Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Quân và dân huyện bố trạch (quảng bình) chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ từ 1965 đến 1968 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 18 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

DƢƠNG ÁI VÂN

QUÂN VÀ DÂN HUYỆN BỐ TRẠCH (QUẢNG BÌNH)
CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
TỪ 1965 ĐẾN 1968
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

DƢƠNG ÁI VÂN

QUÂN VÀ DÂN HUYỆN BỐ TRẠCH (QUẢNG BÌNH)
CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
TỪ 1965 ĐẾN 1968
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Demo Version - Select.Pdf SDK

Mã số: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG CHÍ HIẾU

Thừa Thiên Huế, 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác.

Tác giả
Dƣơng Ái Vân

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Với những tình câm chân thành và lòng biết ơn såu sắc nhçt, tôi xin trân trọng câm ơn:
Thæy giáo, Tiến sï Hoàng Chí Hiếu đã tận tình giúp đỡ và chî bâo tôi trong quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn.
Khoa Lðch sử, Phñng Đào täo sau Đäi học - Trường Đäi học Sư phäm Huế, Phòng
Lưu trữ - Văn phñng Tînh ủy Quâng Bình, Phñng Lưu Trữ - Chi cục Văn thư Lưu Trữ
tînh Quâng Bình, Bâo tàng Tổng hợp tînh Quâng Bình, Phòng Lưu trữ Huyện ủy huyện Bố
Träch, Ban Chî huy Quân sự huyện và Ủy ban Nhån dån các xã trên đða bàn huyện đã quan
tâm, täo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, tìm kiếm tài liệu và thực hiện luận văn.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Qúy thæy cô giáo, gia đình, bän bè đã động viên, täo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tuy đã cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng khâ năng cñn hän chế nên không thể tránh khói
những thiếu sót. Tôi rçt mong nhận được sự gòp ý và giúp đỡ quý báu của quý thæy cô giáo và các
bän.

Huế, tháng 9 năm 2017
Tác giâ

Dương Ái Vån

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa..................................................................................................................i
Lời cam đoan……………………………......................................................................ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................11
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................12
6. Đóng góp của Luận văn .........................................................................................12
7. Bố cục của Luận văn ..............................................................................................13

NỘI DUNG ...................................................................................................................14
CHƢƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUỘC CHIẾN ĐẤU
CHỐNG CHIẾN
TRANH
PHÁ -HOẠI
CỦA QUÂN
Demo
Version
Select.Pdf
SDK DÂN BỐ TRẠCH ...............14
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống yêu nước cách mạng của
nhân dân Bố Trạch ..................................................................................................14
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................14
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..........................................................................16
1.1.3. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Bố Trạch ................17
1.2. Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Bố Trạch (1965-1968) ............21
1.2.1. Phá hoại bằng gián điệp và biệt kích .........................................................21
1.2.2. Phá hoại bằng không quân và hải quân .....................................................23
1.3. Chủ trương của Đảng về chống chiến tranh phá hoại......................................27
1.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và Quân khu 4 ....................................27
1.3.2. Chủ trương của Tỉnh Quảng Bình và huyện Bố Trạch .............................30
1.4. Công tác xây dựng lực lượng sẵn sàng đối phó với chiến tranh phá hoại của
Bố Trạch .................................................................................................................33
CHƢƠNG 2 . QUÁ TRÌNH QUÂN VÀ DÂN BỐ TRẠCH CHIẾN ĐẤU CHỐNG
CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1965-1968) ..... 36

1


2.1. Trên lĩnh vực phòng không nhân dân ..............................................................36

2.1.1. Công tác phòng tránh tại chỗ .....................................................................36
2.1.2. Công tác sơ tán, giãn dân ..........................................................................40
2.2. Đảm bảo giao thông vận tải .............................................................................42
2.2.1. Công tác mở đường và bảo vệ đường .......................................................42
2.2.2. Công tác vận tải chiến lược .......................................................................50
2.3. Chiến đấu chống biệt kích và máy bay ............................................................54
2.3.1. Đánh biệt kích ...........................................................................................54
2.3.2. Đánh máy bay ............................................................................................56
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ..... 63
3.1. Đặc điểm ..........................................................................................................63
3.1.1. Đối đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân rất
quy mô và khốc liệt .............................................................................................63
3.1.2. Cuộc chiến đấu diễn ra rộng khắp trên các địa bàn ...................................65
3.1.3. Cuộc chiến đấu diễn ra trên khắp các mặt trận, trong đó giao thông vận tải
là mặt trận nóng bỏng nhất ..................................................................................67
3.2. Ý nghĩa lịch sử .................................................................................................70

