ dành cho công
dân và pháp nhân của mình trên lãnh thổ nước ngoài đó. Các quốc gia thường ghi
nhận chế độ này trong các điều ước quốc tế, chế độ có đi có lại trong thực tiễn áp
dụng thì được thể hiện dưới hai hình thức là chế độ có đi có lại thực chất và chế độ
có đi có lại hình thức.
Chế độ có đi có lại thực chất được thể hiện bằng việc một nước dành cho thể
nhân và pháp nhân nước ngoài một số quyền và nghĩa vụ hoặc những ưu đãi (nếu
có) nhất định đúng bằng những quyền và nghĩa vụ cũng như những ưu đãi thực tế
mà các thể nhân và pháp nhân đó đã được hưởng ở nước ngoài tương ứng kia. Các
quyền và nghĩa vụ này được thể hiện cụ thể theo quy định của pháp luật quốc gia đó
chứ không phải chỉ mang một tính chất vĩ mô.
Khác với chế độ có đi có lại thực chất là chế độ có đi có lại hình thức, theo đó

chế độ này được hiểu là việc một nước dành cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài
một chế độ pháp lý nhất định giống như chế độ đãi ngộ quốc dân hoặc chế độ tối
huệ quốc mà nước kia đã dành cho công dân và pháp nhân nước mình một chế độ
tương ứng như thế.
Năm là, chế độ báo phục quốc được hiểu là các biện pháp trả đũa. Chế độ báo
phục quốc được áp dụng trên cơ sở của chế độ có đi có lại. Nếu như một quốc gia

GVHD: Th.S Lê Minh Trung

8

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

nào đó đơn phương xử lý các biện pháp hoặc có các hành vi gây ra thiệt hại hoặc tổn
hại cho quốc gia hay công dân hoặc pháp nhân của quốc gia khác thì chính quốc gia
bị tổn hại đó hoặc công dân hay pháp nhân của chính quốc gia đó được sử dụng các
biện pháp trả đũa hạn chế hoặc có hành động tương ứng đối phó hoặc đáp lại các
thành viên của quốc gia đầu tiên đơn phương gây ra thiệt hại đó. Tổng hợp các hành
vi đối phó đáp lại được gọi là biện pháp báo phục và hoàn toàn hợp pháp trên cơ sở
có đi có lại. Thực tiễn tư pháp quốc tế coi các quy định này như là nguyên tắc tập
quán trong quan hệ giữa các quốc gia. Mục đích của biện pháp báo phục là nhằm
khôi phục lại trật tự pháp luật đã bị vi phạm và đây cũng giống như biện pháp đảm
bảo thực thi pháp luật.
Nhìn chung, luật pháp của các nước trên thế giới đều dành cho người nước ngoài
được hưởng quy chế đãi ngộ như công dân. Bên cạnh đó các nước còn tiến hành ký
kết các điều ước quốc tế nhằm dành cho một số người nước ngoài nhất định được
hưởng các chế độ như chế độ tối huệ quốc trong buôn bán và hàng hải quốc tế, chế

độ đãi ngộ đặc biệt.
1.2. Lý luận chung về cƣ trú, đi lại của ngƣời nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt
Nam.
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, cƣ
trú của ngƣời nƣớc ngoài qua một số giai đoạn lịch sử ở nƣớc ta.
1.2.1.1 Giai đoạn 1945-1954
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà ra đời, một nhà nước cách mạng đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trong giai
đoạn này, nhà nước ta mới hình thành, chính quyền còn non trẻ, lại phải đối phó với
thù trong, giặc ngoài, nạn đói, nạn dốt…Trước tình hình đó, chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ký Sắc lệnh số 47/SL ngày 10 tháng 10 năm 1945 “cho tạm thời giữ các luật lệ
hiện hành cho đến khi ban hành những bộ pháp luật duy nhất cho toàn cõi nước
Việt Nam…nếu những luật lệ ấy không trái với những điều quy định trong sắc lệnh
này”4.
Trong giai đoạn này, người nước ngoài ra vào lãnh thổ Việt Nam chủ yếu là
lược lượng vũ trang của các nước đế quốc, thực dân xâm lược (Anh, Pháp, Tàu
Tưởng) với danh nghĩa là lực lượng của các nước Đồng minh vào Việt Nam để giải
giáp quân đội phát xít Nhật. Thời kỳ này, có một số người nước ngoài vào Việt Nam

4

Hồ Chí Minh: Về nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb.Pháp lý, Hà Nội, 1990, tr.189.

