Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Tài liệu phát thanh về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình dành cho vị thành niên thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.52 KB, 111 trang )

TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

TÀI LIỆU PHÁT THANH VỀ
DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
DÀNH CHO VỊ THÀNH NIÊN/ THANH NIÊN

Hà Nội, năm 2014


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................................................3
AIDS......................................................................................................................................3
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người..............................................................3
BCS........................................................................................................................................3
Bao cao su.............................................................................................................................3
Bộ LĐTBXH..........................................................................................................................3
Bộ Lao động thương binh xã hội.........................................................................................3
DS-KHHGĐ..........................................................................................................................3
Dân số - Kế hoạch hoá gia đình...........................................................................................3
HIV........................................................................................................................................3
Virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người..........................................3
KHHGĐ.................................................................................................................................3
Kế hoạch hoá gia đình..........................................................................................................3
LTQĐTD................................................................................................................................3
Lây truyền qua đường tình dục............................................................................................3
QHTD....................................................................................................................................3
Quan hệ tình dục...................................................................................................................3
XHTD....................................................................................................................................3
Xâm hại tình dục...................................................................................................................3


SKSS......................................................................................................................................3
Sức khoẻ sinh sản.................................................................................................................3
SKSS/ SKTD..........................................................................................................................3
Sức khoẻ sinh sản/ Sức khoẻ tình dục.................................................................................3
SKSS VTN/TN.......................................................................................................................3
Sức khoẻ sinh sản Vị thành niên/ Thanh niên....................................................................3
TTT........................................................................................................................................3
Thuốc tránh thai...................................................................................................................3
VTN/TN.................................................................................................................................3
Vị thành niên/ Thanh niên...................................................................................................3
Bài 2: Vai trò của tình yêu trong cuộc sống của mỗi người?....................................................7

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................110

Tài liệu tham khảo…………………………………………………..…………………..111
2


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

BCS

Bao cao su

Bộ LĐTBXH


Bộ Lao động thương binh xã hội

DS-KHHGĐ

Dân số - Kế hoạch hoá gia đình

HIV

Virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

KHHGĐ

Kế hoạch hoá gia đình

LTQĐTD

Lây truyền qua đường tình dục

QHTD

Quan hệ tình dục

XHTD

Xâm hại tình dục

SKSS

Sức khoẻ sinh sản


SKSS/ SKTD

Sức khoẻ sinh sản/ Sức khoẻ tình dục

SKSS VTN/TN

Sức khoẻ sinh sản Vị thành niên/ Thanh niên

TTT

Thuốc tránh thai

VTN/TN

Vị thành niên/ Thanh niên

3


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

LỜI GIỚI THIỆU
Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình có vị trí quan trọng trong Chiến
lược Phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất
lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội. Đảng và Nhà nước luôn coi trọng
công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình ở cấp cơ sở.
Nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng và thực hiện hành vi đúng cho vị thành
niên/ thanh niên về những vấn đề mới trong công tác DS - KHHGĐ, Tổng cục DS
-KHHGĐ - Bộ Y tế biên soạn cuốn “Tài liệu phát thanh về Dân số - Kế hoạch

hoá gia đình dành cho vị thành niên/ thanh niên”. Cuốn tài liệu được xây dựng
dựa trên những câu chuyện có thật trong cuộc sống qua đó truyền tải kiến thức, kỹ
năng xử lý các tình huống theo chiều hướng tích cực và có thông điệp định hướng
hành vi để giúp VTN/TN dễ dàng áp dụng, thực hành.
Tài liệu gồm 50 bài phát thanh, mỗi bài dài trung bình 2 trang, đọc trong
khoảng thời gian 5 -7 phút. Cấu trúc của một bài phát thanh gồm có 3 phần:
-

Mở bài: Câu đầu ngắn gọn mở bài bằng cách gây chú ý. Câu thứ hai nêu chủ đề
của bài phát thanh. Câu thứ ba nêu lý do trình bày vấn đề.

-

Thân bài: Tuỳ theo nội dung của từng chủ đề có thể đưa ra: Câu chuyện, các
tình huống cụ thể; Cách giải quyết tình huống và hướng dẫn thực hành; Cũng có
thể là bài viết giới thiệu về các địa điểm cung cấp dịch vụ, mô hình Câu lạc bộ
điển hình…

-

Kết bài: Câu kết rút ra từ câu chuyện kể trên dưới dạng lời cam kết hoặc nhận
thức được từ câu chuyện để tóm tắt lời khuyên. Nhắc lại thông điệp chủ chốt.

Chúng tôi trân trọng cảm ơn các chuyên gia trong và ngoài ngành Y tế đã tham gia
biên soạn tài liệu này.

TỔNG CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ

4



Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

Bài 1: Tình bạn - Tình bạn khác giới
Chào quý vị và các bạn
Mời quý vị và các bạn nghe chương trình phát thanh về chăm sóc sức khỏe
sinh sản vị thành niên. Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ cùng bàn là Tình bạn – Tình bạn
khác giới tuổi vị thành niên/ thanh niên.
Các bạn thân mến, trong chúng ta ai cũng phải có bạn – đó là nhu cầu tối
thiểu trong cung bậc tình cảm của mỗi con người từ lúc còn bé cho đến khi lớn. Ở
lứa tuổi vị thành niên các em có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý. Lúc này, các em
phát triển mạnh tính độc lập, muốn tự khẳng định mình, muốn tách khỏi sự quản lý,
kiểm soát của gia đình, phát triển mạnh cá tính và muốn tìm kiếm những mối quan
hệ bạn bè cùng lứa, có cùng nhu cầu, sở thích. Nhu cầu về tình bạn trở nên quan
trọng và các em hay chịu ảnh hưởng của nhóm bạn đó, đặc biệt các em đã chú ý đến
người bạn khác giới và dễ nhầm lẫn tình cảm với bạn bạn khác giới đầu tiên như là
tình yêu. Ở lứa tuổi này các em thường kết thân với một nhóm bạn bao gồm có trai,
có gái trên cơ sở hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về
cách sống, lý tưởng, niềm tin.... Các em sẽ có sự gắn kết hơn khi cùng nhau tham
gia các hoạt động học tập, vui chơi. Tuy nhiên, có những lúc sự gắn kết này lại trở
thành mục tiêu để chúng bạn trêu ghẹo. Bạn Hằng năm nay 14 tuổi, là một cô gái
hoạt bát và ưa nhìn. Trong lớp, Hằng chơi thân với nhóm bạn có cả con trai và con
gái, nhóm của Hằng luôn tích cực tham gia các phong trào của trường. Cả nhóm
đang chuẩn bị cho tiết mục biểu diễn văn nghệ của trường thì Nhung hớt hải thông
báo Thành đánh nhau bị thầy bắt được giờ đang ngồi trong phòng hội đồng. Thì ra
Thành bị các bạn trong lớp gán ghép với Hằng khi hai người được chọn hát song ca
chính cho buổi biểu diễn, giải thích mãi không được tức quá Thành lao vào đánh
bạn.
Các em ạ, cho dù lứa tuổi nào thì việc trao đổi tâm tư, tình cảm, hoài bão
ước mơ và dự định trong cuộc sống giữa những người bạn khác giới là một nhu cầu

khách quan, cần thiết cho sự phát triển nhân cách hài hoà của bản thân mỗi giới.
Tình bạn khác giới luôn tồn tại ở mọi thời đại và không phân biệt tuổi trẻ hay tuổi
5


