Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

LUẬN văn sư PHẠM vật lý sử dụng mindgenius education xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học vật lý 12 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.23 MB, 162 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN VẬT LÝ
-----  -----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP VẬT LÝ
Đề tài: “Sử dụng MindGenius Education xây dựng sơ đồ
tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12 nâng cao”.

GVHD: Vương Tấn Sĩ
GVPB: Dương Bích Thảo
Phạm Phú Cường

SVTH: Bạch Văn Quốc Trung
MSSV: 1060182
LỚP: SP Vật Lý 02 K32

Năm học: 2009 - 2010


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn………………………………………………………………………………….. 1
Phần I-MỞ ĐẦU………………………………………….………………………….......... 2
I. Lý do chọn đề tài................................................................................................................. 3
II. Mục đích chọn đề tài.......................................................................................................... 3
III. Phương pháp và phương tiện thực hiện đề tài.................................................................. 3
IV. Các bước thực hiện đề tài................................................................................................. 4
Phần II-NỘI DUNG..............................................................................................................4
I. Lý thuyết về bản đồ tư duy.................................................................................................. 4
1. Sơ đồ tư duy là gì?.............................................................................................................. 4


2. Cấu tạo................................................................................................................................ 4
3. Nguyên lý........................................................................................................................... 4
4. Tác dụng............................................................................................................................. 5
5. Tư duy tuần tự và tư duy cả hai bên não............................................................................ 5
6. Từ then chốt và hình ảnh then chốt……………………………………………………… 6
7. Ngôn ngữ của bộ não.......................................................................................................... 6
8. Tư duy mở rộng.................................................................................................................. 7
9. Cách chuẩn bị một bản đồ tư duy....................................................................................... 7
II. Kỹ năng bản đồ tư duy chi tiết........................................................................................... 8
1. Sử dụng kỹ năng nhấn mạnh.............................................................................................. 8
2. Dùng liên tưởng.................................................................................................................. 9
3. Mạch lạc........................................................................................................................... 10
4. Sử dụng thứ bậc................................................................................................................ 12
5. Sắp xếp thứ tự bằng cách đánh số……………………………………………………… 12
6. Tạo phong cách riêng…………………………………………………………………... 12
7. Những điều cần tránh khi lập bản đồ tư duy…………………………………………… 12
III. Cách tạo bản đồ tư duy………………………………………………………………... 13
IV. Một vài cách lập bản đồ tư duy………………………………………………………...14
1. Lập bản đồ tư duy cho sách giáo khoa…………………………………………………. 14
2. Cách lập bản đồ tư duy tư bài giảng đến đĩa DVD……………………………………... 17
3. Tạo một bản đồ tư duy chủ dạo cho việc học…………………………………………... 17
4. Lập bản đồ tư duy để ghi chú…………………………………………………………... 17
5. Lập bản đồ tư duy cho bài tiểu luận……………………………………………………. 18
6. Lập bản đồ tư duy cho thi cử…………………………………………………………… 19
7. Lập bản đồ tư duy cho việc học nhóm………………………………………………….. 20
V. Lợi ích của bản đồ tư duy trong dạy học vật lý………………………………………... 21
1. Đối với giáo viên……………………………………………………………………….. 21
2. Đối với học sinh………………………………………………………………………... 21
VI. Cơ sở lý thuyết về phần mềm MindGenius Education………………………………... 23
1. Khởi động chương trình………………………………………………………………... 23

2. Đánh chữ vào các nhánh………………………………………………………………... 25
3. Chèn hình……………………………………………………………………………….. 26
4. Thêm nhánh vào bản đồ tư duy………………………………………………………… 28
5. Xóa nhánh………………………………………………………………………………. 29


6. Chỉnh sửa ảnh…………………………………………………………………………... 30
7. Chỉnh sửa chữ…………………………………………………………………………... 30
8. Chỉnh sửa nhánh………………………………………………………………………... 30
9. Lưu một file…………………………………………………………………………….. 31
10. Mở một file……………………………………………………………………………. 31
11. Mở một file mới……………………………………………………………………….. 31
12. Thoát khỏi tập tin……………………………………………………………………… 31
13. Xuất bản đồ tư duy sang một File khác……………………………………………….. 31
VII. Ứng dụng phần mềm MindGenius Education xây dựng bản đồ tư duy……………… 37
Chương I: Động lực học vật rắn…………………………………………………………... 37
Bài 1: Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định……………………………. 38
1. Tọa độ góc……………………………………………………………………………… 38
2. Tốc độ góc……………………………………………………………………………… 38
3. Gia tốc góc……………………………………………………………………………… 39
4. Phương trình động học…………………………………………………………………. 39
5. Vận tốc và gia tốc các chất điểm……………………………………………………….. 39
Bài 2: Phương trình động lực học của vật rắn quanh một trục cố định…………………… 40
1. Mối liên hệ giữa gia tốc góc và momen lực……………………………………………. 40
2. Momen quán tính……………………………………………………………………….. 40
3. Momen quán tính của một vài vật rắn………………………………………………...... 41
4. Phương trình động học………………………………………………………………..... 41
Bài 3: Momen động lượng. Định luật bảo toàn momen động lượng……………………… 42
1. Momen động lượng của vật rắn đối với trục quay……………………………………... 42
2. Định lý biến thiên momen động lượng…………………………………………………. 42

3. Định luật bảo toàn momen động lượng………………………………………………… 42
Bài 4: Động năng của vật rắn quay quanh một trục cố định……………………………… 43
1. Động năng của vật rắn quay quanh một trục cố định…………………………………... 43
2. Định lý biến thiên động năng…………………………………………………………... 43
3. Định lý trục song song………………………………………………………………….. 43
Chương II-Dao động cơ…………………………………………………………………… 44
Bài 1: Dao động điều hòa…………………………………………………………………. 45
1. Dao động………………………………………………………………………………... 45
2. Phương trình động lực học của con lắc lò xò…………………………………………... 45
3. Phương trình dao động…………………………………………………………………. 45
4. Các đại lượng đặc trưng………………………………………………………………... 45
5. Đồ thị…………………………………………………………………………………… 46
Bài 2: Con lắc đơn. Con lắc Vật Lý……………………………………………………….. 47
1. Con lắc đơn……………………………………………………………………………... 47
2. Phương trình dao động…………………………………………………………………. 47
3. Con lắc vật lý…………………………………………………………………………… 47
4. Ứng dụng……………………………………………………………………………….. 47
Bài 3: Dao động tắt dần và dao động duy trì……………………………………………… 48
1. Dao động tắt dần………………………………………………………………………... 48
2. Dao động duy trì………………………………………………………………………... 48
Bài 4: Dao động cưỡng bức. Cộng hưởng………………………………………………… 49
1. Định nghĩa…………………………………………………………………………….... 49
2. Đặc điểm………………………………………………………………………………... 49
3. Cộng hưởng…………………………………………………………………………….. 49


4. Phân biệt giữa dao động cộng hưởng và dao động duy trì……………………………... 49
5. Ứng dụng……………………………………………………………………………….. 50
Bài 5: Tổng hợp dao động………………………………………………………………… 51
1. Phương pháp vectơ quay……………………………………………………………….. 51

2. Tổng hợp hai hàm dạng sin cùng tần số góc………………………………………….... 51
3. Biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp……………………………………....... 52
4. Biểu thức của dao động tổng hợp………………………………………………………. 52
5. Ví dụ……………………………………………………………………………………. 52
Chương III-Sóng cơ……………………………………………………………………….. 53
Bài 1: Sóng cơ. Phương trình sóng………………………………………………………... 54
1. Khái niệm………………………………………………………………………………. 54
2. Phân loại………………………………………………………………………………... 54
3. Các đại lượng đặc trưng………………………………………………………………... 54
4. Phương trình song………………………………………………………………………. 54
Bài 2: Phản xạ sóng. Sóng dừng…………………………………………………………... 55
1. Phản xạ sóng……………………………………………………………………………. 55
2. Sóng dừng………………………………………………………………………………. 55
3. Phương trình sóng………………………………………………………………………. 56
4. Ứng dụng……………………………………………………………………………….. 56
Bài 3: Giao thoa…………………………………………………………………………… 57
1. Địng nghĩa……………………………………………………………………………… 57
2. Điều kiện……………………………………………………………………………….. 57
3. Ứng dụng……………………………………………………………………………….. 57
4. Giao thoa sóng nước……………………………………………………………………. 57
Bài 4: Sóng âm. Nguồn nhạc âm………………………………………………………….. 58
1. Sóng âm……………………………………………………………………………….... 58
2. Giới hạn nghe của tai người……………………………………………………………. 59
3. Nhạc âm………………………………………………………………………………… 59
4. Tạp âm………………………………………………………………………………….. 59
5. Nguồn nhạc âm…………………………………………………………………………. 59
Bài 5: Hiệu ứng Đốp-Ple………………………………………………………………...... 60
1. Định nghĩa……………………………………………………………………………… 60
2. Công thức tính tần số…………………………………………………………………… 60
3. Ứng dụng……………………………………………………………………………….. 60

