Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN THCS MODULE 14, 18, 20, 23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.36 KB, 27 trang )

PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS NGƯ THỦY TRUNG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngư Thủy Trung, ngày 29 tháng 04 năm 2017

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2016-2017
Họ và tên:

……………………………….

Trình độ chuyên môn: …………………..
Chức vụ: Giáo viên
Tổ:

Khoa học xã hội

Công việc được giao: Dạy Ngữ văn 6,8; Bồi dưỡng HSG Văn 6; Chủ nhiệm lớp 6.
1. NỘI DUNG 1
Câu 1: Những căn cứ thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016-2017?
Căn cứ Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ GD&ĐT về việc ban
hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên MN, PT và GDTX;
Căn cứ Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Chương trình BDTX giáo viên trung học cơ sở;
Căn cứ công văn số 698/SGDĐT-GDCN-TX ngày 16/4/2013 của Giám đốc Sở
GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế BDTX giáo viên mầm non, phổ thông và giáo
dục thường xuyên;


Căn cứ Công văn số 1428/SGDĐT-GDCN-TX ngày 18/7/2016 của Sở GD&ĐT Quảng
Bình về việc hướng dẫn công tác BDTX năm học 2016 - 2017;
Câu 2: Những điểm mới của nhiệm vụ bậc học năm học 2016-2017 so với nhiệm vu năm
học 2015-2016?
- Tích cực đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp
trong trường trung học, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.
- Tích cực tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và
thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
- Triển khai thực hiện tốt công tác phổ cập bơi an toàn tại các đơn vị.
Câu 3: Nghị quyết đại hội Huyện đảng bộ, tỉnh đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề cập
đến những vấn đề gì của ngành giáo dục?
Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, dạy nghề và phát triển nguồn
nhân lực
Thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, gắn với
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Quan tâm chất lượng giáo dục mũi nhọn, bảo đảm
chất lượng giáo dục đại trà. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo
1


dục. Đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút nguồn lực đầu tư mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất
và trang thiết bị dạy học. Đến năm 2020, có 40 - 45% trường mầm non, 90% trường tiểu
học, 70 - 75% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Nâng cao
chất lượng đào tạo của Trường đại học Quảng Bình, Trường cao đẳng nghề và các trường
trung cấp chuyên nghiệp.
Câu 4: Những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban
Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo?
1 - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục
và đào tạo
Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi
mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và

đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
2- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo
hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học
Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức,
trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh
giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận
dụng kiến thức vào thực tiễn.
3- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục,
đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan
Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu
chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận.
Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng
giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng
năng lực học sinh.
4- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt
đời và xây dựng xã hội học tập
Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Thống nhất tên gọi
các trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra. Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp sau trung học phổ
thông, liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
5- Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng
quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất
lượng
Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là về chương trình, nội dung và chất
lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam.

2



Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại
trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo.
6- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào
tạo
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội
nhập quốc tế.Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý.
7- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội;
nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo
Đối với giáo dục mầm non và phổ thông, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, phát
triển các cơ sở giáo dục công lập và có cơ chế hỗ trợ để bảo đảm từng bước hoàn thành mục
tiêu phổ cập theo luật định.
Đối với giáo dục đại học và đào tạo nghề nghiệp, tập trung đầu tư xây dựng một số
trường đại học, ngành đào tạo trọng điểm, trường đại học sư phạm. Minh bạch hóa các hoạt
động liên danh, liên kết đào tạo, sử dụng nguồn lực công ; bảo đảm sự hài hòa giữa các lợi
ích với tích luỹ tái đầu tư.
8- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là
khoa học giáo dục và khoa học quản lý
Quan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lý, tập trung đầu tư nâng
cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục
quốc gia. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục.
9- Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo
Chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ,
bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của
dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân
loại.
Câu 5: Hãy cho biết tên những văn bản của Quốc hội, Thủ tướng, Bộ GD&ĐT, Tỉnh
Quảng Bình triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban
Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

- Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về ban hành Chương trình
hạnh động của chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW.
- Quyết định 2653/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành kế hoạch hành
động của ngành giáo dục triển khai chương trình hành động của chính phủ.
- Kế hoạch số 610/KH-UBND ngày 09/6/2015 của UBND tỉnh về việc Thực hiện
Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 29/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)về “Đổi mới căn
bản, toàndiệngiáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩavà hội nhập quốc tế”.

3


- Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ
chủ yếu năm học 2016 - 2017.
- Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
- Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
2. NỘI DUNG 2
Để góp phần dạy tốt môn Ngữ văn 9
Các môn học ở phổ thông, ngữ văn là một trong hai môn thi bắt buộc trong các kỳ thi
tuyển sinh. Hơn thế, học văn còn là học làm người, để mỗi người sống nhân hậu, biết yêu
thương và đối nhân xử thế… Để học sinh lớp 9 học tốt môn văn, các trường THCS đã nỗ lực
đổi mới phương pháp giảng dạy trong đó việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực là
một việc làm tất yếu.
PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
1. Kĩ thuật động não.
Là sự vận dụng trí tuệ (Động não) tập thể để giả quyết một vấn đề phức tạp.
Động não là kĩ thuật trong dạy học nhằm giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được

nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
Để thực hiện kĩ thuật này, GV cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi
thảo luận. Sau đó tiến hành theo trình tự:
- GV nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm, khích lệ học
sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưc lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý
kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.
- Phân loại ý kiến.
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
2. Học theo góc.
Là phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau
tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học đảm bảo cho HS học sâu và học thoải mái. Các
bước dạy học theo góc như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị:
+ Lựa chọn nội dung bài học phù hợp.
+ Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc.
+ Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương tiện/ tài liệu
( tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc, bản hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, bản
hướng dẫn tự đánh giá,...)
- Bước 2: Tổ chức hoạt động học tập theo góc:
+ Giới thiệu bài học và các góc học tập.
+ HS được lựa chọn góc theo sở thích, sau đó học luân phiên tại các góc theo thời gian
quy định (VD 10-15’ mỗi góc) để đảm bảo học sâu.
+ Tổ chức trao đổi/ chia sẻ (Thực hiện linh hoạt).
3. Kĩ thuật các mảnh ghép.
4


Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết
giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của

HS : nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành
nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2).

- Vòng 1: Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm đựoc giao 1 nhiệm vụ
VD: Nhóm 1: Nhiệm vụ A; Nhóm 2: Nhiệm vụ B; Nhóm 3: Nhiệm vụ C,...
--> Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm
vụ được giao, trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm.
- Vòng 2: Hình thành nhóm mới (1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2, 1 người từ
nhóm 3,...)
--> Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập
để giải quyết và trình bày kết quả nhiệm vụ vòng 2.
4. Kĩ thuật "Khăn phủ bàn".
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá
nhân và nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách
nhiệm cuả cá nhân HS, phát triển mô hình hợp tác giữa các HS.

