Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.41 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VÕ KIM LONG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Thừa Thiên Huế, năm 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VÕ KIM LONG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
Chuyên ngành: Giáo dục học
số: 60140101
Demo Version - Mã
Select.Pdf
SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN DUÂN

Thừa Thiên Huế, năm 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn
là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa
từng đƣợc công bố trong bất kỳ môt công trình nào khác.
Tác giả

Võ Kim Long

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Lời Cảm Ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Ban
Chủ nhiệm, quý Thầy Cô giáo Khoa Giáo dục tiểu học trƣờng Đại học Sƣ phạm
Huế và quý Thầy Cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Tiểu học Lạc Long Quân,
trƣờng Tiểu học Bạch Đằng, trƣờng Tiểu học Nguyễn Kim Vang, cùng các thầy
(cô) đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Nguyễn Duân ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, ngƣời thân và
bạn bè đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian thực hiện luận văn này.

Demo
Xin chân
thànhVersion
cảm ơn./. - Select.Pdf SDK
Huế, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Võ Kim Long

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................6
2. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................8
3. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................13
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................13

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................13
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................13
7. Giả thuyết khoa học ...........................................................................................14

Demo
- Select.Pdf
SDK
8. Những đóng
gópVersion
mới của đề
tài ........................................................................
14
9. Cấu trúc luận văn ...............................................................................................14
NỘI DUNG ..............................................................................................................15
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ
XÃ HỘI LỚP 3 ........................................................................................................15
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................15
1.1.1. Khái niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo .........................................15
1.1.2. Vai trò, vị trí của hoạt động trải nghiệm sáng tạo ...................................17
1.1.3. Bản chất của hoạt động trải nghiệm sáng tạo ..........................................23
1.1.4. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo .........................................25
1.1.5. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học ...........................................29
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................36
1.2.1. Khảo sát môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ..................................................36

1


1.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự

nhiên và Xã hội lớp 3 .........................................................................................45
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................49
Chƣơng 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG
DẠY HỌCMÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3...............................................50
2.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 3 ............................................................................................50
2.1.1. Đảm bảo khung logic của các hoạt động trong một chủ đề hoạt động trải
nghiệm sáng tạo .................................................................................................50
2.1.2. Đảm bảo sự trải nghiệm của học sinh ......................................................52
2.1.3. Đảm bảo môi trƣờng để học sinh sáng tạo ..............................................53
2.2. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 3 ............................................................................................54
2.3. Minh họa quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học
môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ...............................................................................57
2.3.1. Ví dụ minh hoạ 1 (thông qua hình thức tham quan, dã ngoại) ................57

Version
- Select.Pdf
SDK
2.3.2. VíDemo
dụ minh
hoạ 2 (thông
qua hình thức
hội thi/cuộc thi) ........................65
2.3.3. Ví dụ minh hoạ 3 (thông qua hình thức lao động công ích) ....................71
2.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh.....................79
2.4.1. Nội dung đánh giá ....................................................................................79
2.4.2. Các hình thức đánh giá ............................................................................80
2.4.3. Quy trình đánh giá ...................................................................................81
2.4.4. Tiêu chí đánh giá .....................................................................................82

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................83
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................84
3.1. Mục đích của thực nghiệm .............................................................................84
3.2. Nội dung thực nghiệm ....................................................................................84
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm ..............................................................................84
3.3.1. Chọn trƣờng, lớp thực nghiệm .................................................................84
3.3.2. Bố trí, tiến hành thực nghiệm ..................................................................85

2


3.4. Kết quả thực nghiệm và biện luận ..................................................................86
3.4.1. Kết quả định lƣợng ..................................................................................86
3.4.2. Kết quả định tính .....................................................................................88
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................89
KẾT LUẬN ..............................................................................................................90
1. Kết luận .............................................................................................................90
2. Kiến nghị ...........................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93
PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

