Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BÀI TIỂU LUẬN: VĂN HÓA ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.89 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ



BÀI TIỂU LUẬN:

VĂN HÓA ỨNG XỬ
HỌC ĐƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn:

Nhóm học sinh thực hiện:

Đặng Mai Khanh

1. Nguyễn Thanh Đoàn
2. Trần Thị Bích Phụng
3. Lâm Vĩ Sang
4. Phạm Minh Gia Phú
5. Nguyễn Thị Kim Duyên
6. Lê Thị Thanh Ngân

Cần Thơ - 2018


MỤC LỤC

2


Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp


đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Sự giúp đỡ ấy vô cùng
quý giá đối với chúng em trên con đường tiến tới thành công.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý
Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức quý báu cho chúng em trong thời gian qua. Chúng em
xin chân thành cảm ơn Cô Đặng Mai Khanh đã tận tâm hướng dẫn chúng em thực hiện
tiểu luận. Nếu không có những hướng dẫn, dạy bảo của cô thì chúng em nghĩ đề tài
này của chúng em sẽ rất khó có thể hoàn thiện được.
Bước đầu đi vào tìm hiểu đề tài, kiến thức của chúng em còn hạn chế và nhiều
bỡ ngỡ. Do vậy, những thiếu xót là điều chắc chắn không thể tránh khỏi, chúng em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn để kiến
thức của chúng em trong đề tài này nói riêng và kiến thức về kỹ năng giao tiếp nói
chung được hoàn thiện hơn.

3


1 LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây xã hội đang thay đổi từng ngày với một tốc độ chóng
mặt. Nó bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào. Vì thế mà
xã hội ngày càng phát triển nhưng bên cạnh đó nó cũng làm thay đổi tư tưởng về văn
hóa ứng xử của nhiều người. Đặc biệt, một vấn đề rất được quan tâm là văn hóa ứng
xử của học sinh, sinh viên ngày nay. Nói đến học sinh, sinh viên tức là nói đến một thế
hệ trẻ đầy sức sống, sức sáng tạo và đang nắm trong tay tri thức thời đại, chìa khóa mở
ra cánh cửa cho tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Văn hóa
ứng xử của sinh viên Việt Nam nhìn chung cực kỳ đa dạng và phong phú. Nhưng xã
hội ngày càng văn minh hiện đại, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, công cuộc
hội nhập với thế giới càng nhanh, đời sống con người càng được nâng cao thì càng đặt
ra cho sinh viên, tầng lớp tri thức, giới trẻ ngày nay càng nhiều thử thách. Khi mà các
nền văn hóa phương Tây đang du nhập vào Việt Nam, có những điều tốt đẹp nhưng
cũng không ít những giá trị văn hóa không thích hợp với tư tưởng, truyền thống của

người phương Đông, câu hỏi đặt ra là sinh viên, tầng lớp trí thức sẽ thích ứng thế nào
với một môi trường mới? Họ sẽ chọn lọc học những cái hay, cái đẹp phù hợp với bản
thân hay học theo cái xấu không phù hợp để rồi dần dần đánh mất đi những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc? Học sinh, sinh viên là lớp thanh niên trí thức đại diện và
quyết định tương lai đất nước, chính vì thế việc bàn về văn hóa ứng xử học đường là
một điều quan trọng và hết sức cần thiết. Bởi chúng em cũng là những sinh viên nên
việc tiếp cận đề tài “Văn hóa ứng xử học đường” là một đề tài khá thú vị, có thể xem
là một cơ hội để nhìn nhận lại chính mình và tầng lớp học sinh, sinh viên Việt Nam
hiện nay.

4


2 NỘI DUNG
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1
Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa con người với
con người mà qua đó nhằm trao đổi thông tin, nhận biết và ảnh hưởng tác động qua lại
lẫn nhau nhằm đạt được mục đích đề ra.
Hay nói cách khác giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ con người
với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện qua quá trình
trao đổi thông tin, hiểu biết lẫn nhau, sự rung cảm và ảnh hưởng lẫn nhau.
Trong quá trình giao tiếp, sự hiểu biết lẫn nhau càng trở nên sâu sắc và mỗi
người cũng đánh giá lại những tri thức kinh nghiệm của mình và có thể dẫn đến sự
thay đổi thái độ đối với nhau, với sự vật hiện tượng được bàn luận và có thể dẫn đến
sự mến phục hay mâu thuẫn với nhau. Giao tiếp có trong mọi hoạt động của con
người. Nó vừa là nhân tố hình thành và phát triến nhân cách, vừa là phương tiện để thể
hiện nhân cách.
2


Khái niệm văn hóa

Văn hóa là toàn bộ những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện
trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Văn hóa hướng tới cái
đẹp, hướng tới con người và làm đẹp cuộc sống.
3

Văn hóa ứng xử - Văn hóa ứng xử học đường

Văn hóa ứng xử là sự thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành
động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên, với xã hội và từ vi mô đến vĩ mô.
Văn hóa ứng xử học đường là hệ thống những giá trị, những chuẩn mực vật
chất và tinh thần được tích lũy qua quá trình phát triển của nhà trường. Những giá trị
đó tác động trực tiếp đến nhận thức, thái độ, hành vi của các thành viên nhằm tạo nên
môi trường văn hóa chuẩn mực, phù hợp với mục đích giáo dục và tạo nên bản sắc
riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.
1.2. NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG
- Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp ( ĐTGT)
+ Xem ĐTGT là một chủ thể có đầy đủ các quyền và đặc trưng tâm lý riêng
biệt.
5


