Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.75 KB, 68 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP KHU NÔNG NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO QUẢNG NINH

QUẢNG NINH, NĂM 2016


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNH NINH

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP KHU NÔNG NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO QUẢNG NINH

UỶ BAN NHÂN DÂN

ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ ÁN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

QUẢNG NINH, NĂM 2016

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang i


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Tên Đề án: Đề án thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Quảng Ninh...........................................................................................................1
2. Sự cần thiết xây dựng Đề án.............................................................................1
3. Ranh giới, quy mô Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Đề án...2
B. NỘI DUNG ĐỀ ÁN........................................................................................2
1. Cơ sở, căn cứ xây dựng Đề án..........................................................................2
1.1. Cơ sở khoa học..............................................................................................2
1.2. Cơ sở pháp lý.................................................................................................2
1.3. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................4
1.3.1. Thực tiễn phát triển các Khu NNƯDCNC trên thế giới.............................4
1.3.2. Thực tiễn phát triển các Khu NNƯDCNC ở Việt Nam..............................7
2. Quan điểm, mục tiêu Đề án............................................................................10
2.1. Quan điểm xây dựng Đề án.........................................................................10
2.2. Mục tiêu Đề án.............................................................................................11
2.2.1. Mục tiêu chung.........................................................................................11
2.2.2. Mục tiêu cụ thể.........................................................................................11
3. Nội dung Đề án...............................................................................................11
3.1. Mô tả vùng thực hiện Đề án.........................................................................12
3.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................12
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, đối tượng sản xuất nông nghiệp, các
công nghệ đang ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp......................................18
3.1.3. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật nơi lập Đề án..................................19
3.1.4. Hiện trạng về các cơ sở khoa học công nghệ, nghiên cứu chuyển giao xung
quanh vùng lập Đề án..........................................................................................21
3.1.5. Hiện trạng dân số, lao động, nhân lực công nghệ cao vùng thực hiện Đề
án.........................................................................................................................23
3.1.6. Một số dự báo...........................................................................................24

3.1.7. Đánh giá thực trạng các vấn đề cần giải quyết của Đề án........................28
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang i


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

3.2. Nội dung cụ thể của Đề án...........................................................................30
3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Khu NNƯDCNC.......................31
3.2.2. Dự kiến các đối tượng nông nghiệp, tiêu chí về công nghệ cao ưu tiên
phát triển và sản phẩm công nghệ cao khuyến khích phát triển tại Khu............32
3.2.3. Dự kiến quy mô các phân Khu.................................................................33
3.2.4.Quy hoạch tổ chức không gian toàn Khu, quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch về hạ tầng kỹ thuật Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao..............35
3.2.5. Về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho xây dựng Khu..........................44
3.2.6. Phương án thu hút nguồn lực xây dựng Khu, nhân lực bộ máy quản lý Khu
............................................................................................................................46
3.2.7. Biện pháp bảo vệ môi trường...................................................................47
3.3. Tổ chức thực hiện Đề án..............................................................................48
3.3.1. Các giải pháp thực hiện Đề án..................................................................48
3.3.2. Phân công trách nhiệm cho các cơ quản quản lý Nhà nước của tỉnh trong
triển khai thực hiện Đề án...................................................................................53
3.3.3. Xác định tiến độ thực hiện........................................................................53
3.3.4. Kinh phí thực hiện Đề án..........................................................................53
3.4. Dự kiến hiệu quả của Đề án.........................................................................56
3.4.1. Hiệu quả kinh tế của Đề án.......................................................................57
3.4.2. Đối tượng hưởng lợi của Đề án và hiệu quả về mặt xã hội......................57
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................58
1. Kết luận...........................................................................................................58

2. Kiến nghị........................................................................................................59

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang ii


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA
ASEAN
BĐKH
BQL
CNC
CNH–HĐH
CNSH
CNTT
CN-XD
CTCP
DTTN
ĐBSH
GDP
GPMB
GTSX
GRDP
HTX
KHCN
NNCNC
NN&PTNT

NNƯDCNC
NL-TS
NS
NSNN
ODA
PA
QCVN

QH
TCVN
TDMNPB
TĐT
TNHH
TNHH MTV
TP.HCM
UBND
VietGAP

:Khu vực tự do thương mại ASEAN
: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
: Biến đổi khí hậu
: Ban quản lý
: Công nghệ cao
: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
: Công nghệ sinh học
: Công nghệ thông tin
: Công nghiệp – Xây dựng
: Công ty cổ phần
: Diện tích tự nhiên
: Đồng bằng sông Hồng

: Tổng sản phẩm quốc nội
: Giải phóng mặt bằng
: Giá trị sản xuất
: Tổng sản phẩm trên địa bàn
: Hợp tác xã
: Khoa học công nghệ
: Nông nghiệp công nghệ cao
: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
: Nông lâm – Thủy sản
: Ngân sách
: Ngân sách Nhà nước
: Hỗ trợ phát triển chính thức
: Phương án
: Quy chuẩn Việt Nam
: Quyết định
: Quy hoạch
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Trung du miền núi phía Bắc
: Tốc độ tăng
: Trách nhiệm hữu hạn
: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
: Thành phố Hồ Chí Minh
: Ủy ban nhân dân
: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang iii



Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang iv


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Tổng hợp các loại đất trong Khu NNƯDCNC Quảng Ninh........................14
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất Khu NNƯDCNC Quảng Ninh.........................18
Bảng 3: Hiện trạng giao thông khu vực nghiên cứu............................................20
Bảng 4: Hiện trạng thủy lợi khu vực nghiên cứu.................................................20
Bảng 5: Định hướng các khu chức năng và cơ cấu sử dụng đất.........................37
Bảng 6: Tổng hợp khối lượng giao thông...........................................................38
Bảng 7: Tổng hợp khối lượng san nền................................................................39
Bảng 8: Tổng hợp khối lượng hệ thống thoát nước mưa....................................41
Bảng 9: Tổng hợp khối lượng hệ thống cấp nước..............................................42
Bảng 10: Tổng hợp khối lượng hệ thống cấp điện.............................................43
Bảng 11: Tổng hợp khối lượng thoát nước thải..................................................43
Bảng 12: Tính toán các chỉ tiêu thông tin liên lạc..............................................44
Bảng 13:Khái toán tổng mức đầu tư theo hạng mục đầu tư...............................55
Bảng 14: Dự kiến phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước...............55

Bảng 15: Dự kiến phân kỳ đầu tư.......................................................................56

