Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP bảo hộ KIỂU DÁNG CÔNG NGIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM và HIỆP ĐỊNH TRIPS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.03 KB, 103 trang )

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
------  ------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA HỌC: 2009-2013

ĐỀ TÀI

BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGIỆP THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ HIỆP ĐỊNH
TRIPS

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN

VŨ VĂN HAI

Bộ môm: Tƣ Pháp

Mã số SV: 5095512
Lớp: Tƣ Pháp 3 khóa 35

Cần Thơ –Tháng 5/ 2013

CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền



SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
.............................................................................................................................

..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
 ...................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................

..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Ngày….tháng ….năm 2013

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
...................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ngày …..tháng…..năm 2013

CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 Công ƣớc Pais: Công ước Paris về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
 TRIPS: Hiệp định về các khía cạnh lien quan đến thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ
 Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa kỳ: Hiệp định giữa CHXHCNVN và hợp
chủng quốc Hoa kỳ về quan hệ thương mại, có hiệu lực từ ngày 10/12/2001
 SHCN: Sở hữu công nghiệp
 SHTT: Sở hữu trí tuệ
 KDCN: Kiểu dáng công nghiệp
 WIPO: Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
 WTO: Tổ chức thương mại thế giới

CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

SVTH: Vũ Văn Hai



Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. .......................................................................................................................... 2
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP .................... 3
1.1. Lƣợc sử phát triển của hệ thống pháp luật về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
và sự ra đời của Hiệp định TRIPS ............................................................................... 3
1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về bảo hộ
kiểu dáng công nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam .................................................. 3
1.1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................. 3
1.1.1.2. Ở Việt Nam................................................................................................... 4
1.1.2. Sự ra đời của Hiệp định TRIPS ......................................................................... 7
1.1.2.1. Bối cảnh ra đời của Hiệp định TRIPS ....................................................... 7
1.1.2.2. Mục tiêu và nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPS ................................ 8
1.2. Khái niệm bảo hộ kiểu dáng công nghiệp .......................................................... 9
1.2.1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật của một số nước trên thế
giới.................................................................................................................................... 9
1.2.2. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam ....... 10
1.2.3. Khái niệm bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì?............................................ 11
1.3. So sánh bảo hộ nhãn hiệu với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ...................... 12
1.4. Một số hiệp ƣớc quốc tế liên quan đến bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. ..... 16
1.4.1. Quy định của Công ước Paris về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ................ 16
1.4.2. Thỏa ước Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp ....................... 17
1.4.3. Quy định của Hiệp ước Locarno về kiểu dáng công nghiệp ........................ 18
1.5. Mối quan hệ giữa Hiệp định TRIPS và Công ƣớc Paris về bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp ..................................................... 18
1.6. Ý nghĩa của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp .............................................. 20

CHƢƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ HIỆP
ĐỊNH TRIPS VỀ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP ................................... 22
2.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 22
2.1.1. Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công
nghiệp............................................................................................................................. 22
2.1.2. Trình tự xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.
........................................................................................................................................ 24
2.1.2.1. Trình tự xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công
nghiệp theo quy định của Hiệp định TRIPS ............................................................. 24
2.1.2.2. Trình tự xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công
nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam ......................................................... 27
2.2. Các điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp ........................................... 41
2.2.1. Tiêu chuẩn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo quy định của TRIPS ........ 42
2.2.2. Tiêu chuẩn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt
Nam ................................................................................................................................ 42

CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

2.2.3. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công
nghiệp…………. …………………………………………………………………….47
2.3. Đăng ký quốc tế về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ......................................... 48
2.4. Các hình thức chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công
nghiệp ................................................................................................................................ 49
2.4.1. Hình thức chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp
theo quy định của Hiệp định TRIPS .......................................................................... 49

2.4.2. Các hình thức chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công
nghiệp theo pháp luật Việt Nam ................................................................................. 51
2.4.2.1. Quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp .................................................... 51
2.4.2.2. Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp ....... 52
2.4.2.3. Quyền yêu cầu xử lý người thứ ba xâm phạm quyền sở hữu kiểu dáng
công nghiệp: .......................................................................................................................... 55
2.5. Các biện pháp thực thi pháp luật bảo hộ kiểu dáng công nghiệp................ 56
2.5.1. Biện pháp hành chính........................................................................................ 57
2.5.2. Biện pháp dân sự ............................................................................................... 59
2.5.3. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời .................................................... 62
2.5.4. Biện pháp hình sự .............................................................................................. 63
CHƢƠNG 3 THỰC TIỄN VÀ G IẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢO HỘ
KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI HIỆP ĐỊNH
TRIPS.................................................................................................................................... 66
3.1. Thực tiễn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam. ................................... 66
3.1.1. Thực tiễn đăng kí xác lập quyền sở hữu công nghiệp. ................................. 66
3.1.2. Thực tiễn vi phạm quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp ............... 69
3.1.3. Nguyên nhân vi phạm Kiểu dáng công nghiệp.............................................. 72
3.2. Đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở
Việt nam so với yêu cầu của Hiệp định TRIPS ....................................................... 74
3.2.1. Mặt phù hợp ....................................................................................................... 74
3.2.2. Mặt chưa phù hợp:............................................................................................. 75
3.3. Các giải pháp góp phần xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với
kiểu dáng công nghiệp phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPS ........................ 78
3.3.1. Giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ ................................................................................................................................... 78
3.3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi
pháp luật bảo hộ quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp........................................... 81
3.3.3. Giải pháp từ phía chủ sở hữu quyền................................................................ 85
3.3.4. Giải pháp từ phía cộng đồng xã hội ................................................................ 86

KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 88

CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay khi xu thế toàn cầu hóa về hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ
ngày càng trở nên một nhu cầu tất yếu và cần thiết của Việt Nam, Nhất là việc trở
thành thành viên chính thức của. Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) chức này đồng nghĩa với việc Việt Nam phải tham gia tất cả các hiệp định đa
biên của WTO, trong đó có Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt là Hiệp định TRIPS).
Quyền sở hữu trí tuệ nói chung quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng
công nghiệp nói riêng với việc thông qua Hiệp định TRIPS, quyền sở hữu trí tuệ trở
thành đối tượng điều chỉnh của WTO. Tại các nước phát triển, vai trò của bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ được nhìn nhận và đánh giá đúng giá trị đích thực của nó. Tuy
nhiên, tại các nước đang phát triển và đặc biệt là chậm phát triển thì quyền sở hữu trí
tuệ đang bị vi phạm nghiêm trọng. Các sản phẩm sao chép, bắt chước được bán với giá
thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm hợp pháp. Kết quả là nhà sản xuất chân chính
không có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cần thiết để tiếp tục tồn tại, tiếp tục
nghiên cứu và tiếp tục sáng tạo.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, nước ta đang phải đối mặt với nạn
hàng giả, hàng nhái tràn lan. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhậ n thức
được tầm quan trọng của vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhất là đối với bảo hộ
kiểu dáng công nghiệp. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vẫn hàng ngày vi phạm quyền

sở hữu trí tuệ và không ít doanh nghiệp chưa biết làm thế nào để bảo vệ quyền lợi bị vi
phạm. Đây thực sự là một khó khăn cho Việt Nam khi phải thực hiện các cam kết đối
với WTO về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, WTO yêu cầu các Thành viên
của mình phải xây dựng một hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ nhằm thúc
đẩy thương mại quốc tế phát triển.
Để đáp ứng tốt các yêu cầu của WTO thì Việt Nam cần phải có những biện
pháp và phương hướng xây dựng một hệ thống thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hữu
hiệu và chặt chẽ nhất là trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với k iểu dáng
công nghiệp . Để làm tốt điều này đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu vấn đề này một
cách đầy đủ và cụ thể . Đó là lý do để người viết chọn đề tài về

Bảo hộ kiểu dáng

công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS. Làm luận văn tốt
nghiệp.

CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

1

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề có tính lý luận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
đối với kiểu dáng công nghiệp, theo quy định của hiệp định TRIPS và Việt Nam và
phân tích sự cần thiết phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đ ối với kiểu
dáng công nghiệp. Sau khi phân tích thực trạng xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở

hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam. Đề tài đề xuất phương
hướng và giải pháp xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù
hợp với các quy định của Hiệp định TRIPS nhằm tạo cơ sở để Việt Nam thực hiện tốt
các cam kết trong WTO về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong WTO.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích các quy định trong
pháp luật Việt Nam và của Hiệp định TRIPS về quyền sở hữu công nghiệp đối với bảo
hộ quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp và hệ thống bảo hộ quyền sở hữu kiểu dáng
công nghiệp.
Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp là một khái
niệm phức tạp. Trong khuôn khổ của một đề tài, khi phân tích những vấn đề liên quan
đến hệ thống bảo hộ quyền sở hữu Kiểu dáng công nghiệp, nội dung của Đề tài giới
hạn sự phân tích ở ba bộ phận cấu thành hệ thống bảo hộ quyền sở hữu kiểu dáng công
nghiệp.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài, người viết áp dụng tổng hợp các pháp nghiên cứu tổng
hợp, phân tích, thống kê, so sánh, hệ thống hoá và diễn giải. Để nhằm nêu bật những
quy định có tính chất bắt buộc của Hiệp định TRIPS đối với các quốc gia thành viên
và những bất cập trong các quy định của Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
cũng như xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng biểu, nội
dung của luận văn được phân bổ thành ba chương, cụ thể :
Chương 1: Khái quát chung về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Chương 2: Những quy định của pháp luậ Việt Nam và Hiệp định TRIPS về bảo
hộ kiểu dáng công nghiệp
Chương 3: Thực tiễn và giải pháp xây dựng hệ thống bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định TRIPS

CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền


2

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
1.1. Lƣợc sử phát triển của hệ thống pháp luật về bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp và sự ra đời của Hiệp định TRIPS
1.1.1. Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về
bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1.1. Trên thế giới
Nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp xuất hiện cùng với sự
phát triển của giao lưu thương mại nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với kiểu
dáng công nghiệp là một yếu tố rất cần thiết. Chính vì thế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
(SHTT) ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển nền
kinh tế, văn hóa và trở thành điều kiện tiên quyết trong hội nhập quốc tế của mỗi quốc
gia. Chính vì thế trên Thế giới, nước Anh là nước đầu tiên quy định về bảo hộ kiểu
dáng công nghiệp (KDCN) là đạo luật được ban hành năm 1787 về kiểu dáng công
nghiệp và in vải bông, vải lanh, vải in hoa, vải muslin 1. Đạo luật quy định thời hạn bảo
hộ là hai tháng cho “những ai tạo ra, thiết kế và in ấn hoặc có ý tưởng đó và trở thành
chủ sở hữu cua bất kỳ hình mẫu nguyên bản hoặc các hình mẫu mới dung để in vải
lanh, bông, vải in hoa và vải muslin”. Chính vì nghành công nghiệp dệt may ngày càng
phát triển nhất là ở Anh trong thời kỳ này nên KDCN đóng vai trò rất quan trọng trong
nghành dệt may, từ đó đặt nền móng cho các nghành khác thúc đẩy bảo hộ quyền
SHTT.
Tiếp sau Anh thì ở Pháp cũng đã có luật đầu tiên về bảo hộ KDCN , đó là vào

năm 1793 Pháp cho ra đời Luật về văn học nghệ thuật, trong đó đã được áp dụng cho
một số trường hợp về bảo hộ KDCN tronh lĩnh vực văn học. Không chỉ dừng ở đó,
Pháp cũng là quốc gia rất phát triển về nghành công nghiệp dệt nên một đạo luật về
nghành dệt cũng được ban hành vào ngày 18 tháng 3 năm 1806, tại thành phố Lyon
của pháp một hội đồng hòa giải đã được thành lập, hội đồng này có trách nhiệm tiếp
nhận dăng ký kiểu dáng công nghiệp giữa các nhà sản xuất. Thời kỳ đầu đạo luật chỉ
có hiệu lực đối với thành phố Lyon sau này do sự quy định của Hội đồng hòa giải và
thông qua sự giải thích pháp lý thì KDCN được áp dụng cả với không gian hai chiều
và ba chiều trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp và phạm vi áp dụng được mở rộng
cho tất cả thành phố khác của Pháp. Có thể nhận thấy rằng cùng với sự phát triển của
nền kinh tế và khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ thì có nhiều nghành lĩnh vực khác
cần được bảo hộ KDCN. Trước những thực tế đó bảo hộ KDCN luôn được phát triển
1

Kamil Idris, cẩm nang sở hữu trí tuệ (2001). Lịch sử phát triển bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, Tr 111

CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

3

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

và điều này được ghi nhận năm 1842 Luật kiểu dáng công nghiệp được ra đời tại Pháp
có sự quy định tập trung hơn. Đạo luật quy đinh: “Những kiểu dáng mới và nguyên
bản, bất kể kiểu dáng này dung trong trang trí cho mặt hàng hay chất liệu nào nhân tạo
hay tự nhiên và những kiểu dáng như vậy có được áp dụng cho những kiểu mẫu, hình
dáng hoặc trang trí chúng, hoặc sự kết hợp bất kỳ các mục đích đó và bằng phương

bất kỳ như in, thêu và dệt, khâu tay, đúc, rập, nổi, chạm khắc, nhuộm hoặc bằng tay,
cơ khí bằng hóa chất, tách rời hay kết hợp để kiểu dáng đó có thể ứng dụng được”.
Tiếp đó là Công ước Paris quy định quyền SHTT đối với quyền SHCN năm 1883 đồng
thời thành lập văn phòng quốc tế bảo hộ SHCN được viết tắt (BIRPI – quy định về
quản lý quyền sáng chế vầ cũng chịu quẩn lý quốc tế về quyền tác giả) theo công ước
này chỉ quy định tất cả các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ bảo hộ KDCN, còn
cách thức bảo hộ do từng nước tự quy định. Vì vậy, sự ra đời của pháp luật bảo hộ
kiểu dáng công nghiệp nhằm bảo hộ lợi ích của các nhà sản xuất, kinh doanh trước các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh, phát triển thương hiệu.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
(1) Các quy định về kiểu dáng công nghiệp trong thời kỳ đầu
Trên thế giới, pháp luật về sở hữu trí tuệ SHTT nói chung và pháp luật về kiểu
dáng công nghiệp KDCN nói riêng đã có một về dày lịch sử phát triển nhưng ở Việt
Nam đây vẫn còn là một lĩnh vực còn khá mới. Ngày 8/3/1949, với danh nghĩa là nước
Việt Nam cộng hòa, Chính phủ ngụy quyền đã tham gia ký kết công ước quốc tế quan
trọng có chứa đựng nội dung bảo hộ quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp là Công ước
Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (SHCN). Tuy nhiên, trong nước (kể
cả chế độ ngụy quyền miền Nam và ở miền Bắc ) vẫn chưa có văn bản pháp luật nào
điều chỉnh cụ thể về KDCN.
Cơ sở pháp lý đầu tiên về kiểu dáng công nghiệp được thiết lập khi đất nước
thống nhất là việc ban hành Nghị định số 85/HĐBT ngày 13/5/1988 về kiểu dáng
coongg nghiệp, kèm theo đó là Điều lệ về KDCN, tiếp theo là Điều lệ về mua bán
quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng
hóa và bí quyết kỹ thuật ban hành kèm theo Nghị định số 201/HĐBT ngày 28/12/1988
của Hội đồng Bộ trưởng (Điều lệ về mua bán lixăng). Mặc dù đã xuất hiện các bản
pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực KDCN, song hiệu lực của những văn bản này mới chỉ
dừng lại ở những băn bản dưới luật do Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban
hành. Sang năm 1989, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và đòi hỏi về thể chế pháp
luật cho chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường, Hội đồng nhà nước (nay là Ủy ban thường vụ Quốc hội) đã ban hành Pháp luật

bảo hộ quyền SHCN. Đây là lần đầu tiên một cơ quan quyền lực thường trực của nhà
CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