+ Tạo điều kiện thuận lợi để ĐTGT có thể bộc lộ những nhu cầu, sở thích, ý
chí, nguyện vọng, tính cách…của họ.
- Có tính thiện chí trong giao tiếp
+ Luôn luôn tin tưởng ĐTGT

+ Luôn tạo điều kiện thuận lợi cho ĐTGT ( PH, HS, GV)
+ Luôn luôn nghĩ tốt
+ Luôn luôn quan tâm chăm sóc, động viên tinh thần, khích lệ học sinh, không
nên quát mắng học sinh ( đối với GV).
- Đồng cảm trong giao tiếp
+ Đặt vị trí mình vào vị trí ĐTGT
+ Biết xác định đúng thời gian và không gian giao tiếp
- Đảm bảo tính mô phạm
+ Mẫu mực trong ngôn ngữ, hành vi
+ Biết tạo ra uy tín trong giao tiếp
+ Khoan dung, đĩnh đạc
1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG
4
Về phía học sinh, sinh viên
- Các bạn học sinh, sinh viên này được sống trong một xã hội tự do nhưng các bạn
hiểu sai ý nghĩa của 2 từ “tự do”. Các bạn lạm dụng tự do, coi thường vấn đề văn hóa
ứng xử. Tự do không phải là làm tất cả những gì mình thích, tự do phải là một giá trị
để đảm bảo hạnh phúc của mình và người khác.
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành
vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- Do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi.
5

Về phía gia đình của học sinh, sinh viên

Việc hình thành văn hóa ứng xử cho một người nói chung và sinh viên nói riêng
thì cũng từ gia đình mà ra: “Gia đình chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà tốt
đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được”. Thế nhưng, gia đình trong xã hội chúng ta ngày nay
có những “lỗ hổng” rất lớn:
- Không quan tâm đến việc xây dựng nếp sống có văn hóa trong gia đình, cha mẹ thiếu

gương mẫu về đạo đức, về lối sống và cũng không quan tâm dạy bảo con cái.
6


- Người thân trong gia đình mải mê chạy theo sức mạnh của đồng tiền, bỏ bê con cái.
Có bao nhiêu bậc cha mẹ hiện nay chịu bỏ thời gian dạy con cái biết cách đối nhân xử
thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, độ lượng,
vị tha và những chuẩn mực giá trị đạo đức mà con người phải sống theo và tôn trọng
với tư cách là một con người? Nhưng khi biết con cái có cách cư xử, hành động sai trái
thay vì khuyên bào thì chỉ là quở trách và la mắng.
6

Về phía nhà trường

- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên
nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ - hậu học văn”.
- Thậm chí một số trường học còn là nơi dung dưỡng điều xấu, bởi ta mới chỉ nói
không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục. Chính vì chỉ quan tâm đến việc
nhồi nhét kiến thức nên một số trường học chỉ có thể đào tạo ra những con người đầy
tri thức, thông thạo các kỹ năng mang tính công cụ nhưng không phải là những người
trí thức thật sự đầy đủ đức và tài.
7

Về phía xã hội

- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải
pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.
- Xã hội đi theo số đông, thấy một bộ phận lớn lên án n gười nào thì quy chụp rằng
người ấy sai nhưng chính các phần tử của xã hội kia cũng chưa rõ tường tận rằng kẻ
đúng – người sai.

1.4. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG
8
Cách nói năng - Ngôn ngữ học đường
* Biểu hiện tích cực:
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” đi
cùng với “học ăn – học nói – học gói – học mở” trở thành một trong những nhân tố
quan trọng để chui rèn học sinh trong thời buổi loạn lạc bởi từ ngữ, giao tiếp ứng xử
học đường dần bị thoái hóa, bẻ cong. Bên cạnh những từ ngữ “ Teencode”, “ngoại
nhập” hay “English hóa” thì không ít các bạn học sinh đang ngày đêm vận động những
chiến dịch để bảo vệ chữ cái Tiếng Việt, cùng “bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt”
thông qua các chương trình văn nghệ, giao lưu văn hóa với các quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á và sự dụng Tiếng Việt làm ngôn ngữ giao tiếp trong buổi lễ nhằm vừa
giữ được tinh thần dân tộc thông qua quốc ngữ, vừa truyền bá Tiếng Việt rộng khắp.
Hơn thế nữa, một tín hiệu đáng mừng trong thời buổi hiện nay đó là lời “Xin lỗi
– Cám ơn” đã phần nào xuất hiện nhiều hơn trong học đường. Tại sao lại gọi đó là tín
7


hiệu đáng mừng? Bởi vì từ lâu học sinh luôn nghĩ rằng chúng đúng, chúng không bao
giờ có lỗi gì cả thì hà cớ sao phải xin lỗi, cái tôi cá nhân rất lớn, ấy vậy mà giờ đây học
sinh đã dễ dàng để mở rộng lòng mình hơn. Có thể vui mừng vì một môi trường học
đường sẽ trở nên “sạch” hơn chỉ nhờ xin lỗi – cám ơn ấy, và trong tương lai, tất cả sẽ
lan tỏa và cùng có một làn sóng tác động đến nhận thức của học sinh, sinh viên.
Cách nói năng có văn hóa đã được bao thế hệ học sinh, sinh viên duy trì từ bao
đời nay: Văn minh lịch sự khi giao tiếp; luôn thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói nhã nhặn
khiêm tốn, vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống; không to tiếng, hách dịch, không
gây căng thẳng, bức xúc cho người khác.
* Biểu hiện tiêu cực:
Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn
ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế, từ khi nước

ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ.
Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những từ ngữ mới, tiến bộ
thì không ít những từ ngữ tối nghĩa, tục tĩu cũng xuất hiện. Kèm với nó là thái độ giao
tiếp của học sinh hiện nay cũng xuống cấp trầm trọng đến mức báo động. Ngôn ngữ
giao tiếp của học sinh ngày nay là vấn đề cần phải quan tâm sâu sắc.
Một thực trạng cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp
của học sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiển cả trong học tập. Không những sử
dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch
sự tế nhị.
Học sinh, sinh viên làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp.
Ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ
làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục. Có thể đưa ra một vài
minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói “đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình
yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi
là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ
vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán
như con gián”…Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ
chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu
ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),…Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây
nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger”(xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you
– cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ
năm 2000)…Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức

8


buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m
wen no tu bjo”,…
Tiếng Việt đang bị nhiễm bẩn bởi nói tục, chửi bậy. Đặc biệt là trong lứa tuổi
học sinh, vấn đề nói tục chửi thề đang bị lạm dụng đến mức đáng báo động. Họ lợi

dụng những từ ngữ mới đểu trêu đùa hay xúc phạm nhau một cách quá đáng. Nói bậy,
chửi thề có thể do giới trẻ thấy người xung quanh nói nhiều, lại không được ai nhắc
nhở rằng việc đó là sai trái, nên cứ quen miệng học theo. Gần như, giới trẻ hiện nay đã
miễn nhiễm với hiện tượng này. Họ thấy nó quen tai, thấy thú vị, cũng muốn làm theo.
Việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực trong giao tiếp làm nảy sinh bạo lực
trong môi trường học đường nói riêng và xã hội nói chung. Chỉ vì lời nói mà làm nảy
sinh mâu thuẫn, dẫn đến nhiều cuộc xung đột quyết liệt để lại hậu quả đáng tiếc. Theo
thống kê của các cơ quan chức năng, hơn 60 số vụ đánh nhau hiện nay có liên quan
đến vấn đề lời nói.
9

Trang phục - Trang phục học đường

Trang phục nói lên địa vị, tuổi tác, nghề nghiệp của con người. Trang phục nói
lên tính cách, trạng thái tình cảm và các phẩm chất tâm lý của người đó. Trang phục
thể hiện thái độ tôn trọng người khác trong giao tiếp. Trang phục trong giao tiếp nên
lịch sự trang nhã phù hợp với văn hóa truyền thống, với khung cảnh, với tình huống,
với dáng người…Cách ăn mặc cũng nói lên nhiều cá tính, văn hóa, nghề nghiệp của
một cá nhân.
Người Châu Âu có câu: “Bộ áo không làm nên thầy tu nhưng không có bộ áo,
thầy tu không phải là thầy tu”. Trang phục gợi lên trách nhiệm và lương tâm nghề
nghiệp của con người. Ta phải mặc sao cho phù hợp với cái vai xã hội mình đang giữ,
“đi với bụt mặc áo cà xa, đi với ma mặc áo giấy”, mặc sao cho phù hợp thẩm mỹ.
* Biểu hiện tích cực:
Trong môi trường học đường nói riêng, học sinh khi đến trường trang phục phải
đúng quy đinh: Trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với lứa tuổi,
thuận tiện cho việc học tập sinh hoạt ở nhà trường, đi học phải mặc đúng trang phục
đúng quy định, không mặc áo không cổ, quần áo ở nhà hay quá ngắn, có hình thù kì
quái, câu chữ phản cảm, mất thẩm mĩ của học đường; không nhuộm tóc khác màu
đen, tóc phải gọn gàng, học sinh nam không được để tóc dài, đầu tóc phản cảm như

cạo trọc, hớt tóc để bườm, đeo khuyên tai; không trang điểm loè lẹt, không sơn móng
chân, móng tay, để móng tay quá dài…Và để lịch sự hơn., ta hãy bỏ áo vào quần hay
váy để thể hiện một sự chỉnh tề, nghiêm chỉnh, gọn gàng, sạch sẽ và hợp lứa tuổi.
Vì trang phục học sinh là thể hiện toàn bộ tính cách của mỗi học sinh, nhận thức của
9


mỗi học sinh nên ta - những học sinh, sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường hãy biết quý trọng bộ đồng phục học sinh của ta.

