Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình ngữ văn trung học phổ thông (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 17 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN HOÀN ANH

TÍCH HỢP VĂN HÓA
TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Demo Version - Select.Pdf SDK

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN HỮU PHONG

Thừa Thiên Huế, năm 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.


Tác giả

Nguyễn Hoàn Anh

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo, TS. Trần
Hữu Phong, người thầy đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt và hướng dẫn tôi trong quá trình
học tập và làm luận văn.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo trường Đại học
Sư phạm Huế, trường Đại học An Giang, trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
(An Giang), trường THPT Thạnh Mỹ Tây (An Giang), khoa Ngữ văn và phòng Đào
tạo sau đại học trường Đại học Sư phạm Huế, đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập,
nghiên cứu và thể nghiệm đề tài.
Xin được trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi, cảm
ơn tập thể lớp Cao học K25 đã luôn bên cạnh, động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn này.

Demo Version - Select.Pdf
SDK
Thừa Thiên
Huế, ngày 9 tháng 8 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Hoàn Anh

iii



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................12
6. Giả thuyết khoa học ...........................................................................................13
7. Đóng góp của luận văn ......................................................................................13
8. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................14
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................15
Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ....................................................15
1.1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................15

Demo Version - Select.Pdf SDK

1.1.1. Giới thuyết chung về văn hóa, văn học và mối quan hệ giữa văn hóa với
văn học................................................................................................................15
1.1.2. Giới thuyết chung về tích hợp và dạy học tích hợp..................................22
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................26
1.2.1. Tiềm năng của phần văn học nước ngoài đối với vấn đề dạy học tích hợp
văn hóa, văn học trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông hiện nay ...26
1.2.2. Thực trạng dạy học văn học nước ngoài và dạy học tích hợp văn hóa, văn
học trong dạy học văn học nước ngoài ở trường THPT hiện nay ......................31

Kết luận chương 1 .....................................................................................................38
Chƣơng 2. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP VĂN HÓA
TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI Ở CHƢƠNG TRÌNH NGỮ
VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY ..................................................39
2.1. Định hướng tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn học nước ngoài ở
chương trình Ngữ văn THPT hiện nay ..................................................................39

1


2.1.1. Tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn học nước ngoài cần hướng
vào mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học ...................................................39
2.1.2. Tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn học nước ngoài phải đảm
bảo đặc trưng của văn học ..................................................................................41
2.1.3. Tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn học nước ngoài phải phù
hợp đặc trưng thể loại; đặc thù nội dung và tiến trình bài học ...........................43
2.1.4. Tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn học nước ngoài phải hướng
tới việc hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết cho người học...........46
2.2. Một số biện pháp tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn học nước
ngoài ở chương trình Ngữ văn THPT hiện nay .....................................................48
2.2.1. Tích hợp văn hóa, văn học ở khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh ...48
2.2.2. Tích hợp văn hóa, văn học trong tiến trình lên lớp ..................................54
2.2.3. Kiểm tra theo hướng tích hợp văn hóa, văn học ......................................68
2.2.4. Tích hợp văn hóa, văn học trong hậu tiếp nhận của học sinh ..................73
Kết luận chương 2 .....................................................................................................74
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................75
3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................75

Demo Version - Select.Pdf SDK


3.2. Đối tượng, thời gian, phương pháp và qui trình thực nghiệm ........................75
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm và thời gian thực nghiệm ...................................75
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm........................................................................76
3.2.3. Qui trình thực nghiệm ..............................................................................76
3.3. Nội dung thực nghiệm ....................................................................................77
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm .......................................................................87
3.4.1. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm ....................................................87
3.4.2. Kết quả thực nghiệm ................................................................................87
Kết luận chương 3 .....................................................................................................94
KẾT LUẬN ..............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98
PHỤ LỤC

