Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nghiên cứu khả năng giải quyết vấn đề toán học của học sinh dưới sự hỗ trợ của internet (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.4 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------

LÊ THỊ THANH LOAN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC
CỦA HỌC SINH DƢỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Huế, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------

LÊ THỊ THANH LOAN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC
CỦA HỌC SINH DƢỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA INTERNET

Demo
Version
Select.Pdf
SDKDẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN
Chuyên ngành:


LÝ LUẬN
VÀ-PHƢƠNG
PHÁP
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐĂNG MINH PHÚC

Huế, năm 2015
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực, được các đồng tác
giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Demo Version - Select.Pdf SDK
Lê Thị Thanh Loan

ii


Lời Cảm Ơn

Tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành đến thầy giáo, TS. Nguyễn Đăng
Minh Phúc đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn:
Khoa Toán – trường ĐHSP Huế, phòng Đào tạo sau Đại học – trường ĐHSP
Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường;
Các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy chúng tôi trong suốt khóa học của lớp cao học K22
Phương pháp dạy học bộ môn Toán tại Trường Đại học Sư phạm Huế;
Thầy Tăng Kiên Trung, giáo viên tin học tại trường THPT Lâm Hà, Lâm Đồng
đã nhiệt tình giúp tôi chuẩn bị cơ sở vật chất;

Demo Version - Select.Pdf SDK

Giáo viên chủ nhiệm và các em HS lớp 10A1, 10A5 trường THPT Lâm Hà;
Gia đình, bạn bè và các anh các chị học viên lớp cao học K22 đã quan tâm, giúp đỡ, đông
viên tôi hoàn thành luận văn này.
Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự trao đổi và góp ý
của quý thầy cô và bạn đọc.

Huế, năm 2015
Tác giả

Lê Thị Thanh Loan

iii


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ...................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii

MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 6
1.1. Giới thiệu ..........................................................................................................6
1.2. Nhu cầu nghiên cứu ..........................................................................................7
1.3. Đề tài nghiên cứu ..............................................................................................8
1.4. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................8
1.5. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................9
1.6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ............................................................................9
1.7. Các thuật ngữ dùng trong luận văn...................................................................9
1.8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................10
Tóm tắt chương 1 .................................................................................................11
Demo
Version
- Select.Pdf
SDKCỨU ....................................... 12
CHƢƠNG 2.
TỔNG
QUAN VẤN
ĐỀ NGHIÊN
2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu...............................................................................12
2.1.1. Vấn đề toán học ......................................................................................12
2.1.1.1. Các quan điểm về vấn đề toán học....................................................12
2.1.1.2. Phân loại vấn đề toán học .................................................................14
2.1.2. Tình huống gợi vấn đề ...........................................................................14
2.1.3. Giải quyết vấn đề ....................................................................................15
2.1.3.1. Các quan điểm về giải quyết vấn đề ................................................15
2.1.3.2. Các phương án giải quyết vấn đề ......................................................17
2.1.3.3. Những kỹ năng hỗ trợ giải quyết vấn đề ...........................................17

2.1.3.4. Các bước giải quyết vấn đề ...............................................................18
2.1.3.5. Tư duy trong giải quyết vấn đề ........................................................18
2.1.3.6. Dạy học giải quyết vấn đề .................................................................19
2.1.4. Công nghệ thông tin và truyền thông trong giải quyết vấn đề ................21
2.1.5. Cơ sở lý thuyết theo khuôn khổ đánh giá toán của PISA ........................22
2.1.5.1. Hiểu biết toán ....................................................................................22
2.1.5.2. Bối cảnh ............................................................................................23