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang v


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

A. MỞ ĐẦU
1. Tên Đề án: Đề án thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao Quảng Ninh
2. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu thế phát triển nhằm
tạo ra những đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sở chuyển nhanh
nền nông nghiệp nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhận thức
được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, Quốc
hội đã ban hành Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008 và Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 về
việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao (NNƯDCNC) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tại phụ lục 1
của Quyết định số 575/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã chọn khu NNƯDCNC
Quảng Ninh là 1 trong 10 khu NNƯDCNC được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết
định thành lập giai đoạn 2016 - 2020.
Quảng Ninh được xác định là một trong những tỉnh trọng điểm của vành
đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà NộiHải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc
xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển
giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân
bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ
giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; là cửa ngõ giao

dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Quảng Ninh
xếp thứ 6 cả nước về thu ngân sách nhà nước năm 2015 sau thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng và Đà Nẵng.
Mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm 6,0% trong cơ cấu GRDP nhưng đã thể
hiện rõ vai trò, vị trí của ngành trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh: đảm bảo
an ninh lương thực khu vực nông thôn; phát triển chăn nuôi theo quy mô trang
trại. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông nghiệp được đầu tư đồng bộ đã thúc đẩy
nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành một số vùng sản xuất
tập trung, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế, xã hội của tỉnh.Đây là những tiền đề quan trọng để tỉnh tiếp tục đẩy
mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Việc xây dựng Khu NNƯDCNC Quảng Ninh sẽ là hạt nhân thúc đẩy phát
triển NNƯDCNC không chỉ cho riêng tỉnh Quảng Ninh, mà còn cho cả vùng
TDMNPB và một số tỉnh thuộc kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Thực hiện văn bản số 8052/UBND-NLN3 ngày 30/12/2015 của UBND
tỉnh Quảng Ninh về xây dựng Đề án thành lập khu nông nghiệp ứng dụng CNC
Đông Triều, trong đó: giao Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang 1


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

nghiệp Vineco thuộc Tập đoàn Vingroup xây dựng Đề án thành lập Khu
NNƯDCNC tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và giao Sở Nông nghiệp và
PTNT tham mưu cho UBND tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định, trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Chính vì vậy, việc xây dựng:“Đề án thành lập khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao Quảng Ninh” quy mô khoảng 200 ha tại thị xã Đông Triều để

trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cần thiết, nhằm cụ thể hóa đường lối,
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; làm cơ sở cho việc thực hiện các
bước thủ tục chuẩn bị đầu tư và hoạt động của Khu trong tương lai.
3. Ranh giới, quy mô Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc
Đề án
- Ranh giới khu vực nghiên cứu và khảo sát do Công ty TNHH Đầu tư sản
xuất phát triển nông nghiệp Vineco đề xuất tại xã Hồng Thái Tây và Hoàng Quế.
- Quy mô lập Đề án khoảng 201,57 ha, trong đó diện tích thuộc xã Hồng
Thái Tây là 137,61 ha, chiếm 68,3% và diện tích xã Hoàng Quế là 63,96 ha,
chiếm 31,7% diện tích toàn Khu.
Phần diện tích nghiên cứu lập Đề án Khu nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao khoảng 178,44 ha, chiếm 88,53% và 23,13 ha còn lại không được sử
dụng phục vụ canh tác sản xuất (tuyến băng tải than, khu cách ly đường ống dẫn
dầu, tuyến đường tránh quốc lộ 18, chùa Ngọc Lâm), chiếm 11,47%.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu lập Đề án cho giai đoạn đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030.
B. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở, căn cứ xây dựng Đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1. Ứng dụng công nghệ sinh học để chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống
vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao;
2. Ứng dụng công nghệ vi sinh phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường;
3. Ứng dụng công nghệ chế tạo, sản xuất các chế phẩm sinh học thế hệ
mới phục vụ bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản và dược liệu;
4. Ứng dụng công nghệ sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích
dục tố thủy sản, phân bón thế hệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế;
1.2. Cơ sở pháp lý
1. Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
2. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định
về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang 2


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

3. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
4. Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 7/2/2013 của Chính phủ về Quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015)
tỉnh Quảng Ninh;
5. Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT đến năm 2020;
6. Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22/01/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh
học ở Việt Nam đến năm 2020”;
7. Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm
2020.
8. Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
9. Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học Công nghệ giai đoạn 2011 2020;
10. Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
11. Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và
Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
12. Quyết định số 198QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
13. Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
14. Văn bản số 5181/VPCP-KTN ngày 27/6/2016 của Văn phòng Chính
phủ về điều chỉnh quy hoạch và thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao;
15. Kế hoạch số 4673/UBND-KH ngày 24/9/2012 của UBND tỉnh Quảng
Ninh “về thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 5/5/2012 của Ban chấp hành
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang 3


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

Đảng bộ tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”;
16. Quyết định số 2782/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu chức năng tỷ lệ 1/2000, Khu
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hồng Thái Tây, huyện Đông Triều;
17. Quyết định số 3262/2013/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND
tỉnh Quảng Ninh về áp dụng một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nhà đầu tư
vào Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Quảng Ninh;
18. Quyết định số 391/2013/QĐ-UBND ngày 24/2/2014 của UBND tỉnh
Quảng Ninh Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng

đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của thị xã Đông Triều;
19. Quyết định số 3238/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh
Quảng Ninh quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ
1/1/2015 đến 31/12/2019;
20. Công văn số 8052/UBND-NLN3 ngày 30/12/2015 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về xây dựng Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao Đông Triều;
21. Quyết định số 1457/QĐ-UBND tỉnh ngày 13/5/2016 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thị xã Đông
Triều;
22. Quyết định số 2939/QĐ-UBND ngày 12/9/2016 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Điều chỉnh,
mở rộng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hồng Thái Tây và xã
Hoàng Quế, thị xã Đông Triều;
23. Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 25/7/2016 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch chung thị xã Đông Triều đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050;
24. Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh số 11/2016/NQ-HĐND ngày
27/7/2016 về việc Ban hành chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2017”;
25. Thông báo số 323-TB/TU ngày 24/8/2016 của thường trực Tỉnh ủy
Quảng Ninh về kinh phí giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 của Dự án đầu tư hệ
thống hạ tầng kỹ thuật Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh.
1.3. Cơ sở thực tiễn
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang 4


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh


1.3.1.Thực tiễn phát triển các Khu NNƯDCNC trên thế giới
Khu CNC xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1939, đến đầu năm 1980 đã
có đến hơn 100 khu khoa học CNC ở các bang của Mỹ. Ở Anh, năm 1961 đã
xây dựng khu CNC (vườn khoa học Jian Qiao) và đến năm 1988 đã có 38 vườn
khoa học với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan và các nước Bắc
Âu xây dựng khu NNƯDCNC vào năm 1981 và đến năm 1996 đã có 9 khu
NNƯDCNC. Phần lớn các khu này đều phân bố tại nơi tập trung các trường đại
học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng thành tựu KHCN mới, kết hợp
với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu
khoa học với các chức năng nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.
a Kinh nghiệm của Mỹ
Tại Mỹ, từ đầu thế kỉ XX, chính phủ Mỹ đã áp dụng những tiến bộ kĩ thuật
vào nông nghiệp để nâng cao năng suất và bắt đầu thời kì vàng son của nền
Nông nghiệp Mỹ. Đầu những năm 80, Hoa Kỳ đã có hơn 100 khu khoa học công
nghệ dành cho nông nghiệp. Các biện pháp được nước này sử dụng là: sử dụng
thiết bị tưới tiêu công nghệ cao, tập trung nghiên cứu phát triển giống mới, trồng
cây công nghệ sinh học với diện tích lớn nhất trên thế giới, nghiên cứu các giống
cây biến đổi gen. Một xu hướng ngày càng phát triển ở Mỹ là đang có bước
chuyển giữa các trang trại thâm canh tăng vụ, các nhà sản xuất nông nghiệp
truyền thống lớn sang sản xuất dựa trên khoa học và R&D, như sản xuất khoai
tây lai có khả năng kháng virus cao, hay chuối cây thân nhỏ, năng suất cao.
b.Kinh nghiệm của Nhật Bản
Năm 1961, Nhật Bản đã suy nghĩ chuẩn bị xây dựng thành phố khoa học
tại Zhubo cách Tokyo 60km. Năm 1964 bắt đầu xây dựng, năm 1974 khánh
thành Đại học Zhubo, đến cuối thập kỷ 80 dân số thành phố đã lên đến 150.000
người, trong đó nhân viên nghiên cứu là 6.500 người, học sinh 9.000 người.
Trong thành phố khoa học có trường đại học, viện nghiên cứu, công viên và khu
chung cư. Có trên 50 đơn vị dạy học, nghiên cứu, trong đó các viện khoảng 15 16 đơn vị như: Viện công nghệ, kỹ thuật nông nghiệp, môi trường, dâu tằm, quy
hoạch đất, công trình nông nghiệp, công trình sinh vật, giống, kho gen…