GVHD: Th.S Lê Minh Trung

9

SVTH: Nguyễn Phi Long



Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

đội lốt giáo sĩ, nữ tu hoạt động tình báo, gián điệp cho Pháp và một số Hoa kiều hoạt
động đặc vụ cho Tưởng để chống phá nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Trong bối cảnh đó, nhà nước ta tập trung vào chính sách đoàn kết dân tộc tranh
thủ sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp tiến bộ trong và ngoài nước. Vì vậy, ngày
28 tháng 9 năm 1945, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư hướng dẫn thái độ xử sự đối
với Pháp kiều, binh lính Pháp ở lại Việt Nam làm ăn sinh sống; ngày 07 tháng 12
năm 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh số 73/SL quy định việc nhập
quốc tịch Việt Nam. Tại điều 10 Hiến pháp năm 1946 quy định: công dân Việt Nam
có quyền “tự do đi lại, cư trú, có quyền ra nước ngoài”.
Thực hiện chính sách trừ gian bảo mật và đẩy lùi những phần tử là người nước
ngoài chống phá Cách mạng Việt Nam, ngày 18 tháng 8 năm 1948 chủ tịch Hồ Chí
Minh ký sắc lệnh số 205/SL quy định thể lệ trục xuất ngoại kiều; ngày 20 tháng 8
năm 1948 Thủ tướng Chính phủ ra sắc lệnh số 215/SL quy định về quyền lợi đặc
biệt của người nước ngoài có công trong kháng chiến Việt Nam.
Về công tác quản lý người nước ngoài, ngày 13 tháng 5 năm 1953, lần đầu tiên
Bộ Công an ra Nghị định số 74/NĐ-CA quy định rõ: tổ chức bộ máy của lực lượng
quản lý người nước ngoài (ngoại kiều) và quản lý cửa khẩu quốc tế (kiểm soát qua
lại biên giới) trực thuộc Vụ Trị an hành chính; ngày 29 tháng 8 năm 1953, Hội đồng
Chính phủ ra Quyết định đổi tên Thứ Bộ Công an thành Bộ Công an 5.
Nhìn chung, trong giai đoạn này các văn bản pháp luật nói chung và văn bản về
cư trú, đi lại của người nước ngoài còn hạn chế, thiếu tính đồng bộ và thống nhất.
Nhà nước ta mới hình thành và vẫn còn đang đấu tranh với nhiều thế lực thù địch và
những khó khăn về mặt kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, đây là giai đoạn khởi đầu cho sự
hoàn thiện và phát triển của nền lập pháp trong những giai đoạn tiếp theo.
1.2.1.2 Giai đoạn 1954 – 1975
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc bước
sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, đồng thời tiến hành cuộc chiến chống
đế quốc Mỹ hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam tiến tới thống nhất

đất nước. Hai nhiệm vụ chiến lược này của cách mạng Việt Nam chi phối toàn bộ
hoạt động đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Nhà nước Việt Nam đã có vị
trí xứng đáng trên trường quốc tế, có điều kiện quan hệ với các nước khác trên thế
giới với tư cách là một quốc gia độc lập. Hoạt động đối ngoại của nước ta bước sang
5

Bộ công an, Tổng cục An ninh, Cục quản lý xuất nhập cảnh: Biên niên sự kiện lịch sử lực lượng quản lý

xuất nhập cảnh (1945-2002), Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội; 2003, tr 21.

GVHD: Th.S Lê Minh Trung

10

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

một thời kỳ mới. Công tác quản lý nhà nước về người nước ngoài và các hoạt động
ở cửa khẩu quốc tế ngày càng đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Nhiệm vụ trước mắt đòi hỏi nhà nước ta phải quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Trong thời kỳ này có nhiều văn bản pháp luật, đặc biệt là trong hoạt động về xuất
cảnh, nhập cảnh, cư trú đối với người nước ngoài được ban hành. Ngày 08 tháng 8
năm 1955, Chính phủ ban hành thể lệ tạm thời quy định về nguyên tắc và thủ tục
giải quyết cho ngoại kiều xuất cảnh: “Ngoại kiều xin phép xuất cảnh phải có hộ
chiếu và giấy cư trú hoặc giấy tờ khác. Giấy chứng nhận xuất cảnh cho ngoại kiều
phải do Công an tỉnh, thành phố hoặc huyện (nếu được uỷ quyền) cấp. Khi cấp giấy
chứng nhận xuất cảnh sẽ thu lại giấy cư trú và không cấp giấy thông hành khác” 6.
Ngày 06 tháng 8 năm 1959, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành thể lệ đăng ký cư

trú của ngoại kiều, quy định: những người ngoại quốc được phép nhập cảnh vào
nước Việt Nam, sau khi đến địa điểm đã ghi trong giấy phép, trong vòng 48 giờ phải
đến Sở, Ty Công an nơi đó đăng ký xin cư trú 7.
Ngày 27 tháng 10 năm 1959, Chính phủ ban hành Nghị định số 390/TTg/NĐ
quy định về thị thực và hộ chiếu. Tại Điều 1 quy định: “Công dân Việt Nam hay
người ngoại quốc ra vào nước Việt Nam dân chủ cộng hoà phải mang hộ chiếu và
có thị thực của cơ quan có thẩm quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và
phải xuất trình hộ chiếu có thị thực cho đồn Công an ở địa điểm cuối cùng lúc ra
hay địa điểm đầu tiên lúc vào”.
Trong giai đoạn này, quan hệ ngoại giao hợp tác giữa nước ta với các nước xã
hội chủ nghĩa khác phát triển gắn bó, chúng ta đã ký hiệp định miễn thị thực nhập
cảnh song phương với các nước: Liên Xô, Trung Quốc, Hunggari, Tiệp Khắc,
Rumani, Cộng hoà dân chủ Đức, Balan, Bungari, Anbani, Mông Cổ, Cộng hoà dân
chủ nhân dân Triều Tiên. Cũng trong thời gian này, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân
ta tập trung sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nên quan
hệ đối ngoại với các nước tư bản chủ nghĩa còn rất nhiều trở ngại và hạn chế.
Nhìn chung, so với giai đoạn trước, quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh và
cư trú giai đoạn này được cụ thể hóa bằng pháp luật và có bước tiến bộ đáng kể. Hệ
thống các văn bản về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú và các văn bản pháp luật liên
quan đã được ban hành và được bổ sung, điều chỉnh. Dưới góc độ pháp lý, các văn
6

Bộ công an, Tổng cục An ninh, Cục quản lý xuất nhập cảnh: Biên niên sự kiện lịch sử lực lượng quản lý

xuất nhập cảnh (1945-2002), Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội; 2003, tr 29.
7

Bộ công an, Tổng cục An ninh, Cục quản lý xuất nhập cảnh: Biên niên sự kiện lịch sử lực lượng quản lý

xuất nhập cảnh (1945-2002), Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội; 2003, tr 41.