Trang phục đúng quy định

* Biểu hiện tiêu cực:
Ngày nay, rất nhiều học sinh ăn mặc lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi.
Những bộ đồng phục giúp những học sinh dù giàu hay nghèo cũng trở nên bình đẳng.
Thế nhưng, nhiều học sinh dù giàu hay nghèo vẫn muốn “chơi trội”, khi đến trường thì
làm cho những bộ đồng phục trở nên “biến dị”. Những chiếc quần đồng phục được cắt
sửa, bó sát vào cơ thể, những chiếc váy đồng phục thì được cắt cho thật ngắn. Rồi trên
mặt những học sinh nào ấy nào là phấn son, tóc để xõa, lòa xòa, nhuộm xanh, nhuộm
đỏ. Con trai thì vuốt tóc dựng ngược, trông như những cái đinh. Con gái đi giày cao
gót, con trai đi dép tông, trông thật lố lăng, không giống như đang trong trường học,
mà như một sàn diễn “thời trang”.
Ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới
trẻ nói chung và sinh viên nói riêng về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn
ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn
chúng ta đã quá quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang
trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng
trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Có anh thì chỉ mặc mỗi
cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương
di động; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc
áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất

phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ
còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu - những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín
đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ

10


nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người không có văn hoá, thậm chí
là vô học, vô văn hoá.

Thời trang học đường khó coi của sinh viên

10

Thái độ, phong cách giao tiếp
1
Cách đi đứng, chào hỏi, xưng hô

- Cách đi đứng:
* Biểu hiện tích cực:
Tư thế đứng đúng nhất cần phải ngẩng cao đầu, rướn ngực lên, thót bụng, hai
đùi hơi mở ra để hai bàn chân rộng ngang hai vai, kết hợp với vẻ mặt tự tin. Lưng
thẳng. Đầu ngay ngắn, hai mắt nhìn thẳng. Nam giới đứng chân có thể hơi xiên, lòng
bàn tay hướng vào trong, ngón tay có thể khép cong hờ. Nữ giới đứng hai chân khép
lại, nếu là tư thế đứng chỉ có thể đứng theo động tác nghỉ một chân.
Tư thế đi đúng nhất là ngẩng cao đầu, rướn ngực về phía trước,hai vai cân bằng,
hai chân bước thong thả, hai tay hơi vung nhẹ. Khi bước đi đầu ngẩng cao, dướn ngực
về phía trước lấy lực từ lưng và chân để bước. Nữ giới mặc váy khi đi chú ý hai chân
bước thẳng đều, nhịp nhàng mới đẹp.
Dáng vẻ của bạn phải hài hoà giữa cử động tay và bước đi , dáng vẻ trang nhã

thể hiện bạn là người được dạy dỗ chu đáo, biểu lộ vẻ đẹp tự tin.
* Biểu hiện tiêu cực:
Vai thõng xuống khi đứng: Nếu thường xuyên thõng vai mỗi khi đứng, bạn sẽ
gặp phải tình trạng lưng phẳng mỗi khi ngồi xuống. Điều này làm cho đầu và cổ
nghiêng về phía trước, gây áp lực lên cổ. Nó cũng làm cho bạn có dáng dấp của một bà
già vì lúc nào cũng như thể lom khom.
Vai thấp vai cao, cho tay vào túi quần hay vừa đi vừa ăn vặt là những biểu hiện
xấu trong cách đi đứng. Bên cạnh đó, một số người khi đi còn không chú ý đến những
người xung quanh, vừa đi hàng ngang vừa nói chuyện chắn hết lối đi khiến người đi
sau cảm thấy rất khó chịu.
11


- Chào hỏi, xưng hô:
Chào hỏi là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống văn hóa của mỗi dân tộc.
Văn hóa chào hỏi của người Việt được xây dựng trên cơ sở ngàn năm văn hiến với cái
nôi là nền nông nghiệp lúa nước nên văn hóa chào hỏi của người Việt rất sinh động
phong phú và mộc mạc, chân chất. “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Trong giao tiếp chào
hỏi là biểu lộ sự kính trọng cảm tình, thân thiện, muốn quen biết đồng thời còn là
phương tiện đặc biệt để gây thiện cảm với đối tượng giao tiếp và truyền thông điệp cho
người đó biết là vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ với người đó.
Trong giao tiếp trước hết phải hiểu rõ tính chất của mối quan hệ giữa những
người giao tiếp với nhau, từ đó mới có thể xưng hô đúng, tức là tự xưng mình và gọi
người giao tiếp với mình như thế nào. Nói cách khác, ta có được câu chào chuẩn mực
và kèm theo là hành vi cư xử đúng đắn.
Trong giao tiếp, văn hóa ứng xử, việc xưng hô, chào hỏi thể hiện tính lễ phép
hay không lễ phép, tính đúng mực hay không đúng mực, tính có văn hóa hay thiếu văn
hóa…của chúng ta. Trong trường hợp cụ thể nào đó nó còn quyết định sự thành công
hay thất bại trong giao tiếp.
* Biểu hiện tích cực:

Trong việc chào hỏi, xưng hô với thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường,
khách đến thăm, làm việc với nhà trường: đảm bảo kính trọng, lịch sự, lễ phép; không
có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức, vô lễ với thầy, cô và
người lớn tuổi; thực hiện đúng những quy tắc chào hỏi, xưng hô phù hợp với truyền
thống văn hóa dân tộc.
Ai chào trước? Nam chào nữ trước; người ít tuổi chào người cao tuổi hơn;
khách chào chủ nhà trước; nhân viên chào thủ trưởng. Người dưới chào người trên: lời
chào nghiêm trang, lễ phép. Đại từ nhân xưng (mình) + CHÀO + Đại từ nhân xưng
(người được chào). Ví dụ: Em chào cô, Cháu chào bác,…Người ngang hàng: giữa
những người ngang hàng nhau về tuổi tác, địa vị xã hội thì ai thấy trước chào trước.
Lời chào có phần đơn giản hơn so với lời chào của người bề dưới với người bề trên.
12


