Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Hiệu quả sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.92 KB, 65 trang )

1 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
************

HÀ THỊ KIM THOA

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LỚP TỪ, NGỮ
THUỘC PHONG CÁCH HỘI THOẠI
TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG,
NGUYỄN KHUYỄN, TÚ XƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

HÀ NỘI – 2013

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


2 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
************

HÀ THỊ KIM THOA

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LỚP TỪ, NGỮ
THUỘC PHONG CÁCH HỘI THOẠI
TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG,
NGUYỄN KHUYỄN, TÚ XƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Người hướng dẫn khoa học
ThS, GVC LÊ KIM NHUNG

HÀ NỘI – 2013

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


3 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

LỜI CẢM ƠN!
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi nhận được sự hướng

dẫn, chỉ bảo nhiệt tâm và chu đáo của cô giáo Lê Kim Nhung - Tổ Ngôn ngữ,
nhận được sự quan tâm động viên khích lệ của các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2. Khóa luận được hoàn thành vào ngày 10
tháng 5 năm 2013.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Kim Nhung cùng toàn thể các
thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận này.
Trong khuôn khổ thời gian có hạn nên đề tài khó tránh khỏi những hạn
chế, chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô
cùng bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện trong quá trình học tập và giảng dạy sau
này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Hà Thị Kim Thoa

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


4 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hiệu quả sử dụng
lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Nôm Đường luật của
Hồ Xuân Hương, Nguyễn khuyến, Tú Xương” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, kết quả này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả

khác.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Hà Thị Kim Thoa

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


5 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Bình, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1983), Phong cách học và đặc
điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.
2. Bùi Hạnh Cẩn, Bích Hằng, Việt Anh (2001), Từ điển thành ngữ, tục ngữ
Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, H.
3. Nguyễn Đình Chú (2000), Văn học 10, Nxb Giáo dục.
4. Xuân Diệu (1983), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học.
5. Đinh Gia Khánh (1983), Lời giới thiệu trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nxb Văn học.
6. Đinh Trọng Lạc (2002), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
7. Nhóm trí thức Việt (1992), Nguyễn Khuyến thơ và đời, Nxb Khoa học Xã
hội, H.
8. Vũ Ngọc Phan (2003), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Văn học.
9. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng (Trung tâm Từ điển

học – Hà Nội).
10. Tác phẩm văn học trong nhà trường, Hồ Hương Xuân - Về tác gia và tác
phẩm, Nxb Giáo dục.
11. Tác phẩm văn học trong nhà trường, Trần Tế Xương - Về tác gia và tác
phẩm, Nxb Giáo dục.
12. Cù Đình Tú (1982), Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt tu từ,
Nxb Giáo dục.
13. Tuấn Thành, Anh Vũ (2009), Hồ Xuân Hương - Tác phẩm và lời bình,
Nxb Văn học.
14. Lã Nhâm Thìn (1988), Thơ Nôm Đường luật, Nxb Giáo dục Hà Nội.

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


6 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………… 1
2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài………………………… 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………. 6
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………... 6
NỘI DUNG ................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................... 7
1.1 Phong cách ngôn ngữ hội thoại…………………………………………7

1.1.1 Định nghĩa phong cách hộthoại…………………………………..7
1.1.2 Đặc trưng của phong cách hội thoại……………………………...7
1.1.2.1 Tính cá thể……………………………………………………... 7
1.1.2.2 Tính cụ thể…………………………………………………….. 7
1.1.2.3 Tính cảm xúc…………………………………………………... 7
1.1.3 Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của phong cách hội thoại…………..8
1.1.3.1 Cách thức sử dụng từ ngữ……………………………………... 8
1.1.3.2 Cách thức sử dụng câu………………………………………… 8
1.1.3.3 Cách thức sử dụng biện pháp tu từ……………………………. 9
1.2 Từ khẩu ngữ………………………………………………………….....9
1.2.1 Khái niệm………………………………………………………... 9
1.2.2 Đặc điểm………………………………………………………… 9
1.2.3 Cách cấu tạo…………………………………………………….10
1.2.4 Hiệu quả sử dụng từ khẩu ngữ…………………………….........12
1.3 Thơ Nôm Đường luật………………………………………………….13
1.3.1 Khái niệm…………………………………………………………13
1.3.2 Đặc điểm..………………………………………………………...14

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


7 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

1.3.3 Bản chất…………………………………………………………..15
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QỦA SỬ DỤNG LỚP TỪ, NGỮ THUỘC
PHONG CÁCH HỘI THOẠI TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA HỒ

XUÂN HƯƠNG, NGUYỄN KHUYẾN, TÚ XƯƠNG. ............................... 17
2.1 Kết quả khảo sát thống kê, phân loại………………………………….17
2.2 Phân tích kết quả khảo sát thống kê, phân loại………………………..19
2.2.1 Sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ hội thoai trong thơ
Nôm Đường luật……………………………………………………......19
2.2.1.1 Sử dụng từ khẩu ngữ……………………………………………19
2.2.1.2 Vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao…………………………...37
2.2.2 Phong cách tác giả trong việc sử dụng từ ngữ của phong cách hội
thoại.........................................................................................................47
2.2.2.1 Đặc điểm sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong
thơ Nôm Hồ Xuân Hương……………………………………………....47
2.2.2.2 Đặc điểm sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong
thơ Nôm Nguyễn Khuyến………………………………………………50
2.2.2.3 Đặc điểm sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong
thơ Nôm của Tú Xương………………………………….......................54
KẾT LUẬN .......................................................... …………………………57

