Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Báo cáo tốt nghiệpTrong việc đưa ra những giải pháp, chính sách đối với NCCVCM tại xã Tân Thủy HUYỆN lệ THỦY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.08 KB, 18 trang )

1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ LÝ THUYẾT,
KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Tân Thủy nằm ở phía Bắc huyện Lệ Thủy, có diện tích tự nhiên 561,59 ha.Phía
Bắc giáp xã Hưng Thủy, quốc lộ 1A và xã Sen Thủy huyện Lệ Thủy.Phía Nam giáp
xã Dương Thủy, xã Cam Thủy huyện Lệ Thủy.Phía Đông giáp xã Mỹ Thủy huyện
Lệ Thủy. Phía tây giáp xã Thái Thủy huyện Lệ Thủy.
1.1.1.2. Địa hình
Xã Tân Thủy là một xã đồng bằng, nằm về phía Bắc sông Kiến Giang và phía
Đông sông Bàu Sen, địa hình tương đối bằng phẳng, đi lại thuận lợi.
1.1.1.3. Khí hậu
Xã Tân Thủy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm chung của
vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có gió mùa đông lạnh, mưa nhiều, mùa hè nóng, mưa
ít. Hằng năm phải chịu ảnh hưởng của gió bão (trung bình hằng năm có từ 2 đến 3
cơn bão ảnh hưởng tới), kèm theo đó là mưa lớn tập trung gây úng lụt ảnh hưởng
tới sản xuất và đời sống của nhân dân.
1.1.1.4. Đất đai Tổng diện tích đất tự nhiên: 561,59 ha. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 312,40 ha bao gồm (đất trồng lúa: 201.19 ha, đất trồng cây
hằng năm khác: 28.71 ha, đất trồng cây lâu năm khác: 18.32ha).
+ Đất lâm nghiệp: 19,61 ha.


+ Đất nuôi trồng thủy sản: 44,57 ha.
+ Đất phi nông nghiệp: 235,09 ha bao gồm (đất ở nông thôn: 26.46 ha, đất trụ sở
cơ quan: 0.82 ha, đất quốc phòng: 1.63 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp: 1.47 ha, đất có mục đích công cộng phúc lợi: 87.85 ha, đất nghĩa trang:
16.51 ha, đất sông suối mặt nước: 100.35 ha, đất chưa sử dụng: 14.10 ha).Ngoài ra,
thôn Tân Thái có tổng diện tích 38,41 ha nằm trên địa giới hành chính của xã Hưng
Thủy. Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 5,3 ha; đất phi nông nghiệp 9,3 ha; đất


lâm nghiệp 23,8 ha.
1.1.2. Văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội
1.1.2.1. Về văn hóa, giáo dục, y tế
Xã Tân Thủy có 3 trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ 1. Đó là Trường mầm non
khu vực thôn Tân Thái, Trường mầm non khu vực thôn Tân Truyền, Trường tiểu
học Tân Thủy nằm ở thôn Tân Bằng, Trường trung học cơ sở Tân Thủy nằm ở thôn
Tân Bằng.Nhà văn hóa xã, nhà truyền thống và trung tâm học tập cộng đồng chưa
có. Nhà văn hóa thôn: đã có đủ 3 nhà văn hóa của cả 3 thôn.
+ Thôn Tân Thái: diện tích khuôn viên 4027m2, diện tích xây dựng 332m2, có 1
sân bóng chuyền
+ Thôn Tân Truyền: diện tích khuôn viên 1000m2, diện tích xây dựng 189m2, có 1
sân bóng chuyền, 1 sân cầu long và 1 sân khấu ngoài trời.
+ Thôn Tân Bằng: diện tích khuôn viên 900m2, diện tích xây dựng 150m2, có 1
sân bóng chuyềnXã Tân Thủy không có bưu điện văn hóa xã vì gần bưu điện Chợ
Mai nằm trên đường quốc lộ 1A, toàn xã có 7 điểm internet tập trung và 5% hộ gia
đình đã nối mạng internet.