1


2.1.5.3. Nội dung toán với bốn ý tưởng tổng quát .........................................23
2.1.5.4. Các cụm năng lực ..............................................................................24
2.2. Khung lý thuyết ..............................................................................................25
2.2.1. Lý thuyết kiến tạo ....................................................................................25
2.2.2. Vai trò của Internet trong giáo dục toán ..................................................28
2.3. Những kết quả nghiên cứu liên quan ..............................................................29
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................32
CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................. 33
3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................33
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ....................................................................33
3.3. Cách thức tổ chức thực nghiệm ......................................................................34
3.4. Công cụ nghiên cứu ........................................................................................34
3.4.1. Các vấn đề toán học .................................................................................34
3.4.1.1. Vấn đề 1: CƯỚC PHÍ .......................................................................34
3.4.1.2. Vấn đề 2: MÚI GIỜ ..........................................................................36
3.4.1.3. Vấn đề 3: ĐỔI TIỀN .........................................................................38
3.4.1.4. Vấn đề 4: BẢN ĐỒ SỐ .....................................................................39
3.4.1.5. Vấn đề 5: THỜI TIẾT .......................................................................41
3.4.2. Các bảng đánh dấu kiểm và bảng hỏi ......................................................43


Demo Version - Select.Pdf SDK

3.5. Quá trình thu thập và phân tích dữ liệu ..........................................................43
3.5.1. Thu thập dữ liệu .......................................................................................43
3.5.2. Phân tích dữ liệu ......................................................................................44
3.6. Hạn chế ...........................................................................................................45
Tóm tắt chương 3 .................................................................................................46
CHƢƠNG 4. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 47
4.1. Giới thiệu ........................................................................................................47
4.2. Các kết quả .....................................................................................................47
4.2.1. Kết quả thu được từ bộ đề kiểm tra .........................................................47
4.2.1.1. Phân tích kết quả thực nghiệm vấn đề 1 ...........................................47
4.2.1.2. Phân tích kết quả thực nghiệm vấn đề 2 ...........................................50
4.2.1.3. Phân tích kết quả thực nghiệm vấn đề 3 ...........................................53
4.2.1.4. Phân tích kết quả thực nghiệm vấn đề 4 ...........................................55
4.2.1.5. Phân tích kết quả thực nghiệm vấn đề 5 ...........................................58
4.2.2. Kết quả thu được từ các bảng đánh dấu kiểm..........................................60
4.2.2.1. Kết quả thu được từ bảng đánh dấu kiểm 1 ......................................60

2


4.2.2.2. Kết quả thu được từ bảng đánh dấu kiểm 2 ......................................62
4.2.3. Kết quả thu được từ bảng hỏi ..................................................................63
4.3. Đánh giá khảo sát ...........................................................................................65
4.4. Tóm tắt............................................................................................................65
CHƢƠNG 5. LÝ GIẢI , KẾT LUẬN VÀ VẬN DỤNG....................................... 66
5.1. Giới thiệu ........................................................................................................66
5.2. Lý giải và kết luận ..........................................................................................66

5.2.1. Lý giải và kết luận cho câu hỏi nghiên cứu 1 ..........................................66
5.2.2. Lý giải và kết luận cho câu hỏi nghiên cứu 2 ..........................................68
5.2.3. Lý giải và kết luận cho câu hỏi nghiên cứu 3 ..........................................70
5.3. Vận dụng ........................................................................................................71
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 73
PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT & TT Công nghệ thông tin và truyền thông
GQVĐ

Giải quyết vấn đề

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

MaDiN


Mathematik Didaktik im Netz
(Dạy học Toán thông qua Internet)

NCTM

The National Council of Teachers of Mathematics
(Hội đồng Quốc gia các Giáo viên Toán của Mỹ)

NCSM

The National Council of Supervisors of Mathematics
(Hội đồng quốc gia tư vấn Toán của Mỹ)

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Mô hình GQVĐ của HS với sự hỗ trợ của Internet .................................. 45
Hình 4.1. HS dựa vào bảng cước phí chuyển phát nhanh để trả lời ........................ 47
Hình 4.2. HS đọc bảng giá cước chưa tốt ................................................................. 48