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

già. Vì vậy, trong mối quan hệ tình bạn khác giới, các em không nên: Gán ghép, chế
diễu ghép đôi bạn dù vô tình hay cố ý; cũng không nên ganh ghét, nói xấu nhau
hoặc đối xử thô bạo, nói bóng gió khi thấy bạn mình chơi với bạn khác giới; hay
ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu hoặc có thái độ lấp lửng, mập mờ gây cho
bạn khác giới sự hiểu lầm đó là tình yêu. Không bị bạn bè gán ghép như Thành
nhưng Dung lại rất buồn và lo lắng khi bị mẹ hiểu lầm mối quan hệ của em với Đức
và với các bạn khác. Dung và Đức là đôi bạn thân và học giỏi đều các môn, hai bạn
thường xuyên tổ chức những buổi tự học nhóm để kèm các bạn học chưa tốt. Kỳ thi
cuối năm sắp đến mà không thấy con gái ở nhà tập trung học, mẹ Dung rất lo lắng
vì sợ con gái “mới có ít tuổi mải chơi, rồi theo chúng bạn đua đòi yêu đương không
lo học hành” nên đã gay gắt cấm đoán mỗi khi Dung xin đi học nhóm. Và một lần
không kiềm chế được Dung đã cãi lại mẹ bởi Dung thấy mẹ không hiểu và tôn
trọng mình... Cũng có rất nhiều ông bố, bà mẹ như bố mẹ của Dung lo lắng cho con
cái của mình. Nhưng quý vị cũng cần hiểu ở lứa tuổi này các em muốn tự khẳng
định mình, muốn được đối xử như người lớn và cũng muốn có quan hệ xã hội, giao
lưu bạn bè và đó là điều rất bình thường. Dung và Thành đã có sự đồng cảm và
thông cảm cùng những người bạn của mình, muốn giúp các bạn trong học tập, đó là
điều tốt. Tuy nhiên để tránh cho mẹ hiểu lầm, Dung nên nói rõ với mẹ. Các bậc cha
mẹ cũng nên tôn trọng và lắng nghe con và chia sẻ với con để hiểu con mình đã làm
gì, đang làm gì và muốn làm gì để có sự hỗ trợ con kịp thời chứ không nên cấm
đoán khi chưa hiểu rõ việc làm của con.
Các bậc cha mẹ hãy tin tưởng khi con có thêm bạn, nhất là bạn khác
giới vì tình bạn sẽ giúp các em trưởng thành ngày một tốt hơn.

Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn./.

6


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

Bài 2: Vai trò của tình yêu trong cuộc sống của mỗi người?
Chào quý vị và các bạn!
Mời quý vị và các bạn nghe chương trình phát thanh về chăm sóc sức khỏe
sinh sản vị thành niên. Chủ đề hôm nay chúng tôi muốn trao đổi cùng quý vị và các
bạn là “vai trò của tình yêu trong cuộc sống”.
Là một cô gái đẹp, Linh được nhiều người theo đuổi, trong đó có Hùng.
Thấy Linh ít để ý đến mình, Hùng càng quyết tâm theo đuổi. Hùng luôn ăn mặc
sành điệu, lại có tác phong tỏ ra lịch sự và dí dỏm để gây sự chú ý của Linh và gạt
đi các “đối thủ” của mình. Ngày sinh nhật Linh, Hùng cố gắng tìm mua món quà ấn
tượng hơn hẳn quà của các bạn trai khác để tặng Linh và Hùng chính thức tỏ tình
với Linh. Theo các bạn, tình cảm của Hùng đối với Linh như thế có phải là tình yêu
không?
Các bạn thân mến,
Thực ra tình cảm của Hùng đối với Linh chưa phải là tình yêu mà Hùng chỉ
mong muốn chinh phục được Linh mà thôi. Bởi vì tình yêu là loại tình cảm đặc biệt,
là biểu hiện cao nhất của tình người, thúc đẩy mỗi người vượt qua cá nhân mình để
hoà hợp với nhau về tâm hồn, thể xác trên nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện gắn
bó với nhau. Trong tình yêu luôn có sự chân thành, tin cậy, tôn trọng và trách nhiệm
với nhau.
Đã một năm nay, Hạnh có mấy người bạn trai theo đuổi. Hạnh luôn niềm nở,
lịch sự và vui vẻ với tất cả mọi người. Nếu có người ngỏ lời, Hạnh đều cảm ơn và
nói chỉ muốn làm bạn. Nhưng rồi Hạnh thấy đã tới lúc phải chọn cho mình một
người để mỗi lần đi đâu sẽ có người đưa đón hoặc khi họp nhóm bạn bè cô sẽ không

chỉ có một mình như trước kia... Trong số những người theo đuổi minh, Hạnh thấy
Tuấn là người hiền lành, chu đáo, công việc ổn định, gia đình khá giả. Tuấn luôn
chiều theo các yêu cầu của Hạnh như mua sắm quần áo, mỹ phẩm, đi chơi... Hạnh
cho rằng Tuấn như vậy là hơn những người khác. Vì vậy khi Tuấn ngỏ lời, thay vì
từ chối như các chàng trai khác, Hạnh đã nhận lời yêu Tuấn. Trong câu chuyện này
Hạnh đã có sự ngộ nhận về tình yêu, Hạnh nhận lời yêu Tuấn để đáp ứng mong
muốn có người cặp đôi và có người chiều theo các nhu cầu sở thích của mình.
7


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

Quý vị và các bạn thân mến,
Trong cuộc sống muôn mầu muôn vẻ, mỗi người có một quan điểm về tình
yêu khác nhau nhưng chúng ta đừng nên yêu như Hùng hay yêu như Hạnh bởi quan
niệm về tình yêu của các bạn ấy chỉ dựa trên những toan tính của bản thân. Vì tình
yêu là một trong những cơ sở vững chắc cho hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Tình
yêu là sự đồng cảm của cả hai người yêu nhau, để giúp cho hai người được hoàn
thiện hơn, vị tha hơn, nhân ái hơn và thêm yêu cuộc sống hơn. Tình yêu tạo ra
những biến đổi sâu sắc trong tình cảm mỗi người nên nếu tình yêu phát triển theo
chiều hướng tiêu cực như yêu vì vụ lợi, yêu vội, yêu ngộ nhận ... sẽ dẫn đến các
hậu quả không hay cho cả hai người bởi điều cần thiết trong tình yêu đó là: sự quan
tâm, chăm sóc lẫn nhau; chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn; sự chung thuỷ với
người mình yêu; sự tôn trọng và thông cảm với các mối quan hệ xã hội của người
mình yêu.
Các bạn ạ, trong tình yêu không có chỗ cho vụ lợi hay giả dối. Tình yêu chỉ
đẹp và bền vững khi hai trái tim yêu cùng rung cảm, cùng chí hướng.
Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn./.

