Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Đánh giá tổng quan về hiện trạng dòng Rip xảy ra tại bãi biển du lịch chủ yếu của Việt Nam và Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.25 KB, 31 trang )

Đánh giá tổng quan về hiện trạng dòng Rip xảy ra tại bãi biển
du lịch chủ yếu của Việt Nam và Khánh Hòa
I. Tổng quan về tình hình và hiện trạng xảy ra dòng Rip tại các bãi biển Việt
Nam
Dòng Rip là một hiện tượng tự nhiên xảy ra rất phổ biến tại hầu hết các bãi biển
Việt Nam và trên thế giới. Ở Việt Nam, vì chưa được nghiên cứu và phổ biến một
cách rộng rãi trong nhân dân, nên còn mang nhiều yếu tố bí ẩn và thần thánh, đặc
biệt đối với những người thường mê tín di đoan và tin vào số mệnh do trời định
đoạt.
Dòng rip được hình thành là do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân và trong nhiều
trường hợp đó là nguyên nhân tổng hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì
dòng rip là một loại dòng chảy ven bờ có dạng “tế bào”, với kích thước bề ngang
từ bờ ra khơi khoảng 100m và bề dài dọc bờ từ 3 đến 30m, nên rất đa dạng và luôn
biến động trong không gian và trong thời gian. Vì dòng rip có hướng chảy gần
vuông góc với bờ ra khơi và có tốc độ khá lớn, nên nó được xem là một trong
những nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ tai nạn làm chết người tắm biển do chủ
quan. Vì nguyên nhân và cơ chế hình thành dòng rip là rất đa dạng và phức tạp,
nên ở mỗi địa phương của Việt Nam đã có những tên gọi rất khác nhau, như: dòng
xoáy, ao xoáy, dòng xoáy đức đoạn, dòng rút, dòng nước lừa, ống hút, lò
hút....theo tiếng Nga được dịch ra tiếng Việt gọi là dòng chảy đức đoạn
(разрывное течение), còn theo nguyên gốc của tiếng Anh là dòng rip hay rip
current. Vì chưa thống nhất trong cách gọi về dòng chảy này trong giới khoa học
Việt Nam, nên ở đây chúng tôi tạm giữ nguyên gốc bằng tiếng Anh là dòng rip hay
rip current.
Để thấy được sự nguy hiểm và sự xuất hiện rất phổ biến của hiện tượng dòng rip
tại các bãi tắm ven bờ Việt Nam, dưới đây chúng đã tiến hành công tác thống kế
và mô tả lại các vụ tai nạn do tắm biển tại các bãi tắm du lịch của Việt Nam nói
chung và Khánh Hòa nói riêng. Các thông tin được chúng tôi thu thập và cập nhật
bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp những người dân và cơ quan sống
ven biển hoặc cập nhật từ các nguồn thông tin từ các báo trong nước, các trang
web của các cơ quan và tổ chức thông tin truyền trong nước, ví dụ: từ báo những


người lao động, báo tuổi trẻ, báo tiền phong, báo Đất Việt, báo Bà Rịa-Vũng Tàu,
báo Sài gòn Giải Phóng..., và từ các trang Web của : VnExpress.net,
www.cand.com.vn, VietNamNet.vn, VTC.News, vnMedia.vn, ThanhNien.com và
v.v...
1. Dòng rip xảy ra tại các bãi tắm biển Đà Nẵng :
+ Theo ông Lê Văn Tấn, đội trưởng đội cứu hộ biển thuộc Ban quản lý bán đảo
Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, cho biết: vào khoảng 8g sáng 17-112008 phát hiện vợ chồng anh Phan Trọng Hanh và chị Vũ Thanh Thủy là hai


khách dụ lịch từ Hà Nội vào Đà Nẵng tắm biển đã bơi ra quá xa khỏi khu vực giới
hạn dành cho khách tắm biển, các nhân viên cứu hộ đã phất cờ báo hiệu cho họ
phải quay vào. Lúc này biển đang có sóng rất lớn do ảnh hưởng của thời tiết mưa
bão. Trên đường quay vào bờ, do gặp sóng lớn, cả hai vợ chồng rơi vào một vùng
nước xoáy và bị cuốn đi. Ngay lập tức, hai nhân viên đội cứu hộ biển Đà Nẵng là
anh Lê Văn Khánh và Nguyễn Nữa lao ra cứu vớt. Các tổ cứu hộ ở gần đó lập tức
đưa phao ra ứng cứu. Nhờ vậy, hai vợ chồng anh
Phan Trọng Hanh và chị được cứu khỏi vùng nước
xoáy và đưa vào bờ. Từ đầu năm 2008 đến nay đội
cứu hộ biển Đà Nẵng đã cứu hộ thành công 175
trường hợp khách bị nạn khi tắm biển, trong đó có
một trường hợp khách nước ngoài, không có trường
hợp nào tử vong.
+ Chiều 30/3/2008, theo tường thuật của ông Lê
Văn Tấn, khoảng 16h30 chiều 29/3/2008, một nhóm
học sinh Trường THCS Hoàng Diệu xuống tắm tại
bãi biển Phạm Văn Đồng; trong đó, em Võ Văn Lập Mặc dù đã có cờ hiệu và
đi ngay vào dòng nước xoáy dù đã có biển cảnh báo bảng cảnh báo nhưng nhiều
khách tắm biển Phạm Văn
nên bị sóng cuốn trôi. Tuy phát hiện bạn bị nạn
Đồng vẫn bất cẩn đi vào

nhưng các em cùng tắm hoảng sợ vì còn quá nhỏ
vùng nguy hiểm
nên không kịp thời có tín hiệu kêu cứu các nhân
viên cứu hộ đang chèo thuyền thúng bảo vệ ở phía
ngoài biển. Mãi đến khi các em chạy lên bờ mới báo
cho nhân viên cứu hộ biết. Đến lúc này thì em Võ Văn Lập đã bị chìm, nên mặc dù
các nhân viên cứu hộ đã ra sức tìm kiếm nhưng vẫn không tìm thấy.
Cùng thời gian trên, anh Trương Văn Phi cùng gia đình, bạn bè cũng xuống
chơi tại bãi biển Phạm Văn Đồng. Trong khi mọi người ngồi ăn nhậu trên bờ thì
anh một mình xuống tắm biển và cũng bất cẩn đi vào vùng xoáy nguy hiểm. Do
anh đi xuống biển một mình nên người nhà không ai để ý, những người đang tắm
gần đó cũng không phát hiện thấy có điều gì bất thường. Một lúc sau, có một
người khách tắm biển từ ngoài biển bơi vào phát hiện thấy anh Phi đang chập chờn
trên mặt nước. Nhờ có mặc áo phao nên người khách này đã mạnh dạn kéo anh
Phi vào một đoạn. Tuy nhiên đến khi gặp dòng nước xoáy thì ông hoảng sợ thả
anh Phi ra nhưng cũng không kêu gọi nhân viên cứu hộ đang có mặt trên biển mà
đợi đến khi vào bờ mới báo. Đến lúc này thì cũng lặp lại trường hợp như em Võ
Văn Lập, do anh Phi đã bị chìm nên mặc dù nhân viên cứu hộ tập trung khá đông,
đưa thuyền thúng từ ngoài biển vào tìm nhưng vẫn không tìm thấy. Đến khoảng
18h, người nhà của anh Phi mới phát hiện bị mất người và đổ đi tìm nhưng do trời
đã tối nên mọi nỗ lực tìm kiếm đều vô vọng. Điều đáng nói, theo ông Lê Văn Tấn,
một số người nhà của anh Phi do đã hơi say nên dẫn tới to tiếng, hăm doạ, chửi bới
các nhân viên cứu hộ. Sau khi nhận được tin báo, đích thân ông Tấn đã gọi điện
nhờ công an đến giúp đỡ can thiệp. Đến khoảng 19h, một nhóm người nhà của anh
Phi quay lại bãi biển với dao, mác, gậy gộc rượt đuổi các nhân viên cứu hộ chạy


tán loạn, thậm chí chém vào trạm cứu hộ ở bãi biển Phạm Văn Đồng 3 nhát. Lại
một lần nữa, đội cứu hộ phải nhờ công an đến can thiệp. Ông Lê Văn Tấn cũng
cho hay, qua lời kể của người khách tắm biển trực tiếp kéo anh Phi một đoạn trên

biển và báo tin cho đội cứu hộ cũng như những người tắm biển, người bán hàng ở
khu vực chung quanh đó thì hoàn toàn không có chuyện anh Phi gặp nạn vì cứu
các em học sinh Trường THCS Hoàng Diệu như người nhà của anh phản ánh.
Chính người nhà anh Phi cũng xác nhận với ông là anh Phi mới biết bơi chứ chưa
phải là người bơi giỏi.Theo ông Tấn, do bị người nhà anh Phi hăm doạ chém giết
trong khi ngồi trên bãi biển chờ tìm xác của anh, nên các nhân viên cứu hộ không
dám mặc đồng phục mà phải mặc quần áo bình thường để đi làm nhiệm vụ!
+ Theo nguồn tin từ Saigon.online ngày 19/04/2009: Mới bắt đầu mùa nắng, các
tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam,
Bình Định…đã phải chịu cảnh nắng nóng như thiêu như đốt. Riêng trong ngày 184, nhiệt độ ở một số nơi như Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bình Định lên đến 38-39°C. Tại
Đà Nẵng, hàng ngày, buổi sáng từ 4 đến 7 giờ, buổi chiều từ 16 giờ 30 đến 21 giờ,
hàng ngàn người dân đã đổ ra biển để trốn nóng. Trên các bãi biển Mỹ Khê, Phạm
Văn Đồng, T18, T20…ngày nào cũng chật kín người. Mới từ 4 giờ sáng, trên các
bãi biển này đã chật kín người ra tắm biển để tận hưởng cái mát lạnh hiếm hoi.
Nếu như ngày thường, trên các bãi biển chỉ có khách du lịch, người dân gần biển
và sinh viên các trường Đại học Kinh tế, Cao đẳng Nghề, Cao đẳng Lương thực
thực phẩm…nằm sát bên biển ra để chơi thể thao thì mấy ngày nay, rất nhiều gia
đình từ các quận huyện xa như Cẩm Lệ, Hòa Vang cũng tranh thủ đổ ra biển để
tắm. Tại Quảng Nam, các bãi biển như Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Tam
Phú (Tam Kỳ)…cũng trở nên chật kín khi người dân và du khách chạy ra đây trốn
nắng nóng. Tại bãi biển Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê, T20, T18…có lúc cháy dịch vụ
cho thuê ghế và phao bơi. Để đảm bảo an toàn cho du khách cũng như người dân
tắm biển, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP Đà Nẵng đã tổ
chức lực lượng cứu hộ, cắm biển nguy hiểm tại những vùng nước xoáy cũng như
phát lên loa phóng thanh gắn dọc bờ biển cảnh báo nguy hiểm.Tuy nhiên, hàng
ngày, trên các bãi biển Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng, T18, T20…có hàng ngàn người
đến tắm biển trong khi lực lượng cứu hộ bãi biển ở Đà Nẵng lại quá mỏng. Trên
các bãi biển của TP Đà Nẵng hiện chỉ có 14 trạm gác với 67 người. Vào giờ cao
điểm, từ 16 giờ 30 đến 19 giờ, có 3 - 4 nhân viên cứu hộ vừa theo dõi từ trên bờ,
vừa sử dụng thúng chai giám sát trên biển. Còn từ 7 giờ đến 16 giờ 30 mỗi ngày,

chỉ có 1 – 2 nhân viên túc trực trên các chốt quan sát. Có lẽ vì thế, chỉ trong một
thời gian ngắn đã có tới 5 người chết đuối trên vùng biển Đà Nẵng và rất nhiều vụ
chết đuối xảy ra tại các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa
Thiên - Huế.
+ Vào lúc 16 giờ 30 phút ngày 21-2/2008, cũng tại bãi biển Phạm Văn Đồng, ông
Trần Văn Đức (61 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Xăng dầu Việt Nam Petrolimex) và ông Ngô Dương Hùng (60 tuổi) đang tắm biển đã bị nước xoáy
cuốn trôi. Tuy lực lượng cứu hộ kịp thời phát hiện và đưa lên bờ nhưng do uống
nước quá nhiều, ông Đức tử nạn; ông Hùng được hô hấp và đưa vào cấp cứu kịp


thời tại bệnh viện nên thoát chết. Theo ông Dương Văn Bê các nạn nhân bị sóng
biển cuốn trôi phần nhiều tập trung ở lứa tuổi học sinh - sinh viên. Do chơi đùa,
chủ quan nên các em bị “rơi” vào vùng xoáy. Như vụ chết đuối vào ngày 6-4-2008
là một ví dụ. Vụ việc xảy ra vào lúc 18 giờ ngày 6-4 tại bãi biển T18 (quận Sơn
Trà), 5 nam sinh lớp 11 trường THPT Hoàng Hoa Thám đang tắm biển thì bất ngờ
gặp dòng nước xoáy cuốn trôi và nhấn chìm cả 5 em. Đội cứu hộ tại bãi tắm đã
triển khai biện pháp cứu hộ nhưng do bất ngờ trời mưa lớn cùng với trời tối nên
đội cứu hộ chỉ tìm thấy và cứu được 3 em. Hai em bị sóng biển cuốn trôi, đến
ngày 7-4, đội cứu hộ mới tìm thấy thi thể em Mai Thành Tiến Đạt và Lê Cao Mẫn,
học sinh lớp 11 trường THPT Hoàng Hoa Thám, TP Đà Nẵng.
+ Vào lúc 16 giờ ngày 26.4, em Đinh Văn Dân (14 tuổi, trú đường Điện Biên Phủ,
phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê) phát hiện có hai em trai đang kêu cứu
dưới biển tại khu vực cầu Phú Lộc, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê,
TP Đà Nẵng. Em Dân liền nhảy xuống cứu được một người (chưa rõ danh tính),
tuy nhiên, người còn lại là N.T.H (12 tuổi, trú phường Hòa An, quận Cẩm Lệ) thì
mất tích. Đến 18 giờ 30 cùng ngày, lực lượng cứu hộ vẫn chưa tìm được em
N.T.H.Trước đó, nhóm của N.T.H gồm bốn em trai cùng đi tắm biển, khi phát
hiện hai bạn của mình đuối nước, hai em học sinh còn lại đã chạy lên bờ kêu cứu
+ Cùng tắm với nạn nhân Đức còn có ông Ngô Dương Hùng, 60 tuổi ở Hà Nội,
nhưng ông Hùng may mắn thoát chết. Những người chứng kiến sự việc cho biết,

