Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 16 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG THỊ KIM LIÊN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN
MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4

Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC (Giáo dục Tiểu học)
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐẶNG THỊ KIM LIÊN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN
MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4
Chuyên nghành: Giáo dục học (Giáo dục tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. Lê Thị Ngọc Anh

Thừa Thiên Huế, 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.
Họ tên tác giả

Đặng Thị Kim Liên

Demo Version - Select.Pdf SDK

i


Lời Cảm Ơn
Bằng tấm lòng trân trọng và sự biết ơn sâu sắc của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến cô giáo TS. Lê Thị Ngọc Anh, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong Khoa Giáo
dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Huế đã giảng dạy và luôn tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt hành trình khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và tập thể giáo viên, học sinh


- Select.Pdf
SDK
Trường TiểuDemo
học Số Version
2 Kim Long
và Trường Tiểu
học Phú Cát – Thành phố Huế đã
tạo điều kiện tốt nhất để tôi được học Cao học và hoàn thành luận văn.
Lời sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn
quan tâm, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Đặng Thị Kim Liên

ii
ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .............................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục ....................................................................................................................... ii
Bảng chữ cái viết tắt .................................................................................................. vi
Danh mục các bảng, biểu đồ .................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................6
3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................7

4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................7
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................7

Demo Version - Select.Pdf SDK

5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................7
5.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp .......................................................................7
5.2. Phương pháp quan sát - điều tra ...........................................................................7
5.3. Phương pháp thống kê, phân loại toán học ..........................................................7
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .....................................................................7
6. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC TẠO TẬP VĂN BẢN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4............8
1.1. Cơ sở lí luận .........................................................................................................8
1.1.1. Định hướng phát triển năng lực trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học ..............8
1.1.2. Văn miêu tả và năng lực tạo lập văn bản miêu tả trong phân môn Tập làm văn .17
1.1.3. Đặc điểm tâm lí và tư duy của học sinh lớp 4 ảnh hưởng đến việc tạo lập văn
bản miêu tả ................................................................................................................23
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................25
iii


1.2.1. Nội dung dạy học làm văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 4 hiện
hành ........................................................................................................................25
1.2.2. Thực trạng dạy học tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4 tại một số
trường Tiểu học ở Thành phố Huế ............................................................................31
Tiểu kết chương 1......................................................................................................38
Chương 2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠO VĂN BẢN MIÊU
TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 ..................................................................................39
2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................39

2.1.1. Đảm bảo mục tiêu và nội dung dạy học tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh
lớp 4 ........................................................................................................................39
2.1.2. Đảm bảo phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh .............39
2.1.3. Đảm bảo tính hệ thống, tính vừa sức ..............................................................40
2.2. Hệ thống biện pháp phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4 40
2.2.1. Phát triển kĩ năng quan sát và trải nghiệm sáng tạo trong tạo lập văn bản .....40
2.2.2. Phát triển kĩ năng tìm ý và lập dàn ý cho bài văn miêu tả ..............................54
2.2.3. Phát triển kĩ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và biện pháp tu từ trong

Demo
- Select.Pdf SDK
tạo lập văn bản
miêuVersion
tả..............................................................................................
67
Tiểu kết chương 2......................................................................................................85
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................86
3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................86
3.2. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm ...................................................................86
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................86
3.2.2. Phạm vi thực nghiệm ......................................................................................86
3.3. Phương pháp và nguyên tắc thực nghiệm ..........................................................86
3.3.1. Phương pháp thực nghiệm ..............................................................................86
3.3.2. Nguyên tắc thực nghiệm .................................................................................87
3.4. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................87
3.4.1. Thời gian thực nghiệm ....................................................................................87
3.4.2.Giáo án thực nghiệm ........................................................................................87
3.4.3. Tiến hành thực nghiệm....................................................................................88

iv



3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................88
3.5.1. Hình thức kiểm tra ..........................................................................................88
3.5.2. Tiêu chí đánh giá .............................................................................................88
3.5.3.Kết quả thực nghiệm sư phạm .........................................................................89
Tiểu kết chương 3......................................................................................................95
KẾT LUẬN ..............................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99
PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa


NL

Năng lực

SL

Số lượng

TL

Tỉ lệ

LTN

Lớp thực nghiệm

LĐC

Lớp đối chứng

Demo Version - Select.Pdf SDK

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.4. Cấu trúc chương trình tập làm văn lớp 4.................................................25
Bảng 1.5. Kết quả khảo sát GV ...............................................................................31
Bảng 1.6. Kết quả khảo sát HS .................................................................................35
Bảng 3.3. Kết quả làm bài văn miêu tả của HS trường Tiểu học Số 2 Kim Long ...89

Bảng 3.4. Kết quả làm bài văn miêu tả của HS trường Tiểu học Phú Cát ...............89
Bảng 3.5. Kết quả tổng hợp bài làm văn miêu tả của HS .........................................89
Bảng 3.6. Bảng thống kê mức độ hứng thú học tập của HS .....................................94
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ................90
(theo Số lượng) ..........................................................................................................90
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ................90
(theo Tỉ lệ) .................................................................................................................90

Demo Version - Select.Pdf SDK

vii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện chương trình giáo dục phổ
thông Việt Nam: Trong chiến lược phát triển đất nước, giáo dục luôn được xem là
“quốc sách hàng đầu”, là “tương lai của dân tộc”. Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội
nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khoá XI xác định mục tiêu: “Tạo chuyển
biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày
càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân.
Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng,
khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống
tốt và làm việc hiệu quả”; trong đó, đối với giáo dục phổ thông, Đảng và Nhà nước
chú trọng “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, NL công dân,
phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối
sống, ngoại ngữ, tin học, NL và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [1]. Từ
những yêu cầu mang tính cấp thiết đó, những năm gần đây, giáo dục phổ thông Việt


Demobước
Version
- Select.Pdf
Nam đã có những
phát triển
mạnh mẽ, SDK
thường xuyên cập nhật các thông tin
khoa học mới, góp phần phong phú hoá tư liệu dạy học. Giáo dục Tiểu học, với vị
thế nền tảng, khởi đầu, cũng từng bước hoà nhập không khí đổi mới, mạnh dạn đề
xuất, thử nghiệm và tiếp tục phát triển các mô hình đào tạo như CGD (Công nghệ
giáo dục - áp dụng chủ yếu với môn Tiếng Việt) hay dạy học Mĩ thuật theo phương
pháp mới của Đan Mạch,... Việc dạy học tiếng mẹ đẻ, lẽ tất nhiên, không nằm ngoài
sự vận động tích cực đó.
1.2. Xuất phát từ định hướng phát triển NL trong dạy học Tiếng Việt ở nhà trường
tiểu học: Nghị quyết về Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông (số
88/2014/QH13) thông qua ngày 28/11/2014 tại kì họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII
nhấn mạnh việc “xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển
NL người học” [2]. Bên cạnh hệ thống “năng lực chung”, giáo dục cần hướng tới
phát triển ở người học các “năng lực chuyên biệt”, trong đó có NL ngôn ngữ
(linguistic competence) và NL sử dụng ngôn ngữ (hay NL giao tiếp -communicative
competence). Quan điểm “dạy tiếng Việt để giao tiếp và dạy bằng giao tiếp” cũng

1


được các nhà sư phạm chú trọng, xem đó là yếu tố cơ bản chi phối toàn bộ quá trình
dạy học tiếng mẹ đẻ ở nhà trường phổ thông.
Dạy học Tiếng Việt ở tiểu học một mặt tiếp tục phát triển trên những nền
tảng vững chắc về khoa học ngôn ngữ và khoa học sư phạm, mặt khác tiếp cận với

những định hướng chiến lược mới nhằm phát triển ở người học các NL vận hành
tiếng mẹ đẻ. Điều này đồng nghĩa với việc HS được rèn luyện một cách hệ thống
các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so
sánh,... NL của người học được đo bằng những sản phẩm lời nói tạo lập được. Đó
có thể là bài đọc (kể) diễn cảm tác phẩm văn học, là một đoạn văn, bài văn hay một
phát ngôn biểu thị chính xác nghi thức giao tiếp. Tựu trung, từ điểm nhìn năng lực,
nhân tố con người được đặt trong một chuỗi các hoạt động mang tính kết nối, khoa
học, có khả năng khơi nguồn cảm hứng sáng tạo...
1.3. Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn đối với việc dạy học tạo lập văn bản miêu tả
cho học sinh lớp 4: Chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện hành là hợp phần gồm
bảy phân môn, trong đó có Tập làm văn - phân môn đảm nhiệm việc “rèn cho học
sinh NL tạo lập, sản sinh ngôn bản” [10]. Ở các lớp cuối bậc Tiểu học, các kiểu bài
làm văn cũng có sự phát triển đa dạng hơn. Văn miêu tả, với những đặc trưng riêng,
luôn hấp dẫn trẻ nhỏ. Bởi với kiểu bài này, các em được thoả mãn khả năng sáng

