Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP PHÁP LUẬT VIỆT NAM về QUAN hệ THỪA kế THEO PHÁP LUẬT có yếu tố nước NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.43 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2008 – 2012

ðề tài:

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUAN HỆ THỪA
KẾ THEO PHÁP LUẬT CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. BÙI THỊ MỸ HƯƠNG

Sinh viên thực hiện:
PHÙNG VĂN ðỊNH
MSSV: 5085952
LỚP LUẬT TƯ PHÁP 2 – K34

Cần Thơ, 4/2012


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


Cần thơ, ngày….tháng….năm 2012

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương


SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ðẦU..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn ñề tài .......................................................................................... 1
2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Mục ñích nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3
5. Bố cục của ñề tài ........................................................................................... 3
Chương 1: NHỮNG VẤN ðỀ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP
LUẬT CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ................................................................ 4
1.1. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo pháp luật và quan hệ thừa kế
theo pháp luật có yếu tố nước ngoài.............................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo pháp luật ..................................... 4
1.1.2. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài .. 5
1.2. ðặc trưng của quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
........................................................................................................................... 7
1.2.1. Về chủ thể ........................................................................................... 7
1.2.2. Về khách thể...................................................................................... 11
1.2.3. Về sự kiện pháp lý............................................................................. 12
1.3. Phương pháp ñiều chỉnh và nguồn luật ñiều chỉnh quan hệ thừa kế
theo pháp luật có yếu tố nước ngoài............................................................ 13
1.3.1. Phương pháp ñiều chỉnh.................................................................... 13
1.3.1.1. Khái niệm ................................................................................... 13
1.3.1.2. Các phương pháp ñiều chỉnh ...................................................... 13
1.3.2. Nguồn luật ñiều chỉnh ....................................................................... 16

1.3.2.1. Khái niệm ................................................................................... 16
1.3.2.2. Các loại nguồn............................................................................ 16
1.4. Nguyên tắc giải quyết xung ñột pháp luật về thừa kế theo pháp luật
có yếu tố nước ngoài ..................................................................................... 19
1.4.1. Nguyên tắc luật quốc tịch.................................................................. 20
1.4.2. Nguyên tắc luật nơi cư trú................................................................. 21
1.4.3. Nguyên tắc luật tài sản (luật nơi có vật) ........................................... 22
1.4.4. Nguyên tắc luật Tòa án ..................................................................... 23
GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
Chương 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ THEO
PHÁP LUẬT CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI .................................................. 25
2.1. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật, diện và hàng thừa kế theo
pháp luật ........................................................................................................ 25
2.1.1. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật ........................................ 25
2.1.2. Diện thừa kế ...................................................................................... 29
2.1.3. Hàng thừa kế ..................................................................................... 33
2.2. Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.............................................. 39
2.2.1. Phân chia di sản thừa kế.................................................................... 39
2.2.2. Hạn chế phân chia di sản theo pháp luật........................................... 41
2.3. Thừa kế thế vị......................................................................................... 42
2.3.1. Những trường hợp ñược thừa kế thế vị............................................. 43
2.3.2. Các nguyên tắc khi áp dụng thừa kế thế vị ....................................... 44
2.4. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo pháp luật có
yếu tố nước ngoài .......................................................................................... 46
2.4.1. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp về

thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài............................................... 46
2.4.2. Những trường hợp Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết
các tranh chấp về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài.................. 48
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ QUAN HỆ
THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI .................. 50
3.1. Thực trạng về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
......................................................................................................................... 50
3.1.1. Vấn ñề chọn luật ñể giải quyết xung ñột........................................... 50
3.1.2. Vấn ñề từ chối nhận di sản ................................................................ 54
3.1.3. Vấn ñề về hàng thừa kế..................................................................... 55
3.1.4. Vấn ñề về thừa kế thế vị.................................................................... 59
3.2. Hướng hoàn thiện về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước
ngoài ............................................................................................................... 63
3.2.1. Vấn ñề chọn luật ñể giải quyết xung ñột........................................... 63
3.2.2. Vấn ñề về từ chối nhận di sản ........................................................... 66
3.2.3. Vấn ñề về hàng thừa kế..................................................................... 67
3.2.4. Vấn ñề về thừa kế thế vị.................................................................... 68

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 69

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Phùng Văn ðịnh



Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
LỜI NÓI ðẦU


1. Lý do chọn ñề tài
Pháp luật thừa kế ñã có từ xa xưa và gắn liền với lịch sử phát triển của xã
hội loài người. Tuy có những ñặc thù riêng nhưng dân tộc nào, ñất nước nào và
từng con người cụ thể ñều chịu sự tác ñộng của pháp luật thừa kế. Với ý nghĩa
và tầm quan trọng như vậy nên trong bất kỳ chế ñộ xã hội có giai cấp nào, vấn
ñề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế ñịnh pháp luật nói chung và
bản thân nó cũng phản ánh phần nào bản chất chế ñộ xã hội ñó, thậm chí còn
phản ánh ñược tính chất từng giai ñoạn trong quá trình phát triển của một chế
ñộ xã hội nói riêng. Trong ñiều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, một số quan hệ
thừa kế vượt ra khỏi phạm vi ñiều chỉnh của hệ thống pháp luật một quốc gia,
ñó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Quan hệ thừa kế có yếu tố
nước ngoài cũng là một trong các nội dung nghiên cứu của tư pháp quốc tế khi
công dân các nước cư trú, làm ăn, sinh sống ở nhiều nước khác nhau, một cá
nhân có thể sở hữu nhiều tài sản ở nhiều quốc gia khác nhau. Khi cá nhân chết,
nhiều vấn ñề pháp lý ñặt ra trong việc phân chia di sản thừa kế của người này.
Ở nước ta, sớm nhận thức ñược vai trò ñặc biệt quan trọng của thừa kế nên
ngay những ngày ñầu mới dựng nước, các triều ñại Lý, Trần, Lê cũng ñã quan
tâm ñến ban hành pháp luật về thừa kế. Pháp luật thành văn về thừa kế ở nước ta
lần ñầu tiên ñược quy ñịnh trong chương "ðiền sản" của Bộ luật Hồng ðức dưới
triều vua Lê Thái Tổ. Từ năm 1945 ñến nay pháp luật thừa kế ñược xây dựng và
hoàn thiện phù hợp với các quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa, theo ñó quyền và
lợi ích về tài sản của công dân ñược chú ý bảo vệ phù hợp với tình hình phát
triển kinh tế - xã hội của ñất nước. Lịch sử ñã cho thấy rằng, quyền thừa kế nói
chung và quyền thừa kế theo pháp luật nói riêng của công dân Việt Nam có sự
biến ñổi theo hướng ngày càng mở rộng và có sự phụ thuộc vào thành quả phát

triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ và ñược mở rộng tương ứng với quan ñiểm,
cách nhìn nhận ñúng ñắn hơn ñối với mối quan hệ giữa người có tài sản ñể lại
và những người thừa kế.
Trong những năm qua Nhà nước ta ñã ñề ra và thực hiện nhiều chủ trương,
ñường lối nhằm ñổi mới toàn diện ñất nước, phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần, nhiều hình thức sở hữu ñược thừa nhận như một quy luật tất yếu, trong ñó

