TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN ĐỊA LÝ – DU LỊCH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: Địa Lý - MS:16
Tên đề tài:
XUNG ĐỘT SẮC TỘC VÀ TÔN GIÁO
Ở 3 TỈNH MIỀN NAM THÁI LAN
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ@Tài liệu học tập và nghiên cứu
Source: www.wap.vietbao.vn
GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
MSSV: 6055206
Lớp SP Địa Lý K31
Cần Thơ, 4/2009
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
MỤC LỤC
-LỜI NÓI ĐẦU ..............................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................2
1/ Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 2
2/ Mục đích nghiên cứu.................................................................................................. 2
3/ Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3
4/ Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 3
4.1/ Phương pháp luận.............................................................................................. 3
4.1.1/ Quan điểm lịch sử...................................................................................... 3
4.1.2/ Quan điểm lãnh thổ ................................................................................... 3
4.1.3/ Quan điểm viễn cảnh................................................................................. 3
4.2/ Phương pháp cụ thể........................................................................................... 3
5/ Các bước tiến hành .................................................................................................... 4
6/ Lịch sử nghiên cứu đề tài ở Việt Nam....................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................5
Chương 1
Trung tâm Học liệu
ĐHQUAN
Cần VỀ
Thơ@Tài
liệuTHÁI
học LAN
tập và nghiên cứu
TỔNG
ĐẤT NƯỚC
1.1/ Vài nét về tự nhiên của Thái Lan ........................................................................... 5
1.1.1/ Lãnh thổ và vị trí địa lí ................................................................................... 5
1.1.2/ Các khu vực địa lí ........................................................................................... 5
1.1.2.1/ Miền Bắc ................................................................................................. 6
1.1.2.2/ Miền Đông Bắc ....................................................................................... 6
1.1.2.3/ Miền Trung ............................................................................................. 6
1.1.2.4/ Miền Nam................................................................................................ 7
1.2/ Vài nét về dân cư, chính trị, xã hội Thái Lan ........................................................ 7
1.2.1/ Dân cư, dân tộc, tôn giáo ................................................................................ 7
1.2.2/ Lịch sử hình thành quốc gia ........................................................................... 7
1.2.3/ Chính trị .......................................................................................................... 9
1.2.4/ Nguồn lao động ............................................................................................... 9
1.2.5/ Giáo dục ........................................................................................................ 10
1.2.6/ Trợ cấp xã hội ............................................................................................... 11
1.3/ Vài nét về tình hình kinh tế Thái Lan trong thế kỷ XXI ..................................... 12
Chương 2
NGUYÊN NHÂN VÀ TÌNH HÌNH XUNG ĐỘT BẠO LỰC Ở 3 TỈNH MIỀN
NAM THÁI LAN
GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
2.1/ Vài nét về tình hình dân tộc, tôn giáo ở Thái Lan ............................................... 15
2.1.1/ Thái Lan – một đất nước đa sắc tộc ............................................................. 15
2.1.1.1/ Các tộc người thuộc nhóm Thái........................................................... 15
2.1.1.2/ Các tộc người thuộc nhóm Môn – Khơmemmm ................................. 16
2.1.1.3/ Các tộc người thuộc nhóm Tạng – Miến và Mèo – Dao...................... 16
2.1.1.4/ Các tộc người thuộc nhóm Malayo – Polinesien ................................. 16
2.1.2/ Phật giáo – quốc giáo của Thái Lan ............................................................. 17
2.1.3/ Hồi giáo – tôn giáo thiểu số ở Thái Lan ....................................................... 20
2.2/ Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội miền Nam Thái Lan .................. 23
2.2.1/ Điều kiện tự nhiên......................................................................................... 23
2.2.2/ Điều kiện kinh tế-xã hội................................................................................ 24
2.3/ Lịch sử chia cắt lãnh thổ, quá trình đấu đòi độc lập và các nguyên nhân dẫn đến
tình trạng xung đột bạo lực ......................................................................................... 25
2.3.1/ Lịch sử chia cắt lãnh thổ và quá trình đấu tranh ....................................... 25
2.3.1.1/ Thời kỳ thuộc địa.................................................................................. 25
2.3.1.2/ Vùng Pattani trong và sau CTTG 2..................................................... 28
2.3.1.3/ Pattani kể từ những năm 1950 ............................................................. 36
2.3.2/ Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng xung đột bạo lực và chủ nghĩa ly khai ở
miền Nam Thái Lan. .................................................................................................... 38
2.3.2.1/ Nguyên nhân về tôn giáo ...................................................................... 39
2.3.2.2/ Nguyên nhân về kinh tế ........................................................................ 43
2.3.2.3/ Nguyên nhân về chính trị - xã hội ........................................................ 44
Trung 2.3.2.4/
tâm Học
liệu ĐH
Cần
liệu học tập và nghiên cứu
Các nguyên
nhân
khácThơ@Tài
.........................................................................
44
2.4/ Tình hình xung đột miền Nam những năm gần đây............................................ 45
Chương 3
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH TRẠNG XUNG ĐỘT BẠO LỰC MIỀN
NAM THÁI LAN ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA
THÁI LAN
3.1/ Những ảnh hưởng về chính trị ............................................................................. 49
3.2/ Những ảnh hưởng về xã hội.................................................................................. 51
3.3/ Những ảnh hưởng về kinh tế ................................................................................ 52
3.3.1/ Ngành du lịch khốn đốn vì xung đột ............................................................ 52
3.3.2/ Dự án kênh đào Kra bị bế tắc vì xung đột ................................................... 53
3.3.2.1/ Khái quát về địa lý của eo đất Kra ...................................................... 53
3.3.2.2/ Thuận lợi mang lại khi kênh đào Kra được xây dựng ........................ 54
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 57
GVHD: Huỳnh Tương Ái
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
LỜI NÓI ĐẦU
Từ xưa đến nay, trên thế giới, xung đột về mặt tôn giáo, sắc tộc là khó giải quyết và
phức tạp nhất. Mỗi dân tộc và mỗi tôn giáo đều có một không gian văn hóa và một đức tin
khác nhau, ví dụ như đạo hồi không gian tôn giáo đó gọi là “Daru’l Islam”. Vì thế bất kỳ ai,
bất kỳ một thế lực chính trị nào nếu muốn dùng sức mạnh kinh tế hay quân sự để thống nhất
hoặc hòa hợp các tôn giáo, sắc tộc lại với nhau thì đó chỉ là điều không tưởng. Thái Lan
chính là một trong những ví dụ điển hình cho trường hợp này, với 95% dân số cả nước theo
Phật giáo, chỉ còn lại 5% theo các tôn giáo khác mà trong đó 3,8 % số dân theo đạo Hồi.
Một đất nước Phật giáo tồn tại và bén rễ lâu đời ấy nay lại đã và đang vướng phải những
xung đột bạo lực đẫm máu ở miền Nam đặc biệt là 3 tỉnh Pattani, Narathiwat và Yala. Cuộc
xung đột này diễn ra giữa một bên là 3,8 % dân số theo đạo Hồi ở miền Nam mà chủ yếu là
người Hồi giáo Mã Lai chống lại chính phủ đòi ly khai bằng các hình thức khủng bố dùng
bạo lực. Hàng ngàn người vô tội đã chết, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, chính trị và
xã hội của Thái Lan, đất nước của những nụ cười trong lòng bạn bè thế giới.
Ngày nay khi hòa bình và ổn định chính trị xã hội là một trong những điều kiện tiên
quyết để một đất nước có thể phát triển được. Thời sự trong thời gian gần đây cho thấy tình
trạng rối ren ở Thái Lan hiện nay, chính phủ được lập ra trong một thời gian ngắn thì bị lật
đổ, biểu tình, xung đột liên tục xảy ra… Có thể nói ngắn gọn tình hình chính trị, xã hội Thái
Trung
tâm
Họccụm
liệutừ ĐH
Cầnphức
Thơ@Tài
liệu
học đột
tậpmiền
và Nam
nghiên
Lan hiện
nay bằng
“vô cùng
tạp”. Và vấn
đề xung
có gópcứu
phần
không nhỏ vào tình hình bất ổn chung của cả nước.
Nhận thấy đây là một vấn đề địa chính trị mang tính thời sự nóng bỏng, thu hút sự
quan tâm của nhiều người, có liên quan ít nhiều đến kiến thức chuyên ngành trong phần địa
lý khu vực mà sau này tôi giảng dạy. Vì thế tôi đã chọn đề tài “Xung đột tôn giáo và sắc tộc
ở 3 tỉnh miền Nam Thái Lan” để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề địa chính trị phức tạp và nóng
bỏng này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quý thầy cô
và các bạn sinh viên. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sư Phạm, quý thầy cô bộ môn Địa
Lý-Du Lịch. Đặc biệt là thầy Huỳnh Tương Ái, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài, chỉ bảo
tận tình xuyên suốt để tôi có thể hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Bích Ngân
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 1
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
PHẦN MỞ ĐẦU
1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thái Lan là một đất nước Phật giáo phát triển lâu đời, với khoảng 95% số dân theo
đạo Phật. Bất cứ đâu trên lãnh thổ Thái Lan nhà sư và kinh Phật cũng đều được coi trọng
như một phần thiêng liêng trong cuộc sống của người dân. Duy chỉ có một khu vực nhỏ bé ở
3 tỉnh miền nam Thái Lan giáp với Malaixia là đạo Phật bị tẩy chay và không được coi trọng
thậm chí bị coi như kẻ thù với tôn giáo của cư dân bản địa nơi đây. Tôn giáo xung đột với
Phật giáo Thái Lan đó chính là đạo Hồi, với cư dân chủ yếu ở đây là người Mã Lai. Nguyên
nhân sâu xa là do những sai lầm trong lịch sử khi người ta phân chia ranh giới quốc gia mà
không nghĩ đến những hậu quả về mặt tôn giáo khi bị cố tình chia cắt và đồng hóa bởi một
tôn giáo khác chiếm ưu thế hơn.