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Văn hóa và văn học là hai phạm trù khác nhau nhưng có mối quan hệ rất
chặt chẽ, biện chứng. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học đã được hầu hết các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước khẳng định từ lâu. Bất cứ nhà văn nào cũng sống,
trưởng thành trong một hay một số nền văn hóa nhất định và vì thế, đứa con tinh
thần của họ cũng ít nhiều mang dấu ấn của nền văn hoá đó. Nhận định của
Aleksandr Solzhenitsyn “văn chương trở thành ký ức sống động của một quốc gia”
cũng đã khẳng định rõ hơn điều này. Và câu thơ Chế Lan Viên viết:
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn.
há chẳng phải cũng đề cập đến mối quan hệ văn hóa, văn học hay sao? Về phương
diện tiếp nhận, người đọc nếu muốn khám phá, giải mã và đánh giá tác phẩm cũng
cần phải đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử văn hoá mà nhà văn sáng tác. Cho nên,

trong nghiên cứu, phê bình, tiếp nhận văn học, người ta thường lựa chọn một góc độ
rất đáng tin cậy đó là nghiên cứu, phê bình, tiếp nhận văn học dưới góc nhìn văn

Demo Version - Select.Pdf SDK

hóa. Càng am hiểu về môi trường văn hoá mà nhà văn sống, về những dấu ấn văn
hoá được nhà văn đề cập trong tác phẩm bao nhiêu thì người nghiên cứu càng đưa
ra được nhận định xác đáng bấy nhiêu.
1.2 Việc tiếp nhận văn học trong nhà trường cũng không nằm ngoài quy luật
đó. Hay nói khác hơn, trong dạy học Văn, việc tích hợp văn hóa, văn học được xem
như một trong những chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa đi vào thế giới nghệ thuật của
tác phẩm. Đặc biệt, đối với dạy học văn học nước ngoài thì việc tích hợp văn hóa,
văn học càng cần thiết để giúp học sinh tiếp nhận những tác phẩm văn học được
hoài thai và sản sinh từ một không gian văn hóa khác biệt.
Thế nhưng, ở trường trung học phổ thông hiện nay, việc tích hợp văn hóa
trong dạy học văn học nước ngoài vẫn chưa được chú trọng. Phần văn học nước
ngoài chiếm một dung lượng khá lớn trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ
thông, xuyên suốt các lớp 10, 11, 12. Các tác phẩm văn học nước ngoài được lựa
chọn đưa vào chương trình sách giáo khoa phần lớn là các tác phẩm hay -một vài

3


tác phẩm đạt tới trình độ kinh điển - của văn học phương Đông, phương Tây. Cùng
với phần văn học Việt Nam, văn học nước ngoài có một vai trò quan trọng trong
việc chuẩn bị hành trang trí tuệ, bồi đắp tâm hồn cho thế trẻ, hướng các em tới giá
trị chân-thiện-mĩ ở đời cũng như rèn các kĩ năng sống cho học sinh. Song, cả giáo
viên và học sinh vẫn còn khá thờ ơ với việc dạy học văn học nước ngoài. Bởi lẽ,
phần này thường không nằm trong nội dung thi cử. Có trường hợp giáo viên chỉ tập
trung dạy kĩ các tác phẩm văn học Việt Nam, còn phần văn học nước ngoài thì dạy

nhanh, qua loa, đôi khi chỉ đưa bài cho học sinh chép. Nhiều giáo viên gặp khó
khăn trong việc tìm ra biện pháp khả thi để giúp học sinh tiếp nhận tốt các tác phẩm
văn học nước ngoài. Về phía học sinh, các em thường có tâm lý e ngại môn Ngữ
Văn, nhất là phần văn học nước ngoài vì các em không hiểu hết ý nghĩa, không phát
hiện hết được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học nước ngoài
do rào cản ngôn ngữ và sự khác biệt về văn hóa.
1.3 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo nêu rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và
học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi

Demo Version - Select.Pdf SDK

nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” - nghĩa là
xác định chuyển từ dạy kiến thức sang dạy kĩ năng và hình thành năng lực cho học
sinh. Như vậy, không thể tiếp tục lối dạy học theo kiểu từ chương, học để thi cử như
trước đây. Và rõ ràng, những bất cập trong dạy học văn học nước ngoài đã nêu ở
trên phải được giải quyết triệt để. Hơn nữa, trong xu thế toàn cầu hóa, liên văn hóa
như hiện nay, việc dạy học văn học nước ngoài càng cần được chú trọng hơn để góp
phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Thực trạng đó đặt ra một câu hỏi lớn cho người giáo viên: Làm thế nào để
dạy học văn học nước ngoài ở trường trung học phổ thông vừa đạt hiệu quả, đảm
bảo chất lượng giờ dạy vừa phát huy hứng thú học tập và năng lực sáng tạo của học
sinh? Giải pháp mà chúng tôi đưa ra là tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn
học nước ngoài.
Đó là lý do chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Tích hợp văn hóa

