Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

KHÓA LUẬN THỰC TẾ TRUNG CẤP CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.62 KB, 10 trang )

PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế thị trường đã đem lại sự tăng trưởng nhanh chóng nhưng cũng bắt
đầu đặt ra cho chúng ta những vấn đề đảm bảo nhu cầu cho con người, nâng cao
chất lượng cuộc sống. Nhu cầu của con người bao gồm những nhu cầu căn bản
như ăn, ở, mặc, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nhu cầu hạnh phúc. Tiền bạc sẽ
không luôn luôn đem lại hạnh phúc cho con người, triết lý đó được kiểm nghiệm
hằng ngày khi người giàu phải đối mặt với nhu cầu khác lạ khó thỏa mãn bằng
nhu cầu tiền bạc. Đó là nhu cầu cuộc sống bình an, sự dư thừa tiền bạc nhiều khi
không mang lại hạnh phúc cho gia đình mà có khi ngược lại, mang tai họa về như
là vướng vào những cuộc ăn chơi xa đọa mắc phải tệ nạn xã hội, cờ bạc, mại dâm,
ma túy, làm cho xã hội bất ổn. Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tăng trưởng
kinh tế phải gắn liền với bảo đảm chất lượng cuộc sống, trật tự an toàn xã hội ổn
định, môi trường được giữ vững. Do đó phát triển ổn định mọi mặt kinh tế - xã
hội luôn là mục tiêu định hướng của Đảng và nhà nước ta cũng như của mỗi quốc
gia. Nước ta đi lên bằng sản xuất nông nghiệp là chủ đạo, nên trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội gặp không ít khó khăn. Thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp,
tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Để đương đầu với những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội
Đảng và Nhà nước đã và đang tiếp tục thực hiện đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH
đất nước. Đưa đất nước ta phát triển bền vững và toàn diện. Tuy vậy nhưng thực tế
cho thấy nông thôn nước ta vẫn còn những yếu kém cần phải sớm khắc phục như:
Tình trạng lạc hậu về khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, ruộng đất ngày càng
bị thu hẹp, ruộng đất bị lấy đi để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc
xây các khu nhà để kinh doanh, ngoài ra vấn đề chất lượng nông sản xuất khẩu còn
chưa cao, hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch chậm, công nghiệp chế biến kém phát triển, mức sống và dân trí nhiều vùng
nông thôn rất thấp, cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý, quan hệ sản xuất chậm đổi mới.
Bên cạnh những thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình vẫn còn nhiều khó khăn
về mặt thời tiết, kinh tế xã hội. Mấy năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và


Nhà nước đã cố gắng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhưng kinh tế vẫn còn chậm
phát triển. Đời sống nhân dân vẫn chưa đi vào sản xuất ổn định, mang tính bền
vững. Kinh tế xã hội sẽ phát triển ổn định và bền vững hơn, sản xuất nông lâm
nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao hơn, môi trường đất đai sẽ an toàn hơn, rủi ro sẽ ít
xuất hiện hơn và quản lý kinh tế - xã hội sẽ được thuận lợi hơn, nếu như có một
hệ thống giải pháp toàn diện và đồng bộ.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại
Phường Tân phú – Quận Cái Răng – TPCT”
2. Khái quát về Phường Tân Phú
Phường Tân phú là 1/7 đơn vị hành chính của quận Cái Răng toàn phường
có 08 khu vực với diện tích tự nhiên 1046.58ha. Năm 2017 toàn phường có 28 tổ
nhân dân tự quản, có 1.836 hộ với với 7.296 khẩu. Đời sống kinh tế chủ yếu là
sản xuât nông nghiệp và chăn nuôi.
1


3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Phường
Tân Phú – Quận Cái Răng – TPCT
4. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong quá trình đi thực tế tại Phường Tân Phú Quận
- Cái Răng – TPCT, thời gian từ ngày 14/3 đến ngày 26/3 năm 2018.
PHẦN II
PHẦN NỘI DUNG
1. Các khái niệm phát triển kinh tế nông thôn
+ Kinh tế - xã hội
- Kinh tế - xã hội là một vấn đề rộng lớn, bao trùm mọi mặt trong hoạt động
của một quốc gia nói chung và một tỉnh, một huyện, một đơn vị hành chính nói
riêng. Nó liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khoa học.

