Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP CHẾ độ PHÁP lý của hợp ĐỒNG bảo HIỂM NHÂN THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.67 KB, 87 trang )

Nguyễn Cao Việt Thùy

Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MƠN TƯ PHÁP

LUẬN VĂN CỬ NHÂN LUẬT
KHĨA 25 (1999 – 2003)

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CỦA

PHọc
ĐOliệu
ÀNG ĐH
BACần
ÛO HThơ
IỂM@NTài
HAliệu
ÂN Thọc
HOtập
Ï và nghiên cứu
TrungHtâm

Giáo viên hướng dẫn:



Sinh viên thực hiện:

Phạm Thò Minh Anh


CBGD Bộ mơn Tư pháp

Nguyễn Cao Việt Thùy
MSSV: 5992791 - Lớp Luật Tư pháp 25

Cần Thơ - 7/2003

1


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

LỜI MỞ ĐẦU
hững thành tựu về kinh tế, xã hội, ngoại giao trong những năm gần đây
đã khẳng định sự phát triển ổn định và bền vững. Theo cơng bố, tốc độ
tăng trưởng hàng năm tại Việt Nam đạt tới 7% và thu nhập bình qn đầu người lên
đến 400 USD/năm1. Do điều kiện kinh tế được nâng cao hình thành nên những nhu
cầu mới; những sản phẩm, dịch vụ được hình thành và du nhập từ các quốc gia phát
triển vào ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Xã hội cơng nghiệp hố và thơng tin
đã hồn thiện cuộc sống của con người bằng cơng nghệ và dịch vụ xã hội. Những
nhu cầu bức xúc nhất về ăn, mặc, ở đã được giải tỏa cùng với những quan hệ và nhu
cầu mới được nảy sinh cao hơn và vươn xa hơn. Sự lo toan của con người hướng
vào tương lai, hướng tới một cuộc sống bền vững và hồn thiện. Đáp ứng những
nhu cầu đó là sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ xã hội, trong đó có
hoạt động bảo hiểm. Có thể nói, bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng
được xem như một hình thức tiết kiệm và tích lũy hiện đại.

N


Thật vậy, thơng qua việc tham gia bảo hiểm, người mua bảo hiểm sẽ đóng
phí bảo hiểm để đổi lấy sự cam kết bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu
người được bảo hiểm khơng gặp rủi ro, thì người tham gia bảo hiểm cũng có thể
nhận được một khoản tiền tích lũy, đó là số tiền bảo hiểm và bảo tức tích lũy, nếu
có. Ngược lại, nếu người được bảo hiểm khơng may gặp rủi ro thì những người
tham gia
bảo hiểm
nhận được
tiền bảoThơ
hiểm theo
kết liệu
từ doanh
nghiệp
bảo và
Trung
tâm
Họcsẽ liệu
ĐHsố Cần
@cam
Tài
học
tập
hiểm. Như vậy, có thể khẳng định, bảo hiểm nhân thọ là một hình thức tiết kiệm kết
hợp bảo vệ phù hợp với cuộc sống hiện nay.
Để điều chỉnh một nhu cầu đã đến lúc phổ biến trong xã hội, sự cần thiết của
pháp luật là một điều tất yếu. Tuy nhiên, so với các nước phát triển trên Thế giới và
trong khu vực, hệ thống pháp luật bảo hiểm của Việt Nam còn khá non trẻ. Cùng
với Bộ luật dân sự 1995 (viết tắt là BLDS) quy định một số vấn đề chung nhất về
hợp đồng bảo hiểm, Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thơng qua ngày

9/12/2000 (viết tắt là Luật KDBH) quy định hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt
Nam đã xây dựng tương đối đầy đủ khung pháp lý về hoạt động bảo hiểm. Ngồi ra,
do chưa có quy định riêng về bảo hiểm nhân thọ nên thực tiễn áp dụng nảy sinh
nhiều vấn đề gây khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm và sự bất an trong tâm
lý người mua bảo hiểm, nhất là trong quan hệ hợp đồng.
Trong số các nghiệp vụ bảo hiểm phổ biến hiện nay: bảo hiểm tài sản, bảo
hiểm con người, bảo hiểm trách nhiệm dân sự…, nghiệp vụ BH nhân thọ chiếm
phần lớn doanh thu bảo hiểm bởi đây là sản phẩm bảo hiểm mang tính chất tích lũy
và dự phòng khá an tồn, chế độ quản lý và mức phí bảo hiểm tương đối đơn giản,
lợi ích bảo hiểm hấp dẫn khách hàng. Do đó, nội dung của đề tài chỉ giới hạn trong
việc nghiên cứu về chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hướng hồn
thiện trên cơ sở đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hiện hành của các cơng ty bảo
hiểm trên thị trường Việt Nam.
1

Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 2002 - Bộ Tài chính

2

nghiên cứu


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

Phương pháp duy vật biện chứng Mác Lênin là phương pháp giữ vai trò chủ
đạo trong suốt q trình nghiên cứu đề tài. Do tính chất đặc thù của vấn đề nghiên
cứu, các phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết được vận dụng linh hoạt
trong từng trường hợp cụ thể. Ngồi ra, các phương pháp điều tra xã hội học, thống

kê tư pháp, nghiên cứu so sánh, tổng hợp... có ý nghĩa hỗ trợ hiệu quả đối với kết
quả nghiên cứu của đề tài.
Theo định hướng và phương pháp nghiên cứu như trên, ngồi Lời nói đầu và
Kết luận, đề tài gồm các nội dung chính sau:
Chương I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Chương II - CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Xét trên góc độ lịch sử và lý luận, chương I của đề tài tập trung phân tích các
vấn đề có liên quan đến nguồn gốc và hồn cảnh ra đời của hoạt động bảo hiểm nói
cung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng cũng như sự ra đời của các văn bản pháp luật
bảo hiểm có liên quan. Bên cạnh đó việc phân tích vai trò và ý nghĩa của bảo hiểm
nhân thọ góp phần làm rõ sự ảnh hưởng của hoạt động bảo hiểm nhân thọ đến đời
sống xã hội. Một trong những vấn đề phân tích và làm sáng tỏ tại chương này là tính
chất của một hợp đồng tặng cho có điều kiện được lồng ghép trong hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ thơng qua việc người tham gia bảo hiểm lựa chọn người thụ hưởng
của hợp đồng bảo hiểm. Ngồi ra, tính chất khốn của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
cũng là một đặc trưng kỹ thuật được phân tích khá cụ thể nhằm phân biệt giữa hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ và các loại hợp đồng bảo hiểm khác.

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương II của đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích các vấn đề cụ thể của
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành
và thực tiễn áp dụng. Thơng qua việc phân tích, đánh giá này, một số vấn đề cần
hồn thiện sẽ được đưa ra bình luận nhằm làm sáng tỏ các nội dung được quy định
trong văn bản pháp luật có liên quan. Làm rõ vấn đề khách thể trong quan hệ bảo
hiểm nhân thọ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định mối quan hệ giữa người
mua bảo hiểm và người được bảo hiểm, xem xét những điều kiện để hợp đồng bảo
hiểm có giá trị. Các nội dung về đối tượng của hợp đồng bảo hiểm, người được bảo
hiểm, người thụ hưởng, phí bảo hiểm, thứ tự thanh tốn bảo hiểm…sẽ được phân

tích trước khi xem xét hiệu lực và cách thức thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm và nghiên cứu các tài liệu có
liên quan, nhưng do đề tài bảo hiểm nhân thọ vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, các
tài liệu về khoa học pháp lý về bảo hiểm khơng nhiều; bên cạnh đó, do khả năng
phân tích luật nước ngồi còn hạn chế nên đề tài khó có thể tránh nhiều sai sót và
khiếm khuyết khi đưa ra các ý kiến chủ quan. Chính vì vậy, tơi mong muốn sẽ nhận
được những lời đóng góp q báu của Thầy Cơ và các bạn có quan tâm để đề tài
được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, động viên của các Thầy Cơ, gia đình
và bạn bè để tơi có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cần Thơ, tháng 7 năm 2003
NGUYỄN CAO VIỆT THÙY

3


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Mục 1
Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm nhân thọ
I. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm nhân thọ trên TG và VN
II. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hiểm nhân thọ
III. Ý nghĩa của hoạt động bảo hiểm nhân thọ
Mục 2

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
I. Khái niệm chung
II. Đặc trưng kỹ thuật và đặc trưng pháp lý của hơp đồng bảo hiểm nhân thọ
III. Phân loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
IV. Nguồn luật áp dụng
CHƯƠNG II
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Mục 1

Lợi ích bảo hiểm - Khách thể của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
I. Khái niệm lợi ích bảo hiểm
II. Điều kiện hình thành lợi ích bảo hiểm
III. Ý nghĩa xác định nội dung của lợi ích bảo hiểm
Mục 2Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm Học liệu
ĐH Cần
Giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

I. Ngun tắc giao kết hợp đồng nhân thọ
II. Chủ thể giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
III. Trình tự giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
IV. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
V. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Mục 3

Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
I. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vơ hiệu
II. Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
III. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
IV. Quyền và nghĩa vụ của người mua bảo hiểm

V. Quyền của người được bảo hiểm
VI. Quyền của người thụ hưởng
Mục 4

Thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
I. Ngun tắc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
II. Chi trả bảo hiểm
III. Sửa đổi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
IV. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
V. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Mục 5
Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
I. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo ý chí của các bên
II.Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo luật chung

4


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

Chương I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Mục 1

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Dẫn nhập - Con người là sản phẩm của tự nhiên và tự nhiên đã cung cấp cho con
người nguồn sống. Thế nhưng, chính tự nhiên cũng mang đến nhiều hiểm họa lũ
lụt, hạn hán, mầm bệnh nguy hiểm...cho con người. Ngồi ra, để tồn tại con người
ln đối mặt với những rủi ro trong q trình sống và lao động như tai nạn trong
lao động, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày... Chính vì vậy, con người ln có ý
thức tự bảo vệ bản thân, gia đình và tài sản trước những điều khơng may mắn nhằm
hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.
Có nhiều cách thức để con người tự bảo vệ mình cùng với gia đình và tài sản. Và,
người ta phát hiện ra rằng, khi rủi ro được san sẻ cho nhiều người thì tổn thất do rủi
ro mang lại sẽ khơng nhiều. Bởi lẽ, rủi ro thường ít xảy trên một phạm vi lớn mà
thường chỉ rơi vào một số cá thể nào đó khơng may mắn. Do đó, những người có
cùng điều kiện rủi ro sẽ tập hợp thành một tổ chức để khi rủi ro xảy ra với một
thành viên trong tổ chức đó rủi ro sẽ được san sẻ, những người còn lại sẽ giúp đỡ
những người gặp rủi ro dựa trên những quỹ đã được đóng góp từ trước.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hoạt động bảo hiểm ra đời từ mong muốn được chia sẻ của những người trong xã
hội. Thật vậy, tổn thất có thể sẽ thấp hơn khi nó được chia nhỏ ra cho nhiều người
khác nhau trong cộng đồng hơn là một cá nhân tự gánh chịu một mình. Hơn thế
nữa, hoạt động bảo hiểm nhân thọ khơng chỉ là cách mọi người san sẻ rủi ro mà
cách là cách để mọi người tiết kiệm. Hình thức tiết kiệm thơng qua bảo hiểm nhân
thọ có nhiều ưu điểm hơn một số hình thức tiết kiệm khác do những đặc trưng riêng
của mình. Tóm lại, bảo hiểm nhân thọ là một hình thức tiết kiệm phối hợp với bảo
vệ cho những lợi ích bảo hiểm của con người.
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
Đặt vấn đề - cho đến nay, chưa ai có thể xác định một cách chính xác nguồn gốc
của hoạt động bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Con người
muốn khám phá và chinh phục tự nhiên nhưng cũng khơng thể biết trước được
những nguy hiểm có thể đến với mình. Do đó, có thể thấy rằng hoạt động bảo hiểm

ra đời xuất phát từ nhu cầu được bảo vệ của con người trong cuộc sống. Nghiên
cứu lịch sử hoạt động bảo hiểm chính là khám phá vai trò cũng như ý nghĩa của
hoạt động này.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động bảo hiểm2

2

Theo Dennis Kessler thì bảo hiểm là sự đóng góp của số đơng vào sự bất hạnh của số ít.
Theo MJ.Burkinshaw: Bảo hiểm là một hệ thống mà qua đó một số người đồng ý góp vào một quỹ chung,
được dùng để chia sẻ các chi phí tổn thất của một cá nhân trong đó có thể sẽ gánh chịu.