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

1

SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
hình thức sở hữu tư nhân ñã có ñược vị trí quan trọng. Việc thực hiện tốt các
chủ trương, ñường lối ñó ñã tạo thêm cơ sở cho sự phát triển quyền thừa kế của
công dân Việt Nam. Với cơ chế thị trường mở pháp luật nước ta cụ thể hóa vấn
ñề thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế ñể phù hợp với thông lệ quốc tế,
hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới. Xuất phát từ những lý do trên ñã tác
ñộng cho người viết chọn ñề tài: "Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo
pháp luật có yếu tố nước ngoài" ñể làm ñề tài nghiên cứu nhằm cung cấp những
kiến thức pháp luật về thừa kế cho mọi người, ñồng thời người viết cũng mong
muốn góp phần nhỏ bé của mình vào hoàn thiện các chế ñịnh về thừa kế, ñặc
biệt là thừa kế theo pháp luật, giúp cho các chế ñịnh về thừa kế của nước ta phù
hợp với ñời sống xã hội và thông lệ quốc tế.
2. Phạm vi nghiên cứu
ðối với ñề tài “Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có
yếu tố nước ngoài”, người viết ñi vào tìm hiểu những vấn ñề lý luận chung về
quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài. ðặc biệt, người viết ñi sâu

vào phân tích các vấn ñề liên quan ñến thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước
ngoài theo quy ñịnh của pháp luật Việt Nam hiện hành. Qua ñó, người viết ñề
cập ñến một số thực trạng trong quy ñịnh về các quan hệ thừa kế theo pháp luật
có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay, ñồng thời ñưa ra một số ñề xuất nhằm
hoàn thiện các quan hệ về thừa kế ñó.
3. Mục ñích nghiên cứu
Trong xu thế hội nhập và phát triển toàn cầu như hiện nay, các quan hệ về
thừa kế có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển ña dạng và phổ biến. Trong
khi ñó, về vấn ñề này pháp luật của các nước lại có quan ñiểm, giải pháp rất
khác nhau, ñiều ñó ñã tạo ra hiện tượng xung ñột pháp luật trong lĩnh vực này.
Do ñó, việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp ñể hoàn thiện hơn chế ñịnh này
trong pháp luật mỗi quốc gia là ñiều hết sức cần thiết. Xuất phát từ những nhu
cầu và thực tiễn của pháp luật hiện nay, người viết làm ñề tài này nhằm phân
tích rõ các quy ñịnh của pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật
có yếu tố nước ngoài, qua ñó ñánh giá thực trạng pháp luật về thừa kế theo
pháp luật có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. ðồng thời nêu lên những
quan ñiểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở nước ta hiện nay.

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

2

SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
4. Phương pháp nghiên cứu
ðề tài ñược hoàn thành dựa trên các phương pháp như: phân tích câu chữ của
luật viết, so sánh, diễn dịch, tổng hợp các vấn ñề ñồng thời ñưa ra các ví dụ cụ
thể…, ñể làm sáng tỏ các vấn ñề ñược ñặt ra và giải quyết trong luận văn.

5. Bố cục của ñề tài
Ngoài lời nói ñầu và kết luận, luận văn ñược chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn ñề lý luận về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước
ngoài.
Chương 2: Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố
nước ngoài.
Chương 3: Thực trạng và hướng hoàn thiện về quan hệ thừa kế theo pháp
luật có yếu tố nước ngoài.

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

3

SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
Chương 1
NHỮNG VẤN ðỀ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CÓ
YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo pháp luật và quan hệ thừa kế theo
pháp luật có yếu tố nước ngoài
1.1.1. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo pháp luật
Trong thời kỳ cộng sản nguyên thủy, từ khi xã hội loài người xuất hiện nền
sản xuất ñơn giản với lao ñộng thô sơ, chủ yếu là hái lượm và săn bắn thì các
quan hệ về sở hữu cũng bắt ñầu xuất hiện. Trong quá trình sản xuất, lưu thông,
phân phối của cải vật chất bắt ñầu xuất hiện việc chiếm hữu của cải vật chất
trong xã hội, ñó là tiền ñề ñầu tiên ñể làm xuất hiện quan hệ thừa kế. Ngay trong
thời kỳ này, các bộ lạc, thị tộc theo chế ñộ mẫu quyền, khi một người phụ nữ
chết thì tài sản của người ñó sẽ ñược trao lại cho những người bà con thân

thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ(1).Ở thời
kỳ này, việc thừa kế nhằm di chuyển tài sản của người chết cho những người
còn sống ñược tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục
tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết ñịnh. Như vậy, ta có thể thấy thừa
kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế, nó có mầm mống và xuất hiện từ xa xưa,
khi xã hội loài người bắt ñầu xuất hiện sự chiếm hữu vật chất. Quan hệ thừa kế
và quan hệ sở hữu có mối quan hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau, chúng xuất
hiện cùng nhau và cùng phát triển với sự phát triển của xã hội loài người.
Trong bất kỳ chế ñộ xã hội có giai cấp nào, vấn ñề thừa kế cũng có vị trí
quan trọng trong các chế ñịnh pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu ñể bảo vệ
các quyền của công dân. Chính vì vậy, thừa kế ñã trở thành một nhu cầu không
thể thiếu ñối với ñời sống của mỗi cá nhân, gia ñình, cộng ñồng xã hội. Mỗi nhà
nước dù có các xu thế chính trị khác nhau, nhưng ñều coi thừa kế là một quyền
cơ bản của công dân và ñược ghi nhận trong Hiến pháp.
Theo quan ñiểm của Ăng - ghen: “Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của
người chết cho người còn sống”(2). Hầu hết các quốc gia ñều có cách hiểu về

(1)

Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, 2004, tr.463.
Http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=1
10:tc2001s4qtktllmcd&catid=64:ctc2001s4&Itemid=62, [truy cập ngày 26/12/2011].

(2)