Như đã nói ở trên, xung đột tôn giáo là một vấn đề rất phức tạp và khó giải quyết, khi
đức tin và tôn giáo của mình bị xâm phạm, coi thường thì các tín đồ của tôn giáo đó sẽ làm
mọi cách để chống trả lại. “Tức nước vỡ bờ”, người Hồi giáo Mã Lai ở Thái Lan đã tiến
hành nhiều hình thức chống đối chính Phủ Thái Lan đòi ly khai sáp nhập trở về với đất nước
trước đây của họ (Malaixia) hoặc thành lập một chính phủ riêng, khi nhận thấy rằng người
Thái theo đạo Phật luôn có “ý đồ” muốn đồng hóa họ. Tuy nhiên chính phủ Thái Lan đã
không đồng ý với những yêu cầu nguyện vọng vừa nêu, thậm chí dưới thời thủ tướng
Trung
Họccácliệu
học
cứu
Thaksintâm
còn dùng
biệnĐH
phápCần
mạnhThơ@Tài
về quân sự đểliệu
đàn áp
cáctập
cuộcvà
biểunghiên
tình đòi ly
khai
của người Hồi giáo ở miền Nam Thái Lan.
Mọi mâu thuẫn bắt đầu từ đó, khi những nguyện vọng, yêu cầu của người Hồi giáo
miền Nam không được chấp nhận thì họ bắt đầu tiến hành “Thánh chiến” (Jihad) của mình
để chống lại chính phủ và các tín đồ theo đạo Phật ở Thái Lan. Những cuộc nổ bom giết
người hàng loạt, hay phục kích bắt cóc con tin (không trừ bất cứ ai), chặt đầu… đã gây ra
những xung đột đẫm máu ở miền Nam. Và các cuộc xung đột này đã làm hạn chế rất lớn
tiềm năng phát triển kinh tế của Thái Lan, làm phai mờ đi hình ảnh một đất nước thanh bình,
xinh đẹp trước đây trong mắt bạn bè thế giới. Nhận thấy được tính thời sự và lý thú của vấn
đề xung đột bạo lực tôn giáo và sắc tộc ở miền Nam Thái Lan nên tôi đã chọn nó để làm đề
tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Xung đột tôn giáo và sắc tộc ở 3 tỉnh miền Nam
Thái Lan” ít nhiều giúp tôi:
- Hình thành thói quen tác phong làm việc có tính khoa học độc lập, sáng tạo, qua đó
càng say mê nghề nghiệp.
- Rèn luyện kỹ năng đọc sách báo, kỹ năng xử lý sắp xếp tư liệu để xây dựng đề tài
hoàn chỉnh.
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 2
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
- Tìm hiểu để thấy được những ảnh hưởng của việc xung đột bạo lực tôn giáo ở miền
Nam đến tình hình kinh tế, chính trị xã hội của Thái Lan.
- Củng cố kiến thức đã học trước đó, đồng thời làm phong phú thêm kiến thức chuyên
môn.
- Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đặc biệt là phần mềm tin học: Powerpoint,
Encarta, rèn luyện kỹ năng truy cập Internet….
3/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do trình độ, thời gian có giới hạn, tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài còn hạn
chế nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề về nguyên nhân, tình trạng xung đột bạo
lực ở miền Nam và những ảnh hưởng của nó đến tình hình kinh tế, chính trị xã hội của Thái
Lan.
4/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1/ Phương pháp luận
4.1.1/ Quan điểm lịch sử:
Mọi sự vật hiện tượng đều có quá trình vận động và phát triển. Vì vậy khi nghiên cứu
đề tài này tôi đi sâu làm rõ tiến trình lịch sử xung đột diễn ra ở miền Nam Thái Lan để thấy
được những thay đổi về hình thức cũng như bản chất của các vụ xung đột trong hoàn cảnh
địa lý và thời gian khác nhau.
Trung 4.1.2/
tâm Quan
Họcđiểm
liệulãnh
ĐHthổ:
Cần Thơ@Tài liệu học tập và nghiên cứu
Quan điểm lãnh thổ hay còn gọi là quan điểm “vùng”, là một quan điểm đặc thù của
địa lý. Trong thực tế các sự vật, hiện tượng địa lý luôn có sự phân hóa trong không gian làm
cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Quán triệt quan điểm lãnh thổ khi tìm
hiểu về “Xung đột bạo lực tôn giáo ở miền Nam Thái Lan” cần làm nổi bật những đặc trưng
về “lãnh thổ” của miền Nam Thái Lan so với các khu vực khác.
4.1.3/ Quan điểm viễn cảnh:
Quan điểm này nhằm mục đích dự đoán sự phát triển của các sự vật hiện tượng trong
tương lai. Khi vận dụng quan điểm này phải căn cứ vào xu hướng vận động của các sự vật
hiện tượng để đưa ra dự báo có cơ sở khoa học cho tương lai.
4.2/ Phương pháp cụ thể:
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu: khi nghiên cứu đề tài tôi đã thu nhập nhiều tài
liệu từ các nguồn khác nhau như từ sách, báo, trên các trang web. Đồng thời xử lý nguồn tài
liệu cụ thể như: dịch tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt, lựa chọn thông tin phù hợp,…
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Việc sử dụng các bản đồ, biểu đồ nhằm cụ thể hóa,
hình tượng hóa để có những so sánh chính xác. Đề tài tổng hợp thông tin từ bản đồ. Các số
liệu thống kê qua đó tạo được những bản đồ, biểu đồ trong đề tài.
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 3
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
5/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Sưu tầm tài liệu.
- Lập đề cương sơ bộ.
- Lập đề cương chi tiết.
- Viết bản thảo.
- Hoàn thiện luận văn.
6/ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Ở VIỆT NAM
Có thể nói, nội dung nghiên cứu của đề tài là một vấn đề khá mới mẻ. Hiện nay, ở
Việt Nam chưa có một nghiên cứu cụ thể nào đứng trên góc độ địa chính trị về nguyên nhân,
tình trạng và những ảnh hưởng của các cuộc xung đột bạo lực ở miền Nam Thái Lan đến
tình hình kinh tế, chính trị xã hội của đất nước này. Những tài liệu có liên quan đến đề tài
này chủ yếu chỉ là dưới dạng thông tin hàng ngày qua báo chí, phát thanh, truyền hình mà
chúng ta có thể cập nhật được.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ@Tài liệu học tập và nghiên cứu
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 4
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC THÁI LAN
1.1/ Vài nét về tự nhiên của Thái Lan:
1.1.1/ Lãnh thổ và vị trí địa lý:
Thái Lan nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, với diện tích 513.115km2. Từ
điểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 2500km; từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây là
1250km. Thái Lan có bờ biển dài khoảng 1840km theo bờ vịnh Thái Lan và 865km theo bờ
Ấn Độ Dương.
Thái Lan nằm ở vĩ độ từ 60-210VB và từ 980-1060KĐ, giáp Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào (1754 km) và Liên bang Mianma (1800 km) ở phía Bắc, Campuchia (803 km) và
vịnh Thái Lan ở phía Đông, Liên bang Mianma và Ấn Độ Dương (biển Anđaman) ở phía
Tây, Malaixia (506 km) ở phía Nam.
Vị trí Thái Lan trong khu vực Đông Nam Á (Nguồn: Encarta 2007)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ@Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.1.2/ Các khu vực địa lý:
Thái Lan được chia thành 4 khu vực địa lý: miền núi phía Bắc; đồng bằng màu mỡ
miền Trung; miền cao nguyên Đông Bắc; khu vực đồi núi phía Nam.
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 5
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
1.1.2.1/ Miền Bắc: là vùng đồi núi, bao gồm những dãy núi tiếp nối cao nguyên Vân
Nam theo hướng Bắc-Nam. Có 4 con sông chính là Nam, Yom, Oang, Ping hợp thành sông
Mê Nam ở đồng bằng trung tâm. Các con sông đều chảy theo hướng Bắc-Nam; ngoại trừ
vùng núi cực Bắc, sông chảy về phía Bắc đổ vào sông Mekong, và ở biên giới Mianma, sông
chảy về phía Tây đổ vào Xaluen ở Mianma. Khí hậu khá khô, mùa mưa ngắn, lượng mưa
900 – 1500 mm/năm. Thành phố chính là Chiang Mai, nhờ khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp
đã trở thành một trung tâm du lịch chính của Thái Lan.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ@Tài liệu học tập và nghiên cứu
Các tỉnh và phân vùng lãnh thổ Thái Lan – Nguồn: www.vi.wikipedia.org
1.1.2.2/Miền Đông Bắc: là cao nguyên Korat có hình lòng chảo tứ giác hơi nghiêng
về phía sông Mê Kông, với hai sông chính là Xêmun và Nậm Xi chảy vào sông Mekong.
Khí hậu khô khan, đất đai kém phì nhiêu vì thiếu nước. Người Lào chiếm đa số. Đây là vùng
nuôi trâu bò cung cấp cho đồng bằng Trung tâm.
