Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP một số vấn đề về QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.84 KB, 67 trang )

Luận văn tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----—&–----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA 2005 - 2009
Đề tài:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Phạm Văn Beo

Trần Ngọc Năm

Bộ môn: Luật Tư pháp

MSSV: 5054834
Lớp: Luật Tư pháp 1

Cần Thơ, tháng 11 năm 2008
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

i



SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
......................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Trung................................................................................................................................
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
......................................................................................................................

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

ii

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................1

PHẦN NỘI DUNG ...........................................................................................3
CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận chung về quyết định hình phạt trong
Luật hình sự Việt Nam hiện hành. ......................................................................3
1.1. Khái niệm về quyết định hình phạt trong
Luật Hình sự Việt Nam hiện hành.....................................................................3
1.2. Lịch sử phát triển của quyết định hình phạt ...................................................4
1.3. Một số nguyên tắc quyết định hình phạt theo
Luật Hình sự Việt Nam hiện hành.....................................................................6
1.3.1. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. ........................................................7
1.3.2. Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa.........................................................8
1.3.3. Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt. ..................................................................8

CHƯƠNG 2: Quyết định hình phạt trong Luật hình sự
Việt Nam hiện hành. .............................................................................................10
2.1. Căn cứ quyết định hình phạt. ..........................................................................10
2.1.1. Cắn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự...................................................10

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2.1.2. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.......................................12
2.1.3. Nhân thân người phạm tội. ...........................................................................15
2.1.4. Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng. ...........................................................16
2.2. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội,
phạm tội chưa đạt và đồng phạm...................................................................22
2.2.1. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự ...................22
2.2.2. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội .....................22
2.2.3. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt .....................24
2.2.4. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm. ................................25
2.3. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội và
trong trường hợp có nhiều bản án. ................................................................27

2.3.1. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội...........................27
2.3.2. Quyết định hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án. ........................30
2.4. Tổng hợp hình phạt khác loại và đối với người
chưa thành niên phạm tội. ..............................................................................31
2.4.1. Tổng hợp hình phạt khác loại.......................................................................31
2.4.2. Tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. .................32

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

iii

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp
2.5. Miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt trong luật Hình sự
Việt Nam hiện hành. .........................................................................................32
2.5.1. Miễn trách nhiệm hình sự.............................................................................32
2.5.2. Miễn hình phạt...............................................................................................34
2.5.3. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt .........................34

CHƯƠNG 3: Thực tiễn áp dụng, những vướng mắc, nguyên nhân
và giải pháp hoàn thiện chế định quyết định hình phạt trong Luật
hình sự Việt .....................................................................................................37
3.1. Thực trạng áp dụng quyết định hình phạt .....................................................37
3.2. Những vương mắc, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện chế định
quyết định hình phạt ........................................................................................37

KẾT LUẬN .....................................................................................................61


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

iv

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội loài người từ khi xuất hiện Nhà nước cùng với sự ra đời của pháp
luật, Nhà nước đã dùng pháp luật để điều hành xã hội, duy trì trật tự và ổn định xã
hội. Có thể nói pháp luật là những quy tắc do con người đặt ra trong quá trình phát
triển của con người được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng
chế, mọi người phải thực hiện. Người nào vi phạm sẽ bị cưỡng chế bởi Nhà nước.
Trong những ngành luật khác nhau sẽ có các biện pháp cưỡng chế khác nhau do
Nhà nước quy định phù hợp với đối tượng và phương pháp điều chỉnh của ngành
luật đó.
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đã kế thừa và phát triển Bộ luật hình sự
năm 1985 – thành tựu vượt bậc của lịch sử lập pháp hình sự nước ta, đã khắc phục
những khiếm khuyết, đi đến hoàn thiện chế định về quyết định hình phạt. Tuy nhiên
vẫn còn không ít những thiếu sót đã tạo ra những khó khăn bất cập trong quá trình
áp dụng luật vào thực tế đối với một số trường hợp nhất định. Vì vậy, để phát huy
tối đa tác dụng của chế định về quyết định hình phạt là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm. Không gì khác hơn ngoài việc hoàn
thiện chế định về quyết định hình phạt trong Bộ luật hình sự nước ta hiện nay. Công
nàyHọc

hết sức
khăn
và phức
không
đơn
giảntập
chỉ là
việc của
các
Trungviệc
tâm
liệukhóĐH
Cần
Thơtạp,
@nóTài
liệu
học
vàcông
nghiên
cứu
nhà lập pháp, mà nó cần sự đóng góp ý kiến rất lớn từ phía cử tri trong cả nước, để
họ có nhiều tình huống dự liệu thực tế và từ đó họ chọn ra những phương pháp tối
ưu nhất .Với tư cách là một sinh viên luật năm thứ tư sắp hoàn thành khóa học tại
trường Đại Học Cần Thơ có được một nền kiến thức về luật tương đối, người viết
xin có một số ý kiến đóng góp về chế định quyết định hình phạt mà người viết cho
là chưa hoàn thiện và cũng xin đưa ra một số phương án hoàn thiện mong có thể
đóng góp một chút gì đó trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam mà cụ
thể là trong lĩnh vực Luật hình sự.
2. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứ là chế định về quyết định hình phạt trong Luật hình sự

Việt Nam hiện hành.
Nghiên cứu vấn đề lý chung về quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt
Nam hiện hành, bên canh đó đi sâu vào phân tích một số Điều luật quy định còn
chưa rõ ràng, dẫn đến những vướng mắc, không thống nhất khi áp dụng trong thực
tiễn.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

1

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp từ sách bình luận khoa học, giáo trình, báo,
tạp chí, tài liệu có liên quan và vận dụng những kiến thức tích lũy trong thời
gian học tập để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
4. Cớ cấu của đề tài
- Lời nói đầu.
- Phần nội dung:
§ Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quyết định hình phạt trong
Luật hình sự Việt Nam hiện hành.
§ Chương 2: Quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam hiện
hành.
§ Chương 3: Thực tiễn áp dụng, những vướng mắc, nguyên nhân và giải
pháp hoàn thiện chế định quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt
Nam hiện hành.
- Kết luận chung.
- Tài liệu tham khảo.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