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

4

SVTH: Phùng Văn ðịnh



Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
thừa kế gần giống nhau. Thông qua các quy ñịnh về thừa kế, ta có thể ñịnh
nghĩa thừa kế như sau: Thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật ñiều chỉnh
sự truyền lại tài sản của người ñã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo
quy ñịnh của pháp luật. Thừa kế di sản theo quan hệ pháp luật dân sự chính là
sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người ñã chết cho cá
nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của
tài sản theo di chúc hay theo pháp luật. Sự chuyển dịch di sản của người chết
sang người sống ñược thực hiện theo hai căn cứ: Nếu căn cứ theo ý chí, nguyện
vọng của người chết thì ñược gọi là thừa kế theo di chúc; Nếu căn cứ theo các
quy ñịnh của pháp luật thì ñược gọi là thừa kế theo pháp luật. Ở ñây, người viết
ñi sâu vào nghiên cứu về vấn ñề thừa kế theo pháp luật.
Giả sử khi một người chết mà không ñể lại di chúc hoặc ñã lập di chúc
nhưng lại chưa hiểu rõ về pháp luật khiến cho bản di chúc này không ñúng với
quy ñịnh của pháp luật làm cho nó bị vô hiệu. Câu hỏi ñược ñặt ra là trong
trường hợp này ai sẽ là người ñược nhận di sản thừa kế? Di sản thừa kế ñược
phân chia như thế nào…? Trong trường hợp này, hầu hết các quốc gia trên thế
giới ñều quy ñịnh ñây là trường hợp thừa kế theo pháp luật và trình tự giải quyết
thừa kế như thế nào thì tùy thuộc vào pháp luật của từng quốc gia. Như vậy, ta
có thể hiểu một cách ñơn giản thừa kế theo pháp luật chính là sự chuyển dịch tài
sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người ñã chết cho cá nhân người có
quyền hưởng thừa kế theo quy ñịnh của pháp luật về thừa kế, người thừa kế trở
thành chủ sở hữu của tài sản ñược hưởng theo pháp luật.
Như vậy, thừa kế di sản theo pháp luật là loại hình thừa kế di sản tuân theo
các nguyên tắc, ñiều kiện, trình tự và thủ tục do pháp luật quy ñịnh, mà không
phụ thuộc vào sự ñịnh ñoạt ý chí của người có tài sản ñể lại.
Theo quy ñịnh về thừa kế theo pháp luật thì sau khi người ñể lại tài sản
qua ñời, tài sản sẽ ñược chia ñều cho những người thừa kế của người ñó. Nhìn

chung pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới ñều có những quy ñịnh về
những người thừa kế theo pháp luật ñược xác ñịnh thông qua ba mối quan hệ
chính là: Quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng.
1.1.2. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
Như chúng ta ñã biết các quan hệ về thừa kế nói chung và quan hệ thừa kế

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

5

SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
theo pháp luật nói riêng ra ñời từ rất sớm và là một trong những chế ñịnh quan
trọng của dân luật các nước. Về nguyên tắc, các quan hệ nảy sinh trong lĩnh vực
thừa kế trong phạm vi của quốc gia nào thì do pháp luật về thừa kế của quốc gia
ñó ñiều chỉnh. Mỗi quốc gia ñều có quyền ban hành các quy tắc giải quyết các
vấn ñề liên quan ñến thừa kế trong phạm vi lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, trong
ñiều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, một số quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm
vi ñiều chỉnh của hệ thống pháp luật một quốc gia, ñó là những quan hệ thừa kế
có yếu tố nước ngoài và nó thuộc phạm vi ñiều chỉnh của tư pháp quốc tế.
Ở nước ta, thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài là hình thức thừa
kế còn khá mới mẻ, nó chỉ ñược ñề cập trong Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005
và còn tồn tại nhiều hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Thừa kế theo
pháp luật có yếu tố nước ngoài tuy ñã ñược cụ thể hóa trong BLDS năm 2005
nhưng ñến nay vẫn chưa có văn bản nào ñịnh nghĩa cụ thể về nó. Quan hệ thừa
kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài cũng là một phần trong quan hệ dân sự
theo nghĩa rộng nên ta có thể ñịnh nghĩa về quan hệ thừa kế theo pháp luật có
yếu tố nước ngoài thông qua quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo quy

ñịnh tại ðiều 758 BLDS năm 2005: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là
quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá
nhân nước ngoài, người Việt Nam ñịnh cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân
sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ ñể xác
lập, thay ñổi, chấm dứt quan hệ ñó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại
nước ngoài hoặc tài sản liên quan ñến quan hệ ñó ở nước ngoài”.
Dựa vào ðiều 758 BLDS năm 2005 và khái niệm về thừa kế theo pháp
luật, ta có thể ñịnh nghĩa về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
như sau : Quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài là quan hệ thừa
kế theo pháp luật mà trong ñó có ít nhất một trong các bên tham gia vào quan
hệ ñó là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ñịnh cư ở nước ngoài hoặc quan
hệ thừa kế theo pháp luật giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng
căn cứ ñể xác lập, thay ñổi, chấm dứt quan hệ ñó theo pháp luật nước ngoài,
phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan ñến quan hệ ñó (di sản thừa kế)
ở nước ngoài.
Như vậy, khác với quan hệ thừa kế theo pháp luật trong dân luật, một quan
hệ thừa kế theo pháp luật chỉ ñược xem là có yếu tố nước ngoài và thuộc phạm

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

6

SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
vi ñiều chỉnh của tư pháp quốc tế khi có một trong các yếu tố: Về mặt chủ thể có
ít nhất một trong các bên tham gia vào quan hệ thừa kế theo pháp luật là cá nhân
người nước ngoài hoặc người Việt Nam ñịnh cư ở nước ngoài; Về mặt khách
thể di sản thừa kế tồn tại ở nước ngoài; Về mặt sự kiện pháp lý căn cứ ñể xác

lập, thay ñổi, chấm dứt quan hệ ñó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước
ngoài.
1.2. ðặc trưng của quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài là thừa kế ñược
nghiên cứu trong tư pháp quốc tế. Tại Việt Nam, yếu tố nước ngoài trong
các quan hệ thừa kế ñược xác ñịnh theo ðiều 758 BLDS năm 2005, bao gồm 3
yếu tố:
- Chủ thể: Có ít nhất một trong các bên tham gia vào quan hệ thừa kế theo
pháp luật là cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam ñịnh cư ở nước
ngoài.
- Khách thể: Di sản thừa kế nằm ở nước ngoài.
- Sự kiện pháp lý: Căn cứ ñể xác lập, thay ñổi, chấm dứt quan hệ ñó theo
pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài.
1.2.1. Về chủ thể
Chủ thể là một trong những yếu tố cơ bản ñể góp phần vào việc xác ñịnh
một quan hệ thừa kế theo pháp luật là quan hệ thừa kế theo pháp luật ñơn thuần
hay là quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài. Pháp luật Việt Nam
cũng như pháp luật của nhiều nước trên thế giới ñều xác ñịnh chủ thể trong quan
hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài chỉ có thể là cá nhân chứ không
thể là pháp nhân hay tổ chức. Khái niệm cá nhân trong tư pháp quốc tế là thực
thể tự nhiên của xã hội, cá nhân là một con người cụ thể có thể là người mang
quốc tịch của một nước, nhiều nước hoặc người không mang quốc tịch của nước
nào. Theo pháp luật Việt Nam, cá nhân gồm có công dân Việt Nam và người
nước ngoài. Như vậy, chủ thể trong quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố
nước ngoài bao gồm các chủ thể sau ñây:
Thứ nhất, công dân Việt Nam: Như chúng ta ñã biết, một trong những yếu
tố cấu thành nên một quốc gia là dân cư của quốc gia ñó, trong ñó công dân của
quốc gia là một bộ phận chiếm ñại ña số và có ñầy ñủ các quyền và nghĩa vụ mà
pháp luật nước sở tại dành cho họ và ngược lại các quốc gia phải có nghĩa vụ


GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

7

SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
ñối với công dân mình. Mỗi cá nhân ñều gắn liền với một quốc gia nhất ñịnh về
quyền và nghĩa vụ. Có thể nói việc xác ñịnh một cá nhân là công dân nước nào
là một yếu tố rất quan trọng cho việc xác ñịnh quan hệ thừa kế giữa những cá
nhân ñó có yếu tố nước ngoài hay không? Hầu hết các nước trên thế giới ñều
dựa vào quốc tịch của cá nhân ñể xác ñịnh cá nhân ñó có phải là công dân của
nước mình hay không? Tuy nhiên, do pháp luật về quốc tịch của các nước trên
thế giới có cách xác lập quốc tịch khác nhau dẫn ñến tình trạng có những cá
nhân mang nhiều quốc tịch cũng có những cá nhân không mang quốc tịch của
một quốc gia nào cả. Ở nước ta, ñể xác ñịnh một cá nhân có phải là công dân
Việt Nam hay không căn cứ vào quốc tịch mà người ñó ñang ñược hưởng, vấn
ñề này ñược quy ñịnh tại ðiều 49 Hiến pháp năm 1992: “Công dân Việt Nam là
người có quốc tịch Việt Nam” .
Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các nước trên thế giới ñều quy
ñịnh việc một cá nhân có quốc tịch của một quốc gia nhất ñịnh hay không là tùy
thuộc vào những quy ñịnh về hưởng quốc tịch trong luật quốc tịch của quốc gia
ñó. Về cơ bản các quốc gia trên thế giới xác ñịnh quốc tịch của cá nhân theo ba
nguyên tắc sau ñây:
- Nguyên tắc huyết thống: Nguyên tắc này quy ñịnh trẻ em sinh ra có cha
mẹ, có cha hoặc mẹ là công dân nước nào thì ñược công nhận có quốc tịch nước
ñó. Trường hợp có xung ñột về quốc tịch do cha và mẹ là công dân hai nước
khác nhau thì pháp luật quy ñịnh lựa chọn quốc tịch cho con.
- Nguyên tắc lãnh thổ: Nguyên tắc này quy ñịnh trẻ em sinh ra trên lãnh

thổ nước nào thì mang quốc tịch nước ñó nếu có cha hoặc mẹ là công dân nước
ñó hoặc không xác ñịnh ñược cha mẹ là ai.
- Nguyên tắc thỏa thuận quốc tế: Công ước Liên hợp quốc về hạn chế tình
trạng không quốc tịch, các nước cam kết “hành ñộng theo Nghị quyết 896 (IX)
do ðại hội ñồng Liên hợp quốc thông qua ngày 04 tháng 12 năm 1954; xem xét
một cách thiện chí ñể giảm tình trạng không quốc tịch bằng một ñiều ước quốc
tế”. Các quốc gia có thỏa thuận ña phương hoặc song phương về quốc tịch,
những thỏa thuận này là cơ sở xác ñịnh một bộ phận dân cư nhất ñịnh thuộc
quốc tịch nước nào.
Một công dân Việt Nam khi muốn tham gia vào quan hệ dân sự nói chung
và quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng thì cá nhân ñó phải có năng

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

8

SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
lực chủ thể (năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự) .Theo quy
ñịnh tại ðiều 14 BLDS năm 2005 thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là
khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân ñều có
năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có
từ khi người ñó sinh ra và chấm dứt khi người ñó chết. Ngoài ra, ðiều 17 BLDS
năm 2005 cũng quy ñịnh : “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng
của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Tuy nhiên, quan hệ thừa kế theo pháp luật là một trường hợp ñặc biệt, những
người thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào mức ñộ năng lực hành vi, dù
cho người ñó có bị hạn chế năng lực hành vi hay thậm chí bị mất năng lực hành

vi thì người ñó vẫn có quyền thừa kế. ðảm bảo nguyên tắc bình ñẳng của công
dân về quyền thừa kế nên mọi người ñều có quyền bình ñẳng trong việc hưởng
di sản thừa kế từ người chết và bình ñẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản
mà người chết ñể lại trong phạm vi di sản mình nhận ñược.
Thứ hai, người nước ngoài: Người nước ngoài là một trong những chủ thể
cơ bản của tư pháp quốc tế nói chung và quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu
tố nước ngoài nói riêng. Do ñó, thuật ngữ người nước ngoài ñược sử dụng rộng
rãi trong pháp luật của các nước trên thế giới. Hầu hết các nước ñều lấy dấu hiệu
quốc tịch làm căn cứ ñể ñịnh nghĩa người nước ngoài. Theo ñó, người nước
ngoài là người không có quốc tịch của quốc gia sở tại (nước nơi mà họ ñang cư
trú), bao gồm : Người mang một quốc tịch nước ngoài, người mang nhiều quốc
tịch nước ngoài, người không mang quốc tịch của một quốc gia nào (còn gọi là
người không quốc tịch). Như vậy, dựa vào các khái niệm trên ta thấy bất kỳ một
cá nhân nào cư trú trên lãnh thổ của một nước nhất ñịnh mà không mang quốc
tịch của quốc gia ñó thì ñều là người nước ngoài. Theo pháp luật Việt Nam, tại
khoản 2 ðiều 3 Nghị ñịnh 138/2006/Nð - CP quy ñịnh chi tiết thi hành các quy
ñịnh của BLDS năm 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì “ người
nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch
nước ngoài và người không quốc tịch”. Ngoài ra, theo khoản 1 và 2 ðiều 3 Luật
quốc tịch năm 2008 cũng quy ñịnh :
“1. Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là
quốc tịch Việt Nam ;

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

9

SVTH: Phùng Văn ðịnh



Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
2. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng
không có quốc tịch nước ngoài”.
Phân tích những ñiều luật trên ta có thể hiểu quy ñịnh của pháp luật Việt
Nam về người nước ngoài như sau : Người nước ngoài là người không có quốc
tịch Việt Nam, họ có thể là người có quốc tịch của một nước khác, một vài nước
khác hoặc không mang quốc tịch của một nước nào.
Về vấn ñề xác ñịnh năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
của người nước ngoài, luật pháp các nước thường quy ñịnh người nước ngoài có
năng lực pháp luật dân sự ngang hoặc tương ñương với công dân nước sở tại
theo nguyên tắc ñãi ngộ như công dân, còn về năng lực hành vi thì ña số luật
pháp các nước áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch (tức là năng lực hành vi ñược
xác ñịnh theo pháp luật của nước ñương sự là công dân, bất kể người ñó cư trú ở
ñâu). Riêng hệ thống luật Anh - Mỹ (Common law) lại áp dụng nguyên tắc luật
nơi cư trú ñể xác ñịnh năng lực hành vi dân sự cho người nước ngoài (năng lực
hành vi ñược xác ñịnh theo pháp luật nơi ñương sự ñang cư trú, bất kể quốc tịch
của ñương sự). Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, ðiều 761 BLDS năm
2005 quy ñịnh:
“1. Năng lực dân sự của cá nhân là người nước ngoài ñược xác ñịnh theo
pháp luật của nước mà người ñó có quốc tịch;
2. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công
dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
có quy ñịnh khác”. Và ðiều 762 quy ñịnh:
“1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài ñược xác
ñịnh theo pháp luật của nước mà người ñó là công dân, trừ trường hợp pháp
luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy ñịnh khác;
2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch
dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài ñược xác
ñịnh theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Tuy nhiên, cũng như công dân Việt Nam, khi người nước ngoài tham gia

vào quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài thì không ñòi hỏi
người ñó phải có năng lực chủ thể ñầy ñủ. Do ñó, khi người nước ngoài tham
gia vào quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài thì chúng ta không
cần xét ñến năng lực chủ thể của họ.

