Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP ĐƯỜNG cơ sở THẲNG TRONG LUẬT BIỂN QUỐC tế lý LUẬN và THỰC TIỄN áp DỤNG của VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 35 (2009 – 2013)

ĐƢỜNG CƠ SỞ THẲNG TRONG LUẬT BIỂN
QUỐC TẾ - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG CỦA VIỆT NAM
Giảng viên hƣớng dẫn:
Ths.Thạch Huôn

Sinh viên thực hiện:
Cao Thị Hồng Trang
MSSV: 5095668
Lớp: Luật Tƣ pháp 1 – Khóa 35

Cần Thơ
Tháng 11/2012


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------




MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐƢỜNG CƠ SỞ THẲNG TRONG
LUẬT BIỂN QUỐC TẾ.................................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về đƣờng cơ sở thẳng trong Luật biển quốc tế ...........................4
1.1.1. Lý luận về đường cơ sở trong Luật biển quốc tế ...............................................4
1.1.1.1. Khái niệm..................................................................................................................... 6
1.1.1.2. Phân loại ..................................................................................................................... 6

1.1.2. Xuất phát điểm của việc xác định đường cơ sở thẳng – vụ kiện Ngư trường
Anh – Na Uy năm 1951. ...............................................................................................8
1.1.2.1. Sự kiện ......................................................................................................................... 8
1.1.2.2. Phán quyết ngày 18-12-1951 ....................................................................................... 9
1.1.2.3. Ý nghĩa của phán quyết ............................................................................................. 10

1.1.3. Tầm quan trọng của đường cơ sở thẳng trong quá trình phân định biển .....11
1.2. Tiêu chuẩn kĩ thuật để vạch đƣờng cơ sở thẳng theo UNCLOS ....................13
1.2.1. Điều kiện áp dụng.............................................................................................13
1.2.1.1. Ở nơi bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm ........................................................................ 13
1.2.1.2. Chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển ................................................... 15
1.2.1.3. Ở những nơi bờ biển cực kì không ổn định ............................................................... 16

1.2.2. Cách áp dụng để vạch đường cơ sở thẳng ......................................................17
1.2.2.1. Chọn điểm để xác định đường cơ sở thẳng ............................................................... 17
1.2.2.2. Cách áp dụng để vạch đường cơ sở thẳng và điều kiện để đường cơ sở thẳng của
một quốc gia được Quốc tế công nhận ................................................................................... 18

1.2.3. Vịnh, cửa sông – Trường hợp đặc biệt khi xác định đường cơ sở thẳng theo

Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển. ..............................................................23
1.2.3.1. Cửa sông .................................................................................................................... 23
1.2.3.2. Cửa vịnh .................................................................................................................... 24

CHƢƠNG 2. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG VỀ CÁCH VẠCH
ĐƢỜNG CƠ SỞ THẲNG CỦA VIỆT NAM.......................................... 28
2.1. Cơ sở lý luận về đƣờng cơ sở thẳng và cách xác định đƣờng cơ sở thẳng của
Việt Nam .....................................................................................................................28
2.1.1. Cơ sở lý luận về đường cơ sở thẳng theo pháp luật Việt Nam .......................28
2.1.2. Cách xác định đường cơ sở thẳng theo quy định pháp luật của Việt Nam ...29


2.1.2.1. Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-5-1977
về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. .................................... 29
2.1.2.2. Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-111982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. ........................................ 31
2.1.2.3. Nghị quyết 1994 về việc phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm
1982. ....................................................................................................................................... 35
2.1.2.4. Luật biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21-6-2012, có hiệu lưc pháp luật
ngày 1-1- 2013. ....................................................................................................................... 35

2.2. Đánh giá về cách xác định đƣờng cơ sở thẳng của Việt Nam theo tiêu chuẩn
kĩ thuật đƣợc quy định trong UNCLOS. .................................................................37
2.2.1. Đánh giá chung ................................................................................................37
2.2.2. Những thỏa thuận về ranh giới của Việt Nam và các nước láng giềng trong
quá trình phân định biển............................................................................................39
2.2.2.1. Thỏa thuận trong Vịnh Thái Lan ............................................................................... 39
2.2.2.2. Các thỏa thuận phía Nam Biển Đông........................................................................ 41
2.2.2.3. Thỏa thuận trong Vịnh Bắc Bộ .................................................................................. 41

2.3. Một số giải pháp đề xuất ....................................................................................44

2.3.1. Những hạn chế .................................................................................................44
2.3.2. Một số giải pháp đề xuất ..................................................................................45

KẾT LUẬN .......................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, các tranh chấp về biển ngày càng trở nên gay gắt và diễn
biến phức tạp. Các quốc gia đều muốn mở rộng lãnh thổ của mình trên biển, vì vậy
việc xác định chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển là rất quan trọng. Tuy nhiên,
việc xác định chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển của quốc gia là một vấn đề khó
khăn và gây nhiều tranh cãi. Để giải quyết vấn đề trên, pháp luật quốc tế đã có nhiều
văn bản điều chỉnh, đặc biệt với sự ra đời của Công ước của Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 đã góp phần quan trọng cho việc giải quyết những vấn đề trên, Công ước
Luật biển 1982 đã trở thành cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc, quan trọng, được thừa
nhận và luôn được viện dẫn trong những cuộc đấu tranh gay gắt, phức tạp để bảo vệ
các vùng biển và thềm lục địa và các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia trên
biển.
Công ước Luật biển 1982 đã trù định toàn bộ các quy định liên quan đến các vùng biển
mà một quốc gia ven biển có quyền được hưởng, cũng như những quy định liên quan
đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương. Trong những quy định của Công ước
thì quy định về “đường cơ sở ” trên biển là một quy định rất quan trọng vì theo tinh
thần của Công ước thì đường cơ sở chính là cơ sở để xác định phạm vi của các vùng
biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia, trong đó quan trọng nhất là
vấn đề về cách xác định “đường cơ sở thẳng” - một vấn đề đang được các nước trên
thế giới quan tâm, cũng là vấn đề gây nhiều tranh luận nhất trong hệ thống pháp luật
quốc tế

