Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của người dân giai đoạn 2011 – 2015 tại thành phố Cao Bằng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THUÝ AN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA
ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG
CỦA NGƯỜI DÂN GIAI ĐOẠN 2011-2015
TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THUÝ AN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA
ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG
CỦA NGƯỜI DÂN GIAI ĐOẠN 2011-2015
TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Nhuận


THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Nông Thúy An


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Nhuận đã tận
tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Phòng đào tạo, Khoa Quản lý
tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi

trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của UBND
thành phố Cao Bằng, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi
hoàn thành luận văn./.
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Nông Thúy An


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... vi
Danh mục các bảng .................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
1.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .................................................................................4
1.2. Đất đô thị và quản lý nhà nước về đất đai trong quá trình đô thị hóa .................7

1.2.1. Quan điểm về đất đai đô thị ..............................................................................7
1.2.2. Sự cần thiết phải tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với đất đai trong
quá trình đô thị hóa ..................................................................................................11
1.1.1. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................12
1.3. Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên Thế giới và một số tỉnh,
thành phố trong nước ................................................................................................13
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới ...........................13
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số thành phố trong quá trình đô thị hóa ..16
1.4. Thực tiễn đô thị hóa trên Thế giới và ở Việt Nam .............................................18
1.4.1. Tình hình đô thị hóa trên Thế giới ..................................................................18
1.4.2. Đô thị hóa ở một số nước trên thế giới ...........................................................20
1.4.3 Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam .....................................................................23
1.4.4. Những nghiên cứu về đô thị hóa trên Thế giới và Việt Nam ..........................25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...27


iv

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................27
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................27
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................28
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ...............................................28
2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ................................................28
2.4.3. Phương pháp chuyên gia .................................................................................28
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................30
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu .............................30

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................30
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................35
3.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sự
phát triển và đô thị hóa của thành phố Cao Bằng .....................................................39
3.2. Thực trạng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Cao Bằng ............................41
3.2.1. Sư tập trung dân số tại các khu vực ................................................................41
3.2.2. Sư phát triển kinh tế xã hội .............................................................................42
3.2.3. Hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Cao Bằng .............................................44
3.3. Tác động của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố
Cao Bằng. ..................................................................................................................46
3.3.1. Sự biến động đất nông nghiệp .........................................................................46
3.3.2. Tình hình giao đất ...........................................................................................48
3.3.3. Tình hình thu hồi đất .......................................................................................49
3.4. Ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế hộ nông dân tại thành phố
Cao Bằng ..................................................................................................................50
3.4.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ..............................................................50
3.4.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống hộ nông dân ......................................55


v

3.4.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế – xã hội của các hộ
thông qua các câu hỏi định tính.................................................................................62
3.5. Đánh giá chung tác động của đô thị hóa tới sử dụng đất nông nghiệp và đời
sống của người dân trên địa bàn Thành phố Cao Bằng ............................................64
3.5.2. Tác động tiêu cực ............................................................................................65
3.5.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ, tăng cường vai trò quản
lý Nhà nước trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Cao Bằng ..............................66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................72
1. Kết luận .................................................................................................................72

2. Đề nghị ..................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa - Hiến đại hóa

HTKT

: Hạ tầng kỹ thuật

QHSX và LLSX

: Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất

QLNN

: Quản lý nhà nước

UBND

: Ủy ban nhân dân



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình biến động dân số của thành phố Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015 .... 41
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố Cao Bằng ....................................42
Bảng 3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 Thành phố
Cao Bằng ...................................................................................... 43
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng năm 2015.........44
Bảng 3.5. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 ..................47
Bảng 3.6. Kết quả giao đất ở thành phố Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015 ...............48
Bảng 3.7. Kết quả thu hồi đất tại Thành phố Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015 .......49
Bảng 3.8. Một số thông tin cơ bản về các chủ hộ .....................................................51
Bảng 3.9. Tình hình biến động đất đai của hộ trước và sau khi thu hồi ...................52
Bảng 3.10. Tình hình nghề nghiệp của hộ trong quá trình đô thị hóa .....................52
Bảng 3.11. Hình thức hỗ trợ cho người dân khi bị thu hồi đất ................................54
Bảng 3.12. Hình thức sử dụng tiền đền bù của các hộ điều tra tại địa bàn
điều tra .......................................................................................... 54
Bảng 3.13. Tình trạng nhà, cơ sở vật chất phục vụ đời sống người dân ..................55
Bảng 3.14. Thay đổi thu nhập của hộ qua quá trình đô thị hóa ...............................56
Bảng 3.15. Thu nhập của người dân trước và sau khi bị thu hồi đất ......................57
Bảng 3.16. Tình hình lao động và việc làm trên địa bàn nghiên cứu trước và sau
khi thu hồi đất ..........................................................................................58
Bảng 3.17. Chất lượng y tế tại thành phố Cao bằng năm 2015 so với thời điểm
năm 2011 .................................................................................................59
Bảng 3.18. Trình độ chuyên môn, văn hoá của người dân trước và sau khi thu
hồi đất ......................................................................................................60
Bảng 3.19. Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về tình hình ô nhiễm môi
trường trước và sau khi thu hồi đất ..........................................................61
Bảng 3.20. Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của đô thị hóa .............63
Bảng 3.21. Ý kiến của các hộ điều tra về kế hoạch trong thời gian tới ....................64



