Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

ỨNG PHÓ với STRESS của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 91 trang )

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
Mã số: CS.03.2015

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hằng

Quảng Bình, tháng 6 năm 2016
1


UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
Mã số: CS.03.2015

Xác nhận của Nhà trường

Chủ nhiệm đề tài



ThS. Nguyễn Thị Diễm Hằng

Quảng Bình, tháng 6 năm 2016
2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ của từ

Từ viết tắt
CĐSP

Cao đẳng sư phạm



Cao đẳng

ĐHQB

Đại học Quảng Bình

ĐHSP

Đại học sư phạm

ĐLC

Độ lệch chuẩn


ĐTB

Điểm trung bình

ĐH

Đại học

GV

Giảng viên

UBND

Ủy ban Nhân dân

QLDA

Quản lý dự án

SV

Sinh viên

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………...............2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2
6. Giả thuyết khoa học ........................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3
8. Cấu trúc của đề tài……………………………………………………............3

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ỨNG PHÓ VỚI STRESS
CỦA SINH VIÊN............................................................................................4
1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu ...........................................................4
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................4
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước .....................................................6
1.2. Một số vấn đề lý luận về stress ở sinh viên .................................................8
1.2.1. Khái niệm stress .............................................................................8
1.2.2. Biểu hiện stress ..............................................................................9
1.2.3. Ảnh hưởng của stress đối với đời sống sinh viên ..........................11
1.3. Lý luận chung về ứng phó với stress của sinh viên……………… .............12
1.3.1. Khái niệm ứng phó..........................................................................12
1.3.2. Phân loại ứng phó…………………………………………............15
1.3.3. Ứng phó với stress của sinh viên………………………….............17
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó……………………….............18
1.4. Khái quát một số đặc điểm tâm lý của sinh viên……………………...........21
Tiểu kết chương 1 ...............................................................................................23
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................24
2.1.Vài nét về địa bàn nghiên cứu ......................................................................24
2.2. Tổ chức nghiên cứu .....................................................................................25
2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể............................................................25
Tiểu kết chương 2 ...............................................................................................32


4


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH ..............................................................................35
3.1. Cách ứng phó với stress của sinh viên Trường Đại học Quảng Bình .........33
3.1.1. Cách ứng phó với stress của sinh viên Trường Đại học Quảng Bình dưới lát
cắt tổng quát ............................................................................................33
3.1.2. Cách ứng phó với stress của sinh viên Trường Đại học Quảng Bình dưới lát
cắt khác nhau ...........................................................................................37
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress của sinh viên Trường Đại học Quảng
Bình..........................................................................................................40
3.2.1. Mối quan hệ giữa ứng phó stress và một số yếu tố liên quan........40
3.2.2. Các yếu tố dự báo ứng phó stress của SV Trường ĐHQB ............46
3.3. Kết quả nghiên cứu trường hợp ...................................................................48
3.4. Các biện pháp góp phần nâng cao kỹ năng ứng phó với stress của SV
Trường Đại học Quảng Bình ..............................................................................54
3.4.1.Hệ thống các biện pháp ..................................................................54
3.4.2.Khảo sát tính cần thiết, khả thi và quan trọng của các biện pháp
đề xuất ......................................................................................................58
Tiểu kết chương 3 ...............................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................67
PHỤ LỤC............................................................................................................71

5


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, stress là một khái niệm được nhắc đến khá nhiều. Bên cạnh
những ảnh hưởng tích cực của stress dương tính như giúp con người thích ứng với những
thay đổi liên tục trong đời sống, năng động hơn, linh hoạt hơn trong công việc thì stress âm
tính theo Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo là một đại dịch toàn cầu. Nó liên quan đến sáu
nguyên nhân hàng đầu cướp đi sinh mạng của con người trên hành tinh này: bệnh tim
mạch, ung thư, viêm phổi, xơ gan… (APA, 2007).
Đối với sinh viên (SV) - lứa tuổi đang trong giai đoạn chín muồi về mặt sinh lí, tâm lí,
xã hội và nghề nghiệp, thực hiện hoạt động học của mình trong một môi trường mới. Đó là
sự đổi mới của giáo dục, của phương pháp dạy học, của những tri thức mới được cập nhật
không ngừng, của những mục tiêu và nhiệm vụ mới nặng nề mà mỗi người đều phải cố
gắng thực hiện, của áp lực thi cử, học hành liên miên, của chương trình quá tải… Tất cả
những điều đó nhiều khi tạo nên một sức ép lớn đến các em, tạo nên stress trong học tập và
điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến không chỉ hoạt động học mà cả đời sống của các em.
Thực tế cho thấy đã có rất nhiều trường hợp các em stress nặng, rối loạn sinh lý thậm chí
tự tử. Đa phần các trường hợp này đều thiếu kiến thức cũng như chưa có khả năng ứng phó
tốt với stress trong học tập. Nghiên cứu của Barba, Kahloon, Kazmi, Khalid, Nawaz, Khan
và Khan (2004) cho thấy SV thường không nhận thức đúng đắn về các rối loạn liên quan
đến stress và tự thử nghiệm với đủ loại ứng phó một cách may rủi, vừa có lợi, vừa có hại
khiến cho trạng thái căng thẳng dường như càng thêm phức tạp. Đặc biệt, các nhà quản lý
giáo dục, giáo viên (GV) và các bậc phụ huynh dường như cũng không nắm vững các kỹ
thuật kiểm soát stress để giúp SV giảm thiểu các rối nhiễu tâm lý này (Abdulganni, 2008).
Theo nhiều chuyên gia tâm lý học và xã hội học, thực trạng này có thể sớm được cải thiện
nếu SV đánh giá đúng trạng thái tinh thần của bản thân và biết sử dụng các chiến lược ứng
phó tích cực và hiệu quả một cách kịp thời nhằm duy trì và bảo tồn các stress dương tính.
Thực tế hiện nay cho thấy, có khá nhiều nghiên cứu công phu và kỹ lưỡng về stress
cũng như các chương trình hành động kiểm soát stress một cách toàn diện và hệ thống trên
thế giới nhưng phần lớn đều hướng vào đối tượng công nhân viên chức; còn chưa thật nhiều
nghiên cứu chú trọng đến stress trên đối tượng SV [13]. Mặc khác, các nghiên cứu trên đối
tượng SV thường chỉ tập trung vào tìm hiểu mức độ, biểu hiện và nguyên nhân gây ra stress


6


mà ít quan tâm nghiên cứu cách ứng phó của họ. Vì thế, các biện pháp đề xuất còn thiếu
thiết thực và không sát đối tượng (Robotham, 2008).
Để đề xuất được các biện pháp hiệu quả giúp SV ứng phó tốt với stress trong học tập,
cần thiết có những nghiên cứu về thực trạng ứng phó với stress của SV. Tiếp cận những vấn
đề khá cấp thiết về stress trên SV, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Ứng phó với stress của
sinh viên Trường Đại học Quảng Bình” như một hướng tiếp cận có ý nghĩa về lý luận và
thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu lý luận và thực trạng ứng phó với stress cuả SV Trường Đại
học Quảng Bình, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp giúp SV tăng khả năng kiểm soát và
ứng phó với stress.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận tâm lý học về ứng phó với stress của SV
3.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng ứng phó với stress của SV Trường
Đại học Quảng Bình; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với stress của
SV.
3.3. Đề xuất các biện pháp tác động và bước đầu khảo nghiệm một số biện pháp
nhằm giúp sinh viên ứng phó hiệu quả với stress.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Ứng phó với stress của SV Trường Đại học Quảng Bình
4.2. Khách thể nghiên cứu: SV Trường Đại học Quảng Bình
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu:
Khi nghiên cứu về ứng phó với stress của SV Trường Đại học Quảng Bình, đề tài tập
trung vào một số nội dung cơ bản sau đây: (1) cách ứng phó với stress và các yếu tố tác
động đến cách ứng phó với stress của SV Trường Đại học Quảng Bình; (2) đề xuất các biện

pháp ứng phó với stress hiệu quả cho SV Trường Đại học Quảng Bình.
5.2. Khách thể nghiên cứu:
439 SV hệ chính quy thuộc các khoa gồm: Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật - Công nghệ,
Sư phạm Tiểu học - Mầm non, Khoa học Xã hội của Trường Đại học Quảng Bình gồm:

7


6. Giả thuyết khoa học
Hiện nay SV Trường Đại học Quảng Bình thường gặp phải stress trong khi đó khả
năng ứng phó với những stress này của các em còn rất hạn chế. Nếu nắm được cách ứng
phó với stress thì có thể đề ra các biện pháp rèn luyện khả năng ứng phó làm giảm thiểu và
nâng cao khả năng ứng phó với stress của SV.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Điều tra bằng bảng hỏi
7.2.2. Phương pháp trắc nghiệm
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
7.2.4. Phương pháp quan sát
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Những vấn đề cơ bản của phương pháp nghiên cứu, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết trong
chương 2.
8. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
đề tài còn có các chương sau:
Chương 1. Lý luận chung về ứng phó với stress của sinh viên
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3. Thực trạng ứng phó với stress của sinh viên Trường Đại học Quảng Bình

8


CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA SINH VIÊN
1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Ứng phó với stress là một khái niệm thuộc nhóm ứng phó với khó khăn tâm lý nói
chung. Khái niệm này được Karen Horney, một nhà Tâm lý học theo trường phái Phân tâm
đề cập đến lần đầu tiên từ những năm 50.
Người có công lớn nhất trong việc nghiên cứu stress phải kể đến Hans Selye – bác sỹ
người Canađa, ông đưa ra một nghiên cứu khá hệ thống về stress, mở đầu bằng việc nghiên
cứu về những triệu chứng của stress (1925), gọi nó là “Hội chứng”, sau đó là “Hội chứng
thích nghi chung” (Stress Adaptation Syndrome 1949), nghĩa là phản ứng nhằm giúp cơ thể
thích nghi với môi trường luôn thay đổi. Tiếp đó ông phổ biến từ stress bằng việc phát hành
cuốn sách “The stress of life” (1956). Ông cho rằng: Stress có tính chất tổng hợp chứ không
phải chỉ thể hiện trong một trạng thái bệnh lí. Stress thể hiện phản ứng sống, là phản ứng
không đặc hiệu của cơ thể với bất kì tín hiệu nào. Mỗi tác nhân stress luôn được phản ứng
ở hai mặt: thứ nhất, phản ứng mang tính đặc hiệu đó là chức năng các nội quan, cơ chế thần
kinh, thể dịch. Thứ hai phản ứng không đặc hiệu của các quá trình thích nghi tâm lí và sinh
lí thể hiện khi gặp các tác động khác nhau về cường độ, sự kéo dài hoặc tầm quan trọng của
các tác động đó đối với chủ thể. Theo Selye, phản ứng stress được chia thành 3 giai đoạn:
giai đoạn báo động, giai đoạn thích nghi và giai đoạn kiệt quệ. Ông cũng là người đầu tiên
đưa ra những thuật ngữ quan trọng: eustress - stress tích cực, dystress - stress tiêu cực [35].
Để tiếp tục những công trình của ông, cho đến nay đã có gần 20 Hội nghị về stress được tổ
chức trên thế giới. Mỗi hội nghị được các nhà khoa học trình bày nhiều vấn đề khác nhau
như: “Ảnh hưởng của stress và cảm xúc đến sức khỏe” (Charles Spielberger), “Stress trong
bối cảnh thế giới thứ ba” (Nicola Malan)… Tuy nhiên, ứng phó chỉ trở thành đối tượng
nghiên cứu của Tâm lý học hiện đại và tạo nên “một cuộc cách mạng về nhận thức” thực sự

từ sau nghiên cứu Larazus vào năm 1966 (Garcia, Franco & Garcia, 2007).
Từ sau năm 1966, những cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề ứng phó với khó khăn
tâm lý nói chung và ứng phó stress nói riêng được nghiên cứu một cách rộng rãi trên thế
giới. Một vấn đề gây tranh luận khá nhiều trong giới học thuật là sự phân biệt giữa kiểu ứng
phó (coping styles) và chiến lược ứng phó (coping strategies). Các nhà nghiên cứu theo xu
hướng này cũng tranh luận khá nhiều việc nên đánh giá ứng phó với stress ở mức độ tổng
thể (kiểu ứng phó) hay mức độ cụ thể (chiến lược ứng phó). Nhìn chung, hiện nay, hướng
nghiên cứu mới được nhiều sự ủng hộ về ứng phó với stress là tập trung đánh giá đồng bộ
hai cấp độ tổng thể và cụ thể của hành vi ứng phó (Garcia & cộng sự, 2007).


Xu hướng nghiên cứu thứ hai rất thiết thực và có giá trị thực tiễn cao khi nghiên cứu về
ứng phó là phát triển các thang đo (scale) hay bảng kiểm (inventory) đánh giá hành vi ứng
phó. Một số thang đo và bảng kiểm phổ biến được xây dựng và ứng dụng trong hơn hai thập
niên qua là Thang đo Way of coping scale (WCS) của Folkman và Larazus (1980); trắc
nghiệm COPE của Carver, Sheier và Weintraub (1989); Bảng kiểm chiến lược ứng phó của
Tobin, Holroyd, Reynolds và Wigal (1989); Thang đo các ứng phó của trẻ vị thành niên ACS (The Adolescent Coping Scale) của Frydenberg và Lewis (1993)…Các thang đo này
tạo điều kiện cho hàng loạt các nghiên cứu về thực trang ứng phó được thực hiện một cách
khoa học và rộng rãi trên nhiều đối tượng khác nhau. Một số nghiên cứu về ứng phó với
stress trên SV - HS đã được tiến hành nhưng chưa thật nhiều. Đặc biệt, một số nghiên cứu
về ứng phó với stress trên SV ngành Y còn khá tản mạn, chủ yếu sử dụng các bảng hỏi mà
không tận dụng các thang đo đã được chuẩn hóa (Barba & các cộng sự, 2004).
Xu hướng thứ ba khá phổ biến khi tiếp cận vấn đề ứng phó với stress là nghiên cứu các
yếu tố tác động đến hành vi ứng phó như đặc điểm nhân cách (Bolger, 1990, Friedman &
cộng sự, 1992; Long & Sangster, 1993); đòi hỏi, yêu cầu của tình huống, chỗ dựa xã hội
(Lazarus & Folkman, 1984) và các đặc điểm văn hóa - xã hội, chính trị, vật lý của môi
trường (dẫn theo Naughton, 1997). Trong các nhân tố này, đặc điểm nhân cách được nghiên
cứu tương đối kỹ lưỡng trong mối tương quan với các hành vi ứng phó. Các nghiên cứu
trong khuynh hướng này đã chỉ ra một số đặc điểm nhân cách cơ bản ảnh hưởng đến chiến
lược ứng phó với stress như tính lạc quan và bi quan, khả năng thích ứng với cảm giác, tính

cứng rắn, chịu khó, lòng tự trọng cao, sự tự tin …(dẫn theo Taylor, 1991)
Một khuynh hướng khác góp phần mở rộng phạm vi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến
cách ứng phó với stress là nghiên cứu hành vi ứng phó xuyên văn hóa. Mục đích của những
nghiên cứu này tìm ra sự khác biệt và tương đồng trong cách ứng phó với những khó khăn
trong cuộc sống con người đến từ các nền văn hóa hay các quốc gia khác nhau. Các nghiên
cứu này thường so sánh sự khác nhau giữa các dân tộc trong việc ứng phó với stress. Sự
khác nhau này được lý giải trong mối tương quan với đặc điểm dân tộc tính, các đặc điểm
về kinh tế, văn hóa và xã hội. Kết quả của các nghiên cứu theo khuynh hướng này thường
cho thấy người Phương Tây thường sử dụng các chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề
(problem – focused), trong khi đó, người Phương Đông lại thường sử dụng các chiến lược
ứng phó tập trung vào cảm xúc (emotion - focused) (dẫn theo Snynder, 2001). Không chỉ
dừng lại ở những nghiên cứu mang tính lý luận hay điều tra thực trạng (survey research),


nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành các nghiên cứu hành động (action research) về ứng phó
với stress dưới dạng các dự án (projects) nhằm tăng cường nội lực ứng phó cho HS – SV.
Có thể kể đến một số dự án điển hình như “Sisterhood” ở trường trung học quận Windham Hoa Kỳ do Tummers, Lance và Norell (2008) tiến hành hay diễn đàn Campus Calm ở Hoa
Kỳ do Maria Passcuci – một chuyên gia được mệnh danh là “Người huấn luyện cho học
sinh - SV một cuộc sống ít stress hơn” chủ trương (dẫn theo Chen, Wong, Ran & Gilson,
2009). Đây có thể được xem là khuynh hướng nghiên cứu rất thiết thực và có ý nghĩa xã hội
cao nhất.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Nhìn chung, các nhà khoa học nước ta nghiên cứu về stress muộn hơn nhiều so với
các tác giả trên thế giới. Trong đó người đầu tiên nghiên cứu về stress trong nước chính là
Tô Như Khuê. Ông cùng cộng sự của mình bắt đầu nghiên cứu từ năm 1967 – 1975, chủ
yếu là phục vụ cho tuyển dụng, huấn luyện và nâng cao sức khỏe cho việc chiến đấu của bộ
đội. Sau 1975, đề tài stress tiếp tục được ông phát huy nhưng nghiêng về xây dựng con
người và đất nước, được công bố trong các đề tài khoa học cấp nhà nước như: KX.06 07, KX.07 15,
KX.07 07 (1991 – 1995).
Tiếp theo phải kể đến tác giả Nguyễn Văn Nhận và các cộng sự đã chỉ ra những đối

tượng dễ bị stress: những người có công việc ở mức độ căng thẳng, thường xuyên có sự
cạnh tranh với hoàn cảnh… thì sẽ có những biểu hiện về mặt sinh học trong một thời điểm,
ở mức độ nhất định tương ứng [17].
BS. Phạm Ngọc Rao và Nguyễn Hữu Nghiêm cũng giới thiệu về cơ chế sinh bệnh
của những cảm xúc tâm lý quá mức và khẳng định stress hiện nay đang là một hiện tượng
phổ biến của xã hội. Bất kì ai cũng có thể bị stress và sẽ gánh chịu những hậu quả của nó,
tuy không mạnh mẽ nhưng sẽ âm ỉ trong cơ thể con người, khiến họ có những trạng thái khó
chịu, từ đó phát sinh sự mất cân bằng sinh lý và tâm lý [20].
Người nghiên cứu khá sâu về stress trong nước phải kể đến BS. Đặng Phương Kiệt với
một số sách như: “Stress và đời sống” (1998), “Stress và sức khỏe” (2004). Tác giả đã nêu
lên các loại stress trong đời sống và cách ứng phó nó. [12] [13].
Từ sau năm 2000, stress mới thực sự thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên
cứu ở Việt Nam. Nghiên cứu về stress trên đối tượng HS - SV là một khuynh hướng khá
điển hình. Trong khuynh hướng này có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như “Ảnh
hưởng của stress đối với SV trong mùa thi” của tác giả Nguyễn Bá Đạt (2001); “Stress trong


học tập của SV” Phạm Thị Thanh Hương (2003); “Biểu hiện stress trong học tập của học
sinh trung phổ thông” Nguyễn Thanh Bình (2005); Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Anh với đề tài
“Biểu hiện stress của SV ĐH Đà Nẵng” - Luận văn thạc sỹ Tâm lí học năm 2009 và
Nguyễn Phước Cát Tường: “Ứng phó stress của sinh viên Đại học Y Dược - Đại học Huế” Luận văn thạc sỹ Tâm lí học năm 2010.
Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu trong khuynh hướng này có giá trị lý luận và thực
tiễn cao, nhất là khi áp lực trong cuộc sống hiện đại, trong công việc và học tập ngày một
nhiều. Tuy vậy, những nghiên cứu này vẫn chỉ là những nghiên cứu điều tra thực trạng
(survey research) - kế thừa các lý thuyết và công cụ đo lường ở nước ngoài để đánh giá về
biểu hiện stress, nguyên nhân gây ra stress chứ chưa chú trọng đến việc tìm hiểu hành vi
ứng phó với stress. Nghiên cứu của Đỗ Thị Lệ Hằng (2009) về ứng phó với stress của vị
thành niên có lẽ là một trong số ít nghiên cứu về hành vi ứng phó hiện nay.
Trong thời gian gần đây, một khuynh hướng nghiên cứu mới được phát triển ở Việt
Nam, có liên quan mật thiết đến việc tìm hiểu hành vi ứng phó với stress là khảo sát về

cách ứng phó với các khó khăn tâm lý nói chung. Phan Thị Mai Hương (2007) đã tìm hiểu
về các cách ứng phó của trẻ vị thành niên với nghịch cảnh của cuộc sống tại các trường
THCS, THPT. Trần Thị Tú Anh (2010) với đề tài trong khuôn khổ dự án PHE “Cách ứng
phó với khó khăn tâm lý của SV thiệt thòi thuộc đại học Huế” tiếp cận cách đối đầu của SV
với các khó khăn tâm lý nội tại. Đáng ghi nhận hơn, các nghiên cứu này đều được tiến hành
dưới hình thức nghiên cứu tác động với những thực nghiệm cụ thể nhằm giúp chính khách
thể phát huy nội lực bản thân để ứng phó với khó khăn. Đây thực sự là một khuynh hướng
nghiên cứu về ứng phó có tính thực tiễn và nhân bản cao.
Tóm lại, lịch sử nghiên cứu vấn đề ứng phó cho thấy tính chất đa dạng và phong phú
của các nghiên cứu trong lĩnh vực này. Có thể thấy rằng dù theo xu hướng nào thì các
nghiên cứu cũng nhằm mục đích cuối cùng là giúp các cá nhân nâng cao khả năng ứng phó
hiệu quả hơn trước những hoàn cảnh khó khan, đảm bảo cho sự phát triển tâm lý ổn định
của cá nhân và nghiên cứu này cũng không nằm ngoài mục đích đó.
1.2. Một số vấn đề lý luận về stress ở sinh viên
1.2.1. Khái niệm stress
Stress là một khái niệm có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau: sinh lý học,
xã hội học và tâm lý học. Dưới mỗi góc độ, khái niệm stress được hiểu theo một cách khác
nhau.


Dưới góc độ sinh học, stress được Cannon (1935) định nghĩa là phản ứng “chống hoặc
chạy” (fight or flight) được “cài đặt sẵn” về mặt sinh học của cơ thể trước những nhân tố
gây hại nhằm huy động sức mạnh của cơ thể để ứng phó (dẫn theo Snynder, 2001). Theo
Selye (1956), stress là “một hội chứng đặc hiệu bao gồm tất cả những thay đổi được gây ra
một cách không đặc hiệu bên trong hệ thống sinh học nhằm khôi phục lại trạng thái cân
bằng nội môi, khắc phục được các tình huống để đảm bảo duy trì và thích nghi thoả đáng
của cơ thể trước điều kiện sống luôn biến đổi” (dẫn theo Snynder, 2001, tr.28).
Với cách hiểu trên, Cannon (1935) và Selye (1956) được đánh giá cao bởi đây là một
học thuyết đầu tiên tìm hiểu về sự cân bằng nội môi trước những tác nhân đa dạng gây ra
stress, phát hiện ra các biểu hiện, triệu chứng sinh lý của stress và cơ chế sinh lý của mối