- Kinh tế - xã hội là một phạm trù bao gồm các vấn đề: KT - VHXH - ANQP.
Các vấn đề được nghiên cứu cụ thể là: Tình hình sản xuất Nông - Lâm thủy sản,
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng (Điện, đường, trường,
trạm ...), y tế giáo dục, môi trường. Tất cả những vấn đề này có liên quan mật thiết
với nhau, mỗi một vấn đề giữ một vị trí quan trọng riêng không thể thiếu.
+ Phát triển kinh tế xã hội
Là quá trình nâng cao điều kiện về vật chất và tinh thần của con người qua việc
sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát
triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống.
+ Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH – HĐH
- Là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có sơ sở vật chất - kỹ
thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng,
an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.
- Quá trình này đặc biệt quan tâm đến vùng nông thôn, quá trình CNHHĐH nông thôn là một quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phân
công lao động và ngành nghề, đa dạng hóa kinh tế nông thôn theo hướng ngày
càng nâng cao tỷ trọng của các hoạt động công nghiệp và phi nông nghiệp khác
bằng việc áp dụng ngày càng rộng rãi và có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và các ngành nghề phi nông nghiệp
để không ngừng phát triển kinh tế và nâng cao mọi mặt đời sống của cộng đồng
dân cư nông thôn, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
2. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu
a. Đặt điểm điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
* Tọa độ:
- Phường Tân phú nằm trong giới hạn: 9°59′6″ vĩ độ Bắc 105°49′17″ kinh độ Đông.
- Phường Tân phú là 1/7 đơn vị hành chính của quận Cái Răng toàn phường
có 08 khu vực với diện tích tự nhiên 1046.58ha. Năm 2017 toàn phường có 28 tổ
nhân dân tự quản, có 1.836 hộ với với 7.296 khẩu.


2


- Theo hướng Đông Bắc có trục đường Quốc lộ 91C chạy thẳng đến cảng
Cái Cui rất thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa.
+Ranh giới hành chính
Phía đông giáp: Sông Hậu và tỉnh Hậu Giang, Phía tây giáp: phường Phú Thứ
quận Cái Răng, Phía nam giáp: Tỉnh Hậu Giang, Phía bắc giáp: Sông Hậu và Vĩnh Long.
+ Giao thông
- Phường Tân Phú là cửa ngõ giao lưu chính của vùng Cảng Cái Cui là điều
kiện rất thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, đặt biệt là những chuyến tàu chở hàng
quốc tế với tải trọng lớn. Vận chuyển các loại hàng hóa cho các khách hàng các
khu vực TP Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang....
- Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước chủ
trương tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nông thôn. Trong đó có giao
thông, nên đường sá trong toàn phường đã được nhựa hóa và bê tông hóa khang
trang sạch đẹp. Đường liên khu vực, liên thôn xóm, các tuyến đường ra các cảng
và các đường phục vụ nhu cầu sản suất tổng số 35 km, kinh phí Nhà nước đầu tư
hỗ trợ 30% nhân dân đóng góp 70% đầu tư đổ bê tông hóa với chiều rộng mặt
đường từ 2m đến 3,5m giúp nhân dân đi lại rất thuận lợi.
3. Khí hậu – Thủy văn
a. Khí hậu
- Phường Tân Phú nằm trong vùng thuộc ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
gió mùa, có hai mùa rõ rệt trong năm:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trùng với gió mùa Tây Nam, Nhiệt độ
trung bình các tháng từ 26 - 27 độ. Mưa tập trung trong các tháng 9,10...trung
bình lượng mưa phổ biến trong tháng từ 220mm đến 420mm, các tháng cuối mùa
gây ngập úng trên diện rộng do lượng mưa lớn và lũ thượng nguồn đổ về.
- Mù khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, trùng với gió mùa Đông Bắc,
nhiệt độ trung bình các tháng từ 26 – 28 độ. Có số giờ nắng cao nhất trong năm