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


8 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Nôm Đường luật có một vị trí

quan trọng bởi những đóng góp to lớn của nó đối với sự phát triển của văn
học dân tộc về cả hai phương diện: thực tiễn sáng tác và ỹ nghĩa lí luận. Thơ
Nôm Đường luật là một hiện tượng vừa tiêu biểu vừa độc đáo. Tiêu biểu ở
chỗ nó phản ánh những điều kiện, bản chất, quy luật của quá trình giao lưu
tiếp nhận văn học. Độc đáo bởi tuy mô phỏng thể thơ ngoại lai nhưng lại có vị
trí đáng kể bên cạnh các thể thơ dân tộc. Làm nên giá trị to lớn của thơ Nôm
Đường luật trong lịch sử văn học Việt Nam bên cạnh hệ thống đề tài, chủ thể,
hình tượng nghệ thuật phải kể đến hệ thống ngôn ngữ. Hệ thống ngôn ngữ dân
tộc và ngôn ngữ đời sống được các tác giả Đường luật Nôm tiêu biểu từ
Nguyễn Trãi đến Tú Xương, Nguyễn Khuyễn sử dụng với tần số khá cao góp
phần “Thể hiện một cách trực tiếp, cụ thể sinh động hiện thực cuộc sống và
tâm trạng đặc biệt dân tộc và dân dã”.
Chính vì thế, việc nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật có ỹ
nghĩa quan trọng trong việc đánh giá cái hay cái đẹp của tác phẩm, đồng thời
góp phần khẳng định được nét độc đáo, phong cách riêng của mỗi tác gia văn
học.
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyễn và Tú Xương là những đỉnh cao của
thơ Nôm Đường luật. Bạn đọc biết đến Hồ Xuân Hương với cái tên xứng
đáng: “Bà chúa thơ Nôm”, “Nhà thơ dòng Việt độc đáo đến hai lần” [10]. Bạn
đọc cũng biết đến tài năng và nhân cách của Nguyến Khuyễn - vị Tam
Nguyên làng Yên Đổ với mệnh danh “Nhà thơ trào phúng, nhà thơ của dân
tình, làng cảnh Việt Nam”. Người ta còn biết đến tên tuổi của Tú Xương -

1

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


9 of 128.


Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

“Bậc thần thơ thánh chữ” mà ẩn sau ngôn từ của ông là nụ cười sắc sảo mạnh
mẽ, mở đầu cho dòng hiện thực trào phúng.
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến và Tú Xương là những tác giả quen
thuộc trong chương trình phổ thông với số lượng tác phẩm được giảng dạy
khá nhiều. Vì vậy, tìm hiểu hiệu quả sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách
ngôn ngữ hội thoaị trong thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Khuyễn, Tú Xương không chỉ góp phần khẳng định tài năng độc đáo của các
nhà thơ này mà còn cần thiết cho việc chuẩn bị, tích lũy kiến thức cho việc
giảng dạy văn học và tiếng Việt ở trường phổ thông.
Truyền đạt tới học sinh cái hay cái đẹp từ sản phẩm của nghệ thuật
ngôn từ, từ đó giáo dục nhân cách cho các em là công việc thường xuyên của
người giáo viên dạy Văn. Muốn làm được điều đó chúng ta phải nắm chắc và
sử dụng nhuần nhuyễn tiếng Việt, đồng thời cần hiểu được sự “Vận động của
ngôn ngữ trong những tác phẩm văn chương ở những bậc thầy về sử dụng
ngôn ngữ”.
Từ những ý nghĩa lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn nghiên
cứu đề tài: Hiệu quả sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong
thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyễn, Tú Xương.
2. Lịch sử vấn đề
* Phong cách ngôn ngữ hội thoại bước đầu đã được một số nhà ngôn
ngữ học tìm hiểu, nghiên cứu.
Trong cuốn Gữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ của
UBKHXH Việt Nam có các bài viết sau như:
Bài viết “Đặc điểm của từ vựng khẩu ngữ và cách xử lí chúng trong từ
điển tiếng Việt cỡ lớn” của Nguyễn Thị Thanh Nga đăng trên Tạp chí Ngôn
ngữ số 11/2003 đã đưa ra khái niệm về phong cách khẩu ngữ (phong cách