2

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH
PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm về quyết định hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam hiện
hành
Điều 26 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng
chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền, lợi
ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa
án quyết định”.
Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn hình phạt buộc người bị kết án
chấp hành. Chỉ có Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền quyết định hình phạt đối với
người phạm tội. Điều 182 Hiến pháp 1992 quy định Tòa án nhân dân là cơ quan xét
xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…, Điều 1 Luật tổ chức Tòa án
nhân dân quy định Tòa án xét xử những vụ án hình sự…Tòa án nhân danh Nhà
nước quyết định áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Tòa án lựa chọn loại
hình phạt nào, mức hình phạt bao nhiêu, phải tuân theo những quy định của Bộ luật
hình sự.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Quyết định hình phạt đúng pháp luật, công bằng là tiền đề cho việc đạt được
mục đích hay không, hiệu quả của hình phạt đạt được ở mức độ cao hay thấp phụ
thuộc rất nhiều vào việc quyết định hình phạt. Mục đích của hình phạt, chính là kết
quả cuối cùng, mà Nhà nước mong muốn đạt được khi áp dụng đối với người có
hành vi phạm tội. Điều 27 Bộ luât hình sự năm 1999 quy định: “Hình phạt không
chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho
xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ
nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn
trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”.
Quyết định hình phạt là hoạt động tư duy của Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân ngay sau khi đã xác định tội danh đối với hành vi phạm tội, nếu định tội là tiền
đề, là cở sở cho việc quyết định hình phạt, thì quyết định hình phạt là kết quả cuối
cùng của hoạt động xét xử. Quyết định hình phạt chính xác có ý nghĩa rất quan
trọng đối với hoạt động xét xử của Tòa án. Để quyết định hình phạt chính xác, đúng
pháp luật, ngoài việc định tội chính xác, Tòa án còn phải tuân theo những nguyên
tắc, những căn cứ về quyết định hình phạt đã được quy định trong Bộ luật hình sự.
Ngoài ra, Tòa án cần phải xem xét cân nhắc đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

3

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp
của từng địa phương, yêu cầu của việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm và
yếu tố khác có liên quan đến việc quyết định hình phạt.
1.2. Lịch sử phát triển của chế định quyết định hình phạt

Về bản chất, hình phạt xuất hiện cùng với sự ra đời của tội phạm. Khi xã hội
phát triển đến một mức độ nhất định, có sự phân chia giai cấp trên cơ sở tư hữu tư
liệu sản xuất và của cải vật chất, Nhà nước ra đời. Để điều hành xã hội, Nhà nước
đã tiến hành nhiều công việc trong đó có việc quy định những hành vi nào chống lài
trật tự xã hội, sự tồn tại của Nhà nước có mức độ “nguy hiểm đáng kể” là tội phạm
và xác định các biện pháp xử lý đối với hành vi đó. Các biện pháp xử lý đó gọi là
hình phạt và khi nó được sắp xếp theo một trình tự thì gọi là hệ thống hình phạt. Tác
dụng của hình phạt là làm giảm hành vi phạm tội trong xã hội. Tuy nhiên, việc áp
dụng hình phạt đối với tội phạm là một vấn đề mang tính lịch sử. Bởi vì, áp dụng
hình phạt là hoạt động của con người xuất phát từ sự nhận thức hoạt động khách
quan, mà thực tiễn là một phạm trù mang tính lịch sử. Chính vì thế, ở những thời kỳ
nhất định, ở những quốc gia khác nhau, việc quyết định hình phạt đối với một tội
phạm sẽ dựa trên những tiêu chí không hoàn toàn giống nhau phụ thuộc vào sự nhận
thức mục đích của hình phạt trong điều kiện cụ thể đó của nhà làm luật và thực thi
pháp luật.
Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(thế kỷ thứ VII - TrCN). Nhưng trong thời kỳ này không có một tài liệu cụ thể nào
ghi nhận về tình hình pháp luật (nói chung) và hình phạt (nói riêng).
Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc (179 - TrCN) đến giai đoạn xây dựng, củng cố
Nhà nước phong kiến Việt Nam (nửa đầu thế kỷ XIX), Hình luật Việt Nam ảnh
hưởng đậm nét Hình luật Trung Hoa. Vì vậy, nội dung những quy định về hình phạt
của Luật hình sự Việt Nam giai đoạn này cũng không thể thoát ra sự ảnh hưởng đó.
Điều này có thể được lý giải bởi hơn 10 thế kỷ bị đô hộ. Thời kỳ hưng thịnh nhất
của pháp luật phong kiến Việt Nam là pháp luật triều Lê (với Bộ luật Hồng Đức
1483). Bên cạnh việc chấp nhận nội dung của Bộ luật nhà Đường, nhà làm luật thời
Lê đã có ý thức phát triển những quy định đó cho phù hợp với thực tế của pháp luật
Việt Nam lúc bấy giờ (Bộ luật Hồng Đức 722 điều, Bộ luật nhà Đường chỉ có 500
điều). Giống cách thức quy định hình phạt của các Bộ luật cổ của Trung Hoa, Bộ
luật Hồng Đức ấn định một hoặc một số hình phạt cụ thể, các trường hợp tăng, giảm

hình phạt đối với mỗi tội phạm được quy định ngay trong điều luật quy định về tội
phạm đó. Người áp dụng pháp luật không được tự ý đánh giá và nhận thức theo sự
nhận thức của mình về tội phạm đó. Chẳng hạn, Điều 3 Chương Quân Chính quy
định: “Các tướng sĩ phòng giữ nơi biên ải, nếu phòng bị không cẩn thận, dò la
không đích thực để quân giặt đến bất ngờ đánh úp thì đều phải chém” hoặc Điều 8
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

4

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp
Chương Thông Gian quy định: “Gian dâm trong cung cấm, thì xử tội chém. Đương
có tang cha, mẹ hay tang chồng mà gian dam cũng xử tội chém”. Đây chính là điểm
khác của Hình luật cổ phương Đông và phương Tây. Hình luật cổ phương Tây quy
định cho mỗi tội phạm mức tối thiểu và tối đa cho hình phạt, Thẩm phán có quyền
tự xem xét, đánh giá từng tội phạm cụ thể về tăng, giảm hình phạt và áp dụng đối
với tội phạm đó trong khuôn khổ luật định…Đây là một thành tựu mà Hình luật cổ
phương Đông đã không đạt được. Bởi lẽ, cơ chế áp dụng hình phạt như thế sẽ tạo
cho chủ thể quyết định hình phạt chủ động đánh giá “tính nguy hiểm” của tội phạm
và có thể lựa chọn một mức hình phạt phù hợp nhất đối với một tội phạm thực tế,
tránh được sự khuôn mẫu trong quyết định hình phạt. Nghiên cứu một số điều thể
hiện nguyên tắc chung trong Bộ luật Hồng Đức, chẳng hạn, nguyên tắc chiếu cố
(điều 3), nguyên tắc lượng hình (Điều 35, 37, 47)…vv…, chúng ta có thể thấy rằng,
việc áp dụng hình phạt đối với một tội phạm trước hết phải dựa trên những quy định
chung của luật, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân người phạm tội và
các trường hợp tăng nặng giảm nhẹ. Điều này minh chứng cho sự hưng thịnh của
pháp luật thời Lê khi đã ra đời cách đây hơn 5 thế kỷ nhưng những quy định của nó
vẫn còn phù hợp với quan niệm của pháp luật hiện hành (chúng ta sẽ nghiên cứu sau

