Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

71 CÂU HỎI TRĂC NGHIỆM NGUYÊN TỬ HÓA HỌC10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.31 KB, 4 trang )

Hóa Học 10

Lê thị Hồng Liên THPT Mỹ Đức A

CẤU TẠO VỎ ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ
1. Obitan nguyên tử là:
A. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ta có thể xác định vị trí của electron tại từng thời điểm.
B. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ta có thể xác định vị trí của 2 electron cùng 1 lúc.
C. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân trong đó khả năng có mặt của electron là lớn nhất.
D. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân có dạng hình cầu hoặc hình số 8 nổi.
2. Hình dạng của Obitan của nguyên tử phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây:
A. Lớp electron.
B. Đặc điểm của mỗi phân lớp electron .
C. Năng lương electron.
D. Điện tích hạt nhân Z.
3. Số lượng obitan nguyên tử của các phân lớp s, p, d, f lần lượt là
A. 1, 3, 5, 7
B. 1, 2, 3, 4
C. 1, 5 ,9, 11
D. Đáp án khác
4. Trong obitan nguyên tử s, khả năng có mặt của electron lớn nhất là ở:
A. Trục x.
B. Trục y.
C. Trục z.
D. Khắp mọi hướng xuất phát từ nhân.
5. Tên gọi của các lớp e từ 1 → 7 là:
A. K, L, M, N, O, P, Q.
B. K, L, N, M, O, P, Q.
C. K, L, M, N, P, O, Q.
D. H, K, L, M, N, P, Q.
6. Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất:


A. K.
B. L.
C. M.
D. N.
7. Nguyên tử của 1 nguyên tố có 4 lớp electron. Trong nguyên tử đó, electron thuộc lớp nào có mức năng lượng
trung bình cao nhất:
A. K.
B. L.
C. M.
D. N.
8. Nguyên tử một nguyên tố có 3 lớp electron (K, L, M). Lớp nào trong số đó có thể có các e độc thân?
A. Lớp K.
B. Lớp M.
C. Lớp L.
D. Lớp L và M.
9. Trong nguyên tử của 1 nguyên tố có 4 lớp electron. Lớp nào có thể có electron độc thân:
A. K và N.
B. L và N.
C. M và N.
D. L và M.
10. Các obitan trong cùng 1 phân lớp e:
A. Có cùng định hướng trong không gian.
B. Khác nhau về mức năng lượng.
C. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi phân lớp.
D. Có cùng mức năng lượng.
11. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa:
A. 1 electron.
B. 2 electron.
C. 3 electron.
D. 4 electron.

12. Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào:
A. Nguyên tử lượng tăng dần.
B. Mức năng lượng tăng dần.
C. Điện tích hạt nhân tăng dần.
D. Khả năng tách khỏi các lớp.
13. Dãy nào gồm các phân lớp e đã bão hoà:
A. s1, p3, d5, f7.
B. s1, p3, d5, f12.
C. s2, p6, d10, f12
D. s2, p6, d10, f14
14. Kí hiệu nào trong số các kí hiệu của các obitan sau là không đúng:
A. 4f.
B. 3d.
C. 2p.
D. 3f.
15. Kí hiệu nào trong số các kí hiệu của các obitan sau là không đúng:
A. 4f.
B. 2d.
C. 3d.
D. 2p.
16. Ở phân lớp 4f số electron tối đa là:
A. 6.
B. 10.
C. 14.
D. 18.
17. Chọn câu trả lời đúng: Tính chất của các obitan trong 1 phân lớp thì:
1. Có cùng sự định hướng không gian.
2. Khác nhau về sự định hướng không gian.
3. Có cùng mức năng lượng.
4. Khác nhau về mức năng lượng.

5. Số obitan trong mỗi phân lớp là những số lẻ.
6. Số obitan trong mỗi phân lớp là những số chẵn.
A. 1, 3, 6.
B. 2, 4, 6.
C. 2, 3, 5.
D. 2, 3, 6.
18. Nguyên tố S có Z= 16. Số electron ở lớp L trong nguyên tử S là:
A. 2.
B. 6.
C. 8.
D. 10.
19. Số obitan ở lớp thứ n là
A. n2/2.
B. 2n.
C. n2.
D. 2n2
20. Số electron tối đa trong 1 lớp được tính theo công thức nào:
A. n2/2.
B. 2n.
C. n2.
D. 2n2 .
21. Số e tối đa ở lớp N là:
A. 2.
B. 8.
C. 18.
D. 32.
22. Trong nguyên tử 1 nguyên tố X có 29 electron và 36 nơtron. Số khối và số lớp e của nguyên tử X lần lượt là