1.1.2.3/ Miền Trung có thể chia thành hai miền nhỏ là:
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 6
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
- Đồng bằng Trung tâm: được bồi đắp phù sa mới vào mỗi mùa mưa lũ từ tháng 6
đến tháng 12 hàng năm; sau các trận lụt, những luồng lạch ở hạ lưu sông Mê Nam lại đổi
dòng.
- Miền Đông Nam hay còn gọi là vùng Chantaburi bị ngăn cách với Campuchia và
đồng bằng Trung tâm bởi những dãy núi đồi không liên tục cao 550 – 1500 m. Đây là một
vùng bờ biển nhỏ giáp với vịnh Thái Lan.
1.1.2.4/ Miền Nam: là một bộ phận bán đảo kéo dài từ đồng bằng Trung tâm đến
biên giới Malaixia ở phía Nam, chiều rộng 16 – 217 km. Phía Tây là dãy núi Tênatxêrim
chạy dọc bán đảo, ngăn cách bán đảo với Mianma. Bờ biển phía Tây có nhiều dốc đá khúc
khuỷu, nhiều đảo rất đẹp có thể khai thác du lịch. Bờ biển phía Đông có nhiều vịnh rộng,
đồng bằng duyên hải rộng 5-30 km, bờ biển bằng phẳng.
1.2/ Vài nét về dân cư, chính trị, xã hội của Thái Lan:
1.2.1/ Dân cư, dân tộc và tôn giáo:
Dân số Thái Lan xấp xỉ 65 triệu người (năm 2005). Tỉ lệ tăng trưởng dân số hàng
năm vào khoảng 0,91 %. Người Thái, người Hoa chiếm đa số; kế đến là người Malaixia,
người Khơme, người Lào, người Việt. Ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số sống ở vùng
núi như H’Mông, Môn…
Ngôn ngữ chính của Thái Lan là tiếng Thái, hầu như được toàn bộ dân cư sử dụng.
Tiếng Thái
tiếng liệu
chịu ảnh
tiếng Trungliệu
Quốc,học
Tây tập
Tạng,và
tiếng
Khơme,cứu
tiếng
Trung
tâmlàHọc
ĐHhưởng
Cầncủa
Thơ@Tài
nghiên
Sankrit. Ngoài ra, tiếng Hoa và tiếng Malaixia cũng được sử dụng nhiều. Tiếng Anh được
dùng trong hệ thống hành chính, trường học và ở các thành phố lớn. Những người ở miền
Đông Bắc nói tiếng Lào.
Đạo Phật là quốc giáo của Thái Lan, gần 95% dân số theo đạo Phật, khoảng 3,8% dân
số theo đạo Hồi, 1% theo đạo Thiên Chúa và theo các tôn giáo khác.
Thái Lan là thành viên của Liên Hiệp Quốc (14/12/1946), tham gia Tổ chức hợp tác
kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN).
1.2.2/ Lịch sử hình thành quốc gia:
Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIII, Thái Lan là một phần lãnh thổ của Vương quốc Ăngko.
Giữa thế kỉ XIII, nước Nam Chiếu của người Thái ở vùng Tây Nam Trung Quốc bị người
Mông Cổ tấn công, phá vỡ dẫn đến việc người Thái di cư ồ ạt xuống phía Nam lấn đất của
người Môn, người Khơme và các dân tộc khác trên lưu vực sông Mê Nam (Chao Phraya) và
thượng lưu sông Mekong. Vương quốc của người Thái thống nhất vào giữa thế kỉ XIV. Nửa
sau thế kỉ XV, người Thái tiếp tục mở rộng lãnh thổ bằng cách lấn đất của người Khơme, uy
hiếp kinh thành Ăngko của người Khơme. Đến cuối thế kỉ XVI, người Thái lấn chiếm toàn
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 7
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
bộ lưu vực sông Mê Nam và vùng cao nguyên Korat, đẩy biên giới của Campuchia về đường
biên giới hiện nay.
Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các nước tư bản phương Tây xâm nhập mạnh mẽ vào khu
vựa Đông Nam Á. Trong những năm 1885-1898, các cường quốc tư bản Anh, Pháp, Hoa
Kì…đã kí với Thái Lan (lúc đó được gọi là Xiêm) những hiệp ước bất bình đẳng, biến Xiêm
thành một nước độc lập về chính trị nhưng phụ thuộc vào các nước phương Tây. Do vị trí
đặc biệt, Xiêm nằm giữa các thuộc địa của Anh và Pháp. Tuy nhiên Anh có một ảnh hưởng
quan trọng trong đời sống kinh tế và chính trị của Thái Lan, và ảnh hưởng này chỉ chấm dứt
sau Chiến tranh thế giới thứ II trước sự chống đối của Hoa Kì.
Cho đến giữa năm 1932, Xiêm là một nước quân chủ chuyên chế. Ngày 24/6/1932,
chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập và tồn tại cho
đến ngày nay. Ngày 24/6/1939, tên nước được đổi thành Thái Lan.
Chính sách đối ngoại mềm dẻo, khôn khéo trong lịch sử:
Trong lịch sử lập quốc của mình Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại
Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng Thái Lan luôn có chính sách ngoại
giao khéo léo đối với các cường quốc Tây Âu, Nhật trong thời cận và hiện đại. Thái Lan
luôn biết tận dụng vị thế địa lí để làm trái độn giữa các cường quốc. Nhờ thế Thái Lan đã
tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài
trong thời
kỳ đế
quốcliệu
thực ĐH
dân xâm
chiếm
thuộc địa và
tronghọc
Chiến
tranh
Giới thứcứu
2.
Trung
tâm
Học
Cần
Thơ@Tài
liệu
tập
vàThế
nghiên
Thái Lan đã kí Hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm
1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía Bắc Malaixia hiện tại năm 1909, nhờ đó
thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông
Nam Á màu mỡ. Thái Lan cũng đã kí hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp
và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ XXI.
Trong Chiến tranh Thế Giới thứ 2 Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật, cho Nhật
đi qua đất Thái tiến đánh Malaixia, Miến Điện. Lợi dụng thế suy yếu của nước Pháp (bị Đức
xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá hiện đại Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh
giành lãnh thổ Đông Dương. Sau khi bị hải quân Pháp bất ngờ tiến công đánh bại cùng với
sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, Thái Lan làm đảo chính vào ngày
ngày 1-8-1944 và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trong
Chiến tranh Thế Giới thứ 2 trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được
độc lập và hòa bình. Người ta cho rằng đó là chính sách ngoại giao cây tre, sẵn sàng ngả
theo kẻ mạnh, không bao giờ đổ để đem lại lợi ích cho dân tộc Thái.
Trong quá khứ, các thế lực quân sự Thái Lan đã nhiều lần gây hấn với Việt Nam, đã
xâm lược tàn phá và chiếm đóng Lào, xâm lấn Campuchia. Năm 2006, các thế lực quân sự
Thái Lan làm đảo chính lật đổ chính phủ dân sự, lên nắm quyền.
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 8
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
1.2.3/ Chính trị:
Tháng 12/1978, hiến pháp mới được ban hành: Thái Lan là một nước quân chủ lập
hiến. Đứng đầu nhà nước là Nhà Vua. Quốc hội Thái Lan gồm một Hạ nghị viện do dân bầu,
nhiệm kì 4 năm và một Thượng nghị viện do Nhà Vua chỉ định theo đề nghị của Thủ tướng
với nhiệm kì 6 năm. Cơ quan hành pháp là chính phủ do Thủ tướng đứng đầu, các thành viên
của chính phủ do Thượng nghị viện bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Nhà Vua.
Mặc dù hiến pháp quy định như vậy nhưng những nội các được thành lập ở Thái Lan
chủ yếu lại không phải thông qua con đường bầu cử mà là qua đảo chính, và chức Thủ tướng
thường rơi vào tay những người cầm đầu đảo chính.
Từ khi nền quân chủ lập hiến được thành lập vào năm 1932 đến tháng 9/1992, Thái
Lan đã trải qua 52 chính quyền và 17 lần đảo chính và lần đầu tiên, một Thủ tướng không
liên quan đến quân đội lên cầm quyền với một quốc hội có ưu thế thuộc về phe dân chủ (207
ghế trên 360 ghế trong Hạ nghị viện).
Chính phủ nhằm vào mục tiêu: hạn chế vai trò của quân đội, ổn định chính trị, phát
triển kinh tế theo hướng tiến đến một khu vực mậu dịch tự do và liên kết chặt chẽ với 3 nước
Đông Dương.
Quân đội mất đi vai trò chủ yếu trong chính phủ, nhưng quân đội đã chiếm giữ nền
kinh tế nông thôn từ khi có chương trình cải cách của chính phủ vào thập niên 60. Quân đội
vẫn nắmtâm
giữ nền
kinh
tế, nhất
ngànhThơ@Tài
giao thông vận
tải và
thông
tin và
liên nghiên
lạc. Hai trong
Trung
Học
liệu
ĐHlàCần
liệu
học
tập
cứusố
năm đài truyền hình quốc gia và 210 đài phát thanh địa phương thuộc quyền quản lý của
quân đội.
1.2.4/ Nguồn lao động:
Với lực lượng lao động khoảng 36,41 triệu người (2006), trong đó tỷ lệ lao động phân
theo ngành là nông nghiệp 49%, công nghiệp 14%, dịch vụ 37%.