8



Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

Bài 3: Tình yêu và tình dục
Chào quý vị và các bạn
Mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe chương trình phát thanh về chăm sóc
sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên. Chủ đề hôm nay là tình yêu và tình dục.
Đây là vấn đề rất tế nhị, khó nói nhưng lại là vấn đề rất có ích trong chăm sóc SKSS
vị thành niên, thanh niên.
Quý vị và các bạn có biết, theo báo cáo điều tra quốc gia về VTN/TN năm
2009, VTN ngày càng có xu hướng yêu đương sớm, có 96% học sinh khẳng định có
cảm xúc yêu đương ở lứa tuổi học trò; gần 70% cho rằng đây là tình trạng phổ biến.
Độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu của vị thành niên đang thấp dần đi, năm 2009 là
18.1 tuổi giảm 1.5 tuổi so với năm 2004 (19.6 tuổi).
Mai và Trung yêu nhau đến nay đã 3 năm, gia đình hai bên đều coi họ là con
cái trong nhà chỉ chờ ngày hai bạn ra trường, có công việc ổn định là tính chuyện
đám cưới. Gần đây Trung luôn có những đòi hỏi Mai về “chuyện ấy”, Mai không
đồng ý vì cô thấy cả hai vẫn đang đi học, Mai muốn giữ gìn cho đến ngày cưới...
Nhưng Trung cho rằng trước sau hai người cũng sẽ là vợ chồng nên luôn gây áp lực
cho Mai từ hứa hẹn chuyển sang dọa đòi chia tay... bởi cho rằng Mai chưa hết lòng
yêu mình. Mai thấy băn khoăn và lo lắng vô cùng. Vì vừa chưa muốn chuyện ấy,
vừa sợ sẽ mất Trung.
Các bạn ạ, tình dục là nhu cầu sinh lý tự nhiên của mỗi con người, nhưng
phải là sự tự nguyện, hoà hợp về tâm hồn và thể xác giữa hai người. Là sự cần thiết
cho sự tồn tại của giống nòi. Tình dục có thể là các cử chỉ hành động đem lại cho
nhau khoái cảm như âu yếm, hôn, vuốt ve và kích thích để đạt được khoái cảm.
Giao hợp (quan hệ tình dục) cũng chỉ là một hình thức để thể hiện tình dục.
Tình yêu và tình dục luôn có mối quan hệ mật thiết bởi tình dục chính là một
phần không thể thiếu của tình yêu. Một tình cảm sâu sắc và một sự hòa hợp trong

tình dục của cả hai người yêu nhau sẽ tạo nên một mối quan hệ bền vững. Vì vậy,
quan hệ tình dục được xuất phát từ tình yêu, từ sự tự nguyện và có trách nhiệm với
nhau sẽ đem lại sự thoải mái và hạnh phúc. Ép buộc và cưỡng bức trong quan hệ
tình dục là hành vi xâm hại, bạo hành trong tình dục và là hành vi vi phạm pháp
9


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

luật. Thái độ và quan niệm của mỗi người với tình yêu sẽ ảnh hưởng đến thái độ
trong quan hệ tình dục. Nếu thái độ yêu chân tình, nghiêm túc thì trong quan hệ tình
dục thể hiện trách nhiệm với nhau. Nếu thái độ yêu là giả dối, vụ lợi thì tình dục sẽ
vô trách nhiệm và ích kỷ. Điều quan trọng trong tình yêu đó là cả hai người cần
phải biết tôn trọng và giữ gìn cho người mình yêu.
Ngày nay, nhiều bạn trẻ cho rằng cách duy nhất chứng tỏ tình yêu là phải có
quan hệ tình dục, với quan điểm đó các bạn đã đồng nhất tình yêu với tình dục.
Quan điểm này chưa thật sự đúng đắn và xuất phát từ nhận thức của một bộ phận
giới trẻ. Các bạn cho rằng đã yêu nhau là phải trao nhau tất cả, đã yêu thì phải
chứng minh tình yêu bằng hành động hoặc phải có tình dục thì mới giữ được tình
yêu... mà các bạn quên rằng khi chưa được thoả mãn thì con người lại càng muốn
tìm kiếm và muốn chinh phục.
Các bạn gái đừng bao giờ quên rằng: chính sự kín đáo, sự khéo léo gìn giữ
mình của người con gái sẽ càng làm cho người con trai thấy thu hút, hấp dẫn. Vì
vậy các bạn gái đừng nhẹ dạ cả nể, đừng thương cảm hay xiêu lòng trước sự nài nỉ,
giận hờn hay hứa hẹn của bạn trai mà dễ dàng tạo điều kiện cho “chuyện ấy” xảy ra
bởi quan hệ tình dục không phải là cái để chứng minh cho một tình yêu chân chính.
Trong tình yêu, cả hai người cần phải biết tôn trọng và giữ gìn cho người yêu của
mình. Quan hệ tình dục khi chưa được chuẩn bị sẵn sàng có thể để lại các hậu quả
như sốc tâm lý, dễ gây tổn thương gây viêm nhiễm các lây truyền qua đường tình
dục, mang thai ngoài ý muốn, có con ngoài ý muốn hoặc phải kết hôn khi còn đang

dang dở học hành.... và những điều đó có thể sẽ khiến cho các bạn trẻ cảm thấy ân
hận, nuối tiếc.
Các bạn hãy luôn nhớ: Để tình yêu bền vững thì sự tôn trọng lẫn nhau
cũng như sự hấp dẫn nhau lâu bền là điều rất cần thiết và chỉ có tình yêu mới
giữ được tình yêu.
Quý vị và các bạn vừa nghe bản tin phát thanh về tình yêu – tình dục.
Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn./.

10


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

Bài 4: Tình dục an toàn và có trách nhiệm
Chào quý vị và các bạn
Mời quý vị và các bạn nghe chương trình phát thanh về chăm sóc sức khỏe
sinh sản vị thành niên, thanh niên. Chủ đề hôm nay là Tình dục an toàn và có trách
nhiệm.
Tình dục an toàn và có trách nhiệm là tình dục không dẫn đến có thai ngoài
ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS. Để có tình
dục an toàn và có trách nhiệm, hai người phải cùng nhau thống nhất lựa chọn sử
dụng biện pháp tránh thai phù hợp. Với VTN/TN, biện pháp tránh thai tốt nhất là sử
dụng bao cao su đúng cách để tránh mang thai ngoài ý muốn và không bị mắc các
bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS. Thực hiện tình dục an toàn sẽ
bảo vệ bạn tình không lây nhiễm hoặc lây nhiễm cho người khác những bệnh như:
viêm gan, HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và ngăn ngừa có thai
ngoài ý muốn một cách chủ động. Thực hiện tình dục an toàn cũng là một khía cạnh
thể hiện tình dục có trách nhiệm. Ngoài ra, tình dục có trách nhiệm còn được biểu
hiện ở chỗ quan tâm đến cảm xúc của người mình yêu, biết dừng lại khi người yêu
chưa sẵn sàng cho chuyện ấy, cùng nhau chia sẻ và tìm cách giải quyết phù hợp nếu

lỡ mang thai ngoài ý muốn.
Hà My quen Vỹ cách đây 3 tháng, cô bé thấy rất thích và tin tưởng vào Vỹ.
Sinh nhật lần thứ 17 của Vỹ, khi các bạn về hết, chỉ còn lại hai người Vỹ muốn món
quà My tặng mình đó là “làm chuyện ấy”. My không muốn điều đó vì cả hai còn rất
trẻ và đang đi học, họ mới quen nhau trong khoảng thời gian ngắn và My cũng rất lo
sợ nếu như mình có thai… nhưng Vỹ khăng khăng nói rằng điều đó là bình thường
đối với những người đang yêu nhau, và chỉ có điều ấy mới chứng tỏ được tình yêu
của cả hai và hai người đã tranh luận rất gay gắt…My thực sự rất phân vân không
biết nên nghe theo lời Vỹ hay nghe cảm nhận của chính mình? Nhưng My cũng lo
sợ sẽ mất Vỹ nếu My không đồng ý!
Trong câu chuyện trên My cần phải lường trước hậu quả của việc ra quyết
định có hay không quan hệ tình dục là một điều rất quan trọng bởi vì My có thể sẽ
cảm thấy tội lỗi và thất vọng nếu cho rằng mình đã quyết định sai lầm và cảm thấy
11