4



trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ngữ văn trung học phổ thông
(THPT)”. Ngoài ra, bản thân là giáo viên đứng lớp, là một người tâm huyết với văn
học nói chung và phần văn học nước ngoài nói riêng; chúng tôi rất trăn trở khi nhìn
thực trạng dạy học văn học nước ngoài tồn tại nhiều bất cập như hiện nay. Điều đó
càng thôi thúc chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này với mong muốn góp thêm giải
pháp dạy học các văn bản văn học nước ngoài đúng hướng, góp phần nâng cao chất
lượng bộ môn, khắc phục một số cách dạy học thiếu cơ sở khoa học như hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ của văn hóa, văn học
Liên quan đến vấn đề của đề tài, có lẽ trước hết phải kể đến những công trình
nghiên cứu về mối quan hệ văn hóa với văn học.
PGS. TS. Đỗ Lai Thúy đã nói “Quan hệ giữa văn hoá và văn học, tự thân
nó, là một câu chuyện cũ. Và, như người ta thường nói, cũ như trái đất.” [51;1]
Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học đã được khẳng đinh từ lâu và việc nghiên cứu
mối quan hệ văn hóa, văn học đã không còn là điều xa lạ.
Trên thế giới, phải kể đến quan điểm của M.Bakhtin. Trong Những vấn đề
thi pháp Đôxtoiepxki và trong Lý luận và thi pháp tiểu thuyết Bakhtin đã chỉ rõ

Demo Version - Select.Pdf SDK

nghiên cứu văn học cần phải gắn bó chặt chẽ với văn hóa. Theo Bakhtin, văn học là
một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Bakhtin cho rằng thế giới quan
Cacnavan với các yếu tố đặc trưng của nó có ảnh hưởng quan trọng đến thể loại văn
học dân gian trung đại, cả văn học viết trung đại tạo thành dòng văn học Cacnavan
hóa. Ông đã nghiên cứu thi pháp Rabelais và Dostoievski theo nguyên tắc đó. Như
vậy, Bakhtin đã khẳng định mạnh mẽ mối quan hệ hữu cơ giữa văn hóa và văn học
và xem đó là một nguyên tắc để nghiên cứu văn học. Có thể nói, Bakhtin đã đề xuất
một con đường nghiên cứu văn học rất xác đáng đó là nghiên cứu văn học từ trong
mối quan hệ với văn hóa.

Ở Việt Nam cũng có nhiều nhà nghiên cứu khai thác vấn đề này. Nhìn
chung, các nhà nghiên cứu khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa và văn
học, thừa nhận văn học là một phần của văn hóa và trong bản thân tác phẩm văn học
tồn tại những thông tin văn hóa. Tác giả Trần Đình Sử đã viết trong bài Vai trò của
văn học trong sáng tạo văn hoá :“ Nói tới văn hoá của một dân tộc không ai là

5


không nghĩ tới văn học, bởi văn học có một vị trí không thể thiếu trong mỗi nền văn
hoá.” [40;1]. Nghĩa là, tác giả Trần Đình Sử thừa nhận văn học là một bộ phận quan
trọng, không thể tách rời của nền văn hóa. Tác giả Phan Trọng Luận trong công
trình nghiên cứu Văn học với văn học nhà trường không phải là một cũng cho rằng
trong văn bản văn chương không phải chỉ có thông tin thẩm mĩ mà còn là còn có
thông tin về văn hóa [32]. Điều đó có nghĩa, tác giả thừa nhận sự tồn tại của các tri
thức về văn hóa trong văn bản văn học. Tác giả Trần Lê Bảo trong cuốn Giải mã
văn học từ mã văn hóa đã nhấn mạnh: “Sự phát triển mạnh mẽ và thâm nhập ngày
càng sâu của văn hóa vào nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có
văn học, làm cho mọi người càng thức nhận vai trò và sự gắn kết của văn hóa với
văn học vốn đã có từ trong bản chất đến nay lại càng sâu sắc và không thể chia
tách”. [2] Như vậy, tác giả Trần Lê Bảo cũng đồng tình với các quan điểm thừa
nhận vai trò và sự gắn kết của văn hóa với văn học. Ngoài ra còn nhiều công trình
nghiên cứu của các tác giả khác như: Văn học và văn hóa truyền thống Văn học của
tác giả Huỳnh Như Phương; Mối quan hệ văn hóa-văn học nhìn từ lý thuyết hệ
thống của tác giả Đỗ Lai Thúy…Các công trình kể trên đã khái quát được mối quan
hệ của văn hóa, văn học tạo cơ sở lý luận vững chắc cho các công trình nghiên cứu