sinh hoạt hàng ngày) và đặc điểm của từ vựng khẩu ngữ, bao gồm các đặc

2

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


10 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

điểm như: giá trị biểu cảm cao, tính ẩn dụ có thể cảm nhận được bằng trực
giác, tính đa dạng của các biến thể và trong từ vựng khẩu ngữ có thành phần
nghĩa đánh giá.
Trong Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 2/1998 có bài “Tiếng lóng
trong giao thông vận tải” của tác giả Chu Thị Thanh Tâm. Sau quá trình tập
hợp những định nghĩa từ các từ điển giải thích, tác giả rút ra mấy ý về định
nghĩa tiếng lóng. Tiếng lóng là một từ ngữ thông tục, không mang tính truyền
thống. Nó là cách nói tỉnh lược và là thứ ngôn ngữ dùng để trêu đùa, vui vẻ,
hoặc bí mật.
Đặc biệt cuốn Phong cách học tiếng Việt do Đinh Trọng Lạc (chủ
biên), Nxb Giáo dục 2002 (tái bản) đã trình bày rất khoa học và dễ hiểu về
đặc điểm cũng như hiệu quả sử dụng của lớp từ ngữ thuộc phong cách hội
thoại. Chúng tôi sẽ chủ yếu dựa vào quan điểm nghiên cứu trong cuốn sách
này làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề tài.
Như vậy, các tác giả các nhà nghiên cứu đã bước đầu tìm hiểu về các
lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại. Song, hầu hết các nhà nghiên cứu mới
chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét, đều mới chỉ khai thác ở khía cạnh này hay

khác, mang tính đơn lẻ chứ chưa có cái nhìn tổng quát và có cách phân tích
khoa học về vấn đề được nêu.
* Nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật nói chung và
thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương nói riêng, các nhà
nghiên cứu đã khai thác ở những khía cạnh sau:
Tác giả Hà Như Chi khi xem xét về nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân
Hương đã đưa ra nhận định “…Thơ Hồ Xuân Hương thoát ra ngoài khuôn
sáo, không dùng điển cố Hán văn, lời thơ có khi đặt Nôm mà lại thường
dùng” [10] .

3

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


11 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

Giáo sư Nguyễn Lộc khi nhận xét về “Phong cách thơ Hồ Xuân
Hương” đã cho rằng: “…Về ngôn ngữ, có thể nói trong văn học cổ không ai
giản dị, dễ hiểu và mộc mạc như Xuân Hương. Ngôn ngữ Xuân Hương không
khác gì ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ…Có thể nói ngôn ngữ trong thơ Xuân
Hương là một ngôn ngữ thuần túy Việt Nam…những yếu tố ca dao, tục ngữ
được đặt đúng chỗ nên rất tự nhiên” [10].
Trong bài viết “Nữ sĩ bình dân Hồ Xuân Hương” của tác giả Nguyễn
Hồng Phong khi xem xét về “Nghệ thuật thơ Xuân Hương” cũng khẳng định
rằng : “…Ngôn ngữ của Xuân Hương là ngôn ngữ của tục ngữ, ca dao, ngay

cả cách nói của Xuân Hương, lối so sánh, ví von cũng là cách nói của nhân
dân qua tục ngữ, ca dao.. .” [10] .
Khi nhận xét về ngôn ngữ trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn
Khuyễn tác giả Nguyễn Phương Chi đã viết: “…Ông có ý thức đưa lời ăn
tiếng nói hàng ngày, đưa ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ vào thơ làm cho
một số bài thơ trở nên gần gũi có một sức sống mới” [7].
Đánh giá về ngôn ngữ thơ Tú Xương, tác giả Nguyễn Đình Chú nhận
định: “Ngôn ngữ thơ của Tú Xương là ngôn ngữ lấy từ cuộc sống bình
thường, trần trụi từ khẩu ngữ dân gian” [5].
Tác giả Nguyễn Văn Hoàn trong “Nhà thơ Trần Tế Xương” cũng
khẳng định “Sức mạnh của thơ Tú Xương còn ở tài sử dụng ngôn ngữ. Ngôn
ngữ thơ văn Tú Xương đã bắt nguồn từ ngôn ngữ quần chúng, ngôn ngữ của
ca dao, tục ngữ. Tú Xương rất khéo nhồi nhuyễn tục ngữ, thành ngữ và hiện
tượng thơ ca dân gian vào trong thơ mình” [11].
Xuân Diệu đưa ra một kết luận khác: “Tú Xương đã viết một giọng
văn kín đáo, hai nghĩa vì như thế tiện lợi hơn” [4].
Như vậy, qua những ý kiến đã tổng hợp trên, chúng ta thấy: Ở góc độ
ngôn ngữ, các tác giả các nhà nghiên cứu chủ yếu đi sâu khai thác, khám phá

4

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


12 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn


tính chất khẩu ngữ, dân dã của thơ Nôm Đường luật. Biểu hiện cao nhất của
tính chất ngôn ngữ ấy là việc học tập, tiếp thu lời ăn tiếng nói hàng ngày của
nhân dân thông qua việc vận dụng tục ngữ, thành ngữ, ca dao để khéo léo đưa
vào trong thơ.
Từ những định hướng về cơ sở lí luận có tính gợi mở như trên của
những người đi trước, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả sử dụng
lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Nôm Đường luật của
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương”
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần khẳng định hiệu
quả nghệ thuật khi sử dụng một cách sáng tạo các từ, ngữ thuộc phong cách
hội thoại trong thơ Nôm Đường luật của ba tác giả lớn thời Trung đại đồng
thời góp thêm tiếng nói khẳng định phong cách cá nhân độc đáo, sáng tạo của
ba nhà thơ trên.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn hướng tới mục đích củng cố và vận dụng
những kiến thức về ngữ dụng, phong cách học…để nghiên cứu một vấn đề cụ
thể của tiếng Việt.
Mặt khác, đề tài còn là tư liệu để giúp chúng tôi trong việc nghiên cứu,
học tập về thơ Nôm Đường luật. Đồng thời góp phần vào việc bồi dưỡng cho
bản thân năng lực phân tích và cảm thụ thơ Đường luật Nôm. Từ đó, đề tài có
thể là tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy văn học và tiếng Việt ở nhà trường
phổ thông sau này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Tập hợp những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài.
- Thống kê, phân loại các từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ
Nôm Đường luật cuả Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.