Về chợ nông thôn: xã có 1 chợ tạm ở thôn Tân Truyền nhưng chưa đảm bảo tiêu
chuẩn quy định.Xã có 100% hộ gia đình đều dùng điện và hầu hết các hộ đều dùng
nước giếng khoan nhưng chất lượng nước đã đủ tiêu chuẩn nước sạch.Trạm y tế xã
nằm ở thôn Tân Bằng có diện tích 1107m2, trạm đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
với đội ngũ y bác sỹ cơ bản đủ trên các lĩnh vực chuyên môn để đáp ứng khâu
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân
1.1.2.2. Về xã hội Toàn xã có 1069 hộ với 4077 nhân khẩu với địa bàn hành chính
có 2 thôn Tân Bằng và Tân Truyền với 11 xóm và thôn Tân Thái nằm độc lập; có
đầy đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị, bao gồm Đảng, chính quyền, mặt trận,
hợp tác xã, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội nông dân, tổ chức
xã hội nghề nghiệp.
1.1.3. Kinh tế và sản xuất Cơ cấu kinh tế: tổng số lao động 2181 người. Lao động

nông nghiệp: 1182 người chiếm 54,19%; lao động tiểu thủ công nghiệp: 523 người
chiếm 24%; lao động dịch vụ, thương mại: 476 người chiếm 22% (chủ yếu là
những người hưởng lương). Mức thu nhập bình quân đầu người đạt 1.100.000
đồng/người/tháng. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn 146 hộ, chiếm 13,66%.
Về sản xuất chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, diện tích gieo trồng hằng năm 2 vụ là
201,19 ha. Có 2 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, đảm bảo nhận các khâu dịch vụ
cho xã viên, tạo nguồn thu nhập chính ổn định cho nông dân.
Về chăn nuôi: toàn xã có 3 trang trại trong đó có 2 trang trại được cấp giấy chứng
nhận kinh tế trang trại, hầu hết với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự
cấp, các trang trại không tập trung nên hiệu quả chưa cao.
Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ thương mại: toàn xã có 5
doanh nghiệp thu hút 65 lao động. Với mức lương thu nhập bình quân đạt từ
1.400.000 đ – 3.000.000 đ/tháng. Có 14 điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống; 18 cơ


sở kinh doanh và sản xuất hàng mộc mỹ nghệ; 1 tổ hợp tác khai thác vận tải đá cát
sạn, tổng số lao động tham gia 84 người; 1 hợp tác xã điện và 1 hợp tác xã sản xuất
vật liệu xây dựng.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã còn chưa mở mang,
đang còn tính chất nhỏ lẻ, thiếu chủ động, nguồn vốn ít. Ngoài ra, thôn Tân Bằng
và Tân Truyền còn có 13 hộ gia đình trồng và kinh doanh cây cảnh.
1.1.4. Thuận lợi và khó khăn
1.1.4.1. Thuận lợi+ Xã có vị trí địa lý nằm giữa quốc lộ 1A và thị trấn Kiến Giang,
điều kiện tự nhiên và cảnh quan môi trường, tài nguyên đất đai đa dạng, nguồn
nước dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế theo hướng kinh doanh
dịch vụ, thương mại và sản suất vật nuôi, rau màu hoa các loại theo hướng sản xuất
hàng hóa cung cấp cho thị trấn Kiến Giang và các xã khác trong huyện.+ Nghề
trồng cây cảnh của thôn Tân Bằng và Tân Truyền có tiềm năng phát triển thành
một làng nghề truyền thống của xã
+ Có hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, phát huy được truyền thống khối

đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Nhân dân tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền.
+ Nhân dân xã Tân Thủy cần cù chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và đoàn
kết là động lực, tiền đề cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.1.1.4.2.
Khó khăn
+ Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch dẫn đến kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn
thiếu đồng bộ, tỷ lệ hộ dân được xây dựng hàng rào hơn 60%, người dân chưa tự
giác bảo vệ môi trường nông thôn; nhiều nét văn hóa truyền thống của làng xã bị
bỏ quên, bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng bị mai một.