GV

Giáo viên

2

HS

Học sinh

3

NXB

Nhà xuất bản

4

SGK

Sách giáo khoa

5


THPT

Trung học phổ thông

6

HĐTNST

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

7

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

8

TN&XH

Tự nhiên và Xã hội

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Bảng thống kê kết quả đánh giá tại Trƣờng Tiểu học Bạch Đằng ...........86

Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả đánh giá tại Trƣờng Tiểu học Nguyễn Kim Vang ...86
Bảng 3.3. Bảng thống kê kết quả đánh giá tại Trƣờng tiểu học Lạc Long Quân .....87

Demo Version - Select.Pdf SDK

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế - xã hội và hội nhập quốc
tế đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp, trong đó có cả những thuận
lợi, tốt đẹp lẫn những khó khăn, thử thách, ảnh hƣởng đến quá trình hình thành và
phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Thực tiễn này khiến các nhà giáo dục và các
quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm đến vấn đề tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo (HĐTNST) trong cuộc sống nói chung và trong quá trình giáo dục,
dạy học nói riêng cho những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc.
Có thể nói việc tổ chức các HĐTNST chính là nhịp cầu, là con đƣờng gắn lý
thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, giúp con
ngƣời biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh, góp
phần vào quá trình phát triển phẩm chất, nhân cách, tƣ tƣởng, ý chí, tình cảm, giá
trị, kỹ năng sống, niềm tin đúng đắn... Ngƣời có nhiều HĐTNST phù hợp sẽ luôn
vững vàng trƣớc những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một
cách tích cực
và phùVersion
hợp; họ -cóSelect.Pdf
đầy đủ những
năng lực cần thiết của con ngƣời
Demo
SDK

trong xã hội hiện đại và họ thƣờng thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và
làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngƣợc lại ngƣời thiếu HĐTNST thƣờng bị vấp
váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
Quá trình dạy học và quá trình giáo dục là những bộ phận của quá trình sƣ
phạm toàn diện, thống nhất. Nhà trƣờng phải thực hiện chức năng kép vừa dạy chữ,
vừa dạy làm ngƣời cho học sinh (HS), nghĩa là vừa trang bị cho các em kiến thức để
hòa nhập, để tiếp tục học lên, đồng thời vừa hình thành nhân cách, đạo đức để các
em có thể sống và phát triển đƣợc trong xã hội luôn biến động nhƣ ngày nay.
Giáo dục Tiểu học là bậc học phổ cập bắt buộc, đƣợc xem là nền tảng của hệ
thống giáo dục quốc dân, đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành, phát triển nhân cách
của ngƣời công dân, ngƣời lao động tƣơng lai. HS Tiểu học là những “búp măng
non” trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi, tâm hồn các em là trang giấy trắng thuần khiết,
tinh khôi. Các em đang trong quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất nhân
cách, những thói quen cơ bản chƣa có tính ổn định mà đang đƣợc định hình và củng

6


cố. Đây là lứa tuổi của sự tò mò, thích khám phá, hay bắt chƣớc, ham hiểu biết và
rất dễ bị tổn thƣơng, ảnh hƣởng, tác động từ bên ngoài, gây nên những “vết lằn”
trong tâm khảm. Cho nên việc để các em đƣợc tham gia vào các HĐTNST là rất cần
thiết, là con đƣờng để phát triển toàn diện nhân cách HS. Đây là một trong những
mục tiêu quan trọng của nền giáo dục phổ thông Việt Nam. “HĐTNST giúp HS
trong quá trình trải nghiệm thể hiện đƣợc giá trị của bản thân mình, thiết lập đƣợc
các quan hệ giữa cá nhân với tập thể, với các cá nhân khác, với môi trƣờng học và
môi trƣờng sống. Sự trải nghiệm có ý nghĩa sẽ huy động tổng thể các giá trị của cá
nhân từ cảm xúc đến ý thức và hành động. Sự trải nghiệm huy động toàn bộ năng
lực hành động, sự liên kết trách nhiệm của bản thân với xã hội”[28, tr. 10].
HĐTNST là một bộ phận của chƣơng trình giáo dục phổ thông [7] sau năm
2015. Tuy nhiên, trên thực tế, nhận thức về việc tổ chức các HĐTNST, cũng nhƣ