GVHD: Th.S Lê Minh Trung

11

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

bản quy phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú trong giai đoạn này có
tính ổn định chưa cao, chưa đầy đủ và cụ thể. Các quy định về việc cư trú đi lại đối
với người nước ngoài còn rất hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ
quan. Mặc khác, trong thời kỳ này vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách chịu trách
nhiệm nghiên cứu, xây dựng các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú nói
chung. Và trên thực tế hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và
người nước ngoài trong giai đoạn này còn hạn chế và chưa thật sự phổ biến.
1.2.1.3 Giai đoạn 1975 - 1986
Với chiến thắng mùa Xuân năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước
thống nhất. Lúc này cả nước tập trung xây dựng hai nhiệm vụ chiến lược là xây
dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, hậu quả tàn dư của cuộc chiến
tranh để lại là rất nặng nề, nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung, bao cấp gây
nhiều khó khăn trở ngại cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Đường lối đối
ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ này là vừa phải đấu tranh chống chiến
tranh phá hoại về nhiều mặt của các thế lực thù địch, giữ vững độc lập, chủ quyền
vừa phải tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại trong thế bao vây, cấm vận kinh tế,
nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới, đưa nước ta thoát
khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế xã hội.
Trong giai đoạn này các văn bản pháp luật nói chung và các văn bản về xuất
cảnh, nhập cảnh và cư trú đi lại đối với người nước ngoài nói riêng được nhà nước

quan tâm xây dựng hơn so với giai đoan trước. Ngày 25 tháng 4 năm 1977 Hội đồng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 122/CP về chính sách đối với người nước
ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam. Ngày 25 tháng 7 năm 1983, Hội đồng
Bộ trưởng ra Chỉ thị số 208/CT cho phép con lai Mỹ và thân nhân xuất cảnh.
Để tăng cường sự hợp tác quốc tế, trong giai đoạn này Chính phủ Việt Nam đã
ký các hiệp định song phương với các nước: Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (ngày
17-11-1977) về miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh cho công dân hai
nước mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ; Nicaragoa (ngày 14-3-1983)
miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh cho người mang hộ chiếu ngoại
giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu chính thức.
Thời điểm này, Bộ Nội vụ và Bộ ngoại giao cũng đã ban hành một số Thông tư
liên bộ như: Thông tư số 178/LBNG-BNV ngày 25 tháng 4 năm 1977 hướng dẫn
thực hiện Quyết định số 122/CP, Thông tư số 01/TTLB ngày 08 tháng 5 năm 1979
hướng dẫn thực hiện quyết định số 121/CP ngày 19 tháng 3 năm 1979 nhằm giải

GVHD: Th.S Lê Minh Trung

12

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

quyết cho người Việt Nam có nguyện vọng xuất cảnh đoàn tụ với gia đình vì lý do
nhân đạo.
Về công tác quản lý: năm 1981 Bộ nội vụ ra quyết định thành lập: Cục Quản lý
người nước ngoài và xuất cảnh, nhập cảnh; Cục Quản lý cửa khẩu. Tại các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thành lập các phòng hoặc đội quản lý xuất cảnh,
nhập cảnh. Bộ ngoại giao cũng đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố

thành lập Sở ngoại vụ để giải quyết các vấn đề xuất cảnh, nhập cảnh thuộc thẩm
quyền của mình. Như vậy, trong giai đoạn này pháp luật cũng như công tác quản lý
về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú được quan tâm cũng cố, phát triển hơn và được cụ
thể hóa bằng các văn bản pháp luật.
1.2.1.4 Giai đoạn 1986 – 1994
Trong giai đoạn này, Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lâm vào
tình trạng khủng hoảng sâu sắc và toàn bộ dẫn đến sụp đổ một mảng lớn quan trọng
của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thực hiện
diễn biến hoà bình ráo riết tấn công các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có
Việt Nam.
Từ đại hội Đảng lần thứ VI, công cuộc đổi mới trên đất nước ta bắt đầu có được
nhiều thành tựu quan trọng. Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ chúng ta đã
từng bước khôi phục, phát triển và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác về kinh tế,
văn hoá, khoa học, kỹ thuật với tất cả các nước trên thế giới. Với phương châm Việt
Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Để nâng cao trình độ hội
nhập của nước ta vào đời sống quốc tế, khu vực, nhà nước ta đã xây dựng và đổi
mới rất nhiều về thủ tục hành chính, cũng như pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, cư
trú, đi lại đối với người nước ngoài.
Ngày 21 tháng 02 năm 1992, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp
lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam. Tiếp
đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 04/CP ngày 18 tháng 01 năm 1993 quy định
chi tiết thi hành pháp lệnh này; Bộ nội vụ, Bộ ngoại giao cũng đã ban hành các
thông tư như: Thông tư số 04/TT-BNV ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Bộ nội vụ,
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/CP của chính phủ; Thông tư số 04/TT-LB
ngày 18 tháng 01 năm 1993 liên Bộ Nội vụ - Ngoại giao - Ban Việt kiều trung
ương…hướng dẫn việc thực hiện Nghị định này.
Ngoài ra, nước ta còn ký kết các hiệp định về biên giới với các nước (Trung
Quốc, Lào, Campuchia) quy định về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh biên giới như:
Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam – Lào ngày 01 tháng 3 năm 1990; Hiệp