Cũng như những con rồng châu Á, Thái Lan bắt đầu cảm thấy thiếu lao động phổ
thông. Do quá trình công nghiệp hóa tiến thêm một bước, nhiều thanh niên Thái Lan không
chịu làm các công việc nặng nhọc như bốc xếp…với mức lương chỉ có 120-140 bạt mỗi
ngày. Việc xuất hiện tình trạng thiếu lao động phổ thông ở Thái Lan trở thành tất yếu: ngành
xuất khẩu gạo thiếu hụt khoảng 20.000 lao động, Hiệp hội tàu thuyền Thái Lan đòi hỏi ít
nhất 30.000 công nhân bốc xếp hàng, ngành công nghiệp chế biến thịt gà thiếu ít nhất 30.000
lao động, Thái Lan cũng bị thiếu hụt 10.000 lái xe tải và 30.000 lao động trong ngành giao
thông vận tải….
Vấn đề thiếu hụt lao động phổ thông ở Thái Lan sẽ ngày càng trầm trọng hơn và chỉ
có thể được giải quyết bằng việc thuê mướn lao động nước ngoài. Hiện nay Thái Lan chưa
có điều luật cho phép thuê mướn lao động nước ngoài làm việc ở Thái Lan nên công nhân
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 9
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
người Mianma, Trung Quốc, làm việc trong các ngành cạo mủ cao su, đánh cá, nông nghiệp,
xuất nhập khẩu…của Thái Lan vẫn bị coi là lao động bất hợp pháp.
Lao động bất hợp pháp có tầm quan trọng đối với kinh tế Thái Lan. Nhiều nhà kinh
doanh Thái Lan đã đưa vào sử dụng nguồn lao động nhập cư bất hợp pháp để duy trì hoạt
động sản xuất của họ.
Số người nhập cư bất hợp pháp vào Thái Lan lên đến hơn 500.000 người, chiếm
khoảng 1,4% lực lượng lao động ở Thái Lan, chủ yếu từ Mianma, Trung Quốc, Ấn Độ,
Pakixtan, Xri Lanka, Lào và Campuchia. Họ sống rải rác tại 50 trong số 76 tỉnh ở Thái Lan,
chủ yếu làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm và lương thấp mà công nhân Thái Lan
lảng tránh. Những công việc đó thường tập trung ở các đồn điền cao su, các khu vực xây
dựng, trong nhà máy hoặc hầm mỏ.
Lo ngại người nhập cư bất hợp pháp có thể chiếm thêm việc làm từ tay người Thái
hoặc gây nên những vấn đề an ninh và xã hội, chính phủ Thái Lan đã áp dụng chính sách
phạt tiền đối với người lao động nhập cư bất hợp pháp hoặc tống họ vào tù. Mức tiền phạt
tối đa đối với những người chứa chấp những người lao động nước ngoài nhập cư bất hợp
pháp hoặc những người thuê lao động nhập cư bất hợp pháp là 6.000 bạt.
Tuy nhiên, nếu chính phủ Thái Lan không khắc phục được tình trạng thiếu lao động,
rõ ràng không có cách gì hữu hiệu để ngăn chặn lao động nhập cư bất hợp pháp, nhất là khi
một số tâm
người Học
lao động
nước
tại Thơ@Tài
Thái Lan chỉ được
2 - tập
2,4 USD
ngày, cứu
so với
Trung
liệu
ĐHngoài
Cần
liệu trả
học
và mỗi
nghiên
mức lương tối thiểu của công nhân Thái là 5,8 USD/ngày.
1.2.5/ Giáo dục:
Chiều hướng phát triển kinh tế hiện nay của khu vực Đông Nam Á là chuyển dần từ
việc khai thác các ngành sản xuất đòi hỏi giá công lao động rẻ sang việc cung cấp các dịch
vụ và các hàng hóa đòi hỏi trình độ khoa học và kĩ thuật cao.
Theo chiều hướng ấy Thái Lan chọn cho mình hướng phát triển mang tính chiến lược:
trở thành trung tâm về kĩ thuật thông tin ở vùng châu thổ sông Mekong. Trên bước đường
tiến đến thực hiện ước vọng về kinh tế của mình, Thái Lan nhận thấy họ không có đủ nguồn
nhân lực cần thiết cho việc thực hiện việc chuyển hướng chiến lược đó.
Trong những năm qua, Thái Lan chú ý xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật như trường
học, nhưng còn xem nhẹ xây dựng con người. Vì vậy hàng năm Thái Lan cần đến 10.000 kĩ
sư, nhưng các hệ thống đào tạo của Thái Lan chỉ cung cấp được khoảng một nửa.
Các trường đại học không đủ chỗ, không đủ giảng viên và không có chương trình đào
tạo phù hợp với yêu cầu thực tế. Số người giảng dạy các bộ môn kĩ thuật ở đại học ngày
càng ít đi vì họ đã được thu hút vào các công ty với lương rất cao.
Chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ cho tư nhân tiếp tay vào việc đào tạo thêm chuyên viên.
Đầu năm 1995 đến nay, chính phủ Thái Lan chấp thuận cho các trường trung học và đại học
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 10
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
tư vay với lãi suất thấp và giúp đỡ sinh viên nghèo bằng một quỹ lên đến 1,2 tỉ USD. Bộ Tài
chính tài trợ 160 triệu USD cho chương trình liên kết giữa Đại học Chulalongcon và các
trường đại học Nhật Bản để đào tạo giảng viên cho các ngành khoa học kĩ thuật.
Các công ti nước ngoài đặt cơ sở tại Thái Lan đã cố gắng đào tạo người của riêng họ:
13 công ty CHLB Đức đã hỗ trợ cho một khóa học về máy móc do Phòng Thương mại Thái
Lan – Đức tổ chức với hy vọng thu hút được nhiều người có năng lực; công ty Telecom Asia
nhận đỡ đầu cho các sinh viên trong chương trình hướng nghiệp của Nhà nước.
Giáo dục trở thành một công cụ hàng đầu trong cuộc chạy đua kinh tế trong khu vực.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Chuan Leekpai (nhiệm kì 1995-2001) tuyên bố giáo dục và
phát triển nguồn nhân lực là trọng điểm các kế hoạch của Thái Lan. Phổ cập giáo dục là
chính sách hàng đầu của Nhà nước để đưa sự phát triển đến từng địa phương.
Ngoài 800 triệu USD cho sinh viên vay với lãi suất ưu đãi 7,8% trong 15 năm, 400
triệu USD khác được cấp cho các học sinh trong cả nước đã kết thúc các lớp học cưỡng bức
(học hết lớp 6). Đối tượng được vay là các học sinh mà phụ huynh có thu nhập dưới
2500USD/năm. Lãi suất sẽ không tính trong thời gian các em học tập và tiền vay sẽ được
hoàn lại với lãi suất 3 % sau khi các em đã có việc làm.
Chính sách cho học sinh, sinh viên vay đã được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng và
là một biện pháp hữu hiệu để phổ cập giáo dục ở nông thôn là nơi mà phụ huynh học sinh
chỉ có thu
nhập
trungliệu
bình ĐH
400-800
USD/năm,
trong khi
chihọc
phí học
củanghiên
mỗi học sinh
Trung
tâm
Học
Cần
Thơ@Tài
liệu
tậptậpvà
cứuđã
là 2.350 USD/năm.
Tuy nhiên, tiền bạc vẫn không phải là phương thuốc vạn năng cho tình trạng giáo dục
hiện nay ở nông thôn Thái Lan. Học sinh ở nông thôn cần được trang bị những kiến thức
giúp các em thích ứng với cuộc sống. Trong quá khứ, các chương trình giáo dục từ Trung
ương trang bị cho học sinh những kiến thức không hề giúp chúng giải quyết những vấn đề
của bản thân. Việc phi tập trung hóa, giao việc soạn thảo chương trình giảng dạy cho địa
phương và tham gia hỗ trợ địa phương sẽ là chìa khóa cho việc phát triển giáo dục ở nông
thôn.
Kế hoạch cho học sinh vay để học tập chưa tính đến thực trạng ở nông thôn, nơi mà
nông dân đã nợ nần nhiều cơ quan tài chính, nơi giáo viên giỏi bị thiếu hụt nghiêm trọng,
đồng thời là nơi chưa định hình một hệ thống sử dụng nhân tài hợp lý để giữ các học sinh
giỏi ở lại địa phương. Điều đó dẫn đến nghịch lý: Chính phủ khuyến khích giáo dục, nhưng
những người được học hành lại bỏ đồng ruộng để lên thành phố. Trình độ dân trí ở nông
thôn Thái Lan đang giảm sút vì hầu hết những người giỏi ở nông thôn đều ra đi.
1.2.6/ Trợ cấp xã hội:
Ở Thái Lan chưa có cơ chế trợ cấp xã hội ổn định và những điều luật cần thiết nhằm
bảo vệ người lao động, nhất là thiếu hệ thống công đoàn mạnh.
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 11
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
Thái Lan có hơn 200.000 xí nghiệp lớn nhỏ, nhưng chỉ có 814 tổ chức công đoàn; có
6,5 triệu lao động đang làm việc ở các xí nghiệp nhỏ nhưng chỉ mới có 3,3 % gia nhập công
đoàn. Trong khi đó, 84% của 250.000 lao động trong khu vực quốc doanh đã tham gia các
nghiệp đoàn lao động. Tình trạng công đoàn nhỏ yếu phản ánh sự thiếu hiểu biết về quyền
lao động, đó là chưa kể đến các nguyên nhân do hạn chế của trình độ văn hóa, do thiếu lòng
tin vào sức mạnh công đoàn và còn có thể do sợ mất việc làm.
