Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

LUẬN văn sư PHẠM địa vấn đề CHỦ QUYỀN của VIỆT NAM đối với QUẦN đảo HOÀNG SA và TRƯỜNG SA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.36 MB, 100 trang )

Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ
--------------------&--------------------

NGUYỄN VĂN NHIỀU
MSSV: 6075649

VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ KHÓA 33
MÃ SỐ: 16

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
CHÂU HOÀNG TRUNG

Cần Thơ, 05/05/2011
GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

LỜI CẢM ƠN
Khi tôi bước chân vào trường Đại học Cần Thơ, Bộ môn Địa Lí lòng tôi tràn đầy tự
hào và hãnh diện. Khi đó tôi muốn nói với Cha, Mẹ tôi rằng “con đã làm được và không


phụ lòng của Cha, Mẹ đã dành cho con” và tôi muốn cho mọi người biết rằng “tôi đã
thành công” tôi đã không bỏ phí 12 năm học tập, 12 năm dài đăng đẳng với biết bao công
lao mà Thầy, Cô tôi đã dạy đã đào tạo tôi và tôi đã thành công bước đầu tiên của c on
đường học vấn.
“Ơn Thầy sánh như Biển rộng
Tình Cô sánh như Trời rộng bao la.
Kính thầy trọng cô một dạ
Cho tròn chữ lễ mới là đạo sư”.
Tôi thật là hạnh phúc và may mắn hơn biết bao người khác, tôi được đến trường
trong khi biết bao người không có điều kiện đến trường như tôi. Hơn thế nữa, không có gì
có thể sánh được niềm vui khi biết mình thi đỗ. N hưng ôi, với 4 năm trường day dẵng
phía trước sao mà dài quá, với mấy mươi môn học và kĩ năng sao khó quá biết mình có
thể vượt qua không đây. Thế rồi, tít tắt 4 năm đã trôi qua, nay tôi sắp ra trường và hiện
nay tôi còn có một vinh dự vô cùng tự hào nữa đó là tôi được là Luận Văn, mỗi mỗi người
hễ là sinh viên đều ao ước được làm Luận Văn để đủ điều kiện ra trường và cũng để thể
hiện khả năng của chính mình.
Với 4 năm học đã gần trôi qua, tôi vô cùng biết ơn quý Thầy , Cô của trường Đại học
Cần Thơ, của Khoa Sư Phạm nói chung và Thầy , Cô của Bộ môn Đại Lí nói riêng. Quý
Thầy, quý Cô đã chỉ dẫn, dạy bảo, huấn luyện cho tôi những kĩ năng sư phạm, đã đào tạo
tôi thành một người thầy giáo tương lai, tôi vô cùng biết ơn đến quý thầy cô. Quý Thầy
Cô là Cha Mẹ thứ hai của tôi, vì Thầy Cô đã cho tôi sự nghiệp để có thể tồn tại trên đời
này.
Cha mẹ cho tôi sự sống
Thầy, Cô cho tôi sự nghiệp.
Nay tôi được làm Luận Văn, được làm đề tài mà tôi hằng mong ước và nó đã nung
nấu trong lòng tôi bao năm qua. Để làm điều đó tôi vô cùng cảm ơn thầy tôi, thầy Châu
Hoàng Trung đã ân cần chỉ dẫn và động viên tôi, chỉnh sửa đề tài cho tôi…để bài nghiên
cứu của tôi mới được hoàn thiện như ngày hôm nay. Một lần nữa xin chân thành cám ơn
thầy.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN VĂN NHIỀU

GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG
DANH SÁCH GIẢI THÍCH CÁC TÙ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2
5. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 2
6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3

PHẦN NỘI DUNG..................................................................................... 4
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA ........................ 4
1.1 Vùng biển – đảo nước ta ....................................................................................... 4

1.1.1 Tiềm năng và tầm quan trọng của biển .............................................................. 4
1.1.2 Đảo và quần đảo nước ta và tầm quan trọng của nó .......................................... 5
1.1.3 Vịnh Bắc Bộ ....................................................................................................... 5
1.1.4 Vịnh Thái Lan .................................................................................................... 6
1.2 Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa....................................................................... 6
1.2.1 Quần đảo Hoàng Sa ............................................................................................ 6
1.2.1.1 Nhóm Lưỡi Liềm ............................................................................................... 7
1.2.1.2 Nhóm An V ĩnh............................................................................................................. 8

1.2.2 Quần đảo Trường Sa .......................................................................................... 8
1.2.2.1 Cụm Song Tử .................................................................................................... 8
1.2.2.2 Cụm dảo Thị Tứ ................................................................................................ 9
1.2.2.3 Cụm đá Loai Ta ................................................................................................ 9
1.2.2.4 Cụm đảo Nam Yết hay Ti Gia ............................................................................ 9
1.2.2.5 Cụm đảo Sinh Tồn ............................................................................................. 9
1.2.2.6 Cụm đảo Trường Sa .......................................................................................... 9
1.2.2.7 Cụm đảo An Bang ............................................................................................. 10
1.2.2.8 Cụm đảo Bình Nguyên....................................................................................... 10

Chương 2: CÁC MINH CHỨNG CHỦ QUYỀN Ở QUẦN ĐẢO HOÀNG SA
VÀ TRƯỜNG SA .......................................................................... 11
2.1 Chứng cứ lịch sử ................................................................................................... 11
2.1.1 Tranh chấp chủ quyền ........................................................................................ 11
2.1.2 Niên biểu thế kỷ XX ........................................................................................... 14
2.1.3 Chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
qua các thời kì.............................................................................................................. 16
2.1.3.1 Từ thời Nguyễn đến thời thuộc Pháp ................................................................. 21
2.1.3.2 Từ thời thuộc Pháp đến Việt Nam cộng hòa ...................................................... 22
GVHD: Châu Hoàng Trung


SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

2.1.3.3 Từ thời X ã Hội Chủ Nghĩa đến nay................................................................... 24
2.1.4 Một số tư liệu nước ngoài, Điều ước quốc tế liên quan đến chủ quyền hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ................................................................. 27
2.1.4.1 Những bằng chứng thuyết phục của Việt Nam từ ngoài nước ............................ 27
2.1.4.2 Những tư liệu phương Tây xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa................................................................................................ 28
2.1.4.3 Những tư liệu của Trung Quốc minh chứng cho chủ quyền Việt Nam trên hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa......................................................................................... 28
2.2 Cơ sở pháp lí ......................................................................................................... 32
2.2.1 Việc nước Pháp nhân danh Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ quyền đối
với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa......................................................... 32
2.2.2 Việc bảo vệ và thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến Việt Nam cộng hòa................. 34
2.2.3 Tuyên bố Cai-rô ngày 27-11-1943....................................................................... 37
2.2.4 Hội nghị Postdam ngày 26-7-1945 ...................................................................... 37
2.2.5 Hội nghị San Francisco từ ngày 4 đến 8-9-1951 ................................................ 37

Chương 3: QUAN ĐIỂM, LẬP TRƯỜNG VÀ ỨNG XỬ CỦA ĐẢNG & NHÀ
NƯỚC TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HAI QUẦN
ĐẢO ............................................................................................... 40
3.1 Tranh chấp chủ quyền ................................................................................ 40
3.1.1 Việt Nam phản đối Trung Quốc, Đài Loan xâm phạm chủ quyền trên hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa ....................................................................................... 40
3.1.1.1 Phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa................................................................................................ 40
3.1.1.2 Phản đối Đài Loan xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa ........................................................................................................... 41

3.2 Quan điểm và lập trường của Việt Nam. ................................................... 42
3.2.1 Quan điểm của Việt Nam trước vấn đề bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa............ 42
3.2.1.1 Việt Nam chủ trương giải quyết hoà bình mọi tranh chấp ................................. 42
3.2.1.2 Trường Sa và Hoàng Sa trong lòng chúng ta..................................................... 43
3.2.2 Lập trường của Việt Nam trước vấn đề bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa ........... 44
3.2.2.1 Việt Nam đầu tư 13 tỷ đồng tôn tạo khu di tích Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa44
3.2.2.2 Vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa: Hoan nghênh bản đồ trực tuyến! ....................... 44
3.3 Ứng xử của Việt Nam trước vấn đề bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa ................. 49
3.3.1 Manila và Hà Nội cam kết hòa bình về Trường Sa ............................................... 49
3.3.2 Việt Nam đề xuất hợp tác cụ thể giữa quân đội các nước ASEAN..................... 50
3.3.3 Mỹ, Việt xây dựng mối quan hệ là nhằm vào Trung Quốc................................. 51

PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................... 54
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .......................................................................................... 54
2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ................................................................................................. 54
3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................................................................. 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 55
PHỤ LỤC
GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa


DANH MỤC HÌNH
Trang

1. Hình 2.1: Địa đồ trong cuốn“Quảng Đông toàn đồ” ở tờ 2, quyển 350 .................... 30
2. Hình 2.2: Địa đồ trong cuốn “Quảng Đông toàn tỉnh tổng đồ” ở trang 3, quyển 3 ... 31
3. Hình 2.3: Địa đồ trong cuốn “Quỳnh Châu phủ toàn đồ” ở trang 22, quyển 3 ......... 31
4. Hình 3.1: An Nam Đại Quốc họa đồ ......................................................................... 46

GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

DANH SÁCH GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ
1. Từ “B” là: Bắc – Bắc bán cầu.
2. Từ “Đ” là: Đông – phía Đông.
3. Từ “km/km2” là kilomet/kilomet vuông - đơn vị đo khoảng cách.
4. Từ “m” là: Mét – đơn vị đo khoảng cách.
5. Từ “mm” là: milimet – đơn vị đo khoảng cách.
6. Các kí tự ‘I, II, III, IV…..XV, XVI, XVII, XVIII, XIX, XX…: là số La Mã.
7. Từ “TB” là: trung bình.
8. Kí hiệu “0C” là: đơn vi đo nhiệt độ.
9. Kí hiệu “%” là: phần trăm.
10.Từ “kg” là: kilogam – đơn vị đo khối lượng.
11. Từ “UNCLOS” là: United Nations Convention on the Law Of the Sea - Công ước
Quốc tế về luật biển.