Sau khi Công ước Luật biển 1982 được thông qua ngày 30/4/1982, Việt Nam là một
trong 107 quốc gia tham gia ký Công ước tại Montego Bay. Ngày 23/6/1994, Quốc hội
nước ta đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn văn kiện pháp lý quan trọng này. Theo
tinh thần của Công ước thì Việt Nam cũng đã công bố đường cơ sở của mình trong
Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-11-1982
về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, theo Tuyên bố này đường
cơ sở mà Việt Nam chọn để xác định là “đường cơ sở thẳng”. Nhưng trong hoàn cảnh
mới, đường cơ sở theo Tuyên bố 1982 của Việt Nam có một số điểm không còn phù
hợp và cần được thay đổi theo hướng hoàn thiện hơn với tinh thần chung của Công
ước liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Mặt khác, trong tình hình hiện nay chủ quyền
trên biển của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng, các tranh chấp về biển liên tục
Trang 1


xảy ra và diễn biến ngày càng phức tạp vì vậy việc xác định đường cơ sở trên biển
càng có ý nghĩa quan trọng và cần thiết hơn, để khẳng định lần nữa và vững chắc về
chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên biển.
Vì những lý do trên, người viết đã nảy sinh ý tưởng nghiên cứu về “ Đường cơ sở
thẳng trong Luật Biển quốc tế - lý luận và thực tiễn áp dụng của Việt Nam”. Sau
thời gian tìm hiểu và tham khảo ý kiến của Thầy, người viết chọn đề tài này cho luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam về đường cơ sở trên biển, hệ thống pháp lý về
biển cũng như những quan điểm của Đảng và Nhà nước ngày càng đổi mới và hoàn
thiện hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận và thực trạng
áp dụng những quy định pháp luật về đường cơ sở thẳng của Việt Nam trên cơ sở
những quy định của quốc tế, cụ thể là theo tinh thần của Công ước Liên hợp quốc về
Luật Biển 1982 là cần thiết để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ
thống pháp lý về đường cơ sở, đặc biệt là những quy định về đường cơ sở thẳng trên
biển.

3. Phạm vi nghiên cứu
Việc xác định đường cơ sở là một vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến
việc xác định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của một quốc gia. Hiện
nay, có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau về cách xác định đường cơ sở, nhất là
đường cơ sở thẳng. Trong phạm vi đề tài, người viết chủ yếu tập trung nghiên cứu các
vấn đề lý luận cơ bản về đường cơ sở thẳng dựa trên những quy định trong Công ước
Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; hệ thống pháp luật Việt Nam, thực trạng về cách áp
dụng đường cơ sở thẳng của Việt Nam. Từ đó, nêu lên những tồn tại, bất cập của pháp
luật về đường cơ sở thẳng và những giải pháp để hoàn thiện hơn hệ thống pháp lý về
đường cơ sở của nước ta.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài
liệu, sách vở; phương pháp phân tích, tổng hợp; và phương pháp phân tích luật viết;
phương pháp trừu tượng, khoa học để tạo cơ sở lý luận chung; phương pháp sưu tầm
tài liệu thực tế được sử dụng để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về đường cơ
sở thẳng trên cơ sở luật pháp quốc tế, đối chiếu với thực tiễn áp dụng của pháp luật
Việt Nam đối với những vấn đề về đường cơ sở thẳng qua đó đánh giá và tìm ra hướng
hoàn thiện hơn về cách vạch đường cơ sở thẳng theo những tiêu chuẩn kĩ thuật trong
luật định.
Trang 2


5. Bố cục của đề tài
Với tên đề tài “ Đƣờng cơ sở thẳng trong Luật Biển quốc tế - Lý luận và thực tiễn
áp dụng của Việt Nam”, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, Luận văn được chia làm hai chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về đường cơ sở thẳng trong Luật biển quốc tế
Chương 2. Lý luận và thực tiễn áp dụng về cách vạch đường cơ sở thẳng của
Việt Nam.


Trang 3


ĐƢỜNG CƠ SỞ THẲNG TRONG LUẬT BIỂN
QUỐC TẾ - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG CỦA VIỆT NAM

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐƢỜNG CƠ SỞ THẲNG
TRONG LUẬT BIỂN QUỐC TẾ
1.1. Cơ sở lý luận về đƣờng cơ sở thẳng trong Luật biển quốc tế
1.1.1. Lý luận về đường cơ sở trong Luật biển quốc tế
Vào thời cổ đại, ở Hi Lạp, Ai Cập và La Mã đã xuất hiện các tập quán về biển, và tiếp
đến khoảng thế kỉ XVIII, đã xuất hiện một số nguyên tắc về Luật biển ở vùng biển Bắc
Âu, sau đó đã được phổ biến sang khu vực Địa Trung Hải. Mãi cho đến năm 1930, Hội
nghị quốc tế đầu tiên về luật biển, mới được triệu tập ở La-hay, với mục đích bàn về
vấn đề cấp bách lúc đó như quy chế lãnh hải, chống cướp biển, các nguyên tắc sử dụng
tài nguyên thiên nhiên biển. Do có nhiều mâu thuẫn nên Hội nghị La-hay không giải
quyết thỏa đáng vấn đề cụ thể nào.
Ngày 24/02/1958, Liên Hiệp Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ nhất về Luật biển tại
Geneva. Hội nghị đã thông qua bốn Công ước quốc tế đầu tiên về luật biển:
-

Công ước về Lãnh hải và vùng tiếp giáp (Convention on the Territorial
Sea and Contiguous Zone), có hiệu lực từ ngày 10 tháng 9 năm 1964.

-

Công ước về Thềm lục địa (Convention on the Continental Shelf), có
hiệu lực từ ngày 10 tháng 6 năm 1964.


-

Công ước về Biển cả (Convention on the High Seas), có hiệu lực từ
ngày 30 tháng 9 năm 1962.

-

Công ước về Đánh cá và bảo vệ tài nguyên sinh vật biển (Convention
on Fishing and Conservation of Living ), có hiệu lực từ ngày 20 tháng
3 năm 1966.

Trong số bốn Công ước đã được kí kết thì Công ước biển, được tổ chức tại Geneva
năm 1958 về Lãnh hải và vùng tiếp giáp là có liên quan trực tiếp đến đường cơ sở. Các
Công ước trên đã đặt nền móng cho việc pháp điển hóa Luật biển, chúng đã đề cập đến
một số khái niệm mới, và ghi nhận một số tập quán quốc tế về khai thác, sử dụng biển.
Trang 4


Tuy nhiên, Hội nghị 1958 đã không đạt được thỏa thuận trong một số vấn đề, đặc biệt
là vấn đề xác định chiều rộng lãnh hải.
Hội nghị lần Thứ hai của Liên Hiệp Quốc về Luật biển, được tổ chức vào ngày
17/03/1960 tại Geneva, Hội nghị kết thúc mà không đạt được một thõa thuận nào. Vấn
đề xác định chiều rộng lãnh hải cũng chưa được thống nhất.
Hội nghị lần Thứ ba của Liên Hiệp Quốc về Luật biển sau năm năm trù bị (1967 –
1972), và chín lần đàm phán thương lượng (1973 – 1982) với 144 quốc gia và 08 (tám)
cơ quan đại diện đặc biệt tham gia đã thông qua được Công ước mới về Luật biển. Văn
bản cuối cùng được thông qua vào ngày 10-12-1982 tại Mongtego-Bay, Giamaica.
Công ước có hiệu lực từ ngày 16 tháng 11 năm 1994. Công ước của Liên Hiệp Quốc
về Luật biển 1982 (United Nations Convention on the Law of the Sea – UNCLOS) là
văn kiện tổng hợp toàn diện, đề cập tới tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực pháp lý, kinh