về điểm này của Luật hiện hành). Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt lịch sử nên
tư tưởng quyết định hình phạt này chủ yếu được thể hiện ở gốc độ lập pháp.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ngày Pháp thiết lập bộ máy chính quyền thực dân ở Việt Nam (1958) là ngày
đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nhà nước phong kiến Việt Nam. Pháp luật triều
Nguyễn mặc dù vẫn được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ pháp luật, mà chủ yếu
là người Việt, song nội dung đã không còn độc lập mà chịu sự chi phối của mục
đích chính trị của thực dân Pháp. Hệ thống hình phạt (xuy, trượng, đồ, lưu, tử) vẫn
được duy trì nhưng việc quyết định hình phạt không còn công minh và khách quan
nữa mà theo ý đồ cai trị của thực dân Pháp. Thực dân Pháp đã buộc triều đình Huế
lần lượt ban hành một số điều sửa đổi Bộ luật Gia Long thể hiện rõ quan điểm xử
phạt nặng đặc biệt đối với các tội “phiến loạn”, “chống lại chính phủ Pháp”.
Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng tám 1945 mở ra một kỷ nguyên mới
trong lịch sử dân tộc, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Nhiều văn bản pháp
luật (chủ yếu là các Sắc lệnh) được ban hành để điều chỉnh các quan hệ phát sinh
trong những ngày đầu của Nhà nước dân chủ. Tuy chưa thể hiện rõ nét các nguyên
tắc cũng như các căn cứ khi quyết định hình phạt nhưng trong các văn bản hình sự
đơn hành đã thể hiện một cách khái quát nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong xét
xử. Tức là, khi đánh giá về tội phạm và hình phạt, Tòa án phải xuất phát từ quan
điểm cơ bản là tội phạm đó có hại như thế nào đến nền độc lập, lợi ích của Nhà
nước dân chủ, đối với cách mạng và ai là người phạm tội (người thuộc giai cấp,
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

5

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp
tầng lớp nào). Điều đó cho thấy, việc quyết định hình phạt trong thời kỳ này trước

hết dựa trên căn cứ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân
người phạm tội. Sự cho phép áp dụng “nguyên tắc tương tự” trong xét xử hình sự đã
khiến cho căn cứ quy định của Luật hình sự bị mờ nhạt. Tuy nhiên, đây chỉ là hạn
chế mang tính lịch sử mà chúng ta phải chấp nhận.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, vấn đề hình phạt đã được thể hiện
một cách khái quát trong văn bản pháp luật hình sự. Tại Sắc lệnh số 03-SL/76 ngày
15/03/1976 quy định: “Khi xét xử, Tòa án dựa vào lương tri cách mạng và căn cứ
vào những điều khoản của Sắc luật này, vào tính chất và mức độ nguy hại của tội
phạm, vào lai lịch của kẻ phạm tội, vào những tình tiết tăng giảm trách nhiệm hình
sự của kẻ phạm tội và quyết định hình phạt một cách nghiêm minh” (Điều 10). Mặc
dù chưa thể hiện một cách chính xác các căn cứ quyết định hình phạt những quy
định này đã thể hiện một điểm mới mà Luật hình sự hiện hành không đề cập đó là
“lương tri cách mạng” mà khoa học hình sự ngày nay có cách gọi chính xác hơn là
“ý thức pháp luật và niềm tin nội tâm” (sẽ đề cặp sau). Mặt khác, nó đã khắc phục
được những thiếu sót trong quan điểm áp dụng hình phạt thời kỳ chính phủ Việt
Nam cộng hòa. Họ quan niệm, “khi thẩm lượng, Tòa án căn cứ vào sự xáo trộn trật
tự xã hội mà tội phạm đã gây ra, căn cứ vào tính cách nghiêm trọng của lỗi hình sự
và vào cá nhân can phạm”.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Xuất phát từ quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Bộ luật Hình sự
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định trách nhiệm hình sự và trao
cho Tòa án toàn quyền quyết định hình phạt đối với người phạm tội (Điều 2 Bộ luật
hình sự). Quyết định hình phạt ở đây được hiểu là việc Tòa án lựa chọn một hình
phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội. Quyết định
hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành tuân thủ một số nguyên tắc và căn
cứ nhất định.
1.3. Một số nguyên tắc quyết định hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam hiện
hành
Quyết định hình phạt là một giai đọan rất quan trọng trong hoạt đông xét xử
cũng như trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm. Bởi vì, suy cho cùng

chúng ta quy định tội phạm là để xác định rằng hành vi đó có tính nguy hiểm cho xã
hội cao và xác định biện pháp để xử lý hành vi đó bằng một hình phạt cụ thể. Tất cả
các hoạt động tố tụng (hình sự) cuối cùng cũng chỉ nhằm mục đích áp dụng hình
phạt tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó. Quyết định hình
phạt không đúng đắn thì không đảm bảo mục đích hình phạt. Nếu hình phạt quá nhẹ
sẽ làm giảm ý nghĩa phòng ngừa của hình phạt, bởi lẻ nó làm phát sinh ý định phạm
tội, thái độ vô trách nhiệm và coi thường pháp luật. Nhưng hình phạt quá nặng sẽ
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

6

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp
tạo tâm lý không công bằng, không hợp lý ở người bị kết án dẫn đến thái độ oán
hận, không tin tưởng pháp luật. Hình phạt có đạt mục đích hay không và đến mức
độ nào của một vài yếu tố (yếu tố lập pháp, yếu tố áp dụng pháp luật…), trong đó,
yếu tố áp dụng pháp luật có vai trò quan trạng, bởi vì chỉ trên cơ sở nhận thức đúng
đắn các cơ sở quyết định hình phạt trong từng trường hợp tội phạm cụ thể thì Tòa án
mới cho ra đời một hình phạt đúng đắn và có hiệu quả. Khi đó các yếu tố về mặt lập
pháp mới có ý nghĩa thực tiễn được. Để có hình phạt đúng pháp luật, công bằng và
hợp lý, khi quyết định hình phạt Tòa án phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định
– nguyên tắc quyết định hình phạt. Thực ra, nguyên tắc quyết định hình phạt là
nguyên tắc của Luật hình sự. Tuy nhiên, quyết định hình phạt là một hoạt động đặc
thù và có vai trò cực kỳ quan trọng. Cho nên, vẫn tồn tại các nguyên tắc quyết định
hình phạt được triển khai một cách triệt để và cụ thể hóa thể hiện tính đặc thù của
hoạt động quyết định hình phạt.
Tóm lại, khi quyết định hình phạt thì Tòa án phải tuân thủ một số nguyên tắc
sau:

1.3.1. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) chẳng những có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong quyết định hình phạt mà còn là nguyên tắc có ý nghĩa hàng
đầu của Luật hình sự nói riêng và pháp luật nói chung. Tư tưởng chủ đạo của
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nguyên tắc này đòi hỏi khi quyết định hình phạt đối với người bị kết án, Tòa án phải
tuân thủ triệt để các quy định của Luật hình sự. Chỉ có thể áp dụng hình phạt đối với
hành vi phạm tội đã được quy định trong Luật hình sự. Điều 2 Bộ luật hình sự quy
định: “chỉ người nào phạm một tội đã được Luật hình sự quy định mới phải chịu
trách nhiệm hình sự”. Việc Luật hình sự nước ta bỏ “nguyên tắc tương tự” là một
việc làm có ý nghĩa chính trị vô cùng to lớn. Nó củng cố và tăng cường pháp chế
XHCN, là cơ sở pháp lý vững chắc của việc quyết định hình phạt. Nguyên tắc này
trước hết phải định đúng tội danh đối với hành vi phạm tội của bị cáo. Sau đó, trên
cơ sở đánh giá nhiều tình tiết khách quan và chủ quan, căn cứ vào những quy định
có tính nguyên tắc của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, Tòa án
quyết định một hình phạt có tính xác định, có căn cứ và hợp lý. Tính xác định của
hình phạt thể hiện ở chỗ, hình phạt phải cụ thể về loại hình và thời gian. Tính có căn
cứ đòi hỏi Tòa án phải nghiên cứu kỹ, làm sáng tỏ tình tiết của vụ án để làm cơ sở
cho quyết định hình phạt. Tính hợp lý của hình phạt thể hiện trong số các hướng
giải quyết khác nhau, Tòa án lựa chọn được một hình phạt đúng pháp luật và công
bằng, đảm bảo tinh thần của các nguyêu tắc khác, nhất là nguyên tắc phân hóa trách
nhiệm hình sự. Xét về mặt tố tụng, nguyên tắc pháp chế yêu cầu Tòa án là cơ quan
duy nhất nhân danh Nhà nước có quyền quyết định hình phạt đối với bị cáo. Nên
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