4

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

nước ban hành văn bản điều chỉnh hoạt động này.Việc ban hành pháp lệ nh này đã mở
ra một chương mới trong việc điều chỉnh hoạt động bảo hộ quyền SHCN, trong đó có
KDCN.
Tuy nhiên, phải đến khi BLDS chính thức được Quốc hội thông qua thì lĩnh vực
bảo hộ quyền SHCN trong đó có KDCN mới được điều chỉnh bởi một văn bản pháp
luật có hiệu lực cao. Kể từ đó, hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền SHCN nói chung và
KDCN nói riêng mới được hình thành một cách khá hoàn chỉnh về mặt cơ cấu. Hệ
thống văn bản pháp luật về KDCN bao gồm: Bộ luật dân sự năm 1995 (từ Điều 780
đến Điều 825); Bộ luật hình sự năm 1999 (Điều 156, Điều 157, Điều 158, Điều 170
và Điều 171); Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về
SHCN; Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 63/CP; Nghị định số 60/CP ngày 06/6/1997 của Chính
phủ hướng dẫn thi hành các quy định của BLDS về quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài; Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết
về chuyển giao công nghệ; Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06/3/1999 của Chính
phủ về xử phát vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN; Thông tư số 3055/TTSHCN ngày 31/12/1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi
hành các quy định về thủ tục xác lập quyền SHCN và một số thủ tục khác trong Nghị
định số 63/CP của Chính phủ ; Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 03/5/2000
của Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn thi hàng Nghị định số
12/1999/NĐ-CP ngày 06/3/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực SHCN…
Về phương diện quan hệ quốc tế, Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế
cơ bản về bảo hộ SHCN nói chung và bảo hộ KDCN nói riêng như: Công ước
Stockholm về việc thành lập tổ chức SHTT Thế giới (WIPO); Công ước Paris về bảo
hộ quyền SHCN…Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã kết các hiệp định thương mại song
phương với các nước trong lĩnh vực thương mại. Điển hình là Hiệp định thương mại
song phương với Hoa Kỳ năm 2001. Đây là Hiệp định được lập và ký kết theo quy
chuẩn nhất định của WTO. Một trong những nội dung luôn được các bên quan tâm và
thể hiện khá cụ thể trong Hiệp định là vấn đề bảo hộ SHTT nói chung trong đó có vấn
đề bảo hộ KDCN.
Nhìn chung trong giai đoạn này, hệ thống pháp luật bảo hộ KDCN đã có sự
phát triển cả về lượng và chất. Tuy nhiên, trong bản thân hệ thống pháp luật này vẫn
còn tồn tại nhiều sự bất cập như: các quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực bảo hộ
KDCN hầu như chưa được ban hành trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
riêng ngoại trừ Thông tư số 29/2003/TT-BKHCN ngày 05/11/2003 của Bộ khoa học
CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

5

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

và Công nghệ hướng dẫn thủ tục đăng ký KDCN. Các quy phạm pháp luật này nằm
trong các văn bản cũng đồng thời điều chỉnh các đối tượng SHCN khác. Các quy phạm
pháp luật điều chỉnh về KDCN có mức độ cụ thể hóa rất thấp và chưa đầy đủ. Về
phương diện xác lập quyền sở hữu đối với KDCN, thủ tục đăng ký KDCN tại Cục
SHTT còn thiếu rất nhiều các quy phạm hướng dẫn cụ thể gây khó khăn cho các cá
nhân, tổ chức trong việc xác lập quyền của chủ sở hữu, sử dụng đối với KDCN.


CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

6

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

(2) Sau khi Luật sở hữu trí tuệ 2005 ra đời
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế
quốc tế, sự ra đời BLDS 2005 và đặc biệt Luật sở hữu trí tuệ 2005, có hiệu lực từ ngày
1/7/2006, đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của Việt Nam trong việc hoàn thiện
hệ thống pháp luật về SHTT. Tại Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã ban hành Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ, năm 2009. Văn bản Luật này
được hợp nhất từ Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009. Bên cạnh Luật sở hữu trí tuệ, còn có các văn bản
pháp luật điều chỉnh về KDCN nói riêng và SHCN nói chung đó là: Nghị định của
Chính phủ số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về SHCN; Nghị định số
105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫnn thi hành
một số điềuu của Luật sỏ hữu trí tuệ về bảo vệ quyềnn sở hữu trí tuệ và quản lý nhà
nước về sở hữu trí tuệ; Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy
định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ; Thông tư của Bộ khoa học và công
nghệ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số
103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và h ướng dẫn thi
hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
Bên cạnh đó để phù hợp với những quy định mới của Luật sở hữu trí tuệ đã
được sửa đổi bổ sung năm 2009 cho phù hợp thì một số văn bản dưới luật đã được sửa

đổi, bổ sung , thay thế một số van bản cũ cho phù hợp. Nghị định 97/2010/ NĐ-CP
ngày 21 tháng 9 năm 2010 quy định xử phạt hành chính về quyền sở hữu công nghiệp
thay thế Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định xử phạt vi
phạm hành chính về sở hữu trí tuệ; Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ
về sở hữu công nghiệp; Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm
2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở
hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Việc ra đời Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã tạo lập được một khung pháp lý đồng bộ
để điều chỉnh một các toàn diện, đầy đủ và cụ thể các khía cạnh của việc xác lập, bảo
hộ và thực thi quyền SHTT. Cùng với đó, KDCN được nhìn nhận một cách đầy đủ và
chi tiết hơn.
1.1.2. Sự ra đời của Hiệp định TRIPS
1.1.2.1. Bối cảnh ra đời của Hiệp định TRIPS
CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

7

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

Từ những năm 1980, quyền SHTT bắt đầu trở thành mối quan tâm thường
xuyên và có ảnh hưởng trực tiếp tới các thể chế thương mại quốc tế. Các hệ thống bảo
hộ quyền SHTT của các quốc gia được đánh giá lại và đòi hỏi phải tuân thủ các tiêu
chuẩn thống nhất có tính chất quốc tế. Hiệp định TRIPS 2 ( Hiệp định về khía cạnh lien
quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ), đã được ra đời thông qua các cuộc