dù đã có cờ đỏ báo hiệu vùng biển nguy hiểm, cấm tắm, nhưng ông Đức và ông
Hùng vẫn bơi đến khu vực trên. Nhân viên trực cứu hộ tại Trạm cứu hộ Nam
Phạm Văn Đồng đã nhanh chóng đưa hai du khách bị nạn vào bờ và thực hiện các
biện pháp cấp cứu. Tuy nhiên, ông Đức đã tử vong. Người dân địa phương cho
biết, vùng biển nước xoáy có chiều dài theo bờ biển chừng 50 m. Trước đó, nhiều
vụ tai nạn tương tự đã diễn ra tại đây.
+ Vào chiều tối 6/6/2008, ba nạn nhân đã bị chết đuối trong khi tắm biển tại bãi
biển Thanh Khê 6 (dọc tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành, TP Đà Nẵng).
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra các trường hợp chết đuối do sóng cuốn tại
các bãi biển ở Đà Nẵng, nhất là vào những ngày hè. Trao đổi về vấn đề an toàn
cho du khách tắm biển, ông Phan Xuân Tiệp - đội trưởng đội cứu hộ thuộc Sở Du
lịch TP Đà Nẵng cho biết: TP Đà Nẵng có tổng chiều dài bãi biển lên đến trên
33km với hàng chục bãi tắm kéo dài từ khu vực Xuân Thiều (quận Liên Chiểu)
qua tận Non Nước (quận Ngũ Hành Sơn). Nếu xét về mức độ nguy hiểm thì các
bãi biển thuộc khu vực Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn nguy hiểm hơn rất nhiều, bởi đây
là những bãi ngang trực tiếp đối diện với đại dương. Còn các bãi biển chạy dọc
theo tuyến đường Nguyễn Tất Thành là cửa vịnh, hầu hết nền của các bãi biển này
gần như lồi lõm không bằng phẳng, đặc biệt có rất nhiều vực sâu rất nguy hiểm.
Cụ thể là: những bãi tắm dọc theo khu vực phường Hòa Minh (ngoại trừ hai bãi
tắm Phú Lộc và nhà khách Quân đội); khu vực biển Nam Ô (phường Hòa Khánh)
của quận Liên Chiểu. Các khu vực khác của quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn cũng
nguy hiểm, nhất là ranh giới giữa khu vực đường Phạm Văn Đồng và Phước Mỹ,
giữa Non Nước và khu du lịch Furama. Hầu hết nền biển của những khu vực này


thường có vực sâu, nên tại đây nước luôn tạo nên những vòng xoáy khá mạnh, có
thể kéo người tắm biển ra xa bờ. Trong những trường hợp này nếu người tắm
không biết bơi hoặc bơi yếu sẽ dẫn đến chết đuối. Vậy làm thế nào để người dân
biết và tránh những nơi không an toàn? - Chúng tôi đã loại những bãi tắm này ra
khỏi danh sách bãi tắm an toàn. Ở đây đều có cắm những biển báo ghi rõ “khu vực

nguy hiểm cấm tắm”. Và điều để du khách dễ nhận ra nhất là ở đây hoàn toàn
không có chòi quan sát, cờ báo hiệu lẫn lực lượng cứu hộ. Vì sao ở những bãi biển
nguy hiểm lại không có đội cứu hộ? - Với lực lượng chỉ có 50 người, đội cứu hộ
được chia ra theo dõi từng khu vực (khoảng 16 bãi tắm) đã được chọn để người
dân đến tắm biển. Tại mỗi vị trí có khoảng ba người trực cứu hộ. Do chỉ được
trang bị các phương tiện ứng cứu thủ công, thô sơ như phao cứu sinh, ván lướt,
dụng cụ hô hấp nhân tạo nên lực lượng cứu hộ chỉ có thể di chuyển và xử lý trong
phạm vi được giao trách nhiệm quản lý. Do lực lượng mỏng lại phải chia đều ở
các bãi tắm đông người, nên ở những khu vực nguy hiểm khác không thể quán
xuyến hết được. Trong trường hợp có người chết đuối ngoài khu vực quản lý, đội
cứu hộ xử lý ra sao? - Trách nhiệm chính của chúng tôi là phải làm tốt công tác
cứu hộ ở các bãi tắm đã được UBND TP Đà Nẵng chọn và qui định. Tuy nhiên,
trong chừng mực chúng tôi vẫn có sự hỗ trợ nhất định. Theo ông, làm thế nào để
hạn chế tình trạng du khách chết đuối, mà cao điểm là những ngày hè? - Theo tôi,
để an toàn, người dân địa phương lẫn du khách nên chọn các bãi tắm có lực lượng
cứu hộ thường trực. Những bãi tắm an toàn mà mọi người nên chọn là bãi tắm đầu
đường Phạm Văn Đồng, Phước Mỹ, Mỹ Khê, T18,T20, Bắc Mỹ An, nam Bắc Mỹ
An, nam T18, Non Nước, Xuân Thiều, Thanh Bình, Phú Lộc, Xuân Hà, Tam
Thuận và nhà khách Quân đội
+ Đà Nẵng có vô số bãi tắm đẹp, trong đó có những bãi tắm đã được du khách
thập phương biết đến như những địa điểm nghỉ ngơi, thư giản, tắm biển lý tưởng
nhất trong khu vực. Biển Đà Nẵng có độ sóng nhỏ, nước êm, nước trong xanh bốn
mùa, không bị ô nhiễm. độ an toàn cao. Một số nơi có nhiều san hô, nguồn động
thực vật ven bờ và dưới bờ biển phong phú. Điều đặc biệt là hầu hết các bãi tắm
đều gần trung tâm thành phố, đường sá thuận lợi; có thể đi đến bằng nhiều loại
phương tiện khác nhau. Nước biển ấm, ít sóng nên khách có thể tắm gần quanh
năm; nhưng thích hợp nhất là mùa hè, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch.
Các bãi tắm đều có khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, và nhiều dịch vụ phong phú,
tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tắm biển vui chơi giải trí và thư giản trên bãi
biển. Hầu hết các bãi biển đều có thể phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ du

khách như: câu cá, lướt ván, lặn, du thuyền.Đội cứu hộ các bãi tắm Đà Nẵng làm
việc từ 5h00 đến 20h00 hàng ngày để đảm bảo sự an toàn cho khách tắm và nghỉ
ngơi trên biển :
- Bãi biển Xuân Thiều: Cách bãi biển Nam Ô chừng 3 km về phía Nam là bãi
tắm Xuân Thiều - một địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử - tháng 3 năm 1965, lữ
đoàn số 9 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã đổ bộ vào đây, mở đầu cho chiến lược
'Chiến tranh cục bộ” của Mỹ tại Việt Nam. Bãi tắm này trước năm 1975 chỉ dành
riêng cho binh lính Mỹ vì đây là khu quân sự, có sân bay dã chiến và kho quân


nhu của Mỹ, cùng hệ thống bố phòng bảo vệ thành phố Đà Nẵng từ phía Bắc. Binh
lính Mỹ gọi bãi tắm Xuân Thiều là 'Red Beach” (tức Biển Đỏ - có lẽ do cảm giác
trực quan khi nhìn bình minh lên và cả lúc mặt trời lặn, mặt nước biển phản chiếu
có màu đỏ). Bãi tắm Xuân Thiều sạch, đẹp và còn hoang sơ; cát trắng và rất mịn;
nước biển lúc nào cũng xanh ngăn ngắt.Từ năm 1992, khu du lịch Xuân Thiều
được thành lập. Hệ thống dịch vụ tương đối liên hoàn, đầy đủ bao gồm khách sạn,
nhà hàng, một số dịch vụ vui chơi giải trí, phục vụ tắm biển... có thể đáp ứng nhu
cầu của khách. Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang xây dựng tuyến đường du lịch
dài 15 km từ Thuận Phước đến chân đèo Hải Vân ngang qua bãi tắm Xuân Thiều.
Đây sẽ là cơ hội để khai thác đúng mức tiềm năng của bãi tắm này.
- Bãi biển Thanh Bình: Bãi biển Thanh Bình dài chừng 1km, nằm ngay trong
nội thị, phía cuối đường Ông Ích Khiêm, thuộc phường Thanh Bình, quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng. Bãi tắm hầu như phẳng lặng, ít khi có sóng to, độ dài lý
tưởng và không có vùng nước xoáy nguy hiểm. Nằm trong vịnh Đà Nẵng, với
tuyến đường Nguyễn Tất Thành chạy ngay bên cạnh, bãi biển Thanh Bình là một
trong những bãi biển đẹp và rất thuận lợi của thành phố. Các dịch vụ biển như lướt
ván, du thuyền, canô... đang được đầu tư phát triển, đây còn là một vị trí khá lý
tưởng để xây dựng các khách sạn ven biển, xây dựng các cầu tàu du lịch loại nhỏ.
- Bãi biển Nam Ô: Bãi tắm Nam Ô cách trung tâm thành phố 17km về phía Tây
Bắc. Bãi tắm Nam Ô thuộc địa phận phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu. Tên gọi

Nam Ô, theo người địa phương, có nghĩa là ở phía Nam của châu Ô xưa. Bãi tắm
Nam Ô có độ dốc vừa phải, ven theo chân núi, phong cảnh sơn thủy rất hữu tình.
Tại đây, bạn có thể nô đùa cùng với sóng biển, vừa có thể làm một chuyến du lịch
nhỏ lên lưng chừng núi về bán đảo Sơn Trà và thành phố Đà Nẵng từ xa. Từ bãi
tắm Nam Ô, du khách có thể dùng thuyền ngược về hướng Tây theo dòng sông Cu
Đê, thực hiện một tour du lịch sinh thái, thăm một làng dân tộc Kà-Tu ở xã Hòa
Bắc, huyện Hòa Vang. Bãi tắm Nam Ô có từ những năm đầu thập kỷ 60, chủ yếu
thỏa mãn nhu cầu của người dân địa phương. Bãi tắm có một số hàng quán xây
dựng theo kiểu nhà sàn phục vụ du khách. Hiện nay, quận Liên Chiểu đã có dự án
tôn tạo cảnh quan và giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường tại bãi tắm này, đồng
thời lập dự án xây dựng một con đường dài 800 mét từ cầu Nam Ô đi ra bãi tắm.
- Bãi biển Mỹ Khê : Bãi biển Mỹ Khê có chiều dài khoảng chừng 900m, thuộc
vào loại nhộn nhịp nhất trong số các bãi tắm của Đà Nẵng, rất quen thuộc với mọi
người dân thành phố. Trước năm 1975, một phần của bãi tắm do quân đội Mỹ
chiếm đóng. Họ thiết lập một số cơ sở dịch vụ tại đây để phục vụ nhu cầu giải trí,
vui chơi của binh lính Mỹ. Bãi tắm có thuận lợi là ở gần thành phố, không gian
rộng, phong cảnh đẹp và có đầy đủ dịch vụ có chất lượng: khách sạn, nhà hàng,
giữ xe, tắm nước ngọt, cho thuê dù, phao bơi...Khách sạn Mỹ Khê với hơn 50
phòng ngủ đầy đủ tiện nghi; dịch vụ Massage, Karaoke; nhà hàng đặc sản, quầy
Bar... cùng một lúc có thể phục vụ hàng trăm khách. Bãi tắm có khu biệt thự sang
trọng hơn 100 phòng nằm sát biển, thích hợp cho những hộ gia đình, cơ quan đến
nghỉ dưỡng, sinh hoạt cuối tuần. Hàng chục hàng quán nằm ven bãi tắm, có đầy đủ
các món ăn đặc sản miền biển như tôm, cua, cá, mực, hải sản, bào ngư... với giá cả


phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng khách.Biển Mỹ Khê còn là nơi có các loại
rong tảo quí như rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt có giá trị xuất khẩu cao. Bãi
tắm có hệ thống cứu hộ gồm chòi canh, phao cứu sinh, cờ báo hiệu vùng nước
xoáy và lực lượng cứu hộ túc trực ngày đêm, sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có
người bị nạn. Môi trường du lịch trong khu vực tương đối tốt. Chính quyền thành

