Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 17 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ PHƯỢNG NGA

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VIẾT SÁNG TẠO
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC (GIÁO DỤC TIỂU HỌC)
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ PHƯỢNG NGA

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VIẾT SÁNG TẠO
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Demo Version
- Select.Pdf
Chuyên
ngành: Giáo
dục học SDK
(Giáo dục Tiểu học)

Mã số: 60 14 01 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC (GIÁO DỤC TIỂU HỌC)
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ QUỲNH NGA

Thừa Thiên Huế, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả

Trần Thị Phượng Nga

Demo Version - Select.Pdf SDK

i


Lời cảm ơn
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, lãnh đạo
khoa Giáo dục Tiểu học, cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Sư
phạm - Đại học Huế và Trường Đại học Phú Yên đã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho quá trình nghiên cứu, khảo sát thực trạng, thu thập số liệu để thực hiện
luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Thị Quỳnh Nga đã hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn.

Chúng tôi cũng xin ghi nhận sự hỗ trợ về chuyên môn của bạn bè, đồng
nghiệp, các chuyên gia Phương pháp dạy học Tiếng Việt từ Đại học Sư phạm
Hà Nội, Đại học Vinh và những chia sẻ, động viên của gia đình.
Trân trọng cảm ơn!
Huế, Tháng 9/2017
Tác giả
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trần Thị Phượng Nga

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .............................................................................................................. i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................... ii
Mục lục ................................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................... vi
Danh mục các sơ đồ bảng biểu .......................................................................................... vii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................7
7. Đóng góp của luận văn ............................................................................................7
8. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................8
Chương 1. NĂNG LỰC VIẾT SÁNG TẠO TRONG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN
NGÀNH GIÁO

DỤC
TIỂU HỌC
............................................................................
9
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
1.1. Viết sáng tạo từ góc nhìn nội dung và phương pháp dạy học ngôn ngữ ..............9
1.1.1. Năng lực viết sáng tạo .......................................................................................9
1.1.2. Viết sáng tạo - hình thức tổ chức dạy học ngôn ngữ mới mẻ và hiệu quả ......14
1.2. Định hướng phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục
Tiểu học trong tổ chức các hoạt động Tiếng Việt ở trường đại học .........................17
1.2.1. Chương trình đào tạo cử nhân ngành Giáo dục Tiểu học với việc phát triển
năng lực viết sáng tạo ................................................................................................17
1.2.2. Hoạt động trải nghiệm Tiếng Việt ở trường đại học sư phạm với việc phát
triển năng lực viết sáng tạo .......................................................................................26
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VIẾT SÁNG TẠO
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHU VỰC MIỀN TRUNG ..................................................................36
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ........................................................................36
2.1.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................36
iii


2.1.2. Nội dung khảo sát............................................................................................36
2.1.3. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................36
2.1.4. Phương pháp khảo sát .....................................................................................38
2.1.5. Thời gian khảo sát ...........................................................................................38
2.1.6 Tiến trình khảo sát thực trạng ..........................................................................38

2.2. Phân tích kết quả khảo sát thực trạng dạy học tạo lập ngôn bản theo nguyên tắc
sáng tạo ở khoa Giáo dục Tiểu học tại các trường đại học sư phạm .......................39
2.2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động rèn kĩ năng viết sáng tạo trong chương trình
chính khoá .................................................................................................................39
2.2.2. Năng lực viết sáng tạo của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học tại các trường
đại học .......................................................................................................................43
2.3. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................................47
Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VIẾT SÁNG TẠO CHO
SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ....................................................51
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................51
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực sáng tạo trong tạo lập ngôn bản .........51

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
3.1.2. Đảm bảo
tính khoa
học, tính
hệ thống, tính
hấp dẫn ......................................51
3.1.3. Đảm bảo tính thống nhất với thực tiễn tổ chức các hoạt động viết sáng tạo ở
nhà trường phổ thông ................................................................................................52
3.2. Các biện pháp phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục
Tiểu học .....................................................................................................................52
3.2.1. Các cơ sở đào tạo Giáo viên Tiểu học cần phải cấu trúc lại chương trình đào
tạo để đảm bảo đủ thời lượng và nội dung phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh
viên ............................................................................................................................52
3.2.2. Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện các kĩ năng viết sáng tạo cho sinh viên
trong tổ chức các học phần Tiếng Việt và Phương pháp dạy học Tiếng Việt ..........55

