ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN VĂN DŨNG
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN TOÁN
CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Demo Version - Select.Pdf SDK
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Thừa Thiên Huế, năm 2017
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN VĂN DŨNG
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN TOÁN
CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Demo Version - Select.Pdf SDK
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Thừa Thiên Huế, năm 2017
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN VĂN DŨNG
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN TOÁN
CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01
Demo Version - Select.Pdf SDK
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HOÀI ANH
Thừa Thiên Huế, năm 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Văn Dũng
Demo Version - Select.Pdf SDK
ii
Luận văn được thực hiện và hoàn thành là kết quả quá trình học tập, nghiên
cứu của người thực hiện cùng với sự giúp đỡ của Quý Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp,
gia đình và bạn bè gần xa.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Hoài Anh người Thầy đáng kính, luôn tận tụy, đã bỏ ra rất nhiều công sức, trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện để hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Lãnh đạo, Quý Thầy, Cô giảng viên khoa
Giáo dục Tiểu học đã nhiệt tình quan tâm, giảng dạy trang bị cho tôi những kiến
thức chuyên môn quý báu. Đồng thời chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo Sau Đại
học, Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, Thầy Cô và HS Trường Tiểu học số 1
An Thủy, Trường Tiểu học số 2 An Thủy; Lãnh đạo của các trường Tiểu học trên
địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi hoàn
thành luận văn.
Chân thành
cảm
ơn tập thể
lớp Thạc sĩ SDK
Giáo dục học khóa 24 đã động viên,
Demo
Version
- Select.Pdf
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè
đã luôn động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn của mình.
Đồng thời xin tỏ lòng biết ơn đến các tác giả của những công trình khoa học
mà tôi đã dùng làm tài liệu tham khảo.
Tuy đã rất cố gắng nhưng chắc rằng luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót, rất
mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của Quý Thầy Cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, tháng 10 năm 2017
Nguyễn Văn Dũng
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
CBQL:
Cán bộ quản lí
GDTH:
GV:
GVTH:
HS:
NL:
Giáo dục Tiểu học
Giáo viên
Giáo viên tiểu học
Học sinh
Năng lực
NLDH:
PPDH:
TH:
Năng lực dạy học
Phương pháp dạy học
Tiểu học
Demo Version - Select.Pdf SDK
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Mức độ phát triển NLDH môn Toán của GVTH ....................................... 19
Bảng 1.2 Mức độ nhận thức của GV về tầm quan trọng của năng lực dạy học môn
Toán ở TH ................................................................................................................. 31
Bảng 1.3 Nhu cầu cần bồi dưỡng NLDH môn Toán của GVTH .............................. 33
Bảng 1.4 Mức độ quan tâm bồi dưỡng NLDH môn Toán cho GVTH ...................... 35
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1 Phần giới thiệu về hỗn số ........................................................................... 42
Hình 2.2 Bài tập 1 ..................................................................................................... 42
Hình 2.3 Bài tập 2 ..................................................................................................... 43
Hình 2.4 Phần hình thành quy tắc tính chu vi hình chữ nhật .................................... 47
Hình 2.5 Bài tập 3 ..................................................................................................... 48
Hình 2.6 Bài tập 1 ..................................................................................................... 52
Hình 2.7 Bài tập 2 ..................................................................................................... 52
Hình 2.8 Phần hình thành quy tắc tính diện tích hình chữ nhật ................................ 58
Hình 2.9 Bài tập 1 ..................................................................................................... 60
Hình 3.1 HS chơi trò chơi “Ghép thẻ” ...................................................................... 74
Hình 3.2 HS gấp đôi hình chữ nhật ........................................................................... 74
Demo Version - Select.Pdf SDK
Hình 3.3 HS gấp 4 hình chữ nhật thành, tô màu 3 phần ........................................... 74
Hình 3.4 Nhóm trưởng điều hành chia sẻ kết quả ..................................................... 75
Hình 3.5 HS làm bài tập 1 ......................................................................................... 75
Hình 3.6 HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” (làm bài tập 2) ............................... 76
Hình 3.7 HS thực hành làm bài tập 3a ...................................................................... 76
Hình 3.8 HS gấp và tô màu vào
1
hình chữ nhật ở bài tập 3b ................................. 76
2
Hình 3.9 HS gấp và tô màu vào
3