Demo Version - Select.Pdf SDK

tạo, “tô điểm” cho bức tranh muôn màu của cuộc sống bằng chất liệu ngôn từ. Năm
dạng thức văn miêu tả (tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối, tả cảnh, tả người) đặt ra
những yêu cầu riêng về quá trình quan sát, tìm ý, chuyển ý thành lời,... Điều này
làm nên sự phong phú trong cách thức biểu đạt song cũng gây không ít khó khăn
cho HS, nhất là khi vốn sống, sự trải nghiệm, trình độ ngôn ngữ, tư duy của các em
còn nhiều hạn chế.
Dạy tạo lập văn bản miêu tả cho HS lớp 4 là một bước khởi đầu của dạy tạo
lập văn bản nghệ thuật trong chương trình Tiếng Việt tiểu học. Vận hành vốn từ đã
tích luỹ để dệt nên những "bức vẽ" về cỏ cây hoa lá, về chim muông, về những đồ
vật gần gũi quanh mình sẽ giúp trẻ có được những trải nghiệm thú vị. Đây cũng là
cách các em “chạm vào cuộc sống”, cảm nhận từ thế giới xung quanh những gì thân
yêu nhất. Thực hành tạo lập văn bản miêu tả còn góp phần hình thành ở HS lớp 4
NL quan sát, tri nhận sự vật, thể hiện cá tính sáng tạo qua từ ngữ, qua các biện pháp

tu từ từ vựng, cú pháp,...
Mặc dù vậy, thực tiễn dạy học Tập làm văn lớp 4 cho thấy những hạn chế
nhất định về quy trình, cách thức tổ chức hoạt động tạo lập văn bản miêu tả. Các kĩ
2


năng tiền sản sinh ngôn bản như quan sát, trải nghiệm, tìm ý, lập dàn ý chưa được
chú trọng. Từ phía HS, có thể thấy các em còn gặp một số khó khăn khi vận hành
ngôn ngữ. Không ít bài văn của HS lớp 4 còn mắc lỗi diễn đạt, lỗi cú pháp, nghèo
nàn về hình ảnh và thiếu tính sáng tạo. Đa số các em đã nắm được cấu trúc của một
bài văn miêu tả song còn viết theo một lối mòn khuôn sáo, kém hấp dẫn, ít xúc cảm;
đặc biệt, các em chưa biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn, bài để tạo lập một văn bản
hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, khả năng đánh giá, hiệu chỉnh sản phẩm lời nói của HS
cũng chưa cao.
Đứng trước những yêu cầu cấp thiết về dạy học theo định hướng phát triển
NL, trong đó có phát triển NL tạo lập văn bản miêu tả và những bài toán xuất phát
từ đòi hỏi của thực tiễn đối với việc dạy tạo lập văn bản miêu tả, chúng tôi quyết
định nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh
lớp 4”. Đề tài một mặt hình thành, rèn luyện và phát triển các kĩ năng tạo lập văn
bản miêu tả cho HS, mặt khác góp phần tạo nên những thay đổi về cách thức dạy
học Tập làm văn theo định hướng mới.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Năng lực và dạy học theo định hướng phát triển năng lực là địa hạt nghiên cứu
của nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học trong và ngoài nước. Các tác giả đã xây
dựng, đề xuất khá nhiều mô hình, cấu trúc NL. Trong Hội nghị chuyên đề về những
Demo Version - Select.Pdf SDK
năng lực cơ bản, tác giả J. Coolahan xem NL là những khả năng cơ bản dựa trên cơ
sở tri thức, kinh nghiệm, các giá trị và thiên hướng của một con người được phát
triển thông qua thực hành giáo dục. Tài liệu của các nhà sư phạm nghề Đức cũng đề
xuất mô hình NL gồm bốn thành tố: (1) NL chuyên môn; (2) NL phương pháp; (3)