3.2.3. Thiết kế hoạt động trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực viết sáng tạo cho
sinh viên Giáo dục Tiểu học......................................................................................62
Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................82
4.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................82

iv


4.2. Giả thuyết thực nghiệm ......................................................................................82
4.3. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm ...................................................................82
4.3.1. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................82
4.3.2. Phạm vi thực nghiệm ......................................................................................83
4.4. Phương pháp đánh giá thực nghiệm ...................................................................83
4.5. Kế hoạch thực nghiệm........................................................................................83
4.6. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................83
4.6.1. Thực nghiệm tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ............................83
4.6.2. Thực nghiệm tại Trường Đại học Phú Yên .....................................................84
4.7. Kết quả thực nghiệm ..........................................................................................84
4.7.1. Thực nghiệm tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ............................84
4.7.2. Thực nghiệm tại Trường Đại học Phú Yên .....................................................88
4.8. Nhận xét chung về thực nghiệm.........................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94
PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

v



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CLB

Câu lạc bộ

DAHT

Dự án học tập

DH

Dạy học

GDTH

Giáo dục Tiểu học

GV

Giảng viên

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm

HS

Học sinh


NCKH

Nghiên cứu khoa học

NL

Năng lực

RLNVSPTX

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

Demo Version Sinh
- Select.Pdf
SDK
SV
viên

vi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 1.1. Sự thể hiện của nội dung DH tạo lập ngôn bản trong các học phần Tiếng
Việt và Phương pháp DH Tiếng Việt Chương trình đào tạo cử nhân ngành GDTH,
Trường Đại học Phú Yên ..........................................................................................18
Bảng 1.2. Sự thể hiện của nội dung DH tạo lập ngôn bản trong các học phần Tiếng
Việt và Phương pháp DH Tiếng Việt Chương trình đào tạo cử nhân ngành GDTH,
Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Huế .................................................................20
Bảng 1.3. Biểu hiện và mức độ của năng lực viết sáng tạo..................................... 26

Bảng 2.1. Quy ước các nhóm đối tượng Sv được lựa chọn khảo sát ........................38
Bảng 2.2. Cơ cấu mẫu SV ngành GDTH được lựa chọn khảo sát ............................38
Bảng 2.3. Bảng khảo sát về hình thức tổ chức hoạt động viết sáng tạo cho SV .......43
Bảng 2.4. Bảng thống kê nhận thức của SV đối với hoạt động viết sáng tạo ...........45
Bảng 2.5. Đánh giá của SV về các hoạt động rèn kĩ năng viết sáng tạo ...................45
Bảng 2.6. Đánh giá về tầm quan trọng của những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng
đổi mới nâng cao NL viết sáng tạo ...........................................................................46
Bảng 2.7. Mong
muốn
của SV trong
tổ chức hoạt
động viết sáng tạo .....................47
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
Bảng 2.8. Bảng khảo sát về mức độ hứng thú đối với các hình thức tổ chức hoạt
động viết sáng tạo ......................................................................................................48
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ NL viết sáng tạo đối với SV ngành GDTH ........................................26
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Sức viết của SV ....................................................................................87
Biểu đồ 4.2. Số lượt câu có yếu tố sáng tạo ..............................................................88

vii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. DH theo định hướng phát triển NL người học (competency - based