hình chữ nhật ở bài tập 3b ................................. 77
4
Hình 3.10 HS thực hiện tô màu hai hình tròn (phần hình thành kiến thức) .............. 78
Hình 3.11 HS thực hiện gấp và tô màu
3
hình tròn (phần hình thành kiến thức) ... 78
4
Hình 3.12 HS chia sẻ kết quả trong nhóm (phần hình thành kiến thức) ................... 78
Hình 3.13 HS viết, đọc hỗn số (phần ví dụ) .............................................................. 79
Hình 3.14 HS viết, đọc hỗn số (bài tập 1) ................................................................. 79
Hình 3.15 HS chơi trò chơi (bài tập 2) ...................................................................... 79
Hình 3.16 HS tô màu vào hình vẽ để được hỗn số tương ứng (bài tập 3a) ............... 80
v
Hình 3.17 HS gấp hình và tô màu để được hỗn số 1
3
(bài tập 3b) ......................... 80
4
Hình 3.18 HS chơi trò chơi “Ghép thẻ” .................................................................... 80
Hình 3.19 HS chỉ ra phần diện tích trên tấm bìa cho bạn xem ................................. 81
Hình 3.20 HS thực hiện chia hình chữ nhật thành các hình vuông nhỏ.................... 82
Hình 3.21 Nhóm trưởng điều hành thảo luận ........................................................... 82
Hình 3.22 HS làm bài tập 1 ....................................................................................... 82
Hình 3.23 HS làm bài tập 2 và chia sẻ nhóm ............................................................ 83
Hình 3.24 HS làm bài tập 3 và chia sẻ nhóm ............................................................ 83
Hình 3.25 Phiếu nhận xét của cô Nguyễn Thị Mơ – TTCM 1, 2, 3 ......................... 84
Hình 3.26 Phiếu nhận xét của cô Phan Thị Sen - GV ............................................... 84
Hình 3.27 HS hoạt động cặp đôi, nhóm 4 ................................................................. 85
Hình 3.28 GV điều hành giải quyết nhiệm vụ .......................................................... 85
Hình 3.29 GV giám sát hoạt động của HS ................................................................ 85
Demo Version - Select.Pdf SDK
vi
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA ....................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH .............................................................. v
MỤC LỤC....... ..........................................................................................................vii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 2
2.1 Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài ......................................................... 2
2.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam............................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 6
7. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 6
8. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 6
9. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 7
Demo Version - Select.Pdf SDK
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........... 8
1.1 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học .................................................................. 8
1.1.1 Chức năng của người giáo viên tiểu học ........................................................... 8
1.1.2 Vai trò của người giáo viên tiểu học .................................................................. 9
1.1.3 Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học ...................................................... 10
1.2 Khái quát về năng lực dạy học của giáo viên tiểu học ........................................ 12
1.2.1 Một số khái niệm .............................................................................................. 12
1.2.2 Những thành tố và biểu hiện của năng lực dạy học môn Toán của giáo viên
tiểu học ...................................................................................................................... 15
1.2.3 Các mức độ phát triển năng lực dạy học môn Toán của giáo viên tiểu học ... 19
1.2.4 Sự cần thiết phải bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu
học hiện nay .............................................................................................................. 21
1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học ................. 22
1.3.1 Mục tiêu của môn Toán ở Tiểu học .................................................................. 22
1.3.2 Nhiệm vụ của môn Toán ở Tiểu học................................................................. 23
1.3.3 Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học ................................................... 24
vii
1.4 Thực trạng năng lực dạy học môn Toán của giáo viên ở một số trường Tiểu học
trên địa bàn huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình ........................................................ 29
1.4.1 Khảo sát thực trạng .......................................................................................... 29
1.4.2 Kết quả khảo sát và phân tích .......................................................................... 30
1.4.3 Nguyên nhân thực trạng năng lực dạy học môn Toán của giáo viên ở một số
trường Tiểu học trên địa bàn huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình ............................. 35