vào khoản tháng 1,2,3. Giờ nắng trung bình trong tháng này từ 190 giờ đến 240
giờ, thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản lúa.
b. Thủy văn
- Phường Tân Phú chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông Cái cui, có các kênh
rạch chuyển nước từ sông Hậu về Sông Cái Cui thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế nuôi trồng thủy sản.
- Nguồn nước ngầm của Phường Tân Phú có chất lượng khá tốt. Đây là nguồn
nước sạch góp phần bổ sung cho nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân.
- Phường Tân Phú nằm trong khu vực đồng lũ màu mỡ có đê tự nhiên ven
sông Cái Cui hình thành tự nhiên bao quanh địa bàn phường, những cánh đồng
màu mỡ do tác động phù sa của lũ đỗ về.
- Ngoài ra Phường Tân Phú là nơi tiếp giáp với Cản Cái Cui rất thuận lợi
cho việc giao lưu hàng hóa phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
c. Khoáng sản – vật liệu xây dựng
Với đặt điểm là vùng đồng bằng trẻ, Phường Tân Phú về tài nguyên khoán sản hạn
chế, chỉ có đất sét làm gạch ngói, đất dẻo, một ít than bùn và cát sông dùng để đổ nền.
d. Tài nguyên sinh vật
+ Thực vật
3


- Thực vật tự nhiên của Phường Tân Phú là có nhiều cánh rừng rậm rạp, có
nhiều loại cây thân gỗ, tre nứa và có nhiều loại dây leo. Nhưng quá trình khai thác
và dân số tăng lên không ngừng và đã khai thác biến thành đất nông nghiệp, đất ở,
cơ sở hạ tầng...hiện nay sinh vật tự nhiên không còn nhiều.
- Hiện nay trên địa bàn Phường Tân Phú có các loại họ bần, bình bát,
dương xỉ, dừa nước, tràm, dừa ăn trái...
- Các loại thân gỗ tròn như: trâm bầu, gáo vừng, các loại tre, tràm vàng...
+ Động vật
- Động vật trên cạn chỉ có các loại chim như: cò, óc cao, sáo, trích nước, gà nước...

- Động vật dưới nước có các loại cá lóc, cá rô, cá sặc rằng, cá trê, cá bóng, lương,
lịch...Ngoài ra còn có các loại tôm tép sống ở sông Cái Cui, kênh rạch và đồng ruộng.
e. Diện tích đất đai
- Đất đai trên địa bàn Phường Tân Phú thuộc 2 nhóm chính: nhóm đất phù
sa ngọt diện tích là 989,58 ha, chiếm 95% tổng diện tích tự nhiên, thích hợp với
trồng cây ngắn ngày, đặc biệt là cây lương thực chủ yếu cho nông nhiệp.
- Nhóm đất phèn chiếm 5% thích hợp trồng cây ngắn ngày, hoa màu.
4. Dân số lao động
- Lao động là yếu tố quan trọng quyết định đến mọi quá trình sản xuất, thúc
đẩy nền kinh tế phát triển ở nước ta lao động nông nghiệp chiếm 3/4 tổng số lao
động trong cả nước. Do vậy việc sử dụng hợp lý nguồn lao động và nâng cao chất
lượng, năng suất lao động trong nông nghiệp nói riêng và trong ngành kinh tế nói
chung là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm tăng khối lượng sản phẩm, bố trí cân
đối lại lao động giữa các ngành các khu vực kinh tế, giữa thành thị và nông thôn…
- Còn dân số là yếu tố phản ánh sản xuất đương thời, cho phép ta dự đoán
được khả năng đáp ứng nhu cầu lao động cho sản xuất ở hiện tại và tương lai,
chính vì mối quan hệ như vậy mà chúng ta cần phải quan tâm đến cả hai vấn đề
dân số và lao động để làm sao có tỷ lệ thích hợp và sử dụng hiệu quả nhất nhằm bố
trí lao động cho các ngành, các lĩnh vực để phát huy hết nguồn lực lao động sẵn có.
- Phường Tân Phú có nguồn lao động dồi dào, đa số là lực lượng lao động
trẻ, năng lực tiếp thu tri thức kho học – công nghệ tốt.
- Theo số liệu điều tra năm 2017 thì Phường Tân Phú có tổng số dân là 7.560
người tương ứng là 1836 hộ. Trong đó nhân khẩu nông nghiệp là 6508 người chiếm
86,1%, nhân khẩu phi nông nghiệp là 1052 người chiếm 13,9% tổng dân số. Ta dễ
dàng có thể thấy rằng phường có hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển khá
mạnh với tỷ lệ dân số hoạt động trong nhóm này chiếm tỷ lệ lớn. Nhân dân trong
phường chiếm 95% là người dân tộc kinh nên trình độ văn hóa và khả năng tiếp thu
trong lao động sản xuất là tương đối tốt so với các vùng miền trong cả nước.
5. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở Phường Tân Phú hiện nay
a. Thực trạng sản xuất ngành nông nghiệp