Chủ yếu tập trung vào các công nghệ tiết kiệm đất như: tăng cường sử
dụng phân hóa học; hoàn thiện công tác quản lý và kỹ thuật tưới tiêu cho lúa; lai
tạo và đưa vào sử dụng đại trà giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét, đưa sản
xuất nông nghiệp sang thâm canh, tăng năng suất. Nhật Bản cũng rất nhanh nhạy
với vấn đề này khi cho thành lập Viện quốc gia về Khoa học Nông nghiệp ở cấp
Nhà nước, tăng cường nghiên cứu liên kết giữa các viện khoa học với các trường
Đại học, hội khuyến nông, để thắt chặt và nâng cao công tác quản lý.
c. Kinh nghiệm của Israel
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang 5


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

Đầu năm 80 của thế kỷ 20, Israel đã xây dựng được 10 khu NNƯDCNC
với doanh thu từ trồng trọt đạt mức kỷ lục 200.000 USD/ha. Công nghệ nhà kính
cho năng suất cà chua 300 tấn/ha, gấp 4 lần trồng ngoài đồng. Israel chỉ có
360.000 ha đất sản xuất nông nghiệp khô cằn, thiếu nước tưới lại phân bố trên
nhiều kiểu khí hậu khác biệt nhưng đã sản xuất đủ lương thực, thực phẩm cho cả
nước và xuất khẩu. Trong 5 thập niên gần đây, giá trị sản xuất nông nghiệp của
Israel luôn vượt con số 3,5 tỉ USD/năm, trong đó xuất khẩu chiếm trên 20%.
Hiện nay, một nông dân Israel sản xuất nông nghiệp đủ nuôi 100 người.
Đạt được thành công trên là do Chính phủ Israel đã xây dựng kế hoạch
mang tầm quốc gia để phát triển NNƯDCNC theo kiểu chìa khóa trao tay gồm
các khâu: lập kế hoạch, xây dựng dự án và tham gia quản lý các dự án
NNƯDCNC. Israel hiện là quốc gia dẫn đầu thế giới về phân bổ ngân sách cho
nghiên cứu và triển khai ứng dụng CNC trong nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp
Israel hỗ trợ và kiểm soát toàn bộ các hoạt động nông nghiệp, gồm cả việc duy
trì các tiêu chuẩn cao đối với các sản phẩm cây trồng và vật nuôi, đề ra các kế

hoạch thúc đẩy, phát triển nông nghiệp thông qua các hoạt động nghiên cứu và
thị trường (marketing). Từ nhiều năm nay, nông nghiệp Israel được Chính phủ
kiểm soát chặt chẽ thông qua trợ cấp sản xuất và định mức nước tiêu thụ cho
mỗi vụ. Hiện nay, nước này đã kiểm soát định mức sản xuất và chất lượng của
một số sản phẩm nông nghiệp như: rau quả, sữa, trứng, gà con và khoai tây.
d. Kinh nghiệm rút ra từ việc phát triển NNCNC trên thế giới
* Các công nghệ ứng dụng trong sản xuất NNCNC
Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC được xác định lĩnh vực đột phá là
công nghệ sinh học đã tạo ra các giống cây trồng chuyển gen với các đặc tính
kháng được thuốc trừ cỏ, kháng sâu bệnh; công nghệ nuôi cấy mô thực vật
invitro. Công nghệ cao trong canh tác và điều khiển các yếu tố ngoại cảnh phù
hợp với thời kỳ sinh trưởng phát triển cây trồng trước hết là công nghệ trồng cây
trong nhà kính, nay được gọi là nhà màng do việc sử dụng mái lợp bằng màng
polyethylen thay thế cho kính (green house) hay nhà lưới (net house). Công
nghệ trồng cây thủy canh (hydroponics) dựa trên cơ sở cung cấp dinh dưỡng qua
nước (fertigation), kỹ thuật khí canh (aeroponics) - dinh dưỡng được cung cấp
cho cây dưới dạng phun sương và kỹ thuật trồng cây trên giá thể - dinh dưỡng
chủ yếu được cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ. Kỹ thuật trồng cây trên giá
thể (solid media culture) thực chất là biện pháp cải tiến của công nghệ trồng cây
thủy canh. Công nghệ tưới tiết kiệm nước theo hình thức nhỏ giọt bán thấm và
tưới phun mưa kết hợp với bón phân. Công nghệ tưới có thể ứng dụng ở nhiều
điều kiện khác nhau như trong nhà kính, nhà lưới, cây trồng ngoài đồng ruộng,..
Israel là nước ứng dụng rất thành công và hiệu quả công nghệ tưới cho nông
nghiệp cũng như trong hệ thống nhà kính, nhà lưới.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang 6


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh


*Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để phát triển khu NNƯDCNC
Hầu hết các nước áp dụng CNC trong nông nghiệp đều có chung đặc điểm
là quỹ đất canh tác khiêm tốn nên việc tiết kiệm đất được đặt lên hàng đầu. Kinh
nghiệm của các nước trong phát triển khu NNƯDCNC như sau:
- Nhóm 1: khu NNƯDCNC phát triển ở gần các khu đô thị tập trung các
thành phố lớn hoặc nằm liền kề trường đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu
nhằm hình thành nền sản xuất nông nghiệp sinh thái đô thị.
- Nhóm 2: khu NNƯDCNC ở những vùng khó khăn, khắc nghiệt về khí
hậu đã hình thành ở Israel song khả năng tạo đột phá trong nông nghiệp thường
cao hơn so với nhóm 1.
- Ưu tiên đầu tư ngân sách cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng CNC
trong nông nghiệp.
- Đầu tư đào tạo phát triển nhân lực làm chủ CNC trong nông nghiệp.
- Xây dựng chính sách đặc thù để phát triển các khu NNƯDCNC.
1.3.2. Thực tiễn phát triển các Khu NNƯDCNC ở Việt Nam
Khái niệm CNC được đề cập ở Việt Nam vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ
20 và được sử dụng rộng rãi, chính thức trong các tài liệu khoa học, các văn bản,
văn kiện của Ðảng và Nhà nước nhất là từ những năm 90 trở lại đây.
Từ năm 1991, bốn lĩnh vực Công nghệ cao (Công nghệ thông tin, Công
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến và tự động hóa ) đã được đưa vào hệ
thống các chương trình trọng điểm cấp nhà nước; các chương trình này đã được
duy trì trong suốt ba giai đoạn kế hoạch năm năm vừa qua.
Năm 1995, kỹ thuật canh tác hoa trong nhà màng, nhà lưới đã được ứng
dụng và phát triển mạnh mẽ. Các giải pháp kỹ thuật tiên tiến như ứng dụng hệ
thống tưới tiết kiệm, điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, sử dụng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật cân đối, hợp lý trong sản xuất đã nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp.
Năm 2004 là thời điểm nhiều địa phương triển khai chương trình nông
nghiệp ứng dụng CNC. Sau 12 năm triển khai, chương trình đã đạt được một số

