Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 253 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGUYỄN QUANG HƯNG

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
THANH TRA THUẾ TẠI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀM VĂN HUỆ

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng sự nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật./.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2018
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Quang Hưng


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện Luận án “Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế tại
Việt Nam”, nghiên cứu sinh đã nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ của rất nhiều nhà
nghiên cứu, rất nhiều chuyên gia; đặc biệt là các nhà khoa học trong Hội đồng đánh
giá luận án, các nhà khoa học phản biện luận án, các nhà nghiên cứu - giảng viên cán bộ quản lý đào tạo tại Đại học Kinh tế quốc dân và các chuyên gia của Tổng cục
Thuế… Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn về sự giúp đỡ nhiệt tình, sự hướng dẫn
quý báu đó.
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Đàm Văn Huệ về sự
hướng dẫn và sự đồng hành, hỗ trợ trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Viện Ngân
hàng - Tài chính (Đại học Kinh tế quốc dân).
Cuối cùng và đặc biệt biết ơn về những động viên, chia sẻ, tạo điều kiện… từ
gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp mà nghiên cứu sinh nhận được trên
chặng đường nghiên cứu tám (08) năm qua./.

Hà Nội, ngày
tháng
năm 2018
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Quang Hưng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT
ĐỘNG THANH TRA THUẾ ................................................................................... 6

1.1. Khái quát chung về hoạt động thanh tra thuế .............................................. 6
1.1.1. Khái niệm.................................................................................................... 6
1.1.2. Nguyên tắc .................................................................................................. 7
1.1.3. Vai trò ....................................................................................................... 10
1.1.4. Phân loại ................................................................................................... 11
1.2. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động thanh tra thuế ................................... 15
1.2.1. Nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế .............................. 16
1.2.2. Nhân tố tác động đến sự đồng thuận của người nộp thuế đối với kết luận
thanh tra thuế ...................................................................................................... 22
1.2.3. Tác động lan tỏa của thanh tra thuế và sự đồng thuận về kết luận thanh tra thuế ... 26
1.2.4. Nghiên cứu thực tế hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam......................... 28
1.2.5. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................... 31
Kết luận Chương 1.................................................................................................. 33
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 34
2.1. Khung mô hình nghiên cứu và giảến sự đồng thuận của NNT đối với kết
luận thanh tra thuế tại Việt Nam; cũng như kiểm định, đánh giá mối tương quan giữa
kết quả thanh tra, sự đồng thuận của NNT về kết luận thanh tra và hiệu ứng lan tỏa đối
với CQT, NNT và xã hội. Đồng thời, Chương 2 cũng trình bày các biến của mô hình,
thang đo các biến sử dụng trong nghiên cứu và đề xuất mô hình tác động của các nhân
tố đối với kết quả hoạt động thanh tra thuế, mô hình tác động của các nhân tố đối với
sự đồng thuận của NNT về kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam…


53

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ
TẠI VIỆT NAM
3.1. Thực trạng hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của một số cán bộ thuế, ý kiến của một số chuyên

gia tư vấn thuế - kế toán - kiểm toán và ý kiến của một số lãnh đạo bộ phận kế toán tài chính của doanh nghiệp được thu thập qua quá trình phỏng vấn sâu; kết hợp kết quả
nghiên cứu tại bàn đối với các tài liệu, báo cáo, nghiên cứu về hoạt động thanh tra thuế
tại Việt Nam và sử dụng kết quả khảo sát, thu thập ý kiến của các CBTT, doanh
nghiệp… có thể khái quát thực trạng hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam như sau:

3.1.1. Kết quả và nguyên nhân

3.1.1.1. Kết quả hoạt động thanh tra thuế
Từ thời điểm Luật QLT có hiệu lực (ngày 01/7/2007), hoạt động thanh tra thuế
tại Việt Nam đã có những thay đổi lớn về cách thức thực hiện không chỉ do sự thay đổi
về khung pháp lý có liên quan mà còn do buộc phải thích ứng tốt hơn với cơ chế tự
khai thuế, tự nộp thuế và bối cảnh NNT tăng nhanh cả về số lượng cũng như tính chất
phức tạp trong giao dịch kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ thuế (Phụ lục 4).
Thông qua việc tập trung nguồn lực phục vụ hoạt động thanh tra thuế, trong giai
đoạn 2007 - 2015, CQT đã tiến hành thanh tra 430.282 lượt NNT, truy thu và xử phạt
69.743,7 tỷ đồng (trung bình đạt 47.810 lượt NNT được thanh tra thuế và 7.749,3 tỷ
đồng tiền thuế, phạt tăng thu một năm). Trong giai đoạn 2007 - 2015, số tiền thuế, tiền
phạt tăng thu NSNN sau thanh tra có xu hướng tăng dần qua từng năm (trừ năm 2014
có sự suy giảm); từ mức 2.582,9 tỷ đồng (năm 2007) lên mức 11.784,1 tỷ đồng (năm
2015). Xét hai thời điểm 2007 và 2015, mức tăng tổng số tiền thuế, tiền phạt tăng thu
NSNN đạt mức 4,56 lần trong khi số cuộc thanh tra chỉ tăng 2,50 lần cho thấy đã có sự
gia tăng nhất định về hiệu quả thanh tra thuế. Cụ thể:
- Số thu NSNN tăng thêm bình quân sau 01 cuộc thanh tra thuế năm 2015 đạt
mức 148,6 triệu đồng/cuộc thanh tra, tăng 1,82 lần so với năm 2007 (trung bình 01
cuộc thanh tra thuế năm 2007 chỉ tăng thu 81,5 triệu đồng);
- Tỉ lệ số tiền thuế, tiền phạt tăng thu NSNN sau thanh tra trên tổng số thu nội
địa không bao gồm thu từ dầu, thu tiền sử dụng đất tăng từ mức 1,41% (năm 2007) lên
mức 1,95% (năm 2015) - tăng 1,38 lần…



54

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả hoạt động thanh tra thuế giai đoạn 2007 - 2015
Đơn vị: triệu đồng
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
Số lượt NNT được thanh tra
NĂM
Kế

Thực

hoạch

hiện

KIỂM TRA TẠI TRỤ SỞ NNT

Số thu NSNN tăng

Số lượt NNT

Số thu NSNN tăng

thêm sau thanh tra

được kiểm tra

thêm sau kiểm tra

Tỉ lệ


Tỉ lệ so

Tổng số

Tỉ lệ so

hoàn

với năm

thuế truy

với năm

thành

trước

thu và phạt

trước

Thực
hiện

Tỉ lệ so

Tổng số


Tỉ lệ so

với năm

thuế truy

với năm

trước

thu và phạt

trước

2007

5.559

5.242

94,30%

6

1.278.755

6

26.432


6

1.304.104

6

2008

4.322

3.965

91,70%

75,60%

2.569.366

200,90%

25.640

97,00%

1.343.778

103,00%

2009


4.270

3.670

85,90%

92,60%

2.515.000

97,90%

21.625

84,30%

1.710.000

127,30%

2010

4.037

4.074

100,90%

111,00%


3.208.300

127,60%

27.685

128,00%

2.243.000

131,20%

2011

7.391

6.102

82,60%

149,80%

3.405.309

106,10%

44.109

159,30%


4.322.668

192,70%

2012

7.808

6.637

85,00%

108,80%

5.493.704

161,30%

48.477

109,90%

5.398.606

124,90%

2013

9.106


9.124

100,20%

137,50%

6.691.190

121,80%

51.149

105,50%

5.418.172

100,40%

2014

9.824

8.171

83,17%

89,55%

5.718.093


85,46%

58.883

115,12%

5.339.560

98,55%

2015

10.252

9.756

95,16%

119,40%

6.008.150

105,07%

69.541

118,10%

5.775.910


108,17%

62.569

56.741

90,69%

G

36.887.867

G

373.541

G

32.855.798

G

Nguồn: Tổng hợp từ các thống kê, báo cáo của TCT

3.1.1.2. Nguyên nhân
Những kết quả nêu trên có nguồn gốc từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan nhưng nổi bật nhất chính là:
* Chuyển đổi phương pháp thanh tra thuế theo cơ chế QLRR
- Hoạt động thanh tra thuế được tiến hành dựa trên cơ sở từng bước tăng cường
phân tích, đánh giá, nhận định rủi ro về thuế. Các Cục Thuế và các Chi cục Thuế từng