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

10

SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
Thứ ba, Quốc gia chủ thể ñặc biệt trong quan hệ thừa kế theo pháp luật có
yếu tố nước ngoài: Quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu tham gia vào tất cả
các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp quốc tế. Quốc gia là một thực thể
ñược hình thành bởi các yếu tố tự nhiên và xã hội, ñó là lãnh thổ, dân cư, chính
phủ và chủ quyền quốc gia. Quốc gia tham gia vào quan hệ thừa kế theo pháp
luật có yếu tố nước ngoài với tư cách là bên nhận thừa kế. Khi tham gia vào
quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài quốc gia cũng ñược hưởng
các quyền miễn trừ tư pháp tuyệt ñối. Quyền miễn trừ tư pháp tuyệt ñối của
quốc gia thể hiện trước hết ở quyền miễn trừ xét xử (Toà án của quốc gia này
không có quyền xét xử quốc gia kia, nếu quốc gia kia không cho phép). Quyền
miễn trừ tư pháp tuyệt ñối của quốc gia còn thể hiện ở chỗ: nếu quốc gia ñồng ý
cho Toà án nước ngoài xét xử vụ tranh chấp về thừa kế mà quốc gia là bên bị
ñơn thì Toà án nước ngoài ñược xét xử, nhưng không ñược phép áp dụng các
biện pháp cưỡng chế sơ bộ ñối với ñơn kiện hoặc bảo ñảm thi hành phán quyết
của Toà án. Toà án nước ngoài chỉ ñược phép cưỡng chế khi ñược quốc gia ñó
cho phép. Quốc gia có quyền ñứng tên nguyên ñơn trong vụ tranh chấp về thừa
kế theo pháp luật với cá nhân nước ngoài. Trong trường hợp ñó, Toà án nước

ngoài ñược phép giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, bị ñơn là cá nhân nước ngoài
chỉ ñược phép phản kiện khi ñược quốc gia nguyên ñơn ñồng ý.
1.2.2. Về khách thể
Cũng giống như chủ thể, khách thể cũng là một trong các yếu tố cơ bản ñể
xác ñịnh một quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài hay không.
Trong quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, khách thể của quan
hệ này là tài sản thừa kế (di sản) ñang tồn tại ở nước ngoài. Di sản bao gồm : tài
sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung
với người khác (ðiều 364 BLDS năm 2005). Ngoài ra, di sản thừa kế còn là các
quyền tài sản mà người chết ñể lại (ví dụ như: Quyền sở hữu ñất, quyền ñòi nợ
v.v…). Theo quy ñịnh tại ðiều 163 BLDS năm 2005 : “Tài sản bao gồm vật,
tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. ðiều 181 BLDS năm 2005 cũng quy
ñịnh : “Quyền tài sản là quyền trị giá ñược bằng tiền và có thể chuyển giao
trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Như vậy, di sản là toàn bộ
tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chết, quyền về tài sản của người
ñó. Di sản thừa kế có mối quan hệ chặt chẽ với quyền sở hữu. Quyền sở hữu tài

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

11

SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
sản là một trong những quyền cơ bản của công dân và nó ñược quy ñịnh tại
ðiều 58 Hiến pháp năm 1992: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp
pháp, của cải ñể dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản
khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác ; ñối với ñất ñược
nhà nước giao sử dụng thì theo quy ñịnh tại ðiều 17 và ðiều 18. Nhà nước bảo

hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. Quyền sở hữu tài
sản của cá nhân chính là cơ sở ñể xác ñịnh di sản thừa kế. Dựa trên các chế ñộ
sở hữu khác nhau, chế ñịnh về quyền sở hữu tài sản của mỗi hệ thống pháp luật
cũng có những quy ñịnh khác nhau. ðể giải quyết xung ñột pháp luật về quyền
sở hữu tài sản ña số các nước hiện nay trên thế giới ñều áp dụng nguyên tắc
chung ñó là áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản (Lex rei sitae hoặc Lex
situs obiectus - Luật nơi có tài sản hoặc Luật nơi có ñối tượng của quyền sở
hữu). Luật nơi có tài sản không những quy ñịnh nội dung của quyền sở hữu mà
còn ấn ñịnh cả các ñiều kiện phát sinh, chấm dứt và chuyển dịch sở hữu.
Hệ thống pháp luật Việt Nam, theo khoản 1 ðiều 766 BLDS năm 2005: “
Việc xác lập, thực hiện, thay ñổi chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền
sở hữu ñối với tài sản ñược xác ñịnh theo pháp luật của nước nơi có tài sản
ñó”. Như vậy, theo nguyên tắc chung pháp luật Việt nam cũng áp dụng dựa theo
pháp luật nơi có tài sản.
Về vấn ñề ñịnh danh tài sản, hầu hết các nước trên thế giới ñều chia tài sản
thành hai loại ñó là ñộng sản và bất ñộng sản. Tuy nhiên, việc xác ñịnh tài sản
nào là ñộng sản, tài sản nào là bất ñộng sản thì ở pháp luật của mỗi quốc gia lại
có cách xác ñịnh khác nhau, dẫn ñến phát sinh xung ñột pháp luật về ñịnh danh
tài sản. ðể giải quyết xung ñột về ñịnh danh tài sản, pháp luật Việt Nam cũng
như pháp luật của ña số các nước trên thế giới ñều xác ñịnh theo pháp luật của
nước nơi có tài sản. Khoản 3 ðiều 766 BLDS năm 2005 quy ñịnh: “Việc phân
biệt tài sản là ñộng sản hoặc bất ñộng sản ñược xác ñịnh theo pháp luật của
nước nơi có tài sản ñó”.
1.2.3. Về sự kiện pháp lý
Sự kiện pháp lý trong quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
có thể là sự kiện pháp lý xảy ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài và phải là sự
kiện hành vi phù hợp với pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài. Sự
kiện pháp lý làm phát sinh, thay ñổi, chấm dứt quan hệ thừa kế theo pháp luật