Chương IV-Dao động và sóng điện từ……………………………………………………. 61
Bài 1: Dao động điện từ…………………………………………………………………… 62
1. Mạch LC………………………………………………………………………………... 62
2. Dao động điện từ tắt dần………………………………………………………………... 63
3. Mạch RLC…………………………………………………………………………….... 63
4. Mạch duy trì dao động………………………………………………………………….. 63
5. Dao động điện từ cưỡng bức…………………………………………………………….63
6. Mạch dao động cưỡng bức……………………………………………………………... 63
7. Sự cộng hưởng………………………………………………………………………….. 64
8. Ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng…………………………………………………. 64
Bài 2: Điện từ trường……………………………………………………………………… 65
1. Thuyết điện từ…………………………………………………………………………... 65
2. Thí nghiệm của Faraday………………………………………………………………... 65
3. Tụ điện tích hay phóng điện……………………………………………………………. 65


4. Điện từ trường………………………………………………………………………….. 65
Bài 3: Sóng điện từ………………………………………………………………………... 66
1. Khái niệm………………………………………………………………………………. 66
2. Đặc điểm………………………………………………………………………………... 66
3. Tính chất………………………………………………………………………………... 66
Bài 4: Truyền thông bằng sóng điện từ…………………………………………………… 67
1. Anten…………………………………………………………………………………… 67
2. Nguyên tắc truyền thông bằng sóng điện từ……………………………………………. 67
3. Sơ đồ phát và thu thanh………………………………………………………………… 67
4. Sự truyền sóng điện từ quanh trái đất…………………………………………………... 67
Chương V-Dòng điện xoay chiều…………………………………………………………. 68
Bài 1: Dòng điện xoay chiều. Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần………………. 69
1. Khái niệm dòng điện xoay chiều……………………………………………………….. 70
2. Các đại lượng đặc trưng………………………………………………………………... 70

3. Mạch thuần điện trở…………………………………………………………………….. 70
Bài 2: Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm………………………………….... 72
I. Mạch thuần điện dung…………………………………………………………………... 73
1. Cấu tạo………………………………………………………………………………….. 73
2. Đặc điểm………………………………………………………………………………... 73
3. Đồ thị u, i……………………………………………………………………………….. 73
4. Định luật Ohm………………………………………………………………………….. 73
5. Biểu diễn bằng vectơ quay……………………………………………………………... 73
II. Mạch thuần điện cảm…………………………………………………………………... 73
1. Cấu tạo………………………………………………………………………………….. 73
2. Đặc điểm………………………………………………………………………………... 73
3. Đồ thị u, i……………………………………………………………………………….. 74
4. Định luật Ohm………………………………………………………………………….. 74
5. Biểu diễn bằng vectơ quay……………………………………………………………... 74
Bài 3: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Cộng hưởng điện………………………………….. 75
1. Cấu tạo………………………………………………………………………………….. 75
2. Đặc điểm………………………………………………………………………………... 75
3. Đồ thị u, i……………………………………………………………………………….. 75
4. Biểu diễn bằng vectơ quay……………………………………………………………... 75
5. Cộng hưởng điện……………………………………………………………………….. 76
Bài 4: Công suất của dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất…………………………….. 77
1. Công suất……………………………………………………………………………….. 77
2. Hệ số công suất…………………………………………………………………………. 77
Bài 5: Máy phát điện xoay chiều………………………………………………………….. 78
1. Nguyên tắc hoạt động…………………………………………………………………... 78
2. Máy phát điện xoay chiều một pha……………………………………………………... 78
3. Máy phát điện xoay chiều ba pha………………………………………………………. 79
Bài 6: Động cơ không đồng bộ ba pha……………………………………………………. 81
1. Cấu tạo………………………………………………………………………………….. 81
2. Hoạt động………………………………………………………………………………. 81

3. Ưu điểm………………………………………………………………………………… 81
4. Hiệu suất động cơ không đồng bộ ba pha………………………………………………. 81
5. Công dụng……………………………………………………………………………… 82
Bài 7: Máy biến áp. Truyền tải điện năng………………………………………………… 83


1. Cấu tạo………………………………………………………………………………….. 83
2. Nguyên tắc hoạt động…………………………………………………………………... 83
3. Liên hệ U, I, E, N.............................................................................................................. 83
4. Ứng dụng.......................................................................................................................... 84
Chương VI: Sóng ánh sáng................................................................................................... 85
Bài 1: Tán sắc ánh sáng........................................................................................................ 86
1. Khái niệm......................................................................................................................... 86
2. Thí nghiệm I của Newton………………………………………………………………. 86
3. Thí nghiệm II của Newton……………………………………………………………… 86
4. Thí nghiệm III của Newton…………………………………………………………...... 87
5. Giải thích hiện tượng tán sắc…………………………………………………………… 87
6. Ứng dụng……………………………………………………………………………….. 87
Bài 2: Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng……………………………………………. 88
1. Nhiễu xạ………………………………………………………………………………… 88
2. Giao thoa……………………………………………………………………………….. 88
Bài 3: Khoảng vân. Bước sóng và màu sắc ánh sáng……………………………………... 89
1. Khoảng vân i…………………………………………………………………………… 89
2. Vị trí vân………………………………………………………………………………... 89
3. Bước sóng và màu sắc………………………………………………………………….. 89
4. Chiết suất và bước sóng………………………………………………………………… 89
Bài 4: Máy quang phổ. Các loại quang phổ………………………………………………. 90
1. Máy quang phổ…………………………………………………………………………. 90
2. Các loại quang phổ……………………………………………………………………... 90
3. Phân tích quang phổ……………………………………………………………………. 91

Bài 5: Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại……………………………………………………….. 92
1. Tia hồng ngoại………………………………………………………………………….. 92
2. Tia tử ngoại……………………………………………………………………………... 92
Bài 6: Tia X. Thuyết điện từ ánh sáng. Thang sóng điện từ………………………………. 94
1. Tia X……………………………………………………………………………………. 94
2. Thang sóng điện từ……………………………………………………………………... 95
3. Thuyết điện từ…………………………………………………………………………... 95
4. Sóng điện từ…………………………………………………………………………….. 95
Chương VII: Lượng tử ánh sáng………………………………………………………….. 96
Bài 1: Hiện tượng quang điện ngoài. Các định luật quang điện…………………………... 97
1. Định nghĩa……………………………………………………………………………… 97
2. Tế bào quang điện……………………………………………………………………..... 97
3. Thí nghiệm……………………………………………………………………………… 97
4. Các định luật quang điện……………………………………………………………….. 98
Bài 2: Thuyết lượng tử ánh sáng . Lưỡng tính sóng – hạt của ánh sáng………………….. 99
1. Giả thuyết Plack………………………………………………………………………… 99
2. Thuyết lượng tử………………………………………………………………………… 99
3. Hệ thức giữa giới hạn quang điện và công thoát……………………………………….. 99
4. Công thức Anh-xtanh về HTQĐ……………………………………………………….. 99
5. Lưỡng tính sóng - hạt……………………………………………………………........... 99
Bài 3: Hiện tượng quang điện trong. Quang trở và pin quang điện……………………... 100
1. Hiện tượng quang điện trong………………………………………………………….. 100
2. Quang trở……………………………………………………………………………… 100
3. Pin quang điện………………………………………………………………………… 100


4. Hiện tượng quang dẫn……………………………………………………………….... 101
Bài 4: Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ vạch của nguyên tử Hidro…………………….. 102
1. Các tiên đề Bo………………………………………………………………………… 102
2. Quang phổ vạch của nguyên tử Hidro……………………………………………….... 103