5


- Thực hiện kĩ thuật "Khăn phủ bàn" qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn HS hoạt động độc lập: Các thành viên trong nhóm ngồi vào vị trí như hình
vẽ, hoạt động tư duy tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...), sau đó trình bày ý kiến của bản
thân vào ô quy định trong "khăn phủ bàn" độc lập tương đối với các thành viên khác.
+ Giai đoạn HS hoạt động tương tác: Các thành viên chia sẻ và thảo luận các câu trả lời,
sau đó viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn phủ bàn.
VD: Vận dụng kĩ thuật này vào việc hướng dẫn HS khám phá về ý nghĩa sâu sắc ở khổ
thơ cuối bài "Sang thu".
5. Sơ đồ KWL:
Là kĩ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho người học nêu được những điều đã biết liên
quan đến chủ đề, những điều muốn biết về chủ đề trước khi học, và những điều đã học sau

khi học.
Dựa trên sơ đồ KWL, người học tự đánh giá được sự tiến bộ của mình trong việc học,
đồng thời giáo viên biết được kết quả học tập của người học, từ đó điều chỉnh việc dạy học
cho hiệu quả.
K ( Điều đã biết)
Know

W ( Điều muốn biết)
What

L ( Điều học được)
Learn

6. Học theo dự án.
Học theo dự án ( Project Work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp
kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống.
Các bước học theo dự án:
- Bước 1: Lập kế hoạch.
Là bước đầu tiên quan trọng, tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia xây dựng
và xác định được: Mục tiêu cần hướng tới – nhiệm vụ phải làm- sản phẩm dự kiến – cách
triển khai thực hiện hoàn thành dự án – thời gian thực hiện và hoàn thành.
6


- Bước 2: Thực hiện dự án.
Bao gồm các công việc: Thu thập thông tin – Xử lí thông tin – Thảo luận với các thành
viên khác – Trao đổi và xin ý kiến GV hướng dẫn.
- Bước 3: Tổng hợp kết quả.
Bao gồm các công việc: Xây dựng sản phẩm – Trình bày sản phẩm – Bài học kinh
nghiệm sau khi thực hiện dự án.

PHẦN II: MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC
Ví dụ 1: Ứng dụng "kĩ thuật mảnh ghép" và "Kĩ thuật khăn phủ bàn" khi dạy bài
"Luyện tập cách làm văn nghị luận" - Ngữ văn 9
Với mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đặc điểm thể loại nghị luận, vận dụng các thao
tác làm văn nghị luận. Giáo viên nên sử dụng "kỹ thuật mảnh ghép" và "kỹ thuật khăn phủ
bàn" để hướng dẫn HS.
* Sử dụng "Kỹ thuật mảnh ghép":
Sau khi cho HS tìm hiểu đề, tìm ý, GV phân nhóm học sinh thực hiện bước lập dàn ý
+ Vòng 1: Mỗi dãy bàn hàng dọc là 1 nhóm
Yêu cầu mỗi nhóm làm một nhiệm vụ:
- Nhóm 1: Lập dàn ý phần mở bài (Viết)
- Nhóm 2: Lập dàn ý phần thân bài
- Nhóm 3: Lập dàn ý phần kết bài (Viết)
Hết thời gian quy định, HS chuyển nhóm.
+ Vòng 2: Các nhóm mới được hình thành bằng cách sát nhập thành viên của ba nhóm
theo dãy bàn hàng ngang. Cứ 2 bàn là một nhóm.
Yêu cầu các nhóm trình bày dàn ý đã làm. Như vậy, lúc này mỗi nhóm đã có đủ dàn ý 3
phần.
Vòng 1: Kết hợp ngang
Nhón 1:
ViếtMB
ViếtMB
ViếtMB
Nhóm 2:
Nhóm 3:

Dàn ý
TB

Dàn ý

TB

Dàn ý
TB

Viết KB

Viết KB

Viết KB

Nhóm 1
Vòng 2: Kết hợp dọc:

Nhóm 2

Nhóm 3

* Sử dụng kỹ thuật "khăn phủ bàn"
GV yêu cầu HS viết một số đoạn văn.
+ Giai đoạn 1: GV chia nhóm theo dãy bàn hàng ngang. Các dãy tự viết từng phần theo
phân công:
Nhóm 1: Phần mở bài
Nhóm 2: Phần thân bài
Nhóm 3: Phần kết bài
7


+ Giai đoạn 2: Các dãy bàn hàng dọc cùng đưa ra nội dung
Các dãy bàn hàng ngang cùng đưa ra nội dung

=> GV và HS cả lớp bổ sung , chọn nội dung bài của nhóm chính xác nhất...
Ví dụ 2: Ứng dụng "kĩ thuật học theo sơ đồ KWL" khi dạy bài Dạy bài "Ôn tập về
thơ" - Ngữ văn 9
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm một cách hệ thống các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã
học trong chương trình Ngữ văn 9, có cái nhìn khá toàn diện về nội dung tư tưởng, nghệ thuật
các tác phẩm đã học.
Sau khi hệ thống kiến thức, phần bài tập xác định các chủ đề có thể sử dụng sơ đồ tư duy
KWL.
- Từ những bài thơ đã học, học sinh tập hợp thành từng chủ đề cụ thể và tìm nét tiêu biểu
cho từng chủ đề đó.
K ( Điều đã biết)
W ( Điều muốn biết)
L ( Điều học được)
Know
What
Learn
Con cò, Nói với con, Bếp Chủ đề tình cảm gia - Tình cảm gia đình là thiêng
lửa, Khúc hát ru những đình.
liêng, quý giá.
em bé lớn trên lưng mẹ...
- Giọng thơ thiết tha, trìu mến.
Đồng chí, Bài thơ về tiểu Chủ đề về người lính.
- Vẻ đẹp trong tính cách, tâm hồn,
đội xe không kính, Ánh
lí tưởng của người lính.
trăng
- Ngôn ngữ giản dị, chân chất.
Mùa xuân nho nhỏ, Đoàn Chủ đề về quê hương - Cảm xúc, niềm vui trước vẻ
thuyền đánh cá, Sang đất nước.
đẹp của quê hương đất nước,

thu...
trước cuộc sống mới.
- Hình ảnh đẹp, trong sáng.
Viếng lăng Bác
Chủ đề về lãnh tụ.
- Lòng tự hào, kính trọng và biết
ơn đối với Bác Hồ.
- Nghệ thuật ấn dụ đặc sắc, giọng
thơ thành kính.
Ví dụ 3: Ứng dụng "kĩ thuật học theo góc" khi dạy bài "Ôn tập về truyện"-Ngữ văn
9
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm một cách hệ thống các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam
đã học trong chương trình Ngữ văn 9, có cái nhìn khá toàn diện về nội dung tư tưởng, nghệ
thuật các tác phẩm đã học.
- Trước khi hệ thống, giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, chia vị trí ở 5 góc khác nhau.
- Mỗi nhóm được phân công một tác phẩm cụ thể (có 5 tác phẩm) với các yêu cầu giống
nhau là:
+ Tóm tắt.
+ Nêu tác giả, tác phẩm.
+ Nêu nội dung, nghệ thuật.
+ Ấn tượng về tác phẩm.
+ Trưng bày tranh, ảnh, bài viết liên quan đến tác phẩm đang tìm hiểu.
- Sau khi học sinh làm việc theo góc, giáo viên yêu cầu các góc trình bày để có sự trao
đổi, chia sẻ và đi đến kết luận.