kết quả như sau:
a. Các loại hình Khu NNƯDCNC ở Việt Nam
*Về số lượng: đến tháng 12/2015 cả nước có 34 Khu NNƯDCNC đã và
đang được quy hoạch xây dựng tại 19 tỉnh thuộc 7 vùng kinh tế. Trong đó, 7
Khu đã được xây dựng và đi vào hoạt động nhưng chỉ có 3 Khu hoạt động có
hiệu quả là TP.Hồ Chí Minh, An Thái (Bình Dương) và Suối Dầu (Khánh Hòa);
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang 7


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

3 Khu NNƯDCNC ở Sơn La, Hà Nội và Hải Phòng xem như không đem lại kết
quả, Khu NNCNC Phú Yên thực hiện chức năng của khu đạt thấp.
*Về quy mô: hầu hết các Khu NNƯDCNC đã hoạt động và quy hoạch chi
tiết đến tháng 12/2015 đều có quy mô khá lớn. Trong đó:
- 7 Khu có quy mô <100 ha, chiếm 21,2% tổng số Khu NNƯDCNC, gồm
các khu của Hà Nội, Hải Phòng, Khánh Hòa, TP.HCM, Bình Dương và Cần
Thơ. Ngoại trừ khu Hiếu Liêm (Bình Dương) và khu 1 (Cần Thơ) mới đang ở
giai đoạn quy hoạch, cả 5 Khu đều được các tỉnh/thành phố xây dựng trước khi
có Luật CNC năm 2008 nên thường có quy mô nhỏ.
-16 Khu có quy mô từ 100 - 200 ha, chiếm 45,5%, gồm các Khu của Sơn
La, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Ngãi, Tiền Giang và Cần Thơ 3.
- 5 Khu có quy mô >200 - 400 ha, chiếm 15,2%, gồm: Khu Yên Bình
(Thái Nguyên), Giang Biên (Hà Nội), Lạc Dương (Lâm Đồng), Cần Thơ 2.
- 6 Khu quy mô >400 ha, chiếm 18,2%: Hoài Đức (Hà Nội), Thống Nhất
(Thanh Hóa), Phú Yên, An Thái và Phước Sang (Bình Dương), Hậu Giang.
b. Chức năng, nguồn vốn đầu tư và quản lý điều hành Khu NNƯDCNC

* Về chức năng: theo Luật CNC, Khu NNƯDCNC có 5 chức năng cơ bản
khác với vùng và doanh nghiệp là: (1) nghiên cứu ứng dụng; (2) thử nghiệm; (3)
trình diễn CNC; (4) đào tạo nguồn nhân lực và (5) sản xuất sản phẩm
NNƯDCNC để thu hút đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thực
hiện hoạt động ứng dụng CNC trong nông nghiệp. Trong số 34 khu NNƯDCNC
có:16 Khu, chiếm 45,5% quy hoạch đủ 5 chức năng của Khu; 9 Khu, chiếm
27,3% có 4/5 chức năng (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo và chuyển giao); 4 Khu,
12,1% có 3/5 chức năng (thực nghiệm, sản xuất và trình diễn); 3 Khu, chiếm
9,1% chỉ có chức năng sản xuất và 2 Khu, chiếm 6,1% có 2/5 chức năng: sản
xuất và trình diễn.
* Về đầu tư: có 18 Khu được xây dựng và quy hoạch bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước của các tỉnh/thành phố sau đó kêu gọi các doanh nghiệp vào
đầu tư theo mô hình Khu TPHCM, chiếm 51,5%; 10 Khu sử dụng nguồn vốn
đầu tư cơ sở hạ tầng từ các doanh nghiệp (công ty cổ phần và công ty TNHH)
làm chủ đầu tư, chiếm 30,3%. Trong đó, điển hình là 3 khu NNƯDCNC của tỉnh
Bình Dương là: khu An Thái quy mô 412 ha do CTCP U&I đầu tư 380,9 tỷ
đồng. Khu Hiểu Lâm quy mô 90 ha vốn đầu tư 553 tỷ đồng do công ty TNHH
Tiến Hùng đầu tư để chăn nuôi gà chuồng lạnh và Khu Tân Hiệp - Phước Sang
quy mô 471 ha do CTCP Đường Bình Dương đầu tư 653 tỷ đồng để chăn nuôi
bò sữa công nghệ Israel và 6 Khu sử dụng nguồn vốn đầu tư do ngân sách nhà
nước ở các tỉnh/thành phố kết hợp với vốn của các doanh nghiệp.
* Về tổ chức quản lý điều hành:
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang 8


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

- Các khu NNƯDCNC sử dụng nguồn vốn đầu tư của nhà nước, nguồn

vốn nhà nước và doanh nghiệp, UBND các tỉnh/thành phố đều ra quyết định
thành lập các Ban quản lý trực thuộc UBND tỉnh/thành phố:
+ Chức năng: là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu và tài khoản riêng.
Kinh phí hoạt động của Ban quản lý do ngân sách nhà nước hỗ trợ và trích từ
nguồn thu quản lý phí dự án theo qui định của pháp luật.
+ Nhiệm vụ: là đầu mối giúp UBND tỉnh/thành phố tổ chức triển khai
thực hiện các dự án thuộc khu NNƯDCNC theo đúng quy hoạch; tiếp nhận các
thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư vào khu; kết nối với các cơ
quan chuyên môn của tỉnh/thành phố để giải quyết các thủ tục; hướng dẫn các
nhà đầu tư tổ chức, triển khai và thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật;
giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư hoặc đề nghị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền giải quyết. Là đầu mối tổ chức các hoạt động xúc tiến thu
hút đầu tư vào khu và quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật.
+ Bộ máy tổ chức: ban quản lý khu thường biên chế 8 - 10 người gồm: 1
trưởng ban, 2 phó trưởng ban và các viên chức làm việc ở phòng chức năng. Về
tổ chức khu thành 1 số phòng chức năng như: tổ chức hành chính, kỹ thuật và
chuyển giao công nghệ; kế hoạch và xúc tiến đầu tư; công nghệ thông tin.
- Các khu NNƯDCNC do các doanh nghiệp làm chủ đầu tư hoạt động
theo mô hình CTCP có hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành.
c. Sản phẩm và lĩnh vực nghiên cứu
* Về sản phẩm: sản phẩm tại các Khu NNƯDCNC là sản phẩm có chất
lượng cao đáp ứng thị trường trong và ngoài tỉnh/thành phố và xuất khẩu, gồm:
- Giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao
- Rau, quả an toàn
- Hoa, cây cảnh và cá cảnh
- Cây dược liệu
- Gia súc, gia cầm chất lượng cao, an toàn.
* Về lĩnh vực chọn nghiên cứu
- Trồng trọt: đối tượng chính là rau, hoa, cây cảnh, cây dược liệu và giống
cây lâm nghiệp bằng CNC (thủy canh, màng dinh dưỡng, cấy mô, chế phẩm sinh