Bài 5: Hấp thụ và phản xạ lọc lựa ánh sáng. Màu sắc các vật…………………………… 104
1. Hấp thụ………………………………………………………………………………... 104
2. Phản xạ lọc lựa………………………………………………………………………....104
3. Màu sắc các vật………………………………………………………………………... 104
Bài 6: Sự phát quang. Sơ lược về laze…………………………………………………… 105
1. Sự phát quang…………………………………………………………………………. 105
2. Laze………………………………………………………………………………….... 106
Chương VIII: Sơ lược về thuyết tương đối……………………………………………… 107
Bài 1: Thuyết tương đối hẹp……………………………………………………………... 108
1. Các tiên đề Anh-xtanh………………………………………………………………… 108
2. Hệ quả…………………………………………………………………………………. 108
Bài 2: Hệ thức Anh-xtanh giữa khối lượng và năng lượng……………………………… 109
1. Khối lượng tương đối tính…………………………………………………………….. 109
2. Hệ thức Anh-xtanh……………………………………………………………………. 109
3. Năng lượng……………………………………………………………………………. 109
4. Hệ thức giữa năng lượng và động lượng……………………………………………… 109
Chương IX-Hạt nhân nguyên tử…………………………………………………………. 110
Bài 1: Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Độ hụt khối…………………………………….. 111
1. Hạt nhân……………………………………………………………………………….. 111
2. Năng lượng liên kết…………………………………………………………………… 112
Bài 2: Phóng xạ………………………………………………………………………….. 113
1. Hiện tượng phóng xạ………………………………………………………………….. 113
2. Tia phóng xạ…………………………………………………………………………... 113
3. Định luật phóng xạ……………………………………………………………………. 114
4. Độ phóng xạ……………………………………………………………………........... 114
5. Đồng vị phóng xạ……………………………………………………………………... 114
Bài 3: Phản ứng hạt nhân………………………………………………………………… 115
1. Định nghĩa…………………………………………………………………………….. 115
2. Phân loại………………………………………………………………………………. 115
3. Các ĐLBT…………………………………………………………………………….. 115

4. Năng lượng……………………………………………………………………………. 115
5. Phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng……………………………………………………. 115
Bài 4: Phản ứng phân hạch………………………………………………………………. 117
1. Định nghĩa…………………………………………………………………………….. 117
2. Cơ chế…………………………………………………………………………………. 117
3. Đặc điểm………………………………………………………………………………. 117
4. Phản ứng tỏa năng lượng của Urani 235……………………………………………… 117
5. Phản ứng dây chuyền………………………………………………………………….. 118
6. Lò phản ứng hạt nhân…………………………………………………………………. 118
7. Nhà máy điện hạt nhân………………………………………………………………... 118
Bài 5: Phản ứng nhiệt hạch………………………………………………………………. 119
1. Định nghĩa…………………………………………………………………………….. 119
2. Điều kiện……………………………………………………………………………… 119
3. Ưu điểm……………………………………………………………………………….. 119


4. Phản ứng nhiệt hạch trong vũ trụ……………………………………………………... 119
5. Phản ứng hạt nhân trên trái đất……………………………………………………....... 120
Chương X-Từ vi mô đến vĩ mô………………………………………………………….. 121
Bài 1: Các hạt sơ cấp…………………………………………………………………….. 122
1. Khái niệm……………………………………………………………………………... 122
2. Đặc trưng chính……………………………………………………………………….. 122
3. Phản hạt……………………………………………………………………………….. 122
4. Phân loại………………………………………………………………………………. 122
5. Các loại tương tác……………………………………………………………………... 123
6. Hạt Quark……………………………………………………………………………... 123
Bài 2: Mặt trời. Hệ mặt trời…………………………………………………………….... 124
1. Hệ mặc trời……………………………………………………………………………. 124
2. Mặt trời………………………………………………………………………………... 124
3. Trái đất………………………………………………………………………………… 125

4. Các hành tinh khác……………………………………………………………………. 125
5. Sao chổi……………………………………………………………………………….. 126
6. Thiên thạch……………………………………………………………………………. 126
Bài 3: Sao. Thiên hà……………………………………………………………………... 127
1. Sao…………………………………………………………………………………….. 127
2. Phân loại………………………………………………………………………………. 127
3. Lỗ đen…………………………………………………………………………………. 127
4. Tinh vân……………………………………………………………………………….. 128
5. Thiên hà……………………………………………………………………………….. 128
6. Thiên hà của chúng ta…………………………………………………………………. 128
7. Nhóm thiên hà………………………………………………………………………… 128
Bài 4: Thuyết Big Bang………………………………………………………………….. 129
1. Thuyết tiến hóa vũ trụ…………………………………………………………………. 129
2. Các sự kiện thiên văn…………………………………………………………………. 129
3. Thuyết Big Bang………………………………………………………………………. 129
PHẦN III-KẾT LUẬN………………………………………………………………..... 131
I. Những kết quả đạt được của đề tài…………………………………………………….. 131
II. Những hạn chế của đề tài……………………………………………………………... 131
III. Những dự định trong tương lại………………………………………………………. 131
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………...... 132
Lý thuyết về phần mềm MindMapper 2008……………………………………………... 132
1. Khởi động chương trình………………………………………………………………. 132
2. Tạo khung chính………………………………………………………………………. 136
3. Tạo nhánh mới………………………………………………………………………… 136
4. Định dạng chữ………………………………………………………………………… 136
5. Định dạng nhánh………………………………………………………………………. 137
6. Hướng các nhánh……………………………………………………………………… 138
7. Đánh dấu vùng bao nhánh…………………………………………………………….. 138
8. Chèn hình……………………………………………………………………………… 139
9. Xóa hình, chữ…………………………………………………………………………. 140

10. Đổi hình ảnh…………………………………………………………………………. 140
11. Lưu một file………………………………………………………………………….. 141
12. Mở một file đã có……………………………………………………………………. 141
13. Mở một file mới…………………………………………………………………….... 142


14. Xuất ra một file khác……………………………………………………………….... 142
Ứng dụng phần mềm MindMapper 2008 xây dựng bản đồ tư duy.................................... 146
Ứng dụng phần mềm MindGenius Education vào giảng dạy……………………………. 150
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………….. 152


“Sử dụng MindGenius Education xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12 nâng cao ”.

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy
Vương Tấn Sĩ đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và
thầy cô trong bộ môn Vật Lý Khoa Sư phạm
trường Đại học Cần Thơ đã trang bị kiến thức
giúp em hoàn thành đề tài một cách tốt đẹp.
Xin chân thành cảm ơn các bạn trong bộ môn
đã đóng góp và đề xuất những ý kiến quí báu giúp
cho đề tài được hoàn thiện hơn. Thế nhưng do vốn
thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên đề tài
không thể tránh khỏi những sai sót.
Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp
từ phía thầy cô cùng các bạn để đề tài được hoàn
chỉnh hơn.


Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện.

Bạch Văn Quốc Trung

SVTH: Bạch Văn Quốc Trung
MSSV: 1060182

Trang 1

GVHD: Vương Tấn Sĩ


“Sử dụng MindGenius Education xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12 nâng cao ”.

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thời đại, thước đo quan trọng cho năng lực sáng tạo
của mỗi người trong nền kinh tế tri thức chính là tốc độ tư duy, khả năng chuyển hóa thông
tin thành kiến thức và từ kiến thức tạo ra giá trị, tạo ra sản phẩm dịch vụ. Trong thế giới
bùng nổ thông tin như ngày nay thì học tập chăm chỉ vẫn chưa phải là giải pháp tối ưu. Bởi
khi có nhiều lựa chọn thì vấn đề không phải là học cái gì mà còn phải học như thế nào và sử
dụng công nghệ gì? Từ các tập đoàn đa quốc gia HSBC, Oracle, Barclays, HP đến các công
ty trong và ngoài nước, các doanh nghiệp muốn thắng trên thương trường thì họ phải có sự
lựa chọn các phương án kinh doanh chính xác, hợp lý có lợi cho công ty.
Những vấn đề trên khiến các vị giám đốc luôn đau đầu. Họ thật sự vất vả trong việc sắp
xếp các công việc của công ty. Ấy là chưa kể đến những buổi thuyết trình về kế hoạch của
công ty trước các nhân viên của họ.
Trong lĩnh vực giáo dục cũng vậy. Người giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong
việc giảng dạy. Mặc dù, trước khi đến lớp họ soạn bài kỹ đến đâu , cho dù đã áp dụng các