approach) đang đặt ra những yêu cầu về đổi mới nội dung, phương pháp. Trong
hành trình đó, bộ môn Tiếng Việt ở các trường đại học đào tạo cử nhân sư phạm
cũng có sự vận động tích cực để đón bắt những xu thế mới, đảm bảo phát triển một
cách đồng bộ, toàn diện và sáng tạo các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Quan điểm “dạy
học tiếng gắn với quá trình lĩnh hội để sử dụng bởi khi thụ đắc một ngôn ngữ, trẻ
em không chỉ tri nhận những kiến thức thuần túy ngôn ngữ mà thụ đắc luôn cả một
hệ thống về sự sử dụng, nói cách khác, cần chú trọng cho HS cả hai bình diện hệ
thống ngôn ngữ và hệ thống sử dụng ngôn ngữ” trở thành điểm nhấn của việc tổ
chức các hoạt động Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học. Cũng chính vì lẽ đó, việc dạy
tiếng mẹ đẻ cho SV ngành GDTH tại các trường đại học, cao đẳng cũng có những
biến chuyển nhanh chóng nhằm đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn.
Trong hệ thống NL chung (còn gọi là NL xuyên chương trình - crosscurricular competencies hay NL chính - key competence) và NL cụ thể (NL chuyên
biệt - domain-specific competency), sáng tạo được xem là một NL cơ bản nhằm
“tạo ra những
cái mới
hoặc giải- quyết
vấn đề một
cách mới mẻ”. Phát triển NL sáng
Demo
Version
Select.Pdf
SDK
tạo ở SV sư phạm nói chung, SV ngành GDTH nói riêng không những tạo nên một
lực lượng lao động có trí tuệ, có khả năng kiến thiết các sản phẩm khoa học gắn với
yêu cầu của nhà trường phổ thông mà còn góp phần chuẩn bị hành trang nghề
nghiệp để trong tương lai, những SV này có thể khơi nguồn, đánh thức tư duy sáng
tạo ở HS theo hệ thống phương pháp tích cực, hiện đại.
1.2. Trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ngành GDTH, cũng xuất
phát từ thực tiễn phổ thông, các học phần thuộc bộ môn Tiếng Việt - Phương pháp
DH Tiếng Việt chiếm số lượng khá lớn. Song song với việc trang bị kiến thức khoa

học cơ bản đảm bảo cho quá trình DH tiếng mẹ đẻ ở nhà trường tiểu học, SV được
thực hành rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; đồng thời bước đầu vận dụng các
vấn đề của lí luận và phương pháp DH bộ môn vào giải quyết những nhiệm vụ thực
tiễn. Mặc dù vậy, do đặc thù về ngành học (đa dạng về bộ môn thuộc các lĩnh vực
khoa học khác nhau), chất lượng vận hành tiếng Việt trong học tập, nghiên cứu của
SV nhìn chung chưa đồng đều. Những đo nghiệm về từng kĩ năng, NL (hoặc nhóm
kĩ năng, NL) sử dụng ngôn ngữ của SV ngành GDTH ở một số trường đại học, cao

1


đẳng cũng cho thấy “độ chênh” và sự khu biệt khá lớn của NL viết so với các NL
chuyên biệt khác. Tính sáng tạo trong các đề tài NCKH chưa cao. Đặc biệt, trong
các hoạt động viết sáng tạo (creative writing), sản phẩm tạo lập được thiếu những
dụng công về ý tưởng, chưa tạo được bước đột phá về cấu trúc, về vận hành các
phương tiện ngôn ngữ,...
Những năm gần đây, viết sáng tạo được các nhà sư phạm về ngôn ngữ đề
xuất như một trong những con đường “thú vị và mang lại hiệu quả cao” trong DH
tiếng. Không chỉ khơi dậy hứng thú học tập, từ góc độ phương pháp, đây còn là
cách thức để bồi dưỡng, hoàn thiện NL sử dụng ngôn ngữ, đồng thời hình thành,
phát triển tư duy sáng tạo cho người học. Với tư cách là một môn học, Viết sáng tạo
được hiểu là hoạt động vận hành ngôn ngữ để từng bước kiến tạo nên tác phẩm văn
học (từ một câu đố, một bài thơ nhỏ, một truyện ngắn đến những tác phẩm có dung
lượng lớn như tiểu thuyết, kịch bản sân khấu...). Từ điểm nhìn của phương pháp DH
ngôn ngữ, NL viết sáng tạo được hiểu rộng hơn, bao gồm các hoạt động sử dụng
phương tiện ngôn ngữ để tạo lập những văn bản có tính mới, đảm bảo phù hợp quy
luật, có giá trị khoa học và thực tiễn. Nếu hiện nay ở nhà trường tiểu học, thông qua
các mô hình CLB, HĐTN, HS đã được tiếp cận những tri thức sơ giản về thể loại
văn chương,Demo
học cách

