Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn vấn đề LIÊN hệ THỰC tế TRONG dạy học NGỮ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.4 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN

VẤN ĐỀ LIÊN HỆ THỰC TẾ TRONG DẠY HỌC
NGỮ VĂN THPT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

TRẦN NGUYÊN HƯƠNG THẢO

NGUYỄN TÀI DƯƠNG
LỚP: SƯ PHẠM NGỮ VĂN A1
MSSV: 6095694

CẦN THƠ, THÁNG 5 NĂM 2013

0


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Yêu cầu chung của môn học Ngữ văn
1.2. Những khó khăn trong dạy và học Ngữ văn
1.3. Mối quan hệ giữa văn chương và đời sống
1.4. Xuất phát từ những băn khoăn



2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Liên hệ thực tế trong phân môn Đọc văn
2.2. Liên hệ thực tế trong phân môn Làm văn
2.3. Liên hệ thực tế trong phân môn Tiếng Việt

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Phạm vi nghiên cứu

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
LỚP 11 (BỘ CƠ BẢN)
1.1. Khái niệm thực tế và liên hệ thực tế
1.1.1. Khái niệm thực tế
1.1.2. Khái niêm liên hệ thực tế
1.2. Vấn đề liên hệ thực tế trong chương trình Ngữ văn lớp 11 (Bộ cơ bản)
1.2.1. Thế nào là liên hệ thực tế trong dạy học Ngữ văn lớp 11 (Bộ cơ bản)
1.2.2. Mục tiêu của liên hệ thực tế trong dạy học Ngữ văn lớp 11 (Bộ cơ bản)
1.2.3. Yêu cầu của liên hệ thực tế trong dạy học Ngữ văn lớp 11 (Bộ cơ bản)
1.2.3.1. Đối với học sinh
1.2.3.1. Đối với giáo viên
1.2.4. Vai trò của liên hệ thực tế trong dạy học Ngữ văn lớp 11 (Bộ cơ bản)
1


1.2.5. Nội dung, đối tượng và phạm vi liên hệ thực tế trong chương trình Ngữ văn lớp 11

(Bộ cơ bản)
1.2.5.1. Nội dung liên hệ thực tế trong chương trình Ngữ văn lớp 11 (Bộ cơ bản)
1.2.5.2 Đối tượng, phạm vi liên hệ thực tế trong chương trình Ngữ văn lớp 11 (Bộ cơ
bản)
1.2.6. Mức độ liên hệ thực tế được thể hiện qua hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài
trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 (Bộ cơ bản)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ LIÊN HỆ THỰC TẾ TRONG
DẠY HỌC NGỮ VĂN LỚP 11 (BỘ CƠ BẢN)
2.1. Mục đích của việc điều tra thực trạng
2.2. Đối tượng điều tra thực trạng
2.2.1. Thuận lợi
2.2.2. Khó khăn
2.3. Phương pháp điều tra thực trạng
2.4. Tiến hành điều tra thực trạng
2.4.1. Phiếu điều tra
2.4.2. Kết quả điều tra
2.4.3. Phiếu phỏng vấn
2.4.4. Kết quả phỏng vấn
2.5. Đánh giá
2.5.1. Về phương pháp dạy học Ngữ văn lớp 11 (Bộ cơ bản)
2.5.2. Về phân môn Đọc văn
2.5.3. Về phân môn Tiếng Việt
2.5.4. Về phân môn Làm văn
2.6. Nhận xét chung

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ GIÁO ÁN LIÊN HỆ THỰC TẾ TRONG CHƯƠNG
TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 11 (BỘ CƠ BẢN)
3.1. Phạm vi thiết kế giáo án và xác định kiến thức thực tế trong thiết kế giáo án
3.1.1. Phạm vi thiết kế giáo án

2


3.1.2. Xác định kiến thức thực tế
3.2. Thiết kế giáo án
3.2.1. Những quy ước về kí hiệu trong giáo án
3.2.2. Giáo án minh họa
3.2.2.1. Chí Phèo
3.2.2.2. Đây thôn Vĩ Dạ
3.2.2.3. Phong cách ngôn ngữ báo chí
3.2.2.4. Phong cách ngôn ngữ chính luận
3.2.2.5. Thao tác lập luận phân tích
3.2.2.6. Thao tác lập luận bác bỏ