học, tưới nước khoa học, CNTT,...) để tạo ra sản phẩm có năng suất cao, chất
lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, còn sản xuất nấm và chế phẩm vi
sinh, chất điều tiết sinh trưởng và vật liệu mới phục vụ sản xuất NNƯDCNC.
- Chăn nuôi tập trung vào các đối tượng: lợn, bò, gà bằng việc ứng dụng
CNSH và quy trình sản xuất hiện đại như: công nghệ chuyển gen và phương
pháp chỉ thị phân tử để tạo ra một số giống vật nuôi; phương pháp cắt phôi và
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang 9


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

thụ tinh trong ống nghiệm phục vụ lĩnh vực sinh sản động vật; công nghệ tinh,
phôi đông lạnh để lưu giữ, bảo quản và bảo tồn lâu dài quỹ gen bản địa, quý
hiếm ở vật nuôi; công nghệ gen để xác định giới tính phôi bò; nuôi cấy phôi, kỹ
thuật cấy truyền, sản xuất tinh đông viên… ứng dụng quy trình chăn nuôi hiện
đại, theo dây chuyền, có các hệ thống điều khiển tự động bắng máy tính.
- Thủy sản: gồm cá cảnh, cá nước ngọt và nước mặn - lợ có giá trị kinh tế
cao, vi tảo với các công nghệ tiên tiến, như: lai tạo để có các giống thủy sản mới,
nhất là cá cảnh; công nghệ sinh học để sản xuất cá đơn tính; nuôi siêu thâm canh
bằng hệ thống tuần hoàn; gây đa bội thể để sản xuất cá chất lượng cao (đẹp với
cá cảnh; năng suất cao với cá thịt); kỹ thuật tạo màu cá cảnh và nuôi cấy mô tế
bào để nhân giống các loài thực vật thủy sinh.
Đối với các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản đều tập trung vào cả
khâu nhân giống và phát triển công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng
cao có thể cạnh tranh được trên thị trường trong nước và quốc tế.
* Loại hình khoa học - công nghệ
- Nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai: Khu NNƯDCNC sẽ là
cầu nối, tiếp nhận công nghệ từ những đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học,

các viện trường để xây dựng mô hình hoàn thiện công nghệ, từ đó chuyển giao
cho các doanh nghiệp nông nghiệp, các trang trại, HTX và nông hộ.
- Trình diễn công nghệ: doanh nghiệp tham gia trình diễn công nghệ.
- Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao: thực hiện hợp tác quốc tế với
các nước có nền nông nghiệp hiện đại trong đào tạo huấn luyện.
- Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.
- Dịch vụ: cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất (cây, con giống,
nguyên liệu, vật tư nông nghiệp,…) và làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm CNC; tổ
chức tham quan du lịch sinh thái tri thức nông nghiệp; tổ chức hội nghị, hội thảo
và tư vấn xây dựng trang trại NNƯDCNC...
Hiện cả nước có 7 Khu NNƯDCNC đã đi vào hoạt động. So với tiêu chí
Khu NNƯDCNC là ươm tạo công nghệ có hàm lượng tri thức cao được tích hợp
từ các thành tựu khoa học hiện đại, như: CNSH, công nghệ vật liệu mới, công
nghệ tự động hóa, các khu NNƯDCNC của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu
cầu cả về nghiên cứu, ứng dụng và hiệu quả. Nguyên nhân là do:
- Chưa lựa chọn mô hình Khu NNƯDCNC phù hợp.
- Chính quyền địa phương các cấp chưa thực sự vào cuộc vì xây dựng
Khu NNƯDCNC liên quan đến giải phóng mặt bằng cần phải có sự phân cấp
trách nhiệm và phối hợp thực hiện giữa các cơ quan liên quan.
- Cơ chế chính sách chưa thực sự thu hút doanh nghiệp đầu tư mà doanh
nghiệp mới quyết định sự thành công của khu.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang 10


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

- Khu NNƯDCNC là nơi nghiên cứu thực nghiệm để sản xuất các giống
mới, công nghệ mới và ứng dụng thành tựu mới ở trong và ngoài nước rồi

chuyển giao, nhân rộng ra các vùng sản xuất NNƯDCNC. Do vậy, đây chỉ là nơi
cho các nhà đầu tư trình diễn, chuyển giao, quảng bá thương hiệu cho doanh
nghiệp nên rất khó kêu gọi đầu tư vì các nhà đầu tư bị hạn chế diện tích.
- Một số công nghệ nhập khẩu không phù hợp, nhân lực vận hành sản
xuất chưa lành nghề, chưa có tác phong làm việc công nghiệp là trở ngại làm
cho dự án không khả thi, điển hình là Khu NNƯDCNC Hà Nội và Hải Phòng.
2. Quan điểm, mục tiêu Đề án
2.1. Quan điểm xây dựng Đề án
- Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh phải
phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển khu và vùng nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao cả nước đến năm 2020, định hướng 2030 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015; phù hợp
với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
góp phần thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Khu NNƯDCNC là hạt nhân công nghệ để nhân rộng ra các vùng sản
xuất ứng dụng công nghệ cao; xã hội hóa tối đa đầu tư để huy động được sự
tham gia của lực lượng nghiên cứu, đào tạo, các ngành, các cấp, các thành phần
kinh tế, các doanh nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ; thu hút nguồn đầu
tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; đặc biệt chú ý đến hiệu
quả đầu tư, đảm bảo sở hữu trí tuệ và theo cơ chế thị trường;
- Xây dựng Khu NNƯDCNC phải có bước đi thích hợp; phải thực hiện
các nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn, lựa chọn một số cây, con, mô
hình để đầu tư đồng bộ, kết hợp hài hoà giữa nghiên cứu tạo công nghệ cao với
ứng dụng; tiếp thu có chọn lọc thành tựu công nghệ cao để làm chủ khoa học
hiện đại, công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp; đồng thời hiện đại hoá các công
nghệ truyền thống nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hoá có năng suất
cao, chất lượng, an toàn sinh học và khả năng cạnh tranh cao;
- Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo
hướng thân thiện với môi trường. Khai thác và phát huy mọi tiềm năng lợi thế về

vị thế, tiềm năng của vùng; kết hợp hài hòa giữa phát triển nông nghiệp sử dụng
công nghệ cao, công nghệ sinh học, hình thành khu dịch vụ và du lịch theo
hướng hiện đại, có bản sắc riêng….
2.2. Mục tiêu Đề án
2.2.1. Mục tiêu chung
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang 11