quan hệ giữa stress với bệnh tật (Taylor, 1991). Tuy nhiên, với quan niệm tập trung vào mặt
sinh học của stress, họ khá đồng nhất khi cho rằng: stress với các phản ứng sinh lý và không
đề cập những thông số quan trọng thuộc về tâm lý và hành vi trong việc xác lập những đáp
ứng sinh lý này. Bên cạnh đó, quan niệm rằng đáp ứng sinh lý với stress là có tính không
đặc hiệu (giống nhau trong mọi điều kiện có hại) cũng không thật thoả đáng bởi các biến đổi
sinh lý còn tùy thuộc vào cách thức phản ứng của cá nhân về hành vi và cảm xúc [7].
Dưới góc độ xã hội học, stress được định nghĩa như là một sự kiện từ môi trường đòi
hỏi một cá nhân phải thử thách những tiềm năng và đáp ứng không bình thường (dẫn theo
Snynder, 2001). Có thể hiểu đơn giản, stress là những biến động trong xã hội, trong gia đình
và trong đời sống cá nhân tác động lên con người, gây mất thăng bằng cho họ.
Quan niệm về stress dưới góc độ xã hội học cũng không làm bộc lộ được bản chất của
stress bởi theo cách hiểu này, stress được đồng nhất với các tác nhân gây ra stress (stressor).
Tuy vậy, việc tìm hiểu về các “kích thích” gây ra stress là một tiến lớn trong lịch sử nghiên
cứu stress. Nó làm cho bức tranh nghiên cứu về stress ngày càng trở nên hoàn thiện. Dù thế,
cũng như khái niệm về stress dưới cái nhìn của sinh học, cách tiếp cận stress dưới góc độ
môi trường xã hội cơ bản vẫn là những mô hình kích thích - đáp ứng (Stimulus-Response
model). Chúng không cung cấp một cái nhìn thấu đáo vào những thông số, những quá trình
trung gian điều hòa mối liên quan giữa các sự kiện gây căng thẳng và các đáp ứng sinh học
[13].
Dưới góc độ tâm lý học, stress được hiểu“trạng thái cảm xúc mà chủ thể trải nghiệm
khi họ nhận định rằng những yêu cầu và đòi hỏi bên trong hoặc bên ngoài vượt quá nguồn
lực cá nhân và xã hội mà họ có thể huy động được” (Lazarus, 1999, tr.124). Đến bây giờ,


cách hiểu này vẫn được xem là định nghĩa phổ biến và khái quát nhất về stress (Snynder,
2001). Theo hướng tiếp cận này có một số vấn đề cần quan tâm:
Thứ nhất, stress không chỉ giới hạn trong sự kiện gây căng thẳng, trong đáp ứng của chủ
thể mà còn trong nhận thức của cá nhân. Stress chỉ xảy ra khi chủ thể nhận định đây là
những vấn đề mang tính thách thức, có hại và đe dọa đến sức khỏe tâm - sinh lý cho nên đòi
hỏi chủ thể phải cố gắng sử dụng các tiềm năng thích ứng của mình. Thứ hai, stress bao

gồm một loạt yếu tố liên quan rất nhiều đến xúc cảm - tình cảm. Theo Lazarus (1999), tình
cảm là một khái niệm rộng lớn còn stress có thể được xem là một cấp bậc của tình cảm.
Lazurus (1999) đã tích hợp được các bình diện nhận thức, ứng phó, xúc cảm và môi
trường khi tiếp cận với stress; stress trong các nghiên cứu của Lazarus mới thực sự được gọi
là “stress tâm lý” (psychological stress) và có thể bổ sung những thiếu sót cho mô hình
stress “sinh học” và stress “môi trường” [7].
Như vậy, có thể nhận thấy stress là một khái niệm mang tính hệ thống và xảy ra trên
nhiều bình diện sinh lý, nhận thức, cảm xúc, hành vi và môi trường. Vì thế, có thể kết luận
stress là một phản ứng tích hợp sinh học - tâm lý - xã hội được chủ thể triển khai nhằm đáp
ứng với các tác nhân gây stress, các sự kiện kích thích đòi hỏi huy động khả năng ứng phó
của cá nhân. Đây là một hướng tiếp cận đúng đắn mà chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu
này, vì nội hàm mà khái niệm stress mang lại nó mang nhiều tính ưu việt.
1.2.2. Biểu hiện của stress
Biểu hiện của stress ở từng cá nhân thường khác nhau vì mỗi người phản ứng và ứng
phó với từng tình huống một cách riêng biệt và chúng ta trải nghiệm stress theo những mức
độ căng thẳng không giống nhau. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã tổng kết lại những
biểu hiện và triệu chứng phổ biến chung. Càng có nhiều biểu hiện thì mức độ stress càng
nặng. Theo Hans Selye, có 2 mức độ stress là Eustress và Dystress [35]
Eustress: Eustress là mức độ stress bình thường, phản ứng thích nghi bình thường của
cơ thể với những tác nhân của môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Đây là stress
tích cực, nó huy động khả năng của cơ thể để thích nghi với sự thay đổi của môi trường, vì
thế cơ thể vượt qua được tác nhân gây stress và lấy lại được cân bằng.
Dystress: Là mức độ bệnh lý, phản ứng thích nghi bình thường của cơ thể bị thất bại, cơ
thể không thể vượt qua được tác nhân gây stress và chuyển sang giai đoạn kiệt sức, do tác
nhân gây stress quá mạnh hoặc kéo dài, vượt quá sức kháng cự của cơ thể. Lúc này cơ thể sẽ
bị rơi vào đáp ứng hỗn loạn và bị kiệt sức dẫn đến bệnh tật ở hệ thống tuần hoàn, tiêu hóa


hay thần kinh, thậm chí cái chết. Trong stress bệnh lý, các rối loạn tâm thần, cơ thể và tập
tính xuất hiện hoặc cấp diễn và tạm thời hoặc nhẹ hơn và kéo dài.

Trong trường hợp stress bệnh lý cấp tính: các biểu hiện stress thường gặp trong các tình
huống không lường trước, có tính chất dữ dội; các phản ứng xúc cảm cấp diễn, tức thì.
Trạng thái cấp tính của stress được đặc trưng bởi một sự hưng phấn quá mức về cơ thể và
tâm lý, biểu hiện:
Lực cơ gia tăng, được biểu thị rõ trên nét mặt căng thẳng, những cử chỉ cứng nhắc,
không linh hoạt, kèm theo cảm giác đau do căng thẳng bên trong.
Rối loạn thần kinh thực vật như: nhịp tim nhanh, cơn đau trước tim, huyết áp cao, khó
thở, ngất xỉu, chóng mặt, đổ mồ hôi, nhức đầu, đau nhiều nơi trên cơ thể…
Phản ứng giác quan quá mức, nhất là tai có cảm giác khó chịu trước những tiếng động
thường ngày.
Trong các rối loạn trí tuệ thể hiện ở việc khó tập trung suy nghĩ, kèm theo tư duy bị
nhiễu do nhớ lại các tình huống gây stress.
Dễ cáu gắt, trên cơ sở cảm giác bất an có thể đưa đến những rối loạn trong hành vi, nhất
là trạng thái kích động nhẹ, kèm theo khó khăn trong quan hệ với những người xung quanh.
Một trạng thái lo âu lan rộng, kèm theo sợ hãi mơ hồ.
Trường hợp stress bệnh lý kéo dài thường gặp nhất trong các tình huống stress quen
thuộc, lặp đi lặp lại như xung đột, phiền nhiễu trong đời sống hàng ngày, ít gặp trong các
tình huống bất ngờ, dữ dội. Biểu hiện của stress kéo dài khá đa dạng, bao gồm các biểu hiện
về tâm lý và biểu hiện về cơ thể cùng với nhiều trạng thái khác nhau của cơ thể.
Khi bị stress kéo dài con người thường phản ứng quá mức với hoàn cảnh xung quanh,
kèm theo tính cáu giận, cảm giác khó chịu, căng thẳng tâm lý, mệt mỏi về trí tuệ, không thể
thư giãn được. Ngoài ra, còn có những biểu hiện rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ, ngủ
chập chờn, hay thức giấc; cảm giác không thấy hồi phục sau giấc ngủ. Những rối loạn này
tùy bối cảnh, tính chất cũng như mức độ lặp lại của tình huống stress, có thể tiến triển thành
trạng thái bi quan kéo dài, tính dễ cáu giận và sự căng thẳng nội tâm. Chủ thể thậm chí có
biểu hiện lo âu, ám ảnh sợ gặp lại những nơi đã gây nên tình huống stress hoặc khi nhớ lại
tình huống này.
1.2.3. Ảnh hưởng của stress đối với đời sống của sinh viên
Đối với mỗi con người nói chung cũng như SV nói riêng, việc trải qua trạng thái stress
là một điều bình thường khi họ phải thích nghi với hàng loạt đổi thay ở đời sống học đường