Nhưng không phải vì thế mà lời chào giữa những người ngang cấp kém lịch sự. Lời
chào + nghề, chức vụ, tên của người được chào. Ví dụ: Chào bạn, Chào anh Cường,…
Chào như thế nào? Cần phải có sự kết hợp giữa lời nói và hành vi, cử chỉ.
Cách xưng hô, chào hỏi cũng thay đổi theo thời gian. Việc xưng hô, chào hỏi và
giao tiếp đúng, phù hợp với tập tục, thói quen là biểu hiện thái độ tôn trọng, thân mật,
gần gũi. Nếu không có thể gây ra hiểu lầm, gây ác cảm, thiếu thiện chí trong giao tiếp.
Khi giao tiếp lần đầu, đối tượng giao tiếp chưa hiểu về nhau thì xưng hô, chào hỏi
được coi là bước đầu để giao tiếp, giữ đúng nguyên tắc “nhập gia tùy tục”. Phép lịch
sự trong xưng hô để người nghe vui lòng, cảm thấy được kính trọng, yêu thương. Vì
thế phải căn cứ vào mức độ thân sơ, tuổi tác thứ bậc, giới tính, tính chất của quan hệ
tình cảm mà có cách xưng hô cho thỏa đáng, phù hợp.

Học sinh lễ phép chào cô giáo

* Biểu hiện tiêu cực:
Đối với học sinh, chào hỏi lễ phép khi gặp thầy, cô vốn đã là phép lịch sự tối

thiểu thế nhưng một số học sinh có quan điểm rằng “Thầy, cô đó có dạy mình đâu mà
chào” hay “không thích chào” và “cả lớp đứng hết mỗi mình ngồi cũng chẳng
sao”...Không biết từ lúc nào thầy, cô giáo – người truyền dạy cho ta kiến thức, chia sẻ
cho chúng ta những kinh nghiệm sống hay, bổ ích đã trở thành “ông này, bà kia” là tâm
điểm của những cuộc nói xấu trước mặt bạn bè. Nhất là trong thời kì các trang mạng
xã hội Facebook, Zalo đã dần trở thành người bạn thân thiết với mọi lứa tuổi trong đó
có học sinh, sinh viên. Thông qua trang cá nhân để đăng tải những dòng trạng thái và
có lúc đó là những lời không mấy hay ho để bôi nhọ danh dự nhân phẩm của bố, mẹ,
bạn bè, và thầy cô… một cách công khai, chỉ cần làm mình phật ý thì không một ai là
ngoại lệ cả. Không chỉ có chủ nhân của dòng trạng thái mà còn không ít học sinh a
dua, đồng tình bay vào an ủi, cảm thông đồng tình với những lời lẽ khó nghe, thiếu
văn hóa và không thể chấp nhận được điều ấy trong các bình luận.

13


2

Tư thế ngồi nói chuyện

* Biểu hiện tích cực:
Khi ngồi, hai chân khép lại, không được ngồi dạng chân ra, nhất là các bạn nữ
khi mặc váy ngắn, phải chú ý che kín đùi. Thao tác ngồi xuống phải từ từ nhẹ nhàng
không để có tiếng động. Sau khi ngồi, thân mình phải thẳng, không nên nghiêng ngã
sang trái hay sang phải, hai tay phải để tự nhiên lên đùi hay thõng xuống tuỳ ý. Hai
bàn chân và hai ống chân nên vuông góc với nhau, tư thế ngồi này đẹp nhất đối với nữ
giới. Đối với nam giới tư thế ngồi có thể mở rộng đùi 10cm – 20 cm, không nên mở
đùi quá rộng; còn nữ giới nên đặc biệt chú ý khép kín đùi.

Tư thế ngồi chuẩn


* Biểu hiện tiêu cực:
Ngồi thõng người trên ghế: Khi ngồi trong chiếc ghế quá cao hoặc quá thấp,
bạn có xu hướng để thõng cơ thể, buông chân lủng lẳng, nghiêng về phía trước khi ghế
quá thấp hoặc ngả ngớn hẳn trên ghế. Điều này sẽ khiến cho các cơ bắp trở nên nhạy
cảm, gây ra một số bệnh về xương, dễ bị đau và nhanh lão hóa.
Người ngồi co chân trên ghế thể hiện tính e ngại, nhút nhát, đôi khi quê mùa
dân dã... Người ngồi có tư thế nhấp nha nhấp nhổm, đổi tư thế ngồi, liên tục vén tay
xem đồng hồ. Người ngồi gác chân lên bàn, ngả lưng vào thành ghế...sẽ làm người
khác khó có cảm tình và ta có thể đánh giá họ là người chưa được giáo dục kĩ lưỡng,
thậm chí là vô văn hóa.