GVHD: Th.S Lê Minh Trung

13

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

định tạm thời ngày 07 tháng 11 năm 1991 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ
Trung Quốc về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước, Hiệp định
ngày 14 tháng 02 năm 1992 giữa hai Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc về miễn thị
thực hộ chiếu cho công dân hai nước; Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam –
Campuchia ngày 20 tháng 7 năm 1993.
Về công tác quản lý: ngày 16 tháng 7 năm 1988 Bộ nội vụ ra Quyết định số
48/BNV thành lập Cục quản lý xuất nhập cảnh trên cơ sở xác nhập Cục quản lý
người nước ngoài và xuất cảnh, nhập cảnh với Cục quản lý cửa khẩu. Các cửa khẩu
đường bộ và đường biển được giao cho bộ đội biên phòng quản lý. Ngày 15 tháng 8
năm 1993, Bộ trưởng Bộ nội vụ ra Quyết định số 340/QĐ-BNV quy định về nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức của Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Nhìn chung, trong giai đoạn này do tư duy và quan điểm đổi mới nên pháp luật
chung về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú nói chung và pháp luật về cư trú, đi lại của
người nước ngoài nói riêng được hệ thống hóa bằng pháp luật và có một cơ chế
quản lý nhất định.Tuy nhiên, công tác xây dựng pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh,
cư trú vẫn còn chưa được khắc phục triệt để, tình trạng các quy định pháp luật do
các bộ ban hành chưa được thống nhất, dẫn đến nhiều quy định còn mâu thuẩn,
chồng chéo nhau.
1.2.1.5 Giai đoạn 1994 đến nay
Trong giai đoạn này tình hình thế giới có nhiều diễn biến hết sức phức tạp, đặc
biệt sau sự kiên 11 tháng 9 năm 2001, cuộc chiến ở Irắc của Mỹ và các nước đồng

minh nổ ra với mục đích chống chủ nghĩa khủng bố; kinh tế thế giới và khu vực có
nhiều biến động, thiên tai dịch bệnh xãy ra ở nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới.
Những diễn biến tình hình nêu trên tác động không nhỏ đến nền kinh tế, chính trị
của đất nước ta.
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, công cuộc đổi mới đất nước được triển khai và đã
thu được nhiều thành tựu quan trọng. Kế thừa và phát triển những kết quả đạt được
ở những giai đoạn trước, đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới trên nhiều phương
diện, từng bước khôi phục, phát triển và mở rộng các quan hệ hữu nghị, hợp tác về
kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật…Để mở rộng hơn trong quá trình hội nhập,
pháp luật chung về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú cần phải có sự điều chỉnh và hoàn
thiện để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Hiểu được vấn đề đó, nhà nước ta đã
từng bước hoàn thiện, đổi mới pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú.
Về vấn đề nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại đối với người nước ngoài, ngày 28
tháng 4 năm 2000, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh nhập cảnh,

GVHD: Th.S Lê Minh Trung

14

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Pháp lệnh này ra đời trên cơ
sở nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp lệnh năm 1992, nhằm đáp ứng đòi hỏi thực tiễn
của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế và khu vực của Việt Nam.
Pháp lệnh này tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính (theo hướng đơn giản hóa)
về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú đối với người nước ngoài. Theo đó, ngày 28 tháng 5
năm 2001 Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi

hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài. Tiếp đó, ngày
29 tháng 01 năm 2002, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao cũng đã ban hành Thông tư
liên tịch số 04/2002/TTLT/BCA-BNG hướng dẫn thực hiện Nghị định số
21/2001/NĐ-CP. Căn cứ vào điều 10 Pháp lệnh năm 2000 của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội và điều 10 Nghị định số 21/2001/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ
Công an đã ra Quyết định số 1279/2002/QĐ-BCA ban hành Quy chế quản lý người
quá cảnh vào Việt Nam tham quan, du lịch.
Ngày 30 tháng 01 năm 1999 Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyết định số 55/
QĐ-BCA quy định về xác định, lập hồ sơ đăng ký đối tượng cấm nhập cảnh, cần
chú ý khi nhập cảnh; đối tượng chưa được phép xuất cảnh và cần chú ý khi xuất
cảnh. Ngày 20 tháng 7 năm 2002, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, ngày 12 tháng 12 năm 2005, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 150/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an
ninh trật tự, an toàn xã hội. Trong đó có quy định rõ hành vi vi phạm các quy định
về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú đối với người nước ngoài và hình thức xử phạt. Nghị
định này thay thế Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 9 năm 1996 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực anh ninh trật tự.
Để tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập, nhà nước
ta cũng đã ký kết nhiều hiệp định song phương với một số nước trên thế giới và khu
vực: thỏa thuận về việc tổ chức cho công dân Việt Nam trở về; hiệp định nhận trở
lại công dân Việt Nam không được phía Đức cho cư trú; Bản nghi nhớ về việc nhận
trở về những công dân Việt Nam đã có lệnh trục xuất khỏi Canađa có hiệu lực pháp
luật; Hiệp định miễn thị thực với các nước (Brunây, Philippin, Singapo, Thái Lan,
Hàn Quốc, Indonesia, Mianma, Thỗ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Séc, Bănglađét, Áchentinna,
Mông Cổ, Nam Tư, Malaixia, Irắc, Meehicô, Panama, Nhật Bản, Thụy Điển, Đan
Mạch, Nauy, Phần Lan…).
Nhìn chung, sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, hệ thống pháp luật
Việt Nam nói chung và các quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh và cư
trú đối với người nước ngoài được quan tâm xây dựng nhiều hơn. Tuy nhiên, có