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương


12

SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
xảy ra ở nước ngoài: một công dân Việt Nam chết ở nước ngoài, khi chết còn
một số tài sản trong nước. Quan hệ thừa kế giữa người thân (vợ, con…) của
người ñó ñối với tài sản trên phát sinh dựa trên cơ sở pháp lý là cái chết của
công dân Việt Nam ở nước ngoài. Như vậy, sự kiện pháp lý cũng là cơ sở ñể xác
ñịnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài hay không.
1.3. Phương pháp ñiều chỉnh và nguồn luật ñiều chỉnh quan hệ thừa kế
theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
1.3.1. Phương pháp ñiều chỉnh
1.3.1.1. Khái niệm
Tư pháp quốc tế là một ngành luật ñộc lập do ñó nó cũng có ñối tượng
ñiều chỉnh và phương pháp ñiều chỉnh riêng biệt. Phương pháp ñiều chỉnh của
tư pháp quốc tế là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng ñể
tác ñộng lên các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài (gọi là
quan hệ tư pháp quốc tế) làm cho các quan hệ này phát triển theo hướng có lợi
cho giai cấp thống trị(3). Do quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
cũng là một bộ phận trong tư pháp quốc tế nên ta có thể ñịnh nghĩa phương pháp
ñiều chỉnh của quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài thông qua
phương pháp ñiều chỉnh của tư pháp quốc tế. Theo ñó, phương pháp ñiều chỉnh
quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài là tổng hợp các biện pháp,
cách thức mà Nhà nước sử dụng ñể tác ñộng lên các quan hệ thừa kế theo pháp
luật có yếu tố nước ngoài làm cho quan hệ này phát triển theo hướng có lợi cho
giai cấp thống trị trong xã hội.
1.3.1.2. Các phương pháp ñiều chỉnh

Các biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng ñể tác ñộng lên các quan
hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài ñược biểu hiện ở hai phương
pháp cụ thể là phương pháp ñiều chỉnh trực tiếp và phương pháp ñiều chỉnh gián
tiếp.
* Phương pháp ñiều chỉnh trực tiếp.
Phương pháp ñiều chỉnh trực tiếp (còn gọi là phương pháp thực chất) là
phương pháp quy ñịnh một cách cụ thể cách thức hành xử của các chủ thể liên
(3)

Http://www.luathoc.net/index.php?option=com_content&task=view&id=37&Itemid=45,
[truy cập ngày 12/01/2012].

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

13

SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
quan (trực tiếp phân ñịnh quyền và nghĩa vụ rõ ràng giữa các bên chủ thể), ñược
xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết quan
hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài. ðây là phương pháp ñược áp
dụng phổ biến và là phương pháp cơ bản của tư pháp quốc tế nói chung và quan
hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nói riêng. Các quy phạm thực
chất có thể ñược xây dựng trong các ñiều ước quốc tế người ta gọi là các quy
phạm thực chất thống nhất, còn các quy phạm thực chất xây dựng trong các văn
bản pháp quy của mỗi nhà nước ñược gọi là quy phạm thực chất trong nước(4).
Chúng ta sẽ ñi vào tìm hiểu nội dung của từng quy phạm này.
Thứ nhất, các quy phạm thực chất thống nhất: Quy phạm thực chất thống

nhất là quy phạm thực chất ñược xây dựng bằng cách các quốc gia ký kết, tham
gia các ñiều ước quốc tế hoặc chấp nhận và sử dụng tập quán quốc tế. Việc xây
dựng và hình thành các quy phạm thực chất thống nhất làm giảm sự khác biệt
trong pháp luật về thừa kế giữa các quốc gia, làm ñơn giản hóa trong giải quyết
quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài (vốn là một quan hệ rất
phức tạp). Khi có các ñiều ước quốc tế và tập quán quốc tế mà trong ñó có các
quy phạm thực chất thống nhất, cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng như các
bên tham gia quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài sẽ căn cứ
ngay vào quy phạm ñó ñể xem xét và giải quyết thực chất vấn ñề.
Thứ hai, các quy phạm thực chất trong nước: Quy phạm thực chất trong
nước là quy phạm thực chất ñược xây dựng dựa trên hệ thống luật pháp của
quốc gia và nó chỉ có giá trị ràng buộc trong phạm vi quốc gia ñó. Trong pháp
luật Việt Nam cũng như pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới ñều quy
ñịnh các quy chế pháp lý ñối với quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước
ngoài, các quy phạm này trực tiếp ñiều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có
yếu tố nước ngoài và tất nhiên xung ñột pháp luật không tồn tại trong việc giải
quyết vấn ñề này.
* Phương pháp ñiều chỉnh gián tiếp.
Phương pháp ñiều chỉnh gián tiếp (hay còn gọi là phương pháp xung ñột)
là phương pháp sử dụng quy phạm xung ñột nhằm xác ñịnh hệ thống pháp luật

(4)

ðại học luật Hà Nội: Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb. Tư pháp, năm 2004, tr.34.

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

14

SVTH: Phùng Văn ðịnh



Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
nước nào sẽ ñược áp dụng trong việc ñiều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật
có yếu tố nước ngoài. Các quy phạm xung ñột không trực tiếp giải quyết quyền
và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước
ngoài, nó chỉ có tác dụng ấn ñịnh luật nước nào sẽ là luật áp dụng ñể giải quyết.
Các quy phạm xung ñột luôn mang tính dẫn chiếu (chọn luật) tới một hệ thống
pháp luật nhất ñịnh. Như vậy, ta có thể thấy các quy phạm xung ñột sẽ dẫn chiếu
ñến hệ thống pháp luật mà các quy phạm thực chất ñược áp dụng ñể giải quyết
quan hệ một cách dứt ñiểm. ðiều này khẳng ñịnh mối quan hệ song hành giữa
quy phạm thực chất và quy phạm xung ñột. Chính vì yếu tố này mà về cơ cấu,
quy phạm xung ñột sẽ gồm hai bộ phận ñó là phần phạm vi (là phần quy ñịnh
quy phạm xung ñột này ñược áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài nào, cụ thể ở ñây là quan hệ thừa kế theo pháp luật) và phần hệ thuộc (là
phần quy ñịnh luật pháp nào ñược áp dụng ñể giải quyết quan hệ thừa kế ñã
ñược ghi ở phần phạm vi). Ví dụ: Trong Hiệp ñịnh tương trợ tư pháp về dân sự
và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân
dân Lào, ðiều 36 quy ñịnh:
“1. Việc thừa kế ñộng sản ñược thực hiện theo pháp luật của Nước ký kết
mà người ñể lại di sản là công dân khi qua ñời;
2. Việc thừa kế bất ñộng sản ñược thực hiện theo pháp luật của Nước ký
kết nơi có di sản là bất ñộng sản”.
ðây là hai quy phạm xung ñột, quy phạm xung ñột thứ nhất, phần phạm vi
là quan hệ thừa kế ñộng sản, phần hệ thuộc quy ñịnh luật áp dụng là pháp luật
của Nước ký kết mà người ñể lại di sản là công dân vào thời ñiểm qua ñời. Quy
phạm xung ñột thứ hai, phần phạm vi là quan hệ thừa kế bất ñộng sản, phần hệ
thuộc quy ñịnh luật áp dụng là pháp luật của Nước ký kết nơi có di sản là bất
ñộng sản.
Cũng giống như quy phạm thực chất, người ta phân loại quy phạm xung

ñột thành hai loại ñó là quy phạm xung ñột thống nhất (còn gọi là quy phạm
xung ñột trong ñiều ước quốc tế) và quy phạm xung ñột trong nước. Ngoài cách
phân loại trên, người ta còn phân loại quy phạm xung ñột theo luật áp dụng. Cụ
thể phân thành hai loại như sau:
- Quy phạm xung ñột một bên (hay còn gọi là quy phạm xung ñột một
chiều): ðây là quy phạm chỉ ra quan hệ dân sự này chỉ áp dụng luật pháp của

