Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

LUẬN văn LUẬT tư PHÁP tội VI PHẠM CHẾ độ một vợ một CHỒNG TRONG bộ LUẬT HÌNH sự năm 1999

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.16 KB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2006-2010
ĐỀ TÀI:

TỘI VI PHẠM CHẾ ĐỘ MỘT VỢ MỘT
CHỒNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 1999

Giảng viên hướng dẫn:
TS. PHẠM VĂN BEO
Bộ môn: Tư Pháp

Sinh viên thực hiện:
ĐỖ THỊ TUYẾT HẠNH
MSSV: 5062394
Lớp: Tư Pháp 3– K32

Cần Thơ, tháng 5 năm 2010


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................


MỤC LỤC
Lời nói đầu .................................................................................................................. 1
Chương 1


Lý luận chung về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng
1.1 Những vấn đề chung về tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ............... 4
1.1.1 Khái quát về tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.................................. 4
1.1.2 Các dấu hiệu cấu thành tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình................. 7
1.1.2.1 Dấu hiệu về mặt khách thể của tội phạm..................................................... 7
1.1.2.2 Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm.................................................. 8
1.1.2.3 Dấu hiệu về mặt chủ thể của tội phạm ........................................................ 8
1.1.2.4 Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm...................................................... 8
1.1.3 Đặc điểm chung của tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình .................... 9
1.1.3.1 Hành vi nguy hiểm cho xã hội..................................................................... 9
1.1.3.2 Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định
trong Bộ Luật hình sự .................................................................................10
1.1.3.3 Chủ thể của tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình............................10
1.1.3.4 Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có lỗi .........11
1.1.3.5 Khách thể của tội phạm ..............................................................................11
1.1.4 Một số điều cần lưu ý khi áp dụng tội xâm phạm
chế độ hôn nhân và gia đình .............................................................................11
1.1.5 Những điểm mới của tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
của Bộ Luật hình sự năm 1999 so với Bộ Luật hình sự năm 1985 ..................15
1.2 Những vấn đề chung về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng........................19
1.2.1 Khái niệm về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng .......................................19
1.2.2 Đặc điểm của tội vi phạm chế độ một vợ một chồng .......................................20
1.2.3 Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội vi phạm chế độ một vợ một chồng .........20
1.2.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội vi phạm chế độ một vợ một chồng ...............21
1.2.5 Lược sử phát triển của luật hình sự Việt Nam về tội
vi phạm chế độ một vợ một chồng ...................................................................22
1.2.5.1 Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng giai đoạn trước năm 1985 ............22
1.2.5.2 Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng từ năm 1985 đến nay....................23
1.2.6 Quy định tội vi phạm chế độ một vợ một chồng trong
Bộ Luật hình sự các nước ................................................................................25

1.2.6.1 Bộ Luật hình sự Nhật Bản ..........................................................................25


1.2.6.2 Bộ Luật hình Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ..........................................25
1.2.6.3 Bộ Luật hình sự Vương Quốc Thụy Điển ..................................................26
1.2.6.4 Bộ Luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa........................................27

Chương 2
Cơ sở pháp lý quy định về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng
trong Bộ luật hình sự năm 1999
2.1 Khái niệm về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng .........................................29
2.2 Dấu hiệu cấu thành tội phạm vi phạm chế độ một vợ một chồng....................30
2.2.1 Dấu hiệu về mặt khách thể của tội phạm..........................................................31
2.2.2 Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm.......................................................31
2.2.3 Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm...........................................................35
2.2.4 Dấu hiệu về mặt chủ thể của tội phạm .............................................................36
2.3 Những trường hợp phạm tội cụ thể ....................................................................37
2.3.1 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại
Khoản 1 Điều 147 Bộ Luật hình sự ................................................................. 37
2.3.2 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại
Khoản 2 Điều 147 Bộ Luật hình sự ................................................................38
2.4 Phân biệt tội vi phạm chế độ một vợ một chồng và hành vi ngoại tình.
Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng và hành vi
chung sống như vợ chồng.....................................................................................39
2.4.1 Phân biệt tội vi phạm chế độ một vợ một chồng và hành vi ngoại tình ...........39
2.4.2 Phân biệt tội vi phạm chế độ một vợ một chồng và hành vi
chung sống như vợ chồng.................................................................................40

Chương 3
Thực trạng về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng và

một số giải pháp cho tội phạm này
3.1 Thực trạng tội vi phạm chế độ một vợ một chồng ở Việt Nam ........................42
3.2 Những bất cập trong đấu tranh và phòng chống tội
vi phạm chế độ một vợ một chồng......................................................................48
3.2.1 Quy định pháp luật về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng ........................ 48
3.2.2 Khó khăn trong việc truy tìm bằng chứng phạm tội ........................................51


3.2.3 Thiếu tinh thần trách nhiệm của cán bộ hộ tịch................................................57
3.2.4 Ý thức pháp luật còn hạn chế, lạc hậu..............................................................61
3.3 Giải pháp để đấu tranh, phòng chống tội vi phạm
chế độ một vợ một chồng ....................................................................................70
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật......................................................................... 70
3.3.2 Giải pháp cho việc tìm chứng cứ..................................................................... 72
3.3.3 Nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ hộ tịch........................................... 73
3.3.4 Nâng cao ý thức pháp luật của người dân ....................................................... 76

Kết luận ..................................................................................................................... 80
Danh mục tài liệu tham khảo


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là một môi trường quen thuộc với hầu hết mọi người. Đó là lĩnh
vực mà ai cũng có thể tham gia với tư cách là người trong cuộc. Có thể nói gia
đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, vấn
đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm trọng yếu được cả giới hàn lâm và giới
chính trị quan tâm. Ở châu Á nói riêng, người ta nói nhiều đến gia đình, văn hoá
gia đình như một giải pháp để ngăn trở sự xâm lăng của văn hoá phương Tây. Và
không chỉ có thế, các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam đang trải nghiệm

