Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu thuyết của thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.58 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HUỲNH THỊ NY

TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN
TỪ GÓC NHÌN KÍ HIỆU HỌC VĂN HỌC
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC

Thừa Thiên Huế, năm 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HUỲNH THỊ NY

TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN
TỪ GÓC NHÌN KÍ HIỆU HỌC VĂN HỌC

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
số: 60.22.01.20
Demo Version -Mã
Select.Pdf
SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. LÊ THỊ DIỄM HẰNG

Thừa Thiên Huế, năm 2017

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là
trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa
từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả

Huỳnh Thị Ny

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng và nỗ
lực của bản thân còn có sự giúp đỡ tận tình của quý
thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè, và những người
thân.
Bằng tấm lòng trân trọng và sự biết ơn sâu sắc của
mình, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Thị Diễm
Hằng, giảng viên hướng dẫn của tôi, cô đã cho tôi

những góp ý chuyên môn vô cùng quý báu, cũng như
luôn quan tâm và động viên tôi trong những lúc tôi gặp
khó khăn khi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,
Demo Version - Select.Pdf SDK
Phòng
đào tạo sau Đại học, các thầy cô khoa Ngữ
văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế và tất cả
quý thầy cô đã cung cấp nhiều kiến thức và tư liệu
để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Cuối cùng là gia đình và các bạn bè của tôi,
những người luôn bên cạnh, tạo mọi điều kiện tốt
nhất về tinh thần, vật chất, về thời gian… luôn sát
cánh bên tôi trong suốt quãng thời gian tôi thực hiện
mơ ước của mình.
Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lời
biết ơn sâu sắc và chân thành nhất.
Huỳnh Thị Ny

iii
iii


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ...................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................5

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................12
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................13
5. Đóng góp của luận văn ..........................................................................................14
6. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................14
NỘI DUNG ..............................................................................................................15
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG TIẾP CẬN KÍ HIỆU HỌC VĂN
HỌC VÀ TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN TRONG KHÔNG GIAN VĂN HỌC
HẢI NGOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ...............................................................15
1.1. Một số khuynh hướng tiếp cận kí hiệu học ........................................................15
1.1.1. Một sốDemo
khuynhVersion
hướng tiếp
cận kí hiệu học
trên thế giới ................................15
- Select.Pdf
SDK
1.1.2. Vấn đề vận dụng lí thuyết kí hiệu học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam....22
1.2. Tiểu thuyết của Thuận trong không gian văn học hải ngoại Việt Nam đương đại ...26
CHƯƠNG 2: TIỂU THUYẾT THUẬN NHÌN TỪ MÃ NHÂN VẬT VÀ MÃ
KHÔNG GIAN - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT ...................................................31
2.1. Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật .......................................................31
2.1.1. Nhân vật vắng mặt ..........................................................................................31
2.1.2. Nhân vật cô đơn, vong bản..............................................................................35
2.1.3. Nhân vật chấn thương trước những biến động của lịch sử .............................39
2.1.4. Những khuôn mặt trong đám đông .................................................................42
2.2. Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã không gian nghệ thuật.................................45
2.2.1. Không gian lai ghép và mang tính chất huyền thoại .......................................45
2.2.2. Không gian như một kí hiệu gắn với quyền lực diễn ngôn .............................52
2.3. Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã thời gian nghệ thuật ....................................60
2.3.1. Kí hiệu thời gian đồng hiện với những lát cắt điện ảnh ..................................61

2.3.2. Kí hiệu thời gian ngưng trệ, trì hoãn trong thân thể hiện sinh và chủ thể chấn thương .63
1


CHƯƠNG 3: TIỂU THUYẾT THUẬN NHÌN TỪ MÃ KẾT CẤU, MÃ NGÔN
NGỮ VÀ BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA ....................................................................67
3.1. Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã kết cấu .........................................................67
3.1.1. Kết cấu phân mảnh, phi trung tâm ..................................................................67
3.1.2. Kết cấu song song - hội tụ ...............................................................................70
3.1.3. Kết cấu đối lập ................................................................................................73
3.2. Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã ngôn ngữ .....................................................74
3.2.1. Ngôn ngữ giàu tính đối thoại ..........................................................................74
3.2.2. Ngôn ngữ tối giản hóa .....................................................................................77
3.3. Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ một số biểu tượng .............................................80
3.3.1. Biểu tượng hành trình hay sự du hành về văn hóa ..........................................81
3.3.2. Biểu tượng lịch sử hay kinh nghiệm của sự chấn thương ...............................85
3.3.3. Biểu tượng người phụ nữ hay diễn ngôn về nữ giới .......................................88
KẾT LUẬN ..............................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94
PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Kí hiệu học (semiotics) là khoa học nghiên cứu bản chất, chức năng và
cơ chế hoạt động của các hệ thống kí hiệu (sign) với tư cách là những thực thể kiến

tạo văn hóa, xã hội mà thông qua chúng, con người có thể sản sinh, lưu giữ, truyền
đạt và chuyển giao thông tin. Văn học nói riêng và khoa học nhân văn nói chung
cũng không nằm ngoài tiến trình bổ sung, giao thoa, chuyển hóa và xếp chồng của
các kí hiệu trong không gian “kí hiệu quyển”.
Văn học sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu nên văn học cũng là kí hiệu, đặc biệt
nó là hệ thống kí hiệu được hai lần mã hóa (mã hóa của ngôn ngữ tự nhiên và trên cơ
sở ngôn ngữ tự nhiên để mã hóa thành ngôn ngữ nghệ thuật) hay nó là kí hiệu nói về
kí hiệu, tức là một hình thức siêu kí hiệu. Xuất phát từ những đặc thù kí hiệu của văn
học mà lý thuyết kí hiệu học văn học trong những năm gần đây đã thể hiện sự năng
động của nó trong việc ứng dụng kí hiệu học văn học để giải mã các hiện tượng văn
học cụ thể trong cái nhìn của bản thân văn bản văn học cũng như sự tham chiếu của
văn bản văn học với những địa hạt ngoài văn học như văn bản văn hóa, lịch sử…
Thuật ngữ kí hiệu học được nhà ngữ học Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure đề