+ Một số bộ phận nhân dân ý thức chấp hành pháp luật chưa cao trong lĩnh vực đất
đai khi xây dựng nông thôn không theo quy hoạch còn lấn chiếm đất chung.
+ Kinh tế trang trại phát triển chậm và chiếm tỷ lệ rất thấp trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp, các mô hình sản xuất chưa được đầu tư khuyến khích. Kinh tế
hợp tác chưa đổi mới do đó hiệu quả hoạt động còn thụ động vào thời tiết và sự tự
chủ của nông hộ.
+ Sản xuất nông nghiệp việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn
hạn chế, một số vùng còn manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát nên năng suất sản
lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn thấp, các lợi thế về sản
xuất nông nghiệp chưa được khai thác.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu lao động phi nông
nghiệp còn chậm, chưa có nông nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp. Chất lượng
lao động nông nghiệp nông thôn còn thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại
hóa.
+ Nguồn thu ngân sách của xã gặp khó khăn nên chưa chủ động và đáp ứng đủ các
công việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như các phong trào
.1.2. Một số lý thuyết, khái niệm liên quan
1.2.1. Một số lý thuyết liên quanĐể thực hiện hoạt động công việc có hiệu quả và
hiểu được nhu cầu của con người để có cách can thiệp phù hợp thì việc vận dụng

các lý thuyết rất quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ cho đối tượng, và
những lý thuyết sau đây được xem như là nền tảng quan trọng cần được áp dụng
xuyên suốt.
1.2.1.1. Lý thuyết nhu cầu con người của MaslowLà con người thì ai cũng có
những nhu cầu và nhu cầu đó bao gồm nhu cầu vật chất, tinh thần, nó thường đa


dạng phong phú và phát triển. Nhu cầu mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy
theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí xã hội của họ. Để tồn tại
con người cần phải đáp ứng các nhu cầu cần thiết cho sự sống. Theo thuyết động
cơ của Maslow con người là một thực thể tâm sinh lý xã hội vì vậy ông chia nhu
cầu của con người thành 5 bậc thang từ thấp đến cao đó là: Nhu cầu sống còn (vật
chất), nhu cầu an toàn, nhu cầu thuộc về một nhóm nào đó ( xã hội), nhu cầu được
tôn trọng, và nhu cầu được hoàn thiện ( phát triển). Sự vận động và phát triển xã
hội loài người nhằm mục đích đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con người và
việc đáp ứng nhu cầu là động cơ thúc đẩy con người tham gia hoạt động sản xuất,
hoạt động xã hội. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn tồn tại những người còn thiếu
thốn các nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu cá nhân của họ. Do đó lý thuyết nhu
cầu được xem là nền tảng trong việc cung cấp dịch vụ cho đối tượng và nhân viên
xã hội có hiểu được thuyết này thì mới làm việc hiệu quả được
1..2.1.2. Lý thuyết hệ thốngThuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan
trọng được vận dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Từ góc độ
CTXH: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ
với nhau để hoạt động thống nhất. Con người phụ thuộc vào hệ thống trong môi
trường xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc
sống”(Theo Lý thuyết công tác xã hội hiện đại). Dịch vụ xã hội là một hệ thống
bao gồm các tiểu hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng tham gia đáp
ứng nhu cầu cho NCCVCM. NCCVCM phụ thuộc vào các hệ thống xã hội và nhân
viên CTXH cần nắm vững các hệ thống, cũng như cách thức hoạt động của các hệ
thống để cung ứng dịch vụ xã hội cho thân chủ của mình.

1.2.1.3. Lý thuyết về quyền con người và công bằng xã hộiQuyền con người là giá
trị nhân văn có tính lịch sử lâu đời, nội dung rộng lớn phức tạp và hết sức nhạy
cảm. Và mỗi bước phát triển của quyền con người thường gắn liền với cuộc đấu


tranh của con người nhằm cải tạo tự nhiên phát triển xã hội và chúng ta đang
hướng tới sự công bằng, tiến bộ xã hội do đó việc tiếp cận dựa trên quyền con
người là nhằm đem lại sự công bằng và nền an sinh cho xã hội. Bởi vì sự nghiệp
đổi mới ở nước ta luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của các chính sách phát
triển xã hội và quyền con người là nhân tố cơ bản tạo nên động lực cho sự phát
triển xã hội với mục tiêu “Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn
minh”. Chính vì vậy thuyết về quyền con người và công bằng xã hội được đội ngũ
nhân viên ở đây sử dụng để nhằm cung cấp các dịch vụ cho đối tượng một cách có
hiệu quả nhất.
1.2.1.4. Lý thuyết động học tâm lýTrong CTXH với NCCVCM thì nắm bắt rõ tâm
lý của các thương binh,