tế, khoa học kĩ thuật, môi trường…phản ánh một sự nhất trí rộng rãi về hầu hết các vấn
đề liên quan đến biển, và nhằm mục đích xác lập một trật tự pháp lý để điều chỉnh hoạt
động của các quốc gia trong quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ biển và đại dương.
Đặc biệt, UNCLOS quy định về việc cho phép các quốc gia có thể tự vạch đường cơ
sở theo một hay nhiều phương pháp trù định để xác định phạm vi chủ quyền của mình
trên biển. Các quy định về đường cơ sở thẳng có tại Điều 4 của Công ước 1958 và sau
đó được kế nhiệm bởi quy định ở Điều 7 trong UNCLOS. Điều 7 trong UNCLOS là
luật hiện hành, nó quy định những hướng dẫn liên quan đến đường cơ sở trên bờ biển
rất không ổn định và cho phép khả năng sử dụng các bãi cạn lúc nổi lúc chìm làm các
điểm cơ sở mà ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô
lên khỏi mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận
chung của quốc tế – mà những quy định về vấn đề trên lại không được đề cập đến
trong quy định của Điều 4 Công ước 19581. Đây chính là điểm tiến bộ của Điều 7
Công ước 1982 so với Điều 4 Công ước 1958 về những quy định về đường cơ sở cũng
như cách giải thích thuật ngữ và những quy định cụ thể về cách xác định đường cơ sở
của mỗi quốc gia. Các quy ước thiết lập các giới hạn của các khu vực khác nhau, được
xác định bởi đường cơ sở - Baseline2. Đường cơ sở là cách nói ngắn của từ “đường cơ
sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải”. Đường cơ sở có ý nghĩa rất lớn trong việc
xác định ranh giới các vùng biển; đường cơ sở được dùng để xác định nội thủy (vùng
biển nằm phía bên trong đường cơ sở), lãnh hải (12 hải lý tính từ đường cơ sở), vùng

1

cập nhật ngày 17 tháng 5
năm 2012.
2
cập nhật ngày 17 tháng 5
năm 2012.

Trang 5



tiếp giáp (24 hải lý tính từ đường cơ sở), vùng đặc quyền về kinh tế (200 hải lý tính từ
đường cơ sở)…

1.1.1.1. Khái niệm
Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thuỷ, do
quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với công ước của Liên hợp
quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc
chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia.

1.1.1.2. Phân loại
Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) thì đường cơ sở
được phân thành hai loại là: đường cơ sở thông thường (normal baselines) và đường
cơ sở thẳng (straight baselines).
a. Đường cơ sở thông thường – normal baselines
Đường cơ sở thông thường là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được
thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận 3.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp đường cơ sở thông thường áp dụng đối với các quốc
gia có bờ biển thẳng, bằng phẳng, không có các đoạn lồi lõm ven bờ, thủy triều ổn
định và thể hiện rõ ràng.
Cách xác định: Quốc gia ven biển sẽ chọn một ngày, tháng, năm khi ngấn nước thủy
triều xuống thấp nhất dọc bờ biển. Dựa vào các điểm, tọa độ đã thể hiện tại ngấn nước
thủy triều vào thời điểm đó, quốc gia ven biển sẽ tuyên bố đường cơ sở của quốc gia
mình. Tuy nhiên, xác định đường cơ sở theo phương pháp thông thường có một số hạn
chế sau đây:
Thứ nhất, các điểm, toạ độ thể hiện ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc theo
bờ biển để xác định đường cơ sở do chính quốc gia đó tuyên bố nên sẽ không tránh
khỏi tình trạng các quốc gia đưa ra tuyên bố không đúng thực tế nhằm mục đích mở
rộng càng nhiều càng tốt nội thủy của quốc gia mình ra bên ngoài. Chính vì vậy, mức

độ chính xác của các tọa độ, các điểm xác định dựa vào ngấn nước thủy triều sẽ không
cao.
Thứ hai, cộng đồng quốc tế sẽ rất khó khăn trong việc chứng minh tính xác thực
của các điểm, các toạ độ mà quốc gia ven biển đã tuyên bố.
3

Điều 5, UNCLOS.

Trang 6


Thứ ba, áp dụng phương pháp đường cơ sở thông thường, các quốc gia ven biển sẽ
có một vùng nội thủy rất hẹp và đây chính là lý do mà các quốc gia trên thế giới
thường không muốn áp dụng hoàn toàn đường cơ sở theo phương pháp này mặc dù
căn cứ vào các quy định của Công ước 1982 là hoàn toàn phù hợp4.
b. Đường cơ sở thẳng – straight baselines
Đường cơ sở thẳng là đường cơ sở nối liền các điểm thích hợp và được áp dụng “ở
nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và
chạy dọc theo bờ biển”, hoặc “ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu
thổ và những điều kiện tự nhiên khác5.
Phương pháp này xuất hiện lần đầu tiên tại vùng biển Na Uy. Năm 1951, Tòa án quốc
tế xử cho Na Uy thắng cuộc trong vụ án ngư trường Anh – Na Uy. Các nguyên tắc áp
dụng đường cơ sở năm 1930 của Na Uy đã trở thành các tiêu chuẩn mới của luật quốc
tế. Bản án có vai trò rất quan trọng trong lịch sử Luật biển quốc tế và nó được xem
như là bản án lệ đầu tiên cho việc hình thành cơ sở cho pháp lý về đường cơ sở thẳng.
Tiếp sau đó các Hội nghị pháp điển hóa về Luật biển và đường cơ sở trên biển tiếp tục
phát triển cho đến năm 1982 khi Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc ra đời và
đường cơ sở thẳng lần đầu tiên được chính thức ghi nhận một cách cụ thể trong Điều 7
của Công ước đã đánh dấu một bước phát triển đáng kể trong lịch sử phát triển của
Luật biển.

Tùy theo đặc điểm địa hình bờ biển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ mà đường cơ sở
của các quốc gia, các vùng lãnh thổ xác định theo phương pháp đường cơ sở thông
thường hay đường cơ sở thẳng hoặc kết hợp cả hai phương pháp trên


Bên cạnh đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng UNCLOS
còn quy định về đường cơ sở quần đảo6.

Đường cơ sở quần đảo là đường cơ sở thẳng của quần đảo nối các điểm ngoài cùng
của các đảo xa nhất và các bãi đá nổi xa nhất của quần đảo. Đường cơ sở thẳng này
phải bảo đảm các điều kiện:
- Tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực
mà tỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô, từ tỷ số 1/1 đến 9/1;
- Chiều dài các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; tuy nhiên có thể có
tối đa 3% của tổng số đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào đó có một chiều dài
4

ThS.Ngô Hữu Phước, Những vấn đề pháp lý cơ bản về đường cơ sở trong luật biển quốc tế và pháp luật Việt
Nam, Tạp chí khoa học pháp lý số 5/2005.
5
Điều 7, UNCLOS.
6
Điều 47, UNCLOS.

Trang 7


lớn hơn nhưng cũng không được quá 125 hải lý;
- Đường cơ sở này không thể kéo đến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm, lúc
nổi, trừ trường hợp tại đó có xây các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên

nhô lên mặt nước hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở cách hòn đảo
gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hãi;
- Tuyến các đường cơ sở không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của
quần đảo;
- Đường cơ sở quần đảo không được phép làm cho lãnh hải của một quốc gia
khác tách rời với biển cả hay với một vùng đặc quyền về kinh tế .
Trong phạm vi bài viết, người viết chỉ tập trung trình bày về vấn đề đường cơ sở thẳng
của quốc gia ven biển, đối với đường cơ sở quần đảo chỉ mang tính chất giới thiệu
không phải là nội dung trọng tâm của bài viết.