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 36
CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC MÔN TOÁN
CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ................................................................................. 38
2.1 Định hướng đề xuất biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo
viên tiểu học .............................................................................................................. 38
2.1.1 Quán triệt Chuẩn kiến thức, kĩ năng và phù hợp với mục tiêu và nội dung
chương trình môn Toán ở Tiểu học ........................................................................... 38
2.1.2 Đảm bảo bồi dưỡng được năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên ........... 38
2.1.3 Phù hợp với Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ........................................ 38
2.1.4 Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở cấp Tiểu học ......................................... 39
2.2 Cơ sở đề xuất biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên
tiểu học ...................................................................................................................... 39
2.3 Biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học ......... 40
Demo Version - Select.Pdf SDK
2.3.1 Biện pháp 1: Tăng cường khả năng phân tích bài dạy môn Toán ................... 40
2.3.2 Biện pháp 2: Chú trọng khâu thiết kế các hoạt động học cho HS khi thiết kế
bài dạy môn Toán ...................................................................................................... 45
2.3.3 Biện pháp 3: Tăng cường sinh hoạt chuyên môn về dạy học môn Toán theo
hướng nghiên cứu bài học ......................................................................................... 54
2.3.4 Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức cho GV tham gia các khóa bồi dưỡng
chuyên môn về dạy học môn Toán ở Tiểu học .......................................................... 63
2.3.5 Biện pháp 5: Tăng cường bồi dưỡng khả năng quản lí lớp học trong quá trình
dạy học toán .............................................................................................................. 65
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 66
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................. 68
3.1 Mục đích thực nghiệm ........................................................................................ 68
3.2 Đối tượng và thời gian thực nghiệm ................................................................... 68
3.3 Nội dung thực nghiệm ......................................................................................... 68
3.4 Tổ chức thực nghiệm........................................................................................... 69
3.4.1 Cách tiến hành thực nghiệm ............................................................................. 69
viii
3.4.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................................... 72
Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 87
1. Kết luận ................................................................................................................. 87
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 89
PHỤ LỤC
Demo Version - Select.Pdf SDK
ix
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nền Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đang từng bước thực hiện đổi mới chương
trình và sách giáo khoa phổ thông. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội
nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự
nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát
triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội... Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học;
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách
học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới
tri thức, kĩ năng, phát triển NL. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình
thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Thế kỉ 21- thế kỉ hội nhập và phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực đòi hỏi HSnhững chủ nhân tương lai của đất nước phải có các NL cơ bản để đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của xã hội. Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể Việt Nam đã
xác định những NL cần có ở HS, cụ thể: Những NL chung được tất cả các môn học
Demo Version - Select.Pdf SDK
và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển như NL tự chủ và tự học, NL
giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; Những NL chuyên môn
được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học nhất định như NL
ngôn ngữ, NL tính toán, NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội, NL công nghệ, NL tin học,
NL thẩm mỹ, NL thể chất.
Bên cạnh đó, mỗi môn học cũng góp phần phát triển các NL đặc thù. Môn
Toán góp phần hình thành và phát triển ở HS những NL: tư duy và lập luận toán
học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng
công cụ và phương tiện học toán. Để đào tạo thế hệ HS tương lai, vấn đề đặt ra là
GV phải có những NL thích ứng để giảng dạy các kĩ năng của thế kỉ 21 cho HS.
Điều này đòi hỏi GV phải có các NL như: NL chuyên môn, NL truyền đạt, NL hợp
tác, NL sáng tạo, NL sử dụng công nghệ, đạo đức nghề nghiệp,...