Demo Version - Select.Pdf SDK

về văn hóa, văn học sau này.


Bên cạnh việc thừa nhận mối quan hệ giữa văn hóa, văn học; các nhà nghiên
cứu cũng đề xuất hướng một điểm tựa tin cậy trong nghiên cứu văn học đó là
nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa. Tác giả Trần Nho Thìn trong cuốn Văn học
trung đại Việt Nam dưới cái nhìn văn hóa khẳng định “Chúng tôi tìm đến tiếp cận
văn hóa như là hướng đi chủ yếu để nghiên cứu văn học Việt nam…tìm cách đọc
văn học bằng con mắt văn hóa” [44;33]. Tác giả cho rằng: “Cách tiếp cận loại hình
học văn hóa cần được xem như sự bổ sung cần thiết cho các phương pháp khác
nhau trong nghiên cứu văn học trung đại nói chung” [44]. Từ đó, tác giả đề xuất
một hướng nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam đó là tiếp cận văn hóa, đọc văn
học bằng con mắt văn hóa, dùng những hiểu biết về văn hóa trung đại Việt Nam để
giải mã văn học Trung đại Việt Nam. Tác giả Trần Hữu Sơn trong Quan niệm con
người và tiến trình phát triển của văn hóa trung đại cũng nhấn mạnh “Văn học đã
và mãi mãi sẽ là đại lượng tích hợp văn hóa, một phương thức biểu trưng văn hóa

6


cho mọi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi văn văn hóa. Và đến lượt nó những giá trị văn
hóa được thử thách qua thời gian lại trở thành thành tố văn hóa góp phần làm nên
bảng màu văn hóa và di sản cho muôn đời sau. Như thế, rõ ràng văn học không chỉ
được soi sáng, lý giải bằng bối cảnh lịch sử mà cần được nâng cấp hoàn chỉnh từ
điểm nhìn căn rễ văn hóa” [39]. Có thể nói, các công trình trên đã mở ra một
phương hướng tiếp cận nghiên cứu văn học phù hợp, hiệu quả đó là nghiên cứu văn
học dưới góc nhìn văn hóa.
2.2. Những công trình nghiên cứu về dạy học văn học nƣớc ngoài trong nhà
trƣờng phổ thông
Tiếp theo, chúng tôi xin đề cập đến những công trình nghiên cứu về dạy học
văn học nước ngoài.
Tài liệu chúng tôi nói đến đầu tiên là bộ sách Dạy học văn học nước ngoài

của tác giả Lê Huy Bắc. Tác giả thống kê, tổng hợp các tác phẩm văn học nước
ngoài trong chương trình Ngữ văn 10, 11, 12 (ở hai bộ sách cơ bản và nâng cao)
đồng thời đưa ra một số thuật ngữ văn học cơ bản như: sử thi, thơ, thơ Đường…
Tài liệu tiếp theo là quyển Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK Ngữ văn
12 do Phan Trọng Luận và Trần Đình Sử chủ biên. Trong quyển này, các tác giả đã

