Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS thông qua việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thí nghiệm phần từ học vật lý 11 nâng cao (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.96 KB, 16 trang )

B GIO DC V O TO
I HC HU
TRNG I HC S PHM

Lê bảo trung

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
thông qua việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài
tập thí nghiệm phần từ học vật lý 11 nâng cao
Demo
Version
- Select.Pdf
SDKdy hc mụn Vt lý
Chuyờn
ngnh:
Lý lun
v phng phỏp
Mó s:

60140111

Luận văn thạc sĩ giáo dục học

NGI HNG DN KHOA HC:
PGS.Ts. nguyễn quang lạc

Hu, Nm 2014
i


LÔØI CAM ÑOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.
Họ và tên tác giả
(Chữ ký)

Demo Version - Select.Pdf SDK

Lª B¶o Trung

ii


Lôøi caûm ôn
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào
tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý thầy cô giáo Khoa Vật lý
trường Đại học Sư phạm Huế và quý thầy cô trực tiếp giảng dạy,
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
đến thầy PGS.TS. Nguyễn Quang Lạc đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban
giám hiệu và quý thầy cô trường THPT Minh Long, tỉnh Quảng
Ngãi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực

Demo Version - Select.Pdf SDK

nghiệm sư phạm.


Tác giả cũng xin cảm ơn các anh chị học viên lớp LL&PPDH
môn Vật lí K21 đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong
suốt thời gian thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã
giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Tác giả

Lª B¶o Trung

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................ i
Lời cam đoan ............................................................................................................ ii
Lời cảm ơn .............................................................................................................. iii
Mục lục ...................................................................................................................... i
Danh mục chữ viết tắt ...............................................................................................4
Danh mục các bảng, biểu, hình vẽ, sơ đồ..................................................................5
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................................8
3. Mục tiêu đề tài .....................................................................................................10
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................11
6. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................11
7. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................11


Demo
Version
- Select.Pdf SDK
8. Phương pháp
nghiên
cứu.....................................................................................
12
9. Đóng góp của luận văn ........................................................................................12
10. Cấu trúc luận văn ..............................................................................................13
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM THEO HƢỚNG

PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC
VẬT LÝ ...........................................................................................................14
1.1. Một số vấn đề về năng lực giải quyết vấn đề ...................................................14
1.1.1. Năng lực giải quyết vấn đề............................................................................14
1.1.2. Các kĩ năng trong năng lực giải quyết vấn đề ...............................................15
1.1.3. Những dấu hiệu của sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề ......................18
1.1.4. Tiến trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS theo hướng phát triển năng
lực giải quyết vấn đề .........................................................................................19
1.2. Một số vấn đề cơ bản về BTTN .......................................................................24
1.2.1. Khái niệm BTTN...........................................................................................24
1


1.2.2. Vị trí của BTTN trong hệ thống bài tập vật lý ..............................................25
1.2.3. Phân loại, các hình thức thể hiện và phương pháp giải BTTN .....................26
1.2.3.1. Phân loại BTTN .........................................................................................26

1.2.3.2. Các hình thức thể hiện BTTN ....................................................................27
1.3. Nguyên tắc và quy trình xây dựng hệ thống BTTN .........................................31
1.3.1. Một số điểm cần chú ý khi xây dựng hệ thống BTTN ..................................31
1.3.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống BTTN ..........................................................32
1.3.3. Quy trình xây dựng hệ thống BTTN .............................................................35
1.4.1. Đánh giá thực trạng .......................................................................................36
1.4.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng BTTN trong dạy học vật lý
hiện nay.............................................................................................................38
1.5. Quy trình sử dụng hệ thống BTTN theo hướng phát triển năng lực giải quyết
vấn đề của HS ...................................................................................................40
1.5.1. Khái quát về hình thức bài lên lớp ................................................................40
1.5.2. Quy trình sử dụng BTTN theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề41
1.6. Kết luận chương 1 ............................................................................................44
Chƣơng 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BTTN TRONG DẠY

Demo Version - Select.Pdf SDK

HỌC PHẦN TỪ HỌC VẬT LÝ 11 NÂNG CAO THEO HƢỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................46
2.1. Xây dựng hệ thống BTTN phần Từ học Vật lý 11 nâng cao ...........................46
2.1.1. Khái quát nội dung, cấu trúc phần Từ học Vật lý 11 nâng cao .....................46
2.1.2. Hệ thống BTTN phần Từ học .......................................................................51
2.2. Sử dụng hệ thống BTTN theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề
của HS để giảng dạy một số kiến thức phần Từ học Vật lý 11 nâng cao .........58
2.3. Kết luận chương 2 ............................................................................................63
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................................64
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ...........................................64
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ....................................................................64
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ...................................................................64
3.2. Nội dung và tiến trình thực nghiệm sư phạm ...................................................65