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

15

SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
một nước cụ thể.
- Quy phạm xung ñột hai bên (hay còn gọi là quy phạm xung ñột hai
chiều): ðây là những quy phạm ñề ra nguyên tắc chung ñể cơ quan tư pháp có
thẩm quyền lựa chọn áp dụng luật của một nước nào ñó ñể ñiều chỉnh ñối với
quan hệ tương ứng.
Trong tư pháp quốc tế nói chung và quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu
tố nước ngoài nói riêng, người ta thường phối hợp sử dụng ñồng thời cả hai
phương pháp (nếu có quy phạm thực chất thì áp dụng ñể giải quyết trực tiếp,
nếu không có thì áp dụng quy phạm xung ñột) nhằm ñạt hiệu quả cao nhất trong
thực tế. Nếu vấn ñề cần giải quyết không ñược quy ñịnh bởi quy phạm thực chất
lẫn quy phạm xung ñột ñiều chỉnh thì sẽ áp dụng biện pháp tương tự.
1.3.2. Nguồn luật ñiều chỉnh
1.3.2.1. Khái niệm
Về lý luận chung, nguồn có nghĩa là nơi xuất phát, là nơi chứa ñựng. Do
ñó, có thể hiểu nguồn luật là nơi chứa ñựng và thể hiện các quy phạm pháp luật.

Tìm hiểu nguồn của một ngành pháp luật là tìm hiểu hình thức biểu hiện hay tồn
tại của các quy phạm thuộc ngành pháp luật ñó. Nguồn của tư pháp quốc tế về
mặt pháp lý là những hình thức biểu hiện hoặc chứa ñựng các nguyên tắc và các
quy phạm tư pháp quốc tế(5). Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài là một
bộ phận của tư pháp quốc tế nên chúng ta có thể ñịnh nghĩa nguồn luật ñiều
chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài thông qua nguồn của
tư pháp quốc tế. Theo ñó, nguồn luật ñiều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật
có yếu tố nước ngoài là các hình thức chứa ñựng các quy phạm và nguyên tắc
ñược áp dụng ñể ñiều chỉnh ñối với quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố
nước ngoài. Các quan hệ về dân sự theo nghĩa rộng nói chung và quan hệ về
thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nói riêng rất ña dạng và phức tạp.
Do ñó, nguồn của quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài cũng có
những ñặc thù riêng biệt nhất ñịnh của mình.
1.3.2.2. Các loại nguồn
Về cơ bản, nguồn luật ñiều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố
nước ngoài gồm hai nguồn là pháp luật quốc gia và ñiều ước quốc tế.
(5)

Http://sinhvienluat.vn/diendan/showthread.php?17888-B%C3%A0i-gi%E1%BA%A3ngt%C6%B0-ph%C3%A1p-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF, [truy cập ngày 26/12/2011].

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

16

SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
* Pháp luật quốc gia.
Pháp luật quốc gia ñược coi là nguồn luật ñiều chỉnh của quan hệ thừa kế

theo pháp luật có yếu tố nước ngoài và nó ñược quy ñịnh trong hệ thống pháp
luật của các quốc gia. Khoản 1 ðiều 759 BLDS năm 2005 quy ñịnh: “Các quy
ñịnh của pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ñược áp dụng
ñối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ luật này có quy
ñịnh khác”.
Pháp luật quốc gia là toàn bộ hệ thống của pháp luật quốc gia, bao gồm tất
cả các hình thức nguồn có thể chứa ñựng bên trong hệ thống : văn bản, tập quán,
án lệ. Ở Việt Nam, các quy phạm pháp luật ñiều chỉnh quan hệ thừa kế theo
pháp luật có yếu tố nước ngoài không nằm trong một văn bản mà nằm rải rác ở
các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp năm 1992 của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , Bộ luật dân sự năm 2005, Luật hôn nhân
và gia ñình năm 2000 v.v…Trong ñó, Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguồn quan trọng nhất của tư pháp quốc tế nói
chung và quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nói riêng, bởi vì
nó quy ñịnh những nguyên tắc ñiều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu
tố nước ngoài. Những nguyên tắc ñó là: Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính ñáng
của người Việt Nam ñịnh cư ở nước ngoài (ðiều 75); Người nước ngoài cư trú ở
Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, ñược nhà nước bảo
hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính ñáng theo pháp luật Việt Nam
(ðiều 81) v.v…Những nguyên tắc ñiều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có
yếu tố nước ngoài nêu trong Hiến pháp ñược cụ thể hóa trong các văn bản luật
như: BLDS năm 2005, Luật hôn nhân và gia ñình năm 2000, Luật ñất ñai năm
2003 v.v… Ngoài các văn bản luật, những vấn ñề về quan hệ thừa kế theo pháp
luật có yếu tố nước ngoài còn ñược quy ñịnh trong các văn bản pháp quy dưới
luật như: Nghị ñịnh 138/2006/Nð-CP ngày 15 tháng 11 năm 2006, quy ñịnh chi
tiết thi hành các quy ñịnh của bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài; Nghị ñịnh số 51/2009/Nð-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 về việc thí ñiểm
cho tổ chức cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam v.v…
Pháp luật quốc gia là loại nguồn phổ biến và ñược áp dụng rất rộng rãi
trong tư pháp quốc tế (do số lượng ñiều ước quốc tế ñược ký kết còn giới hạn,


GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

17

SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
khác với pháp luật quốc gia có phạm vi bao quát rất rộng các lĩnh vực khác
nhau).
* ðiều ước quốc tế.
ðiều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các quốc gia và các chủ thể của luật
quốc tế trên cơ sở tự nguyện, bình ñẳng nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ
pháp lý quốc tế của các chủ thể. Trong ñiều kiện Việt Nam thúc ñẩy giao lưu
quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa v.v…thì vai trò của
ñiều ước quốc tế ngày càng ñược nâng cao và mang ý nghĩa thiết thực. Trong
quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, ñể ñiều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc
tế, hàng loạt các ñiều ước quốc tế song phương và ña phương ñã ñược ký kết.
Hiện nay, Việt Nam ñã ký kết và tham gia rất nhiều ñiều ước quốc tế cả về song
phương và ña phương nhằm ñiều chỉnh các mối quan hệ ña dạng của nước ta với
nước ngoài. Trong lĩnh vực thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, Việt
Nam cũng ñã ký kết một số ñiều ước quốc tế, mà cụ thể là các hiệp ñịnh tương
trợ tư pháp với các nước như: Hiệp ñịnh tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự
giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào (ký ngày 06 tháng 7 năm 1998); Hiệp ñịnh tương trợ tư pháp về
các vấn ñề về dân sự, gia ñình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Mông Cổ (ký ngày 13 tháng 6 năm 2002); Hiệp ñịnh tương trợ tư
pháp và pháp lý về các vấn ñề dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga (ký ngày 25 tháng 8 năm 1998); Hiệp ñịnh

tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn ñề dân sự và hình sự giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (ký
ngày 04 tháng 5 năm 2002) v.v…Hầu hết các hiệp ñịnh về tương trợ tư pháp mà
Việt Nam ñã ký kết có liên quan ñến lĩnh vực thừa kế cơ bản ñều quy ñịnh về
vấn ñề thừa kế có nội dung giống nhau, ñó là ñều phân chia di sản thừa kế thành
hai loại là ñộng sản và bất ñộng sản, tương ứng với từng loại di sản ñó sẽ xác
ñịnh pháp luật ñược áp dụng. Ví dụ: ðiều 39 Hiệp ñịnh tương trợ tư pháp và
pháp lý về các vấn ñề dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Liên bang Nga quy ñịnh:
“1. Quan hệ pháp luật về thừa kế ñộng sản do pháp luật của Bên ký kết mà
người ñể lại thừa kế là công dân vào thời ñiểm chết ñiều chỉnh;