Demo Version - Select.Pdf SDK

xuất vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Ở đó, ông tiên đoán đến một
nền kí hiệu học bao trùm các thể loại kí hiệu của đời sống. Nếu kí hiệu học của
Saussure theo tinh thần chủ nghĩa cấu trúc với mô hình cấu trúc kí hiệu nhị phân thì
kí hiệu học của triết gia Mỹ Charles Sanders Pierce được hình thành theo quan điểm
logic học với mô hình cấu trúc kí hiệu tam vị. Dựa trên nền tảng kí hiệu học của
Saussure và Pierce, ngành kí hiệu học đã phát triển với những tên tuổi quan trọng
như: Louis Hjelmslev, Roland Barthes, Juri Lotman, Umberto Eco… Khoa học
nghiên cứu về kí hiệu không chỉ dừng lại ở mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái
được biểu đạt mà tiến tới tìm hiểu quá trình thiết lập và diễn giải kí hiệu cũng như
cơ chế hoạt động đặc thù của nó. Và ở đó, kí hiệu học liên đới đến các ngành khoa
học khác trong tính chất liên ngành.
Từ những năm 60 của thế kỉ XX, lí thuyết kí hiệu học văn học đã thể hiện vai
trò của nó trong hành trình nghiên cứu bản chất văn học và quan trọng hơn, nếu
trước đây, người ta xem văn học là một vũ trụ ngữ nghĩa tự trị, khép kín theo tinh

thần của chủ nghĩa cấu trúc, thì trên thế giới hiện nay, người ta thấy cần xét lại định
nghĩa kí hiệu học văn học. Ở đó, văn bản văn học luôn luôn gắn với ngữ cảnh mà nó
3


ra đời, bởi đằng sau văn bản là tác giả và đằng sau tác giả là một thời đại. Kí hiệu
học văn học cho thấy những khả năng và giới hạn của nó trong việc xác lập những
thuộc tính bản thể của văn học trong sự chuyển đổi về hệ hình tư duy lí luận văn
học từ tiền hiện đại sang hiện đại và hậu hiện đại, ở đó khái niệm tính bản thể của
văn học là khái niệm mà nội hàm chuyển dần từ tính khách quan sang chủ quan như
sự xác lập quan niệm và giá trị của văn học. Kí hiệu học văn học từ đây gia nhập
vào kí hiệu học văn hóa và đằng sau văn bản văn học là văn bản văn hóa.
1.2. Văn xuôi Việt Nam đương đại với những cây bút tiêu biểu như Phạm
Thị Hoài, Linda Lê, Thuận, Hiệu Constant… trong những năm gần đây là đề tài
được các nhà nghiên cứu quan tâm từ nhiều góc nhìn khác nhau như lý thuyết liên
văn bản, trần thuật học nữ quyền, lý thuyết diễn ngôn phê bình không gian…
Những nghiên cứu ấy đã góp phần xác lập vai trò, vị thế của văn học đương đại
trong việc kiến tạo diện mạo của Văn học Việt Nam. Trong đó, theo chúng tôi, điều
đáng ghi nhận nhất là thông qua những nghiên cứu ấy đã khẳng định tiếng nói của
những diễn ngôn văn học ngoại biên trong sự tương tác với diễn ngôn văn học trung
tâm, để từ đó xác lập văn học Việt Nam hải ngoại như một bộ phận không thể thiếu
trên cơ thể văn học Việt Nam.
Trong đó, Thuận là nữ nhà văn được giới nghiên cứu đánh giá đã tạo nên những

Demo Version - Select.Pdf SDK

đổi mới trong việc xóa bỏ đường biên các thể loại văn học, kiến giải văn học từ tầng sâu
của văn hóa, lịch sử. Với nhiều tiểu thuyết đặc sắc: Made in Vietnam, Chinatown, Paris
11 tháng 8, T mất tích, Thang máy Sài Gòn, Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư, Thuận đã
được bạn đọc Việt Nam cũng như độc giả Pháp biết đến như một nhà văn luôn dấn thân

tìm tòi và thử nghiệm trong việc tạo cho người đọc cơ hội để ngẫm nghĩ về thân phận
con người, thân phận lịch sử và cả thân phận của những thực thể văn hóa. Tiếng nói văn
chương của Thuận được mã hóa thông qua hệ thống các kí hiệu hàm nghĩa, sinh động
và đa đạng khiến cho quá trình diễn giải của người đọc đối với tiểu thuyết của chị luôn
được vẫy gọi bởi ý nghĩa của các tầng bậc kí hiệu về không gian, thời gian cũng như
biểu tượng văn hóa mà ở đó không gian được tồn tại như một diễn ngôn giải kiến tạo về
sự xâm lấn của văn hóa Đông Tây còn thời gian được tồn tại như một diễn ngôn lịch sử.
Hiện hữu trong tọa độ kí hiệu không gian và thời gian ấy là thế giới của những con
người cá nhân với bản thể cô đơn, tâm lý chấn thương và khát vọng vượt thoát bi kịch.
Với quan niệm mỗi tiểu thuyết là một chuyến đi dài, Thuận đã gặp gỡ văn chương như
một cuộc chơi thú vị. Tinh thần trò chơi thể hiện trong cách chị lựa chọn mảng đề tài
thiên về lịch sử, ở văn phong phóng túng, giễu nhại trong mê lộ kí hiệu đa nghĩa.
4