1.1.2. Xuất phát điểm của việc xác định đường cơ sở thẳng – vụ kiện Ngư
trường Anh – Na Uy năm 1951.
1.1.2.1. Sự kiện
Nữa đầu thế kỷ XX, tranh chấp giữa Anh và Na Uy về quyền đánh cá trong khu vực
biển ngoài khơi Na Uy, phía Bắc của vòng cung Bắc cực, ngày càng trở nên trầm
trọng. Các tàu đánh cá của Anh ngày càng kéo đông đến khu vực này và được trang bị
ngày càng tốt hơn. Na Uy cho rằng họ có quyền bảo tồn nghề cá cho ngư dân của họ
trong các khu vực này, trong khi Vương quốc Anh cho rằng các khu vực này là biển cả
và ngư dân của mọi quốc gia đều có quyền đánh bắt cá, không có bất kì một quyền bảo
tồn riêng biệt nghề cá cho ngư dân của bất kì nước nào. Trong khoản thời gian giữa hai
cuộc chiến tranh thế giới, các vụ đụng độ tăng mạnh, dẫn tới các vụ bắt giữ và trừng
phạt lẫn nhau. Bỏ qua sự phản đối của Vương quốc Anh, Chính phủ Na Uy đã quyết
định hoạch định khu vực biển đó bằng Nghị định ngày 12- 7-1935. Nghị định bao gồm
các bản vẽ đường thẳng, được gọi là "đường cơ sở" 4 dặm sâu vào biển, không phải là
đường cơ sở xác định theo ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển theo cách
đường cơ sở thông thường mà là đường cơ sở thẳng được vẽ bằng cách nối liền các
điểm cố định kế tiếp nhau được lựa chọn trên đất liền, đảo hoặc bãi đá… Nghị định
năm 1935 của Na Uy với mục đích là xác định ngư trường của mình và đưa ra đường
cơ sở để tính vùng ngư trường, đó là khu vực 4 dặm được dành riêng đánh bắt cá độc
quyền cho các công dân Na Uy. Anh cho rằng đường cơ sở mà Na Uy đưa ra không

phù hợp với Luật pháp quốc tế. Điều này dẫn tới việc Vương quốc Anh đặt vấn đề nhờ
Pháp viện thường trực quốc tế xem xét.
Trang 8


Nhà chức trách Na Uy khi đó đã quyết định làm giảm bớt căng thẳng, tuy nhiên hai
bên không đạt được một thỏa thuận nào. Lập trường của hai bên ngày càng cứng rắn,
và các vụ bắt giữ lại tiếp tục cho tới năm 1948. Ngày 28-9-1949 Vương quốc Anh đơn
phương thỉnh kiện Tòa án Công lý quốc tế xem xét đường hoạch định khu vực đánh cá
của Na Uy ở phía Bắc kinh tuyến 66028’48” được quy định trong Nghị định quốc tế.
Vương quốc Anh cũng yêu cầu Tòa tuyên bố rằng Na Uy phải bồi thường mọi thiệt hại
do việc họ bắt giữ các tàu đánh cá của Anh sau ngày 16-9-1948 tại các vùng biển được
coi là biển cả.

1.1.2.2. Phán quyết ngày 18-12-1951
Nguyên tắc đầu tiên đưa ra là nguyên tắc đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
phải là đường ngấn nước triều thấp nhất. Đây là nguyên tắc được thừa nhận chung
trong thực tiễn quốc gia. Các bên đều đồng ý với nguyên tắc này nhưng khác nhau về
cách áp dụng. Trong đó, phương pháp mà Na Uy đưa ra là lựa chọn các điểm thích hợp
trên đường ngấn nước triều thấp nhất và nối chúng lại bằng các đoạn thẳng nên được
gọi là phương pháp đường cơ sở thẳng. Phương pháp này của Na Uy được nhiều quốc
gia chấp nhận và nhiều quốc gia không có ý kiến phản đối. Tòa cho rằng Na Uy có thể
vạch các đường như vậy giữa các cấu tạo đảo của Skjaergaard7. Tòa án kết luận rằng
đường bờ biển Skjaergaard phải được xem như một thể thống nhất với bờ biển đất liền
trong việc thừa nhận các vành đai của vùng lãnh thổ Na Uy. Đây là một xem xét không
được bỏ qua, phạm vi mở rộng vượt ra ngoài các yếu tố địa lý của một số lợi ích kinh
tế đặc thù cho một khu vực, thực tế và tầm quan trọng trong đó rõ ràng là bằng chứng
một cách sử dụng lâu dài.
Nguyên tắc thứ hai được đề ra là đường cơ sở thẳng được vạch không được vượt quá
chiều dài 10 hải lý trừ trường hợp danh nghĩa lịch sử cho phép. Trên thực tế mặc dù

một số quốc gia chấp nhận nguyên tắc 10 hải lý cho đường đóng cửa vịnh nhưng một
số quốc gia khác lại chấp nhận độ dài khác và Na Uy luôn luôn phản đối việc áp dụng
nguyên tắc này. Như vậy, nguyên tắc 10 hải lí không phải là nguyên tắc được nhất trí
và không có quyền lực của một nguyên tắc được thừa nhận chung của luật pháp quốc
tế. Như vậy, Na Uy có thể vạch các đường cơ sở thẳng theo phương thức mà họ thấy
hợp lí nhất đối với họ, trong chừng mực áp dụng luật pháp quốc tế chung đối với một
trường hợp riêng biệt có tính đến các điều kiện địa phương, điều kiện khu vực. Xuất
phát từ bản chất pháp lý của lãnh hải, một số yêu cầu về đường cơ sở được Tòa nêu ra
như những tiêu chí hướng dẫn: vì lãnh hải phụ thuộc khăng khít với lãnh thổ, đường cơ
7

Skjaergaard là một khu vực đặc thù: dọc theo bờ biển lãnh thổ đất liền có rất nhiều các đảo, đảo nhỏ, đá và đá
ngầm tạo nên cái gọi là Skjaergaard; mỗi đảo lại có các vịnh, các nhánh, luồng biển riêng của mình và không thể
nào tách biệt rõ ràng đất liền với các cấu tạo đảo.

Trang 9


sở thẳng không được lệch quá xa so với xu thế chung của bờ biển; các vùng nước phải
gắn bó một cách hữu cơ với đất liền; cần phải tính đến một số quyền lợi kinh tế đặc
thù của khu vực mà thực tiễn và tầm quan trọng của chúng đã được một quá trình sử
dụng lâu dài chứng minh. Na Uy đã đưa ra các bằng chứng lịch sử và các hoàn cảnh
đặc thù để chứng minh luận cứ của mình. Tòa cho rằng các đường cơ sở thẳng mà Na
Uy hoạch định đề nghị là phù hợp với hệ thống truyền thống, hơn nữa là một quá trình
nghiên cứu lâu dài bắt đầu từ năm 1911 nên việc Chính phủ Na Uy dựa vào danh nghĩa
lịch sử là phù hợp không trái với luật quốc tế.
Bản án vào ngày 18 tháng 12 năm 1951 đã Tuyên cáo:
Bằng 10 phiếu thuận và 2 phiếu chống.
Rằng phương pháp mà Nghị định của Hoàng gia Na Uy ngày 12-7-1935 áp dụng để
hoạch định vùng đánh cá không trái với luật quốc tế.