Sinh viên: Dương Thị Huệ

Lớp

LTCTXH K201216



Báo cáo tốt nghiệpbệnh binh, thân nhân các gia đình liệt sỹ, người bị nhiễm

chất độc da cam do hậu quả của chiến tranh...sẽ đưa lại nhiều thành công cho nhân
viên xã hội. Với việc tiếp cận lý thuyết động học tâm lý trong đề tài sẽ giúp chúng
ta hiểu và biết được những rào cản về mặt tâm lý xã hội của những NCCVCM. Từ

đó sẽ giúp chúng ta có những cách thức hiệu quả trong việc tiếp cận những
NCCVCM cho phù hợp và hiểu được họ cần những gì, họ đang mong muốn gì và
khi đã biết, đã hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của những NCCVCM ta sẽ
cân nhắc trong việc đưa ra được những giải pháp, chính sách ưu đãi phù hợp với
hoàn cảnh từng đối tượng là NCCVCM và hoàn cảnh của những thân nhân gia
đình NCCVCM (Theo Lý thuyết CTXH hiện đại. Trần Văn Kham dịch).Theo cách
tiếp cận này, bản thân em có thể hiểu được tâm lý của những NCCVCM, từ đó
đánh giá đúng nhu cầu mà họ thực sự đang cần


.1.2.1.5. Lý thuyết về vai tròLý thuyết vai trò cho rằng mỗi cá nhân trong xã hội có
một vị trí nhất định và từ đó có một vai trò nhất định gắn với vị trí đó. Sự tương tác
giữa các nhóm và giữa các cá nhân bao gồm cả sự tương tác giữa các vị trí, các vai
trò này. Mỗi người có một khoảng cho cá nhân của mình, khoảng này gắn với vị
trí, với vai trò và những tương tác với nhau dẫn đến bản sắc xã hội nhất định.
Trong tương tác này, mỗi người có một kết cấu cá nhân, mỗi người có ý tưởng
riêng của mình về một sự vật, sự kiện nhất định và họ trao đổi nhau, tương tác với
nhau từ những kết cấu này.Trong gia đình thuyết vai trò gắn với vị trí của các thành
viên. Nếu một thành viên nào không thực hiện, hoặc thực hiện sai vai trò của mình
thì không thể tạo được các mối tương tác, cũng như những bản sắc xã hội riêng của
mình (Theo Lý thuyết CTXH hiện đại. Trần Văn Kham dịch).
Thị Huệ

Sinh viên: Dương

Lớp LTCTXH K201217





Báo cáo tốt nghiệpTrong việc đưa ra những giải pháp, chính sách đối với

NCCVCM tại xã Tân Thủy, thì mỗi bộ phận, mỗi cơ quan, tổ chức phải có những
vai trò chuyên môn của mình và có mối quan hệ thống nhất giữa các bộ phận để
thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi cho NCCVCM. Đồng thời, với thuyết
vai trò, em cũng có thể biết được ai là người có uy tín trong gia đình cũng như
trong cộng đồng. Tác động vào những thành viên uy tín để xây dựng những chính
sách hiệu quả cho NCCVCM là điều đang được quan tâm hàng đầu.=> Ngoài ra
việc cung cấp các dịch vụ xã hội cho đối tượng đạt được hiệu quả cao thì nhân viên
ở đây còn sử dụng các lý thuyết quan trọng khác như: lý thuyết dựa trên hệ sinh
thái, lý thuyết phát triển, lý thuyết nhân văn hiện sinh, tâm lý xã hội... và những lý
thuyết trên được xem là nền tảng xuyên suốt trong quá trình tiếp cận, và làm việc
của nhân viên viên ở nơi đây.


1.2.2. Một số khái niệm liên quan
1.2.2.1. Người có công Căn cứ các tiêu chuẩn đối với từng đối tượng là người có
công mà nước ta đã quy định, có thể hiểu khái niệm người có công (NCC) như
sau:Theo nghĩa rộng, NCC là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng,
dân tộc, nam nữ, tuổi tác đã tự nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp
dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước. Họ có những đóng góp, những cống
hiến xuất sắc, phục vụ cho lợi ích của dân tộc, của đất nước. Ở đây, có thể thấy rõ
những tiêu chí cơ bản của NCC, đó là phải có đóng góp, cống hiến xuất sắc và vì
lợi ích của dân tộc. Những đóng góp, cống hiến của họ có thể là trong các cuộc đấu
tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và cũng có thể là trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nước.Khái niệm NCC ở đây rất rộng, bao gồm những người có công
lao,