trong một cuộc chuyển mình vĩ đại: thực hiện công nghiệp hoá - đô thị hoá với
quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng. Đồng thời với quá trình này ở Việt Nam là
sự chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường. Tất nhiên, những biến chuyển kinh
tế - xã hội mạnh mẽ đó không thể tác động sâu sắc đến gia đình, một thiết chế lâu
đời và bền vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi sự biến đổi của xã hội.
Hôn nhân một vợ một chồng là một vấn đề rất phức tạp nhưng là một mặt
rất quan trọng của Luật HN&GĐ cũng như luật hình sự. Lĩnh vực đó đã và đang
đòi hỏi phải được nghiên cứu, tìm hiểu nhiều hơn, cụ thể hơn, rõ ràng hơn ở
nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau, nhiều nhất là ở góc độ pháp lý. Xã hội
ngày càng phát triển, đời sống con người cũng theo đó có những ảnh hưởng cùng
với xã hội. Trong đó có những tác động tích cực và cũng có những tác động tiêu
cực. Do vậy, sự can thiệp của Luật trong các lĩnh vực của xã hội là hết sức cần
thiết và cấp bách mà trước tiên là trong lĩnh vực gia đình nhưng quan trọng nhất
là những quy định về chế độ một vợ một chồng. Bởi lẽ, gia đình là tế bào xã hội,
là cái nôi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách của con người. Từ đó, gia đình
chiếm một vị thế quan trọng trong xã hội cho nên Nhà nước ta luôn đề ra các chủ
trương, đường lối, chính sách, các quy định của pháp luật sao cho phù hợp, để
mỗi gia đình góp phần tạo nên một xã hội công bằng, văn minh, quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân đều được pháp luật quan tâm và bảo vệ.
Hôn nhân một vợ một chồng thể hiện sự bình đẳng của người nam và người
nữ trong xã hội. Đó được xem như là một nguyên tắc “bất di bất dịch”, là thước
đo, là chuẩn mực của xã hội phù hợp với đạo lý xã hội, truyền thống dân tộc.
Nhưng trên thực tế, dù Luật hình sự ra đời khá lâu và đã có quy định về vấn đề vi
phạm chế độ một vợ một chồng vẫn có những vi phạm. Chính vì thế, đã tạo nên
sự thôi thúc người viết tìm hiểu, nghiên cứu “Tội vi phạm chế độ một vợ một


chồng theo Bộ luật hình sự năm 1999” và chọn đây làm đề tài luận văn cho
mình.
2. Phạm vi nghiên cứu

Vì phạm vi của chương “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình”
trong BLHS năm 1999 tương đối nhiều và rộng có nhiều vấn đề được đề cập đến.
Vì thế, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này em chỉ nghiên cứu xoay quanh
một số vấn đề nổi trội, nóng bổng gây bức xúc trong dư luận xã hội hiện nay.
Đặc biệt trong đó “Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng” (Điều 147 BLHS
1999) đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm làm cho pháp luật và đạo đức được thực hành đầy đủ trong toàn xã
hội và trong mỗi gia đình, làm cho vợ chồng trong gia đình biết yêu thương nhau,
chung thủy với nhau. Đây cũng là hình ảnh của gia đình hạnh phúc mà mọi thời
đại đều hướng tới. Bên cạnh đó, sau khi nghiên cứu đề tài này ta thấy có nhiều
bất cập trong quy định của pháp luật, bên cạnh những sơ hở thì có những tình
huống thiếu sót mà nhà làm luật không liệu trước được. Từ thực tế nêu trên, có
thể giúp người làm luật có cái nhìn toàn diện hơn về thực tế khách quan của xã
hội, để pháp luật có được những quy định chặt chẽ và hiệu quả hơn trong thời
gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm hoàn thiện bài viết của mình, người viết đã vận dụng một số phương
pháp để làm công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu của mình như:
Phương pháp phân tích luật viết để tìm hiểu các quy định của pháp luật.
Phương pháp suy lý mạnh để khẳng định tính nguyên tắt trong Luật hình
sự.
Phương pháp chứng minh, so sánh, đối chiếu, vận dụng các quy định của
luật.
Phương pháp thu thập tài liệu và sử dụng các trang web, đồng thời vận
dụng các tài liệu, giáo trình, sách báo, các tài liệu của các nhà luật học, các bài
báo cáo và ý kiến chủ quan của bản thân.
5. Cơ cấu: Gồm 3 phần:
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Lý luận chung về các tội vi phạm chế độ một vợ một chồng.


Chương 2: Cơ sở pháp lý quy định về tội vi phạm chế độ một vợ một
chồng trong Luật hình sự năm 1999.
Chương 3: Thực trạng về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng và một số
giải pháp cho tội này.
KẾT LUẬN
Mặc dù người viết đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm và nghiên cứu
tài liệu có liên quan nhưng do kiến thức còn hạn chế, vì vậy khó tránh khỏi thiếu
sót và khiếm khuyết mong được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn
sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
Qua đây, người viết cũng xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm Văn Beo – Bộ
môn Tư pháp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để người viết có thể hoàn thành
luận văn này.


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI VI PHẠM CHẾ ĐỘ
MỘT VỢ MỘT CHỒNG
1.1 Những vấn đề chung về tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
1.1.1 Khái quát về tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Có thể nói trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều
vấn đề mới nảy sinh mang tính toàn cầu, nạn đói, dịch bệnh, thiên tai,… trong đó
vấn đề gia đình đang ngày càng trở thành mối quan tâm lớn của nhân loại.
Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vấn đề gia đình và đã lấy ngày
28/6/2001 là “Ngày gia đình Việt Nam”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh “phát huy những giá trị truyền
thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình
CNH – HĐH. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc và bền

vững thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi
trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo
tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp tạo nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Ngày 10/5/2005 Thủ tướng Chính phủ đã
ra Quyết định số 106/2005/QĐ - TTCP về việc phê duyệt chiến lược xây dựng
gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 khẳng định “gia đình là một trong
những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành
công của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.”
Như chúng ta đã biết gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt,
được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân và huyết
thống đồng thời gia đình cũng là “tế bào của xã hội”. Gia đình và xã hội có mối
quan hệ mật thiết, khăng khít, nó tác động qua lại với nhau. Vì vậy xã hội tốt sẽ