5


kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


13 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

- Phân tích, xem xét chức năng và hiệu quả sử dụng của các từ, ngữ
thuộc phong cách hội thoại thông qua các ngữ liệu. Từ đó rút ra những kết
luận cần thiết.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ
Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyễn, Tú Xương.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiệu quả sử dụng lớp từ, ngữ thuộc
phong cách hội thoại của các bài thơ trong ba tập thơ sau:
- Nguyễn Khuyến thơ và đời, Nxb Văn học.
- Hồ Xuân Hương thơ và đời, Nxb Văn học.
- Thơ văn Trần Tế Xương, Kiều Văn (biên soạn), Nxb Đồng Nai.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp tổng hợp.


6

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


14 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Phong cách ngôn ngữ hội thoại
1.1.1 Định nghĩa phong cách hội thoại
Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, tác giả Đinh Trọng Lạc đã
khẳng định: Phong cách hội thoại (hay còn có tên gọi khác là phong cách sinh
hoạt hàng ngày, phong cách khẩu ngữ) là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng
lớp phát ngôn (văn bản) trong đó thể hiện “vai” của nhân vật tham gia giao
tiếp trong sinh hoạt hàng ngày [6, 122].
1.1.2 Đặc trưng của phong cách hội thoại
1.1.2.1 Tính cá thể
Tính cá thể của phong cách hội thoại thể hiện ở vẻ riêng của ngôn ngữ
mỗi người khi trao đổi, trò chuyện, tâm sự với người khác. Chẳng hạn có
người nói từ tốn, khoan thai, nghiêm túc, chính xác, có người nói hấp tấp, vội
vàng, đại khái, qua loa, có người thích nói “Hai năm rõ mười” thẳng băng, có
người chuộng cách nói bóng bẩy, tế nhị…
1.1.2.2 Tính cụ thể
Tính cụ thể là đặc điểm nổi bật của phong cách hội thoại “Phong cách

sinh hoạt hàng ngày tránh lối nói trừu tượng, chung chung, thích lối nói cụ
thể, nổi bật làm cho sự vật không phải chỉ được gọi tên mà còn được hiện lên
với những hình ảnh, âm thanh rõ nét. Tính cụ thể đã làm cho sự giao tiếp
trong sinh hoạt hằng ngày trở nên dễ dàng, nhanh chóng, ngay trong trường
hợp phải đề cập đến những vấn đề trừu tượng” [6, 128].
1.1.2.3 Tính cảm xúc
Tính cảm xúc gắn chặt với tính cụ thể: “Phong cách sinh hoạt hàng
ngày được sử dụng trong đời sống thực vô cùng cụ thể, sinh động, truyền đạt
những tư tưởng, tình cảm hết sức phong phú, đa dạng của con người. Vì vậy,
7

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


15 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

lời nói trong phong cách này cũng mang đến tính cảm xúc tự nhiên…Chính
ngôn ngữ trong phong cách hội thoại đa dạng, phong phú, nhiều tính chất tu
từ là cái nguồn vô tận đã tạo nên một nền văn học đẹp đẽ ” [6, 129].
1.1.3 Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của phong cách hội thoại
1.1.3.1 Cách thức sử dụng từ ngữ
Đặc điểm nổi bật trong sử dụng từ ngữ của phong cách hội thoại là sử
từ khẩu ngữ. Đó là những từ ngữ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và màu sắc
cảm xúc. Đáng lẽ nói: “đánh đau” thì nói: “xé xác, chẻ xác, lột xác, đánh sặc
tiết, thượng cẳng chân hạ cẳng tay…”.
Phong cách hội thoại sử dụng nhiều ngữ khí từ, trợ từ, thán từ, tình thái

từ để thực hiện chức năng tạo tiếp như: đấy, nhé, nhỉ, thôi, thế thôi, ôi, ơi,…
Ví dụ: Anh sắp đi đâu đấy? (Để hỏi người đang ở trước mặt).
Eo ôi! Con rắn to quá! (Chỉ sự ngạc nhiên nhưng thường có ý
trách mắng hay ghê tởm).
Phong cách hội thoại còn sử dụng các từ láy mang màu sắc khẩu ngữ
“Và vì vậy đã sinh ra những từ láy giàu sắc thái cụ thể, gợi hình, gợi cảm. Láy
vần có tác dụng gợi cảm rất mạnh: loanh quanh, lững thững…Láy âm hoàn
toàn có giá trị gợi cảm, nhấn mạnh ý: sè sè, rầu rầu…Những từ bốn âm tiết
láy âm có tác dụng nhấn mạnh và châm biếm: ngớ nga ngớ ngẩn, đủng đà
đủng đỉnh…[6, 133].
Bên cạnh đó, phong cách hội thoại cũng thường sử dụng cách nói vận
dụng thành ngữ, tục ngữ (Vẽ đường cho hươu chạy, mượn gió bẻ măng…)
hay cách nói tắt (“Cửa hàng bách hóa tổng hợp” có thể nói tắt thành “Bách
hóa tổng hợp”).
1.1.3.2 Cách thức sử dụng câu
Phong cách hội thoại hay dùng những câu hỏi, những câu cảm thán,
những câu nói trực tiếp, những câu đưa đẩy.