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................................................65

2


3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm .................................................................................65
3.3.2. Thực hiện giảng dạy ......................................................................................65
3.3.3. Kiểm tra đánh giá ..........................................................................................66
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm..........................................................................66
3.4.1. Nhận xét về tiến trình dạy học ......................................................................66
3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................................67
3.5. Kết luận chương 3 ............................................................................................71
KẾT LUẬN ............................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................76
PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ

Viết tắt
BTTN

Bài tập thí nghiệm


ĐC

Đối chứng

GV

Giáo viên

HĐNT

Hoạt động nhận thức

HS

Học sinh

NC

Nam châm

QTDH

Quá trình dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THPT


Trung học phổ thông

TN

Thí nghiệm

TNg

Thực nghiệm

Demo
Version Thực
- Select.Pdf
nghiệm sưSDK
phạm
TNSP

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng
Bảng 3.1. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra ...................................67
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất của hai nhóm ĐC và TNg ...............................67
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất lũy tích ............................................................68
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số .....................................................................70
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Phân bố điểm của hai nhóm ĐC và TNg ............................................68
Biểu đồ 3.2. Phân phối tần suất ...............................................................................68

Biểu đồ 3.3. Phân phối tần suất lũy tích ..................................................................69
Hình vẽ
Hình 1.1. Tiến trình tổ chức HĐNT cho HS theo hướng phát triển năng lực giải
quyết vấn đề ......................................................................................................23
Hình 1.2. Quy trình sử dụng BTTN theo hướng phát triển năng lực giải quyết
vấn đề. ...............................................................................................................43
Sơ đồ

Demo Version - Select.Pdf SDK

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình dạy học đặt và giải quyết vấn đề ..................................20
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ phân loại hệ thống BTTN ............................................................26
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cấu trúc chương “Từ trường” ......................................................50

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người đang bước vào những năm đầu của thế kỉ 21, ở giai đoạn mà
cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển một cách vượt bậc. Đi cùng
với sự phát triển đó là lượng tri thức mới khổng lồ liên tục được bổ sung vào kho
tàng tri thức nhân loại. Với lượng tri thức đó con người ngày nay không thể nào
nắm bắt hết được, do đó vấn đề không phải ở chỗ một người có thể nhớ được
lượng kiến thức bao nhiêu mà là người đó phải có những năng lực gì để có thể giải
quyết tốt hầu hết các yêu cầu vô cùng đa dạng trong cuộc sống hiện nay. Điều đó
tác động mạnh mẽ đến giáo dục đào tạo, đòi hỏi giáo dục đào tạo phải có sự đổi
mới sâu sắc, toàn diện để có thể đáp ứng xu thế phát triển mới. Đây vừa là cơ hội
vừa là thách thức cho nền giáo dục Việt Nam.
Yêu cầu thực tiễn như vậy đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam phải thay đổi

toàn diện và đồng bộ từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp, phương tiện và hình
thức dạy học.
Một trong những nội dung chính của mục tiêu giáo dục phổ thông hiện nay

Demo Version - Select.Pdf SDK

là chú trọng phát triển các năng lực, phát huy tính tích cực, tự giác chủ động , sáng
tạo ở học sinh (HS). Điều đó được khẳng định trong Chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010, ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ/TTg ngày 28/12/2001
của Thủ tướng Chính phủ: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện… tạo điều
kiện để phát triển năng lực của mỗi HS, năng cao năng lực tư duy, kĩ năng thực
hành, tăng tính thực tiễn, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn…”[1].
Mục tiêu này cũng được tái khẳng định trong Chiến lược giáo dục 2011-2020, ban
hành kèm theo quyết định số 711/QĐ/TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính
phủ “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo và năng lực tự
học của người học…”[2]
Mục tiêu trên cũng được quy định tại điều 28 của Luật Giáo dục: “Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương

6


pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn…”[18]
Theo đánh giá được ghi trong Chiến lược giáo dục 2011-2020 ban hành
kèm theo quyết định số 711/QĐ/TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ
thì sau hơn 20 năm đổi mới, mặc dù đã có những bước chuyển biến tích cực, song
giáo dục và đào tạo nước ta vẫn đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Một trong

những hạn chế đó là “Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, phương pháp
dạy học còn lạc hậu, chưa chú trọng đến giáo dục kĩ năng sống, phát huy tính
sáng tạo, năng lực thực hành của HS…”[2]
Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, phần lớn kiến thức vật lý trong
chương trình trung học phổ thông (THPT) liên hệ chặt chẽ với các thí nghiệm
(TN) và hầu như được rút ra từ thực nghiệm. Sự phong phú về kiến thức, sự đa
dạng về hình thức thí nghiệm chính là những lợi thế lớn đối với tiến trình đổi mới
phương pháp dạy học bộ môn, để thực hiện tốt những yêu cầu về nội dung và
phương pháp giáo dục như Luật Giáo dục đã quy định.
Tuy nhiên, qua nhiều kênh thông tin khác nhau, có thế thấy việc dạy và học

Version
- Select.Pdf
SDK
vật lý ở mộtDemo
số trường
THPT còn
nhiều hạn chế,
đó là việc đổi mới phương pháp
dạy học còn chậm, các hình thức dạy học theo lối “thông báo- tái hiện” vẫn còn
tồn tại, sự đa dạng hóa các các loại bài tập sử dụng trong chương trình Vật lý phổ
thông còn là vấn đề đáng phải quan tâm, đặc biệt là các dạng bài tập thí nghiệm
(BTTN) còn khá ít ỏi và chưa được coi trọng trong dạy học vật lý. Điều này ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển tư duy cũng như năng lực xử lý các vấn đề
được đặt ra trong học tập và cuộc sống.
Nguyên nhân của thực trạng trên là tính thiếu đồng bộ trong việc đổi mới
phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá. Các kì thi hầu như không đề
cập đến các vấn đề về thí nghiệm, cũng như BTTN. Vì thế trong quá trình giảng
dạy nhiều giáo viên (GV) đã không chú ý đến việc rèn luyện các kĩ năng liên quan
đến các vấn đề về thí nghiệm. Trong khi đó, việc rèn luyện các kĩ năng giải quyết

vấn đề về BTTN lại là bước đi rất cần thiết để hình thành ở HS năng lực giải quyết

7


vấn đề, phát triển được tư duy, sáng tạo- là hành trang quan trọng để HS bước vào
cuộc sống muôn màu muôn vẻ.
Thực tiễn dạy học cho thấy, việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của
HS là hết sức quan trọng. Nó có tác dụng thiết thực để HS chủ động chiếm lĩnh
kiến thức và vận dụng kiến thức đó vào thực tế, từ đó làm cho HS tự tin và tích
cực hơn trong học tập. Dạy học không chỉ là việc truyền thụ hệ thống kiến thức cơ
bản mà điều quan trọng là xây dựng ở HS phương pháp suy nghĩ, phong cách làm
việc, cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Đối với môn Vật lý,
việc đặt HS vào yêu cầu giải quyết các vấn đề về BTTN, giúp HS rèn luyện các kĩ
năng, thao tác tư duy so sánh, phân tích, suy luận, khái quát… đó là cơ sở để HS
lĩnh hội các kiến thức vật lý một cách sâu sắc, không máy móc, đồng thời biết vận
dụng kiến thức vào thực tiễn hiệu quả.
Căn cứ vào những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và của Ngành Giáo
dục; nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong
giai đoạn hiện nay và ý nghĩa của của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề
cho HS trong dạy học vật lý; đồng thời góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy

- Select.Pdf
SDKnghiên cứu đề tài: “Phát triển
học vật lý ởDemo
trườngVersion
THPT, chúng
tôi thực hiện
năng lực giải quyết vấn đề cho HS thông qua việc xây dựng và sử dụng hệ
thống bài tập thí nghiệm phần Từ học Vật lý 11 nâng cao”.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong dạy học vật lý, BTTN có tác dụng tốt nhiều mặt: giáo dục, giáo
dưỡng, phát triển tư duy và giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Đặc biệt, BTTN là phương
tiện hữu hiệu làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn. Nhận thức được
điều đó, trong những năm gần đây đã có không ít tác giả quan tâm đến việc nghiên
cứu, đưa BTTN vào bài học vật lý ở trường phổ thông theo nhiều hướng khác
nhau. Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu:
Trong luận án tiến sĩ “Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học
chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” Vật lý 11 THPT theo hướng phát
triển năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của máy vi tính” (2013), tác giả
Lương Thị Lệ Hằng đã làm rõ được các kĩ năng cần rèn luyện cho HS để phát triển

