Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP áp DỤNG PHÁP LUẬT về bảo vệ NGƯỜI tố GIÁC, NGƯỜI làm CHỨNG, NGƯỜI bị hại TRONG tố TỤNG HÌNH sự và GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA: 2009-2013
Đề tài:
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
NGƯỜI TỐ GIÁC, NGƯỜI LÀM CHỨNG,
NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Mạc Giáng Châu
Bộ môn Luật Tư Pháp

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Cảnh
MSSV: 5095498
Lớp: Luật Tư Pháp 2-K35

Cần Thơ, 11/2012


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

LỜI CẢM ƠN

Trong suố t quá triǹ h ho ̣c tâ ̣p , nghiên cứu và hoàn thành luâ ̣n văn này , tác
giả đã nhâ ̣n đươ ̣c sự hướng dẫn , giúp đỡ quý báu của quý thầ y cô, các anh chị và


các bạn sinh viên. Với lòng kính tro ̣ng và biế t ơn sâu sắ c, tác giả xin đươ ̣c bày tỏ
lời cảm ơn chân thành.
Trước tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn tập thể quý thầy cô công tác tại
Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ, những người đã truyền đạt kiến thức pháp
lý, làm nền tảng để tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, các anh chị và các bạn sinh viên
trong Khoa , xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn ở bên ca ̣nh đô ̣ng viên và
giúp đỡ tác giả học tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến ThS. Mạc Giáng Châu,
người đã hết lòng giúp đỡ và tận tình hướng dẫn để tác giả có thể hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp.
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng chắc chắn
rằng luận văn này không tránh khỏi một vài thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn sinh viên.

Cần Thơ, ngày 16 tháng 11 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Cảnh

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN


 ..............................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng


năm

Giảng viên hƣớng dẫn

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

 ..............................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

năm

Giảng viên phản biện

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ
NGƢỜI TỐ GIÁC, NGƢỜI LÀM CHỨNG, NGƢỜI BỊ HẠI
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ........................................................................ 5
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về ngƣời tố giác, ngƣời làm chứng, ngƣời
bị hại trong tố tụng hình sự ................................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong tố
tụng hình sự ..................................................................................................... 5
1.1.1.1. Khái niệm người tố giác ................................................................. 5
1.1.1.2. Khái niệm người làm chứng ........................................................... 7
1.1.1.3. Khái niệm người bị hại ................................................................. 10
1.1.2. Đặc điểm tố tụng của người tố giác, người làm chứng, người bị
hại trong tố tụng hình sự ............................................................................... 13
1.1.2.1. Đặc điểm tố tụng của người tố giác ............................................. 13
1.1.2.2. Đặc điểm tố tụng của người làm chứng ....................................... 17
1.1.2.3. Đặc điểm tố tụng của người bị hại ............................................... 21
1.1.3. Địa vị pháp lý của người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự ..................................................................................... 24
1.1.3.1. Địa vị pháp lý của người tố giác .................................................. 24
1.1.3.2. Địa vị pháp lý của người làm chứng ............................................ 25
1.1.3.3. Địa vị pháp lý của người bị hại .................................................... 27
1.2. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về bảo vệ ngƣời tố giác, ngƣời làm
chứng, ngƣời bị hại trong tố tụng hình sự ....................................................... 28
1.2.1. Cơ sở lý luận về bảo vệ người người tố giác, người làm chứng,
người bị hại trong tố tụng hình sự ................................................................ 28
1.2.1.1. Vai trò của người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong
tố tụng hình sự ........................................................................................... 28

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh



Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

1.2.1.2. Tầm quan trọng của việc bảo vệ người tố giác, người làm
chứng, người bị hại trong tố tụng hình sự ................................................. 33
1.2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ người tố giác, người
làm chứng, người bị hại trong tố tụng hình sự ............................................ 35
1.2.2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự ........................................... 35
1.2.2.2. Quy định của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự ....................... 38
1.2.2.2. Các quy định pháp luật khác có liên quan ................................... 39

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƢỜI TỐ GIÁC,
NGƢỜI LÀM CHỨNG, NGƢỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH
SỰ ........................................................................................................................ 43
2.1. Thực tiễn về bảo vệ ngƣời tố giác, ngƣời làm chứng, ngƣời bị hại
trong tố tụng hình sự .......................................................................................... 43
2.1.1. Hình thức đe dọa, xâm hại người tố giác, người làm chứng, người
bị hại trong tố tụng hình sự ........................................................................... 43
2.1.1.1. Dụ dỗ, mua chuộc người tố giác, người làm chứng, người bị
hại .............................................................................................................. 43
2.1.1.2. Khống chế, đe dọa người tố giác, người làm chứng, người bị
hại .............................................................................................................. 44
2.1.1.3. Trả thù người tố giác, người làm chứng, người bị hại ................. 45
2.1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm
chứng, người bị hại trong tố tụng hình sự ................................................... 46
2.1.2.1. Về phía cơ quan tiến hành tố tụng ................................................ 46
2.1.2.2. Về phía người tố giác, người làm chứng, người bị hại ................ 49

2.2. Các giải pháp pháp lý và giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật về bảo vệ ngƣời tố giác, ngƣời làm chứng, ngƣời bị hại
trong tố tụng hình sự .......................................................................................... 51
2.2.1. Các giải pháp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong tố tụng
hình sự ............................................................................................................ 51

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

2.2.1.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ người
tố giác, người làm chứng, người bị hại trong tố tụng hình sự .................. 51
2.2.1.2. Kiến nghị ban hành đạo luật bảo vệ người tố giác, người làm
chứng, người bị hại trong tố tụng hình sự ................................................. 55
2.2.2. Các giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong tố
tụng hình sự ................................................................................................... 64
2.2.2.1. Bố trí lực lượng bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người
bị hại và những người thân thích của họ ................................................... 64
2.2.2.2. Không tiếc lộ hoặc tiết lộ hạn chế các thông tin liên quan đến
người tố giác, người làm chứng, người bị hại và những người thân
thích của họ ............................................................................................... 65
2.2.2.3. Sơ tán tạm thời người tố giác, người làm chứng, người bị hại
và những người thân thích của họ đến địa điểm an toàn .......................... 67
2.2.2.4. Thay đổi nơi cư trú, làm việc hoặc học tập và thay đổi các yếu

tố về nhân thân của người tố giác, người làm chứng, người bị hại và
những người thân thích của họ .................................................................. 68
2.2.2.5. Xác định rõ nguồn tài chính cấp cho công tác bảo vệ người tố
giác, người làm chứng, người bị hại và những người thân thích của họ .. 69
2.2.2.6. Các giải pháp khác ....................................................................... 70