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

bản thân chưa sẵn sàng chuyện đó. Vì vậy My cần phải suy nghĩ thật chín trước khi
đưa ra quyết định. My hãy cân nhắc về những hậu quả có thể xẩy ra bởi hậu quả đó
sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của My. My cần phải xem đã thật sự hiểu rõ về
Vỹ hay chưa? Cũng như bản thân đã hiểu rõ về tình dục và tình dục an toàn hay
chưa! My hãy trao đổi với Vỹ những lo lắng của mình, về khả năng có thai ngoài ý
muốn hoặc cả hai có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ ảnh
hưởng đến sức khoẻ, học tập...., về việc cả hai chưa sẵn sàng để kết hôn và sinh con
vì cả hai vẫn đang sống phụ thuộc cha mẹ, gia đình. Điều quan trọng là My có
quyền từ chối không quan hệ tình dục với Vỹ khi chưa sẵn sàng. My cần phải kiên
quyết nhưng cũng hết sức nhẹ nhàng, khéo léo khi thuyết phục Vỹ để vẫn duy trì
được tình cảm giữa hai người.
Quý vị thân mến,

Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều có những lý do khác nhau để
lựa chọn, quyết định về quan hệ tình dục vì vậy các bạn hãy kiên định với lựa
chọn của mình và hãy tôn trọng với lựa chọn của người khác.
Quý vị và các bạn vừa nghe bản tin phát thanh về tình dục an toàn và có
trách nhiệm.
Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn./.

12


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

Bài 5: Hậu quả của QHTD không an toàn trước hôn nhân
Chào quý vị và các bạn
Mời quý vị và các bạn nghe chương trình phát thanh về chăm sóc sức khỏe
sinh sản vị thành niên. Chủ đề hôm nay là Hậu quả của quan hệ tình dục không an
toàn trước hôn nhân.
Quý vị và các bạn thân mến, hiện nay, ở Việt Nam, nhóm Vị thành niên/ thanh
niên đang chiếm một tỉ lệ lớn trong dân cư, những năm gần đây, tuổi quan hệ tình
dục lần đầu của thanh niên ngày càng giảm đi. Theo điều tra quốc gia về vị thành
niên/thanh niên lần thứ 2 thực hiện năm 2009, tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung
bình là 18,1 tuổi, giảm 1,5 tuổi so với năm 2004. Tuy nhiên, vị thành niên/ thanh
niên chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về quan hệ tình dục an toàn, đặc
biệt là các kiến thức về phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. VTN/TN chưa có ý
thức để chủ động tự trang bị cho mình những kiến thức về chăm sóc SKSS/ SKTD
nên không lường trước được hậu quả của việc QHTD trước hôn nhân.
Mai Lan đang học lớp 12 và có người yêu học năm thứ hai đại học. Tình cảm của
hai người rất thắm thiết và có nhiều dự định trong tương lai. Trong một lần đi dã ngoại
cuối tuần với nhóm bạn thân ở Mai Châu, sau khi uống một chút rượu, không kiềm chế
nổi mình hai bạn đã thử “trái cấm”. Kể từ sau lần đó, hai bạn thỉnh thoảng quan hệ tình

dục với lý do “đằng nào cũng là của nhau rồi” mà không sử dụng một biện pháp tránh
thai an toàn nào cho dù đôi lúc Mai Lan cũng cảm thấy không thoải mái... Gần đây Mai
Lan thấy đã chậm kinh hơn 1 tháng, rất lo lắng cô đi bệnh viện để kiểm tra. Trong lúc
chờ bác sỹ trả kết quả, Mai Lan nghe chị khách ngồi cạnh kể chuyện chị bị nhiễm trùng
sau lần phá thai khi cả hai vẫn còn là sinh viên, ra trường lấy nhau mãi mà không có
con, đi khám mới biết chị rất khó có con lại. Sau 5 năm chữa chạy đủ cách chị mới có
bầu bé đầu tiên. Mai Lan cảm thấy lo lắng và sợ hãi, cô thầm nghĩ nếu mình cũng
giống như chị thì sẽ ra sao? nếu biết hậu quả thế này ngay từ đầu mình đã từ chối. Thật
may cho Mai Lan khi được bác sỹ thông báo cô bị rối loạn kinh nguyệt, và bác sỹ cũng
tư vấn cho cô, nếu hai người vẫn tiếp tục quan hệ tình dục trong thời điểm này thì nên
thống nhất sử dụng một biện pháp tránh thai phù hợp.

13


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

Quý vị thân mến, quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể để lại hậu quả xấu
về tâm lý và sức khoẻ cho cả bạn nam và bạn nữ như: Bạn nữ có mặc cảm tội lỗi,
không còn tự tin với bản thân và với người yêu, luôn lo sợ bị người yêu ruồng bỏ;
có thể nhiễm các bệnh LTQĐTD, có thể mang thai, sinh ra những đứa con khi còn
đang đi học, chưa có điều kiện kinh tế để lo cho con. Nếu phải phá thai có thể dẫn
đến nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến sức khoẻ người con gái và hạnh phúc gia đình về
sau. Phía bạn nam có cảm giác nghi ngờ vì sự dễ dãi của bạn gái đối với mình cũng
có thể xẩy ra với người con trai khác. Trong quan hệ tình dục, ham muốn sẽ thường
đến từ cả hai phía, tuy nhiên nam giới thường chủ động hơn còn nữ giới thường bị
động nhưng lại phải chịu hậu quả trực tiếp, nặng nề, vì vậy để tránh các hậu quả trên,
các bạn hãy tránh những cuộc hẹn hò ở nơi kín đáo, riêng biệt. Luôn tỉnh táo và tránh
dùng các chất kích thích như rượu, bia. Khi bạn trai biểu lộ sự đòi hỏi, có cử chỉ kích
động thì bạn gái hãy nhắc nhở, từ chối một cách tế nhị nhưng cương quyết.