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Yêu cầu chung của môn học Ngữ văn
Ngữ văn là một môn học quan trọng và đóng một vai trò khá lớn trong chương trình
phổ thông. Việc học Ngữ văn không khó, tuy nhiên để học tốt Ngữ văn người học cần kiên
nhẫn, chịu trau dồi, rèn luyện song song với khả năng cảm thụ và sự đồng cảm trong bài học.
Bên cạnh đó, vì dạy và học là hai quá trình cùng lúc, tương tác nhau nên vai trò của người
giáo viên cũng hết sức quan trọng. Người giáo viên phải có lòng yêu nghề sâu sắc và tinh
thần trách nhiệm cao, hơn hết là phải có những phương pháp dạy học sinh động, dễ hiểu,

bám sát thực tế để tạo môi trường học tập thoải mái, chủ động, tích cực cho học sinh. Như
vậy thì việc học Ngữ văn mới có thể đạt được hiệu quả nhất định.
1.2. Những khó khăn trong dạy - học Ngữ văn
Trước nhịp sống của thời đại kinh tế thị trường hiện nay, nhiều điều kiện đã tác động
đến việc dạy và học Ngữ văn, đặc biệt là chương trình Ngữ văn THPT. Đất nước hội nhập,
công nghệ thông tin phát triển, khoa học tiến bộ vượt bậc về nhiều mặt, vì vậy học sinh có
nhiều mối quan tâm ngoài nhà trường dẫn đến tình trạng sao lãng việc học. Sa vào các hoạt
động giải trí là một vấn đề lớn ngày nay, minh chứng là tình trạng nghiện games online, các
hình thức giải trí online: yahoo, zing me, facebook…thần tượng ca sĩ âm nhạc mù quáng, trở
thành những tín đồ của thời trang không phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT. Đây là một
trong những lí do khách quan ảnh hưởng đến tình trạng học tập nói chung.
Với nhịp sống kinh tế hối hả, học sinh THPT chỉ ưu tiên những ngành học mang tính
ứng dụng tài chính cao, chủ yếu là ngành của các khối thi A, B, D. Theo điều tra của
www.doithoaitre.vtv thì tỉ lệ học sinh thi khối C năm 2012 chưa đến 5% [10, 1]. Khối C với
ba môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, hiện tại không còn sức hút đối với sự yêu thích cũng như
định hướng nghề nghiệp trong tương lai của học sinh THPT. Lí do là vì các em chưa nhận
thấy được những nghề nghiệp thực tế mà môn học Ngữ văn mang lại để các em có thể lựa
chọn, vấn đề tầm nhìn của việc hướng nghiệp còn phần nào hạn chế.

4


Khó khăn của dạy và học Ngữ văn còn ở vấn đề áp lực đối với học sinh. Ngữ văn là
một trong ba môn học chính (Ngữ văn, Toán học, Ngoại ngữ) trong chuẩn đánh giá năng
lực, thành tích học tập của học sinh. Quan trọng hơn, Ngữ văn còn có mặt trong các kì thi
quyết định: thi lên lớp, thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Áp lực nảy sinh
khi học sinh phải vừa tập trung các môn học phân ban đã chọn để hướng nghiệp, phải vừa
học tốt Ngữ văn để có đủ điều kiện thi kì thi quyết định cuộc đời mình: Tuyển sinh đại học.
Vì ba lí do trên, những yếu tố chủ quan và khách quan đã tạo nên thái độ của học sinh đối
với việc học Ngữ văn, đó là nhàm chán và áp lực. Vấn đề này cũng gây không ít cản trở cho

người giáo viên trong công tác giảng dạy môn học Ngữ văn.
1.3. Mối quan hệ giữa văn chương và đời sống
Văn chương bắt nguồn từ đời sống thực tiễn, phản ánh đời sống thực tiễn và nhờ đó
mà tồn tại, phát triển cùng với con người, với thời đại. Từ trước đến nay, việc dạy học Ngữ
văn thường thấy ở giáo viên là diễn giảng hay cho học sinh đối thoại tìm hiểu về nội dung
mà bài học chứa đựng trong phạm vi sách giáo khoa. Điều quan trọng, cốt yếu của dạy và
học Ngữ văn lâu nay là người giáo viên phải làm sao để truyền đạt hết nội dung bài học và
học sinh phải lĩnh hội được những tri thức về Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn. “Văn học là
nhân học”, M.Gorki đã quan niệm như thế, từ trong những bài học của môn Ngữ văn (cụ thể
ở đây là tác phẩm văn học), con người vẫn có thể học cách sống, cách làm, để tồn tại và phát
triển, khẳng định giá trị của chính mình trước xã hội. Bản thân môn học Ngữ văn đã có mối
quan hệ biện chứng sâu sắc với đời sống thực tế. Như vậy, giảng dạy Ngữ văn là công việc
phải gắn với đời sống, không được chủ quan bỏ qua vấn đề thực tế của môn học. Người giáo
viên phải làm cho học sinh nhận thức được trọn vẹn vấn đề của bài học trong thực tiễn, phần
nào điều chỉnh cho thái độ của học sinh đối với môn học Ngữ văn tích cực hơn, khả quan
hơn và giúp các em nhận ra môn Ngữ văn cũng là môn học quan trọng không kém gì các
môn học khác.
1.4. Xuất phát từ những băn khoăn
Xã hội ngày một thay đổi theo cơ chế kinh tế thị trường, vậy môn học Ngữ văn sẽ
được khẳng định ở vị trí nào? Người học ngày nay chỉ ưu tiên cho những môn học định
hướng nghề nghiệp tương lai, Ngữ văn có còn là một trong những lựa chọn hàng đầu? Thái
5