Demo Version - Select.Pdf SDK

3.2.1. Khẳng định sự đúng đắn của đường lối kháng chiến chống Mỹ của Trung
ương Đảng được vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn của địa phương.........70
3.2.2. Góp phần quan trọng cùng với Quảng Bình và cả miền Bắc đánh bại cuộc
chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ........................................................................71
3.2.3. Nêu cao tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất, phát huy cao độ trí thông
minh sáng tạo, lòng dũng cảm của quân và dân Bố Trạch ..................................72
3.3. Bài học kinh nghiệm ........................................................................................73
3.3.1. Tổ chức tốt công tác phòng không nhân dân phục vụ chiến đấu, chi viện cho
tiền tuyến, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân trong mọi tình huống ..73
3.3.2. Xây dựng lực lượng toàn dân đánh giặc, trong đó lấy lực lượng dân quân
tự vệ làm nền tảng ...............................................................................................75

3.3.3. Đảm bảo giao thông vận tải thông suốt trong mọi tình huống ..................76
KẾT LUẬN ..................................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................82
PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Để cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn trong chiến lược “chiến tranh
đặc biệt”, cùng với việc dần đưa quân vào miền Nam tham chiến, từ tháng 2-1965, Mỹ
mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá tiềm lực kinh tế và quốc phòng
của Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc
và từ miền Bắc vào miền Nam, đồng thời uy hiếp ý chí chống Mỹ cứu nước của nhân
dân ta ở hai miền Bắc - Nam.
Với vị trí địa - chính trị quan trọng, được mệnh danh là vùng “cán soong”, “yết
hầu” của mạch máu giao thông từ miền Bắc chi viện cách mạng miền Nam, Quảng
Bình là trọng điểm đánh phá khốc liệt của đế quốc Mỹ. Địch đã trút xuống mảnh đất
hẹp Quảng Bình hơn 1,5 triệu tấn bom đạn các loại, gây nên những tổn thất nghiêm
trọng về người và của. Vượt lên sự khốc liệt của chiến tranh phá hoại, quân và dân
Quảng Bình đã chiến đấu anh dũng, ngoan cường để bảo vệ quê hương, trong đó quân
và dân Bố Trạch có đóng góp quan trọng.
Bố Trạch là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Quảng Bình, địa hình trải dài theo chiều

Demo Version - Select.Pdf SDK

Đông - Tây từ biển lên đến biên giới Việt - Lào, là nơi tập trung hầu hết mọi tuyến đường
chi viện cách mạng miền Nam như Quốc lộ 1, Đường 15, Đường 20, với những bến bãi
quan trọng như cảng Gianh, phà Gianh, phà Xuân Sơn, A-T-P, …; nơi đặt nhiều binh

trạm, kho tàng quân sự của tuyến đường Hồ Chí Minh; là trạm trung chuyển của các đơn
vị bộ đội chủ lực, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến vào chiến trường. Vì vậy,
Bố Trạch có một vị trí chiến lược quan trọng về quân sự trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước và trở thành một trong những trọng điểm đánh phá của đế quốc Mỹ ở Quảng
Bình. Dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, quân và dân Bố Trạch đã đoàn kết một lòng,
bám đất bám làng, anh dũng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tích cực chi viện cho chiến
trường miền Nam, góp phần cùng với cả nước đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ
nhất của đế quốc Mỹ.
Do đó, việc nghiên cứu quân và dân Bố Trạch chống chiến tranh phá hoại lần thứ
nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968) có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn.
Về ý nghĩa khoa học, luận văn tái hiện quá trình quân và dân Bố Trạch chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968), rút ra những đặc

3


điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm. Qua đó, Luận văn góp phần làm rõ tinh
thần đấu tranh anh dũng cùng sự sáng tạo của quân dân Bố Trạch trong việc vận dụng
đường lối kháng chiến chống Mỹ của Trung ương Đảng vào thực tiễn của địa phương,
góp phần làm phong phú hình thái chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ.
Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn góp thêm những tư liệu vào việc nghiên cứu cuộc
chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của nhân dân miền Bắc trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, góp phần phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng đối với quân và
dân Quảng Bình nói chung, quân và dân Bố Trạch nói riêng, đặc biệt là đối với thế hệ
trẻ. Từ quá trình chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của quân và dân Bố
Trạch, luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào quá trình xây dựng
và bảo vệ đất nước hiện nay.
Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Quân và dân huyện Bố Trạch (Quảng Bình)
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ từ 1965 đến 1968” làm đề tài Luận văn