Quỹ Bảo hiểm xã hội Thái Lan hình thành dựa trên cơ sự đóng góp 1,5 % tiền lương
của công nhân và số lượng tương tự từ phía chủ doanh nghiệp và chính phủ, lên đến 13 tỉ
baht/năm (5,2 triệu USD) dùng để chi trợ cấp nghỉ hưu và thất nghiệp.
Hiện nay, người lao động Thái Lan quan tâm đến quỹ bồi thường lao động: trợ cấp
cho công nhân bệnh hoạn, thương tật do ảnh hưởng môi trường lao động, hoặc cho gia đình
của họ khi xảy ra tai nạn gây chết người. Mức bồi thường thương tổn trở thành quan trọng vì
tình trạng thiếu an toàn lao động đang tăng lên đến mức báo động đỏ ở Thái Lan; điển hình
là cái chết do nhiễm độc chì của 13 công nhân trẻ ở khu công nghiệp Lanmphun.
1.3/ Vài nét về tình hình kinh tế Thái Lan trong thế kỷ XXI.
Nền kinh tế của Thái Lan phụ thuộc vào xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm
60% GDP. Tỷ giá hối đoái USD/Baht Thái Lan ở mức 37 (GDP 7,3 ngàn tỷ baht) cho đến 26
tháng 10 năm 2006 với GDP danh nghĩa theo tỷ giá hối đoái thị trường là 200 tỷ USD, khiến
cho Thái
Lan Học
là nền liệu
kinh tếĐH
lớn Cần
thứ haiThơ@Tài
Đông Nam Á,liệu
sau Indonesia,
trí mà Thái
Lan
Trung
tâm
học tậpmột
vàvịnghiên
cứu
đã nắm giữ trong nhiều năm qua. Sự phục hồi của Thái Lan từ cơn khủng hoảng tài chính
châu Á 1997-1998 dựa trên xuất khẩu, phần lớn là do nhu cầu bên ngoài từ Hoa Kỳ và các
thị trường nước ngoài khác. Chính quyền của Thaksin đã nhậm chức tháng 2 năm 2001 với ý
định kích cầu nội địa và giảm sự phụ thuộc của Thái Lan vào ngoại thương và đầu tư. Kể từ
đó, chính quyền của Thaksin đã tinh lọc thông điệp kinh tế của mình, đi theo chính sách kinh
tế "đường đôi" kết hợp kích thích nội địa với xúc tiến các thị trường mở và đầu tư nước
ngoài. Loạt chính sách này được biết đến với tên gọi phổ biến là kinh tế học Thaksin
(Thaksinomics). Cầu về hàng xuất khẩu của Thái Lan yếu đã giữ tăng trưởng GDP năm
2001 còn 1,9%. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2002-2003, sự kích thích nội địa và phục hồi
xuất khẩu đã khiến cho nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn với tốc độ tăng GPD thực 5,3%
(2002) và 6,3% (2003).
Bảng dưới đây cho thấy xu hướng tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan theo thời giá
thị trường estimated, theo Quỹ tiền tệ Quốc tế với số liệu tính bằng Baht Thái Lan.
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 12
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
Năm GDP(USD)
Tỷ giá so với
USD
Chỉ
(2000=100)
số
Lạm
1980
662.482
20,47 Baht
41
1985
1.056.496
27,15 Baht
53
1990
2.191.100
25,58 Baht
64
1995
4.186.212
24,91 Baht
81
2000
4.922.731
40,11 Baht
100
2005
6.924.273
41,02 Baht
111
phát
Khoảng 60% lực lượng lao động của Thái Lan làm trong ngành nông nghiệp. Lúa là
loại cây trồng quan trọng nhất của quốc gia này; Thái Lan là một quốc gia xuất khẩu gạo
đứng đầu thế giới. Các sản phẩm nông nghiệp khác có số lượng đáng kể là cá và các thủy
sản, sắn, cao su, ngũ cốc, và đường ăn. Kim ngạch xuất khẩu các thực phẩm chế biến như cá
ngừ, dứa, đóng hộp và tôm đông lạnh đang gia tăng.
Lĩnh vực chế tạo đang ngày càng đa dạng hóa của Thái Lan đã đóng góp lớn nhất cho
tăng trưởng trong thời kỳ bùng nổ kinh tế. Các ngành có tốc độ tăng nhanh có: máy tính và
đồ điện tử, hàng may mặc và dày da, đồ gỗ, các sản phẩm gỗ, thực phẩm đóng hộp, đồ chơi,
các sản tâm
phẩm Học
chất dẻo,
quý và
đồ trang
sức. Các sản
như: linh
kiện
Trung
liệuđá ĐH
Cần
Thơ@Tài
liệuphẩm
họccông
tậpnghệ
vàcao
nghiên
cứu
và mạch tích hợp, đồ điện, xe cơ giới hiện đang dẫn đầu tăng trưởng xuất khẩu của Thái Lan.
Về thương mại, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan và nhà cung
cấp lớn thứ hai sau Nhật Bản. Trong khi các thị trường chính truyền thống của Thái Lan đã
là Bắc Mỹ, Nhật Bản, và châu Âu, thì sự phục hồi của các đối tác thương mại khu vực của
Thái Lan đã giúp quốc gia này tăng xuất khẩu 5,8% năm 2002. Sự phục hồi từ cuộc khủng
hoảng tài chính đã phụ thuộc nặng vào kim ngạch xuất khẩu gia tăng vào các phần còn lại
của châu Á và Hoa Kỳ. Kể từ năm 2005, sự gia tăng xuất khẩu ô tô do Nhật Bản chế tạo
(như Toyota, Nissan, Isuzu) đã giúp tăng nhanh cán cân thương mại, với hơn 1 triệu chiếc xe
hơi sản xuất vào năm ngoái (2006). Nhờ đó, Thái Lan đã gia nhập vào nhóm top 10 quốc gia
xuất khẩu ô tô.
Đặc biệt, từ năm 2002, Thái Lan đã không còn là nước nhận ODA. Thái Lan đã đóng
góp 60 triệu USD viện trợ cho các nước láng giềng trong năm 2005.
Tuy nhiên theo những thống kê kể từ năm 2008 trở lại đây, kinh tế Thái Lan đã có
mức tăng trưởng âm. Theo dự báo của 17 hãng, công ty và tập đoàn kinh tế Thái Lan, trong
quý IV/08, nền kinh tế nước này có thể đã suy giảm lần đầu tiên trong một thập kỷ qua, do
xuất khẩu và du lịch đều sụt giảm, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bất ổn
chính trị trong nước.
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 13
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
Trong quý IV/08, tăng trưởng GDP của Thái Lan ở mức âm 2,8% so với cùng kỳ năm
2007. Thủ tướng Abhisit Vejjajiva nói rằng nền kinh tế Thái Lan có thể suy giảm trong 9
tháng (từ tháng 10/08 đến tháng 6/09), bất chấp việc chính phủ tăng cường chi tiêu để kích
thích tăng trưởng. Giám đốc Action Economics tại Xingapo, David Cohen, nói: "Thái Lan
không miễn dịch với sự suy giảm nhu cầu tiêu thụ trên thị trường xuất khẩu toàn cầu vốn
đang tác động tiêu cực đến các nền kinh tế khu vực. Hiện cũng chưa thể đảm bảo rằng kinh
tế Thái Lan sẽ phục hồi vào nửa cuối năm nay."
Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) cho biết xuất khẩu, chiếm khoảng 67-70%
GDP, đã giảm 9,4% trong 3 tháng cuối năm 2008. Việc những người biểu tình bao vây sân
bay quốc tế Suvarnabhumi cuối năm ngoái đã làm gián đoạn thương mại và khiến lượng du
khách nước ngoài giảm 19,4%. BoT nói rằng họ có thể sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng
trong cuộc họp vào ngày 25/2, sau khi đã hai lần cắt giảm lãi suất xuống còn 2% kể từ đầu
tháng 12/08.
Thủ tướng Abhisit đã thông báo ngân sách bổ sung trị giá 116,7 tỷ bạt (3,3 tỷ USD)
để thực hiện các biện pháp ngắn hạn và có kế hoạch chi 2000 tỷ bạt cho các dự án phát triển
hạ tầng trong 2-3 năm để thúc đẩy đầu tư, tạo thêm việc làm và kích thích nhu cầu chi tiêu
nội địa. Động thái này được đưa ra khi có tới 80.000 nhân viên của ngành du lịch và 30.000
nhân viên và công nhân làm việc trong ngành ô tô có thể bị mất việc làm. (Nguồn: TTXVN,
21/2) tâm Học liệu ĐH Cần Thơ@Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 14
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
Chương 2
NGUYÊN NHÂN VÀ TÌNH HÌNH XUNG ĐỘT BẠO LỰC Ở 3 TỈNH
MIỀN NAM THÁI LAN
2.1/ Vài nét về tình hình dân tộc, tôn giáo ở Thái Lan:
2.1.1/ Thái Lan – một đất nước đa sắc tộc:
Thái Lan là một quốc gia với nhiều thành phần tộc người. Các tộc người ở Thái Lan
có quá trình phát triển lịch sử lâu dài và những đặc trưng văn hóa khá độc đáo. Đó là một
nền văn hóa vừa mang tính chất đa dạng, phong phú và có tính thống nhất, một nền văn hóa
đặc trưng tiêu biểu cho tất cả các nhóm tộc người chủ yếu ở Đông Nam Á như Thái, MônKhơme, Tạng – Miến, Malayo – Polinesien….