GVHD: Th.S Lê Minh Trung

15

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

những lúc nền kinh tế nước ta có một cơ chế vận hành không phù hợp đã dẫn đến sự
trì trệ và kém phát triển về mặt kinh tế gây ra những khó khăn, trì trệ trong công
cuộc phục hồi và phát triển đất nước. Công cuộc đổi mới đất nước của Đảng đã và
đang phát huy những hiệu quả tích cực, nền kinh tế dần được phục hồi và có sự phát
triển đáng ghi nhận. Với phương châm Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các
nước trên thế giới, nước ta đã tạo được nhiều mối quan hệ tốt với các nước trên thế
giới, tham gia vào các tổ chức của thế giới (Liên Hiệp Quốc, Tổ chức thương mại
thế giới(WTO)…) và khu vực (ASEAN). Công tác quản lý đối với người nước
ngoài được chú trọng và phát triển theo hướng tinh giảm về thủ tục hành chính.
Pháp luật về cư trú, đi lại đối với người nước ngoài được quan tâm xây dựng và
hoàn thiện nhiều hơn so với các giai đoạn trước.
1.2.2. Khái niệm về cƣ trú và phân loại các loại hình cƣ trú của ngƣời nƣớc
ngoài trên lãnh thổ Việt Nam
1.2.2.1 Khái niệm về cƣ trú:
Cư trú, đi lại được xem là một trong những quyền cơ bản của cá nhân. Ở nhiều
nước trên thế giới, quyền tự do đi lại, cư trú luôn được các quốc gia xem trọng và
xây dựng. Tùy vào điều kiện khác nhau mà quyền này được xem xét xây dựng và và
được thực thi nhất định. Mỗi nước luôn có một cơ chế nhất định để đảm bảo thực thi
quyền này trên thực tế. Tuy nhiên, công dân được hưởng và thực thi quyền này trên
cơ sở tôn trọng hiến pháp và pháp luật. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948
của Đại hội Đồng Liên hiệp quốc có quy định về các nhân quyền cơ bản, trong đó

có quyền tự do đi lại, cư trú của con người.
Ở Việt Nam, văn bản cao nhất quy định vể quyền cư trú, đi lại là ở Hiến pháp
1992, cụ thể tại điều 68 Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư
trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định
của pháp luật”. Quyền này được Chính phủ cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật
về cư trú như Luật cư trú năm 2006, Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6
năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật cư trú,
Thông tư số 06/2007/TT-BCA ngày 01/7/2007 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện
một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cư trú. Theo đó, theo đoạn
2 Điều 1 luật cư trú 2006 có đưa ra khái niệm về cư trú là việc công dân sinh sống
tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú.
Nơi cư trú của một cá nhân là một địa điểm xác định cụ thể, mà theo pháp luật
Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới cư trú được xác định với hình thức

GVHD: Th.S Lê Minh Trung

16

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

thường trú hoặc tạm trú. Theo điều 4 Nghị định 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật cư trú thì nơi cư trú của
công dân là chổ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của
công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Chổ ở hợp pháp của công dân có thể
thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho
mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp áp dụng những căn cứ nêu trên mà vẫn không xác định được
nơi cư trú của công dân thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận
của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đang sinh sống.
Luật cư trú đưa ra khái niệm về cư trú có đối tượng áp dụng là công dân Việt
Nam. Công dân ở đây được hiểu là người mang quốc tịch Việt Nam đang cư trú
trong nước hoặc đang sinh sống ở nước ngoài nhưng còn quốc tịch Việt Nam. Đối
với chủ thể là người nước ngoài, Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú năm 2000
không đưa ra khái niệm như thế nào là cư trú đối với người nước ngoài trên lãnh thổ
Việt Nam. Tuy nhiên, tại điều 3 Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú năm 2000 có
đưa ra khái niệm về người nước ngoài thường trú và người nước ngoài tạm trú trên
lãnh thổ Việt Nam. Qua đó, người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam là việc
người nước ngoài sinh sống và có đăng ký cư trú dưới hình thức thường trú hoặc
tạm trú. Người nước ngoài khi nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam phải đăng ký mục
đích, thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt Nam và phải hoạt động đúng với mục đích
đăng ký đó.
Qua những nội dung trên có thể đưa ra khái niệm về cư trú là việc một cá nhân
sinh sống tại một địa điểm xác định dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú và có
đăng ký cư trú với cơ quan có thẩm quyền.
1.2.2.2 Phân loại các loại hình cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài
Quyền cư trú là một trong những quyền cơ bản của người nước ngoài. Tại Hiến
pháp năm 1992 của Việt Nam có quy định về cư trú của người nước ngoài. Theo đó,
người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt
Nam. Song song với nghĩa vụ, nhà nước ta có chính sách để bảo hộ tính mạng, tài
sản và các quyền lợi chính đáng của người nước ngoài và được cụ thể hóa bằng
pháp luật. Bên cảnh, áp dụng theo chế độ đãi ngộ quốc dân được đề cập ở mục
1.1.3.2 luận văn này thì quyền cư trú, đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt
Nam cần phải được Nhà nước ta đảm bảo như đối với chính công dân của Việt
Nam. Hệ thống những quy phạm pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của đối

GVHD: Th.S Lê Minh Trung


17

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

tượng nước ngoài cư trú, đi lại tại Việt Nam luôn được nhà nước ta quan tâm và xây
dựng.
Theo pháp luật Việt Nam người nước ngoài là người cư trú trên lãnh thổ Việt
Nam nhưng không mang quốc tịch Việt Nam. Trên cơ sở thời hạn cư trú mà pháp
luật Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới phân biệt người nước ngoài thành
hai loại: người nước ngoài thường trú và người nước ngoài tạm trú. Dựa vào thời
hạn cư trú đó mà pháp luật Việt Nam quy định các chế độ pháp lý cho người nước
ngoài phù hợp với các điều kiện cư trú cụ thể của họ.
Ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú: Với đối tượng này, pháp luật Việt Nam quy
đinh những điều kiện cụ thể để người nước ngoài được phép thường trú ở Việt Nam
như đăng ký mục đích cư trú, địa chỉ thường trú…trước cơ quan có thẩm quyền Việt
Nam, mà những nội dung cụ thể sẽ được đề cập ở chương 2 của luận văn này.
Theo khoản 2, Điều 3, Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam năm 2000 thì: người nước ngoài thường trú là việc người nước
ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam. Khoản 2, Điều 3 Pháp lệnh này
đưa ra định nghĩa thế nào là người nước ngoài thường trú, qua đó cá nhân người
nước ngoài được phép cư trú ở Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền xét và cho
thường trú khi có yêu cầu. Qua đó, người nước ngoài thường trú tại một địa điểm cụ
thể ở Việt Nam và đăng ký địa điểm đó với cơ quan có thẩm quyền. Xét cho cùng,
người nước ngoài thường trú ở Việt Nam là việc người đó sinh sống ổn định, sinh
sống lâu dài, yếu tố ổn định lâu dài được thể hiện về mặt thời gian cư trú và các
quan hệ về mặt pháp lý với nhà nước Việt Nam như các vấn đề về kinh doanh, lao