5


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

Ngay từ buổi sơ khai của xã hội, tổ tiên lồi người đã biết chọn cách chung
sống bầy đàn nhằm bảo vệ nhau chống lại những nguy hiểm ln có thể xảy ra. Con
người đã biết rằng khi tập thể cùng chấp nhận chung rủi ro với mình thì tổn thất sẽ
thấp hơn là một mình gánh chịu. Dựa trên nền tảng đó, hoạt động bảo hiểm ra đời
ứng dụng những ngun tắc sống được hình thành từ xa xưa: chia sẻ rủi ro, quy luật
số đơng bù số ít.... Theo một số tài liệu nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát
triển của hoạt động bảo hiểm cho thấy hoạt động này đã trải qua ba hình thái: dự
trữ thuần túy, cho vay nặng lãi và cuối cùng là hình thức thỏa thuận ràng buộc
trách nhiệm các bên hay đó chính là hoạt động bảo hiểm ngày nay3.
a) Dự trữ thuần túy
Ln phải đối phó với những rủi ro do tự nhiên và cuộc sống mang lại, con người
hình thành ý thức tự bảo vệ từ rất sớm. Đầu tiên, đó là ý thức dự trữ thức ăn phòng khi đói

kém; sau đó là dự trữ những cơng cụ lao động để có thể sử dụng khi cần thiết và cuối cùng
là hình thức dự trữ tiền, các loại tài sản khác.... Thế nhưng, con người nhận ra rằng dự trữ
có tổ chức hoặc theo nhóm sẽ có hiệu quả cao hơn hình thức dự trữ đơn lẻ. Vì vậy, ngay từ
thời cổ xưa đã nảy sinh tư tưởng lập Quỹ dự trữ cứu tế và bảo hiểm tương hỗ.

Năm 4.500 trước Cơng ngun, tại hạ Ai Cập, những người thợ đẽo đá đã
hình thành những “Quỹ tương hỗ” để trợ giúp lẫn nhau khi chẳng may có người
gặp rủi ro trong q trình lao động vì đẽo đá là một nghề nguy hiểm đến tính mạng
nên lúc rủi ro xảy ra rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Khi tham gia những tổ chức
này, những người thợ đá phải đóng tiền hội phí và số tiền này sẽ được dùng để lo
4
tang ma
cho Học
những người
trong
hội
khơngThơ
may bị @
mất đi
. Tuy
nhiên,
do trình
Trung
tâm
liệu
ĐH
Cần
Tài
liệu
học

tậpđộ và
sản xuất còn thấp kém nên khơng thể tích lũy đủ nhiều để xây dựng quỹ bồi
thường. Cách này chỉ là hình thức lấy số đơng bù số ít, nghĩa là phân chia rủi ro của
một người lên cho nhiều người cùng gánh vác. Ý niệm này về sau đã trở thành một
ngun tắc khơng thể thiếu của hoạt động bảo hiểm hiện đại.
Năm 3.000 trước Cơng ngun, tại Trung Quốc, các lái bn đã biết phân chia hàng
hố ra nhiều thuyền nhỏ thay vì chun chở trên một thuyền lớn nhằm hạn chế tổn thất khi
Về phương diện pháp lý: Bảo hiểm là một hợp đồng được ký kết, trong đó một bên (người bảo hiểm)
đồng ý nhận một số tiền đã được tính tốn (gọi là phí bảo hiểm ) để bồi thường cho người khác (người
được bảo hiểm) về những tổn thất người ấy phải gánh chịu do hậu quả của những sự cố đã xảy ra .
Về phương diện kinh tế : Bảo hiểm là một hệ thống các biện pháp kinh tế để huy động sự đóng góp của
các tổ chức, các cá nhân một số tiền nhất định dưới dạng phí bảo hiểm hình thành quỹ bảo hiểm nhằm chi
trả hay bù đắp cho các đối tượng của người đóng góp khi có sự cố xảy ra, đảm bảo ổn định đời sống được
thường xun và liên tục.
Theo các chun gia bảo hiểm người Pháp: bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền
được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy
ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với tồn bộ các rỉu ro và
đền bù các thiệt hại theo phương pháp thống kê.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, bảo hiểm được hiểu là chức năng kinh tế mà mục đích là bồi thường
những thiệt hại về của cải hay sức khỏe , tính mạng con người, bằng cách đảm nhiệm những rủi ro và đền
bù những rủi ro ấy. Người muốn được bảo hiểm phải mua bảo hiểm và khi bị thiệt hại thì được bồi thường.
Việc bồi thường được quy định bằng một hợp đồng giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm . (Tổng
hợp từ internet)
3
Đại lý bảo hiểm nhân thọ cấp I- Phần I, Đại cương về bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ - Tổng cơng ty Bảo
hiểm Việt Nam- Hà Nội 2002, trang 37
4 Đại lý bảo hiểm nhân thọ cấp I- Phần I, Đại cương về bảo hiểm và bảo hiểm nhân tho ï- Tổng cơng ty Bảo
hiểm Việt Nam- Hà Nội 2002, trang 38

6


nghiên cứu


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

vận chuyển. Điều này cho thấy từ rất xa xưa con người đã biết rõ lợi ích của việc phân tán
các rủi ro và đây cũng chính là một trong các ngun tắc cơ bản của hoạt động bảo hiểm
sau này.
b) Cho vay nặng lãi

Khi xã hội phát triển và hoạt động con người đa dạng hơn dự trữ thuần túy
khơng giải quyết được đầy đủ các nhu cầu của con người. Đối với các thương gia,
để chuẩn bị cho một chuyến hàng, họ cần rất nhiều vốn, do đó cần thời gian lâu để
tích lũy hoặc đi vay mượn. Tuy nhiên, vận chuyển thường gặp nhiều khó khăn và
nguy hiểm, có thể thu được lợi nhuận cao mà cũng có thể bị tổn thất hồn tồn.
Người cho vay với lãi suất thơng thường ln cảm thấy lo lắng bất an khi cho
những nhà bn này vay bởi vì có thể họ sẽ khó có thể lấy lại vốn vay do có q
nhiều rủi ro khi chun chở. Và dĩ nhiên, để bù lại, họ đưa ra mức lãi suất rất cao
mà buộc lòng, các nhà bn phải chấp nhận. Đến lúc này, dí dỏm một chút, đến lượt
người cho vay phải cầu mong cho chuyến hàng của nhà bn được thuận lợi.
Thật vậy, khoảng 1.700 năm trước Cơng ngun, tại Babylon và khoảng 500 năm
trước Cơng ngun, tại Athen một hệ thống cho vay với lãi suất cao để mua hàng hố vận
chuyển được hình thành. Hệ thống này hoạt động với ngun tắc: khi hàng hố bị mất đi
trong q trình vận chuyển thì người đi vay sẽ khơng phải trả khoản tiền đã vay. Bước
đầu, chúng ta có thể nhận thấy rằng lãi suất trong các hợp đồng vay mà nhà bn đã giao
kết với chủ tư bản như trên chính là dấu hiệu của phí bảo hiểm ngày nay.


Mặc dù hình thức này ra đời đã nâng cao hình thức dự trữ thuần t lên gần
hình
thái
bảo hiểm
mặc ĐH
dù, vẫnCần
còn điểm
hạn chế
lãi suấtliệu
q cao.
Do nhược
Trung tâm
Họchơn,liệu
Thơ
@là Tài
học
tập và
điểm này mà hình thức cho vay nặng lãi đã bị cấm hoạt động sau khi ra đời khơng
lâu, mở đường cho hình thức thỏa thuận về rủi ro ra đời.
c) Thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm giữa các bên
q

Hình thức cổ phần

Đây là hình thức mà các bên thỏa thuận nhằm làm giảm bớt những tổn thất có thể
xảy ra trong qua trình vận chuyển giữa các thương bn. Chuyến hàng được tạo lập bằng
sự đóng góp của nhiều người, mỗi người góp một phần: tiền, hàng hố hoặc phương tiện
vận chuyển. Nếu thành cơng lợi nhuận được chia theo tỷ lệ vốn góp. Nếu gặp rủi ro, tổn
thất sẽ được san sẻ cho nhiều người.
Năm 2.250 trước Cơng ngun, tại Babylon, các nhà bn đã th những người

chun chở bằng lạc đà (gọi là Darmathe) vận chuyển hàng hóa với điều kiện cùng chia sẽ
rủi ro với những nhà bn này. Nếu kinh doanh có lời, Darmathe sẽ được chia phân nữa số
lãi, ngược lại các Darmathe sẽ đền bù. Đây cũng là một cách nhằm chia sẽ rủi ro giữa các
thương nhân và người vận chuyển.
Tuy nhiên, cách này cũng còn nhiều hạn chế, tốn nhiều thời gian kêu gọi cổ đơng,
phải thỏa thuận, giao kết rõ ràng... Do đó, một hình thức tiện lợi hơn ra đời - chính là hình
thức bảo hiểm.
q

Hình thức bảo hiểm

Qua một q trình phát triển tương đối dài với nhiều giai đoạn khác nhau, bảo hiểm
dần được hình thành với hình thức bảo hiểm đầu tiên là bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm hỏa

7

nghiên cứu


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

hoạn. Những ngun tắc, kỹ thuật bảo hiểm từng bước được hình thành và hồn thiện
thơng qua q trình phát triển của hoạt động bảo hiểm.
Bảo hiểm hàng hải - Có rất nhiều ý kiến tranh luận xung quanh vấn đề bảo hiểm
hàng hải ra đời khi nào và ở đâu. Tuy nhiên, phần lớn quan điểm cho rằng bảo hiểm hàng
hải ra đời ở nước Ý vào giữa thế kỷ 14. Bởi lẽ, trong khoảng thời gian này, tại nước Ý hình
thành thói quen mua bán có tính “vay mượn phiêu lưu”. Đây là hình thức mà chủ tàu hay
chủ hàng hóa ký quỹ tại một nhà băng bằng chính con tàu và hàng hóa đó để vay một số

tiền; nếu vận chuyển thành cơng và đến nơi an tồn thì người ký quỹ phải trả cả lời lẫn
vốn5; nhưng ngược lại, nếu có thiệt hại thì có thể được miễn tồn bộ số nợ hoặc giảm nợ
tùy mức độ. Đổi lại, người cho vay sẽ lấy một lãi suất cao hơn bình thường để bù cho thiệt
hại xảy ra đối với các tàu gặp rủi ro khác. Bản hợp đồng bảo hiểm cổ nhất còn lưu lại được
phát hành tại thành phố cảng Genoa-Italia vào năm 13476. Sau đó, cùng với cuộc cách
mạnh thương mại vào thế kỷ XIV, XV, kỹ nghệ hàng hải phát triển mạnh mẽ kéo theo sự
phát triển khơng ngừng của hoạt động bảo hiểm hàng hải. Theo đà chuyển đổi, trung tâm
hoạt động và bảo hiểm hàng hải lan rộng từ Ý qua Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan,
Anh, Đức...
Vào năm 1683, Edward Lloyd mở qn cà phê (Lloyd’s Coffee house) tại London
làm trung tâm trao đổi thơng tin hàng hải. Năm 1871, qn cà phê này đã trở thành một tổ
chức của các nhà bảo hiểm hàng hải, có tư cách pháp nhân và với tên gọi Lloyd’s. Tuy
nhiên, Lloyd’s khơng phải là doanh nghiệp bảo hiểm mà chỉ là nơi giao dịch của những
nhà bảo hiểm7. Những ngun tắc điều khoản bảo hiểm, đơn bảo hiểm hàng hải được ký
kết giữa người bảo hiểm (Insurer) và người được bảo hiểm (Insured) do tổ chức này cung
cấp, dần được tiêu chuẩn hố, khơng những tại Anh mà còn được nhiều nước trên Thế giới
thừa nhận và áp dụng. Ngày nay, tổ chức này đã trở thành Trung tâm Bảo hiểm quốc tế về
tàu và hàng hố nổi tiếng Thế giới.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hoạt động bảo hiểm ra đời nhằm đáp ứng u cầu được bảo vệ và hạn chế rủi ro
trong cuộc sống. Chính vì vậy, khi đời sống càng phát triển, tài sản tạo ra ngày càng nhiều
thì nhu cầu này lại càng được quan tâm chu đáo hơn. Khoảng đầu thế kỷ XVIII, tại Châu
Âu, cơng nghiệp phát triển mạnh, phong phú về loại hình, đa dạng về quy mơ làm phát
sinh nhu cầu bảo hiểm tài sản trên đất liền.
Bảo hiểm hỏa hoạn - Vụ hoả hoạn khủng khiếp tại London - Anh, vào ngày
02/9/1966 thiêu hủy trên 13.000 căn nhà và rất nhiều tài sản là tiền đề cho hoạt động bảo
hiểm hỏa hoạn hình thành. Khi trình độ xã hội phát triển thì các hình thức chữa cháy thơng
thường khơng thể phát huy tác dụng. Bởi vì, ngày càng nhiều ngơi nhà được xây dựng, các
nhà liền kề nhau và khơng còn khoảng cách nhiều như trước nên một khi, khơng may hỏa