phố Đà Nẵng đã xây dựng xong cầu Sông Hàn nối liền hai khu vực Đông và Tây,
rất thuận lợi cho việc đi lại; bãi tắm Mỹ Khê trở thành một địa diểm du lịch nghỉ
ngơi, tắm biển hấp dẫn.
- Bãi biển Bắc Mỹ An : Bãi biển Bắc Mỹ An nằm trong địa phận phường Bắc
Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố
khoảng 7 km về phía Đông Nam. Khu vực Bắc Mỹ An có năm điểm được xem là
bãi tắm đẹp, gồm bãi tắm T18, Mỹ Đa Đông 2, Mỹ Đa Đông 3, Bắc Mỹ An và khu
vực khách sạn Furama với sức chứa khoảng 8.000 khách/ngày. Trước năm 1975,
đây chỉ là bãi tắm tự nhiên. Sau ngày thành phố giải phóng, nhà nước xây dựng ở
đây một nhà nghỉ và một viện điều dưỡng để phục vụ nhu cầu an dưỡng của cán
bộ công nhân viên chức của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ). Gần đây, với sự hiện
diện của Khu du lịch Furama, Bắc Mỹ An trở nên nổi tiếng, được du khách trong
và ngoài nước biết đến như là một nơi nghỉ dưỡng biển ngang tầm quốc tế. Khu du
lịch Furama chính thức đi vào hoạt động từ năm 1996, với 200 phòng ngủ và các
dịch vụ hoàn hảo đạt tiêu chuẩn 5 sao. Ngoài khu du lịch Furama, tại bãi tắm Bắc
Mỹ An còn có một số cơ sở dịch vụ của T18, Công ty Danatours và một số hàng
quán của tư nhân dọc theo bãi biển; giá cả phải chăng. Du khách đến với bãi tắm
Bắc Mỹ An, tùy theo hoàn cảnh và khả năng tài chính, có thể lựa chọn cho mình
một địa điểm nghỉ ngơi thích hợp. Nếu dồi dào về kinh tế, có thể đăng ký lưu trú
và sinh hoạt ở khu du lịch Furama; còn nếu muốn đến những nơi có giá cả bình
dân thì hãy vào các khách sạn mini; nhà trọ quanh vùng.
- Đà Nẵng cũng có bãi biển trải dài gần 40km trên hai tuyến chính Liên Chiểu Thuận Phước và Sơn Trà - Điện Ngọc. Là một trong 6 bãi biển “đẹp nhất hành
tinh”, người dân và du khách thập phương đến Đà Nẵng thường chọn tắm biển để
thưởng thức hương vị mặn mà của biển. Ngoài 14 bãi biển nổi tiếng, có quy hoạch
thì trải dài trên hàng chục km bờ biển của TP này còn có hàng chục “điểm lẻ tẻ”,
tự phát mọc lên. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại hiện nay do lượng người tắm biển
đông, biến động của bờ biển và thời tiết nên tình trạng trồi sụt của cát, sóng biển
trở thành những cái “bẫy” chết người nếu không cẩn thận. Những cái chết bất
thần: vào mùa hè - mùa tắm biển chưa đến nhưng đã có 4 cái chết thương tâm và
hàng chục vụ may mắn thoát “miệng” thủy thần nhờ Đội cứu hộ (thuộc BQL Bán

đảo Sơn Trà & các bãi biển du lịch Đà Nẵng) nhanh chóng ứng cứu hộ kịp thời.
Theo ông Dương Văn Bê, quyền Đội trưởng Đội cứu hộ, nếu khách tắm biển
không tuân thủ các quy định và hướng dẫn của đội cứu hộ thì rất dễ xảy ra những
trường hợp đáng tiếc…
- Nhiều vụ chết đuối tại bãi biển: Theo thống kê chưa đầy đủ, trong tháng 3 và
tháng 4/2009, tại các bãi tắm biển và khu du lịch ở một số tỉnh, thành phố trên
toàn quốc đã có bảy người chết đuối do tắm biển và đạp thuyền vịt bị lật. Theo


thống kê chưa đầy đủ, trong tháng 3 và tháng 4/2009, tại các bãi tắm biển và khu
du lịch ở một số tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã có bảy người chết đuối do tắm
biển và đạp thuyền vịt bị lật. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong tháng 3 và tháng
4/2009, tại các bãi tắm biển và khu du lịch ở một số tỉnh, thành phố trên toàn quốc
đã có bảy người chết đuối do tắm biển và đạp thuyền vịt bị lật. Vụ tử nạn mới nhất
xảy ra ngày 11/4, tại bãi biển Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng
Ngãi). Nạn nhân là hai sinh viên Trường Trung cấp nghề Dung Quất (Quảng Ngãi)
Nguyễn Tiến Lương và Nguyễn Mạnh Đức bị sóng lớn cuốn trôi khi đang tắm
biển. Cũng may mắn là đến trưa hôm sau, lực lượng tìm kiếm đã vớt được thi thể
của hai em. Theo lời kể của một số người bạn trong nhóm, hai sinh viên này trước
khi xuống tắm có uống bia rượu và điều đó rất có thể đã ảnh hưởng đến thể lực
của các em trước khi vô tình gặp phải cơn sóng dữ và bị nhấn chìm.
2. Tại các bãi biển của Nghệ An:
- Theo Ông Phan Minh Trọng - Chủ tịch UBND xã Mã Thành, huyện Yên Thành
cho biết: trưa 29/3, tại sông Bến Lở xảy ra một vụ tai nạn thương tâm. 4 học sinh
là: Nguyễn Thị Lan (SN 1998, học lớp 5C); Nguyễn Thị Liên (SN 2000, học sinh
lớp 3C); Nguyễn Thị Lam (SN 1988); Nguyễn Thị Hồng (SN 1998) rủ nhau xuống
tắm và đã bị dòng nước cuốn trôi. Trong số 4 nạn nhân trên thì Lam và Hồng là 2
chị em sinh đôi, con của anh Nguyễn Bá Sửu. Gia đình nạn nhân cho biết: Chờ
đến tối mà không thấy các cháu về nên mọi người đổ xô đi tìm. Đến 20h30, khi
mọi người có mặt tại đập Bến Lỡ, xóm Đồng Đức thì thấy một số bao ni-lông còn

đựng cua. Thấy thế, mọi người đã nhảy xuống nước để tìm kiếm. Sau nhiều lần lặn
ngụp trong giá rét, cuối cùng, người dân cũng đã phát hiện 4 cháu đang ôm chặt
lấy nhau. Khi đưa lên khỏi mặt nước thì các cháu đã chết, thân thể tím tái. Sau khi
nhận được thông tin, chính quyền địa phương đã có mặt tại hiện trường để động
viên, thăm hỏi. Bước đầu, UBND xã Mã Thành đã ủng hộ cho mỗi gia đình 2 triệu
đồng để lo ma chay, tang phí. Chiều 30/3, UBND huyện Yên Thành cũng đã hỗ trợ
4 triệu đồng cho gia đình nạn nhân (Theo VietNam.net )
- Cửa Lò: Lốc xoáy cuốn trôi 5 người đang tắm biển : Đội cứu hộ đã nhanh chóng
cứu được 16 người, 4 người bị chết đuối đã tìm thấy xác còn 1 người mất tích.
Danh tính của 5 người bị nạn như sau: 1- Trần Phát sinh năm 1943, cán bộ hưu trí.
2- Trần Minh... đã tìm thấy xác. Vào hồi 10h03 sáng 30/4, tại khu vực bãi tắm biển
thị xã Cửa Lò (Nghệ An) mưa đột ngột xảy ra kèm theo lốc xoáy làm nổi sóng to
cuốn 21 người đang tắm ra xa bờ, lực lượng cứu hộ cho biết, toàn bộ 5 người này
đều là ruột thịt trong họ tộc trú tại phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà
nội cùng đi nghỉ tại Cửa Lò. Sự việc xảy ra vào sáng nay (30/4). Hiện 4 người đã
tìm thấy
- Cửa Lò (Nghệ An), theo Báo NLĐ: Hôm qua 2.5, lực lượng cứu hộ bãi biển Cửa
Lò (Nghệ An) đã tìm thấy thi thể của anh Nguyễn Văn Quân (26 tuổi), quê ở Vĩnh
Phúc, bị nước cuốn trôi khi đang tắm tại bãi biển Cửa Lò, Nghệ An. Trước đó,
khoảng 17 giờ 30 ngày 1.5, một con sóng lớn bất ngờ đổ vào bãi tắm Nghi Hương,
cuốn trôi 12 người đang tắm tại đây


- Nghịch lý tại các bãi biển "tử thần": Càng biết bơi càng dễ... chết đuối. Theo
VTC News: Sóng biển lớn, dòng đối lưu ngầm dưới đáy biển chảy mạnh sẽ cuốn
du khách tắm biển ra xa và tạo ra những nguy hiểm chết người nếu biển động.
Trong khi đó, vài chục người trong đội cứu hộ khó có thể bao quát tới hàng vạn
người đang tắm biển. Bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) đón hơn 2,5 vạn người tắm biển
trong 2 ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5. Và ngay từ những ngày đầu tiên của mùa du lịch,
ba du khách đã tử nạn do sóng to.Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Giám đốc Trung tâm

cứu hộ và phòng chống thiên tai thị xã Cửa Lò bùi ngùi cho biết: "Gia đình họ mất
mát và tôi cũng thấy buồn. Nhưng đứng trước biển mênh mông như thế, chúng tôi
chỉ có vài phút để cứu người thôi...". Ông Hoàng kể, hôm đó, biển bị ảnh hưởng
của áp cao lạnh lục địa, kết hợp với triều cường nên sóng tương đối lớn, biển
động, gió mạnh. Mặc dù đã được cảnh báo rồi, nhưng vẫn có 4 người bám vào một
phao và đi ra xa. Khi cứu hộ phát hiện sóng lớn đánh vào phao này khiến 4 người
văng ra bốn góc, cứu hộ chỉ kịp cứu sống 3 người, còn 1 người bị sóng biển đánh
chìm. Cũng tại bãi biển này, cùng ngày, lại có một phao 2 người bám trôi ra xa bờ.
Khi cứu hộ thấy ngay lập tức đã lao ra cảnh báo. Nhưng chỉ cách có 2m thì một
cơn sóng lớn ập vào, đánh dạt 2 người này và anh Quang, cứu hộ phụ trách bãi
biển, xa nhau hơn 5m. Ngay lập tức, 2 du khách đã bị đánh chìm và sau khi quay
trở lại, anh Quang không thể tìm thấy họ. Một giờ sau, xác của hai du khách đã
được sóng biển đánh dạt vào bờ. Cả ba du khách tử vong hôm 30/4 tại bãi biển
Cửa Lò đều bị ngạt nước do sóng to đánh vào mặt, không thể thở được. Như vậy,
chỉ trong một ngày, số người chết tại đây còn hơn số người chết của cả năm 2008
(2 người). Ông Hoàng tiếc nuối: "Bãi biển Cửa Lò vốn là bãi biển rất phẳng, hiền
hòa. Nhưng khi có dấu hiệu biển động thì du khách không nên tắm. Chỉ cần có áp
thấp hoặc bão ở nơi khác rất xa, mặc dù Cửa Lò vẫn nóng và nắng, nhưng nguy
hiểm đã rập rình. Đó là những đợt sóng rất lớn, là dòng đối lưu ngầm cuộn chảy
phía dưới cuốn người ra xa".Ông Lê Văn Tấn - Phó Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà
và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cũng đồng ý với nhận định này: "Thời tiết biển
của miền Trung thất thường hơn so với thời tiết các bãi biển khác. Lý do là bãi
biển miền Trung luôn tiếp nhận các đợt không khí lạnh, áp thấp nhiệt đới, bão
biển. Dù bão ở xa, nhưng mặt biển đã có sóng lớn, mặt đáy cát đã có chỗ lồi lõm,
cao thấp, xoáy, dòng nước ngầm cuộn ra mà người tắm biển không thể nhận biết
được. Trong khi đó, du khách chủ quan không chú ý đến biển báo, biển cấm những
vùng không an toàn, cố tình không chấp hành hiệu lệnh của nhân viên cứu hộ..."
3. Tại các bãi biển Phan Thiết ( Bình Thuận )
- Chiều 11/4, tại bãi biển Đồi Dương, TP Phan Thiết (Bình Thuận), em Nguyễn
Đăng Khôi, học sinh Trường THCS Nguyễn Du, TP Phan Thiết cùng ba người bạn

ra bãi biển Đồi Dương tắm và không may bị luồng nước xoáy cuốn cùng người
bạn là Cao Đức Quốc Bảo. Nhờ bơi giỏi nên Bảo may mắn thoát chết, còn Khôi bị
cuốn ra xa. Vụ tai nạn xảy ra lúc chập tối, lực lượng cứu hộ không có mặt ở đó.
Nhận được tin báo, lực lượng cứu hộ tới nơi thì dòng nước dữ đã nhấn chìm Khôi.
Với nỗ lực tìm kiếm nạn nhân, chiều 12/4, thi thể em Khôi đã được tìm thấy.