Thạc sĩ Sử học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến đề tài có nhiều công trình đề cập đến trên những chủ đề sau:

Demo Version - Select.Pdf SDK

Về cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ và cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại của quân dân miền Bắc có:
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1982, 1983), Chiến tranh nhân dân đánh thắng
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, trình bày đặc
điểm và diễn biến của chiến tranh, rút ra những bài học kinh nghiệm về chỉ đạo chiến
tranh nhân dân đánh thắng không quân và hải quân Mỹ, đảm bảo giao thông vận tải, tổ
chức phòng không nhân dân, …
Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (1994), Quân khu 4 Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, đề cập đến
cuộc chiến tranh phá hoại ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 4 từ Thanh Hóa vào khu
vực Vĩnh Linh.
Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh (1995), Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II (1954-1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
trong chương X và XI đề cập những diễn biến chính của cuộc chiến đấu của quân và
dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.

4


Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thắng lợi và bài học, đề cập đến các giai đoạn phát
triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm lớn, trong đó có
bài học về nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo, tổ chức cả nước đánh giặc.
Văn Tiến Dũng (1996), Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, dành chương VI đề cập đến cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc
Việt Nam của không quân Mỹ và cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng
không quân của nhân dân miền Bắc. Đế quốc Mỹ coi việc đánh phá miền Bắc là đánh
phá hậu phương của chiến tranh cách mạng miền Nam và cũng là hậu phương của
cách mạng Lào, Campuchia. Chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc
là biện pháp phải có. Biện pháp chủ yếu là dùng không quân ném bom kết hợp với hải
quân phong tỏa bắn phá vào các mục tiêu kinh tế - chính trị, quân sự, giao thông và
dân cư của ta, kết hợp tổ chức các vụ biệt kích phá hoại. Dưới sự chỉ đạo của Trung
ương Đảng, nhân dân miền Bắc đã kịp thời chuyển hướng tư tưởng, chuyển hướng xây
dựng kinh tế từ thời bình sang thời chiến, tổ chức, tăng cường lực lượng phòng thủ đất
nước, lực lượng vũ trang, xây dựng nhiều đơn vị phòng không, … hình thành nên lưới
lửa phòng không đánh địch; quân và dân miền Bắc đã kết hợp chặt chẽ các phương

Demo Version - Select.Pdf SDK

thức tác chiến tại chỗ với phương thức tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng của
lực lượng phòng không chủ lực, xây dựng hệ thống pháo binh bờ biển để đánh địch kết
hợp với công tác đảm bảo giao thông vận tải, chi viện cho chiến trường miền Nam.
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt
Nam (1945-1975), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Đề cập đến quá trình xây dựng
hậu phương vững mạnh toàn diện, làm chỗ dựa cho cách mạng miền Nam, công trình
còn trình bày về vấn đề xây dựng và phát huy tuyến vận tải chiến lược chi viện cho
cách mạng miền Nam, chủ yếu qua tuyến đường Trường Sơn.
Đồng Sỹ Nguyên (1999), Đường xuyên Trường Sơn, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà
Nội. Tập Hồi kí có đề cập đến cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân
vào miền Bắc của đế quốc Mỹ, đặc biệt là những cuộc đánh phá vào Quân khu 4. Đồng
thời, trình bày công tác tổ chức, chỉ đạo của Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu trong
việc tổ chức một số cụm phòng không, pháo ven biển, xây dựng và củng cố các loại trận
địa pháo kích, về cách đánh máy bay địch, công tác vận tải cơ giới kết hợp với vận tải thô
sơ, ... hình thành thế trận chiến tranh nhân dân chống giặc Mỹ xâm lược.