Demo Version - Select.Pdf SDK

khái quát chương trình và đưa ra hướng tiếp cận mới với văn học nước ngoài. Bên
cạnh đó, các tác giả cũng nêu lên những điểm cần lưu ý trong quá trình dạy mỗi tác
phẩm văn học nước ngoài.
Tiếp theo có thể kể đến các công trình như: Thơ văn nước ngoài trên trang
sách phổ thông trung học của tác giả Tạ Đức Hiền; Tác gia, tác phẩm văn học
nước ngoài trong nhà trường của tác giả Lê Nguyên Cẩn (chủ biên), Văn học nước
ngoài trong nhà trường của tác giả Nguyễn Thị Lan, Dạy - học Văn học Nước
ngoài trong trường phổ thông của tác giả Nguyễn Đức Khuông; Cảm thụ giảng dạy
văn học nước ngoài của tác giả Phùng Văn Tửu…Các công trình này chủ yếu giới
thiệu các tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài được chọn giảng dạy ở nhà trường
phổ thông.
Trong công trình nghiên cứu Giảng dạy văn học nước ngoài ở trường trung
học phổ thông - Thực trạng và giải pháp (khảo sát trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh), mã số: B 2010 - 27 - 93, tác giả Nguyễn Văn Hạnh đã phân tích thực

7


trạng dạy học văn học nước ngoài trong nhà trường phổ thông hiện nay đồng thời
đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học văn học nước ngoài nói riêng
và dạy học ngữ văn nói chung.
Nhìn chung, các công trình đã nêu trên khá phong phú, đa dạng đã giúp ích

rất nhiều cho giáo viên phổ thông trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên những công
trình ấy thường mang tính bao quát và phần lớn đi vào khai thác khía cạnh nội dung
của tác phẩm văn học nước ngoài khi giảng dạy.
Các khóa luận tốt nghiệp thời gian gần đây mà chúng tôi được tiếp cận như:
Dạy văn học nước ngoài lớp 11 ban cơ bản của tác giả Nguyễn Thanh Thảo,
Phương pháp dạy học tác phẩm văn học nước ngoài ở trường phổ thông dưới ánh
sáng lý thuyết tiếp nhận của tác giả Nguyễn Thái Phong…các luận văn thạc sĩ như:
Dạy đọc hiểu thơ Haiku từ đặc trưng thể loại của tác giả Hoàng Thị Minh Giang,
Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học đọc hiểu tác phẩm văn học nước ngoài
trong chương trình THPT của tác giả Trần Thị Diệu Thúy…đã cập nhật được xu
hướng nghiên cứu mới, chuyển sang hướng nghiên cứu phương pháp dạy học văn
học nước ngoài, đưa ra những định hướng và biện pháp tổ chức dạy học văn học
nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Thiết nghĩ, những công trình nghiên cứu sau này cần kế thừa thành tựu của
các trình nghiên cứu trước đồng thời cập nhật được những xu hướng nghiên cứu
mới. Bên cạnh những công trình nghiên cứu bao quát về văn học nước ngoài cũng
cần nghiên cứu chuyên biệt về một nền văn học, một giai đoạn văn học, một trào
lưu văn học hoặc một thể loại văn học cụ thể trong toàn bộ chương trình văn học
nước ngoài được giảng dạy ở nhà trường phổ thông.
2.3. Những công trình nghiên cứu về vấn đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ
văn; vấn đề tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học Ngữ văn; vấn đề dạy học
Ngữ văn dƣới góc nhìn văn hóa
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa, văn học;
những công trình nghiên cứu về dạy học văn học nước ngoài; chúng tôi cũng xin điểm
qua các công trình nghiên cứu về vấn đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn; vấn đề
tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học Ngữ văn; vấn đề dạy học Ngữ văn dưới góc
nhìn văn hóa để có cái nhìn bao quát hơn về đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu.