việc thể chế hóa tổ chức các HĐTNST trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam chƣa
thật cụ thể, đặc biệt về hƣớng dẫn tổ chức HĐTNST cho HS ở các cấp, bậc học còn
hạn chế, nhất là ở bậc giáo dục Tiểu học. Nhà trƣờng chƣa thực sự chú trọng đến
việc tổ chức các HĐTNST cho HS Tiểu học. Đa phần HS Tiểu học chỉ đƣợc giáo
viên (GV) cung
cấp về
mặt lý thuyết,
nhồi nhétSDK
kiến thức, chƣa chú trọng việc tham
Demo
Version
- Select.Pdf
gia các HĐTNST.
Chính vì thế, lứa tuổi HS Tiểu học ở Việt Nam hiện nay hầu nhƣ đều bị thiếu
hụt các HĐTNST cần thiết. Điều này gây ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng giáo
dục nói chung, chất lƣợng cuộc sống của những nhân tố tƣơng lai nói riêng.
Trong trƣờng Tiểu học, việc tổ chức các HĐTNST đƣợc thông qua nhiều kênh,
nhiều hình thức nhƣ: ngoại khóa, lao động, sinh hoạt tập thể, trò chơi, tích hợp trong
chƣơng trình dạy học của tất cả các môn học..., trong đó có phân môn Tự nhiên và Xã
hội (TN&XH). Có thể khẳng định đây là một trong những môn học có nhiều thế mạnh,
thuận lợi trong việc tích hợp và lồng ghép, chiếm ƣu thế giúp các nhà giáo dục giảng
dạy, đặt nền tảng cho HS hình thành những phẩm chất đạo đức và có sự trải nghiệm
sáng tạo cần thiết trong học tập và đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

7


2. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu

Hơn 2000 năm trƣớc, bậc thánh nhân Khổng Tử (551 - 479 TCN) đã khẳng
định: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi
làm, tôi sẽ hiểu”. Còn nhà triết học Hy Lạp vĩ đại Xocrat (470 - 399 TCN) cũng nêu
quan điểm “Ngƣời ta phải học bằng cách làm một việc gì đó; Với những điều bạn
nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó”. Nhƣ vậy, ngay
từ thời cổ đại, tƣ tƣởng học tập qua hoạt động trải nghiệm đã đƣợc các nhà giáo
dục, các nhà triết học tinh anh đề cập đến. Đây đƣợc coi là nguồn gốc tƣ tƣởng đầu
tiên, manh nha đặt nền móng cho việc xây dựng, phát triển tƣ tƣởng này về sau.
Đến những năm đầu thế kỉ XX, tƣ tƣởng học qua HĐTNST đã từng bƣớc
đƣợc đƣa vào nền giáo dục hiện đại trên thế giới, đƣợc nhiều nƣớc tiên tiến xem
nhƣ triết lý giáo dục của quốc gia. Cho đến năm 1977, vấn đề hoạt động học tập qua
trải nghiệm đã chính thức đƣợc thừa nhận bằng văn bản và đƣợc tuyên bố rộng rãi
khắp thế giới khi Hiệp hội giáo dục trải nghiệm đƣợc thành lập.
Ở Việt Nam, vấn đề này từ lâu cũng đã đƣợc đề cập đến, tuy nhiên chƣa thật
sự nổi trội, chƣa trở thành kim chỉ nam phổ biến cho nền giáo dục hiện đại ngày