8


Ví dụ 4: Ứng dụng "kĩ thuật học theo dự án" khi dạy bài "Tổng kết văn bản nhật
dụng"-Ngữ văn 9

Mục tiêu: Giúp học sinh nắm một cách hệ thống các văn bản nhật dụng đã học trong
chương trình THCS, từ đó có cái nhìn khách quan về các vấn đề cần quan tâm trong thực tiễn
cuộc sống, có quan điểm và thái độ đúng đắn trước những vấn đề đó.
Sau khi hệ thống, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh học theo dự án theo trình tự sau:
- Lập kế hoạch:
+ Chọn một trong các vấn đề được học: Bảo vệ di sản, quyền trẻ em, môi trường, hoà
bình thế giới...
+ Chọn hình thức viết bài.
+ Những tranh ảnh cần sưu tầm.
+ Dự kiến thời gian.
- Thực hiện dự án:
Học sinh thực hiện các nhiệm vụ được phân công: Viết bài, thu hập ảnh, thông tin...(Có
thể trao đổi với giáo viên để có sản phẩm chất lượng)
- Báo cáo kết quả:
+ Các ngóm trình bày sản phẩm của mình: Bài viết, tư liệu...
+ Rút kinh nghiệm.
PHẦN III: GIÁO ÁN MINH HOẠ.
Tiết 156: TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI(Tiết 1)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. Chuẩn kiến thức -kĩ năng:
1. Kiến thức: Giúp HS tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về nội dung của những
văn bản văn học nước ngoài đã học trong bốn năm ở cấp THCS.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về VHNN đã học.
3. Giáo dục: Bồi dưỡng lòng yêu quý, say mê văn học.
II. Nâng cao:Hs hiểu thêm về văn hoá, con người một số nước trên thế giới.
B.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.
2. Học sinh: Soạn kĩ bài ở nhà.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
I. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề.

II. Kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn, học theo dự án, mảnh ghép, động não.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút)
II.Kiểm tra bài cũ:(4 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Văn học nước ngoài là một bộ phận không nhỏ mà chúng ta đã học trong
suốt những năn THCS. Vậy, hôm nay chúng ta sẽ tổng kết lại tất cả những gì đã học trong 4
năm vừa qua.
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thống kê. I.CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC NƯỚC
(15 phút)
NGOÀI ĐÃ HỌC TỪ LỚP 6 ĐẾN
9


? Kể tên các VB VHNN đã học từ lớp LỚP 9:
6 đến lớp 9?
- Tổng số 20 văn bản
- HS thực hiện kĩ thuật mảnh ghép vào
- Bao gồm nhiều thể loại thơ, kịch,
phiếu học tập.
bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết nghị luận
+ Nhóm 1: Lớp 6.
XH, nghị luận văn chương.
+ Nhóm 2: Lớp 7.
+ Nhóm 3: Lớp 8
+ Nhóm 4: Lớp 9.
- Sau khi thảo luận, 4 em của 4 nhóm

kết hợp thành 1 nhóm, trình bày, nhận xét,
bổ sung.
Lập bảng thống kê, các nội dung trên theo
TT
Tên tác phẩm
Tác giả
Nước
( Đoạn trích)
(người dịch) (Châu)
1
Lòng yêu nước
I- ê- ren- bua
Nga
2
Xa ngắm thác núi Lư
Lý Bạch
TQ
3
Cảm nghĩ trong đêm Lý Bạch
TQ
thanh tĩnh
4
Ngẫu nhiên viết nhân Hạ
Tri TQ
buổi về mới về quê
Chương
5
Bài ca nhà tranh bị gió Đỗ Phủ
TQ
thu phá

6
Cô bé bán diêm
An- đéc- xen
Đ.Mạc
h
7
Đánh nhau với cố xay M.Xéc-vanTBN
gió
tét
8
Chiếc lá cuối cùng
O. Hen-ri
Mỹ
9
Hai cây phong (tr)
Ai- ma- Tốp
Cư-rơgư-xtan
10
Buổi học cuối cùng
Đô- đê
Pháp
11
Đi bộ ngao du (Tr)
G. Ru-xô
Pháp
12
13
14
15
16

17

Ông Giuốc..mặc
phục
Cố hương
Những đứa trẻ (tr)

lễ Mô- li-e
Lỗ Tấn
M. Gor- ki

Mây và sóng
R. Ta- go
Rô bin xơn...hoang (tr) Đ. Đi- phô
Bố của Xi-mông
G.Mô-paxăng
10

mẫu:
Thế
kỉ
20
8
8
8
8
19

Thể loại
Nghị luận

Thơ TTTT
Thơ NNTT

Lớp
6
7
7

Thơ
TT 7
TNBCĐL
Thơ cổ thể
7
8

16,17

Tr.ngắn
( TT)
Tiểu thuyết

19
20

Truyện ngắn
Truyện ngắn

8
8


19
18

Truyện ngắn 6
Nghị luận xã 8
hội
Hài kịch
8

Pháp

17

TQ
Nga

20
20

Ấn Độ
Anh
Pháp

20
18
19

Truyện ngắn
TT tự Tiểu
thuyết

tự
thuật
Thơ tự do
Tiểu thuyết
Truyện ngắn

8

9
9
9
9
9


18
19
20

Con chó Bấc (Tr)
Bàn về đọc sách

G. Lan- đơn
Chu
Quang
Tiềm
Chó sói và cừu trong H. Ten
thơ ngụ ngôn Laphông – ten

Mỹ

Trung
Quốc
Pháp

20
20
19

T.Thuyết
9
Nghị luận xã 9
hội
NL VH
9

Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết nội
II. NHỮNG GIÁ TRỊ NỘI DUNG
dung (20 phút)
VÀ NGHỆ THUẬT:
- HS thực hiện kĩ thuật khăn phủ bàn:
1. Nội dung:
Các nhóm tìm nội dung, các cá nhân ghi ý - Các TPVHNN phản ánh những sắc thái
kiến riêng, sau đó ghi ý kiến chung.
khác nhau về phong tục tập quán của
- Trình bày, thảo luận.
nhiêu dân tộc trên thế giới. (Bố của Ximông, Đi bộ ngao du...) .
- Thể hiện thiên nhiên và tình yêu thiên
nhiên ( Xa ngắm thác núi Lư, Mây và
sóng...).
- Thương cảm với số phận những người

nghèo khổ và khát vọng giải phóng
người nghèo (Cô bá bán diêm, Bài ca nhà
tranh...)
- Giáo dục người đọc hướng tới cái
thiện, cái đẹp, tránh xa cái xấu (Ông
Giuốc-đanh...)
- Thể hiện tình yêu làng xóm, yêu quê
hương đất nước (Cố hương, Cảm nghĩ
trong đêm thanh tĩnh...)
2. Về nghệ thật:
? Các tác phẩm VH nước ngoài đã học * Thơ: + Thơ Đường luật chuẩn mực.
được viết dưới những thể loại nào? Đặc sắc + Thơ tự do giàu hình ảnh và giá trị biểu
của mỗi thể loại?
cảm.
+ GV cho HS thảo luận nhóm 10 phút * Truyện và tiểu thuyết:
vào phiếu học tập, sau đó đại diện nhóm
+ Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và
trao đổi chéo, trình bày, nhận xét bổ sung.
nhân vật.
- GV chốt ý.
+ Nghệ thuật hư cấu, tưởng tượng
phong phú.
+ Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt
đưa đến hiệu quả cao.
* Văn nghị luận:
+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
+ Luận điểm, luận cứ rõ ràng, chính
xác.
* Kịch:
+ Xây dựng mâu thuẩn kịch hấp dẫn