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

Xây dựng Khu NNƯDCNC Quảng Ninh trở thành trung tâm khoa học
công nghệ, là một đầu tầu quan trọng để ươm tạo, đưa các kết quả nghiên cứu
vào sản xuất, tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ, thu hút các doanh nghiệp
tham gia đầu tư để tạo ra công nghệ cao phục vụ nông nghiệp của tỉnh Quảng
Ninh cũng như vùng vùng TDMNPB và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, góp
phần đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng
hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đảm bảo
vững.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
a. Giai đoạn 2016 - 2020
+ Tập trung cho việc hình thành Khu như: chuẩn bị thủ tục đầu tư, đào tạo
nguồn nhân lực, hình thành ban quản lý, xây dựng mối liên kết, hợp tác với các
tổ chức KHCN và các doanh nghiệp CNC.
+ Hoàn thành việc giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản để đưa Khu
vào hoạt động.
+ Chọn tạo và nhân giống 2 - 3 giống lúa có năng suất, chất lượng cao để
nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
+ Chọn tạo và nhân giống 2 - 3 giống rau năng suất cao phù hợp với tỉnh

và vùng TDMNPB, thử nghiệm, trình diễn, chuyển giao quy trình sản xuất để
triển khai ra các vùng sản xuất rau ứng dụng CNC của tỉnh và các tỉnh khác
trong vùng TDMNPB và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ để tăng giá trị sản xuất
lên 30 - 40% so với hiện nay.
+ Chọn tạo 1 - 2 giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, xây dựng mô hình
sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm để nhân rộng sản xuất trong tỉnh và các tỉnh
vùng TDMNPB và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ phục vụ cho du lịch và xuất
khẩu.
+ Phát triển hoa, cây cảnh với các nhiệm vụ chọn tạo giống, sản xuất, bảo
quản, thiết lập thị trường và đào tạo nghề nhằm đưa giá trị sản xuất hoa, cây cảnh
đến năm 2020 trong tỉnh tăng 2 lần và vùng TDMNPB và vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ tăng 1,5 lần.
+ Xây dựng bộ KIT chuẩn đoán nhanh bệnh hại rau quả.
+ Chọn tạo và nhân giống cây dược liệu và giống cây lâm nghiệp
+ Đối với khu vực thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư lấp đầy hầu
hết diện tích. Đối tượng sản xuất và công nghệ do nhà đầu tư quyết định nhưng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang 12


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

phải đảm bảo các tiêu chí của Khu, trong đó giá trị sản xuất phải đạt từ 1,5 - 2,0
tỷ đồng/ha/năm.
+ Hình thành và phát triển 3 doanh nghiệp NNƯDCNC.
+ Hình thành sàn giao dịch thương mại nông sản chính của Khu, tỉnh
Quảng Ninh, vùng TDMNPB và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
+ Hàng năm đào tạo được khoảng 300 lượt cán bộ kỹ thuật và nông dân
kiến thức về sản xuất NNƯDCNC.

b. Giai đoạn 2021 - 2030
+ Tiếp tục hợp tác nghiên cứu, thử nghiệm để tạo ra CNC phục vụ sản
xuất các sản phẩm chủ lực của Khu, tỉnh Quảng Ninh, vùng TDMNPB và vùng
kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
+ Hình thành và phát triển 10 doanh nghiệp NNƯDCNC.
+ Phát triển sàn giao dịch thương mại nông sản chính của Khu, tỉnh
Quảng Ninh, vùng TDMNPB và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
+ Hàng năm đào tạo được khoảng 500 lượt cán bộ kỹ thuật và nông dân
kiến thức về sản xuất NNƯDCNC.
3. Nội dung Đề án
3.1. Mô tả vùng thực hiện Đề án
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Ví trí địa lý
Quảng Ninh là một trong 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng Kinh tế trọng điểm
Bắc bộ. Cùng với Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh được xem là một trong ba
đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế vùng. Đồng thời Quảng Ninh cũng là 11 tỉnh, thành
phố thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, một trong những cửa ngõ ở phía biển
Đông với thế giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát
triển năng động giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Vùng ĐBSH là trung tâm
đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và có nhiều tiềm lực về khoa học công
nghệ, tập trung các trung tâm nghiên cứu khoa học và sử dụng các công nghệ
hiện đại ứng dụng trong nông lâm nghiệp tạo cơ hội tốt để mở rộng liên kết, hỗ
trợ sản xuất, tư vấn kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao tiến bộ khoa
học và công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm có hàm
lượng kỹ thuật cao.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang 13



Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

Quảng Ninh nằm gần Hà Nội và Hải Phòng. TP. Hạ Long chỉ cách trung
tâm Hà Nội 150 km, cách Sân bay quốc tế Nội Bài 120 km và cách trung tâm
Hải Phòng 80 km. Phát triển hệ thống giao thông kết nối vùng sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho Quảng Ninh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đặc biệt là những sản
phẩm an toàn, chất lượng cao.
Là một tỉnh biên giới, Quảng Ninh có điều kiện phát triển dịch vụ thương
mại và vận tải giữa Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN thông qua các cửa khẩu,
đặc biệt là cửa khẩu Móng Cái. Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc ASEAN được thực hiện, tỉnh tập trung huy động nguồn lực, đa dạng hóa các sản
phẩm hàng hóa nhằm thúc đẩy mối quan hệ với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Về mặt địa lý, Khu NNƯDCNC Quảng Ninh nằm tại 2 xã Hoàng Quế và
Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, có ranh giới như sau:
- Phía Bắc: Giáp Quốc lộ 18.
- Phía Nam: Giáp đất lúa Đầm Tây và thôn 6 xã Hồng Thái Tây.
- Phía Đông: Giáp đất nghiệp của thôn 1, 2 và 6 xã Hồng Thái Tây.
- Phía Tây: Giáp thôn Cổ Lễ, Nội Hoàng Tây xã Hoàng Quế.
b. Địa hình
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch có hướng dốc từ Bắc xuống Nam, từ
Tây sang Đông, phần lớn là diện tích đất ruộng và hệ thống ao hồ kênh mương
thủy lợi. Vùng phía Nam có cao độ tương đối thấp, phổ biến trong khoảng 0,2 2,0 m thuộc; khu vực phía Bắc có cao độ phổ biến trong khoảng 6,0 - 7,6m.
c. Địa chất
Trong bản chú giải bản đồ địa chất và khoáng sản, khu vực nghiên cứu
phân bố trên mẫu chất phù sa cổ nên địa hình của khu vực nghiên cứu không
phức tạp so với các xã khác thị xã. Đây cũng là một trong những thuận lợi của
tỉnh cho việc canh tác nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà
nhiều địa phương khác trong thị xã không có.
d. Đất đai
Theo kết quả điều tra đất trên bản đồ tỷ lệ 1/2.000 do Viện Quy hoạch và
Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 2016, khu nghiên cứu có diện tích 201,57

ha. Trong đó, diện tích đất khảo sát là 178,71 ha, chiếm 88,66% DTTN, gồm có
4 loại đất thuộc 3 nhóm đất chính; diện tích đất không khảo sát là 22,86 ha,
chiếm 11,34% DTTN, gồm: đất ao hồ và mương là 8,71 ha, chiếm 4,32% DTTN
và đất phi nông nghiệp 14,15 ha, chiếm 7,02% DTTN (bảng 1).
Bảng 1: Tổng hợp các loại đất trong Khu NNƯDCNC Quảng Ninh
STT
Tên đất
1
Đất cát biển