5


Bộ Tư lệnh Hải quân (2005), Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1995-2005),
Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, trình bày về lịch sử hình thành, phát triển của lực
lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. Trong đó, chương 2 và chương 3 đề cập đến cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, như âm mưu, thủ đoạn
dùng không quân, hải quân, biệt kích, gián điệp theo đường biển nhằm điều tra, phá
hoại việc xây dựng lực lượng hải quân của ta, ... Về việc xây dựng các căn cứ hải quân
như căn cứ sông Gianh, căn cứ Hải Phòng; về sự chỉ đạo, lãnh đạo của Trung ương
Đảng, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương về chống chiến tranh phá hoại của Mỹ; các
trận đánh của hải quân căn cứ sông Gianh, xây dựng lực lượng pháo binh bờ biển, phối
hợp với lực lượng dân quân tự vệ và pháo binh bờ biển hiệp đồng chiến đấu đánh máy
bay, tàu chiến, đánh gián điệp, biệt kích bảo vệ vùng trời và vùng biển Tổ quốc, tham
gia chiến đấu và chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước 1954-1975, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, ở chương 18 trình
bày quá trình quân và dân miền Bắc vừa xây dựng vừa chiến đấu, đánh bại các bước
leo thang chiến tranh phá hoại của Mỹ, chi viện cho chiến trường miền Nam. Trước sự
đánh phá của không quân và hải quân Mỹ, quân và dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo, chỉ

Demo Version - Select.Pdf SDK

đạo của Trung ương Đảng, Đảng ủy các cấp đã nhanh chóng chuyển mọi hoạt động từ
thời bình sang thời chiến, vừa chiến đấu vừa sản xuất, xây dựng lực lượng vũ trang ba
thứ quân, xây dựng các phương án phối hợp chiến đấu hình thành nên lưới lửa phòng
không đất đối không, đất đối biển dày đặc trên toàn miền Bắc, đồng thời làm tốt công
tác đảm bảo giao thông và chi viện cho chiến trường miền Nam góp phần cùng cả
nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Nguyễn Văn Quang (2014), Vai trò của hậu phương Quân khu 4 trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trình bày về vai
trò của hậu phương Quân khu 4 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong đó
có đề cập đến vai trò của hậu phương Quân khu 4 trong chiến đấu chống chiến tranh
phá hoại trên các lĩnh vực như đánh máy bay địch, phòng tránh sơ tán chiến tranh, đảm
bảo giao thông vận tải, …
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015), Tổng kết chiến đấu chống đế quốc Mỹ
phong tỏa sông, biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường (1965-1973), Nxb Quân
đội Nhân dân, đã đề cập đến âm mưu, thủ đoạn đánh phá, phong tỏa của Mỹ trên các

6


tuyến sông, tuyến biển thuộc Quân khu 3 và Quân khu 4. Trong đó, tập trung chủ yếu ở
một số cảng có vị trí chiến lược như cảng Hải Phòng, cảng Gianh và cảng Nhật Lệ.
Đồng thời, công trình cũng làm rõ quá trình quân dân ta đối phó, làm vô hiệu hóa cuộc
chiến tranh phá hoại của Mỹ. Từ đó rút ra những kết quả, ý nghĩa và bài học kinh
nghiệm.
Về cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở Quảng Bình, trong
đó có Bố Trạch, có:
Nguyễn Tư Thoan (1965), Mấy kinh nghiệm vừa chiến đấu, vừa sản xuất, Nxb Sự
Thật, Hà Nội, trình bày sự kết hợp giữa chiến đấu và sản xuất trong thời gian đầu Mỹ ném
bom ra Quảng Bình, rút ra những bài học kinh nghiệm trong chiến đấu và sản xuất.
Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng, Tỉnh ủy Quảng Bình (1975), Quảng Bình ơn Bác,
do Ty Văn hóa Quảng Bình xuất bản, đề cập đến công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đối với Quảng Bình xuất phát từ bức thư của Bác khen ngợi nhân dân Quảng Bình vào
ngày 14-7-1965 về thành tích bắn rơi máy bay thứ 100 trên miền Bắc.
Lại Văn Ly (1993), Tuyến lửa những năm tháng sôi động, do Sở Giao thông vận tải
Quảng Bình xuất bản, làm nổi bật cuộc chiến đấu và phục vụ chiến đấu kiên cường và dũng
cảm của quân và dân Quảng Bình trên mặt trận giao thông vận tải thời chống Mỹ.


