Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn sử DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG VIỆC dạy NGỮ văn 11 (bộ cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN
******

QUÁCH MỘNG TUYỀN

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN
TRONG VIỆC DẠY NGỮ VĂN 11 (BỘ CƠ BẢN)

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Giáo viên hướng dẫn: TRẦN NGUYÊN HƯƠNG THẢO

Cần Thơ, tháng 5 năm 2011


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi của đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu

B. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Một số vấn đề sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học Ngữ

Văn ở trường Trung học phổ thông


1.1. Khái niệm phương tiện trực quan
1.2. Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học Ngữ văn
1.2.1. Ý nghĩa của việc sử dụng phương tiện trực quan
1.2.2. Các loại phương tiện trực quan:
1.2.2.1. Tranh ảnh, vật thật
1.2.2.2. Biểu bảng, sơ đồ
1.2.2.3. Kịch
1.2.2.4. Các thiết bị hỗ trợ: băng, đĩa, máy chiếu, phim ảnh
1.2.3 Phương pháp sử dụng
1.2.3.1. Nguyên tắc
1.2.3.2. Yêu cầu cơ bản
1.2.3.3. Phương pháp
1.2.3.4. Vai trò
Chương 2: Sử dụng phương tiện trực quan để giảng dạy một số bài trong Sách
giáo khoa Ngữ Văn 11 (Bộ cơ bản)
1.Sử dụng phương tiện trực quan để giảng dạy một số bài học Đọc - hiểu
1.1. Bài: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
1.2. Bài: Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
1.3. Bài: Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) - Vũ Trọng Phụng
1.4. Bài: Tình yêu và thù hận (trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét) - U. Sếch-xpia
1.5. Bài: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
1.6. Bài: Tôi yêu em – Puskin
1.7. Bài: Về luân lí xã hội nước ta - Phan Châu Trinh
1.8. Bài: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ăng-ghen
2. Sử dụng phương tiện trực quan để giảng dạy một số bài học Tiếng Việt
2.1. Bài: Ngữ cảnh


2.2. Bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí
2.3. Bài: Đặc điểm loại hình tiếng Việt

2.4. Bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận
2.5. Bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
3. Sử dụng phương tiện trực quan để giảng dạy một số bài học Làm văn
3.1. Bài: Bản tin
3.2. Bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
3.3. Bài: Tóm tắt văn bản nghị luận
3.4. Bài: Thao tác lập luận bình luận

C. PHẦN KẾT LUẬN


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người luôn mong muốn
tiếp nhận tri thức một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Đã từ lâu, giáo dục
được xem là chiến lược hàng đầu của mỗi quốc gia và đầu tư cho giáo dục là đầu tư có
lãi nhất. Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi ngành giáo dục và người giáo viên phải
thường xuyên cập nhật thông tin để tìm ra nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù
hợp với thời đại. Trước xu hướng học sinh chán nản khi học các môn xã hội nhất là
môn Ngữ văn, các em cho rằng giờ học Ngữ văn không vui, không hấp dẫn, vào lớp
chỉ được nghe giảng, rồi đọc chép, hay có ý kiến lại cho rằng học Văn cơ hội tìm việc
làm cũng như nghề nghiệp rất ít… Trong khi Văn học là nguồn tri thức vô giá về vốn
sống, về con người, về cuộc đời; văn học còn là nền tảng cho sự phát triển trí tuệ và
tâm hồn con người. Làm sao để khơi gợi sự thích thú cho học sinh? Làm sao để mỗi
tác phẩm văn học đến gần và làm rung động được tâm hồn, cũng như tâm tư tình cảm
sâu lắng trong học sinh?
Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài Sử dụng phương tiện trực quan trong
dạy học Ngữ Văn lớp 11 với mong muốn giúp học sinh dễ nắm bắt được kiến thức và
tạo được hứng thú trong những giờ học Văn ở trường phổ thông hiện nay.


2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Hiện nay, các phương pháp dạy học được sử dụng rất phổ biến như: phương
pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận,… và phương pháp
trực quan là một trong những phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, sự hứng thú
trong học tập của học sinh. Thực tế, phương pháp trực quan có rất nhiều tài liệu và
công trình nghiên cứu như:
- Trong quyển “Vấn đề trực quan trong dạy học”, Phan Trọng Ngọ (Chủ biên) có
đề cập đến cơ sở triết học hình thành tính trực quan trong dạy học: từ trực quan trong
triết học cổ đại đến trực quan trong triết học siêu hình thế kỉ XVII - XVIII, từ triết học
biện chứng duy tâm Đức thế kỉ XIX rồi đến tính trực quan trong triết học duy vật. Các
vấn đề được trình bày một cách hệ thống và theo quan điểm lịch sử cho nên đây là nền
tảng vững chắc để thực hiện trực quan trong dạy học.
- Trong quyển “Giáo dục học” của T.A .Ilina (Hoàng Hạnh dịch), NXB GD 1978, gồm 3 tập.
Tập I: Những nguyên lý chung của giáo dục học
Tập II: Lý luận dạy học
Tập III: Những cơ sở của công tác giáo dục.


Trong đó tập II chú trọng nhiều về bản chất của quá trình dạy học, các nguyên tắc dạy
học. Ở nguyên tắc dạy học tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng
phương tiện trực quan trong dạy học và xem đó là một trong những nguyên tắc cơ bản
của Lý luận dạy học. Đồng thời, nguyên tắc trực quan này góp phần đi vào thực tiễn
giáo dục trong nhà trường Xô Viết trước đây.
- Trong quyển “Giáo dục học” của Phạm Viết Vượng, NXB ĐHQG Hà Nội, tác
giả đã xem dạy học trực quan thuộc nhóm các phương pháp dạy học hiện hành. Việc
sử dụng trực quan trong dạy học được xem xét và đánh giá dưới góc độ một phương
pháp dạy học cụ thể và có tính độc lập với các phương pháp khác “nhóm các phương
pháp dạy học trực quan là nhóm các phương pháp huy động giác quan của học sinh
tham gia vào quá trình nhận thức, làm cho việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng và
sự ghi nhận kiến thức trở nên bền vững và chính xác hơn”. [12,tr.99] Nhóm phương