- Khu vực Đồi Dương, thành phố Phan Thiết tắm biển. Nguyễn Ngọc Hưng không
tắm, ngồi trên bờ trông coi đồ đạc, 3 người còn lại xuống tắm biển và bị sóng biển
cuốn trôi. Rất may. Sáng 5/5, lực lượng tìm kiếm khu vực bãi biển Đồi Dương,
thành phố Phan Thiết đã tìm thấy thi thể nạn nhân Nguyễn Ngọc Vũ, bị chết đuối
ở vùng biển thuộc phường Thanh Hải, thành phố..
- Sau 2 ngày mất tích tại bãi biển Đồi Dương, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình
Thuận, chiều 12/4, thi thể của em Nguyễn Đăng Khôi, 15 tuổi, học sinh lớp 9
Trường THCS Nguyễn Du đã được tìm thấy. Chiều 11/4, Khôi cùng 3 người bạn
ra Đồi Dương tắm biển và bị luồng nước xoáy cuốn hụt chân cùng với bạn Cao
Đức Quốc Bảo. Nhờ bơi giỏi, nên Bảo may mắn thoát chết. Còn Khôi bị nước
cuốn ra xa. Lúc đó, trời chập tối, lực lượng cứu hộ không có mặt. Gần đó cũng có
một vài người đang tắm, nhưng không ai có thể bơi ra cứu Khôi. Đến lúc gọi được
cứu hộ, thì Khôi đã chìm theo luồng nước dữ", Trịnh Quang Huy - một trong ba
người bạn cùng tắm với Khôi, kể lại. Tối hôm xảy ra tai nạn, gia đình và nhà
trường đã huy động người tìm kiếm Khôi nhưng không thấy. Ông Lê Văn Trí, Phó
giám đốc khu du lịch Đồi Dương cho biết, đây là vụ chết đuối đầu tiên xảy ra
trong năm nay. Năm 2008, ở bãi tắm này đã xảy ra 25 vụ tai nạn. Lực lượng cứu
hộ đã cứu sống được 25 người. 2 trường hợp khác tử vong do say ruợu và tắm
ngoài giờ quy định.
- Quản lý chặt chẽ các bãi tắm biển : Thường thì ở các bãi tắm biển, đơn vị hữu
quan đã có quy định rõ về thời gian cho khách tắm, thời gian nước thủy triều lên,
xuống, mốc ranh giới cảnh báo khách không nên bơi ra quá xa mà nguy hiểm,
thậm chí nhiều bãi tắm còn có người đọc trên loa phát thanh để khách biết sự nguy

hiểm của các đợt sóng biển mà cảnh giác khi tắm. Ngoài ra, ở các bãi tắm còn luôn
có dịch vụ cho thuê phao để tránh nguy hiểm cho khách tắm biển. Đây là điều thật
sự cần thiết đối với các bãi tắm. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, công tác
quản lý bãi tắm không được duy trì thường xuyên và liên tục. Thực tế từ các
chuyến đi tắm biển minh chứng cho chúng tôi thấy, đơn vị quản lý các bãi tắm
biển chưa thực sự chủ động trong việc đảm bảo an toàn tính mạng cho du khách.
Cụ thể là lực lượng ứng trực cứu hộ tại các bãi tắm biển thường không có mặt đầy
đủ trong thời gian khách xuống biển tắm. Nhiều đơn vị quản lý các bãi tắm biển
chủ quan khi ỷ lại vào hệ thống báo động bằng cọc phao và dây chằng từ cọc này
sang cọc khác đối với khách tắm biển. Vào đợt cao điểm, cùng lúc mỗi bãi tắm
biển có tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn khách tắm. Trong khi đó, sự "nổi giận"
thất thường của các đợt sóng biển gây hậu quả nghiêm trọng là điều không ai có
thể lường trước được... Liên tiếp các vụ tai nạn thương tâm gây tử nạn khi tắm
biển trong thời gian qua như một yêu cầu đặt ra đối với các đơn vị quản lý bãi tắm
biển, cũng như các cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp hữu hiệu để
hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này (theo www.cand.com.vn).
4. Tại các bãi biển Phú Yên :
- Trong mấy năm gần đây, gần như năm nào trên vùng biển tỉnh Phú Yên cũng
xảy ra những vụ chết đuối và tai nạn biển hết sức đau lòng, trong đó có không ít


vụ do chính sự chủ quan của những người trong cuộc gây ra. Theo thống kê của
Phòng Tham mưu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Phú Yên, trong năm
2007 và 6 tháng đầu năm nay, trên vùng biển tỉnh này đã xảy ra 26 vụ chết đuối và
17 vụ tai nạn, khiến cho 3 người bị thương, 55 người chết và mất tích, 2 tàu đánh
cá chìm đắm. Đề cập đến tình trạng chết đuối trên vùng biển Phú Yên, rất nhiều
cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng đều bày tỏ sự lo ngại. Ngay trên bãi tắm ven
biển Tuy Hòa trong mùa khô, sự thay đổi dòng chảy bất thường đã tạo ra nhiều
vực sâu, dẫn đến không ít trường hợp chết đuối thương tâm. Gần đây nhất vào
sáng 29/5, chị Đồng Thị Lệ, 23 tuổi, trú ở phường 6, TP Tuy Hòa cùng với con gái

3 tuổi là Phan Thị Hiếu Kiên ra bãi biển ở cuối đường Trần Phú, phường 7 để dạo
chơi. Một đợt sóng xô vào bờ cuốn bé Kiên nên người mẹ lao theo để cứu con.
Một số người dân tắm biển gần đó vội vã cứu giúp, đưa hai nạn nhân đến Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Phú Yên để cấp cứu, nhưng sau đó cả hai mẹ con chị Lệ đều tử
vong. Thượng tá Nguyễn Văn Minh, Phó Tham mưu trưởng BĐBP Phú Yên cho
biết, có lần trong một ngày xảy ra 2 vụ chết đuối trên bãi biển Tuy Hòa khiến cho
4 người chết. Đó là trường hợp 3 học viên Trường Cao đẳng Dạy nghề Phú Yên rủ
nhau đi tắm biển ở phía trước khách sạn Công Đoàn, phường 6, TP Tuy Hòa.
Không may một đợt sóng lớn nhấn chìm Nguyễn Thanh Tiến, 24 tuổi, trú ở huyện
Chư Prông, tỉnh Gia Lai và Phan Anh Tuấn, 21 tuổi trú ở xã Xuân Phước, huyện
Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Ngay buổi chiều hôm đó, 7 em học sinh Trường THCS
Tôn Đức Thắng, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa rủ nhau đi dạo bên mép nước
bãi biển phía Bắc sân bay Đông Tác, phường Phú Thạnh, TP Tuy Hòa. Một đợt
sóng lớn ập vào, cuốn hai em Nguyễn Kim Long, Nguyễn Đình Khôi ra biển, đến
ngày hôm sau mới tìm thấy xác. Có một thực tế cần phải cảnh báo, đó là hầu hết
những vụ tai nạn biển và chết đuối đều do ý thức chủ quan của người trong cuộc
gây ra. Đơn cử như trường hợp ngư dân Phạm Văn Hải, 28 tuổi, trú ở xã Hòa An,
huyện Phú Hòa đi làm thuê trên tàu đánh cá PY-90990 của ông Nguyễn Văn Liên,
45 tuổi, trú ở phường 6, TP Tuy Hòa. Trong lúc tàu đang hành nghề ngoài khơi thì
anh Hải tự ý xuống thuyền thúng đi câu mực và mất tích. Anh Ma Văn Lưu, 44
tuổi, trú ở thôn Long Thủy, xã An Phú liều lĩnh lội bộ từ phường 6 qua cửa biển
Đà Rằng để sang Đông Tác, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, nhưng do lội vào vực
sâu, nước xoáy, nên nạn nhân chết đuối. Đó là chưa kể đến những trường hợp
những nạn nhân là dân nông thôn, miền núi chưa va chạm với những đợt sóng lớn
của biển, nhưng lại rủ nhau đi… tắm biển dẫn đến chết đuối. Làm gì để phòng
ngừa những vụ chết đuối và tai nạn trên biển? Đó là câu hỏi đặt ra cho các cơ quan
chức trách, chính quyền địa phương ven biển và những người đi tắm biển, hành
nghề trên biển. Chỉ riêng ở bãi biển Tuy Hòa, mặc dù có đội cứu hộ, nhưng hoạt
động chưa chuyên nghiệp nên nhiều vụ chết đuối xảy ra không thể cứu giúp kịp
thời. Với riêng những người đi tắm biển cần đến bãi tắm đã được khoanh vùng có

phao mốc giới và đội cứu hộ, không nên chủ quan khi thời tiết biến động, dù biển
lặng cũng không bơi lội quá xa bờ.
5. Tại các bãi tắm Bà Rịa-Vũng Tàu:


- 3 người đi tắm biển bị nước cuốn chết (cập nhật:27/06/2007-Nguồn
vnMedia.vn): đang đi trên đường Hạ Long, ven bờ bãi biển Bãi Dứa TP Vũng Tàu
thì phát hiện 3 xác người chết trôi dạt vào bờ. Anh Hoàng xuống đưa thi thể của
những người này lên bờ thì thấy... phụ anh Hoàng đưa xác những người này vào
Bệnh viện Lê Lợi, TP Vũng Tàu. Lúc 19h30 cùng ngày, danh tính một xác chết
xác định là Mai Văn An, 15 tuổi, trú tại 15/23 Ngư Phủ, P6, TP Vũng Tàu và...
Tiền Giang đã được thân nhân vào bệnh viện xin đem về mai táng. Hiện còn một
xác đàn ông 30 tuổi chưa có người nhận (theo Tiền Phong)
- Trưa 30/4, tại khu vực Bãi Sau (Vũng Tàu), gió đột ngột chuyển hướng cộng
với các ao xoáy đã đánh lật phao khiến hàng chục người đang tắm biển bị chìm và
nước cuốn ra xa. 3 người đã tử... ra xa. 3 người đã tử vong. > Ba học sinh đi tắm
biển chết đuối Lực lượng cứu hộ đã đưa vào bờ 34 người, nhưng do trời mưa to,
rất khó phát hiện nên 2 người đã tử vong là anh Kim Tròn ( 24 tuổi,... tại Khu du
lịch Biển Đông (Bãi Sau), lực lượng cứu hộ đã vớt được em Nguyễn Minh Hiếu
(10 tuổi, ở quận 7, TP HCM), nhưng em Hiếu đã tử vong trên đường đến bệnh
viện. Hiếu cũng bị sóng đánh lật ( 1/5/2008 )...
- Vũng Tàu (cập nhật 1/3/2009, báo Bà Rịa-Vũng Tàu): BẢO ĐẢM AN TOÀN
CHO KHÁCH : Theo ông Trần Văn Trường, Giám đốc Ban quản lý các khu du
lịch TP. Vũng Tàu, lực lượng này có 30 người, chưa kể 73 cấp cứu viên chuyên
trách và bán chuyên trách của các khu du lịch trên địa bàn thành phố. Mỗi năm, họ
đã cứu, vớt được hàng ngàn trường hợp du khách tắm biển bị lọt ao xoáy, lật phao,
trôi phao, giúp chuyến vui chơi của khách được trọn vẹn. Bất chấp trời nắng, gió
hay mưa, hễ có khách tắm biển là họ phải túc trực ở bãi biển. Anh Trần Đức Thiện,
51 tuổi đời, có 31 tuổi nghề cấp cứu thủy nạn, hiện đang công tác tại đài cấp cứu
số 3. Anh không thể nhớ nổi mình đã vớt được bao nhiêu du khách. Anh kể: “Hàng

ngày cứ 6 giờ sáng là chúng tôi phải có mặt ở bãi biển đến 6 giờ chiều mới nghỉ.
Công việc đầu tiên của chúng tôi là tìm những ao xoáy, khu vực nguy hiểm rồi
cắm cờ đen để báo hiệu cho du khách. Lúc còn vắng khách thì chúng tôi được ngồi
trên bờ canh chừng. Lúc đông khách, anh em lại chia nhau mỗi người chốt trực
một đoạn bãi biển để kịp thời nhắc nhở du khách khi tới gần vùng nguy hiểm hoặc
xử lý khi có trường hợp lọt ao xoáy, lật phao. Chỉ vào những nốt sần sùi trên chân,
tay, trên cổ mình, anh Thiện cho biết, đấy là dấu tích của những tháng ngày dầm
mưa, dãi nắng dưới biển. “Khi còn trẻ, tôi hay cởi trần đứng nắng hàng chục giờ
mỗi ngày để canh chừng cho du khách. Sau vài ngày, từng lớp da lại bong tróc và
đến giờ thì sùi hẳn lên, tôi không dám ở trần nữa”- anh nói. Ngay cả đôi chân của
anh từ mấy năm nay cũng đã có dấu hiệu nhức mỏi, là hậu quả của những ngày
đứng trông chừng dưới biển. Theo anh Thiện, biển vào mùa nào cũng nguy hiểm.
Khi gió thổi theo hướng đông bắc (mùa gió chướng từ tháng 10 năm trước đến
tháng 3 năm sau), nước chảy ngang về hướng nam sẽ dễ kéo khách lọt ao xoáy.
Gió đông nam giật từ bụng ao trở ra và chiều dài của dòng nước cuốn phải tới
hàng trăm mét mới ngưng. Vào mùa mưa, gió tây nam từ trong bờ thổi ra, biển tuy
lặng nhưng lại là thời điểm du khách chủ quan nên dễ bị trôi phao, lật phao… Vì
thế, vào bất cứ thời điểm nào, người cứu hộ cũng phải tập trung cao độ. Anh Thiện