NL xã hội; (4) NL cá thể.
Trong hệ thống NL mà người học cần hướng tới, NL sử dụng ngôn ngữ có
vai trò vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ phát triển các kĩ năng tiếng Việt, trong đó có
hệ thống kĩ năng tạo lập văn bản miêu tả, được các nhà phương pháp về dạy học
tiếng xác lập một cách rõ ràng trong nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu. Tiêu
biểu có thể kể đến tác giả Hoàng Hoà Bình với “Dạy văn cho học sinh tiểu học”
(2002), tác giả Lê Phương Nga với nhóm công trình “Phương pháp dạy học Tiếng
Việt ở tiểu học II” (2006), “Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học” (2009);
tác giả Hoàng Thị Tuyết với “Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” (2012). Gần đây
nhất, hai nhà khoa học Hoàng Hoà Bình - Nguyễn Minh Thuyết đã lấy điểm nhìn tiểu
học để soi chiếu các vấn đề về dạy học tiếng. Công trình “Phương pháp dạy học
Tiếng Việt nhìn từ tiểu học” (2012) có thể xem là một “điểm nối” hữu ích giữa
chương trình Tiếng Việt hiện hành và những định hướng phát triển trong tương lai.
3


Ở Việt Nam, gắn với việc dạy học Ngữ văn (THCS và THPT), Tiếng Việt
(tiểu học), các nhà khoa học như Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn
Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hồng Vân cũng lần lượt nêu lên những quan điểm riêng về
NL và việc chú trọng phát triển NL ngôn ngữ cho HS. Các bài nghiên cứu giới thiệu
trong Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông
Việt Nam của các tác giả nêu trên đã phần nào khẳng định chiến lược dạy học ngôn
ngữ, dạy học tiếng mẹ đẻ theo nguyên tắc mới. Nếu tác giả Đỗ Ngọc Thống khái
quát thực trạng và khẳng định hướng phát triển qua bài viết “Dạy học Ngữ văn
trong nhà trường Việt Nam - hiện trạng, hướng phát triển và những vấn đề liên
quan” (2013) thì tác giả Nguyễn Minh Thuyết lại đi vào phân tích và đề xuất những
cách thức cấu trúc chương trình, SGK mới với “Một số vấn đề về đánh giá chương
trình, SGK Ngữ văn hiện hành và đề xuất định hướng biên soạn chương trình, SGK
mới” (2013). Trong một nghiên cứu khác của mình, “Về mô hình SGK Tiếng Việt
tiểu học tương lai” (2014), nhà khoa học Nguyễn Minh Thuyết tiếp tục phác thảo

mô hình chương trình, SGK Tiếng Việt dành cho HS tiểu học.
Tựu chung lại, những công trình nghiên cứu về NL và dạy học Tiếng Việt theo
định hướng phát triển NL trên đã góp phần rất lớn đáp ứng chủ trương chuyển đổi
cách tiếp cận chương trình giáo dục từ hướng cung cấp nội dung sang cách tiếp cận

Demo Version - Select.Pdf SDK

hình thành và phát triển NL HS và đó chính là một trong những nhiệm vụ đổi mới
căn bản mà người GV phải thực hiện trong quá trình dạy học nói chung và dạy học
Tiếng Việt nói riêng theo định hướng phát triển NL.
2.2. Đề cập cụ thể đến văn miêu tả và dạy học văn miêu tả, nhà nghiên cứu Nguyễn
Trí đã lần lượt nêu bật những đặc trưng cơ bản của “kiểu bài mang tính nghệ thuật”,
từ đó chỉ dẫn các bước để tổ chức giờ học tạo lập văn miêu tả. “Văn miêu tả và
phương pháp dạy học văn miêu tả ở tiểu học” (2007) là một quyển sách có giá trị
đối với những đề tài nghiên cứu về việc dạy và học văn trong nhà trường tiểu học.
Nhóm tác giả Đỗ Ngọc Thống - Phạm Minh Diệu với “Văn miêu tả trong nhà
trường phổ thông” (2008) cũng đã tổng hợp khá đầy đủ các nhận định khác nhau từ
các nhà khoa học ngôn ngữ, khoa học sư phạm về văn miêu tả và viết văn miêu tả,
từ đó cung cấp tư liệu để HS có khả năng rèn luyện và phát triển NL tạo lập ngôn
bản với kiểu bài thú vị này.
Hay trong cuốn Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả [9] nhà văn Tô Hoài đã
nêu lên những kinh nghiệm viết văn quý báu của mình, đó là bài học về quan sát và
bài học về diễn đạt, sáng tạo trong miêu tả khi nói về độ chân thực và gợi cảm của
4