pháp trực quan bao gồm: phương pháp minh họa, phương pháp biểu diễn và nhóm
phương pháp thực hành. Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh để đạt hiệu quả cao trong
dạy học nên kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau.
- Trong quyển “Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại” của Thái Duy
Tuyên, NXB GD - 1999, tác giả có đề cập đến các phương pháp dạy học đã và đang
được sử dụng trong nhà trường hiện nay. Qua đó, tác giả khẳng định “các tài liệu trực
quan chẳng những cung cấp cho học sinh những kiến thức bền vững chính xác mà còn
giúp học sinh kiểm tra lại tính đúng đắn của lý thuyết” [11,tr.239].
- Trong giáo trình “Giáo dục học” (Khoa sư phạm- Đại học Cần Thơ) về nội
dung có giới thiệu khái niệm phương pháp dạy học trực quan, nêu lên phương pháp
trực quan bao gồm phương pháp quan sát và phương pháp trình bày trực quan. Trong
phần phương pháp trình bày trực quan thì có đề cập đến những phương tiện trực quan
như: vật thật, vật tượng trưng, vật tạo hình, thí nghiệm, các phương tiện kĩ thuật.
Thêm vào đó, giáo trình còn nêu một số ưu và nhược điểm chung của những phương
tiện này.
- Trong quyển “Những cơ sở lý luận dạy học”, giáo sư B.P. Êxipôp có nói đến sự
đa dạng của các phương pháp, sự lựa chọn các phương pháp của giáo viên. Khi đề cập
đến phương pháp trực quan, tác giả có đề cập đến một số hình thức trực quan như:
nghe, nhìn bằng tranh ảnh, phim, các thí nghiệm… và vai trò cùng cách tổ chức học
với các hình thức trực quan đó. Tuy nhiên, ông chưa đi vào phân tích việc vận dụng
phương pháp ở một môn học cụ thể nào mà chỉ nói chung trong quá trình dạy học.
- Trong quyển “Phương tiện kĩ thuật và đồ dùng dạy học”, Nguyễn Cương đã nêu
lên ý nghĩa và vai trò của phương tiện khoa học kĩ thuật trong dạy học. Đặc biệt tác giả
chú ý đến thiết bị máy chiếu, máy ghi âm... hướng dẫn kỹ về cấu tạo, cách sử dụng
máy cũng như những ưu và nhược điểm khi sử dụng những phương tiện này.
- Trong quyển “Phương tiện dạy học” của Tô Xuân Giáp, NXB GD - 1998, nội
dung nghiên cứu khá rộng về các phương tiện dạy học. Từ đó, ta có thể chọn lọc phù
hợp với tính trực quan trong dạy học Văn.



- Trong giáo trình “Lý luận dạy học Ngữ văn” của các tác giả Nguyễn Minh
Chính, Nguyễn Thị Hồng Nam (Khoa sư phạm - Đại học Cần thơ) nội dung có nói đến
những vấn đề Lý luận dạy học và các phương pháp dạy học Ngữ văn. Các tác giả đi
sâu vào Lý luận dạy học đặc trưng của bộ môn Ngữ văn trên nền tảng Lý luận dạy học
chung. Bên cạnh đó, các tác giả đã làm rõ vai trò của việc sử dụng phương tiện trực
quan trong dạy học Ngữ văn bằng những dẫn chứng khoa học, cụ thể.
- Ở tạp chí giáo dục số 54 (3/ 2003) với bài “Phân loại và sử dụng phương tiện
trực quan trong dạy học” của tác giả Lê Tràng Định, nội dung đề cập đến nhiều xu
hướng phân loại phương tiện trực quan khác nhau. Trong đó, tác giả đề xuất một cách
phân loại dựa vào tiêu chí chức năng của phương tiện trực quan trong một hoạt động
dạy học cụ thể “phương tiện trực quan cần được xem xét phân loại với hoạt động học
tập cụ thể của học sinh. Căn cứ vào mục đích và chức năng của phương tiện trực quan
trong dạy học ta có các phương tiện trực quan khác nhau, sử dụng khác nhau, dù
trong cuộc sống chúng là một”. Đây là một quan điểm mới trong cách sử dụng và
phân loại phương tiện trực quan.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu mới đề cập đến những vấn đề lý
thuyết chưa đi vào từng bài cụ thể để giảng dạy môn Ngữ văn. Cho nên, người viết sẽ
cố gắng vận dụng kiến thức để xây dựng phương tiện trực quan đạt hiệu quả trong dạy
học Ngữ văn.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Mục đích: Hiểu biết phương pháp trực quan, từ đó vận dụng thiết kế phương
tiện trực quan trong dạy học Ngữ Văn lớp 11.
- Yêu cầu: Nắm lý thuyết về phương pháp trực quan, khái niệm, hình thức, cách
sử dụng, ý nghĩa, vai trò,… để vận dụng thiết kế bài dạy cho phù hợp.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu phương pháp trực quan, phương tiện trực quan để vận dụng vào
thiết kế bài dạy trong Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, Bộ cơ bản.


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phân tích nội dung các bài học.
- Thu thập, tìm tài liệu, phân tích, so sánh giữa các tài liệu tìm được.
- Nghiên cứu sách giáo khoa kết hợp với tài liệu để tìm ra những vấn đề phù
hợp với yêu cầu đặt ra.
- Thiết kế một số phương tiện trực quan cho bài dạy.


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN
TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. KHÁI NIỆM PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN
Trong mọi hoạt động nhận thức của con người thì quá trình lĩnh hội kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo, đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Ở đây, sự trực quan
được hiểu một cách rộng rãi là sự tiếp xúc của con người với các sự vật và hiện tượng
ở thế giới bên ngoài nhờ vào các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác lẫn vị
giác. Trong dạy học cũng vậy, sự nhận thức học tập của học sinh cũng đòi hỏi tính trực
quan sinh động. Thực tế cho thấy, những năm gần đây các nhà giáo dục không ngừng
sử dụng phương tiện trực quan tạo hứng thú cho học sinh khi đến trường, đến lớp.
Phương tiện trực quan được biết đến như một tập hợp những đối tượng vật
chất, thiết bị kỹ thuật được giáo viên sử dụng để hướng dẫn học sinh quan sát sự vật,
hiện tượng hay hình ảnh của chúng để trên cơ sở đó mà hình thành khái niệm.
Ngày nay, phương tiện trực quan trong quá trình dạy học rất đa dạng và hiện
đại đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên ứng dụng nó vào giờ lên lớp của mình.
Bên cạnh đó, phương tiện trực quan cũng đòi hỏi giáo viên sử dụng phải đúng lúc, kịp
thời để đạt hiệu quả cao nhất.


1.2. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC NGỮ
VĂN
Ngữ văn là một trong những môn học chủ yếu sử dụng ngôn từ làm chất liệu
xây dựng hình tượng nghệ thuật nên việc sử dụng phương tiện trực quan có phần gặp
khó khăn so với các môn khoa học tự nhiên. Vì vậy, giáo viên khi sử dụng phương tiện
trực quan không nên quá lạm dụng mà phải phát huy trí tưởng tượng của người học.
Để việc sử dụng phương tiện trực quan có hiệu quả trong dạy học Văn, giáo
viên có thể minh họa một số hình ảnh lạ. Ví dụ khi dạy bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
của Nguyễn Đình Chiểu, giáo viên cho các em xem con cúi hoặc trong bài Đây mùa
thu tới của Xuân Diệu có thể cho các em xem hình ảnh cây liễu. Hay bài Cảnh ngày hè
của Nguyễn Trãi thì cho các em xem hình ảnh hoa thạch lựu, cây hòe,… có nhiều thứ
xa lạ với học sinh nên các em rất tò mò thích thú khi được khám phá. Điều đó, kích
thích ở học sinh sự quan sát, lắng nghe và nhớ lâu. Ngoài ra, khi sử dụng những biểu


bảng, sơ đồ điền khuyết đã tác động đến năng lực tư duy, sự nhanh nhẹn và tinh thần
học tập ở các em.
Khi sử dụng phương tiện trực quan điều lưu ý là không phải chỉ để minh họa
vô ích mà nó phải liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài dạy tránh để đi xa bài, lan
man tốn thời gian cho tiết dạy. Nhìn chung, khi dùng phương tiện trực quan giáo viên
cần cân nhắc kĩ, đảm bảo phù hợp với nội dung bài học, đúng lúc, kịp thời và phát huy
được năng lực học tập ở học sinh.