công cụ hỗ trợ dạy học tiên tiến như: máy computer, overheard, projector, bảng…họ vẫn có
lúc bối rối hoặc sắp xếp các ý chưa hợp lý trong khi giảng. Đối với học sinh thì sao? Các em
phải chép những gì trong lúc thầy cô giảng bài? Phải học thế nào để nhớ lâu? Phải làm gì để
kiến thức ngày càng mở rộng?
Để khắc phục khó khăn trên, đề tài của tôi sẽ trình bày phương pháp dạy và học thật hiệu
quả. Đó là phương pháp Bản đồ tư duy(My Maps). Công cụ hỗ trợ tư duy được mô tả là
“Công cụ của bộ não” đang được hơn 250 triệu người sử dụng trên thế giới.
Việc sử dụng phương pháp bản đồ tư duy là rất hiệu quả, tốn rất ít thời gian. Và việc sử
dụng bản đồ tư duy giúp giáo viên có thể sắp xếp các ý tưởng một cách hợp lý và nó càng
giúp học sinh có cái nhìn nhỏ gọn, đơn giản mà lại đạt hiệu quả cao là sự ghi nhớ lâu.
Với những lý do trình bày như trên tôi đã chọn nội dung luận văn với đề tài: “Dùng
phần mềm MindGenius Education xây dựng bản đồ tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12
nâng cao ”.
II. Mục đích đề tài.
Với đề tài này tôi hy vọng nó là tài liệu rất hữu ích cho giáo viên đang công tác ở các
trường phổ thông và các bạn sinh viên sắp ra trường. Nó giúp họ xây dựng bài giảng dễ
dàng, gọn nhẹ.
Cung cấp tài liệu và ứng dụng phần mềm MindGenius Education trong dạy học Vật Lý ở
các trường trung học phổ thông.
Ngoài ra, đề tài này còn giúp học sinh biết cách ghi chép, tự học để nhớ lâu và đặc biệt
có thể mở rộng kiến thức.
III. Phương pháp và phương tiện thực hiện đề tài.
Phương pháp: Nghiên cứu lý thuyết về bản đồ tư duy, phương pháp BUZAN, phần mềm
MindGenius Education, MindMapper 2008 và kiến thức Vật Lý 12 nâng cao.
Phương tiện:
Tài liệu tham khảo: Bản đồ tư duy trong công việc(Mind maps at work), sách hướng dẫn kỹ
năng học tập theo phương pháp BUZAN, sách Vật Lý 12 nâng cao, tài liệu trên internet…
Sử dụng phần mềm MindGenius Education., MindMapper 2008.
Ý kiến nhận được từ: giáo viên hướng dẫn, các thầy cô trong bộ môn và các bạn.
SVTH: Bạch Văn Quốc Trung

MSSV: 1060182

Trang 2

GVHD: Vương Tấn Sĩ


“Sử dụng MindGenius Education xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12 nâng cao ”.

IV. Các bước thực hiện đề tài.
Bước 1: Nhận đề tài, xác định nhiệm vụ cần đạt được của đề tài.
Bước 2: Tìm và nghiên cứu tài liệu, tham khảo ý kiến thầy cô, bạn bè.
Bước 3: Tổng hợp tài liệu, tiến hành viết đề tài và trao đổi với giáo viên hướng dẫn.
Bước 4: Nộp đề tài cho giáo viên hướng dẫn, giáo viên phản biện, tham khảo ý kiến và
chỉnh sửa.
Bước 5: Viết luận văn hoàn chỉnh.
Bước 6: Nộp đề tài cho giáo viên hướng dẫn, giáo viên phản biện.

SVTH: Bạch Văn Quốc Trung
MSSV: 1060182

Trang 3

GVHD: Vương Tấn Sĩ


“Sử dụng MindGenius Education xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12 nâng cao ”.

PHẦN II-NỘI DUNG
I. LÝ THUYẾT VỀ BẢN ĐỒ TƯ DUY

1. Bản đồ tư duy là gì?
Bản đồ tư duy là phương pháp kết nối mang tính đồ họa có tác dụng lưu giữ, sắp xếp và
xác lập ưu tiên đối với mỗi loại thông tin bằng cách sử dụng từ hay hình ảnh then chốt hoặc
gợi nhớ nhằm làm “bật lên” những ký ức cụ thể và phát sinh các ý tưởng mới. Mỗi chi tiết
gợi nhớ trong bản đồ tư duy là chìa khóa khai mở các sự kiện, ý tưởng và thông tin, đồng
thời khơi nguồn tiềm năng của bộ não kỳ diệu.
2. Cấu tạo
Ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm.
Ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh chính thể
hiện ý tưởng chính và đều được nối với trung tâm.
Các nhánh chính lại được phân thành các nhánh nhỏ nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu
hơn.
Các nhánh nhỏ lại được phân thành các nhánh nhỏ hơn nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ
chủ đề sâu hơn nữa.
Cứ thế sự phân nhánh tiếp tục và các kiến thức hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau.
Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy
đủ và rõ ràng.
Hình minh họa:

3. Nguyên lý
Hình ảnh+Liên tưởngLiên kết+Tưởng tượngSáng tạo.
Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công dụng lớn vì
đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động. Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường
các liên kết giữa hai bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ
nhân bộ não.
Bản đồ tư duy đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà bộ não chúng ta hoạt động. Đó là
liên kết, liên kết và liên kết. Mọi thông tin tồn tại trong bộ não của con người đều cần có các

SVTH: Bạch Văn Quốc Trung
MSSV: 1060182


Trang 4

GVHD: Vương Tấn Sĩ


“Sử dụng MindGenius Education xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12 nâng cao ”.

mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tin mới được đưa
vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trước đó.
4. Tác dụng
Bí quyết hiệu quả của bản đồ tư duy nằm ở dạng thể linh hoạt của nó. Bản đồ tư duy
được vẽ dưới dạng một tế bào não và có công dụng kích thích não làm việc nhanh chóng,
hiệu quả một cách tự nhiên.
Bản đồ tư duy đặc biệt cho việc đọc, ôn tập, ghi chú và luyện thi. Đây là công cụ vô giá
nhằm giúp bạn thu thập, phân loại thông tin và nhận biết từ hay sự kiện gợi nhớ then chốt
từ:
Tài liệu tham khảo, sách vở, sách giáo khoa, sách nguồn trực tiếp và gián tiếp.
Bài giảng, thảo luận có hướng dẫn, ghi chú khóa học, tài liệu tham khảo.
Bộ não của bạn.
Bản đồ tư duy giúp bạn quản lý thông tin hiệu quả và gia tăng cơ hội thành công. Những
sinh viên từng sử dụng bản đồ tư duy cho biết, họ cảm thấy tin tưởng khi áp dụng phương
pháp học này, nhận ra mục tiêu của mình đề ra khả thi và hiểu rằng mình đi đúng hướng.
ƯU ĐIỂM
*Ý chủ đạo được xác định cụ thể.
*Mức độ quan trọng tương đối của mỗi ý được nhận biết rõ.
*Các ý quan trọng hơn có thể được nhận biết vì nằm ở tâm bản đồ tư duy.
*Mối liên kết giữa các khái niệm then chốt được nhận biết tức thì-nhờ từ then chốt-tạo điều
kiện liên hội các ý tưởng, khái niệm và nâng cao trí nhớ.
*Ôn lại thông tin hiệu quả và nhanh chóng.

*Cấu trúc bản đồ tư duy cho phép bổ sung các khái niệm mới một cách dễ dàng.
*Mỗi bản đồ tư duy là kết quả của quá trình sáng tạo, tác phẩm độc đáo giúp nhớ lại chính
xác.
5. Tư duy tuần tự và tư duy cả hai bên não
Vì chúng ta nói và viết theo câu nên chúng ta cho rằng, ý tưởng và thông tin cũng được
lưu giữ một cách tuần tự, kiểu như bảng kê. Thực ra quan điểm này rất phiến diện, như
chúng ta sẽ thấy sau đây.
Khi nói chúng ta bị giới hạn chỉ phát ra một từ một lần. Tương tự khi viết, từ được trình
bày theo dòng và câu bao gồm phần đầu, giữa và cuối câu. Trọng tâm tuần tự này tiếp tục
được áp dụng ở trường học, cao đẳng và đại học, nơi sinh viên được khuyến khích ghi chú
dưới dạng câu và đánh dấu bằng ký hiệu đầu dòng.
Phương pháp này có một nhược điểm, có thể bạn phải mất khá nhiều thời gian mới nắm
được cốt lõi của vấn đề và trong suốt quá trình ấy, bạn phải nói, nghe và đọc vô số thông tin
không cần cho việc nhớ lại sao này.
Hiện nay, chúng ta biết bộ não có tính đa chiều, hoàn toàn có khả năng, thậm chí là được
cấu tạo, để đón nhận thông tin phi tuần tự. Não hoạt động theo cách thức này mọi lúc: khi
xem tranh, ảnh hoặc lý giải hình ảnh và môi trường xung quanh. Trong quá trình nghe, não
không tiếp thu thông tin theo từng từ mà toàn bộ câu rồi phân loại, diễn giải và phản hồi
bằng nhiều cách khác nhau. bạn chỉ cần nghe một từ rồi đặt nó vào bối cảnh kiến thức sẵn
có và giữa các từ chung quanh. Bạn không cần phải nghe hết cả loạt câu mới trả lại được.
Từ then chốt chính là “biển báo” hoặc “từ gợi nhớ” quan trọng của bộ máy phân loại dữ liệu
đa chiều, tức bộ não của bạn.