hoạn xảy ra thì lửa sẽ lan rất nhanh. Bên cạnh đó, dường như, những người chữa cháy
khơng chun nghiệp thực hiện cơng việc này vì ý nghĩa nhân đạo càng gặp khó khăn
trong việc cứu giúp tài sản và tính mạng của người khác khi xảy ra hỏa hoạn. Để giải quyết
khó khăn đó, bác sĩ răng hàm mặt Nicholas Barbon đã lập ra doanh nghiệp bảo hiểm hỏa
hoạn vào năm 1667 với tên gọi đơn giản “Phòng Hỏa hoạn”. Từ 1683, tại nước Anh tiếp
tục lập các tổ chức ái hữu nhằm bảo trợ cho các hội viên khơng may bị tử vong, thương tật
5

Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, GS.TS Trương Mộc Lâm - Lưu Ngun Khánh,
NXB Thống Kê 2001, trang 25
6
Đại lý bảo hiểm nhân thọ cấp I- Phần II, Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của BảoViệt và thủ tục ký kết- Tổng
cơng ty Bảo hiểm Việt Nam- Hà nội 2002, trang 39
7
Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, GS.TS Trương Mộc Lâm - Lưu Ngun Khánh,
NXB Thống Kê 2001, trang 26

8


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

hoặc khánh kiệt tài sản do hỏa hoạn. Đến thế kỷ XVIII, quy chế bảo hiểm hỏa hoạn của
Anh dần được hồn chỉnh, từng bước trở thành quy tắc hỏa hoạn bảo hiểm hỏa hoạn hiện
đại ngày nay.
Bảo hiểm khác - Cuối thế kỷ XIX, ngành cơng nghiệp cơ khí phát triển mạnh mẽ
cùng với sự phát minh hàng loạt các phương tiện giao thơng hiện đại (ơ tơ, tàu lửa, máy
bay,...) đã mang lại cho con người nhiều thuận tiện hơn trong cuộc sống, nhất là trong giao

thơng vận tải. Thế nhưng, đó chính là những nguồn nguy hiểm cao độ có thể đem lại cho
người sử dụng nhiều rủi ro. Hành khách có nhu cầu được bảo vệ, và hoạt động bảo hiểm
các phương tiện xe cơ giới được hình thành.
Riêng tại Việt Nam, trước năm 1975, có tất cả 52 cơng ty (trong và ngồi nước)
được thành lập và hoạt động, chủ yếu ở miền Nam. Các cơng ty trong nước thành lập dưới
hình thức Hội vơ danh hoặc Hội tương hỗ. Các cơng ty nước ngồi thành lập ở Việt Nam,
dưới hình thức chi nhánh, hầu hết đặt trụ sở ở Sài Gòn - trung tâm kinh tế miền Nam lúc
bấy giờ. Thời kỳ này, chúng ta đã thành lập được Hiệp hội bảo hiểm miền Nam Việt Nam
thực hiện chức năng tư vấn, đào tạo, tạo mơi trường hợp tác. Chủ yếu thực hiện bảo hiểm:
tai họa, chun chở, xe tự động, sinh mạng, tai nạn lao động, bảo hiểm khác ... 8

Năm 1929 một cơng ty Việt Nam được thành lập đặt chi nhánh tại Sài Gòn
gọi là Việt bảo hiểm cơng ty nhưng chỉ hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm xe tự
động.
Năm 1964, Cơng ty bảo hiểm Bảo Việt được thành lập theo Quyết định số 179/CP
ngày 17/10/1964 của Chính phủ, tiền thân của Tổng cơng ty bảo hiểm Việt Nam ngày nay.
Lúc đầu, hoạt động của cơng ty chủ yếu trong các lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu, bảo hiểm tàu biển, làm đại lý giám định và xét bồi thường cho các cơng ty bảo hiểm
nước ngồi về hàng hóa xuất nhập khẩu. Năm 1989, theo Quyết định của Bộ Tài chính,
Cơng ty Bảo hiểm Việt Nam đổi tên thành Tổng cơng ty Bảo hiểm Việt Nam .

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Lúc đó, Bảo Việt là doanh nghiệp Nhà nước độc quyền kinh doanh bảo hiểm . Do
cơ chế bao cấp và độc quyền nên quy mơ bảo hiểm nhỏ, sản phẩm đơn điệu, phạm vi hạn
chế. Khi đó, bảo hiểm chỉ mới dừng lại ở chức năng bảo vệ tài sản mà chưa thực hiện chức
năng tiết kiệm và đầu tư. Cho đến khi Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 và Luật KDBH
2000 ra đời, đã khuyến khích ngành bảo hiểm phát triển mạnh mẽ, phát huy vai trò tích cực
của bảo hiểm trong đời sống dân cư và góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển9. Từ
chổ chỉ có một doanh nghiệp Nhà nước độc quyền kinh doanh bảo hiểm thì hiện nay Việt
Nam đã có 21 doanh nghiệp bảo hiểm10, 02 cơng ty mơi giới bảo hiểm, 01 cơng ty tái bảo

hiểm với nhiều hình thức sở hữu là loại hình kinh doanh khác nhau.
Ngồi ra, còn có sự góp mặt của hơn 50 văn phòng đại diện về bảo hiểm và mơi
giới bảo hiểm của nước ngồi tại Việt Nam đã khiến cho thị trường bảo hiểm Việt Nam
càng thêm sơi động11.
8 Vận tải và bảo hiểm hàng hóa XNK bằng đường biển-Ths Quan Minh Nhựt-Trường ĐH Cần Thơ 2001
Doanh thu bảo hiểm tồn thị trường tăng từ 741 tỉ đồng (1994) lên 7685 tỉ đồng (2002), tăng 55% so với
năm 2001 và chiếm tỉ trọng 1,32% GDP. Nộp ngân sách Nhà nước tăng theo nhịp độ phát triển của ngành,
từ hơn 181 tỉ đồng (1994) lên 300 tỉ đồng (2002). Chỉ tính riêng số lượng 70.000 đại lý bảo hiểm nhân thọ
đã góp phần tạo cơng ăn việc làm cho xã hội, giảm áp lực thất nghiệp cho nền kinh tế. (Nguồn: Tổng hợp
thơng tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm 2001,2002; Thời báo kinh tế Sài Gòn 2002,2003)
10
Trong đó có 3 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp cổ phần, 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi, 10
doanh nghiệp liên doanh
11
Đại lý bảo hiểm nhân thọ cấp I- Phần I, Đại cương về bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ- Tổng cơng ty Bảo
hiểm Việt Nam- Hà Nội 2002

9

9


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

2. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm nhân thọ trên TG và VN

Cùng với nhu cầu được bảo vệ tài sản thì nhu cầu bảo vệ sinh mạng của con
người cũng được hình thành. Khi một thành viên trong gia đình mất đi ít nhiều sẽ

tạo nên gánh nặng cho những người còn lại: chi phí điều trị (nếu người chết do bệnh
tật), chi phí ma chay, sinh hoạt phí của cả gia đình nếu như người mất đi là một
trong những người trụ cột của gia đình. Đối với xã hội, một con người mất đi,
nguồn nhân lực sẽ bị ảnh hưởng, một số tác nghiệp có liên quan đến người này sẽ bị
xáo trộn. Do đó, rất cần thiết có một khoản tiền để sau khi một người mất đi khơng
làm tăng gánh nặng cho gia đình và những người còn sống. Bảo hiểm nhân thọ ra
đời xuất phát từ nhu cầu đó12.
a) Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm nhân thọ trên TG

Ban đầu, ở nhiều nước, bảo hiểm nhân thọ chỉ là hình thức cứu tế, giúp đỡ
gia đình của những người qua đời do già yếu hoặc ốm đau. Ngun tắc hoạt động
của Hội cứu tế là các thành viên bất kỳ tình trạng sức khoẻ, tuổi tác đều cùng đóng
góp một số phí giống nhau và hưởng quyền lợi như nhau. Tuy nhiên, chỉ sau một
thời gian ngắn hoạt động, hình thức này đã bộc lộ việc đối xử khơng cơng bằng đối
với các thành viên. Chính vì vậy, một hình thức bảo hiểm nhân thọ mới mang tính
cơng bằng hơn hình thành.
Năm 1639, E.Halley, người Anh đã lập ra Bảng thống kê tử vong đầu tiên. Sau đó,
năm 1659 Lý thuyết xác suất của B.Pascal và Quy luật về số đơng của J.Bernoulli vào thế
kỷ XVIII đã đặt cơ sở về lý thuyết tính tốn khoa học cho bảo hiểm nhân thọ áp dụng cho
đến sau này13.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trong những năm 50 của thế kỷ XVIII, T.Simpon đã dựa vào Bảng thống kê tử
vong do E.Halley lập ra để thành lập Bảng tỷ lệ phí bảo hiểm nhân thọ. Theo đó, tỷ lệ chết
của con người tăng dần theo lứa tuổi, phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm cũng tăng
dần theo từng năm như vậy mới cơng bằng cho những người tham gia bảo hiểm. Nhưng
chỉ số của bảng phí tăng nhanh cho đến 50 tuổi và số phí đóng q cao. Chính vì vậy,
J.Dodson đã điều chỉnh theo hướng khơng tăng dần mức phí theo tuổi mà ổn định trong
suốt thời gian tham gia hay còn gọi là phí bảo hiểm bình qn14.
Như vậy, bảo hiểm nhân thọ được hình thành từ rất sớm. Vào năm 1583, hợp đồng

bảo hiểm nhân thọ lần đầu tiên được xác lập ở Anh quốc nhưng chưa được mọi người quan
tâm và hưởng ứng. Tại Hoa Kỳ, năm 1759, cơng ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được thành
lập. Tuy nhiên, cơng ty này chỉ bảo vệ cho các thành viên của các nhà thờ do họ sở hữu.
Cho đến năm 1762, Hãng bảo hiểm Equitable được thành lập tại London dựa trên
cách tính phí của T.Simpon và J.Dodson - đây là doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại đầu tiên

12

Mặc dù, khi tham gia bảo hiểm nhân thọ con người khơng thể có thể vượt qua những rủi ro trong cuộc sống
hoặc bất tử nhưng khi tham gia bảo hiểm nhân thọ ít nhất họ cũng có đủ tiền để trang trải cho các chi phí
trong tang lễ của người được bảo hiểm, cấp dưỡng cho thân nhân của họ...
13
Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, GS.TS Trương Mộc Lâm - Lưu Ngun
Khánh, NXB Thống Kê 2001, trang 28
14
Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, GS.TS Trương Mộc Lâm - Lưu Ngun
Khánh, NXB Thống Kê 2001, trang 28