Những nghiên cứu về kí hiệu học gần đây đã xác lập được nền tảng lí thuyết
cũng như lịch sử nghiên cứu kí hiệu học cùng một số khuynh hướng tiếp cận kí hiệu
học trong nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, văn hóa trên thế giới và tình hình ứng
dụng lý thuyết này ở Việt Nam. Những nghiên cứu về kí hiệu học văn học đối với
những hiện tượng văn học cụ thể (nghiên cứu trường hợp - case study) luôn cho
thấy khát vọng và nỗ lực xác lập những vênh lệch giữa thực tiễn sáng tác và những
vấn đề của lí thuyết văn học. Chỉ ra những vênh lệch ấy, chúng tôi thiết nghĩ là cần
thiết để thể hiện quan niệm mọi lí thuyết văn học đều xuất phát từ thực tiễn sáng tác
và những nghiên cứu trường hợp luôn có ý nghĩa trong việc tạo lập sự sinh động, đa
dạng và bổ khuyết cho lí thuyết văn học.
Xuất phát từ những lí do trên khiến cho đề tài mà chúng tôi lựa chọn: Tiểu
thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp thiết, chứa đựng các
tình huống khoa học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu về lí thuyết kí hiệu học văn học

2.1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết kí hiệu học văn học trên thế giới
Xu hướng nghiên cứu kí hiệu học gắn với nghiên cứu ngôn ngữ và cấu trúc,
bản chất của nghiên cứu kí hiệu là nghiên cứu ngôn ngữ. Quan điểm của F.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Saussure về tính hai mặt cái biểu đạt và cái được biểu đạt cũng với một số cặp
lưỡng phân như ngôn ngữ/lời nói, nội tại/ngoại tại của kí hiệu đã trở thành dấu móc
quan trọng không chỉ đối với ngành ngôn ngữ học hiện đại mà với cả kí hiệu học.
Theo F.Saussure, tín hiệu học/kí hiệu học (sémiologie) là “một khoa học nghiên cứu
đời sống của các tín hiệu trong lòng sinh hoạt xã hội... Ngành học này sẽ cho ta biết
thế nào là tín hiệu, nó tuân theo những quy luật nào” [96,15]. Ông tiên đoán tầm
ảnh hưởng của cấu trúc luận sẽ vượt ra ngoài phạm vi của ngôn ngữ học khi cho
rằng một ngành khoa học nghiên cứu về sự tồn tại của các kí hiệu trong đời sống xã
hội là hoàn toàn phù hợp, khoa học này sẽ là một phần của tâm lí học xã hội do đó
cũng là một phần tâm lí học nói chung. Như vậy, F. Saussure nhắc đến kí hiệu học
lần đầu tiên như một thuật ngữ riêng của một phân môn nghiên cứu của chủ nghĩa
cấu trúc.
Tiếp thu có phê phán và phát triển các quan điểm của Saussure, V.N.Voloshinov
trong Chủ nghĩa Marx và Triết học ngôn ngữ khẳng định, bên ngoài kí hiệu không tồn
tại ý thức - tư tưởng. Bên ngoài kí hiệu, ý thức - tư tưởng chỉ là một sự hư cấu. Theo ý
kiến của Voloshinov, ý thức - tư tưởng không tồn tại ở dạng nào khác ngoài tồn tại dưới
5


hình thức kí hiệu, và kí hiệu cũng chẳng có mục đích nào khác, mà tồn tại như là ý thức
- tư tưởng. Ý thức không chỉ đầy ắp kí hiệu mà “ý thức chỉ trở thành ý thức khi được lấp
đầy bằng nội dung tư tưởng, tức là nội dung kí hiệu”. Voloshinov viết: “Đặc điểm kí
hiệu chính là cái chung quy định tất cả các hiện tượng tư tưởng. Mỗi kí hiệu tư tưởng
không chỉ là một sự phản ánh, một cái bóng của thực tại, mà còn là một phần vật chất

của chính thực tại đó. Tất cả các hiện tượng kí hiệu tư tưởng đều được thể hiện qua một
chất liệu nào đó: như âm thanh, khối lượng vật lí, màu sắc, vận động cơ thể” [96, 45], và
nếu chúng ta loại khỏi ý thức nội dung kí hiệu tư tưởng của nó, ý thức hoàn toàn không
còn lại gì. Như thế, kí hiệu là hình thức - ý thức - tư tưởng - văn hóa. Không có kí hiệu
nằm ngoài hệ thống ý thức - tư tưởng - văn hóa, cũng không có ý thức - tư tưởng - văn
hóa nếu không được biểu đạt bằng hệ thống kí hiệu.
Khác với mô hình cặp đôi về kí hiệu của F. Saussure, mô hình tam vị của
C.S. Peirce gồm: kí hiệu (sign), đối tượng (object) và diễn giải (interpretant), có thể
coi đây là “vết rạn nứt” đầu tiên của cấu trúc nội tại. Trong ba yếu tố này, nếu như
kí hiệu (sign) như là cái biểu đạt (signifier); đối tượng (object) là suy nghĩ tốt nhất
về bất cứ cái gì được biểu đạt, diễn giải (interpretant) trở thành một phần quan trọng
trong mô hình kí hiệu học của Peirce.
Tiếp nối xu hướng nghiên cứu kí hiệu học gắn với ngôn ngữ - cấu trúc, mô