và xã hội. Tuy nhiên, Hans Selye, (1971) thì “Stress không luôn luôn có hại và tiêu cực, nó
phụ thuộc vào việc chúng ta trải nghiệm nó”. Trong một thời gian ngắn với tính chất, cường
độ tác động vừa phải là một loại stress dương tính (eutress) có thể tạo nên sức mạnh tinh
thần và thể chất tức thời nó sẽ giúp lượng máu dồn đến các cơ bắp để làm các cơ bắp cứng
lên, đồng thời cũng làm tăng nhịp tim và huyết áp trong máu. Mặt khác, làm cho chủ thể cải
thiện tư duy, trí nhớ, sáng tạo, năng động, hăng hái, hào hứng, nhận thức được những tác
nhân gây stress và khả năng ứng phó của mình trước stress. Nếu sự kiện hay mối nguy hiểm
qua đi, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường (Snynder, 2001).
Như vậy, với một lượng stress tối ưu có thể giúp con người cải thiện sức khỏe và phát
triển tinh thần [13]. Tuy nhiên, khi stress vượt quá tiềm năng ứng phó, ở mức độ nặng và
kéo dài, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống thường nhật và đời sống học đường của
SV (Kuhn, 2008) theo một số khía cạnh sau:
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các hệ thống chức năng: Khi bị stress kéo
dài, hệ miễn dịch bị tấn công nên chúng ta dễ nhiễm bệnh hoặc mắc các bệnh kinh niên như
đau dạ dày, đường ruột, chứng tăng huyết áp, hen suyễn… Ngoài ra, SV dễ tăng trọng lượng
một cách bất thường, đau đầu và thường xuyên mất ngủ.
Ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và giữ gìn tri thức: Khi SV bị stress, có nhiều khả
năng SV sẽ quên các sự kiện và con số trong giờ học và có thể gặp trở ngại khi tái hiện các
thông tin này các bài kiểm tra, trong phòng thí nghiệm hoặc trong thực tiễn cuộc sống.
Ảnh hưởng đến óc suy xét, lương tri: Một số SV thường lén lút dùng thuốc phiện hoặc
thuốc kích thích một cách phạm pháp hoặc uống rượu quá mức, xem đó là cách để giải toả
stress. Tuy nhiên, càng đẩy họ vào con đường bế tắc, hủy hoại bản thân hoặc phạm pháp.
Ảnh hưởng đến lòng tự trọng, làm hỏng tầm nhìn về tương lai: SV bị stress nặng thường
có thể mang cảm giác tội lỗi và vô vọng, điều này làm lòng tự trọng, tự tôn của họ giảm
nhiều. Stress có thể biến một SV năng động, nhiều khát vọng trở thành một kẻ luôn hoang
mang và không chắc chắn về tương lai của mình. Thiếu nhiệt huyết, sống bất cần, chán ghét
bản thân khiến những SV này ngày càng đi vào ngõ cụt.
Có thể dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ tâm thần: SV đối mặt với nhiều stress có thể

cũng luôn ở trong trạng thái lo âu, từ những trường hợp lo lắng nhẹ cho đến những trường
hợp rối loạn lo âu. Ngoài ra, những SV không thoát ra được stress đã mắc chứng trầm cảm
từ nhẹ đến nặng và thậm chí có ý nghĩ và thực hiện hành vi tự vẫn.
1.3. Lý luận chung về ứng phó với stress của sinh viên


1.3.1. Khái niệm ứng phó
1.3.1.1. Ứng phó là gì?
Khái niệm ứng phó xuất phát từ tiếng Anh “cope”, có nghĩa là ứng phó, đương đầu, đối
mặt, thường là trong những tình huống bất thường, những tình huống khó khăn và stress.
Nhìn chung, theo Webb (1999), có bốn hướng nghiên cứu để giải quyết vấn đề này:
Hướng tiếp cận thứ nhất xem ứng phó như là sự phòng vệ của cái tôi. Theo hướng này,
ứng phó được hiểu như là cách thức tự vệ tâm lý, được sử dụng để làm giảm căng thẳng
Haan, (1977). Hiệu quả của sự phòng vệ được đánh giá dựa trên tính hiệu quả của những
phản ứng đáp trả của cá nhân. Ở đây, ứng phó được đồng nhất với kết quả của nó. Mặt khác,
với việc xem ứng phó như một hệ thống phòng vệ mà mục đích của người sử dụng là hạn
chế sự căng thẳng, thì mọi nỗ lực của con người tập trung vào việc làm giảm căng thẳng hơn
là giải quyết vấn đề.
Hướng tiếp cận thứ hai xem xét ứng phó như là một khuynh hướng nhân cách tương đối
ổn định nhằm trả lời những sự kiện căng thẳng theo một cách thức nhất định thì ứng phó
được hiểu là nhân cách của con người khi đối đầu với stress (Byrne, Miller và Krohne,
1991 và Bolger, 1990). Như vậy, theo hướng tiếp cận này có nhiều điểm ưu việt nhưng
muốn tăng tính thuyết phục phải được thực nghiệm kiểm chứng. Bởi vì, hầu hết kết quả các
nghiên cứu khác đều cho rằng ứng phó là yếu tố điều tiết, hợp nhất giữa nhân cách và tình
huống gây căng thẳng chứ không phải là thuộc tính nhân cách (Lazarus, 1999).
Hướng tiếp cận thứ ba tính đến những đòi hỏi riêng biệt của các loại hoàn cảnh cụ thể
và mô tả cách con người đáp lại những tình huống riêng biệt đó (Felton và Revenson, 1984).
Khái niệm ứng phó dưới góc độ này nó không liên quan đến quá trình phòng vệ cũng như
các đặc điểm riêng biệt của cá nhân mà tùy thuộc vào hoàn cảnh, do hoàn cảnh quyết định.
Các phê phán cách tiếp cận này tập trung vào sự thiếu khả năng khái quát hóa của các chiến

lược ứng phó với các hoàn cảnh khác nhau [13].
Hướng tiếp cận thứ tư là quan điểm của Lazarus và Folkman (1984). Các nhà nghiên
cứu này định nghĩa “ứng phó là những nỗ lực không ngừng thay đổi về nhận thức và hành vi
của cá nhân để giải quyết các yêu cầu cụ thể, tồn tại bên trong cá nhân và trong môi trường
mà cá nhân nhận định chúng có tính đe doạ, thách thức hoặc vượt quá nguồn lực của họ”
[19] Cách tiếp cận này có một số luận điểm được ủng hộ.
Thứ nhất, ứng phó là một quá trình năng động của chủ thể, luôn luôn thay đổi. Nó là
chuỗi tương tác giữa con người và môi trường. Vì thế, ứng phó không chỉ là hành vi chỉ xảy


ra một lần mà là một loạt những phản ứng tương hỗ, xuất hiện qua thời gian, nhờ đó mà môi
trường và con người chi phối lẫn nhau [7]. Cách tiếp cận này có thể cho phép nhận ra những
yếu tố thuộc môi trường và cá nhân chi phối đến hành vi ứng phó [13]. Thứ hai, ứng phó
liên quan chặt chẽ đến quá trình nhận định, đánh giá của con người và được tác giả trung
nghiên cứu ở hai cấp độ của sự nhận định cá nhân con người trong quá trình ứng phó. Ở cấp
độ thứ nhất, liệu những sự kiện căng thẳng, thách thức hay mang tính tích cực, cá nhân có
thể khống chế được. Ở cấp độ thứ hai, về các nguồn lực mà con người có thể huy động được
để giải quyết các tình huống khó khăn theo đánh giá của cấp độ thứ nhất. Sau hai nhận định
này, cá nhân sẽ có những nỗ lực ứng phó thực sự nhằm điều tiết vấn đề. Thứ ba, ứng phó có
phạm vi rộng lớn. Với cách hiểu này đã bao gồm một lượng lớn các hành động và phản ứng
của con người đối với hoàn cảnh. Các phản ứng cảm xúc, bao gồm cả giận dữ và trầm cảm
có thể coi là một phần của quá trình ứng phó, là những hành động được trưng dụng nhằm
đương đầu với biến cố [7]. Như vậy, ứng phó có thể mang lại cảm giác vừa lòng, thoải mái
hoặc gây nên căng thẳng chứ không nhất thiết phải là sự thích nghi [1].
Với cách tiếp cận này, vai trò của hoàn cảnh, tình huống cũng như vai trò của chính chủ
thể hành vi ứng phó đều được chú trọng. Có thể nói khuynh hướng này đã mô tả một cách
tổng hợp và khá toàn diện về hành vi ứng phó của con người [13]. Như vậy, trong đề tài
này, chúng tôi tiếp cận khái niệm ứng phó theo quan điểm này.
1.3.1.2. Cách ứng phó, chiến lược ứng phó và kiểu ứng phó
Khái niệm “chiến lược ứng phó” (coping strategy) và kiểu ứng phó (coping style) vẫn