Thành phần và số lượng các tộc người ở Thái Lan khá phức tạp. Đại thể có các dân
tộc chủ yếu sau:
2.1.1.1/ Các tộc người thuộc nhóm Thái gồm có: Thái (Xiêm), Lào, San, Lự, Phu
Thay…chiếm tỷ lệ 74% dân số cả nước.
- Người Thái hay Xiêm là tộc người chủ thể ở Thái Lan cư trú tập trung ở vùng
trung tâm Thái Lan tức vùng đồng bằng châu thổ các sông lớn như Mê Nam, Mê Ping….và
miền Bắc bán đảo Malacca.
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ@Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Người Lào tự gọi là “Thay” hoặc “Tay” có khoảng 8 triệu cư trú tập trung ở vùng
Bắc và Đông Bắc (thuộc 15 tỉnh thuộc cao nguyên Korat).
- Người San tự gọi là “Thay ay” (Thái Lan) có khoảng 6 vạn cư trú tập trung ở vùng
biên giới Tây Bắc (Thái Lan- Mianma).
- Người Lự có khoảng 8 vạn người cư trú chủ yếu ở phía Tây.
- Người Phu Thay có khoảng 12,5 vạn người cư trú ở vùng Đông Bắc thuộc các tỉnh
Uđon, Ubon, Calaxỉn.
Cho đến nay hầu như người ta đều thống nhất là quê hương của các tộc người thuộc
nhóm Thái là vùng Nam Trung Hoa và Bắc Đông Dương. Họ là một bộ phận của nhà nước
Nam Chiếu được hình thành vào giữa thế kỷ VII. Trước đó, có thể từ đầu công nguyên, các
tộc người thuộc nhóm Thái này đã thiên di xuống lập cư ở vùng Bắc Thái Lan và Bắc Lào
hiện nay cũng như vùng Đông Bắc bán đảo Đông Dương và xây dựng nên một số “Mường”
(nơi cư trú của người Mường) Thái độc lập hoặc cư trú xen kẽ với các tộc người Môn –
Khơme vốn là những cư dân bản địa ở đây. Những cuộc thiên di ào ạt xuống phía Nam
trong đó có người Thái Lan chỉ bắt đầu từ khi Nam Chiếu bị Mông Cổ xâm lược (thế kỷ
XIII).
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 15
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
2.1.1.2/ Các tộc người thuộc nhóm Môn – Khơme: Môn – Khơme, Lava, Kui, Sẹc,
Kabrao, Kalon, Khơmú, Katin, Xêmang, Xênôi, Mrabri…chiếm gần 4% dân số.
- Người Môn có khoảng 9 vạn cư trú ở vùng trung tâm và miền Tây thuộc các tỉnh
Hác Lát, Pa Krêt, Ayuthia, Lốpburi, Kenchaburi và vùng ngoại vi Băng Cốc.
- Người Khơme có khoảng 40 vạn cư trú tập trung ở vùng giáp biên giới Campuchia
thuộc các tỉnh Tr’at, Buriram, Xurin, Xixakệt….
- Người Lava còn khoảng 1 vạn người cư trú ở Bắc Thái Lan thuộc các tỉnh
Mêxarien, Mêkôngxôn, Chiềng Rai, Chiềng Mai, Lam Pan.
- Người Kui có khoảng 40 vạn người phân bố ở các tỉnh Xurin, Xixakệt, Ubon,
Rôét…
- Các tộc người Sẹc, Kbrao, Sộ, Khơmú, Katin…mỗi tộc người có khoảng một vài
ngàn người cư trú xen kẽ các tỉnh phía Bắc và Đông-Bắc.
Đặc biệt, các tộc người Xêmang, Xênôi, Mrabi là những tộc người nhỏ ở Thái Lan.
Người ta chỉ có thể giả thiết là họ chỉ có vài trăm người, vì họ sống lang thang trong rừng,
biệt lập với các tộc người khác thuộc phạm vi các tỉnh Nan, Pri, Chiềng Rai, Tây Cao
Nguyên Korat. Các dân tộc này có trình độ kinh tế xã hội còn rất thấp.
Các cư dân thuộc nhóm Môn-Khơme là những tộc người bản địa trên đất Thái Lan
hiện nay. Từ đầu công nguyên họ đã là chủ của nhiều quốc gia cổ đại ở vùng này như
Djaravati,
Lavo,
Haripunje….Một
bộ Thơ@Tài
phận người Môn
hòa hợp
cư dân
nói
Trung
tâm
Học
liệu ĐH Cần
liệuđãhọc
tậpvới
vànhững
nghiên
cứu
tiếng Thái ở phía Bắc (thế kỷ thứ XIII) và là một thành phần để hình thành nhà nước Thái
trong thế kỷ XIII.
2.1.1.3/ Các tộc người thuộc nhóm Tạng – Miến và Mèo – Dao: Karen, Lahu, Lisu,
Akha….
- Người Karen có khoảng 130.000 người cư trú ở các tỉnh phía Tây và Bắc Thái
Lan: Mêkôngxôn, Mêcariên, Kanchanaburi, Chiềng Rai, Lampan, Pre và Lampun….
- Người Lisu có gần 20.000 người cùng sống trong các tỉnh như trên.
- Người Akha có khoảng 30.000 người.
- Người Mèo có khoảng 50.000 người, người Dao có khoảng 15.000.
Các tộc người này sống xen kẽ với các tộc người trên ở những độ cao khác nhau, ở
các tỉnh miền núi Bắc và Đông – Bắc Thái Lan.
2.1.1.4/ Các tộc người thuộc nhóm Mã Lai-Pôlinêdiêng (Malayo-Polinesien): như
Mã Lai, Mauken…chiếm gần 3,8% dân số cả nước cư trú tại các tỉnh phía Nam (Song Khla,
Pattani, Narathiwat, Yala…) và dọc bờ phía Tây bán đảo Malacca, nhóm người này chủ yếu
theo đạo Hồi và trở thành một vấn đề địa chính trị nóng hổi hiện nay. Ngoài các tộc người
thuộc nhóm ngôn ngữ trên Thái Lan còn có một số người Hoa kiều (khoảng 5,5 triệu), giữ
một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị và kinh tế ở đây.
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 16
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
2.1.2/ Phật giáo – quốc giáo của Thái Lan:
Thái Lan là nơi mộ đạo một cách nhiệt thành. Chúng ta không khỏi phải sửng sốt
trước tỷ lệ số dân Thái Lan theo đạo Phật đã lên tới con số 95%. Khi bước chân đến đất
nước Thái Lan, chúng ta sẽ thấy chùa chiền mọc lên ở khắp mọi nơi. Cả nước Thái Lan ước
tính có tới 2 vạn 7 nghìn ngôi chùa với hơn 30 vạn sư. Trong số các ngôi chùa này đã có khá
nhiều ngôi chùa làm cho du khách xa gần đến tham quan phải sững sờ trước vẻ đẹp rực rỡ
với lối kiến trúc độc đáo, tinh vi của chúng. Một sử gia nước ngoài khi đến Thái Lan đã phải
thốt lên: “Hầu như tất cả dân Thái Lan đều theo Phật giáo và không có một tôn giáo nào lại
bén rễ sâu, lại có ảnh hưởng lớn và có sự tồn tại lâu bền ở đất nước này như tôn giáo của
Đức Phật”.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ@Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chùa Arun nhìn từ sông Chao Phraya – Nguồn: Encarta 2007
Phải nói rằng ở Thái Lan Phật giáo có một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống
văn hóa, xã hội và tinh thần của nhân dân. Qua các triều đại khác nhau tuy có những lúc kém
phần rực rỡ nhưng Phật giáo hầu như tuyệt đối ngự trị trong toàn xã hội; Phật giáo đã trở
thành quốc giáo ở Thái Lan. Chính vì lẽ đó trong lịch sử Thái Lan chúng ta thường thấy xuất
hiện một số quan hệ rất chặt chẽ giữa cung điện với nhà chùa; nhiều khi nhà vua đồng thời
cũng là nhà sư và có những nhà sư lại bước lên ngai vàng. Hầu hết các triều đại phong kiến
ở Thái Lan đều tồn tại trên cơ sở quan trọng là dựa vào sức mạnh và uy tín của giới tăng lữ
Phật giáo trong triều đình. Phải nói rằng lúc bấy giờ từng cá nhân trong giới tăng lữ đều rất
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 17
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
vô tư và mặt khác, họ lại thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, do đó uy tín của họ đối với xã
hội là tuyệt đối. Nhiều vị vua dù ở hoàn cảnh nào cũng phải luôn giữ mối hòa thuận với giới
tăng lữ cao cấp của Phật giáo. Chưa một vị vua nào có thể đè nén được họ và trải qua nhiều
bài học đau đớn, các vua chúa Thái nhận thấy rằng chính họ là người phải cúi lạy các vị tăng
lữ cao cấp chứ không phải là ngược lại. Vì vậy không có gì lạ khi thấy ở Thái Lan, nhà vua
trong lúc gặp các vị tăng lữ cao cấp đã phải rời ngai vàng cúi lạy một cách thành kính. Nói
chung ở Thái Lan, các vị sư sãi là những nhân vật trung tâm trong đời sống của nhân dân,
được nhân dân tôn trọng và ngưỡng mộ nhất. Mọi người coi nhà sư là những người cõi Phật
đến và cùng với vua thì các nhà sư là người được tôn kính nhất.
