Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Ứng dụng google forms trong công tác lấy ý kiến phản hồi của người học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.89 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện công văn số 7324/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 08/10/2013 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về
hoạt động giảng dạy của giảng viên, Trường đại học Quảng Bình đã triển khai hoạt
động này đối với toàn bộ các học phần giảng dạy trong năm học.
Với phương châm củng cố niềm tin, uy tín với nhân dân địa phương, tạo dựng
thương hiệu trong khu vực và trong nước Nhà trường luôn đặt ra yêu cầu đảm bảo và
nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
Công tác lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng
viên trong thời gian qua được tiến hành bắt đầu từ năm 2012, bằng hình thức thủ công:
phát phiếu giấy, thu phiếu và nhập phiếu thủ công. Ngoài những kết quả đạt được, quy
trình này còn tồn tại một số hạn chế, đặc biệt là hạn chế về thời gian chuẩn bị phiếu và
thời gian nhập số liệu. Vì vậy, phòng Thanh tra - Đảm bảo chất lượng giáo dục đã xây
dựng sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng Google Forms trong công tác lấy ý kiến phản
hồi của người học”. Sáng kiến này nhằm tiết kiệm thời gian hoàn thành công việc, tiết
kiệm nhân lực mà đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
2. Mục tiêu đề tài
Ứng dụng Google Forms xây dựng phiếu phản hồi online nhằm tiết kiệm thời gian
nhập dữ liệu, không gian lưu trữ, đảm bảo tính chính xác, tính bảo mật của thông tin.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu công cụ Google Forms để xây dựng phiếu phản hồi online.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu công cụ Google Forms trong việc lấy ý kiến phản hồi từ người học
về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Trường Đại học Quảng Bình.
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Google từ lâu đã trở thành một công cụ quen thuộc của người sử dụng Internet,
Google có nhiều tiện ích như Google E-mail ra mắt năm 2007 cho phép người dùng sử
dụng thư điện tử có tên Gmail, Google Calendar ra mắt tháng 4/2006 cho phép người
dùng tạo lịch làm việc trực tuyến miễn phí, Google Docs cho phép người dùng tạo một


trình soạn thảo, bảng tính, trình chiếu trực tuyến...

1


Google Forms là một công cụ miễn phí của Google, có ứng dụng đối với công
tác khảo sát như:
Bầu chọn nhân viên tiêu biểu của năm.
Biểu quyết về thời gian, địa điểm của một chuyến đi chơi.
Phản hồi về chất lượng dịch vụ hoặc sản phẩm.
Tạo biểu mẫu cho khách hàng đăng ký tham gia một sự kiện.
Trong công tác lấy ý kiến phản hồi của người học một số trường đại học đã tiến
hành ứng dụng công cụ Google Forms với hình thức khảo sát trực tuyến (ngẫu nhiên).
Tuy nhiên hình thức này không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Bộ Giáo dục – Đào tạo về
quy định số lượng giảng viên, số lượng học phần đánh giá trong một năm học, thời
gian kết thúc lấy ý kiến.
Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng Google Forms trong công tác lấy ý kiến phản
hồi của người học” khai thác tiện ích Forms trong Google Docs, thực hiện phối hợp giữa
hình thức lấy ý kiến trực tuyến và lấy ý kiến thủ công : Trực tuyến – Tập trung.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
Thứ nhất: Tiếp cận thực trạng công tác lấy ý kiến phản hồi của người học tại
trường Đại học Quảng Bình.
Thứ hai: Nghiên cứu tiện ích Google Forms.
Thứ ba: Đưa ra giải pháp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa hình thức trắc nghiệm online kết hợp tiện ích
có sẵn của Google Forms để áp dụng cho công đoạn thiết kế phiếu lấy ý kiến.
- Phương pháp thống kê, phân tích. Thực hiện thống kê kết quả lấy ý kiến phản
hồi của người học bằng phần mềm Excel, phân tích, đánh giá hiệu quả của hình thức

lấy ý kiến thông qua Internet với hình thức lấy ý kiến thủ công.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm qua Internet trên phòng
máy vi tính của Nhà trường.
6. Cấu trúc đề tài
Chương 1: Thực trạng công tác lấy ý kiến phản hồi của người học tại Trường
Đại học Quảng Bình