Hình 4.3. Hoàn thiện câu hỏi .................................................................................... 48
Hình 4.4. HS chưa tính phụ phí xăng dầu 20%......................................................... 49
Hình 4.5. Không tính thuế giá trị gia tăng 10% và phụ phí xăng dầu 20% .............. 50
Hình 4.7. Sử dụng từ khóa “múi giờ ở Việt Nam so với Luân Đôn” ....................... 51
Hình 4.8. Dùng trang web “chuyển đổi múi giờ” để tính giờ ................................... 51
Hình 4.9. Giải thích bằng sơ đồ ................................................................................ 52
Hình 4.10. Tính toán thời gian rãnh .......................................................................... 53
Hình 4.11. HS tính toán số tiền đổi được .................................................................. 54
Hình 4.12. Theo tỷ giá ngoại tệ ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ............. 54
Hình 4.13. Chuyển đổi tiền ....................................................................................... 54
Hình 4.14. So sánh tỷ giá lúc Lan đi Singapore và trở lại Việt Nam ....................... 55
Hình 4.15. HS vào Google Maps để đo khoảng cách ............................................... 56
Hình 4.17. HS đo được hai quãng đường mà Lan có thể đi...................................... 56

Demo Version - Select.Pdf SDK

Hình 4.18. So sánh quãng đường An và Bình chạy .................................................. 57
Hình 4.19. HS chưa tìm hiểu rõ vấn đề ..................................................................... 57
Hình 4.20. Nhiệt độ cao nhất, thấp nhất ở Đà Lạt và Huế ........................................ 58
Hình 4.21. Nhiệt độ trung bình ở thành phố Đà Lạt và Huế ..................................... 59
Hình 4.22. Nhận xét về nhiệt độ ở thành phố Đà Lạt và Huế ................................... 59
Hình 4.23. Câu trả lời của Nhã ................................................................................. 63
Hình 4.24. Câu trả lời của Ngọc ............................................................................... 64
Hình 4.25. Câu trả lời của Chiến............................................................................... 64

5


CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu

Theo các xu hướng mới trong giáo dục toán, một chương trình toán tiên tiến
đòi hỏi nhiều hơn là chỉ thành thạo các kỹ năng toán học cơ bản và các thuật toán
trong việc giải quyết một số bài toán cụ thể. Việc dạy học toán đang thay đổi nhấn
mạnh vào phát triển tư duy toán học của học sinh (HS). Thay vì xem kiến thức như
là một chương trình đã sẵn sàng và hoàn thành thì việc dạy học nên khuyến khích
HS kiến tạo tri thức của mình. Nhiều nhà giáo dục cho rằng, lý thuyết kiến tạo là cơ
sở lý luận trong thay đổi phương pháp dạy và học hiện nay của nhiều nước. Người
học tự kiến tạo một cách tích cực tri thức toán cho riêng các em, chứ không phải
tiếp thu thụ động những kiến thức toán từ môi trường bên ngoài.
Chương trình giáo dục toán trung học ở Việt Nam hiện nay đang còn thiên về
các kiến thức trừu tượng gắn liền với các biểu diễn kí hiệu, các bài tập chủ yếu về
tính toán và quy trình giải toán, xa rời với thực tế hàng ngày. Trong khi đó, chương
trình đánh giá HS quốc tế PISA đo lường các học sinh 15 tuổi đang ở giai đoạn kết

Version
Select.Pdf
thúc giáo dụcDemo
phổ cập
bắt buộc-được
chuẩn bị SDK
tốt như thế nào để đáp ứng các thách
thức của xã hội tri thức ngày nay. PISA nhìn về phía trước: Thay vì chú trọng vào
phạm vi mà các HS thành thạo chương trình nhà trường, nó xem xét khả năng của
các em trong việc sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để đáp ứng các thách thức
của đời sống thực tế. Định hướng này phản ánh một thay đổi trong mục tiêu và nội
dung của chương trình dạy học toán nhà trường, giáo dục ngày càng tăng cường
quan tâm nhiều hơn đến những gì HS có thể làm được với những gì các em được
học ở nhà trường.
Người ta đã thừa nhận một cách rộng rãi rằng: Giải quyết vấn đề (GQVĐ) là
một kỹ năng cơ bản quan trọng của con người. Thật vậy, đối với nhiều người

GQVĐ là mục đích đầu tiên của giáo dục toán. Ủng hộ cho quan điểm này, các nhà
làm chương trình toán của nhiều nước đã đặt GQVĐ là kỹ năng cơ bản số một trong
các kỹ năng cơ bản của toán học.