là cơ sở hình thành gia đình tốt. Mỗi gia đình hạnh phúc, hoà thuận sẽ tác động
tới cộng đồng, thúc đẩy xã hội vận động tạo ra sự biến đổi và phát triển.
Gia đình hạnh phúc không chỉ có sự “no ấm, bình đẳng, tiến bộ mà còn là
nơi hội tụ tổng thể những nét đẹp văn hoá của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội,
nó được thể hiện qua thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình, trong đó phải
đảm bảo các nguyên tắc: đối với người trên phải bộc lộ thái độ tôn kính, lễ độ,
khiêm tốn và quan tâm, chăm sóc, đối với người dưới phải biểu lộ thái độ thông
cảm, nhường nhịn, giúp đỡ, vị tha, đối với người cùng thế hệ phải hết sức tôn
trọng nhau, chân thành, bác ái. Trong quan hệ vợ chồng phải hoà thuận trên cơ sở
tình yêu thương chung thuỷ và sự hiểu biết lẫn nhau. Người chồng phải là trụ cột
vững chắc, là nơi nương tựa tin tưởng của vợ yếu con thơ, biết thương vợ, quý
con. Người vợ cần cù, chịu thương, chịu khó trong lao động, quán xuyến gia đình
tề gia nội trợ, thật thà, đoan trang, hiền dịu, biết nhường nhịn chồng con, biết
giáo dục con cái trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội.
Theo khoản 1, khoản 6, khoản 10 Điều 8 luật hôn nhân và gia đình năm
2000 quy định: “Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của

pháp luật về kết hôn, ly hôn, nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và
con, giữa các thành viên khác trong gia đình, cấp dưỡng, xác định cha, mẹ, con,
con nuôi, giám hộ, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những
vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và
chồng sau khi đã kế hôn. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do
hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuội dưỡng, làm phát sinh các
nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật HN&GĐ.”
Bảo vệ các nguyên tắc, chế độ HN&GĐ là chức năng cơ bản và là bộ phận
quan trọng của hoạt động quản lý xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Lĩnh
vực HN&GĐ là một trong những lĩnh vực rất riêng và đặc biệt, các quy phạm
xảy ra trong lĩnh vực này chủ yếu được xử lý bằng biện pháp thuyết phục, giáo
dục và phòng ngừa, xử phạt hành chính.
Các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được hiểu là các hành vi nguy hiểm cho
xã hội xâm phạm đến một nhóm các quan hệ xã hội cùng tính chất là các quan hệ
về HN&GĐ , về nghĩa vụ cấp dưỡng.
Biện pháp hình sự được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa giáo
dục, thuyết phục và cưỡng chế nhằm bảo đảm cho mọi hành vi xâm phạm
HN&GĐ phải được phát hiện nhanh chóng, kịp thời và xử lý nghiêm minh, chỉ
xử lý về hình sự những hành vi vi phạm này trong những trường hợp thật sự cần
thiết và khi các biện pháp giáo dục, phòng ngừa khác không đạt kết quả.


Gia đình dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, như Luật HN&GĐ Việt Nam đã
khẳng định là gia đình kiểu mới, trong đó mọi người phải có nghĩa vụ yêu
thương, giúp đỡ nhau cùng nhau tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng,
cùng nhau nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội.
Thực tiễn đấu tranh chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ cho thấy
những hành vi vi phạm luật HN&GĐ xảy ra một phần là do tàn dư tư tưởng
HN&GĐ phong kiến đã ăn sâu trong tiềm thức con người. Do đặc điểm như vậy
mà đường lối xử lý những hành vi vi phạm Luật HN&GĐ là kiên trì giáo dục và

thuyết phục tuân thủ pháp luật, kết hợp biện pháp giáo dục với biện pháp trừng
trị đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Tinh thần này được thể hiện
ở những đặc điểm chung của các tội phạm thuộc nhóm tội này như sau:
§ Các hành vi khách quan cấu thành các tội xâm phạm HN&GĐ nói chung
điều phải có những tình tiết nghiêm trọng như có hệ thống, dùng thủ đoạn thô
bạo, xáo nguyệt và kèm theo là dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị
xử phạt hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm.
§ Đối tượng được bảo vệ chủ yếu là phụ nữ và con cái mà quyền lợi của họ
bị các hành vi ảnh hưởng của tàn dư tư tưởng phong kiến trọng nam, khinh nữ và
gia trưởng xâm phạm.
§ Mức hình phạt quy định không cao. Cụ thể: mức hình phạt tối đa ở hầu
hết các tội chỉ đến ba năm tù ( trừ tội loạn luân có mức hình phạt tù tối đa là năm
năm).
Về tầm quan trọng của gia đình, Hồ Chủ Tịch đã nói: “ … Hạt nhân của xã
hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt
nhân cho tốt”.
Sau khi Cách Mạng tháng 8 thành công, nhà nước ta đã từng bước xóa bỏ
những tục lệ khắc khe đối với phụ nữ trong gia đình ( Sắc lệnh số 97 ngày 22
tháng 5 năm 1950 ) tiến đến xóa bỏ chế độ HN&GĐ phong kiến, lạc hậu, thiết
lập chế độ HN&GĐ mới, tiến bộ.
Luật HN&GĐ 2000 đã thay thế Luật năm 1986, với các nguyên tắc và nội
dung tiến bộ về cơ bản vẫn được giữ nguyên, đã quy định một cách đầy đủ và
toàn diện hơn về chế độ hôn nhân và gia đình mới. Việc công bố Bộ luật mới này
tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh cuộc vận động thực hiện chế độ HN&GĐ mới
trong cả nước. HN&GĐ là một nhóm quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh của rất
nhiều ngành luật. Luật HN&GĐ quy định về chế độ HN&GĐ, trách nhiệm của
công dân, Nhà nước và xã hội trong việc củng cố chế độ HN&GĐ Việt Nam.
Luật dân sự cũng điều chỉnh lĩnh vực HN&GĐ thông qua việc điều chỉnh quan



hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ, chồng và các thành viên khác trong gia
đình như giám hộ, đại diện, nuôi con nuôi, thừa kế, tài sản, quyền sở hữu... Luật
hình sự không quy định quyền và nghĩa vụ, nhân thân hay tài sản giữa vợ, chồng
và các thành viên khác trong gia đình mà chỉ bảo vệ quan hệ nhân thân và quan
hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình thông qua việc quy định một loạt
các hành vi bị coi là tội phạm và hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ
nguy hiểm của hành vi đó như: tội vi phạm chế độ một vợ một chồng, tội cưỡng
ép kết hôn, tội từ chối hoặc tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng...
Thực hiện chế độ HN&GĐ mới là một bộ phận quan trọng của cuộc cách
mạng văn hóa và tư tưởng có tính chất phức tạp. Nó đòi hỏi phải tuyên truyền,
vận động thường xuyên, liên tục, sâu rộng, để động viên dư luận xã hôi lên án
các hủ tục và để mọi người hiểu rõ mà tự giác thi hành pháp luật và tham gia
chống các vi phạm. Các đoàn thể nhân dân nhất là các tổ chức thanh niên và phụ
nữ giữ vai trò quan trọng và hàng đầu trong cuộc vận động này.
Trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật này các biện pháp hành
chính, dân sự là chủ yếu nhằm phân rõ phải, trái, phê phán sửa chữa các vi phạm,
hàn gắn, cải thiện các quan hệ bị xâm phạm. Các biện pháp hình sự cũng là cần
thiết đối với số ít trường hợp vi phạm nghiêm trọng, nhằm đấu tranh kiên quyết
chống lại thái độ cố tình coi thường pháp luật, hổ trợ việc thi hành pháp luật,
nhưng cũng trên tinh thần lấy giáo dục làm chính và có cân nhắc ý kiến của
người trong cuộc.
Bộ luật hình sự đã quy định hàng loạt các hành vi vi phạm HN&GĐ bị xem
là tội phạm và quy định hình phạt đối với hành vi đó. Việc tội phạm hóa hành vi
xâm phạm “chế độ hôn nhân và gia đình” thể hiện thái độ nghiêm khắc của Đảng
và nhà nước ta đối với các hành vi xâm phạm này không như pháp luật hình sự
thời phong kiến, điều chỉnh cả những quan hệ gia đình mà lẽ ra chỉ xâm phạm
đến đạo đức như: để tang, con chồng lấy mẹ kế (khi chồng đã chết), rủa mắng
ông bà, cha mẹ … pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành không can thiệp quá
đáng vào “nội bộ” gia đình của từng cá nhân. Những hành vi “vi phạm” các
nguyên tắc đạo đức, truyền thống … không nghiêm trọng thì Luật hình sự không

điều chỉnh, những hành vi xâm phạm “chế độ hôn nhân và gia đình” rõ ràng là
nghiêm trọng và có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của những thành
viên trong gia đình, trong quan hệ hôn nhân, có thể gây ảnh hưởng đến trật tự an
toàn xã hội, sự phát triển lành mạnh của xã hội thì Luật hình sự điều chỉnh.
Do tầm quan trọng đặc biệt như vậy nên để bảo vệ cuộc sống gia đình
BLHS năm 1999 đã dành hẳn một chương, đó là chương XV, gồm 7 Điều (từ


Điều 146 đến Điều 152). Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn đấu tranh phòng và
chống tội phạm, BLHS năm1999 đã bổ sung hai tội danh mới, đó là tội đăng ký
kết hôn trái pháp luật (Điều 149) và tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp
dưỡng (Điều 152). Vậy, các tội xâm phạm HN&GĐ là những hành vi nguy hiểm
cho xã hội, có lỗi, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ phát
sinh trong cuộc sống gia đình.
1.1.2 Các dấu hiệu cấu thành tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia
đình
1.1.2.1 Dấu hiệu về mặt khách thể của tội phạm
Các tội phạm này không chỉ xâm phạm đến chế độ HN&GĐ nói chung, mà
trong một số trường hợp còn trực tiếp gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm của con người. Ngoài ra, các tội này xâm phạm đến: các điều kiện
kết hôn, đến sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước có chức vụ, nhiệm
vụ trong việc đăng ký kết hôn. Việc quy định các tội xâm phạm đến chế độ
HN&GĐ tự nguyện, tiến bộ mà còn bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm và các quyền lợi hợp pháp khác của công dân.
1.1.2.2 Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của đa số các tội phạm quy định trong chương XV BLHS
được
thể hiện cả dạng hoạt động và không hoạt động. Một số tội phạm chỉ có thể được
thực hiện ở dạng hoạt động như tội vi phạm chế độ một vợ một chồng, tội tổ
chức tảo hôn, tội tảo hôn, tội đăng ký kết hôn trái pháp luật, tội loạn luân, tội

ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, con cháu, người có công nuôi dưỡng…
Đa số các tội trong chương này quy định dấu hiệu gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính (hoặc đã bị xử lý kỷ luật) về hành vi này mà
còn vi phạm là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này (Điều 146, Điều
147, Điều 148, Điều 149, Điều 151, Điều 152)
Hành vi khách quan của các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ có khác nhau
về hình thức thể hiện, nhưng điều có cùng tính chất gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại trực tiếp cho các quan hệ HN&GĐ mới, tiến bộ xã hội chủ nghĩa.
1.1.2.3 Dấu hiệu về mặt chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội quy định ở chương XV BLHS là những người đạt một độ
tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự. Một số tội trong chương này
thuộc nhóm tội có chủ thể đặc biệt: đó có thể là những người có quan hệ huyết
thống như ông bà, cha mẹ, con cháu hoặc những người có chức quyền mà người


bị hại lệ thuộc như thủ trưởng cơ quan, cha, người có công nuôi dưỡng… như tội
loạn luân hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Bên cạnh đó, chủ thể tội phạm của chương này còn có thể là những người
khác không cần phải có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt như đã nêu, miễn là họ có
đủ năng lực Nhưng trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định như: tội
cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; tội tổ chức tảo
hôn,… thực tiễn xét xử cho thấy đa số họ lại là những người có mối quan hệ gia
đình hoặc họ giữ vai trò nhất định trong họ hàng, dòng tộc của nạn nhân.
1.1.2.4 Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của các tội phạm được quy định trong chương này đều được
thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích, động cơ phạm tội rất đa dạng nhưng không phải
là là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của các tội này. Người phạm tội nhận
thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, là trái pháp luật nhưng vẫn
làm.
Hình phạt của mỗi tội phạm được quy định trong từng điều luật . Nhìn

chung, đây là những tội ít nghiêm trọng có khung hình phạt thấp, mức cao nhất
của khung hình phạt đối với hầu hết những tội này là từ ba năm tù trở xuống, chỉ
có tội loạn luân Điều 150 BLHS là tội nghiêm trọng, có khung hình phạt đến năm
năm tù (ngoài ra còn có hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ
một đến năm năm).
1.1.3 Đặc điểm chung của tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Các tội xâm phạm HN&GĐ là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý, xâm phạm đến toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly
hôn, nghĩa vụ và quyền lợi của vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành
viên khác trong gia đình, cấp dưỡng, xác định cha, mẹ, con nuôi, giám hộ, quan
hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến
HN&GĐ.
1.1.3.1 Hành vi nguy hiểm cho xã hội
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt
hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Quan hệ hình sự
được pháp luật bảo vệ trong các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
chính là chế độ HN&GĐ. Chế độ này được quy định trong Hiến Pháp và các văn
bản pháp luật. Điều 64 Hiến Pháp năm 1992 quy định: “ Gia đình là tế bào của
xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự
nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm


nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận và chăm sóc ông
bà, cha mẹ. à nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xủ giữa các
con”. Bộ luật dân sự quy định về thừa kế cũng đã dành một phần (phần thứ tư),
trong đó quy định quyền thừa kế của những người trong gia đình. Đặc biệt, Luật
HN&GĐ năm 2000 quy định đầy đủ và rất chi tiết về chế độ hôn nhân và gia
đình. Ngoài ra, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối
cao, Bộ tư pháp còn nhiều văn bản hướng dẫn và thi hành bộ luật dân sự về thừa

kế, Luật hôn nhân gia đình…
Tóm lại, chế độ HN&GĐ được quy định khá đầy đủ trong hệ thống pháp
luật nước ta. Mặt khác, thực tiễn xét xử về các quan hệ hôn nhân gia đình theo
thủ tục giải quyết các vụ án dân sự mấy chục năm qua đã tổng kết được nhiều
kinh nghiệm. Tuy nhiên, với các hành vi xâm phạm chế độ HN&GĐ phải xử lý
hình sự lại rất ít, chủ yếu chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi
phạm chế độ một vợ một chồng, hành vi loạn luân, hành vi ngược đãi, hành hạ
cha mẹ, con cái. Đối với các hành vi khác chủ yếu được xử lý bằng các biện pháp
giáo dục, xử phạt hành chính hoặc giải quyết bằng một vụ kiện HN&GĐ.
Việc đánh giá hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội tới mức bị coi
là tội phạm khi xâm phạm chế độ HN&GĐ phụ thuộc vào tình hình phát triển
của xã hội và yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Nếu trước đây hành vi
cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân tự do tiến bộ, hành vi vi phạm chế độ một vợ
một chồng, hành vi tổ chức tảo hôn, hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha
mẹ, vợ chồng, con cái chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chưa xử phạt hành
chính cũng đã bị coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, thì nay BLHS năm 1999
quy định hành vi trên đã bị xử lý kỉ luật hoặc xử phạt hành chính mà còn vi phạm
hoặc gây hâu quả nghiêm trọng mới là hành vi nguy hiểm cho xã hội và được coi
là hành vi phạm tội. Ngược lại, có hành vi trước đây chưa được coi là nguy hiểm
cho xã hội, nhưng nay coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội và được coi là tội
phạm như: Đăng kí kết hôn trái pháp luật, hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa
vụ cấp dưỡng.
1.1.3.2 Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong Bộ luật
hình sự.
Đặc điểm này hoàn toàn giống với các tội phạm khác. Đây cũng là nguyên
tắc cơ bản của pháp luật hình sự nước ta cũng như một số nước khác trên thế
giới. Tuy nhiên, khi nghiên cứu điểm này của các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
không chỉ căn cứ vào quy định chương XV Bộ luật hình sự mà còn phải nghiên
cứu các quy định về chế định hôn nhân và gia đình trong các văn bản pháp luật



khác, trên cơ sở đó mà xác định hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
đã cấu thành tội phạm chưa như: Bộ luật hình sự, Luật hôn nhân và gia đình, các
văn bản hướng dẫn và thi hành Luật HN&GĐ.
1.1.3.3 Chủ thể của tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
Chủ thể của tội phạm nói chung và chủ thể của các tội xâm phạm chế độ
HN&GĐ nói riêng là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng
không phải ai thực hiện hành vi xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
cũng đều là chủ thể của tội phạm này, mà chỉ những người có năng lực trách
nhiệm hình sự mới là chủ thể của tội phạm.
Đối với các tội xâm phạm HN&GĐ, người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ
thể của tội phạm này, vì tất cả các tội phạm quy định tại chương XV không có tội
nào là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, hầu hết là tội ít nghiêm
trọng, chỉ có một tội nghiêm trọng đó là tội loạn luân (Điều 150).
Trong một số trường hợp chỉ một hoặc một số người mới là chủ thể của tội
phạm mà ta gọi đó là chủ thể đặc biệt. Đối với các tội xâm phạm chế độ hôn
nhân và gia đình thì chỉ có một trường hợp là chủ thể đăc biệt, đó là tội đăng kí
kết hôn trái pháp luật. Chỉ có người có trách nhiệm trong việc đăng kí kết hôn
mới là chủ thể của tội phạm này.

1.1.3.4 Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có
lỗi.
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội
và hậu quả của hành vi đó dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.1
Đối với các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đều được thực hiện với lỗi cố ý,
nếu vô ý xâm phạm chế độ HN&GĐ thì không cấu thành tội xâm phạm chế
HN&GĐ.
1.1.3.5 Khách thể của tội phạm.
Khách thể của tội phạm là tổng hợp tất cả các quan hệ xã hội bị xâm phạm
mà các quan hệ xã hội đó được BLHS bảo vệ.2

Khách thể của tội xâm phạm chế độ HN&GĐ là toàn bộ những quy định
của pháp luật về kết hôn, ly hôn, nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng giữa cha
mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, cấp dưỡng, xác định cha mẹ,
1
2

TS. Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự (phần chung), trang 80
TS. Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự (phần chung), trang 59


con, con nuôi, giám hộ, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và
những vấn đề khác liên quan đến HN&GĐ.
1.1.4 Một số điều cần lưu ý khi áp dụng tội xâm phạm chế độ hôn nhân
và gia đình
Để có sự thống nhất về nhận thức và áp dụng pháp luật trong công tác điều
tra, truy tố và xét xử các hành vi phạm tội thuộc Chương XV – Các tội xâm phạm
chế độ hôn nhân và gia đình trong BLHS năm 1999, Tòa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông
tư liên tịch số 01/TTLT ngày 25 tháng 09 năm 2001, hướng dẫn một số điểm
trong chương “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình”. Từ đó, ta có thể
rút ra một số điểm lưu ý như sau:
Thứ nhất, về tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi
phạm” trong cấu thành tội phạm đối với các tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở
hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146 BLHS 1999); tội vi phạm chế độ một vợ
một chồng (Điều 147 BLHS 1999); tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn (Điều 148
BLHS 1999); tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu,
người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151 BLHS 1999); tội từ chối hoặc trốn
tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152 BLHS 1999) cần chú ý bị coi là “đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”
@ Nếu trước đó người nào đã bị xử phạt hành chính về một trong những