2


Chương 2: Nghiên cứu, ứng dụng công cụ Google Forms trong công tác lấy ý
kiến phản hồi của người học
Chương 3: Kết luận và kiến nghị

3


CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẤY Ý KIẾN CỦA
NGƯỜI HỌC TẠI PHÒNG THANH TRA – ĐẢM BẢO CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
Nhằm góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục đại học; xây
dựng đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ
chuyên môn cao, phương pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại. Tạo thêm
kênh thông tin giúp giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy; nâng cao tinh thần
trách nhiệm của giảng viên trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục
đại học. Tăng cường tinh thần trách nhiệm của người học với quyền lợi, nghĩa vụ học
tập, rèn luyện của bản thân; tạo điều kiện để người học được phản ánh tâm tư, nguyện
vọng, được thể hiện chính kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã ban hành công văn số 7324/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 08/10/2013
hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng

viên.
Công tác lấy ý kiến của người học tại phòng Thanh tra – Đảm bảo chất lượng
giáo dục, trường Đại học Quảng Bình trong những năm qua được thực hiện bằng hình
thức thủ công: phát phiếu, thu phiếu và nhập dữ liệu thủ công. Mặc dù vẫn đảm bảo
tiến độ công việc chung nhưng mất quá nhiều thời gian để hoàn thành, cụ thể như sau:
1. Công tác chuẩn bị
Bước 1: Xác định danh sách các học phần, danh sách các lớp, số lượng phiếu sẽ
lấy của mỗi học phần, lên kế hoạch thực hiện lấy ý kiến phản hồi.
Bước 2: Photo phiếu phản hồi, bỏ vào từng bì, ghi nhãn bì đựng phiếu (theo kế
hoạch lấy ý kiến tại Bước 1).
2. Công tác thực hiện lấy ý kiến phản hồi
Bước 1: Phổ biến nội dung công tác lấy ý kiến với người học.
Bước 2: Phát phiếu, thu phiếu phản hồi.
Bước 3: Niêm phong phiếu đã lấy ý kiến phản hồi.
3. Công tác nhập dữ liệu
Bước 1: Phân loại và dồn phiếu theo từng giảng viên.
Bước 2: Phân loại phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ.
Bước 3: Đánh số thứ tự các phiếu theo từng bì phiếu.
Bước 4: Tiến hành nhập dữ liệu.

4


4. Công tác xử lý dữ liệu
Dữ liệu sau khi nhập xong sẽ được phân tích, đánh giá theo các tiêu chí đánh giá,
cuối cùng là viết báo cáo gửi Bộ giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 7 hàng năm.
Trong cả quá trình thực hiện thì công tác chuẩn bị bao gồm sao in và bỏ phiếu
theo từng bì và công tác nhập dữ liệu cần nhiều thời gian nhất, đặc biệt là công tác
nhập dữ liệu với số lượng phiếu lớn cần nhiều người nhập, tốc độ và độ tin cậy của dữ
liệu thu được phụ thuộc vào tốc độ và độ chính xác của người nhập.

Sử dụng hình thức mới sẽ bỏ Bước 2 trong Công tác chuẩn bị, bỏ Bước 2 và
Bước 3 trong Công tác thực hiện lấy ý kiến phản hồi, bỏ hẳn Công tác nhập dữ liệu.
Ngoài ra, thông tin thu được luôn đảm bảo yêu cầu về tính nhanh chóng, chính xác và
tính bảo mật.