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, đòi hỏi cần phải xây dựng một
xã hội có những quy định pháp luật chặt chẽ, cụ thể, trong đó, quyền của con người
phải được tôn trọng và bảo vệ. Theo quy định của pháp luật hiện hành, mọi công dân
đều có quyền được Nhà nước bảo vệ tránh các nguy cơ bị xâm hại các quyền và lợi
ích hợp pháp của mình. Người tố giác, người làm chứng, người bị hại là những chủ
thể có vai trò vô cùng to lớn trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự vì những
thông tin cung cấp của họ có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp các cơ quan chức
năng phát hiện tội phạm và giải quyết đúng đắn, triệt để các vụ án đó. Với nghĩa vụ
công dân của mình, người tố giác, người làm chứng, người bị hại đã tích cực phối
hợp với cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ tội phạm và người phạm tội, góp phần áp
dụng các hình thức xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (sau đây viết tắt là BLTTHS năm 2003)
cũng đã có những quy định ngày càng hoàn thiện hơn các chế định về người tố giác,
người làm chứng, người bị hại, theo hướng mở rộng quyền của họ và những biện
pháp bảo đảm tố tụng cho các quyền đó. Trong BLTTHS năm 2003, một nguyên tắc
đã được khẳng định: “Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng
khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị
xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật”
(Điều 7 BLTTHS năm 2003). Cụ thể hoá nguyên tắc này, BLTTHS năm 2003 đã
quy định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo hộ tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người làm chứng, người bị hại và những
người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ khi tính mạng, sức
khoẻ của người đó bị đe doạ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của họ bị xâm hại. Khoản
3 Điều 55 BLTTHS năm 2003 cũng quy định: “Người làm chứng có quyền yêu cầu
cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và
các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng”. Tuy nhiên, việc
quy định về vấn đề bảo vệ những người này trong BLTTHS năm 2003 vẫn chưa tạo

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

1

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

cơ sở pháp lý phù hợp để khuyến khích họ tích cực thực hiện nghĩa vụ công dân của
mình.

Hoạt động của tội phạm thì lại ngày càng nguy hiểm và tinh vi hơn trong việc
trả thù, đe dọa, hành hung người tố giác, người làm chứng, người bị hại, từ đó đã tạo
nên thực tế là trong nhiều vụ án hình sự, người tố giác, người làm chứng, người bị
hại đã tỏ ra e ngại, bất hợp tác hoặc hợp tác nhưng không tích cực với các cơ quan
có thẩm quyền trong các quá trình phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm. Nguyên nhân
của tình trạng trên không chỉ do chủ quan của người tố giác, người làm chứng,
người bị hại, mà còn do những thiếu sót, bất cập của chế định pháp lý hiện hành về
bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại. Thực tế trên đây bắt nguồn từ
vấn đề nhận thức như thế nào là người tố giác, người làm chứng, người bị hại, phạm
vi những người này, họ xuất hiện từ thời điểm nào, họ cần được bảo vệ như thế nào,
quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng đối với người tố giác, người làm
chứng, người bị hại ra sao,… vẫn chưa có sự nhận thức và hành động thống nhất,
dẫn đến nhiều quy định pháp luật, đặc biệt là BLTTHS năm 2003 đang còn bỏ ngỏ
hoặc có quy định nhưng chưa đủ những phương tiện cần thiết để bảo vệ cho người
tố giác, người làm chứng, người bị hại.
Với những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Áp dụng pháp luật về
bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong tố tụng hình sự và giải
pháp hoàn thiện” để góp phần nâng cao hiệu quả pháp luật về bảo vệ những người
này là rất cần thiết và mang tính thực tiễn cao. Đó cũng chính là lý do thúc đẩy tác
giả lựa chọn và nghiên cứu đề tài luận văn này.
2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài này tập trung phân tích quy định của BLTTHS
năm 2003 về quyền được bảo vệ của người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn thực hiện những quy định của pháp luật
về những quyền này của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các
vụ án hình sự.
3. Mục đích nghiên cứu
Về mục đích nghiên cứu, đề tài làm rõ một số vấn đề lý luận, pháp lý và thực
tiễn của việc quy định về bản chất và địa vị pháp lý của người tố giác, người làm
GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu


2

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

chứng, người bị hại, thực trạng của việc bảo vệ những người này trong vụ án hình
sự; từ đó, tìm ra những nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về
bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong tố tụng hình sự.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, đề tài đặt ra những nhiệm vụ cụ thể như
sau:
- Phân tích cụ thể quy định về bản chất và địa vị pháp lý người tố giác, người
làm chứng, người bị hại; vai trò của họ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
- Nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật và bất cập của thực tiễn
trong việc bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại.
- Tìm kiếm và phân tích những nguyên nhân của thực trạng, đồng thời đưa ra
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm
chứng, người bị hại trong tố tụng hình sự.
- Hoàn thành đề tài nghiên cứu mang tính khoa học và tính thực tiễn cao để
làm nguồn tư liệu phục vụ học tập, nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
những quan điểm của Đảng và Nhà nước về quyền con người, đề tài được nghiên
cứu bằng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử kết
hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống khác như phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh; phương pháp nghiên cứu trên tài liệu, sách vở; phương

pháp nghiên cứu, phân tích luật viết và một số phương pháp luận khác. Trong đó,
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh là các phương pháp quan trọng và được
tác giả sử dụng chủ yếu trong quá trình thực hiện đề tài này.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài sẽ khai thác
gồm hai chương, cụ thể như sau:
- Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về bảo vệ người người tố giác,
người làm chứng, người bị hại trong tố tụng hình sự

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

3

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

- Chương 2. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong tố tụng hình sự
Đề tài “Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người
bị hại trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện” là một đề tài khá phức tạp và
manh tính thực tiễn cao, đòi hỏi tác giả cần có kiến thức sâu rộng cả về lý luận lẫn
thực tiễn về bảo vệ người tố giác, người làm chứng và người bị hại trong tố tụng
hình sự. Ngoài ra, tác giả phải biết nắm bắt được những vấn đề cốt lõi, những tồn tại
và bất cập còn gặp phải để từ đó mạnh dạn đề xuất giải pháp giải quyết. Là một sinh
viên năm cuối, lần đầu tiên làm quen với một đề tài nghiên cứu khoa học và là một
đề tài còn mới mẻ, với thời gian nghiên cứu còn hạn chế cũng như vốn kiến thức
hiểu biết có giới hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót hay khiếm khuyết

trong việc nghiên cứu đề tài. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, đánh
giá, phê bình của thầy cô và các bạn sinh viên.