tìm kiếm- Select.Pdf
ý tưởng và sửSDK
dụng chất liệu ngôn từ giản dị, mộc
Version
mạc tích luỹ được để tạo lập văn bản nghệ thuật thì trên giảng đường đại học, các
giáo viên tương lai vẫn còn khá bỡ ngỡ với những thể nghiệm đầy hứng khởi, mới
mẻ này. Và đó cũng là một trong những yếu tố khiến cho quá trình đào tạo cử nhân
đại học thiếu tính đồng bộ, “lỗi nhịp” với sự phát triển chung, với xu thế dạy ngôn
ngữ ở nhà trường tiểu học.
1.3. Tiềm năng vận hành ngôn ngữ để tạo lập văn bản nghệ thuật của HS tiểu
học, trong thực tế, đã được kiểm chứng bằng các tuyển tập thơ, truyện do thiếu nhi
sáng tác, bằng nhiều tác phẩm giới thiệu trên tạp chí, chuyên san dành cho tuổi thơ.
Niềm đam mê, NL viết sáng tạo của HS cần thiết phải được khơi dậy, bồi dưỡng
bằng những người có trình độ ngôn ngữ và có kĩ năng sư phạm. Việc rèn luyện và
phát triển NL viết sáng tạo ở giảng đường đại học thật sự cần thiết cho quá trình
hình thành kĩ năng tạo lập ngôn bản một cách sáng tạo trong tương lai.
Từ những tiền đề lí luận và thực tiễn nêu trên, “Phát triển năng lực viết
sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học” là một thể nghiệm nhằm thoả
mãn yêu cầu DH ngôn ngữ theo định hướng phát triển NL, đồng thời góp phần rèn

2


luyện và hoàn thiện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho SV theo những cách thức
mới mẻ, thú vị. Đây cũng là một trong những định hướng DH tiếng mẹ đẻ hiệu quả
mà SV ngành GDTH có thể vận dụng trong thực tiễn thực hành kĩ năng nghề ở
tương lai.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Sáng tạo và phát triển NL sáng tạo là một trong những vấn đề cơ bản của
Tâm lí học sư phạm. Trong các công trình nghiên cứu của mình, tác giả Phan Dũng

đã nhiều lần đề cập đến nguyên tắc, phương pháp sáng tạo. Ở “Các thủ thuật sáng
tạo cơ bản” (2007), ông cho rằng cần thiết phải nắm vững các nguyên tắc để NL
sáng tạo được phát triển đúng hướng. “Các phương pháp sáng tạo” (2008) cũng là
một công trình tiếp nối những ý tưởng trên trong phát triển thành quả khoa học - kĩ
thuật. Đề cập và phân tích một cách đầy đủ về bản chất, cơ sở sinh học và xã hội
của sáng tạo, mối quan hệ giữa sáng tạo với các yếu tố như tư duy, tưởng tượng, trí
thông minh, nhà nghiên cứu Phạm Thành Nghị lại mang đến những luận giải thú vị,
nhiều chiều về sáng tạo. Trong công trình “Tâm lí học sáng tạo” (2013) của mình,
ông đề cập khá nhiều đến việc ứng dụng, phát triển khả năng sáng tạo trong các lĩnh
lực khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật và trong cuộc sống thường ngày. Phạm Thành
Nghị cũng làDemo
tác giảVersion
của hàng -loạt
bài nghiênSDK
cứu về sáng tạo, tiêu biểu như “Đặc
Select.Pdf
điểm nhân cách sáng tạo” (2008), “Phát triển tư duy sáng tạo thông qua hoạt động
giải quyết vấn đề mới” (2011), “Động cơ hoạt động sáng tạo” (2011). Trong những
công trình, bài viết nghiên cứu về NL sáng tạo, “Một số suy nghĩ về năng lực sáng
tạo và phương hướng phát huy năng lực sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay”
(2013) của nhà khoa học Trần Việt Dũng tuy được trình bày khá cô đọng, súc tích
nhưng cũng đã cung cấp những định hướng quý báu về phương thức tác động nhằm
phát triển NL sáng tạo của người Việt Nam trong thời đại mới.
Chúng tôi cũng đã bước đầu tiếp cận một số công trình nghiên cứu về viết sáng
tạo. Trên thế giới, thuật ngữ “creative writing” đã xuất hiện từ rất sớm, được diễn giải
khá chi tiết trên trang Wikipedia ( />Dạy viết sáng tạo cho trẻ cũng được vận dụng thường xuyên trong nhiều khóa học
ngôn ngữ ở các nước. Trong các lớp học, khoá học, các nhà sư phạm dạy cho HS, SV
cách tìm kiếm ý tưởng, cách sử dụng chất liệu ngôn từ để tạo lập văn bản nghệ thuật. Các
kĩ thuật DH này được mô tả ngắn gọn, súc tích qua hàng loạt bài viết bằng tiếng Anh,
tiêu biểu như “Creative writing in the classroom: five top tips for teachers”