Demo Version - Select.Pdf SDK

hình kí hiệu của Louis Hjelmslev là sự phát triển xa hơn mô hình kí hiệu hai mặt
của F. Saussure, đối với Louis Hjelmslev, ông đã định danh lại thành biểu hiện
(expression) và mặt nội dung (content plance) coi đây là cả hai mặt của kí hiệu. Cả
mặt biểu hiện và mặt nội dung đều được phân tầng cụ thể hơn trong hình thức và
nghĩa kí hiệu học.
Roland Barther lại chú ý nhấn mạnh đến sự diễn giải trên cấu trúc tam vị của
Pierce, ông cho chúng ta thấy một sức mạnh vô biên lẫn sự che giấu tồn tại của mỗi
kí hiệu. Ông xem kí hiệu học là khoa học về các hình thức chịu ràng buộc từ một
quy chế chung của “những khoa học về các giá trị, xác định sự việc và khảo sát sự
việc dưới góc độ cái-giá trị-như. Trong công trình Những huyền thoại, R.Barthes
khẳng định “huyền thoại như một hệ thống kí hiệu” và huyền thoại học “nghiên cứu
những tư tưởng dạng hình thức”. Barthes cho rằng, huyền thoại là một hệ thống đặc
thù ở chỗ: “nó được thiết lập từ một chuỗi kí hiệu tồn tại trước nó: đó là hệ thống kí
hiệu thứ hai” [72, 292]. Bên cạnh đó, ông còn có nhiều công trình khác nghiên cứu

về kí hiệu học khác như: Tuyển tập các công trình kí hiệu học, Thi pháp học (1989),
Các thành tố của kí hiệu học (1964)…
6


Nghiên cứu kí hiệu học trên thế giới còn có nhiều tên tuổi khác như: Charles
Morris, Algirdas J. Greimas, Juri Lotman, Umberto Eco,… Khoa học về kí hiệu đã
có những khảo sát nghiên cứu đa chiều hơn và không ngừng phát triển, tiếp thu và
cải biến.
2.1.2. Các nghiên cứu về kí hiệu học văn học ở Việt Nam
Ở Việt Nam, kí hiệu học nói chung và kí hiệu học văn hóa nói riêng đã nhận
được sự quan tâm của các nhà khoa học trong những năm gần đây, bao gồm các
hoạt động dịch thuật các công trình có tính chất lập thuyết của kí hiệu học tiên
phong. Ở đó, các nhà nghiên cứu đã bàn luận đến vấn đề: phạm vi và các thuật ngữ
cơ bản của kí hiệu học, đặc tính của kí hiệu như tính không đồng đều, tính đa nghĩa
và trừu tượng, cơ sở kí hiệu học, kí hiệu học như một lí thuyết về cách đọc… Có thể
kể ra một số công trình dịch thuật sau:
Đầu tiên phải kể đến công trình: Ilin và Tzuganova (2003), Các khái niệm và
thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ XX
(Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch) [48]. Ở công trình này, tác giả
đã đưa ra một số những khái niệm mới về các vấn đề nghiên cứu văn học và phê bình
văn học mới, trong đó đáng chú ý có kí hiệu học và chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn
học thế kỉ XX. Khái niệm kí hiệu học được đề cập ở công trình này chính là nền tảng

Demo Version - Select.Pdf SDK

mở ra những hướng nghiên cứu kí hiệu học và kí hiệu học văn học sau này.
Tiếp đó có thể kể đến công trình dịch thuật của Trần Đình Sử, ông đã dịch
công trình của Tzvetan Todorov, công trình có tên Kí hiệu học văn học. Với việc
dịch công trình này của Todrrov, Trần Đình Sử đã thực sự mở ra nhiều cách hiểu

mới về kí hiệu học văn học cho những nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Phân
định rất rạch ròi khái niệm kí hiệu và kí hiệu học văn học, khẳng định kí hiệu học
văn học chính là đặc trưng của một loại ngôn ngữ khác ngôn ngữ tự nhiên. Công
trình thực sự mang lại những thông tin vô cùng hữu ích liên quan đến việc nghiên
cứu và vận dụng kí hiệu học vào nghiên cứu tác phẩm văn chương.
Bên cạnh đó, trong công trình Kí hiệu học văn hóa của Iu.M. Lotman [55],
của nhóm dịch giả Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử đã giới thiệu đến bạn
đọc Việt Nam những tư tưởng nòng cốt làm nên lý thuyết kí hiệu học văn hóa của
nhà nghiên cứu văn học, nhà văn hóa học và kí hiệu học nổi tiếng thế giới, một
trong những học giả hàng đầu của thế kỉ XX. Công trình bàn đến: thứ nhất, Iu.M.
Lotman quan niệm văn hóa học trước hết là kí hiệu học văn hóa và kí hiệu học
trước hết cũng chỉ là kí hiệu học văn hóa mà thôi; thứ hai, tác giả cho rằng không
7