bước tập trung thu thập thông tin dữ liệu hồ sơ khai thuế của NNT; bước đầu xây dựng
các tiêu chí cơ bản để lựa chọn Danh sách NNT phải kiểm tra hồ sơ khai thuế như tiêu
chí về quy mô, về ngành nghề, về mức độ biến động bất thường của các chỉ tiêu trên
hồ sơ khai thuế... thực hiện phân loại rủi ro và kiểm tra thường xuyên hàng tháng đối
với những NNT lớn hoặc có dấu hiệu, nguy cơ vi phạm pháp luật thuế. Thông qua việc
tăng cường xây dựng các ứng dụng tin học trợ giúp việc nhận diện, cảnh báo rủi ro
phục vụ công tác kiểm tra và giám sát kê khai, hoạt động kiểm tra hồ sơ khai thuế của
NNT tại trụ sở CQT đã dần được nâng cao về tính khách quan, bao quát cũng như chất
lượng… làm cơ sở triển khai tốt hơn việc triển khai thanh tra tại trụ sở NNT.
- Hoạt động thanh tra thuế đã từng bước được kế hoạch hoá và việc tổ chức
thanh tra tại trụ sở NNT chỉ được tiến hành sau khi đã phân tích xác định mức độ vi
phạm về thuế cụ thể:


55

+ Giai đoạn 2007 - 2008: CQT các cấp bắt đầu triển khai thu thập, xây dựng
CSDL phục vụ cho công tác lập kế hoạch thanh tra, lựa chọn NNT thực hiện thanh tra
theo phương pháp đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, chất lượng CSDL thấp và các tiêu chí
đánh giá rủi ro còn sơ lược, đơn giản (doanh thu, chi phí, số phải nộp, số đã nộp, số
năm chưa thanh tra) nên hiệu quả đánh giá rủi ro chưa cao.
+ Giai đoạn 2009 - 2010: CQT các cấp thực hiện kết hợp thu thập thông tin, dữ
liệu về NNT phục vụ phân tích, đánh giá rủi ro cùng với việc khảo sát, thu thập thông
tin các doanh nghiệp theo địa bàn được phân công, tập trung vào các doanh nghiệp
theo định hướng của TCT để đưa vào kế hoạch thanh tra.
+ Giai đoạn 2011 - 2015: công tác lập kế hoạch thanh tra, lựa chọn NNT để tiến
hành thanh tra thuế dựa trên mô hình tập trung về phân tích rủi ro, qua nhiều bước rà
soát, có sự phối hợp tương đối hiệu quả giữa Phòng Thanh tra chịu trách nhiệm chính
trong việc tổng hợp, phân tích rủi ro và các Phòng Kiểm tra thuế/các Chi cục Thuế.
Dựa trên CSDL về NNT được thu thập và lưu trữ tập trung cấp Cục Thuế và bộ tiêu

chí rủi ro được TCT đề xuất, được Cục Thuế bổ sung cho phù hợp thực tế kinh tế - xã
hội địa phương, các Cục Thuế đã ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng
để để gán điểm rủi ro về thuế cho từng NNT và lựa chọn những NNT có điểm rủi ro
cao đưa vào kế hoạch thanh tra thuế năm.
- Hoạt động thanh tra thuế từng bước thực hiện theo hướng chuyển từ thanh tra
toàn diện sang thanh tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm:
Trong giai đoạn 2007 - 2015, CQT các cấp cũng từng bước thực hiện lựa chọn
những NNT thực hiện thanh tra theo các chuyên đề quản lý, ngành nghề, lĩnh vực có
nhiều rủi ro về thuế (xây dựng và kinh doanh bất động sản; kinh doanh ô tô xe máy;
kinh doanh sữa; thương mại điện tử; NNT có quan hệ liên kết, có dấu hiệu chuyển
giá…) cũng như từng bước triển khai việc thanh tra thuế theo từng nội dung (sắc thuế
hoặc căn cứ xác định nghĩa vụ thuế: doanh thu, chi phí, thuế đầu vào khấu trừ…).
Sự chuyển hướng thanh tra từ thanh tra toàn diện sang thanh tra hạn chế, thanh
tra theo chuyên đề đã góp phần tăng thu NSNN sau thanh tra, giảm chi phí thanh tra…
Thông qua thanh tra hạn chế, thanh tra theo chuyên đề, nhiều CQT địa phương đã đánh
giá chính xác hơn các nhóm NNT theo ngành nghề, lĩnh vực; tổng kết về những nhóm
dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, cách thức phát hiện vi phạm… hỗ trợ hiệu quả cho
công tác phát hiện, xử lý và ngăn chặn vi phạm pháp luật thuế nói riêng và công tác
QLT nói chung.



×