Sinh viên: Dương Thị Huệ


Lớp LTCTXH K201218




Báo cáo tốt nghiệpđóng góp to lớn trong nhiều lĩnh vực như trong sự nghiệp

đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, các lĩnh vực khoa học, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật...
được cả dân tộc tôn vinh.
1.2.2.2. Người có công với cách mạng
Theo Pháp lệnh Ưu đãi NCCVCM, khái niệm NCCVCM được hiểu là những
người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác có những
đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được
các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận. Ở khái niệm này, NCCVCM bao
gồm những người tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng mà hy sinh xương máu hoặc
một phần cơ thể của mình hoặc cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách


mạng và được các cơ quan tổ chức có thẩm quyền công nhận. Trong giới hạn của
đề tài, em chỉ giới hạn đối tượng NCCVCM là những người có công trước, trong,
các cuộc kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, dân tộc.Theo định nghĩa này có nghĩa là
trong công tác thực hiện các chính sách ưu đãi đối với NCCVCM cần làm sao để
mọi chính sách, chế độ đối với NCCVCM trên địa bàn huyện được mọi người
trong xã hội nhận thức và hiểu được ý nghĩa thực tiễn của nó, từ đó huy động mọi
nguồn lực từ trong cộng đồng chung sức nhằm xây dựng một hệ thống chính sách
xã hội cho NCCVCM hoàn thiện và có hiệu quả tốt nhất.
1.2.2.3. Chính sách ưu đãi người có công
Chính sách ưu đãi người có công là những chính sách lớn của Nhà nước, có ý
nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, thể hiện sự tôn vinh của Tổ quốc và nhân dân đối

với những người đã hy sinh và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân
tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để ghi nhớ
Huệ

Sinh viên: Dương Thị

Lớp LTCTXH K201219




Báo cáo tốt nghiệpcông ơn những người con ưu tú của dân tộc, năm 1947,

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL về việc quy định “Chế độ hưu bổng
thương tật và tiền tuất tử sỹ” đồng thời chọn ngày 27/7 là ngày để nhân dân ta tỏ
lòng “Hiếu nghĩa bác ái”. Từ đó đến nay, ngày 27/7 đã trở thành ngày truyền thống
của sự nghiệp chăm sóc người có công với cách mạng, tạo nên nét đẹp mới trong
đời sống văn hóa – xã hội của dân tộc ta.

Chúng ta có thể kể đến một số

chính sách ưu đãi đối với người có công như: Chính sách ưu đãi về trợ cấp hàng
tháng, tử tuất; chính sách ưu đãi về khám chữa bệnh (BHYT); chính sách ưu đãi về
nhà ở; chính sách ưu đãi NCCVCM trong giáo dục, dạy nghề; chính sách ưu đãi
NCCVCM trong nông nghiệp

Sinh viên: Dương Thị Huệ

Lớp



LTCTXH K201220



Báo cáo tốt nghiệp

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI
NCCVCM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN THỦY, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH
QUẢNG BÌNH
2.1. Thông tin chung về NCCVCM trên địa bàn
Theo Báo cáo tình hình thực hiện các chính sách ưu đãi NCC trên địa bàn xã Tân
Thủy năm 2012: Tổng số các loại đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi NCC
trên địa bàn xã là 623 người, trong đó:Người có công với cách mạng:
• Người hoạt động cách mạng trước 1945 và từ 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa là
01 người.
• Đối với liệt sĩ và gia đình liệt sĩ:
- Hiện nay, tổng số liệt sĩ được xác nhận hy sinh qua các thời kì và đã được giải
quyết chế độ tại xã Tân Thủy là 150 ngườiTrong đó:
+ Liệt sỹ được xác nhận từ 31/12/1994 trở về trước là 92 người
+ Liệt sỹ được xác nhận từ 01/01/1995 đến nay là 58 người
- Tổng số gia đình liệt sỹ đã được công nhận và giải quyết chế độ là 134 gia đình.
Trong đó:+ Số gia đình có con là liệt sỹ: 98 gia đình
+ Số gia đình có con là 2 liệt sỹ: 33 gia đình
+ Số gia đình có con là 3 liệt sỹ là: 3 gia đình