đàm phán thương mại đa phương tại Vòng Uruguay của WTO nhằm mục tiêu giải
quyết một cách toàn diện vấn đề bảo hộ quyền SHTT. TRIPS là kết quả của nhiều các
cuộc thỏa thuận thương mại đa phương kéo dài nhiều năm và chỉ thực sự kết thúc
ngày 15 tháng 12 năm 1993. Văn kiện cuối cùng chứa đựng những thỏa thuận thương
mại song phương của vòng đàm phán Uruguay được ký kết ở Marrakech, Maroc ngày
15 tháng 4 năm 1994. Bằng việc ký kết văn kiện cuối cùng này, các nước đã nhất trí
trình Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (gọi tắt là Hiệp
định về Tổ chức Thương mại Thế giới “hay Hiệp định WTO”), để cơ quan có thẩm
quyền của các quốc gia xem xét, phê chuẩn. Hiệp định TRIPS là một phần của thỏa
thuận thoe Hiệp định WTO, có hiệu lực ngầy 01 tháng 01 năm 1995. Hiệp định về các
khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) là một thỏa
thuận quốc tế được quản lý bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà bộ tiêu
chuẩn tối thiểu cho nhiều hình thức sở hữu trí tuệ (IP) quy định áp dụng cho công dân
của các nước thành viên WTO khác. Nó đã được đàm phán vào cuối của Vòng đàm
phán Uruguay của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vào năm
1994.
Hiệp định TRIPS giới thiệu pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung trong đó có
bảo hộ quyền sở hữu KDCN nói riêng vào hệ thống thương mại quốc tế lần đầu tiên và
vẫn là thỏa thuận quốc tế toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ cho đến nay. Trong năm
2001, các nước đang phát triển, liên quan đến các nước phát triển đã được nhấn mạnh
trên một quy định quá hẹp của TRIPS, bắt đầu một vòng đàm phán mà kết quả
là Tuyên bố Doha . Tờ khai đàm phán Doha WTO là một tuyên bố làm rõ phạm vi của
Hiệp định TRIPS.
1.1.2.2. Mục tiêu và nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPS
Mục tiêu: Góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ,
góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công
nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, và tạo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa
vụ. Cụ thể, TRIPS gồm các yêu cầu pháp luật quốc gia phải đáp ứng cho các
quyền bản quyền , bao gồm các quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm


Nguyễn Thị Hải Vân, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - Hiệp định TRIPS, TRIPS cộng và ACTA, Tạp trí kho học pháp
lý số 1 năm 2012, Tr. 40
2

CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

8

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

và tổ chức phát sóng, chỉ dẫn địa lý , bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dáng
công nghiệp , thiết kế bố trí mạch tích hợp ; bằng sáng chế độc quyền cho các nhà phát
triển các giống cây trồng mới , nhãn hiệu hàng hoá , thương mại và thông tin bí mật
hoặc bí mật . TRIPS cũng quy định cụ thể thủ tục thực thi , biện pháp khắc phục hậu
quả, và Thủ tục giải quyết tranh chấp . Bảo vệ và thực thi tất cả các quyền sở hữu trí
tuệ phải đáp ứng các mục tiêu đóng góp vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ và
chuyển giao và phổ biến công nghệ, lợi thế lẫn nhau của các nhà sản xuất và người sử
dụng kiến thức công nghệ và một cách có lợi cho phúc lợi xã hội và kinh tế , và một sự
cân bằng quyền và nghĩa vụ.
Nội dung: Có các quy định cơ bản về tiêu chuẩn bảo hộ, quyền tác giả và các
quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hóa,chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế,
thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật, thực thi quyền sở hữu trí tuệ và giải
quyết tranh chấp.
Hiện nay, Hiệp định TRIPS được coi là xương sống của các quy định liên quan
đến bảo hộ quyền SHTT trên bình diện quốc tế. Trong đó việc bảo hộ KDCN được
quy định khá rõ ràng. Theo mục 4 phần II của Hiệp định, các Thành viên phải cung
cấp để bảo vệ kiểu dáng công nghiệp được tạo ra một cách độc lập, mà là mới hoặc

nguyên gốc. Cũng dựa trên Công ước Paris, nhưng tiến xa hơn nữa, Hiệp định cam kết
bảo vệ kiểu dáng công nghiệp trong một thời gian tối thiểu là 10 năm. Điều này cho
phép chủ thể quyền để ngăn chặn các bên thứ ba không có sự đồng ý của người sở hữu
từ sản xuất, nhập khẩu hoặc bán các sản phẩm thể hiện thiết kế bảo vệ, khi có hành vi
đó được thực hiện vì mục đích thương mại.
1.2. Khái niệm bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
1.2.1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật của một số nƣớc
trên thế giới
Là một trong các đối tượng của quyền SHTT theo Điều 2 Công ước Stockholm
1967 về việc thành lập Tổ chức SHTT thế giới (WIPO), kiểu dáng công nghiệp mang
những đặc tính chung của tài sản trí tuệ - sản phẩm của sự sáng tạo, có tính chất vô
hình, dễ bị phổ biến, lan truyền. Hiện nay, quan niệm về KDCN còn tồn tại nhiều cách
hiểu với các tiêu chí khác nhau và dưới đây là một số định nghĩa cơ bản:
Theo định nghĩa của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) 3 : “Kiểu dáng công nghiệp
là các khía cạnh mang tính chất trang trí hay thẩm mỹ của sản phẩm. Kiểu dáng có thể
bao hàm các khía cạnh ba chiều, ví như hình dạng hoặc bề mặt của sản phẩm, hoặc các
khía cạnh hai chiều, ví như mẫu hoa văn, đường nét hoặc màu sắc”
3

/>
CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

9

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

Theo định nghĩa trên, kiểu dáng công nghiệp có thể được hiểu theo một nghĩa

rất rộng. KDCN được xác định trước hết ở tính chất trang trí hay thẩm mỹ của nó.
Cùng với đó, kiểu dáng công nghiệp cũng có thể được xác định biểu hiện bên ngoài
của sản phẩm và biểu hiện đó có thể là ở không gian hai chiều như họa tiêt, đường nét,
màu sắc hoặc ba chiều như hình khối, kết cấu của sản phẩm.
Theo pháp luật Hoa Kỳ: “Kiểu dáng bao gồm các đặc tính trang trí được thể
hiện hay áp dụng trong một sản phẩm. Vì kiểu dáng được thể hiện ở hình dáng bên
ngoài nên các đối tượng bảo hộ kiểu dáng có thể là hình dạng của một sản phẩm, là
trang trí mặt ngoài của một sản phẩm, hay là sự kết hợp giữa hình dạng và trang trí bên
ngoài. Một kiểu dáng trang trí bề ngoài không thể tách rời sản phẩm mà nó trang trí và
do vậy không thể tự thân tồn tại một mình được” .
Như vậy theo pháp luật Hoa Kỳ, đặc tính trang trí của KDCN đã được nhấn
mạnh ngay từ đầu. Ở định nghĩa này, cũng đặt ra yêu cầu là KDCN phải luôn gắn liền
với sản phẩm, theo nghĩa đó pháp luật Mỹ loại trừ cái gọi là KDCN nhưng lại không
gắn với một sản phẩm cụ thể. Bên cạnh đó, mặc dù định nghĩa không đề cập rõ, nhưng
thông qua việc khẳng định KDCN được thể hiện ở hình dạng sản phẩm thì cũng cho
thấy rằng KDCN có thể được thể hiện ở không gian hai chiều hoặc ba chiều.
Theo quan niệm của Nhật Bản: Một KDCN không c hỉ là những yếu tố thể hiện
bên ngoài của sản phẩm mà kiểu dáng còn phải đạt đến độ thẩm mỹ cao, để có thể “là
cái thông qua thị giác gợi lên một cảm xúc mỹ học” và “phải có sức hấp dẫn đối với
thị giác”. Điều 2.1 Luật kiểu dáng Nhật Bản ( luật số 125) ngày 13/4/1959, sửa đổi bởi
Luật số 220 ngày 22/12/1999 quy định: “Kiểu dáng là hình dáng bên ngoài, hình khối,
màu sắc hoặt kết hợp các yếu tố đó tạo nên ấn tượng thẩm mỹ”
Theo định nghĩa của Liên minh Châu Âu: “Kiểu dáng là là hình dạng bên ngoài
của toàn bộ sản phẩm hay một phần của sản phẩm được tạo thành từ các yếu tố đường
nét, màu sắc, hình dạng và hoặc nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm và/hoặc các yếu tố
trang trí của sản phẩm”. Như vậy, khác với WIPO, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu
không đề cập đến tính chất thẩm mỹ của KDCN. Trong khi đó, chỉ xác định KDCN là
biểu hiện bên ngoài của sản phẩm và liệt kê cụ thể các yếu tố hợp thành KDCN đó là
đường nét, màu sắc, hình, bố cục hay trang trí. Như thế, hiểu gián tiếp thì KDCN có
thể được biểu đạt ở dạng không gian hai chiều hoặc ba chiều.