SVTH: Bạch Văn Quốc Trung
MSSV: 1060182

Trang 5

GVHD: Vương Tấn Sĩ



“Sử dụng MindGenius Education xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12 nâng cao ”.

6. Từ then chốt và hình ảnh then chốt
Từ theo chốt là từ đặc biệt đã được chọn hoặc tạo ra để trở thành điểm tham chiếu độc
nhất giúp bạn nhớ các thông tin quan trọng. Từ kích thích não trái và là một thành phần
quan trọng để làm chủ trí nhớ. Tuy nhiên, từ sẽ phát huy tối đa tác dụng nếu được phát thảo
và chuyển thành hình ảnh then chốt. Một hình ảnh then chốt sẽ kích thích cả hai bên não và
tác động đến tất cả các giác quan của bạn.
Chú ý
Từ then chốt tránh dài dòng:
Chúng ta quen nói và viết bằng từ thường xuyên đến mức chúng ta tin rằng, diễn đạt
bằng câu là phương cách lưu trữ và nhớ lại hình ảnh hay ý tưởng tối ưu nhất. Thật ra, trên
90% ghi chép của sinh viên là thừa vì theo tự nhiên não thích từ then chốt biểu trưng cho
toàn thể. Điều đó có nghĩa là:
Ghi lại những từ không có tính gợi nhớ chỉ lãng phí thời gian.
Đọc lại những từ không cần thiết cũng phí phạm thời gian không kém.
Tìm từ then chốt do không được nhấn mạnh nên nằm lẫn giữa các từ khác cũng lãng phí
thời gian.
Vì phải kết nối những từ không liên quan nên quá trình kết nối giữa các từ then chốt bị
ngưng trệ.
Liên kết giữa các từ then chốt bị lỏng lẻo do chúng ở vị trí cách xa nhau.
7. Ngôn ngữ của bộ não.
Từ then chốt và hình ảnh then chốt đều quan trọng ngang nhau. Cần nhớ là cả lời nói lẫn
chữ viết điều không phải là ngôn ngữ chính của bộ não. Thông qua các giác quan, bộ não
hoạt động bằng cách tạo liên kết giữa hình ảnh, màu sắc, từ then chốt và ý tưởng. Nói một
cách ngắn gọn, bộ não tưởng tượng và liên tưởng. Các phương thức này được liên kết với
hoạt động của hai bên não và được kích thích khi bạn sử dụng:
*Các giác quan .
*Phóng đại.

*Nhịp điệu và chuyển động.
*Màu sắc.
*Tiếng cười.
*Hình ảnh.
*Số.
*Từ.
*Ký hiệu.
*Trật tự.
*Dạng thức.
Chúng ta bị hấp dẫn bởi những gì mình cho là thú vị. Để bản đồ tư duy trở thành một
phương tiện hỗ trợ trí nhớ lôi cuốn thì bản đồ tư duy phải:
*Thể hiện tích cực các sự kiện hoặc dự định.
*Đẹp mắt.
Bản đồ tư duy hội đủ hai yếu tố quan trọng trên sẽ tạo điều kiện cho não liên tưởng và
liên kết suy nghĩ, nỗi sợ, ước mơ và ý tưởng của bạn một cách sáng tạo so với những hình
thức ghi chú khác. Thao tác trên giúp bạn kết nối các ý ôn tập chủ đạo nhanh chóng và hiệu
quả hơn bất cứ hình thức “động não” nào khác.
8. Tư duy mở rộng

SVTH: Bạch Văn Quốc Trung
MSSV: 1060182

Trang 6

GVHD: Vương Tấn Sĩ


“Sử dụng MindGenius Education xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12 nâng cao ”.

Để hiểu tại sao bản đồ tư duy lại hiệu quả đến vậy, cần nắm rõ cách bộ não tư duy và nhớ

thông tin. Như đã giải thích, bộ não không tư duy theo cách đơn điệu, tuần tự mà tư duy
cùng một lúc và theo nhiều hướng, bắt đầu từ những điểm kích thích chủ đạo trong hình ảnh
then chốt và từ then chốt. Ta gọi đây là tư duy mở rộng.
Đúng như tên gọi, ý
tưởng được tỏa rộng ra như
các nhánh cây, đường gân lá
hay các mạch máu bắt nguồn
từ trái tim. Tương tự, bản đồ
tư duy khởi đầu bằng khái
niệm chủ đạo và mở rộng ra
nhằm thâu tóm các chi tiết,
phản chiếu hiệu quả hoạt động của bộ não.
Chúng ta ghi chép thông tin càng gần với phương thức hoạt động tự nhiên của bộ não thì
bộ não càng có khả năng nhớ lại các sự kiện quan trọng và ký ức cá nhân hiệu quả hơn.
9. Cách chuẩn bị một bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy biểu thị cuộc hành trình ý tưởng của cá nhân trên trang giấy. Để đạt được
kết quả như mong muốn, bạn cần hoạch định “chuyến đi” này. Bước đầu tiên trước khi bắt
đầu lập bản đồ tư duy là quyết định xem bạn sẽ “đi” đâu:
*Đâu là mục tiêu hay tầm nhìn của bạn?
*Đâu là mục tiêu phụ và các phân hạng bổ trợ cho mục tiêu chính?
*Có phải bạn đang lập một dự án nghiên cứu không?
*Bạn có cần ghi chú cho bài giảng sắp tới không?
*Có phải bạn đang lên kế hoạch học tập cho cả học kỳ không?
*Bạn có đang động não tìm ý cho một bài luận không?
Quyết định trên đây rất quan trọng vì một bản đồ tư duy hiệu quả phải có hình ảnh mục
tiêu nằm ngay tâm. Bước đầu tiên của bạn chính là vẽ hình ảnh ấy như đại diện cho sự thành
công.
a. Tư duy bằng hình ảnh và màu sắc
Câu tục ngữ “trăm nghe không bằng một thấy” quả thực rất chí lí. Trong một cuộc thí
nghiệm, các nhà khoa học yêu cầu một nhóm người xem 600 hình ảnh với tốc độ một hình

mỗi giây. Khi được kiểm tra, mức nhớ lại chính xác của cả nhóm đạt đến 98%. Có thể thấy,
não người dễ ghi nhớ hình ảnh hơn từ và đó là lý do tại sao trong bản đồ tư duy, ý then chốt
trọng tâm phải được diễn đạt bằng hình ảnh.
Để bảo đảm bản đồ tư duy của chúng ta trở thành một công cụ thật sự hữu dụng mà ta
muốn phát triển, hình ảnh trung tâm phải khiến ta cảm thấy tích cực và tập trung khi nhìn
vào. Do đó, hãy tư duy bằng màu sắc, càng nhiều màu càng tốt để trách gây nhàm chán.
Hình ảnh ta vẽ không cần đẹp hay đậm tính nghệ thuật. Chỉ cần tạo ra một tầm nhìn tích
cực, bản đồ tư duy có sức sống riêng và giúp ta tập trung. Và một khi đã tập trung, chúng ta
sẽ hóa thân thành tia laze cực mạnh dưới hình dạng con người: chuẩn xác, nhằm thẳng mục
tiêu và có công năng phi thường.
b. Ý chủ đạo
Tiếp theo, chúng ta cần lập cấu trúc cho bản đồ tư duy. Đầu tiên là xác định ý chủ đạo. Ý
chủ đạo là “chiếc móc” có tác dụng kết nối tất cả các ý tưởng liên quan (như các chương
mục của cuốn sách thể hiện nội dung chính của sách). Có thể xem ý chủ đạo là chương mục

SVTH: Bạch Văn Quốc Trung
MSSV: 1060182

Trang 7

GVHD: Vương Tấn Sĩ


“Sử dụng MindGenius Education xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12 nâng cao ”.

của ý tưởng, do đó, từ hay hình ảnh thể hiện các phân hạng thông tin cần đơn giản và rõ
ràng. Các từ sẽ tự động thôi thúc não nghĩ ra số lượng liên tưởng lớn nhất.
Nếu không xác định rõ ý chủ đạo của mình là gì, hãy đặt ra các câu hỏi về mục tiêu
chính hoặc tầm nhìn của bản thân:
*Yêu cầu kiến thức mà tôi hướng tới để đạt được mục đích là gì?