4/8/2018


Page 1 / 4 – Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử


Hóa Học 10

Lê thị Hồng Liên THPT Mỹ Đức A

A. 65 và 4.
B. 64 và 4.
C. 65 và 3.
D. 64 và 3.
23. Có các nhận xét sau đây:
1/ Obitan nguyên tử là vùng không gian xung quanh hạt nhân, ở đó xác xuất tìm thấy electron là lớn nhất (trên
90%).
2/ Mỗi obitan nguyên tử có tối đa 2e cùng chiều.
3/ Trong mỗi phân lớp e chưa bão hoà, các e được phân bố vào các obitan nguyên tử sao cho số e độc thân
cùng chiều là lớn nhất.
4/ Electron luôn luôn ở trạng thái chuyển động xung quanh hạt nhân không theo 1 quỹ đạo nhất định.
5/ Electron hoá trị là những e ở lớp ngoài cùng.
6/ Trong nguyên tử các electron lần lượt chiếm các phân mức năng lượng là 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p …
Những nhận xét đúng là:
A. 1, 4, 5.
B. 2, 3, 6.
C. 1, 3, 4.
D. 2, 4, 6.
24.Đối với năng lượng của các phân lớp theo nguyên lý vững bền, trường hợp nào sau đây không đúng:
A. 3d < 4s.
B. 5s < 5p.
C. 6s < 4f.
D. 4f < 5d.

25. Sắp xếp các obitan sau: 3s, 3p, 3d, 4f theo thứ tự năng lượng tăng dần.
A. 3s < 3p < 3d < 4f. B. 3p < 3s < 3d < 4f.
C. 3s < 3p < 4f < 3d. D. 3s < 4f < 3p < 3d.
26. Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn:
A. Thứ tự các mức và phân mức năng lượng.
B. Sự chuyển động của e trong nguyên tử.
C. Sự phân bố e trên các phân lớp thuộc các lớp.
D. Thứ tự các lớp và phân lớp electron.
27. Sự phân bố các electron vào các obitan nguyên tử và lớp electron dựa vào:
A. Nguyên lý vững bền và quy tắc Hun.
B. Nguyên lý Pauli và quy tắc Hun.
C. Nguyên lý vững bền, nguyên lý Pauli và quy tắc Hun
D. Nguyên lý vững bền và nguyên lý Pauli.
28. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron ở phân mức cuối cùng là 3d 2. Số thứ tự của X trong bảng
tuần hoàn là:
A. 18.
B. 20.
C. 22.
D. 24.
29. Tính Z của nguyên tử X có phân lớp cuối là 4p3 .
A. 33.
B. 34.
C. 35.
D. 32.
30. Cấu hình electron của nguyên tố X là: 1s22s22p63s1. Biết rằng X có số khối là 24 thì trong hạt nhân của X có:
A. 24 proton.
B. 11 proton, 13 nơtron.
C. 13 proton, 11 nơtron.
D. 24 nơtron.
31. Tổng số hạt trong hạt nhân của 1 nguyên tử là 39. Trong đó số hạt không mang điện lớn hơn số hạt mang điện là

1. Nguyên tố đó thuộc loại nguyên tố nào?
A. s
B. p
C. d
D. f
32. Nguyên tố X có tổng số electron ở phân lớp p là 1. X là nguyên tố:
A. s
B. p
C. d
D. f
33. Nguyên tử X có tổng số e ở lớp vỏ là 24. X là nguyên tố:
A. s
B. p
C. d
D. f
34. Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của 1 nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số
hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào?
A. Nguyên tố s
B. Nguyên tố p
C. Nguyên tố d
D. Nguyên tố f
35. Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp s là 6 và có tổng số electron lớp ngoài là 6. X là:
A. Oxi
B. Sunfu
C. Fe
D. Cr
36. Cấu hình e ở trạng thái cơ bản của kim loại nào sau có e độc thân ở obitan s:
A. 26Fe
B. 20Ca
C. 19K

D. 13Al
37. Trong các nguyên tử sau, nguyên tử nào mà ở trạng thái cơ bản có số electron độc thân lớn nhất:
A. S
B. P
C. K
D. Al
38. Nguyên tử coban (Z = 27) ở trạng thái cơ bản có số electron độc thân là:
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
39. Cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh ( S ) ở trạng thái cơ bản và nguyên tử Oxi ( O ) có đặc điểm nào
chung? Cả hai nguyên tử O và S đều
A. Có 3 lớp electron
B. Có 2 electron lớp trong cùng (lớp K)
C. Có 2 electron độc thân ở lớp ngoài cùng
D. Có 2 electron lớp trong cùng (lớp L)
40. Dãy gồm các nguyên tử nào sau đây ở trang thái cơ bản có 2e độc thân
A. 6 C , 12 Mg , 8 O , 17 Cl
B. 6 C , 8 O , 14 Si , 16 S
C.