3


( “How to teach creative writing” ( />
“Creative

Writing

for

Children”

( />Ở Việt Nam, mô hình DH viết sáng tạo đã được đề xuất trong vài năm gần
đây song dường như cũng chỉ áp dụng với chương trình dạy ngoại ngữ (chủ yếu là
tiếng Anh). Xu hướng học ngôn ngữ qua các môn năng khiếu, rèn luyện kĩ năng
dùng từ, tư duy sáng tạo và sự kết nối... được đề cập đến trong nhiều bài viết trên
các diễn đàn giáo dục, chẳng hạn: “Viết sáng tạo - hình thức học tiếng Anh mới mẻ
và hiệu quả” ( “Học tiếng Anh tốt hơn
qua các môn năng khiếu” ( />Trong một số nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Trần Thị Hiền
Lương, Nguyễn Khánh Hà, Đỗ Ngọc Thống, kĩ năng viết sáng tạo được nhìn nhận ở
một phạm vi rộng hơn, gắn với toàn bộ quá trình tạo lập ngôn bản trong DH Tiếng
Việt ở nhà trường tiểu học. Đề tài “Một số định hướng về dạy kĩ năng viết sáng tạo
cho học sinh tiểu học trong môn Tiếng Việt” (2010) do nhóm tác giả Trần Thị Hiền
Lương - Nguyễn Khánh Hà thực hiện đã phân tích và đề xuất một số biện pháp tổ
chức hoạt động
viết Version
sáng tạo cho
HS. Theo đó,
các nhà nghiên cứu cho rằng nhất

Demo
- Select.Pdf
SDK
thiết phải đổi mới phương pháp DH, điều chỉnh cách thức sử dụng mẫu, tăng cường
thực hành, luyện tập với các dạng bài tập thú vị, phong phú, đồng thời chú trọng
nguyên tắc lạc quan trong đánh giá. Trong khi đó, tác giả Đỗ Ngọc Thống lại chú ý
tới việc thiết kế đề văn nhằm khơi dậy hứng thú và tài năng của người học. Bài viết
“Đề văn và việc rèn luyện năng lực viết sáng tạo” ( đã
xác định rõ tầm quan trọng của viết sáng tạo: “Viết sáng tạo là một trong các yêu
cầu của DH tạo lập văn bản ở các nước phát triển. Viết sáng tạo (creative writing)
cũng như đọc sáng tạo (creative reading) nhằm góp phần hình thành cho HS NL
chung là NL sáng tạo (creative competence), một NL cốt lõi rất cần cho HS khi phải
đối mặt với những thách thức và sự thay đổi liên tục của cuộc sống hiện đại”. Nhà
nghiên cứu Đỗ Ngọc Thống cũng đã cung cấp một số đề văn của bang California và
chương trình dạy ngôn ngữ Hoa Kì để người đọc có thêm tư liệu khảo nghiệm. Từ
góc độ giáo dục, việc xây dựng mô hình CLB (hợp phần của nhiều lĩnh vực khoa
học hoặc đặc thù từng chuyên ngành) trong nhà trường cho HS tiểu học cũng đã
được chú trọng. “Tổ chức CLB hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm

4


lực, trí tuệ và thể lực cho HS” của Hà Nhật Thăng và Nguyễn Dục Quang đã khái
quát được các vấn đề cơ bản về trò chơi cũng như việc tổ chức CLB vui chơi nhằm
thoả mãn bài toán phát triển Tâm - Trí - Thể cho trẻ. “Vui học Tiếng Việt” (2006)
của tác giả Trần Mạnh Hưởng có thể được xem là một trong những cuốn sách hay,
gợi nên nhiều ý tưởng học tập ngôn ngữ một cách sáng tạo. Trong thực tiễn, nhà
trường phổ thông, các tạp chí văn học (mà tiêu biểu là chuyên san Văn tuổi thơ của
Văn học tuổi trẻ) vẫn thường xuyên phát động những cuộc thi sáng tác, viết văn
sáng tạo dành riêng cho đối tượng HS tiểu học. Tuy nhiên, bên cạnh đời sống “náo