6


Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT & TT) đã có những vai trò lớn
trong xã hội, cụ thể là giáo dục toán. Việc ứng dụng CNTT & TT vào dạy học đã
được đề cập ở nước ta trong những năm gần đây và trở thành các phong trào được
sự hưởng ứng mạnh mẽ của cán bộ, giáo viên (GV), HS và xã hội. Người ta không
còn bàn cãi nhiều về tính hiệu quả của nó trong việc góp phần đổi mới phương
pháp, nâng cao chất lượng giáo dục mà đã đi sâu vào nghiên cứu để làm sao nâng
cao tính ưu việt, giảm thiểu những tác dụng ngược chiều có thể nảy sinh trong khi
ứng dụng CNTT & TT vào dạy học.
Trong những năm gần đây, việc truy cập Internet đang trở thành phổ biến
rộng rãi trong khu vực Đông Nam Á tại các nước còn khó khăn như Bruney,
Campuchia, Indonesia. Gần đây, không chỉ CNTT & TT được sử dụng để hỗ trợ
cho việc giảng dạy và học tập mà Internet đang trở thành vấn đề tâm điểm trong
giáo dục, đặc biệt là các lớp học khoa học và toán học. Internet ngày càng được sử
dụng nhiều nhằm cung cấp các nguồn tài nguyên phong phú cho HS để học toán và
tìm hiểu về toán, cũng như cung cấp các nguồn tài nguyên nhằm hỗ trợ cho GV
giảng dạy.

Demo Version - Select.Pdf SDK
1.2. Nhu cầu nghiên cứu
Trong nhiều năm qua, việc GQVĐ đã nổi lên như một trong những quan tâm
lớn của mọi bậc học trong toán học. Trong thực tế, Hội đồng Quốc gia tư vấn Toán
của Mỹ (NCSM, 1977) chỉ ra rằng: học để GQVĐ là lí do chính của việc học tập và
nghiên cứu toán học. Hội đồng Quốc gia các Giáo viên Toán của Mỹ (NCTM,

1991) cũng đã đưa ra phát biểu: suy luận, GQVĐ và giao tiếp là những quá trình
nên xuất hiện nhiều trong các hướng dẫn toán học và nên được mô hình hóa bởi các
GV. Những kỹ năng đó không chỉ được dạy trong toán học mà còn được dùng để
giải quyết các vấn đề hằng ngày và theo mỗi người trong suốt cuộc đời.
Mục đích của giáo dục là trang bị cho học sinh khả năng GQVĐ, không chỉ
trong toán học mà còn trong các lĩnh vực khác của khoa học và đời sống. Việc
GQVĐ là mục tiêu chính của việc học toán. Với HS, đó là kỹ năng cơ bản cho công
việc ở tương lai. Vì vậy GV cần phải nghĩ việc dạy toán như là một loạt các hoạt

7


động thực hành, các tình huống có vấn đề để HS có cơ hội tìm hiểu và khám phá
nhằm kiến tạo kiến thức của chính các em.
Hầu hết chúng ta đều đồng ý rằng GQVĐ là một kỹ năng cần cho cuộc sống.
Nhưng làm sao để truyền đạt kỹ năng này cho HS? Chúng ta phải tìm cách để giúp
HS phát triển khả năng GQVĐ của các em. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của
CNTT & TT đặc biệt là Internet có thể cung cấp cho HS môi trường để học toán và
giúp GV theo dõi quá trình GQVĐ của HS. Như vậy việc sử dụng CNTT & TT đặc
biệt là Internet có thể tạo điều kiện cho việc phát triển khả năng GQVĐ của HS.
1.3. Đề tài nghiên cứu
GQVĐ toán học với sự hỗ trợ của Internet cho phép HS tự do tìm hiểu vấn
đề, tìm kiếm dữ liệu và GQVĐ theo cách của riêng các em. Như vậy, với sự hỗ trợ
của Internet việc GQVĐ tỏ ra có hiệu quả hơn trong việc kiến tạo tri thức toán của
HS. Chúng ta đang tìm kiếm những cách tiếp cận tiên tiến trong dạy và học toán.
Việc dạy học toán đang thay đổi nhằm vào phát triển tư duy sáng tạo cho HS. Đến
lúc chúng ta nên xem xét và đánh giá những đóng góp tích cực của Internet trong
việc hỗ trợ HS
học toán.
Internet