một hệ thống kí hiệu nào khi đang tách rời riêng rẽ lại có khả năng hoạt động thực
sự mà chỉ khi nào chúng được bao bọc trong một mạng lưới kí hiệu học đầy ắp
những cấu trúc kí hiệu học thuộc những dạng khác nhau và tồn tại ở những cấp độ
tổ chức khác nhau, tức là chúng luôn tồn tại trong không gian “kí hiệu quyển”; thứ
ba, quan điểm kí hiệu học văn hóa của Iu.M. Lotman lấy văn bản làm trung tâm với
nội hàm mới về văn bản: văn bản không phải là cái bọc đựng nghĩa thụ động mà là
một tổ chức truyền đạt, lưu giữ, sáng tạo thông tin. Tác giả còn hướng sự quan tâm
của mình đến mối quan hệ giữa kí hiệu học văn hóa với kí hiệu học văn học khi
khảo sát “biểu tượng trong hệ thống văn hóa”, “biểu tượng - gien truyện kể”, “về
mã huyền thoại của văn bản truyện kể” cũng như đặc trưng của văn bản nghệ thuật
trong tương quan với văn bản hành vi.
Từ những công trình dịch thuật trên, chúng ta có thể hiểu hơn về khái niệm
kí hiệu học nói chung và kí hiệu học văn học nói riêng để từ đó có thể ứng dụng vào
việc nghiên cứu những đề tài khác nhau liên quan đến kí hiệu học. Những công
trình dịch thuật thực sự có ý nghĩa lớn lao đối với một hướng nghiên cứu còn khá

mới mẻ ở Việt Nam chúng ta như kí hiệu học.
Bên cạnh những công trình dịch thuật, phải kể đến những công trình nghiên
cứu và ứng dụng Kí hiệu học văn học ở Việt Nam:

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trước hết, phải nhắc đến Hoàng Trinh với hai công trình tiêu biểu liên quan
đến kí hiệu học, “Kí hiệu, nghĩa và phê bình văn học” (1979), “Từ kí hiệu học đến
thi pháp học” (1997). Cả hai công trình đều là sự ứng dụng hệ hình lí thuyết để áp
dụng vào phê bình văn học, cũng như sử dụng kí hiệu học để lí giải các hình tượng
văn học. Đặc biệt, công trình Từ kí hiệu học đến thi pháp học, tác phẩm chính là
một nguồn tài liệu rất hữu ích đối với những bạn đọc yêu thơ và các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ, thơ ca, trong đó có các nhà nghiên cứu lí luận văn học và đặc biệt là
những nhà nghiên cứu đang chuyển hướng sang nghiên cứu Kí hiệu học. Cuốn sách
giới thiệu sơ lược về kí hiệu học, quan hệ của nó với thi pháp học và thử áp dụng
một thi pháp học gần gũi với ký hiệu học để lý giải thơ, ca dao, tục ngữ Việt Nam.
Có lẽ không thể quên nhắc tên Trịnh Bá Đĩnh, một người có khá nhiều
những công trình liên quan đến kí hiệu học nói chung và kí hiệu học văn học nói
riêng. Trong công trình gần đây nhất, do Trinh Bá Đĩnh chủ biên, nghiên cứu một
khía cạnh khác của kí hiệu học, công trình mang tên Từ kí hiệu đến biểu tượng
(2016) [28]. Ở công trình này, ông chủ yếu khảo sát các vấn đề lí luận liên quan đến
kí hiệu, biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật; tiếp đó ông đề cập đến các khuynh
8


hướng nghiên cứu biểu tượng từ nhiều góc nhìn khác nhau như: nhân học - triết học,
kí hiệu học văn hóa, phân tâm học và tu từ học. Trong phần thứ hai của công trình
này, Trịnh Bá Đĩnh đã tiến hành phân tích một số biểu tượng tiêu biểu như những
ứng dụng dành riêng cho việc nghiên cứu biểu tượng, xem biểu tượng như một kí
hiệu đặc trưng. Và cuối cùng ở công trình này chúng ta có thể thấy đó chính là các

bài dịch được tác giả biên tập lại và sắp xếp theo một hệ thống logic nhất định để
bạn đọc có thể hiểu hơn về biểu tượng riêng cũng như kí hiệu học nói chung.
Xem biểu tượng như là một phạm trù quan trọng của kí hiệu học, Đinh Hồng
Hải với các công trình nghiên cứu liên quan đến biểu tượng dưới góc nhìn kí hiệu
học như “Nghiên cứu biểu tượng một số hướng tiếp cận lí thuyết” (2014) và “Cấu
trúc luận trong nghiên cứu biểu tượng từ kí hiệu học đến nhân học biểu tượng”
(2016). Trong những công trình lớn này, tác giả chủ yếu sử dụng nhiều lí thuyết
khác nhau để nghiên cứu biểu tượng như cấu trúc luận, ngôn ngữ học, nhân học,
trong đó tiêu biểu có đề cập đến nghiên cứu biểu tượng dưới góc nhìn kí hiệu học.
Bên cạnh đó, còn có nhiều bài viết nghiên cứu về kí hiệu học nói chung và kí
hiệu học văn học nói riêng của các nhà nghiên cứu khác như Lê Huy Bắc với các
bài viết “Văn chương như kí hiệu đa văn hóa”(2016), “Cổ mẫu như liên kí hiệu văn
chương”(2015), “Mặc định học kí hiệu” (2015); Trần Đình Sử với các bài viết: “Mã