10


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

hoạt động trên cơ sở kỹ thuật bảo hiểm .Có thể nói rằng, chính nó đã tạo ra một diện mạo
mới cho hoạt động bảo hiểm nhân thọ nói riêng và bảo hiểm con người nói chung15.
Khi cuộc cách mạng cơng nghiệp nổ ra vào đầu thế kỷ XIX, nhiều cơng ty, xí
nghiệp được thành lập, cơ hội nghề nghiệp nhanh chóng đến với người lao động, và dĩ
nhiên, cùng với đó là những rủi ro cao trong hoạt động nghề nghiệp. Do hoạt động sản

xuất ngày càng mở rộng, số vụ tai nạn xảy ra ngày càng tăng lên, làm cho nhu cầu được bù
đắp những thiệt hại về sức khỏe tính mạng của người lao động cũng phát sinh. Đó chính là
cơ sở để hoạt động bảo hiểm nhân thọ có những bước phát triển nhanh và rộng khắp sau
này16. Lợi nhuận và những giá trị xã hội mà các sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ mang lại
đã tạo chỗ đứng cho sản phẩm này. Hiện nay, các cơng ty bảo hiểm nhân thọ đã có mặt ở
hầu khắp các quốc gia trên tồn cầu với các sản phẩm đa dạng và hồn hảo hơn. Khơng chỉ
có kỹ thuật tính tốn cơ bản, những dịch vụ đi kèm theo sản phẩm ngày càng được nâng
cao phù hợp với nhu cầu và mức sống của người mua bảo hiểm. Bảo hiểm nhân thọ trở
thành một nhu cầu thiết thân đối với mỗi con người17.

b) Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm nhân thọ ở VN

Bảo hiểm nhân thọ ở nước ta ra đời muộn hơn các quốc gia khác bởi nhiều
ngun nhân khác nhau. Một trong những ngun nhân là do sau chiến tranh, một
mặt chúng ta phải dồn sức để khắc phục hậu quả chiến tranh, đời sống kinh tế còn
nhiều khó khăn, các nhu cầu thiết yếu nhất chưa được đảm bảo nên tạm thời, tâm lý
dân
cưtâm
chưa có
nhu cầu
tự bảo
vệ hoặc
tíchThơ
lũy dự phòng.
Mặtliệu
khác do
chịu sự
chi và
Trung
Học

liệu
ĐH
Cần
@ Tài
học
tập
phối của nền kinh tế bao cấp, độc quyền ngành bảo hiểm chưa được quan tâm đúng
mức, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ.
Năm 1964, cơng ty bảo hiểm Bảo Việt được thành lập; năm 1989, đổi tên thành
Tổng cơng ty Bảo hiểm Việt Nam - là doanh nghiệp Nhà nước độc quyền kinh doanh bảo
hiểm trong thời gian này. Tháng 8/1996, một sự kiện đánh dấu bước phát triển của ngành
bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, đó là việc Cơng ty bảo hiểm Bảo Việt phát hành hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên. Trải qua hơn 7 năm hoạt động, bảo hiểm nhân thọ ở
nước ta đã phát triển nhanh chóng, thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp dân cư, khẳng
định vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước18. Nếu
15

Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, GS.TS Trương Mộc Lâm - Lưu Ngun
Khánh, NXB Thống Kê 2001, trang 28
16
Những hình ảnh về vụ đắm tàu lịch sử Titanic năm 1912 đã được dựng thành phim Titanic. Con tàu Titanic
- một trong những biểu tượng của nền cơng nghiệp nước Anh - đã bị đắm ngay trong lần vượt đại dương
đầu tiên. Người xem khơng chỉ nhớ tới câu chuyện tình lãng mạn trên phim mà còn thực sự bị ấn tượng bởi
những mất mát cả về người và tài sản trên tàu. Thời điểm này, ngành bảo hiểm nhân thọ Thế giới đã khá
phát triển và sau sự kiện này, các cơng ty bảo hiểm, trong đó lớn nhất là cơng ty Prudential đã thực hiện
chi trả cho 342 khách hàng với số tiền lên tới 45 triệu đơ la Mỹ. Đây là một trong những sự kiện lớn của
ngành bảo hiểm nhân thọ Thế giới.
17
Người ta đã thống kê được ở các nước phát triển, số người dân tham gia hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ là rất
lớn. Tại Nhật Bản và Mỹ, cứ 10 người dân thì có 9 người mua bảo hiểm nhân thọ, còn ở Singapore cứ 10

người thì có 5 người mua bảo hiểm nhân thọ. Ngay như ở Inđơnêsia, cũng có tới 10% dân số có hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ.
18
Năm 1996, trong giai đoạn thử nghiệm nên tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ chưa đạt 1 tỷ đồng với
hơn 1200 hợp đồng. Năm 1997, số lượng hợp đồng tăng lên 37.350 hợp đồng, với tổng doanh thu đạt trên
17,5 tỷ đồng. Năm 2000, trong mơi trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh thu
bảo hiểm đã tăng 160,2%, đạt 1280 tỷ đồng, với khoảng 1 triệu hợp đồng. Năm 2001, tổng thu phí đạt

11

nghiên cứu


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

như chỉ có một cơng ty bảo hiểm nhân thọ hoạt động từ năm 1996 đến 1999 (Tổng cơng ty
bảo hiểm nhân thọ Việt Nam - Bảo Việt) thì đến nay đã có thêm 4 doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ hoạt động tại thị trường Việt Nam: Cơng ty liên doanh TNHH Bảo Minh CMG,
cơng ty TNHH bảo hiểm Manulife, cơng ty TNHH bảo hiểm Prudential Việt Nam và cơng
ty TNHH bảo hiểm Quốc tế Mỹ (AIA)19. Tuy là một thị trường mới, nhưng với dân số gần
80 triệu người, thì Việt Nam được đánh giá là một thị trường bảo hiểm nhân thọ tiềm năng.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ hiện nay đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ tại các đơ
thị lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, khu vực đồng bằng sơng Cửu Long…Các cơng ty đã và
đang từng bước nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thu hút nhiều khách hàng tiềm năng
cho cơng ty. Chính việc cạnh tranh này sẽ tạo điều kiện cho bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
phát triển nhanh chóng, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA PHÁP LUẬT BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Hoạt động bảo hiểm ra đời đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội và ngày càng
phát triển mạnh mẽ. Theo quy luật khách quan của sự phát triển thì đã đến lúc cần
phải có một hệ thống pháp lý điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan đến bảo hiểm. Do
đó, khơng lâu sau khi hoạt động bảo hiểm ra đời, pháp luật bảo hiểm cũng được xây
dựng và thực thi hiệu quả, góp phần ổn định và phát triển thị trường bảo hiểm nói
chung.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hiểm trên TG và VN
Như ta đã biết hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam ra đời muộn hơn rất nhiều so với
bảo hiểm thế giới. Chính vì vậy, hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt Nam cũng còn
khá non trẻ và cần nhiều thời gian để học hỏi kinh nghiệm của hệ thống pháp luật
bảo hiểm của các nước trên Thế giới.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
a) Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hiểm trên TG
2775 tỷ đồng (tương đương 0,55% GDP). Năm 2002 là năm thành cơng nhất của thị trường bảo hiểm nhân
thọ VN với tổng doanh thu đạt 4645 tỷ đồng, tăng trưởng 66,74% so với năm 2001.
Về số hợp đồng khai thác mới, chủ yếu là hợp đồng tích lũy định kỳ, tổng số hợp đồng khai thác mới là
1.779.386 hợp đồng, tăng 36,1% so với năm 2001. Baominh CMG đạt chỉ số cao nhất về các hợp đồng
khai thác mới với 810.016 hợp đồng, kế đó là Bảo Việt với 677.814 hợp đồng. Sản phẩm bảo hiểm hỗn
hợp là sản phẩm được khách hàng ưa chuộng nhất, chiếm gấn 80% tổng doanh thu phí bảo hiểm - thể hiện
tâm lý tích lũy tiết kiệm của người dân VN. Ngồi ra các sản phẩm bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm bệnh hiểm
nghèo, bảo hiểm nhóm...đạt doanh thu cao.
Số hợp đồng đang có hiệu lực, tính đến 31/12/2002, có tất cả 3.974.498 hợp đồng, tăng 68,49% so với
cùng kỳ năm trước. Tổng số đại lý bảo hiểm nhân thọ tồn thị trường là 69.850 người, tăng 65,13% so với
năm 2001. (Nguồn: Tổng hợp thơng tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm 2001,2002-Báo cáo của Bộ tài
chính; Thời báo kinh tế Sài Gòn 2002,2003)
19
Cơng ty liên doanh TNHH Bảo Minh CMG, cơng ty liên doanh giữa tập đồn CMG (Australia) và cơng
ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh), khai trương hoạt động 12/10/1999, vốn đăng ký kinh

doanh 10 triệu USD, thời hạn hoạt động 30 năm.
Cơng ty TNHH bảo hiểm Manulife, là cơng ty 100% vốn nước ngồicủa tập đồn Manulife (Canada)
đầu tư tại Việt Nam (trước đây là cơng ty TNHH bảo hiểm Chinfon –Manulife, năm 2001 Chinfon bán lại
phần vốn góp của mình cho Manulife), khai trương hoạt động 12/06/1999, vốn đăng ký kinh doanh 10
triệu USD, thời hạn hoạt động 50 năm.
Cơng ty TNHH bảo hiểm Prudential Việt Nam, cơng ty 100% vốn nước ngồi của Anh quốc, khai trương
và hoạt động từ ngày 29/10/1999, vốn đăng ký kinh doanh 14 triệu USD, thời hạn hoạt động 50 năm. Năm
2003, Prudential đã tăng vốn kinh doanh lên 64 triệu USD.
Cơng ty TNHH bảo hiểm Quốc tế Mỹ (AIA), cơng ty 100% vốn nước ngồi của Mỹ, khai trương hoạt
động từ ngày 22/02/2000, vốn đăng ký kinh doanh 10 triệu USD, thời hạn hoạt động 50 năm.

12


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

Cùng với sự ra đời của hoạt động bảo hiểm, pháp luật bảo hiểm ra đời nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan. Vào năm 916 TCN, Hồng đế xứ Rhodes đã ban
hành luật để bảo vệ các thương gia có hàng hóa bị tổn thất vì lợi ích chung của hành trình.
Các chủ tàu được hưởng lợi trên các tổn thất đó phải cùng gánh chịu rủi ro. Luật bảo hiểm
hàng hóa ra đời sớm nhất ở Italia. Sau đó là Luật An-long năm 1266. Khi hoạt động hàng
hải ngày càng phát triển thì hoạt động bảo hiểm cũng từng bước được xã hội quan tâm. Các
luật lệ về hoạt động hàng hải hình thành sau thế kỷ 14 của các nước Châu Âu có quy định
về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm hàng hải20.

Một trong những quy định về bảo hiểm hàng hải được coi là lâu đời nhất thế
giới chính là Pháp lệnh Bacelona Tây Ban Nha năm 1435. Pháp lệnh này đã cơng
bố quy tắc bảo hiểm hàng hải và thủ tục bồi thường. Các quy tắc trong Pháp lệnh

này được vận dụng trong hầu hết các quy định về bảo hiểm hàng hải sau này. Năm
1523, Mẫu đơn bảo hiểm tiêu chuẩn ra đời tại Ý dựa trên các quy tắc bảo hiểm
trước đây. Bên cạnh sự xuất hiện của các quy định về bảo hiểm, Tồ án chun giải
quyết tranh chấp hàng hải của được lập ra tại Bỉ và Hà Lan.
Do sự phồn thịnh của ngành hàng hải Italia, luật bảo hiểm cũng phát triển ở nước
này sớm hơn những quốc gia khác, người ta đã chứng minh được rằng Luật bảo hiểm ra
đời sớm nhất là Luật hoạt động hàng hải Căng-sơ-ra-đơ của Italia. Tiếp theo sau là Pháp
lệnh hoạt động hàng hải do vua Louis 14 ban hành năm 1681. Những tòa án bảo hiểm
hàng hải cũng được lập nên ở Antwerp ( Bỉ), Amsterdam (Hà Lan) để giải quyết những vụ
tranh chấp về bảo hiểm. Bên cạnh đó, nước Anh cũng là một trong những quốc gia có hệ
thống pháp luật bảo hiểm vững mạnh của Châu Âu. Luật bảo hiểm hàng hải năm 1906 của
Anh đã có những ảnh hưởng sâu rộng đối với luật bảo hiểm của các nước khác21.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, sự phát triển về thương mại quốc
tế và sự tiến bộ về giao thơng quốc tế, luật bảo hiểm các nước từng bước được hồn
chỉnh dần, đặc biệt là các nước ở Châu Âu.
Luật bảo hiểm Pháp ban hành năm 1930, bắt nguồn từ điều khoản có liên quan trong Điều
lệ hoạt động hàng hải năm 1681 và luật bn bán của Pháp năm1808, gồm 4 chương: Năm
1905, Pháp ban hành “Luật giám sát bảo hiểm nhân thọ”
Luật bảo hiểm Đức - Năm 1731, tại thành phố Hamburg, Đức đã ban hành “Điều lệ bảo
hiểm về tổn thất hàng hải”. Năm 1794 ban hành Đạo luật Prusse trong đó có quy định về
bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm đường bộ. Năm 1908, Luật hợp đồng bảo hiểm được cơng
bố và được thực hiện vào năm 1910. Sau đó, Điều lệ giám sát tái bảo hiểm vào năm 1913,
Luật giám sát doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân và quỹ tiết kiệm xây nhà ở năm 1931 lần
lượt được ban hành.
Luật bảo hiểm Anh - Năm 1906 ban hành Luật bảo hiểm hàng hải. Bên cạnh đó, bảo hiểm
phi hàng hải được xét xử theo tiền lệ. Năm 1774 ban hành Luật bảo hiểm nhân thọ và Luật
bảo hộ người lao động được ban hành năm 1975.
Luật bảo hiểm Mỹ - Ở Mỹ khơng có một bộ luật bảo hiểm thống nhất. Về hợp đồng bảo

hiểm được xét xử theo tiền lệ. Luật bảo hiểm của bang New York được xem là một đạo
luật hồn chỉnh nhất gồm có 18 chương 631 điều22.