12. Từ “CNOOC” là: China National Offshore Oil Corporation - Công ty dầu khí ngoài
khơi quốc gia Trung Quốc.
13. Từ “ASEAN” là: Association of Southeast Asia Nations - Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á.
14. Từ “EEZ” là: exclusive economic zone - vùng đặc quyền kinh tế.
15. Từ “BP” là: British Petroleum - là một toàn cầu dầu mỏ và khí đốt của công ty có trụ
sở tại London, Vương quốc Anh.
16. Từ “BPS-500” là: tên của tàu chiến cơ động do Nga thiết kế.
17. Từ “USD” là: đô la – đô la của Mỹ.
18. Từ “HĐBT” là: Hội đồng Bộ trưởng.
19. Từ “NĐ-CP” là: Nghị Định – Chính Phủ.
20. Từ “Dặm” là: đơn vị đo chiều dài. 1 dặm = 1.609 mét.
21. Từ “Trượng”là: đơn vị đo chiều dài.
1 Trượng = 231 xen-ti-mét vào đời Tần và đời Hán.
= 242 xen-ti-mét vào đời Tam quốc và Tây Tấn
= 245 xen-ti-mét vào đời Đông Tấn, Nam triều và Ngũ Hồ thập lục quốc.
= 296 xen-ti-mét vào đời Bắc triều, Tùy.
22. Từ “Tất” là: đơn vị đo khoảng cách. 1Tất = 10 xen-ti-mét.
23. Từ “ Hải lý” là đơn vị độ dài được dùng trong hàng hải. 1 hải lý = 1,852 kilomet.
24. Từ “OMM” là: Osteopathic Manipulative Medicine - Tổ chức khí tượng thế giới.
25.Từ “GS” là: Giáo Sư.
26. Từ “PGS” là: Phó Giáo Sư.
27. Từ “TS” là Tiến Sĩ.
28. Từ “NHK” NHK là hãng phát thanh-truyền hình công cộng duy nhất tại Nhật Bản.

GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649



Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đây là một vấn đề hết sức nóng bỏng và nhạy cảm mà đặc biệt là mổi người hễ là
con dân đất Việt đều cần nên biết đến và tìm hiểu. Bên cạnh biết và tìm hiểu mỗi người
chúng ta còn cần nắm rỏ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với đất nước như câu nói
của Bác đã nói “Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cù ng nhau giữ lấy
nước”, vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu, nghiên cứu trên mọi lĩnh vực để tìm ra những
bằng chứng khẳng định chủ quyền của Ta trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa. Bên
cạnh đó chúng ta cũng cần phải theo dõi các thông tin đại chúng thườn g xuyên để nắm rỏ
tình hình chính trị của quốc gia để chúng ta có thể có một tinh thần chuẩn bị và tuyên
truyền cho người dân được nắm rỏ, tuy chính phủ và nhà nước luôn tìm mọi phương cách
để giải quyết bằng hòa bình.
Vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vấn đề vô cùng phức
tạp và căng thẳng giữa các quốc gia có liên quan. Đây không còn là vấn đề giữa các quốc
gia nữa mà nó đã trở thành vấn đề của khu vực và của cả thế giới. Nó đã thu hút rất nhiều
các nhà Bác học, khoa học trên toàn thế giới để phân tích, tìm hiểu, nghiên cứu… để có
thể đưa ra được một cách giải quyết hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia.
Là một sinh viên Sư Phạm Địa Lí và là con dân đất Việt, với một tâm hồn tràn đầy
nhiệt quyết và tin thần yêu nước vô ngần thì không thể không biết đến vấn đề đang nóng
bỏng và hết sức nhạy cảm của quốc gia như vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay. Vì
vậy, tôi không thể bỏ qua một cơ hội tìm hiểu vấn đề này trong khi có bạn bè và thầy cô
luôn bên cạnh tôi giúp tôi thêm nhiều kiến thức cần thiết cho bài nghiên cứu của tôi.
Nghiên cứu vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
không chỉ để biết, hiểu mà còn là cơ sở để tuyên truyền cho người dân được biết và là cơ
sở để tôi giảng dạy cho học sinh, cho thế hệ mai sau biết được chủ quyền của Ta trên hai
quần đảo là hoàn toàn chính đáng và đúng với luật pháp quốc tế hiện hành, từ đó làm cho
các hế hệ mai sau càng thêm yêu nước và tinh thần dân tộc càng cao.

Đây là một vấn đề rất đáng cho mọi người nghiên cứu và tìm hiểu và có sức ảnh
hưởng rất lớn, không chỉ có ảnh hưởng đến các nước trong khu vực Đông Nan Á mà còn
ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia có nguồn lợi gắn với Biển Đông nói chung và Hoàng
Sa – Trường Sa nói riêng. Vì thế mà đã thu hút rất nhiều nhà khoa học, chính trị học, khảo
cổ học, sử học…và rất nhiều nhà chính trị của rất nhiều quốc gia quan tâm.
Hoàng Sa – Trường Sa không phải là vấn đề mới mẻ mà nó đã nảy sinh từ những
năm 70 của thế kỷ 20 nhưng nó đã bùng phát và căng thẳng trong thời gian gần đây. Thể
hiện rỏ nhất là các động thái của Trung Quốc trong những năm qua. Trước tình hình đó
đòi hỏi Việt Nam phải hết sức thận trọng vì đây là vấn đề hết sức nhạy cảm.
Việt Nam đã có đầy đủ bằng chứng khẳng định chủ quyền theo đúng luật quốc tế
trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa mà Việt Nam vẫn chưa lấy lại được hai quần
đảo đó. Đó cũng chính là lý do tôi chọn vấn đề “ Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối
với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” cho đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Đại
học của tôi.
GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tôi nghiên cứu đề tài “Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa” trước hết là nhằm bổ sung kiến thức về biển đảo cho chính mình và
cũng là hành trang cho tôi khi tôi trở thành một người thầy giáo, để tôi c ó thể truyền đạt
cho học sinh những thông tin chính xác nhất. Ngoài ra tôi nghiên cứu vấn đề này cũng là
nhằm cho bạn đọc biết thêm về chủ quyền của nước ta trên hai quần đảo là hoàn toàn
chính sát theo đúng Luật mà thế giới đã đưa ra để bạn đọc cũng như n gười dân không còn
hoan mang về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này nữa. Bên cạnh đó còn tạo

dựng lòng tin của mọi người trước sự cám dỗ của các bài báo, tin đồn…không rỏ nguồn
gốc và những kẻ xúi giục trái pháp luật làm ảnh hưởng đến nhà nước, để người dân nâng
cao tinh thần và cảnh giác hơn trước những thông tin sai lệch đó.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đi vào tìm hiểu lịch sử và các tài liệu có ghi nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tìm các bài báo, hội nghị khẳng định quan điểm và lập trường của Ta về hai quần
đảo.
Sưu tầm, tập hợp các sơ đồ, bản đồ thể hiện chủ quyền của Việt Nam là đúng sự
thật.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Với đề tài này tôi chỉ nghiên cứu về các tài liệu có liên quan để minh chứng cho chủ
quyền của Việt Nam trên hai quần đảo là đúng sự thật và đúng với Luật của Quốc tế.
5. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hoàng Sa - Trường Sa là một vấn đề vô cùng phứt tạp, căng thẳng và rất nhạy cảm.
Trong khi Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.
Bên cạnh đó có đến 6 quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philipin, Brunây,
Malayxia đồng tuyên bố chủ quyền một phần trên quần đảo Trường Sa trong khi các
đường phân cách chủ quyền chồng chất lên nhau.
6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài “Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa” là một đề tài vô cùng nhạy cảm và mang tính thời sự cao. Do đó, để nghiên cứu vấn
đề này là hết sức khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên đây là vấn đề rất hay, rất độc đáo và
thu hút sự quan tâm của nhiều người nhất là trong giai đoạn căng thẳng như hiện nay. Đòi
hỏi mổi quốc gia phải có tinh thần giải quyết trên cơ sở hòa bình, hữu nghị để không ảnh
hưởng đến tinh thần hữu nghị giữa các nước láng giềng và trong khu vực. Vì vậy, nên đưa
vấn đề tranh chấp giải quyết theo luật pháp Quốc tế là phương cách hữu hiệu nhất.

GVHD: Châu Hoàng Trung


SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu vấn đề này tôi đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để giúp cho
đề tài hoàn thiện hơn như:
Sưu tầm các tài liệu cổ có liên quan đến lịch sử của hai quần đảo và tập hợp các tài
liệu, báo chí, các hội nghị, hình ảnh nhằm khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo.
Chọn lọc các tài liệu, sách, báo từ các nguồn đáng tin cậy và uy tính.
Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các tài liệu với nhau và các tài liệu với nhận
định của các nước.

GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
1.1 Vùng biển – đảo nước ta
Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam là một phần
biển Đông.
- Bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Như vậy cứ l00 km 2 thì có l km
bờ biển (trung bình của thế giới là 600km 2 đất liền/1km bờ biển). - Biển có vùng nội thủy,

lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km (gấp 3 diện
tích đất liền: l triệu km2/330.000km2).
- Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp
thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển.
- Có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Á
với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Giao lưu quốc tế thuận lợi, phát triển ngành biển.
- Có khí hậu biển là vùng nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển, tồn tại tốt.
- Có tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, quý hiếm.
* Vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, có liên quan trực
tiếp đến sự phồn vinh của đất nước, đến văn minh và hạnh phúc của nhân dân.
1.1.1 Tiềm năng và tầm quan trọng của biển
+ Về kinh tế.
- Hải sản: Ở vùng biển nước ta đến nay có khoảng 2.040 loài cá gồm nhiều bộ, họ khác
nhau, trong đó có giá trị kinh tế cao khoảng 110 loài. Trữ lượng cá ở vùng biể n nước ta
khoảng 3 triệu tấn/năm.
- Rong biển: Trên biển nước ta có trên 600 loài rong biển là nguồn thức ăn có dinh dưỡng
cao và là nguồn dược liệu phong phú.
- Khoáng sản: Dưới đáy biển nước ta có nhiều khoáng sản quý như: thiếc, ti tan, đi-ri-con,
thạch anh, nhôm, sắt, măng gan, đồng, kền và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong nước
biển bình quân 3.500gr/m2.
- Dầu mỏ: Vùng biển Việt Nam rộng hơn l triệu km2 trong đó có 500.000km2 nằm trong
vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể
chiếm 25% trrữ lượng dầu dưới đáy biển Đông. Có thể khai thác từ 30-40 ngàn
thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít) khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ lượng dầu khí dự báo của
toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu Việt Nam còn có khí
đốt với trữ lượng khoảng ba nghìn tỷ m 3/năm.
- Giao thông: Bờ biển nước ta chạy dọc từ Bắc tới Nam theo chiều dài đất nước, với
3.260km bờ biển có nhiều cảng, vịnh… rất thuận liện cho giao thông, đánh bắt, hải sản.
Nằm liên trục giao thông đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương,

trong tương lai sẽ là tiềm năng cho ngành kinh tế dịch vụ trên biển (đóng tàu, sửa chữa
tàu, tìm kiếm cứu trợ, thông tin dẫn dắt...).
- Du lịch: Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vụng, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, là tiềm năng
du lịch lớn của nước ta.
GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

+ Quốc phòng, an ninh:
Biển nước ta nằm trên đường giao thông quốc tế từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, vì
vậy có vị trí quân sự hết sức quan trọng. Đứng trên vùng biển-đảo của nước ta có thể quan
sát khống chế đường giao thông huyết mạch ở Đông Nam Á.
Biển-đảo nước ta có tầm quan trọng hết sức lớn lao đối với sự phát triển trường tồn của
đất nước.
1.1.2 Đảo và quần đảo nước ta và tầm quan trọng của nó
- Đảo và quần đảo:
Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó:
+ Vùng biển Đông Bắc có trên 3.000 đảo.
+ Bắc Trung Bộ trên 40 đảo.
+ Còn lại ở vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
- Căn cứ vào vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý kinh tế, dân cư, thường người ta chia
các đảo, quần đảo thành các nhóm:
+ Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời nước ta, kiểm tra
hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ

quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta. Đó là các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa,
Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô,
Bạch Long Vĩ...
+ Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội. Đó là các đảo
như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.
+ Các đảo ven bờ gần có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ để bảo vệ
trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà,
huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện đảo Côn
Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên
Giang)...
+ Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.
- Đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước; vai trò lớn lao trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc ta.
1.1.3 Vịnh Bắc Bộ
- Nằm ở Tây Bắc Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam và Trung Quốc.
- Diện tích khoảng 126.250km2, chiều ngang, nơi rộng nhất khoảng 310 km và nơi hẹp
nhất khoảng 220km. Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ ký tháng 12/2000 giữa Việt Nam
và Trung Quốc đã xác định biên giới lãnh hải của hai nước ở ngoài cửa sông Bắc Luân,
cũng như giới hạn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta và Trung Quốc ở trong
Vịnh Bắc Bộ. Về diện tích tổng thể theo mực nước trung bình thì ta được 53,23%, Trung
Quốc được 46,77% diện tích Vịnh.
- Là vịnh nông, nơi sâu nhất khoảng l00m.
Thềm lục địa Việt Nam khá rộng, độ dốc thoải và có một lòng máng sâu trên 70m gần đảo
Hải Nam của Trung Quốc.
GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649



Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

-Phần Vịnh phía Việt Nam có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ, đảo Bạch Long Vĩ diện tích
2,5km2 cách đất liền Việt Nam 110km, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 130km. Có
nhiều nguồn lợi hải sản và tiềm năng dầu khí (trữ lượng cá của Việt Nam khoảng 44 vạn
tấn).
1.1.4 Vịnh Thái Lan
- Nằm ở Tây Nam biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Campuchia, Thái Lan,
Malaixia
- Diện tích khoảng 293.000km2, chu vi khoảng 2.300km.
- Là một vịnh nông, nơi sâu nhất khoảng 80 mét.
- Đảo Phú Quốc trong Vịnh là đảo lớn nhất của Việt Nam, diện tích 567km2.
- Có nhiều nguồn lợi hải sản (trữ lượng cá của Việt Nam khoảng 51 vạn tấn).
Có tiềm năng dầu khí lớn: Việt Nam đã khai thác và hợp tác khai thác vùng chồng lấn với
Malaixia.
1.2 Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
1.2.1 Quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi rộng khoảng 15.000km2, giữa kinh
tuyến 1110Đ đến 1130Đ, khoảng 95 hải lý, từ 17005’B xuống 15045’B, khoảng 90 hải lý.
Xung quanh là vùng biển có độ sâu hơn 1000m, xong giữa các đảo có độ sâu thường dưới
100m.
Quần đảo Hoàng Sa nằm ngan bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng
Nam và một phần Quảng Ngãi.
Về khoảng cách đất liền, quần đảo Hoàng - Sa nằm gần Việt Nam nhất.
Khoảng cách từ đảo Tri Tôn (15°47'B, 111°12'Đ) tới Lý Sơn hay Cù lao
Ré (15°22'B, 109°09'Đ) là 2 độ 03 phút trên thước đo khoảng cách vĩ độ, tức chỉ có 123
hải lý.
Nếu lại lấy toạ độ (Lý Sơn 15°22'B, 109°09'Đ) từ trong bản tuyên cáo đường cơ sở
nội hải của chính quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Declaration on

Baseline of Territorial waters, 12 tháng 11 năm 1982) thì khoảng cách đến bờ Cù lao Ré
thu ngắn lại dưới 121 hải-lý.
Từ đảo Tri Tôn này đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan 15°14'B, 108°56'Đ) tức đất
liền lục địa Việt Nam, khoảng cách đo được 135 hải lý.
Trong khi đó, khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo
Hoàng Sa 16°32B, 111°36 Đ và Ling Sui hay Leong Soi là 18°22 B, 110°03 Đ).
Khoảng cách từ Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn rất nhiều, tối thiểu là
235 hải lý.
Đoạn bờ biển từ Quảng Trị chạy dài xuống tới Quảng Ngãi đối mặt với các đảo
Hoàng Sa luôn hứng gió Mùa Đông Nam hay Đông Bắc thổi về nên thường tiếp nhận các
thuyền bị bảo làm hư hại ở vùng biển Hoàng Sa. Các Vua, Chúa Việt Nam hay chu cấp
phương tiện cho các thuyền bị nạn ấy về nước, nên họ thường tìm cách tạt vào bờ biển
của Việt Nam để nhờ cứu giúp. Chính vì thế Hoàng Sa từ rất sớm đã được người Việt biết
đến, hết sức quan tâm, cùng xác lập và thực thi chủ quyền của mình.

GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Trong khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn…hiện có 23 đã được đạt tên, gồm 15 đảo, 3
đá, 3 bãi, 1 cồn, 1 hòn. Các đảo trên kh ông cao, cao nhất là đảo hòn đá, thấp nhất là đảo
Tri Tôn. Các đảo chính gồm 2 nhóm:
+Nhóm Lưỡi Liềm ở phía Tây Nam của quần đảo.
+Nhóm An Vĩnh ở phía Đông Bắc của quần đảo.
1.2.1.1 Nhóm Lưỡi Liềm
Nhóm Lưỡi Liềm còn gọi là nhóm Trăng khuyết hay Nguyệt Thiềm, theo Sơn Hồng

Đức nếu nhìn từ máy bay xuống nhóm đảo này trông hình như chiếc bánh “croissant”
châu đầu vào nhau. Có 7 đảo chính và vô số mỏm đá:
- Đảo Hoàng Sa: Tuy là đảo chính nhưng không phải là đảo lớn nhất, có vị trí quân
sự quan trọng nhất cho việc phòng thủ bờ biển Việt Nam hơn cả đảo Phú Lâm.
Đảo nằm trên tọa độ 16 0332’3’’B, 111035’7’’Đ, hình bầu dục, dài khoảng hơn
900m, rộng khoảng 700m, diện tích khoảng 0,3km2 gồm cả vòm san hô bao quanh.
Trước ngày 19-01-1974, đảo này đã được Việt Nam xây dựng căn cứ quân sự, nhà
cửa, đài khí tượng, hải đăng, miếu thờ Bà, cầu tàu, bia chủ quyền. Cho đến ngày Trung
Quốc xâm chiếm bia chủ quyền của Việt Nam vẫn còn.
Về Đông Bắc đảo vẫn còn vài ngôi mộ binh lính thời nhà Nguyễn. Phí Tây Nam đảo
có một am thờ gọi là Miếu Bà, có một pho tượng phật bà Quan Âm. Đài khí tượng với
danh xưng “Stationd’ Observation 838” chính thức hoaatj động từ năm 1938 thường với 5
nhân viên thuộc ty Khí tượng Hoàng Sa do chính quyền Nam Việt Nam quản lý. Từ năm
1931 đến 1975 thường xuyên có một trung đội lính từ Quảng Nam canh giữ.
- Đảo Hữu Nhật: đảo mang tên suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật được vua Minh
Mạng phái ra Hoàng Sa đo đạt thủy trình, vẽ bản đồ vào năm 1836.
Phía Nam đảo Hoàng Sa khoảng 3 hải lý, hình bàu tròn, đườ ng kính 800m, chu vi
2000m, diện tích khoảng 0,32km2 có vòng đai san hô bao quanh ngoài xa, giữa là vùng bể
lặng. Nằm ở tọa độ 111034’4’’Đ, 16030’6’’B. Xung quanh đảo cây cối um tùm, chính
giữa là lòng chảo không sâu lắm. Biển quanh đảo có nhiều rong biển, phủ kính cả mặt
biển vì đảo này không có người ở.
- Đảo Duy Mộng: ở phia Đông Nam đảo Hữu Nhật, phía Bắc đảo Quang Hòa, nằm
trên tọa độ 111044’Đ, 16028’B cũng do san hô cấu tạo thành, bãi san hô ra xa đảo, nhô lên
khỏi mặt nước khoảng 4m. Đảo hình bầu dục, diện tích khoảng 0,41km2, không có loại
cây lớn, chỉ toàn loại cây nhỏ. Giữa đảo là vùng đất trống, có thể định cư được. Đảo có
một con lạch nhỏ, có thể dùng ghe nhỏ vào xâu bên trong giữa đảo. Tau có thể neo cách
đảo khoảng 200m, có nhiều chim biển và vích sống trên đảo.
- Đảo Quang Hòa: đảo nằm trên tọa độ 111042’Đ, 16026’B cũng do san hô tạo
thành, là đảo lớn nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm. Xung quanh đảo là bãi cát màu vàng.
Vòng san hô lan ra rất xa khỏi bìa đảo. Cạnh đảo lớn còn có những đảo nhỏ, n ối liền nhau