*Mục tiêu cụ thể của tôi là gì?
*Bảy phân hạng quan trọng nhất trong phạm vi đề tài này là gì?
*Đâu là lời giải thích cho bảy câu hỏi căn bản: Tại sao? Cái gì? Ở đâu? Ai? Bằng cách nào?
Cái nào? Khi nào?
*Có phân hạng nào lớn hơn và bao quát hơn hàm chứa tất cả các ý tưởng này hay không?
Ưu điểm
Các ý chính nằm ở vị trí thích hợp, nhờ đó có ý phụ nối tiếp thông suốt và tự nhiên.
Ý chủ đạo giúp hình thành, khắc họa và kiến tạo bản đồ tư duy, qua đó tâm trí ta sẽ tư
duy theo kết cấu tự nhiên.
Sau khi chúng ta xác định ý chủ đạo đầu tiên, dòng ý tưởng tiếp theo sẽ tuôn ra mạch lạc
và hợp lý hơn.
c. Giấy bút
Để tạo bản đồ tư duy hiệu quả, ta cần:
*Chuẩn bị sẵn giấy. Ta cần có một cuốn tập trắng hoặc giấy khổ lớn, loại tốt và không kẻ
dòng.
*Một loại bút nhiều màu có nét mảnh, trung bình và đậm như bút đánh dấu.
*Tối thiểu 10-20 phút liên tục.
*Bộ não của chúng ta.
Nói thêm về giấy.
Sở dĩ ta phải chuẩn bị nhiều giấy vì đây không phải là bài tập thực hành thông thường
mà là một chuyến hành trình cá nhân. Về lâu dài, ta cần tham chiếu qua lại các bản đồ tư
duy để đánh giá mức độ tiến bộ và xem lại mục tiêu của mình.
Ta cần giấy khổ lớn để dễ dàng phát huy ý tưởng của mình. Trang giấy nhỏ sẽ khiến khả
năng sáng tạo của chúng ta bị kìm hãm.
Ta cần giấy trắng không kẻ dòng để não tự do suy nghĩ một cách phi tuần tự, phóng
khoáng và sáng tạo.
Tốt nhất là chúng ta nên có một cuốn sách bài tập hay quyển sổ gáy lò xo, bởi vì phát
thảo đầu tiên cho bản đồ tư duy là điểm phát xuất của một tiến trình làm việc. Hẳn nhiên, ta
không muốn bị ức chế trong tiềm thức là phải “ngăn nắp”, mà ta sẽ muốn tập trung tất cả ý
tưởng lại với nhau để có thể theo dõi các kế hoạch và yêu cầu của bản thân tiến triển như thế

nào.
Nói thêm về bút
*Ta nên sử dụng bút loại tốt để dễ đọc những gì đã tạo ra và viết tốc ký.
*Ta cần sử dụng bút nhiều màu vì màu sắc kích thích não, sức sáng tạo và trí nhớ trực quan.
*Màu sắc còn giúp ta biểu thị cấu trúc, tầm quan trọng và nhấn mạnh trong bản đồ tư duy
của mình.

SVTH: Bạch Văn Quốc Trung
MSSV: 1060182

Trang 8

GVHD: Vương Tấn Sĩ


“Sử dụng MindGenius Education xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12 nâng cao ”.

II. KỸ NĂNG BẢN ĐỒ TƯ DUY CHI TIẾT
1. Sử dụng kỹ thuật nhấn mạnh
a. Luôn luôn sử dụng hình ảnh ở trung tâm
Hình ảnh tự khắc thu hút sự tập trung của mắt và não, kích hoạt vô số liên kết đồng thời
giúp ghi nhớ hiệu quả.
Ngoài ra, hình ảnh còn làm chúng ta thích thú và chú ý.
Nếu phải dùng từ thay cho ảnh làm trung tâm của bản
đồ tư duy, ta có thể làm nó mang tính ba chiều bằng cách
thêm vào sắc độ, màu sắc hoặc kiểu chữ bắt mắt.
b. Dùng hình ảnh ở mọi nơi trong bản đồ tư duy
Sử dụng hình ảnh trong bản đồ tư duy sẽ gia tăng độ tập trung và sự hấp dẫn. Thao tác
này còn giúp ta “mở mang đầu óc” ra thế giới chung quanh và kích thích cả hai bên não.
Dùng từ ba màu trở lên đối với mỗi hình ảnh. Màu kích thích trí nhớ, sự sáng tạo và làm

não nhạy bén. Ngược lại, hình ảnh đơn sắc thường tạo ra cảm giác đơn điệu và buồn
ngủ.
Dùng nhiều kích cỡ cho hình ảnh và xung quanh từ sẽ giúp
thông tin trở nên nổi bật và làm bạn dễ nhớ. Việc thay đổi kích
cỡ đặc biệt hiệu quả khi bạn muốn nhấn mạnh từ then chốt.
c. Dùng nhiều kích cỡ cho chữ in, đường liên kết và hình ảnh.
Dùng nhiều kích cỡ sẽ tạo ra cảm giác
thứ bậc và tầm quan trọng tương đối của
các thành phần được liệt kê cũng được
xác định rõ.
d. Dùng cách dòng có tổ chức
Sắp xếp hình dạng các
nhánh trên trang giấy sẽ
giúp thứ bậc và sự phân
hạng ý tưởng trở nên rõ
ràng, dễ đọc và đẹp mắt
hơn. Hãy chừa khoảng
trống thích hợp quanh
mỗi mục trên bản đồ tư duy, phần để ta dễ quan sát, phần vì bản thân khoảng trống cũng
góp phần quan trọng trong việc truyền đạt thông tin.
2. Dùng liên tưởng
a. Dùng mũi tên
Sử dụng mũi tên khi ta muốn tạo mối quan hệ cùng hoặc khác nhánh .
Nhờ mũi tên chỉ dẫn, mắt ta sẽ tự động kết hợp các thông tin với nhau. Mũi tên còn biểu
thị sự chuyển động, vật trợ giúp quý giá để nhớ và nhớ lại hiệu quả.

SVTH: Bạch Văn Quốc Trung
MSSV: 1060182

Trang 9


GVHD: Vương Tấn Sĩ


“Sử dụng MindGenius Education xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12 nâng cao ”.

Mũi tên có thể chạy theo một hay nhiều hướng khác nhau và mang đủ hình dạng lẫn kích
cỡ.
b. Dùng màu sắc.
Màu sắc là một trong những công cụ quan trọng để tăng cường trí nhớ và phát huy sức
sáng tạo hiệu quả nhất.
Chọn các màu khác nhau
để làm ký hiệu riêng sẽ giúp
ta tăng tốc độ xử lý thông tin
trong bản đồ tư duy và dễ
nhớ chúng hơn.
Sử dụng màu sắc làm ký
hiệu đặc biệt hữu ích khi lập
bản đồ tư duy theo nhóm.
c. Dùng ký hiệu
Sử dụng ký hiệu giúp ta tiết kiệm
thời gian và dễ dàng xác định mối liên
hệ giữa những thành phần khác nhau
của bản đồ tư duy trên một mặt giấy bất
kể khoảng cách giữa các thông tin xa
hay gần.
Ký hiệu có thể là dấu kiểm, dầu thập,
vòng tròn, tam giác, gạch dưới hay
những dấu hiệu cầu kỳ hơn.
3. Mạch lạc

a. Mỗi đường liên kết chỉ dùng một từ then chốt
Mỗi từ riêng biệt sẽ gợi lên vô số hàm ý và liên tưởng khả dĩ.
Chúng ta sẽ thỏa sức liên tưởng bằng cách viết một từ trên mỗi đường liên kết. Ngoài ra,
mỗi từ đều liên hệ với từ hoặc hình ảnh trên đường liên kết cạnh bên, nhờ vậy não có thể
tiếp nhận những ý tưởng mới.
Vì mỗi đường then chốt chỉ có một từ then chốt nên từ then chốt này và cả não của ta
được tự do mở rộng theo mọi hướng. Quy tắc này trái ngược với sự hạn chế. Nếu ta sử dụng
đúng cách, bộ não sẽ tự do phát huy tiềm năng sáng tạo vô tận của nó.
SVTH: Bạch Văn Quốc Trung
MSSV: 1060182