nhớ lại, trong cuộc đời làm cứu hộ của mình đã 3 lần anh chết hụt vì bị đuối sức
trong khi cứu người. Có lần anh và một đồng nghiệp phát hiện 4 nữ sinh bị sóng
cuốn ra xa nên lao ra vớt, mỗi người túm được hai nạn nhân. Do đuối sức, anh
giao luôn 2 nạn nhân cho đồng nghiệp, còn mình bơi vào bờ tìm phao. “Lúc đó
chân tay tôi rã rời như đang bị hàng ngàn con kiến đốt, tưởng như không thể qua
nổi. May sao tôi vẫn còn bơi vào được đến bờ và những nạn nhân kia cũng được
mọi người cứu sống. Hồi đó tôi không thấy sợ nhưng giờ nghĩ lại mới thấy mình…
liều. Bây giờ đã hết sức rồi nhưng tôi vẫn phải cố đi làm vì chưa đến tuổi được
nghỉ hưu”- anh tâm sự. NGHỀ NẶNG NHỌC: Anh Nguyễn Văn Linh, 30 tuổi,
quê Quảng Bình, vào làm nghề cứu hộ tại Vũng Tàu từ năm 2002. Nhà anh có 3

anh em cùng làm nghề này tại Vũng Tàu. Là dân sông nước nên anh coi chuyện
bơi ra biển cứu người là chuyện bình thường. Tôi gặp anh khi đã gần cuối giờ
chiều. Gió biển thốc vào lạnh đến thấu xương, vậy mà trên người Linh chỉ bận mỗi
chiếc quần bơi. Thân thể vạm vỡ của Linh dễ tạo nên cảm giác an toàn cho bất cứ
ai khi đang gặp nạn dưới biển. Khi được hỏi khi nào cưới vợ, giọng Linh chùng
xuống: “Với mức thu nhập trên dưới hai triệu đồng/tháng của chúng tôi hiện tại thì
chi tiêu gói ghém lắm mới đủ ăn và trả tiền thuê nhà. Bởi vậy, đã 30 tuổi, bố mẹ ở
quê giục cưới vợ sớm cho ông bà có cháu bế mà tôi chưa dám nghĩ tới. Công việc
hàng ngày vất vả là thế nhưng các cấp cứu viên thường xuyên gặp phải những
trường hợp khó xử. Nhiều du khách trong trạng thái say xỉn và những thanh niên
mới lớn xuống tắm biển thường hay đùa giỡn, tới chỗ nguy hiểm, nơi có ao xoáy
hoặc đu, bẻ gãy cờ báo hiệu. Khi các nhân viên cứu hộ nhắc nhở, cảnh báo thì họ
quay lại xúc phạm, chửi bới, thậm chí đe dọa hành hung. Những trường hợp như
thế, các nhân viên cứu hộ chỉ biết nín nhịn rồi vào đứng canh chừng cho khách.
Ngoài ra, trong quá trình cấp cứu, nhiều du khách bị bệnh nguy hiểm về hô hấp,
đường máu cũng là những nguy cơ lây bệnh cho nhân viên cứu hộ. “Biết vậy
nhưng đã làm nghề cứu người, chúng tôi chẳng từ nan. Chỉ biết rằng, kết thúc mỗi
ngày, mọi du khách được an toàn, không có sự cố đáng tiếc xảy ra là chúng tôi rất
mừng”- một nhân viên cứu hộ khác tâm sự. Ông Trần Văn Trường cho biết thêm,
thu nhập của những người làm công tác cứu hộ chưa cao, dù tỉnh và thành phố đã
có những hỗ trợ nhất định. “Mức thu nhập từ 1,5 đến hơn 2 triệu đồng/tháng của
nhân viên cứu hộ là chưa tương xứng với công việc đặc thù, nguy hiểm. Đã thế, dù
đã lớn tuổi, sức yếu nhưng họ vẫn phải cố làm vì chưa đến tuổi về hưu. Chúng tôi
rất day dứt khi đây là công việc chưa được xếp vào loại nặng nhọc và chưa có chế
độ cho những người đủ tuổi nghề được nghỉ hưu sớm như một số ngành nghề
khác” - ông Trường băn khoăn. Những nhân viên cấp cứu thủy nạn coi việc cứu
người như là một công việc bình thường. Rất ít người được cứu nhớ mặt, biết tên
họ nên những lời cảm ơn mà họ nhận được cũng rất hiếm. Khi cứu được người thì
không ai biết đến nhưng khi không may xảy ra sự cố đáng tiếc thì phần lỗi luôn bị
đổ về họ trước hết. Hơn ai hết, họ cũng rất cần một sự đối xử công bằng và trân

trọng của xã hội.
+ Ngày 13/3/2007, những người tập thể dục buổi sáng trên đường Hạ Long (thành
phố Vũng Tàu) đã phát hiện một thi thể thanh niên trôi dạt vào bờ biển ở gần khu


vực chùa Niết Bàn Tịnh Xá. Theo Công an thành phố Vũng Tàu: nạn nhân tên là
Vũ Văn Đông sinh năm 1976, quê quán ở Thanh Hóa, là sinh viên năm 3 (K28)
khoa Luật, trường Đại học Đà Lạt. Khoảng 16h20 ngày 11/3, Đông cùng gia đình
và một người bạn tắm biển tại bãi tắm Thủy Tiên (thành phố Vũng Tàu) thì bất
ngờ lọt vào xoáy nước và mất tích. Ngay khi phát hiện thi thể của Đông trôi dạt
vào bờ, gia đình và bạn bè của nạn nhân đã có mặt tại hiện trường, đưa về mai
táng. Nước sông đang chảy xiết, khi tới trụ cầu thì bị cản, nên phải lùi lại sau.
Nhưng phía sau lại là dòng nước đang cuồn cuộn chảy tới, kéo nó chảy theo. Như
thế, số nước này tiến không được, lùi cũng không xong, đành chạy vòng tròn ở
vùng gần trụ cầu. Vậy là ở đó xuất hiện xoáy nước
- Theo thống kê, năm 2008, lực lượng cấp cứu thủy nạn trên địa bàn TP. Vũng Tàu
đã vớt được gần 900 trường hợp du khách bị lật phao, trôi phao, lọt ao xoáy. Từ
đầu năm 2009 đến nay, lực lượng này đã vớt được 266 trường hợp. Theo ông Trần
Văn Trường, một nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp phải có sức khỏe tốt, sự dũng
cảm, khả năng bơi lội giỏi, phải trải qua bài thi bơi 3.000m trên biển. Người làm
cứu hộ còn phải trải qua khóa huấn luyện kỹ thuật bơi lội, cứu người và trải qua 2
năm vừa huấn luyện, vừa thực hành thì mới có thể làm việc độc lập.
- Vũng Tàu: Theo số liệu của Ban Quản lý các khu du lịch TP. Vũng Tàu, từ ngày
30.4 đến ngày 3.5 có khoảng 181 ngàn lượt khách tới TP Vũng Tàu nghỉ mát, tắm
6. Tại các bãi tắm Quãng Nam :
- Tại bãi biển xã Bình Hải (Quảng Nam), một nhóm năm trẻ em (từ 10-13 tuổi;
học sinh của trường Tiểu học Thái Phiên) rủ nhau xuống tắm biển. 4 em bị sặc,
ngạt nước. Hai em được người đi tắm biển cứu... (học sinh lớp 5) và Hồ Thị Ngân
(học sinh lóp 4) bị sóng cuốn trôi. Ngư dân địa phương đem lưới rà tìm, đến 19h
cùng ngày mới tìm thấy xác. (Theo báo Người Lao Động )...

7. Tại các bãi tắm Quãng Bình :
- Những người đi tắm biển ở bãi Nhật Lệ (thành phố Đồng Hới, Quảng Bình) đã
vô tình dẫm phải xác một người chết đuối nằm dưới biển. Đến khi đó xác chết này
mới nổi lên mặt nước. Thông tin... Khuất Duy Dũng (30 tuổi), cán bộ của Viện
nghiên cứu khoa học xã hội VN. Anh Dũng cùng đoàn tham quan của Viện gồm
32 người, nghỉ tại khách sạn Phú Quý. Chiều 9/7, đoàn xuống tắm biển. Tắm
xong, đoàn..
- Chỉ tính riêng trong vòng 5 năm qua, trên những bãi biển đẹp nhất của Quảng
Bình như Nhật Lệ, Đá Nhảy, Nhân Trạch... đã có hơn 20 người bị chết đuối và
hàng chục người thoát khỏi lưỡi hái thủy thần nhờ được cứu sống kịp thời. Với
chiều dài 116km bờ biển, Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi nhiều bãi tắm đẹp
như Nhật Lệ, Đá Nhảy, Nhân Trạch... Từ khi Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành di
sản thiên nhiên thế giới, lượng khách du lịch đổ về Quảng Bình ngày một nhiều và
cũng từ đó các bãi tắm ở biển Quảng Bình luôn nêm chật du khách. Điều đáng nói
các ban, ngành liên quan ở Quảng Bình vẫn dửng dưng với vấn đề an toàn cho du
khách khi tắm biển. Chính vì vậy chỉ tính từ năm 2000 đến nay đã có hàng chục


trường hợp du khách chết đuối ở bãi biển Quảng Bình. Biển Quảng Bình đẹp
nhưng không an toàn khi tắm, đó là nhận định của nhiều nhà làm du lịch chuyên
nghiệp và các nhà khoa học. Không an toàn của các bãi tắm biển ở Quảng Bình có
cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Các bãi tắm biển như Nhật Lệ, Quảng
Thọ, Nhân Trạch... đều gần các cửa sông, nơi có những dòng nước xoáy chảy xiết.
Độ sâu các bãi tắm ở biển Quảng Bình không phải trải dài ra xa dần như nhiều bãi
tắm ở miền Trung mà vực sâu luôn gây bất ngờ đối với người tắm. Chỉ cách đây
hơn một tháng, du khách N.H.T. từ Hà Nội vào tắm biển Nhật Lệ đã bị chết đuối.
T. biết bơi nhưng vì sụp vào hố sâu bất ngờ nên anh bị nước cuốn trôi. Đến giờ
anh N.V.L. ở Trung tâm Triển lãm Giảng Võ Hà Nội vẫn còn bàng hoàng khi nhớ
lại đứa con trai của anh bị sóng biển Nhật Lệ cuốn ra xa, may được nhiều người
biết và cứu kịp thời. Vòng khăn tang chưa kịp buông xuống mái đầu 2 mẹ con chị

T.H.H. quê Nam Đàn - Nghệ An thì tiếp đó lại đến 3 ông cháu N.Đ.M. ở Hải
Phòng, tất cả họ đều chết đuối ở biển Quảng Bình...Trong số những nạn nhân bị
chết đuối hầu hết là du khách ở các nơi đến Quảng Bình tắm biển. Theo giải thích
của nhiều người lớn tuổi ở gần bãi tắm, chính do độ nông, sâu khác thường của
các bãi tắm cộng với công tác cứu nạn cứu hộ bị phớt lờ đã làm nhiều du khách
mất mạng bởi thuỷ thần. Biển mất an toàn do "cha chung không ai khóc" : Tìm
hiểu tư liệu cho bài viết này, chúng tôi hoàn toàn bất ngờ khi được biết, dọc theo
chiều dài biển Quảng Bình với 116 km và nhiều bãi tắm đẹp thu hút du khách
nhưng chỉ có một đội cứu hộ trên biển gồm 6 người ở phường Hải Thành và tất cả
đã gần 60 tuổi. Cũng cần nói thêm rằng, Quảng Bình là mảnh đất khắc nghiệt về
thời tiết, địa hình nhưng bù lại thiên nhiên đã ban tặng cho Quảng Bình những bãi
biển được coi là đẹp nhất miền Trung. Có lẽ nhận thấy tiềm năng to lớn từ bãi biển
nên trong tất cả các cuộc họp bàn về phát triển kinh tế, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình
đều xem phát triển du lịch là mũi nhọn để phát triển kinh tế - xã hội. Song hãy
xem cách làm du lịch biển Quảng Bình bắt đầu từ việc bảo đảm an toàn tính mạng
cho du khách khi đến đây. Trên các bãi tắm chỉ cắm vài chiếc cờ báo hiệu bé xíu
liên tục bị sóng biển nhấn chìm. Cách đây mấy năm tại phường Hải Thành có xây
dựng một đài quan sát trên bờ và đầu tư mua một số dụng cụ như phao cứu sinh,
vật phẩm y tế... nhưng chúng tôi khẳng định tất cả chẳng giúp ích được gì cho việc
cứu hộ, cứu nạn bởi biển Quảng Bình luôn có sóng lớn, độ sâu bất ngờ, trong khi
đó những dụng cụ cứu hộ đã lỗi thời và không phát huy tác dụng bởi giao cho một
đội cứu hộ toàn người lớn tuổi. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đội cứu hộ chỉ
có 6 người lại phải chia thành 2 ca sáng, chiều làm bắt đầu từ 5h sáng đến 8h tối
nhưng mỗi tháng cũng chỉ được trả 600 ngàn đồng/người, chính vì vậy những
thanh niên khoẻ mạnh khi được mời vào đội cứu hộ toàn lắc đầu để tìm việc khác
có thu nhập cao hơn. Ông Trương Quang Tâm - Phụ trách đội cứu hộ chỉ cho
phóng viên xem đồ cứu hộ chỉ có một ít phao cứu sinh, vài cuộn băng bông rồi thở
dài nói: "Chú coi, từng nớ đó thì làm răng mà cứu hộ, cứu nạn và chống chọi lại
được với sóng biển". Mỗi ngày trung bình có hàng ngàn người tắm biển nhưng
công tác cứu hộ chỉ có vậy nên nhiều trường hợp chết thương tâm ở biển Quảng