Demo
- Select.Pdf
SDK luận văn, luận án trình bày cụ
nay. Đặc biệt,
lƣợngVersion
tài liệu nghiên
cứu, tác phẩm,
thể, chi tiết vềviệc tổ chức các HĐTNST trong dạy học môn TN&XH cho HS lớp 3
ở trƣờng Tiểu học chƣa nhiều. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, thu thập tƣ liệu,
chúng tôi đã tham khảo, tiếp cận thông qua các loại tài liệu lý luận đề cập đến
những vấn đề chung của HĐTNST nhƣ sau:
2.1. Lƣợc sử nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trên thế giới
Lý luận về giáo dục đã đƣợc nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học quan
tâm nghiên cứu và hoàn thiện từ khá sớm. Hệ thống lý luận về HĐTNST tuy đƣợc

nghiên cứu trên nhiều phƣơng diện tƣ tƣởng, phƣơng hƣớng khác nhau song vẫn
đảm bảo nguyên tắc trình bày thống nhất với hệ thống lý luận về hoạt động dạy học.
Tiên quyết phải kể đến Lý thuyết hoạt động trở thành nguyên tắc nghiên cứu
về bản chất và quá trình hình thành con ngƣời với luận điểm cốt lõi: Hoạt động của
bản thân là yếu tố quyết định nhất trong việc hình thành và phát triển tâm lý, bản
chất, nhân cách của con ngƣời. Hoạt động chính là phƣơng thức tồn tại của mỗi con

8


ngƣời nói riêng và xã hội loài ngƣời nói chung, do điều kiện xã hội lịch sử cụ thể
quy định. Luận điểm mang tính chất đối tƣợng, có ý thức và có mục đích; giữ vai
trò ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục,
rèn luyện ngƣời học trong và ngoài nhà trƣờng, học tập, lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo… dƣới các hình thức đa dạng và linh hoạt phù hợp với sự phát triển thể chất và
tâm lý từng giai đoạn lứa tuổi.
Cùng với Lý thuyết hoạt động, Lý thuyết văn hóa - lịch sử đã chỉ ra rằng môi
trƣờng xã hội - lịch sử không chỉ là đối tƣợng, là điều kiện, phƣơng tiện mà còn
là môi trƣờng hình thành tâm lý mỗi cá nhân. Nói cách khác “Tâm lý ngƣời trong sự
phát triển của nó chẳng qua là hiện tƣợng xã hội đƣợc chuyển vào trong, nội tâm
hóa, thành của riêng của nhân cách” [16, tr. 13]. Vận dụng nguyên lý trên trong giáo
dục, Lev Vygotsky trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng: “trong giáo dục, trong
một lớp học, cần coi trọng sự khám phá có trợ giúp (assisted discovery) hơn là sự
tự khám phá”. Ông cho rằng “sự khuyến khích bằng ngôn ngữ của GV và sự
cộng tác của các bạn cùng tuổi trong học tập là rất quan trọng” [16, tr. 13].
Với nhà tâm lí học nhận thức hàng đầu Jean Piaget - ngƣời chuyên nghiên

Version
SDKvề sự giải quyết mâu thuẫn trong
cứu bản chấtDemo

nhận thức
từ góc -độSelect.Pdf
cá nhân, lý giải
quá trình phát triển nhận thức đã cho rằng: “Các cá nhân, trong trƣờng hợp tƣơng
tác cùng nhau, khi có những mâu thuẫn nhận thức xuất hiện đã tạo ra sự mất cân
bằng về nhận thức, do đó đã thúc đẩy khả năng và hoạt động nhận thức, thúc đẩy sự
phát triển nhận thức của mỗi ngƣời” [24, tr. 32].
Trong những năm 80 - 90 của thế kỉ XX, Lý thuyếtkiến tạo ra đời và phát
triển, các tác giả của Lý thuyết kiến tạo quan niệm hoạt động học là quá trình ngƣời
học tự kiến tạo, tự xây dựng tri thức cho chính mình. “Ngƣời học tự xây dựng
những cấu trúc trí tuệ riêng về nội dung học, lựa chọn những thông tin phù hợp, giải
nghĩa thông tin trên cơ sở vốn kinh nghiệm (tri thức đã có) và nhu cầu hiện tại, bổ
sung những thông tin mới để tìm ra ý nghĩa của tài liệu mới” [37, tr. 34]. Ngoài ra,
Lý thuyết kiến tạo cũng thống nhất quan điểm: hoạt động học đƣợc hiểu không phải
là hoạt động nhận thức cá nhân thuần túy mà là hoạt động cá nhân trong sự tƣơng
tác, giao lƣu với các cá thể khác, chịu ảnh hƣởng của hoàn cảnh cụ thể.