5


CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG CỤ GOOGLE
FORMS TRONG CÔNG TÁC LẤY Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HỌC
1. Nghiên cứu công cụ Google Forms tại phòng Thanh tra – Đảm bảo chất lượng
giáo dục Trường Đại học Quảng Bình
Hiện nay, việc sử dụng công cụ miễn phí trên Internet nói chung và của hãng
Google nói riêng rất phổ biến. Trong chúng ta ai cũng đã nhiều lần sử dụng công cụ
của Google và hai tiện ích chủ yếu mọi người thường dùng là tìm kiếm thông tin
(Search) và hộp thư điện tử (email). Bên cạnh các công cụ phổ biến này, Google còn
cung cấp nhiều tiện ích hữu dụng khác như Google Site (tạo Website), Google
Translate (dịch thuật), Google Docs (xem, chỉnh sửa văn bản trực tuyến)... Những tiện
ích này đều có thể khai thác hiệu quả cho nhiều mục đích khác nhau như nâng cao chất
lượng công tác quản lý giáo dục, chất lượng dạy và học.
Sáng kiến kinh nghiệm này tiến hành nghiên cứu và ứng dụng tiện ích Google
Forms vào công tác lấy ý kiến phản hồi của người học. Google Forms là một công cụ
trực tuyến tuyệt vời và miễn phí cho phép người sử dụng tạo các biểu mẫu (phiếu điều
tra) với mục đích thu thập dữ liệu trực tuyến. Nó cho phép tạo ra các hình thức tìm
kiếm rất chuyên nghiệp, với hơn 60 chủ đề khác nhau để lựa chọn. Người sử dụng có
thể tùy chỉnh các kiểu câu hỏi và lựa chọn kiểu câu trả lời. Hơn nữa, sau khi thiết lập
mẫu hỏi trên Google Forms, người sử dụng có thể dễ dàng nhúng vào nội dung trên
trang web hoặc nội dung e-mail để gửi cho các đối tượng khảo sát của mình. Thông tin
phản hồi sẽ được lưu lại tự động trong kho dữ liệu, thậm chí còn có thể xuất báo cáo
theo dạng danh sách hoặc đồ thị. Có thể nói đây là một cách thức tốt để người sử dụng

tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát, thăm dò.
Để xây dựng phiếu phản hồi trực tuyến, người dùng phải tạo một tài khoản
Gmail miễn phí trên Google, thông tin sẽ được lưu trữ trong tài liệu của Google qua
Gmail.

6


1.1 Các loại câu hỏi trên Google Forms



Loại câu hỏi văn bản

Thông thường loại câu hỏi này dành cho loại thông tin chuỗi có độ dài ngắn. ví
dụ: họ tên, ngày sinh, địa chỉ... của người dùng.

Thiết kế


Hiển thị

Loại câu hỏi văn bản của đoạn văn

Loại câu hỏi này tương tự như loại câu hỏi văn bản nhưng độ dài chuỗi dài hơn,
thường sử dụng cho loại thông tin như quá trình công tác, ưu điểm, nhược điểm của
bản thân...

7



Thiết kế


Hiển thị

Loại câu hỏi có nhiều lựa chọn

Loại câu hỏi này cho phép người dùng chọn một trong các phương án đưa ra.
Ví dụ:

Thiết kế

Hiển thị

8




Loại câu hỏi hộp kiểm

Loại câu hỏi hộp kiểm cho phép người dùng có thể chọn cùng lúc nhiều lựa chọn.
Ví dụ:

Thiết kế

Hiển thị

Trong loại câu hỏi hộp kiểm này, người thiết kế có thể nhấp chuột vào mục

“Thêm câu trả lời khác” cho phép người dùng có thể gõ phương án trả lời khác ngoài
các phương án đã đưa ra.


Loại câu hỏi chọn từ danh sách

Cho phép người dùng chọn một mục trong danh sách đổ xuống.

Thiết kế

Hiển thị

Kết quả chọn

9




Loại câu hỏi thang tỷ lệ

Thông thường loại câu hỏi này nhằm để đánh giá mức độ cho một nội dung nào đó.

Thiết kế


Hiển thị

Loại câu hỏi lưới


Thông thường loại câu hỏi lưới này là câu hỏi lựa chọn mức độ đối với nhiều
nội dung
Ví dụ:

Thiết kế

Hiển thị

1.2. Gửi Forms cho người liên quan
Có hai cách để gửi: bằng email hoặc đưa lên trang web.
1.3. Thực hiện gửi phản hồi

10


Người dùng điền các thông tin trên phiếu sau đó nhấp chuột vào nút “Gửi” ở
cuối Form, ngay lập tức thông tin trên phiếu được chuyến tới đích đã được thiết lập
sẵn và được lưu trữ trong tài liệu của Google qua Gmail.
Màn hình báo gửi thành công như sau:

Nếu không thành công thì có thông báo lỗi nhắc nhở khi người dùng bỏ trống
thuộc tính bắt buộc nhập dữ liệu. Giả sử nội dung “Thông tin về khóa tập huấn” được
thiết kế là câu hỏi bắt buộc nhập dữ liệu, nhưng người dùng chỉ tích chọn trả lời được
một trong tổng số ba câu thì khi gửi phản hồi hệ thống báo lỗi như sau (khoanh vùng
màu đỏ):