Demo Version - Select.Pdf SDK

và giải mã trong văn học”, “Tính kí hiệu của hình tượng văn học”…
Gần đây nhất (10/2016) là Hội thảo Kí hiệu học, từ lí thuyết đến ứng dụng
trong nghiên cứu và dạy học Ngữ văn được tổ chức tại trường Đại học sư phạm Hà
Nội, với sự đóng góp nghiên cứu của rất nhiều các chuyên gia đầu ngành nghiên
cứu văn học cũng như những người nghiên cứu trẻ tuổi đã phác thảo diện mạo tình
hình nghiên cứu kí hiệu học nói chung và kí hiệu học văn học nói riêng tại Việt
Nam. Ở phần Những vấn đề lí thuyết phải kể đến Đỗ Hải Phong với Lịch sử tiếp cận
kí hiệu học như phương pháp nghiên cứu văn hóa; Trần Đình Sử, Tác phẩm văn học
như là kí hiệu nghệ thuật; Lê Huy Bắc với Những khái niệm cơ bản của kí hiệu học;
Trần Văn Toàn với Những vấn đề của nghiên cứu văn học nhìn từ tiến trình kí hiệu
hóa (semiosis) và lí thuyết diễn ngôn; Lê Thị Diễm Hằng với Giao tiếp của văn học
nhìn từ lí thuyết kí hiệu học văn hóa… Tình hình vận dụng kí hiệu học ở Việt Nam
cũng rất đa dạng qua bài viết Lê Trà My: Xung quanh kí hiệu thân thể trong Thân
phận tình yêu của Bảo Ninh; Nguyễn Thị Hải Phương với Tiếp cận các cặp đối lập

biểu nghĩa trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay từ góc độ kí hiệu học, Vũ Anh Tuấn
với Về mối liên hệ kí hiệu học - folklore học và vấn đề vận dụng nghiên cứu văn học
9


dân gian; Lã Nhâm Thìn với Kí hiệu học với nghiên cứu và giảng dạy văn học
trung đại Việt Nam…
Nhìn chung, tất cả những khảo sát về những công trình, đề tài nghiên cứu về
kí hiệu học nói chung cũng như kí hiệu học văn học nói riêng ở trên cho thấy, gần
đây kí hiệu học là ngành nghiên cứu đang được quan tâm và là xu hướng nghiên
cứu chủ đạo hiện nay.
2.2. Các nghiên cứu về tiểu thuyết của Thuận
2.2.1. Những công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp đến đề tài
Ở Việt Nam, Thuận được coi là một cây bút mới có cá tính nên tác phẩm của
chị cũng được chú ý nghiên cứu khá nhiều. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy tác
phẩm của Thuận đã được quan tâm trên nhiều phương diện khác nhau, ứng dụng
nhiều lí thuyết khác nhau để soi chiếu chiếu tác phẩm như nữ quyền luận, chủ nghĩa
hiện sinh, phân tâm học, hậu hiện đại…Tuy nhiên, trong số rất nhiều các đề tài đó,
chúng tôi đặc biệt quan tâm đến một số các đề tài có liên quan gián tiếp đến nghiên
cứu của chúng tôi.
Luôn có ý thức cách tân văn học, nghiêm túc với công việc của mình, bạo dạn
và thậm chí khiêu khích với thẩm mỹ truyền thống, Thuận nhận được không ít sự ủng
hộ cũng như bài xích, chê bai. Trong bài viết Suy nghĩ về dịch thuật và ngôn ngữ văn

Demo Version - Select.Pdf SDK

chương, Cao Việt Dũng khẳng định: “Thuận đã tạo ra một thế giới khác, một thế giới
mong manh nằm trên biên giới các nền văn hóa, nhưng cùng lúc cũng là một thế giới
vững chắc với các nền móng chung, với những lối liên thông với những động hướng
gần gũi nhau”[24]. Theo anh, Thuận có một thứ can đảm phi thường trong một khí hậu

văn chương đậm màu tầm thường đang vây bủa: can đảm bịa đặt.
Văn học phải viết về con người, Thuận cũng không nằm ngoài phạm vi đề tài
đó. Chính vì thế vấn đề về con người trong tiểu thuyết của Thuận được quan tâm khá
nhiều trong rất nhiều các công trình nghiên cứu cũng như các bài viết được đăng trên
những tạp chí uy tín. Chúng ta có luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Hạnh (Đại học Thái
Nguyên) với đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận” (2011). Trong
công trình nghiên cứu này, tác giả đã khảo sát hệ thống các kiểu nhân vật thường thấy
nhất trong một vài tiểu thuyết của Thuận: nhân vật vắng mặt, nhân vật đám đông.
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy giọng điệu - ngôn ngữ trong tiểu thuyết của
Thuận cũng được sự quan tâm khá nhiều của các nghiên cứu gần đây, giọng điệu và
ngôn ngữ trong văn chương cũng chính là một mã kí hiệu cần khai thác. Trong
những công trình nghiên cứu về giọng điệu liên quan đến tiểu thuyết của Thuận
10


chúng tôi đặc biệt chú ý đến bài viết Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại của Thái Phan Vàng Anh [6] được đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ
An (2010), trong đó có một phần khảo sát giọng điệu trong nhiều tiểu thuyết khác
nhau và tiểu thuyết của Thuận rất được quan tâm. Đồng thời, có luận văn thạc sĩ của
Trần Thị Thanh Thoa, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh viết về “Giọng
điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận” [83].
Ngoài ra, còn có rất nhiều những đề tài khác nghiên cứu tiểu thuyết của Thuận
mà chúng tôi có tìm đọc để mở ra những hướng đi khác nhau trong quá trình triển khai
đề tài. Tuy nhiên, những vấn đề mà chúng tôi đề cập ở trên chỉ có tính định hướng gián
tiếp trong đề tài liên quan đến đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu.
2.2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài.
Bên cạnh những đề tài liên quan gián tiếp thì có nhiều công trình nghiên cứu
liên quan trực tiếp đến đề tài mà chúng tôi đang thực hiện. Cụ thể như sau:
Bàn về vấn đề con người trong tiểu thuyết của Thuận, Hoàng Thị Liên, Đại
học Đà Nẵng trong luận văn thạc sĩ “Con người cô đơn trong tiểu thuyết của Thuận”