20

Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, GS.TS Trương Mộc Lâm - Lưu Ngun
Khánh, NXB Thống Kê 2001, trang 36
21
Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, GS.TS Trương Mộc Lâm - Lưu Ngun
Khánh, NXB Thống Kê 2001, trang 37
22
Tạp chí Kinh tế phát triển - ĐH Kinh tế TPHCM

13


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

Các nước Châu Á, nhất là khu vực Đơng Nam Á cũng có nhiều cố gắng trong
việc xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động bảo hiểm23. Đặc biệt, Việt
Nam và Trung Quốc là một trong số ít các quốc gia điều chỉnh chung tồn bộ hoạt
động kinh doanh bảo hiểm trong một đạo luật duy nhất.
b) Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hiểm ở VN
Lịch sử hình thành hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt Nam muộn hơn rất nhiều so
với các nước có nền kinh tế hàng hải phát triển. Bởi lẽ, hoạt động bảo hiểm gắn liền chặt
chẽ với hoạt động hàng hải. Trong khi đó, nền kinh tế chính của nước ta là nền nơng
nghiệp lúa nước, tự cung tự cấp là chủ yếu nên khơng có nền kinh tế hàng hải mạnh như
các quốc gia khác.

Như ta đã biết, hoạt động bảo hiểm ở nước ta bắt đầu hình thành do các nước Châu
Âu quan tâm đến thị trường bảo hiểm Đơng Dương. Chính vì lẽ đó, trong giai đoạn đầu
của hoạt động bảo hiểm, pháp luật bảo hiểm chủ yếu sử dụng các văn bản của Pháp: - Đạo
luật 1912 được ban hành để kiểm sốt hoạt động của cơng ty bảo hiểm và các điều khoản
ghi trong hợp đồng; - Luật 13/07/1930 quy định về những nghiệp vụ bảo hiểm, là một quy
chế pháp lý cho ngành bảo hiểm tại nước Pháp và cho cả Đơng Dương.
Năm 1954, miền Bắc hồn tồn giải phòng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Cơng ty bảo hiểm Bảo Việt ra đời nhằm thực hiện vai trò bảo hiểm, đáp ứng nhu cầu của
xã hội. Các văn bản pháp luật liên quan đến bảo hiểm được ban hành ngày để điều chỉnh
quan hệ bảo hiểm:
-

Sắc luật 01/09/1965 ban hành nhằm bổ sung luật 13/07/1930 là sắc luật đầu
tiên của Việt Nam ban hành về thể thức hành nghề bảo hiểm trong nước và
được bổ sung bởi sắc luật 31/08/1967 sửa đổi về việc phân loại các nghiệp vụ
bảo hiểm tại Việt Nam.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
-

Nghị định 54/CP ngày 10/03/1975 quy định về điều lệ tạm thời về hợp đồng
kinh doanh bảo hiểm

Năm 1990, Bộ luật Hàng hải ra đời ghi nhận các quy định về hợp đồng bảo hiểm.
Nội dung của những quy định liên quan đến bảo hiểm gồm có: giá trị bảo hiểm số tiền bảo
hiểm, sự kiện bảo hiểm…
Năm 1991, Luật hàng khơng dân dụng Việt Nam được Quốc hội thơng qua ngày
26/12/1991 có quy định “Người vận chuyển phải bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
của mình đối với tính mạng, sức khoẻ, thương tích của hành khách tới mức giới hạn trách
nhiệm dân sự của người vận chuyển và theo quy định của pháp luật về bảo hiểm”

Cho đến năm 1993, trước những phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi cần
phải có một hệ thống pháp luật bảo hiểm để tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm phát triển
kịp với nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính
phủ về kinh doanh bảo hiểm được ban hành. Nghị định này đã tạo điều kiện cho hoạt động
bảo hiểm phát triển, tạo mơi trường đầu tư hấp dẫn và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước
23

Luật bảo hiểm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 6/1995
Đạo luật bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ Thái Lan
Đạo luật bảo hiểm số 553 năm 1996 của Malayxia
Bộ luật bảo hiểm Philipin 18/12/1997
Luật KDBH Indonexia 1992
Luật KDBH Myanmar 6/1996
Luật bảo hiểm của Vương quốc Campuchia ngày 20/6/2000.

14

Comment [MA1]: Page: 11
Có nên dùng chữ “đầu tiên” ? Vì trước
đó, đã có Nghị định 54/CP ngày
10/03/1975 quy định về điều lệ tạm thời
về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

đối với hoạt động bảo hiểm. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã ban hành các Thơng tư hướng
dẫn thi hành Nghị định 100/CP, nhằm tạo hành lang pháp lý và giám sát hoạt động kinh

doanh bảo hiểm. Sau đó, ngày 14/06/1997 Chính phủ ban hành Nghị định số 74/CP về việc
sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định 100/CP (18/12/1993). Tuy nhiên, có thể nói
rằng hệ thống văn bản quy định về bảo hiểm còn nằm rải rác trong một số văn bản pháp
luật khác.
Năm 1996 BLDS ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử lập pháp
của nước ta. Việc ghi nhận quan hệ bảo hiểm là một trong những quan hệ hợp đồng dân sự
thơng dụng cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động bảo hiểm đối với xã hội.
Ngày 12/11/1996 Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam được quốc hội thơng qua có
quy định về việc các doanh nghiệp nước ngồi khi tham gia bảo hiểm tại Việt Nam thì phải
ký kết hợp đồng bảo hiểm đối với các doanh nghiệp bảo hiểm được pháp hoạt động tại Việt
Nam. Tiếp sau đó, Nghị định 115/1997/NĐ – CP ngày 17/12/1997 của Chính phủ về bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được ban hành.
Mặc dù, Nghị định 100/CP của Chính phủ ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo
hiểm, BLDS 1996 và các văn bản pháp luật khác đã khẳng định vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển
mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm, cần phải có một văn bản pháp luật chun ngành mang
tính pháp lý cao hơn nữa, quy định chi tiết và tồn diện hơn nữa, tương xứng với quy mơ
phát triển của ngành bảo hiểm hiện nay, Luật KDBH 2000 ra đời nhằm đáp ứng u cầu
đó.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hiểm nhân thọ trên TG

và VN
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
So với các ngành luật khác, pháp luật bảo hiểm nhân thọ còn khá non trẻ, nhưng vơ
cùng quan trọng bởi vì những đặc tính riêng của hình thức bảo hiểm này. Bởi lẽ, bảo hiểm
nhân thọ có liên quan mật thiết khơng chỉ đến tính mạng mà còn liên quan đến sản nghiệp
của con người.
a) Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hiểm nhân thọ trên TG
Trên thế giới tồn tại hai hệ thống pháp luật chủ yếu: Hệ thống pháp luật Châu Âu

lục địa (Continental Law) và Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Common Law). Hai hệ thống
pháp luật này có nhiều nét cơ bản khác nhau24. Tuy nhiên trong lĩnh vực bảo hiểm thì hai
hệ thống này lại có những quy định tương đối giống nhau25.

Nhìn chung, có thể nhận thấy rằng, pháp luật bảo hiểm nhân thọ của các
nước ra đời sau khi các luật bảo hiểm khác được hình thành. Hay nói cách khác, cả
hai hệ thống pháp luật trên đều bắt nguồn từ bảo hiểm hàng hải. Tập qn bảo
hiểm hàng hải là nguồn gốc quan trọng của luật bảo hiểm.
b) Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hiểm nhân thọ ở Việt
Nam

Cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có một quy định riêng dành cho bảo hiểm
nhân thọ, các quy định có liên quan đều nằm trong BLDS và Luật KDBH. Luật về
bảo hiểm nhân thọ là một phần thuộc bảo hiểm con người quy định tại luật nêu trên.
24
25

Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật - Khoa Luật ĐHQG Hà Nội, 1998
Một số điều cần biết về pháp lý trong doanh bảo hiểm, GS.TS Trương Mộc Lâm - Lưu Ngun Khánh,
NXB Thống Kê 2001, trang 37

15


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

Tuy nhiên, những quy định đó vẫn chưa thể điều chỉnh mối quan hệ phức tạp của
bảo hiểm nhân thọ vì những đặc trưng riêng của ngành bảo hiểm này.

Nhìn chung, pháp luật về bảo hiểm nhân thọ sẽ cần được chú trọng thêm
nhằm quy định cụ thể hơn các vấn đề về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, chủ thể tham
gia, các thể thức thực hiện… để pháp luật bảo hiểm nhân thọ có thể đáp ứng u
cầu ngày càng cao của quan hệ bảo hiểm nhân thọ.
III. Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Hoạt động bảo hiểm nói chung và hoạt động bảo hiểm nhân thọ nói riêng có ý
nghĩa rất lớn đối với đời sống xã hội. Như ta đã biết, hoạt động bảo hiểm ban đầu được
hình thành xuất phát từ nhu cầu tương trợ của những người chung sống trong một cộng
đồng nhằm chia sẻ và cùng nhau gánh vác rủi ro. Tuy nhiên, khơng dừng lại ở mục đích
ban đầu, hoạt động bảo hiểm còn mang nhiều ý nghĩa thiết thực khác.
1. Ý nghĩa của hoạt động bảo hiểm

a) Về mặt kinh tế
Bảo hiểm - cơng cụ đảm bảo an tồn - Trong đời sống xã hội, rủi ro ln làm
phát sinh các thiệt hại đối với tài sản, thậm chí tính mạng của con người. Những rủi ro đó
có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, ngưng trệ mọi sinh hoạt của xã hội.
Nói cách khác, nó làm giảm hiệu quả hoạt động của con người. Mặc dù vậy, người ta
khơng thể nào lường trước được những rủi ro có thể xảy ra. Do đó, cách tốt nhất là hạn chế
những tổn thất mà rủi ro mang lại nếu có.
Một trong
nhữngliệu
cách nhằm
chế rủiThơ
ro đó là@
lập trước
quỹ dự
trữ hay
còn và nghiên cứu
Trung
tâm