bằng bãi cát dài. Một vài bản đồ địa chất ghi Quang Hòa thành hai đảo Quang Hòa Đông
và Quang Hòa Tây.
Quang Hòa Đông có rừng cây nhàu, một loại cây dùng để làm thuốc thường thấy ở
Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam. Cây Phosphorite mọc ở phía Tây của Đảo, nhiều cây cao
đến 5m. Phần đảo phía Đông trơ trụi chỉ có dây leo sát mặt đất. Chu vi của đảo khoảng
2700m, diện tích khoảng 0,48km2.
GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Quang Hòa Tây là một đảo nhỏ, gần như hình tròn, chu vi khoảng 1000m, diện tích
khoảng 0,09km2, cũng có những loại cây như đảo Quang Hòa Đông nhưng chỉ cao
khoảng 3m.
- Đảo Quang Ảnh: nằm ở tọa độ 111036’Đ, 16027’B do san hô tạo thành, nhô lên
mặt nước độ 6m, nơi cao nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm. Xung quanh đảo, bờ biển có
nhiều đá ngầm sắc nhọn rất nguy hiểm tàu lớn không thể cặp neo được. các tàu lớn phải
neo ở ngoài khơi, muốn vào phải sử dụng thuyền nhỏ. Vì địa thế hiểm trở và trên đảo
không có nước ngọt nên ít vết chân người lui tới.
Đảo mang tên Phạm Quang Ảnh, một đội trưởng Hoàng Sa được vua Gia Long sai
đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa năm 1815, hiện có hậu duệ và nhà thờ họ ở Cù Lao Ré.
Đảo hình bầu dục, hơi tròn, chu vi khoảng 2100m, diện tích khoảng 0,3km 2. Có một
số cây lớn mọc ở giữa đảo cao đến 5m. Ở phía ngoài của đảo có các cây Phosphorite và
một loại cây khác giống cây mít nhưng không có trái.
1.2.1.2 Nhóm An Vĩnh
Nhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo
Hoàng Sa, cũng là các đảo san hô lớn nhất cử biển Đông. Đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm.

0
- Đảo Phú Lâm: nằm ở tọa độ 112020’Đ,16 50’B là đảo lớn nhất trong quần đảo.
Chiều dài 3.700m, ngan 2.800m, trên đảo cây cối um tùm, có vài cây dừa nên gọi là Phú
Lâm. Ở đây chim hải âu sinh nở từ thế kỉ này sang thế kỉ khác đã để lại một lớp guano
(phân đen) dày tới 50cm. Đây là đảo duy nhất từ xa có thể nhìn thấy được. Đảo có cầu tàu
lớn, sân bay, đài kiểm báo và nhiều phương tiện quân sự khác.
- Các đảo khác: Tất cả các đảo, bãi thuộc quần đảo Hoàng Sa ở dưới vĩ tuyến 17
(trừ Đá Bắc 111038’1’’Đ, 17005’B), tại bãi này có nhiều xác tàu bị đắm nhiều nhất. Cụm
An Vĩnh còn có đảo Cây 112 016’Đ, 16050’B. Nhà cầm quyền thực dân Pháp đã xây dựng
một đài quan trắc khí tượng, mang số hiệu 48859.
Đảo Bắc – 112018’3’’Đ, 16057’B.
Đảo Nam - 112019’7’’Đ, 16056’7’’B
Đảo Giữa - 112019’7’’Đ, 16056’7’’B
Đảo Đá - 112019’Đ, 16051’B ở phía Tây Bắc đảo Phú Lâm.
Cồn Cát Nam - 112020’3’’Đ, 16057’B
1.2.2 Quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa tính đảo gần nhất là 350 hải lý, tính
đảo xa nhất là 500 hải lý. Trường Sa cách Vũng Tàu 3 05 hải lý, cách Cam Ranh 250 hải
lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý….
Quần đảo trải dài từ 6 02’B đến 11028’B và từ 1120Đ đến 1150Đ, trong vùng biển
chiếm khoảng 160.000km2 – 180.000km2. Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi
nổi lên khỏi mặt nước lại rất ít, tổng cộng khoảng 11km2. Về số lượng đảo khoảng 137
đảo, đá, bãi (không kể Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tứ Chính
thuộc thềm lục địa Việt Nam).
Quần đảo Trường Sa được chia ra thành 8 cụm chính kể từ Bắc xuongs Nam:
1.2.2.1 Cụm Song Tử: gồm 2 đảo, 2 đá, 2 bãi.
Đảo Song Tử Đông - 114021’Đ, 11027’B.
Đảo Song Tử Tây - 114020’Đ, 11025’5’’B.
GVHD: Châu Hoàng Trung


SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Hai hòn đảo này như sinh đôi nằm ở cực Bắc của quần đảo Trường Sa, ngang vĩ độ
với Phan Rang (Ninh Thuận). Chính vì có vị trí này mà đội Bắc Hải hoạt động ở vùng này
từ cuối thế kỉ XVII lấy xuất đinh từ tỉnh Bình Thuận. Trên đảo có những cây cao trung
bình, nhiều phân chim có thể chế biến thành phân bón. Vòng quanh hai đảo này, về phía
Đông và Nam khoảng 5 hải lý có nhiều mỏm đá ngầm. Rong biển mọc rất nhiều ở đây.
Song Tử Đông hơi tròn, chiều dài khoảng 900m, rộng 250m, cao độ 3m, có nhiều
bãi cát và san hô bao quanh, nhiều cây cối, có một số cây dừ. Năm 1963, Việt Nam cộng
Hòa có xây dựng bia chủ quyền. Năm 1968, bị Philipin chiếm đóng.
Song Tử Tây hìnhlưỡi liềm, diện tích nhỏ hơn Song Tử Đông, dài 700m, rộng 300m,
có nước ngọt, có một vườn dừa và nhiều cây nhỏ. Có tháp ra đa thời Việt Nam Cộng Hòa.
Hiện Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đang chấn giữ cả hòn đảo.
Cum Song Tử cón có Đá Bắc, Đá Nam, phía Đông cụ Song Tử còn có nhiều bãi cạn
Đinh Ba ở phía Bắc và baic Núi Cầu ở phía Nam.
1.2.2.2 Cụm dảo Thị Tứ: ở phía Nam cụm Song Tử, gồm đảo Thị Tứ và các bãi Đá.
Đảo Thị Tứ nằ ở phía Đông Bắc của đảo Trường Sa với tọa độ: 114 017’Đ –
11002’7’’B. Do san hô tạo thành lẫn với các trắng và đá vôi. Đảo hình bầu dục, dài 700m,
rộng 550m, có giếng nước ngọt.Trên đảo có nhiều cây mù u, cây bàng, nhiều dây leo
chằng chịt. Xung quanh đảo có nhiều rong biển và các bãi đá ngầm. Quanh đảo có nhiều
cá, đồn đột, rong biển.
Phía Bắc đảo Thị Tứ gồm đá Hoài Ân, đá Tri Lễ, đá Vingx Hảo, đá Cái Vung…
Phía Nam đảo Thị Tứ gồm đá Xu Bi cách đảo Thị Tứ khoảng 14 hải lý.
1.2.2.3 Cụm đá Loai Ta: Nằm ở phía Đông cụm Thị Tứ, gồm đảo Loai Ta phía dưới và
cồn san hô lancan hay An Nhơn ở phía Đông. Cụm đảo Loai Ta có tọa độ: 114024’8’’Đ –
10040’7’’B, đảo hình tròn có đường kính 300m, cao khoảng 2m, có nhiều cây lớn mọc

quanh đảo. Phía Bắc đảo có nhiều cây Dừa, vòng quanh đảo có nhiều bãi các trắng tạo
nên vẽ đẹp nên thơ, có giếng nước ngọt nhưng rất ít nước.
Cụm có dá An Lão, bãi Đường, bãi An Nhơn Bắc, bãi Loai Ta, bãi Loai Ta Nam.
Phía Đông đảo Loại Ta còn có đảo Dừa và đá Cá Nhám.
1.2.2.4 Cụm đảo Nam Yết hay Ti Gia: Ở phía Nam cụm Loai Ta, nằm kết một vòng san
hô Tizard Bank, gồm đảo Nam Yết với tọa độ: 114021’7’’Đ – 10011’B và đảo Sơn Ca,
đảo Ba Bình cùng bãi Bàn Than, đá Núi Thị, đá Én Đất, đá Lạc, đá Gaven, đá Lớn, đá
Nhỏ, đá Đền Cây Cỏ…cụm này có đảo rộng nhất là đảo Ba Bình và cao nhất là đảo Nam
Yết và có nhiều cây cao nhất.
1.2.2.5 Cụm đảo Sinh Tồn: Ở phía Nam cụm Nam Yết-TiGia. Gồm có đảo Sinh Tồn
(114019’2’’Đ - 9052’6’’B), đá Sinh Tồn, đá Nhạn Gia, đá Bình Khê, đá Ken Nan, đá Tư
Nghĩa, đá Bình Sơn, đá Bãi Khung, đá Đức Hòa, đá Ba Đầu, đá An Bình, Đá Vị Khê, đá
Bia, đá Ninh Hòa, đá Văn Nguyên, đá Phúc Sỹ, đá Lên Đao, đá Gạc Ma, đá Cô Lin, đá
Nghĩa Hành, đá Tam Trung, đá Sơn Hà,…
1.2.2.6 Cụm đảo Trường Sa: Nằm ở phía Nam và Tây Nam cụm Sinh Tồn, trải dài theo
chiều ngang, gồm có 3 đảo, các đá, bãi: Đá Lát, đảo Trường Sa, bãi đá Tây, đá Đông, đá
Châu Viên, đá Tốc Tan, đá Núi Le, đá Tiên Nữ.
Cụm đảo Trường Sa nằm phía Đông, kế cận các bãi, đá thuộc thềm lục địa Việt Nam như
Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tư Chính. Đảo lớn nhất là đảo
Trường Sa, người Pháp gọi là đảo Bão Tố. Có dạng hình tam giác cân mà cạnh đáy hơi
GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