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

18

SVTH: Phùng Văn ðịnh


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
2. Quan hệ pháp luật về thừa kế bất ñộng sản do pháp luật của Bên ký kết
nơi có bất ñộng sản ñiều chỉnh;
3. Việc phân biệt di sản là ñộng sản hay bất ñộng sản ñược xác ñịnh theo
pháp luật của Bên ký kết nơi có di sản ñó”. Trong Hiệp ñịnh tương trợ tư pháp
về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Công
hòa nhân dân Lào, ðiều 36 cũng quy ñịnh:
“1. Việc thừa kế ñộng sản ñược thực hiện theo pháp luật của Nước ký kết
mà người ñể lại di sản là công dân khi qua ñời;
2. Việc thừa kế bất ñộng sản ñược thực hiện theo pháp luật của Nước ký
kết nơi có di sản là bất ñộng sản;

3. Việc phân biệt di sản là ñộng sản hoặc bất ñộng sản tuân theo pháp luật
của Nước ký kết nơi có di sản”.
Xuất phát từ xu thế chung trong việc “ñơn giản hóa” và có thể nhanh
chóng tạo sự ñồng thuận giữa các quốc gia ký kết, trong thời gian gần ñây, các
hiệp ñịnh tương trợ tư pháp trong tư pháp quốc tế nói chung và trong quan hệ
thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nói riêng ñược xây dựng theo
hướng chỉ ñiều chỉnh các vấn ñề mang tính nguyên tắc, thủ tục trong hợp tác
tương trợ tư pháp và dẫn chiếu ñến pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung của
quốc gia cùng ký kết, chứ không ñề ra những quy phạm xung ñột thống nhất ñể
giải quyết xung ñột pháp luật và xung ñột thẩm quyền như các hiệp ñịnh tư pháp
giai ñoạn trước ñây.
1.4. Nguyên tắc giải quyết xung ñột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có
yếu tố nước ngoài
Như chúng ta ñã biết, do có sự quy ñịnh khác nhau giữa pháp luật các
nước về thừa kế dẫn ñến xung ñột pháp luật trong giải quyết các vụ việc về thừa
kế có yếu tố nước ngoài. Việc ñịnh hình hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết
với những vấn ñề của thừa kế theo pháp luật lại khá phức tạp vì những vấn ñề
này có thể liên quan ñến một vài hệ thống pháp luật khác nhau. Khi chọn hệ
thống pháp luật ñể ñiều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước
ngoài, chúng ta không nên bỏ qua ba yếu tố sau:
Thứ nhất, do có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của người ñể lại thừa
kế cho người còn sống, quan hệ thừa kế là một quan hệ tài sản và do ñó có quan
hệ với pháp luật nơi có tài sản.

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

19

SVTH: Phùng Văn ðịnh



Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
Thứ hai, do có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của người ñể lại thừa
kế cho người còn sống trên cơ sở huyết thống, quan hệ thừa kế là một quan hệ
nhân thân và do ñó có quan hệ với pháp luật nhân thân của người ñể lại thừa kế.
Thứ ba, khi chết, người ñể lại thừa kế có thể chưa chấm dứt các quan hệ
dân sự thiết lập với các ñối tác khác (người thứ ba), nhất là quan hệ dân sự hợp
ñồng và quan hệ dân sự ngoài hợp ñồng, do vậy quan hệ thừa kế theo pháp luật
cũng là quan hệ tài sản ñối với người thứ ba(6).
Dựa vào ba yếu tố trên chúng ta có thể xác ñịnh các nguyên tắc cơ bản sẽ
ñược áp dụng ñể giải quyết xung ñột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu
tố nước ngoài, bao gồm các nguyên tắc sau: Nguyên tắc luật quốc tịch, nguyên
tắc luật nơi cư trú, nguyên tắc luật tài sản (luật nơi có vật) và nguyên tắc luật
Tòa án.
1.4.1. Nguyên tắc luật quốc tịch
Về nguyên tắc, mỗi cá nhân ñều có mối quan hệ pháp lý mật thiết với một
Nhà nước, họ sẽ ñược hưởng những quyền và sự bảo hộ của quốc gia, cũng như
phải chịu những nghĩa vụ pháp lý mà quốc gia quy ñịnh. Nguyên tắc luật quốc
tịch ñược áp dụng phổ biến trong quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước
ngoài. Nguyên tắc này ñược áp dụng dựa vào dấu hiệu quốc tịch (cá nhân mang
quốc tịch của quốc gia nào thì sẽ chịu sự ñiều chỉnh của hệ thống pháp luật quốc
gia ñó). Theo nguyên tắc luật quốc tịch, khi xảy ra xung ñột pháp luật về thừa kế
theo pháp có yếu tố nước ngoài thì pháp luật ñược áp dụng ñể giải quyết xung
ñột là pháp luật của quốc gia nơi người ñể lại di sản thừa kế là công dân. Luật
quốc tịch là luật của nước mà ñương sự là công dân. Như vậy, nguyên tắc luật
quốc tịch chỉ ñược áp dụng trong trường hợp xác ñịnh ñược quốc tịch của người
ñể lại di sản. ðây là nguyên tắc ñược thừa nhận tại: An-ba-ni (trừ trường hợp
khi di sản là bất ñộng sản ở An-ba-ni), An-giê-ri, ðức (nhưng luật ðức có thể
ñược chọn ñể áp dụng khi di sản là bất ñộng sản ở ðức), Andora, Áo, Bun-ga-ri,
Cuba, Ai Cập, Tây-ban-nha, Phần Lan, Gha-na, Hy Lạp, Hung-ga-ri, In-ñô-nêxi-a, I-ran, Ý, Nhật, Gioóc-ña-ni, Li-băng, Ma-li, Ma-rốc, Mô-ri-ta-ni, Ni-giê-ria, Phi-líp-pin, Ba Lan, Bồ ðào Nha, Xê-nê-gan, Xlo-va-ki, Thụy ðiển, Xi-ri,

Tiệp Khắc, Thổ Nhĩ Kỳ (trừ trường hợp di sản là bất ñộng sản ở Thổ Nhĩ Kỳ),
(6)

ðỗ Văn ðại: Chọn luật ñể ñiều chỉnh thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, Tạp chí
nghiên cứu lập pháp số 7 năm 2003, tr.67.

GVHD: ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

20

SVTH: Phùng Văn ðịnh


×