Học
ĐHhạnCần
Tàicácliệu
học
tập
gọi là quỹ bảo hiểm để dự phòng. Các quỹ dự trữ đó sẽ khắc phục các hậu quả do tổn thất
gây ra, nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội. Như vậy, về mặt kinh tế, các quỹ
bảo hiểm như là một cơng cụ dự phòng an tồn đảm bảo khả năng hoạt động bền vững của
chủ thể kinh tế và của chính nền kinh tế.
Bảo hiểm - cơng cụ tài chính của nền kinh tế hiện đại - khơng chỉ là quỹ dự
phong rủi ro, bảo hiểm còn là một cách huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư dùng vào mục
đích kinh doanh. Thật vậy, hiện nay, trong xã hội vẫn còn có một số vốn lớn tồn tại khơng
lưu thơng vì nhiều lý do khác nhau, có thể những người giữ nguồn vốn đó khơng có khả
năng kinh doanh hoặc khơng muốn kinh doanh. Chính vì vậy, thơng qua hoạt động bảo
hiểm, một lượng lớn tiền tệ được huy động cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Bằng
số vốn đó, doanh nghiệp sẽ sử dụng để đầu tư kinh doanh và thu lợi nhuận góp phần sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn trong xã hội.
Ngồi ra, bảo hiểm còn đảm bảo cho nguồn vốn vay của các ngân hàng, đảm bảo
cho việc ln chuyển vốn. Thật vậy, trong giai đoạn kinh tế hiện nay, phần lớn và chủ yếu
vốn mà các doanh nghiệp sử dụng hiện nay là vay từ hệ thống ngân hàng. Nếu như có rủi
ro xảy ra, khả năng hồn vốn của doanh nghiệp bị hạn chế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của
ngân hàng cũng như của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tham gia bảo
hiểm thì khi rủi ro xảy ra, sẽ nhận một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm, đảm bảo hoạt
động nhanh chóng khơi phục sản xuất và hồn vốn cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, bảo hiểm còn có ý nghĩa đối với nền kinh tế nơng thơn. Nơng
nghiệp vốn là cơ sở của nền kinh tế nước ta nhưng do thiên tai cũng như trình độ
sản xuất chưa cao nên người nơng dân vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự
nhiên và thường chịu nhiều rủi ro trong sản xuất nơng nghiệp. Bảo hiểm nơng
16



Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

nghiệp sẽ giúp cho nhà người nơng dân n tâm hơn khi tham gia sản xuất nơng
nghiệp.
Như vậy, bảo hiểm khơng chỉ đóng vai trò của một cơng cụ đảm bảo an tồn mà
còn là một trung gian tài chính giúp cho nền kinh tế của quốc gia phát triển.
b) Về mặt xã hội
Bảo hiểm - biện pháp hỗ trợ cộng đồng - khơng những mang những ý nghĩa trong
lĩnh vực kinh tế, bảo hiểm còn giúp cho xã hội phát triển ổn định và an tồn. Bảo hiểm sẽ
góp phần khắc phục những tổn thất do rủi ro mang lại.
Thật vậy, bảo hiểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta, nhất là trong
cơng tác phòng, chống và khắc phục thiệt hại do hiểm họa thiên nhiên. Bởi lẽ, ở khắp nơi,
ln xảy ra những thiên tai và tai nạn bất ngờ. Trong một số trường hợp, bảo hiểm đã hỗ
trợ, bù đắp phần nào những thiệt hại về người và tài sản, giúp cho gia đình nạn nhân vượt
qua được giai đoạn khó khăn để tiếp tục cuộc sống26.
Bảo hiểm - biện pháp đề phòng rủi ro, giảm bớt những tổn thất của xã hội Nói như vậy, bởi vì các doanh nghiệp thường tìm cho mình những chun gia giỏi nhằm
nghiên cứu các rủi ro, từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, cung cấp cho người
tham gia bảo hiểm các dịch vụ tư vấn bảo hiểm.
Ở một góc độ khác có thể thấy rằng, bảo hiểm là một cách mà mọi người tương trợ
nhau thơng qua một tổ chức, đó là doanh nghiệp bảo hiểm. Thật vậy, khi tham gia bảo
hiểm, chủ hợp đồng phải đóng một khoản tiền nhất định để đảm bảo cho rủi ro của mình.
Tuy nhiên, xác suất xảy ra rủi ro sẽ khơng cao đối với cộng đồng xã hội, rủi ro chỉ xảy đến
đối với một số ít người. Do đó, nhờ hoạt động bảo hiểm mà số đơng người sẽ bù đắp cho
một số ít bị rủi ro. Như vậy, bảo hiểm là cách mà mọi người có thể vừa giúp nhau và vừa
tự bảo vệ mình.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2. Ý nghĩa của hoạt động bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ cũng có những ý nghĩa tương tự như các hình thức bảo
hiểm khác. Tuy nhiên, bảo hiểm nhân thọ liên quan tới sinh mạng của con người
nên ngồi những ý nghĩa chung như trên, còn có một số ý nghĩa đặc trưng của bảo
hiểm nhân thọ.
Ý nghĩa bảo vệ - Trong xã hội có nhiều mức sống khác nhau: sống phụ
thuộc vào người khác, lao động vất vả nhưng khơng đủ sống, mức sống ổn định và
mức sống khá giả. Dù ở mức sống nào con người cũng có những ước mơ hồi bảo.
Người muốn gia đình ổn định, người muốn con cái học thành tài, có người lại mơ
ước tuổi già có cuộc sống độc lập khơng phụ thuộc con cháu. Thế nhưng, khơng
phải ai cũng có thể biến ước mơ thành hiện thực. Bởi lẽ, dù khơng muốn thì ln có
ba rủi ro ln rình rập con người đó là: tai nạn làm tàn phế, bệnh hiểm nghèo và
mất sớm. Nếu như một trong các rủi ro này xảy ra thì làm sao con người có thể có
thể thực hiện những ước mơ của mình, bởi có q nhiều chi phí cần được trang trải
nhưng khi đó, người ta khơng thể lao động để tạo ra thu nhập. Những người gặp rủi
ro buộc phải sống dựa vào những người xung quanh.

26

Điển hình như vụ cháy ITC (TP.HCM), số tiền bảo hiểm mà cơng ty Bảo Minh đã chi trả hơn 8 tỉ đồng.
Trong đó, bảo hiểm tài sản đã hơn 5 tỉ.

17


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy


Chính vì những rủi ro khơng thể lường trước được nên khi tham gia bảo
hiểm nhân thọ bằng những khoản tiền tiết kiệm ngày hơm nay sẽ hỗ trợ cho con
người nếu chẳng may gặp rủi ro trong tương lai. Khoản tiền bảo hiểm mà người
tham gia bảo hiểm nhận được nếu có rủi ro sẽ là một nguồn thu nhập thay thế giúp
cho chính người gặp rủi ro vượt qua những khó khăn về tài chính cũng như giúp
những thành viên trong gia đình tiếp tục có cuộc sống tương đối ổn định.
Bảo hiểm nhân thọ sẽ có tác dụng bảo vệ đặc biệt cao đối với những người là
kinh tế trụ cột của gia định. Bởi vì, bất cứ rủi ro nào xảy ra, ít nhiều đều ảnh hưởng
đến tồn bộ các thành viên của gia đình, nhất là đối với trẻ con.
Tóm lại, bảo hiểm nhân thọ là khoản tài chính dự phòng giúp cho mọi người
có thể an tâm hơn trong cuộc sống vì khoản tài chính này sẽ giúp cho gia đình
người tham gia bảo hiểm khi cần thiết. Khơng những có ý nghĩa bảo vệ khi gặp rủi
ro, bảo hiểm nhân thọ còn là hình thức tiết kiệm mang tính kỷ luật cao và sẽ mang
lại lợi ích cho người tham gia bảo hiểm khi khơng có rủi ro.
Ý nghĩa tiết kiệm - Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, ngồi mục đích bảo vệ nguồn
lợi bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm còn mong muốn tiết kiệm một khoản tiền sử dụng
cho tương lai khi đáo hạn hợp đồng bảo hiểm. Thật vậy, khơng ai tham gia bảo hiểm vì
mong muốn nhận được tiền bảo hiểm từ rủi ro của những người thân mà họ muốn thơng
qua hình thức bảo hiểm có thể tiết kiệm được một số tiền. Có thể nói rằng bảo hiểm nhân
thọ là một hình thức tiết kiệm hiệu quả hơn một số hình thức tiết kiệm khác như mở tài
khoản tiết kiệm tại ngân hàng, bỏ ống heo, tái sử dụng chất thải…bởi vì khi tham gia hình
thức bảo hiểm nhân thọ, người tham gia bảo hiểm được hưởng những dịch vụ “chăm sóc
khách hàng” rất tốt của các cơng ty bảo hiểm, được mua hàng giảm giá, được khám
nghiệm y khoa miễn phí và chăm sóc sức khỏe định kỳ...

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trong xã hội, tồn tại hai dạng người: một là người thích tiêu xài trước và tiết kiệm
sau (chiếm 95%); hai là người tiết kiệm trước tiêu xài sau (chiếm5%)27. Dạng người thứ
nhất thường khơng thực hiện được những kế hoạch tương lai lâu dài nhưng ngược lại dạng

thứ hai ln ln thực hiện được những dự định bởi vì họ biết cách tiết kiệm cho những dự
định ở tương lai. Những người có ý thức về tự bảo vệ cho bản thân và gia đình bằng việc
tham gia bảo hiểm thuộc nhóm thứ hai. Thơng qua bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp cho mọi
người hình thành thói quen tiết kiệm một cách có kỷ luật. Khơng có hình thức tiết kiệm
nào vừa mang tính bảo vệ vừa mang tính tiết kiệm hơn hình thức bảo hiểm nhân thọ.
Như vậy, dù bảo hiểm nhân thọ khơng giúp con người tránh được rủi ro nhưng nó
sẽ giúp chúng ta bảo vệ nguồn tài chính của gia đình trong tương lai. Bảo hiểm nhân thọ sẽ
làm cho chúng ta bình an trong cuộc sống, mang lại hạnh phúc cho trẻ thơ và sự n tâm
về tài chính.
Mục 2

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Dẫn nhập - Trong cuộc sống, dù muốn hay khơng, con người ln đối diện
với nguy cơ bệnh tật hiểm nghèo, tai nạn gây thương tật thậm chí tử vong sớm.
Những rủi ro này sẽ khiến cho cuộc sống của con người bị đảo lộn. Thật vậy, những
rủi ro trên sẽ làm cho những dự định và kế hoạch tương lai của con người khó thực
27

Tài liệu huấn luyện Đại lý bảo hiểm - Cơng ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential, năm 2003

18


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

hiện hoặc khơng thể thực hiện. Đó cũng là cơ sở cho sự ra đời của hoạt động bảo
hiểm nhân thọ.

Bảo hiểm là một nghiệp vụ mà qua đó, người được bảo hiểm cam đoan trả một
khoản tiền là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc người thứ ba trong
trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được khoản đền bù tổn thất được trả bởi người bảo hiểm
hay doanh nghiệp bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với tồn bộ rủi ro của
người được bảo hiểm28.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ
bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết29. Như vậy, bảo hiểm
nhân thọ là một trong các nghiệp vụ bảo hiểm do con người tạo ra nhằm bảo vệ quyền lợi
cho người tham gia bảo hiểm. Dựa vào khái niệm bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân
thọ nói trên ta có khái niệm bảo hiểm nhân thọ rõ ràng hơn.
Bảo hiểm nhân thọ là nghiệp vụ bảo hiểm mà người được bảo hiểm cam đoan đóng
một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm và sẽ nhận được khoản tiền
chi trả từ doanh nghiệp bảo hiểm khi xảy ra sự kiện sống hoặc chết trong thời hạn hợp
đồng hoặc khi kết thúc hợp đồng.
Tóm lại, bảo hiểm nhân thọ có thể được hiểu là hoạt động bảo hiểm liên quan đến
tuổi thọ và sinh mạng của con người. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, hoạt động bảo hiểm này
khơng dựa theo ngun tắc bồi thường mà áp dụng theo ngun tắc khốn30.
I. KHÁI NIỆM CHUNG
Dẫn nhập - Trong cuộc sống, dù muốn hay khơng, con người ln đối diện với

nguy cơ
bệnh tật
hiểm nghèo,
nạn gây
thương
tật thậm
tử vong
sớm.học
Nhữngtập
rủi ro và nghiên cứu

Trung
tâm
Học
liệu tai
ĐH
Cần
Thơ
@chíTài
liệu
này sẽ khiến cho cuộc sống của con người bị đảo lộn, làm cho những dự định và kế hoạch
tương lai của con người khó thực hiện hoặc khơng thể thực hiện.