chệch về phía Bắc, đáy dài 350m, mỗi cạnh 450m, cao độ ở phía Bắc là 3,5m, phía Nam
là 2,1m so với mặt nước lúc ròng. Có khả năng thuyết lập phí đạo, sau 1975, Việt Nam đã

xây dựng sân bay dài 800m.
Đảo không có cây lớn, nhiều nhất là nam sâm có dược tính, các loại rau sam, muốn
biển. Có loại chim hải âu trắng, sơn ca, chim én. Có giếng nước ngọt, khá sâu, khoảng
3m, song lại có mùi tanh của san hô.
1.2.2.7 Cụm đảo An Bang: nằm phía Nam cụm đảo Trường Sa, có 1 đảo và các bãi, đá: đá
Ba Kè, bãi Đất, bãi Đinh, bãi Vũng Mây, bãi Thuyền Chài, đá Hà Tần, đá Tân Châu, đá
Lục Giang, đá Long Hải, đá Trăng Khuyết, đá Công Đo, đá Kỳ Vân, bãi Kiệu Ngựa, đá
Hoa Lau, đá Sắc Lốt, đa Louisa.
Đảo duy nhất là đảo An Bang (112054’2’’Đ - 7052’2’’B), đảo An Bang giống như
một cái túi đáy nằm ở phía Đông và miệng thắt lại ở phía Tây. Đảo tương đối nhỏ và dài,
chỉ rộng 20m so với chiều dài 200m, cao 2m so với mực nước biển lúc ròng. Ngoài những
cỏ dại rất thấp, không có cây cao bóng mát nào.
1.2.2.8 Cụm đảo Bình Nguyên: nằm ở phía Đông, gồm đảo Bình Nguyên ( 115049’5’’Đ 10049’B) và đảo Vĩnh Viễn (115048’Đ - 10044’B). Phía Nam đảo Vĩnh Viễn có đá Hoa,
đá Đít Kim-Sơn, đá Đin, đá Hàn Sơn, đá Pét, cồn san hô Giắc-Xôn, về phía Nam xa hơn
nữa có đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây, bãi Cạn Suối, đá Bốc Xan, bãi cạn Sa Bin. Phía Đông
cụm đảo Bình Nguyên và đảo Vĩnh Viễn có đá Hợp Kim, bãi Mỏ Vịt, đá Ba Cờ, đá Khúc
Giác, đá Gò Già, bãi cạn Nam, đá Chà Và, bãi cạn Nâu, bãi cạn Rạch Vang, bãi cạn Rạ ch
Lấp, bãi cạn Na Khoai,…
Tóm tắt chương 1
Qua tìm hiểu về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho ta thấy: đây là hai quần
đảo hết sức quan trọng cả về tiềm năng kinh tế, khoáng sản, du lịch, Quốc phòng.vv.. vì
thế, vấn đề bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo là hết sức quan trọng và cần thiết nhất là
trong tình hình chính trị hiện nay. Bởi đây là hai quần đảo chiến lượt về chính trị và nằm
trong vùng biển chiến lượt về kinh tế nên vấn đề tranh chấp là khó tránh khỏi, vì vậy đòi
hỏi các quốc gia trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng phải hết sức cẩn trọng
trong việc ứng xử và hành động vì đây là vấn đề liên quan đến lãnh thổ, liên quan đến
chính trị nên rất nhạy cảm. Đòi hỏi các nước phải tuân thủ và giải quyết trên tinh thần hòa
bình, hữu nghị và theo luật pháp Quốc tế nói chung và Luật Biển năm 1982 nói riêng để
có thể giữ được hòa bình trong khu vực, cùng nhau hợp tác và phát triển.
Tuy nhiên Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để khẳng định chủ quyền của mình trên

hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và luôn luôn nâng cao tinh thần dân tộc để bảo vệ
lảnh thổ. Việt Nam cũng không ngừng tìm kiếm những bằng chứng thuyết phục hơn để
khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
-

GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Chương 2: NHỮNG CHỨNG CỨ LỊCH SỬ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÍ VỀ HAI
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA
2.1 Chứng cứ lịch sử
2.1.1 Tranh chấp chủ quyền
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy quần đảo Trường Sa không chỉ đơn giản là một mối nguy
cho tàu chở hàng đi qua đó là khi vào năm 1968 người ta tìm thấy dầu mỏ trong vùng.
Theo ước tính của Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
vùng quần đảo Trường Sa có chứa trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên rất lớn, lên đến 17,7
tỷ tấn (1,60 × 1010 kg), so với 13 tỷ tấn (1,17 × 1010 kg) của Kuwait, và họ xếp nó vào
danh sách một trong bốn vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. Đương nhiên, tiềm
năng trữ lượng dầu khí to lớn này góp phần làm tình hình thêm căng thẳng và thúc đẩy
các nước trong vùng tuyên bố có chủ quyền. Ngày 11 tháng 3 năm 1976, cuộc thám hiểm
dầu khí lớn đầu tiên của Philippin được tiến hành ngoài khơi Palawan, trong khu vực
quần đảo Trường Sa, và các khu khai thác ở đó hiện chiếm năm mươi phần trăm toàn bộ
số dầu tiêu thụ tại Philippin.
Các nước tuyên bố chủ quyền không cấp giấy phép khai thác ngoài khơi trong vùng
đảo vì sợ gây ra một sự xung đột lập tức. Các công ty nước ngoài cũng không đưa ra bất

kỳ một cam kết nào về việc khai thác vùng này cho đến khi tranh cãi về lãnh thổ được giải
quyết hay các nước tham gia đạt được thỏa thuận chung.
Một động cơ khác để tranh chấp là trữ lượng khai thác cá thương mại của vùng biển
quần đảo Trường Sa. Vào năm 1988, Biển Đông chiếm 8% tổng số lượng đánh bắt cá và
hải sản của thế giới, một con số chắc chắn còn có thể tăng lên. Trung Quốc đã dự đoán
rằng Biển Đông chứa lượng cá và các nguồn dầu mỏ, khí gas tự nhiên có giá trị lên đến
một nghìn tỷ đôla. Đã có nhiều cuộc xung đột xảy ra giữa Philippin và các nước khác đặc biệt là Trung Quốc - về những tàu đánh cá nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh
tế của họ và báo chí cũng thường đưa tin về những vụ bắt giữ ngư dân Trung Quốc.
Vùng này cũng là một trong những vùng có mật độ hàng hải đông đúc nhất trên thế
giới. Trong thập niên 1980, mỗi ngày có ít nhất 270 lượt tàu đi qua quần đảo Trường Sa ,
và hiện tại hơn một nửa số tàu chở dầu siêu cấp của thế giới chạy qua vùng biển này hàng
năm. Lượng tàu chở dầu chạy qua Biển Đông lớn gấp ba lần lượng tàu chạy qua kênh
Suez và gấp năm lần lượng tàu qua kênh đào Panama; gần 20% lượng dầu thô trên thế
giới được chuyên chở ngang qua Biển Đông.
Có nhiều ám chỉ rằng Trung Quốc đã sáp nhập và chiếm các đảo không phải chỉ vì
mục tiêu khai thác tài nguyên mà còn để giám sát các hoạt động trên biển Đông. Ví dụ, đá
Vành Khăn là một điểm lý tưởng để quan sát các tàu của Hải quân Mỹ chạy qua vùng
biển phía tây Philipin. Việc Trung Quốc chiếm đảo này cũng có thể có mục đích đối chọi
với Đài Loan hơn là với Philipin bởi vì Trường Sa nằm ngang vùng biển thiết yếu của Đài
Loan. Đó cũng có thể chỉ đơn giản là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm thông báo sự
củng cố quyền bá chủ trong vùng của họ.
Một xô xát diễn ra liên quan tới một tàu dân sự vào ngày 10 tháng 4 năm 1983, khi
một du thuyền của Đức bị bắn chìm. Không ai bị coi là chịu trách nhiệm về vụ này.
GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa


Để trả lời cho những lo ngại ngày càng tăng bởi các nước có bờ biển ở vùng biển
quần đảo Trường Sa về sự xâm phạm của các tàu nước ngoài đối với tài nguyên thiên
nhiên của họ, Liên hiệp quốc đã họp và ra Công ước Quốc tế về luật biển (UNCLOS)
năm 1982 để xác định các vấn đề về các biên giới biển quốc tế. Về những lo lắng trên,
chúng được giải quyết rằng một nước có đường bờ biển có thể tuyên bố 200 dặm hàng
hải quyền tài phán từ biên giới đất liền của mình. Tuy nhiên UNCLOS không thể giải
quyết vấn đề làm thế nào để giải quyết các tranh chấp chồng lấn và vì thế tương lai của
quần đảo vẫn còn mờ mịt.
Năm 1984, Brunây lập ra một vùng đặc quyền đánh cá bao gồm cả đảo ngầm
Louisa ở phía nam quần đảo Trường Sa, nhưng không công khai tuyên bố chủ quyền hòn
đảo. Sau đó, vào năm 1988, Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa lại đụng độ ở biển về
quyền sở hữu đảo ngầm Johnson thuộc Trường Sa. Tàu chiến Trung Quốc đánh đắm các
tàu chở đội quân đổ bộ Việt Nam. Hai nước bình thường hoá quan hệ vào năm 1991 và
Chủ tịch Giang Trạch Dân sau đó đã hai lần viếng thăm Việt Nam, nhưng hai nước vẫn
đối đầu về tương lai của Trường Sa.
Năm 1992, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam trao các hợp đồng thăm dò
dầu khí cho các công ty Mỹ trên vùng chồng lấn ở Trường Sa; và vào tháng 5 năm 1992,
Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và Crestone Energy (một
công ty Mỹ có trụ sở ở Denver, Colorado) đã ký một hợp đồng hợp tác để cùng thăm
dò lô Wan'an Bei-21, một vùng rộng 25.155 km² ở phía tây nam Biển Đông gồm cả các
vùng quần đảo Trường Sa. CNOOC cung cấp các dữ liệu về địa chất và các thông tin
khác về đáy biển vùng đó trong khi Crestone đồng ý chịu mọi chi phí và tiếp tục tiến hành
thăm dò địa chất và khoan trong vùng. Hợp đồng được kéo dài tới năm 1999 sau khi
Crestone thất bại trong việc hoàn thành thăm dò. Một phần trong hợp đồng của Crestone
bao gồm cả hai block 133 và 134 của Việt Nam nơi Petro Vietnam và ConocoPhillips
Vietnam Exploration & Production, một đơn vị của ConocoPhillips, đã đồng ý đánh giá
khả năng vào tháng 4 năm 1992. Điều này dẫn tới một sự chạm trán giữa Trung Quốc và
Việt Nam, với việc mỗi nước đều yêu cầu rằng bên kia huỷ bỏ hợp đồng của mình. Xung
đột cấp độ cao hơn nữa diễn ra đầu năm 1995 khi Philipin tìm thấy một kết cấu quân sự

đầu tiên ở đảo ngầm Mischief, 130 dặm biển ngoài khơi Palawan. Việc này thúc đẩy
chính phủ Philipin đưa ra một kháng cáo chính thức đối với sự chiếm đóng hòn đảo của
Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Hải quân Philipin bắt giữ sáu mươi hai ngư dân Trung
Quốc ở bãi cát ngầm Half Moon, cách Palawan 80km. Một tuần sau, sau sự xác nhận
của Fidel Ramos về việc ra lệnh tăng cường cho các lực lượng quân sự trong vùng, Cộng
hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố rằng kết cấu đó là các chòi tạm dành cho ngư dân.
Tiếp theo sự tranh cãi đó, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và các nước thành
viên ASEAN, với sự môi giới của ASEAN, đã đạt được một thoả thuận rằng một nước sẽ
thông báo tới các nước còn lại về hành động quân sự của mình bên trong vùng lãnh thổ
tranh chấp và sẽ không tiến hành xây dựng thêm các công trình. Thoả thuận nhanh chóng
bị Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Malaysia xâm phạm. Tuyên bố rằng vì bị hư hại do
bão, bảy tàu Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tiến vào vùng đó để sửa "các chòi ngư dân"
ở đảo ngầm Panganiban. Malaysia xây dựng một kết cấu trên Investigator Shoal và đổ bộ
tại đảo ngầm Rizal, cả hai chỗ này đều nằm bên trong vùng EEZ của Philipin. Để trả đũa
Philipin trao phản đối chính thức, yêu cầu dỡ bỏ các kết cấu đó, tăng cường tuần tra hải
GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

quân ở Kalayaan và mời các nhà chính trị Mỹ tới giám sát các căn cứ của Cộng hoà Nhân
dân Trung Hoa bằng máy bay.
Tới năm 1998, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tiếp tục sự sáp nhập các đảo của
mình, đặt các cột mốc lãnh thổ hay phao trên bãi cát Thomas thứ nhất và thứ hai, bãi cát
Pennsylvania, bãi cát Half Moon và đảo san hô vòng Sabina cùng đảo Jackson, vùng quần
đảo Trường Sa được đưa vào danh sách một trong tám điểm nóng xung đột trên thế giới.
Cuối năm 1998, các căn cứ của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã bao quanh các tiền đồn

của Philipin. Một sỹ quan Hải quân hoàng gia Anh phân tích các bức ảnh chụp các kết cấu
của Trung Quốc và tuyên bố rằng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa "có lẽ đang chuẩn bị
chiến tranh". Quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh đã xấu đi tới mức sắp xảy tới xung đột.
Đầu thế kỷ 21, như một phần trong chính sách ngoại giao lúc đầu được gọi là "khái
niệm an ninh mới" và "sự lớn mạnh của Trung Quốc hoà bình", Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa giảm bớt chạm trán ở quần đảo Trường Sa. Gần đây Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa tiến hành thương lượng với các nước ASEAN nhằm mục đích thực hiện đề
xuất tự do thương mại giữa 10 nước tham gia. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và ASEAN
cũng đã thoả thuận đàm phán để đưa ra một bộ luật ứng xử nhằm giảm căng thẳng tại các
đảo tranh chấp. Ngày 5 tháng 3 năm 2002, một thoả thuận đã ra đời, công bố mong ước
của các nước liên quan giải quyết vấn đề chủ quyền "mà không sử dụng thêm nữa vũ lực".
Tháng 11 năm 2002, một tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông được ký kết, làm
giảm căng thẳng nhưng không phải là một bộ luật ứng xử mang tính bắt buộc.
Vào năm 2007, Việt Nam và hãng BP của Anh đang chuẩn bị thực hiện dự án trị giá
hai tỷ đôla lắp đặt đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên từ hai mỏ khí ở khu vực quần đảo
Trường Sa thuộc vùng chủ quyền của Việt Nam đồng thời tổ chức bầu cử Quốc hội Việt
Nam khóa XII sẽ được tiến hành ngày 20-5 tại quần đảo Trường Sa thì người phát ngôn
Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lão Tần Cương nói trong buổi họp báo thường kỳ "Việt Nam
áp dụng hàng loạt hành động mới trên quần đảo Nam Sa đã đi ngược với nhận thức chung
quan trọng về các vấn đề trên biển" mà hai bên đã đạt được. Lão Tần Cương gọi đây là
hành động "xâm phạm chủ quyền lãnh thổ cũng như chủ quyền và quyền cai quản của
Trung Quốc và Trung Quốc bày tỏ hết sức quan tâm việc này và đã giao thiệp nghiêm
khắc với Việt Nam" trong lúc Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang có
chuyến thăm chính thức nước này. Trong khi phía Trung Quốc lại cho các công ty dầu
khí, mà điển hình là PetroChina, thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực tranh chấp.
Sau đó vào tháng 6 năm 2007 phát ngôn nhân của BP, ông David Nicholas, nói rằng
hãng này thấy rằng "nên ngừng kế hoạch khảo sát địa chấn tại lô 5.2 để cho các nước liên
quan có cơ hội giải quyết vấn đề". Khu thăm dò địa chấn, lô 5.2, mà BP dự định tiến hành
nằm ở giữa Việt Nam và quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Việt Nam khoảng 370 km.
Tuy nhiên người phát ngôn của BP lại nói với Reuters rằng công việc tại các lô 5.2 và 5.3

là kế hoạch lâu dài chứ không phải trước mắt.
Trung Quốc ngày càng gây hấn bằng vũ lực trên quần đảo Trườn g Sa. Vào tháng 4
năm 2007 Trung Quốc đã bắt 41 ngư dân Việt Nam và chỉ trả tự do cho họ sau khi những
người này nộp phạt. Đến ngày 9 tháng 7 tàu Hải quân Trung Quốc đã nã súng vào một số
thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng biển gần Trường Sa, c ách Thành phố
Hồ Chí Minh 350 km làm chìm một thuyền đánh cá của Việt Nam, ít nhất một ngư dân
thiệt mạng và một số người khác bị thương. Nguyên nhân chính dẫn tới các mâu thuẫn
GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

gữa hai nước là trữ lượng trên 600 triệu thùng dầu của Việt Nam mà Trung Quốc tuyên bố
nằm trong vùng biển chủ quyền trong khi giá dầu thô có thể tăng lên đến 100USD vào
cuối năm 2007. Phía Việt Nam cũng đã cho hai tàu chiến cơ động BPS-500 do Nga thiết
kế lập tức đến hiện trường nhưng phải đứng từ xa vì hỏa lực quá mạnh từ tàu Trun g Quốc.
Mặc dù báo chí Việt Nam tránh đưa tin sự kiện trên nhưng sau đó Thứ trưởng Ngoại giao
Việt Nam Vũ Dũng đã đến Bắc Kinh từ 21-7 tới 23-7 để bàn về các vấn đề biên giới, đặc
biệt là trên biển.
Việt Nam tuyên bố chủ quyền
Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với đảo dựa trên vị trí lịch sử và trên nguyên tắc
thềm lục địa. Các bản đồ địa lý cổ Việt Nam ghi chép Bãi Cát Vàng để chỉ cả Hoàng
Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam từ đầu thế kỷ XVII.
Trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục của học giả Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa
được định nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Trong bộ quốc sử Đại Nam thực lục của triều Nguyễn có ghi chép từ năm 1711
chúa Nguyễn Phúc Chu cho người ra đo độ dài ngắn rộng hẹp bãi cát Trường Sa