hành vi được liệt kê trong một điều luật nói trên, nhưng chưa hết thời hạn để
được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính mà lại thực hiện chính hành vi đó.
Ví Dụ: Trước đó A bị xử phạt hành chính về hành vi cưỡng ép kết hôn,
chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính mà lại thực hiện
hành vi cưỡng ép kết hôn….
@ Thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong điều luật tương
ứng đó.
Ví Dụ: Trước đó A bị xử phạt hành chính về hành vi cưỡng ép kết hôn,
chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính mà lại thực hiện
hành vi cản trở
hôn nhân tự nguyện, tiến bộ…
Hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính là hết thời hạn do
pháp luật xử phạt vi phạm hành chính quy định. Như vậy, nếu quá một năm, kể
từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành


quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm
hành chính.3
Thứ hai, trong Thông tư này cũng đã hướng dẫn cụ thể các quy định trong
từng điều luật tại chương này bằng việc giải thích các cụm từ, các biểu hiện của
hành vi khách quan trong các cấu thành tội phạm, chủ thể của tội phạm, đối
tượng bị xâm hại, điều kiện để một người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội phạm đó v.v… Tuy nhiên, đối với từng tội phạm cụ thể, chúng ta cần lưu ý
một số vấn đề sau:
· Về hành vi dùng “thủ đoạn khác” trong tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở
hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146) cần được hiểu là buộc một bên hoặc cả
hai bên đi xa nhằm chia rẽ họ, bắt cóc người không muốn lấy mình làm vợ hoặc
làm chồng để buộc họ kết hôn trái ý muốn; một bên gia đình tiến hành dựng vợ,
gả chồng cho người thân của mình với người khác trái ý muốn của người đó

nhằm chia rẽ người thân đó với người mà họ tự nguyện kết hôn v.v…
· Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 147) là hành vi “chung
sống như vợ chồng” cần được hiểu là người đang có vợ, có chồng chung sống
với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà lại chung sống với người
mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công
khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ
chồng thường được minh chứng bằng việc có con chung, được xã hội và hàng
xóm chung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình, cơ quan,
đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó… Ngoài ra, cũng cần lưu ý
là trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tiêu hủy việc kết hôn hoặc buộc
phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng
mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo khoản 2 Điều 147 BLHS mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về
tội không chấp hành án theo Điều 304 BLHS năm 1999.
Tinh thần của nguyên tắc một vợ một chồng là chống lại việc lấy nhiều vợ
cũng như lấy nhiều chồng nhưng chủ yếu là chống lại chế độ đa thuê – biểu hiện
đặc trưng của chế độ phong kiến, trọng nam khinh nữ mà việc lấy vợ lẽ là một
tàn tích thường gặp trong thực tế. Cho nên việc xử lý hình sự chủ yếu cũng nhằm
vào các trường hợp đàn ông lấy nhiều vợ hoặc đã bị xử về mặt dân sự (xử tiêu

3

Mục 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC


hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống) mà vẫn cố tình không chịu chấp
hành, gây ảnh hưởng xấu đến việc thi hành Luật HN&GĐ.
Người phụ nữ, vì một lý do nào đó mà thuận tình làm vợ lẽ, thực chất là
nạn nhân và chính là đối tượng được giải phóng cho nên đối với trường hợp này
theo thực tiễn xét xử, chỉ cần xử lý hình sự khi người phụ nữ do vị kỹ mà có ác

tâm phá hoại hạnh phúc gia đình người vợ chính thức, tức là có ác tâm tranh,
cướp chồng người khác (như kích động người đàn ông, gây chia rẽ, hành hạ
người vợ chính thức…)
· Về Tội tảo hôn (Điều 148) thì điều kiện để một người có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự khi có đầy đủ các dấu hiệu sau đây:
- Người vi phạm cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người
chưa đến tuổi kết hôn.
- Đã có quyết định của Tòa án buộc chấm dứt quan hệ đó.
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
· Về Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật (Điều 149) thì chủ thể là người có
trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn, cụ thể là:
- Người đại diện chính quyền hoặc người đại diện của cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ta ở nước ngoài có thẩm quyền ký giấy
chứng nhận kết hôn;
- Cán bộ hộ tịch làm thủ tục đăng ký kết hôn ở UBND xã, phường, thị trấn
hoặc cán bộ của Sở Tư pháp đối với trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước
ngoài;
- Cán bộ làm thủ tục đăng ký kết hôn ở các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
· Để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội loạn luân (Điều 150) cần phải
xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc
cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Trong trường hợp
tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi
đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội giao cấu với trẻ em (điểm c khoản 2 Điều 115 BLHS năm 1999). Ngoài ra,
trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn
khác, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 111 BLHS năm 1999) hoặc tội

hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 112 BLHS năm 1999). Nếu hành vi loạn


luân kèm theo dấu hiệu quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao
cấu, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 113 BLHS năm 1999) hoặc tội
cưỡng dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 114 BLHS năm 1999). Trong mọi
trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì
người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 112 BLHS năm 1999).
· Về Tội ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người
có công nuôi dưỡng mình (Điều 151) thì một người có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự khi có hành vi khách quan thuộc một trong hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, người đó có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà,
cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả
nghiêm trọng tức là làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn luôn bị giày vò về
mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích,
tổn hại đến sức khỏe. Hậu quả thương tích hay tổn hại đến sức khỏe là do lỗi vô
ý; nếu dẫn đến chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm
chết người (Điều 98 BLHS năm 1999). Trong trường hợp gây thương tích, tổn
hại sức khỏe hoặc chết người xảy ra do lỗi cố ý, thì tùy trường hợp cụ thể mà bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản tương ứng của Điều 104 về tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (thương tích hoặc tổn
hại sức khỏe từ 11% trở lên) hoặc về tội giết người – Điều 93. Nếu làm cho nạn
nhân bị uất ức mà tự sát, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội bức tử
theo Điều 100 BLHS năm 1999.
Trường hợp thứ hai, người đó có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà,
cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình mặc dù không gây
hậu quả nghiêm trọng nhưng đã bị cơ quan Nhà nước hoặc cấp có thẩm quyền xử
phạt hành chính về hành vi này 4 mà còn vi phạm, tức là vẫn tiếp tục ngược đãi

hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng
mình.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý là, chỉ những trường hợp hành hạ, ngược đãi các
đối tượng nêu trên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này. Nếu
hành vi hành hạ, ngược đãi được thực hiện đối với người không thuộc những đối
tượng nêu trên, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “hành hạ người khác”
theo Điều 110 BLHS năm 1999. Trường hợp hành vi hành hạ, ngược đãi chỉ là
thủ đoạn của tội “Cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ” thì


bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ” theo quy định tại Điều 146 BLHS năm 1999.
· Về chủ thể của Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều
152) là người có nghĩa vụ, trách nhiệm cấp dưỡng cho người khác theo quy định
của pháp luật (có thể là cha mẹ đối với con nhỏ, con đối với cha mẹ già yếu, giữa
vợ và chồng sau khi ly hôn…) được quy định tại Chương VI Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000, đồng thời người đó có khả năng về kinh tế (khả năng toàn
không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ này (ví dụ bản thân họ cũng không
kiếm ra tiền để đủ nuôi sống mình) thì họ cũng không phạm để thực tội v.v….
Trên thực tế, phải chứng minh được rằng người được yêu cầu có đủ điều kiện
thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (dựa vào căn cứ nào đó như: tài sản hay
mức thu nhập bình quân hàng tháng) mà họ cố ý từ chối hoặc trốn tránh thì mới
phạm tội. Trong trường hợp mặc dù có yêu cầu cấp dưỡng và thực tế do không
được cấp dưỡng nên đã xảy ra hậu quả nghiêm trọng nhưng lại cũng chứng minh
được rằng bản thân người được yêu cầu hoàn toàn không có khả năng thực hiện
thì cũng không cấu thành tội này.
Mặt khác, cần phân biệt tội phạm này với Tội không chấp hành án (Điều
304). Theo đó, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm này cần lưu ý
nếu đã có bản án, quyết định của Tòa án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải
thực hiện nghĩa vụ của mình mà người đó vẫn cố tình không chấp hành, mặc dù

đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo Điều 304 BLHS năm 1999 về tội không chấp hành án.
Tóm lại: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong BLHS năm
1999 đã và đang góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia
đình mới, dân chủ, bình đẳng, tiến bộ, đồng thời xây dựng các chuẩn mực pháp
lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các thành viên trong gia đình, xử lý kịp thời, công minh các hành
vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
1.1.5 Những điểm mới của tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
của Bộ luật hình sự năm 1999 so với Bộ luật hình sự năm 1985
Trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm nói chung, các tội xâm
phạm chế độ hôn nhân và gia đình nói riêng, cũng như bảo vệ, giữ gìn, phát huy
truyền thống và những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, đồng thời bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình nhằm xây dựng gia
đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, dân chủ và hạnh phúc, Chương XV trong BLHS
Việt Nam năm 1999 quy định về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình


đã có một số điểm mới sửa đổi, bổ sung so với BLHS năm 1985 cũng quy định
về vấn đề này. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, điểm mới cơ bản
Trong chương này là việc BLHS năm 1999 đã có sự điều chỉnh phạm vi
bảo vệ
chế độ hôn nhân và gia đình theo hướng thu hẹp lại – có nghĩa chương XV
chỉ bao gồm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, còn các tội phạm đối
với người chưa thành niên (đặc biệt là trẻ em) được chuyển sang các chương
khác phù hợp hơn. Cụ thể, Tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em được
chuyển sang Chương XII – Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người (Điều 120); Tội dụ dỗ hoặc chứa chấp người chưa thành
niên phạm pháp được chuyển sang chương XIX – Các tội xâm phạm an toàn

công cộng, trật tự công cộng (Điều 252) để phù hợp với yêu cầu thực tiễn đấu
tranh phòng và chống tội phạm, về khách thể bị xâm hại, về đường lối xử lý đối
với các hành vi phạm tội, cũng như đảm bảo sự hợp lý về kỹ thuật lập pháp và
tính logic của BLHS năm 1999.
Thứ hai, Bộ luật hình sự năm 1999 đã bổ sung, sửa đổi cấu thành một số
tội phạm theo hướng giảm bớt khả năng xử lý hình sự
v Chương XV – BLHS năm 1999 còn bổ sung, sửa đổi cấu thành một số
tội phạm theo hướng hạn chế bớt khả năng xử lý hình sự đối với các loại tội này.
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình – lĩnh vực riêng tư và đặc biệt, thì chủ yếu
là áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và xử lý hành chính để giải quyết.
Chỉ xử lý bằng biện pháp hình sự trong những trường hợp thật cần thiết khi mà
các biện pháp giáo dục, phòng ngừa, xử lý hành chính không có hiệu quả và khả
năng ngăn chặn. Trong chương XV này, một số tội phạm được sửa đổi, bổ sung
bao gồm bốn tội: Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
(Điều 146); Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 147); Tội tổ chức tảo
hôn, tội tảo hôn (Điều 148) và Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151).
Như vậy, BLHS 1999 đã quy định rõ và chi tiết hơn, đặc biệt hầu hết các
tội xâm phạm chế độ HN&GĐ quy định trong BLHS năm 1999 (trừ tội loạn
luân) đều có yếu tố xác định ranh giới giữa những hành vi tội phạm với hành vi
chỉ bị xử phạt hành chính. Các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ hầu như không
quy định hình phạt bổ sung (trừ tội đăng ký kết hôn trái pháp luật). Đây là điểm
mới cơ bản so với BLHS 1985 quy định về các tội phạm này. Tên tội danh, các
khái niệm, các thuật ngữ cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn


xét xử, phù hợp với tình hình thực tế, xã hội nước ta và quy định của các ngành
luật khác.
Về kỹ thuật lập pháp trong Chương này, khác với BLHS năm 1985, BLHS
năm 1999 quy định hình phạt bổ sung ngay trong từng điều luật. Việc quy định