- Tổng số thân nhân liệt sỹ được hưởng trợ cấp ưu đãi là 79 thân nhân. Trong đó:+
Số thân nhân được hưởng tiền tuất cơ bản là: 42 thân nhân
+ Số thân nhân được hưởng tiền tuất nuôi dưỡng là: 37 thân nhân

• Đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng: Tổng số bà mẹ được phong tặng và truy tặng
là 2 mẹ (đã chết
• Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là 75 ngườiTỉ lệ mất sức
lao động Số ngườiTừ 21% đến 40% 38Từ 41% đến 60% 21Từ 61% đến 80% 13Từ
81% đến 100% 3
• Bệnh binh là 26 người. Trong đó:
- Người bị mất sức lao động từ 61% đến 70% là: 13 người
- Người bị mất sức lao động từ 71% đến 80% là: 5người
- Người bị mất sức lao động từ 81% đến 90% là: 5người
- Người bị mất sức lao động từ 91% đến 100% là: 3 người
Trong đó:+ Số người có vết thương đặc biệt nặng: 1 người
+ Số người đang được nuôi dưỡng tập trung: 1 người
+ Số người đang được nuôi dưỡng tại gia đình: 3 người
• Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là 03 người.
• Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày: 01 người.
• Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa
vụ quốc tế là 201 người.


Trong đó, 121 người đã được nhà nước công nhận, 80 người đang đề nghị.
• Thân nhân người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng là 27
người. Trong đó:+ Người phục vụ thương bệnh binh là 03 người.
+ Người hưởng tuất thương bệnh binh là 01 người.
+ Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là 01 người.
• Đặc điểm cơ cấu NCC trên địa bàn
- Về độ tuổi:
+ Số NCC có độ tuổi từ 40 – 50 tuổi chiếm: 15%
+ Số NCC có độ tuổi từ 51 – 60 tuổi chiếm: 28%
+ Số NCC có độ tuổi từ 61 – 70 tuổi chiếm: 38.6%
+ Số NCC có độ tuổi trên 70 tuổi chiếm: 18.4%

Như vậy, có thể thấy rằng đa số NCC ở độ tuổi từ 50 – 70 tuổi không còn khả năng
lao động, lại mang trong mình thương tích và bệnh tật nên cuộc sống bản thân và
gia đình gặp không ít khó khăn. Bởi vậy, rất cần sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần
của Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội.
- Về giới tính:+ NCC thuộc giới tính nam chiếm tỷ lệ: 66.3%
+ NCC thuộc giới tính nữ chiếm tỷ lệ: 33.7%
Như vậy, đa phần NCC là nam giới, nữ giới chiếm tỷ lệ thấp hơn do đảm đương
vai trò hậu phương lớn cho chồng con mình đi đánh giặc, cứu nước. Khi người đàn
ông là lao động chính trong gia đình bị mất hoặc suy giảm khả năng lao động,
không ít gánh nặng đè lên đôi vai người phụ nữ. Họ rất cần sự giúp đỡ để giảm bớt
khó khăn của cuộc sống.Nhìn vào những số liệu trên, ta có thể thấy rằng số lượng


NCC theo PLƯĐNCC quy định tại địa bàn xã Tân Thủy lả không nhỏ. Trong đó,
đối tượng Liệt sỹ, Thương binh, Bệnh binh chiếm phần đông đa số NCC ở xã và cơ
cấu giữa các nhóm đối tượng rất khác nhau. Vì vậy, việc thiết lập mạng lưới chính
sách ưu đãi cho NCCVCM phải dựa trên cơ sở phân loại này để xây dựng các loại
hình dịch vụ hiệu quả, thích hợp với từng nhóm đối tượng trong những hoàn cảnh,
nhu cầu khác nhau.
2.2. Tình hình thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với NCCVCM
địa bàn xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng BìnhChế độ chính sách ưu đãi
của Nhà nước dành cho NCC không chỉ thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm và cố
gắng của Nhà nước đối với nhứng người đã hy sinh vì nước vì dân, nhằm ổn định
đời sống cho NCC khi họ bị bệnh tật, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn.
Đồng thời, còn tạo tiền đề cho các gia đình chính sách phát huy truyền thống anh
hùng cách mạng và phẩm chất đáng quý của dân tộc
Mặt khác, những chính sách ưu đãi đối với NCCVCM đang dần được hoàn thiện
góp phần đáp ứng nhu cầu của đối tượng.
Bảng 1: Các hoạt động, chính sách ưu đãi cho NCCVCM trên địa bàn xã Tân
Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