Hiện nay nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp
và đóng vai trò quan trọng của Phường Tân Phú. Tỉ trọng ngành nông nghiệp
tăng, giá trị của nó củng không ngừng tăng lên.
- Về trồng trọt: Năm 2017 UBND Phường đã tập trung chỉ đạo mùa vụ, cơ
cấu giống kiên quyết với các giống lúa (chủ yếu là: Lúa 504, Hàm Trâu, lúa lai...), vụ
đông với các giống: Lạc, ngô, khoai lang, sắn... cộng với việc đầu tư thâm canh áp
4


dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nhân dân, gắn liền với việc
cung ứng giống, vật tư phân bón kịp thời, đặc biệt tập trung chỉ đạo việc bảo vệ và
chăm sóc cây lúa Đông xuân và Hè thu, cây vụ đông một cách đồng bộ và đạt kết
quả tốt. Trong đó Tổng sản lượng lúa 105/100 tấn trong năm đạt 105% chỉ tiêu.
- Diện tích rau màu: trong năm đã xuống giống 69,9ha, đã thu hoạch
57,7ha, 1.229,3/1.200 tấn, đạt 102,22% chỉ tiêu.
- Về chăn nuôi: Chăn nuôi trong năm qua đã có sự phát triển. Toàn Phường
có 9 trang trại chủ yếu là: Lợn, gà, tập trung ở các khu vực. Khu vực Phú Lễ, Phú
Tân, Phú Thạnh, Phú Thắng. Toàn phường có 2.406 hộ chăn nuôi, chiếm 62,8 %.
* Cơ cấu vật nuôi chính của phường là:
+ Gia súc: heo 907 con, bò 610 con, dê 325 con.
+ Gia cầm: gà 30.000 con, vịt 3.500 con, cá sấu 4.300 con.
Địa phương Phường Tân Phú đã tập trung chăm sóc tốt đàn gia súc, gia
cầm. Năm 2011 dịch lở mồm long móng và cúm gia cầm đã được khống chế, tình
hình gia súc, gia cầm ổn định. Công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú
y được thực hiện chặt chẽ để hạn chế sự lây lan dịch bệnh cũng như đảm bảo an
toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong các dịp tết Nguyên Đán.
- Về thủy sản: Địa phương đã bắt đầu quan tâm và chú trọng vào lĩnh vực
nuôi trồng thủy sản. Hiện nay phường đã chuyển một số diện tích đất lúa năng
suất thấp sang nuôi trồng thủy sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2017: 2,28
ha. Tổng sản lượng 1.193,9/200 tấn, đạt 137,15% chỉ tiêu.

b. Thực trạng sản xuất ngành công nghiệp
Để nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
trong tương lai thì giai đoạn 2015- 2020 ta phải xây dựng được nền tảng của một
nước công nghiệp. Hiểu được điều đó đảng bộ và nhân dân Phường Tân Phú đã
nỗ lực phấn đấu để đưa Phường Tân Phú lên một tầm cao mới cả về kinh tế, chính
trị và xã hội thể hiện chính ở đây là việc tiếp tục thực hiện nghị quyết Đảng bộ về
chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015 - 2020. Kết quả đã đạt được
thể hiện qua sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nói chung trở nên sôi
động cũng như ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn Phường. Giá trị
sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng.
c. Thực trạng ngành kinh tế dịch vụ
- Dịch vụ phát triển, tổng mức lưu thông hàng hóa tăng và không có đột
biến về giá, Năm 2017 lượng hàng hóa được lưu thông rất lớn, các doanh nghiệp,
đơn vị và các hộ kinh doanh đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm
trong dịp tết của nhân dân.
- Số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn phường có 167 cơ sở, trong đó
quận quản lý 28 cơ sở, phường quản lý 39 cơ sở, các cơ sở chủ yếu là kinh doanh
hàng hóa tiêu dùng, ăn uống và phục vụ sản xuất.
6. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh
tế xã hội của phường Tân Phú
a. Thuận lợi
- Là một phường sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có hệ thống kênh mương cơ
bản được cứng hóa chủ động trong việc tưới tiêu từ nguồn nước Sông Hậu.Vì vậy lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp cơ bản ổn định, sản lượng lương thực tăng đều hàng năm.
5