Bằng 8 phiếu thuận và 4 phiếu chống,
Rằng các đường cơ sở do Nghị định này quy định khi áp dụng phương pháp trên
không trái với luật quốc tế.
1.1.2.3. Ý nghĩa của phán quyết
Phán quyết đã mở đầu cho việc công nhận rộng rãi phương pháp đường cơ sở thẳng
dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Các tiêu chuẩn của đường cơ sở thẳng Na Uy, qua
phán quyết của Tòa, đã trở thành các tiêu chuẩn chung được luật pháp quốc tế thừa
nhận và được điển chế hóa trong các Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển –
Công ước Geneva năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp và Công ước Luật biển năm
1982.
Phán quyết đã đặt nền móng cho việc thống nhất định nghĩa vịnh, được ghi nhận trong
Điều 7 của Công ước 1958 và Điều 10 của Công ước 1982: vịnh cần được hiểu là một
vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền mà chiều sâu của vùng lõm đó so sánh với chiều rộng
ở ngoài của nó đến mức là nước của vùng lõm sâu đó được bờ biển bao quanh và vùng
đó lõm sâu hơn là một sự uốn cong của bờ biển.
Phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế ngày 18-12-1951 về vụ Ngư trường Anh – Na
Uy cũng đưa ra định nghĩa về vịnh lịch sử, người ta gọi chung “vùng nước lịch sử” là
các vùng nước mà người ta đối xử như các vùng nước nội thủy, trong khi các vùng
nước này thiếu một danh nghĩa lịch sử thì nó sẽ không có tính chất đó. Phán quyết đã
đề cập khái niệm estopel trong luật quốc tế. Sự im lặng của Anh trong vòng 60 năm đã
được coi như sự mặc nhiên thừa nhận hệ thống đường cơ sở thẳng của Na Uy.
Phán quyết còn được coi nhu một ví dụ trong việc phát triển lý thuyết mới của luật
Trang 10


quốc tế: Hiệu lực của sự phản đối bền bỉ - Persistant objection / Objecteur pesistant.
Thực tiễn của thiểu số các quốc gia, trong một thời gian dài được sự khoan dung của
cộng đồng quốc tế có thể trở thành một quy phạm mới của luật quốc tế 8.

1.1.3. Tầm quan trọng của đường cơ sở thẳng trong quá trình phân định

biển
Phân định biển là quá trình hoạch định đường ranh giới nhằm phân chia các vùng biển
giữa các quốc gia hữu quan, hoặc giữa quốc gia ven biển với vùng biển nằm ngoài chủ
quyền.
Trên thực tế và theo pháp luật quốc tế, tất cả các quốc gia ven biển đều được quyền
hoạch định các vùng biển của mình như nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh
hải…Trong trường hợp vùng biển của quốc gia tồn tại độc lập, không có liên quan đến
lợi ích của quốc gia khác thì ranh giới của các vùng biển này do quốc gia ven biển tự
xác định phù hợp với các nguyên tắc chung và thực tiễn pháp luật quốc tế. Còn trong
trường hợp khi vùng biển của các quốc gia ven biển nằm tiếp liền và đối diện với các
vùng biển của các quốc gia khác, thì việc hoạch định ranh giới biển không thể chỉ phụ
thuộc vào ý chí duy nhất của một quốc gia, mà còn phải có được sự thõa thuận giữa
các quốc gia hữu quan.
Vấn đề phân định biển được đặt ra cho các quốc gia có các vùng biển tiếp liền, hoặc
đối diện nhau, và việc phân định nhằm mục đích xác định rõ đường biên giới biển
phân chia vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia. Do đó, nếu
quá trình phân định không được tiến hành một cách hợp pháp thì rất dễ dẫn đến sự
xung đột giữa các bên. Chính vì vậy, để thực hiện chủ quyền và quyền chủ quyền của
quốc gia ven biển trong bảo vệ, quản lý và khai thác các tài nguyên thiên nhiên trên
các vùng biển tiếp liền hoặc đối diện nhau, đòi hỏi các quốc gia hữu quan phải có sự
thõa thuận cụ thể, chi tiết nhằm phân định các vùng biển này một cách rõ ràng, nhanh
chóng9.
Có thể nói, một trong những thành quả quan trọng của Công ước Luật biển 1982 là đã
thiết lập một cách cụ thể và rõ ràng khái niệm, quy chế cũng như phạm vi các vùng
biển. Giờ đây các quốc gia không chỉ có lãnh hải rộng 12 hải lý mà còn có những vùng
biển khác như vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý và thềm lục địa rộng tối đa tới
350 hải lý tính từ đường cơ sở. Những quy định này của Công ước Luật biển 1982 đã
mở rộng một cách đáng kể chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các
8


Nguyễn Hồng Thao: Những điều cần biết về Luật biển, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 1997, tr. 230 – 233.

9

Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân 1998/2006.

Trang 11


quốc gia ven biển nhưng đồng thời cũng làm xuất hiện thêm các vùng biển và thềm lục
địa chồng lấn giữa các nước có bờ biển nằm tiếp liền hoặc đối diện nhau.
Cũng như các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ khác, tranh chấp về việc xác định phạm
vi vùng biển giữa các quốc gia là loại tranh chấp phức tạp và chứa đựng nguy cơ bùng
nổ gây xung đột. Trong đó, chiều rộng lãnh hải là một trong những vấn đề gây tranh
cãi nhất trong luật biển quốc tế, vì chiều rộng lãnh hải có liên quan mật thiết đến
quyền lợi chính trị, kinh tế, hàng hải, an ninh quốc phòng của quốc gia ven biển, đến
quyền lợi của các nước khác.
Điều 3, Công ước 1982 quy định “ mỗi quốc gia có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải
của mình”. Chiều dài này không được vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở vạch ra
theo đúng Công ước. Lãnh hải là một vùng biển có chiều rộng xác định nằm phía
ngoài đường cơ sở của quốc gia ven biển, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của
quốc gia ven biển. Chủ quyền của quốc gia bao trùm lên cả vùng trời phía trên cũng
như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ở phía dưới lãnh hải, đường ranh giới phía
ngoài của lãnh hải cũng chính là đường biên giới của quốc gia ven biển. Vì vậy, để
tính được chiều rộng của lãnh hải, các quốc gia có biển phải xác định được đường cơ
sở của mình. Đường cơ sở trong thực tế là nơi cung cấp một điểm khởi đầu cho việc
thiết lập các tuyên bố của quốc gia ven biển về thẩm quyền hàng hải trong khi thường
được gọi là “đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải”, đường cơ sở trên biển
được tuyên bố không chỉ đối với lãnh hải, mà còn đối với vùng tiếp giáp lãnh hải,
thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế. Do đó việc thành lập các vị trí của đường cơ sở