Đến bất kỳ một gia đình nào của Thái Lan chúng ta cũng sẽ thấy các nhà sư được mời
vào nhà bao giờ cũng được ngồi ở vị trí đặc biệt và mọi người đều phải ngồi ở vị trí thấp
hơn, với mọi cử chỉ lời nói tỏ ra sự kính trọng một cách tuyệt đối. Ở Thái Lan, các bậc cha
mẹ thường mong ước cho con trai mình đi tu một thời gian dù chỉ trong vài tháng. Do đó, đi
tu 3 tháng đã trở thành một điều bắt buộc đối với mọi Phật tử Thái Lan. Theo ước tính thì
hàng năm có khoảng 10% số nam giới Thái Lan sống trong các chùa. Các thanh niên Thái
Lan đã hăm hở cạo đầu đi tu để tuân theo 227 điều luật đã quy định, với một cuộc sống
nghèo khổ tự nguyện. Gia tài của họ lúc này chỉ có 3 bộ áo cà sa vàng, một chiếc bát sắt,
một cái kim, một chiếc đai lưng và một mảnh vải để lọc nước trước khi uống. Khi đã trở
thành sưtâm
thì họ
không
được
ăn vào
lúcThơ@Tài
quá giờ ngọ, không
được tập
xin mà
được nhận
các
Trung
Học
liệu
ĐH
Cần
liệu học
vàchỉnghiên
cứu
thứ người khác cúng dâng. Nếu có dịp ở Thái Lan dù chỉ một đôi ngày, chúng ta sẽ được
chứng kiến cảnh khất thực của các nhà sư. Ngay từ sáng sớm tinh mơ chúng ta đã thấy từng
tốp nhà sư xếp hàng một, chân không giày dép, đầu không mũ, mình quấn những mảnh áo
vàng, tay ôm một cái âu lớn, miệng tụng kinh bước đi thong thả trên đường. Dân chúng Thái
Lan cũng dậy từ sớm sắm đủ cơm trắng, quả tươi, trứng muối, và các thức ăn chay khác, bày
tất cả ở trước cửa để đợi sư. Khi bước đến trước mỗi nhà, các sư dừng lại rồi tất cả đều quay
về phía gia chủ đứng thành một hàng ngang. Gia chủ bước đến trước hàng sư miệng niệm
nam-mô và với một cử chỉ rất cung kính xẻ các thức mình đã chuẩn bị vào từng chiếc âu lớn
trên tay mỗi vị sư. Sự việc này diễn ra trong tất cả các buổi sáng sớm, rất đều đặn và đúng
giờ. Mỗi nhà sư được nhận “đồ bố thí” của dân chúng Thái Lan nhiều tới mức có thể nuôi đủ
10 người ăn no. Thường thường các nhà sư không thể ăn hết phần của mình, lại dành cho
những người đến chùa xin cơm ăn. Sự sống không xa cách nhân dân và có thể giúp tất cả
mọi người dân bất kể người đó là loại người nào, ở đâu đến vì những chuyện hệ trọng lớn
lao, hay chỉ là những việc vặt như chỉ dẫn đi thăm chùa hoặc thăm các địa phương.
Tổ chức Phật giáo cũng có uy tín vô cùng lớn trong đời sống xã hội của nhân dân
Thái Lan. Ở Thái Lan, đặc biệt là các vùng nông thôn, ngôi chùa không những chỉ là một
trung tâm tôn giáo mà còn là trung tâm xã hội nữa. Theo các nhà nghiên cứu đánh giá thì
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 18
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
ngôi chùa là một trong năm thành phần của cơ cấu một làng ở Thái Lan, đó là: Gia đình, họ
hàng, dân tộc, chùa, trường học. Ở đây chùa và trường học quyết định bộ mặt của một làng
và tình cảm của dân chúng đối với làng.
Bởi vì, trước hết nhà chùa là trường học dạy dỗ các trẻ nhỏ trong làng. Giới tăng lữ
Phật giáo Thái Lan tự cho mình không những chỉ có nhiệm vụ trông nom và làm các bổn
phận tôn giáo mà ngoài ra họ còn đặt cho mình nhiệm vụ dạy dỗ và giáo dục tinh thần cho
nhân dân. Họ tự nguyện dạy dỗ cho tất cả các trẻ em trong làng không lấy tiền và chính việc
làm đó đã làm cho họ xứng đáng được các bậc cha mẹ biết ơn, được các học trò của mình
kính trọng. Ở đây các trẻ em được học đọc, học viết, được dạy dỗ những nguyên lý đạo đức
và một số những hiểu biết thông thường khác. Nếu như các nhà sư phát hiện được những cậu
bé nào thông minh cần mẫn thì sau này chính họ đã xin cho những cậu bé đó được vào cung
phục vụ nhà vua hoặc là bản thân sẽ trở thành nhà sư. Ngày nay tuy trình độ xã hội đã lên
cao, công việc giáo dục đã được chính phủ và ngay cả nhà vua đích thân chăm lo, nhưng các
nhà sư vẫn được mọi người dân, kể cả vua, kính trọng cho dù lúc này trình độ học vấn của
họ có vượt xa các nhà sư, các thầy cũ của mình thế nào chăng nữa. Ngoài ra nhà chùa còn là
trung tâm của rất nhiều công việc xã hội khác. Mọi nghi lễ hội hè đình đám đều được tiến
hành tại chùa; mọi cuộc họp hội quan trọng của dân làng, mọi cuộc liên hoan vui chơi giải
trí, mọi cuộc trao đổi tin tức hàng ngày đều phải tìm đến ngôi chùa của làng. Những công
việc trong
gia Học
đình hoặc
xóm
còn chưa
quyết định
dứt khoát
đem tới chùa
Trung
tâm
liệulàng
ĐH
Cần
Thơ@Tài
liệu
học cũng
tập được
và nghiên
cứuđể
xin ý kiến quyết định cuối cùng của các nhà sư. Những xích mích, kiện tụng từ lớn tới nhỏ
của dân làng đều được tiến hành xét xử và hòa giải ngay tại chùa. Chùa còn là nơi tang trữ
mọi đồ dùng tôn giáo, mọi thứ nhạc cụ mà dân làng khi cần đến đều có thể hỏi thuê hoặc
mượn về dùng ít lâu. Những người già yếu không thể làm được việc gì để kiếm sống cũng có
thể tìm đến chùa để ở trong những ngày cuối đời mình. Những người có tiền có thể đem tiền
của mình đến gửi tại chùa và đồng thời những người túng thiếu có thể đến chùa vay tạm một
số tiền cần thiết. Những khách bộ hành đường xa có thể tìm đến chùa nghỉ ngơi ăn uống
không mất tiền. Trẻ em có thể nô đùa, đá bóng trong sân chùa, các bà các chị có thể dạo chơi
ngắm cảnh thoải mái trong chùa. Ai ngỏ ý muốn vào thăm chùa cũng được sẵn sàng tiếp đón
và hướng dẫn tỉ mỉ chu đáo. Chùa còn là nơi luôn luôn dang rộng cánh tay đón nhận che chở
những người bị ngược đãi, oan ức; ở đó họ sẽ có cái ăn, cái mặc và được bảo vệ cẩn thận.
Như vậy ta đủ thấy ngôi chùa quan trọng biết chừng nào đối với người Thái Lan. Vì vậy ở
khắp đất nước Thái Lan có tới hàng vạn ngôi chùa lớn nhỏ được đặt trong một hệ thống tổ
chức tôn giáo rất chặt chẽ.
Chính phủ Thái Lan đã thường xuyên triệt để hợp tác với tổ chức Phật giáo trong
nước. Từ năm 1950, Phật giáo và đạo đức Phật giáo đã trở thành bộ môn bắt buộc trong tất
cả các trường học và được đưa vào dạy từ lớp một trở lên. Năm 1960, Bộ giáo dục đã chọn
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 19
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
hàng trăm nhà sư làm giáo viên trong các trường học của nhà nước. Như vậy ngay từ nhỏ
cho đến khi vào đời, mỗi người dân Thái Lan đã được giáo dục về tinh thần, nghĩa vụ đối
với nhà vua, với đạo Phật, hiến pháp, chính phủ, gia đình, trường học, xã hội. Học sinh phải
học đạo đức học và luân lý của đạo Phật. Ít nhất một lần trong một tháng học sinh được nghe
nhà sư trong vùng đến giảng về đạo đức. Ở trường học, sau khi chào cờ và trước khi bước
vào lớp, học sinh đều phải đọc một đoạn thơ bằng tiếng Pa-li về Phật, Pháp, Tăng (Tam
Bảo).
Nhiều phương tiện đã được dành cho những hoạt động tuyên truyền về Phật giáo như:
xuất bản các sách Phật học bằng tiếng Thái Lan; họa báo, sách ảnh và sách tôn giáo cho trẻ
em; sách giáo khoa Phật giáo cho các trường thuộc các cấp; tổ chức trại hè cho học sinh đến
các chùa chiền; vô tuyến truyền hình và đài phát thanh cũng có những chương trình đặc biệt
cho học sinh về Phật giáo. Từ năm 1949, “Hội Thanh niên Phật giáo” đã được thành lập. Hội
này hoạt động rất tích cực trong thanh niên Thái Lan và có chi nhánh tại các tỉnh, có liên lạc
chặt chẽ với “Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc” (UNESCO) và
được sự ủng hộ tài chính của tổ chức này.