nhiệt” ở cả bình diện lí luận và thực tiễn DH tiếng cho HS tiểu học, vấn đề phát
triển NL viết sáng tạo cho SV lại chưa thật sự được chú trọng. Trong những bài viết
về hoạt động ngoại khoá Tiếng Việt, tác giả Chu Thị Thuỷ An, Lê Thị Thanh Bình,
Chu Thị Hà Thanh tuy đã phần nào đề cập đến một số mô hình CLB sáng tạo văn
học những vẫn chưa bàn luận sâu về các biện pháp, cách thức tổ chức hoạt động
viết trên cơ sở đảm bảo “sự mới mẻ về chất phù hợp quy luật”.
Nghiên cứu về vấn đề phát triển NL viết sáng tạo cho SV, chúng tôi cũng
dựa trên những cơ sở khoa học vững chắc về phương pháp DH tiếng mẹ đẻ ở trường
đại học. Bên cạnh những thành tựu của khoa học ngôn ngữ như “Rèn kĩ năng sử
dụng tiếng Việt”
(1998)
của nhóm
tác giả Đào
Ngọc - Nguyễn Quang Ninh, “Lí
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
thuyết trật tự từ trong cú pháp” (2008) của tác giả Lý Toàn Thắng, “Từ trong hoạt
động giao tiếp” (1999), “Câu trong hoạt động giao tiếp” (2012) của tác giả Bùi
Minh Toán, các giáo trình về phương pháp DH Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học có
ý nghĩa rất quan trọng đối với đề tài nghiên cứu. Gắn với những định hướng nghiên
cứu của đề tài, cần phải kể đến tập hợp sách chuyên khảo của tác giả Lê Phương
Nga: “Dạy học Ngữ pháp ở tiểu học” (2002), “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở
tiểu học 2” (2007), “Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học” (2009). Cũng
trong hệ thống các công trình nghiên cứu về vấn đề dạy tạo lập ngôn bản theo
phương pháp tích cực, “Dạy văn cho học sinh tiểu học” (2001) của tác giả Hoàng
Hoà Bình, “Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ tiểu học” (2012) của nhóm tác
giả Hoàng Hoà Bình - Nguyễn Minh Thuyết, “Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu
học” (bộ 2 quyển - 2012) của tác giả Hoàng Thị Tuyết là những thành tựu lí luận về

khoa học sư phạm, tạo tiền đề cho việc hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch
rèn luyện kĩ năng viết sáng tạo cho SV ngành GDTH.

5


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Phát triển NL viết sáng tạo cho SV là một thể nghiệm đổi mới phương pháp
DH nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng Việt để tạo lập, sản sinh văn bản gắn với
yêu cầu về đào tạo, NCKH, sáng tạo nghệ thuật thuộc chuyên ngành GDTH.
- Thông qua các hoạt động phát triển NL viết sáng tạo trong SV, hình thành
kĩ năng tổ chức DH Tiếng Việt ở tiểu học nhằm khơi dậy tư duy sáng tạo, hứng thú
học tập cho HS.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển NL viết sáng tạo
cho SV trong học tập, NCKH và thực hành ngoại khoá Tiếng Việt.
- Đề xuất hệ thống biện pháp phát triển NL viết sáng tạo cho SV ngành
GDTH tại các trường đại học sư phạm.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả bước đầu của
các biện pháp đề xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình
DHVersion
các học phần
thuộc bộ môn
Demo
- Select.Pdf
SDKTiếng Việt và Phương pháp DH

Tiếng Việt với việc phát triển NL viết sáng tạo cho SV ngành GDTH.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phù hợp với phạm vi nghiên cứu và ứng dụng vào hoạt động thực tiễn ở
tiểu học, NL viết sáng tạo được tập trung giới hạn trong các hoạt động tạo lập ngôn
bản nghệ thuật, báo chí gắn liền với các hoạt động thuộc lĩnh vực Tiếng Việt và
Phương pháp DH Tiếng Việt.
- Quá trình khảo cứu và thực nghiệm sư phạm được thực hiện tại khoa
GDTH của 02 trường đại học sư phạm khu vực miền Trung: Đại học Sư phạm - Đại
học Huế, Đại học Phú Yên.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp phát triển NL viết sáng tạo được vận dụng một cách hệ
thống, khoa học thì chất lượng sử dụng tiếng Việt để tạo lập ngôn bản của SV trong
học tập, nghiên cứu và hoạt động ngoại khoá Tiếng Việt sẽ được nâng cao; từ đó
góp phần tăng cường hiệu quả tổ chức rèn luyện kĩ năng viết sáng tạo cho HS tiểu
học.