7

SVTH: Trần Ngọc Năm



Luận văn tốt nghiệp
khi đó, Tòa án phải tuân thủ những quy định về thủ tục hết sức chặt chẽ và chỉ có
thể tuyên những hình phạt được luật định.
1.3.2. Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa
Nhân đạo là sự thương yêu, quý trọng và bảo vệ con người. Nguyên tắc nhân
đạo đòi hỏi Tòa án khi quyết định hình phạt phải luôn luôn có ý thức áp dụng một
hình phạt theo hướng có lợi cho bị cáo mà không trái với luật. Tòa án cần có thái độ
đúng đắn khi cân nhắc lợi ích của xã hội, Nhà nước và của người phạm tội trong
một tổng thể thống nhất biện chứng, hài hòa và hợp lý. Không thể nói đến nhân đạo
nếu khi quyết định hình phạt mà quá đề cao lợi ích của Nhà nước, xã hội, xem
thường lợi ích của cá nhân hoặc ngược lại.
Nguyên tắc nhân đạo thể hiện thái độ của Nhà nước tập trung ở mục đích của
hình phạt là nhằm cải tạo, giáo dục và phòng ngừa tội phạm chứ không nhằm mục
đích trừng trị. Mục đích này đòi hỏi Tòa án hết sức quan tâm, xem xét đến nhân
thân của bị cáo khi quyết định hình phạt.
Cần có thái độ nghiêm khắc với những tội phạm có tính nguy hiểm cho xã
hội cao không mâu thuẩn với nguyên tắc nhân đạo. Tuy nhiên, trong trường hợp
này, nguyên tắc nhân đạo yêu cầu phải chọn một biện pháp nghiêm khắc thích hợp,
tuân theo một nguyên lý cơ bản là người phạm tội cũng là con người và bất cứ
người nào lầm đường, lạc lối đều có thể được cải tạo, giáo dục trở thành người có
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ích cho xã hội. Việc duy trì hình phạt tử hình ở một số nước không phải xuất phát từ
lý luận cho rằng, người bị kết án đã không còn khả năng cải tạo được nữa mà xuất
phát từ mục đích phòng ngừa chung của hình phạt.
1.3.3. Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt
Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc phân hóa
trách nhiệm hình sự. Tư tưởng cơ bản của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ, Tòa án
dựa vào ý thức pháp luật của mình, dựa trên cơ sở những quy định của Luật hình sự,
những tình tiết khác nhau của vụ án để quyết định hình phạt đảm bảo sự tương xứng
với tính nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Hầu hết các quy định về hình phạt của Bộ luật hình sự thể hiện rất rõ tư
tưởng quy tắc này. Chẳng hạn, quy định điều kiện áp dụng các loại hình phạt, quyết
định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, phạm nhiều tội và có nhiều bản
án…vv… Việc quy định chế tài trong phần các tội phạm Bộ luật hình sự cũng thể
hiện tư tưởng này khi quy định chế tài tùy nghi lựa chọn, khung hình phạt rộng với
nhiều loại hình phạt khác nhau cho phép Tòa án trong từng trường hợp cụ thể có thể
lựa chon đúng đắn nhất đối với bị cáo.
Bên cạnh đó, một số quan điểm còn cho rằng, ngoài ba nguyên tắc chúng ta
đã nghiên cứu còn có một nguyên tắc mà Tòa phải tuân thủ khi quyết định hình phạt
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

8

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp
là nguyên tắc công bằng… Thật ra, nếu Tòa án thấm nhuần ý thức pháp luật, tư
tưởng nhân đạo và cá thể hóa hình phạt thì tất sẽ quyết định một hình phạt công
bằng. Bởi vậy, suy cho cùng công bằng cũng không nằm ngoài những đòi hỏi có
được một hình phạt phải đúng pháp luật, tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội, phản ánh đúng dư luận của xã hội và có sức thuyết phục cao.
Việc nghiên cứu các nguyên tắc quyết định hình phạt có một ý nghĩa vô cùng
to lớn trong lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Một hình phạt có
đúng pháp luật, hợp lý và công bằng hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự nhận
thức và áp dụng các nguyên tắc đó trong xét xử. Việc làm sáng tỏ các nguyên tắc
quyết định hình phạt góp phần vào việc nhận thức bản chất, nội dung, nguồn gốc, ý
nghĩa của chế định quyết định hình phạt, phân biệt chúng với các căn cứ quyết định
hình phạt và đưa ra những phương án tối ưu trong việc thực hiện chúng trong các
quy phạm của Luật hình sự. Mặt khác, nó còn là những tư tưởng chỉ đạo, là kim chỉ

nam cho hoạt động của Tòa án khi chọn và quyết định loại và mức hình phạt đối với
bị cáo trong từng vụ án cụ thể, là tiền đề và là điều kiện để đạt mục đích của hình
phạt.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

9

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp

Chương 2
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH
2.1. Căn cứ quyết định hình phạt
Căn cứ quyết định hình phạt là những yêu cầu cơ bản (là chỗ dựa) buộc Tòa
án phải tuân theo khi quyết định hình phạt đối với tội phạm.
Theo điều 45 của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Khi quyết định hình
phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình
tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, khi quyết định hình phạt Tòa án phải căn cứ vào:
- Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự.
- Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
-


tội.
Căn cứ vào nhân thân người phạm tội.
Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

2.1.1. Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự
a. Các quy định có tính nguyên tắc về tội phạm và hình phạt trong phần
Trungchung
tâm Bộ
Học
luậtliệu
hìnhĐH
sự Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tất cả các quy định của phần chung Bộ luật hình sự ở khía cạnh này hoặc ở
khía cạnh khác, ở mức đội này hoặc ở mức độ khác đều ảnh hưởng nhất định đến
việc quyết định hình phạt. Cho nên, khi quyết định hình phạt Tòa án cần căn cứ vào
tất cả các quy định của phần chung Bộ luật hình sự để xác định những vấn đề có
liên quan. Cụ thể để xác định:
- Hành vi của bị cáo là tội phạm, tức là có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm
cụ thể được Luật hình sự quy định.
- Hình vi mà bị cáo thực hiện không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm
hình sự, sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội.
- Về thời gian và không gian, hành vi phạm tội đã thực hiện nằm trong phạm
vi điều chỉnh của Bộ luật hình sự.
- Có lỗi, cố ý hoặc vô ý.
- Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa
đạt, mức độ thể hiện ý định phạm tội, những tình tiết khiến cho tội phạm không
thực hiện được đến cùng.
- Tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia của những người
trong đồng phạm.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