Tư thế ngồi của nữ sinh “phá hoại” vẻ đẹp của áo dài

14


3

Văn hóa khi gọi và nghe điện thoại

Ngày nay, điện thoại được sử dụng rộng rãi trong mọi hoạt động. Lợi ích lớn
nhất và dễ thấy nhất của việc sử dụng điện thoại trong giao tiếp là hỗ trợ cho việc gặp
mặt trực tiếp và chuyển thông điệp một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi
phí bằng cách liên hệ trước.
* Biểu hiện tích cực:
- Khi gọi điện thoại:
+ Chuẩn bị gọi điện: Xác định rõ đối tượng nhận cuộc gọi; chuẩn bị kĩ nội dung
cuộc gọi; luyện tập trước khi nói; lựa chọn bối cảnh cho cuộc gọi.
+ Thực hiện cuộc gọi: Khi chắc chắn đã bấm đúng số cần gọi hãy xưng danh và

nói rõ người cần gặp; thực hiện cuộc gọi một cách nhã nhặn, thân mật và vui vẻ. Khi
nói không ngậm bút, không làm việc khác, không chép miệng... Sử dụng từ ngữ lịch sự
để cuộc nói chuyện trở nên lịch sự, đồng thời gây được cảm tình của người bên kia đầu
dây; giọng nói tình cảm, rõ ràng, không quá nhỏ cũng không quá to, thông tin quan
trọng nên nói cậm, có thể hỏi lại người nghe đã nghe rõ thông tin chưa nếu cần.
+ Kết thúc cuộc gọi: Khi hết thông tin người gọi nên chủ động kết thúc cuộc
gọi, trước khi kết thúc cần thông báo cho người nghe để họ không cãm thấy đột ngột.
Khi chúng ta muốn kết thúc cuộc gọi mà người nghe còn chưa muốn thì nên tìm một lý
do hợp lý và khéo léo để dừng cuộc nói chuyện; hãy nhớ cảm ơn người nghe về việc
họ đã cung cấp thông tin; đối với điện thoại bàn khi kết thúc cuộc gọi nên đặt máy
xuống nhẹ nhàng dù rất bực hoặc vội vàng. Tránh để người nghe cảm thấy điều không
hay ấy.
- Khi nghe điện thoại:
+ Nhận điện thoại khi có chuông điện thoại rung thì ta nên: để điện thoại reo
không quá 3 lần; nói: xin chào và giới thiệu mình; hỏi: tôi có thể giúp được gì?; tập
trung vào cuộc gọi; đề nghị gọi lại nếu cần; chuẩn bị sẵn bút bên tay phải để ghi chép
vào sổ; ghi lại thông tin cần thiết; không ngắt lời người gọi (nếu chưa cần). Nếu đang
đi đường mà có tín hiệu điện thoại, không được nghe máy ngay mà phải bật tín hiệu
vào lề đường rồi mới nghe.
+ Nghe điện thoại: Không biểu lộ sự bực bội khi nghe ; gác mọi công việc khác
mà bạn đang làm dở hoặc quay lưng lại với những gì gây mất tập trung rồi nhìn vào
khoảng giữa hay vật gì đó để tập trung trả lời; nói rõ rang và nhấn mạnh vào ý chính;
nếu cần giải quyết thì hãy đứng dậy; nếu không nghe rõ thì nói thẳng; hỏi lại ngay khi
có nghi ngờ, nhắc lại những gì quan trọng; giảm nhịp độ nói để tăng thông tin: để dễ
15


hiểu hơn, ghi nhớ ý chính và ghi lại vấn đề cần quan tâm; chọn lời nói thích hợp, hòa
nhã.
+ Nếu nghe điện thoại hộ người khác: hỏi tên người gọi; muốn gặp ai; cần nhắn

tin hay lien hệ việc gì, chi tiết việc nhắn tin, liên hệ; khi nào thì gọi lại; muốn gọi lại
bằng cách nào; nhắc lại cho người gọi để xác nhận.
Để trở thành người có văn hóa khi sử dụng thiết bị liên lạc này, chúng ta còn
phải chú ý đến giờ giấc gọi điện thoại. Có những khoảng thời gian như giở nghỉ trưa,
giờ đi ngủ buổi tối là lúc không nên gọi điện thoại cho dù là người thân quen nhất. Vào
thời gian này, người tiếp nhận thường có xu hướng khó chịu vì bị làm phiền không
đúng lúc. Thêm vào đó, khi đến làm việc với các cơ quan, nhất là chính quyền, các cơ
quan ngoại giao, các tổ chức nước ngoài…phải để điện thoại sang chế độ rung; trong
các hội nghị, cuộc họp, lớp học…nên tắt chuông điện thoại di động.
* Biểu hiện tiêu cực
- Hứa sẽ gọi cho ai rồi quên mất, gọi nhầm tên người bên kia đầu dây do chưa chuẩn bị
kĩ cuộc gọi; vừa nói chuyện điện thoại vừa ăn uống, hút thuốc, ngáp…; bất ngờ gác
máy mà không có sự giải thích…
- Lạm dụng chức năng của điện thoại di động để hợm hĩnh, khoe của.
- Một số thanh niên trẻ hiện nay thích thể hiện bản thân nên đặt những bản nhạc
chuông chói tai, kinh dị; chụp ảnh người khác khi chưa có sự đồng ý của họ.
- Khi phải nghe điện thoại ở những nơi công cộng mà nói oang oang, lớn tiếng, không
quan tâm đến mọi người xung quanh. Những người xung quanh sẽ rất khó chịu khi
tiếng nói của bạn làm cắt ngang câu chuyện của họ. Một số người cố tình quên tắt
chuông điện thoại, để rồi lại ngồi thụt xuống hoặc cúi gục đầu xuống bàn để nghe điện
thoại. Việc này làm mất tập trung cho cả người nói lẫn người nghe xung quanh.
- Đa phần các em học sinh sử dụng điện thoại với mục đích giải trí là chính. Có nhiều
em trong lớp học không chú ý nghe giảng mà chỉ tập trung nghe nhạc hoặc nhắn tin
cho bạn hết cả tiết. Điều này dẫn đến sự mất tập trung trong giờ học và lượng kiến
thức đạt được. Đó là chưa kể cá biệt có em còn xem phim trong lớp học. Mà không
phải chỉ xem một mình, các em cùng bàn túm năm tụm ba xem, không để ý đến lời cô
giáo giảng. Thậm chí xem những phim có nội dung thiếu lành mạnh, đồi trụy ảnh
hưởng đến nhân cách của tuổi mới lớn.
Vấn đề sử dụng điện thoại ở học sinh hiện nay có thể nói là con dao hai lưỡi đối
với học sinh. Bên cạnh những lợi ích điện thoại di động mang lại thì ta không thể làm