8


năng lực giải quyết vấn đề, xây dựng được quy trình dạy học giúp HS rèn luyện
các kĩ năng của năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của máy vi tính.
Trong luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu khai thác sử dụng bài tập thí nghiệm,
thí nghiệm vật lý trong dạy học phần Vật lý phân tử và Nhiệt học ở trường THPT”
(2003), tác giả Nguyễn Đức Phước đã trình bày về vai trò của BTTN trong việc
tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, tác giả cũng đã sử dụng một số BTTN
vào nội dung dạy học song lại chưa chú trọng đến xây dựng những định hướng cụ
thể giúp GV có thể sử dụng đề tài một cách hiệu quả.
Tác giả Nguyễn Thanh Sơn với đề tài “Xây dựng và sử dụng bài tập thí
nghiệm trong dạy học phần Điện từ Vật lý 11 THPT” (2009) cũng đề cập đến việc
sử dụng BTTN nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Tuy nhiên, do
mục tiêu ban đầu tác giả đặt ra chỉ là xây dựng một số BTTN và quy trình để giải
các BTTN đó theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS mà chưa đề
cập đến hình thức thể hiện, nguyên tắc xây dựng và những định hướng về sử dụng
BTTN để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Với đề tài “Nghiên cứu sử dụng bài tập thí nghiệm theo hướng bồi dưỡng

Demo
Select.Pdf
SDK “Dòng điện không đổi” Vật
năng lực tư duy
vật Version
lý cho HS -trong
dạy học chương
lý 11 nâng cao THPT” (2009), tác giả Trịnh Thị Tấn cũng đã trình bày việc sử
dụng BTTN theo hướng bồi dưỡng năng lực tư duy cho HS. Trong luận văn này,
tác giả đã đề xuất được một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tư duy vật lý thông
qua BTTN, song tác giả cũng chỉ mới tập trung khai thác các thí nghiệm trong
sách giáo khoa (SGK) mà chưa đưa ra quy trình xây dựng và sử dụng BTTN trong
dạy học vật lý.
Tác giả Trần Văn Tuấn với đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm
chương “Tĩnh học vật rắn” Vật lý 10 nâng cao THPT” (2010) đã trình bày một số
vấn đề về xây dựng và sử dụng BTTN. Tuy nhiên, cũng xuất phát từ mục tiêu ban
đầu, tác giả mới chỉ tập trung vào loại bài tập dựa trên phương án thiết kế thí nghiệm
mà chưa đi sâu vào việc khai thác các dạng BTTN có sự hỗ trợ của máy vi tính.
Trong luận văn thạc sĩ “Phát triển tư duy HS thông qua việc xây dựng và sử
dụng hệ thống bài tập thí nghiệm trong dạy học chương “Động lực học chất

9


điểm” Vật lý 10 THPT” (2012), tác giả Trần Anh Tiến đã đề xuất được quy trình
xây dựng hệ thống BTTN theo hướng phát triển tư duy HS, tác giả cũng sử dụng
sự hỗ trợ của máy vi tính trong tiến trình xây dựng kiến thức dưới hình thức các
video TN, TN mô phỏng... Tuy nhiên, hướng phát triển tư duy là khá chung chung,

thực tiễn yêu cầu cần hình thành những năng lực cụ thể hơn nữa. Mặt khác, các
BTTN chủ yếu là các thí nghiệm được tiến hành trong phòng TN chưa có nhiều
BTTN gắn với cuộc sống hằng ngày của HS, do đó còn hạn chế trong việc kích
thích hứng thú, liên hệ thực tiễn ở HS.
Cùng với các công trình nghiên cứu trên, còn có một số tài liệu liên quan
đến BTTN dưới hình thức sách tham khảo như: “Thí nghiệm thực hành vật lý chọn
lọc” của Nguyễn Thượng Chung (1994), “Những bài tập hay về thí nghiệm vật lý”
của V.Langue (1998), “Bài tập thí nghiệm vật lý” của Nguyễn Thượng Chung
(2000)…Do có những mục đích khác nhau trong quá trình biên soạn sách nên các
tác giả chỉ chú trọng tới việc giới thiệu các BTTN với lời giải kèm theo mà chưa
đề cập đến việc chỉ ra cách sử dụng các bài tập đó trong dạy học vật lý như thế nào
cho hiệu quả.