Các bạn thấy đấy, trong cậu chuyện trên, nếu như Mai Lan và bạn trai xác định
được rõ định hướng của mình trong trường hợp hai bạn vẫn còn đang đi học và tìm
kiếm sự nghiệp trong tương lai thì hai bạn đã có những quyết định đúng đắn hơn trong
việc có hay không quan hệ tình dục.
Thật may cho Mai Lan vì lần này không có hậu quả gì xảy ra, nhưng không phải
lúc nào cũng như vậy. Mai Lan nên biết rằng cô có toàn quyền quyết định việc không
tiếp tục có quan hệ tình dục với bạn trai nếu có bất kỳ lý do gì khiến cô thấy không
thoải mái trong chuyện này như: lo lắng có thai, lo lắng về việc chưa phải là thời điểm
thích hợp để chuyện này xảy ra, lo lắng gia đình và bạn bè phản đối hoặc không chấp
nhận, lo lắng về tình cảm của hai người sau khi chuyện này đã trở nên nhàm chán... tuy
nhiên, để làm được điều này, Mai Lan cần thành thực với bản thân mình, Mai Lan nên
xem lại tình cảm của mình, thái độ và tình cảm của người yêu đối với cô cũng như tình
cảm và tình huống xảy ra quan hệ tình dục lần trước.
Nếu như Mai Lan thật sự không muốn quan hệ tình dục thì chính bản thân cô phải
tôn trọng suy nghĩ ấy và đừng để bạn trai làm lung lay. Còn nếu Mai Lan vẫn tiếp tục
quan hệ tình dục thì hai bạn phải có trách nhiệm cùng nhau thống nhất lựa chọn sử
dụng biện pháp tránh thai phù hợp. Cả hai bạn vẫn đang đi học thì biện pháp tránh thai

14


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

tốt nhất là sử dụng bao cao su để tránh mang thai ngoài ý muốn và không mắc các bệnh
lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS.
Các bạn nên nhớ: Quan hệ tình dục không an toàn trước hôn nhân có thể dẫn
đến mang thai ngoài ý muốn, sinh con ngoài ý muốn và nhiễm các bệnh lây truyền
qua đường tình dục. Vì vậy các bạn gái có quyền từ chối quan hệ tình dục khi chưa
sẵn sàng. Và các bạn trai hãy tôn trọng, gìn giữ cho người yêu của mình.
Quý vị và các bạn vừa nghe bản tin phát thanh về hậu quả của quan hệ tình dục

trước hôn nhân.
Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn./.

15


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

Bài 6: Các rối loạn biệt hoá về giới tính sinh dục
Chào quý vị và các bạn!
Mời quý vị và các bạn nghe chương trình phát thanh về chăm sóc sức khỏe
sinh sản vị thành niên. Chủ đề hôm nay là Các rối loạn biệt hóa giới tính sinh dục.
Quý vị và các bạn thân mến,
Biệt hóa giới tính sinh dục là quá trình phát triển những khác biệt giới tính
của bào thai sẽ là trai hay là gái. Ở đây chính do sự có mặt của kháng nguyên H-Y
(nhiễm sắc thể Y) đã dẫn đến sự biệt hóa giới tính của bào thai sẽ là trai hay là gái.
Khi trứng đã được thụ tinh phân chia được 8 tế bào là giai đoạn bào thai
được 5-6 ngày tuổi sẽ hoàn thành một trong những lớp trong túi mầm. Có thể là tế
bào mầm. Giai đoạn ngày thứ 17-21 sau thụ tinh, các tế bào mầm phát triển, cư trú ở
nội bì của thành sau ống niệu nang. Khi bào thai được 28-46 ngày tuổi tế bào mầm
sẽ di chuyển, một phần phát triển thành lồi sinh dục, phần còn lại phát triển thành
lồi trung thận. Sau khi di chuyển, các tế bào mầm hoặc chuyển sang nguyên bào
tinh hoặc chuyển sang nguyên bào noãn có liên quan đến sự phát triển của tuyến
sinh dục. Nhờ sự có mặt của kháng nguyên H-Y (nhiễm sắc thể Y) tế bào mầm gốc
sinh dục trở thành tinh hoàn bào thai. Nếu là tinh hoàn bào thai thì tế bào nguyên
thủy trở thành tinh hoàn. Còn khi không có kháng nguyên H-Y (nhiễm sắc thể Y)
không có sự khác nhau trong phát triển buồng trứng ở giai đoạn sớm. Khi bào thai
được 45-55 ngày tuổi, mầm gốc của tuyến sinh dục chuyển dần sang buồng trứng
bào thai. Nếu là buồng trứng bào thai thì các tế bào mầm phân chia gián phân và
chuyển thành tế bào noãn.

Sự biệt hóa giới dù là phát triển theo giới nào cũng đều xuất phát từ một
nguồn gốc. Sự biệt hóa giới gồm:
-

Sự phát triển tuyến sinh dục.

-

Sự phát triển đường hoặc ống sinh dục.

-

Sự phát triển của bộ phận sinh dục ngoài.
Quá trình biệt hóa giới tính bắt đầu từ hệ thống xác định nhiễm sắc thể giới

tính XX hay nhiễm sắc thể giới tính XY. Sau khi trứng đã được thụ tinh. bào thai sẽ
phát triển thành trai nếu nhiễm sắc thể giới tính là XY, bào thai sẽ phát triển thành
16


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

gái nếu nhiễm sắc thể giới tính là XX. Tuy nhiên đối với con trai thì Androgen do
tinh hoàn bào thai sản sinh kích thích sự phát triển bộ máy sinh dục trong của nam.
Riêng tế bào Serrtoli không mẫn cảm với Androgen vẫn giữ trạng thái không trưởng
thành cho đến khi sinh ra và nó sẽ phát triển trong thời gian dậy thì để hoàn thiện
ống sinh tinh, ống dẫn tinh của bộ máy sinh dục nam.
Sự biệt hóa cơ quan sinh dục ngoài bắt đầu khi bào thai được 7 tuần tuổi. Khi
ấy lồi sinh dục xuất hiện.Sự biệt hóa sinh dục được hoàn chỉnh ở tuần thứ 14 đối với
thai con gái và ở tuần thứ 16 đối với thai con trai. Cơ quan sinh dục của thai nhi gần

như hoàn thiện. Nhưng chúng chưa có hoạt động. Phải đến tuổi dậy thì, có sự hoạt
động của tuyến Yên kích thích mới khởi động hoạt động của bộ máy sinh dục mạnh
mẽ rõ rệt ở nam là sự xuất tinh lần đầu và ở nữ có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
Như vậy, sự biệt hóa giới tính sinh dục là một quá trình dài – từ thời kì phôi
thai tới hết tuổi dậy thì và quá trình ấy cũng hết sức phức tạp chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ cơ thể mẹ. Vì vậy trong 3 tháng đầu của thai nhi nếu mẹ bị nhiễm một số
bệnh cấp tính như cúm, cảm sốt, sốt rét cũng dễ gây tai biến cho sự phát triển của
thai nhi, dẫn tới các dị tật bẩm sinh. Từ tháng thứ tư trở đi, nếu mẹ bị các bệnh mãn
tính thì cũng đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy những
phụ nữ có các bệnh mãn tính nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn có nên mang
thai hay không. Khi thai được 2 tháng có thể xét nghiệm nước ối để chẩn đoán các
bệnh di truyền. Khi thai được 4 tháng có thể chẩn đoán siêu âm để xem thai có bị di
tật hay không.
Trong quá trình biệt hóa giới do lỗi mã gien và do tác động từ các bệnh lý
của cơ thể mẹ dẫn đến một số rối loạn biệt hóa giới tính như:
Lưỡng giới thật: là bệnh lý của người có cả tổ chức buồng trứng và tinh
hoàn. Hoặc hai tuyến sinh dục riêng biệt, hoặc hai tổ chức sinh dục ở trên cùng một
tuyến sinh dục. Nguyên nhân là do tế bào sinh dục không phân ly , cộng với việc
mất một vài tế bào của dòng tế bào này và giữ lại dòng tế bào khác hoặc do nhiễm
sắc thể dạng khảm (chimerism). Lưỡng giới thật có nhiễm sắc thể đồ 46,XX/46,XY
thiên về Nam hơn là Nữ.
Lưỡng giới giả kiểu Nam: gọi tắt là Nam giả Nữ là những người mang
nhiễm sắc thể Y nhưng cơ quan sinh dục ngoài không phát triển như nam giới bình
17