11


+ Ngôn ngữ và hành động kịch phù hợp.
? Phong cách sáng tác của tác giả có
những nét độc đáo như thế nào qua các tác
phẩm? Nêu ví dụ cụ thể?
- HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời
? Những ấn tượng sâu sắc của em khi III. CẢM NHẬN:
học các tác phẩm Văn học nước ngoài?
* BT: Những tác phẩm nào? tác giả
- HS cảm nhận.
nào em yêu thích? Vì sao?
? Những tác phẩm nào: Tác giả nào em
yêu thích? Vì sao?
- GV hướng tới sự yêu thích bởi những
giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác
phẩm.
- Hs làm bài tập.
- Gv gọi hs trình bày.
E. TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM:
I. Củng cố: (3 phút)
Gv nhắc lại một số nội dung chính của các tác phẩm.
II. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
- Học bài theo yêu cầu ở tiết 1
- Đọc, tìm hiểu các TP VHNN đã thống kê: Tìm hiểu giá trị nghệ thuật, những
sáng tạo nghệ thuật độc đáo của mỗi tác giả trong mỗi tác phẩm VHNN.
Theo tôi, để thực hiện một tiết dạy sinh động, hấp dẫn, đạt kết quả cao thật vô cùng khó.
Trước hết, giáo viên cần nắm rõ đặc điểm nhận thức cũng như đặc điểm nhân cách của từng
HS. Trên cơ sở đó sẽ phân loại HS chính xác. Giáo viên cần tạo cho các em niềm đam mê

học tập, nâng cao tính tự giác, tích cực chủ động học tập. Trong quá trình giảng dạy, GV cần
kết hợp cung cấp kiến thức mới với việc ôn tập một cách hợp lý. Giáo viên phải phối hợp
nhiều phương pháp, kỹ năng để tạo nên những giờ học sinh động, lôi cuốn, đạt hiệu quả cao.
Giáo viên chú ý hướng dẫn HS cách học trên lớp, ở nhà; đa dạng hóa các hình thức kiểm tra
đánh giá; kết hợp giữa học chính khóa và học tự chọn, tăng tiết.
Qua kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học, qua việc tìm hiểu thực tế ở dạy –
học môn Ngữ Văn ở trường sở tại, chúng tôi mạnh dạn đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy học môn Ngữ Văn nói chung và môn ngữ văn 9 nói riêng như sau:
1. Giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân
- Cuộc sống xã hội biến đổi từng ngày từng giờ nên dù giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn
đều được đào tạo chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ nhưng cần tích cực, thường xuyên tự bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Từ năm học 2008 – 2009 là năm mà Bộ Giáo dục
lấy là năm ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc dạy - học. Vì thế tất cả các trường
trong cả nước đều được hỗ trợ lắp đặt mạng Internet. Việc lắp đặt mạng sẽ giúp các thầy cô
giáo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Có thể tìm kiếm thông tin phục vụ giảng dạy, trao đổi
với các thầy cô giáo trên mọi miền tổ quốc (VD: Bài giảng Bạch kim, Xa lô.Vn, E.Văn, Thi
viên.Nett; Sachhay.com,...). Bên cạnh đó cũng có thể học hỏi bạn bè đồng nghiệp để tích luỹ
12


nâng

cao
năng
lực
chuyên
môn,
nghiệp
vụ.
- Nên nắm vững kiến thức chung cho chương trình cấp học để có cái nhìn bao quát về

nội dung yêu cầu cho từng khối lớp.
- Soạn - giảng theo đúng chương trình mà Bộ GD&ĐT đã quy định trong phân phối
chương trình.
- Khi giảng dạy cần chú ý đến từng loại đối tượng học sinh trong lớp học để có phương
pháp giảng dạy cho phù hợp. Giáo viên cũng cần phân loại được học sinh trong lớp. Dù là lớp
chọn, lớp đại trà hay lớp yếu kém thì mức độ tiếp thụ, học tập của học sinh có sự khác nhau.
Từ đó xác định học sinh yếu kiến thức, kĩ năng nào để tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục
còn đối với học sinh giỏi bồi dưỡng nâng cao kiến thức kĩ năng đã học để tạo hứng thú trong
việc học tập bộ môn.
2. Hướng dẫn học sinh cách học (trên lớp và ở nhà)
* Khi tiếp nhận lớp cần hướng dẫn học sinh cách ghi chép sao cho đúng, đủ, khoa học, dễ
học. Học sinh rất tiết kiệm, thường để lề rất ít hoặc không để lề, vì vậy giáo viên phải kiểm
tra nhắc nhở để học sinh phải để lề đủ lớn (2,5-3,0 cm) đề dễ theo dõi bài học. Nếu cần bổ
sung thì ghi vào lề cho tiện. Phần số tiết, tên bài, các đề mục cũng cần phải ghi làm sao cho
nổi bật dễ nhận thấy. Sau mỗi tiết học cần có thói quen kẻ hết bài để dễ học, dễ kiểm tra.
* Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh xác định nội dung học tập
- Với phân môn Văn (Phần văn bản)
+ Đọc lại toàn bộ văn bản trước khi học (Mặc dù ở phần học chính khoá đã đọc). Đối với
văn bản là tác phẩm thơ phải học thuộc, là văn xuôi phải tóm tắt dược nội dung của văn bản,
học thuộc dẫn chứng.
+ Với những tác phẩm có tác giả cần nắm chắc được về tiểu sử tác giả (Năm sinh năm
mất- nếu có- tên khai sinh, bút danh, quê quán), sự nghiệp văn chương của tác giả đó, hiểu
được hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
+ Nắm chắc được giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (tìm hiểu phần nội
dung cần đạt, phần ghi nhớ).
+ Biết phân tích, cảm thụ một số chi tiết (câu, đoạn) được cho là đặc sắc (Đối với học sinh
khá giỏi.
- Đối với phân môn Tiếng Việt
+ Học thuộc các khái niệm, vận dụng làm tốt các bài tập từ dễ đến khó(Từ nhận biết đến
thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp, vận dụng ở mức độ cao)

+ Với các biện pháp tu từ biết phát hiện đúng, nêu được tác dụng của phép tu từ đó trong
hoàn cảnh sử dụng.
+ Biết viết câu, viết đoạn (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) với nhiều chủ đề và yêu cầu
khác nhau (Diễn dịch, quy nạp…)
- Đối với phân môn Tập làm văn
+ Nắm được đặc trưng các thể loại: Miêu tả, Tự sự, Biểu cảm, Nghị luận, thuyết minh,
hành chính công vụ.
+ Sau khi đọc đề bài, phải biết tìm hiểu đề, tìm ý; biết cách lập dàn ý; biết viết các đoạn
để hoàn chỉnh bài viết.
* Hướng dẫn học sinh cách làm bài :
- Phần trắc nghiệm: Học sinh thường hay nhầm lẫn ở tác giả, phương thức biểu đạt, … vì
thế giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên để học sinh tránh các lỗi đó. Cần cho học sinh nắm
13


rõ các hình thức trắc nghiệm: trắc nghiệm nhiều lựa chon, trắc nghiệm điền khuyết, trắc
nghiệm ghép đôi, ...
- Phần tự luận: Khi làm phần tự luận cũng cần chú ý ở từng câu. Học sinh thường chủ
quan khi đọc câu hỏi, thấy câu nào quen thường chú tâm vào làm mà không để ý đến thang
điểm nên những câu ít điểm thì chú ý còn câu nhiều điểm thì làm rất sơ sài …. dẫn tới bài làm
bị điểm thấp, không đạt yêu cầu.
+ Đối với dạng tự luận ngắn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách trả lời, cách làm bài.
Không nhất thiết viết thành một bài có bố cục ba phần đầy đủ nhưng trong đoạn văn
cũng cần có phần nêu, phần nội dung và kết thúc.
VD: Nêu ý nghĩa tình huống truyện "Làng" của Kim Lân
"Làng" là một thành công của Kim Lân. Truyện thể hiện tình yêu làng của nhân vật ông
Hai. Tình cảm ấy của ông Hai được đặt trong một tình huống thử thách, tình huống ông đột
ngột nghe tin dữ: làng quê ông - làng Chợ Dầu, theo giặc lập tề. Làng Chợ Dầu mà ông hằng
tự hào, hãnh diện bấy lâu nay bỗng theo giặc. Tình huống ấy giúp nhà văn có thể đi sâu khai
thác nội tâm nhân vật để thể hiện rõ tình yêu làng và tinh thần kháng chiến của những người