1.4. Thu thập dữ liệu và phân tích
Khi người quản trị muốn biết được có bao nhiêu người đã điền phiếu, họ có thể
đăng nhập lại vào Google Forms để biết kết quả, toàn bộ các phản hồi được lưu lại
trong một bảng tính trực tuyến (như bảng tính Excel). Trong phần xem phản hồi này,

sẽ cho phép xem theo kiểu liệt kê (dạng bảng tính), hay kiểu tổng hợp, hay dạng biểu
đồ. Từ kết quả thống kê này, người thu thập bảng hỏi có thể đưa dữ liệu ra Excel hay
Word để xử lý dữ liệu theo cách riêng của mình.
Nếu không muốn nhận phản hồi người quản trị tiến hành tắt mục “Chấp nhận
câu trả lời” khi đó người dùng cũng không thể đăng nhập Form.

11


2. Ứng dụng Google Forms vào công tác lấy ý kiến phản hồi của người học
2.1. Thiết kế phiếu online
Nghiên cứu các thông tin trên phiếu giấy (PHỤ LỤC 2) để thiết kế phiếu online
kết quả như sau:
Trang đầu tiên của phiếu Online

12


Trang thứ hai

13


Trang cuối cùng của phiếu Online

Các thông tin trên phiếu online được thiết kế theo yêu cầu của phiếu lấy ý kiến
người học:
- Các câu hỏi yêu cầu người dùng gõ vào phiếu là: Loại câu hỏi văn bản (Tên
học phần, lớp), loại câu hỏi đoạn văn bản (Phần nhận xét chung và kiến nghị).
- Loại câu hỏi chọn từ danh sách áp dụng cho nội dung câu hỏi “Họ tên giảng

viên”.
- Trên phiếu online nội dung “Ngày khảo sát” không thiết kế vì mặc định mỗi
phản hồi khi gửi đi hệ thống tự động gắn dấu thời gian.

14


- Câu hỏi cho điểm (điểm từ 1 đến 10) được thiết kế là loại câu hỏi thang tỷ lệ.
- Mỗi câu hỏi có thuộc tính “Câu hỏi bắt buộc” người thiết kế có thể tích chọn
hoặc không tích chọn thì câu hỏi đó trở thành bắt buộc hay không bắt buộc nhập dữ
liệu. Loại câu hỏi bắt buộc nhập dữ liệu trong phiếu phản hồi online là các câu hỏi có
dấu sao “*” ở cuối câu. Loại câu hỏi không bắt buộc nhập dữ liệu là nội dung “Phần
nhận xét chung và kiến nghị”. Như vậy, khi sinh viên gửi thành công một phản hồi thì
phiếu đó là hợp lệ.
Khi tiến hành lấy phiếu online cán bộ thực hiện phải ghi biên bản lấy phiếu tại
phòng máy (có mẫu biên bản đính kèm). Người quản trị sẽ bật liên kết để nhận phản
hồi. Kết thúc quá trình lấy phiếu tại phòng máy quản trị sẽ tắt liên kết và người dùng
cũng không thể đăng nhập Form để thao tác hay gửi phản hồi. Toàn bộ phản hồi được
lưu lại trong tài liệu của Google qua Gmail.
2.2. Thao tác thực hiện
Cách 1: Thao tác trên Gmail:
Bước 1: Người phản hồi vào hộp thư:
Password:



phanhoi1234

Bước 2: Bấm vào đường link có sẵn trong hộp thư.
Bước 3: Tiến hành trả lời phiếu thứ nhất theo yêu cầu của người triển khai.

Bước 4: Bấm nút “Gửi”.
Bước 5: Lặp lại bước 3 (nếu có phiếu thứ 2).
Cách 2: Thao tác trên website của Nhà trường:
Bước 1: Vào mục Phòng Thanh tra-ĐBCLGD\LẤY Ý KIẾN SV
Bước 2: Bấm vào đường link có sẵn.
Bước 3: Tiến hành trả lời phiếu thứ nhất theo yêu cầu của người triển khai.
Bước 4: Bấm nút “Gửi”.
Bước 5: Lặp lại bước 3 (nếu có phiếu thứ 2).
2.3. Kết quả ứng dụng
Trong năm học 2015 – 2016, thực hiện lấy phiếu phản hồi từ người học về hoạt
động giảng dạy của giảng viên theo hình thức online Phòng đã lấy được 931 phiếu
(PHỤ LỤC 3 (trích một phần)).