độ trì trệ, chán nản của học sinh, phải làm sao để thay đổi? Bằng cách nào để làm sáng tỏ
được mối quan hệ của văn học và đời sống trong quá trình dạy học Ngữ văn THPT? Người
giáo viên phải là người tìm hiểu và trả lời cho những câu hỏi ấy. Do vậy, chúng tôi mạnh
dạn chọn đề tài nghiên cứu Vấn đề liên hệ thực tế trong dạy học Ngữ văn THPT để góp phần
giải thích, nêu ý kiến và đưa ra những nhận định thiết thực cho việc dạy và học Ngữ văn
hiện nay. Hi vọng rằng với đề tài nghiên cứu chúng tôi sẽ tạo được một điểm nhìn mới, một

cách nghĩ mới và một hành động mới trong dạy học Ngữ văn.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Liên hệ thực tế trong phân môn Đọc văn
Đất nước Việt Nam trong quá trình trở thành thuộc địa của đế quốc phương Tây đến
khi giành được độc lập, miền Nam hoàn toàn giải phóng là hơn 100 năm. Trong quá trình
đấu tranh bền bỉ ấy, văn học đã đứng ở một vị trí khá quan trọng, có sức mạnh tác động to
lớn đến tinh thần, ý chí, niềm tin của cả một dân tộc nhỏ bé để chiến thắng kẻ thù đế quốc.
Tự thân văn học đã gắn kết cùng đời sống và tác động đến con người qua con đường cách
mạng, tự thân nó đã tạo ra bài học liên hệ thực tế cho con người học tập, đặc biệt là với
người giáo viên Ngữ văn.
Những năm 1950 của chiến khu Việt Bắc, trong những buổi sinh hoạt chính trị, văn
hóa, Hồ Chí Minh cũng đã liên hệ thực tế và văn học bằng cách “ngâm Kiều, đọc Chinh phụ
ngâm hoặc kể chuyện để anh em đỡ mệt mỏi, vừa để giáo dục một cách nhẹ nhàng, kịp thời”
[4, 106]. “Văn thơ được Bác vận dụng bao giờ cũng nhằm những mục đích thật cụ thể. Đối
tượng, hoàn cảnh và mục đích giáo dục càng phức tạp, càng đa dạng, nghệ thuật vận dụng
của Bác càng sinh động, càng phong phú.” [4, 223]. Hồ Chí Minh đã vận dụng đặc trưng về
ngữ âm, ngữ điệu (ngâm, đọc) để tác động đến tâm hồn người nghe, dựa vào hoàn cảnh thực
tế mà chuyển tải những giá trị truyền thống đẹp đẽ đến đồng chí, đồng đội nhằm cổ vũ tinh
thần, tiếp thêm sức mạnh, lòng yêu nước của chiến sĩ. Hồ Chí Minh như một tấm gương về
người thầy tiên phong của việc liên hệ thực tế trong giảng dạy Ngữ văn.
Năm 1961, Chuyên đề “Giảng dạy văn học gắn liền với đời sống” ở Sầm Sơn cũng
có bàn về vấn đề liên hệ thực tế trong giảng dạy Ngữ văn: “Chúng ta phải giúp học sinh từ
nhân vật trong sách, từ cuộc sống trong tác phẩm, từ quan điểm tư tưởng của nhà văn để đi
6