Demo Version - Select.Pdf SDK

Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình (1994), Lịch
sử Quảng Bình chống Mỹ cứu nước 1954-1975, đề cập công cuộc xây dựng Chủ nghĩa
xã hội cùng quá trình quân dân Quảng Bình chiến đấu chống chiến tranh phá hoại,
đảm bảo chi viện chiến trường, làm nghĩa vụ hậu phương lớn.
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh Quảng Bình (1995), Lịch sử phong trào đấu
tranh cách mạng phụ nữ tỉnh Quảng Bình 1930-1975, sơ thảo. Đã đề cập đến cuộc
chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Quảng Bình, đặc biệt là ở huyện Bố Trạch như các
cuộc đánh phá của máy bay Mỹ vào Ba Dốc, Tây Hoàn Lão, Vạn Trạch, Khe Nước,
Thanh Trạch, Hạ Trạch từ ngày 25 đến 31-3-1965 đến tháng 4-1967 và cuộc chiến đấu
của nhân dân Quảng Bình nói chung và nhân dân Bố Trạch nói riêng. Đặc biệt, ở giai
đoạn này phụ nữ Bố Trạch tiếp tục hưởng ứng phong trào “Ba đảm đang”, “Hai
giỏi”, để cùng lực lượng vũ trang đánh bại âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ.
Ban Chấp hành Đảng bộ Quảng Bình (2000), Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình, tập II,
1954-1975, Đồng Hới, trong chương XII đề cập đến quá trình quân và dân Quảng Bình

7


củng cố hậu phương xã hội chủ nghĩa, vừa sản xuất vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu cùng
cả nước đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ra sức chi viện cho tiền tuyến.
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bố Trạch (2005), Lịch sử Đảng bộ huyện Bố
Trạch, Tập II, 1954-1975, ở các mức độ khác nhau đã đề cập đến hoạt động chiến đấu
và sản xuất của quân và dân Quảng Bình nói chung, quân và dân Bố Trạch nói riêng
dưới sự chỉ đạo về đường lối của Đảng bộ Quảng Bình. Trước âm mưu mở rộng chiến
tranh ra miền Bắc của đế quốc Mỹ, xác định vị trí chiến lược của Quảng Bình - Vĩnh
Linh tuyến đầu của hậu phương xã hội chủ nghĩa, để lãnh đạo tốt phong trào cách
mạng trong thời kỳ mới. Tỉnh ủy Quảng Bình đã đề ra nhiệm vụ: Chuyển hướng xây

dựng và phát triển kinh tế sang thời chiến nhằm phục vụ đời sống và phòng không
chiến đấu, bố trí lại lực lượng sản xuất theo hướng phân tán, sơ tán, … Đảng bộ, quân
và dân Bố Trạch đã tích cực triển khai công tác phòng không nhân dân, tổ chức chiến
đấu chống biệt kích và gián điệp, vừa sản xuất vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đảm
bảo giao thông, chi viện cho tiền tuyến miền Nam cùng cả nước đánh thắng chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Thường vụ Huyện ủy, Đảng ủy, Ban chỉ huy Công an huyện Bố Trạch (2009),
Lịch sử Công an nhân dân Bố Trạch (1945-2005), đã trình bày đầy đủ về cuộc chiến

Demo Version - Select.Pdf SDK

tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên địa bàn huyện Bố Trạch. Đồng thời, trình bày về
cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của lực lượng công an nhân dân huyện như
công tác phòng chống gián điệp, biệt kích, công tác phòng không nhân dân, đảm bảo
giao thông vận tải, chi viện chiến trường, … quá trình phối hợp với quần chúng nhân
dân đánh bại các cuộc tập kích của không quân và hải quân Mỹ trên địa bàn huyện.
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2012), Lịch sử hệ thống hành
chính nhà nước cấp tỉnh ở Quảng Bình (1945-2000), trong chương V đề cập công tác
tổ chức các lực lượng, điều hành các hoạt động quản lí xã hội, vừa sản xuất vừa chiến
đấu chống chiến đấu chống chiến tranh phá hoại. Trong đó, đã trình bày rất cụ thể về
công tác chuyển hướng mọi hoạt động sang thời chiến, công tác phòng không nhân
dân, đảm bảo giao thông vận tải và chi viện cho chiến trường miền Nam và những
thành tích tiêu biểu trong sản xuất và chiến đấu.
Nguyễn Khắc Thái (2014), Lịch sử Quảng Bình, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà
Nội, trong đó dành chương 14 đề cập đến cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại
của quân và dân Quảng Bình. Trong vị thế tuyến lửa của miền Bắc, hậu phương trực