4/8/2018

11

Na , 15 P , 7 N , 4 Be

D. 1 H , 6 C , 13 Al , 9 F


Page 2 / 4 – Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử


Hóa Học 10

Lê thị Hồng Liên THPT Mỹ Đức A

41. Nguyên tử 15 P có tổng số obitan nguyên tử chứa electron là:
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
42. Nguyên tử P ( Z = 15 ) có số electron hoá trị là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
43. Nguyên tử X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Số e hoá trị của nguyên tử X là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 7
44. Nguyên tử của nguyên tố có điện tích hạt nhân là 26 thì số electron hoá trị là:
A. 8
B. 2
C. 6
D. 26
45. Xét xem yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tính chất hoá học của 1 nguyên tố hoá học:
A. Khối lượng nguyên tử.
B. Điện tích hạt nhân.

C. Lực hút của điện tích hạt nhân với các electron ngoài cùng mạnh hay yếu.
D. Cả A và B.
46. Trong nguyên tử, các electron quyết định tính chất kim loại, phi kim hay khí hiếm là:
A. electron lớp K.
B. electron lớp L.
C. electron lớp ngoài cùng.
D. electron lớp M.
47. Mệnh đề nào sau đây không đúng:
A. Không có nguyên tố nào có lớp ngoài cùng nhiều hơn 8 electron.
B. Lớp ngoài cùng là bền vững khi chứa tối đa electron.
C. Có nguyên tố lớp electron ngoài cùng bền vững là 2 electron.
D. Tất cả các nguyên tố có 5 electron ngoài cùng đều là phi kim.
48. Tìm đáp án sai: Cấu hình electron của nguyên tử nhôm (Z = 13) là 1s22s22p63s23p1. Vậy nguyên tố nhôm ở...:
A. Lớp thứ nhất (lớp K) có 2 electron.
B. Lớp thứ 2 (lớp L) có 8 electron.
C. Lớp thứ 3 (lớp M) có 3 electron .
D. Lớp ngoài cùng có 1 electron.
49. Cho biết cấu hình electron của các nguyên tố sau: X. 1s 22s22p63s2; Y. 1s22s22p63s23p54s2;
Z. 1s22s22p63s23p5; T. 1s22s22p63s23p3;
Các nguyên tố nào là phi kim?
A. X, Y
B. Z, T
C. X, T
D. Y, Z
50. Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: a) 1s22s2; b) 1s22s22p5; c) 1s22s22p63s23p1
d) 1s22s22p63s2; e) 1s22s22p63s23p4;
Cấu hình electron của các nguyên tố phi kim là:
A. a, b
B. b, c
C. Câu, d

D. b, e
51. Cho biết cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p3; của Y là 1s22s22p63s23p64s1. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. X, Y đều là các kim loại.
B. X, Y đều là các phi kim.
C. X, Y đều là các khí hiếm.
D. X là 1 phi kim còn Y là kim loại.
52. Cho cấu hình electron của các nguyên tử sau: 1s 22s22p63s23p5(1); 1s22s22p63s23p1(2); 1s22s22p63s23p6(3);
1s22s22p63s23p53d64s2(4);
1s 22s22p63s2(5);
1s 22s22p63s23p2(6); 1s22s22p63s23p63d104s24p2 (7);
2
2
4
1s 2s 2p (8); Dãy gồm các nguyên tố là kim loại thì có cấu hình electron là:
A. 2, 4, 5, 7.
B. 1, 3, 7, 8.
C. 3, 5, 6, 8.
D. 2, 5, 6.
2
2
6
2
5
2
2
53. Cho cấu hình electron của các nguyên tử sau:1s 2s 2p 3s 3p (1); 1s 2s 2p63s23p1(2); 1s22s22p63s23p6(3);
1s22s22p63s23p53d64s2(4); 1s22s22p63s2(5); 1s22s22p63s23p3(6); 1s22s22p63s23p63d104s24p5 (7); 1s22s22p4 (8);
Dãy gồm các nguyên tố là phi kim thì có cấu hình electron là:
A. 2, 4, 7.
B. 1, 6, 8.