6


6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Tiếp cận các nguồn tư liệu liên quan đến đề tài luận văn, chúng tôi sử
dụng nhóm phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu. Các phương pháp này giúp
chúng tôi hồi cứu tài liệu là công trình nghiên cứu khoa học, sách báo, công văn, chỉ
thị... để xây dựng, xác lập cơ sở lí luận về những vấn đề cơ bản: (1) Sáng tạo và
định hướng phát triển NL sáng tạo trong tạo lập ngôn bản; (2) Viết sáng tạo trong
DH các học phần Tiếng Việt và Phương pháp DH Tiếng Việt; (3) Mô hình phát
triển NL viết sáng tạo trong DH ngôn ngữ ở Việt Nam và trên thế giới.
6.2. Để làm rõ thực tiễn phát triển NL viết sáng tạo cho SV ngành GDTH,
chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn bằng các hình thức: quan sát; khảo sát, đo
nghiệm bằng phiếu điều tra, phiếu bài tập; phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia... Bên

cạnh đó, chúng tôi cũng khảo sát NL viết sáng tạo của SV bằng việc phân tích sản
phẩm ngôn ngữ tạo lập được qua các bài tập thực hành môn học, các hoạt động
ngoại khoá Tiếng Việt. Những kết quả thu từ thực tiễn sẽ được phân tích, xử lí bằng
phương pháp thống kê toán học (với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS) nhằm đảm bảo
tính chính xác, độ tin cậy, từ đó chỉ dẫn cho việc đề xuất xây dựng hệ thống biện
pháp phát triển NL viết sáng tạo cho SV.
6.3. Phương
thực nghiệm
sư phạmSDK
được sử dụng trong việc thử nghiệm
Demopháp
Version
- Select.Pdf
DH, ứng dụng một số mô hình, bài tập... đã đề xuất trong luận văn để xem xét tính
khả thi và đánh giá hiệu quả của tư liệu, biện pháp tổ chức DH. Bằng phép đo
nghiệm sau các hoạt động thực hành viết sáng tạo và những phân tích, đánh giá hiệu
quả sản phẩm ngôn ngữ trong các hoạt động ngoại khoá, chúng tôi bước đầu đưa ra
kết luận sư phạm nhằm nâng cao chất lượng rèn kĩ năng viết cho SV.
7. Đóng góp của luận văn
7.1. Về lí luận
Luận văn tổng hợp, phân tích một cách hệ thống các quan điểm về tổ chức
hoạt động Tiếng Việt cho SV ngành GDTH theo định hướng phát triển tư duy sáng
tạo, từ đó hình thành mô hình cấu trúc NL viết sáng tạo, tạo tiền đề cho việc đề xuất
biện pháp phát triển NL sử dụng tiếng Việt một cách sáng tạo để tạo lập, sản sinh
ngôn bản (dạng viết).
7.2. Về thực tiễn
- Khảo sát, phân tích chương trình đào tạo cử nhân ngành sư phạm GDTH từ
điểm nhìn phát triển NL viết sáng tạo; đánh giá thực trạng tổ chức các hoạt động

7



Tiếng Việt theo nguyên tắc sáng tạo cho SV hiện nay ở một số trường đại học Sư
phạm trọng điểm của khu vực miền Trung.
- Việc xây dựng hệ thống biện pháp phát triển NL viết sáng tạo cho SV và
những kiểm chứng bước đầu qua thực nghiệm sư phạm có giá trị tham khảo, hỗ trợ
trong tổ chức môn học, các hoạt động ngoại khoá thuộc lĩnh vực Tiếng Việt và
Phương pháp DH Tiếng Việt; từ đó tác động tích cực đến việc DH tiếng mẹ đẻ cho
HS tiểu học theo những cách thức, phương pháp mới thú vị và hiệu quả.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và 4 chương:
Chương 1: Năng lực viết sáng tạo trong đào tạo cử nhân ngành Giáo dục
Tiểu học
Chương 2: Thực trạng phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành
Giáo dục Tiểu học ở một số trường đại học khu vực miền Trung
Chương 3: Biện pháp phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành
Giáo dục Tiểu học
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm

Demo Version - Select.Pdf SDK

8



×