1.2.2. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam
Theo quy định của pháp luật Việt Nam: Trước khi Luật sở hữu trí tuệ 2005 ra
đời, định nghĩa KDCN xuất hiện tại Điều 784 BLDS 1995 về KDCN: “Kiểu dáng
công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình
CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

10

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và
dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp” . Với định
nghĩa này, KDCN được hiểu không chỉ bao gồm những đặc điểm mang tính bản chất,
mà còn bao gồm cả những tiêu chí bảo hộ.
Đến Luật sở hữu trí tuệ 2005, quan niệm về KDCN của Việt Nam đã có sự đổi
mới đáng kể, tại Khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “KDCN là hình
dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc
sự kết hợp những yếu tố này”. Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ
vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện... thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất
định, được sản xuất và lưu thông độc lập. Định nghĩa này khá tương đồng với quan
điểm về KDCN của các nước trên thế giới.
Từ những quan niệm về kiểu dáng công nghiệp của pháp luật các nước, một
KDCN được xác định dựa trên hai yếu tố: Kiểu dáng công nghiệp phải là biểu hiện
bên ngoài của một sản phẩm (hình dáng, hình khối, hóa văn, mẫu trang trí hoặc bất kỳ
sự kết hợp nào của các yếu tố đó…); KDCN có khả năng áp dụng vào lĩnh vực sản
xuất công nghiệp hoặc thủ công nghiệp (theo quan điểm của rất nhiều nước n hư: Hoa
Kỳ, EU, Indonexia, Malayxia…). Các đặc điểm khác như tính mới, tính khác biệt, tính

nguyên gốc chỉ là các điều kiện để một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, không
phải là đặc điểm của KDCN. Một sản phẩm có đủ hai đặc điểm nêu trên, cho dù có
hay không có tính mới, tính khác biệt, tính nguyên gốc thì nó vẫn được coi là một
KDCN. Tuy nhiên, để chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có được bảo hộ về quyền và
lợi ích hay không thì tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia mà KDCN đó yêu cầu phải
có tính mới, tính khác biệt hay tính nguyên gốc. Đối với Việt Nam thì Luật sở hữu trí
tuệ 2005 đã có những quy định rõ ràng về những điều kiện bảo hộ một KDCN.
Nhìn chung có thể thấy, mặc dù quan niệm về KDCN theo pháp luật mỗi nước
còn có điểm khác biệt, song đều đề cập đến một số đặc điểm cơ bản của một kiểu dáng
công nghiệp, làm cơ sở xây dựng các tiêu chí cho việc bảo hộ cũng như việc thực thi
quyền sở hữu KDCN trên thực tế.
1.2.3. Khái niệm bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì?
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, nhu cầu của
người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Họ không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm
mà đặc biệt chú trọng đến hình thức, kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm. Nhận biết được
điều này, các doanh nghiệp đều đầu tư trí tuệ, tiền bạc và thời gian để tạo ra những sản
phẩm có KDCN tối ưu và giá trị thẩm mỹ cao thỏa mãn người tiêu dùng. Tuy nhiên,
những thành quả lao động sáng tạo này lại dễ dàng bị đánh cắp, sử dụng. Do đó, pháp
Luật sở hữu trí tuệ đã thừa nhận KDCN là một trong những đối tượng được bảo hộ
CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

11

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

quyền SHCN. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về cách định nghĩa bảo hộ
quyền sở hữu trỉ tuệ nói chung và bảo hộ quyền sở hữu KDCN nói riêng, định nghĩa

theo nghĩa rộng phổ biến nhất là việc Nhà nước – thông qua hệ thống pháp luật – xác
lập quyền của các chủ thể (có thể là các tổ chức hoặc cá nhân) đối với đối tượng
SHCN tương ứng và bảo vệ quyền đó, chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của bên thứ ba.
Việc xác lập quyền SHCN được thực hiện dưới hình thức cấp văn bằng bảo hộ cho chủ
thể có quyền sở hữu đối tượng SHCN tương ứng. Và cách hiểu theo nghĩa hẹp hơn về
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì đó là các hoạt động của nhà nước nhằm bảo hộ
quyền sở hữu.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, người viết nhìn nhận bảo hộ quyền sở
hữu KDCN theo nghĩa đầu tiên trên thì bảo hộ KDCN có thể được hiểu như sau: “Bảo
hộ KDCN là việc Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật xác lập quyền của các chủ
thể (có thể là tổ chức hoặc cá nhân) đối với KDCN tương ứng và bảo vệ quyền đó,
chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của bên thứ ba. Việc xác lập quyền sở hữu KDCN
được thực hiện dưới hình thức cấp văn bằng bảo hộ cho chủ thể có quyền sở hữu kiểu
dáng công nghiệp tương ứng”.
Có thể thấy, Nhà nước bảo hộ KDCN cho các chủ thể dựa trên các quy định
pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thực hiện các biện pháp
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp trong thời
gian Bằng độc quyền KDCN có hiệu lực. Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tức là chủ sở
hữu kiểu dáng công nghiệp được Nhà nước đảm bảo quyền khai thác, sử dụng kiểu
dáng đó khi tiến hành việc nắm giữ, khai thác, sử dụng quyền mà không gặp phải sự vi
phạm từ bên thứ ba. Hành vi vi phạm là sự sao chép, hưởng lợi bất hợp pháp trên
thành quả, sáng tạo, đầu tư của nhà sản xuất. Việc đăng ký bảo hộ KDCN sẽ giúp cho
chủ sở hữu được độc quyền khai thác, sử dụng trong thời hạn nhất định. Bên cạnh đó,
điều này còn giúp làm tăng doanh thu và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3. So sánh bảo hộ nhãn hiệu với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp khác nhau chủ yếu ở chỗ KDCN được tạo
thành hình dạng bên ngoài của sản phẩm – yếu tố không cần phải có tính phân biệt
(một yêu cầu quan trọng đối với nhãn hiệu). Mặc dù nhãn hiệu có thể bao gồm tất cả
các loại dấu hiệu có thể nhìn thấy được nhưng luôn luôn phải là dấu hiệu có tính phân
biệt vì nhãn hiệu luôn luôn phải có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một

doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ với các doanh nghiệp khác. Do đó chức năng
và cơ sở của việc bảo hộ nhãn hiệu và KDCN là hoàn toàn khác nhau.
Kiểu

dáng

CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

công nghiệp cũng có thể được bảo hộ

12

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

hoặc được sử dụng làm nhãn hiệu. Nói cách khác là có thể bảo hộ một kiểu dáng làm
cả nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp hay không? Chúng ta có thể hiể u rằng nhãn
hiệu là một dấu hiệu có tính phân biệt dùng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp
này với sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Nếu hình dạng, kiểu dáng và bao bì của
sản phẩm nhất định mang chức năng phân biệt của sản phẩm có liên quan, thì ở một số
quốc gia, kiểu dáng đó có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu ba chiều hoặc bao bì
thương mại theo pháp luật về nhãn hiệu.