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

thường. Các nguyên nhân gây giả Nam, giả Nữ bao gồm: sự bất thường về tế bào di
truyền học, nguyên nhân do sai lầm xử dụng thuốc, do sự thiếu sót sinh tổng hợp

testosterone và sự thiếu sót hoạt động androgen.
Lưỡng tính giả kiểu Nữ: gọi tắt là giả Nam, là trường hợp nhiễm sắc đồ và
tuyến sinh dục là nữ nhưng bộ phận sinh dục ngoài đã bị nam tính hóa. Sự nam tính
hóa của nữ xảy ra khi androgen xuất hiện trong thời kỳ bào thai. Mức độ nam tính ít
hay nhiều tùy thuộc vào thời gian tiếp xúc với androgen. Ngoài các nguyên nhân
mang tính di truyền cũng có thể trong thời gian mang thai người mẹ đã sử dụng
nhiều loại thuốc dạng androgen.
Các rối loạn biệt hóa giới tính dẫn đến sự sai lệch giới tính- lưỡng giới. Tuy
lưỡng giới chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ trong dân số nhưng là những người đáng quan
tâm. Nếu được chẩn đoán càng sớm càng giải thoát được sang chấn tâm lý cho
người bệnh. Tuy nhiên đây là việc phải làm hết sức thận trọng thông qua các xét
nghiệm, giúp đỡ tế nhị, kín đáo được đưa đi khám các chuyên khoa để có kết luận
chẩn đoán về giới một cách chính xác trước khi điều trị can thiệp.
Lưỡng giới là do các rối loạn biệt hóa giới tính ngay từ khi còn là bào thai
dẫn đến. Nó là bệnh như các bệnh khác vì vậy cần được khám để chữa trị kịp thời.
Tốt nhất là được chữa trị trước 18 tuổi để khẳng định mình chính là Nam hay đích
thị là Nữ.
Nếu bạn có biểu hiện không bình thường về giới tính xin đừng ngại
Hãy đi khám ngay để được giúp đỡ kịp thời .
Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn!

18


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

Bài 7: Trì hoãn quan hệ tình dục
Chào quý vị và các bạn
Mời quý vị và các bạn nghe chương trình phát thanh về chăm sóc sức khỏe
sinh sản vị thành niên. Chủ đề hôm nay là “trì hoãn quan hệ tình dục”.

Các bạn thân mến,
Mỗi năm ở nước ta có khoảng 300 ngàn ca phá thai ở độ tuổi từ 15 đến 19
tuổi tức là độ tuổi vị thành niên. Trong số đó, có nhiều ca dẫn đến tai biến nguy
hiểm và cả tử vong. Đó quả là một con số đáng báo động khiến chúng ta phải tìm
cách phòng ngừa, không thể để mình phải chịu hậu quả này. Một trong những cách
phòng ngừa mang thai và phá thai ở vị thành niên là trì hoãn quan hệ tình dục lần
đầu.
Tại sao phải trì hoãn quan hệ tình dục lần đầu? Tuổi vị thành niên là thời kỳ
chuyển tiếp từ giai đoạn ấu thơ sang giai đoạn trưởng thành, là giai đoạn có sự thay
đổi lớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Trong giai đoạn này cơ thể có nhiều biến đổi
quan trọng về hình thể cũng như tâm lý. Các bạn trai muốn tự khẳng định mình,
muốn được công nhận mình là người lớn. Các bạn gái bắt đầu chú ý đặc biệt đến
hình thể, thích soi gương, thích ngắm vuốt làm đẹp. Các bạn bắt đầu có những xúc
cảm khi gần bạn khác giới, nghĩ đến chuyện yêu đương và dần dần phát triển lòng
ham muốn tình dục. Tuy nhiên, mặc dù cơ thể phát triển nhanh lớn xác nhưng chưa
gọi là trưởng thành mà cơ thể vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện cả
về thể chất và tinh thần. Sự phát triển đối với cơ thể nữ cho đến 25 tuổi, nếu có quan
hệ tình dục và sinh con sớm sẽ làm ngừng quá trình phát triển này. Mức độ nhận
thức và ứng xử trong cuộc sống của các bạn vẫn chưa chín chắn. Quan hệ tình dục ở
tuổi vị thành niên có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục do cơ quan này chưa phát
triển hoàn thiện. Bên cạnh đó, các bạn còn thiếu những kiến thức hiểu biết về tình
dục và sức khỏe sinh sản nên dễ mang thai ngoài ý muốn, sinh con ngoài ý muốn.
Đó thực sự là một thảm họa, là gánh nặng cho bản thân các bạn, cho gia đình và xã
hội. Vì vậy, càng trì hoãn quan hệ tình dục lần đầu được lâu bao nhiêu càng tốt, ít
nhất là sau tuổi 25 đối với nữ .

19


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN


Vậy, làm thế nào để trì hoãn quan hệ tình dục lần đầu? Câu chuyện sau đây
có thể là một gợi ý cho các bạn. My và Thắng học cùng lớp 12. Họ rất thân nhau và
sự cảm mến chuyển thành tình yêu lúc nào không biết. Tôn trọng nhau nhưng không
tránh khỏi những giây phút ham muốn nhất thời. Rất may, cả hai bạn đều đã được
tham gia lớp tập huấn về sức khỏe và tâm lý vị thành niên do nhà trường tổ chức
nên họ biết cách vượt qua. Hai bạn thống nhất với nhau không vượt quá giới hạn.
Thật khó kiềm chế khi chỉ có hai người với nhau. Vì vậy, để tránh xảy ra chuyện đó,
Thắng chỉ sang chơi nhà My khi có cả người khác ở nhà. Mỗi khi cảm xúc dâng
trào, hai bạn thường dừng việc gặp gỡ để chia tay nhau ai về nhà nấy. Nhờ đó mà họ
đã giữ được sự thiêng liêng của tình yêu cho đến ngày cưới khi mà cả hai đã tốt
nghiệp đại học và có công việc ổn định. Đôi vợ chồng này cũng tâm sự rằng họ biết
dừng lại đúng lúc nhờ sự tôn trọng và ý thức được tác hại của việc ăn trái cấm. Nếu
không họ khó mà trì hoãn chuyện ấy hết lần này đến lần khác như vậy. Bởi chỉ cần
xảy ra một lần là lần sau không thể cưỡng nổi.
Các bạn thấy đấy,
Những lúc bên nhau, gần gũi nhau, hai bạn đều có thể bị kích thích dẫn đến
chuyện kia. Vậy để trì hoãn quan hệ tình dục thì tốt nhất là hãy tránh ngay từ đầu
những tình huống khó xử. Đừng dẫn nhau vào chỗ vắng vẻ, đừng sang nhà nhau khi
không có ai khác ở nhà. Phải dừng ngay việc âu yếm đang có chiều lả lơi. Bạn gái
hãy lưu ý, lúc vui thì cả hai cùng vui nhưng hậu quả chỉ có mình bạn gánh chịu. Bạn
nên trao đổi thẳng thắn với người yêu về tình dục, rằng đối với bạn bây giờ chưa
phải lúc. Sự trao đổi đó không những tránh cho bạn khó xử mà còn giúp bạn và bạn
trai hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau hơn.
Hãy nói không với quan hệ tình dục khi bạn đang còn đi học.
Cảm ơn quý vị và các bạn đã chú ý lắng nghe!