8

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


16 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

Phong cách hội thoại có những kết cấu cú pháp riêng mà các phong

cách khác thường ít dùng.
+ Dùng “đã…lại” thay cho “không những - mà còn”.
+ Dùng kết cấu: “động từ - gì mà - động từ” biểu thị thái độ phủ định.
+ Dùng kết cấu “có thì” để nhấn mạnh.
+ Dùng câu hỏi để phủ định.
+ Chọn cách nói cụ thể hơn trong hai cách nói đồng nghĩa.
1.1.3.3 Cách thức sử dụng biện pháp tu từ
Phong cách hội thoại hay dùng ví von, so sánh để lời nói có hình ảnh.
Ví dụ, gọi người thì dùng tên gọi có khả năng gợi ra những hình ảnh, những
đặc điểm cụ thể, riêng biệt thường có ở một người: lão Tư râu, ông Hai lùn,
cậu Ba Trạng.
1.2 Từ khẩu ngữ
1.2.1 Khái niệm
Theo tác giả Cù Đình Tú “Trong vốn từ của bất kì người dân Việt Nam
bình thường nào, bên cạnh vốn từ ngữ đa phong cách, mỗi con người đều có
vốn từ ngữ rất quen thuộc, rất gắn bó, đó là vốn từ khẩu ngữ (gọi tắt là từ
khẩu ngữ). Từ khẩu ngữ được dùng chủ yếu cho phong cách khẩu ngữ tự
nhiên tiếng Việt và là công cụ riêng của phong cách này. Do chúng phục cho
nhu cầu nói năng hàng ngày cho nên người ta còn gọi chúng là từ khẩu ngữ
hàng ngày, từ khẩu ngữ sinh hoạt ” [1].
1.2.2 Đặc điểm
Đặc điểm nổi bật của từ khẩu ngữ là “Tính miêu tả chi tiết và cụ thể.
Chúng biểu thị một cách cụ thể và chi tiết những sự vật, tính chất hành
động…từ khẩu ngữ tiếng Việt rất giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm”.
[1, 133].

9

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag



17 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

Ví dụ: So sánh từ khẩu ngữ với các từ ngữ khác có nghĩa tương đương
ta sẽ thấy rõ sự khác biệt về tính hình ảnh và tính biểu cảm.
Chẳng hạn: nỏ mồm

/

nói nhiều

ăn đòn

/

bị đánh

đàn ông đàn ang /

nam giới

1.2.3 Cách cấu tạo
Theo Cù Đình Tú, Khảo sát từ vựng tiếng Việt theo bình diện phong
cách ngôn ngữ, (trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt tu từ,
H.,1982) thì từ khẩu ngữ được cấu tạo theo bốn cách sau đây:
1.2.3.1 Thêm yếu tố

Nguyên tắc cấu tạo chung của cách này là người ta thêm yếu tố vào đơn
vị nguyên là từ đa phong cách để tạo nên đơn vị mới là từ khẩu ngữ. Theo
nguyên tắc chung này ta có 4 kiểu:
Kiểu 1. Mẫu: ngon thêm ơ thành ngon ơ.
Ví dụ: mốc thêm thếch thành mốc thếch.
trắng thêm dã thành trắng dã.
Kiểu 2. Mẫu: xe thêm pháo thành xe pháo.
Ví dụ: đánh thêm đấm thành đánh đấm.
cân thêm kéo thành cân kéo.
Kiểu 3. Mẫu: đàn ông lặp lại bộ phận thành đàn ông đàn ang.
Ví dụ: con gái lặp lại bộ phận thành con gái con đứa.
ăn cắp lặp lại bộ phận thành ăn cắp ăn nảy.
Kiểu 4. Mẫu: lo thêm méo mặt thành lo méo mặt.
Ví dụ: ngẩn thêm tò te thành ngẩn tò te.
chạy thêm long tóc gáy thành chạy long toc gáy.
Trong 4 kiểu mẫu trên ta thấy:

10

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


18 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

Yếu tố 1 (ngon, xe, đàn ông,lo) nguyên là từ đa phong cách không
mang tính miêu tả cụ thể.