9


Giữa thế kỉ XX, nhà khoa học giáo dục nổi tiếng ngƣời Mĩ, John Deway, với
tác phẩm “Kinh nghiệm và giáo dục” (Experience and Education) đã chỉ ra những
mặt còn hạn chế của giáo dục truyền thống làm ngƣời học trở nên bị động, chấp
nhận, phục tùng, thiếu sáng tạo; từ đó ông đƣa ra các lý thuyết và nguyên tắc giáo
dục theo quan điểm đề cao vai trò của trải nghiệm trong giáo dục. Với triết lí “học
qua làm, học bắt đầu từ làm”, Deway nhận định: “Giáo dục tốt nhất phải là sự học
tập trong cuộc sống” cho nên “nhà trƣờng phải là một dạng cuộc sống xã hội, trở
thành một xã hội thu nhỏ, phải đem những thứ thiết yếu của xã hội vào quá trình
giáo dục”. Đồng thời “những tri thức đạt đƣợc thông qua quá trình làm việc mới
chính là tri thức thật” [28, tr. 51, 52] kết nối ngƣời học với thực tiễn.

Một trong những lý thuyết nghiên cứu trực tiếp đến HĐTNST trong dạy học
là Lý thuyết học từ trải nghiệm (Experiential learning) của David Kolb nêu ra: “Học
từ trải nghiệm là quá trình học theo đó kiến thức, năng lực đƣợc tạo ra thông qua
việc chuyển hóa kinh nghiệm. Học từ trải nghiệm gần giống với học thông qua làm
nhƣng khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân”.
Một số quan niệm khác của các học giả quốc tế cho rằng: giáo dục trải

Demo
- Select.Pdf
nghiệm coi trọng
và Version
khuyến khích
mối liên hệSDK
giữa các bài học trừu tƣợng với các
hoạt động giáo dục cụ thể để tối ƣu hóa kết quả học tập (Sakofs, 1995); học từ trải
nghiệm phải gắn kinh nghiệm của ngƣời học với hoạt động phản ánh và phân tích
(Chapman, McPhee and Proudman, 1995); chỉ có kinh nghiệm thì chƣa đủ để đƣợc
gọi là trải nghiệm; chính quá trình phản ánh đã chuyển hóa kinh nghiệm thành trải
nghiệm giáo dục (Joplin, 1995)…
Ngoài ra, quan điểm học tập qua hoạt động trải nghiệm còn gắn liền với rất
nhiều tên tuổi của các nhà tâm lý học, giáo dục học nổi tiếng khác qua từng thời kì,
giai đoạn nhƣ: Kurt Lewin, William James, Cart Jung, Paulo Freire, Carl Rogers,
Bourassa, Serre, Ross, Glassman, Chickering, Willingham, Conrad, Hedin, Druism,
Owens, Bisson, Luckner, Finger, Coleman… Và hầu hết các học thuyết đƣợc đƣa ra
đều khẳng định vai trò, tầm quan trọng của hoạt động, của sự tƣơng tác, của kinh
nghiệm đối với sự hình thành nhân cách con ngƣời. Năng lực chỉ đƣợc hình thành
khi chủ thể đƣợc hoạt động, đƣợc trải nghiệm.