8


2.3.1. Những công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn
Dạy học tích hợp là một trào lưu sư phạm xuất hiện từ những năm 60 của TK
XX, được đánh giá là mang lại nhiều kết quả tích cực trong dạy học hiện đại. Vì lẽ
đó, từ khi ra đời cho đến nay, việc nghiên cứu, thực nghiệm dạy học tích hợp đã và
đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Trên thế giới, có thể kể đến cuốn Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để
phát triển các năng lực của nhà trường của Xvaier Roegiers. Trong công trình này,
Xvaier Roegiers đã nghiên cứu các quá trình dạy học theo tư tưởng tích hợp và phối
hợp với các nghiên cứu của các nhà khoa học sư phạm. Ông đã đưa ra định nghĩa về
khoa sư phạm tích hợp. Xvaier Roegiers cũng trình bày các quan điểm “trong nội
bộ môn học”, “đa môn”, “liên môn”, “xuyên môn”. Ông cho rằng các kiến thức
học được chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng được huy động vào các tình huống cụ thể
và học sinh sẽ ghi nhớ lâu hơn. Học để biết, để hiểu chưa đủ mà phải biết vận dụng,
sáng tạo những gì đã học vào tình huống thực tiễn. Rõ ràng, quan điểm này đáp ứng
những yêu cầu đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. [50]
Nhiều công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp nở rộ ở Việt Nam từ cuối
thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. Trong đó có nhiều công trình nghiên cứu về dạy học tích

Demo Version - Select.Pdf SDK

hợp trong môn Ngữ văn mà tác giả Trần Hữu Phong là người đặt ra vấn đề này khá
sớm ở bài báo Phân giải và tích hợp dạy học môn Tiếng Việt. Bài báo này đã được
trình bày tại Hội thảo khoa học Miền Trung tổ chức ở đại học Sư phạm Vinh năm
1996. Từ đó, xuất hiện ngày càng nhiều các bài nghiên cứu về vấn đề dạy học tích
hợp trong môn Ngữ văn. Chẳng hạn, các công trình nghiên cứu của các tác giả như
Dương Tiến Sĩ, Nguyễn Thanh Hùng…các công trình này đều dựa trên quan điểm

tích hợp của Xvaier Roegiers. Và nhiều bài báo nghiên cứu khác như: Giảng dạy bộ
môn phương pháp dạy học tiếng Việt ở trường sư phạm theo nguyên tắc tích hợp
của Nguyễn Văn Tứ, Tích hợp trong dạy học Ngữ văn bậc trung học cơ sở của
Nguyễn Văn Đường, Mười cách tích hợp trong chương trình học của Nguyễn
Thanh Hoàn, Dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp của Lê Anh Chới…Hầu hết các
công trình này đã khái quát quan điểm về tích hợp, dạy học tích hợp nhưng chưa đi
sâu, triển khai cụ thể cách thức tích hợp ở từng phân môn, từng bộ phận kiến thức
và còn thiên về trình bày kiến thức lý thuyết chứ chưa chú trọng thực hành.

9


Đề cập đến vấn đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn, chúng tôi cũng nhận
thấy có công trình Đổi mới dạy học Ngữ văn ở THCS của Đỗ Ngọc Thống; tác giả
nêu một hệ thống quan điểm tích hợp và dạy học tích hợp, trong đó nhấn mạnh sự
khác biệt giữa việc cộng gộp kiến thức với dạy học tích hợp. Cùng với các công trình
của các nhà nghiên cứu nổi tiếng, chúng tôi cũng được tiếp cận với các khóa luận tốt
nghiệp, luận văn thạc sĩ về dạy học tích hợp trong thời gian gần đây như: Dạy học ca
dao trong Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực của tác giả Nguyễn Thị
Phương Chi, Dạy học đọc hiểu các văn bản văn xuôi trung đại Việt Nam theo hướng
tích hợp của tác giả Nguyễn Huỳnh Khánh Chân…các luận văn, khóa luận này đã
khai thác một số khía cạnh cụ thể của dạy học tích hợp ở môn Ngữ văn.
2.3.2. Những công trình nghiên cứu về vấn đề tích hợp văn hóa, văn học trong
dạy học Ngữ văn; vấn đề dạy học Ngữ văn dƣới góc nhìn văn hóa
Về vấn đề dạy học Ngữ văn dưới góc nhìn văn hóa, chúng tôi nhận thấy có
công trình Giảng dạy văn học Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa của tác giả Ngô
Thời Đôn. Công trình này đã khẳng định mối quan hệ sinh thành - cội nguồn tư
tưởng, phát triển - cội nguồn thẩm mĩ của văn hóa, văn học Việt Nam; đồng thời
đưa ra một phương hướng dạy học văn học Việt Nam - đó là giảng dạy văn học Việt