Trang 10

GVHD: Vương Tấn Sĩ


“Sử dụng MindGenius Education xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12 nâng cao ”.

b. Luôn dùng chữ in
Chữ in có hình dạng rõ ràng, do đó não dễ
“chụp ảnh” và ghi nhớ thông tin.
Khoảng thời gian cậm cụi viết chữ in không
hề phí hoài vì chúng có khả năng liên tưởng và
nhớ lại.
Viết chữ in làm bản đồ tư duy trở nên khúc
chiết và góp phần nhấn mạnh mức quan trọng
tương đối của các từ.
c. Viết in từ then chốt trên đường liên kết
Đường liên kết trên bản đồ tư duy rất quan trọng vì nó có chức năng liên kết từ then chốt.
Do đó, từ then chốt cần được viết trên đường liên kết để giúp não liên hệ với những thành

phần khác trong bản đồ tư duy.
d. Đường liên kết và từ phải cùng độ dài
Khi từ và đường liên kết có cùng độ dài, chúng trông rõ ràng hơn, dễ đặt kề nhau và
liên kết với nhau.
Ta có được khoảng trống để bổ sung thông tin cho bản đồ tư duy.
e. Nối các đường liên kết với nhau và nối các nhánh chính với hình ảnh trung tâm.
Nối liền các đường liên kết trong bản đồ tư duy sẽ giúp ta liên kết ý tưởng.
Có thể thay đường liên kết bằng mũi tên, đường cong, vòng xoắn, vòng tròn, hình bầu
dục, tam giác hoặc bất kỳ hình thù nào khác tùy bạn chọn.
f. Vẽ nét đậm và dạng cong với đường liên kết trung tâm
Đường liên kết đậm sẽ báo cho não biết đó là thông tin quan trọng nhất, do đó hãy dùng
nét đậm khi vẽ đường liên kết trung tâm. Nếu lúc đầu bạn không xác định được ý nào quan
trọng nhất thì tô đậm các đường liên kết khi hoàn tất.
g. Tạo hình thù và đường ranh giới quanh các nhánh của bản đồ tư duy
Các hình thù sẽ kích thích trí tưởng tượng của ta.
Tạo hình thù trong bản đồ tư duy, chẳng hạn
quanh một nhánh của bản đồ tư duy, sẽ giúp ta dễ
nhớ chụm chủ đề và ý tưởng.
h. Hình ảnh phải rõ ràng
Hình thức mạch lạc giúp tư duy sáng tỏ. Một bản
đồ tư duy rõ ràng trông sẽ đẹp mắt, thu hút và tạo
cảm giác dễ chịu khi sử dụng.
i. Bản đồ tư duy phải nằm theo chiều ngang
Bố cục “phong cảnh” sẽ giúp ta phát huy tối đa sức sáng tạo khi vẽ bản đồ tư duy.
Bản đồ tư duy nằm ngang cũng dễ dàng đọc hơn.
j. Luôn viết chữ in thẳng đứng
Kiểu chữ in thẳng đứng giúp não dễ nắm bắt ý tưởng được diễn đạt trên giấy. Quy tắc
này có tác dụng ở góc của đường liên kết và của từ.

SVTH: Bạch Văn Quốc Trung

MSSV: 1060182

Trang 11

GVHD: Vương Tấn Sĩ


“Sử dụng MindGenius Education xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12 nâng cao ”.

4. Sử dụng thứ bậc
Cách trình bày và kết cấu của bản đồ tư duy có tác động lớn đến việc ta sử dụng cũng
như “tính hữu dụng” thực tiễn của bản đồ tư duy.

5. Sắp xếp thứ tự bằng cách đánh số
Trường hợp bản đồ tư duy là cơ sở của một đề tài trọng tâm nào đó, ta cần sắp xếp ý
tưởng theo thời gian hay mức độ quan trọng.
Để thực hiện việc này, ta chỉ cần đánh số các nhánh theo trình tự thực hiện hoặc ưu tiên
mong muốn.
Có thể thêm vào một số chi tiết khác như ngày tháng năm nếu thích. Ta cũng có thể đánh
dấu bằng chữ cái thay cho số.

6.Tạo phong cách riêng
Chúng ta sẽ dễ liên hệ và ghi nhớ các chi tiết do chính mình tạo ra.
7. Những điều cần tránh khi lập bản đồ tư duy
Bất kỳ ai khi bắt tay lập bản đồ tư duy cũng đối mặt với ba vấn đề sau:
*Tạo ra những bản đồ tư duy không thật sự là bản đồ tư duy.
*Sử dụng cụm từ thay vì từ đơn.
*Băn khoăn không cần thiết khi tạo ra một bản đồ tư duy “lộn xộn” và kết quả là nảy sinh
tâm lý tiêu cực.


SVTH: Bạch Văn Quốc Trung
MSSV: 1060182

Trang 12

GVHD: Vương Tấn Sĩ


“Sử dụng MindGenius Education xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12 nâng cao ”.

III. CÁCH TẠO BẢN ĐỒ TƯ DUY
1. Tập trung vào câu hỏi trọng tâm hay chủ đề cụ thể. Xác định thật rõ mục tiêu ta hướng
đến hoặc nổ lực giải quyết.
2. Đầu tiên, hãy đặt tờ giấy nằm ngang và bắt đầu khởi tạo bản đồ tư duy ngay giữa trang.
Điều này sẽ giúp ta được tự do diễn đạt và không bị bó buộc bởi khuôn khổ chật hẹp của
trang giấy.
3. Vẽ một hình ảnh giữa trang giấy để biểu thị mục tiêu của ta. Đừng bận tâm khi ta cảm
thấy mình vẽ không đẹp lắm, điều đó không quan trọng. Quan trọng là ta sử dụng hình ảnh
này làm điểm bắt đầu của bản đồ tư duy bởi hình ảnh sẽ khởi động não bằng cách kích hoạt
trí tưởng tượng.
4. Dùng màu sắc ngay từ đầu để thể hiện sự nhấn mạnh, kết cấu, bố cục, sáng tạo-nhằm gợi
tính trực quan và khắc họa hình ảnh vào não. Cố gắng dùng ít nhất ba màu và tạo ra hệ
thống mã màu riêng của ta. Có thể dùng màu để thể hiện thứ bậc, chủ đề hoặc nhấn mạnh
những điểm nào đó.
5. Bây giờ hãy vẽ một loạt đường liên kết nét đậm, tỏa ra từ tâm của hình ảnh. Đây là các
nhánh chính của bản đồ tư duy giống như các cành lớn của cây, có tác dụng triển khai ý
tưởng của ta.
Hãy nhớ liên kết thật chặt chẽ các nhánh chính này với hình ảnh trung tâm vì não và trí nhớ
hoạt động nhờ liên tưởng.
6. Vẽ đường liên kết dạng cong để thu hút mắt và giúp não ghi nhớ.

7. Viết lên mỗi nhánh một từ then chốt sẽ giúp ta liên tưởng đến chủ đề. Đây là các ý chính
của ta, các ý này bao gồm những mục như:
Tình huống
Cảm tưởng
Sự kiện
Chọn lựa
Hãy nhớ rằng sử dụng một từ then chốt trên mỗi đường liên kết cho phép ta thấy rõ bản chất
của vấn đề đang xem xét, đồng thời giúp liên tưởng được in sâu trong não. Sử dụng cụm từ
và câu sẽ hạn chế tác dụng này và gây rối rắm cho trí nhớ.
8. Thêm một vài nhánh trống vào bản đồ tư duy. Não sẽ cần bổ sung thông tin vào các
nhánh này.
9. Hãy tạo các nhánh cấp hai và cấp ba cho những ý liên tưởng và ý phụ. Cấp thứ hai liên
kết với các nhánh chính, cấp thứ ba liên kết với các nhánh của cấp thứ hai… Toàn bộ quá
trình này được tạo thành hoàn toàn nhờ liên tưởng. các từ ta chọn cho mỗi nhánh có thể là
các đề tài nêu câu hỏi: Ai, Cái gì, Ở đâu, Tại sao, Bằng cách nào… về môn học hay tình
huống nào đó.
Hình minh họa:

SVTH: Bạch Văn Quốc Trung
MSSV: 1060182

Trang 13

GVHD: Vương Tấn Sĩ


“Sử dụng MindGenius Education xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12 nâng cao ”.