10



Nhìn chung, những quan điểm lý thuyết trên đƣợc thế giới rất coi trọng, đề
cao trong quá trình xây dựng HĐTNST giáo dục thực tiễn. Vận dụng quan điểm học
tập trải nghiệm sáng tạo, rất nhiều các quốc gia trên thế giới (Hàn Quốc, Trung
Quốc, Singapore, Australia, Anh…) đã đƣa HĐTNST vào chƣơng trình giáo dục từ
rất sớm và đạt đƣợc hiệu quả cao.
2.2. Lƣợc sử nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở Việt Nam
Căn cứ vào Nguyên lý giáo dục ở Việt Nam “Hoạt động giáo dục phải đƣợc
thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội” (Luật giáo dục, điều 3, 2010). Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo có đề cập đến
vấn đề tổ chức HĐTNST cho HS nhƣ là một phƣơng pháp dạy học tích cực trong
quá trình dạy học.
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Việt Nam sau 2015 cũng
đề cập đến 8 lĩnh vực học tập chủ chốt và hoạt động giáo dục với tên gọi HĐTNST.
Trong đó, HĐTNST là một hoạt động mới đối với cả ba cấp bậc phổ thông, đƣợc

Version
SDK
phát triển từDemo
các hoạt
động tập- Select.Pdf
thể, hoạt động
ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa của
chƣơng trình giáo dục hiện hành, đƣợc thiết kế thành các chuyên đềtự chọn nhằm
giúp HS hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng, kỹ xảo, niềm tin, đạo đức…
Nhờ vận dụng hệ thống tri thức, kiến thức khoa học và xã hội, các kỹ năng đã đƣợc
truyền thụ, tiếp thu từ nhà trƣờng và cả những kinh nghiệm của bản thân vào thực
tiễn cuộc sống một cách sáng tạo thông qua hệ thống hình thức và phƣơng pháp chủ

yếu nhƣ: trò chơi, câu lạc bộ, diễn đàn, giao lƣu hội thảo, tham quan, thực địa, hoạt
động xã hội, tình nguyện, cắm trại, thực hành lao động… Điều này tiếp tục khẳng
định, nâng cao tầm quan trọng của HĐTNST cũng nhƣ định hƣớng đổi mới mạnh
mẽ hoạt động này ở trƣờng phổ thông trong giai đoạn tới.
Trong một số công trình nghiên cứu về lý luận dạy học cũng đề cập đến vấn
đề tổ chức HĐTNST. Ngƣời tiên phong nghiên cứu phát triển ứng dụng Lý thuyết
hoạt động đƣa vào nhà trƣờng là Phạm Minh Hạc. Ông nhấn mạnh: “Nhà trƣờng
hiện đại ngày nay là nhà trƣờng hoạt động, dùng phƣơng pháp hoạt động… Hoạt

11


động không chỉ rèn luyện trí thông minh bằng hoạt động, mà còn thu hẹp sự cƣỡng
bức của nhà giáo thành sự hợp tác bậc cao” [16, tr. 14]. “Phƣơng pháp giáo dục
bằng hoạt động là dẫn dắt HS tự xây dựng công cụ làm trẻ thay đổi từ bên trong…”
và “Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, hoạt động hợp tác
giữa trò và trò có một tác dụng lớn” [15].
Bên cạnh đó, trong suốt thời gian qua, cũng có nhiều cuộc hội thảo, hội nghị
diễn ra; nhiều bài báo, bài nghiên cứu khoa học liên quan về tình hình tổ chức
HĐTNST nhƣ: Kỷ yếu hội thảo“Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh phổ
thông”(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014); Kỷ yếu hội thảo “Tổ chức hoạt động giáo
dục trải nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật trong trường trung học”(Bộ Giáo dục
và Đào tạo, 2014); “Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học”, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2015;
“Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong trường trung học”, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2015...
Trong tài liệu tập huấn mới nhất của bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2015,
“Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường

Demo

Version
Select.Pdf
trung học”, đã
tập hợp
khá đầy- đủ
và hệ thốngSDK
những nghiên cứu của các nhà giáo
dục đầu ngành về HĐTNST. Tài liệu đề cập những vấn đề chung của HĐNTST nhƣ
khái niệm, đặc điểm; xác định mục tiêu, yêu cầu, xây dựng nội dung và cách thức tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trƣờng phổ thông; đánh giá hoạt động
trải nghiệm với phƣơng pháp và công cụ cụ thể.
Đặc biệt, với tác phẩm “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà
trường phổ thông”do Nguyễn Thị Liên làm chủ biên, đã trình bày một cách có hệ
thống những vấn đề cốt lõi, chủ đạo của việc tổ chức HĐTNST trong nhà trƣờng ở
các khía cạnh: cơ sở khoa học của tổ chức HĐTNST; nội dung, hình thức, phƣơng
pháp tổ chức và định hƣớng đánh giá HĐTNST; những yêu cầu chung về thiết kế và
gợi ý thiết kế HĐTNST… Đây đƣợc xem là cuốn sách có giá trị trong quá trình
nghiên cứu tổ chức HĐNTST trong nhà trƣờng phổ thông.
Nhƣ vậy, thông qua việc tìm hiểu, thu thập các nguồn tài liệu trong nƣớc và
thế giới, chúng tôi nhận thấy hầu hết các nghiên cứu đều đã riết ráo đề cập đến vai

12


trò, vị trí quan trọng của HĐTNST trong dạy học nhằm phát triển năng lực và phẩm
chất cho HS. Mọi tƣ liệu gần nhƣ triển khai theo hƣớng làm rõ cơ sở khái niệm, nội
dung, hình thức tổ chức,… của HĐTNST. Tuy nhiên, chƣa có tài liệu, công trình
nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập cụ thể đến việc tổ chức các HĐTNST trong môn
TN&XH lớp 3 ở trƣờng Tiểu học theo đúng đặc trƣng riêng của phân môn này. Đây
chính là vấn đề đang đặt ra trong giáo dục Tiểu học hiện nay.

3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình tổ chức HĐTNST trong dạy học môn TN&XH lớp 3
nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn này ở Tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài.
- Xây dựng quy trình tổ chức HĐTNST trong dạy học môn TN&XH lớp 3.
- Thiết kế một số HĐTNST trong dạy học môn TN&XH lớp 3.
- Thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc tổ chức trong dạy
học môn TN&XH lớp 3.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Version
Select.Pdf
SDK
- Đối Demo
tƣợng: Quy
trình tổ- chức
HĐTNST
trong dạy học môn TN&XH lớp 3.
- Phạm vi: Tổ chức HĐTNST trong dạy học môn TN&XH lớp 3 trên địa bàn
Thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: phƣơng pháp khảo sát, phân tích, tổng
hợp các tài liệu có liên quan để làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài: tài liệu về chủ
trƣơng, đƣờng lối lãnh đạo của Nhà nƣớc về công tác giáo dục; các tài liệu liên
quan đến HĐTNST; tài liệu về dạy học chƣơng trình TN&XH lớp 3...
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Thiết kế các phiếu điều tra bằng bảng
hỏi, phỏng vấn về thực trạng tổ chức HĐTNST trong dạy học môn TN&XH lớp 3;
tiến hành tổ chức thực nghiệm sƣ phạm theo mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp đề ra.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê: Sử dụng một số công cụ toán học

để xử lý các kết quả điều tra và kết quả thực nghiệm sƣ phạm.

13


7. Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức HĐTNST trong dạy học TN&XH cho HS lớp 3 theo một quy
trình khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn TN&XH ở Tiểu học.
8. Những đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức HĐTNST trong
dạy học môn TN&XH lớp 3.
- Xây dựng đƣợc quy trình tổ chức HĐTNST trong dạy học môn TN&XH
lớp 3.
- Thiết kế một số HĐTNST trong dạy học môn TN&XH lớp 3.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
Chƣơng 2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 3.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm.

Demo Version - Select.Pdf SDK

14



×