động, học tập sinh hoạt và thực hiện một số nghĩa vụ như nộp thuế, đóng góp xây
dựng các công trình công cộng...Thông qua khoảng thời gian sinh sống ấy, người
nước ngoài thực hiện cách hoạt động phục vụ cho mục đích sống như lao động, học
tập, các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Người nước ngoài thường trú còn được thể
hiện rõ dưới hình thức đã đăng ký thường trú với cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
Người nước ngoài được nhà nước cho phép đăng ký với hình thức thường trú thì có
thể xem như người nước ngoài đó được nhà nước ta bảo hộ các quyền và nghĩa vụ
gần hơn với các quyền và nghĩa vụ như là một công dân của nước mình. Trên thực
tế việc người nước ngoài được cho phép đăng ký thường trú ở Việt Nam không
nhiều, xét nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Tóm lại, người nước ngoài thường trú là việc người nước ngoài cư trú tại địa
điểm đã đăng ký thường trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam và được cơ quan

GVHD: Th.S Lê Minh Trung

18

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

có thẩm quyền Việt Nam cho phép thường trú. Người nước ngoài thường trú phải
tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngƣời nƣớc ngoài tạm trú: Như đã phân tích, người nước ngoài cư trú trên
lãnh thổ Việt Nam dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú. Tại khoản 3 điều 3 Pháp
lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 có
đưa ra khái niệm người nước ngoài tạm trú. Theo đó, người nước ngoài tạm trú là
người nước ngoài cư trú có thời hạn ở Việt Nam. Thời hạn trên được đăng ký với cơ
quan có thẩm quyền khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam và có khai báo

mục đích cư trú. Tùy vào mục đích cư trú của người nước ngoài mà có thời hạn tạm
trú nhất định, điều 15 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài
tại Việt Nam năm 2000 thì thời hạn tạm trú của người nước ngoài được cấp phù hợp
với thời hạn giá trị của thị thực. Thời hạn của các loại thị thực được quy định cụ thể
trong khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh này. Người nước ngoài tạm trú ở Việt Nam phù hợp
với mục đích, thời hạn và địa chỉ đã đăng ký tạm trú.
1.3 Địa vị pháp lý đối với ngƣời nƣớc ngoài theo pháp luật Việt Nam.
Nói đến địa vị pháp lý của người nước ngoài tức là nói đến quyền và nghĩa vụ
của người nước ngoài cũng như các biện pháp bảo đảm quyền và nghĩa vụ đó khi họ
tham gia vào một quan hệ pháp lý nhất định. Trong quá trình người nước ngoài cư
trú ở Việt Nam họ có thể phát sinh các mối quan hệ dân sự. Nhìn chung các quan hệ
dân sự có thể phát sinh trong các lĩnh vực như kinh doanh thương mai, lao động,
hôn nhân gia đình, dân sự, tố tụng dân sự. Người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ của
một nước khác thì cùng một lúc họ phải chịu sự ràng buộc của hai hệ thống pháp
luật. Pháp luật của nước sở tại nơi mà họ đang cư trú và pháp luật của nước nơi họ
là công dân. Xét về một góc độ nào đó sự ràng buộc của hai hệ thống pháp luật này
tạo thành một địa vị pháp lý riêng của người nước ngoài.
Về mặt lý luận, sẽ có rất nhiều mối quan hệ có thể phát sinh trong quá trình
người nước ngoài cư trú mà trong mỗi một lĩnh vực sẽ có rất nhiều nội dung cần
nghiên cứu, phân tích. Xét về mặt phạm vi và thời gian nghiên cứu của đề tài, nên
trong luận văn này người viết tập trung nghiên cứu một số quyền tài sản phát sinh
liên quan trong quá trình cư trú, đi lại của người nước ngoài mà người viết cho là
quan trọng và liên quan mật thiết đến quá trình người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.
Tính cần thiết của việc nghiên cứu một số quy định về quyền tài sản khi người nước
ngoài đi lại cư trú trên lãnh thổ Việt Nam là bởi vì:
- Có sự khác nhau một cách cơ bản giữa pháp luật về quyền sở hữu tài sản của
pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia khác, như các quy định về