8



tiếp của miền Nam, nhân dân Quảng Bình vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, đập
tan các hoạt động quân sự của đế quốc Mỹ ở miền Bắc. Bao gồm công tác phòng
không nhân dân khắp các địa phương trong địa bàn tỉnh đều xây dựng các phương án
phòng tránh, sơ tán, xây dựng hệ thống hầm hào, hầm trú ẩn nối liền giữa các hộ dân
cư, các xóm, các thôn, xã, làm tốt công tác đảm bảo giao thông vận tải, chi viện chiến
trường góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Về lịch sử Đảng bộ các địa phương có: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Cự Nẫm
(2009), Lịch sử Đảng bộ xã Cự Nẫm, tập 1 (1945-2005), ở chương IV trình bày về quá
trình Đảng bộ Cự Nẫm lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu
nước. Đặc biệt là chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên địa bàn
xã, bao gồm công tác phòng không nhân dân, công tác đảm bảo giao thông và chi viện
cho chiến trường miền Nam.
Ban Chấp hành Đảng bộ xã Thanh Trạch (2015), Lịch sử Đảng bộ xã Thanh
Trạch, tập 1 (1945-2010), ở chương VI trình bày về quá trình Đảng bộ Thanh Trạch
lãnh đạo nhân dân củng cố hậu phương vừa sản xuất vừa chiến đấu, cùng cả nước đánh
thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam. Trong đó, đã trình
bày rất cụ thể về quá trình Đảng bộ lãnh đạo chuyển các hoạt động sang thời chiến,

Demo Version - Select.Pdf SDK

nhân dân trên địa bàn xã đã phối hợp cùng nhau làm tốt công tác phòng không nhân
dân, xây dựng hệ thống hầm hào, các trận địa pháo để chống lại các cuộc oanh tạc của
máy bay Mỹ. Đồng thời, làm tốt công tác phòng gian bảo mật để chống lại các cuộc
tập kích vào vùng biển của gián điệp, biệt kích, làm tốt công tác đảm bảo giao thông
vận tải, chi viện cho chiến trường miền Nam.
Ban Chấp hành Đảng bộ xã Đại Trạch (2015), Lịch sử Đảng bộ xã Đại Trạch,
tập 1, (1930-2015), Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hoàn Trạch (2015), Lịch sử Đảng bộ
xã Hoàn Trạch, tập 1, (1930-2010); Ban Chấp hành Đảng bộ xã Xuân Trạch (2015),
Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Trạch, tập 1 (1930-2015); … đề cập đến cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước ở địa phương, trong đó có đề cập đến cuộc chiến tranh phá hoại

của Mỹ vào các vị trí then chốt của địa phương đồng thời cũng đề cập đến cuộc chiến
đấu chống chiến tranh phá hoại trên các lĩnh vực: phòng không nhân dân, đảm bảo
giao thông vận tải, chi viện cho tiền tuyến miền Nam, ... ở các địa phương này.
Một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp đề cập đến cuộc chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại của quân và dân Quảng Bình:

9


Đinh Phan Thủy Yến (2006), Quảng Bình kháng chiến chống Mỹ trên mặt trận
Giao thông vận tải (1965-1968), Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học Sư phạm
Huế, trình bày về quá trình chiến đấu chống Mỹ trên mặt trận giao thông vận tải bao
gồm, quá trình mở đường đảm bảo giao thông vận tải, các cuộc chiến đấu bảo vệ hệ
thống giao thông đường bộ, đường thủy, bảo vệ bến phà Gianh, … trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình
Thái Thị Lợi (2007), Lực lượng thanh niên xung phong tỉnh Quảng Bình trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965-1975), Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học
Sư phạm Huế; Trần Như Hiền (2007), Hậu phương Quảng Bình trong kháng chiến chống
Mỹ (1964-1968), Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học Sư phạm Huế; Trần Thị
Giang (2011), Vai trò của Hải quân Việt Nam trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ
nhất (1964-1968), Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Sư phạm Huế; Bùi Thị
Thanh Thúy (2012), Hoạt động của Thanh niên xung phong trên địa bàn huyện Bố Trạch
(Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn (1965-1975), Khóa luận tốt nghiệp
Đại học, Trường Đại học Sư phạm Huế.
Trần Như Hiền (2016), Đảng bộ Quảng Bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu
phương từ năm 1964 đến năm 1975, Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị

Demo Version - Select.Pdf SDK

Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đã làm rõ những chủ trương và quá trình chỉ đạo thực

hiện của Đảng bộ Quảng Bình về thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến
năm 1975, bao gồm: xây dựng tiềm lực hậu phương, bảo vệ hậu phương, đảm bảo giao
thông vận tải, chi viện miền Nam và chiến trường Lào.
Mai Xuân Toàn (2017), Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến
chống Mỹ (1965-1973), Luận án Tiến sĩ Sử học, Trường Đại học Sư phạm Huế, trình bày
và làm rõ cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình từ năm 1965 đến năm 1973 như việc
chuyển hướng mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến, xây dựng lực lượng quân sự bao
gồm lực lượng ba thứ quân, tổ chức phòng không nhân dân bao gồm công tác phòng tránh
tại chỗ, sơ tán và giãn dân; quá trình quân và dân Quảng Bình chuyển mọi hoạt động thời
bình sang thời chiến theo hình thức quân sự hóa, tổ chức tốt công tác sơ tán, giãn dân trên
địa bàn tỉnh và phối hợp cùng các cơ quan tổ chức tốt kế hoạch K.8 và K.10, … về công tác
mở đường và vận tải chiến lược; làm rõ quá trình chuẩn bị, tổ chức, phối hợp chiến đấu giữa
các lực lượng vũ trang để đánh máy bay, tàu chiến địch. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra một số
bài học kinh nghiệm như quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng; chủ động đối

10


phó với mọi âm mưu, thủ đoạn của địch trong mọi tình huống; đảm bảo giao thông thông
suốt trong quá trình chiến đấu, phát triển kinh tế địa phương, xây dựng hậu cần tại chỗ.
Những công trình trên đây đã cung cấp sử liệu cụ thể, có định hướng để trên cơ
sở đó chúng tôi kế thừa và tiếp thu thành quả của những người đi trước đồng thời đi
vào nghiên cứu cụ thể, góp phần nhìn nhận rõ hơn về cuộc chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968) của quân và dân Bố Trạch.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm tái hiện lại bức tranh chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần
thứ nhất của quân và dân Bố Trạch (1965-1968), qua đó góp phần khẳng định vị trí
chiến lược và vai trò của quân và dân Bố Trạch đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc vận

dụng đường lối của Đảng vào điều kiện cụ thể của từng địa phương,
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm rõ những nhân tố tác động đến cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại của quân dân Bố Trạch.
Hai là, làm rõ âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc

Demo Version - Select.Pdf SDK

nói chung và ở huyện Bố Trạch nói riêng cùng chủ trương của Trung ương Đảng,
Quân khu 4 và Đảng bộ Quảng Bình, Đảng bộ Bố Trạch về chống chiến tranh phá
hoại.
Ba là, tái hiện cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của quân
và dân Bố Trạch trên các lĩnh vực: Phòng không nhân dân (bao gồm phòng tránh và
đánh trả), đảm bảo giao thông vận tải.
Bốn là, rút ra đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm từ cuộc chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại của quân và dân Bố Trạch.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất
của đế quốc Mỹ (1965-1968) của quân và dân Bố Trạch.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, từ ngày 7-2-1965 (khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại
miền Bắc) đến ngày 1-11-1968 (khi Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc).

11


Về không gian, địa bàn huyện Bố Trạch trong thời kì 1954-1975, trong đó tập
trung ở những địa bàn chủ chốt.
Về nội dung, Luận văn tập trung làm rõ âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong

chiến tranh phá hoại miền Bắc, Quảng Bình nói chung và Bố Trạch nói riêng; cuộc
chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Bố Trạch, đồng thời làm rõ cuộc chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại của quân và dân Bố Trạch trên lĩnh vực phòng không nhân dân (bao
gồm phòng tránh và đánh trả) và đảm bảo giao thông vận tải.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu chủ yếu sau:
Nguồn tài liệu lưu trữ: là những báo cáo, nghị quyết, chỉ thị, … của Tỉnh ủy, Bộ
Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình được lưu trữ tại Phòng Lưu trữ - Văn phòng Tỉnh
ủy Quảng Bình, Phòng Lưu trữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, Bảo tàng Tổng
hợp Quảng Bình.
Nguồn tài liệu thành văn: gồm sách và hồi ký, tạp chí, báo đã xuất bản.
Nguồn tài liệu điền dã: là những thông tin do các nhân chứng lịch sử từng tham
gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại và những di tích lịch sử quan trọng trong giai

Demo Version - Select.Pdf SDK

đoạn 1965-1968.