15


3. So sánh hai hình thức lấy phiếu.
ii: Ưu thế hơn
ƯU THẾ
TT

NỘI DUNG
THỦ CÔNG

INTERNET

1

Nhân sự đi triển khai


ii

2

Thời gian triển khai

ii

3

Thời gian chuẩn bị phiếu

ii

4

Thời gian nhập phiếu

ii

5

Thời gian xử lý kết quả

6

Tính chính xác

ii


7

Không gian lưu trữ hồ sơ

ii

8

Phiếu không hợp lệ

ii

ii

ii

ii

Cụ thể:

1. Nhân sự đi triển khai: Tính trên mỗi lớp, nhân sự đi triển khai hình thức thủ
công ít hơn, chỉ cần một người để tiến hành; trong khi đó hình thức thông qua Internet
cần ít nhất 2 người (một người tiến hành và một người quản lý phòng máy).

2. Thời gian triển khai: Cả hai hình thức thời gian để sinh viên tiến hành trả lời
phiếu là như nhau.

3. Thời gian chuẩn bị phiếu: Hình thức thủ công mất khá nhiều thời gian để
chuẩn bị phiếu bao gồm chuẩn bị phong bì đựng phiếu, sao in phiếu, đếm phiếu bỏ vào
từng bì. Hình thức thông qua Internet chỉ việc gửi liên kết Form đến địa chỉ cần thiết.


4. Thời gian nhập phiếu: Hình thức thủ công mất khá nhiều thời gian để hoàn
thành công việc nhập phiếu, mức độ tin cậy của dữ liệu phụ thuộc vào độ chính xác
của người nhập phiếu. Hình thức thông qua Internet thời gian nhập phiếu gần bằng
không, vì ngay sau khi sinh viên nhấn nút gửi thành công thì kết quả được gửi lên hệ
thống và xuất hiện ngay trên bảng thống kê.

5. Thời gian xử lý kết quả: Cả hai hình thức là như nhau, sau khi có dữ liệu thô
công việc xử lý kết quả cho việc đánh giá, nhận xét là như nhau.

16


6. Tính chính xác: Hình thức thủ công người nhập có thể có sự nhầm lẫn trong
quá trình nhập phiếu, nhưng hình thức thông qua Internet bảng thống kê là kết quả trực
tiếp của các phản hồi nên không có sai lệch dữ liệu.

7. Không gian lưu trữ hồ sơ: Hình thức thủ công cần không gian lớn để chứa số
phiếu thu về, còn hình thức thông qua Internet chỉ cần lưu trữ trên file Excel hoặc trên
Google thông qua Gmail.

8. Phiếu không hợp lệ: Hình thức thủ công sinh viên có thể bỏ trống ở những nội
dung bắt buộc không được bỏ trống và như thế phiếu đó trở thành phiếu không hợp lệ,
nhưng hình thức thông qua Internet để gửi được phiếu sinh viên phải trả lời hết những
nội dung bắt buộc. Vì vậy, toàn bộ số phiếu thu được đều là hợp lệ.
Bảng thống kê thời gian hoàn thành việc nhập phiếu theo hình thức thủ
công các năm:

STT


NĂM HỌC

SỐ
PHIẾU

SỐ

THỜI GIAN

THỜI GIAN

NGƯỜI

TỐI ƯU ĐỂ

HOÀN THÀNH

NHẬP

HOÀN THÀNH

THỰC TẾ

1

2013-2014

4.854

4


15 ngày

2 tháng

2

2014-2015

1.765

3

7 ngày

1 tháng

3

2015-2016

1.362

2

9 ngày

1 tháng 20 ngày

Từ bảng thống kê ta thấy: thời gian tối ưu để nhập là 80 phiếu/người/ngày,

nhưng thực tế vì kiêm nhiệm các công việc khác nhau nên người nhập phiếu không thể
hoàn thành đúng thời gian như tính toán. Nếu toàn bộ số phiếu trên được thực hiện
bằng hình thức online sẽ giải quyết triệt để thời gian nhập phiếu (bằng 0), giải quyết
được yêu cầu về tính chính xác, tính bảo mật của thông tin, tạo thế chủ động cho người
làm báo cáo. Ngoài ra, còn tiết kiệm thời gian photo và chuẩn bị phiếu.
Đối với số phiếu đã thực hiện bằng hình thức online năm học 2015-2016 là
931 phiếu, nếu thực hiện theo hình thức thủ công thì cần tối thiểu là 12 ngày để nhập
dữ liệu, trong khi đó hình thức mới cho ra kết quả tức thì.
Như vậy, xét tính hiệu quả về mặt thời gian, tính chính xác của dữ liệu trong
công tác lấy ý kiến phản hồi thì hình thức lấy ý kiến thông qua Internet đáp ứng tốt
hơn. Tuy nhiên, với hình thức mới công tác chuẩn bị cần kỹ càng, chu đáo hơn, cần có
sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan nhiều hơn.

17


4. Một số vấn đề liên quan
- Việc lấy phiếu thông qua Internet cần đến phòng máy vi tính có kết nối Internet
nên cần sự hỗ trợ của cán bộ quản lý phòng máy, Phòng cần sự phối hợp của các bộ
phận liên quan trong quá trình tiến hành lấy phiếu. Các phòng máy vi tính có thể trưng
dụng: Phòng vi tính tại trung tâm học liệu, 2 phòng vi tính tại giảng đường C.
- Người lấy phiếu phải làm biên bản tiến hành lấy phiếu tại phòng máy (PHỤ LỤC 1).

18


CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Từ thực trạng công tác lấy ý kiến phản hồi của người học tại trường Đại học

Quảng Bình, yêu cầu, nhiệm vụ công tác của phòng Thanh tra – Đảm bảo chất lượng
giáo dục, cho thấy cần nghiên cứu và vận dụng hình thức mới hỗ trợ tích cực cho hình
thức đang sử dụng, đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường.
Công cụ Google Forms đáp ứng tốt trong công tác lấy ý kiến phản hồi của
người học về các hoạt động giảng dạy, đảm bảo tiết kiệm thời gian hoàn thành công
việc, không gian lưu trữ, đảm bảo tính chính xác, tính bảo mật của thông tin.
2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu và thử nghiệm thành công phương thức lấy phiếu phản hồi từ
người học thông qua Internet tại phòng máy vi tính của Nhà trường. Phòng Thanh tra Đảm bảo chất lượng giáo dục xin đề xuất với Ban giám hiệu Nhà trường cho phép
Phòng được tiến hành triển khai việc lấy phiếu phản hồi từ người học đối với các hoạt
động giảng dạy của giảng viên thông qua Internet trong những năm học tiếp theo.
Ngoài ra, sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng cho việc lấy ý kiến của cựu
sinh viên về chương trình đào tạo, ứng dụng trong các hoạt động dạy học hiện nay đó
là thiết kế các bài kiểm tra trắc nghiệm online, thực hiện khảo sát kết quả học tập của
sinh viên qua Internet phù hợp yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
hiện nay.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Công văn số 2754/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 20 tháng 5 năm 2010 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt
động giảng dạy của giảng viên.
[2]. Công văn số 7324/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 08 tháng 10 năm 2013 về
việc hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của
giảng viên.
[3].


Lịch

sử

của

Gmail,

Google

DOCS,

Google

FORMS:

/>[4]. Hướng dẫn sử dụng Google FORMS:
o/sinh-vien-kinh-te-nckh/huong-dan-su-dung-google-form-dethiet-ke-bang-hoi-online/#

20


LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
Trường Đại học Quảng Bình, quý các Khoa, Phòng đã tạo điều
kiện thuận lợi để nhóm hoàn thành tốt sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi thiếu sót, rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp để công tác nghiên cứu khoa
học của nhóm ngày một hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!