Demo Version - Select.Pdf SDK

Nam dưới góc nhìn văn hóa. Công trình này đã định hướng cho giáo viên cách
giảng dạy văn học Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa tuy nhiên công trình này chỉ có
tính gợi mở chứ chưa đi vào nghiên cứu chuyên sâu.
Về vấn đề dạy học tích hợp văn hóa, văn học; chúng tôi được tìm hiểu luận
văn thạc sĩ Tích hợp văn học với văn hóa trong dạy học tiếp nhận văn chương ở
trường THPT của tác giả Hoàng Thị Huyền Hương. Công trình này đã đề xuất một số
định hướng và giải pháp cụ thể cho việc dạy học tích hợp văn hóa với văn học trong
dạy học tiếp nhận văn chương nói chung ở trường phổ thông. Công trình này có tính
bao quát lớn, đề xuất được hướng dạy học tiếp nhận văn chương trong nhà trường
phổ thông đó là tích hợp văn hóa, văn học. Tuy nhiên vì chỉ hướng tới cái rộng lớn là
toàn bộ chương trình Ngữ văn mà chưa có được những đề xuất cụ thể cho việc giảng
dạy từng bộ phận văn học bởi lẽ dạy văn học Việt Nam rất khác với dạy văn học
nước ngoài, dạy văn học trung đại cũng không giống với dạy văn học hiện đại…

10


Cùng đề cập đến vấn đề này, chúng tôi nhận thấy có các Luận văn thạc sĩ:
Dạy học văn xuôi trung đại Việt Nam trong chương trình trung học phổ thông từ
góc nhìn văn hóa của tác giả Võ Khắc Đức; Sự phối hợp tri thức lịch sử, văn hóa,
xã hội nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận các tác phẩm văn học Trung Quốc trong
chương trình Ngữ văn THPT của tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang; Nâng cao hiệu
quả dạy học phần văn học Trung Quốc từ hoạt động khai thác tri thức văn hóa của
tác giả Nguyễn Thị Nga…Các công trình này đã đi vào đề xuất được các biện pháp
dạy tác phẩm văn học bằng cách khai thác tri thức văn hóa đối với một bộ phận văn
học, một thể loại văn học cụ thể.
Như vậy, điểm qua lịch sử vấn đề chúng tôi nhận thấy: các công trình nghiên
cứu về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học; vấn đề dạy học văn học nước ngoài;

vấn đề tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học Ngữ văn; vấn đề dạy học Ngữ văn
dưới góc nhìn văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nhưng chúng tôi vẫn chưa tìm
thấy công trình nghiên cứu về vấn đề tích hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn
học nước ngoài ở chương trình Ngữ văn THPT, cũng như chưa nhận thấy những
công trình đề ra định hướng cụ thể về các biện pháp tích hợp văn hóa, văn học trong
dạy học văn học nước ngoài để giáo viên thực hiện hiệu quả; nếu có cũng chỉ là sự
đề cập sơ lược
qua chứ
chưa được
nghiên cứu một
Demo
Version
- Select.Pdf
SDKcách tập trung, cụ thề.
Cho nên, đề tài của chúng tôi vừa kế thừa những thành quả nghiên cứu khái
quát của các công trình trước đây vừa đi sâu nghiên cứu tập trung ở mảng đề tài
trước nay chưa được khai thác nhiều; đồng thời cũng cập nhật những vấn đề mang
tính thời sự của dạy học Ngữ văn ở trường THPT như: đổi mới giáo dục, chuyển từ
dạy kiến thức sang dạy kĩ năng, dạy học tích hợp…
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở
chương trình ngữ văn trung học phổ thông”, chúng tôi hướng tới mục đích trước
mắt là đề xuất các biện pháp dạy học văn học nước ngoài ở chương trình ngữ văn
trung học phổ thông theo hướng tích hợp văn hóa, văn học.
Về lâu dài, đề tài sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của bộ môn Ngữ
văn, từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói chung và hiệu quả của việc dạy học văn
học nước ngoài nói riêng.