Bảo hiểm là một nghiệp vụ mà qua đó, người được bảo hiểm cam đoan trả một
khoản tiền là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc người thứ ba
trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được khoản đền bù tổn thất được trả bởi
người bảo hiểm hay doanh nghiệp bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối
với tồn bộ rủi ro của người được bảo hiểm31.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ
bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết32. Như vậy, bảo
hiểm nhân thọ là một trong các nghiệp vụ bảo hiểm do con người tạo ra nhằm bảo
vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm.
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền
và nghĩa vụ dân sự33. Hợp đồng bảo hiểm cũng là một trong những loại hợp đồng thơng
dụng do đó chịu sự điều chỉnh chung của luật chung về hợp đồng. Một cách tổng qt thì
hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng
phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền cho bên được bảo hiểm khi xảy ra
28

Lý thuyết bảo hiểm , PTS Nguyễn Ngọc Định - Nguyễn Tiến Hùng - Hồ Thuỷ Tiên , NXB Tài chính 1997,
trang 33

29
Luật KDBH 2000, Điều 3, khoản 12
30
Xem Mục 2 HĐBHNT, phần 1b Đặc trưng kỹ thuật
31
Lý thuyết bảo hiểm , PTS Nguyễn Ngọc Định - Nguyễn Tiến Hùng - Hồ Thuỷ Tiên , NXB Tài chính 1997,
trang 33
32
Luật KDBH 2000, Điều 3, khoản 12
33
BLDS 1995, Điều 394

19


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

sự kiện bảo hiểm34. Sự kiện bảo hiểm được hiểu là sự kiện khách quan do các bên thỏa
thuận hoặc do pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền
cho bên được bảo hiểm35.
Tuy nhiên, khái niệm hợp đồng bảo hiểm trên khơng thể hiện rõ việc phân loại hợp
đồng bảo hiểm. Bởi lẽ, dựa vào đối tượng bảo hiểm36 chúng ta có ba loại hợp đồng bảo
hiểm chủ yếu là: hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm con người và hợp đồng
bảo hiểm trách nhiệm dân sự37. Do đó, cần phải dựa vào đặc trưng kỹ thuật giữa các loại
hợp đồng để làm rõ hơn khái niệm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Đặc trưng đó là ngun
tắc chi trả quyền lợi bảo hiểm.
Hiện nay, có hai ngun tắc chi trả quyền lợi bảo hiểm: ngun tắc bồi
thường và ngun tắc khốn. Trong hợp đồng bảo hiểm con người, người ta

khơng áp dụng ngun tắc bồi thường mà áp dụng ngun tắc khốn còn
hợp đồng bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự áp dụng ngun
tắc bồi thường38. Do đó, trong hai loại hợp đồng này khái niệm chi trả
khơng được sử dụng mà sử dụng khái niệm bồi thường. Và ngược lại, hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ ngun tắc chi trả là ngun tắc khốn, khơng phải
là ngun tắc bồi thường39, nên thuật ngữ chi trả được sử dụng. Dựa nội
dung này có thể phân biệt hợp đồng bảo hiểm con người với hợp đồng bảo
hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Khái niệm hợp đồng bảo hiểm được hồn thiện hơn trong Luật KDBH 2000. Theo
quy định tại Điều 12, hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và
doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp
bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được
bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Comment [MA2]: Page: 17
Nếu có thể, hãy viết lại đoạn này. Cơ
khơng thể sửa được !

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Có thể nói rằng, cho đến nay pháp luật hiện hành vẫn chưa có khái niệm về hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, dựa vào khái niệm về hợp đồng bảo hiểm và khái
niệm chung bảo hiểm nhân thọ, ta có thể có xác định được một số đặc điểm về hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ như sau:
§
§
§
§

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm là tính mạng, tuổi thọ của người được bảo
hiểm.

Bảo hiểm nhân thọ khơng mang tính chất bồi thường
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng là sự thoả thuận giữa người mua bảo hiểm
và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm có trách nhiệm đóng phí
bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm.
Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ là người được bảo hiểm sống hoặc
chết.

34

BLDS 1995, Điều 571
BLDS 1995, Điều 575
36
BLDS 1995, Điều 573
37
Luật KDBH 2000, Điều 12, khoản 2
38
Đại lý bảo hiểm nhân thọ cấp I- Phần I, Đại cương về bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ- Tổng cơng ty Bảo
hiểm Việt Nam- Hà Nội 2002, trang 56
39
Xem phần 1b “Đặc trưng kỹ thuật của HĐBHNT”
35

20


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

Từ những đặc điểm trên và quy định của Điều 12 Luật KDBH, có thể có một khái

niệm về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như sau:
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng có đối tượng bảo hiểm là tính mạng và
tuổi thọ của con người, theo đó bên mua bảo hiểm có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm và
doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm.
II. ĐẶC TRƯNG KỸ THUẬT VÀ ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ
CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ
1. Đặc trưng kỹ thuật
Quy luật số đơng - Trong cuộc sống hay tự nhiên, chúng ta có thể dễ dàng thống
kê số liệu về những hiện tượng hay q trình được lặp đi lặp lại. Chính vì vậy, T. Simpon
đã xây dựng nên Bảng tỷ lệ tử vong, dựa vào bảng này người ta có thể biết một cách tương
đối số lượng người tử vong trong một độ tuổi cụ thể một cách chính xác. Quy luật số đơng
là quy luật dựa trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành một cộng đồng nhằm
phân tán hậu quả tài chính của những vụ tổn thất40. Số người tham gia càng đơng thì tổn
thất càng phân tán mỏng. Bởi vì, theo thống kê thì nhiều người khơng thể cùng tử vong
trong cùng một tai nạn, số lượng tử vong là rất hạn chế.
Chia sẻ tổn thất - Xuất phát từ cơ sở hình thành và phát triển của bảo hiểm nhân
thọ, cho thấy bảo hiểm nhân thọ là một hình thức quỹ giúp mọi người chia sẻ rủi ro cho
nhau thơng qua số tiền phí đóng góp của người tham gia bảo hiểm. Thật vậy, tổng khoản
phí mà người u cầu bảo hiểm đóng góp là rất nhỏ so với số tiền bảo hiểm mà mỗi người
nhận được khi xảy ra rủi ro. Mọi người khi tham gia bảo hiểm nhân thọ đều phải đóng phí
và số phí nay sẽ được sử dụng để giúp đỡ cho những người khơng may gặp rủi ro và gia
đình họ.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng bảo hiểm nhân thọ khơng chỉ là một quỹ từ
thiện mà là một hình thức tiết kiệm. Do đó, đối với những người tham gia bảo hiểm nhưng
khơng gặp rủi ro thì đến khi đáo hạn hợp đồng sẽ nhận được số tiền đã được cam kết giữa
doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm41.
Tính bình đẳng của rủi ro - Để tạo sự bình đẳng giữa các thành viên tham gia bảo

hiểm, khơng có thành viên nào được hưởng lợi nhiều nhờ vào quỹ bảo hiểm, bảo hiểm
nhân thọ có ngun tắc bình đẳng rủi ro. Đây là một ngun tắc đặc trưng của bảo hiểm
nhân thọ, đối tượng được bảo hiểm nào có khả năng xảy ra rủi ro cao sẽ phải trải qua q
trình thẩm định và lựa chọn của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm các định một mức phí phù
hợp, đảm bảo cơng bằng cho mọi người tham gia bảo hiểm.
Ngun tắc khốn - Ngun tắc khốn là đặc trưng giúp ta phân biệt bảo hiểm
nhân thọ với bảo hiểm tài sản. Ngun tắc chi trả quyền lợi bảo hiểm trong hợp đồng bảo
hiểm tài sản khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra là ngun tắc bồi thường còn đối với hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ thì ngun tắc khốn là ngun tắc chi trả.
Mục đích của ngun tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản là khơi phục lại tồn bộ
hoặc một phần tình trạng ban đầu của tài sản đăng ký bảo hiểm tùy thuộc vào thỏa thuận
bảo hiểm, nghĩa là người được bảo hiểm khơng thể nhận được số tiền chi trả nhiều hơn giá
trị tổn thất mà họ gánh chịu. Ngồi ra, trách nhiệm bồi thường của cơng ty bảo hiểm chỉ
40

Lý thuyết bảo hiểm, PTS Nguyễn Ngọc Định - Nguyễn Tiến Hùng- Hồ Thuỷ Tiên , NXB Tài chính 1997,
trang 44
41
Số tiền này có thể là phí thực đóng hoặc số tièn bảo hiểm cộng bảo tức tích luỹ tuỳ loại hợp đồng.

21


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

phát sinh khi có tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra42. Một tài sản có thể trở thành đối
tượng bảo hiểm của nhiều hợp đồng bảo hiểm nhưng, một cách tổng qt, có thể nói rằng,
tổng giá trị bồi thường của nhiều hợp đồng bảo hiểm khơng được vượt q tổn thất thực sự

cũng như người được bảo hiểm khơng có quyền u cầu bên gây thiệt hại bồi thường khi
đã nhận tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm.
Ngược lại, trong bảo hiểm nhân thọ, đối tượng được bảo hiểm là tính mạng của con
người nên khơng thể xác định được giá trị tổn thất nếu rủi ro xảy ra. Tính mạng và sức
khoẻ của con người là vơ giá. Do đó, khi tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
người ta ấn định một số tiền mà nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra, thì người tham gia bảo hiểm
vẫn có thể nhận được. Như vậy, nghĩa vụ chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm khơng mang
tính chất bồi thường thiệt hại mà mang tính chất thực hiện một cam kết để đổi lấy phí bảo
hiểm đóng trước.

Comment [MA3]: Page: 19
Viết như vậy sẽ gây hiểu lầm rằng khi
xảy ra rủi ro hoặc khơng, vẫn nhận được
cùng một số tiền.

Ngun tắc khốn đưa ra một giá trị có thể nhận được nếu sự kiện thỏa thuận trong
hợp đồng xảy ra.Giá trị này khơng phụ thuộc vào thiệt hại mà các bên gánh chịu, dù thiệt
hại như thế nào cũng nhận được một giá trị khốn sẵn. Do khơng xuất phát từ mục đích
khơi phục thiệt hại nên người được bảo hiểm cùng lúc có thể nhận được quyền lợi từ nhiều
hợp đồng bảo hiểm khác nhau cũng như có quyền u cầu bên gây thiệt hại bồi thường dù
đã nhận được chi trả từ doanh nghiệp bảo hiểm. Đây là điểm khác biệt đối với bảo hiểm tài
sản.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vừa mang tính bảo vệ vừa mang tính đầu tư Bảo hiểm nhân thọ là một hợp đồng liên quan đến thời gian sống và tài chính. Nếu ai
khơng may mất sớm, bảo hiểm nhân thọ sẽ thay thế họ cung cấp tài chính cho người thân.
Nếu ai may mắn khơng gặp rủi ro, thì bảo hiểm nhân thọ sẽ mang lại số tiền mà họ mong
muốn để thực hiện các dự định trong tương lai. Như vậy, bảo hiểm nhân thọ thực chất là
chương trình bảo hiểm mang tính tiết kiệm. Khi có rủi ro là bảo hiểm, khơng có rủi ro thì
đó chính là tiết kiệm thậm chí là một hình thức đầu tư43.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Thật vậy, khơng phải tất cả mọi người đều có khả năng kinh doanh vì kinh doanh là
một nghệ thuật và cũng là một cơng việc khó khăn. Thay vì tham gia kinh doanh để tạo lợi
nhuận, người khơng thích kinh doanh vẫn có thể tạo một quỹ dự phòng chắc chắn bằng
cách tham gia bảo hiểm nhân thọ. Do đó, khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, nếu rủi ro khơng
xảy ra thì người u cầu bảo hiểm sẽ nhận được một số tiền lớn hơn số phí mà họ đóng
góp44. Tóm lại, bằng cách tham gia bảo hiểm, người u cầu bảo hiểm đã đầu tư số vốn của
mình một cách hiệu quả và an tồn nhất, vừa tự bảo vệ vừa sinh lợi nhuận.
2. Đặc trưng pháp lý

Do có những đặc trưng riêng về mặt kỹ thuật nên ngồi những đặc trưng
pháp lý theo luật chung về hợp đồng, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn có những
đặc trưng pháp lý riêng biệt.
Hợp đồng bảo hiểm khơng phải là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba - Hiện
nay có nhiều quan điểm cho rằng hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng vì lợi ích của người thứ
ba - là những hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và

42

Đại lý bảo hiểm nhân thọ cấp I- Phần I, Đại cương về bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ- Tổng cơng ty Bảo
hiểm Việt Nam- Hà Nội 2002, trang 56
43
Tài liệu huấn luyện Đại lý bảo hiểm - Cơng ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential, năm 2003
44
Tùy loại hợp đồng bảo hiểm mà người u cầu bảo hiểm sẽ nhận được tồn bộ phí thực đóng hoặc số tiền
bảo hiểm cộng bảo tức tích lũy

22

Comment [MA4]: Page: 19
Nên viết lại câu này cho rõ hơn.