Thực tế dạy học ở các trường TH hiện nay cho thấy, PPDH toán của GV vẫn
chưa đáp ứng được mục tiêu và nội dung của chương trình giáo dục, nhất là trong
giai đoạn hiện nay. Người học luôn có nhu cầu tìm tòi sáng tạo, nhu cầu tham gia
trải nghiệm các hoạt động thực tiễn, trong khi một số GV mặc dù có trình độ đạt
1
chuẩn và trên chuẩn nhưng qua hoạt động kiểm tra nội bộ trường học ở cơ sở cho
thấy NL của một số GV còn hạn chế: vẫn còn một bộ phận GV dạy học theo lối
truyền thụ tri thức, một chiều, chủ yếu cung cấp, giải thích kiến thức, làm mẫu, rồi
yêu cầu HS thực hành, chưa biết cách tạo cơ hội cho người học tự phát huy NL bản
thân. Trình độ và NL của GV ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục. Nhất là
trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đang phát triển theo hướng tiếp cận
NL - tập trung vào việc phát triển NL người học - đòi hỏi đội ngũ GV phải có NL
và tay nghề vững vàng.
Chính vì vậy, việc bồi dưỡng NLDH môn Toán cho đội ngũ GVTH hiện nay
là vấn đề cần thiết và cấp bách để nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn Toán nói riêng và chất lượng GDTH nói chung.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Bồi dưỡng
năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu việc phát triển NLDH và kĩ năng sư phạm cho GV đã được Liên
Xô và các nước Đông Âu quan tâm từ những năm 60 của thế kỉ XX. Nội dung chính
của các công trình là vấn đề rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên với những
Demo Version - Select.Pdf SDK
kĩ năng và yêu cầu nghề nghiệp để trở thành GV. Tác giả O. A. Ap-du-li-na với
công trình nghiên cứu “Bàn về kĩ năng sư phạm” đã nêu rõ từng loại kĩ năng sư
phạm của GV, phân tích tỉ mỉ những kĩ năng chuyên biệt và kĩ năng chung trong
hoạt động giảng dạy và giáo dục. Công trình “Những phẩm chất tâm lí của người
GV” của Ph. N. Gô-nô-bô-lin (Ф. Н. Гоноболин) đã chỉ ra cho sinh viên thấy được
những yêu cầu nghề nghiệp cần thiết, họ cần phải rèn luyện và phát triển những NL
sư phạm gì, rèn luyện như thế nào để trở thành GV. [21]
Cùng với việc thành lập “Phòng nghiên cứu chuyên biệt về đào tạo GV ở
trường sư phạm” vào những năm 70, nhiều công trình nghiên cứu vể tổ chức lao
động khoa học và tối ưu hóa quá trình dạy học đã được tiến hành. Đó là các công
trình của M. Ia. Cô-va-li-ôp, Iu. K. Babanxki, N. I. Bôn-đư-rep,... đặc biệt là các
công trình nghiên cứu của X. I. Ki-xê-gôp: “Hình thành các kĩ năng, kĩ xảo sư phạm
trong điều kiện của nền giáo dục đại học” và “Nội dung và cấu trúc thực hành sư
phạm ở các trường Đại học Sư phạm trong giai đoạn hiện nay” của O. A. Ap-du-lina. Các tác giả đã chỉ ra NLDH của GV thể hiện qua kĩ năng giảng dạy và giáo dục,
đã đưa ra một hệ thống kĩ năng giảng dạy và các kĩ năng giáo dục chuyên biệt. [21]
2
Tác giả A.V. Petrovski xem NL hoạt động sư phạm là một tổ hợp xác định các
phẩm chất tâm lí của nhân cách. Những phẩm chất này là điều kiện để đạt được
những kết quả cao trong dạy học và giáo dục. Ông đã chia ra NL hoạt động sư phạm
thành 6 nhóm NL cơ bản: nhóm các NL tri giác (nhận biết); nhóm các NL giao tiếp;
nhóm các NL truyền đạt; nhóm các NLDH; nhóm các NL thiết kế và nhóm các NL
tổ chức. [23, tr.6]
Hội thảo về cách tân việc đào tạo bồi dưỡng GV của các nước châu Á và Thái
Bình Dương do APEID (Asia - Pacific Programme of Educational Innovation for
Development - Chương trình cải tiến và phát triển Giáo dục Châu Á - Thái Bình
Dương) tổ chức tại Seoul (Hàn Quốc) đã chỉ rõ vai trò, nhiệm vụ hình thành kĩ năng
sư phạm trong việc đào tạo GV. [26]
Qua tìm hiểu và tiếp cận với các công trình nghiên cứu của các tác giả ở nước
ngoài, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu tập trung vào các vấn đề về
phát triển NL sư phạm, kĩ năng giảng dạy cho sinh viên, GV phổ thông để đáp ứng
nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội.