11



3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi thực hiện những nhiệm
vụ sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu những tri thức khoa học và lý luận liên quan đến tích
hợp văn hóa, văn học trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình ngữ văn
trung học phổ thông hiện nay.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng tích hợp văn hóa, văn học trong trong
dạy học văn học nước ngoài ở chương trình ngữ văn trung học phổ thông hiện nay.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận đã có, xác lập các định hướng và đề xuất một số
biện pháp tích hợp văn học, văn học trong dạy học văn học nước ngoài ở chương
trình Ngữ văn THPT hiện nay.
Thứ tư, thiết kế giáo án và tiến hành thực nghiệm để minh chứng tính khả
thi, hiệu quả của các giải pháp dạy học đã đề xuất.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là vấn đề tích hợp văn hóa, văn học
trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ngữ văn phổ thông.

Demo Version - Select.Pdf SDK

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
- Về lý luận: Những vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến mối quan hệ giữa
văn hóa và văn học; tích hợp văn hóa, văn học và ứng dụng trong dạy học Ngữ văn.
-Về thực tiễn: Nội dung, chương trình sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 10, 11,
12 phần văn học nước ngoài đang được tổ chức giảng dạy ở trường THPT trên toàn
quốc; thực trạng dạy học văn học nước ngoài ở một số trường THPT của tỉnh An
Giang (Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở hai trường: THPT chuyên Thoại Ngọc

Hầu, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang và trường THPT Thạnh Mỹ Tây, huyện
Châu Phú, tỉnh An Giang.)
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp liên nghành
Tiếp cận đối tượng nghiên cứu (tác phẩm văn học nước ngoài trong chương
trình Ngữ văn THPT) bằng nhiều cách thức, dựa trên dữ liệu của nhiều chuyên

12


ngành như văn hóa, văn học…để tìm ra định hướng, biện pháp tích hợp văn hóa,
văn học.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phân tích, khái quát hóa các tài liệu liên quan để xác lập lịch sử vấn đề, cơ sở
lí luận và một số vấn đề liên quan.
- Phương pháp khảo sát, điều tra.
Khảo sát, điều tra thực tiễn dạy học văn học nước ngoài ở trường phổ thông
nhằm xác lập cơ sở thực tiễn cho đề tài và một số vấn đề liên quan.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Thực nghiệm để chứng minh cho hiệu quả của định hướng và các biện pháp
đã đề xuất.
- Phương pháp thống kê.
Xử lí các số liệu điều tra, số liệu thực nghiệm, số liệu kiểm tra làm cơ sở cho
việc đánh giá thực trạng và kết luận thực nghiệm.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xuất phát từ khía cạnh lý luận của vấn đề mối quan hệ giữa văn hóa, văn
học; vấn đề dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn để đề xuất những định hướng và

Demo Version - Select.Pdf SDK


biện pháp dạy học đúng đắn, hợp lí; tích hợp được văn hóa văn học trong dạy học
văn học nước ngoài thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng dạy học văn học
nước ngoài ở trường phổ thông lên một bước.
7. Đóng góp của luận văn
1. Về lý luận
Với kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần củng cố lý luận về dạy học tích hợp
đặc biệt là tích hợp văn hóa, văn học. Từ đó, góp phần làm phong phú thêm cho kho
tư liệu, lí luận về mối quan hệ giữa văn hóa với văn học, về dạy học tích hợp.
2. Về thực tiễn
Luận văn góp phần định hướng, gợi mở cho giáo viên THPT một số biện
pháp dạy học văn học nước ngoài theo hướng tích hợp văn hóa, văn học nhằm làm
tăng hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn nói chung và với phần văn học
nước ngoài nói riêng. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn theo
tinh thần đổi mới của ngành giáo dục nước ta hiện nay.

13


8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có ba phần
Phần thứ nhất: Mở đầu
Phần thứ hai: Nội dung luận văn. Gồm ba chương
Chương 1: Cở sở khoa học của việc tích hợp văn hóa trong dạy học văn học
nước ngoài ở chương trình Ngữ văn trung học phổ thông.
Chương 2: Định hướng và một số biện pháp tích hợp văn hóa trong dạy học
văn học nước ngoài ở chương trình Ngữ văn THPT hiện nay.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần thứ ba: Kết luận.
Ngoài ra, còn có mục lục; tài liệu tham khảo; phụ lục bao gồm: phiếu điều
tra, giáo án thực nghiệm, đề kiểm tra.


Demo Version - Select.Pdf SDK

14



×