đến chỗ lựa chọn cho mình một quan điểm, một cách nhìn, một thái độ sống tích cực, phù
hợp với thời đại của chúng ta ngày nay”. Chuyên đề cũng nhìn nhận lại kết quả và đánh giá:
“Giảng dạy văn học gắn liền với đời sống là một phương pháp giảng dạy tiến bộ đã được thử

thách hơn 30 năm qua trong nhà trường cách mạng. Đây là phương hướng thể hiện một cách
rõ nét bản chất ưu việt của quan điểm dạy văn học theo nguyên lí giáo dục Mác – Lênin.
Giảng dạy văn học gắn liền với đời sống tuy có nhiều khó khăn trong thực hiện, nhưng nhìn
chung đã khẳng định một cách hung hồn bằng thành công của nhiều giáo viên có kinh
nghiệm và chất lượng tư tưởng văn hóa của học sinh mà nhà trường chúng ta đã đào tạo ra
qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ”. Chuyên đề là nguồn tư liệu
quý báu cho việc nghiên cứu đề tài, là bước đầu giáo dục nhìn nhận, khẳng định mối liên hệ
giữa đời sống và văn học, khuyến khích giảng văn gắn liền với đời sống thực tế.
Năm 1978, Phan Trọng Luận đã có những đóng góp về mối liên hệ giữa tác phẩm văn
học – học sinh – cuộc sống. “Nghệ thuật giảng văn yêu cầu người giáo viên sáng tạo được
nhiều biện pháp có hiệu lực xóa bỏ được càng nhiều càng tốt sự ngăn cách tác phẩm văn học
– học sinh – cuộc sống để tác phẩm văn học có tác động sâu xa đến trí tuệ và tâm hồn học
sinh. Quá trình phân tích tác phẩm văn học chính là quá trình giáo viên dẫn học sinh đi theo
con đường gần nhất, nhanh nhất, từ vốn sống riêng của họ đến gần với cuộc sống chung mà
nhà văn đã khái quát trong hình tượng tác phẩm” [4, 155]. Phan Trọng Luận đã khẳng định
giảng văn chính là nghệ thuật và nghệ thuật ấy cốt yếu là làm sao để thu hẹp khoảng cách
văn học – học sinh – cuộc sống. Không để văn học trở nên xa lạ khi thời đại của văn chương
và thời đại con người đang sống khác nhau mà người giáo viên phải nhận ra mối quan hệ
biện chứng của văn học và đời sống sau đó truyền đạt đến học sinh, rút ngắn dần khoảng
cách của môn học Ngữ văn và người học.
Năm 1988, Phan Trọng Luận trong quyển “Xã hội – Văn học – Nhà trường” đã khẳng
định: “Nhà trường và xã hội, văn học nhà trường và văn học ngoài đời hình như ngày một xa
cách. Giáo viên và học sinh càng xa lạ, chương trình và sách giáo khoa quá cũ mà cách
giảng dạy lại càng cũ hơn. Hố sâu ngăn cách đó đòi hỏi chúng ta không thể làm ngơ được.
Chúng ta không thể làm công việc giảng dạy văn chương một cách hình thức, vô tác dụng
với một đối tượng xa lạ với chúng ta. Nói “bao cấp” trong dạy văn cũng không có gì là khiên
cưỡng” [8, 15]. Phan Trọng Luận cũng nhấn mạnh: “Người dạy văn phải giúp cho học sinh
7