Hình 1: Kiểu dáng công nghiệp của chai nước ngọt Coca -Cola và thanh kẹo
Sôcôla Toblerone
Các hình dáng độc đáo của chai Coca-Cola và hình dạng tam giác đặc biệt của
thanh sôcôla Toblerone là ví dụ điển hình về nhãn hiệu ba chiều hoặc bao bì thương
mại. Hình dáng của chai Coca-Cola ban đầu là một kiểu dáng công nghiệp và sau đó

nó đã được đăng ký làm nhãn hiệu ở nhiều nước. Hiếm khi một sản phẩm cùng được
bảo hộ bởi cả quyền kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu ngay tại ngày đưa sản phẩm
đó ra thị trường hoặc ở giai đoạn đầu trong vòng đời của nó. Khi kiểu dáng công
nghiệp đạt được khả năng phân biệt thông qua việc sử dụng trên thị trường trong một
khoảng thời gian nhất định thì nó có thể đủ điều kiện để được đăng ký làm nhãn hiệu.
Thế nên, chỉ lúc đó đơn đăng ký bảo hộ một kiểu dáng dưới dạng nhãn hiệu mới được
nộp. Kiểu dáng công nghiệp có thời hạn bảo hộ tùy thuộc vào từng nước; và đăng ký
nhãn hiệu có thể được gia hạn mãi mãi, theo đó, sau một thời gian đăng ký kiểu dáng
công nghiệp sẽ hết hiệu lực và đăng ký nhãn hiệu tiếp tục có hiệu lực vô thời hạn. Vì
vậy, nhiều doanh nghiệp am hiểu về sở hữu trí tuệ đã thực hiện các biện pháp để sử
dụng kiểu dáng mới hoặc nguyên gốc được chấp nhận rộng rãi dưới dạng nhãn hiệu
trong quá tình xây dựng chiến lược thương hiệu và tiếp thị của họ để tạo thuận lợi cho
việc đăng ký kiểu dáng làm nhãn hiệu. Vì vậy, một lý do nữa để tiến hành đăn g ký
kiểu dáng mới hoặc nguyên gốc làm kiểu dáng công nghiệp là để bảo hộ nó trong thời
hạn quy định, đồng thời trong quá trình đó, kiểu dáng sẽ tạo được khả năng phân biệt
thông qua việc sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của việc đăng ký làm nhãn hiệu.

CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

13

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

Các bƣớc cơ bản để đăng ký
(1) Nhãn hiệu
Các công việc thực tế do các Cơ quan nhãn hiệu thực hiện là khác nhau giữa
các nước, nhưng về cơ bản tất cả các Cơ quan nhãn hiệu đều tuân thủ một quy trình

tương tự nhau, cụ thể như sau:
a. Đơn đăng ký: Một mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu cần được điền đầy đủ, cùng
các tài liệu tối thiểu theo quy định của pháp luật phải được nộp cho Cơ quan nhãn hiệu
quốc gia. Cơ quan đó thường được thành lập và có các chức năng theo quy định của
pháp luật về nhãn hiệu của quốc gia có liên quan.
b. Thẩm định hình thức: Cơ quan Nhãn hiệu quốc gia kiểm tra đơn để bảo đảm
rằng đơn đáp ứng đầy đủcác yêu cầu hành chính hoặc thủ tục, ví dụ, phí đã được nộp,
đơn được điền một cách đầy đủ và chính xác.
c. Thẩm định nội dung: Theo pháp luật về nhãn hiệu, tất cả Cơ quan Nhãn hiệu
đều tiến hành thẩm định nội dung để kiểm tra xem nhãn hiệu đã được nộp có thỏa mãn
các yều cầu về căn cứ tuyệt đối không mà theo đó, một sốloại nhãn hiệu có thể bị từ
chối đăng ký. Căn cứ tuyệt đối được áp dụng ở các nước là khác nhau.
Ngoài ra, ở nhiều nước, pháp luật về nhãn hiệu yêu cầu Cơ quan Nhãn hiệu phải
xác minh nếu nhãn hiệu trong đơn được nộp xung đột với nhãn hiệu đã được đăng ký
trong (các) phân loại về hàng hóa và dịch vụ có liên quan. Điều này được gọi là thẩm
định trên cơ sở tương đối. Các yếu tố chính được các thẩm định viên nhãn hiệu hoặc
luật sư xem xét để quyết định xem liệu có khả năng gây nhầm lẫn hay không là: (1) sự
giống nhau của các nhãn hiệu, và (2) mối quan hệ thương mại giữa hàng hóa hoặc và
dịch vụ được liệt kê trong đơn.
Để tìm ra sự xung đột, nhãn hiệu phải không được giống nhau và hàng hóa và
hoặc dịch vụ cũng không được giống nhau. Có thể kết luận là có xung đột nếu nhãn
hiệu là tương tự nhau và hàng hoá hoặc và dịch vụ có liên quan với nhau. Nếu có xung
đột giữa nhãn hiệu trong đơn được nộp và nhãn hiệu đã được đăng ký, thẩm định viên
sẽ từ chối đăng ký nhãn hiệu với lý do có khả năng gây nhầm lẫn. Nếu có sự xung đột
giữa nhãn hiệu trong đơn được nộp và nhãn hiệu đã được nộp trước đó, thì thẩm định
viên nhãn hiệu hoặc luật sư sẽ thông báo cho người nộp đơn (sau) về khả năng xung
đột. Nếu nhãn hiệu trong đơn nộp trước đó được đăng ký thì nhãn hiệu trong đơn được
nộp sau đó sẽ bị từ chối với lý do có khả năng gây nhầm lẫn.
Việc đăng ký nhãn hiệu cũng có thể bị từ chối, tuỳ thuộc vào các quy định
chính xác của pháp luật về nhãn hiệu có liên quan và Quy chế thẩm định dành cho các

thẩm định viên nhãn hiệu hoặc luật sư, nếu, ví dụ, nhãn hiệu đó được coi là xung đột
CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

14

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

với một nhãn hiệu nổi tiếng hoặc trởthành tên gọi chung hoặc có tính mô tảhoặc có
tính lừa dối về bản chất của hàng hoá hoặc xuất xứ của hàng hóa, hoặc đơn giản chỉ là
tên gọi của một dòng họ hoặc chỉ là yếu tố có tính trang trí.
d. Công bố và phản đối: Ở nhiều nước, nhãn hiệu trong đơn được nộp phải
được công bốtrên Công báo sở hữu công nghiệp hoặc tạp chí chính thức để cho người
bất kỳ có thể phản đối việc đăng ký nhãn hiệu đó trong một khoảng thời gian nhất
định. Ở các nước khác, nhãn hiệu cũng được hoặc chỉ được công bố chỉ sau khi đã
được chấp nhận đăng ký và cho phép phản đối sau đó để hủy bỏ đăng ký, trong thời
hạn quy định. Nếu nhãn hiệu không bị phản đối hoặc nếu phản đối không thành công,
nhãn hiệu đó sẽ được đăng ký.
e. Đăng ký: Khi đã được xác định là không có căn cứ để từ chối, nhãn hiệu sẽ
được đăng ký và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp và có hiệu lực trong
10 năm.
f. Gia hạn: Nhãn hiệu đã được đăng ký có thể được gia hạn nhiều lần bằng cách
nộp phí gia hạn theo quy định. Tuy nhiên, đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ đối với
một số hoặc tất cả hàng hoá hoặc dịch vụ nếu nhãn hiệu không được sử dụng trong
một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật vềnhãn hiệu có liên quan.
(2) Kiểu dáng công nghiệp
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng tương tự như thủ tục đăng ký
nhãn hiệu, nhưng thời gian đăng ký kiểu dáng thường ngắn hơn so với đăng ký nhãn