1.2.1. Ý nghĩa của việc sử dụng phương tiện trực quan
Trong dạy học Văn, phương tiện trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng
giúp học sinh cụ thể hóa các sự vật, hiện tượng, các đối tượng xa lạ .
Phương tiện trực quan không dừng lại ở lĩnh vực nhận thức cảm tính, quan sát
mà còn hướng tới lĩnh vực tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học
sinh.
Phương tiện trực quan là chỗ dựa để học sinh hiểu biết sâu sắc các vấn đề xã

hội, con người, giá trị của các tác phẩm văn chương.
Giáo viên sử dụng phương tiện trực quan giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu hơn.
Hình ảnh được lưu lại lâu dài trong trí nhớ, tạo không khí lớp học thêm sinh động.
Phương tiện trực quan rèn luyện khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy
ngôn ngữ của học sinh.
Phương tiện trực quan còn hình thành và bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ trong
học sinh.

1.2.2. Phân loại phương tiện trực quan trong dạy học Ngữ văn
Hiện nay, các phương tiện trực quan trong dạy học rất phong phú và đa dạng.
Vì vậy, sự phân chia sẽ tạo thuận lợi cho việc sử dụng có hiệu quả hơn.
Trước đây, việc phân loại phương tiện trực quan có nhiều quan niệm khác nhau
trong đó các tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt có đề cập đến phương tiện trực
quan gồm : các vật thật, các vật tượng trưng, các vật tạo hình, thí nghiệm,…(Giáo dục
học, NXBGD - 1987)
Ngày nay, với công nghệ tiên tiến thì việc phân loại các thiết bị kỹ thuật hiện
đại dùng làm phương tiện trực quan cũng có rất nhiều quan điểm. Nhìn chung, các tác
giả gọi tên chúng như tên gọi của chúng trong kỹ thuật và trong đời sống: phương tiện
nghe, nhìn, nghe – nhìn,…
Tính chất phong phú, đa dạng của các phương tiện trực quan đã phần nào dẫn
đến sự phức tạp, khó khăn khi phân loại. Tuy vậy, chúng ta có thể dựa vào đặc trưng
riêng của từng môn học, dựa vào từng yêu cầu cụ thể trong việc sử dụng phương tiện
trực quan mà đưa ra cách phân loại phù hợp. Ở đây, chúng ta phân loại dựa trên đặc
trưng môn Ngữ văn, môn học chủ yếu tác động vào học sinh bằng các yếu tố ngôn từ.
Dựa vào đặc trưng này, ta có thể phân loại phương tiện trực quan như sau:


- Tranh ảnh, vật thật
- Biểu bảng, mô hình
- Kịch

- Các thiết bị hỗ trợ: băng, đĩa, máy chiếu, phim ảnh…

1.2.2.1. Tranh ảnh, vật thật
Văn chương là nghệ thuật ngôn từ, toàn bộ thế giới nghệ thuật không hiện lên
một cách trực tiếp như trong phim ảnh mà hiện lên gián tiếp qua ngôn từ nên để hiểu
tác phẩm người đọc phải có khả năng liên tưởng, tưởng tượng.
Để giúp học sinh vượt qua những khó khăn khi tiếp nhận văn học, giáo viên
nên sử dụng tranh ảnh, hiện vật trong giờ giảng văn. Chẳng hạn như để có thể cảm
nhận được vẻ đẹp tang tóc của mùa thu trong câu thơ:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
Giáo viên có thể cho học sinh xem bức ảnh rặng liễu, từ đó người tiếp nhận sẽ
hình dung được vẻ mềm mại thướt tha của cây liễu mà hướng đến nội dung của bài thơ
một cách rõ ràng hơn không còn mơ hồ không biết cây liễu là loại cây như thế nào?
Tại sao được tác giả miêu tả như vậy? Những thắc mắc sẽ được giải thích nhanh
chóng. Hay khi dạy bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử giáo viên có thể cho học sinh
xem bức ảnh thôn Vĩ. Học sinh sẽ cảm nhận được phong cảnh thôn Vĩ cụ thể hơn. Lưu
ý khi lựa chọn phải chọn tranh phải đúng thực tế, tránh tình trạng tự ý đưa một nơi nào
đó vào bài dạy.
Đến với bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi giáo viên có thể cho học sinh xem
hình ảnh cây hòe, hoa thạch lựu để minh họa cho 2 câu thơ:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ”.
Người dạy có thể cho học sinh xem vật thật là “con cúi” trong bài Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
Tùy nội dung bài dạy mà giáo viên có thể sử dụng loại tranh vẽ, hình ảnh cho
phù hợp. Nếu có điều kiện với những tác phẩm có nhiều chương, nhiều tập nhất là tác
phẩm nước ngoài giáo viên có thể mượn thư viện đem đến lớp học để giới thiệu cho
học sinh biết mà tìm hiểu thêm.

Để cho tiết học hấp dẫn trong quá trình chuẩn bị những tranh ảnh, vật thật giáo
viên phải sưu tầm (yêu cầu học sinh sưu tầm) từ sách báo, những tờ lịch, trên
Internet,… Giáo viên cũng có thể tự làm lấy những đồ dùng dạy học để phục vụ cho
công việc giảng dạy.

1.2.2.2. Biểu bảng, mô hình


Trong các môn khoa học xã hội đặc biệt là môn Ngữ văn, các loại sơ đồ, biểu
bảng là hình thức cơ bản và khá phổ biến đồng thời còn là những hình thức trực quan
phù hợp năng lực học tập, phát triển tư duy cho học sinh, góp phần khơi gợi và củng
cố kiến thức một cách hệ thống, ngắn gọn. Khi sử dụng những biểu bảng, sơ đồ giáo
viên có thể cho các em điền khuyết. Đối với những vấn đề khó phân biệt, khó tổng kết
đòi hỏi giáo viên chuẩn bị sẵn để học sinh biết và ghi chép làm tài liệu học tập.
- Biểu bảng, mô hình có thể phân ra một số loại như:
Bảng tổng kết
Bảng tổng kết dùng để tóm tắt những kiến thức chính trong một chương, một
phần. Kiến thức trình bày trong bảng tóm tắt phải thật cô đọng, ngôn ngữ ngắn gọn để
khi cần học sinh có thể phát triển chúng thành một ý trọn vẹn. Do những đặc điểm
trên, bảng tổng kết có thể sử dụng ở đầu tiết học để giúp học sinh có cái nhìn khái quát
toàn diện về bài học hoặc có thể sử dụng sau tiết học để ôn tập hệ thống hóa kiến thức
đã học.
Ví dụ: Bảng tổng kết thời kì văn học “Văn họcViệt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
Cách mạng tháng Tám 1945”.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN
Các giai
đoạn
…………..
…………..