tự tạo được bản lĩnh để đối diện với những vấn đề nóng bỏng, bức xúc mà đời sống xã hội và
văn học đang đặt ra”[8, 29]. Vai trò định hướng của người giáo viên lần nữa được Phan
Trọng Luận khẳng định, người giáo viên phải chủ động tìm phương pháp dạy học hợp lí để
thay đổi khoảng cách của văn học nhà trường và văn học ngoài đời. Người giáo viên giáo
dục kiến thức văn học nhưng cũng đồng thời giáo dục kĩ năng, bản lĩnh, thái độ cho học sinh
xử lí những tình huống mà đời sống đặt ra trước mắt. Ở đây, yếu tố “thực tế” trong môn học
Ngữ văn được nhấn mạnh thêm một lần nữa.
Năm 2000, Trịnh Xuân Vũ đã có những đóng góp về phương pháp dạy học văn:
“Phương pháp dạy học mới là phương pháp dạy học phát triển và có định hướng khoa học.
Đối tượng tác phẩm phát triển, chủ thể - trò phát triển và kiến thức phát triển. Đó là sự phát
triển theo dòng lịch sử tiến hóa tự nhiên của xã hội loài người. Trên lớp học hiện đại, với tư
cách là chủ thể, mỗi cá thể - trò tự cảm thụ tác phẩm, suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện ở tác phẩm
những vấn đề cần thiết cho đời sống hiện đại (…) Đó cũng là quá trình để cho khái niệm mới
được hình thành, tư duy được xác lập, cảm quan được xác tín và do đó dẫn tới việc điều
chỉnh lại nhận thức và hành vi từng cá thể - trò trong đời sống gia đình, đời sống học đường
và khả năng ứng xử có bản lĩnh trong đời sống xã hội” [9, 123]. Trịnh Xuân Vũ xác định rõ
học sinh là vị trí trung tâm của dạy – học văn, học sinh chính là chủ thể - trò. Bên cạnh đó,
tính tự chủ của học sinh trong học tập cũng được nhấn mạnh và người giáo viên phải có
những định hướng khoa học, trang bị cho học sinh tri thức nhất định, hành vi đúng đắn, khả
năng ứng xử phù hợp khi bước từ môn học Ngữ văn ra đời sống thực tiễn.
Năm 2004, Vũ Ngọc Khánh đã đưa ra khái niệm liên hệ thực tế trong giảng dạy Ngữ
văn thông qua quan niệm Dạy văn hay là dạy cho sắc những giờ lên lớp: “Giờ dạy văn sắc
nét là một giờ giảng sinh động, gắn với cuộc sống hiện hành, ngay cả lúc thầy và trò đang
cùng dạy dỗ, học tập. Thầy trò cùng ở trong lớp, đang cùng làm một công việc do xã hội
giao phó, chứ không phải ngồi trong tháp ngà. Chính đây là nơi các học sinh gắn liền với đời
sống xã hội, với lao động sản xuất, khác với lối học của các nhà nho, các nhà tư sản ngày
xưa (…) Liên hệ thực tế là đặt để bài học vào hoàn cảnh lúc bấy giờ và để giáo dục tư tưởng
một cách nhanh chóng, có hiệu quả bất ngờ.” [3, 55]. Đến đây, khái niệm liên hệ thực tế
trong dạy học Ngữ văn đã được làm sáng tỏ, liên hệ thực tế trong dạy học Ngữ văn sẽ làm
8



cho giờ dạy học Ngữ văn sắc nét hơn, cụ thể, sinh động hơn. Đóng góp của Vũ Ngọc Khánh
khá quan trọng và có sức ảnh hưởng đối với giảng dạy môn học Ngữ văn lúc bấy giờ.
Trên đây là những nghiên cứu về văn học hay tác phẩm văn chương trong mối liên hệ
với thực tế đời sống. Các tác giả thông qua các bài nghiên cứu đã có nhiều đóng góp cho vấn
đề thực tế và giảng dạy Ngữ văn. Mục đích của các tác giả đều hướng tới việc người giáo
viên cần linh hoạt, chủ động vận dụng, tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực để văn
học, nhà trường và cuộc sống không còn những khoảng cách, cụ thể hơn là người giáo viên
cần làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng của đời sống và văn học.
2.2. Liên hệ thực tế trong phân môn Làm văn
Năm 2009, với bài viết Nỗi lo nghị luận xã hội, www.baomoi.com đã có những nhận
định: “Lần đầu tiên NLXH được đưa vào đề thi là kì thi Học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ
văn năm 2006 – 2007. Ngay sau bước thử nghiệm đầy táo bạo đó, NLXH đã nhanh chóng
được đưa vào đề thi ĐH – CĐ dành cho mọi đối tượng”. Trong bài viết, cô Trần Thị Minh
Thanh (giáo viên Ngữ văn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định) cũng có ý
kiến: “Đưa NLXH vào giảng dạy và thi cử là hợp lí, nó kích thích học sinh quan tâm nhiều
hơn đến những vấn đề của đời sống xã hội.” [14, 1]. Vấn đề liên hệ thực tế trong chương
trình làm văn của THPT đã được chú trọng, quan tâm và mang lại những hiệu ứng đáng kể.
Đề nghị luận xã hội là một hình thức tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ quan điểm, lập trường
thông qua cách lập luận nhằm thuyết phục người đọc về một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội,
mang tính giáo dục cao. Giai đoạn trước, đề làm văn đơn thuần là các dạng đề: Phân tích
nhân vật A trong tác phẩm B; Từ hai nhân vật C, D hãy làm rõ số phận con người; Vẻ đẹp
thiên nhiên qua câu thơ, bài thơ… Đề làm văn như thế đã bó hẹp phạm vi tư duy của học
sinh cũng như chuẩn đánh giá của người giáo viên. Học sinh chỉ có thể lập luận theo những
dẫn chứng, quan điểm đã được học, yếu tố tự chủ, sáng tạo phần nào bị hạn chế. Bên cạnh
đó, người giáo viên cũng chỉ đánh giá được kiến thức văn học của học sinh, những kiến thức
về đời sống xã hội, thái độ, quan điểm đều không được đề cập đến. Vì thế, khi NLXH đưa
vào đề thi CĐ – ĐH sẽ tạo được một sự cải cách mới, một điểm nhìn mới và một hướng đi
mới.