(Trích: Báo cáo thực hiện chính sách ưu đãi NCC tại xã Tân Thủy năm 2012)
Chính sách ưu đãi người có công5 Chương trình chăm sóc người có công với cách
mạngChính sách ưu đãi về trợ cấp hàng tháng, tử tuấtXây dựng nhà tình
nghĩaChính sách ưu đãi về khám chữa bệnh (BHYT)Xây dựng quỹ Đền ơn đáp
nghĩa Chính sách ưu đãi về nhà ở Tặng sổ tiết kiệm tình nghĩaChính sách ưu đãi
NCCVCM trong giáo dục, dạy nghề


Chăm sóc bố, mẹ, vợ liệt sỹ già yếu cô đơn, phụng dưỡng BMVNAH, đỡ đầu con
liệt sỹ mồ côiChính sách ưu đãi NCCVCM trong nông nghiệpỔn định đời sống
thương binh, bệnh binh mất sức lao động từ 81%
• Đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, mức trợ cấp hàng
tháng được chi trả căn cứ vào tỉ lệ mất sức lao động và quy định của nhà nước.
Năm 2012 phòng chính sách xã Tân Thủy đã chi trả trợ cấp hàng tháng cho đối
tượng TB, NHCSNTB với tổng số tiền 73.453.784 nghìn đồng. Nhìn chung, khi
thực hiện chính sách trợ cấp ưu đãi cho đối tượng TB, NHCSNTB đã phần nào
giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất, đảm bảo sự công bằng và hợp lý khi thực hiện.
• Đối với liệt sỹ và gia đình liệt sỹ: liệt sỹ là những người đã hy sinh vì sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc, họ trở thành những anh hùng bất tử sống mãi trong niềm tự hào
của dân tộc. Khi có người hy sinh được công nhận là liệt sỹ, phòng LĐTB sẽ kết
hợp với các cơ quan chức năng tổ chức lễ báo tử cho gia đinh.lẽ báo tử được tổ
chức trang nghiêm, thể hiện trách nhiệm và sự biết ơn sâu sắc đối với liệt sỹ và gia
đình liệt sỹ để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ con cháu.
Mức trợ cấp một lần khi báo tử cho liệt sỹ bằng 20 lần bằng 20 lần mức chuẩn
(mức chuẩn 564.000 nghìn đồng) và chi phí cho việt tổ chức báo tử là 1.000.000
đồng. Trợ cấp hàng tháng cho gia đình, thân nhân liệt sỹ theo quy định của nhà
nước và cấp đất, tặng nhà tình nghĩa tùy vào điều kiện ngân sách địa phương.
Ngoài ra, công tác bia mộ, nghĩa trang, nhà bia, đài tưởng niệm cho các liệt sỹ
được ủy ban xã đặc biệt quan tâm tu sửa, bảo quản, nâng cấp từ ngân sách trung
ương và nguồn đóng góp của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng xã hội.

Từ năm 2010 – 2013, xã Tân Thủy luôn thực hiện tốt nhiệm vụ và thủ tục đối với
những liệt sỹ đã hy sinh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp một số khó