10

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp
- Điều kiện áp dụng các loại hình phạt.
- Quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội hoặc
tổng hợp nhiều bản án.
- Các quy định đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với quân nhân
phạm tội, án treo.
- Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự…v.v…
Căn cứ vào tất cả những quy định của phần chung Bộ luật hình sự không có
nghĩa trong mọi trường hợp Tòa án phải sao chép tất cả những quy định của phần
chung vào vụ án cụ thể. Mà Tòa án chỉ cần phản ánh vào bản án những quy định mà
dựa vào đó có thể đánh giá được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
nhân thân người phạm tội và các tình tiết khác nhằm chọn và áp dụng một hình phạt
đối với bị cáo.
Ví dụ: Nguyễn Văn T sinh năm 1976 làm công cho chi Lê Thị B. Do không
có nhà ở nên chi B cho T ở nhờ để trông nôm nhà cửa khi chi đi vắng. Ngày
26/01/2007 chị B đi vắng bỏ quên chìa khóa két sắt ở nhà, T đã mở két sắt và lấy
của chi B hết 17 triệu đồng rồi bỏ trốn. Trong trường hợp này chúng ta không cần
xem xét hết tất cả những quy định của phần chung mà chỉ cần căn cứ vào: hành vi
của bị cáo là có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể được Luật hình sự quy
định, về thời gian và không gian, hành vi phạm tội đã thực nằm trong phạm vi điều
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chỉnh của Bộ luật hình sự, yếu tố lỗi… Chúng ta không cần xem xét yếu tố đồng
phạm hoặc trường hợp phạm nhiều tội… ở đây.

b. Chế tài đối với một tội phạm cụ thể đuợc quy định trong điều luật ở
phần các tội phạm Bộ luật hình sự
Khi quy định chế tài đối với một tội phạm cụ thể, nhà làm luật đã căn cứ vào
tính nguy hiểm của hành vi phạm tội đó. Đối với mỗi loại tội phạm được quy định
(ở từng điều, khoản) tương ứng có phần chế tài đối với tội phạm đó. Cho nên, khi
quyết định hình phạt, Tòa án phải căn cứ vào chế tài quy định đối với tội phạm mà
bị cáo đã thực hiện để xác định loại hình phạt cần áp dụng trong trường hợp cụ thể
đó. Sau đó, trên cơ sở xem xét, cân nhắc tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiêm
hình sự, Tòa án tiến hành quyết định khung và mức hình phạt cụ thể.
Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, tức là phải căn cứ vào các quy
định của cả phần chung và phần các tội phạm của Bộ luật hình sự có liên quan đến
tội phạm mà người bị kết án đã phạm. Vì vậy, chỉ quyết định hình phạt khi đã có đủ
căn cứ xác định một người đã phạm vào một tội mà Bộ luật hình sự quy định, tức là
phải định tội trước rồi mới quyết định hình phạt sau. Khi đã xác định được tội danh
cho một hành vi phạm tội, thì phải xác định tội danh đó quy định ở điều khoản nào
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

11

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp
của Bộ luật hình sự, từ đó đối chiếu với các quy định của phần chung và phần các
tội phạm xem có những quy định nào có liên quan đến tội phạm do người bị kết án
thực hiện hay không.
Ví dụ: Khi đã xác định Nguyễn Văn H phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
có tổ chức, thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự,
Tòa án phải căn cứ vào Điều 20 Bộ luật hình sự quy định về phạm tội có tổ chức để

xác định vai trò của người bị kết án trong vụ án xem họ là người tổ chức, người
thực hành, người xúi giục hay người giúp sức. Đồng thời phải căn cứ vào Điều 53
Bộ luật hình sự quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm. Nếu
người bị kết án lại là người chưa đủ 18 tuổi, thì phải lại căn cứ vào các quy định đối
với người chưa thành niên phạm tội tại Chương X (từ Điều 68 đến Điều 77 Bộ luật
hình sự).
Như vậy, việc căn cứ vào các quy định ở phần chung và phần các tội phạm
của Bộ luật hình sự là căn cứ vào từng hành vi phạm tội cụ thể, của người phạm tội
cụ thể, không có tiêu chí chung cho tất cả các hành vi phạm tội đối với mọi người
phạm tội. Bộ luật hình sự chỉ quy định có tính nguyên tắc, dự kiến nếu có một hành
vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra và hành vi đó có thể giống (tương tự) với dự kiến
của Bộ luật hình sự thì được áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự để xử lý.
Đây là đặc điểm cơ bản của pháp Luật hình sự đối với các nước theo luật thành văn.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự khi quyết định hình phạt còn
được thể hiện ở chỗ, Tòa án chỉ được áp dụng một trong các hình phạt chính được
quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật hình sự, riêng hình phạt trục xuất chỉ áp dụng
đối với người nước ngoài, không áp dụng đối với công dân Việt Nam. Ngoài hình
phạt chính, Tòa án còn có thể áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung quy định
tại khoản 2 Điều 28 Bộ luật hình sự. Tòa án phải áp dụng đúng khung hình phạt và
không được phạt cao hơn mức cao nhất của khung hình phạt đã quy định.
Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự là một căn cứ quan trọng nhất,
thể hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa khi quyết định hình phạt, quyết định
hình phạt mà không căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sẽ làm cho bản chất hình
phạt thay đổi, mục đích của hình phạt không đạt được, dẫn đến sai lầm nghiêm
trọng trong việc áp dụng pháp luật, bản án mà Tòa án tuyên chẳng những không
đung pháp luật mà còn không được dư luận đồng tình gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng khác.
2.1.2. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất để thực hiện nguyên tắc cá thể hóa hình

phạt. Tuy nhiên luật chỉ quy định chung chung chứ không nêu rõ khái niệm tính
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, cũng như các dấu hiệu, cở sở để xem
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

12

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp
xét và đánh giá chúng. Điều này dẫn đến sự khó khăn và không thể tránh được sự
không thống nhất của các nhà áp dụng pháp luật khi đánh giá căn cứ này. Vì vậy,
việc làm sáng tỏ các dấu hiệu, cở sở để xác định nội dung tính nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng khi quyết định hình phạt. Tính nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bao gồm hai nội dung:
a. Tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là yếu tố định tính,
biểu hiện mặt chất của tội phạm. Nó là cơ sở để nhận biết tội phạm và hành vi vi
phạm pháp luật cũng như giữa các nhóm tội với nhau. Nó được quyết định bởi các
yếu tố:
- Ý nghĩa, tính chất và tầm quan trọng của khách thể bị xâm phạm.
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội (hành động hay không hành động)
- Hình thức phạm tội (một người, đồng phạm hay phạm tội có tổ chức)
- Hình thức lỗi.
- Động cơ mục đích phạm tội….vv…
b. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là yếu tố định lượng của
tội phạm, giúp phân biệt mức độ nguy hiểm cụ thể của các tội phạm trong cùng một
nhóm hoặc một tội nhưng trong những điều kiện khác nhau. Mức độ nguy hiểm
được xác định bởi:
- Hậu quả của tội phạm (xảy ra chưa, mức độ nào).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học