GVHD: Th.S Lê Minh Trung


19

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

quyền sở hữu, phân loại tài sản sở hữu, quyền sở hữu động sản, sở hữu bất động sản
(nhà ở, đất đai…).
- Vì nhìn chung, khi cư trú tại bất kỳ một quốc gia nào, bên cạnh các quyền và
nghĩa vụ về nhân thân, thì vấn đề về đảm bảo các quyền tài sản luôn được người
nước ngoài xem trọng. Trong quá trình cư trú, nhu cầu về chổ nơi ở là một nhu cầu
chính đáng và cần thiết để đảm bảo nơi ở ổn định cho các hoạt động của người nước
ngoài, đặc biệt là ngày càng có nhiều đối tượng người nước ngoài cư trú thường
xuyên ở Việt Nam chẳng hạn như người nước ngoài cư trú ở Việt Nam vì mục đích
học tập, lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, kinh doanh và thực hiện các
hoạt động đầu tư ở Việt Nam…các đối tượng này thường xuyên sinh sống và làm
việc tại Việt Nam do đó họ có nhu cầu sở hữu nhà ở tại Việt Nam để sử dụng lâu
dài. Vì vậy, pháp luật cần quy định rõ về quyền và nghĩa vụ cũng như các đối tượng
được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và một số vấn đề về quyền tài sản và thừa kế tài
sản. Trong nội dung luận văn này người viết tập trung nghiên cứu quyền sở hữu nhà
ở và quyền về sở hữu tài sản khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam
1.3.1. Quyền sở hữu của người nước ngoài
Quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản của con người cần phải được
xem trọng và bảo vệ. Không ai có quyền xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp của
bất kỳ cá nhân nào. Nhà nước luôn có những chính sách và phương pháp để bảo vệ
quyền sở hữu, những chính sách và phương pháp này được cụ thể hóa bằng những
quy định của pháp luật. Trong thời kỳ hiện nay, vấn đề bảo vệ tài sản của cá nhân
phải được chú trọng và cần có những quy định cụ thể và một cơ chế hợp lý để đảm
bảo thực thi quyền này.

Pháp luật Việt Nam chưa có một văn bản chung quy định về sở hữu tài sản các
loại của người nước ngoài ở Việt Nam. Các quy định về quyền sở hữu tài sản đối
với người nước ngoài nằm trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Theo Điều 7
Nghị quyết số 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng Chính phủ thì người nước
ngoài được hưởng quyền sở hữu cá nhân về thu nhập hợp pháp, về tư liệu sinh hoạt
và tư liệu sản xuất theo pháp luật Việt Nam.
Một trong những nội dung quan trọng liên quan đến quyền sở hữu của người
nước ngoài tại Việt Nam là quy định về mua và sở hữu nhà của đối tượng người
nước ngoài. Quốc hội ban hành Nghị quyết số 19/2008/NQ-QH12 về việc thí điểm
cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Chính
sách này sẽ thí điểm trong 5 năm, kể từ ngày 01/01/2009. Sau khi Nghị quyết hết
hiệu lực, các tổ chức, cá nhân nước ngoài đã mua nhà ở tại Việt Nam tiếp tục được

GVHD: Th.S Lê Minh Trung

20

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

quyền sử dụng đến hết thời gian đã ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Quốc hội mới chỉ cho thí điểm nên vẫn còn hạn chế về loại nhà được mua, đối tượng
được mua. Theo Điều 2 Nghị quyết số 19/2008/NQ-QH12 và Nghị định số
51/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số
19/2008/NQ-QH12 thì đối tượng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm
cá nhân người nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt
động tại Việt Nam theo luật đầu tư, cụ thể:
- Cá nhân người nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của

pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo quy
định của pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê giữ chức danh quản lý trong doanh ngiệp đó;
- Cá nhân nước ngoài có công đóng góp cho Việt Nam được chủ tịch nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng huân chương, huy chương; cá nhân
nước ngoài có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Cá nhân nước ngoài đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có trình độ
đại học hoặc tương đương trở lên và người có kiến thức, kỹ năng đặc biệt mà Việt
Nam có nhu cầu;
- Cá nhân người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam.
Theo quy định tại Nghị quyết số 19/2008/NQ-QH12, cá nhân, các tổ chức nước
ngoài đang làm việc tại Việt Nam được mua, sở hữu căn hộ chung cư trong dự án
phát triển nhà ở, thương mại hoặc không thuộc khu vực hạn chế hoặc cấm người
nước ngoài cư trú, đi lại trong thời hạn tối đa 50 năm kể từ ngày cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng nhà, đất (đối với cá nhân nước ngoài). Mỗi cá nhân nước ngoài
thuộc đối tượng được mua nhà tại Việt Nam chỉ được sở hữu một căn hộ chung cư
nếu thỏa đủ điều kiện mua.
Điều kiện để cá nhân nước ngoài quy định tại Điều 3 Nghị quyết số
19/2008/NQ-QH12 và Nghị định số 51/2009/NĐ-CP thì cá nhân nước ngoài cần
điều kiện là phải đang sinh sống tại Việt Nam từ mợt năm trở lên và không thuộc
diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự. Theo Khoản 2 Điều 5
Nghị định số 51/2009/NĐ-CP thì giấy tờ chứng minh điều kiện được mua và sở hữu
nhà ở tại Việt Nam quy định cá nhân nước ngoài phải có thẻ thường trú hoặc tạm
trú, hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên do
cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp và không thuộc đối tượng
được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của Pháp lệnh
về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự

GVHD: Th.S Lê Minh Trung


21

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

nước ngoài và cơ quan, tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23/8/1993 của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội.
Đối với trường hợp người nước ngoài có gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài
ở nước ngoài. Tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều 126 Luật nhà ở và Điều 121
Luật đất đai ngày 18/12/2009 quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của
người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ
quan có thẩm quyền Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì
có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại
Việt Nam:
+ Người có quốc tịch Việt Nam
+ Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo
pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn
hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và
đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh
sống ở trong nước. Người gốc Việt Nam theo quy định trên được cơ quan có thẩm
quyền Việt Nam cấp giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba
tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại
Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.
1.3.2 Quyền thừa kế của người nước ngoài
Thừa kế đối với người nước ngoài đối với tài sản hợp pháp ở Việt Nam là một
vấn đề tất yếu và cần được pháp luật bảo vệ. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 và
các văn bản pháp luật có liên quan quy định về vấn đề thừa kế đối với người nước