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

4

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ
NGƢỜI TỐ GIÁC, NGƢỜI LÀM CHỨNG, NGƢỜI BỊ HẠI TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về ngƣời tố giác, ngƣời làm chứng, ngƣời bị
hại trong tố tụng hình sự
1.1.1. Khái niệm người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong tố tụng
hình sự
1.1.1.1. Khái niệm người tố giác
Người tố giác tội phạm là một trong những người có liên quan đến vụ án hình
sự. Trong lịch sử lập pháp của tố tụng hình sự Việt Nam, Bộ luật Hồng Đức (Quốc
triều hình luật) là bộ luật chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê đã đề
cập đến người tố giác tội phạm tại Điều 500 Bộ luật này: “Những người biết có kẻ
mưu phản loạn, mưu đại nghịch, thì phải đến mật báo ngay với các quan ty gần
đó,…”. Tiếp đến, Điều 158 Bộ luật Hồng Đức cũng đã quy định về việc tố giác tội
phạm thông qua việc phân biệt trách nhiệm phát hiện, tố giác tội phạm giữa quan và
dân thường như sau: “Các quan giám lâm, quan chủ ty biết thuộc viên phạm tội mà
không phát giác, xử biếm hai tư, đàn cư quan biết mà không phát giác, tội cũng như

thế. Những người biết hàng xóm của mình phạm tội mà không phát giác, tội giảm
một bậc,…”.
Theo hướng dẫn thực hiện Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 (sau đây viết tắt
là BLTTHS năm 1988) tại Thông tư liên ngành số 03-TT/LN năm 1992 thì “Tố giác
và tin báo về tội phạm là những thông tin về tội phạm được quy định trong Bộ luật
Hình sự do công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (gọi tắt là
cơ quan, tổ chức) cung cấp cho cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết, do
các phương tiện thông tin đại chúng nêu lên hoặc do người phạm tội tự thú”. Trong
khi đó, theo Từ điển Luật học thì: “Tố giác về tội phạm là báo cho cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền biết về hành vi phạm tội của người nào đó” 1; “Tin báo về tội phạm
là thông tin về tội phạm do cơ quan, tổ chức cung cấp dùng làm cơ sở để khởi tố vụ

1

Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp: Từ điển Luật học, Nxb. Tư pháp, 2006, tr. 785.

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

5

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

án hình sự”2. Theo tác giả thì tố giác tội phạm là khái niệm có nội hàm bao gồm cả
tố giác và tin báo về tội phạm bởi vì về bản chất, các khái niệm tố giác về tội phạm
và tin báo về tội phạm đều là những nguồn thông tin thuộc một trong những nội
dung quan trọng để góp phần xác định dấu hiệu tội phạm mà các cơ quan tiến hành

tố tụng nắm được thông qua các chủ thể khác (bên cạnh nguồn thông tin này, các cơ
quan tiến hành tố tụng còn có thể xác định được dấu hiệu của tội phạm qua các kênh
khác như trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm hoặc người phạm tội tự thú).
Về khái niệm người tố giác tội phạm không được quy định cụ thể trong pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành. BLTTHS năm 2003 và các văn bản dưới
luật mới chỉ quy định về giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố,
không có định nghĩa thế nào là tố giác và tin báo về tội phạm. Theo đó, tại Điều 100
BLTTHS năm 2003 quy định: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có
dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:
1. Tố giác của công dân; 2. Tin báo của cơ quan, tổ chức; 3. Tin báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng,…”. Trong khi đó, tại khoản 1 Điều 25 BLTTHS
năm 2003 trong việc quy định trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm đã nêu rõ: “Các tổ chức, công dân có quyền và
nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, tổ chức”. Như vậy, thông qua khái niệm tố giác về tội phạm và tin báo về
tội phạm cũng như quy định của BLTTHS năm 2003, chúng ta có thể thấy việc tố
giác tội phạm có thể do cá nhân, tổ chức thực hiện.
Vấn đề đặt ra là người tố giác tội phạm sẽ tố giác vào thời điểm nào, chuẩn bị
phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tội phạm đã hoàn thành. Theo quy định của Bộ luật
hình sự hiện hành (sau đây viết tắt là BLHS) thì “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm,
sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực
hiện tội phạm” (Điều 17 BLHS); “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm
nhưng chưa thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của
người phạm tội” (Điều 18 BLHS) còn đối với tội phạm đã hoàn thành thì một tội
phạm xem đã hoàn thành khi hành vi phạm tội đã thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu
được mô tả trong cấu thành tội phạm. Như chúng ta đã biết, một trong những mục
2

Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp: Từ điển Luật học, Nxb. Tư pháp, 2006, tr. 765.


GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

6

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

đích quan trọng của tố tụng hình sự là phát hiện kịp thời và ngăn chặn hành vi phạm
tội, điều đó cho thấy việc tố giác tội phạm cũng phải đảm bảo tính kịp thời và do đó,
có thể kết luận rằng người tố giác tội phạm có thể tố giác tội phạm bất thời điểm nào
với cơ quan có thẩm quyền khi biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực
hiện hoặc đã được thực hiện.
Từ những phân tích và lập luận trên đây, có thể đưa ra khái niệm người tố
giác tội phạm như sau: Người tố giác tội phạm là cá nhân, tổ chức biết được một tội
phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện và trình
báo với cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền về những gì mình biết.
1.1.1.2. Khái niệm người làm chứng
Chế định người làm chứng là một trong những chế định cổ xưa nhất trong lịch
sử tố tụng hình sự.3 Theo quy định của pháp luật tố tụng của nhiều nước trong đó có
Việt Nam, người làm chứng trong vụ án hình sự là người bằng mắt thấy, tai nghe
hoặc do những nguồn thông tin khác cung cấp mà biết được những tình tiết có liên
quan đến vụ án hình sự được cơ quan điều tra lấy lời khai, được tòa án triệu tập đến
làm chứng tại phiên tòa. Trong lịch sử lập pháp của tố tụng hình sự Việt Nam, Điều
714 Bộ luật Hồng Đức lần đầu tiên đã quy định về người làm chứng: “Những người
làm chứng trong việc kiện tụng nếu xét ra ngày thường đôi bên kiện tụng là người
thân tình hay có thù oán, thì không cho phép ra làm chứng. Nếu những người ấy