[52] đã chỉ ra các hình thức cô đơn: cô đơn giữa thực tại văn hóa phương Tây thực
dụng, cô đơn trong gia đình, cô đơn bản thể. Không chỉ dừng lại ở những công trình
luận văn thạc sĩ, có nhiều bài báo, bài hội thảo bàn về kiểu nhân vật trong văn chương

Demo Version - Select.Pdf SDK

đương đại nói chung, trong đó có nhắc nhiều đến tác phẩm của Thuận cùng những
kiểu nhân vật xuất hiện trong đó, ví dụ như Nguyễn Thị Kim Tiến, Đại học Đồng
Tháp bàn về “Về kiểu “ẩn danh” nhân vật - Tiếp cận qua một số tiểu thuyết Việt
Nam đương đại” [88]. Lí Hoài Thu - Nguyễn Thu Trang tìm hiểu “Tiểu thuyết hải
ngoại và vấn đề thân phận tha hương” [87] đề cập đến nhiều tác giả hải ngoại trong
đó có Thuận với cảm thức tha hương trong việc sáng tạo nhân vật của mình.
Bàn về vấn đề trần thuật, Vũ Thị Hạnh nghiên cứu“Nghệ thuật tự sự trong
tiểu thuyết của Thuận” [40] với các kiểu nhân vật: nhân vật tha hương, sầu xứ và bi
kịch, nhân vật vắng mặt, nhân vật đám đông. Đặc biệt luận văn đã nêu bật nét đặc
sắc trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật bằng việc phá bỏ ngoại hình và
tính cách, giản lược đối thoại và gia tăng độc thoại, phân thân… Ở “Chơi cùng
ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Thuận” [41], Vũ Thị Hạnh đã chỉ ra được những
yếu tố độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn như sự tăng cường những
yếu tố tỉnh lược ngữ dụng, hiện tượng lai tạp ngôn ngữ, tính đa thanh trong ngôn
ngữ trần thuật. Đặc biệt với Thuận, ngôn ngữ còn trở thành một phương diện để
kiến tạo nhịp điệu. Nguyễn Văn Thông viết “Đặc sắc ngôn ngữ trong Paris 11
11


tháng 8 của Thuận” (2013), bài viết cho thấy những nét đặc sắc trong cách sử dụng
ngôn ngữ ở tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 như: ngôn ngữ nhân vật được thể hiện
thông qua những câu thoại cực ngắn, ngôn ngữ trần thuật luôn gắn liền với sự di
động điểm nhìn không gian và thời gian trần thuật.
Bên cạnh vấn đề về con người, nhân vật, ngôn ngữ- giọng điệu, ở tiểu thuyết

của Thuận có một số nét đặc sắc nữa mà chúng tôi thấy cần lưu tâm vì xét về phương
diện kí hiệu học thì các yếu tố đó cũng chính là các mã kí hiệu cần được giải mã. Viết
về kí hiệu giấc mơ trong tiểu thuyết của Thuận, Tâm Đan với bài viết “Những giấc mơ
trong tiểu thuyết của Thuận” cho rằng: “thông qua kí hiệu giấc mơ, Thuận đã bắt sóng
tần số của những dải tâm lí trong tâm thức con người đương đại với trạng thái bất an,
cảm giác lo sợ, bị đe dọa, tình trạng tồn tại yếu thế, nhỏ nhoi, vô nghĩa trước cuộc đời
rộng lớn. Hư và ảo, mộng và thực đan quyện vào nhau khiến cho nhân vật trong truyện
và người đọc đều không có một ý niệm rõ rệt về thời gian và không gian” [25].
Bên cạnh đó có một số đề tài liên quan đến không gian nghệ thuật trong các
tác phẩm của Thuận như bài viết: “Vấn đề không - thời gian trong tiểu thuyết Việt
Nam đầu thế kỷ XXI và sự xóa nhòa những đường biên thể loại” của Hoàng Cẩm
Giang in trong Những lằn ranh văn học (2011). Bài viết có một phần khảo sát các
kiểu không gian thường gặp trong tiểu thuyết của Thuận, kiểu không gian được lặp

Demo Version - Select.Pdf SDK

đi lặp lại có tính hệ thống được trình bày mô tả thành bảng biểu rất rõ ràng.
Từ những tìm hiểu trên, có thể thấy hướng nghiên cứu về Thuận không phải là
hướng đi hoàn toàn mới. Tuy nhiên, soi chiếu tác phẩm của Thuận dưới góc nhìn kí
hiệu học văn học là hướng đi khá mới mẻ mà từ trước tới nay ngoài những bài viết có
đề cập chút ít thì vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự đặt vấn đề cho
hướng nghiên cứu này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số khuynh hướng tiếp cận lý thuyết kí
hiệu học văn học hiện nay; các phương diện và tầng bậc kí hiệu đặc sắc trong tiểu
thuyết của Thuận như mã nhân vật, mã không gian gắn với quyền lực diễn ngôn, mã
thời gian gắn với những biến động lịch sử, mã biểu tượng như hạt nhân cơ bản của chủ
thể văn hóa, kết cấu, ngôn ngữ như những mã kí hiệu gắn với quan niệm trò chơi.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các tiểu thuyết của Thuận:
- Made in Vietnam (tiểu thuyết, nhà xuất bản Văn Mới, California, 2002).