…………..
…………..

Nhịp độ
phát triển
……………
……………
……………
……………

Các xu
hướng
……………
……………
……………
……………

THÀNH TỰU VĂN HỌC
Nội dung
………………
………………
………………
………………

Hình thức
nghệ thuật
…………….
……………..
……………..
……………..


Bảng so sánh
Bảng so sánh dùng để phân loại, so sánh những điểm giống, khác nhau của
vấn đề
Ví dụ: Trong bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật giáo viên có thể cho học
sinh so sánh với Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt mà các em đã được học ở các tiết
trước


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
SINH HOẠT

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT

Với bảng so sánh trên giáo viên có thể sử dụng để củng cố kiến thức sau khi học xong
bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Sơ đồ
Sơ đồ được sử dụng để giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về một vấn đề và
nắm được cấu trúc bên trong của một vấn đề qua mối liên hệ biện chứng (thể hiện
bằng mũi tên) giữa các yếu tố bên trong vấn đề đó (thể hiện bằng các ô vuông, tròn).

Ví dụ: Sơ đồ khái quát tính cách nhân vật Chí Phèo:

…………….

Liều lĩnh

CHÍ
PHÈO

………….....

Lương thiện
…………….


Ví dụ: Sơ đồ tóm tắt cốt truyện
Nhân vật chính là ai?

Câu chuyện xảy ra ở đâu?

Nhân vật chính gặp phải vấn đề gì?

Điều gì xảy ra khi bắt đầu câu chuyện?
Nhân vật chính đã phản ứng như thế nào?

Nhân vật chính đã giải quyết vấn đề ntn?

Vấn đề được giải quyết như thế nào?

Biểu đồ
Biểu đồ có thể phân làm 2 loại:
+ Biểu đồ mạng: Biểu đồ mạng giúp cho học sinh nhận biết mối quan hệ giữa
các ý chính, ý phụ trong một vấn đề.
+ Biểu đồ mắt xích: Biểu đồ mắc xích dùng hướng dẫn học sinh hệ thống lại
các bước trong một bài văn, các giai đoạn trong một bài văn, các quá trình trong cuộc
đời nhà văn.
Khi sử dụng sơ đồ, biểu bảng giúp cho học sinh hiểu bài sâu hơn, nhận thấy rõ
mối quan hệ giữa các kiến thức, nhớ lâu kiển thức và rèn luyện năng lực khái quát vấn
đề.

Người dạy có thể sử dụng sơ đồ khuyết nhiều hoặc ít tùy vào đối tượng học
sinh, lớp khá giỏi thì sẽ khuyết nhiều. Ngoài ra có thể cho sơ đồ sai yêu cầu học sinh
chỉnh sửa, sắp xếp lại.
Mô hình


Mô hình câu là hệ thống các kí hiệu mà cấu trúc của nó phản ánh cấu trúc các
kiểu ngữ và câu, phản ánh sự phát triển của hệ thống câu. Mô hình thường được sử
dụng trong dạy học ngữ pháp để giúp học sinh tiếp thu tri thức ngữ pháp được dễ dàng.
Các yêu cầu đối với mô hình ngữ pháp:
- Tính khái quát: Nhìn vào mô hình ngữ pháp ta có thể hình dung các đơn vị cú
pháp, các kiểu câu.
- Tính thay thế tối đa: Các kí hiệu có thể diễn đạt một cách tối đa các đơn vị ngữ
pháp trong cấu trúc gốc (trừ các hư từ).
- Tính không trùng lặp: Các kí hiệu được phân biệt một cách rõ ràng, không
trùng lặp nhau.
- Tính nhất quán: Các kí hiệu phải nhất quán trong cùng hệ thống sử dụng.
- Tính nối tiếp: Các kí hiệu phải có khả năng nối tiếp nhau theo hình tuyến để
thể hiện sự phát triển của câu.
Sau đây là một số kiểu mô hình câu:
Cụm chính- phụ:
Chính
Phụ

Cụm chủ - vị:
Chủ

Vị

Câu ghép đẳng lập:

( và hoặc dấu phẩy)
C
V
C
Câu ghép qua lại:
Tuy…

V

nhưng…
C

Vì…

V

C

V

nên…

Các mô hình giáo viên có thể tự làm bằng bìa cứng, tờ giấy lịch,… tiện lợi không phải
tốn kém hoặc có thể cho học sinh chuẩn bị ở nhà.
Bảng phân loại
Bảng phân loại dùng để phân chia những vấn đề, những sự vật, những hiện
tượng,… có cùng đặc điểm nhất định vào cùng một cột.


- Các loại bảng

Khi biểu diễn các phương tiện chúng ta cần có bề mặt để trình bày. Các bề
mặt này bao gồm các loại bảng: bảng phấn, bảng nỉ, bảng từ tính, bảng lật… ta có thể
ứng dụng chúng trong quá trình dạy học bằng phương tiện trực quan.
+ Bảng phấn
Bảng phấn là một loại phương tiện dạy học khá phổ biến trong nhà trường.
Đối với bảng phấn nếu biết cách sử dụng hợp lí sẽ là phương tiện trực quan hiệu quả.
Các yêu cầu đối với bảng phấn:
- Chữ viết rõ ràng, ngay ngắn, tránh viết tắt.
Cỡ chữ: tựa bài và các đề mục lớn hơn phần nội dung bài học.
Kiểu chữ: tựa bài học nên viết chữ in hoa. Các phần nội dung viết kiểu chữ
thường.
Màu sắc: không dùng quá nhiều phấn màu gây sự phân tán.
Bảng nên chia làm hai phần: bảng sống và bảng chết.
Phần bảng chết ghi trọng tâm bài học, phần này lưu lại suốt quá trình học.
Phần bảng sống ghi lại lời giảng của giáo viên, phát biểu của học sinh, các hình vẽ,
mô hình minh họa, phần này có thể xóa trong quá trình dạy.
Với loại bảng phấn này, khi trình bày các tranh ảnh, hình ảnh tránh dùng băng keo hai
mặt loại mỏng vì sau khi dán vào sẽ để lại lớp keo gây xấu bảng và khi viết chữ sẽ mờ,
nhìn không rõ. Khi sử dụng đòi hỏi ý thức giữ gìn đồ dùng và sự sáng tạo ở người giáo
viên.
+ Bảng Plastic
Đây là loại bảng sử dụng một tấm plastic làm mặt viết bảng. Màu của tấm
plastic là màu của bảng. Viết bảng plastic bằng bút dạ có thể xóa được. Lợi ích của
bảng plastic tránh ảnh hưởng của bụi phấn và lực tỳ của tay. Do dùng bút dạ để xoá
nên chữ viết và hình vẽ trên bảng có màu sắc tươi và rõ nét. Loại bảng plastic màu
trắng gọi là bảng đa năng vì có thể dùng làm màn ảnh máy chiếu.
+ Bảng nỉ
Bảng nỉ được làm bằng tấm ván ép hay giấy ép có bọc một lớp vải. Lớp vải
này thường là nỉ dạ hay tấm gai ép. Các hình cắt và chữ cũng được làm bằng nỉ hay
tấm gai móc để dán lên bảng khi trình bày. Ngoài ra, người ta còn dùng giấy nhám