nông dân phải rời làng đi tản cư như ông Hai.
+ Đối với dạng tự luận dài, giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết học sinh có thể
vận dụng để lập dàn ý một cách thuần thục. Giáo viên cũng cần viết mẫu cho học sinh một số
bài văn để học sinh có thể dựa vào đó mà vận dụng.
Nên rèn cho học sinh cách viết bài cho các kiểu văn bản nhất là văn bản nghị luận. Trước
hết là phần mở bài để ít nhất khi đọc một đề văn học sinh biết tự làm phần mở bài (dù là học
sinh yếu). Muốn thế giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều cách mở bài., hướng dẫn
cho học sinh một cách mở bài và viết gợi ý cho học sinh một cách mở bài. Để lên các lớp trên
học sinh biết viết phần thân bài (từ khâu viết đoạn).
* Sau mỗi tiết dạy, ra bài tập và hướng dẫn học sinh cách làm, những nôi dung cụ thể cần
học thuộc, cần ghi nhớ để học sinh chuẩn bị cho tiết sau.
3. Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá
Với việc kiểm tra thường xuyên, giáo viên cần đa dạng hoá để học sinh phải tự giác học
tập.
- Kiểm tra vở ghi: Kiểm tra chữ viết, kiểm tra nội dung ghi chép có đầy đủ không (nhắc
nhở về cách ghi chép)
- Kiểm tra sách, tài liệu - sách tham khảo, vở nháp của học sinh. Học sinh nào chưa có,
chưa đúng yêu cầu nhắc nhở để kiểm tra lại. Nên giới thiệu một số sách tham khảo cho học
sinh sưu tầm để học tập.
- Kiểm tra đầu giờ"
+ Kiểm tra miệng: Nội dung đã nhắc từ tiết trước
+ Vừa kiểm tra miệng, vừa kiểm tra viết: Kiểm tra miệng có thể là tác giả, bài văn; kiểm
tra viết có thể cho học sinh viết nội dung nghệ thuật của tác phẩm truyện, bài thơ,…
+ Làm bài tập Tiếng Việt: Nếu bài tập trong sách giáo khoa nên kiểm tra sách của học
sinh để tránh việc học sinh ghi lời giải vào bài tập trong sách. Có thể ra bài tập tương tự SGK,
bài tập nâng cao (HS khá, giỏi)
* Đối với học sinh chưa thuộc kĩ hoặc không thuộc. Lần đầu cho kiểm tra vào cuối tiết.
lần 2 cho học lại và kiểm tra vào tiết học chuyên đề, lần tiếp theo có thể bố trí riêng một buổi
để kiểm tra nếu không sửa chữa sẽ mời gia đình đến để thông báo, nhắc nhở, trao đổi thêm.
14



Đối với những học sinh cá biệt như lười học, yếu kĩ năng, ... giáo viên nên lập một danh sách
riêng để chú ý kiểm tra nhiều hơn.
4. Kết hợp giữa học chính khoá và học chuyên đề (Học thêm, phụ đạo)
Bộ GD&ĐT đã cho phép các trường tổ chức học thêm để nâng câo chất lương dạy học
các môn nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng. Vì thế khi tổ chức các lớp học chuyên đề giáo
viên phải biết lựa chon những kiến thức cơ bản nhất để dạy có hiệu quả và gây sự hứng thú
học tập bộ môn.
Khi dạy học cần quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm tra, đánh giá vì dạy chuyên đề có
nhiều thời gian so với dạy chính khoá.
Ở mỗi khối lớp, cần chia theo các nội dung lớp để giảng dạy cho có hệ thống
VD: Ở lớp 9, có thể chia thành các nội dung như: Truyện Trung đại, Thơ hiện đại, truyện
hiện đại, Văn bản nhật dụng, Văn bản thuyết minh, Các phương châm hội thoại,...
Kết thúc mỗi nội dung nên có các bài kiểm tra để đánh giá việc học tập của học sinh để
đề ra cách giảng dạy cho phù hợp. Những học sinh chưa đạt yêu cầu (bước đầu có thể kiểu tra
học sinh từ điểm 4 đến 4.75) cần cho học sinh ôn lại để kiểm tra theo sự bố trí của giáo viên.
5. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, với GVCN
Thông báo cho Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập chung của học
sinh, nhất là những học sinh chưa chịu khó, chưa tích cực đề xuất các hình thức khen thưởng,
kỉ luật kịp thời.
6. Kết hợp gia đình học sinh
Phối hợp với gia đình để nâng cao chất lượng dạy - học: Giáo viên dạy Văn thường là các
giáo viên chủ nhiệm nên có thể trao đổi với phụ huynh qua buổi họp phụ huynh, nếu không
có thể đến gặp gỡ với gia đình, trao đổi qua điện thoại, thư, … để gia đình đôn đốc nhắc nhở,
kiểm tra học sinh giúp học sinh chăm chỉ tích cực hơn nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ
môn.
Có thể đề nghị nhà trường tổ chức họp phụ huynh từng lớp hoặc theo đối tượng học sinh
(Trung bình, Yếu) để thông báo với gia đinh, bàn với gia đình những biện pháp nâng cao chất
lượng học tập.

Trên đây là một số kinh nghiệm có thể áp dụng để nhằm nâng cao chất lương dạy học bộ
môn. Tuy nhiên đó cũng chỉ là những ý kiến cá nhân. Trong thực tế còn có rất nhiều các kinh
nghiệm từ các ðồng nghiệp. Rất mong sự ðóng góp của các thầy cô.
3. NỘI DUNG 3
THCS 14 - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
Phần 1. Nhận thức việc tiếp thu nội dung kiến thức và kỹ năng
Trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các đối tượng giảng dạy, học tập
trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất, hài hoà, trọn vẹn cửa hệ thống
dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tổt nhất. Dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở đó
các nội dung, hoạt động dạy kiến thúc, kĩ năng, thái độ được tích hợp với nhau trong cùng một
nội dung và hoạt động dạy học để hình thành và phát triển năng lục thục hiện hoạt động cho
người học; tạo ra mối liên kết giữa các môn học và tri thức, giúp học sinh phát triển tư duy
sáng tạo và tính tích cực học tập.
I. Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
1. Dạy học tích hợp (DHTH):
Phương thức tích hợp các môn học hay DHTH đã được vận dụng tương đối phổ biến
15


ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, đã có nhiều môn học, cấp học quan tâm vận dụng
tư tưởng sư phạm tích hợp vào quá trình dạy học đề nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
(như các môn Sinh học, Địa lí, Ngữ văn... đưa các nội dung giáo dục vào môn học...).
DHTH chú trọng tới chương trình, kế hoạch để nâng cao năng lực, tập trung vào năng
lực chứ không đơn thuần chỉ là kiến thức. Thực hiện một năng lực là biết sử dựng các nội
dung và các kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa. Thay vì việc dạy một sổ lớn kiến thức
cho học sinh, người giáo viên trước hết hãy xem xét xem học sinh có thể vận dựng các kiến
thức đó vào tình huống thực tế hay không, chẳng hạn như: thay vì nhắc lại những lời mẫu
nói lễ phép trong dạy học đạo đức, hãy xem xét học sinh có khả năng lựa chọn một mẫu lời
nói lễ phép trong tình huống cho trước và biết sử dụng mẫu đó một cách đúng đắn; hoặc
thay vì học một lượng kiến thức liên quan đến môi trường (trong môn Sinh học, Địa lí...),