không chỉ cung
Demo
Version
- Select.Pdf
SDKcấp các nguồn tài nguyên phong
phú cho HS để học toán và tìm hiểu về toán, giúp HS đưa ra các phương án để
GQVĐ mà còn giúp GV có thể theo dõi được quá trình GQVĐ của các em. Mặc dù,
Internet dần có vai trò quan trọng như thế, nhưng việc sử dụng Internet để hỗ trợ
cho quá trình giải quyết các vấn đề toán học của HS cũng như vận dụng nó trong
thực hành dạy học toán của GV hiện nay còn hạn chế. Với sự phát triển của công
nghệ thông tin và đặc biệt là Internet, chúng tôi mong muốn việc sử dụng Internet
để tìm kiếm thông tin phục vụ cho nhu cầu học tập sẽ được sử dụng rộng rãi trong
trường học để các em có thể khám phá, tìm tòi kiến thức để giải quyết tốt các vấn đề
đang tồn tại trong cuộc sống của các em. Chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu khả
năng giải quyết vấn đề toán học của học sinh dưới sự hỗ trợ của Internet”.
1.4. Mục tiêu nghiên cứu
 Nghiên cứu vai trò của Internet trong việc hỗ trợ học sinh GQVĐ toán học.

8


 Nghiên cứu thiết kế các vấn đề toán học nhằm tạo điều kiện cho HS sử dụng
Internet để hỗ trợ cho việc GQVĐ.
 Nghiên cứu khả năng GQVĐ của HS qua một số vấn đề toán học với sự hỗ
trợ của Internet.
1.5. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu đã nêu ở trên, việc nghiên cứu sẽ nhằm trả lời những câu hỏi sau đây:
Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Internet có vai trò như thế nào trong việc hỗ trợ học
sinh Trung học phổ thông (THPT) giải quyết các vấn đề toán học?
Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Những vấn đề toán học được thiết kế như thế nào sẽ

tạo điều kiện cho học sinh sử dụng Internet để hỗ trợ cho việc giải quyết vấn đề?
Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Quá trình giải quyết vấn đề toán học của học sinh với
sự hỗ trợ của Internet đã được nâng cao hiệu quả như thế nào?
1.6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ:
 Giúp Demo
các nhà Version
giáo dục toán
và GV hiểuSDK
rõ hơn về vai trò của Internet trong
- Select.Pdf
việc hỗ trợ HS học toán. Làm cơ sở cho việc sử dụng Internet trong thực
hành dạy học toán.
 Giúp các HS làm quen với giải quyết các vấn đề toán học đòi hỏi phải tìm
kiếm thêm thông tin để giải quyết.
 Cho thấy khả năng GQVĐ toán học của HS được nâng cao như thế nào khi
giải quyết các bài toán thực tế với sự hỗ trợ của Internet.
1.7. Các thuật ngữ dùng trong luận văn
 Vấn đề: Là một tình huống đặt ra cho cá nhân hoặc nhóm để giải quyết mà
khi đối mặt với tình huống này họ không thấy ngay các phương pháp hoặc
con đường để thu được lời giải (Trần Vui, 2014).
 Giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề chỉ quá trình một cá nhân sử dụng kiến
thức, kỹ năng và hiểu biết đã học được trước đây để đáp ứng đòi hỏi của