của một quốc gia ven biển là cần thiết là tiền đề để xác định các giới hạn trên các khu
vực hàng hải, vì nó là điều cần thiết để xác định những điểm mà từ đó các quy định bề
rộng của khu vực đó được xác lập10. ...............................................................................
Về mặt ý nghĩa, việc xác định đường cơ sở luôn là một vấn đề nhạy cảm do tính chất
quyết định của đường cơ sở ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi chủ quyền, quyền chủ
quyền của quốc gia ven biển và ảnh hưởng tới các quốc gia khác. Một văn bản pháp
luật quốc gia liên quan đến việc xác định đường cơ sở không hợp lí có thể gây ra
những phản ứng từ phía các quốc gia khác.
Do vai trò quan trọng của đường cơ sở thẳng ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến các lợi ích
của các quốc gia và dễ tạo ra những xung đột trong quá trình phân định biên giới biển.
Vì thế việc xem xét, đặt quyền lợi quốc gia trong bối cảnh khu vực và xu thế toàn cầu

10

cập nhật ngày 17 tháng
5 năm 2012.

Trang 12


hóa cũng hết sức cần thiết nhằm đạt được sự hòa bình, ổn định cùng phát triển giữa các
quốc gia.

1.2. Tiêu chuẩn kĩ thuật để vạch đƣờng cơ sở thẳng theo UNCLOS
Mục đích của việc hình thành chế độ pháp lý về đường cơ sở thẳng là nhằm hạn chế
khó khăn trong việc xác định ngấn nước triều thấp nhất trong một số hoàn cảnh nhất
định. Vì vậy, việc các quốc gia tuân theo một tiêu chuẩn kĩ thuật chung cụ thể theo
tinh thần của UNCLOS để vạch đường cơ sở thẳng là điều hết sức quan trọng và cần
thiết, một mặt tạo nên sự nhất trí trong cách vạch cho các quốc gia để tránh được sự
lúng túng về cách hiểu cũng như cách áp dụng, mặt khác hạn chế việc các quốc gia

lạm dụng việc vạch đường cơ sở thẳng để mở rộng chủ quyền trên biển, góp phần quan
trọng trong việc giải quyết được những xung đột, tranh chấp về việc xác định phạm vi
chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển giữa các quốc gia với nhau.

1.2.1. Điều kiện áp dụng
1.2.1.1. Ở nơi bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 không đưa ra một định nghĩa nào
về thuật ngữ “bị khoét sâu và lồi lõm”, trừ khái niệm “bị khoét sâu” tương tự trong
định nghĩa vịnh do bờ biển của một quốc gia bao bọc tại Điều 1011.
Cụm từ “bị khoét sâu và lồi lõm” thường được hiểu là khoét sâu vào trong đất liền
nhưng chưa đủ mức để được xem xét như một vịnh pháp lý theo quy định của Điều 10
trong UNCLOS. Vấn đề là ở chỗ khi bờ biển chỉ có một vùng lõm như vậy thì có được
áp dụng để vạch đường cơ sở thẳng hay không. Reisman và Wasterm (1992; tr.81)12
tranh luận rằng “phải có nhiều hơn một vùng lõm dọc bờ biển…” thì mới có thể áp
dụng phương pháp đường cơ sở thẳng. Mục đích của việc hình thành phương pháp
đường cơ sở thẳng là để giảm bớt những khó khăn trong việc xác định ngấn nước triều
thấp nhất tại những khu vực thiếu ổn định. Do vậy, việc xuất hiện của duy nhất một
vùng lõm không thể xem là cản trở cho bất kỳ một quốc gia nào khi vạch đường cơ sở
11

Điều 10, khoản 2 của UNCLOS quy định:

Trong Công ước, “Vịnh” (baie) cần được hiểu là một vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền mà chiều sâu của vùng lõm
đó so sánh với chiều rộng ở ngoài cửa của nó đến mức là nước của vùng lõm đó được bờ biển bao quanh và vùng
đó lõm sâu hơn là một sự uốn cong của bờ biển. Tuy nhiên, một vùng lõm chỉ được coi là một vịnh nếu như diện
tích của nó ít nhất cũng bằng diện tích một nữa hình tròn có đường kính là đường thẳng kẻ ngang qua cửa vào
của vùng lõm.
12

Reisman, W. M, và Westerman, G. S. (1992), Đường cơ sở thẳng trong phân định biên giới quốc tế, London:

Macmillan.

Trang 13


thông thường. Cụ thể hơn, Roach và Smith (1996; tr.62)13 còn đòi hỏi rằng “…phải có
ít nhất từ ba vùng lõm trở lên” dọc theo đường bờ biển mới có thể được áp dụng
phương pháp vạch đường cơ sở thẳng. Từ đây có thể nhận xét rằng quốc gia ven biển
chỉ nên áp dụng phương pháp vạch đường cơ sở thẳng khi có một số những vùng lõm
dọc theo bờ biển.
Một câu hỏi khác là vị trí và độ sâu của các vùng lõm đó có cần phải tính đến hay
không? Theo Roach và Smith (1996; tr.62)14 thì:
-

Các vùng lõm phải tương đối gần nhau, và

-

Độ sâu của chúng phải lớn hơn nữa độ dài của đoạn cơ sở đóng cửa vùng lõm
đó.

Dường như những điều kiện này là nghiêm ngặt song rất rõ ràng và tạo ra khả năng
loại bỏ việc lạm dụng sự thiếu cụ thể của Công ước vì lợi ích riêng của quốc gia ven
biển15.
Theo Khuyến cáo của văn phòng luật pháp của Liên Hợp Quốc dựa trên thực tiễn quốc
gia và các phán quyết của Tòa án Quốc tế, và gợi ý của Mỹ (Limits in the SEA N 0 36)
định nghĩa hình dạng “bờ biển khúc khuỷu, bị khoét sâu và lồi lõm” này phải thõa mãn
các đặc tính sau:
-


Những nơi mà bờ biển khúc khuỷu, bị khoét sâu và lồi lõm phải có ít nhất từ
ba vùng lõm sâu rõ rệt;

-

Các vùng lõm sâu này phải nằm cạnh nhau, không cách nhau quá xa;

-

Chiều sâu của từng vũng lõm đó tính từ đường cơ sở thẳng được đề nghị
đóng cửa đổ ra biển của vùng lõm đó phải lớn hơn một nữa chiều dài của
đoạn đường cơ sở đó.