thay nỉ để cắt hình thay chữ. Dùng tấm gai móc để thực hiện rất chắc, thậm chí có thể
dán một vật tương đối nặng nhưng giá thành khá đắt.
Bảng nỉ thường dùng để minh họa một câu chuyện hay các tài liệu đọc khác.
Giáo viên có thể cắt các cảnh bằng nỉ dán lên theo trình tự cốt truyện, khi giảng xong
giáo viên có thể gọi học sinh lên kể lại và trình bày các cảnh lên bảng. Sau khi dùng
các hình cắt và chữ có thể cất giữ trong các tấm giấy kẹp phẳng tránh cho hình cắt
không bị quăn mép và bụi bẩn. Các hình vẽ bằng giấy nhám phải được bọc từng tờ
bằng một kẹp giấy riêng để tránh cho mặt nhám cọ xát lên hình vẽ và chữ của các tấm
đặt sát dưới.


+ Bảng từ
Bảng từ có mục đích sử dụng như bảng nỉ nhưng sử dụng từ tính để dán
hình vẽ và chữ lên bảng. Bảng được lót bằng một tấm tôn thép có hút từ và được phủ
sơn màu hay một tấm thép lót plastic màu, tùy theo yêu cầu sử dụng giáo viên có thể
viết và vẽ thêm các hình bổ sung, mặt sau của các hình và chữ đều được gắn nam
châm vĩnh cữu để hình vẽ hút vào bảng.
Việc di chuyển phương tiện trên bảng từ nhanh hơn bảng nỉ.
+ Bảng lật
Bảng lật gồm một tập giấy khổ rộng được kẹp ở phía trên và đặt lên một
bảng có giá đỡ có chân đều chỉnh được đặt theo một độ nghiêng cần thiết. Mỗi tờ giấy
được trình bày một nội dung giới hạn. Các nội dung này có thể được chuẩn bị trước
hay viết song song với lời giảng. Người ta có thể tạo một bộ tranh bảng lật bằng các bộ
tranh in sẵn theo một đề tài thống nhất. Công dụng chung của bảng lật là vẽ các hình
minh họa hay các chữ, chủ yếu hỗ trợ cho lời giảng, có thể dùng cho cuộc thảo luận
nhóm.
Các loại bảng nêu trên có thể sử dụng làm phương tiện dạy học, đồng thời nếu
biết cách sử dụng hợp lý có thể trở thành một phương tiện trực quan hiệu quả. Ngoài
các loại bảng trên, thực tế còn nhiều loại bảng khác, giáo viên có thể tìm hiểu và lựa
chọn loại bảng phù hợp với việc giảng dạy.


1.2.2.3. Kịch
Thực tế, ngoài văn học dân gian còn có nhiều thể loại khác mà dạng tồn tại đặc
trưng của chúng là tính biểu diễn như: kịch, tuồng, ngâm khúc,… khi đưa vào chương
trình học hầu hết đều được ghi dưới hình thức văn tự. Do vậy, việc tổ chức tái hiện
đúng dạng tồn tại của chúng là công việc nên làm nhất là trong giảng dạy.
Khi tổ chức các hình thức diễn kịch sẽ giúp học sinh cảm nhận tốt hơn về bài
học, không khí lớp học sẽ sinh động, học sinh say mê văn chương hơn.
Để thực hiện tốt trực quan bằng diễn kịch cả giáo viên và học sinh được chọn
tham gia phải phối hợp tốt, chuẩn bị kĩ.
Nội dung để diễn kịch thường chỉ là một đoạn trong sách giáo khoa nên phải
bám sát vào nội dung của sách giáo khoa thể hiện chân thật và ấn tượng về nhân vật,
sự kiện.
Do điều kiện về thời gian trên lớp khá ngắn nên chỉ trình bày được một số đoạn
cao trào của văn bản. Quan trọng là rèn luyện năng khiếu cũng như khả năng sáng tạo
thể hiện cảm xúc của học sinh. Học sinh trở nên gần gũi, thân thiện nhau hơn, giáo
viên có điều kiện tiếp xúc cùng những học sinh ít nói, thụ động.

1.2.2.4. Các thiết bị hỗ trợ: băng, đĩa, máy chiếu, phim ảnh
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đem lại những thành tựu đáng kể. Trong
đó, các phương tiện trực quan hiện đại được sử dụng vào dạy học một cách rộng rãi


hơn. Các phương tiện này bao gồm: băng, đĩa, máy tính, máy chiếu, phim ảnh,… giúp
học sinh tiếp nhận tri thức một cách nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi.
Việc sử dụng những thiết bị này đòi hỏi giáo viên phải biết cách sử dụng, cũng
như bảo quản chúng. Nhà trường phổ thông hiện nay đa số đã hỗ trợ cho giáo viên
những thiết bị này.

1.2.3. Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học Ngữ văn

2.3.1. Nguyên tắc sử dụng phương tiện trực quan
Phương tiện trực quan sử dụng đúng không chỉ có tác dụng minh họa cho bài
giảng mà còn giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách sâu sắc. Vì vậy, người dạy
khi dùng phương tiên trực quan cần:
- Phải căn cứ mục tiêu, yêu cầu, nội dung bài học để lựa chọn phương tiện trực
quan thích hợp.
- Phải phát huy tính tích cực từ đó tạo hứng thú và rèn luyện khả năng thực
hành tư duy, sáng tạo ở học sinh.
- Phải kết hợp giữa lời nói và việc trình bày phương tiện trực quan sao cho học
sinh dễ tiếp thu nhất .
Ngoài ra, giáo viên cũng cần chú ý đến việc sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng
cường độ.
Sử dụng phương tiện trực quan đúng lúc
Phương tiện trực quan được trình bày lúc cần thiết, lúc học sinh mong muốn
nhất, lúc mà nội dung và phương pháp cần đến nó. Người dạy cũng chú ý đến việc đưa
phương tiện trực quan theo trình tự bài học, tránh đưa đồng loạt trong một tiết học sẽ
biến lớp học thành phòng trưng bày.
Sử dụng phương tiện trực quan đúng chỗ
Phương tiện trực quan phải được đặt đúng vị trí để học sinh có thể quan sát
đồng đều, vị trí đặt sao cho lớp có thể nhìn rõ ràng nhất là dãy bàn cuối lớp hay sát bên
tường.
Vị trí cho phương tiện trực quan phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, an toàn.
Đối với các thiết bị được lưu giữ tại nơi bảo quản phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp
tránh mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm. Sau khi dùng xong các phương tiện nên
cất giấu tại lớp để không làm phân tán tư tưởng của học sinh.
Sử dụng phương tiện trực quan đúng cường độ
Từng loại phương tiện trực quan có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau, nếu kéo
dài hoặc lặp lại một phương tiện trực quan thì hiệu quả sẽ giảm sút.
Việc thường xuyên áp dụng các phương tiện nghe nhìn trên lớp sẽ dẫn đến sự quá tải
thông tin, giảm thị lực. Theo tài liệu do các thầy thuốc khoa mắt hướng dẫn thì sử

dụng phương tiện nghe nhìn không quá 3- 4 lần trong một tuần và kéo dài không quá
20 - 25 phút trong một buổi dạy.