20



Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

Bài 8: Kỳ thị tình dục đồng giới – nguyên nhân của sự kỳ thị.
Chào quý vị và các bạn!
Mời quý vị và các bạn nghe chương trình phát thanh về chăm sóc sức khỏe
sinh sản vị thành niên. Chủ đề hôm nay là “Kỳ thị tình dục đồng giới và nguyên
nhân của sự kỳ thị đó.”
Các bạn hẳn cũng sẽ có chút bất ngờ khi nghe Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh
tế và Môi trường (ISEE), thông báo ước tính con số người đồng tính tại Việt Nam là
1,65 triệu người, tương đương với khoảng 2% dân số. Từ giữa thế kỷ 20, đồng tính
dần dần không còn bị xem là một căn bệnh và phạm pháp ở hầu hết các nước phát
triển. Tại châu Á hiện chưa có quốc gia nào chấp nhận hôn nhân hoặc kết hợp dân
sự đồng tính, tuy nhiên thái độ của nhiều quốc gia khác với tình dục đồng tính cũng
đã có nhiều thay đổi trong nhìn nhận thực tế này. Tình dục đồng tính tại Việt Nam
cũng đang là vấn đề được xã hội rất quan tâm.
Hiện nay, đa số người đồng tính đều phải chịu sự kỳ thị và phân biệt đối xử
của cả gia đình và xã hội thường là do truyền thống văn hóa, đạo lý. Sự kỳ thị tình
dục đồng tính thường xuất phát từ những người không quen biết hoặc không thân
thiết với người đồng tính. Nguyên nhân là do việc thiếu hiểu biết về người đồng
tính và tình dục đồng tính nên việc hai người cùng giới yêu nhau họ cho là bất bình
thường, chê bai và cho rằng có vấn đề. Một lý do nữa, người ta kỳ thị người đồng
tính vì người Việt Nam thường cho rằng một người sinh ra và lớn lên phải có gia
đình, lấy vợ lấy chồng, sinh đẻ con, trong khi đó hôn nhân những người đồng giới
không thể có con. Người ta lạ lùng khi hôn nhân cùng giới, không thể sinh con.
Biểu hiện của những kỳ thị này thường là dư luận qua những lời bàn tán, dèm pha
cho rằng đồng tính là trái với lẽ tự nhiên, là ăn chơi, là bệnh hoạn. Minh Hằng, một
les (lesbian - đồng tính nữ) ở Hà Nội chia sẻ: “Em nghe thấy nhiều người bàn tán
sau lưng, cho rằng mình là bệnh hoạn, là không bình thường nên mới như vậy chứ
làm gì có loại tình yêu như thế. Họ không hiểu được là bản thân em cũng đâu muốn
mình là người như vậy”.

Các bạn có lẽ cũng thấy sự kỳ thị và phân biệt đối xử từ gia đình và những
người thân thường mạnh mẽ hơn cả. Bằng tình thương và trách nhiệm của mình, các
21


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

thành viên trong gia đình thường dùng mọi cách để ngăn cấm khi biết con mình có
quan hệ đồng giới. Từ khuyên bảo, ngọt ngào tình cảm đến những biện pháp mạnh
mẽ như cấm ra ngoài, đánh đập, đưa đến bệnh viện chữa bệnh, thậm chí sử dụng
đông tây y kết hợp với tâm linh cúng bái cũng chỉ với mong muốn thay đổi thực
trạng đồng tính cho con.
Mặc dù hiện nay, qua truyền thông và mạng xã hội, mọi người có quan niệm
cởi mở cảm thông hơn về đồng tính, song tâm lý khó chấp nhận những điều bất
thường vẫn còn khá phổ biến. Đặc biệt là ở Việt Nam, những người lớn tuổi thường
khó chấp nhận nhóm đồng tính hơn là những người trẻ tuổi. Họ thường cho rằng
đồng tính là trái với tự nhiên, trái với thuần phong mỹ tục, trái với luân thường đạo
lý, với lẽ đời, nó là điều bất thường cần phải loại bỏ, trong khi những người trẻ tuổi
thường có cách nhìn cảm thông hơn…Người đồng tính cũng như mọi người bình
thường khác, họ có quyền yêu nhau và lấy nhau.
Sự kỳ thị phân biệt đối xử của cộng đồng có thể gây ra những tổn thương
nặng nề về tâm lý và sức khỏe cho những người đồng tính. Thậm chí đã có người
đồng tính có ý định hoặc hành vi tự tử. Bởi vậy, họ cần ở cộng đồng xã hội, những
người xung quanh sự chấp nhận và tôn trọng con người thực của mình.
Các bạn thân mến, tổ chức y tế thế giới đã coi “Tình dục đồng tính là
một khuynh hướng tình dục của một bộ phận dân cư trong cộng đồng, chúng
ta cần tôn trọng và đón nhận bình thường trong cuộc sống.”
Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

22



Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

Bài 9: Tình dục đồng giới – có chấp nhận được không?
Chào quý vị và các bạn!
Mời quý vị và các bạn nghe chương trình phát thanh về chăm sóc sức khỏe
sinh sản vị thành niên. Chủ đề hôm nay là tình dục đồng giới, tại sao lại xảy ra tình
dục đồng giới và tình dục đồng giới có chấp nhận được hay không?
Quý vị và các bạn thân mến,
Những cái nhìn lệch lạc về đồng tính đã dẫn đến không ít những câu chuyện
đau thương. Là một học sinh lớp 10 ngoan ngoãn, học giỏi và được thầy cô, bạn bè
yêu quý, khi Minh phát hiện mình chỉ rung động trước các bạn đồng giới, em đã vô
cùng hoang mang. Khi ở lớp, em trở nên nhạy cảm với những va chạm thể xác với
các bạn nữ, cũng như cảm thấy lo lắng, né tránh khi chủ đề nói chuyện động chạm
đến vấn đề đồng tính. Em đã phải trải qua những ngày sống trong khủng hoảng, lo
sợ rằng bạn bè, người thân sẽ phát hiện và xa lánh, căm ghét em. Em chỉ có thể tìm
được sự an ủi khi chia sẻ trên những diễn đàn dành cho người đồng giới. Chỉ ở đây,
em mới cảm thấy mình được chấp nhận và tìm được những tiếng nói chung. Nhưng
giấy thì làm sao gói được lửa, trải qua 2 năm sống trong giấu giếm, bí mật, Minh đã
bị phát hiện khi chị gái em vô tình vào phòng và đọc được những dòng tâm sự của
em trên diễn đàn mạng xã hội. Sự phản đối gay gắt, thái độ hắt hủi, không chấp
nhận của người nhà đã đẩy Minh đến bờ vực tuyệt vọng, và em đã bỏ nhà ra đi.
Ngày nay, tình dục đồng giới – hay còn gọi là đồng tính đã không còn là chủ
đề quá mới lạ đối với xã hội hiện đại nữa. Theo một điều tra, có 90% người được
hỏi biết về đồng tính và 62% biết về việc sống chung như vợ chồng giữa hai người
cùng giới. Tuy nhiên, nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với đồng tính vẫn còn
là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Tình dục đồng giới xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do bẩm sinh hoặc do
tâm lý. Các nhà nghiên cứu đã từng cho rằng, đồng tính là do một bộ gen quy định.