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc
và các phương pháp cụ thể của bộ môn như phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, ...
để rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết.
6. Đóng góp của Luận văn
Một là, Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về cuộc chiến
đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968) của quân và
dân Bố Trạch (Quảng Bình).
Hai là, Luận văn làm rõ cuộc chiến đấu anh dũng cùng sự sáng tạo của quân dân
Bố Trạch trong việc vận dụng đường lối kháng chiến chống Mỹ của Trung ương Đảng
vào thực tiễn của địa phương, góp phần làm phong phú những bài học kinh nghiệm của

cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Ba là, Luận văn góp thêm những tư liệu vào việc nghiên cứu cuộc chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại của nhân dân miền Bắc, cũng như làm tài liệu để nghiên

12


cứu, giảng dạy lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ ở địa phương, góp phần phát huy
truyền thống yêu nước và cách mạng đối với quân và dân Bố Trạch, đặc biệt là đối với
thế hệ trẻ. Từ quá trình chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của quân và
dân Bố Trạch, luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào quá trình
xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu (11 trang), kết luận (3 trang), tài liệu tham khảo (7 trang) và
phụ lục, Luận văn dài 67 trang, chia làm 3 chương:
Chương 1. Những nhân tố tác động đến cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại của quân dân Bố Trạch (23 trang).
Chương 2. Quá trình quân và dân Bố Trạch chiến đấu chống chiến tranh phá hoại
lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968) (28 trang).
Chương 3. Đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm (16 trang).

Demo Version - Select.Pdf SDK

13


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUỘC CHIẾN ĐẤU
CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA QUÂN DÂN BỐ TRẠCH

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống yêu nƣớc cách mạng
của nhân dân Bố Trạch
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bố Trạch là một huyện nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Quảng Bình, có tọa độ
17014’39’’ đến 170 43’3’’ vĩ độ Bắc và 1050 58’3’’ đến 106035’57” kinh độ Đông. Phía
Bắc giáp các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa; phía Nam giáp thành phố
Đồng Hới và huyện Quảng Ninh; phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài
24km; phía Tây giáp tỉnh Savannakhet (Lào).
Bố Trạch có diện tích tự nhiên 2.123,1 km2 (chiếm 26% diện tích toàn tỉnh), có 26
xã, nằm vào nơi hẹp nhất của đất nước tính từ núi Đầu Mâu đến bờ biển Đông chỉ có
40.5km. Địa hình Bố Trạch hẹp dần từ Bắc vào Nam, thấp dần từ Tây sang Đông, nơi
cao nhất là núi Ba Rền 1.137m, nơi thấp nhất là vùng đồng trũng giữa các xã Hoàn

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trạch, Vạn Trạch, Phú Trạch, Đồng Trạch. Địa hình bị phân cắt mạnh, độ dốc lớn, quá
trình xâm thực và rửa trôi mạnh. Với đặc điểm địa tầng, địa mạo như vậy đã chia Bố
Trạch thành bốn dạng địa hình liên quan đến nhau trong một hình thái địa lí hoàn chỉnh.
Vùng rừng núi và núi cao đá vôi chiếm 1/2 diện tích tự nhiên, chạy dài từ Tây
Bắc đến Tây Nam nằm trong hệ thống dãy Trường Sơn, cắt ngang địa hình có dãy núi
Bung. Ở đây có nhiều đỉnh núi cao như Phicophi 2.017m, Cà-Roòng cao 1.540m, cao
điểm 75 đèo Lý Hòa. Đặc biệt, có hệ thống núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng có giá trị
cao về kinh tế, du lịch và chiến lược quân sự. Những dãy núi đá vôi xếp chồng lên
nhau tạo nên những thung lũng, vùng lõm như thung lũng Chà Nòi, Khe Gát. Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vùng rừng núi này là nơi đặt các binh trạm, kho
tàng, … Các lực lượng bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và nhân
dân đã dựa vào địa thế rừng núi để hình thành những con đường vận tải chiến lược.
Vùng gò đồi chiếm 1/3 diện tích tự nhiên có độ cao trung bình từ 100-200m là
vùng chuyển tiếp giữa vùng rừng núi cao và núi đá vôi với vùng đồng bằng. Đây là
vùng đất đai rộng lớn gồm núi thấp theo dạng địa hình bát úp kéo dài từ Nông trường


14



×