Demo
- Select.Pdf
Như vậy,
mặcVersion
dù có không
ít tác giả đềSDK
cập đến BTTN trong dạy học vật lý
nhưng vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu BTTN theo hướng phát triển năng lực
giải quyết vấn đề cho HS. Mặt khác, các tác giả cũng nghiên cứu về các BTTN nói
chung, chưa có tác giả nào khai thác các BTTN có nội dung thực tiễn gắn với cuộc
sống HS.
3. Mục tiêu đề tài
Đề xuất được quy trình xây dựng và sử dụng hệ thống BTTN để giảng dạy
phần Từ học Vật lý 11 nâng cao theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề
cho HS.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng quy trình xây dựng và sử dụng hệ thống BTTN để giảng

dạy phần Từ học Vật lý 11 nâng cao theo hướng phát triển năng lực giải quyết
vấn đề cho HS thì sẽ giúp các em chủ động, linh hoạt trong giải quyết các vấn đề

10


học tập, nhờ đó góp phần hình thành cho các em năng lực giải quyết các vấn đề
trong cuộc sống.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đặt ra, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực giải
quyết vấn đề cho HS trong dạy học vật lý ở trường THPT.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng bài tập vật lý nói
chung và BTTN nói riêng trong dạy học vật lý ở trường THPT.
- Đánh giá thực trạng việc sử dụng BTTN trong dạy học vật lý ở trường
phổ thông hiện nay và nguyên nhân những thực trạng đó.
- Phân tích đặc điểm nội dung, cấu trúc phần Từ học Vật lý 11 nâng cao.
- Đề xuất quy trình xây dựng hệ thống BTTN vận dụng để xây dựng hệ
thống BTTN thuộc phần Từ học Vật lý 11 nâng cao.
- Đề xuất quy trình sử dụng BTTN vào dạy học để phát triển năng lực giải
quyết vấn đề cho HS và vận dụng quy trình này vào giảng dạy một số kiến thức
thuộc phần Từ học Vật lý 11 nâng cao.

Version
SDK
- TiếnDemo
hành thực
nghiệm- Select.Pdf
sư phạm (TNSP)
để kiểm chứng tính hiệu quả và

tính khả thi của đề tài.
6. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động dạy học Vật lý 11 THPT, trong đó quan tâm đặc biệt đến dạy học
BTTN vật lý theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
7. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và khuôn khổ quy định cho một luận văn, nên đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi:
- Nội dung kiến thức phần Từ học Vật lý 11 nâng cao.
- Dạy học bài tập vật lý ở phần Từ học Vật lý 11 nâng cao.
- Điều tra thực trạng dạy học BTTN tại một số trường THPT trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi.
- Thực nghiệm (TNg) được tiến hành tại một số lớp thuộc trường THPT
Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.

11


8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước về định hướng đổi mới
phương pháp dạy học.
- Nghiên cứu tài liệu và một số công trình khoa học đã công bố có liên
quan đến các nội dung trong đề tài.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK, sách giáo viên và các tài liệu
tham khảo liên quan đến nội dung phần Từ học Vật lý 11 nâng cao THPT.
8.2. Phƣơng pháp điều tra thực tiễn
- Điều tra bằng phiếu thăm dò về việc sử dụng BTTN trong hoạt động dạy
học ở một số trường THPT tỉnh Quảng Ngãi.
- Điều tra việc dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề hiện
nay ở một số trường THPT hiện nay.

8.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
- Tiến hành TNg giảng dạy một số bài thuộc phần Từ học Vật lý 11 nâng
cao có sử dụng hệ thống BTTN theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề
cho HS.

Demo Version - Select.Pdf SDK

- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.
8.4. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày, so sánh kết quả
TNSP và kiểm định giả thuyết thống kê kết quả học tập của hai nhóm đối chứng
(ĐC) và TNg.
9. Đóng góp của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực giải
quyết vấn đề cho HS trong dạy học vật lý thông qua BTTN.
- Đề xuất được quy trình sử dụng BTTN theo hướng phát triển năng lực giải
quyết vấn đề trong dạy học vật lý.
- Xây dựng được hệ thống BTTN phần Từ học Vật lý 11 nâng cao theo
hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

12


- Đề xuất được tiến trình dạy học một số bài thuộc phần Từ học theo hướng
phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của chúng tôi gồm:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng BTTN
theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS trong dạy học vật lý
Chƣơng 2: Xây dựng và sử dụng BTTN trong dạy học phần Từ học Vật lý

11 nâng cao theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm

Demo Version - Select.Pdf SDK

13



×