Comment [MA5]: Page: 20
Viết lại !


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó45. Để có thể xác định một
cách tương đối chắc chắn về tính chất đặc biệt này của hợp đồng bảo hiểm, có lẽ, cần xem
xét các quy định về hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba trong BLDS 1995 từ Điều 414
đến Điều 416. Theo đó, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba có một số đặc điểm sau đây:
ü Hợp đồng được ký kết vì lợi ích của một người thứ ba khơng trực tiếp tham gia
ký kết hợp đồng

ü Khi người thứ ba từ chối thụ hưởng lợi ích thì hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba khơng phát sinh hiệu lực.
ü Khi người thứ ba đồng ý hưởng lợi ích, thì các bên giao kết khơng được
sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng dù hợp đồng chưa được thực hiện
Từ một số đặc điểm cơ bản trên có thể thấy rằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
khơng phải là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, vì những lẽ sau:
Ø Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được ký kết vì lợi ích của chính người mua
bảo hiểm mà khơng vì lợi ích của người thứ ba khác46.
Ø Có hai người khơng tham gia trực tiếp vào việc ký kết hợp đồng bảo hiểm
nhưng có ảnh hưởng đến q trình giao kết và thực hiện hợp đồng, ta lần
lượt xem xét từng chủ thể. Thứ nhất, người được bảo hiểm, theo quy định
của pháp luật về bảo hiểm thì ngay từ thời điểm giao kết người được bảo
hiểm phải biết và đồng ý về việc người khác mua bảo hiểm sinh mạng cho
mình. Nếu người được bảo hiểm khơng đồng ý thì hợp đồng đó, nếu vẫn

giao Học
kết, có thể
bị tun
vơ hiệu.
Như vậy,
từ chối
hưởng
lợi và
Trung tâm
liệu
ĐHbốCần
Thơ
@ khả
Tàinăng
liệu
học
tập
ích sau khi hợp đồng được ký kết làm mất hiệu lực hợp đồng đối với người
được bảo hiểm bị loại trừ. Thứ hai, người thụ hưởng cũng là người thứ ba
có liên quan trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nhưng luật khơng ghi nhận
quyền từ chối hưởng lợi ích của người này có thể làm mất hiệu lực của hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ.
Ø Người mua bảo hiểm có thể thay đổi nội dung hợp đồng bảo hiểm trừ việc
thay đổi người được bảo hiểm như thay đổi số tiền bảo hiểm, thay đổi kỳ
hạn đóng phí,…mà khơng cần phải có sự đồng ý của người được bảo hiểm
và người thụ hưởng.
Tóm lại, người được bảo hiểm và người thụ hưởng đều khơng thỏa điều kiện
là người thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Do đó, có thể nói hợp
đồng bảo hiểm khơng phải là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba mà mang tính
chất của một loại hợp đồng khác. Mặt khác, xuất phát từ quan hệ lợi ích bảo hiểm47

nên người mua bảo hiểm chấp nhận tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà người
được bảo hiểm là một người khác vì lợi ích của chính mình mà khơng phải vì lợi ích
của một người thứ ba khác48.

45

BLDS 1995, Điều 405, khoản 3
Xem “Lợi ích bảo hiểm” tại Chương 2, mục 1 của đề tài này.
47
Xem “Lợi ích bảo hiểm” tại Chương 2, mục 1 của đề tài này.
48
Xem “Lợi ích bảo hiểm” tại Chương 2, mục 1 của đề tài này.
46

23

nghiên cứu


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng tặng cho có điều kiện treo
giữa người mua bảo hiểm và người thụ hưởng- Thoạt tiên, có vẻ hơi do dự khi
nhận định rằng mối quan hệ giữa người mua bảo hiểm và người thụ hưởng là quan
hệ tặng cho. Bởi lẽ, do số tiền bảo hiểm là một số tiền sẽ có khi sự kiện bảo hiểm
xảy ra đối với người được bảo hiểm nên tính chất sở hữu đối với số tiền đó (khi
định đoạt tặng cho thơng qua việc chỉ định người thụ hưởng) của người mua bảo
hiểm là chưa tồn tại. Người mua bảo hiểm chỉ có một lợi ích bảo hiểm với người

được bảo hiểm. Tuy nhiên, quan hệ tặng cho nêu trên là hợp đồng tặng cho có điều
kiện treo. Khi điều kiện xảy ra thì quan hệ tặng cho hay hợp đồng tặng cho bắt đầu
có hiệu lực. Nghĩa là, người mua bảo hiểm được hưởng lợi ích do hợp đồng bảo
hiểm đem lại thì người mua bảo hiểm sẽ tặng cho số tiền bảo hiểm cho người thụ
hưởng. Nếu người mua bảo hiểm khơng nhận được số tiền bảo hiểm do các sự kiện
bảo hiểm thì hợp đồng tặng cho khơng phát sinh điều kiện treo. Nói cách khác, điều
kiện treo chính là điều kiện sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Mặc dù tại thời điểm tham gia hợp đồng bảo hiểm, người mua bảo hiểm
chưa có số tiền bảo hiểm nhưng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tồn tại một hợp
đồng tặng cho giữa người mua bảo hiểm và người thụ hưởng. Số tiền đóng phí bảo
hiểm là của người mua bảo hiểm, trong trường hợp đáo hạn hợp đồng bảo hiểm,
nghĩa là người được bảo hiểm khơng bị rủi ro, thì số tiền bảo hiểm nhận được là số
tiền tiết kiệm của người mua bảo hiểm. Do đó, người này có quyền tặng cho tài sản
của mình cho một người khác. Trong trường hợp rủi ro xảy ra đối với người được
bảo hiểm, người mua bảo hiểm có số tiền bảo hiểm do lợi ích bảo hiểm bị ảnh
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và
hưởng và số tiền bảo hiểm cũng là tài sản của người mua bảo hiểm. Điều dễ hiểu,
họ cũng có thể tặng cho tài sản của mình cho người khác. Tuy nhiên, hợp đồng tặng
cho trong hợp đồng bảo hiểm được thiết lập trong điều kiện người mua bảo hiểm
chưa có tài sản tặng cho là giá trị của hợp đồng bảo hiểm. Tài sản tặng cho chưa tồn
tại vào thời điểm tặng cho nhưng đó là một tài sản chắc chắn có trong tương lai.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng bảo hiểm tự nguyện - Có một
cách thức phân loại hợp đồng bảo hiểm khác là chia thành bảo hiểm tự nguyện và
bảo hiểm bắt buộc. Bảo hiểm bắt buộc là hình thức bảo hiểm chỉ áp dụng đối với
một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cơng cộng và an tồn xã hội49.
Khơng giống hình thức bảo hiểm bắt buộc, hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng mang
tính chất tự nguyện được giao kết trong khn khổ pháp luật khi thỏa thuận lựa
chọn điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm mà các bên có nghĩa vụ thực hiện.
Chính vì vậy, Điều 572 BLDS ghi rõ: Hợp đồng bảo hiểm tự nguyện là sự thỏa

thuận giữa các bên về các điều kiện bảo hiểm và mức phí. Có nghĩa là, trong hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ, người mua bảo hiểm ngồi việc tự do ý chí về việc có giao
kết hợp đồng hay khơng, còn có thể đóng phí theo khả năng của mình và theo quy
định riêng của doanh nghiệp bảo hiểm cho từng loại hợp đồng.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng song vụ có đền bù - Dựa vào quyền
và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng, người ta phân chia thành hai loại hợp
đồng: hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.
49

như bảo hiểm xã hội của người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm tiền
gửi...

24

Comment [MA6]: Page: 21
Điều kiện treo trong hợp đồng tặng cho
chính là việc người mua bảo hiểm có số
tiền bảo hiểm - Câu này chưa chính xác.
Điều kiện treo là: ............. (Cần xác định
thật rõ về chủ thể được tặng cho khi phân
tích đặc điểm này)

nghiên cứu


Chế độ pháp lý của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nguyễn Cao Việt Thùy

Hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nói riêng đều là hợp

đồng song vụ. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ đối
với nhau50. Thực vậy khi tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bên mua bảo hiểm có
quyền được nhận tiền bảo hiểm đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí, cung cấp
thơng tin,…; còn doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm theo cam kết, cung
cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các sản phẩm bảo hiểm, giải thích hợp đồng,… Có nghĩa là, cả
bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đều có nghĩa vụ phải thực hiện, quyền của
bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.Vì lẽ đó, có thể khẳng định hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ là hợp đồng song vụ.
Hợp đồng có đền bù là loại hợp đồng mà một bên chuyển một quyền, thực hiện
hoặc khơng thực hiện một việc vì lợi ích của bên kia và nhận được một lợi ích có tính chất
hồn trả51. Từ khái niệm trên có thể thấy rằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng có
đền bù. Bởi vì, người mua bảo hiểm đóng một khoản phí cho doanh nghiệp bảo hiểm và
nhận được lời cam kết sẽ nhận được một khoản tiền khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng trọng thức theo mẫu - Hợp đồng là
sự gặp gỡ ý chí của các bên, thơng qua đó tiến hành giao kết hợp đồng. Có một số loại hợp
đồng chỉ cần có sự thống nhất ý chí của hai bên giao kết hợp đồng mà khơng cần thủ tục
nào cũng có thể tiến hành giao kết hợp đồng52, nhưng cũng có một số hợp đồng còn cần
phải đảm bảo u cầu về hình thức do luật định với tên gọi trong học thuyết pháp lý là hợp
đồng trọng thức. Và, theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng bảo hiểm phải
được lập thành văn bản53.
Các hợp đồng trọng thức thường là những hợp đồng mà đối tượng của nó là những
tài sản có giá trị hoặc mang tính chất đặc biệt: hợp đồng mua bán hoặc th nhà ở, hợp
đồng ủy quyền…Có lẽ, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường liên quan đến một số tiền lớn
thậm chí sinh mạng con người; do đó, việc quy định hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng trọng
thức là cách tốt nhất để bảo vệ cho các chủ thể tham gia vào quan hệ này. Hơn nữa, trong
điều kiện thời hạn của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khá dài nên từ khi hợp đồng phát sinh
hiệu lực đến khi phát sinh sự kiện bảo hiểm là một khoảng thời gian khó xác định, việc lập
thành văn bản nội dung thỏa thuận của hai bên tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ sau này cũng như giảm thiểu các tranh chấp có thể phát sinh.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo
mẫu để bên kia trả lời trong thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận, thì
coi như chấp nhận tồn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra54.
Ngun nhân đầu tiên khiến cho hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng theo mẫu mà
khơng phải là hợp đồng thương lượng tự do là vì các kỹ thuật bảo hiểm rất phức tạp nên sẽ
tạo khó khăn trong việc tiếp cận. Chính vì vậy, cách tốt nhất là soạn hợp đồng theo mẫu vì
nó dễ dàng thích ứng với đại đa số cộng đồng dân cư.
Bảo hiểm là hoạt động dựa trên lý thuyết về xác suất thơng kê, nghĩa là dựa trên các
số liệu về rủi ro có thể thu thập được mà doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra các hình thức và
cách bảo hiểm khác nhau nhằm hạn chế chi phí thấp nhất và thu lợi nhuận tối đa cho chính
doanh nghiệp. Bởi lẽ, hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm là sử dụng nguồn vốn thu
được từ phí bảo hiểm để đầu tư và dành riêng một phần khác, tương đối nhỏ để chi trả cho
50

BLDS 1995, Điều 405, khoản 1
Giáo trình luật Dân sự Việt Nam - Tập 1, TS Nguyễn Ngọc Điện, Cần Thơ 2000, trang 126
52
Giáo trình luật Dân sự Việt Nam - Tập 1, TS Nguyễn Ngọc Điện, Cần Thơ 2000, trang 126
53
BLDS 1995, Điều 574
54
BLDS 1995, Điều 406, khoản 1
51

25



×