hình tượng. Song chưa thật sự chú trọng một cách đầy đủ các NL khác trong tạo lập
văn bản miêu tả. Các tác giả Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng
với Văn miêu tả và kể chuyện [12] cũng đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, những suy
nghĩ của bản thân khi viết văn miêu tả và văn kể chuyện. Với Phạm Hổ - nhà văn có

nhiều sáng tác hay dành cho lứa tuổi thiếu nhi, trong cuốn Văn miêu tả và kể
chuyện nói trên, ông đã chú ý tìm ra cái riêng, cái mới cũng như cái chân thật trong
miêu tả. Vì thế mà trong bộ sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu học chúng ta bắt gặp
rất nhiều những tác phẩm của ông, bài nào cũng hay, cũng gây sự tò mò và hứng thú
cho HS. Còn với nhà văn Bùi Hiển thì ông đã đặc biệt lưu ý đến kiểu miêu tả thiếu
trung thực và sáo mòn của các bạn nhỏ, điều này thể hiện qua mục Trò chuyện về
cách làm bài văn miêu tả và văn kể chuyện trong cuốn sách đã dẫn ở trên. Tác giả
phê bình gây gắt cái lối viết “trơn bút, trơn tay” làm cho con người, sự vật khi miêu
tả không có nét riêng, ai cũng đẹp hoàn hảo như nhau, như thế được gọi là bệnh
“công thức ước lệ”, “nó không xuất phát từ sự quan sát trực tiếp, từ cảm nhận trực
tiếp và cụ thể”. Nhà văn đưa ra bài học quý giá cho HS trong viết văn miêu tả là
miêu tả phải trung thực, phát huy trí tưởng tượng của mỗi cá nhân.
Các tác giả Lê Phương Nga và Lê Hữu Tỉnh trong cuốn sách Tiếng Việt nâng
cao các lớp 3,4,5 [16, 17, 18] cũng đã đưa ra một số bài tập thực hành để rèn luyện
Demo
Version
- Select.Pdf
cho HS kĩ năng
sử dụng
từ ngữ,
hình ảnh soSDK
sánh, nhân hóa và các phương tiện
ngôn ngữ khác để vận dụng vào viết các đoạn văn, bài văn miêu tả. Tuy nhiên, do
sách chuyên về bài tập và bài tập chia đều cho tất cả các phân môn Tiếng Việt nên
chưa tập trung rèn luyện tất cả các kĩ năng chi tiết cho phân môn tập làm văn, mà cụ
thể là các kĩ năng nhằm phát triển NL tạo lập văn bản miêu tả.
Trong sự suy tư, trăn trở đi tìm sự đồng điệu về cách viết, sự khát khao bộc
bạch tâm hồn thi thơ, một số tác giả tâm huyết cũng đã chú ý đến việc rèn cho HS kĩ
năng viết văn miêu tả từ việc sử dụng bút pháp tu từ so sánh và nhân hóa. Có thể kể
đến luận văn thạc sỹ “Luyện kĩ năng sử dụng biện pháp tư từ so sánh và nhân hóa

trong viết văn miêu tả cho HS tiểu học” của Phạm Thị Hương Giang hay luận văn
thạc sĩ “Quy trình hướng dẫn học sinh lớp 4,5 luyện tập về phép tu từ so sánh”
trong văn miêu tả của Lê Thị Bích Hợi. Tuy nhiên cả hai luận văn này mới chỉ dừng
lại ở biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa. Như chúng ta đã biết để HS có thể tạo lập
nên một văn bản miêu tả hay thì GV cần phát triển ở các em nhiều kĩ năng. Có thể
kể đến một số kĩ năng như quan sát, trải nghiệm sáng tạo, kĩ năng tìm ý và lập dàn
ý, kĩ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và bút pháp tư từ, chú ý phát triển tư
duy sáng tạo.
5


Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu về xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ
năng viết văn miêu tả cho HS nhưng mới chỉ dừng lại một số kiểu văn chứ chưa bao
quát cũng như chưa đi sâu vào từng kiểu văn miêu tả cụ thể. Ngữ liệu sử dụng trong
các bài tập nhiều lúc còn xa lạ với cuộc sống của các em, các kiểu bài chưa đa dạng,
chưa hấp dẫn và cuốn hút HS.
Các bài viết, các công trình nghiên cứu nói trên đều là những phát hiện đáng
trân trọng, có bài viết là những chia sẻ đầy tâm huyết về kinh nghiệm viết văn của
các nhà văn; có bài viết là đi phân tích quy trình dạy học một bài văn miêu tả, có
công trình chỉ điểm xuyết đến biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong viết văn,
cũng có những tác giả đã đưa ra một số bài tập thực hành để rèn luyện kĩ năng sử
dụng so sánh, nhân hóa trong viết văn.
Điểm qua lịch sử vấn đề như trên để thấy rằng văn miêu tả là một vấn đề hấp
dẫn, tạo nên nhiều bàn luận sâu sắc, những phát hiện từ nhiều góc độ. Mặc dù có
khá nhiều các công trình nghiên cứu về cả lí luận dạy học và thực trạng tổ chức hoạt
động sản sinh ngôn bản ở tiểu học song vấn đề phát triển NL tạo lập văn bản miêu
tả cho HS lớp 4 vẫn thiếu những chỉ dẫn cụ thể, gắn với đặc trưng của từng kiểu bài.
Kế thừa những thành tựu khoa học nói trên, đề tài hi vọng sẽ góp phần giải quyết
một số câu hỏi đặt ra về đường hướng và thực tiễn dạy học Tập làm văn nói chung,


Demo Version - Select.Pdf SDK

dạy học văn miêu tả nói riêng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ những tiền đề lí luận và thực tiễn, luận văn tập trung đề xuất các biện
pháp phát triển NL tạo lập văn bản miêu tả cho HS lớp 4, từng bước góp phần phát
triển NL sử dụng tiếng Việt ở HS các lớp cuối bậc Tiểu học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận cơ bản về văn miêu tả, NL tạo lập văn miêu
tả ở tiểu học.
- Khảo sát, đánh giá thực tiễn tổ chức hoạt động tạo lập văn bản miêu tả cho
HS lớp 4 theo định hướng phát triển NL hiện nay ở một số trường tiểu học.
- Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học
sinh lớp 4.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đánh giá và kết luận về tính khả thi
của các biện pháp đã đề xuất.

6


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học tạo lập văn bản miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 4.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phần khảo sát chương trình dạy học được tiến hành ở khối lớp 4.
- Hoạt động thực nghiệm được thực hiện tại một số trường tiểu học tại Thành
phố Huế.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Luận văn dùng phương pháp này để phân tích, khái quát, thu thập các cơ sở
lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
5.2. Phương pháp quan sát - điều tra
Sử dụng phiếu khảo sát, phiếu bài tập để thu mẫu sản phẩm lời nói (bài làm
văn miêu tả); dự giờ, quan sát nhằm nắm bắt và đánh giá chính xác thực trạng tổ
chức hoạt động tạo lập văn bản miêu tả ở nhà trường tiểu học cũng như thu nhận
phản hồi về các biện pháp dạy học mà luận văn đề xuất.
5.3. Phương pháp thống kê, phân loại
Sử dụng để thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu điều tra, số liệu thực

Demo Version - Select.Pdf SDK

nghiệm, phân loại... làm cơ sở cho việc rút ra kết luận về tính hiệu quả của các giải
pháp đã đề xuất trong đề tài.
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi dùng phương pháp này đề tiến hành thực nghiệm dạy học tại các
trường Tiểu học nhằm kiểm tra và đánh giá hiệu quả việc phát triển các kĩ năng bộ
phận (quan sát, tìm ý, lập dàn ý, sử dụng phương tiện ngôn từ,...), tạo cơ sở cho việc
phát triển NL tạo lập ngôn bản ở HS tiểu học.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung
của luận văn được cấu trúc thành 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực tạo lập văn
bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Chương 2. Biện pháp phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học
sinh lớp 4
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

7




×