học sinh có khả năng hành động đề bảo vệ môi trường xung quanh mình...
DHTH đuợc hiểu là quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ các hoạt động học tập
góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết
cho học sinh, nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo và chuẩn bị cho học sinh bước
vào cuộc sống lao động. Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp là nâng cao chất
lượng giáo dục học sinh phối hợp với các mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.
Cần thiết phải đưa vào phương pháp dạy học tích cực
Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá sâu, song song với tích
hợp liên môn, liên ngành càng rộng, chính vì thế việc giảng dạy các môn khoa học trong
nhà trường phản ánh sự phát triển hiện đại của khoa học, không thể giảng dạy các khoa học
như là các lĩnh vực tri thức riêng rẽ. Mặt khác, khối lượng tri thức khoa học đang gia tăng
nhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà trưởng lại có giới hạn, do đó phải chuyển từ
dạy các môn học riêng rẽ sang dạy các môn học tích hợp.
Nếu trong nhà trưởng phổ thông, học sinh quen tiếp cận các khái niệm một cách rời
rạc, học sinh có nguy cơ sau này tiếp tục suy luận theo kiểu khép kín. Những chương trình
nghiên cứu quốc tế đã cho thấy hiện tưởng "mù chữ chức năng", đó là trường hợp những
ngưởi đã lĩnh hội được kiến thức trường tiểu học nhưng không có khả năng sử dụng các
kiến thức đó vào cuộc sống hằng ngày; Họ có thể đọc được một văn bản, nhưng không thể
hiểu ý nghĩa của nó; có thể biết làm tính cộng, nhưng khi có một vấn đề của cuộc sống hằng
ngày đặt ra cho họ thì họ không biết phải làm tính cộng hay tính trừ... Điều này đặt ra một
đòi hỏi: cần phải dạy học trong sự tích hợp để đào tạo những con ngưởi đáp ứng được yêu
cầu luôn luôn biến động của thực tiễn.
Mặt khác, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học và kĩ thuật, nguồn thông
tin hàng ngày đổi mới và gia tăng, mọi kiến thức được học trong nhà trưởng có thể trở nên
cũ đi, trong đó học sinh lại có thể tiếp thu các nguồn thông tin qua nhiều kênh khác nhau
ngoài nhà trưởng (đài, báo, đặc biệt là internet). Để việc học ở nhà trưởng vẫn tiếp tục là có
ý nghĩa đổi với học sinh, việc dạy học cần đuợc đổi mới, không chỉ là dạy kiến thức mà cần
phải dạy các kĩ năng, không chỉ là học kiến thức khoa học của một môn mà cần dạy trong
sự tích hợp với nhiều môn học khác nhau... Hiện nay, nhiều môn học đã được đưa vào nhà
trưởng phổ thông, các môn học đó đã có xu hướng phải liên kết với nhau. Điều này thể hiện

quá trình mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh . Tuy nhiên với quỹ thời gian và kinh phí có
hạn, không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trưởng cho dù những tri thức này rất
cần thiết, vì vậy, việc dạy học tích hợp các môn học, các nội dung giáo dục trong nhà trưởng
là giải pháp quan trọng.
16


2. Các yêu cầu của kế hoạch dạy học tích hợp:
Các yêu cầu cơ bản đối với một kế hoạch bài học
- Cấu trúc bài soạn phải bao quát đuợc tổng thể các phuơng pháp dạy học đa dạng và
nhiều chiều, tạo điều kiện vận dụng phối hợp những phuơng pháp dạy học, mềm dẻo về
mức độ chi tiết đề có thể thích ứng đuợc với cả những giáo viên đã dày dặn kinh nghiệm lẫn
những giáo viên trẻ mới ra trường hay giáo sinh thực tập sư phạm. Đồng thời làm nổi bật
hoạt động của học sinh như là thành phần cốt yếu.
- Bài soạn phải nêu đuợc các mục tiêu của tiết học. Giáo viên cần phải xác định chính
xác trọng tâm kiến thức kĩ năng của bài dạy, trên cơ sở đó có phương pháp dạy phối hợp.
Thông qua phương pháp dạy, cách hỏi, rèn kĩ năng mà thầy giáo có thể rèn luyện bồi dưỡng
phát triển tư duy, phát triển trí thông minh của học sinh. Mục đích yêu cầu sẽ chỉ đạo toàn
bộ nội dung kế hoạch thực tiễn bài dạy và chính nội dung bài dạy quy định mục đích yêu
cầu. chính vì vậy việc xác định mục đích yêu cầu là vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi sự
dày công, ý thức trách nhiệm cao khi sọan bài.
- Bài soạn phải nêu được kết cấu và tiến trình của tiết học, bài soạn phải làm nổi bật
các vấn đề sau: Sự phát triển logic từ giai đoạn này đến giai đoạn khác, từ phần kiến thức
này đến phần kiến thức khác. Giảng dạy phỏi hợp với quy luật nhận thức, dẫn giải, suy luận
từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp một cách có hệ thống. Làm rõ sự phát triển tất yếu
từ kiến thức này đến kiến thức khác. Cụ thể là đảm bảo mối liên hệ logic giữa các phần, bảo
đảm bài dạy là một hệ toàn vẹn, mỗi phần là một phân hệ, các phân hệ gắn bó chãt chẽ tạo
nên một hệ toàn vẹn.
- Bài soạn phải xác định được nội dung, phương pháp làm việc của thầy và trò trong cả
tiết học: Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với một tiết học. Từ chỗ giáo viên nắm vững

nội dung kiến thức, vận dụng thành thạo kiến thức đến cho truyền thụ cho được kiến thức
đó đến học sinh, để họ nắm bắt và vận dụng được đòi hỏi ở ngưởi thầy sự động não, sự dày
công thực sự. Muốn như vậy thầy giáo phải lựa chọn được phuơng pháp thích hợp ứng với
từng giờ giảng và trong bài soạn phải nêu được một cách cụ thể công việc của thầy và trò
trong tiết học cụ thể. Xác định đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng chúng.
- Trang bị cho học sinh hiểu biết những kiến thức cần thiết, cơ bản về những nội dung
cần được tích hợp để từ đó giáo dục các em có những cử chỉ, việc làm, hành vi đúng đắn.
- Phát triển các kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong học tập
cũng như trong thực tiển cuộc sống.
- Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.
- Nội dung tích hợp phải phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các khối lớp thông qua
các môn học và hoạt động giáo dục khác nhau.
- Tránh áp đặt, giúp học sinh phát triển năng lực.
II. Mục tiêu, nội dung, phương pháp của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
1. Mục tiêu cơ bản của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
- Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp.
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.
Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể
mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn.
Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống
có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo.
17


- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể.
Thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú
trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống
thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có
năng lực sống tự lập.

- Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.
Trong quá trình học tập, học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những
phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học trong
những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giã các môn học khác
nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các
em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải
đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
2.Nội dung cơ bản của dạy học tích hợp.
- Dạy học theo hướng lồng ghép tích hợp thực hiện ở một số nội dung môn học và các
hoạt động giáo dục.
- Nội dung tích hợp được bao gồm những nội dung như Tích hợp giáo dục đạo đức, học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục phòng chống tham nhũng; sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; giáo dục về dân số, đa dạng sinh
học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường, chủ quyền biển đảo theo
hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
- Mức độ tích hợp tùy theo từng môn học, nội dung để lựa chọn mức độ tích hợp:
+ Mức độ tích hợp từ liên hệ (chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức
(mức độ hạn chế);
+ Tích hợp bộ phận, chỉ một phần của bài học, hoạt động thực hiện nội dung giáo dục
(mức độ trung bình);
+ Đến tích hợp toàn phần, cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục
(mức độ cao).
*Ví dụ tích hợp một số nội dung môn học:
Tích hợp ngang:
Tích hợp ngang là kiểu tích hợp giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt -Tập làm văn.
Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa ba phân môn một cách đồng bộ và sự liên
kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn này
sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn khác .
Ví dụ: Khi dạy bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Ngữ văn 7-Tập 1 - Trang 21)
thì giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn Tiếng Việt qua bài “Từ láy”.

- Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy tìm những từ láy miêu tả trạng thái của em Thủy khi
nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi ?
-Học sinh trả lời: (run lên) bần bật, (mắt buồn) thăm thẳm, (tiếng khóc) nức nở tức
tưởi, loạng choạng, buồn bã …
- Giáo viên đặt câu hỏi: Việc sử dụng những từ láy đó giúp em hình dung thế nào về
tâm trạng của nhân vật Thủy ?
- Học sinh trả lời: Tâm trạng bàng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào khi biết mình sắp phải
chia tay với người anh thân yêu.
18


Tích hợp dọc: Tích hợp dọc là cách vận dụng quan điểm tích hợp trong cùng một phân môn
với nhau tức là giữa Văn bản với Văn bản , giữa tiếng Việt với tiếng Việt, giữa tập làm văn
với tập làm văn trong cùng một khối (lớp) hoặc khác khối (lớp) theo chiều dọc từ trên xuống.
Thực chất, tích hợp theo chiều dọc là hệ thống hóa các kiến thức có liên quan với nhau ở
những thời điểm thích hợp sao cho học sinh có thể nắm bắt vấn đề một cách hệ thống. Khi
thực hiện tích hợp dọc, các kiến thức được nhắc lại, được liên hệ với nhau giúp học sinh khắc
sâu, nhớ lâu nội dung bài học.
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”(Ngữ văn 7 – Tập 1 Trang 125), giáo viên tích hợp kiến thức với văn bản “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Ngữ
văn 7 – Tập 1 - Trang 123)
- Giáo viên đặt câu hỏi: Qua bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và tiêu đề bài thơ
“Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”, em hãy so sánh tình huống thể hiện tình yêu quê
hương trong hai bài thơ trên ?
- Học sinh trả lời:
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Sống xa quê, trông trăng nhớ đến


Xa quê lâu ngày khi đặt chân về lại

quê nhà.
=> Thể hiện tình cảm lúc xa quê.

bị xem là khách lạ.
=> Thể hiện tình cảm khi vừa mới đặt chân về
quê.

Ví dụ 2:
Khi dạy bài “Rút gọn câu” (Ngữ văn7 – Tập 2 - Trang 14), giáo viên tích hợp với bài
“Câu trần thuật đơn” (Ngữ văn 6 - Tập 2 - Trang 101). Thông qua hai loại câu này giúp học
sinh nhận biết được sự khác nhau về kiểu cấu tạo giữa câu rút gọn và câu trần thuật đơn.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy so sánh sự khác nhau về cấu tạo giữa hai kiểu câu trên và
cho ví dụ minh họa ?
- Học sinh trả lời:
Câu trần thuật đơn

Câu rút gọn

Là loại câu do một cụm C_V tạo thành.

Là loại câu có thể bị lược bỏ

VD: Chúng ta học ăn, học nói, học gói,

một số thành phần của câu.

học mở.


VD: Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Tích hợp liên môn (Tích hợp ngoài văn):
Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học Ngữ văn với các kiến thức
của các bộ môn KHTN-KHXH các nghành khoa học, nghệ thuật khác với các kiến thức đời
sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết
và phát triển nhân cách cho học sinh.
Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất hào hứng với nội dung bài
học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng tự nhiên nhưng rất hiệu
19


quả. Mặt khác, các kiến thức liên nghành thông qua hình thức tích hợp này còn giúp học sinh
có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của văn bản.
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” (Ngữ văn 7 Tập 2 - Trang 3) để học sinh hiểu một cách rõ ràng, cụ thể hiện tượng ngày và đêm dài ngắn
khác nhau trên trái đất qua bài 1:
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
Giáo viên tích hợp kiến thức qua môn Địa lí lớp 6 (Bài 9 - SGK Trang 28): Hiện tượng
ngày đêm dài ngắn theo mùa…
- Giáo viên đặt câu hỏi: Vị trí của nước ta nằm ở nửa cầu nào ? Hãy giải thích tại sao
có hiện tượng tháng 5 ngày dài đêm ngắn và tháng 10 lại ngày ngắn đêm dài ?
- Học sinh trả lời: Vào tháng 5, nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời nên nhận được nhiều
ánh sáng. Vì thế mà ngày dài hơn và đêm ngắn lại.
Vào tháng 10, nửa cầu Bắc không ngả về phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng. Vì thế
mà ngày ngắn lại và đêm dài ra.
Tóm lại kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp được thực hiện ở tất cả các môn học,
tùy theo môn học mà giáo viên hướng dẫn nội dung tích hợp cho phù hợp, cũng như các
hoạt động chính khóa, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học, đảm
bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề, ngược lại góp phần vào việc tạo nên sự gắn

bó nội dung học tập với thực tiển cuộc sống.
3. Phương pháp của kế hoạch dạy học tích hợp:
- Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài
dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ
phận hay là toàn phần ( Phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài...) Khi
tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lôgic và hài hòa... từ đó giáo dục và
rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
- Để vận dụng quan điểm tích hợp vào việc giảng dạy, chúng ta cần chú ý đến ba hình thức
tích hợp sau:
+ Tích hợp ngang.
+ Tích hợp dọc.
+ Tích hợp liên môn.
Phần 2. Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề
nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục
Từ việc hiểu biết được những kiến thức của việc lập kế hoạch dạy học tích hợp đối với
hoạt động dạy và học hiện nay, bản thân cũng tự xây dựng cho mình một kế hoạch dạy học cho
bộ môn Ngữ Văn mình đang trực tiếp giảng dạy.
Dưới đây là kế hoạch tích hợp bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ"
- Môn GDCD 7: Bài "Sống giản dị".
- Môn Ngữ văn 9: Bài "Phong cách Hồ Chí Minh"
- Môn âm nhạc: "Ai yêu Bác Hồ hơn thiếu niên nhi đồng"
THCS 18: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1. Dạy học tích cực
Giáo viên cần phải nắm được các thông tin sau : Thế nào là phương pháp dạy học tích
cực và những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực.
20


- Dạy học tích cực là phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học này đang được chú ý nhằm đổi mới

phương pháp dạy học. Đó cũng là xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở
nhà trường phổ thông.
- Các đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực đó là:
+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
+ Dạy học chú trọng vào rèn luyện phương pháp tự học cho người học
+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Như vậy, với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn
thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt
động độc lập hoặc theo nhóm để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các
mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.
2. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
Ở nội dung này cung cấp cho giáo viên một số phương pháp dạy học tích cực, đó là:
- Phương pháp dạy học gợi mở, vấn đáp;
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề;
- Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ; phương pháp dạy học trực quan;
- Phương pháp dạy học “Luyện tập và thực hành”;
- Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy.
Ở mỗi phương pháp đều nêu rõ bản chất của phương pháp, quy trình thực hiện, những ưu
điểm, hạn chế của mỗi phương pháp và những lưu ý khi sử dụng từng phương pháp.
3. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
Nội dung này chỉ ra những vận dụng cụ thể việc sử dụng các phương pháp dạy học tích
cực trong việc thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn.
Cá nhân tôi, với đặc trưng bộ môn giảng dạy là Ngữ văn, trong quá trình vận dụng
những phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy, tôi đặc biệt chú ý sử dụng 4 phương
pháp là: dạy học gợi mở - vấn đáp, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm và dạy
học trực quan. Cá nhân tôi nhận thấy, việc kết hợp sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học
tích cực trên tạo hiệu quả bài dạy cao, học sinh hứng thú, tích cực học tập, không khí lớp học
cũng đỡ nhàm chán và chất lượng học tập của học sinh được cải thiện đáng kể, nhất là với
những bộ môn học sinh thường ngại học như môn Ngữ văn. Tùy theo mức độ của đối tượng

qua tìm hiểu tôi áp dụng các phương pháp truyền đạt khác nhau cho phù hợp với tình hình
học tập, khả năng tiếp thu của mỗi lớp.
THCS 20 - SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học
a. Một số vai trò của thiết bị dạy và học