- Kết cấu hạ tầng đã được đầu tư và đang phát triển mạnh, hệ thống giao thông
nông thôn, trường học, trạm y tế, trạm biến áp… được kiên cố hóa. Có trục đường
lớn Quang Trung – Cái vui (91C), có dòng sông Cái Cui chảy từ đầu phường đến

cuối phường rất thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
- Mặt khác có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành của quận, Thành
phố, những chủ trương, quyết sách đúng đắn của ban chấp hành đảng bộ, nghị
quyết sát thực của HĐND phường, sự đoàn kết nhất trí cao của cán bộ đảng viên
từ cơ sở khu vực đến phường, sự điều hành tích cực nhiệt tình của tập thể UBND
phường trong năm qua. Đặc biệt là sự đồng thuận ủng hộ nhiệt tình của nhân dân
đối với những chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của phường.
- Sự năng động sáng tạo nhạy bén trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự nỗ
lực phấn đấu của toàn thể nhân dân trong toàn phường.
- Tổ chức hoạt động Công đoàn chủ động sáng tạo, tham mưu gương mẫu
đi đầu trong mọi nhiệm vụ của chuyên môn ở cơ quan, luôn hướng về cơ sở, tăng
cường công tác kiểm tra giám sát chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời có hiệu quả.
b. Khó khăn
- Vị trí địa lý vừa là điều kiện thuận lợi vừa là những khó khăn cho việc phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn phường. Một số khu vực có đất đai cằn cổi bạc
màu chất đất xấu không màu mỡ, năng suất một số loại cây trồng không cao, hầu
như không có khả năng thâm canh tăng vụ, giá trị tính trên diện tích nông nghiệp
đạt thấp. Một số khu vực vẫn còn nhiều diện tích cấy lúa và hoa màu phải phụ
thuộc vào thiên nhiên hoặc xa kênh dẫn nước nên việc tưới tiêu gặp khó khăn.
- Dự án công nghiệp đầu tư vào địa bàn ít hiện tại mới có hai dự án đang
trong quá trình xây dựng đó là (Công ty phát triển kinh doanh nhà TP Cần Thơ,
khu tái định cư nhà ở công nhân), tiểu thủ công nghiệp phát triển tự phát chưa có
quy hoạch định hướng cụ thể như sản xuất gạch đất nung, khai thác cát sỏi dưới
lòng sông. Các nghề khác như cơ khí, chế biến lâm sản… vẫn manh mún chưa có
đầu tư chiều sâu, chủ yếu sản xuất những sản phẩm mang tầm tiêu thụ địa phương
chứ chưa có khả năng xuất khẩu ra ngoài địa phương hoặc ra nước ngoài.
- Các giải pháp khuyến mãi, kích thích tiêu dùng, kích cầu đầu tư do ngân
sách tỉnh khó khăn nên thực hiện chưa nhiều.
- Giá cả đầu vào sản xuất nông nghiệp cao, người dân chưa mặn mà với vụ
đông nên cả diện tích và sản lượng vụ đông đều giảm so cùng kỳ. Công tác

thủy lợi chưa chủ động tưới tiêu nên cây trồng thường xuyên bị thiếu nước nhất là
những vùng xa kênh mương.
Trình độ dân trí không đồng đều, một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đúng
và đầy đủ các quy định của pháp luật, thậm chí có một số bộ phận lợi dụng quy chế
dân chủ để cản trở và cố tình làm sai nhưng xử lý chưa kịp thời.
- Hoạt động của một số lĩnh vực ban ngành còn hạn chế xong UBND
phường chưa kịp nắm bắt để chấn chỉnh.
- Hoạt động của Ban Nông nghiệp phường có bước tiến bộ xong việc dự
báo, khuyến cáo khoa học kỹ thuật và kiểm tra sâu bệnh còn chậm chưa thực sự
sâu sát kịp thời.
- Do chất lượng đại biểu HĐND chưa cao nên ảnh hưởng đến chất lượng
các kỳ họp. Một số văn bản báo cáo trình kỳ họp chưa thật đảm bảo, nhiệm vụ,
6