Việc vận dụng các phương tiên trực quan vào dạy học giáo viên có thể tập
trung sự chú ý của học sinh vào các vấn đề. Do đó, sự chuẩn bị cho giờ lên lớp phải
chu đáo phân bố thời gian hợp lý tránh tình trạng đi xa vấn đề trọng tâm của bài học.
Nếu không biết sử dụng phương tiện trực quan một cách khoa học theo một hệ
thống, thậm chí lạm dụng quá nhiều thì hiệu quả của nó không tăng lên mà còn làm
học sinh căng thẳng, khó hiểu.

1.2.3.2. Các yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương tiện trực quan
Tính khoa học sư phạm
Phương tiện trực quan phải đảm bảo học sinh tiếp thu các kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo tương ứng với chương trình học, giúp học sinh củng cố và kiểm tra kiến thức,
làm cho học sinh phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic. Bên cạnh đó, người
dạy truyền đạt kiến thức một cách thuận lợi hơn.
Nội dung và cấu tạo của phương tiện trực quan phải đảm bảo phù hợp với nội
dung, phương pháp giảng dạy và mỗi loại có vai trò, cách sử dụng khác nhau nên phải
bố trí hợp lí để trình bày trước lớp.
Phương tiện phải được sắp xếp thành hệ thống, có tính khái quát cao có thể tóm
lược các kiến thức cơ bản, thể hiện được mối quan hệ giữa các phần các yếu tố trong
bài học.
Tính phù hợp với sự tiếp nhận của học sinh
Phương tiện trực quan phải đủ lớn để học sinh có thể quan sát ở mọi vị trí. Các
phương tiện dùng cho cá nhân học sinh không chiếm nhiều chỗ trên bàn học
Phương tiện dùng phải phù hợp với tâm lí học sinh, có tính giáo dục ý thức
nhìn nhận cuộc sống, nhìn nhận cái đẹp tránh những cách nghĩ lệch lạc, sai lầm.
Khi giáo viên diễn đạt phải chú ý ngắn gọn, sử dụng các cụm từ, mệnh đề kí
hiệu để tiện lợi cho học sinh theo dõi, quan sát.

Phương tiện trực quan không quá nặng, quá lớn về kích thước. Màu sắc phải
hài hòa, không làm chói mắt, hay làm cho học sinh khó phân biệt các đối tượng.
Phương tiện trực quan phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn cháy nổ và
không gây độc hại.
Tính thẩm mỹ
Phương tiện trực quan phải có tính thẩm mỹ cao, tỷ lệ các đường nét hình khối
phải cân xứng, hài hòa.
Khi trình bày cỡ chữ phải đủ lớn, phân biệt các thông tin chính - phụ bằng màu
sắc, kích cỡ của các kiểu hình, kiểu chữ, mũi tên.
Tính khoa học kỹ thuật và kinh tế
Phương tiện trực quan phải bền chắc, dễ sử dụng và chi phí thấp đồng thời
ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.
Trong dạy học giáo viên có thể tự làm những trực quan đơn giản, rẻ tiền nhưng
hiệu quả rất cao.


1.2.3.3. Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan
Sử dụng phương tiện trực quan, người giáo viên đều mong muốn mang lại
hiệu quả cao cho bài dạy của mình. Do vậy, việc sử dụng phương tiện trực quan như
thế nào là điều mà người dạy luôn quan tâm.
Trước hết, phương tiện đó phải phù hợp với nội dung của sách giáo khoa, phải
vận dụng kết hợp cùng phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó, phương tiện trực quan
khi sử dụng phải căn cứ vào sự phân loại để từ đó dùng cho hợp lý, đạt kết quả. Chẳng
hạn với loại sơ đồ, biểu bảng thì giáo viên có thể cho sử dụng vào đầu giờ học để khơi
gợi kiến thức hoặc sử dụng vào cuối giờ dạy nhằm mục đích củng cố và tổng kết bài
học. Hay khi sử dụng các thiết bị máy chiếu, trình diễn PowerPoint, thiết bị nghe,
nhìn,… thì sau khi trình chiếu xong giáo viên nên có các slide, các tài liệu để thuận
tiện cho việc ghi chép, tiếp nhận kiến thức. Nếu không học sinh chỉ lo ghi chép bài mà
bỏ qua những chi tiết quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin và mất nhiều
thời gian cho việc ghi chép. Đối với các tranh ảnh, vật thật người dạy nên bố trí sắp

xếp, chuẩn bị vào thời điểm mà các em cần biết nhất để tạo sự tò mò, hứng thú. Sau
khi học sinh xem xong thì giáo viên nên cất đi để tránh sự phân tán chú ý, không tập
trung gây ồn ào trong giờ học.
Phương tiện trực quan khi dùng phải được kết hợp với lời giảng, giáo viên có
thể sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu và tạo sự tập trung chú ý ở học sinh.
Ngoài ra, với các tiết mục diễn kịch thì do thời lượng trên lớp tương đối ngắn
nên có thể cho các em chuẩn bị sẵn ở nhà về nội dung, diễn viên.
Các phương tiên trực quan khi đưa vào sử dụng giáo viên nên thêm vào đó các
hình thức trò chơi nhỏ với đồ dùng trực quan đó để thu hút sự hứng thú trong học tập.
Bên cạnh đó, người dạy cũng ưu tiên, khuyến khích cho điểm cộng để các học sinh
hăng hái tham gia vào bài tập từ phương tiên trực quan mang lại. Với cách thức này,
giáo viên có thể vừa kiểm tra được kiến thức vừa biết được mức độ tiếp thu bài ở học
sinh.

1.2.3.4. Vai trò của phương tiện trực quan
Phương tiện trực quan là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình
dạy học, nó cùng với các nhân tố khác: mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học, hoạt
động của giáo viên và học sinh tạo thành một thể hoàn chỉnh và có quan hệ biện chứng
thúc đẩy quá trình dạy học đạt tới mục đích nhất định. Vì vậy, việc vận dụng và tiến
hành các phương pháp trực quan không thể tách rời việc sử dụng phương tiện trực
quan.
Phương tiện trực quan là nguồn tri thức phong phú để lĩnh hội tri thức, rèn
luyện kỹ năng, kỹ xảo.
Phương tiện trực quan giúp thu nhận thông tin và sự vật hiện tượng một cách
sinh động. Giáo viên còn giúp HS đào sâu những tri thức đã lĩnh hội được và kích


thích hứng thú nhận thức, năng lực quan sát, phân tích tổng hợp để rút ra những kết
luận cần thiết có độ tin cậy.
Ngoài ra phương tiện trực quan giúp cho giáo viên có thêm điều kiện thuận lợi

để trình bày bài giảng một cách đơn giản, đầy đủ, sâu sắc, tiết kiệm được thời gian trên
lớp còn điều khiển hoạt động nhận thức của HS cũng như kiểm tra đánh giá kết quả
học tập được thuận lợi hơn, có hiệu quả hơn.