Hệ thống giáo dục xã hội mà Phật giáo có tham gia vào đã trở thành chỗ dựa của
chính phủ. Không chỉ riêng thanh thiếu niên ở trường học mà ngay cả tầng lớp viên chức nhà
nước cũng được tuyên truyền đạo đức Phật giáo. Ở Thái Lan, mỗi công chức trong vòng 120
ngày làm
việcHọc
thì được
nghỉ
mộtCần
ngày Thơ@Tài
đi chùa. Đó là liệu
quyềnhọc
lợi vàtập
nghĩa
mà nhà nước
Trung
tâm
liệu
ĐH
vàvụnghiên
cứuđã
giao cho họ. Nhà nước đã thành lập một ban đặc biệt để theo dõi việc thực hiện ngày phép
đó của các công chức.
Tóm lại, cho đến tận ngày nay, Phật giáo tuy có phần không trực tiếp phát huy vai trò
của mình như những thế kỷ trước nhưng Phật giáo vẫn còn trụ vững trong lòng nhân dân
Thái Lan. Phật giáo đã tạo cho Thái Lan một quần chúng biết thống nhất hòa hợp, coi trọng
tính tập thể, tính xã hội, biết tùy nghi thích ứng với những điều kiện kinh tế xã hội mới, biết
xây dựng con người theo quy tắc hướng thiện để đạt được mục đích là cuộc sống tốt đẹp
không phải chỉ cho những cá nhân mà cho toàn xã hội. Điều này đã trở thành tập quán lâu
đời của người Thái Lan mà tập quán này rất chú trọng đến con người, tới cuộc sống lao động
sản xuất và chính đây cũng là một trong những truyền thống tạo nên cơ sở ban đầu cho sự
phát triển về sau này của Thái Lan. Thật vậy, nếu chúng ta tìm hiểu một số phong tục và có
dịp đến Thái Lan tham gia những lễ hội của người Thái Lan thì sẽ thấy rõ được điều đó.
2.1.3/ Hồi giáo – tôn giáo thiểu số ở Thái Lan:
Mặc dù gọi là thiểu số nhưng ở Thái Lan cộng đồng Hồi giáo cũng khá lớn, với số tín
đồ chiếm khoảng 4% dân số cả nước bao gồm người Mã Lai Hồi giáo và người Hồi giáo
thuộc các dân tộc khác. Trong đó người Mã Lai Hồi giáo chiếm đa số, khoảng 70-80% tổng
số tín đồ của cả nước. Họ sống tập trung ở bốn tỉnh miền Nam Thái Lan như: Pattani,
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 20
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
Narathiwat, Yala và Satun (hay Shong Khla). Trong các tỉnh này người Mã Lai chiếm đa số,
chẳng hạn như ở tỉnh Pattani, người Mã Lai Hồi giáo chiếm tới 80% dân số của tỉnh. Đặc
điểm này là kết quả của quá trình lịch sử hình thành quốc gia cổ đại Thái, trong đó Thái Lan
đã thành công trong việc xâm lấn và làm bá chủ khu vực văn hóa của người Mã Lai. Các tiểu
bang triều cống Mã Lai đã dần dần biến thành các tỉnh lệ thuộc hoặc sáp nhập vào vương
quốc Thái Lan. Vì vậy quá trình Hồi giáo hóa khu vực này gắn liền với quá trình Hồi giáo
hóa của Malaysia và Inđonesia đã được bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước. Dù đã trở thành công
dân Thái nhưng các tín đồ Hồi giáo người Mã Lai vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa Mã Lai và
gắn bó chặt chẽ với thế giới Mã Lai về nhiều phương diện, đặc biệt là ngôn ngữ, văn hóa và
kinh tế-xã hội.
Ngoài số người Hồi giáo Mã Lai, ở Thái Lan còn có các tín đồ Hồi giáo người Ấn
Độ, Pakistan, Iran, Indonesia, Trung Quốc,….và những người Mã Lai cùng con cháu của họ
sống ở các khu vực ngoài bốn tỉnh phía Nam Thái Lan, nơi có các tín đồ Phật giáo Thái
chiếm đa số. Họ sống ở các tỉnh như: Phathalung, Trang Krabi, Nakhon Sithamarat, Phuket,
Chiengmai, Bangkok…Điều đáng lưu ý là những người Hồi giáo phi Mã Lai này chính thức
được xem là người Thái Hồi giáo, bởi vì họ nói tiếng Thái, hòa nhập vào khung cảnh văn
hóa Thái, nói cách khác, họ đã được “Thái hóa” sâu sắc.
Các tín đồ Hồi giáo ở Thái Lan phần lớn theo giáo phái Sunni. Tuy nhiên có người
Pakistantâm
theo Học
giáo phái
thuộc giáo phái
Sunni
giáovà
phái
Shi’i, người
Trung
liệuShi’i.
ĐHSong,
CầndùThơ@Tài
liệu
họchaytập
nghiên
cứuta
cũng dễ dàng nhận thấy rằng các tín đồ Hồi giáo ở Thái Lan thực hành một thứ Hồi giáo hỗn
hợp hay còn gọi là Hồi giáo dân gian (do Hồi giáo bị ảnh hưởng bởi các tín ngưỡng địa
phương). Hồi giáo ở Thái Lan có hai dạng riêng biệt, tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa xã hội
của địa phương. Ở các tỉnh Nam Thái, Hồi giáo cũng tồn tại song song với với chủ nghĩa
siêu nhiên của bản địa. Ở các làng xã người ta thấy các nghi lễ Hồi giáo truyền thống kết
hợp hài hòa với các nghi lễ thần linh của người Mã Lai. Ở những vùng nông thôn, người Hồi
giáo chỉ còn là thiểu số thì Hồi giáo tồn tại song song với việc thờ phi (ma) hay tín ngưỡng
vật linh. Hồi giáo tiếp thu và hòa nhập một số yếu tố dân gian. Chính điều này đã khiến cho
Hồi giáo ở Thái Lan có những nét đặc trưng khác với các nước Hồi giáo ở Trung Đông, Bắc
Phi….
Về phương diện tổ chức, những người Hồi giáo ở Thái Lan thường quy tụ theo cộng
đồng tộc người. Ở Thái Lan có chừng 150 tổ chức Hồi giáo khác nhau. Cộng đồng Hồi giáo
của người Mã Lai ở Thái Lan có người tham gia lãnh đạo chính quyền hội đồng Hồi giáo
trực thuộc hội đồng của tỉnh. Các nhà lãnh đạo của các hội đồng Hồi giáo tỉnh tham gia hội
đồng tối cao của cộng đồng Hồi giáo Trung ương Thái Lan. Người đứng đầu của cộng đồng
Trung ương mang tước hiệu Sheih ul-Islam và được chính nhà vua bổ nhiệm. Sheih ul-Islam
đồng thời cũng trở thành cố vấn của Thái Lan về các vấn đề Hồi giáo và người Hồi giáo ở
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 21
SVTH: Trần Thị Bích Ngân
Luận văn tốt nghiệp: Xung đột tôn giáo, sắc tộc 3 tỉnh miền Nam Thái Lan
Thái Lan. Hồi giáo ở Thái Lan cũng như các cộng đồng Hồi giáo khác ở Đông Nam Á,
Sheih ul-Islam có uy tín rất lớn đối với những tín đồ Hồi giáo trong cộng đồng của mình.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ@Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thiếu nữ Hồi giáo tại Thái Lan trong Lễ hội hoa quả chào đón tháng Ramadan năm 2006
Nguồn: Theo ảnh của AFP,www.vtc.vn/hhhv/quocte/tintuc/6831/index.htm
Phong trào cách tân Hồi giáo là động lực chủ yếu làm thay đổi hình thái Hồi giáo ở
Thái Lan. Phong trào này tập trung ở Băng Cốc. Người đầu tiên truyền bá tư tưởng cách tân
Hồi giáo ở Thái Lan là Ahmad Wahas, người Inđonesia bị chính phủ Hà Lan trục xuất sang
Thái Lan vì tham gia các hoạt động chống chính quyền thực dân. Ông đến tị nạn ở Băng Cốc
vào năm 1926. Năm 1930, ông thành lập một tổ chức cách tân Hồi giáo đầu tiên ở Thái Lan
lấy tên là “Ansorisunnah”. Phong trào này đã lan nhanh trong số học sinh, sinh viên và phát
triển mạnh mẽ vào những năm 1940-1950.
Những người theo chủ nghĩa cách tân Hồi giáo cho rằng, mấu chốt của vấn đề Hồi
giáo hiện nay là Hồi giáo đã bị suy đồi và cần phải chấn chỉnh lại. Sự thật là thế giới Hồi
giáo đã lâm vào tình trạng lạc hậu và nghèo nàn so với các nước ở châu Âu. Ở Thái Lan,
điểm dễ nhận biết nhất về sự suy thoái và lạc hậu của Hồi giáo chính là Hồi giáo dân gian
tồn tại ở các cộng đồng Hồi giáo nông thôn dẫn đến việc thực hành giáo lý, nghi lễ không
đúng với Hồi giáo chính thống ở Trung Đông. Nguyên nhân dẫn đến phong trào cách tân
Hồi giáo là: thứ nhất, Thái Lan cách xa trung tâm Hồi giáo Trung Đông. Điểm thứ hai, các
nhà Hồi giáo cách tân quan tâm là sự giải thích kinh Koran không đúng với Hồi giáo chính
GVHD: Huỳnh Tương Ái
Trang 22
SVTH: Trần Thị Bích Ngân