giấu giếm ra làm chứng, thì khép vào tội không nói đúng sự thực. Hình quan, ngục
quan biết mà dung túng việc đó đều bị tội”.
Trong Bộ luật Tố tụng hình sự áp dụng tại Bắc kỳ dưới thời Pháp thuộc,
người làm chứng được quy định tại các Điều 20 - 30.4 Điều 20 Bộ luật này quy định:
“Phàm người chứng đã liệt danh trong đơn khống và các người mà quan thẩm phán
liệu nghĩ đến chất vấn trong khi thẩm cứu, thì đều phải bị đòi gọi đến Tòa án để
chất vấn”. Nghĩa vụ của người làm chứng cũng được quy định tại Điều 22 của Bộ
luật này: “Phàm người chứng đã bị chiếu lệ đòi gọi, không có cớ gì hợp lẽ mà tự ý
không đến hầu trước Tòa sơ cấp nghĩ xử việc vi cảnh, hoặc trước Tòa án tỉnh, hoặc
trước Tòa đệ tam cấp hoặc trước quan thẩm cứu, thì có thể bị ép bắt phải đến hầu,
3

Nguyễn Thái Phúc: Bảo vệ người làm chứng và miễn trừ quyền làm chứng trong tố tụng hình sự, Tạp chí
Kiểm sát, số 18 & 20, 2008.
4
Trần Quang Tiệp: Về lời khai của người làm chứng trong vụ án hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4,
2005.

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

7

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

và vì cớ không đến hầu phải bị xử phạt bạc từ 1 đồng đến 5 đồng, và phạt giam từ 1
ngày đến 5 ngày, hoặc hai thứ chỉ phải chịu một”.

BLTTHS năm 1988 cũng đã có quy định về người làm chứng tại khoản 1
Điều 43. Theo Điều luật này thì “Người nào biết được những tình tiết có liên quan
đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng”.
Như vậy, chế định người làm chứng nói chung cũng như việc quy định về
quyền, nghĩa vụ của người làm chứng nói riêng được đề cập từ rất sớm trong lịch sử
lập pháp của tố tụng hình sự Việt Nam. Pháp luật hầu hết các quốc gia đều có những
quy định về người làm chứng và lời khai của người làm chứng có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc giải quyết vụ án một cách chính xác, khách quan, không làm oan
người vô tội, không bỏ lọt tội phạm, tăng niềm tin của nhân dân vào pháp luật. Với
những ý nghĩa trên, BLTTHS năm 2003 đã ghi nhận người làm chứng là người
tham gia tố tụng hình sự tại Điều 55, có sự bổ sung, kế thừa các quy định của
BLTTHS năm 1988. Theo đó, khoản 1 Điều 55 BLTTHS năm 2003 quy định:
“Người nào biết được các tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến
làm chứng”. Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành thì một
người chỉ có thể mang tư cách của người làm chứng khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Người làm chứng là người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án. Nhận
thức của người làm chứng về các tình tiết của vụ án có thể trực tiếp hoặc gián tiếp
nên cũng có thể chia người làm chứng thành hai loại là người làm chứng trực tiếp và
người làm chứng gián tiếp. Ví dụ, Học và Soạn là hai đối tượng ham chơi, lười làm
và đã sống với nhau như vợ chồng một thời gian dài. Để có tiền ăn chơi, sài thuốc
“lắc” và tổ chức đám cưới, cặp “mèo mả, gà đồng” đã nghĩ ra thủ đoạn cho Soạn
đến xin làm tiếp viên tại quán gội đầu thư giãn để tìm cách phối hợp với Học cướp
tài sản của tiếp viên khác. Để thực hiện âm mưu ấy, Soạn đã đến quán gội đầu, thư
giãn Việt Thanh ở Quán Trắng, thị trấn Lim, Tiên Du để xin làm tiếp viên. Trưa
ngày 7/2/2012, trong quán chỉ có Soạn và một tiếp viên khác là chị Nguyễn Thị Huế
với nhiều tài sản trên người. Soạn đã tìm cách lánh mặt và báo cho Học giả làm
khách gội đầu đến quán. Khi chị Huế ra đón khách thì bị Học dùng thanh sắt, bình
xịt hơi cay tấn công liên tiếp vào đầu và mặt, bịt miệng, trói chặt chân tay và cướp đi
1 nhẫn, 1 lắc, 1 điện thoại di động và 2 triệu đồng. Sau khi Học đã cao chạy xa bay,
Soạn mới quay lại cùng mọi người giúp đỡ “đồng nghiệp”, trình báo cơ quan chức

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

8

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

năng, vờ như không biết về diễn biến sự việc.5 Như vậy, trong vụ án này không có
người làm chứng trực tiếp mà chỉ có người làm chứng gián tiếp là Soạn. Những tình
tiết mà người làm chứng biết được có thể liên quan đến đối tượng chứng minh được
quy định tại Điều 63 BLTTHS năm 2003 hoặc các tình tiết khác có ý nghĩa trong
việc giải quyết vụ án (có ý nghĩa chứng minh). Việc người làm chứng biết được các
tình tiết của vụ án là một thực tế khách quan và do đó, họ có thể được triệu tập đến
để khai báo về thực tế khách quan đó với tư cách người làm chứng cung cấp chứng
cứ cho người có trách nhiệm chứng minh. Việc một người biết về các tình tiết liên
quan đến vụ án hình sự là một thực tế khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ
quan của cơ quan tiến hành tố tụng hay người tiến hành tố tụng.
- Người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án chỉ có thể trở thành người
làm chứng khi được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập. Trong thực tiễn điều tra
có nhiều người biết tình tiết của vụ án đang điều tra nhưng không trở thành người
làm chứng bởi luật quy định những trường hợp này không được làm chứng.6 Cũng
có trường hợp cơ quan có thẩm quyền xét thấy không cần thiết phải triệu tập họ để
lấy lời khai với tư cách người làm chứng trong vụ án. Trường hợp có nhiều người
biết các thông tin liên quan đến vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng phải có sự lựa
chọn. Những người biết được nhiều tin tức quan trọng, biết được các tình tiết một
cách sâu sắc, chính xác, đầy đủ; những người có khả năng mô tả lại một cách tốt
nhất những hiểu biết của họ mà cơ quan điều tra đang cần; những người có thiện chí,

có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ người làm chứng thường được các cơ quan tiến
hành tố tụng lựa chọn. Việc lựa chọn triệu tập ai là người làm chứng sẽ làm giảm
được khối lượng công việc, tránh tình trạng lan man trong thu thập chứng cứ.
Trường hợp điển hình là trong vụ án chấn động ở Sóc Trăng với 130 người liên
quan, trong vụ án này việc có quá nhiều lời khai của nhiều nhân chứng đã làm cho
việc điều tra, truy tố bị cáo còn nhiều vấn đề chưa chính xác, thuyết phục có thể dẫn