Ý tưởng thành hành động
Bản đồ tư duy hoàn chỉnh vừa là bức tranh mô tả ý tưởng của chúng ta vừa là giai đoạn

đầu tiên của việc chuẩn bị phương hướng hành động. Việc xác lâp ưu tiên và tầm quan trọng
của các đề mục, kết luận của chúng ta có thể được thực hiện rất đơn giản bằng cách đánh số
ở mỗi nhánh của bản đồ tư duy.
IV. MỘT VÀI CÁCH LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY
1. Lập bản đồ tư duy cho sách giáo khoa
Chuẩn bị
*Đọc lướt qua-tạo hình ảnh trung tâm của bản đồ tư duy (10 phút).
*Ấn định thời gian và mục tiêu tương ứng (5 phút).
*Vẽ bản đồ tư duy cho kiến thức đã biết về chủ đề (10 phút).
*Xác định và vẽ bản đồ tư duy cho các mục tiêu (5 phút).
Ứng dụng
*Đọc tổng quát-thêm các nhánh chính vào bản đồ tư duy.
*Đọc trước các chủ điểm-cấp thứ nhất và thứ hai.
*Đọc chi tiết-điền chi tiết cho bản đồ tư duy.
*Đọc ôn lại-hoàn chỉnh bản đồ tư duy.
CHUẨN BỊ
a. Đọc lướt (10 phút)
Đọc nhanh
Trước khi đi vào phần nội dung chi tiết của sách, ta cần đọc lướt qua để có cái nhìn tổng
quát. Cách hay nhất là hãy xem bìa trước, bìa sau, mục lục với sự trợ giúp của vật hướng
dẫn (bút chì hoặc ngón tay) lướt nhanh qua các trang sách một vài lần để có cảm nhận
chung về cuốn sách.
Lập bản đồ tư duy
Tiếp theo, hãy lấy ra một tờ giấy trắng khổ lớn, đặt theo
chiều ngang và vẽ một hình ảnh ở chính giữa trang giấy, tóm
tắt chủ đề hoặc tựa đề. Nếu trên bìa hoặc bên trong sách có
sẵn một hình ảnh độc đáo và sặc sỡ thì ta có thể tận dụng nó.
Tư duy mở rộng
Nếu biết chắc các nhánh chính sẽ tỏa ra từ vị trí trung tâm,
ta có thể đồng thời thêm chúng vào bản đồ tư duy. Các nhánh

này thường sẽ tương ứng với những phân mục chính, các chương của cuốn sách hoặc các

SVTH: Bạch Văn Quốc Trung
MSSV: 1060182

Trang 14

GVHD: Vương Tấn Sĩ


“Sử dụng MindGenius Education xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12 nâng cao ”.

mục tiêu cụ thể của ta khi đọc sách.
Bằng cách khởi tạo bản đồ tư duy vào giai đoạn đầu tiên này, ta đã tạo cho bộ não của
mình một trọng tâm và kết cấu nội tại cơ bản để hệ thống này có thể tích hợp tất cả thông tin
thu nhận được từ cuốn sách.
b. Ấn định thời gian và mục tiêu tương ứng (5 phút)
Xét tổng quát các mục tiêu học tập của chúng ta, nội dung và độ khó của cuốn sách, vốn
kiến thức sẵn có rồi ấn định :
*Tổng thời lượng chúng ta hoàn thành công việc.
*Lượng kiến thức chúng ta sẽ tiếp thu được trong mỗi phiên học.
c.Vẽ bản đồ tư duy cho kiến thức đã có về chủ đề (10 phút).
Bây giờ hãy quên cuốn sách và bản đồ tư duy vừa tạo, lấy một tờ giấy mới và phác thảo
chớp nhoáng một bản đồ tư duy về tất cả những gì ta đã biết liên quan đến đề tài sắp học
càng nhanh càng tốt. Bản đồ tư duy này bao gồm lượng thông tin có được nhờ đọc lướt cuốn
sách lúc đầu cùng với vốn kiến thức tổng quát chi tiết mà ta đã biết liên quan đến chủ đề
theo bất kỳ cách nào.

Phần đông sinh viên đã lấy làm thích thú và ngạc nhiên khi nhận ra họ thật sự biết nhiều
về chủ đề hơn họ nghĩ. Bài tập này đặc biệt có giá trị vì nó mang những liên tưởng hay

‘‘móc neo’’ thích hợp lên bề mặt não và điều khiển dòng tư duy theo hướng đề tài ta đang
học. Thao tác này còn giúp ta nhận biết những mặt mạnh, yếu trong kho kiến thức của
chúng ta, chỉ ra những khía cạnh mà chúng ta cần bổ khuyết.
d. Xác định và vẽ bản đồ tư duy cho các mục tiêu (5 phút)
Ở giai đoạn này, ta hãy dùng cây bút khác màu để thêm vào bản đồ tư duy lượng kiến
thức mà ta vừa hoàn chỉnh, hoặc lấy một tờ giấy trắng và phác thảo chớp nhoáng một bản
đồ tư duy khác về các mục tiêu mà ta hướng tới khi đọc sách. Các mục tiêu này có thể ở
dạng những câu hỏi cụ thể mà ta muốn trả lời hoặc các lĩnh vực kiến thức mà ta muốn tìm
hiểu thêm.
Vẽ bản đồ tư duy cho các mục tiêu làm tăng khả năng ghi nhận những thông tin liên
quan của hệ thống mắt-não. Thực tiễn cho thấy, bản đồ tư duy về các mục tiêu tương tự như
một ‘‘món khoái khẩu’’ kích thích ta tìm kiếm một cách tự nhiên. Giống như một người
rỗng bụng mấy ngày liền luôn nghĩ đến thức ăn, các bản đồ tư duy được vẽ tốt sẽ làm tăng
‘‘cơn đói’’ kiến thức của ta.

SVTH: Bạch Văn Quốc Trung
MSSV: 1060182

Trang 15

GVHD: Vương Tấn Sĩ


“Sử dụng MindGenius Education xây dựng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy học Vật Lý 12 nâng cao ”.

Hình minh họa:

Ứng dụng
*Đọc tổng quát-thêm các nhánh chính vào bản đồ tư duy.
*Đọc trước các chủ điểm-cấp thứ nhất và thứ hai.

*Đọc chi tiết-điền chi tiết cho bản đồ tư duy.
*Đọc ôn lại-hoàn chỉnh bản đồ tư duy.
Sau khi hoàn tất phần chuẩn bị, bây giờ chúng ta đã sẵn sàng bắt đầu bốn cấp độ đọc :
Đọc tổng quát, đọc trước các chủ điểm, đọc chi tiết và đọc ôn tập. Quy trình này sẽ giúp ta
tiếp cận sâu vào nội dung cuốn sách. Chúng ta có thể vẽ bản đồ tư duy ngay trong lúc đọc
hoặc đánh dấu vào cuốn sách và hoàn chỉnh bản đồ tư duy sau.
Vẽ bản đồ tư duy khi đang đọc giống như được ‘‘đối thoại’’ miên man với tác giả, phản
ánh khuôn dạng kiến thức dần dần định hình theo tiến độ đọc sách. Sự phát triển liên tục của
bản đồ tư duy còn giúp ta dễ theo dõi mức hiểu và điều chỉnh trọng tâm của tiến trình thu
thập thông tin.
Vẽ bản đồ tư duy sau khi đọc đồng nghĩa với việc chúng ta tạo bản đồ tư duy khi đã hiểu
thấu nội dung sách và mối tương quan giữa các phần với nhau. Bản đồ tư duy của ta do đó
sẽ chi tiết hơn, trọng tâm được xác định rõ ràng và hiếm khi phải hiệu chỉnh lại.
Dù lựa chọn phương pháp nào, hãy nhớ lập bản đồ tư duy cho sách là quy trình hai chiều.
Mục đích không đơn thuần chỉ là sao chép ý tưởng của tác giả dưới dạng bản đồ tư duy. Vấn
đề ở đây là ta phải biết cách sắp xếp và tích hợp ý tưởng của tác giả sao cho phù hợp với
kiến thức, mức hiểu biết, khả năng giải thích và các mục tiêu cụ thể của bạn, ví dụ như các
câu hỏi có thể xuất hiện trong bài thi. Do đó, một bản đồ tư duy lý tưởng phải bao gồm
những nhận xét, suy nghĩ và nhận thức sáng tạo của ta được khơi nguồn từ nội dung sách.
Việc dùng màu sắc hay ký hiệu khác nhau sẽ giúp ta phân biệt những đóng góp của ta với ý
tưởng của tác giả.

SVTH: Bạch Văn Quốc Trung
MSSV: 1060182

Trang 16

GVHD: Vương Tấn Sĩ



×