21


PHỤ LỤC 1
BIÊN BẢN LẤY PHIẾU TẠI PHÒNG MÁY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

PHÒNG TT-ĐBCLGD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Quảng Bình, ngày tháng năm 2016

BIÊN BẢN TIẾN HÀNH LẤY PHIẾU TẠI PHÒNG MÁY
Phòng máy số: ........................................ Người QL máy: ................................................
Lớp:......................................................... Số lượng SV: ....................................................
Thời gian BĐ: ........................................ Thời gian kết thúc: ..........................................
Người triển khai:............................................................. Đơn vị: .....................................
................................................................ ..........................................................................
................................................................ ..........................................................................
DANH SÁCH CÁC HỌC PHẦN ĐƯỢC LẤY
SỐ
TT
GIẢNG VIÊN
HỌC PHẦN
GHI CHÚ
TIẾT
PHIẾU


Người triển khai

QL phòng máy

Đại diện Sinh viên

22


PHỤ LỤC 2
PHIẾU LẤY Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HỌC VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
CỦA GIẢNG VIÊN NĂM HỌC 2015 -2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
PHIẾU LẤY Ý KIẾN SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG
VIÊN
Anh/Chị vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây. Các ý kiến của anh/chị góp phần
trong việc tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐHQB hiện
nay. Các thông tin anh/chị cung cấp được bảo mật tuyệt đối.
Tên học phần: ............................................. Học kỳ: .............................Năm học: ..................
Bậc: ĐH 

CĐ 

....................... Hệ: .....................................Khoá: .........................

Họ tên giảng viên: ....................................... Ngày khảo sát: ......................................................
PHẦN A: Anh/Chị vui lòng cho điểm vào từng tiêu chí (điểm tối đa mỗi tiêu chí là 10
điểm).
TT


TIÊU CHÍ

ĐIỂM

Thông tin về môn học và tài liệu phục vụ giảng dạy
1

Anh/chị được thông tin rõ mục tiêu, nội dung và yêu cầu môn học.

2

Giảng viên cung cấp đầy đủ thông tin về lịch trình, kế hoạch giảng dạy và tiêu
chí đánh giá kết quả học tập ngay từ đầu môn học.

3

Giảng viên cung cấp đầy đủ thông tin về tài liệu học tập, tài liệu tham khảo và
các phương tiện hỗ trợ phục vụ môn học.

Tác phong sư phạm của giảng viên
4

Đảm bảo thời gian giảng dạy theo quy định (vào lớp, nghỉ giải lao đúng giờ).

5

Đảm bảo nội dung học lý thuyết, thời gian thực hành.

6


GV tạo môi trường học tập tích cực, thân thiện, hợp tác tốt với sinh viên.

7

GV đảm bảo tính chuẩn mực trong tác phong nhà giáo (trang phục, thái độ).

Nội dung giảng dạy
8

Nội dung bài giảng phù hợp chương trình chi tiết học phần.

9

Bài giảng có cập nhật kiến thức mới, có liên hệ thực tiễn.

10

Nội dung giảng dạy thiết thực, phù hợp chuyên môn, nghề nghiệp.

Hoạt động giảng dạy

23


11

Giảng viên có kiến thức sâu rộng về môn học.

12


Giảng viên đảm bảo tiến độ giảng dạy theo thời lượng phân bổ trong chương
trình chi tiết học phần.

13

Giảng viên có phương pháp truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu.

14

Giảng viên nhiệt tình, có trách nhiệm và quan tâm đến giáo dục nhân cách người
học.

15

Giảng viên sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của anh/chị liên quan đến môn học.

16

Giảng viên sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học, ứng dụng CNTT trong bài
giảng đạt hiệu quả.

17

Phương pháp giảng dạy phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của anh/chị.

Kiểm tra, đánh giá sinh viên
18

Nội dung đề thi phù hợp với nội dung chương trình đào tạo.


19

Tính công bằng, khách quan trong đánh giá kết quả kiểm tra, thi.

20

Mức độ phản hồi các thông tin về bài kiểm tra trong quá trình học giúp anh/chị
cải thiện kết quả học tập.

21

Thực hiện chủ trương “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích”.
PHẦN B: Nhận xét chung và kiến nghị
1. Anh/Chị vui lòng cho biết những ưu điểm giảng viên cần phát huy.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2. Những hạn chế giảng viên cần khắc phục.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
3. Những kiến nghị đối với Nhà trường trong công tác phục vụ hoạt động dạy học.
...........................................................................................................................................

24



...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị! Rất mong anh/chị tiếp tục duy trì liên hệ
với Khoa/Trường trong tương lai. Chúc anh/chị sức khoẻ và thành công trong cuộc
sống.
Địa chỉ email liên hệ:

25


×