9


2.3. Liên hệ thực tế trong phân môn Tiếng Việt
Năm 2012, trong nghiên cứu lí luận về Giật mình với ngôn ngữ “chat” tiếng Việt trên
Internet , Trịnh Hoài Thu đã nhận định: “Chỉ cần xem lại các số liệu thống kê về tình trạng
sai lỗi chính tả của học sinh hiện nay, chúng ta thấy ngay một thực trạng báo động khẩn cấp,
đó là sự ảnh hưởng của ngôn ngữ chat trên mạng vào văn phong của học sinh. (…) Cách viết
tiếng Việt chat như hiện nay rung lên một hồi chuông cảnh báo về sự tùy tiện trong sử dụng
ngôn ngữ viết của người Việt Nam trên cộng đồng mạng chat. Mặc dù chat là viết lại những
câu mình muốn nói, nên xét về mặt ngôn ngữ thì nó vẫn thiên về ngôn ngữ nói. Nhưng tất cả
cái gì chúng ta đã ghi lại bằng chữ viết thì vẫn cần phải hết sức cẩn trọng trong cách sử
dụng, tránh để lại hậu quả cho thế hệ sau.” [13, 1]. Xã hội hội nhập với công nghệ thông tin,
giáo dục cũng vậy, tiếng Việt và sự hội nhập ấy mang lại kết quả như thế nào? Bài nghiên
cứu của Trịnh Hoài Thu là một lời cảnh báo cho việc dạy – học Ngữ văn hiện nay, sự trong
sáng của tiếng Việt còn được giữ gìn và phát huy hay không? Đây là một vấn đề đáng lưu
tâm trong liên hệ thực tế ở chương trình giảng dạy Ngữ văn THPT, đặc biệt là phần Tiếng
Việt.
Thông qua những tìm hiểu về lịch sử của vấn đề liên hệ thực tế trong chương trình
Ngữ văn THPT, chúng tôi khẳng định rằng, đây là một đề tài không hẳn mới lạ, tuy nhiên
chưa có nghiên cứu thực sự đi sâu vào vấn đề. Hi vọng với đề tài nghiên cứu: Vấn đề liên hệ
thực tế trong dạy học Ngữ văn THPT, chúng tôi sẽ đóng góp được những nhận định, quan
điểm và ứng dụng mới cho công tác dạy – học Ngữ văn THPT hiện nay.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với đề tài Vấn đề liên hệ thực tế trong dạy học Ngữ văn THPT, chúng tôi muốn
hướng tới những mục đích sau:
- Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và nghiên cứu thực trạng của đề tài, chúng tôi muốn
nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan về phương pháp giảng dạy Ngữ văn, cụ thể là

vấn đề giáo dục thực tế trong giảng dạy Ngữ văn lớp 11 (Bộ cơ bản) hiện nay.
- Tìm hiểu, đóng góp một số ý kiến về vấn đề liên hệ thực tế và môn học Ngữ văn
trong giảng dạy để thay đổi phần nào tình hình dạy – học Ngữ văn hiện nay.

10


- Đề tài cũng là một thành quả thể hiện quá trình tìm hiểu, học thuật, tự hoàn thiện
bản thân của chúng tôi trong quá trình học tập, trạng bị kiến thức, kĩ năng cần thiết để vào
đời.

4. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài Vấn đề liên hệ thực tế trong dạy học Ngữ văn THPT, chúng tôi
tập trung nghiên cứu lí thuyết ở chương trình Ngữ văn và vấn đề liên hệ thực tế trong giảng
dạy Ngữ văn lớp 11 (Bộ cơ bản). Nghiên cứu thực trạng chúng tôi thực hiện ở một số trường
THPT trong quá trình sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn K35 thực tập sư phạm. Vậy, phạm
vi nghiên cứu của đề tài thuộc giới hạn: Vấn đề liên hệ thực tế trong dạy học Ngữ văn lớp 11
(Bộ cơ bản).
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài Vấn đề liên hệ thực tế trong dạy học Ngữ văn THPT hướng đến 3 đối tượng:
- Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 (Bộ cơ bản)
- Phương pháp dạy học của giáo viên Ngữ văn lớp 11 (Bộ cơ bản)
- Kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh trong quá trình học môn Ngữ văn lớp 11
(Bộ cơ bản)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng hai hình thức nghiên cứu chủ yếu, đó là
nghiên cứu lí thuyết và nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên, chúng tôi chú trọng nhiều vào
nghiên cứu thực nghiệm với các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp điều tra cơ bản dựa vào phiếu điều tra học sinh và giáo viên trong quá
trình học tập, giảng dạy môn Ngữ văn. Đây là những số liệu cụ thể, thực tế phản ánh được
thực trạng của vấn đề.
Phương pháp quan sát tự nhiên được thực hiện trong quá trình giảng dạy của tiết học
hay giờ dự giờ, thao giảng. Đảm bảo quá trình quan sát khách quan, tế nhị, tự nhiên để học
sinh biểu hiện đúng và thật thái độ của các em đối với vấn đề liên hệ thực tế trong học Ngữ
văn.
11


Phương pháp nghiên cứu ứng dụng dựa trên những giáo án được thiết kế và thực
nghiệm mang tính thực tế cao. Nghiên cứu ứng dụng sẽ góp phần làm sáng tỏ những nhận
định của nghiên cứu lí thuyết và đánh giá được kết quả nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp phân tích và tổng hợp. Từ những phương pháp trên, chúng tôi thu thập
thông tin, số liệu, phân tích cơ sở đó để làm minh chứng xác thực cho đề tài và tạo hiệu quả
thuyết phục hơn cho những người quan tâm đến đề tài Vấn đề liên hệ thực tế trong dạy học
Ngữ văn THPT.

12


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
LỚP 11 (BỘ CƠ BẢN)
1.1. Khái niệm thực tế và liên hệ thực tế
1.1.1. Khái niệm thực tế
Theo Từ điển bách khoa toàn thư mở thì “Thực tế là tình hình cuộc sống trước mắt.”
Khái niệm này nhấn mạnh tính chất thiết thực, thời sự của cuộc sống thông qua định nghĩa
về thực tế. Và thực tế được sử dụng trong đời sống hằng ngày “có nghĩa là trạng thái tồn tại
một cách cụ thể của sự vật.” [12, 1]. Như vậy, có thể nói, thực tế là tình hình cuộc sống của

con người, tồn tại một cách cụ thể, khách quan và mang tính chất thiết thực, thời sự cao.
Nhưng thực tế trong văn chương có khác với thực tế trong đời sống xung quanh chúng
ta? Theo tác giả Hoài Nam trong bài “Thực tế với sáng tạo của nhà văn” thì: “Khái niệm
“thực tế” phải chăng chỉ để xác định một môi trường xã hội cụ thể nào đó mà nhà văn đã,
hoặc đang sống; môi trường xã hội ấy, với những đặc điểm về chính trị - kinh tế - văn
hóa…”. Và thực tế trong văn chương có nhiều loại: Thực tế của trí tưởng tượng, thực tế của
những ước mơ, thực tế của sự thâm nhập thư tịch, thực tế tâm linh… Tất cả các phân loại ấy
đều hỗ trợ cho lao động sáng tác của nhà văn. [11, 1]. Từ ý kiến trên, chúng tôi nhận định
rằng: Thực tế trong văn chương chính là môi trường xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực: chính
trị, kinh tế, văn hóa… mà nhà văn cảm nhận qua lăng kính của mình và chuyển tải vào tác
phẩm văn học.
1.1.2. Khái niệm liên hệ thực tế
Là phương pháp làm sáng rõ tính thực tế trong một số lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn
hóa, giáo dục… nhằm nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng của lí thuyết và thực tiễn.
1.2. Vấn đề liên hệ thực tế trong chương trình Ngữ văn lớp 11 (Bộ cơ bản)
1.2.1. Thế nào là liên hệ thực tế trong dạy học Ngữ văn
Khái niệm liên hệ thực tế trong dạy Ngữ văn bắt đầu từ khái niệm “Giảng dạy văn học
gắn liền với thực tế đời sống” ở chuyên đề bàn về phương pháp dạy văn tại Sầm Sơn năm
1961. Đến năm 2004, Vũ Ngọc Khánh đã bàn về vấn đề này và nhận định: “Liên hệ thực tế
13