Bình ngay trước mắt đội cứu hộ và cơ quan chức năng. Một nghịch lý đến khó tin


là ngành Du lịch Quảng Bình hoàn toàn đứng ngoài cuộc đối với vấn đề an toàn
bãi biển. Không mua bảo hiểm cho du khách, không có đội cứu hộ và phương tiện
cứu hộ...Còn lãnh đạo các phường có bãi biển vẫn hàng ngày chờ thành phố và
ngành Du lịch đầu tư. Chính vì cha chung không ai khóc nên bãi biển Quảng Bình
vẫn mãi mất an toàn. Kiểu làm du lịch hớt phần ngọn nơi đây cần được lãnh đạo
tỉnh Quảng Bình chỉ đạo chấn chỉnh để ngành Du lịch thực sự là mũi nhọn cả
chiều rộng lẫn bề sâu
8. Tại các bãi tắm Quãng Ninh :
- Tại huyện Hải Hà, thị xã Móng Cái (Quảng Ninh), mưa to kèm gió giật cấp 9 đã
nhấn chìm 3 tàu của ngư dân. Ít nhất 4 người đã bị nước cuốn trôi. Cụ thể, vào hồi
9h ngày 12/8 tại khu vực biển... 12 người dân xã Quảng Minh (huyện Hải Hà) đi
cào ngao tại đảo Vĩnh Thực (thị xã Móng Cái) đã bị sóng đánh chìm. Rất may có 1
tàu đánh cá đi ngang qua khu vực này đã cứu sống được 8 người, 4 người... lại
trên tàu bị nước cuốn trôi. Đến cuối giờ chiều 12/8 vẫn chưa tìm thấy tung tích.
Cùng thời gian trên, 1 tàu gỗ nhỏ chở 10 ngư dân đào ngao cũng bị đắm trên vùng
biển này. Cả 10 người đã được
9. Tại các bãi tắm Quãng Ngãi :
- 6 em rủ nhau xuống bãi biển Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh để tắm. Bất ngờ sóng
lớn đánh làm lật úp 2 chiếc phao cuốn trôi cả 6 em. Người dân địa phương phát
hiện cứu được 3 em vào bờ, gồm Bùi Thị... Nhân. Còn 3 em là Phạm Minh Tuấn,
Bùi Thị Mai Hiền và Nguyễn Thị Phương bị sóng cuốn mất tích. Đến 17h cùng
ngày, lực lượng tìm kiếm cứu nạn của bãi biển mới tìm thấy xác của em Tuấn.
10. Tại các bãi tắm Thừa Thiên – Huế :
- Ngày 29/4/2008, tại bãi biển Phú Thuận, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế),
16 học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Huệ tự thuê xe đi tắm biển, 3 em đã bị
chết đuối. Trong khi tắm, bất ngờ gặp dòng nước xoáy,... Quốc Việt bị cuốn trôi.
Ba học sinh khác đi cùng nhóm gồm Nguyễn Đức Vinh, Nguyễn Như Ý và Trần

Thiện Bản bơi ra cứu Việt. Cả ba bị sóng nhấn chìm. Việt được anh Phạm Văn
Quang đang tắm gần đó... Quang đang tắm gần đó cứu sống. Đồn biên phòng cảng
Thuận An, ngư dân địa phương đã có mặt tại bãi biển để tìm kiếm thi thể ba học
sinh xấu số. Tuy nhiên, đến 21h đêm 29/4 vẫn chưa tìm thấy thi thể...
- Tại bãi Tắm Lăng Cô –TT Huế : Hai bác sĩ bệnh viện Bạch Mai Hà Nội bất ngờ
bị sóng biển nhấn chìm trong lúc tắm biển Lăng Cô. Bác sĩ Nguyễn Doãn Phương
may mắn thoát chết còn đồng đồng chí của anh thì bị mất tích ...

Bãi Tắm Thừa Thiên Huế (có dòng Rip )


11. Tại các bãi tắm Kiên Giang :
- Hai du khách bị sóng biển cuốn trôi ở Phú Quốc : (Dân trí) - Khoảng 16h ngày
23/4, hai du khách đang tắm biển ở bãi biển Gành Dầu, huyện Phú Quốc thì bất
ngờ bị sóng biển cuốn mất tích.Nhận được thông tin, đồn biên phòng 754 Gành
Dầu đã huy động 15 cán bộ, chiến sĩ dùng tàu thuyền và phao cứu sinh tổ chức
cứu nạn. Sau hơn 40 phút tìm kiếm, các chiến sĩ biên phòng đưa được hai nạn
nhân vào bờ để sơ cứu. Danh tính hai nạn nhân sau đó được xác định là anh
Nguyễn Văn Giàu (SN 1964) và anh Nguyễn Văn Hải ( SN 1968) cùng ngụ tại
TPHCM.Thiếu tá Lê Doãn Bá - Đồn trưởng Đồn biên phòng 754 Gành Dầu cho
biết, nhờ sơ cứu kịp thời nên anh Giàu đã tỉnh lại, còn anh Hải thì đã tử vong do
uống nước nhiều và bị kiệt sức. Được biết cả hai hiện đang công tác tại Trung tâm
dạy nghề Quận 12, TPHCM và cùng đi tham gia du lịch ở đảo Phú Quốc do cơ
quan và Công ty du lịch Hải Âu tổ chức. Chiều cùng ngày đồn biên phòng cũng đã
bàn giao thi thể nạn nhân cho đoàn du lịch đưa về TPHCM.
- Nhiều vụ chết đuối tại bãi biển : 14:36:00 17/04/2009: Nguyên nhân ban đầu của
các vụ chết đuối tại các bãi biển được xác định là do người tắm biển không may
gặp phải dòng nước xoáy. Có trường hợp ngồi đạp thuyền vịt trên hồ du lịch bị lật
do không biết bơi mà chết.Theo thống kê chưa đầy đủ, trong tháng 3 và tháng
4/2009, tại các bãi tắm biển và khu du lịch ở một số tỉnh, thành phố trên toàn quốc

đã có bảy người chết đuối do tắm biển và đạp thuyền vịt bị lật.
12. Quản lý chặt chẽ các bãi tắm biển: Thường thì ở các bãi tắm biển, đơn vị
hữu quan đã có quy định rõ về thời gian cho khách tắm, thời gian nước thủy triều
lên, xuống, mốc ranh giới cảnh báo khách không nên bơi ra quá xa mà nguy hiểm,
thậm chí nhiều bãi tắm còn có người đọc trên loa phát thanh để khách biết sự nguy
hiểm của các đợt sóng biển mà cảnh giác khi tắm. Ngoài ra, ở các bãi tắm còn luôn
có dịch vụ cho thuê phao để tránh nguy hiểm cho khách tắm biển. Đây là điều thật
sự cần thiết đối với các bãi tắm. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, công tác
quản lý bãi tắm không được duy trì thường xuyên và liên tục. Thực tế từ các
chuyến đi tắm biển minh chứng cho chúng tôi thấy, đơn vị quản lý các bãi tắm
biển chưa thực sự chủ động trong việc đảm bảo an toàn tính mạng cho du khách.
Cụ thể là lực lượng ứng trực cứu hộ tại các bãi tắm biển thường không có mặt đầy
đủ trong thời gian khách xuống biển tắm. Nhiều đơn vị quản lý các bãi tắm biển
chủ quan khi ỷ lại vào hệ thống báo động bằng cọc phao và dây chằng từ cọc này
sang cọc khác đối với khách tắm biển. Vào đợt cao điểm, cùng lúc mỗi bãi tắm
biển có tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn khách tắm. Trong khi đó, sự "nổi giận"
thất thường của các đợt sóng biển gây hậu quả nghiêm trọng là điều không ai có
thể lường trước được...Liên tiếp các vụ tai nạn thương tâm gây tử nạn khi tắm biển
trong thời gian qua như một yêu cầu đặt ra đối với các đơn vị quản lý bãi tắm biển,
cũng như các cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp hữu hiệu để hạn
chế đến mức thấp nhất tình trạng này.


13. Cứu hộ mỏng, du khách hãy tự bảo vệ mình! Đội cứu hộ của bãi biển Cửa
Lò chỉ có 32 người. Với quân số này, theo ông Hoàng, cứ 400m mới có một người
cứu hộ đứng quan sát. Cả đội chỉ có 6 xuồng và 5 mô tô nước. Nhưng những khi
động trời, xuồng rất khó tiếp cận người bị nạn, thậm chí còn bị lật xuồng nếu sóng
lớn.
Đội cứu hộ Đà Nẵng, ngoài ca nô, xuồng, còn được trang bị thêm cả... thuyền
thúng để tác nghiệp. Một số người phải ngâm nước biển từ 4h30 sáng đến 18h30

chiều. Khi có sự cố xảy ra, họ sẽ nhanh chóng tiếp cận nạn nhân đồng thời gọi bộ
đàm cho đồng nghiệp để cùng ứng cứu.Nhờ sự nhiệt tình và dũng cảm của đội cứu
hộ, số người được cứu sống hằng năm là rất lớn. Ông Hoàng cho biết, năm 2007,
tại bãi biển Cửa Lò, đội đã giúp 637 trường hợp trở về sau khi bị trôi ra biển
không quay vào được; Cứu sống 64 người và để "vuột" mất tính mạng 4 người.
Năm 2008, 937 người đã được đưa vào bờ; Cứu sống 27 người và 2 người phải
chết. Riêng đội cứu hộ Sơn Trà được thành lập từ năm 1999 và từ đó đến nay,
2.448 người đã được cứu sống. Có 23 người tử vong vì nhiều nguyên nhân khác
nhau.Theo kinh nghiệm của những người cứu hộ thì nạn nhân của biển nhiều nhất
vẫn là... những người biết bơi. Người biết bơi rất chủ quan và sau khi bơi ra quá
xa, ngấm lạnh, bị chuột rút sẽ bị chìm dần. Ngoài ra, người uống rượu bia cũng rất
chủ quan và liều; Thanh niên quá khích, thi nhau bơi cũng dễ bị chết đuối. Người
mặc bệnh tim mạch, cao huyết áp dễ bị đột quỵ khi tắm. Do vậy, có được những
kinh nghiệm khi đi biển sẽ rất quý giá cho mọi người trong những khoảnh khắc
cận kề cái chết. Ông Hoàng khuyên: "Ngoài việc chuẩn bị cho mình phao tốt, áo
phao, du khách cần chọn địa điểm tắm cẩn thận, không ra xa vùng quy định; tuân
theo cảnh báo của lực lượng cứu hộ. Những người có bệnh tim mạch, đột quỵ...
cần hạn chế tắm biển. Khi thấy người thân hoặc người bên cạnh bị đuối nước, du
khách cần phải kêu cứu và báo động cho lực lượng cứu hộ chứ không nên lao vào
cứu nếu không biết bơi hoặc bơi chưa thạo". Nếu chắc chắn có khả năng cứu
người, du khách cần tiếp cận từ phía sau và nên nắm vào tóc nạn nhân. Khi bị nạn
nhân ôm quá chặt, cần tìm mọi cách thoát khỏi vòng tay của họ bằng cách ngồi
thụp xuống hoặc lặn sâu. Khi có thể, phải có biện pháp nhồi tim và giải phóng
đường thở cho
14. Điểm lại một số tai nạn tử vong tại bãi biển đầu năm 2009:
- 15h đến 18h ngày 1/5, tại bãi biển Cửa Lò, sóng biển cực lớn ập đến cuốn đi rất
nhiều du khách. 4 du khách đã tử vong. Đó là: Phạm Ngọc Sơn, sinh 1983, trú tại
phường Hà Huy Tập, Tp Vinh bị nạn lúc 17h; Nguyễn Thức Hoàng, sinh 1991, trú
tại xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, bị nạn lúc 17h40; Nguyễn Sỹ Nguyên, sinh
1992, trú tại xã Nghi Ân, Tp Vinh, bị lúc 15h; một người tên Quân, trú tại Lập

Thạch, Vĩnh Phúc;
- 16h30 ngày 11/4, ông Đặng Thao - nguyên trưởng ga Hà Nội đã tử nạn tại bãi
biển Lăng Cô - Thừa Thiên Huế; Chiều tối 29/3, anh Trương Văn Phi (23 tuổi, trú
phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, Đà Nẵng) và em Võ Văn Lập (học sinh lớp 8,
Trường THCS Hoàng Diệu, Đà Nẵng) đã bị tử vong khi tắm tại bãi biển Phạm


Văn Đồng, Đà Nẵng. Cả hai đều bị lọt vào dòng nước xoáy dù đã có biển cảnh báo
nên bị sóng cuốn trôi.;
- 14h30 ngày 21/2, tại bãi biển thuộc công viên biển Phạm Văn Đồng - TP Đà
Nẵng, du khách Trần Văn Đức (61 tuổi, trú tại Hà Nội), nguyên TGĐ Petrolimex,
đã tử nạn do tắm ở vùng nước xoáy. Lực lượng cứu hộ bãi biển Phạm Văn Đồng
cho biết, mặc dù họ đã cắm cờ đỏ báo hiệu vùng nước xoáy nguy hiểm tại khu vực
đó nhưng do thiếu quan sát du khách này vẫn xuống tắm và đã gặp nạn.;
- Sáng 8/2, anh Nguyễn Quang Nhuận (25 tuổi), sinh viên Trường Cao đẳng dân
lập Kinh tế kỹ thuật Bình Dương đã tử nạn tại bãi biển Vũng Tàu do bị sóng cuốn
trôi. Đến 9h sáng cùng ngày, lực lượng cứu hộ bờ biển đã phát hiện xác anh Nhuận
tại khu vực Bãi Sau. .
15. Tại Các bãi tắm Nha Trang, Khánh Hòa:
- Do biển động, sóng lớn và nước đục nên lực lượng cứu hộ vẫn chưa triển khai
được công việc tìm vớt thi thể nạn nhân. Được biết, chỉ trong hơn một tuần qua,
tại biển Nha Trang đã có 4 người chết...Khoảng 5 giờ sáng 20/11, trên bãi biển
Nha Trang (Khánh Hoà), khu vực trước khách sạn Quế Hương có tiếng kếu cứu
của một thanh niên nước ngoài, lực lượng cứu hộ và mọi người chạy đến hiện
trường nhưng không kịp. Du khách nước ngoài bị chết đuối có quốc tịch người
Anh, đến du lịch Nha Trang từ ngày 18/11, hiện ở khách sạn Quế Thảo nằm trên
đường Biệt Thự ( Nha Trang ). Khoảng 2 giờ sáng 20/11, anh đi chơi, uống rượu
và gặp người phụ nữ này.
- Trường Cao Đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang bị chết đuối tại bãi
biển thuộc phường Vĩnh Hải vẫn chưa có kết quả. Ba sinh viên này đều là người