hiệu. Ở hầu hết các nước, quy trình đăng ký kiểu dáng được thực hiện trong thời gian
từ 3 đến 9 tháng, trong khi quy trình đăng ký nhãn hiệu có thể mất từ 12 tháng đến vài
năm nếu như đăng ký đó bị phản đối.
a. Đơn đăng ký: Để đăng ký kiểu dáng, người nộp đơn phải nộp đơn đăng ký tại
Cơ quan đăng ký kiểu dáng quốc gia, cùng với số lượng nhất định về bản sao của hình
vẽ theo quy định và hoặc các hình chụp nhằm thể hiện tất cả các đặc điểm phân biệt
chủ yếu của kiểu dáng và cũng phải nộp phí theo quy định. Người nộp đơn không cần
phải nộp mô hình, mẫu hay sản phẩm mẫu của kiểu dáng. Tuy nhiên, ở một số nước
thẩm định viên có thể yêu cầu bạn nộp mẫu kiểu dáng để có thể hiểu đầy đủ về nó hay
cảm nhận được kết cấu hoặc chất liệu của kiểu dáng. Ở những nước khác, bạn có thể
được yêu cầu nộp hoặc tự nguyện nộp bản mô tả bằng văn bản hoặc tuyên bố về tính
mới của kiểu dáng.
b. Thẩm định hình thức: Tất cả Cơ quan đăng ký kiểu dáng sẽ thực hiện việc
thẩm định hình thức của đơn đăng ký để đảm bảo rằng tất cả các thủ tục hành chính đã
được tuân thủ.
CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

15

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

c. Thẩm định nội dung: Hầu hết Cơ quan đăng ký kiểu dáng cũng sẽ thực hiện
việc thẩm định nội dung để kiểm tra xem liệu kiểu dáng đã được nộp có bị từ chối trên
cơ sở tuyệt đối không. Một số Cơ quan đăng ký kiểu dáng còn thực hiện tra cứu đầy đủ
đối với những kiểu dáng đã được đăng ký để kiểm tra về tính mới, đặc điểm riêng biệt
hoặc tính nguyên gốc của kiểu dáng trong đơn đã được nộp. Ngày càng có nhiều Cơ
quan chấp nhận đăng ký kiểu dáng mà không thẩm định về tính mới, đặc điểm riêng

biệt hoặc tính nguyên gốc của kiểu dáng.
d. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thực
hiện khá nhanh, trong thời gian từ 3 đến 6 tháng tính từ thời điểm nộp đơn đăng ký
kiểu dáng công nghiệp.
e. Công bố: Kiểu dáng đã được chấp nhận đăng ký sẽ được công bố trên Công
báo sở hữu công nghiệp hoặc Tập san về kiểu dáng. Ở nhiều nước, theo yêu cầu của
người nộp đơn, việc đăng ký kiểu dáng có thể được giữ bí mật, nghĩa là trì hoãn công
bố kiểu dáng đã được đăng ký.
1.4. Một số hiệp ƣớc quốc tế liên quan đến bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
1.4.1. Quy định của Công ƣớc Paris về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Hệ thống pháp luật quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ SHTT được hình thành từ
cuối thế kỷ 19 với sự ra đời của hai điều ước nền tảng là Công ước Paris về bảo hộ sở
hữu công nghiệp. Đây là một Công ước quan trọng nhất về sở hữu công nghiệp, được
ký kết sớm nhất vào ngày 20/3/1883 với sự tham gia của 14 nước thành viên và đồng
thời thành lập văn phòng quốc tế bảo hộ sở hữu công nghiệp (được viết tắt là BIRPI).
Việt Nam trở thành thành viên của Công ước Paris ngày 08/3/1949 và sau khi thống
nhất đất nước đến năm 1976 chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam kế
thừa. Công ước mang tính nền tảng cho sự ra đời của các điều ước quốc tế, điều chỉnh
việc bảo hộ cho từng đối tượng riêng biệt ( như thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu
hàng hóa, Công ước Lahay về dăng ký kiểu dáng công nghiệp, Hiệp ước hợp tác trong
lĩnh vực cung cấp văn bằng bảo hộ sáng chế…vv đều được ký kết trong khuôn khổ của
Công ước Paris). Nguyên nhân ra đời của công ước Paris là do xã hội ngày càng phát
triển nền công nghiệp cũng phát triển bên cạnh đó kéo theo là sự bắt trước mẫu mã,
làm hàng giả, hàng nhái xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN trước
những thực trạng đó Công ước này ra đời nhằm bảo vệ về quyền sở hữu công nghiệp.
Công ước Paris chỉ có quy định yêu cầu các thành viên phải bảo hộ kiểu dáng
công nghiệp mà không có bất cứ quy định nào về cách thức bảo hộ mà các nước thành
viên phải tuân thủ. Do đó, các nước có thể bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bằng luật sở
hữu công nghiệp, luật bản quyền hoặc luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Các
CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền


16

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

nước thành viên không thể không bảo hộ với lý do sản phẩm mang kiểu dáng không
được sản xuất tại nước đó. Ngoai ra Công ước còn có quy định những nguyên tắc sau
đối với KDCN
Nguyên tắc quyền ưu tiên: Một người nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với KDCN, nộp đơn đầu tiên của mình ở một nước thành viên của
công ước trong thời hạn 06 tháng, người đó có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở bất kỳ
nước thành viên nào và những đơn nộp sau sẽ được tính cùng ngày nộp đơn của đơnn
đầu tiên.
Bên cạnh đó Công ước Paris còn quy định quyền ưu tiên về triển lãm: Trong đó
quy định nếu đối tượng sở hữu công nghiệp như KDCN khi tham gia triển lãm có khả
năng được bảo hộ tạm thời tại các cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc các cuộc
triển lãm được công nhận là chính thức tổ chức tại một trong số các nước thành viên.
Điều đó cho phép khi KDCN tham gia triển lãm tại hội chợ thì được lấy ngày đầu tiên
trưng bày hàng hóa tại triển lãm làm ngày được hưởng quyền ưu tiên với thời hạn
không quá 06 tháng.
Để nâng cao hiệu quả bảo hộ, Công ước Paris đã có những quyết định điều
chỉnh việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp một cách cơ bản nhất. Đối với
patent quy định về vấn đề nhập khẩu đối tượng , quyền đưa ra các biện pháp pháp lý
quy định việc cấp Licence không tự nguyện nhằm ngăn chặn sự lạm dụng việc độc
quyền của các nước thành viên. KDCN được bảo hộ đối với tất cả các nước thành viên
của Liên hiệp và sẽ không bị đình chỉ trong hoàn cảnh nào, cho dù có vì lý do không
sử dụng hoặc vì lý do nhập khẩu các đối tượng tương tự với các đối tượng đang được

bảo hộ.
1.4.2. Thỏa ƣớc Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp
Thỏa ước La-hay về Đăng ký quốc tế KDCN được thông qua ngày 6.11.1925
và có hiệu lực từ ngày 1.6.1928, đã được sửa đổi và bổ sung nhiều lần. Hai văn kiện
của Thỏa ước Lahay hiện có hiệu lực là: Văn kiện London ngày 02/6/1934 và Văn
kiện Lahay ngày 28/11/1960. Trên thực tế, khoảng 95% các đăng ký quốc tế KDCN có
hiệu lực theo Văn kiện 1960 nên khi nói đến Thỏa ước Lahay, người ta mặc định đề
cập đến Văn kiện Lahay năm 1960. Mục đích chính của đăng ký quốc tế KDCN là
cho phép bảo hộ KDCN tại một số quốc gia thông qua một đơn đăng ký duy nhất
được nộp cho Văn phòng quốc tế của WIPO. Để đăng ký KDCN theo Thỏa ước
Lahay, Đơn đăng ký quốc tế phải được nộp tới Văn phòng quốc tế WIPO (theo mẫu
quy định) - có thể được nộp thông qua Cơ quan SHCN của nước thành viên. Thỏa ước
không đòi hỏi KDCN yêu cầu bảo hộ phải được đăng ký tại nước xuất xứ. Tuy nhiên,
Các quốc gia thành viên có thể yêu cầu Đơn đăng ký quốc tế phải được nộp thông qua
CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