còn gây tranh cãi khá nhiều trong giới học thuật. Đến nay, trong một số nghiên cứu, hai
thuật ngữ này vẫn được dùng một cách lẫn lộn (dẫn theo Kardum & Knezevic, 1996). Tuy
vậy, các nhà nghiên cứu tạm thời thống nhất về sự phân biệt hai khái niệm này theo một số
quan điểm khá thuyết phục như sau:
Theo Garcia và các cộng sự (2007) cho rằng: Kiểu ứng phó là chiến lược ứng phó mang
tính ổn định, bền vững, nhất quán, đặc trưng, điển hình cho một cá nhân hay một nhóm
người; là xu hướng chung khi giải quyết vấn đề khó khăn riêng của mỗi cá nhân – thống
nhất, phù hợp với niềm tin, định hướng giá trị và mục tiêu của cá nhân; còn chiến lược ứng
phó là những phản ứng nhận thức, cảm xúc và hành động mà cá nhân thực hiện trước một
tình huống gây căng thẳng cụ thể. Như vậy, hai khái niệm này không đối nghịch nhau mà bổ
sung cho nhau. Kiểu ứng phó là rất quan trọng bởi nó có thể ảnh hưởng đến cách lựa chọn
hành vi ứng phó của cá nhân trong từng tình huống riêng biệt; ngược lại, từng chiến lược


ứng phó cũng phản ánh một kiểu ứng phó nhất định nào đó (dẫn theo Webb, 1999). Vì thế,
trên bình diện của một tình huống cụ thể, kiểu ứng phó có thể đồng nhất với chiến lược ứng
phó [7].
Như vậy, trong những quan điểm trên, khái niệm “chiến lược ứng phó” có thể được hiểu
đơn giản là những cách thức được sử dụng để giải quyết một vấn đề hay để đạt một mục tiêu
nào đó cụ thể [13]. Như vậy, cách hiểu về “chiến lược ứng phó” này giống như định nghĩa
cách ứng phó của Phan Thị Mai Hương (2007) “Cách ứng phó là những phương thức ứng
phó cụ thể hơn trước một tình huống, một hoàn cảnh nhất định” (tr.48). Mặc dù vậy, tuy
hình thức ngôn ngữ khác nhau nhưng nội hàm thuật ngữ chiến lược ứng phó và cách ứng
phó (way of coping) là tương đương nhau. Thật vậy, way of coping là thuật ngữ mà Lazarus
và Folkman (1984) dùng trong thang đo về ứng phó đầu tiên của mình. Về sau, way of
coping (cách ứng phó) được các tác giả thay bằng coping strategy (chiến lược ứng phó).
Chúng tôi nhận thấy sự khó khăn khi chuyển ngữ từ “strategy” sang tiếng Việt. Chiến
lược trong từ điển tiếng Việt thường chỉ đến những kế hoạch dài hạn, lớn lao hướng về
tương lai, thường được dùng trong lĩnh vực chính trị hay kinh tế. Đây cũng là một nét nghĩa
của từ strategy trong tiếng Anh (a particular long-term plan for success, especially in

business or politics); tuy nhiên, strategy còn có một nét nghĩa đơn giản hơn là “sự lựa chọn
giữa hai hay nhiều phương thức để khiến điều gì đó sẽ xảy ra theo mong muốn như đạt được
mục đích hay giải quyết một vấn đề nào đó (Alternative chosen to make happen a desired
future, such as achievement of a goal or solution to a problem – Oxford Dictionary). Như
vậy, các tác giả nước ngoài đã sử dụng thuật ngữ coping strategy theo cách hiểu này [13].
Theo nghiên cứu Nguyễn Phước Cát Tường (2010), ứng phó khi nghiên cứu cắt ngang
(cross – sectional study), chỉ đánh giá cách ứng phó của cá nhân khi đối mặt với stress trong
những tình huống cụ thể, vào một khoảng thời gian nhất định, chứ không thể đánh giá tính
ổn định, nhất quán của hành vi ứng phó; bởi vì điều này cần đến một nghiên cứu bổ dọc
(longitudinal study) qua nhiều giai đoạn thời gian và trong những tình huống khác nhau.
Mặc dù vậy, với cách tiếp cận theo quan điểm về ứng phó của Lazarus và Folkman (1984),
chúng tôi vẫn đánh giá cách ứng phó trong mối tương quan với tinh thần lạc quan và chỗ
dựa xã hội. “Dù chiến lược hay kiểu ứng phó thì thật vô lý khi tách ứng phó khỏi những đặc
điểm nhân cách của cá nhân” (Lazarus, 1999, tr.145).
1.3.2. Phân loại ứng phó


Có nhiều cách phân loại ứng phó, không có một bảng phân loại chung cho các cách ứng
phó mà chúng được xác định bởi các nhà nghiên cứu khác nhau tuỳ theo đối tượng và mục
đích nghiên cứu của họ. Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến:
Theo Folkman và Lazarus (1984) đề xuất, những nỗ lực ứng phó có thể tập trung vào
cảm xúc hoặc tập trung vào vấn đề. Nếu việc ứng phó tập trung cảm xúc nhằm vào việc
giảm bớt sự khuấy động cảm xúc gây nên bởi stress thì ứng phó tập trung vào vấn đề nhằm
vào việc thay đổi sự kiện được xem là có hại. Cả hai hướng ứng phó có thể được thực hiện
đồng thời, riêng biệt hoặc cũng có khi là không tương hợp với nhau. Cũng theo họ hầu hết
các tình huống gây stress, các cố gắng ứng phó đều tập trung vào cả hai hướng trên.
Nghiên cứu Ferguson và Cox (1991), có ba nhóm ứng phó chính: ứng phó định hướng
vào nhiệm vụ (task - oriented); ứng phó định hướng vào cảm xúc (emotion - oriented) và
lảng tránh (avoidance). Ứng phó định hướng vào nhiệm vụ là nhằm thay đổi môi trường
khách quan bên ngoài, thường bao gồm những hành động được lên kế hoạch. Ứng phó định

hướng vào cảm xúc là chiến lược trong đó con người cố gắng thay đổi suy nghĩ và cảm giác
của mình về sự kiện xảy ra, bằng cách rút một số kinh nghiệm, bài học qua tình huống, nhìn
về khía cạnh tích cực của vấn đề hoặc thể hiện những cảm xúc âm tính của mình. Lảng tránh
là cách thức nhằm chạy trốn khỏi vấn đề, bằng cách che dấu suy nghĩ thực về vấn đề hoặc
tập trung vào những hoạt động khác, tích cực nhằm thoát ra khỏi tình huống. Hướng phân
loại này khá hợp lý và được khá nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ và sử dụng [13].
Seiffe - Krenke (2004) chia ứng phó thành hai nhóm lớn khi căn cứ vào tính hiệu quả và
ảnh hưởng của các cách ứng phó đối với con người gồm: ứng phó hiệu quả (thích nghi) và
ứng phó không hiệu quả (không thích nghi). Nhóm ứng phó hiệu quả này bao gồm các cách
ứng phó như tìm kiếm lời khuyên và thông tin, nhận sự hỗ trợ từ người khác và suy nghĩ tìm
giải pháp. Ngược lại, ứng phó không hiệu quả bao gồm những hành vi rút lui và lảng tránh
[1].
Như vậy, không có sự thống nhất trong cách phân loại các kiểu và chiến lược ứng phó.
Nowack (1987) cho rằng mức độ thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về cách phân loại có
thể được xác lập nếu như chia theo ứng phó hai nhóm “đối đầu” (approach) và “lảng tránh”
(avoidance) (dẫn theo Snynder, 2001).
Dựa trên quan điểm trên, Tobin, Holroyd, Reynolds và Wigal (1989) đã tích hợp và
khái quát các chiến lược ứng phó và chia ứng phó thành 2 nhóm lớn: nhóm đối đầu
(engagement) và nhóm lảng tránh (disengagement). Nhóm đối đầu gồm có đối đầu tập