Một số ví dụ áp dụng phương pháp vạch đường cơ sở thẳng của các quốc gia ven biển
để thấy rõ sự khác nhau trong giải thích và áp dụng Công ước. Thứ nhất, về Tuyên bố
14-10-1988 của Chính phủ Costa Rica, tại đó đường cơ sở bao gồm các đoạn ngang
qua những vùng hoàn toàn không phải là những vùng lõm như ý định của Công ước.
Mỹ đã phản đối với lý do bờ biển Thái Bình Dương của Costa Rica có hai vùng lõm
13

Roach, J. A và Smith, R. W. (1996), Phản ứng của Mỹ trước những yêu sách biển quá đáng, xuất bản lần thứ

hai, The Hague: Martinus Nijhoff.
14

Roach, J. A và Smith, R. W. (1996), Phản ứng của Mỹ trước những yêu sách biển quá đáng, xuất bản lần thứ
hai, The Hague: Martinus Nijhoff
15

cập nhật ngày 17 tháng 5 năm

2012.

Trang 14


nhưng không thõa mãn các tiêu chuẩn của luật quốc tế về bờ biển bị khoét sâu hay lồi
lõm, cũng như không hề có sự xuất hiện của chuỗi đảo 16. Thứ hai, đường cơ sở thẳng
của Oman (1982) lại có nhiều đoạn quá dài vì nhiều điểm thích hợp đã bị bỏ qua và
Mỹ cũng đã phản đối với những chỉ trích hết sức cụ thể cho từng đoạn, chẳng hạn các
điểm từ 1-5, 14-16, 38-43…17

1.2.1.2. Chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển
Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 không đưa ra lời giải thích nào về
cụm từ “Chuỗi đảo nằm sát ngay” và “chạy dọc theo bờ biển”.
Điều 7 quy định: “..nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển…, thì
phương pháp đường cơ sở thẳng…”. Nhóm các chuyên gia của Liên hợp quốc cho
rằng “rõ ràng là phải có nhiều hơn một đảo trong chuỗi đảo nhưng thật khó khi làm rõ
số lượng cụ thể tối thiểu các đảo”. Đề cập tới khoảng cách giữa các đảo trong một
chuỗi đảo, một số nhà bình luận cho rằng khoảng cách ấy nên nhỏ hơn 24 hải lý để
phù hợp với khái niệm một chuỗi đảo.
Về cụm từ “dọc bờ biển” đã có rất nhiều nghiên cứu. Reisman và Wasterm (1992;
tr.83)18 giải thích rằng các đảo phải nằm gần song song chứ không phải là vuông góc
với bờ biển. Mỹ thì cho rằng góc giữa chuỗi đảo và bờ biển không vượt quá 45 độ. Từ
đường cơ sở của Na Uy, Hodgson và Alexander (1072; tr.37)19 nhận xét rằng đường cơ
sở không đi chệch hướng chung của bờ biển theo một góc vượt quá 150.
Cụm từ “nằm sát ngay” đề cập tới khoảng cách giữa chuỗi đảo và đường bờ biển. Mỹ
(1987; tr.22)20 gợi ý rằng, khoảng cách tối đa không vượt quá 48 hải lý. Nhóm chuyên
gia về Luật biển của Liên hợp quốc (1989) thì cho rằng “một chuỗi đảo nằm cách bờ
biển ba hải lý có thể được coi là nằm sát ngay, một chuỗi đảo cách bờ 100 hải lý thì
không…”, tuy nhiên họ nhất trí rằng tối đa cũng chỉ là 24 hải lý. Theo Reisman và


16

Xem Roach và Smith (1996), Phản ứng của Mỹ trước các yêu sách biển quá đáng, Martinus Nijhoff, the

Hague/Boston/ London, tr.82.
17

Xem Roach và Smith (1996), Phản ứng của Mỹ trước các yêu sách biển quá đáng, Martinus Nijhoff, the

Hague/Boston/ London, tr.84.
18

Reisman, W. M, và Westerman, G. S. (1992), Đường cơ sở thẳng trong phân định biên giới quốc tế, London:

Macmillan.
19

Hodgson, R.D and Alexander, L.M. (1972) Towards an Objective Analysis of Special Circumstances, Law of
the Sea Institute Occasional Paper 13, Kingstom, R.I.: University of Rhode Island.
20

Mỹ (1987), Các chỉ dẫn đánh giá đường cơ sở thẳng, Các ranh giới trên biển, số 106, Washington D.C: Tổ
chức đại dương, khoa học và môi trường quốc tế (31/8).

Trang 15


Wasterm (1992; tr.89)21 thì khoảng cách ấy “không vượt quá 12 hải lý tính từ bờ biển”.
Như vậy, có thể thấy rằng sự giải thích Công ước của các quốc gia rất khác nhau,

nhưng nhiều nhất cũng không thể vượt quá 48 hải lý.
Theo Văn phòng luật pháp của Liên hợp quốc : “Chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc
theo bờ biển” là để chỉ số lượng các đảo chứ không phải các cấu tạo tự nhiên khác
không thõa mãn yêu cầu của Điều 121 của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982 định nghĩa về đảo. Văn phòng Luật pháp của Liên hợp quốc và Mỹ trên cơ
sở nghiên cứu của Giáo sư người Úc JRV. Prescott đề nghị hiểu chuỗi đảo được cấu
thành ít nhất từ ba đảo và thõa mãn các điều kiện sau:
-

Điểm gần bờ nhất của mỗi đảo trong chuỗi cách đường bờ biển không quá
24 hải lý. Con số này được tạo bởi chiều rộng lãnh hải 12 hải lý của bờ biển
và chiều rộng lãnh hải 12 hải lý của đảo. Tuy nhiên, khoảng cách bờ nhiều
nhất có thể là 48 hải lý, tức hai lần khoảng cách 24 hải lý do sự biện minh
có các quyền lợi kinh tế trong khu vực;

-

Mỗi đảo trong chuỗi cách đảo khác trong chuỗi mà đường cơ sở thẳng sẽ
được vẽ qua một khoảng cách không quá 24 hải lý. Tương tự như trên, con
số này là chiều rộng lãnh hải lớn nhất của hai đảo cộng lại;

-

Chuỗi đảo phải chắn ít nhất 50% đường bờ biển liên quan.

1.2.1.3. Ở những nơi bờ biển cực kì không ổn định
Cụm từ này đề cập tới thực trạng mà ở đó đường bờ biển thay đổi theo thời gian và
ảnh hưởng tới việc xác định ngấn nước triều thấp nhất để vạch đường cơ sở thông
thường. Do đó, Điều 7 quy định: “...các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo
ngấn nước triều thấp nhất nhô ra xa nhất..., các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có

hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi chúng theo Công ước”. Từ sự tham
khảo tỉ lệ thay đổi trên toàn thế giới, MacDonald và Prescott (1989) 22 nhận định
“...người ta chấp nhận rằng chỉ những tỉ lệ thay đổi đường bờ biển lớn hơn 10m một
năm mới được coi là một bờ biển cực kì không ổn định, như vậy thời gian tối đa để có
sự thay đổi 200m phải là 20 năm”. Dựa trên quan điểm về sự thiếu ổn định của đường
bờ biển, năm 1974 Bangladesh đã vạch đường cơ sở với tám điểm nằm hoàn toàn
trong vùng nước biển. Các chuyên gia cho rằng, đây là một sự vi phạm rõ ràng cả hai

21

Reisman, W. M, và Westerman, G. S. (1992), Đường cơ sở thẳng trong phân định biên giới quốc tế, London:
Macmillan
22

Prescott, J.R.V. (1985), Biên giới chính trị biển thế giới, London: Methuen

Trang 16


Công ước 1958 và 1982 về Luật biển. Tuy nhiên, việc giải thích Công ước liên quan
tới điều khoản này vẫn tiếp tục gây tranh cãi23.