như vậy đã tạo thuận lợi cho việc áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm
tội, tránh việc bỏ quên không áp dụng hoặc áp dụng không chính xác hình phạt
bổ sung đối với người phạm tội.
Thứ ba, BLHS 1999 đã bổ sung thêm hai tội nữa: Tội đăng ký kết hôn trái
phép (Điều 149) và tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152)
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm nói
chung, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình nói riêng, Chương XV –
BLHS năm 1999 cũng đã bổ sung thêm hai tội danh mới, đó là Tội đăng ký kết
hôn trái pháp luật (Điều 149) và Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
(Điều 152).
Điều 149 BLHS năm 1999 quy định:
“Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ là người xin
đăng ký không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ
luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Người phạm tội còn có thể bị
cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
Tội đăng ký kết hôn trái pháp mới được bổ sung nhằm mục đích để ngăn
ngừa và trừng trị những hành vi của người có trách nhiệm trong việc đăng ký kết
hôn đã biết rõ người đi đăng ký không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho
người đó. Việc xử lý hình sự hành vi này góp phần bảo đảm tốt thi hành luật hôn
nhân và gia đình. Đồng thời đề cao trách nhiệm cán bộ hộ tịch ở Ủy Ban Nhân
Dân xã, phường, thị trấn. Tinh thần chung là chỉ xử lý hình sự khi đã áp dụng các
biện pháp hành chính, kỷ luật mà người vi phạm vẫn không chụi sữa chữa lỗi lầm
của mình, tiếp tục vi phạm. Trên tinh thần đó, BLHS quy định một cách chặt chẽ
một mặt để hạn chế việc xử lý hình sự tràn lan, nhưng mặt khác cũng đảm bảo cơ
sở pháp lý để xử lý khi cần thiết.
Điều kiện cần và đủ để cấu thành tội phạm này
Về chủ thể: phải là người có trách nhiệm đăng ký kết hôn ở các Ủy Ban
Nhân Dân xã, phường, thị trấn.
Về ý thức chủ quan: người phạm tội phải biết rõ là người xin đi đăng ký

kết hôn hoàn toàn không đủ điều kiện theo luật định.


Về mặt khách quan: Đăng ký kết hôn cho người không đủ điều kiện theo
luật định mặt dù trước đó đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này, nếu như vi phạm lần
đầu thì không bị xử lý hình sự mà bị xử lú bằng các biện pháp khác: hành chính,
kỷ luật…
Về chính sách xử lý: Đối với hành vi vi phạm này trước hết là bị xử lý kỷ
luật hành chính, chỉ sau khi người vi phạm đã bị kỷ luật mà vẫn không chịu sữa
chữa lỗi lầm thì mới bị xử lý hình sự và mức hình phạt cũng vừa phải – phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ liên quan đén
việc đăng ký kết hôn từ một đến năm năm.
Điều 152 BLHS năm 1999 quy định:
“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện
việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của
pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không
giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”
Tương tự như vậy, việc bổ sung tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp
dưỡng vào BLHS năm 1999 cũng có vai trò quan trọng nhằm đề cao, giáo dục
các thành viên trong gia đình Việt Nam về các chuẩn mực, giá trị đạo đức. Trong
điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, khi mà đạo đức xã hội bị xói mòn, xuống
cấp, truyền thống gia đình Việt Nam đang có nguy cơ dần bị phá vỡ, thì tình
thương yêu, đùm bọc lẫn nhau trong gia đình đang dần bị giảm sút, thậm chí xảy
ra tình trạng chém, giết lẫn nhau để tranh giành tài sản, đất đai… Điều đó đã ít
nhiều dẫn đến sự thờ ơ, lãnh đạm, thiếu quan tâm đối với người trong gia đình,
nhất là bố mẹ đối với con nhỏ, con đối với bố mẹ già không có khả năng lao
động… Trong điều kiện đó, việc bổ sung điều luật này vào trong Bộ luật hình sự
năm 1999 là nhằm trừng trị những người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo pháp luật

mà cố tình không thực hiện nghĩa vụ này, gây hậu quả nghiêm trọng như: làm
cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức
khỏe hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác … Tội phạm mới này được được xây
dựng một cách chặt chẽ về cấu thành. Mặt khác, việc bổ sung tội danh này còn
phù hợp với Luật hôn nhân và gia đình nước ta năm 1986 (và năm 2000) cũng đã
quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong các gia đình.
Điều kiện cần và đủ để cấu thành tội phạm
Về chủ thể : có hai điều kiện:


ü Người phạm tội có nghĩa vụ cấp dưỡng theo pháp luật như: bố mẹ
đối với con nhỏ, con cái đối với cha mẹ già yếu, không nơi nương tựa…
ü Người đó phải có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Về hành vi: Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng với điều kiện:
ü Người vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi
phạm, tức là tái phạm việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.
ü Tuy vi phạm lần đầu nhưng hành vi từ chối hoặc trốn tránh đó gây ra
hậu quả nghiêm trọng đối với người mà mình phải cấp dưỡng.
Về chính sách xử lý: Đây là một tội mới, trước đây vấn đề này được giải
quyết bằng pháp luật dân sự, nay được nâng lên để xử lý bằng biện pháp hình sự,
nhưng chủ yếu vẫn mang tính răng đe, giáo dục vì thế hình phạt cũng có mức độ
- cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến
hai năm.
Như chúng ta đã biết, lĩnh vực hôn nhân và gia đình là một trong những
lĩnh vực rất riêng và đặc biệt, và các quy phạm xảy ra trong lĩnh vực này chủ yếu
được xử lý bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, phòng ngừa và xử phạt hành
chính. Chỉ xử lý hành vi vi phạm bằng biện pháp hình sự khi thật sự cần thiết và
khi các biện pháp giáo dục phòng ngừa khác không đạt kết quả.
Như vậy, đấu tranh chống các hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia
đình mới thực chất là cuộc đấu tranh chống các tàn dư, hủ tục, tập quán của chế

độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu. Nó đòi hỏi phải thường xuyên tuyên
truyền, vận động sâu rộng để động viên dư luận xã hội lên án các hủ tục, tập quán
lạc hậu đó và làm cho mọi người hiểu rõ và tự giác thi hành pháp luật, tham gia
vào việc đấu tranh để thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ
nghĩa theo phương châm: “kiên trì, giáo dục, thuyết phục tuân thủ pháp luật là
chủ yếu”, kết hợp với biện pháp giáo dục với các biện pháp cưỡng chế như
cưỡng chế hành chính, dân sự, kỷ luật để đấu tranh chống các vi phạm. Các biện
pháp hình sự cũng cần thiết phải áp dụng đối với những hành vi vi phạm nghiêm
trọng, cố tình coi thường pháp luật để hổ trợ cho cuộc đấu tranh này. Trong việc
xử lý phải chiếu cố đến trình độ giác ngộ và tập quán sinh hoạt của nhân dân các
dân tộc. Đối tượng được bảo vệ chủ yếu là phụ nữ và con cái mà quyền lợi của
họ bị tàn dư của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu xâm phạm. Do
tính chất của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình, nên mức hình phạt luật
hình sự quy định áp dụng đối với các tội này không nghiêm khắc lắm.
1.2 Những vấn đề chung về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng
1.2.1 Khái niệm tội vi phạm chế độ một vợ một chồng


×