khăn nhất định như việc xác nhận, kiểm định thân nhân, quê quán, lý lịch của một
số liệt sỹ mất khá nhiều thời gian và tốn ké.
• Đối với bệnh binh: toàn xã Tân Thủy có 26 bệnh binh được công nhận và hưởng
trợ cấp ưu đãi của Nhà nước; mức trợ cấp, phụ cấp năm 2013 lên đến 214.532.152
nghìn đồng.
• Đối với thân nhân NCCVCM, toàn xã hiện có 27 người đã được công nhận và
hưởng trợ cấp ưu đãi của Nhà nước. Xã Tân Thủy luôn quan tâm đối với thân
nhân, NCCVCM. Khi có các chế độ chính sách liên quan, Đảng ủy thống nhất
quan điểm và giao ủy ban xã kịp thời thông báo hướng dẫn cho các đối tượng được
biết để làm hồ sơ hưởng các chế độ.
Từ năm 2010 đến năm 2013, ủy ban xã đã tổ chức xét cho 8 bộ hồ sơ đề nghị
hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiếm chất độc hóa học, kết quả đến
nay đã có 2 trường hợp được hưởng chế độ.
• Đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH được hưởng chế độ trợ
cấp theo quy định của Nhà nước. Tính tròng năm 2012, các đối tượng bị nhiễm
CĐHH hưởng trợ cấp lên đến 68.000.000 đồng.
• Đối với người có công giúp đỡ cách mạng thì mức trợ cấp hàng tháng là 564.000
đồng, trợ cấp nuôi dưỡng là 952.000 đồng.Vào các dịp tết Nguyên đán, ngày
thương binh liệt sỹ, ủy ban xã phối hợp với các thôn tổ chức tọa đàm ôn lại và
đánh giá cũng ghi nhận những tâm tư, mong muốn của những NCCVCM và thân
nhân của họ. Hằng năm, ngoài các phần quà của chủ tịch nước, của tỉnh, của
huyện, xã cũng trích ra từ quỹ đền ơn đáp nghĩa xã để hỗ trợ và tặng quà cho
những NCCVCM và gia đình họ. Năm 2010 - 2013, xã đã trích 24.340.000đ để tổ
chức và tặng quà nhân ngày thương binh liệt sỹ.Khi những NCCVCM và thân
nhân của họ qua đời, đại diện Đảng ủy và UBND xã đã đến động viên thăm hỏi và



kịp thời hướng dẫn cho gia đình họ làm hồ sơ để hưởng trợ cấp một lần và mai
táng phí.
Từ đầu năm 2010 đến cuối năm 2013 ủy ban xã đã hướng dẫn và lập hồ sơ đề nghị
hưởng trợ cấp một lần và mai táng phí cho các đối tượng NCC là 20 trường hợp đã
được hưởng với số tiền 112.338.000đ.Các chính sách đối với thân nhân NCCVCM
luôn được quan tâm, giải quyết kịp thời theo chế độ hiện hành.
Theo thông tin thu được từ cuộc phỏng vấn đối với cán bộ chính sách xã thì đa số
NCCVCM trên địa bàn đã quá độ tuổi lao động: 60% gia đình NCCVCM có mức
sống khá, khó khăn 10% và mức sống trung bình chiếm 30%. Hằng năm, xã lập
danh sách đề nghị NCC đi điều dưỡng tập trung tại các trung tâm điều điều dưỡng
đảm bảo đúng quy định và quyền lợi của đối tượng. Và lập danh sách điều dưỡng
tại gia cho những người không thể đi điều dưỡng tập trung.
Từ năm 2010 – 2013 đã có 53 trường hợp NCC được đi diều dưỡng tại trung tâm
và 61 trường hợp được điều dưỡng tại gia.Và trong những năm qua, hoạt
động chính sách ưu đãi đối với NCCVCM được triển khai trên địa bàn xã
và đã thu được nhiều thành công đáng kể, số tiền trợ cấp hàng tháng lên đến
khoảng 115.541.000VNĐ trong tổng số 623 đối tượng (Theo thống kê năm 2010).
Ngoài ra, công tác chăm sóc nghĩa trang, mộ liệt sỹ, thăm hỏi và tặng quà các gia
đình người có công với cách mạng, công tác điều dưỡng tại gia đình, trợ cấp các
dụng cụ chỉnh hình…được tiến hành hằng năm và có nhiều kết quả khả quan.Bên
cạnh những thành quả đạt được thì công tác thực hiện chính sách ưu đãi đối với
NCCVCM vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
* Về phía Nhà nước, chính quyền, cán bộ công tác cho NCCVCM:
- Một số văn bản quy định về điều kiện tiêu chuẩn xác định NCC được hưởng chế
độ còn chưa cụ thể, chưa phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Việc ban hành các


thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách NCC còn chưa đồng bộ và kịp thời, gây
khó khăn trong việc giải quyết chế độ. Mặc dù chính phủ đã có Nghị định thực

hiện nhưng các sở, ban, ngành còn chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời như: chế
độ trợ cấp ưu đãi học đường đối với



×