Yếu tố 2 (ngon ơ, xe pháo, đàn ông đàn ang, lo méo mặt) thêm vào
vốn không có nghĩa khi đứng riêng, vốn không phải là một từ độc lập nhưng
khi thêm vào thì làm cho đơn vị mới trở thành từ khẩu ngữ, mang tính miêu tả
cụ thể, giàu sắc thái biểu cảm.
1.2.3.2 Bớt yếu tố
Ngyên tắc cấu tạo của cách này là rút bớt yếu tố ở đơn vị nguyên là từ
đa phong cách để tạo thành đơn vị từ khẩu ngữ. Cách này chỉ có một kiểu:
Mẫu: nhân khẩu rút bớt nhân thành khẩu.
Ví dụ: phê bình bớt bình thành phê.
Thuyết phục bớt thuyết thành phục.
Cách cấu tạo này do khuynh hướng nói tắt, tỉnh lược thành tố của
phong cách khẩu ngữ tự nhiên tiếng Việt chi phối. Đơn vị mới tuy không có
sắc thái biểu cảm nhưng vẫn là từ khẩu ngữ, sắc thái ỹ nghĩa có phần cụ thể.
1.2.3.3 Biến yếu tố
Nguyên tắc cấu tạo chung của cách này là biến yếu tố ở các đơn vị
nguyên là từ đa phong cách để tạo nên đơn vị mới: từ khẩu ngữ.
Tùy theo yếu tố bị biến đổi ngữ âm và ngữ nghĩa mà chia ra ba kiểu cấu
tạo sau đây:
Kiểu 1: biến âm.
Mẫu: vẫn biến âm thành vưỡn.
hăm mươi bảy biến âm thành hăm bảy.
Cách thức biến âm có thể là:
Bớt phụ âm đầu:
Ví dụ: khối thành ối.
tất thàn tuốt.

11

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag



19 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

Đồng hóa dị âm:
Ví dụ: ba mươi hai thành thành băm hai.
Kiểu 2: biến nghĩa.
Mẫu: chơi (chơi bóng) biến nghĩa thành chơi (một vố).
nện (đất, đá) biến nghĩa thành nện (cho một trận).
Kiểu cấu tạo này có sức sinh sản lớn so với các kiểu khác. Hiện nay các
từ khẩu ngữ mới được cấu tạo chủ yếu theo cách này.
Kiểu 3: chuyển nghĩa.
Mẫu: ngay lưng biểu thị lười (chuyển nghĩa theo cách hoán dụ).
níu áo biểu thị cản trở ( chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ).
1.2.3.4 Dùng yếu tố không lí do
Ở đây ta thấy có một số đơn vị mặc nhiên được xem là từ khẩu ngữ,
không cắt nghĩa được nguyên nhân cấu tạo, tương tự như các từ không có lí
do khác.
Cách cấu tạo này gồm có:
Các từ khẩu ngữ: béng, quách, phứa, cút, chuồn…
Các quán ngữ khẩu ngữ: của đáng tội, chết nỗi…
Từ khẩu ngữ kiểu này được cấu tạo bằng những yếu tố mang tính hình
ảnh, sinh động, cụ thể. Nghĩa của từ khẩu ngữ được hình thành nhờ quy luật
chuyển nghĩa (ẩn dụ và hoán dụ).
Việc chỉ ra đặc điểm cấu tạo hình thức và cấu tạo nội dung của các kiểu
từ khẩu ngữ tiếng Việt nói trên sẽ giúp ta có căn cứ khách quan để xác định từ
khẩu ngữ tiếng Việt ở trong thực tế.

1.2.4 Hiệu quả sử dụng từ khẩu ngữ
Từ khẩu ngữ tiếng Việt không chỉ cần thiết cho nhu cầu nói năng thân
mật hàng ngày mà còn rất cần thiết cho sáng tác văn học.

12

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


20 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

Trong nhu cầu nói năng thân mật hàng ngày, “Con người luôn tiếp xúc
thẳng với mọi mặt cụ thể, sinh động của cuộc sống. Con người muốn bày tỏ
tức khắc những phản ứng ít nhiều ở dạng cảm tính của mình…từ khẩu ngữ
tiếng Việt giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm xuất hiện chính là để đáp ứng
nhu cầu diễn đạt nói trên. Nói năng sinh hoạt hàng ngày mà thiếu từ khẩu ngữ
thì sự diễn đạt sẽ trở nên sơ lược, tẻ nhạt, sẽ chỉ còn lại là một hoạt động đưa
tin - nhận tin thuần túy không kèm theo một chút thái độ bình giá nào, bởi vì
mọi chi tiết sinh động sống thực đã bị tước bỏ”[1, 138].
Trong sáng tác văn học, “Về cơ bản từ khẩu ngữ là những từ thuần
Việt, rất giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm, đó là những từ luôn gắn chặt
với cuộc sống sôi nổi, sinh động. Cho nên từ khẩu ngữ tiếng Việt thuộc loại
công cụ lợi hại nhất để nhà văn có thể miêu tả, tái tạo được cuộc sống thực
trong tác phẩm” [1, 138]. Từ khẩu ngữ giúp các nhà văn miêu tả sự vật sinh
động và chân thực hơn. “Nếu như trong văn, từ là cái quan trọng nhất (Phạm
Văn Đồng), nếu như trong văn, từ là cái bộ quần áo của sự kiện (Gorki) thì

trong vốn từ ngữ của một nhà văn, từ khẩu ngữ là thành phần cơ bản nhất,
nòng cốt nhất. Vốn từ ngữ phong phú và tài nghệ sử dụng từ ngữ của nhà văn
thể hiện một cách tập trung và rõ nét ở từ khẩu ngữ. Nhà văn nào cũng quan
tâm trau dồi vốn từ nhưng trước nhất là vốn từ khẩu ngữ của dân chúng. Như
thế đứng về mặt bình giá ngôn ngữ nhà văn thì vốn từ khẩu ngữ và khả năng
sử dụng, từ khẩu ngữ được xem như một tiêu chuẩn đánh giá. Những nhà văn
có tài phải là những nhà văn vừa biết sử dụng vừa biết sáng tạo từ khẩu ngữ
theo những cách của nó.
1.3 Thơ Nôm Đường luật
1.3.1 Khái niệm
Thơ Nôm Đường luật bắt nguồn từ thể thơ Đường ở Trung Quốc, được
sáng tác theo kết cấu số câu, số chữ như ở thơ Đường luật Trung Quốc. “Đó