2.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những năm cuối thập niên của thế kỉ XX, đã có nhiều kết quả
nghiên cứu về NL sư phạm, về rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên của các
tác giả, trong đó có Lê Văn Hồng (1975), Nguyễn Quang Uẩn (1987). Một số tài
Demo Version - Select.Pdf SDK
liệu đã kế thừa những kết quả nghiên cứu của giáo dục thế giới, đồng thời hệ thống
hóa thành những công trình có giá trị về NL sư phạm nói chung và NLDH nói riêng.
Từ những năm 1990, vấn đề chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm mới
được đề cập chính thức trong các văn bản pháp quy của ngành giáo dục với các
công trình: “Kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên”, dự thảo của
Đặng Vũ Hoạt; “Hội thảo giáo dục nghiệp vụ sư phạm trong quy trình đào tạo mới”
của trường Đại học Sư phạm Vinh; “Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo GV phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” được tổ chức năm 1996;... đã
vạch ra đường hướng đào tạo GV cho các trường sư phạm trong giai đoạn hiện nay.
Hội thảo khoa học “Phát triển NL nghề nghiệp GV toán phổ thông đáp ứng yêu cầu
mới” (tháng 5/2015 tại Hà Nội) tập trung bàn về việc dạy học toán ở trường phổ
thông hướng vào mục tiêu chung theo tinh thần đổi mới giáo dục đòi hỏi GV điều
chỉnh hoạt động dạy học so với cách thức truyền thống. Trong tinh thần đó, các
trường Sư phạm cần có sự điều chỉnh nhằm chuẩn bị cho giáo sinh tiềm năng thích
ứng với yêu cầu mới ngay trong quá trình đào tạo.
Về chất lượng bồi dưỡng GV phổ thông hiện nay, tác giả Phạm Thị Kim Anh
3
đã chỉ ra một số cải tiến về công tác bồi dưỡng và chất lượng bồi dưỡng đã đạt một
số kết quả nhất định. Tác giả đã đề xuất 7 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GV
phổ thông: “Xây dựng đề án/chương trình bồi dưỡng GV cơ bản và thống nhất;
Phân loại đối tượng để bồi dưỡng cho sát với trình độ của GV; Nội dung bồi dưỡng
phải thiết thực, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của GV; Đổi mới cách thức bồi dưỡng
theo phương pháp tích cực; Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ GV cốt cán đủ NL để
đảm bảo chất lượng bồi dưỡng; Phát huy chức năng của các trường sư phạm trong
công tác bồi dưỡng GV; Nâng cao ý thức, trách nhiệm bồi dưỡng của GV phổ
thông”. [28, tr.43]
Về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng NL GVTH hiện nay, tác giả Chu Thị Thủy An
đã đưa ra những đề xuất về “xác định mục tiêu của chương trình đào tạo, cách thức
biên soạn giáo trình, việc xây dựng và tổ chức quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm, xây dựng và sử dụng trường thực hành sư phạm, sử dụng PPDH trong các
môn học”. [28, tr.13]
Những năm gần đây, vấn đề rèn luyện và phát triển kĩ năng dạy học, đặc biệt
là kĩ năng dạy học môn Toán cho sinh viên ngành GDTH cũng đã được nhiều nhà
khoa học, nhà giáo dục quan tâm. Có thể kể đến một số công trình cụ thể dưới đây.