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hóa là quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế - xã hội, là xu thế tích
cực tạo nên động lực mới cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nền kinh tế càng phát
triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh.
Đối với thế giới cũng như đối với Việt Nam, vấn đề đô thị hoá ngày càng có
tầm quan trọng đặc biệt. Người ta thường cho rằng: sự thịnh vượng hay suy thoái
của một quốc gia thường phản ánh qua hình ảnh của các đô thị; nhất là các thành
phố lớn.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những bước tiến đáng kể,
chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, tổng sản phẩm trong
nước GDP bình quân hàng năm đạt trên 7%. Nước ta đang trong quá trình hội nhập,
có quan hệ thương mại với hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của tổ
chức ASEAN, khu Mậu dịch Tự do AFTA, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO,…
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế là sự bùng nổ dân số và tốc độ đô
thị hóa ngày càng gia tăng hình thành các khu đô thị dẫn đến nhu cầu sử dụng đất
cho các ngành, lĩnh vực ngày một lớn làm biến động hiện trạng sử dụng đất ở các
địa phương [8].
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là
tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được đối với các ngành sản xuất
nông lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nền
tảng cho sự sống của con người và nhiều sinh vật khác.
Hiện nay, cùng với xu hướng phát triển của thế giới thì quá trình đô thị hoá đã
và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới vấn đề sử dụng đất nói chung và sử dụng đất nông
nghiệp nói riêng. Đô thị hoá là một quá trình tất yếu đối với mỗi quốc gia, đặc biệt
đối với Việt Nam là nước đang trong giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.

Một trong những chủ trương quan trọng trong phát triển công nghiệp của Đảng ta
là đẩy nhanh phát triển đô thị cùng với công nghiệp hóa nông nghiệp và kinh tế nông


2
thôn; quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng, giải quyết
việc làm, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để các đô thị làm hạt nhân
thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong vùng và trên cả nước.
Sự phát triển đô thị hóa tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có nhiều chuyển
biến số lượng. Đến năm 2015 có 772 đô thị, theo quy hoạch phát triển đến năm
2010, tỷ lệ dân số đô thị là 56 - 60 % và năm 2020 là 80 % [12].
Có thể nói, đô thị hóa chính là con đường dẫn tới các mục tiêu về tăng trưởng
kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực,
đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề sử dụng đất, lao
động và việc làm của người dân. Điều gì sẽ xảy ra khi diện tích đất đai có hạn mà
dân số vẫn không ngừng tăng lên cũng như quỹ đất phục vụ cho quá trình đô thị hóa
ngày một cao? Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng cường quản lý
Nhà nước về đất đai nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội nhưng phải
đi đôi với phát triển bền vững của nước ta trong đó có thành phố Cao Bằng là vấn
đề mang tính cấp thiết hiện nay. Dựa trên những cơ sở lý luận và nhu cầu thực tiễn,
được sự đồng ý của Ban giám hiệu, khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị
hóa đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của người dân giai đoạn 20112015 tại thành phố Cao Bằng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến biến động sử dụng đất và sự
ảnh hưởng của đô thị hóa tới kinh tế hộ nông dân mất đất nông nghiệp trên địa bàn
thành phố Cao Bằng giai đoạn 2011-2015. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm sử
dụng đất hiệu quả góp phần cải thiện đời sống kinh tế của những hộ nông dân bị ảnh
hưởng của đô thị hóa .

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Cao Bằng giai đoạn 2011-2015.
- Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống
của người nông dân.


3
- Đề xuất các giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ nông dân, tăng cường vai
trò quản lý Nhà nước về đất đai trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Cao Bằng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Vận dụng và làm sáng tỏ những quy định của pháp luật hiện hành trong
việc thực hiện đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của người dân.
- Đề xuất bổ sung và hoàn thiện những quy định, văn bản pháp luật cho phù
hợp trong việc thực hiện đô thị hóa .
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thực hiện tốt Luật Đất đai và công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt
là việc thực hiện đô thị hóa theo đúng các qui định của pháp luật Đất đai, khắc phục
trình trạng tuỳ tiện trong việc thực hiện đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp;
phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của thành phố Cao Bằng.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×