giải pháp chưa có tính khả thi cao, Nghị quyết ban hành, tổ chức thực hiện gặp
nhiều khó khăn. Một số nội dung mà các thành viên trả lời chất vấn chưa được
gắn trách nhiệm cá nhân, trả lời còn chung chung. Hiệu quả giám sát của HĐND
chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
- Về chất lượng cán bộ Đảng, HĐND, UBND nhất là khối đoàn thể trình độ
không đồng đều, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, chế độ lương, phụ cấp
còn quá hấp không đảm bảo cho đời sống hàng ngày của cán bộ công chức cấp phường.
- Trong công tác sản xuất nông nghiệp việc dự tính, dự báo sâu bệnh chưa
thường xuyên, kịp thời và cụ thể hệ thống kênh mương chưa được đầu tư tu bổ nạo
vét thường xuyên. Các mô hình sản xuất kinh doanh, chăn nuôi theo hướng hàng
hóa và xây dựng cánh đồng có thu nhập cao còn chậm và chưa nhiều.
- Ngân sách địa phương còn hạn hẹp nên việc thực hiện một số hạng mục
công trình chưa đúng kế hoạch.
- Công tác vệ sinh môi trường dù chỉ đạo đôn đốc thường xuyên, nhưng
một số bộ phận nhân dân còn xem nhẹ chưa thực sự quan tâm đến môi trường và

sức khỏe cộng đồng.
7. Những định hướng chung cho phát triển kinh tế - xã hội phường Tân Phú
Qua đặt điểm tình hình, những thuận lợi khó khăn trên, bản thân em đi thực tế
tại phường Tân Phú có những định hướng như sau:
- Phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa nhiều thành phần có sự
quản lý của nhà nước trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu.
- Tập trung đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ
trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Quan tâm tới những hộ khó khăn hỗ trợ sản xuất để hộ có điều kiện tập
trung vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển một cách
toàn diện có hệ thống phù hợp với các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phát triển công nghiệp nông thôn chuyển từ nền nông nghiệp tự cung tự
cấp sang sản xuất hàng hóa làm được điều này phải mở rộng các cơ sở chế biến,
bảo quản… để dần tăng giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm.
- Phát triển xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng cho sản xuất và xã hội như: Giao thông
thủy lợi, thông tin văn hóa, y tế, giáo dục…để dần nâng cao mức sống cho người dân.
- Phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo hiệu quả đồng bộ bao gồm cả hiệu quả
kinh tế xã hội và môi trường.
- Khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai
thác tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, sử dụng đất
đai phải kết hợp với việc bảo vệ và bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, không làm
cho đất bị bạc màu và rửa trôi.
8. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
* Về Kinh tế
a. Kinh tế nông nghiệp
- Chăm lo công tác sản xuất thời vụ đúng lịch, cơ cấu cây trồng phù hợp,
đưa các giống có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất, chỉ đạo các khu
vực thường xuyên tu sửa, nạo vét kênh mương, chủ động tưới tiêu, cung ứng

7


giống, vật tư phân bón cho nhân dân đúng chủng loại, số lượng và chất lượng,
làm tốt công tác dự báo sâu bệnh cho nhân dân để kịp thời phòng trừ có hiệu
quả. Không ngừng đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật áp dụng vào sản xuất.
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng mùa vụ phù hợp với tiềm năng đất đai sẵn có
ở địa phương. Lấy hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Cơ cấu giống Lai: 90 95% diện tích để đạt năng suất vụ đông xuân từ 49,5 - 51 tạ/ha. Vụ hè thu đạt từ 48
- 49,5 tạ/ha. Chỉ đạo đưa vào diện rộng một số loại cây rau màu có giá trị kinh tế
cao, tăng diện tích Ngô lai, diện tích khoai lang vụ đông để đảm bảo lương thực.
- Triển khai công tác giống cây trồng vật nuôi một cách chu đáo có hiệu
quả đảm bảo kịp thời vụ sản xuất của người dân đúng thời gian quy định. Giảm
thiệu tối đa dịch bệnh và tích cực đưa các giống lúa mới vào sản xuất tìm đầu ra
cho sản phẩm nông nghiệp địa phương.
- Thực hiện các biện pháp đồng bộ phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch lở
mồm long móng, tránh tư tưởng chủ quan. Theo dõi sát tình hình diễn biến của
dịch bệnh để có biện pháp phòng chống kịp thời.
-Tích cực chỉ đạo chăn nuôi nâng cao tổng đàn gia súc, gia cầm. Phấn đấu
đàn lợn tăng 7,5%, đàn Trâu, Bò tăng 5,2%, gia cầm tăng 12%. Xây dựng và
khuyến khích các hộ nuôi lợn đàn từ 30 con/ lứa trở lên. Phát triển đàn lợn nái
siêu nạc, bò lai sin, chăm lo phòng chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm. Chỉ đạo
và tổ chức thực hiện công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cao, kịp thời ngăn chặn và
dập dịch khi có dịch xảy ra.
b. Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Tập trung các điều kiện đẩy mạnh sản xuất công nghiệp ngay từ tháng đầu
năm. Các doanh nghiệp xây dựng dự án sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kích cầu cấp
bù lãi suất của Chính phủ. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm một cách
toàn diện, cả về năng lực sản xuất, giá cả, chất lượng, phương thức phân phố…
- Tăng cường công tác thông tin quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị tìm kiếm
thị trường tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Tăng cường chỉ