13

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


21 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

là những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật (gồm cả những
bài theo thể Đường luật hoàn chỉnh và những bài theo thể Đường luật phá
cách - những bài có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào thơ thất ngôn”[14].
1.3.2 Đặc điểm
Văn học Trung đại là tên gọi cho văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ
X đến hết thế kỉ XIX, giai đoạn văn học tồn tại và phát triển trong khuôn khổ

xã hội và văn hóa phong kiến. Trải qua các giai đoạn phát triển, văn học thời
kì này mang những đặc điểm riêng về nội dung và hình thức.
Xét riêng về mặt hình thức, đặc điểm nổi bật và bao trùm của văn học
Việt Nam thời Trung đại là tĩnh mẫu mực và qui phạm. “ Tính qui phạm thể
hiện ở quan điểm nghệ thuật rất coi trọng mục đích giáo huấn của văn học, ở
tập quán tư duy nghệ thuật là quen nghĩ và phải nghĩ theo những kiểu mẫu
nghệ thuật đã có sẵn, đã thành công thức. Tính qui phạm thể hiện ở việc sử
dụng các thể loại văn học có lối kết cấu định hình, có niêm luật chặt chẽ và
thống nhất ở cách sử dụng thi liệu, văn liệu đã thành những mô típ quen
thuộc. Nói đến cây thì thường là tùng, cúc, trúc, mai. Nói đến con vật thì
thường là long, li, qui, phượng. Nói đến người là ngư, tiều, canh, mục. Nói
đến mùa xuân thì không quên hoa đào, chim én. Nói đến mùa thu thì phải có
sương, lá ngô đồng rụng. Tả chàng trai thì phải có mày râu. Tả cô gái thì phải
nghĩ ngay đến cỏ bồ và lá liễu…Tính qui phạm còn thể hiện ở việc đề cao
phép đối: đối đoạn, đối ý, đối từ loại, đối âm thanh bằng, trắc.
Trong văn học Trung đại, tính qui phạm như trên đã tạo ra một kiểu
ước lệ mang tính đặc trưng riêng là thiên về công thức, trừu tượng, nhẹ về
tính cá thể, cụ thể trong nghệ thuật” [3].
Mặc dù văn học Trung đại có những yêu cầu khắt khe mang tính qui
phạm như vậy nhưng theo tác giả Nguyễn Đình Chú, ông cha ta trên đường
sáng tạo văn học đã “Từng bước phá vỡ tính qui phạm đó để cho hồn thơ, tài

14

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


22 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp


Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

thơ, hồn văn, tài văn của mình nở hoa kết trái tự nhiên hơn, lắm sắc màu hơn,
ngọt dịu hơn”. Và việc sáng tạo ra thể thơ Nôm Đường luật; việc “nhập lệch”
thành công thể thơ này vào văn học nước nhà là một bước nhảy vọt tạo tiền đề
cho việc hiện đại hóa văn học nước ta từ đầu thế kỉ XX trở đi.
1.3.3 Bản chất

1.3.3.1 Bản chất của thơ Nôm Đường luật về phương diện nội dung
Về phương diện nội dung, bản chất của thơ Nôm Đường luật thể hiện
rõ nhất thông qua hệ thống đề tài, chủ đề. Đề tài, chủ đề của thơ Nôm Đường
luật rất phong phú, đa dạng, đề cập đến nhiều vấn đề lớn của lịch sử, của thời
đại, của đất nước cũng như khía cạnh tinh tế, phức tạp trong đời sống tinh
thần của mỗi con người. Đặc biệt, thơ Nôm Đường luật hướng nhiều về
những đề tài, chủ đề chứa đựng yếu tố dân chủ như nhu cầu giải phóng tình
cảm, quyền sống hạnh phúc, chống lễ giáo phong kiến…
Nếu các yếu tố Đường luật mang đến phong vị cổ thi cho thơ Nôm
Đường luật thì yếu tố Nôm lại khiến thể loại này thấm đượm hồn dân tộc và
khu biệt nó với thơ Đường luật chữ Hán. Yếu tố Nôm trong hệ thống đề tài,
chủ đề thể hiện ở chỗ thơ Nôm Đường luật hướng tới những đề tài mang tính
chất dân tộc, dân dã, đời thường. Đó là những bức tranh thiên nhiên dân dã,
mang vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam. Đó còn là bài học đạo
đức, triết lí nhân sinh mang tinh thần dân tộc, tư tưởng nhân dân: coi trọng
tình nghĩa, thương yêu đoàn kết, cần cù, giản dị, chân thành…Ngay cả khi
viết về các phạm trù đạo đức Nho gia như “ái ưu”, “trung hiếu”, các tác giả
thơ Nôm Đường luật cũng thổi vào đó linh hồn dân tộc và hơi thở thời đại,
khiến các khái niệm này gần gũi hơn với tâm thức dân tộc, nhân dân.
1.3.3.2 Bản chất của thơ Nôm Đường luật về phương diện nghệ thuật
Khi xem xét các yếu tố hình thức biểu hiện của thơ Nôm Đường luật,

bao gồm hệ thống hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật và kết cấu, chúng ta cũng