- Mức độ lỗi.

tập và nghiên cứu

- Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả phạm tội.
- Mức độ phạm tội (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn
thành)…vv…
Nói chung, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
đã được nhà làm luật xác định để làm căn cứ phân loại tội phạm, xác định khung
hình phạt cho từng tội phạm. Tuy nhiên, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội còn được thể hiện ngay trong một khung hình phạt. Ví
dụ: A và B cùng phạm tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế
gây hậu quả nghiêm trọng” thuộc quy định tại khoản 2 Điều 165 Bộ luật hình sự,
nhưng A phạm tội vì động cơ vụ lợi, còn B phạm tội không có tình tiết này, nên
tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội do A thực hiện nguy
hiểm hơn hành vi phạm tội do B thực hiện.
Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc
vào tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm, bởi vì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội, nếu hành vi đó tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm
cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm (khoản 4 Điều 8 Bộ luật
hình sự). Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

13

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp
tội, nhà làm luật chia tội phạm ra làm bốn loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm

nghiệm trong, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Ngay
trong một loại tội phạm, do tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội cũng khác nhau nên mức hình phạt cũng khác nhau. Ví dụ đều là tội
phạm nghiêm trọng, nhưng tội “vô ý làm chết người” quy định tại khoản 1 Điều 8
Bộ luật hình sự có khung hình phạt tù từ sáu tháng đến năm năm, còn tội “vô ý
làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính” quy
định tại khoản 1 Điều 99 Bộ luật hình sự lại có khung hình phạt tù từ một năm đến
sáu năm.
Nếu cùng khung hình phạt, nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội khác nhau thì mức hình phạt cũng khác nhau. Ví dụ: một
người mẹ vì hoàn cảnh khách quan mà vứt bỏ con mình dẫn đến đứa trẻ chết thì
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khác với người
mẹ giết con mới đẻ bằng cách bốp cổ đứa bé. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt chính là căn cứ vào
tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong cùng một
khung hình phạt. Vì thế, nếu xác định không đúng khung hình phạt tức là đã xác

Trung

định sai pháp luật, là đã không căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự. Tuy
nhiên, khi cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cần phải xem xét một cách toàn diện các yếu tố có liên quan đến tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Tính chất, mức đội nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc
vào tính chất quan trọng của khách thể bị xâm phạm, vào hành vi phạm tội và hậu
quả do hành vi phạm tội gây ra, vào lỗi, mục đích, động cơ của người phạm tội.
Tuy nhiên trong phạm vi cân nhắc tính chất, mức đội nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt, chủ yếu cân nhắc các yếu thuộc về
hành vi, hậu quả, lỗi, động cơ, mục đích, các yếu tố thuộc về khách thể đã được

xác định để phân loại tội phạm thành các chương khác nhau.
Khi cân nhắc tính chất, mức đội nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
trong một khung hình phạt là cân nhắc đến cách thức thực hiện tội phạm của
người phạm tội. Ví dụ: cùng là hành vi dùng vũ lục nhằm chiếm đoạt tài sản,
nhưng nếu hành vi dùng vũ lực có tính chất quyết liệt thì tính chất cao hơn trường
hợp hành vi dùng vũ lực không có tính chất quyết liệt. Tính chất, mức đội nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong một khung hình phạt còn phụ thuộc
vào thời gian, không gian nơi xảy ra tội phạm; phụ thuộc vào động cơ, mục đích
phạm tội của người phạm tội, nếu động cơ, mục đích không phải là yếu tố định tội
hoặc định khung hình phạt; phụ thuộc vào thiệt hại gây ra cho xã hội nếu mức

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

14

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp
thiệt hại khác nhau đều được quy định trong một khung hình phạt. Ví dụ: A gây
thương tích cho B có tỷ lệ thường tật là 31%, còn C gây thương tích cho D có tỷ
lệ thương tật là 50%. Tuy cùng phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 104 Bộ luật hình sự, nhưng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội của C nguy hiểm hơn A.
Tính chất, mức đội nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong một
khung hình phạt còn phụ thuộc vào tính chất và mức độ lỗi của hành vi phạm tội
do người phạm tội thực hiện. Cùng là lỗi cố ý, nhưng nếu là cố ý trược tiếp thì
nguy hiểm hơn cố ý gián tiêp; cùng là lỗi vô ý thì vô ý vì quá tự tin nguy hiểm
hơn vô ý vì cẩu thả; cùng là cố ý trực tiếp, nhưng sự quyết tâm phạm tội của người
phạm tội nguy hiểm hơn người không có ý thức quyết tâm phạm tội đến cùng.

2.1.3. Nhân thân người phạm tội
Nhân thân người phạm tội là toàn bộ các yếu tố về tự nhiên và xã hội có liên
quan đến người phạm tội bao gồm: tuổi đời, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp, trình
độ văn hóa, trình độ chuyên môn, quá trình công tác, thành tích, kỷ luật, lịch sử bản
thân, hoàn cảnh gia đình, tôn giáo, tiền án, tiền sự…vv…Đây là một phạm trù rất
phức tạp được nghiên cứu dưới nhiều gốc đội khác nhau (Triết học, Xã hội học,
Tâm lý học, Tội phạm học, Khoa học Luật hình sự…). Các yếu tố này ảnh hưởng
rất lớn đến việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt, ảnh hưởng đến việc cải
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tạo, giáo dục và phòng người đối với người phạm tội. Khi nghiên cứu, đánh giá các
yếu tố nhân thân người phạm tội, Tòa án quan tâm ở hai khía cạnh:
- Khí cạnh Luật hình sự (tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội nhiều lần,
có án tích hay chưa, động cơ, mục đích phạm tội…). Ở khía cạnh này, Tòa án sẽ
làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa trực tiếp đến việc quyết định hình phạt. Nghĩa
là làm sáng tỏ được các tình tiết liên quan đến các cơ sở để tăng hoặc giảm mức
hình phạt.
- Khía cạnh khoa học (cách cư xử trong cuộc sống, quan hệ đến những
người xung quanh, thái độ đối với công việc, học tập, lao động, uy tín trong tập thể,
lối sống, đạo đức, là thương binh…). Những đặc điểm, đặc tính này dù không ảnh
hưởng trực tiếp đến quyết định hình phạt nhưng qua nghiên cứu chúng ta sẽ làm
sáng tỏ được những nguyên nhân, điều kiện phạm tội, các điều kiện hình thành nhân
cách, lối sống, cách cư xử…và ảnh hưởng phần nào đến việc quyết định hình phạt
chính xác, tạo hiệu quả cải tạo, giáo dục của hình phạt.
Cần hết sức lưu ý khi nghiên cứu nhân thân người phạm tội để thấy được sự
khác nhau của chúng với khái niệm “chủ thể của tội phạm”. Chủ thể của tội phạm là
người có hành vi nguy hiểm cho xã hội và theo pháp luật phải chịu trách nhiệm hình
sự. Nó là yếu tố của cấu thành tội phạm và được xác định bởi các yếu tố năng lực
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