5

Ngô Tuấn: Đóng vai tiếp viên để cướp tài sản của “đồng nghiệp”, Báo điện tử Bắc Ninh, 2012,
[truy
cập ngày 22/9/2012].
6
Xem phần 1.1.2.2 Chương 1 của Luận văn này, tr. 18.

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

9

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

tới oan sai, do đó, việc triệu tập ai là người làm chứng có vai trò rất quan trọng trong
việc thu thập chứng cứ.7
Với những phân tích và lập luận trên, có thể kết luận về khái niệm người làm
chứng như sau: “Người làm chứng là người biết được những tình tiết có liên quan
đến vụ án và được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để làm rõ những tình

tiết đó”.8
1.1.1.3. Khái niệm người bị hại
Người bị hại là một khái niệm quen thuộc trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên,
thế nào là người bị hại thì cho đến nay vẫn chưa có sự nhận thức đầy đủ, các ý kiến
còn khác nhau, chưa có sự thống nhất. Để có sự nhận thức đầy đủ và thống nhất về
khái niệm người bị hại, cần tiếp cận khái niệm này dưới những phương diện khác
nhau:
Thứ nhất, về mặt ngôn ngữ học, có thể hiểu người bị hại là con người cụ thể
trong xã hội, chịu sự tác động tiêu cực của sự việc, hành vi hoặc bất kỳ sự tác động
nào khác khác dẫn đến những thiệt thòi, mất mát hay tổn thương cho chính họ. Tất
nhiên, sự tác động đó là trái với ý muốn của người bị hại và họ tiếp nhận một cách
thụ động. Thiệt hại gây ra cho người bị hại có thể là thiệt hại về vật chất hoặc phi vật
chất và không cần phải giới hạn mức độ thiệt hại.
Thứ hai, về mặt ngôn ngữ pháp lý thì “Người bị hại là người bị thiệt hại về
thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại chỉ có thể là
thể nhân bị người phạm tội làm thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản
chứ không thể là pháp nhân”.9
Thứ ba, theo quy định pháp luật hiện hành, tại Điều 51 BLTTHS năm 2003
quy định: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội
phạm gây ra”. Với quy định này, người bị hại thường được hiểu là “con người cụ

7

Xem chi tiết tại đây: Phiên Giang, Vụ án chấn động Sóc Trăng với 130 người liên quan, Báo điện tử Người
đưa tin, 2012, />[truy cập ngày 13/10/2012].
8
Mạc Giáng Châu – Nguyễn Chí Hiếu: Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam – Học phần 1 “Những vấn
đề chung của Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, tr. 55.
9
Trường Đại học Luật Hà Nội: Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb. Công an nhân dân, 1999, tr. 198.


GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

10

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

thể bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại. Thể chất, tinh thần, tài sản của họ phải là
đối tượng của tội phạm”.10
Ở nước ta, khái niệm người bị hại lần đầu tiên được quy định trong Thông tư
số 16/TATC ngày 27/09/1974 của Tòa án Nhân dân tối cao.11 Theo đó, người bị hại
được định nghĩa “là công dân đã bị kẻ phạm pháp trực tiếp xâm phạm đến thể chất,
tài sản, hoặc xâm phạm về tinh thần (như bị lăng nhục, đánh, giết, trộm cắp, lừa
đảo...)”. Định nghĩa đã chỉ ra người bị hại là cá nhân, không thể là cơ quan, tổ chức,
đồng thời đối tượng tác động của tội phạm là thể chất, tinh thần hoặc tài sản của cá
nhân đó.
Sau đó, BLTTHS năm 1988 đã đưa ra khái niệm người bị hại tại khoản 1
Điều 39 như sau: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc
về tài sản do tội phạm gây ra”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 BLTTHS năm
2003 thì “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội
phạm gây ra”. Như vậy, giữa hai khái niệm về người bị hại trong hai Bộ luật Tố
tụng hình sự trên không có sự thay đổi về chất mà chỉ có sự thay đổi về hình thức,
văn phạm ngắn gọn hơn. Đây có thể được coi là một quy phạm định nghĩa nêu ra
khái niệm pháp lý về người bị hại. Quy phạm này chứa đựng các dấu hiệu để xác
định người bị hại.
Về chủ thể, có hai quan điểm về người bị hại. Quan điểm thứ nhất cho rằng

người bị hại chỉ có thể là thể nhân, một con người cụ thể, tổ chức hoặc pháp nhân
không thể là người bị hại. Quan điểm thứ hai thì cho rằng, ngoài cá nhân là người bị
hại, trong trường hợp tổ chức, pháp nhân bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại thì phải
xem tổ chức hoặc pháp nhân đó là người bị hại.12 Theo Luật tố tụng hình sự Việt
Nam, chỉ coi người bị hại là công dân, pháp nhân hay tổ chức xã hội không được coi
là người bị hại.13 Tuy nhiên, về vấn đề kiểm tra căn cước của những người được
triệu tập và có mặt tại phiên toà, Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao lại hướng dẫn như sau: “Trong
trường hợp người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi,
10

Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, 2005,
tr.103.
11
Lê Tiến Châu: Người bị hại trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 1, 2007.
12
Lê Tiến Châu: Người bị hại trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 1, 2007.
13
Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, 2005, tr.
103.