đạo phát triển vùng nguyên liệu để đảm bảo công suất các nhà máy.
- Tiếp tục đầu tư và xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp. Thực hiện tốt
chuyển đổi sản xuất gạch đất nung theo công nghệ mới, khai thác cát sỏi, mộc, cơ
khí, dịch vụ thương mại… sẵn có ở địa phương, khuyến khích các hộ có điều kiện
phát triển các loại hình công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại
trên địa bàn đúng pháp luật để nâng cao thu nhập cho gia đình và xã hội.
- Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn cho nhân dân về xuất khẩu lao
động, giải quyết việc làm, đi những nước có thu nhập cao, ổn định, ít rủi ro.
- Tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách thỏa đáng để đầu tư cho công
nghiệp địa phương phát triển nhằm tăng nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch
cơ cấu công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế của phường.
c. Dịch vụ
- Đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa đáp ứng sức mua của dân. Tăng cường
thêm công tác tiếp thị, khuyến khích tiêu dùng.
- Các Sở ngành liên quan đến các hoạt động dịch vụ như: Ngân hàng, tài
chính, bảo hiểm có chính sách thích hợp, kịp thời nắm bắt tình hình để xây dựng
đề án chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế.
8


* Về xã hội
Tổ chức thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội
- Đảm bảo chính sách an sinh xã hội, không để xảy ra trường hợp thiếu đói
giáp hạt.
- Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với nước triển
khai và thực hiện đầy đủ các chủ trương chính sách ưu đãi người có công đến tận
từng đối tượng, quản lý nắm bắt chặt chẽ sự biến động các đối tượng chính sách
để chi trả, trợ cấp kịp thời đúng chế độ.
- Tổ chức thăm hỏi động viên các đối tượng nhân ngày lễ, ngày tết, thể hiện
đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với người có công với đất nước.

- Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế - xã hội đi vào chiều sâu và chiều
rộng, kịp thời phản ánh gương người tốt, việc tốt, các mô hình điển hình tiên tiến
trong lao động sản xuất.
- Nâng cao chất lượng dạy và học, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục,
nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, thực hiện tốt chỉ thị của Bộ giáo dục "nói
không với tiêu cực trong thi cử, và bệnh thành tích trong giáo dục", xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực, đưa sự nghiệm giáo dục đi vào nề nếp
đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí. Phấn đấu nâng cao tỷ lệ học sinh đậu tốt
nghiệp ở các bậc học và học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng. Xây dựng
trường THCS, Tiểu học 1,2, Mầm Non chuẩn quốc gia, phấn đấu 3 trường đều đạt
trường tiên tiến cấp quận theo kế hoạch.
- Làm tốt công tác y tế, thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, làm tốt
hơn nữa công tác dự phòng, chỉ đạo tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng chống
dịch bệnh, khám và điều trị cho nhân dân tốt.
- Quan tâm hơn nữa công tác dân số gia đình và trẻ em, làm tốt công tác
truyền thông dịch vụ KHHGĐ nhằm hạ tỷ lệ phát triển dân số và người sinh con
thứ 3+, quan tâm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em bị nhiễm chất độc
da cam để các em có điều kiện vui chơi học tập hòa nhập với cộng đồng.
- Tăng cường quản lý nhà nước về các hoạt động lễ hội, tổ chức vui chơi
lành mạnh trong dịp đầu xuân.
- Chuẩn bị tốt công tác phòng trừ dịch bệnh. Củng cố các trung tâm giải
quyết việc làm sau cai nghiện, tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, giải quyết tốt vấn đề đời sống cho
nhân dân, các đối tượng chính sách. Triển khai thực hiện các dự án xóa đói giảm
nghèo, hỗ trợ người dân đặc biệt khó khăn đúng mục tiêu, đúng địa bàn, đúng đối
tượng. Triển khai thực hiện tốt chính sách theo quyết định của Chính phủ.
PHẦN III
PHẦN KẾT LUẬN
Phường Tân Phú là vùng kinh tế có nhiều triển vọng của quận là cửa ngõ
quan trọng, qua tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội của phường trong năm qua cho