Khánh Hòa, ở trọ cùng một phòng tại đường Củ Chi, phường... nhiều vụ chết đuối,
nhiều nhất là SV Đại học Nha Trang (ĐH Thủy sản cũ). Theo lãnh đạo tổ Cứu hộ
bờ biển, để hạn chế tai nạn do tắm biển, các trường cần có quy định không cho
HS, SV tắm biển trong tình trạng biển Đọng..Dội cứu hộ cho biết, biển Nha Trang
có hải lưu ngầm khá mạnh. Các vụ trước đây đều thấy thi thể nạn nhân nổi lên sau
vài ba ngày, cách bờ nhiều km, có vụ không tìm thấy thi thể. Tại khu vực bắc
cầu...
- Tắm biển phát hiện 1 thanh niên người nước ngoài đang hoảng hốt khóc trên bãi
biển (trước khách sạn Quê Hương). Hỏi chuyện, mới biết bạn gái anh vừa chết
đuối. Mọi người liền gọi tổ cứu hộ bờ biển... Trang đến cứu hộ, nhưng đã quá
muộn. Sóng lớn, nước biển đục sau mưa bão, không thể vớt được thi thể nữ du
khách xấu số. Thanh niên nói trên tên là Yames Robert Hodgson, sinh năm 1977,
quốc tịch Anh. Họ ăn uống ở quán bar, sau đó rủ nhau ra biển tắm sớm. Theo xác
minh ban đầu của công an, nữ du khách thiệt mạng tên là Tara Sherdan, sinh năm
1985, quốc tịch Ailen, thuê phòng tại khách sạn Hà Linh (35/2 Nguyễn Thị Minh
Khai ).
- Bãi biển Đại Lãnh, nơi xảy ra vụ chết đuối. Sau hơn 24 giờ tìm kiếm trên diện
rộng, nhưng đến 15h chiều ngày mùng 3 Tết (28/1/2009 ) thân thể ba nạn nhân


trong vụ chết đuối xảy ra vào... vào khoảng 13h30 chiều ngày mùng 2 Tết ở bãi
tắm biển Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa tìm thấy. Đây là vụ
chết đuối thương tâm xảy ra trên địa bàn Khánh Hòa trong những ngày... 11 thiếu
niên từ thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh rủ nhau ra khu du lịch Đại Lãnh chơi
Tết. 7 em trong số đó rủ nhau ra tắm biển, nhưng không may gặp phải luồng nước
xoáy vừa tạo một vực sâu,...
16. Tại Các bãi tắm Sầm Sơn-Thanh Hóa :
- 20/4, người dân phát hiện một xác chết dạt vào phía Đông chân núi đền Độc
Cước, gần bãi tắm A, thuộc phường Trường Sơn (thị xã Sầm Sơn). Khoảng 10h
ngày 20/4, người dân phát hiện một xác chết... vàng, quần bò dài. Theo thông tin

ban đầu nạn nhân chừng gần 40 tuổi, không phải là người địa phương, chết được
khoảng hơn một tuần. Ngay trong chiều cùng ngày, nạn nhân đã được Cty Quản
lý... và xây dựng các công trình công cộng và phường Trường Sơn tiến hành làm
thủ tục để chôn cất tại nghĩa Trang phường Trường Sơn. Vụ việc đang được lực
lượng chức năng tiếp tục điều tra làm rõ....
17. Tại Các Bãi tắm Bình Định : Theo nguồn ThanhNien.com.vn, ngày
17/11/2008, phát hiện thấy một xác chết bị sóng đánh dạt vào bãi biển thôn 9, xã
Mỹ Thắng, H.Phù Mỹ (Bình Định) vừa được người dân địa phương phát hiện.
Nguyên nhân chưa xác định.
Dòng xoáy chết người : Bạn đang đứng trên dải cát nông gần bờ thì thấy cát hụt
dưới chân. Một lực vô hình đẩy bạn ra xa bờ. Bạn hốt hoảng, chơi với tay chân, rồi
ngộp nước. Bạn đã lọt vào vòng xoáy. Làm cách nào để thoát ra? Rip - current
(dòng xoáy) là thủ phạm gây ra những cái chết thương tâm cho người đi tắm biển.
Không chỉ ở Việt nam, ngay tại Mỹ nơi có lực lượng cứu hộ rất mạnh, mỗi năm có
khoảng 150 người tắm biển chết vì dòng xoáy nguy hiểm này.
HIỆN TƯỢNG THƯỜNG XẢY RA KHI ĐI BIỂN : Đến nay nhiều người trong
chúng ta chưa hề biết gì về dòng xoáy. Khi đi tắm biển, bạn nghĩ mình an toàn khi
đứng trên dải cát nông, chỉ cách bờ chừng 30cm. Chưa chắc, nếu cát đột ngột tụt
xuống hút đầu người, và dòng nước như đang lôi bạn ra biển, chắc chắn bạn đã bị
lọt vào dòng xoáy
DÒNG XOÁY LÀ CÁI GÌ VẬY? Khi sóng biển vỡ ra trên bờ cát, trọng lực trái đất
kéo nước về lại biển. Nếu sóng mạnh, tung một lượng nước khổng lồ lên bờ, khối
nước chảy ngược ra biển này đủ lớn để tạo thành một dòng chảy, như một dòng
sông nhỏ chảy ra biển, tạo thành dòng xoáy. Tiếng Anh có riêng cho nó một cái
tên: Rip Current. Người đi tắm biển rất sợ hai chữ này.
HÃY BÌNH TĨNH ĐỂ TỰ CỨU MÌNH: Dòng sông nhỏ này có thể dài từ 60-750m,
nhưng thông thường bề rộng chừng 9m. Tốc độ nước chảy từ 5 đến 8km/h. Nó đủ
mạnh để kéo một người bơi giỏi ra xa bờ. Khác với undertpw (sóng dội), dòng
xoáy chảy trên mặt biển, do đó chỉ kéo bạn ra xa bờ mà không kéo bạn xuống đáy
biển.



Khi đứng trên bãi cát nông mà bị nước hất hổng chân, nếu bạn cuống quýt quơ đập
lung tung, dòng xoáy có thể nhấn chìm bạn nhưng nếu bình tĩnh thả nổi người,
dòng xoáy luôn giữ bạn trên mặt biển.
Dòng xoáy xảy ra rất thường, ở bất cứ bãi biển nào, trong thời tiết nào. Bạn rất
khó nhận ra một dòng xoáy trừ khi bạn ở giữa "tim" nó. Khi mắc vào đó, bản năng
bạn là thường lấy hết sức để bơi ngược dòng trở vào bờ, nơi nước nông, đừng làm
thế. Hãy thả nổi người, bơi xéo dòng, rồi hướng dần song song với bờ biển, sau đó
dựa vào sóng để vào bờ. Nếu không bơi xéo được thì cứ dựa theo dòng bơi ra biển.
Dòng xoáy sẽ đụng vào đụn cát gần bờ. Khi đó sức nước yếu đi, bạn có thể quay
ngang, dễ dàng thoát ra khỏi dòng xoáy để trở vào bờ. Nhưng phải nhớ: Trong mọi
trường hợp, phải bình tĩnh thì mới thoát hiểm được

Vụng nước kinh dị : Trên dòng sông Hồng, đoạn chảy qua Hà Nội, có một vụng
nước đã từng "nuốt" hàngtrăm xác chết. Trải qua hơn 20 năm, vụng nước đã gây
sự kinh hãi cho nhiềungười dân sống ở 2 bên bờ sông Hồng và ngày càng xuất
hiện nhiều câu chuyện lykỳ về khúc sông này...
Sức hút của vụng nước xoáy và số lượng xác chết trôi về đây ngày càng nhiều đã
gây sựchú ý của nhiều người dân nơi đây và các vùng phụ cận. Đã không ít lần cơ
quanchức năng cử người đến khám nghiệm, mổ tử thi, đi tìm nguyên nhân cái chết
củanhững cái xác trôi trên sông và bị hút xuống vụng nước này.
Theo anh Nguyễn Đức Đại, người đã từng nhiều lần vớt xác chết lên mai táng,
chôn cất thìtrong suốt khoảng thời gian 20 năm qua đã có hàng trăm xác chết bị
hút xuốngđây. Gia đình anh Đại hiện đã sinh sống ở bãi Hoàng Liên, giữa sông
Hồng đoạnchảy qua xã Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội từ nhiều năm nay nên anh
thuộc làu từngdòng chảy trên khúc sông này, đã chứng kiến sự giận dữ của con
sông mỗi khinước lên, lũ đến. Và cũng vào những thời điểm đó, cả khúc sông như
con thuồngluồng tỉnh giấc, mang theo nào gỗ, luồng, tre, sậy, rác rưởi từ thượng
nguồn vềvà thi thoảng là... cả những xác chết bập bềnh trên mặt nước.

Anh kể:Cách đây đúng 20 năm, một hôm sau cơn mưa lớn, người dân Hoàng Liên
ùn ùn kéora bờ sông Hồng xem một xác chết cứ trồi sụt giữa vụng xoáy. Nhìn rất
ghê sợ.Cứ vài phút, xác chết trần trùng trục ấy, khi thì đầu, khi thì chân trồi lên,
xoay tít, rồi lại mất hút trong dòng nước, cứ như có ai điều khiển. Mấy thanhniên
sống gần đó dùng thuyền đã buộc dây nối với bờ, bơi ra vụng nước để kéoxác chết
vào. Tuy nhiên, thuyền vừa đếnnơi, đã quay như chong chóng. Mọi người trên bờ
lại phải ra sức kéo thuyền vào.Lên đến bờ ba thanh niên trên thuyền mặt cắt không
còn giọt máu. Mọi người nhìnnhau không biết phải làm thế nào thì Đại đã nhảy
tõm xuống sông bơi ra vụngxoáy... Khi bơi gần đến vụng nước, Đại liền lặn
xuống. Chừng vài chục giây sau,mọi người thấy anh nổi lên cùng với xác chết bị
dòng xoáy và những súc gỗ xétoạc hết quần áo, da thịt trầy xước tả tơi. Sau vụ lao
mình xuống vụng nướcnguy hiểm vớt xác người, anh Đại trở nên nổi tiếng. Và
như một định mệnh, anhtrở thành người vớt xác trên sông từ ấy.


Đứng trên bờ cát, nhìn luồng nước hung hãn lao từ giữa sông vào bờ, tạo thành
một vụngxoáy mà kinh hãi. Thỉnh thoảng, lại thấy một khúc củi to như cái cột nhà
trồilên khỏi mặt nước, rồi trong chớp mắt lại mất hút dưới dòng nước xoáy
cuồncuộn. Theo những người dân đã sinh sống ở đây từ nhiều năm thì cái vụng
nướcnày hình thành sự lở bồi của dải đất bãi giữa, khiến sông bị đổi dòng.
Cũngchính vì sự đổi dòng ấy, mà những xác chết trôi nổi từ thượng nguồn sông
Hồng,bị đẩy vào bãi Hoàng Liên rất nhiều. Anh Đại cho biết: "20 năm vớt
xácngười dưng, tớ đã vớt tổng cộng 350 xác chết, trong đó, có tới hơn trăm xác
lôilên từ cái vụng nước này. Nó là nơi các xác chết bị kéo vào đó do dòng
nướccuộn xoáy."
Bên bờ đê lau lách của bãi Hoàng Liên, cạnh cái vụng nước kinh dị đã xuất hiện
những câu chuyện về ly kỳ về sự nổi giận của Hà Bá, sức hút của cái vũng thuồng
luồng
Cẩn trọng khi tắm biển15:35, 3/3/2009 (GMT+7)
(ĐNĐT) - Đà Nẵng bắt đầu vào mùa nắng nóng, người dân và du khách đổ ra các

bãi biển ngày một đông. Tuy nhiên, chỉ trong một tuần vừa qua đã xảy ra hai vụ
tai nạn chết người khi tắm biển đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự an toàn
khi tắm biển. Theo ông Hồ Văn Ánh, Trưởng Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi
biển Du lịch thành phố Đà Nẵng, trong năm 2008, có 4 trường hợp chết đuối ở các bãi
biển trên địa bàn thành phố và các đội cứu hộ đã cứu được 192 trường hợp (trong đó có
12 du khách quóc tế, đi tắm biển gặp sự cố). Nhưng chỉ từ đầu năm 2009 đến nay, đặc
biệt chỉ trong vòng một tuần, từ ngày 21 đến 27-2 vừa qua, đã có hai trường hợp chết
đuối khi tắm biển và một trường hợp phải nhập viện vì ngộp nước tại bãi tắm cuối đường
Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê.