Trong Đại Nam nhất thống toàn đồ, một cuốn bản đồ của Việt Nam được hoàn thành
năm 1838, Trường Sa được vẽ thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Việt Nam đã từng tiến hành nhiều cuộc khảo sát địa lý và tài nguyên trên quần đảo,
và kết quả của các chuyến khảo sát đó đã được ghi chép trong văn học và lịch sử Việt
Nam và được xuất bản kể từ thế kỷ XVII. Hơn nữa, sau một hiệp ước ký kết với triều
đại nhà Nguyễn, Pháp đại diện cho các quyền lợi của Việt Nam đối với các công việc
quốc tế và đã thi hành chủ quyền trên quần đảo thay cho Việt Nam.
Ngày 7 tháng 7 năm 1951, Trần Văn Hữu, chủ tịch phái đoàn chính phủ Quốc gia
Việt Nam tới dự Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản tuyên bố
rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tuyên bố này
không bị bác bỏ hay bảo lưu ý kiến nào của 51 nước có mặt tại hội nghị. Sau khi Pháp rút
đi, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã thi hành chủ quyền trên quần đảo.
Ngày 22 Tháng 8 năm 1956 Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp thu đảo Trường Sa,
thượng quốc kỳ và dựng trụ đá ghi chủ quyền. Đến ngày 22 Tháng 10 thì chính phủ Việt
Nam tuyên bố Trường Sa phụ thuộc tỉnh Phước Tuy.
Hiện nay Việt Nam giữ 21 đảo. Chúng được gộp vào thành một huyện thuộc
tỉnh Khánh Hoà.
2.1.2 Niên biểu thế kỷ XX
Năm 1927 - Tàu SS De Lanessan của Pháp tiến hành một cuộc khảo sát khoa học
trên quần đảo Trường Sa.
Năm 1930 - Pháp tiến hành cuộc khảo sát thứ hai bằng chiếc La Malicieuse, treo cờ
Pháp trên một đảo tên là Ile de la Tempête (đảo Phong Ba). Ngư dân Trung Quốc có mặt
trên đảo nhưng người Pháp cũng không trục xuất họ.
Năm 1932 - Trung Hoa Dân Quốc gửi tới chính phủ Pháp một bản ghi nhớ tranh cãi
về chủ quyền của họ đối với Trường Sa, dựa trên bản dịch Công ước Pháp - Thanh
1887 kết thúc Chiến tranh Pháp - Thanh.
Năm 1933 - Ba tàu Pháp chiếm quyền kiểm soát chín đảo lớn nhất và tuyên bố chủ
quyền của Pháp đối với quần đảo. Pháp quản lý vùng Cochinchine. Đế quốc Nhật tranh
GVHD: Châu Hoàng Trung


SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

giành chủ quyền với Pháp về quần đảo, đưa ra bằng chứng về việc khai mỏ phosphat của
các công dân Nhật.
Năm 1939 - Nhật tuyên bố ý định đặt quần đảo dưới quyền tài phán của họ. Pháp
và Anh phản đối và tái xác nhận sự tuyên bố chủ quyền của Pháp.
Năm 1941 - Nhật dùng vũ lực chiếm quần đảo và tiếp tục kiểm soát nó tới cuối thế
chiến thứ II, cai quản vùng này như một phần của Đài Loan. Một căn cứ tàu ngầm được
thiết lập ở đảo Ba Bình.
Năm 1945 - Sau khi Nhật Bản đầu hàng cuối thế chiến thứ II, Pháp và Cộng hoà
Trung Quốc tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Trung Quốc gửi quân
tới đảo và đổ bộ xuống phá bỏ các mốc chủ quyền.
Năm 1946 - Pháp gửi tàu chiến tới quần đảo nhiều lần nhưng không tìm cách tấn
công các lực lượng Trung Quốc.
Năm 1947 - Pháp yêu cầu Trung Quốc rút khỏi quần đảo.
Năm 1948 - Pháp ngừng các chuyến tuần tra trên biển gần quần đảo và Trung Quốc
rút đa số lính của họ.
Năm 1951 - Sau Hội nghị San Francisco năm 1951 về Hiệp ước Hoà bình với Nhật
Bản, các phái đoàn từ Việt Nam, ở thời điểm đó, vẫn thuộc sự kiểm soát của Pháp – tuyên
bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 1954 - Hiệp định Geneva quy định lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm
thời (bao gồm cả trên đất liền và trên biển). Quần đảo Trườn g Sa nằm ở phía Nam vĩ
tuyến 17, được giao cho Chính quyền miền Nam Việt Nam (quốc trưởng Bảo Đại đứng
đầu) quản lý. Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa kế thừa chính quyền Bảo Đại quản lý quần
đảo này.
Năm 1956 - Tomas Cloma, giám đốc Học viện hải dương Philipin tuyên bố chủ

quyền trên đa phần quần đảo Trường Sa, gọi lãnh thổ của ông là "Kalaya'an" ("Vùng đất
tự do"). Trung Hoa Dân Quốc, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam Cộng Hòa,
Pháp, Anh và Hà Lan tất cả đều đưa ra phản đối. Cộng hoà Trung Hoa và Việt Nam Cộng
Hòa đưa các đơn vị hải quân tới quần đảo, mặc dù Việt Nam không có các đơn vị đồn trú
thường xuyên ở đó. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ủng hộ yêu cầu của Cộng hoà Nhân
dân Trung Hoa, tuyên bố rằng "theo các dữ liệu của Việt Nam, các đảo Tây Sa và Nam Sa
(gọi theo Trung Quốc chỉ Hoàng Sa và Trường Sa) về mặt lịch sử là một phần của lãnh
thổ Trung Quốc". Cuối năm đó, Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố sự sáp nhập quần đảo
Trường Sa thành một phần tỉnh Phước Tuy.
Năm 1958 - Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đưa ra tuyên bố xác định lãnh thổ biển
của họ gồm cả quần đảo Trường Sa. Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn
Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc công hàm ghi nhận và tán thành bản
tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận của
Trung Quốc chỉ bao gồm "12 hải lý tính từ đất liền của Trung Quốc".
Năm 1961-1963 - Việt Nam Cộng hòa xây dựng các cột mốc lãnh thổ trên nhiều đảo
thuộc quần đảo.
Năm 1968 - Philipin gửi quân tới ba đảo để bảo vệ các công dân Kalayaan và tuyên
bố sáp nhập nhóm đảo Kalayaan.
Năm 1971 - Malaysia đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo thuộc quần đảo
Trường Sa.
GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Năm 1972 - Philipin sáp nhập các đảo Kalayaan vào tỉnh Palawan của họ.
Năm 1974 - Việt Nam Cộng Hòa ra tuyên cáo về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa.
Năm 1975 - Việt Nam Cộng Hòa công bố bạch thư về chủ quyền hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tố cáo Trung quốc tấn công quân lực Việt Nam Cộng
Hòa để chiếm quần đảo Hoàng Sa vào ngày 20 tháng 1 năm 1974.
Năm 1975 - Việt Nam, mới thống nhất, đưa ra tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần
đảo Trường Sa.
Năm 1978 - Một nghị định của tổng thống Philipin phác thảo tuyên bố chủ quyền
trên quần đảo.
Năm 1979 - Malaysia xuất bản một bản đồ về thềm lục địa tuyên bố của mình, gồm
cả mười hai đảo thuộc nhóm Trường Sa. Việt Nam xuất bản sách trắng phác thảo các yêu
cầu chủ quyền của mình trên quần đảo và tranh cãi về yêu cầu chủ quyền của các nước
khác.
Năm 1982 - Việt Nam xuất bản một cuốn sách trắng khác, chiếm nhiều đảo và xây
đựng các cơ sở quân sự. Philipin cũng chiếm thêm nhiều đảo và xây dựng một đường
băng.
Năm 1983 - Malaysia chiếm một đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Năm 1984 - Brunây thiết lập một vùng đánh cá đặc quyền gồm cả đảo chìm Louisa
ở phía Nam quần đảo Trường Sa, nhưng không công khai tuyên bố chủ quyền vùng đó.
Năm 1987 - Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tiến hành các chuyến tuần tra hải quân ở
quần đảo Trường Sa và thiết lập một căn cứ thường xuyên.
Năm 1988 - Tàu của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam đụng độ ở đảo
chìm Johnson. Các lực lượng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chiếm và giành quyề n kiểm
soát vùng đó
2.1.3 Chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
qua các thời kì.
Từ lâu nhân dân Việt Nam đã phát hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa,
Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo
đó một cách thật sự, liên tục và hoà bình.
Nhiều sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam ghi chép rõ Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa,
Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam.

Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, tập bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá, tên chữ là
Công Đạo, soạn vẽ vào thế kỷ XVII, ghi rõ trong lời chú giải bản đồ vùng Phủ Quảng
Ngãi, xứ Quảng Nam: "giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng", "Họ Nguyễn Tức chúa Nguyễn, căn cứ xứ Đàng trong từ năm 1558 đến năm 1775 - mỗi năm vào tháng
cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến lấy hoá vật, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ,
súng đạn".
Trong Giáp Ngọ bình nam đồ, bản đồ xứ Đàng Trong do Đoán quận công Bùi Thế
Đạt vẽ năm 1774, Bãi Cát Vàng cũng được vẽ là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam Trong tập Hồng Đức bản đồ.
Phủ biên tạp lục, cuốn sách của nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784) biên soạn
năm 1776, viết về lịch sử, địa lý, hành chính xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn
GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

(1558-1775) khi ông được triều đình bổ nhiệm phục vụ tại miền Nam, chép rõ đảo Đại
Trường Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) thuộc phủ Quảng Ngãi:
"Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Phủ Quảng Nghĩa, ở ngoài cửa biển có núi gọi là Cù
lao Ré, rộng hơn 30 dặm có phường Tứ Chính, dân cư trồng đậu, ra biển bốn canh thì đến,
phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa. Trước kia có nhiều hải vật và hoá vật của tầu,
lập đội Hoàng Sa để lấy, đi ba ngày đêm mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải".
"... Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh, ở gần biển, ngoài biển về phía
Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn
này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài giờ thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước
ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong
suốt đáy. Trên đảo có vô số yến sào; các thứ chim có hàng nghìn, hàng vạn, thấy người thì
đậu vòng quanh không tránh. Trên bãi vật lạ rất nhiều. Ốc vân thì có ốc tai voi to như
chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục, không như ngọc trai, cái vỏ có thể