thấy nền kinh tế đang có sự tăng trưởng kinh tế khá ổn định, đời sống nhân dân
ổn định và từng bước được cải thiện. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo
hướng tốt. Tuy nhiên đây là kết quả ban đầu, còn rất nhiều khó khăn thách thức
đang ở phía trước. Tốc độ phát triển vẫn còn thấp, cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế
9


phân bố không đồng đều, chưa hợp lý. Sự nghiệp phát triển xã hội vẫn đòi hỏi
chúng ta cần có nhiều giải pháp khắc phục. Nhưng đây là vấn đề không đơn
giản, các giải pháp đề ra phải phản ánh được tình hình thực tế của địa phương
song lại phải phù hợp với đường lối chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và
Nhà nước. Có tính khả thi thiết thực đó là đem lại đời sống ấm no cho nhân dân.
Kiến nghị
Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của phường không
những dựa vào nỗ lực của bản thân mà còn cần rất nhiều sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Do vậy tôi có một số kiến nghị sau:
+ Cấp phường
- Phải đi sâu đi sát với từng cơ sở, nắm bắt thông tin nhanh, xử lý kịp thời
có hiệu quả.
- Chú trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ
quản lý nhằm có được những giải pháp hợp lý nhất trong từng giai đoạn ở từng thôn xóm.
- Thường trực HĐND - UBND cần phát huy hơn nữa, năng lực điều hành
vào trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các đại biểu HĐND đảm bảo thực
hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
- Tổ chức đánh giá chất lượng đại biểu HĐND, cán bộ UBND một cách
nghiêm túc xử lý kịp thời những đại biểu, những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ,
kiên quyết loại bỏ những cán bộ vô trách nhiệm làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung.
- Đề nghị nhà nước, các cấp quan tâm tới chế độ phụ cấp cho cán bộ bán
chuyên trách của các ban ngành cấp phường. Hiện nay, chế độ quá thấp dẫn đến
tình trạng không yên tâm công tác.

+ Đối với nhân dân
Luôn có tinh thần học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất. Mạnh dạn đóng góp
ý kiến, trình bày những nhu cầu nguyện vọng của mình với cấp trên để kịp thời
sửa chữa, rút kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo điều hành đem lại quyền lợi thỏa
đáng cho nhân dân.
Đối với bản thân qua lần thực tập này đã thu được bài học kinh nghiệm cả
về lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương bạn, nắm chắc
được thực trạng và những thuận lợi khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, qua
đó đã hiểu một phần nào về phát triển kinh tế - xã hội để sau này trở về địa
phương nơi mình sinh sống, áp dụng những gì mình đã biết trong đợt thực tập.
Lấy những phát triển vượt bật của địa phương bạn để vận dụng, áp dụng cho địa
phương mình, làm cho địa phương ngày càng được phát triển, góp phần xây dựng
đất nước ngày càng vững mạnh và nhìn thấy được những mặt hạn chế, những vấn
đề chưa hợp lý trong phát triển kinh tế - xã hội, những cái chưa phát triển của
phường bạn để rút kinh nghiệm cho địa phương mình, không để cho địa phương
mình rơi vào những mặt hạn chế đó. Có như vậy đời sống nhân dân mới đi vào
sản xuất ổn định, mang tính bền vững. Kinh tế xã hội sẽ phát triển ổn định và bền
vững hơn, sản xuất nông lâm nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

10



×