1.2.2. Cách áp dụng để vạch đường cơ sở thẳng
1.2.2.1. Chọn điểm để xác định đường cơ sở thẳng
Điểm cơ sở là một điểm bất kì trên đoạn đường cơ sở. Trong phương pháp xác định
đường cơ sở thẳng, ở nơi mà một đường cơ sở thẳng gặp một đường nào đó tại một
điểm, một đường có thể thay đổi hình thể khác đi tại một điểm. Như là một điểm giới
hạn “bước ngoặt định vị” hay đơn giản hơn gọi là “điểm cơ sở - basepoint”24.
Theo Công ước thì các điểm chọn làm điểm cơ sở phải là một thực tế vật chất rõ ràng.
Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm không được chọn làm các điểm cơ sở trừ trường hợp ở đó

có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự khác thường xuyên nhô lên khỏi mặt
nước25.
Bãi cạn lúc chìm lúc nổi là những vùng đất nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi
thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước26. Khi toàn bộ
hay một phần bãi cạn đó ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá
chiều rộng của lãnh hải, thì ngấn nước triều thấp nhất ở trên các bãi cạn này có thể
được dùng làm đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải27.
Ngấn nước thủy triều thấp nhất là đường cắt của bề mặt nước triều khi xuống thấp
nhất với bờ biển, đường này chạy dọc theo bờ biển hoặc phần dốc của bờ, tại đó biển
lùi xuống mức triều thấp nhất28.
Đảo theo cách hiểu thông thường là một vùng đất có nước bao quanh. Theo cách hiểu
này, ta có đảo nằm trong các sông hồ và đảo nằm trong biển (hải đảo). Đối với người
đi biển thì đảo được hiểu là các hải đảo nói chung, bao gồm các đảo, đá29.

23

cập nhật ngày 17 tháng 5 năm
2012.
24

Office for Ocean Affairs and the Law of the sea, Baseslines: An Examination of the Relevant Provisions of the
United Nations Convention on the Law of the sea, United Nations. New York,1989, page 51.
25

Theo Điều 7, UNCLOS.

26

Thuỷ triều. Đó là hiện tượng dao động mực nước sông biển phát sinh bởi sự biến thiên tuần hoàn của lực hấp


dẫn mặt trăng và mặt trời lên mỗi vị trí trên bề mặt quả đất (do quả đất quay quanh trục của nó và tất cả chúng
đều chuyển động liên tục trong vũ trụ theo các quỹ đạo khác nhau).
27

Khoản 1 Điều 13 của UNCLOS.

28

Office for Ocean Affairs and the Law of the sea, Baseslines: An Examination of the Relevant Provisions of the
United Nations Convention on the Law of the sea, United Nations. New York,1989, page 58.

Trang 17


Theo nghĩa pháp lý thì một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy
triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước30.
Định nghĩa trên đã đưa ra các điều kiện pháp lý để một vùng đất có nước bao quanh
được công nhận là đảo trước pháp luật:
-

Một đảo phải được hình thành một cách tự nhiên: “Vùng đất tự nhiên” này
phải có sự gắn bó hữu cơ với đáy biển;

-

Có cùng độ nổi thường xuyên như đất liền, khi thủy triều lên vẫn ở trên mặt
nước, ở trên mực triều cường và

-


Đảo cần phải có nước bao bọc xung quanh. Tuy nhiên, khi một đảo được nối
với đất liền bởi cây cầu hoặc đường hầm thì đương nhiên vẫn có giá trị như
một đảo. Trong các quy định của luật pháp quốc tế cũng như thực tiễn đời
sống quốc tế đã chứng minh thành phần vật chất cấu tạo nên đảo có thể từ
bùn, san hô, cát, đất…mà không ảnh hưởng đến chế độ pháp lý của các đảo.

Đá cũng là một dạng của đảo, thường được gọi là đảo đá hoặc bãi đá. Đây là những
đảo được hình thành một cách tự nhiên từ đá. Các đảo này thường được cấu thành từ
một khối liền nhất hoặc từ nhiều chỏm đá, diện tích nhỏ (thường nhỏ hơn 0,001 hải lý
vuông). Các đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh
tế riêng thì chỉ được có vùng lãnh hải tối đa 12 hải lý, không được phép có vùng thềm
lục địa và vùng đặc quyền kinh tế31. Trong thực tiễn quốc tế, có những trường hợp, bãi
đá chỉ được 3, 6 hay 9 hải lý lãnh hải và vùng tiếp giáp, tùy vào sự thõa thuận của các
quốc gia liên quan hoặc phán quyết của Tòa án Quốc tế, Tòa trọng tài hoặc các cơ
quan tài phán quốc tế khác mà bên liên quan chấp nhận đề nghị hoặc trưng cầu32.

1.2.2.2. Cách áp dụng để vạch đường cơ sở thẳng và điều kiện để
đường cơ sở thẳng của một quốc gia được Quốc tế công nhận
Văn phòng luật pháp của Liên hợp quốc khuyến cáo các tiêu chuẩn kĩ thuật để vạch
đường cơ sở thẳng như sau:
-

Chiều dài của đoạn cơ sở thẳng không nên quá 60 hải lí;

-

góc lệch lớn nhất giữa đoạn cơ sở thẳng với bờ biển không quá 200;

-


chuỗi đảo phải chắn ít nhất 50% đường bờ biển liên quan.

29

cập nhật ngày 17
tháng 5 năm 2012.
30

Trích Điều 121, UNCLOS.
Trích khoản 3, Điều 121, UNCLOS.
32
cập nhật ngày 17
tháng 5 năm 2012.
31

Trang 18


Điều kiện để đường cơ sở thẳng của một quốc gia được Quốc tế công nhận thì theo
khuyến cáo của Văn phòng luật pháp của Liên hợp quốc phải thõa những tiêu chí sau:
-

Tuyến đường cơ sở thẳng không được đi chệch quá xa xu hướng chung của
bờ biển;

-

Các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến
mức đặt dưới chế độ nội thủy.


Đây là hình ảnh minh họa cho một khu vực địa lý mà tại đó phương pháp đường cơ sở
thông thường được áp dụng. Như ta thấy, nếu áp dụng phương pháp đường cơ sở
thông thường thì sẽ có những phần nhỏ vùng biển bị chia cắt nằm bên trong đường cơ
sở thông thường nhưng lại không thuộc phần nội thủy. Những truy vấn đặt ra là phần
lãnh thổ đó thuộc phần nào trong phạm vi chủ quyền của một quốc gia và cách xác
định nó như thế nào…rõ ràng phương pháp đường cơ sở thông thường áp dụng trong
trường hợp này đã không thỏa đáng trong việc giải quyết vấn đề trên.

Trang 19


×