- Chinatown (tiểu thuyết, nhà xuất bản Đà nẵng, 2005).
- Paris 11 tháng 8 (tiểu thuyết, nhà xuất bản Đà nẵng, 2006).
12


- T mất tích (tiểu thuyết, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2007).
- Thang máy Sài Gòn (tiểu thuyết, Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn, 9/2013).
- Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư (tiểu thuyết, Nxb Nhã Nam, 2015).
Trong quá trình nghiên cứu, để nhìn thấy những tương đồng và khác biệt của những
mã kí hiệu văn học trong tiểu thuyết của Thuận, chúng tôi sẽ chọn một số tiểu thuyết của các
tác giả khác của văn học Việt Nam đương đại để bổ sung phạm vi nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp cấu trúc - kí hiệu học
Sử dụng phương pháp này trước hết chúng tôi nghiên cứu một cách có hệ
thống quan điểm của một số nhà lập thuyết kí hiệu học như Ferdinand de Saussure,
Charles Sander Pierce, Louis Hjeimslev, Roland Barthes, Kristeva, Umberto
Eco,…Sau đó, dùng các lí thuyết đó để nghiên cứu những mã kí hiệu trong tác
phẩm của Thuận, xem tất cả những tiểu thuyết của Thuận là một hệ thống các kí
hiệu, đặt các tác phẩm trong một hệ thống có quan hệ với nhau và có quan hệ với
nhiều kí hiệu khác ngoài văn bản. Từ đó đi đến những nhận định, kết quả cần thiết.
4.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Sử dụng phương pháp này để chỉ ra những yếu tố mới khi nghiên cứu tác
phẩm của Thuận dưới góc nhìn kí hiệu học văn học so với các lí thuyết khác đã từng

Demo Version - Select.Pdf SDK

nghiên cứu về tiểu thuyết của Thuận như thi pháp học, hậu hiện đại, tự sự học,… Bên
cạnh đó, dùng phương pháp này để so sánh tiểu thuyết của Thuận với các tiểu thuyết
của những nhà văn hải ngoại nữ khác như Đoàn Minh Phượng, Duyên,… để thấy
được những đặc sắc của Thuận trong quá trình mã hóa các kí hiệu văn học.

4.3. Phương pháp liên ngành
Phương pháp liên ngành là một trong những phương pháp nghiên cứu quan
trọng và chủ đạo trong khoa học xã hội và nhân văn hiện nay. Đặc biệt, việc sử
dụng phương pháp này là tất yếu trong nghiên cứu kí hiệu học văn học, bởi kí hiệu
văn học luôn cần được giải mã từ nền tảng của các ngành khoa học khác như ngôn
ngữ học, văn hóa học, tâm lý học, lí thuyết diễn ngôn…Việc phối kết lí thuyết của
nhiều ngành khoa học trong diễn giải kí hiệu xuất phát từ bản chất phức tạp, đa
nghĩa và luôn bí ẩn của kí hiệu văn học.Vì vậy, phương pháp liên ngành giúp chúng
tôi tiếp cận được bản chất của vấn đề nghiên cứu từ quan điểm của nhiều ngành
khoa học, phối hợp lí thuyết của nhau, sử dụng các khái niệm để giải mã những ẩn
số văn hóa, qua đó có cái nhìn toàn diện, thấu tỏ đặc trưng tiểu thuyết Thuận từ góc
nhìn kí hiệu học văn học.
13


4.4. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phân tích - tổng hợp là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng
trong những công trình khoa học nói chung. Ở công trình này, chúng tôi cũng sử
dụng phương pháp phân tích tổng hợp để có thể soi xét tác phẩm của Thuận dưới
góc nhìn kí hiệu học văn học. Phân tích những tầng nghĩa đa dạng, sinh động của
các yếu tố kí hiệu xuất hiện trong tiểu thuyết và từ đó tổng hợp các giá trị của các kí
hiệu để làm rõ hơn cho nghệ thuật mã hóa kí hiệu trong tiểu thuyết của Thuận.
5. Đóng góp của luận văn
Về lí thuyết: Nghiên cứu kí hiệu học như một lí thuyết mới ở Việt Nam vẫn
còn là một vấn đề đang cần dành được nhiều sự quan tâm hơn nữa, chính vì thế ở
luận văn này chúng tôi nhằm khái lược lại ngắn gọn nhất những quan niệm lí thuyết
kí hiệu học văn học.
Về thực tiễn: Đề tài Tiểu thuyết của Thuận dưới góc nhìn kí hiệu học văn
học, trong đó chúng tôi lựa chọn khảo sát ba loại kí hiệu tiêu biểu là kí hiệu nhân
vật như một yếu tố thể hiện quan niệm về con người chấn thương, cô đơn bản thể và

dấn thân trải nghiệm; kí hiệu không gian gắn với diễn ngôn về văn hóa Đông Tây
như một sự lai ghép độc đáo, kí hiệu thời gian được phục dựng qua bức tranh hiện
thực lịch sử của thời đại và của thân phận cá nhân; kí hiệu kết cấu, ngôn ngữ gắn

Demo Version - Select.Pdf SDK

với tính trò chơi của văn chương, và biểu tượng được lí giải từ góc nhìn kí hiệu học
văn hóa. Từ đó, luận văn đi đến kiến giải vấn đề thân phận con người, thân phận
lịch sử và cả thân phận văn hóa trong tiểu thuyết của Thuận.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Phần Nội dung
luận văn được triển khai thành 3 chương như sau:
Chương 1: Một số khuynh hướng tiếp cận lí thuyết kí hiệu học văn học và
tiểu thuyết của Thuận trong không gian văn học hải ngoại Việt Nam đương đại
Chương 2: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian thời gian
Chương 3: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã kết cấu, mã ngôn ngữ và biểu
tượng văn hóa

14



×