15

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


23 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

nhận thấy sự kết hợp giữa yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật trong chỉnh thể
bài thơ. Hệ thống hình tượng của thơ Nôm Đường luật bao gồm hai bộ phận
nhỏ: những hình tượng là ước lệ nghệ thuật có sẵn trong quan niệm, tư tưởng
mang vẻ đẹp tao nhã, mực thước và những hình tượng là ước lệ nghệ thuật bắt
nguồn từ đời sống, nhất là đời sống dân tộc, dân dã và là sản phẩm sáng tạo
mới mẻ của các thi nhân.
Như vậy, qua khảo sát sơ bộ hai phương diện nội dung và hình thức
của thơ Nôm Đường luật ta có thể khẳng định bản chất của thể loại này là sự
thống nhất biện chứng và sâu sắc giữa hai mặt đối lập “Nôm” và “Đường
luật”. Có thể nói, với xu hướng dân tộc hóa, các nhà thơ Trung đại đã có sự
sáng tạo, cách tân từ việc sử dụng ngôn ngữ để thể hiện tính cách người Việt
Nam, để khu biệt giữa Đường luật Nôm và Đường luật Hán. Và, một trong
những sáng tạo của các nhà thơ Đường luật Nôm là sử dụng một cách hiệu
quả lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại vào trong thơ. Cũng từ đó, thơ
Nôm Đường luật dần dần phá vỡ tính qui phạm của văn học Trung đại bằng
việc “Tăng cường khai thác kho tàng ngôn ngữ dân gian, bằng việc phát triển
ý thức văn học phản ánh cuộc sống”.


16

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


24 of 128.

Khóa luận tốt nghiệp

Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QỦA SỬ DỤNG LỚP TỪ, NGỮ
THUỘC PHONG CÁCH HỘI THOẠI TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG
LUẬT CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG, NGUYỄN KHUYẾN, TÚ XƯƠNG
2.1 Kết qủa khảo sát thống kê, phân loại
Trong thơ Nôm đường luật, đặc biệt là trong thơ của các tác giả thế kỉ
XVIII, XIX như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến và Tú Xương, lớp từ ngữ
thuộc phong cách hội thoại đã được tiếp thu, vận dụng nhiều và hết sức sáng
tạo. Qua bàn tay sáng tạo của các nhà thơ, lớp từ ngữ thuộc phong cách hội
thoại đã nhuyễn vào câu thơ, đem đến cho thơ Nôm Đường luật một phong vị
đậm đà, một tính chất dân dã, bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường mà
không một thể loại văn học chữ Hán nào có được.
Qua khảo sát những bài thơ Nôm Đường luật trong cuốn “Hồ Xuân
Hương thơ và đời”, Nxb Văn học; cuốn “Nguyễn Khuyến thơ và đời”, Nxb
Văn học và cuốn “Thơ văn Tú Xương”, do Kiều Văn (biên soạn), Nxb Đồng
Nai chúng ta thấy tần số xuất hiện của từ ngữ thuộc phong cách hội thoại
trong các bài thơ là rất lớn 1177 phiếu với những sắc thái ý nghĩa phong phú,
chia làm nhiều tiểu loại khác nhau, cụ thể như sau:


17

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


Tổng số

Tú Xương

Nguyễn Khuyến

từ,thán

khẩu ngữ

170
(14,4,%)
186
(15,8%)
202
(17.16%)
558
(47,4%

10
(0,84%)
31
(2,63)
19
(1,35%)

60
(5,09%)

từ, đại từ

từ, trợ

taọ từ

biến âm để ngữ khí

(3,73%)

44

(1,17%)

13

(1,18%)

14

(1,44%)

17

hóa

săc thái


từ ghép

(28,03%)

330

(7,48%)

88

(41,51%)

137

(8,92%)

105

khẩu ngữ

màu sắc

mang

từ láy

Sử dụng Sử dụng Sử dụng Sử dụng

(11,21%)


132

(5,36%)

63

(3,39%)

40

(2,465)

29

thành ngữ

dụng

Sự vận

(1,86%)

22

(0,77%)

9

(0,42%)


5

(0,67%)

8

ngữ

(2,68%)

31

(0,84%)

10

(0,84%)

10

(1%)

11

dao

dụng tục dụng ca

Sự vận


1177

404

423

350

phiếu

ngữ, tục ngữ, ca dao
Sự vận

Tổng số

Sử dụng lối nói dẫn thành

Khóa luận tốt nghiệp

Hồ Xuân Hương

Tác giả

Sử dụng từ khẩu ngữ

Các lớp từ, ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ hội thoại

25 of 128.


Hà Thị Kim Thoa K35B - SP Ngữ Văn

18

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


×