C. 3, 5, 7.
D. 1, 6, 7, 8.
54. Một nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s 23p6 . Ở dạng đơn chất M có những
đặc điểm nào sau đây?
A. Dễ tham gia vào các phản ứng hoá học.
B. Phân tử gồm 2 nguyên tử.
C. Đơn chất rất bền, hầu như không tham gia vào các phản ứng hoá học.
D. Có tính chất của phi kim.
55. Nguyên tố R có tổng các hạt trong 1 nguyên tử gấp 3 lần số electron ở lớp vỏ. R có tính chất:
A. Số khối chẵn.
B. Hạt nhân có Z=N. C. Thuộc nguyên tố nhóm B. D. số khối chẵn và Z=N
56. Có bao nhiêu nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s1:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
57. Một nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1, nguyên tử đó thuộc về các nguyên tố hoá học nào sau đây?
A. Cu, Cr, K.
B. K, Ca, Cu.
C. Cr, K, Ca.
D. Cu, Mg, K.
58. Nguyên tử X có electron cuối cùng được phân bố vào phân lớp 4s1. Cấu hình e của nguyên tử X nào không đúng:
A. 1s22s22p63s23p64s1;
B.1s22s22p63s23p63d54s1;
2 2
6 2
6
10 1
C.1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s ;
D.1s22s22p63s23p6 3d64s1.

59. Có bao nhiêu nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s2:
A. 7.
B. 8.
C. 9.
D. 10.
60. Electron cuối cùng phân bố vào nguyên tử X là 3d7. Số electron lớp ngoài cùng của X là:

4/8/2018

Page 3 / 4 – Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử


Hóa Học 10

Lê thị Hồng Liên THPT Mỹ Đức A

A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 7
61. Cấu hình e của nguyên tử các nguyên tố ở trạng thái cơ bản nào đúng:
1
1
A. [Ne]3s23p 1x 3p y 3p 1z .
B. [Ne]3s23p 2x 3p y 3p 0z .
1

1

C. [Ne]3s13p 1x 3p y 3p 0z .

D. [Ne]3s13p 1x 3p y 3p 1z .
62. Kí hiệu để chỉ phân lớp e với đặc điểm e cuối cùng ở: Lớp thứ 3, phân lớp p, obitan thứ 2 chứa e cặp đôi:
2
2
2
1
A. [Ne]3s23p 2x 3p y 3p 0z .
B. [Ne]3s23p 2x 3p y 3p 2z .
C. [Ne]3s23p 2x 3p y 3p 1z
D. [Ne]3s23p 2x 3p y 3p 1z .
63. Trong các cấu hình electron sau, cấu hình nào sai?
1
2
1
1
A. 1s2 2s22p 2x 2p y 2p 1z
B. 1s2 2s2 2p 2x 2p y 2p 2z 3s1.
C. 1s2 2s2 2p 2x 2p y
D.1s2 2s22p 1x 2p y 2p 1z
64. Cấu hình electron nào không đúng với bất kì ion hoặc nguyên tử nào ở trạng thái cơ bản?
A. 1s22s22p6
B. 1s22s22p63s23p63d104s2
C. 1s22s12p6
D. 1s22s22p63s23p6 3d64s2.
65. Cấu hình electron nào không đúng ?
A. 1s22s22p5 3s2
B. 1s22s22p63s23p5
C. 1s22s22p63s2
D. 1s22s22p63s23p6 3d104s24p2 .
66. Cấu hình electron nào sau đây vi phạm nguyên lí Pauli:

1
1. 1s2
2. 1s2 2p7
3. 1s3
4. 1s2 2s2 2p4
5. 1s2 2s22p 3x 2p y 2p 1z
A. 2, 3,4
B. 2, 3, 5
C. 2, 3, 4
D. 1, 4, 5
67. Cho 2 nguyên tố M và N có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11 và 13. Cấu hình electron của M và N lần lượt là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s1 và 1s22s22p63s2
B. 1s2 2s2 2p6 3s1 và 1s22s22p63s3
C. 1s2 2s2 2p6 3s1 và 1s22s22p63s23p1
D. 1s2 2s2 2p7 và 1s22s22p63s2
68. Cấu hình electron của nguyên tử Zn có Z = 30
A. 1s22s22p63s23p6 4s23d10
B. 1s22s22p63s23p6 3d104s2
2 2
6 2
6
9 2
C. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s
D. 1s22s22p63s23p6 3d10
69. Cấu hình electron của nguyên tố Cr có Z = 24
A. 1s22s22p63s23p6 4s23d4
B. 1s22s22p63s23p6 4s13d5
C. 1s22s22p63s23p6 3d54s1
D. 1s22s22p63s23p6 3d6
70. Nguyên tử X có Z = 29 có cấu hình electron là:

A. [Ar]3d104s1
B. [Ar]3d94s2
C. [Ar]4s23d9
D. [Ar]3d104s2
71. Nguyên tố Ag có Z = 47 có cấu hình electron là:
A. 1s22s22p63s23p6 4s23d104p65s24d9
B. 1s22s22p63s23p6 3d104s24p64d105s1
2 2
6 2
6
9 2
6
9 2
C. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 5s
D.1s22s22p63s23p6 4s23d104p64d105s1
-----------------------Hết----------------------

4/8/2018

Page 4 / 4 – Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử



×