17

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

cơ quan SHCN nước xuất xứ. Thỏa ước thừa nhận quyền ưu tiên theo Công ước Paris.
Đơn đăng ký quốc tế KDCN có thể được nộp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp theo lựa
chọn của người nộp đơn. Một đơn có thể bao gồm nhiều kiểu dáng - tối đa là 100 kiểu
dáng với điều kiện tất cả các kiểu dáng đó phải thuộc cùng một nhóm trong Bảng
Phân loại quốc tế Locarno. Việc từ chối bảo hộ phải được quốc gia thành viên thông
báo cho Văn phòng quốc tế trong vòng 6 tháng kể từ ngày cơ quan quốc gia nhận được
ấn phẩm công bố KDCN. Văn phòng quốc tế gửi bản sao của thông báo từ chối cho

người nộp đơn để họ có ý kiến phản đối, khiếu nại. Quá thời hạn này, nếu không có
thông báo từ chối, coi như KDCN được chấp nhận bảo hộ. Với hệ thống xác lập quyền
SHCN đối với KDCN theo Thỏa ước Lahay, công dân của quốc gia thành viên có thể
được hưởng sự bảo hộ cho KDCN của mình ở nhiều quốc gia với các thủ tục đơn giản
và chi phí thấp nhất. Thỏa ước khuyến khích các nhà sản xuất, kinh doanh trong nước
nộp đơn xin bảo hộ KDCN, đồng thời xuất khẩu sản phẩm tới các quốc gia thành viên.
Điều đó giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và tăng cường hợp tác về thương mại giữa
các quốc gia thành viên.
1.4.3. Quy định của Hiệp ƣớc Locarno về kiểu dáng công nghiệp
Hiệp ước Locarno thiết lập một phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp
được ký tại Locarno vào ngày 08/10/1968 và có hiệu lực ngày 27/4/1971 và được sửa
đổi ngày 28 Tháng 9 năm 1979. Hiệp ước bao gồm ba phần: Danh mục các nhóm và
phân nhóm, phần này gồm 31 nhóm va 211 phân nhóm ; Danh mục hàng hóa theo thứ
tự chữ cái KDCN phần này gồm 6000 đầu mục; Các chú thích giải nghĩa.
Hiệp ước Locarno gồm hai thứ tiếng đó là tiếng Anh và tiếng Pháp, đây là hai
văn bản gốc. Theo quy định cuẩ Hiệp ước này thì không rang buộc các nước thuộc
hiệp hội Locarno về bản chất và phạm vi bảo hoojddoois với KDCN tại các quốc gia
đó. Ngoài ra hệ thống phân loại của Hiệp ước này giúp cho việc cha cứu có hiệu quả,
nhanh chóng, chính xác trong việc tìm ra tính mới, tính sáng tạo. Mỗi quốc gia lưu
quyền sử dụng phân loại Locarno như là một hệ thống nguyên tắc hay hệ thống hỗ trợ.
Các quốc gia thuộc hệ thống phân loại Locarno thì được tự do sử dụng trong hệ thống
quốc gia mình về phân loại KDCN và áp dụng như là phân loại bổ sung.

1.5. Mối quan hệ giữa Hiệp định TRIPS và Công ƣớc Paris về bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp
Hiệp định TRIPS được ký kết 15 năm sau lần sửa đổi cuối cùng của Công ước
Paris (15/4/1994), trong khuôn khổ Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Hiệp định TRIPS đã tổng hợp và xây dựng trên cơ sở các hiệp định quan trọng về
CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền


18

SVTH: Vũ Văn Hai


Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPS

SHTT do tổ chức SHTT Thế giới (WIPO) thực thi với Công ước Paris về bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp. Một trong những điều khoản để các nước chưa là thành
viên của WTO gia nhập thành công tổ chức này là đáp ứng đủ các yêu cầu của TRIPS.
Mục đích của TRIPS là quy định những tiêu chuẩn, những biện pháp và những thủ tục
tối thiểu mà các nước thành viên của hiệp định có nghĩa vụ phải tuân theo, thành lập
một khung pháp lý trách nhiệm có hiệu quả trong việc bảo hộ toàn quyền SHTT trong
đó có quyền sở hữu công nghiệp đối với bảo hộ KDCN. Tuy nhiên việc tập chung
cchur yếu vào khía canh kinh tế - thương mại quyền SHTT cũng như các biện pháp
khác có hiệu quả quyền SHTT là sự khấc biệt cơ bản của Hiệp định TRIPS với các
công ước và hiệp định trước đó.
Theo khoản 1 Điều 2 của Hiệp định TRIPS ghi nhận “đối với các phần II, III và
IV của hiệp định này, các thành viên phải tuân theo các Điều từ Điều 1 đến Điều 12 và
Điều 19 của Công ước Paris (1967)”. Theo đó các phần quy định về bảo hộ SHCN
được quy định trong Hiệp định TRIPS phải tuân thủ các quy định từ Điều 1 đến Điều
12 và Điều 19 của Công ước Paris.
Như vậy có thể khẳng định rằng Hiệp định TRIPS có mối quan hệ không thể
tách rời với Công ước Paris. Các quy định của Công ước Paris là cơ sở pháp lý đầu
tiên đặt nền tảng cho việc bảo hộ quốc tế về bảo hộ quyền SHCN trong đó co bảo hộ
KDCN. Từ đó các nước thành viên WTO đã đi đến thỏa thuận xây dựng một khung
pháp lý hoàn thiện việc bảo hộ quyền SHCN với mục đích các quyền này được thực
thi phù hợp, hiệu quả trong thực tế hiện nay, đăc biệt là khía cạnh thương mại điều này
thưc chất chúng ta có thể thấy ngay trong tên gọi cua Hiệp định TRIPS (The
Agreement on Trade Related Aspects Intellectual Property Rights) – Hiệp định về các

khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Từ đây chúng ta thấy
rằng mối liên hệ giữa hiệp định TRIPS vầ Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN là
sự kế thừa và phát triển, điều này được thể hiện rất rõ trong Hiệp định TRIPS.
Như đã nêu nên ở trên Khoản 1 Điều 2 Hiệp định TRIPS đã khẳng định rằng
toàn bộ các nguyên tắc cơ bản về bảo hộ SHCN theo Công ước Paris được thừa nhận
trong Hiệp định TRIPS. Điều đó được thể hiên qua nguyên tắc cơ bản, phạm vi bảo hộ
SHCN của Công ước Paris và Hiệp định TRIPS: Nguyên tắc đối xử quốc gia đối với
công dân của các nước thành viên của Liên minh, nguyên tắc được đối xử tương
đương công dân các nước thành viên của Liên minh. Như vậy các nguyên tắc đãi ngộ
quốc gia cũng như chế độ đãi ngộ tối huệ quốc được ghi nhận tại Hiệp định TRIPS
cũng chính là sự phát triển của hai nguyên tắc trên.
Về đối tượng bảo hộ SHCN, theo Công ước Paris và cả Hiệp định TRIPS ngoài
các đối tượng khác thì KDCN, được cả Công ước Paris và Hiệp định đều q uy định
CBHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

19

SVTH: Vũ Văn Hai


×