Chương 2
SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN ĐỂ GIẢNG DẠY
MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG BỘ SGK NGỮ VĂN LỚP 11,
(BỘ CƠ BẢN)
2.1. Sử dụng phương tiện trực quan để giảng dạy một số bài học Đọc- hiểu
2.1.1. Bài: Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
2.1.1.1. Nội dung chính
a. Tình huống truyện:
Nguyễn Tuân đã xây dựng nên cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên Quản
ngục. Tình huống độc đáo giữa một kẻ phản nghịch chống lại triều đình và một kẻ đại
diện cho quyền lực, duy trì trật tự xã hội. Họ gặp nhau trong hoàn cảnh éo le, ngục tối
nhưng qua đó ta thấy được những tâm hồn tri âm, tri kỉ.
=> nổi bật lên vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao và tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”
của viên quản ngục.

b. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
Huấn Cao được khắc hoạ bằng bút pháp lãng mạn lý tưởng hoá bằng biện
pháp đối lập tương phản, đặt trong tình huống đặc biệt
=> Vẻ đẹp Huấn cao trên 3 phương diện:
- Tài hoa, nghệ sĩ
Thể hiện gián tiếp qua tiếng đồn và thái độ của viên quản ngục:
+ Ông nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn về tài viết chữ nhanh và đẹp
+ Có được chữ của ông Huấn mà treo trong nhà như có vật báo trên đời
+ Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm
+ Nét chữ thể hiện khát vọng tự do và hoài bão tung hoành của cả đời người.

Thể hiện trực tiếp qua lời của Huấn Cao “Chữ ta thì đẹp thật, quý thật”.
Thái độ kính trọng, ngưỡng mộ con người văn võ toàn tài của tác giả.
- Khí phách hiên ngang, bất khuất
Coi thường cái chết, khinh bỉ bạn tiểu nhân đắc chí “lạnh lùng chúc mũi gông
nặng… đánh thuỳnh một cái”, làm ngơ trước lời doạ nạt của lính canh.
Không vì tiền bạc, quyền thế mà ép mình viết chữ (cả đời mới chỉ viết tặng có ba
người bạn thân)
Thản nhiên, ung dung nhận rượu thịt của quản ngục coi như đó là một việc bình
thường như lúc chưa bị giam cầm.
- Nhân cách trong sáng, cao cả


Lúc chưa nhận ra tấm lòng của viên quản ngục thì Huấn Cao có thái độ cao ngạo,
coi thường.
Sau khi hiểu rõ tấm lòng của quản ngục thì Huấn Cao ngạc nhiên, băn khoăn và
quyết định cho chữ.
Trong lịch sử Việt Nam Cao Bá Quát có câu thơ “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”
để nói một đời chỉ cúi đầu bái lạy hoa mai. Đó là một Cao Bá Quát với nhân cách cao
khiết, tuyệt vời. Huấn Cao không cúi đầu bái lạy Quản ngục nhưng ông cũng đỡ viên
quản ngục đứng dậy và khuyên nên từ bỏ nơi nhem nhuốc này để giữ cho thiên lương
trong sáng. Nguyễn Tuân đã mượn hình tượng Cao Bá Quát để xây dựng nên nhân vật
Huấn Cao.
Tóm lại: Huấn Cao là hình tượng lý tưởng cho ước mơ và khát vọng về cái đẹp của
Nguyễn Tuân.

c. Hình tượng nhân vật viên quản ngục
Làm nghề coi ngục nhưng lại là người có tâm hồn nghệ sĩ coi trọng cái đẹp.
Say mê, ngưỡng mộ tài hoa nhân cách của Huấn Cao. Dám bất chấp luật pháp của nhà
tù để được xin chữ của Huấn Cao.
Quản ngục không phải là kẻ xấu “một thanh âm trong trẻo chen giữa một bản

đàn mà nhạc điệu hỗn độn xô bồ” => Hình ảnh quản ngục khác hẳn với các viên coi
ngục khác thường gặp .
Câu nói cuối cùng: “ Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”
=> Khẳng định nhân cách của quản ngục, ông xứng đáng là tri âm, tri kỉ của
Huấn Cao.

d. Cảnh cho chữ
Diễn ra trong nhà tù.
+ Thời gian: đêm tối.
+ Không gian: buồng tối chật hẹp của nhà tù, ẩm ướt, mạng nhện, phân chuột,
phân gián… Một thoi mực thơm, một phiến lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ. Người
cho chữ thì đeo gông, vướng xiềng và kẻ xin chữ thì khúm núm => ranh giới cai ngục
và tử tù bị xoá bỏ
=> Cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Huấn Cao không chỉ cho chữ mà còn cho
quản ngục bài học ở đời về cái đẹp, cái thiện sẽ chiến thắng cho dù thực tại có tăm tối.
Với tài năng nghệ thuật của mình, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm về cái
đẹp, sự bất tử của cái đẹp.

2.1.1.2. Phương tiện trực quan sử dụng
a. Trực quan 1:
Hình ảnh về nghệ thuật thư pháp bằng chữ Hán (Phụ lục 1)
- Nội dung phương tiện:
Hình ảnh những chữ Hán dạng thư pháp.
- Thời gian sử dụng:


Khi tìm hiểu nhân vật Huấn Cao về tài viết chữ rất đẹp của ông.
- Cách sử dụng:
Giáo viên giới thiệu đôi nét về thư pháp chữ Hán xưa. Cho học sinh xem ảnh của các
chữ đã chuẩn bị sẵn. Lưu ý giải thích rõ cho học sinh biết những chữ này chỉ là ví dụ

minh hoạ cho dạng thư pháp bằng chữ Hán chứ không phải là nét bút mà Huấn Cao
viết trong tác phẩm.
Scan ra giấy khổ lớn và dán cho học sinh quan sát.
- Mục đích sử dụng:
Tạo sự hứng thú cho học sinh trong tiết học.
Cung cấp kiến thức về thư pháp bằng chữ Hán.

b. Trực quan 2:
Chân dung của Cao Bá Quát (Phụ lục 2)
- Nội dung phương tiện:
Hình ảnh về một nhân vật lịch sử đó là Cao Bá Quát, một người có nhân cách cao
khiết tuyệt vời, ông là nguyên mẫu lý tưởng của nhân vật Huấn Cao mà tác giả
Nguyễn Tuân đã khắc họa.
- Thời gian sử dụng:
Khi tìm hiểu phần nhân cách trong sáng, cao cả của nhân vật Huấn Cao.
- Cách sử dụng:
Trước hết, giáo viên giới thiệu về Cao Bá Quát với câu thơ nổi tiếng “nhất sinh đê thủ
bái mai hoa” Cao Bá Quát là gợi ý để Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng nhân vật
Huấn Cao .
Giáo viên chuẩn bị sẵn chân dung Cao Bá Quát, do hình ảnh màu trắng đen nên khi
scan lớn có thể không rõ nên người dạy có thể in ra và phát để học sinh nhìn sẽ rõ hơn.
- Mục đích sử dụng:
Giúp học sinh hiểu biết hơn về Cao Bá Quát một tác giả mà các em đã được học
ở học kì I, mang tên Bài ca ngắn đi trên bãi cát.
Học sinh sẽ hiểu sâu hơn về vẻ đẹp nhân cách của Huấn Cao. Vẻ đẹp ấy được
xây dựng dựa trên một hình mẫu lý tưởng.
Tạo không khí lớp học vui vẻ và biết được câu thơ nổi tiếng “nhất sinh đê thủ
bái mai hoa” của Cao Bá Quát.