15


SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp
trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra còn có các dấu hiệu
(quân nhân, người có chức vụ, quyền hạn…) đặc trưng cho những chủ thể đặc biệt
đóng vai trò bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Phải có sự đúng đắn để đánh giá,
phân biệt giữa “chủ thể của tội phạm” và “nhân thân người phạm tội”, bởi lẻ hai
khái niệm này có vai trò khác nhau trong quyết định hình phạt. Chủ thể đóng vai trò
là một dấu hiệu của cấu thành tội phạm, cơ sở của trách nhiêm hình sự. Nhân thân
người phạm tội thực hiện chức năng là một trong những căn cứ của quyết định hình
phạt, cơ sở của việc cá thể hóa hình phạt.
Trong một số trường hợp, các yếu tố về nhân thân người phạm tội đã đựợc
nhà làm luật quy định là yếu tố loại trừ trách nhiệm hình sự, yếu tố miễm trách
nhiệm hình sự, yếu tố miễm hình phạt, yếu tố định tội, định khung hình phạt hoặc
quy định là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Người phạm
tội từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng (khoản 2 Điều 12), người
không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc
chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp
không tố giác các tội phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác đặc biệt nghiêm
trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật hình sự (khoản 2 Điều 22), không phạt tử
hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hoặc khi xét xử (Điều 35), chỉ có người mẹ giết con mới đẻ mới là chủ thể của tội
giết con mới đẻ…vv…
Tuy nhiên, các yếu tố nhân thân người phạm tội chưa được quy định là yếu
tố định tội, định khung hình phạt hoặc quy định là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự, thì khi quyết định hình phạt, Tòa án phải áp dụng cho tương

xứng với hành vi phạm tội của bị cáo. Xem xét, cân nhắc nhân thân người phạm tội
để làm căn cứ quyết định hình phạt là chủ yếu xem xét các yếu tố nhân thân không
phải là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, không phải là yếu tố định khung hay yếu
tố định tội. Vì vậy khi xem xét nhân thân người phạm tội với ý nghĩa là một căn cứ
để quyết định hình phạt, Tòa án phải xem xét cả mặt tốt, mặt xấu, đồng thời phải
đánh giá khả năng phát triển nhân cách của họ, khả năng cải tạo, cũng như các vấn
đề ảnh hưởng đến quá trình cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội. Trong bản
án phải phản ánh được nội dụng các yếu tố về nhân thân của người phạm tội ngoài
những trường hợp mà Bộ luật hình sự quy định mà Tòa án làm căn cứ quyết định
hình phạt.
2.1.4. Căn cứ vào các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Theo Bộ luật hình sự, khi quyết định hình phạt, Tòa án cần phải cân xem xét,
cân nhắc đồng thời cả hai loại tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

16

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp
Đây là một trong những yếu tố góp phần thực hiện nguyên tắc cá thể hóa hình phạt.
Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tình tiết thuộc yếu
tố khách quan hoặc chủ quan của hành vi phạm tội, không có ý nghĩa xác định tội
danh hoặc khung hình phạt mà chỉ có ý nghĩa là giảm nhẹ, tăng nặng mức hình phạt
trong phạm vi một khung hình phạt nhất định (lượng hình).
Cần nhấn mạnh rằng, chỉ những tình tiết có liên quan đến hành vi phạm tội
đang được xét xử, ảnh hưởng đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
mới được xem xét là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ví dụ:
một người đang bị truy tố về tội cố ý gây thương tích thì có nhiều người viết đơn tố

cáo rằng người này còn thiếu nợ chưa trả. Tình tiết “thiếu nợ” không phải là tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chỉ ảnh hưởng đến
mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Chính vì thế, các tình tiết này chỉ được
xem xét, cân nhắc sau khi đã xác định tội danh và khung hình phạt. Chúng không
đóng vai trò định tội hoặc định khung mà chỉ có vai trò làm giảm nhẹ hoặc tăng
nặng mức hình phạt trong phạm vi một khung hình phạt đối với một loại tội phạm
cụ thể. Những tình tiết này không được quy định trong các điều khoản về tội phạm
mà được quy định tại Điều 46, 48 Bộ luật hình sự và một số văn bản khác (Nghị
quyết 01-HĐTP ngày 19/4/1989, Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Khi quyết định hình phạt, Tòa án
chỉ xem xét, đánh giá những tình tiết đã được luật hình sự quy định. Ngoại lệ, Tòa
án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, những lý do giảm nhẹ phải
được giải trình trong bản án.
Trong thực tiễn, tội phạm diễn ra rất phức tạp, đa dạng và phong phú. Không
phải trường hợp phạm tội nào cũng chỉ đơn thuần có các tình tiết tăng nặng hoặc
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như luật định. Trong nhiều vụ phạm tội, các tình tiết
tăng nặng hoặc giảm nhẹ đan xen nhau, có tình tiết được quy định, có tình tiết
không được quy định trong luật. Để có được một hình phạt đúng đắn, Tòa án cần có
sự nhận thức khách quan và sự đánh giá toàn diện và đầy đủ trong một chỉnh thể các
tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, xác định giá trị pháp lý của
từng tình tiết đối lập nhau có ảnh hưởng đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội. Bở vì, các tình tiết này không có ý nghĩa như nhau trong những trường
hợp phạm tội nhất định. Việc xem xét, đánh giá các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự là nghĩa vụ của Tòa án. Sau khi đánh giá, các tình tiết tăng
nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Tòa án cần có sự ghi nhận cụ thể vào bản án
các tình tiết nào là tăng nặng và các tình tiết nào là giảm nhẹ, mức độ ảnh hưởng

GVHD: TS. Phạm Văn Beo


17

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp
của nó đối với hành vi phạm tội. Điều này góp phần tạo cơ sở vững chắc và đầy sức
thuyết phục, đem lại hiệu quả của hình phạt đã tuyên.
a. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 46 Bộ luật
hình sự).
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu
quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp
luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
j) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều
tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu,
học tập hoặc công tác.
So với Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 đã bỏ một số tình
giảm nhẹ sau đây:
- Phạm tội vì bị người khác chi phối về mặt vật chất, công tác hay các mặt
khác.
- Phạm tội do trình độ nghiệp vụ non kém.
Tuy nhiên, Bộ luật hình sự mới đã bổ sung 3 tình tiết giảm nhẹ mới so với
Bộ luật hình sự năm 1985. Đó là các tình tiết được quy định tại các điểm b, r và s
khoản 1 Điều 46.
Khoản 2 Điều 46 quy định: “Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi
các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án”. Thực tiễn
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

18

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp
xét xử cho thấy một số tình tiết sau đây được Tòa án xem là tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự:
- Bị cáo hoặc vợ, chồng, cha, mẹ, con của bị cáo là người có công với nước
hoặc có thành tích xuất sắc được nhà nước tặng một trong các vinh dự như: anh
hùng lao động, anh hùng lực lương vũ trang, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà
giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các
danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước.