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

11

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện


nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cơ quan, tổ chức thì khai về: tên và địa chỉ trụ sở
chính của cơ quan, tổ chức; họ tên; tuổi; nghề nghiệp; nơi cư trú của người đại diện
hợp pháp cho cơ quan, tổ chức”. Do đó, nếu hiểu theo hướng dẫn này thì người bị
hại cũng có thể là cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, có thể thấy theo pháp luật tố tụng
hình sự Việt nam hiện hành thì tổ chức không thể là người bị hại. Người bị hại trong
tố tụng hình sự chỉ có thể là một con người cụ thể, bị hành vi phạm tội gây ra về
thiệt hại thể chất (tính mạng, sức khỏe), tinh thần (danh dự, nhân phẩm) hoặc tài sản.
Cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra không thể trở thành người
bị hại trong tố tụng hình sự, nếu họ bị thiệt hại về thể chất và có đơn yêu cầu bồi
thường thiệt hại, họ sẽ được xác định là nguyên đơn trong vụ án hình sự. Thân nhân
của người bị hại (trong trường hợp người bị hại đã chết) cũng không được xác định
là người bị hại mà chỉ được xác định là người đại diện hợp pháp của người bị hại, có
các quyền của người bị hại theo quy định của pháp luật.14
Về thiệt hại, người bị hại bị tội phạm xâm phạm đến thể chất, tinh thần hoặc
tài sản. Thiệt hại về thể chất là bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ như bị giết, bị
gây thương tích,… Thiệt hại về tinh thần là bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm,
uy tín như bị xỉ nhục, vu khống, miệt thị,… Thiệt hại về tài sản là tài sản của người
bị hại bị cướp, bị cưỡng đoạt, bị trộm cắp,… Trong các loại thiệt hại trên đây thì chỉ
có thiệt hại về thể chất và thiệt hại về tài sản là có thể xác định được trên thực tế còn
đối với thiệt hại về tinh thần thì rất khó xác định.
Về nguồn gốc, thiệt hại của người bị hại do tội phạm trực tiếp gây ra bởi cái
mà tội phạm hướng đến chính là thể chất, tinh thần hoặc tài sản của người bị hại.
Tuy nhiên, thế nào là do tội phạm gây ra, theo tác giả Đinh Văn Quế thì “khoa học
luật hình sự chỉ coi là tội phạm khi có đủ bốn yếu tố cấu thành và khi đã là tội phạm
rồi thì lúc đó mới có người bị hại trong vụ án hình sự”.15
Như vậy, có thể hiểu người bị hại như sau: Người bị hại là người bị thiệt hại
về thể chất, tinh thần và tài sản do tội phạm gây ra.

14


Tập thể tác giả: Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003, Nxb. Chính trị Quốc gia,
2004, tr. 119.
15
Đinh Văn Quế: Thủ tục xét xử các vụ án hình sự, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 2003, tr. 34.

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

12

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

1.1.2. Đặc điểm tố tụng của người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự
1.1.2.1. Đặc điểm tố tụng của người tố giác
Người tố giác tội phạm có thể không phải là người bị hại hoặc là người có
quan hệ trực tiếp đến tội phạm đã xảy ra. Trong khi đó, tin của các Cơ quan khác
của Nhà nước hoặc của các tổ chức xã hội về tội phạm có thể là tin báo về tội phạm
mà các cơ quan hoặc tổ chức đó trực tiếp thấy có hành vi phạm tội xảy ra. Điều đó
cho thấy, một đặc điểm tố tụng của người tố giác tội phạm là không giới hạn phạm
vi chủ thể tố giác, có nghĩa là bất cứ cá nhân, tổ chức nào khi biết được một tội
phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện thì đều có
thể trình báo với cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền về những gì mình biết. Do
đó, mọi công dân có quyền tố giác tội phạm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ngay cả khi tội phạm đó đã xảy ra từ lâu.16
Theo quy định tại Điều 101 BLTTHS năm 2003 thì “Công dân có thể tố giác

tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan, tổ chức
khác. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú có trách nhiệm báo ngay
cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.”. Tiếp đến, tại Điều 103 BLTTHS năm
2003 quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ
mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố
do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã
tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.”. Tố giác của công dân là sự tố cáo
về những hành vi nào đó mà họ cho là tội phạm. Chẳng hạn như hành vi sau đây:
Vào lúc 3 giờ ngày 4/12/2010 tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thuộc phường Hòa
Cường Nam, anh Nguyễn Đức Kiên đã phát hiện một thanh niên có hành vi đập bể
nắp cống công trình công cộng để lấy gang thép. Sau khi phát hiện anh Kiên đã
nhanh chóng báo cho Công an phường Hòa Cường Nam để cùng phối hợp bắt giữ
đối tượng ngay tại hiện trường,... đó là Võ Đức Duy (27 tuổi, trú tổ 9, phường Hòa
Khánh Nam, Liên Chiểu), Duy chính là kẻ đã gây ra hàng loạt vụ trộm cắp và phá

16

Đức Toàn: Bố dượng quấy rối, tố cáo thế nào?, Báo điện tử VietNamNet, 2012,
[truy cập ngày
12/9/2012].

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

13

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại

trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

hủy các công trình công cộng trên địa bàn Đà Nẵng mà Công an quận đang truy
tìm.17 Trong ví dụ trên, anh Nguyễn Đức Kiên đã phát hiện một thanh niên có hành
vi đập bể nắp cống công trình công cộng để lấy gang thép và theo anh thì hành vi
này tội phạm nên anh đã trình báo với cơ quan có thẩm quyền. Nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho công dân trong việc trình báo với các cơ quan có thẩm quyền về hành
vi phạm tội, BLTTHS năm 2003 không chỉ cho phép công dân có quyền tố giác tội
phạm với các cơ quan tiến hành tố tụng là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án
mà còn quy định công dân được tố giác tội phạm với các cơ quan, tổ chức khác,...
Đó có thể là các cơ quan Nhà nước như Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn,
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội,… hoặc tổ chức, đoàn thể xã hội như Hội
liên hiệp phụ nữ, Ủy ban Bảo vệ quyền trẻ em, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh,… Như trường hợp của tỉnh Thái Bình mới đây: Sáng ngày 18/9/2012, Hội
Liên hiệp Phụ nữ tỉnh này đã mở lớp chuyên đề nâng cao kiến thức phòng, chống tội
phạm, tệ nạn xã hội. Tại hội nghị, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã trao 8 hòm thư tố
giác tội phạm cho 8 Chi hội phụ nữ của thị trấn, với mong muốn chị em sẽ tham gia
tích cực hơn vào công tác đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội, ma
túy trên địa bàn, theo dõi, cung cấp các thông tin quan trọng về các đối tượng phạm
tội giúp lực lượng công an theo dõi, triệt phá, xử lý kịp thời.18 Qua đó, với việc trao
8 hòm thư tố giác tội phạm cho cho cán bộ, hội viên phụ nữ Thị trấn Vũ Thư như
việc làm trên của tỉnh Thái Bình đã giúp cho người dân cực hơn vào công tác đấu
tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm, khi giờ đây họ không chỉ tố giác tội phạm với Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án mà còn có thể tố giác tội phạm với một tổ
chức gần gũi hơn với mình là Hội Liên hiệp Phụ nữ. Các cơ quan Nhà nước và tổ
chức xã hội phải tiếp nhận tin tố giác của công dân về tội phạm chứ không được giới
thiệu họ đến nơi khác. Với quy định như vậy, đã tạo điều kiện cho cơ chế thông tin
về tội phạm được nhanh chóng, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia rộng rãi và
thuận lợi vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ
quyền lợi của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ngoài ra, để cho