ngơ đến những hệ lụy mà việc sử dụng điện thoại mang lại cho học sinh hiện nay. Sử
16


dụng điện thoại có thể gây nghiện trong học sinh, nhiều học sinh mải mê dùng điện
thoại lên facebook mà quên nhiệm vụ học hành, nhiều bạn học sinh lại thức đêm xơ
xác đi không phải vì học hành mà để chơi game trên điện thoại, nhiều bạn lại nghiện
nhắn tin chat chit yêu đương mà vướng vào việc yêu sớm… Bên cạnh đó , điện thoại
là phương tiện đưa các em học sinh đến với những clip nóng, đồi trụy, bạo lực.
1.5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ
HỌC ĐƯỜNG
Để xây dựng văn hóa học đường, phải làm nhiều việc, bằng nhiều cách. Phải
bắt đầu từ các cấp quản lý ngành, lãnh đạo các trường có chủ trương, kế hoạch triển
khai, kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá; đó là điều kiện tiên quyết. Tiếp đến, đội ngũ nhà
giáo phải chú ý giáo dục văn hóa, đây là nhân tố rất quan trọng. Và tất nhiên, toàn
trường, đến từng người học, ai cũng phải chú trọng đến hình thành và phát triển nhân
cách văn hóa. Để xây dựng văn hóa học đường trong các nhà trường, có thể triển khai
các giải pháp cụ thể sau:
Mỗi trường học phải có hệ giá trị làm chuẩn mực để lấy đó làm mục tiêu phấn
đấu, thước đo thành quả của trường
Mỗi cấp học, bậc học có yêu cầu, nội dung, biện pháp đặc thù. Một biện pháp
cần thiết là mỗi trường có hệ giá trị làm chuẩn mực để mọi thành viên đồng thuận, lấy
đó làm mục tiêu phấn đấu, thước đo thành quả của bản thân, của lớp, của trường, đặc
biệt về mặt đạo đức xã hội, giá trị nhân cách - điều mà chúng ta gọi là dạy người bên
cạnh dạy chữ, dạy nghề.
Việc làm này là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, làm cho học
sinh, sinh viên nhận thức được giảng đường, nơi mình học tập trở thành nơi phấn đấu,
rèn luyện; nơi phụ huynh luôn yên tâm về một môi trường đào tạo vừa hồng vừa
chuyên. Các trường học cần xây dựng các giải pháp phù hợp, loại bỏ dần những hiện
tượng vô văn hóa, xây dựng hệ giá trị riêng làm chuẩn mực góp phần thúc đẩy sự phát

triển cho toàn ngành giáo dục. Mỗi nhà trường cần ban hành quy chế văn hóa học
đường một cách rõ ràng, có tính khả thi cao, đặc biệt có cam kết của các phòng ban,
đơn vị trực thuộc, cá nhân… và có kiểm tra, đánh giá thường xuyên.
Ngoài ra, các trường cần gắn việc giáo dục đạo đức văn hóa với đạo đức lối
sống, lồng ghép chương trình giảng dạy với các hoạt động dã ngoại cho học sinh, sinh
viên như: thăm các di tích lịch sử, học tập truyền thống cách mạng lịch sử hào hùng
của dân tộc…, qua đó khơi dậy lòng tự hào dân tộc, giúp các em có động cơ học tập
tốt.
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả
17