Tuy nhiên, nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học thuộc khu vực châu Á đã chỉ ra
rằng sự giống nhau về thiên hướng tình dục không tương ứng với sự giống nhau về
kiểu gen. Yếu tố kiểu gen nếu có thì nó đã bị các yếu tố khác nổi trội hơn lấn áp.
Nghiên cứu mới nhất vào tháng 6/2012 chỉ ra rằng, vùng đồ thị trên não của những

23


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

người đồng tính có sự khác biệt nhất định so với những người có xu hướng tình dục
khác giới.
Bên cạnh những nguyên nhân sinh học, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng,
ngoài trường hợp đồng tính bẩm sinh còn tồn tại đồng tính tâm lý. Đây là dạng đồng
tính phổ biến nhất hiện nay, thể hiện sự ngưng phát triển về mặt tâm lý và tính dục.
Nó được hình thành ngay từ nhỏ do sự tác động qua lại của các yếu tố sinh học, tâm
lý và xã hội, có thể là trước cả khi cá nhân có trải nghiệm về tình dục. Một trong
những nguyên nhân có thể là do cá nhân đã phải trải qua những sang chấn như tuyệt
vọng, bạo lực hay ám ảnh, ghen tuông dữ dội.
Hiện nay vẫn còn một số đông tin rằng, đồng tính là một dạng bệnh và có thể
điều trị. Tuy nhiên, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) khẳng định: Đồng tính
không phải là bệnh mà chỉ là một biểu hiện của xu hướng tình dục. Khuynh hướng
tình dục của con người là điều không thể lựa chọn, nó được hình thành có tính liên
tục từ khi một cá nhân còn nhỏ cho đến tuổi đầu trưởng thành.
Đồng tính nam hay nữ, lưỡng tính hay dị tính đều là những khuynh hướng
bình thường và cần được tôn trọng như nhau. Việc bắt hoặc thuyết phục người đồng
tính thay đổi là điều không thể, một số người sẽ cảm thấy áp lực khi phải thay đổi,
cố gắng làm cái điều mà mình không thể, dẫn đến trạng thái bị stress hay tuyệt
vọng, thậm chí là tự tử. Chúng ta cần chuẩn bị cho mình nhận thức và thái độ đúng
đắn về tình dục đồng giới cũng như đứng lên chống lại những định kiến, hành động

sai lệch của một nhóm người trong xã hội về vấn đề này.
Chúng ta “Hãy tôn trọng tình dục đồng giới”, đó là thông điệp mà chúng
tôi muốn chia sẻ với các bạn trong bản tin này.
Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn!

24


Tài liệu phát thanh về DS - KHHGĐ dành cho VTN/TN

Bài 10: Là một người đồng tính, tôi phải làm sao?
Chào quý vị và các bạn !
Mời quý vị và các bạn nghe chương trình phát thanh về chăm sóc sức khỏe
sinh sản vị thành niên, thanh niên. Chủ đề hôm nay : “Là một người đồng tính, tôi
phải làm sao”?
Quý vị và các bạn thân mến,
Lúc nhỏ, mẹ vẫn thường bảo tôi phải đi bên phải, đi như vậy sẽ ít bị xe cộ va
vào, người ta chỉ đi bên phải thôi chứ ai lại đi bên trái. Vậy mà, hiện tại tôi thấy
mình như đang đi trái đường vậy, còn mọi người toàn đi bên phải.
Đi bên trái, đi bên cái ngã rẽ của cuộc đời, đôi khi tôi tưởng chừng mình
chẳng biết đi về đâu. Người ta có thể công khai với giới tính của mình, người ta đi
như vậy là phải đường, còn tôi thì đã sai, đi sai với cả quy luật tạo hóa, bởi tôi là
người đồng tính. Tôi yêu mẹ nhất, người đã dạy bảo tôi từng chút một từ khi còn bé.
Tôi vẫn nhớ như in những lần được trò chuyện tâm sự, mẹ vẫn khen con gái mẹ
xinh xắn, đáng yêu, dường như mẹ rất hạnh phúc khi có tôi. Bên cạnh những lúc
nghịch ngợm như một đứa con trai, chơi trò bắn bi, đá bóng, tôi cũng nữ tính đến lạ.
Tôi thích vòng cổ, vòng tay, cũng thích chơi búp bê,…những món đồ mẹ mua cho.
Nói chung, trong mắt mẹ và mọi người tôi là một đứa con gái chứ không phải người
đồng tính.Tôi chỉ biết mình đi bên trái đường, đi bên ngã rẽ của số phận khi tôi chập
chững bước chân vào giảng đường đại học. Đến với môi trường mới, tôi quen nhiều

bạn hơn. Có bạn ở miền trung, miền nam, người ở miền núi, miền biển,..các bạn từ
nhiều vùng khác nhau, tính cách mỗi người mỗi vẻ nhưng họ còn được là chính họ,
còn tôi thì lo sợ, không dám nói cho ai biết dù là với mẹ.
Trong lớp, tôi ngồi gần một bạn nữ khá xinh xắn, bạn ý có nước da hơi trắng,
khuôn mặt tròn trĩnh, đặc biệt là đôi mắt trong veo. Những ngày đầu, chúng tôi vẫn
là bạn bình thường như hai đứa con gái. Dần dần, chẳng hiểu sao mà mỗi lần tiếp
xúc tôi lại hơi có cảm giác khác lạ. Nhất là khi bạn ý nghỉ học. Thỉnh thoảng, tôi lại
chạm phải ánh mắt của bạn nữ ấy. Ban đầu, tôi nghĩ nó chỉ là sự vô tình, bạn bè quý
mến nhau nhưng càng ngày, tôi lại càng thấy tình cảm của mình dành cho cô gái ấy
lớn hơn, trên cả mức bạn bè. Trong lớp, vì vẻ ngoài tôi hơi khác một chút, tôi cắt tóc
con trai, hay đi giày thể thao, không mặc áo bó. Có lẽ vì vậy mà mọi người xa lánh
nên ít bạn chơi với tôi. Chỉ có cô bạn ấy là luôn vui vẻ, nhiệt tình, chúng tôi thấy
hợp nhau và dần trở thành đôi bạn thân thiết. Cô gái ấy vẫn không hay biết gì cả,
còn tôi thì vẫn lặng lẽ dành cho cô ấy một tình cảm đặc biệt, mà tôi nghĩ đó là yêu
đơn phương.
25


×