Ký hiệu
C

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Diện tích (ha)
33,36

Tỷ lệ (%)
16,55
Trang 14


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

2
3
4

Đất phèn hoạt động mặn

Đất phù sa glây
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
Cộng
Ao hồ, kênh mương
Đất phi nông nghiệp
Cộng
Tổng DTTN
(Nguồn: Viện QH&TKNN, 2016)

SjM
Pg
Pf

30,50
71,43
43,42
178,71
8,71
14,15
22,86
201,57

15,13
35,44
21,54
88,66
4,32
7,02
11,34
100,00


* Đất cát (Ký hiệu trên bản đồ:C)
Diện tích 33,36 ha, chiếm 16,55% DTTN, phân bố ở địa hình cao tương
đối bằng, phân bố trên địa hình vàn và vàn cao. Thành phần cơ giới thịt nhẹ. Đất
có phản ứng ít chua ở tầng mặt (pH KCl 5,86), càng xuống sâu càng chua (pH KCl:
3,75). Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt trung bình (1,94%), các tầng dưới nghèo
(0,22 - 0,65%). Đạm tổng số tầng mặt trung bình (0,145%), các tầng dưới nghèo
(0,016 - 0,050%).Lân tổng số ở tầng mặt và tầng sâu giàu (0,103 - 0,109%), tầng
giữa nghèo (0,035%). Kali tổng số tầng mặt trung bình (1,19%) các tầng dưới
nghèo (0,12 - 0,45%). Lân dễ tiêu rất giàu ở tầng mặt (63,3 mg/100g đất), giảm
mạnh theo chiều sâu còn rất nghèo (0,80 mg/100g đất). Kali dễ tiêu ở các tầng
đều nghèo (3,1 - 8,6mg/100g đất). Tổng các cation kiềm trao đổi tầng mặt trung
bình (4,34 meq/ 100g đất), các tầng dưới thấp (2,10 - 3,33meq/100g đất). Dung
tích hấp thu (CEC) thấp (3,14 - 5,81 meq/100g đất).
Loại đất này thích hợp cho trồng rau, màu. Những nơi có địa hình cao có
thể trồng các loại cây lâu năm.
Sử dụng đất cát cần lưu ý các biện pháp thuỷ lợi giữ nước. Sử dụng phân
bón hợp lý, kết hợp bón phân hữu cơ với phân vô cơ để cải tạo, nâng cao độ phì
cho đất.
* Đất phèn hoạt động mặn (Ký hiệu trên bản đồ SjM)
Trong khu vực dự án do có sự xâm nhập mặn vào mùa khô, đã hình thành
loại đất phèn mặn.
Diện tích 30,5 ha, chiếm 15,13% DTTN. Trong phẫu diện của đất phèn
hoạt động có tầng B khá phát triển với nhiều vệt hoặc ổ Jarosit màu vàng rơm và
có nền đất khá ổn định. Loại đất này phân bố ở địa hình vàn thấp.
Đất có phản ứng rất chua đến chua (pHKCl: 3,14 - 4,20). Hàm lượng chất
hữu cơ tầng mặt giàu (2,05 - 3,77%), các tầng dưới rất nghèo (0,11%). Đạm tổng
số tầng mặt giàu (0,151 - 0,212%), các tầng dưới rất nghèo (0,011 - 0,013%).
Lân tổng số tầng mặt giàu (0,106%) ở phẫu diện HT 07, các tầng dưới nghèo
(0,010 - 0,017%). Kali tổng số nghèo (1,01 - 1,75%. Lân dễ tiêu tầng mặt rất

giàu (23,6 - 50,1 mg/100g đất), các tầng dưới rất nghèo (0,6 - 1,3 mg/100g đất).
Kali dễ tiêu tầng mặt trung bình đến giàu (12,0 - 29,5 mg/100g đất), giảm dần
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang 15


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

theo chiều sâu còn nghèo (6,5 - 9,6 mg/100g đất). Tổng cation kiềm trao đổi từ
thấp đến cao (3,50 - 8,35 meq/100g đất). Dung tích hấp thu (CEC) thấp đến
trung bình (6,88 - 13,01 meq/100g đất). Hàm lượng Cl - từ 0,012 - 0,023%. Hàm
lượng SO4 2--<0,04%. Thành phần cơ giới của đất từ đất thịt trung bình ở tầng
mặt và tăng dần theo độ sâu thành sét nên đất dính dẻo khi ướt và bị cứng, nứt
nẻ khi khô, nhất là khi ảnh hưởng mặn của muối.
Nhìn chung, đất phèn thuộc vùng dự án có tầng sinh phèn và tầng phèn
khá nông, đất chua và độc tố nhôm di động không cao.
Diện tích đất phèn hiện tại được sử dụng trồng 2 vụ lúa, năng suất trung
bình. Để sử dụng tốt đất phèn hoạt động, cần chủ động tưới tiêu nước để ém
phèn và rửa mặn, kết hợp với việc chọn các giống cây trồng chịu phèn mặn, tăng
cường thâm canh và bảo vệ thực vật. Khu vực không chủ động được nước tưới,
nên chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.
* Đất phù sa glây (Ký hiệu trên bản đồ: Pg)
Diện tích 71,43 ha, chiếm 35,44% DTTN. Loại đất này phân bố ở địa hình
thấp và có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng.
Đất được hình thành ở những nơi có địa hình thấp, thường bị ngập nước
hoặc tiêu nước kém vào mùa mưa. Loại đất này có xuất hiện đặc tính gây trong
vòng 0 - 100 cm, đất thường có màu xám xanh. Tuỳ thuộc vào ảnh hưởng của
nước mặt hay độ sâu của nước ngầm mà xuất hiện glây nông hay glây sâu.
Đất có thành phần cơ giới nặng, cấp hạt sét từ 26,9 - 35,5% và tăng dần

theo độ sâu tầng đất. Tầng đất có xuất hiện đặc tính glây tỷ lệ cấp hạt sét cao
nhất. Đất thường chua do bị ngập nước, pHKCl 4,6 - 5,4. Tuy đất chua nhưng hàm
lượng Al3+ di động không cao cho nên không gây độc tới cây trồng. Đất có
lượng hữu cơ trung bình ở tầng mặt (1,1 - 1,2%) và nghèo ở các tầng dưới
(<1%). Đạm tổng số trung bình ở tầng mặt và tầng kế tiếp (0,05 - 0,10%), các
tầng dưới rất nghèo (0,02 - 0,03%). Lân tổng số lại rất giàu ở tất cả các tầng
(0,15 - 0,22%). Ka li tổng số tầng mặt trung bình (1,7%), các tầng dưới thì lại rất
giàu (1,9 - 2,0%). Lân và ka li dễ tiêu trung bình ở tầng mặt (P 2O5: 10,0
mg/100g đất và K2O: 16,0 mg/100g đất), còn thấp ở các tầng tiếp theo (P 2O5: 5,0
- 5,5 mg/100g đất, và K2O: 3,3 - 4,0 mg/100g đất). Dung tích hấp thu và tổng
cation kiềm trao đổi khá (CEC: 14,3 - 15,0 meq/100 g đất)
Đây là loại đất có độ phì tương đối khá, tuy nhiên có hạn chế do khả năng
tiêu nước vào mùa mưa nên cũng ảnh hưởng tới chế độ canh tác cũng như hiệu
quả sử dụng đất. Loại đất này hiện đang được sử dụng trồng 2 vụ lúa. Sản xuất
trên đất này cần coi trọng biện pháp bón lân trên một số diện tích. Dạng lân bón
tốt nhất cho loại đất này là phân lân nung chảy Ninh Bình hoặc Văn Điển.
* Đất phù sa có tầng loang lổ (Ký hiệu trên bản đồ: Pf)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang 16