- Bị cáo là người có nhiều thành tích trong sản xuất, chiến đấu, công tác đã
được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng lao động sáng tạo, bằng khen
của chính phủ hoặc sáng chế, phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công
nhận là chiến sĩ thi đua.
- Bị cáo là thương binh hoặc có người nhà thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ
hoặc con (con đẻ hoặc con nuôi) là liệt sĩ.
- Bị cáo là người bị tàn tật nặng do tai nạn trong lao động hoặc trong công
tác.
- Người bị hại cũng có lỗi.
- Thiệt hại do lỗi của người thứ ba.

Trung

- Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình
phạt chi bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khỏe của người bị hại, gây
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thiệt hại về tài sản.

- Phạm tội trong trường hợp phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống
bão, lụt, cấp cứu…vv…
Ngoài ra, nhằm phục vụ, hạn chế thiếu sót và tránh tùy tiện trong xét xử, Bộ
luật hình sự đã quy định: “Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định
là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong
khi quyết định hình phạt” (khoản 3 Điều 46). Đây là một điểm bổ sung của Bộ luật
hình sự năm 1999 nhằm khắc phục thiếu sót Bộ luật hình sự năm 1985, tránh việc
vận dụng tùy tiện các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Tòa án có thể quyết
định một hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật đã quy định hoặc chuyển sang
một hình sự phạt khác nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ này phải được ghi vào bản
án (Điều 47 Bộ luật hình sự). Ví dụ, A bị truy tố về tội “Gây rố trật tự công cộng”

(Điều 245 Bộ luật hình sự). Căn cứ vào bản cáo trạng, Tòa án dự định áp dụng
khoản 1 (trong đó có 3 khung) khung có hình phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Tuy
nhiên, sau khi cân nhắc thấy rằng, A phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại lớn, lại biết
ra tự thú, bản thân bị cáo là thương binh nên Tòa án quyết định chuyển sang một

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

19

SVTH: Trần Ngọc Năm


Luận văn tốt nghiệp
khung hình phạt khác (năm ở khung liền kề) và tuyên phạt A mức hình phạt một
năm cải tạo không giam giữ.
Quy định của Điều 47 Bộ luật hình sự hiện hành là sửa đổi, bổi sung từ
khoản 3 Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985. Theo đó, điều luật đã quy định rõ: “Khi
có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà
án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà
điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều
luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt
đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình
phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc
loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”.
Những điểm sửa đổi, bổ sung này là hết sức cần thiết nhằm tránh những quan
điểm giải thích không phù hợp với mong muốn của nhà làm luật, tránh tùy tiện khi
vận dụng các quy định này. Trước kia, khi nghiên cứu quy định này của Bộ luật
hình sự năm 1985, nhiều quan điểm cho rằng, “nhiều tình tiết giảm nhẹ” là có từ hai
tình tiết trở lên, nhưng chỉ cần một tình tiết được quy định là đủ và hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt cũng không cần phải trong khung hình phạt liền

kề nhẹ hơn của điều luật. Về vấn đề quyết định hình phạt nhẹ hơn mà điều luật đã
quy định cũng không cần điều kiện là khung hình phạt mà điều luật đã quy định là
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
khung hình phạt nhẹ nhất hay điều luật chỉ có một khung hình phạt. Từ những cách
hiểu sai lệch ấy đã khiến cho Tòa án trong quá trình xét xử vì vô tình hay hữu ý đã
vận dụng quy định này một cách tùy tiện, không thống nhất.
Lưu ý, quy định của Bộ luật hình sự về “quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của Bộ luật hình sự” (Điều 47) không áp dụng đối với hình phạt bổ sung, vì
đối với hình phạt bổ sung không thể có nhiều khung hình phạt, không có khung
hình phạt nhẹ nhất, không có hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
b. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 48 Bộ luật
hình sự ):
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng
không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần,
công tác hoặc các mặt khác;
i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

20

SVTH: Trần Ngọc Năm



Luận văn tốt nghiệp
k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc
những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả
năng gây nguy hại cho nhiều người;
n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;
o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
So với Bộ luật hình sự năm1985, Điều 48 của Bộ luật hình sự năm 1999 đã
bổ sung một số tình tiết tăng nặng được quy định tại các điểm b, c, d, h, i khoản 1.
Đồng thời Bộ luật hình sự mới bỏ qua tình tiết tăng nặng “phạm tội trong thời gian
đang chấp hành hình phạt” (điểm d, khoản 1, Điều 39 Bộ luật hình sự năm1985).
Ở đây, chúng ta cần làm rõ tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần, tái phạm,
tái phạm nguy hiểm” (điểm g, khoản 1, Điều 48). Điều 49 đã giải thích rõ thế nào là
tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý trong thời gian giao
thời đối với người phạm tội đã chấp hành xong một tội phạm theo quy định của Bộ
luật hình sự năm 1985, nay lại phạm tội. Theo Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP
ngày 04/8/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, nếu người bị kết
án theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, nay theo quy định của Bộ luật hình
sự mới thì hành vi đó không phải là tội phạm thì không tính các lần kết án này để
địnhHọc
tái phạm,
nguy
hiểm.
ra, nếu
mộttập
người
kết án theo
quy

Trungxác
tâm
liệu tái
ĐHphạm
Cần
Thơ
@Ngoài
Tài liệu
học
vàbịnghiên
cứu
định của Bộ luật hình sự năm 1985, nay theo quy định của Bộ luật hình sự năm
1999, có hành vi không phải là tội phạm, có hành vi là một tội phạm thì không tính
các lần bị kết án về các tội phạm mà theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 nó
không phải là tội phạm để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Cần phân biệt phạm tội nhiều lần với phạm nhiều tội. Phạm tội nhiều lần là
thực hiện cùng một loại tội phạm từ hai lần trở lên và được đưa ra xét xử cùng một
lần, trong cùng một bản án. Còn phạm nhiều tội là trường hợp người phạm tội thực
hiện hai hay nhiều hành vi tội phạm, mỗi tội cấu thành một tội độc lập khác nhau
nhưng cùng bị xét xử một lần. Đối với trường hợp phạm tội liên tục, đó là trường
hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội bởi cùng một động cơ, mục
đích và xâm hại cùng một khách thể nhất định. Chẳng hạn, hành vi phạm tội tham ô
tài sản được thực hiện rất nhiều lần trong thời gian dài, mỗi lần thực hiện một hành
vi có thể cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, cuối cùng người phạm tội chỉ bị xét xử về
môt tội phạm.
Không được xem các tình tiết tăng không được quy định trong luật là tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Ví dụ: C bị Tòa án truy tố về tội “chống người
thi hành công vụ” (Điều 257 Bộ luật hình sự). Ban đầu, Tòa án định áp dụng khoản
2 (có tình tiết định khung là “gây hậu quả nghiêm trọng”) và C có nhiều tình tiết
GVHD: TS. Phạm Văn Beo


21

SVTH: Trần Ngọc Năm


×