ngoài. Theo đó, người nước ngoài được hưởng quyền thừa kế tài sản ở Việt Nam
theo chế độ đãi ngộ quốc dân, điều đó có nghĩa là nếu người nước ngoài có tài sản ở
Việt Nam thì người nước ngoài có quyền để lại làm di sản cho thể nhân hoặc pháp
nhân bằng một di chúc hoặc theo pháp luật như công dân Việt Nam. Người nước
ngoài không phân biệt định cư hay không định cư ở Việt Nam, tạm trú ở Việt Nam
hay hoàn toàn ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đều có quyền sở hữu tài sản do công dân
Việt Nam cũng như do người nước ngoài khác để lại trên lãnh thổ Việt Nam theo di
chúc hoặc theo pháp luật. Trong trường hợp người nước ngoài không có quyền sở
hữu bất động sản ở Việt Nam, nhưng lại là người nhận thừa kế theo di chúc hoặc
theo pháp luật đối với tài sản ở Việt Nam và trong khối tài sản đó có tài sản là bất
động sản, thì người nước ngoài chỉ được nhận quyền thừa kế đối với giá trị của bất
động sản đó.

GVHD: Th.S Lê Minh Trung

22

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

Ngoài những quyền sở hữu trên, việc người nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh tại
các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam còn áp dụng các quy định về việc mang ngoại tệ
tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt khi cá nhân xuất cảnh nhập cảnh. Trong trường
hợp này, pháp luật Việt Nam chia làm hai trường hợp:
- Đối với cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh có hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương hộ
chiếu thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày
12/8/2011 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định việc mang ngoại tệ tiền
mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh.

- Đối với cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh có giấy tờ thông hành hoặc chứng minh
thư biên giới do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam hoặc các nước có chung biên giới
cấp thì thực hiện theo quy định tại Quyết định số 92/2000/QĐ-NHNN của Thống
đốc Ngân hàng nhà nước ngày 17/3/2000 về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt
Nam bằng tiền mặt đối với cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành xuất
nhập cảnh hoặc giấy chứng minh thư biên giới.
Nhìn chung, trong thời kỳ kinh tế hội nhập, Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội
và thách thức trong việc phát triển và đổi mới đất nước. Trong bối cảnh đất nước
tiến hành công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế về nhiều mặt, vấn đề cư trú, đi lại
của người nước ngoài lao động, học tập ở Việt Nam ngày một được chú trọng hơn.
Trước tình hình thực tế đặt ra, pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú đối với
người nước ngoài cần được đổi mới và hoàn thiện, tinh giảm hơn về mặt thủ tục.
Pháp luật về cư trú, đi lại đối với người nước ngoài đóng một vai trò quan trọng
trong việc quản lý đồng thời là môi trường pháp lý thuận lợi thể hiện quyền tự do đi
lại, cư trú của cá nhân, trên cơ sở những quy định của pháp luật. Quyền cư trú đi lại
của người nước ngoài được đảm bảo là cầu nối quan trọng để nền kinh tế Việt Nam
ngày một phát triển. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành về cư trú, đi lại đối với người
nước ngoài cần có những quy định phù hợp hơn trong việc vừa đảm bảo quyền cư
trú đối với người nước ngoài, vừa giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự
an toàn xã hội trước tình hình chính trị nhiều biến động trên thế giới và khu vực hiện
nay.

GVHD: Th.S Lê Minh Trung

23

SVTH: Nguyễn Phi Long


Quy chế pháp lý về cư trú đi lại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam


CHƢƠNG 2:
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
VỀ CƢ TRÚ ĐI LẠI ĐỐI VỚI NGƢỜI NƢỚC NGOÀI TRÊN
LÃNH THỔ VIỆT NAM
2.1 Quy định của pháp luật về cƣ trú đối với ngƣời nƣớc ngoài
Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất có quy định về quyền cư trú đi lại, bên
cạnh Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
năm 2000 do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành là văn bản chuyên ngành điều
chỉnh vấn đề cư trú, đi lại đối với người nước ngoài. Pháp lệnh năm 2000 trên cơ sở
sửa đổi bổ sung những quy định không còn phù hợp với điều kiện hiện tại về cư trú,
đi lại đối với người nước ngoài ở Pháp lệnh năm 1992. Theo đó, Pháp lệnh năm
2000 ra đời trên cở sở tiến hành cải cách các trình tự thủ tục về xuất cảnh, nhập cảnh
và cư trú theo hướng đơn giản hóa về mặt thủ tục, nhằm tạo môi trường thuận lợi
thúc đẩy các hoạt động về kinh tế, xã hội, văn hóa…của người nước ngoài và góp
phần khuyến khích người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Trong đó nguyên tắc ở
khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh năm 2000 quy định:
“Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi đối với
việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài; bảo hộ tính mạng, tài
sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam trên
cơ sở pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký kết hoặc tham gia”. So với Pháp lệnh năm 1992, Pháp lệnh năm 2000 sửa
đổi, bổ sung một số nội dung chủ yếu sau:
- Quy định cơ quan, tổ chức Việt Nam, cơ quan tổ chức nước ngoài đặt tại Việt
Nam, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được
mời người nước ngoài vào Việt Nam và phải có trách nhiệm tham gia quản lý nhà
nước về nhập cảnh, xuất cảnh;
- Quy định lại về các loại thị thực và việc cấp thị thực tại các cửa khẩu quốc tế
Việt Nam;
- Quy định về quản lý tạm trú, cấp thẻ tạm trú; quy định về tạm hoãn xuất cảnh

đối với người nước ngoài, về vấn đề người nước ngoài quá cảnh vào Việt Nam;
- Quy định về việc giải quyết cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam;
- Quy định về trục xuất đối với người nước ngoài; về quản lý nhà nước đối với
hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam.

GVHD: Th.S Lê Minh Trung

24

SVTH: Nguyễn Phi Long


×