- “Hình thành kĩ năng dạy học môn Toán cho sinh viên ngành GDTH” của
Nguyễn Thị Hồng Thắm đề xuất quy trình hình thành kĩ năng dạy học môn Toán
Demo Version - Select.Pdf SDK
cho sinh viên khoa GDTH tại Trường Đại học Sư phạm Vinh nhằm góp phần nâng
cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành GDTH. [24]
- Đề tài “Rèn luyện kĩ năng dạy học toán cho sinh viên ngành GDTH tại các
trường Cao đẳng Sư phạm” của Phạm Văn Cường đề cập đến việc xây dựng Chuẩn
kĩ năng dạy học môn Toán và một số biện pháp rèn kĩ luyện năng dạy học toán cho
sinh viên ngành GDTH ở các trường Cao đẳng Sư phạm nhằm góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo GVTH đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTH hiện nay. [4]
- Tác giả Trương Thị Thu Yến với đề tài “Rèn luyện kĩ năng dạy học nhóm
cho GVTH” đã tập trung nghiên cứu và đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy
học nhóm cho GVTH nhằm nâng cao chất lượng dạy học. [30]
- Luận án “Hình thành cho sinh viên Đại học Sư phạm ngành GDTH kĩ năng
thiết kế và tổ chức các tình huống dạy học toán ở TH theo hướng tăng cường hoạt
động tìm tòi, phát hiện kiến thức của HS lớp 3,4,5” của Phạm Thị Thanh Tú đã
quan tâm đến việc hình thành cho sinh viên ngành GDTH kĩ năng thiết kế và tổ
chức các tình huống dạy học theo hướng tăng cường hoạt động tìm tòi, phát hiện
kiến thức của HS. [25]
4
- Tác giả Đỗ Văn Hùng chú trọng việc xây dựng các biện pháp bồi dưỡng NL
chẩn đoán trong dạy học môn Toán ở TH cho sinh viên với đề tài “Bồi dưỡng NL
chẩn đoán cho sinh viên ngành GDTH đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học toán”. [20]
- “Phát triển NLDH toán cho sinh viên các trường Sư phạm” của Đỗ Thị Trinh
đã xác định những NL cơ bản trong dạy học môn Toán cần phát triển cho sinh viên
và đề xuất các biện pháp phát triển NLDH cho sinh viên toán ở các trường sư phạm
nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV toán phổ thông. [26]
Nhìn chung, các tác giả tập trung vào việc xác định các kĩ năng dạy học môn
Toán của sinh viên ngành GDTH, xây dựng chuẩn, quy trình rèn luyện và đánh giá;
chỉ rõ cơ sở của việc hình thành kĩ năng sư phạm, kĩ năng thiết kế và tổ chức các
tình huống dạy học toán cho sinh viên; bổ sung lí luận về rèn luyện kĩ năng dạy học
nhóm cho GVTH thông qua hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, đồng thời đưa ra
các biện pháp để rèn luyện các kĩ năng đó; xác định các NL cốt lõi của GV toán phổ
thông, đề xuất đào tạo GV toán theo hướng tiếp cận NL.