2.1.2. Bài: Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Nguyễn Khuyến

2.1.2.1.Nội dung chính
a. Cảnh thu: Điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam.
- Điểm nhìn: từ gần (từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao) đến cao xa (nhìn lên bầu
trời) rồi từ cao xa trở lại gần (nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền
câu)


Bắt đầu từ một cái ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều
hướng thật sinh động.
- Nét riêng của cảnh sắc mùa thu:
+ Màu sắc: nước: trong veo, sóng: biếc, trời: xanh ngắt , lá vàng
Dịu nhẹ, thanh sơ, nét riêng của làng quê Bắc Bộ.
+ Không gian, chuyển động nhẹ, khẽ:
Ngõ trúc: quanh co, sóng: hơi gợn , lá vàng: khẽ đưa , tầng mây: lơ lửng ,cá đâu đớp
động
Lấy động tả tĩnh.
Đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn.

b. Tình thu: Tâm sự của nhà thơ
- Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng.
- Nỗi cô quạnh, uẩn khúc.
Tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm
kín nhưng không kém phần sâu sắc.

c. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng
- Sử dụng từ vần eo: góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, phù hợp
với tâm trạng đầy uẩn khúc của cá nhân.
- Lấy động nói tĩnh.


2.1.2.2. Phương tiện trực quan sử dụng
a. Trực quan:
Bảng phụ ghi lại bài thơ Thu Vịnh, Thu Ẩm.
- Nội dung phương tiện:
Giáo viên chuẩn bị sẵn hai bài thơ Thu Vịnh, Thu Ẩm. Có thể viết, in lên khổ giấy rộng
cho học sinh quan sát hoặc sử dụng máy chiếu.
THU VỊNH (Mùa thu làm thơ)
Nguyễn khuyến

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc ánh trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.


THU ẨM (Mùa thu uống rượu)
Nguyễn Khuyến

Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao long lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy,
Độ năm ba chén đã say nhè.


- Thời gian sử dụng:
+ Đối với bài thơ Thu Vịnh sẽ sử dụng trước, khi đối chiếu so sánh về điểm nhìn của
tác giả: Thu Vịnh có điểm nhìn từ cao xa tới gần, rồi từ gần đến cao xa. Thu Điếu (Câu
cá mùa thu) có điểm nhìn từ gần đến cao xa, rồi từ cao xa trở lại gần.
+ Đối với bài thơ Thu Ẩm sẽ được sử dụng sau khi tìm hiểu xong nội dung bài thơ Thu
Điếu. Và một lần nữa bài thơ Thu Vịnh cùng với bài Thu Ẩm sẽ sử dụng khi liên hệ
chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến là : Thu Vịnh, Thu Điếu và Thu Ẩm.
- Cách sử dụng:
Treo hoặc dán lên bảng cho học sinh quan sát. Giáo viên đặt câu hỏi và diễn giảng cho
bài học thêm hấp dẫn.
- Mục đích sử dụng:
Nhằm giúp học sinh đối chiếu so sánh giữa các bài thơ: Thu Vịnh và Thu Điếu ở
điểm nhìn của tác giả.
Tạo điều kiện để học sinh biết thêm hai bài thơ nằm trong chùm thơ mùa thu
của nhà thơ Nguyễn khuyến.
Thấy được cái đẹp, cái hay ở mỗi bài thơ. Từ đó, học sinh có thái độ say mê,
yêu thích tác phẩm hơn.
Làm cho bài học thêm phong phú, hấp dẫn.
Không khí lớp học vui vẻ, thoải mái.


2.1.3. Bài: Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng
2.1.3.1. Nội dung chính
a. Ý nghĩa nhan đề đoạn trích:
+ Hạnh phúc: niềm vui, sung sướng của con người khi đạt được mơ ước của mình.
+ Tang gia: gia đình có người chết, đau thương, buồn, tiếc nuối.
Nhan đề mâu thuẩn, hài hước, đám tang đem lại niềm vui cho mọi người

b. Niềm vui của con cháu khi cụ Tổ qua đời

Cái chết của cụ cố Tổ đã làm cho nhiều người sung sướng lắm, ai cũng vui vẻ.
Người ta tưng bừng đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma… Họ vui
sướng vì được thực hành cái chúc thư.
- Cụ cố Hồng:
Mới 50 tuổi, một kẻ thích phô trương bệnh hoạn, vô trách nhiệm: thản nhiên nằm
trên gác hút thuốc phiện và gắt 1872 “Biết rồi khổ lắm nói mãi”, mơ màng mặc đồ xô
gai, thích được khen là già thế kia
=> Kẻ háo danh, tình phụ tử chỉ là giả dối.
- Ông Văn Minh:
Băn khoăn không biết đối xử như thế nào với Xuân, vui mừng, thích thú vì cái chúc
thư được thực hiện.
- Bà Văn Minh:
Sốt ruột vì chưa phát tang. Mừng vì được mặc đồ xô gai tân thời.
- Cô Tuyết
Buồn đau khổ một cách chính đáng vì bạn giai chưa tới. Vui vì thanh minh với thiên
hạ “chữ trinh”, cô sung sướng được diện bộ “ngây thơ”.
- Cậu Tú Tân
Sướng điên lên vì được có cơ hội khoe tài chụp ảnh.
- Ông TYPN
Hồi hộp chờ đợi sản phẩm của mình ra mắt công chúng.
- Ông Phán mọc sừng:
Vui mừng vì cái sừng hươu vô hình trên đầu, vui sướng được chia một khoản thừa kế.
=> Tất cả mọi người đều có chung một thái độ háo danh, bất hiếu.

c. Niềm vui của những người ngoài gia đình.
- Xuân tóc đỏ: sung sướng, tự hào, hãnh diện vì có công lớn. Hắn càng có uy tín và cơ
hội thăng tiến. Nhờ có hắn mà đám tang cụ cố Tổ to hơn khi hắn xuất hiện với 6 xe... 2
vòng hoa.
- Hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa: Vinh dự, trông nom rất nhiệt tình vì đám tang
đã chấm dứt những tháng ngày thất nghiệp.

- Sư cụ Tăng Phú: sung sướng, vênh váo vì đánh đổ được hội phật giáo, cuộc đắc
thắng đầu tiên của báo Gõ Mõ.


×