9


những tình huống không quen thuộc đang gặp phải (Krulik và Rudnick,
1980).
 Suy luận: Chỉ quá trình một cá nhân có thể sử dụng các quy tắc, các bằng

chứng và những kiến thức đã có để đi đến kết luận, đưa ra các dự đoán hay
xây dựng các giải thích (English, 2004).
 Tƣ duy: Là cách nghĩ để nhận thức và GQVĐ. Tư duy là quá trình tâm lý
nhờ đó mà con người phản ánh, nhận thức được các sự vật hiện tượng, các
mối quan hệ của hiện thực qua những dấu hiệu căn bản của chúng.
 Tƣ duy giải quyết vấn đề: Chỉ một quá trình có tính phân tích và hệ thống
để sử dụng những cái đã biết để khám phá cái chưa biết. Những quá trình
như vậy thường đặt cơ sở trên những hành động có tính kinh nghiệm về:
quan sát, suy luận, tổng quát hay phỏng đoán và kiểm chứng các lời giải thu
được (Trần Vui, 2014).
 Tƣ duy sáng tạo: Là cách nghĩ mới về sự vật, hiện tượng, về mối quan hệ,
suy nghĩ mới về cách giải quyết có ý nghĩa, có giá trị.
 Tƣ duy phê phán: Là khả năng xem xét các mối quan hệ, đánh giá mọi khía

Demo Version - Select.Pdf SDK

cạnh của bài toán hay tình huống. Tư duy phê phán thể hiện qua việc HS có
khả năng nhận ra các giả thiết và các yêu cầu của bài toán, hoặc phát hiện
được tính hợp lí trong các điều kiện của bài toán, tính đầy đủ của lời giải, ….
Tư duy phê phán bao gồm các khả năng như tập trung vào các yếu tố của bài
toán hay tình huống khó khăn, thu thập và sắp xếp thông tin.
 Câu hỏi kết thúc mở: Là câu hỏi trong đó GV đưa ra tình huống và yêu cầu
HS thể hiện bài làm của mình. Câu hỏi kết thúc mở thường có cấu trúc thiếu
như thiếu dữ liệu hay các giả thiết và không có thuật toán cố định để giải.
Điều này dẫn đến có nhiều lời giải đúng cho một câu hỏi kết thúc mở.
1.8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mục lục, danh mục các chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được trình bày trong năm chương:
Chƣơng 1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu


10


Trong chương này, chúng tôi giới thiệu, nêu nhu cầu nghiên cứu, đề tài
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và đưa ra các câu hỏi nghiên cứu cho luận văn.
Ngoài ra chúng tôi cũng trình bày ý nghĩa của nghiên cứu và định nghĩa một số
thuật ngữ dùng trong luận văn.
Chƣơng 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong chương này, chúng tôi giới thiệu lịch sử các vấn đề nghiên cứu; đưa ra
khung lý thuyết là lý thuyết kiến tạo, làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu; giới
thiệu một số kết quả đã thu được từ các đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 3. Thiết kế nghiên cứu
Chương này giới thiệu phương pháp và quy trình nghiên cứu cho luận văn
gồm các mục: thiết kế quá trình nghiên cứu, xác định đối tượng thực nghiệm sư
phạm, cách thức tổ chức thực nghiệm, công cụ nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, trình bày quá trình thu thập và phân tích dữ liệu, các hạn chế khi thực hiện theo
phương pháp và quy trình nghiên cứu đó.
Chƣơng 4. Các kết quả nghiên cứu
Chương này sẽ nêu các kết quả thu được trên từng vấn đề toán học để lần

Demo Version - Select.Pdf SDK

lượt trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

Chƣơng 5. Lý giải, kết luận và vận dụng
Chương này đưa ra các lý giải và kết luận cho các câu hỏi nghiên cứu của
luận văn. Phần ứng dụng của luận văn cũng được trình bày trong chương này.
Tóm tắt chƣơng 1
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày mục tiêu và ý nghĩa của đề tài:
“ Nghiên cứu khả năng giải quyết vấn đề toán học của học sinh dưới sự hỗ trợ của

Internet”, đồng thời chúng tôi cũng phát biểu các câu hỏi nghiên cứu và định nghĩa
một số thuật ngữ của luận văn. Chúng tôi sẽ trình bày tổng quan vấn đề nghiên cứu
làm cơ sở và định hướng cho nghiên cứu ở chương tiếp theo.

11



×