đẽo làm tấm bài được, lại có thể nung vôi xây nhà; có ốc xà cừ, để khảm đồ dùng; lại có
ốc hương. Các thứ ốc đều có thể muối và nấu ăn được. Đồi mồi thì rất lớn. Có con hải ba,
tục gọi là Trắng bông, giống đồi mồi, nhưng nhỏ hơn, vỏ mỏng có thể khảm đồ dùng,
trứng bằng đầu ngón tay cái, muối ăn được. Có hải sâm tục gọi là con đột đột, bơi lội ở
bến bãi, lấy về dùng vôi sát qua, bỏ ruột phơi khô, lúc ăn thì ngâm nước cua đồng, cạo
sạch đi, nấu với tôm và thịt lợn càng tốt.
Các thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này. Trước họ Nguyễn đặt đội
Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng ba nhận
giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3
đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hoá vật của tầu, như là
gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, vòng sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải
ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng tám thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú
Xuân để nộp, cân và định hạng xong mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải
sâm, rồi lĩnh bằng trở về. Lượm được nhiều ít không nhất định, cũng có khi về người
không. Tôi đã xem số của cai đội cũ là Thuyên Đức Hầu biên rằng: năm Nhâm Ngọ lượm
được 30 hốt bạc; năm Giáp Thân được 5.100 cân thiếc; năm Ất Dậu được 126 hốt bạc; từ
năm Kỷ Sửu đến năm Quý Tỵ năm năm ấy mỗi năm chỉ được mấy tấm đồi mồi, hải ba.
Cũng có năm được thiếc khối, bát sứ và hai khẩu súng đồng mà thôi.
Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Thứ
Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi,
miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao
Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượm vật của tầu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư,
hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản. Chẳng qua là lấy các thứ hải vật, còn vàng
bạc của quý ít khi lấy được".
Trong số tư liệu còn tìm thấy ngày nay, có thể kể tờ sai sau đây đề năm 1786 của
quan Thượng tướng công:
"Sai cai Hội Đức Hầu đội Hoàng Sa dẫn bốn chiếc thuyền câu vượt biển đến thẳng
Hoàng Sa và các cù lao trên biển thu lượm đồ vàng bạc, đồ đồng và đại bác, tiểu bác, đồi
mồi cùng cá quý mang về kinh đô dâng nộp theo lệ".
Giám mục J.L.Taberd, trong bài "Ghi chép về địa lý nước Cochinchine" xuất bản

năm 1837, cũng mô tả "Pracel hay Paracels" là phần lãnh thổ nước Cochinchine và nói rõ
GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

người Cochinchine gọi Pracel hay Paracels là "Cát Vàng". Trong An Nam đại quốc hoạ
đồ xuất bản năm 1838, ông đã vẽ một phần của Paracel và ghi "Paracel hay Cát Vàng"
(Paracel seu Cát Vàng) ở ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam, vào khu vực quần
đảo Hoàng Sa hiện nay.
Đại Nam nhất thống toàn đồ, bản đồ nước Việt Nam đời Nguyễn vẽ vào khoảng
năm 1838, ghi "Hoàng Sa" (số 1) - "Vạn lý Trường Sa" (số 2) thuộc lãnh thổ Việt Nam,
phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Đại Nam nhất thống chí, bộ sách địa lý Việt Nam do Quốc Sử quán nhà Nguyễn
(1802-1845) soạn xong năm 1882 ghi Hoàng Sa là bộ phận lãnh thổ Việt Nam tại tỉnh
Quảng Ngãi.
Đoạn nói về hình thể tỉnh Quảng Ngãi, cuốn sách viết:
"Phía Đông tỉnh Quảng Ngãi, có đảo cát (tức đảo Hoàng Sa liền cát với biển làm
hào; phía tây nam miền sơn man, có luỹ dài vững vàng, phía nam liền với tỉnh Bình Định,
có đèo Bến Đá chắn ngang, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, có ghềnh Sa Thổ làm giới
hạn..."
"... Đầu đời vua Gia Long phỏng theo lệ cũ đặt đội Hoàng Sa, sau lại bỏ; đầu đời
Minh Mệnh, thường sai người đi thuyền công đến đấy thăm dò đường biển, thấy một nơi
có cồn cát trắng chu vi 1.070 trượng, cây cối xanh tốt, giữa cồn cát có giếng, phía Tây
Nam còn có ngôi miếu cổ, không rõ dựng từ thời nào, có bia khắc 4 chữ "Vạn lý Ba Bình"
(muôn dặm sóng yên). Cồn cát này xưa gọi là Phật Tự Sơn, phía đông và phía tây đảo đều
có đá san hô nổi lên một cồn chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 2 thước ngang với cồn cát,

gọi là Bàn Than Thạch. Năm Minh Mệnh thứ 16 sai thuyền công chở gạch đá đến đấy xây
đền, dựng bia đá ở phía tả đền để ghi dấu và tra hột các thứ cây ở ba mặt tả hữu và sau.
Binh phu đắp nền miếu đào được đồng lá và gang sắt có đến hơn 2.000 cân".
Nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ Phương Tây trong những thế kỷ trước đều xác nhận
Hoàng Sa (Pracel hay Paracel) thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Một giáo sĩ Phương Tây đi trên tàu Amphitrite từ Pháp sang Trung Quốc năm 1701
viết trong một lá thư rằng: "Paracel là một quần đảo thuộc vương quốc An Nam. J.B.
Chaigneau, cố vấn của vua Gia Long, năm 1820 đã viết trong phần chú bổ sung vào cuốn
Hồi ký về nước Cochinchine:
"Nước Cochinchine mà nhà vua bấy giờ đã lên ngôi Hoàng đế gồm xứ Cochinchine
và xứ Đông Kinh... một vài đảo có dân cư không xa bờ biển và quần đảo Paracel do
những đảo nhỏ, ghềnh và đá không có dân cư hợp thành...".
Trong bài Địa lý vương quốc Cochinchina của Gutzlaff, xuất bản năm 1849 có đoạn
nói rõ Paracels thuộc lãnh thổ Việt Nam và chú thích cả tên Việt Nam là "Cát Vàng".
Với tư cách là người làm chủ, trong nhiều thế kỷ nhà nước phong kiến Việt Nam đã nhiều
lần tiến hành điều tra khảo sát địa hành và tài nguyên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Các sách địa lý và lịch sử của Việt Nam từ thế kỷ XVII đã ghi lại kết quả các cuộc
khảo sát đó.
Trong Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (thế kỷ XVII):
"Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm,
đứng dựng giữa biển, từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh mỗi lần có gió Tây Nam thì
thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy, ... có gió Đông Bắc thì thương
GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa


thuyền đi ở phía ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả, hàng hoá thì đều để
lại ở nơi đó".
"Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến (Bãi Cát
Vàng) lấy hoá vật, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn".
Đại Nam thực lục tiền biên, bộ sử về chúa Nguyễn do Quốc sứ quán nhà Nguyễn
soạn xong năm 1844, có đoạn viết:
"Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Phủ Quảng Ngãi, ở ngoài biển, có hơn 130 bãi cát,
cách nhau hoặc một ngày đường hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy ngàn dặm,
tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa. Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc
hoa v.v...".
"Hồi đầu dựng nước, đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào,
hàng năm đến tháng 3 đi thuyền ra đảo, độ ba ngày đêm thì đến, thu lượm hoá vật, đến
tháng 8 trở về nộp. Lại có đội Bắc Hải mộ dân ở phường Tứ Chính ở Bình Thuận hoặc xã
Cảnh Dương sung vào, được lệnh đi thuyền ra các vùng Bắc Hải, Côn Lôn thu lượm hoá
vật. Đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản".
Theo Đại Nam thực lục chính biên, là bộ sử ký do Quốc sử quán triều đình nhà
Nguyễn soạn, viết về các đời vua nhà Nguyễn. Phần viết về các đời vua Gia Long, Minh
Mệnh, Thiệu Trị được soạn xong năm 1848, ghi sự kiện Gia Long chiếm hữu các đảo
Hoàng Sa năm 1816, sự kiện Minh Mệnh cho xây miếu, dựng bia trồng cây, đo đạc, vẽ
bản đồ các đảo này .
Quyển 52: "Năm Bính Tý, niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816)...
Vua phái Thuỷ quân và đội Hoàng Sa cưỡi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường
thuỷ".
Quyển 104: "Tháng tám mùa thu năm Quý Tỵ, Minh Mệnh thứ 14 (1833)...
Vua bảo Bộ Công rằng: Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trông
trời nước một mầu, không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường
(mắc cạn) bị hại. Nay nên dự bị thuyền mảnh, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng
miếu, lập bia và trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết
ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời".
Quyển 154: "Tháng sáu mùa hạ năm Ất Mùi, Minh Mệnh thứ 16 (1835)...

Dựng đền thờ thần (ở đảo) Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi, Hoàng Sa ở hải phận
Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía
Tây Nam có miếu cổ, có tấm bài khắc 4 chữ "Vạn Lý Ba Bình". Cồn Bạch Sa chu vi
1.070 trượng, tên cũ là Phật Tự Sơn, bờ đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn
quanh mặt nước. Phía bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340
trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than Thạch. Năm ngoái vua
toan dụng miếu, lập bia ở chỗ ấy, nhưng vì sóng gió không làm được. Đến đây mới sai cai
đội thuỷ quân Phạm Văn Nguyên đem lính và Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh
Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách toà miếu cổ 7 trượng).
Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong rồi về".
Quyển 165: "Năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mệnh thứ 17 (1836), mùa xuân, tháng
giêng, ngày mồng 1...
Bộ Công tâu: Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước
kia, đã phái vẽ bản đồ mà hình thể nó xa rộng, mới chỉ được một nơi, cũng chưa rõ ràng.
GVHD: Châu Hoàng Trung

SVTH: Nguyễn Văn Nhiều
MSSV: 6075649


×