Từ việc tìm hiểu, tiếp cận với các công trình nghiên cứu những năm trước và
gần đây, chúng tôi nhận thấy nhiều đề tài nghiên cứu về NL, kĩ năng dạy học toán
cho sinh viên nói chung và sinh viên ngành GDTH nói riêng; vấn đề bồi dưỡng
NLDH cho GV phổ thông. Các đề tài đã xây dựng hệ thống các kĩ năng dạy học mà
sinh viên cần rèn luyện, đồng thời đưa ra các biện pháp rèn luyện các kĩ năng đó
Demo Version - Select.Pdf SDK
chủ yếu thông qua các môn nghiệp vụ và thực hành sư phạm; đề xuất các biện pháp
bồi dưỡng chất lượng GV phổ thông và đào tạo GV toán theo hướng tiếp cận NL.
Tuy nhiên, nghiên cứu đề xuất những biện pháp nhằm bồi dưỡng NLDH môn Toán
cho GVTH thì hầu như chưa được đề cập một cách cụ thể, sâu sắc.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về NLDH môn Toán của GVTH, đề
tài đề xuất những biện pháp sư phạm nhằm bồi dưỡng NL đó cho GVTH, góp phần
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ GV và nâng cao chất lượng dạy
học môn Toán ở trường TH.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về Chuẩn nghề nghiệp GVTH để làm rõ chức năng, vai trò của
người GVTH, các yêu cầu của của Chuẩn nghề nghiệp GVTH.
- Xác định cơ sở lí luận và những vấn đề có liên quan đến NLDH môn Toán
của GVTH: khái niệm về NL, dạy học, NLDH, NLDH môn Toán; những thành tố
của NLDH; các mức độ phát triển của NLDH; sự cần thiết phải bồi dưỡng NLDH
môn Toán cho đội ngũ GV.
5
- Khảo sát thực trạng NLDH môn Toán, nhu cầu bồi dưỡng của GV và việc
bồi dưỡng NLDH môn Toán cho đội ngũ GV ở một số trường TH trên địa bàn
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng NLDH môn Toán cho GVTH.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện
pháp đề xuất.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp bồi dưỡng NLDH môn Toán cho GVTH.
- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình tổ chức dạy học môn Toán của đội ngũ GV
ở một số trường TH trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích - tổng hợp, hệ thống hóa các tài
liệu lí luận về dạy học, NLDH, NLDH môn Toán và những vấn đề liên quan nhằm
làm sáng tỏ cơ sở lí luận của đề tài.
- Phương pháp quan sát: Quan sát, ghi chép quá trình tổ chức dạy học môn
Toán của GV trên lớp để thu thập số liệu, đánh giá NLDH môn Toán của GV.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra thực trạng nhận thức, việc bồi
dưỡng NLDH môn Toán cho đội ngũ, nhu cầu GV và các vấn đề liên quan mà đề tài
quan tâm bằng phiếu điều tra, khảo sát, bảng hỏi.
Demo Version - Select.Pdf SDK
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm biện pháp bồi dưỡng
NLDH môn Toán cho đội ngũ GV ở một số trường TH trên địa bàn huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình nhằm khẳng định tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia: Thu thập, phân tích ý kiến
của các chuyên gia là CBQL cấp TH có kinh nghiệm; tham khảo ý kiến của các nhà
khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực GDTH về những vấn đề mà luận văn quan tâm.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng một số công thức toán học và
phần mềm để xử lí số liệu kết quả khảo sát, điều tra, kết quả thực nghiệm sư phạm.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được những biện pháp bồi dưỡng NLDH môn Toán cho GVTH
và vận dụng một cách hợp lí trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học ở nhà
trường thì sẽ góp phần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng đội ngũ GV,
nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở nhà trường TH hiện nay.
8. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lí luận
+ Làm rõ một số vấn đề về NLDH môn Toán của GVTH.
6
+ Đề xuất được những biện pháp sư phạm nhằm bồi dưỡng NLDH môn Toán
cho GV.
- Về mặt thực tiễn
+ Đánh giá được hiện trạng NLDH môn Toán của đội ngũ GV hiện nay ở một
số trường TH trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
+ Triển khai thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của các biện
pháp được đề xuất.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên
tiểu học
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Demo Version - Select.Pdf SDK
7