Môi trường giáo dục phải xây dựng thật trong lành, văn hóa. Văn hóa thể hiện ở
giảng viên, học sinh, sinh viên qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày.
Môi trường xung quanh học đường là ý thức của giảng viên và học sinh, sinh viên khi
bỏ rác đúng nơi quy định, không bẻ cây, khạc nhổ, vẽ bậy lên tường, bàn học; không
hút thuốc lá trong trường học, không nói tục, chửi thề... Những việc làm tưởng chừng
rất nhỏ đó chính là nền tảng hình thành chuẩn mực đạo đức ban đầu của mỗi một con
người.
Văn hóa học đường chính là văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử của giảng viên
và học sinh, sinh viên. Giảng viên phải là tấm gương tốt cho học sinh, sinh viên noi
theo, phải xây dựng mối quan hệ tốt giữa thày và trò một cách đúng mực, nghiêm túc,
thân mật, giản dị và chân thành. Giảng viên phải xác định đúng vai trò, nghĩa vụ và
trách nhiệm đối với việc dạy chữ và dạy người, có ý thức trau dồi chuyên môn, làm
cho học sinh, sinh viên thấy được cái hay, cái đẹp trong kiến thức được lĩnh hội, truyền
cho các em niềm say mê về nghề nghiệp, phát huy tính tích cực, tự giác làm cho các
em trân trọng, yêu quý nghề của mình lựa chọn.
Nhà trường phải phát động những phong trào thi đua, văn hóa văn nghệ, hoạt
động ngoại khóa, biến mỗi mái trường trở thành ngôi trường thân thiện, mỗi học sinh,
sinh viên trở thành người học tích cực.

Phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục văn hóa học đường
Gia đình là cái nôi sinh thành, dưỡng dục, là nơi định hướng các giá trị đạo đức,
nhân cách của học sinh, sinh viên. Gia đình cũng là nơi gìn giữ những giá trị đạo đức
truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường thể hiện
trong việc thường xuyên có sự trao đổi từ hai phía. Nhà trường thông báo kết quả học
tập, văn hóa đạo đức trường học của học sinh, sinh viên cho gia đình. Gia đình cung
cấp đầy đủ thông tin cá nhân, trình bày rõ tính cách, năng lực của học sinh, sinh viên
tạo điều kiện để nhà trường có biện pháp giáo dục, quản lý. Gia đình cũng phải chu
cấp đầy đủ về vật chất, quan tâm, động viên các em cố gắng học tập, rèn luyện. Thực
tế cho thấy, khá nhiều gia đình do bận mải mà bỏ bê không quan tâm đến con cái, phó
mặc cho nhà trường. Cần khẳng định rằng trách nhiệm giáo dục con cái phải được bắt
đầu từ gia đình và không một chính sách giáo dục nào có thể thay thế được sự chăm lo,
săn sóc của bố mẹ đối với các em.
Về mặt xã hội, định hướng thị hiếu văn hóa là nhiệm vụ hết sức quan trọng của
các cơ quan chức năng. Giáo dục văn hóa phải gắn với nhiều hoạt động của đời sống
xã hội. Các đoàn thể tổ chức xã hội như khối xóm nơi có học sinh, sinh viên ở phải
thường xuyên kiểm tra nếp sống văn hóa, tăng cường tuần tra, kiểm tra hiện tượng các
18


em đi khuya về muộn, để kịp thời thông báo với nhà trường có biện pháp xử lý. Có
những hình thức xử lý thích đáng với những bộ phận, những đối tượng có mục đích lợi
dụng học sinh, sinh viên về cả tâm hồn và thể xác. Hạn chế những tụ điểm ăn chơi
(nhà hàng, nhà nghỉ, quán karaoke, dịch vụ cầm đồ...) chung quanh địa bàn các trường
học.
Một môi trường văn hóa học đường được tạo dựng từ sự kết hợp giữa gia đình,
nhà trường và xã hội sẽ có sức đề kháng với những mầm bệnh, loại trừ được những
biểu hiện văn hóa không lành mạnh nảy sinh từ bên trong, góp phần xây dựng môi
trường văn hóa học đường ngày càng hoàn thiện, trong sáng. Đây là vấn đề đáng suy
ngẫm, bởi hơn lúc nào hết, văn hóa học đường phải nhận được sự quan tâm của mỗi

gia đình, nhà trường và của toàn xã hội.

19


3 KẾT LUẬN CHUNG
Sau thời gian tìm hiểu về các khía cạnh của “Văn hóa ứng xử học đường”,
chúng em nhận ra rằng trong ứng xử học đường còn tồn tại khá nhiều những điểm tiêu
cực, thậm chí những mặt tiêu cực ấy còn lấn át hẳn cái tốt, cái tích cực vốn đã tồn tại
lâu dài trong văn hóa ứng xử học đường Việt Nam. Thông qua đề tài tiểu luận, chúng
em hi vọng những kiến thức chúng em cung cấp có thể giúp mọi người có cái nhìn
đúng đắn về văn hóa ứng xử học đường hiện nay và có trách nhiệm chung tay xây
dựng nó trở nên ngày càng tốt đẹp hơn. “Văn hóa ứng xử” là cụm từ để người khác có
thể dùng để đo nhân cách của một con người. Vai trò của văn hóa ứng xử hiện nay vô
cùng quan trọng, vì thế chính bạn đang xây dựng con người của mình qua lời nói cũng
như hành động hàng ngày. Hãy luôn “soi” mình để có thể thấy được điểm mạnh, điểm
yếu của bản thân và không ngừng cố gắng tôi luyện để trở nên hoàn thiện hơn, đóng
góp một phần sức trẻ cho công cuộc xây dựng nền văn hóa học đường lành mạnh, tốt
đẹp.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bài giảng kĩ năng giao tiếp, Bộ môn Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Cần Thơ.
Website: />Website: />Website: />
21


22




×