người tố giác tội phạm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình, BLTTHS
17

Hoài Thu: Đà Nẵng: Khen thưởng công dân tố giác tội phạm, Báo điện tử Công an Nhân dân, 2010,
[truy cập ngày 24/9/2012].
18
Thu Hiền: Trao 8 hòm thư tố giác tội phạm cho phụ nữ Thị trấn Vũ Thư, Báo điện tử Thái Bình, 2012,
/>m, [truy cập ngày 24/9/2012].

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

14

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

năm 2003 cũng đã có quy định về hình thức tố giác, công dân có thể trực tiếp tố giác
bằng miệng, bằng thư, điện thoại, văn bản,… Trong trường hợp tố giác bằng miệng
thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác tội
phạm.
Một đặc điểm tố tụng nữa là người tố giác tội phạm không phải là người
tham gia tố tụng theo quy định của BLTTHS năm 2003, nghĩa là họ không có tư
cách tham gia tố tụng. Theo quy định tại Chương IV BLTTHS năm 2003, người
tham gia tố tụng gồm có người bị tạm giữ (Điều 48), bị can (Điều 49), bị cáo (Điều
50), người bị hại (Điều 51), nguyên đơn dân sự (Điều 52), bị đơn dân sự (Điều 53),
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 54), người làm chứng (Điều
55), người bào chữa (Điều 56), người bảo vệ quyền lợi của đương sự (Điều 59),

người giám định (Điều 60), người phiên dịch (Điều 61). Người tham gia tố tụng là
những chủ thể có quyền và lợi ích bản thân cần được bảo vệ trước pháp luật, những
người có nghĩa vụ pháp lý phải tham gia vào việc giải quyết vụ án hình sự theo quy
định của pháp luật tố tụng hình sự và những người tham gia tố tụng để hỗ trợ pháp
lý cho những người tham gia tố tụng khác. Như vậy, xét theo khía cạnh này thì
người tố giác tội phạm không phải là người tham gia tố tụng nhưng người tố giác tội
phạm vẫn có thể tham gia tố tụng khi tư cách của họ được chuyển hóa sang tư cách
của người làm chứng hoặc của người bị hại. Một công dân bình thường khi tố giác
tội phạm nếu họ biết được những tình tiết liên quan đến vụ án và được các cơ quan
tiến hành tố tụng triệu tập để làm chứng thì họ sẽ trở thành người làm chứng. Cũng
với công dân trên, nếu họ cũng đồng thời là người mà quyền và lợi ích pháp lý của
bản thân liên quan đến vụ án, họ bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản
do tội phạm gây ra thì họ cũng có thể chuyển hóa tư cách của mình thành người bị
hại. Trong thực tiễn, cũng có nhiều trường hợp người tố giác tội phạm cũng đồng
thời là người bị hại như trong vụ án tống tiền gây xôn xao dư luận tại Đà Nẵng:
Theo cáo trạng, năm 2009 Nguyễn Trung Thành (25 tuổi, trú tại tổ 34, phường Mân
Thái, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) là bạn trai của Nguyễn Ngọc Huyền (19 tuổi, trú tại
phường Thạch Thang, quận Hải Châu). Khi nghe Huyền kể về việc đã có quan hệ
tình dục với ông Trần Minh Sơn, Thành đã xúi giục và cùng Huyền nhắn tin dọa tố
cáo ông Sơn có quan hệ tình dục với Huyền khi mới 16 tuổi để ông Sơn lo sợ buộc
phải đưa tiền cho Thành và Huyền. Do bị hăm dọa và lo sợ nên từ ngày 3/5/2010
đến 24/5/2011, ông Sơn đã tám lần chuyển cho Thành và Huyền số tiền 1,34 tỉ đồng
GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

15

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại

trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

(sáu lần chuyển qua tài khoản, hai lần chuyển tiền mặt). Lần cuối cùng vào ngày
24/5/2011, khi Huyền đang nhận 150 triệu đồng của ông. Trong vụ án này, Viện
kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng đã truy tố Huyền và Thành tội cưỡng đoạt tài
sản (có mức án từ 12-20 năm tù). Trong đó, người tố tố cáo hành vi cưỡng đoạt của
hai bị cáo cũng chính là người bị hại ông Trần Minh Sơn. 19 Điều đó cho thấy, khi
ông Trần Minh Sơn thấy hành vi cưỡng đoạt của hai bị cáo là tội phạm ông này đã
tố cáo, khi đó ông là người tố giác tội phạm nhưng trong vụ án này ông cũng là
người mà quyền và lợi ích pháp lý của bản thân liên quan đến vụ án, là nạn nhân
trực tiếp của hành vi trên nên ông cũng đồng thời là người bị hại trong vụ án.
Một người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã
được thực hiện mà không tố giác thì có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố
giác tội phạm theo Điều 314 BLHS. Tố giác tội phạm vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ
buộc phải thực hiện của bất cứ công dân hoặc cá nhân nào, có nghĩa là khi công dân
hoặc cá nhân biết rõ hành vi hoặc người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì
không ai có quyền cấm họ được tố giác nhưng nếu họ không tố giác thì cũng phải
chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho
thấy, trong không ít vụ án, một số công dân không làm tròn nghĩa vụ đấu tranh
phòng, chống tội phạm, không tố giác tội phạm, cho nên các cơ quan bảo vệ pháp
luật phải tốn rất nhiều công sức để điều tra, khám phá vụ án. Việc một số công dân
không thực hiện quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội, có nghĩa là
họ không tham gia đấu tranh chống tội phạm nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và trong các trường hợp do pháp luật
hình sự quy định, hành vi không tố giác tội phạm do họ thực hiện đã cấu thành tội
không tố giác tội phạm. Do đó, trong những trường hợp này cần có biện pháp chế tài
để họ thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Trong khi đó, người
tố giác tội phạm không đúng sự thật cũng không phải chịu trách nhiệm pháp lý, tức
là họ có thể báo những thông tin chủ quan, nhất thời, thiếu căn cứ, thậm chí có thể là
thông tin thất thiệt nhưng pháp luật cũng không buộc họ phải chịu trách nhiệm.20