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

Diện tích 43,42 ha, chiếm 21,54%DTTN.Loại đất này phân bố ở địa hình
trung bình và thấp và có thành phần cơ giới thịt nặng.
Đất có phản ứng từ rất chua đến chua (pH KCl: 3,73 - 4,19). Hàm lượng chất
hữu cơ và đạm tổng số nghèo toàn phẫu diện (OM: 0,11 - 0,65% và N: 0,011 0,061%). Lân và kalitổng số nghèo ở tất cả các tầng (tương ứng 0,018 - 0,032%
và 0,39 - 0,92%). Lân và kali dễ tiêu đều nghèo (1,2 - 1,5 mg/100g đất và 3,3 5,2 mg/100g đất). Tổng cation kiềm trao đổi từ thấp đến trung bình (1,34 - 7,86

meq/100g đất). Dung tích hấp thu CEC thấp (4,45 - 9,62 meq/100g đất).
Như vậy, đất tại khu vực nghiên cứu có phản ứng rất chua đến chua (pHKCl
từ 4,27 - 5,42), hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số từ rất nghèo đến trung
bình (OM: 0,23 - 1,5% và N: 0,02 - 0,11%). Hàm lượng lân, kali tổng số và dễ
tiêu trong đất trung bình. Cation trao đổi và CEC thấp. Đất có thành phần cơ
giới nhẹ (hàm lượng sét <10%) (phụ lục 1).
Hàm lượng As, Cu, Pb, Zn và Cd trong đất tại khu vực nghiên cứu đều đạt
ngưỡng an toàn cho phép. Đất không bị ô nhiễm kim loại nặng (phụ lục 2).
e. Đặc điểm khí hậu
Vùng dự án có đặc điểm nóng ẩm và mưa nhiều. Trong năm có 2 mùa rõ
rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 - 10, mùa khô từ tháng 4 - 11 năm sau.
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: tháng 7, trên 280C.
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: tháng 12 là 14,60C.
Nhiệt độ trung bình cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9. Nhiệt độ trung bình
thấp nhất vào tháng 12, 1, 2. Những năm gần đây có những đợt rét nhiệt độ
xuống dưới 130C gây rét đậm, rét hại, ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và
hoạt động của con người.
Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 1300 - 1500mm, chủ yếu mưa tập
trung vào mùa hạ, mưa lớn thường vào tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, chiếm từ
70,4 - 77% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình từ 83,3 - 89,3%.
- Chế độ gió:
+ Gió Đông Nam xuất hiện vào mùa mưa, gió thổi từ biển vào mang theo
hơi nước và gây mưa lớn.
+ Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào mùa khô từ tháng 10 năm trước đến
tháng 2 năm sau, gió Đông Bắc tràn về thường lạnh và mang theo giá rét. Tốc độ
gió mùa Đông Bắc có thể 10 - 15 m/s, tối đa có thể lên tới 25m/s và nhiệt độ
giảm xuống dưới 150C, thậm chí dưới 100C.
- Bão: Trong vùng chịu ảnh hưởng của bão, theo số liệu thống kê trung
bình mỗi năm có khoảng 2,1 cơn bão đổ bộ vào. Bão xuất hiện nhiều nhất vào 4
tháng (từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm) nhưng ít khi có bão lớn nên chỉ gây gió

và mưa làm ảnh hưởng đến sản xuất trong vùng.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang 17


Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh

- Một số yếu tố khí hậu khác: mưa đá đôi khi xuất hiện vào mùa mưa đã
gây thiệt hại cho cây cối, hoa màu trong vùng; mưa phùn, sương mù xuất hiện
tập trung vào tháng 2 và 3 hàng năm. Đây là điều kiện để các loại sâu bệnh hại
cây trồng và nấm mốc phát triển và làm tăng quá trình han rỉ vật liệu xây dựng.
f. Đặc điểm thủy văn
Nguồn nước phục vụ sản xuất trong vùng dự án được lấy từ Hồ Khe Ươn
2 (chênh cao gần 10m so với vùng dự án) qua hệ thống mương cấp 2 đã dược
kiên cố hóa. Nguồn nước chưa bị ô nhiễm nên có thể khai thác để cấp nước sản
xuất cho Khu nông nghiệp ứng dụng CNC.
- Nguồn nước mặt: khu vực nghiên cứu có nguồn nước mặt khá phong
phú. Với lượng mưa trung bình năm khoảng 1300 - 1.500 mm, lượng nước mưa
trên được đổ vào các sông, kênh mương, hồ, ao tạo thành nguồn nước mặt chủ
yếu với chất lượng tốt dùng cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất của nhân dân.
- Nguồn nước ngầm: hiện tại chưa có công trình, dự án nào nghiên cứu,
khảo sát về trữ lượng nước ngầm trong khu vực nghiên cứu.
Qua kết quả phân tích chất lượng nước mặt và nước ngầm ở một số khu
vực người dân đã đào giếng sử dụng phục vụ sinh hoạt do Viện QH&TKNN
thực hiện năm 2016 cho thấy nước mặt và nước ngầm ở khu vực lập Đề án có
chất lượng khá tốt, các chỉ tiêu đều dưới ngưỡng an toàn cho phép.
g.Hiện trạng cảnh quan, môi trường và các hệ sinh thái
- Hầu hết khu vực nghiên cứu là đất sản xuất nông nghiệp thuộc 2 xã
Hoàng Quế và Hồng Thái Tây. Cảnh quan trong khu vực là cảnh quan ruộng

đồng hiện đang được sử dụng để trồng lúa, hoa màu.
Hệ thống mương nước tưới tiêu kết hợp với một số ao, hồ trong khu vực
xen kẽ giữa các thửa ruộng.
Các khu mộ phân bố rải rác trên một số khu vực.
Công trình kiến trúc chính của khu vực là chùa Ngọc Lâm nằm ở phía Bắc
của khu đất. Ngoài ra, còn một số công trình nhà gạch, nhà tạm, miếu thờ của
người dân nằm xen kẽ trên các thửa ruộng.
Một số công trình hiện trạng khác bao gồm tuyến băng tải than, đường
ống dẫn dầu chạy cắt qua các khu vực canh tác.
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, đối tượng sản xuất nông
nghiệp, các công nghệ đang ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH - 2016

Trang 18


×