Một trường hợp tắm biển bị chết đuối vào cuối tháng 2-2009.
Lúc 16h30 ngày 21-2, hai du khách Trần Văn Đức (61 tuổi) và Ngô Dương Hùng
(60 tuổi), cùng trú tại Hà Nội, khi đang tắm tại bãi biển cuối đường Phạm Văn


Đồng thì rơi vào dòng nước xoáy. Lực lượng cứu hộ đã ứng cứu nhưng ông Đức bị
chết đuối còn ông Hùng phải nhập viện vì ngộp nước. Một tuần sau đó, chiều 272, tại bãi biển Mỹ Khê cách vị trí nói trên không xa, sinh viên Nguyễn Minh Vũ
(năm 2 Khoa Kế toán, Trường Đại học Duy Tân, quê Quảng Bình) cùng 3 người
bạn đi tắm biển. Nhưng khi ra về, 3 người bạn không tìm thấy Vũ, cho đến khi
một người bán nước thấy xác Vũ trôi dạt vào bờ lúc 23h30 đêm hôm đó. Ông Hồ
Văn Ánh cảnh báo: “Những vùng xoáy nguy hiểm tại bãi biển Đà Nẵng luôn thay
đổi theo thời tiết. Tại vùng xoáy, mặt biển rất lặng, nhiều người không quan sát
bảng cảnh báo của lực lượng cứu hộ, thường chọn nơi đó để tắm. Ngoài ra, còn rất
nhiều trường hợp chủ quan, xuống biển sau khi sử dụng bia rượu, những người bị
bệnh tim mạch”. Ông Trịnh Văn Sang (56 tuổi, trú phường Phước Mỹ, quận Sơn
Trà, thành phố Đà Nẵng), một ngư dân lâu năm cho biết: “Vùng nước xoáy nguy
hiểm ở chỗ những con sóng ngầm dưới mặt biển bất ngờ kéo người tắm ra xa,
người tắm càng cố bơi vào bờ thì lại càng bị kéo mạnh ra xa nên đâm ra hoảng hốt
và đuối sức rất nhanh. Do vậy, nếu khi rơi vào vùng xoáy, người tắm biển nên bình
tĩnh bơi hẳn ra ngoài theo chiều rút của xoáy, rồi mới bơi trở vào bờ theo hướng

khác”.Trong khi đó, tại các bãi tắm ở thành phố Đà Nẵng, lực lượng cứu hộ chỉ
như muối bỏ biển trước số lượng người đổ ra biển, đặc biệt là các em thiếu nhi và
du khách ở nơi khác đến không biết những vị trí nguy hiểm. Theo Ban Quản lý
bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Du lịch, trên các bãi biển hiện chỉ có 14 trạm
gác với 67 người trong Đội cứu hộ bãi biển. Vào giờ cao điểm, từ 16h30 đến 19h,
3 - 4 nhân viên cứu hộ vừa theo dõi từ trên bờ, vừa sử dụng thúng chai giám sát
trên biển. Còn từ 7h sáng đến 16h30 mỗi ngày, chỉ có một nhân viên túc trực trên
các chốt quan sát. Trong năm 2009 này, ông Ánh cho biết, sẽ bổ sung thêm khoảng
10 nhân viên cứu hộ khi thành phố sẽ có thêm 7 bãi tắm công cộng mới đưa vào
hoạt động. Mùa hè sắp đến, những cảnh báo về nguy cơ khi tắm biển, ngay từ bây
giờ, là hết sức cần thiết. Bên cạnh nỗ lực của lực lượng cứu hộ và những cảnh báo,
chỉ dẫn của lực lượng chức năng, mọi người dân khi tắm biển cần phải ý thức để
tự bảo vệ mình trước những vùng nước xoáy.
- Thêm một sinh viên tử vong khi tắm biển
Chỉ trong 1 tuần đã liên tục xảy ra 2 trường hợp tử vong khi tắm ở biển Mỹ Khê
(Đà Nẵng), nguyên nhân đều do các nạn nhân không chú ý cờ hiệu cảnh báo mà đi
vào vùng nước xoáy.
Chiều 28/2, Công an phường Phước Mỹ (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cho hay, sau
hơn 5 giờ trôi dạt trên biển, xác của anh N.M.V. đã tấp vào bờ biển Mỹ Khê vào
lúc gần 12 giờ đêm 27/2.
Một số người buôn bán trên bãi biển lúc đó đã phát hiện xác chết này và báo cho
Công an phường Phước Mỹ xử lý.
Đã xảy ra nhiều trường hợp gặp nạn khi tắm ở bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) do bất
cẩn đi vào vùng nước xoáy
Qua xác minh của công an, anh N.M.V (23 tuổi, quê quán huyện Quảng Ninh
(Quảng Bình), hiện là sinh viên năm 2 ngành kế toán Trường Đại học dân lập Duy
Tân (Đà Nẵng).


Trước đó, chiều 27/2, anh N.M.V. và 3 người bạn cùng trường xuống tắm ở bãi

biển Mỹ Khê, nhưng sau đó mọi người phát hiện V. biến mất.
Nhóm sinh viên đã gọi thêm bạn bè cùng trường và nhờ đến sự trợ giúp của Đội
cứu hộ, cứu nạn bãi biển Mỹ Khê nhưng suốt nhiều giờ vẫn không tìm thấy N.M.V
nên đã báo cáo sự việc cho công an địa phương và nhà trường. Cũng may là đến
đêm thì xác của N.M.V. tự tấp vào bờ.
Ngay sau khi nhận được thông tin từ Công an phường Phước Mỹ, Trường Đại học
dân lập Duy Tân đã tiến hành các thủ tục tiếp nhận thi thể sinh viên N.M.V. để lo
ma chay, đồng thời thông báo sự cố đáng tiếc vừa xảy ra cho gia đình N.M.V. biết.
Mặc dù chưa vào mùa cao điểm của khách tắm biển, nhưng chỉ trong 1 tuần qua, ở
khu vực biển Mỹ Khê đã liên tục xảy ra 2 trường hợp tử vong. Theo nhận định của
các đơn vị chức năng, các trường hợp này đều có chung một nguyên nhân là bất
cẩn đi vào vùng nước xoáy mà không chú ý đến cờ hiệu cảnh báo đã được lực
lượng cứu hộ, cứu nạn cắm sẵn chung quanh các khu vực nguy hiểm.
II. Tổng quan về tình hình và hiện trạn xảy ra dòng Rip tại các bãi biển
Khánh Hòa
II.1. Bãi Dài Cam Ranh :
- Cam Lâm là một huyện thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý
11o59’ vĩ độ Bắc và 109o14’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp thành phố Nha trang, phía
Nam giáp thị xã Cam Ranh, phía Tây giáp huyện Khánh Vĩnh và Khánh Sơn, phía
Đông giáp biển đông. Có chiều dài bờ biển cát trắng nổi tiếng trên 13 km (Bãi Dài).
- Bãi Dài là một bãi biển tự nhiên cát trắng đẹp đã thu hút rất nhiều du khách trong
và ngoài nước về đây tham quan và tắm biển. Hiện tại nơi đây đang hình thành khu
du lịch mang tầm quốc gia.
- Tuy nhiên đặc điểm thời tiết, khí hậu hàng năm có gió mùa Đông Bắc thổi mạnh
bắt đầu vào tháng 09 âm lịch đến tháng 03 âm lịch năm sau, gây ra gió to, sóng lớn
và biển động mạnh, đây chính là một trong những nguyên nhân tạo nên dòng hải
lưu xoáy vùng ven bờ sóng đổ, gây nên sự nguy hiểm cho người tắm biển.
- Để đảm bảo an toàn cho du khách tắm biển thì điều đầu tiên cần phải có những
cảnh báo cần thiết, những thông tin mang tính khoa học của các nhà khoa học cho
các du khách, cung cấp cho họ kiến thức và những thông tin cần thiết để họ không

chủ quan và tự bảo vệ mình trong quá trình tắm biển.
- Đồn BP 380 có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên biển,
đồng thời còn phải thực hiện nhiệm vụ TK-CHCN; PCLB. Qua quá trình công tác
ven biển, tổng hợp thông tin và tìm hiểu từ nhân dân địa phương, đơn vị đã tiến
hành tổng hợp thực trạng về các vụ tai nạn do dòng xoáy gây nên, đồng thời theo
dõi tình hình thời tiết liên quan đến sự hình thành dòng xoáy ở Bãi Dài như sau:
- Từ năm 2003 trở về trước: Từ năm 2003 về trước, Bãi Dài-Cam Ranh chưa phải là
bãi tắm du lịch, nên số khách du lịch đến tắm biển ở đây rất ít, chủ yếu là những
ngư dân địa phương đánh sinh sống và bắt cá ven biển ở vùng biển này. Hơn nữa.
do ngư dân địa phương là những người am hiểu về tình hình thời tiết, giỏi bơi lội,
nên họ biết cách phòng tránh dòng xoáy, nên rất ít xảy ra các vụ tai nạn.


- Năm 2004: Khi được xây dựng đại lộ Nguyễn Tất Thành, Bãi Dài Cam Ranh trở
thành khu du lịch có bãi tắm rât đẹp và sạch, kể từ đó khách du lịch địa phương và
các nơi khác về tắm biển rất đông, tuy nhiên do không nắm được thời tiết và quy
luật hoạt động của dòng xoáy, nên đã xảy ra 02 vụ trong đó có 03 người chết đuối ;
Vị trí tại khu vực xảy ra tai nạn nằm ở cuối dãy quán dịch vụ ăn uống, cách trạm
Kiểm soát Biên phòng Cù Hin khoảnh 700m về phía nam. Thời gian xảy ra các vụ
tai nạn, vào tháng 11 âm lịch. Vị trí xảy ra vụ tai nạn cách mép nước khoảng 15m.
- Năm 2005: Xảy ra 02 vụ, chết 05 người: nguyên nhân là do bị bơi vào vị trí của
vùng nước xoáy, nên bị chết tập thể; vịị trí ở đầu đường N2, cách mép nước 20m;
thời gian vào tết âm lịch 2005. Nguyên nhân tắm và bơi vào vòng xoáy.
- Năm 2006: Xảy ra tai nạn 03 vụ/03 người chết đuối; Vị trí ở đầu đường N2; cách
mép nước 25m; thời gian vào tháng 8 âm 2005; Nguyên nhân tắm và bơi vào vòng
xoáy.
- Năm 2007 : Xảy ra 01 vụ/03 người chết; có 04 quân nhân Phòng không không
quân đi tắm cùng bơi vào vùng nước xoáy nên xảy ra tai nạn; vị trí: khu vực đầu
đường đất đỏ gần đồi bồn nước; thời gian : tháng 9 âm lịch 2007; nguyên nhân tắm
bị bơi vào vòng xoáy.

- Năm 2008: Xảy ra 01 vụ /01 người bị tai nạn; người bị nạn là cháu bé 05 tuổi; vị
trí bị nạn là lòng ao cạn phía trong bờ do dòng nước xoáy tạo lên khi nước lớn (đã
bị tách rời với mép nước); vị trí: cách trạm Kiểm soát BP Cù hin 300m về phía
nam; thời gian: tháng 7 âm lịch 2007.
- Năm 2009: không xảy ra tai nạn.
- Năm 2010: Tính đến 17/10/2010, xảy ra 15 vụ/29 lượt người/05 chết đuối; riêng
dịp tết âm lịch xảy ra 13 vụ/27 lượt người/ 03 người chết đuối; *Ngày 16/2/2010
(dịp tết nguyên đán), xảy ra 01 vụ/02/01 người chết người bị nạn là Tôn Thất Nhật
Phong sinh 1992 trú Đà Lạt; vị trí: khu vực phía trước trạm Cù Hin, nguyên nhân
tắm và bơi vào vòng xoáy; *Ngày 17/2/2010 lúc 10h (dịp tết nguyên đán) người bị
nạn là Nguyễn Thị Minh Lợi sinh 1989 trú Đắc Min –Đắc Nông, vị trí: Cách Trạm
KS Biên phòng 400m về phía nam; lòng ao cách mép nước 30m; nguyên nhân tắm
và bơi vào vòng xoáy; *Ngày 17.2.2010 lúc 17h (dịp tết nguyên đán) xảy ra ra 01
vụ /01 người bị nạn là Phạm thành Sơn sinh 1986 trú Ninh Hòa-Khánh Hòa; vị trí:
cuối dẫy quán dịch vụ về phía nam, lòng ao cách mép nước 45m; nguyên nhân tắm
và bơi vào vòng xoáy; *Ngày 15.06.2010 xẩy ra 01 vụ/02 người/01 người tử nạn:
Nạn nhân là Phùng Như ý sinh 1994 trú Cam Đức-Cam Lâm-Khánh Hòa; Vị trí:
trước trạm KSBP Cù Hin; Lòng ao cách mép nước khoảng 40m; Nguyên nhân 02
người bạn tắm và bơi vào vòng xoáy 01 người thoát ra khỏi vòng nước xoáy nên
thoát chết; *Ngày 11.7.2010 xẩy ra 01 vụ tai nạn/01 người tử nạn: Nạn nhân là
Nguyễn Đình Vân sinh 1964 trú Cam Hòa, vị trí: trước Trạm KSBP Cù Hin- khu
vực ghềnh đá; Nguyên nhân tắm và bơi vào vòng xoáy và bị nhồi máu cơ tim (sau
khi có kết luận của pháp y).
- Một số đánh giá chung :


×