19

Đ.Nam - H.Khá: Tòa hoãn để triệu tập người “bị cưỡng đoạt tiền”, Báo điện tử Tuổi Trẻ, 2011,
[truy cập ngày 25/9/2012].
20
Phạm Quốc Huy: Bàn về các khái niệm “tố giác về tội phạm”, “tin báo về tội phạm” và “kiến nghị khởi
tố” trong Bộ luật tố tụng hình sự, Tạp chí Kiểm sát, số 17, 2009.

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

16

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

1.1.2.2. Đặc điểm tố tụng của người làm chứng
Người làm chứng tham gia vào vụ án trên cơ sở quyết định triệu tập của cơ
quan tiến hành tố tụng theo Điều 133 BLTTHS năm 2003. Việc triệu tập người làm
chứng do Điều tra viên thực hiện, trong trường hợp này khi triệu tập người làm
chứng, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập người làm chứng phải ghi
rõ họ tên, chỗ ở của người làm chứng, ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm có mặt;
gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng. Giấy triệu tập
được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường,
thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc. Các cơ
quan, tổ chức đó có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa
vụ. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Giấy triệu tập

người làm chứng chưa đủ 16 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp
pháp khác của họ. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập người
làm chứng. Việc triệu tập người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều
133 BLTTHS năm 2003.
Người làm chứng là một trong những người tham gia tố tụng theo quy định
của BLTTHS năm 2003. Đây cũng là một điểm khác biệt giữa người tố giác tội
phạm và người làm chứng. Người làm chứng là người nắm được diễn biến của vụ án
hình sự, hoàn cảnh phạm tội, nhân thân người phạm tội, người bị hại,… Khi một
người được cơ quan tiến hành xác định là người tham gia tố tụng thì họ phải nghiêm
chỉnh chấp hành các quy định về tố tụng hình sự đối với họ. Nếu một người đã tham
gia làm chứng vào tố tụng hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng không để họ giữ vai
trò tố tụng khác như người phiên dịch, người giám định hoặc người tiến hành tố
tụng trong vụ án hình sự đó.
Người làm chứng tham gia vụ án hình sự không phải lợi ích cá nhân của họ
mà là lợi ích chung của xã hội, đó làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, cho
nên, việc tham gia vụ án hình sự là một nghĩa vụ pháp lý mà họ phải thực hiện.
Hoàn toàn khác với sự tham gia tố tụng của người bị hại, nguyên đơn dân sự, người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan,… người làm chứng tham gia tố tụng là một chủ
thể đặc trưng. Từ một người dân không có liên quan đến vụ án hình sự, họ chỉ biết
được các tình tiết của vụ án, được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để khai báo,

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

17

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


Đề tài: Áp dụng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại
trong tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện


giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án. 21 Vì vậy, những lời khai của họ
thường có tính khách quan cao vì họ không bị ràng buộc về mặt vật chất hay tinh
thần. Điều quan tâm duy nhất của người làm chứng là sự thật khách quan của vụ án
phải được sáng tỏ và sự tham gia của họ góp phần cho nhiệm vụ đó. Đối với người
làm chứng thì tham gia vào vụ án và trình bày lời khai trung thực tất cả những gì mà
mình biết vừa là nghĩa vụ công dân vừa là nghĩa vụ tố tụng của họ. Nhưng đối với
Nhà nước thì người làm chứng chính là những người cộng tác với Nhà nước, với cơ
quan tiến hành tố tụng nên Nhà nước cần đến sự hợp tác đó.
Người làm chứng không được hưởng một lợi ích vật chất hay tinh thần nào
khi tham gia vào vụ án, dù là lợi ích nhỏ nhất. Các quyền mà BLTTHS năm 2003
thừa nhận cho người làm chứng chỉ là quyền yêu cầu được bù đắp những thiệt thòi,
mất mát hoặc ngăn chặn những mất mát, tổn thất có thể xảy ra đối với họ liên quan
đến sự hợp tác của họ với cơ quan tiến hành tố tụng.
Người làm chứng còn là người không thể thay thế trong vụ án hình sự nên họ
phải trực tiếp tham gia tố tụng không thể thông qua người đại diện, nếu một người
đã tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng thì không thể tham gia tố tụng với
một tư cách khác khi tham gia tố tụng trong cùng một vụ án. 22 Nếu đã là người tiến
hành tố tụng trong cùng một vụ án như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán mà
lại tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng thì họ phải bị thay đổi (Điều 42
BLTTHS năm 2003). Các chủ thể tham gia tố tụng có thể có quyền yêu cầu thay đổi
người phiên dịch, người giám định,… nhưng không có quyền thay đổi người làm
chứng.
Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án, BLTTHS năm
2003 quy định những người sau đây không được làm chứng:
- Người bào chữa của bị can bị cáo. Theo quy định tại Điều 56 BLTTHS năm
2003 thì người bào chữa có thể là luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân. Người bào chữa của bị can, bị cáo có
thể biết được các tình tiết của vụ án từ nhiều nguồn và trong những khoảng thời gian
khác nhau; có thể biết trước khi tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa từ

21

Trần Văn Hội: Cần sửa đổi, bổ sung các quy định của bộ luật hình sự về chế định người làm chứng, ban
hành luật bảo vệ người làm chứng, Tạp chí Kiểm sát, số 21, 2011.
22
Trần Văn Hội: Cần sửa đổi, bổ sung các quy định của bộ luật hình sự về chế định người làm chứng, ban
hành luật bảo vệ người làm chứng, Tạp chí Kiểm sát, số 21, 2011.

GVHD: ThS. Mạc Giáng Châu

18

SVTH: Nguyễn Văn Cảnh


×