trung vào vấn đề và đối đầu tập trung vào cảm xúc; nhóm lảng tránh gồm lảng tráng tập
trung vào vấn đề và lảng tránh tập trung vào cảm xúc.
Nhóm đối đầu tập trung vào vấn đề bao gồm “giải quyết vấn đề” và cấu trúc lại nhận
thức”. Kiểu ứng phó “giải quyết vấn đề” là những nỗ lực nhằm thay đổi các tác nhân gây
stress bằng cách quyết tâm kiên trì và trực tiếp hành động và “cấu trúc lại nhận thức” là quá
trình "nói chuyện với bản thân” về vấn đề xảy ra để thay đổi ý nghĩa của các sự kiện căng
thẳng, nhìn nhận các sự kiện theo chiều hướng tích cực hơn và có tính xây dựng hơn. Nhóm
đối đầu tập trung vào vấn đề là là khâu cuối cùng, thể hiện ra bên ngoài bằng những hành
động đã suy nghĩ và lên kế hoạch để giải quyết [13].

Nhóm đối đầu tập trung cảm xúc gồm có “tìm kiếm hỗ trợ xã hội” và “bộc lộ cảm xúc”.
“Tìm kiếm hỗ trợ xã hội” là nỗ lực tìm đến sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề bằng cách tìm
kiếm lời khuyên và chia sẻ cảm xúc, tâm sự với những người thân hay bạn bè [7] đối với
hành vi “Bộc lộ cảm xúc” là những cố gắng đối diện với cảm xúc, không né tránh nó và giải
tỏa các cảm giác căng thẳng, lo lắng ra bên ngoài [13].
Nhóm lảng tránh tập trung vào vào vấn đề bao gồm “lảnh tránh vấn đề” và “mơ
tưởng”. Hành vi “lảng tránh vấn đề” là những nỗ lực về mặt hành vi của cá nhân nhằm
chạy trốn khỏi vấn đề bằng cách tránh xa hoặc rời bỏ nó. “Mơ tưởng” bao gồm việc phớt lờ
vấn đề, giải quyết vấn đề bằng cách tưởng tượng thay cho việc thực hiện trong thực tế hoặc
mong đợi những điều kỳ diệu xảy ra để tình trạng có thể chuyển biến tốt hơn và cá nhân có
thể sớm thoát khỏi hoàn cảnh ấy.
Nhóm lảng tránh tập trung vào cảm xúc: Bao gồm “đổ lỗi cho bản thân” và “cô lập bản
thân”. Theo nghiên cứu Nguyễn Phước Cát Tường (2010) hành vi “đổ lỗi cho bản thân”
phản ánh việc cá nhân tự chỉ trích mình, dằn vặt, giày vò mình vì những gì đã xảy ra, đi kèm
với cảm giác nuối tiếc, ân hận. Mặt khác,“cô lập bản thân” đề cập đến các nỗ lực của cá
nhân nhằm thu hẹp thế giới của bản thân, tránh giao tiếp và che dấu cảm xúc đối với các
tình huống gây stress trước bạn bè và người thân.
Trong đề tài này, chúng tôi theo quan điểm phân loại này để khảo sát thực trạng ứng
phó của SV Trường Đại học Quảng Bình với thang đo của Garcia, Franco và Martinez
(2007).
1.3.3. Ứng phó với stress của sinh viên


Các nghiên cứu về ứng phó với stress của SV cho thấy họ sử dụng khá đa dạng cách
ứng phó, từ những cách được đánh giá có tính hiệu quả cho đến các cách ứng phó kém hiệu
quả.
Tìm kiếm chỗ dựa xã hội được xem là một thế mạnh của SV trong việc ứng phó với các
sự kiện gây căng thẳng trong cuộc sống. Trong nghiên cứu Hamaideh, (2009) và Simons,
Aysan, Thompson, Hamarat, Steele, (2002) cho rằng: để tìm cách giải tỏa tinh thần hay tìm
lời khuyên để giải quyết vấn đề thì họ thường tìm tới phòng Công tác SV, trung tâm tham

vấn, nói chuyện chia sẻ với bạn bè và gia đình là những cách ứng phó mang lại nhiều hiệu
quả cho SV.
Bên cạnh tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội, ứng phó tập trung vào vấn đề cũng là kiểu ứng phó
khá phổ biến của SV. Hamaideh, (2009); Simons và các cộng sự, (2002) cho rằng: Khi gặp
nghịch cảnh SV thường sử dụng tương đối hiệu quả các kiểu ứng phó như: Lên kế hoạch,
quản lý và phân bổ thời gian hợp lý, nhận thức lại vấn đề theo hướng tích cực đồng thời
phân tích tình trạng và tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cho
thấy rằng việc sử dụng các chiến lược tập trung vào vấn đề lại ít phổ biến hơn chiến lược tập
trung vào tình cảm. SV thường cố gắng giảm thiểu stress bằng cách khóc, than thân trách
phận, nổi giận với người khác…
Ngoài ra, SV sử dụng những giải pháp hiệu quả tạm thời nhằm xoa dịu và giảm thiểu
mức độ stress thông qua các hình thức giải trí, tiêu khiển, ngồi thiền hoặc hay tập trung vào
những công việc hữu ích khác nhằm tách mình khỏi vấn đề khó khăn hiện tại cũng là một
cách ứng phó khác được ghi nhận trong những nghiên cứu trên (Hamaideh, 2009).
Tuy nhiên, các nghiên cứu của Giancola, Grawitch và Borchert (2009), Hamaideh
(2009) cho thấy rằng từ 50% đến 76% SV sử dụng chiến lược ứng phó thuộc loại lảng tránh
như ngủ nhiều, bỏ học, cố gắng sinh hoạt và làm việc như chưa có vấn đề gì xảy ra, cố gắng
loại bỏ vấn đề ra khỏi tâm trí… cũng được SV sử dụng khá thường xuyên và phổ biến.
Một tỷ lệ SV có cách ứng phó tiêu cực gây nhiều hậu quả đáng tiếc là hút thuốc, uống
rượu và dùng chất gây nghiện, kích thích này tuy không nhiều nhưng cũng đáng quan ngoại
và cần được cảnh báo (Giancola, Grawitch và Borchert, 2009).
Chấp nhận một cách tiêu cực, hy vọng mọi việc tự chúng sẽ tốt đẹp lên, cô lập mình, hút
thuốc hay uống rượu là những cách ứng phó kém hiệu quả mà các SV sử dụng bên cạnh
những cách ứng phó tích cực như lên kế hoạch hành động hoặc tìm kiếm các giải pháp thích
hợp (Shah và các cộng sự, 2009). Ngoài ra, các cách ứng phó khác nhằm xoa dịu stress như


tập thể dục, chơi hoặc xem thể thao, xem phim, tìm đến sự che chở tâm linh…cũng được
các SV sử dụng (Shah & các cộng sự, 2009; Barba và các cộng sự, 2004).
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó

Ứng phó với stress là một quá trình phức tạp. Nó đồng thời chịu ảnh hưởng của khá
nhiều yếu tố. Nhìn chung, có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ứng phó thành hai
nhóm: nhóm các yếu tố khách quan và nhóm các yếu tố chủ quan.
1.3.4.1. Các yếu tố chủ quan
Khi bị stress của con người không những chịu ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài, của
môi trường xã hội, mà còn chịu ảnh hưởng của yếu tố bên trong con người như: đặc điểm
lứa tuổi, giới tính, trình độ nhận thức, tính lạc quan, bi quan, nét nhân cách, tinh thần trách
nhiệm…
Đặc điểm lứa tuổi, giới tính: những đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi và giới tính có
những ảnh hưởng nhất định đến khả năng ứng phó của họ. Chúng ta nhận thấy rằng: ở cấp
học càng cao thì khả năng ứng phó càng lớn, để vươn lên thành công và đạt được mục đích
hơn so với cấp học thấp hơn theo Compas và cộng sự (1998).
Nghiên cứu của Phan Thị Mai Hương (2007) cũng chỉ ra rằng giữa nam và nữ có
những khác biệt trong cách đối đầu với các khó khăn. Các bé gái thường tìm chỗ dựa tình
cảm, học hỏi kinh nghiệm và lời khuyên của người khác. Họ thường ứng phó một cách tích
cực chủ động, có khả năng kiềm chế bản thân, có xu hướng đối diện với những nghịch
cảnh lớn hơn và sử dụng hành vi ứng phó tiêu cực hơn các bé trai.
Trình độ nhận thức: thể hiện ở khả năng đánh giá của cá nhân đối với các tình huống
xảy ra trong cuộc sống của họ để xem xét vấn đề đó có giải quyết được hay không. Trình
độ nhận thức còn thể hiện ở khả năng dự báo và suy xét khả năng họ có thể lựa chọn ứng
phó tích cực và hạn chế những hành vi tiêu cực. Trình độ nhận thức ở đây không đồng nhất
với trình độ học vấn mà ở phạm vi rộng hơn, bao gồm cả vốn trải nghiệm, những kinh
nghiệm sống phong phú của cá nhân.
Đặc điểm nhân cách của cá nhân: Có nhiều đặc điểm nhân cách được nghiên cứu như
tính lạc quan, bi quan và nét nhân cách lo âu thường được rất nhiều tác giả coi trọng.
Tinh thần lạc quan được định nghĩa là: sự mong đợi về kết quả tốt đẹp hơn là kết quả
xấu sẽ xảy ra khi đối mặt với những vấn đề trong các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống
(Scheier & Carver, 1985). Các nghiên cứu của Taylor và Aspinwall (1996) và một số tác
giả khác chỉ ra rằng: những cá nhân lạc quan thường là những người chủ động tích cực hơn



để vượt qua khó khăn còn những người bi quan dễ đầu hàng và né tránh bằng cách đỗ lỗi
hay cô lập bản thân (theo Mosher, Prelow, chen và Yackel, 2006).
Nét nhân cách lo âu: là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng ứng phó của SV, người có
điểm nhân cách tốt khi đứng trước các tình huống gây căng thẳng họ thường là người có
tinh thần trách nhiệm, sử dụng cách ứng phó tích cực chủ động như hành động một cách lí
trí, lên kế hoạch, lý giải theo hướng tích cực, tìm kiếm hỗ trợ xã hội… người có điểm nhân
cách thấp thì họ là những người trốn tránh trách nhiệm, chọn cách ứng phó tiêu cực, cô lập,
đổ lỗi cho bản thân, buông xuôi trước hoàn cảnh, ngại khó, ngại khổ, không dám vượt qua
khó khăn, trông chờ ỷ lại người khác, về lâu dài có thể dẫn đến những lo âu bệnh lý, ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng ứng phó của họ.
Trên đây là một số yếu tố chủ quan cơ bản, ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với
stress của sinh viên. Ngoài ra còn một số yếu tố chủ quan khác như: khí chất, sự đồng cảm
tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng, nghề nghiệp tương lai của bản thân.
1.3.4.2. Các yếu tố khách quan
Quá trình ứng phó chịu khá nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như đặc
điểm của các khó khăn, chỗ dựa xã hội và môi trường giáo dục, văn hóa, lịch sử….. Trong
đó:
Yếu tố xã hội (Chỗ dựa xã hội) được định nghĩa là: sự trao đổi nguồn lực giữa người
cung cấp và người nhận nhằm làm tăng tình trạng sức khỏe tinh thần của người nhận
(Zimet, Dahlem, Zimet & Farley, 1988). Theo tác giả Phan Thị Mai Hương (2007), mỗi cá
nhân có thể nhận được sự hỗ trợ từ các chỗ dựa xã hội: gia đình, bạn bè, nghề nghiệp, các
tổ chức, tôn giáo, tín ngưỡng…. Chỗ dựa xã hội có thể đem đến sự hỗ trợ về mặt công cụ
(đưa ra phương hướng để giải quyết vấn đề), vật chất cụ thể (cung cấp đồ dùng), thông tin
(cho lời khuyên) hay tình cảm (tạo nên sự an toàn chắc chắn về mặt tâm lý) (dẫn theo
Snynder, 2001).
Yếu tố thuộc về gia đình: yếu tố môi trường tâm lý – xã hội của gia đình: gia đình hòa
thuận trẻ sử dụng cách ứng phó tích cực, và tìm kiếm giải tỏa những căng thẳng lo âu bằng
cách tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội, ngược lại, gia đình độc đoán chọn cách ứng phó lãng tránh,
cô lập bản thân, tiêu cực hơn đối với gia đình bất hòa trẻ không dùng bất cứ hình thức nào

để ứng phó khiến trẻ càng thêm căng thẳng.
Thái độ của bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình với các cách thức mà trẻ sử
dụng để ứng phó ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ứng phó stress của sinh viên. Cách


ứng phó của bố mẹ cũng tác động rất lớn đến cách ứng phó của trẻ nếu cha mẹ chọn cách
ứng phó thiếu tính chủ động, bằng lòng với thực tại, thì ít nhiều ảnh hưởng đến trẻ và trẻ sẽ
cho rằng đó là cách ứng phó duy nhất. Nếu chọn cách ứng phó tích cực hơn như (chủ động,
bình tĩnh suy nghĩ và tìm cách giải quyết…) thì trẻ sẽ noi theo, đó cũng chính là động lực
và hành trang cho trẻ bước tiếp những chặng đường đầy những trở ngại và thách thức.
Bên cạnh yếu tố gia đình, bạn bè cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng ứng
phó của SV, bởi ở lứa tuổi này, quan hệ bạn bè giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của
các em. Bạn bè là người để SV tâm sự, trao đổi những suy nghĩ, quan điểm, những tâm tư
và tình cảm sâu kín của mình một cách dễ dàng và thoải mái nhất. Khi gặp những khó khăn
trong mọi lĩnh vực cuộc sống thì bạn bè, nhất là bạn bè thân, thường là chỗ dựa cho các em,
là nơi các em trút bầu tâm sự, xoa dịu đi những căng thẳng và khó khăn để tìm kiếm những
lời khuyên hữu ích và chân thành.
Nhà trường cũng là yếu tố có tác động lớn đến khả năng ứng phó của sinh viên. Việc
hình thành và phát triển khả năng ứng phó với stress của sinh viên có thể thực hiện một
cách khoa học và có hệ thống, thông qua nhiều con đường khác nhau như dạy học, giáo
dục, qua môi trường tâm lý – xã hội trong nhà trường, mối quan hệ thầy trò, các hoạt động
đa dạng có ý nghĩa…. Việc nâng cao khả năng ứng phó cho SV được tiến hành dưới sự
hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của các thầy, cô giáo với sự mẫu mực trong nhân cách, với
vốn tri thức, kinh nghiệm phong phú, có uy tín… Nhà trường vì thế có thể phát huy ưu thế
vượt trội của mình, có thể giúp các em vững vàng, tin tưởng vào năng lực nội tại của bản
thân mình, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực bên ngoài làm hạn chế, ỷ lại, chây
lười, ngại khó, ngại khổ khi đứng trước các khó khăn.
Tác động của nhà trường không những giúp SV rèn luyện khả năng ứng phó của mình
một cách tích cực, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực khi đứng trước các tình
huống khó khăn. Điều này được thực hiện thông qua vai trò của giảng viên trực tiếp hướng

dẫn lớp, qua những hoạt động khá phong phú của lớp, trường như: vui chơi, giải trí, thể dục
– thể thao…. Nếu giảng viên và nhà trường tạo được môi trường thân thiện, gắn kết các SV
trong lớp, trường, tổ chức những hoạt động vui tươi, lành mạnh, thu hút được sự tham gia
của SV. Qua đó, nhằm quan tâm, theo dõi, giúp đỡ SV kịp thời khi các em gặp những khó
khăn khó có thể giải quyết thông qua các quỷ học bổng, kêu gọi sự hỗ trợ của các nhà hảo
tâm…. Sẽ giúp các em cảm thấy tinh thần phấn chấn, vui vẻ, lạc quan và nhận thấy rằng


×