21


- Cung cấp kiến thức cho HS một cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do đó hấp dẫn và
kích thích được hứng thú học tập của HS.
- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm HS lĩnh hội đủ nội dung học tập.
- Gia tăng cường độ lao động của cả GV và HS; do đó nâng cao hiệu quả dạy học.
- Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc không quan sát, tiếp cận được.
b. Các giá trị giáo dục của thiết bị dạy và học
- Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, do đó giúp HS học tập có hiệu quả.
- Giúp HS tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền.
- Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi
trường sống.
- Giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không thể tiếp cận được
thành cái có thể tiếp cận được. Điều này thực sự đúng khi thực hiện phim ảnh mô phỏng và
các phương tiện tương tự.
- Cung cấp kiến thức chung, qua đó HS có thể phát triển các hoạt động học tập khác nhau.
- Giúp phát triển mối quan tâm về các lĩnh vực học tập và khuyến khích HS tham gia chủ
động vào quá trình học tập.
c. Yêu cầu đối với thiết bị dạy và học
Trên cơ sở phân tích thực trạng các thiết bị dạy và học ở trường phổ thông, người ta đã bổ
sung các tiêu chí đánh giá đối với các thiết bị dạy học cụ thể đó là:
- Phù hợp với nội dung chương trình , sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới;
- Dễ sử dụng, tốn ít thời gian trên lớp;

- Kích thước, màu sắc phù hợp;
- Đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng;
- Có tài liệu hướng dẫn cụ thể bằng tiếng việt.
2. Thiết bị dạy học theo môn học cấp THCS
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DANH MỤC
Thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở - môn Ngữ văn
(Kèm theo Thông tư số
Đào tạo)

/2009/TT-BGDĐT ngày

/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Số
Dùn
Ghi
T Mã thiết bị
Tên thiết bị
Mô tả chi tiết
g cho
chú
T
lớp
1 CSNV1001 Bộ tranh dạy tác phẩm Kích thước (790x540)mm dung sai 6
Văn học dân gian Việt 10mm, in offset 4 màu trên giấy

Nam và nước ngoài
couché có định lượng 200g/m2,
22


Số
T Mã thiết bị
T

Tên thiết bị

2

Đền Hùng, Đền
CSNV1002 Gióng, Đền Thánh
Tản Viên

3

CSNV1003

4

Vùng đất mũi Cà
CSNV1004 Mau và chợ Năm
Căn

5

CSNV1005


6

Cầu Long Biên, cầu
CSNV1006 Chương Dương, cầu
Thăng Long

7

Tập ảnh về một số
CSNV1007 loài chim ở đồng quê
Bắc Bộ

8

CSNV1008 Hình ảnh Côn Sơn

9

CSNV1009 Hình ảnh Yên Tử

10 CSNV1010

Hồ Gươm và Rùa Hồ
Gươm

Bình minh trên đảo
Cô Tô

Hình ảnh Hồ Chủ

Tịch ở Việt Bắc

Ảnh chụp một số
hình vẽ của Hồ Chủ
11 CSNV1011
Tịch trên các báo ở
Pháp đầu thế kỉ 20
12 CSNV1012 Bộ sưu tập ảnh về thủ

Mô tả chi tiết
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,

cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
23

Dùn
Ghi
g cho
chú
lớp


6

6

6

6

6

6

7

7

7

7
7


Số
T Mã thiết bị
T

Tên thiết bị
đô Hà Nội

Bộ sưu tập ảnh về

13 CSNV1013 thành phố Hồ Chí
Minh
14 CSNV1014

Hình ảnh về đức tính
giản dị của Bác Hồ

15 CSNV1015 Ảnh Đèo Ngang

16 CSNV1016

Tập ảnh ca Huế trên
sông Hương

17 CSNV1017

Ảnh đảo Côn Lôn và
di tích
nhà tù

18 CSNV1018

Hình ảnh về Cố Đô
Hoa


19 CSNV1019

Hình ảnh về Nguyễn
Du và truyện Kiều


20 CSNV1020

Hình ảnh về Nguyễn
Đình Chiểu

Ảnh tư liệu về anh bộ
đội Cụ Hồ trong
21 CSNV1021
kháng chiến chống
Pháp
22 CSNV1022 Hình ảnh đoàn xe bộ
đội ở Trường Sơn
những năm kháng

Mô tả chi tiết
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,

cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
couché có định lượng 200g/m2,
24


Dùn
Ghi
g cho
chú
lớp

7

7

7

7

8

8

9

9

9
9


Số
T Mã thiết bị
T


Tên thiết bị

Mô tả chi tiết

cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
Hình ảnh về các cô gái
10mm, in offset 4 màu trên giấy
23 CSNV1023 thanh niên xung phong
couché có định lượng 200g/m2,
mở đường chống Mỹ
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
24 CSNV1024 Ảnh mây núi Sa Pa
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.
Kích thước (790x540)mm dung sai
10mm, in offset 4 màu trên giấy
25 CSNV1025 Ảnh về Lăng Bác Hồ
couché có định lượng 200g/m2,
cán láng OPP mờ.

Dùn
Ghi
g cho
chú
lớp

chiến chống Mỹ


9

9

9

3. Sử dụng thiết bị dạy học; kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với thiết
bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học
a. Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học và phát huy được vai trò tối ưu
của nó
- Giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và
khả năng tự học,biết kết hợp lý thuyết với thực hành,có tinh thần hợp tác.
-Đồ dùng trực quan có nhiều loại,đồ dùng trực quan hiện vật,đồ dùng trực quan tạo
hình,đồ dùng trực quan quy ước...Vì thế khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực
quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học,đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được
hiệu quả bài dạy.
- Giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những câu
hỏi thách đố để các em rơi vào thế bí điều đó chỉ làm mất thời gian tiết dạy. Giáo viên phải
biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích, hướng dẫn
nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, biết phân tích suy
luận vấn đề.
- Trong các bài dạy về Văn bản giáo viên biết vận dụng được CNTT để hổ trợ cho giảng
dạy thì hiệu quả đạt được sẽ cao.
-Tuy nhiên nếu sử dụng thiết bị không phù hợp với mục tiêu bài học, hoặc quá lạm dụng
nó thì dễ làm cho học sinh bị phân tâm,phân tán tư tưởng trong tiết học dẫn đến năng lực tư
duy trừu tượng bị hạn chế.
- Việc sử dụng đồ dùng trực quan không được lạm dụng quá nhiều thời gian,không làm
loãng trọng tâm bài dạy.
-Khi dạy tiết học có sử dụng thiết bị giáo viên cần quản lý,tổ chức dạy học hợp lý nhằm

huy động mọi học sinh cùng tham gia vào việc học.
b. Chuẩn bị tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học
25


×