là đặt để bài học trong hoàn cảnh lúc bấy giờ (…) Liên hệ thực tế có thể là sự liên hệ ngay
với tình hình thời sự trước mắt…” [3, 55]. Như vậy, trong dạy Ngữ văn, liên hệ thực tế là
một phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo được sự hô ứng của bài học và đời sống, gắn
liền môn học và đời sống, tạo hiệu quả và chất lượng giáo dục cao.
1.2.2. Mục tiêu liên hệ thực tế trong dạy học Ngữ văn
Liên hệ thực tế trong dạy học Ngữ văn hướng tới những mục tiêu sau:
Đào tạo những công dân sẵn sàng cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Giai đoạn trước,
đất nước ta trải qua hai cuộc chiến tranh, chống Pháp và chống Mĩ, liên hệ thực tế là giáo

dục lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu cho học sinh, tiếp thêm động lực để các em bước vào
chiến trường bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, đất nước hòa bình, thống nhất, liên hệ thực tế định
hướng cho học sinh biết nhìn lại lịch sử, trân trọng những giá trị truyền thống, được bồi
dưỡng tư tưởng, đạo đức và biết lựa chọn quan điểm sống tốt, sống có ích, có trách nhiệm
và sống đẹp, sống kịp với thời đại hội nhập của đất nước, nhân loại.
Để đạt được mục tiêu lớn ở trên, liên hệ thực tế cần hướng đến vai trò trung tâm của học
sinh. Liên hệ thực tế trong dạy Ngữ văn không có nghĩa rằng giáo viên thông báo dẫn chứng,
minh họa cho bài học bằng những thông tin thực tế. Người giáo viên phải vừa liên hệ thực tế
vừa làm sáng tỏ nội dung của bài học và đặc biệt là phải để cho học sinh có quyền được nói,
được phát biểu tự do suy nghĩ, quan điểm, cảm nhận của các em về vấn đề trong bài học. Đó
là mục tiêu thứ hai. Mục tiêu này nhấn mạnh tính tự chủ, tự do và vị trí trung tâm của học
sinh trong giờ học Ngữ văn.
1.2.3. Yêu cầu của vấn đề liên hệ thực tế trong dạy học Ngữ văn
1.2.3.1. Đối với học sinh
Học sinh là trung tâm của giờ học, vì vậy, liên hệ thực tế có đạt kết quả cao hay không,
vấn đề này phụ thuộc nhiều vào đối tượng học sinh. Để liên hệ thực tế trong dạy Ngữ văn
lớp 11 (Bộ cơ bản) đòi hỏi ở học sinh những yêu cầu sau đây:
Kiến thức học sinh phải được trang bị, cả kiến thức về Ngữ văn và kiến thức về đời sống.
Kiến thức về Ngữ văn là những kiến thức về tác phẩm văn chương, tiếng Việt, làm văn, lịch
sử, địa lí hay những lĩnh vực có liên quan chặt chẽ đến bài học trong sách giáo khoa Ngữ
văn 11 (Bộ cơ bản). Kiến thức về đời sống đó là những kiến thức các em học được trong
14


cuộc sống thông qua các mối quan hệ: nhà trường, gia đình và xã hội. Ví dụ, khi học tác
phẩm “Cha con nghĩa nặng” theo tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, học sinh phải có những
kiến thức về ngôn ngữ, về con người Nam Bộ, về tình cảm cha con trong văn học giai đoạn
trước, tình cảm cha con của gia đình mình và tình cảm cha con trong xã hội ngày nay qua
những tin tức báo đài, truyền hình đang nóng hổi. Để từ đó, học sinh có cái nhìn xuyên suốt
và thông hiểu được bài học cũng như nhận thấy được tính thiết thực, ý nghĩa của bài học

trong cuộc sống.
Tâm lí của học sinh cũng rất quan trọng, cùng là bậc Phổ thông nhưng tâm lí của học
sinh lớp 10, 11, 12 đều khác nhau. Ở lớp 10, học sinh bước vào cấp 3, các em đã có ý nghĩ
mình trưởng thành, người lớn hơn, các em được làm quen với môi trường mới: trường lớp,
học tập, bạn bè, thầy cô. Ở lớp 12, các em đã phải có ý thức cao về trách nhiệm học tập đối
với bản thân, gia đình, suy nghĩ của học sinh 12 phần nào chín chắn hơn và biết tiết kiệm
quỹ thời gian của mình vào học tập, hướng nghiệp. Lớp 11 là năm học trung gian của hai
khối lớp trên, lớp 11, các em đang đà phát triển, năng động, ham học hỏi, thích khám phá và
có nhiều thời gian tìm hiểu về thế giới xung quanh. Chỉ khi các em thích cái mới, chủ động,
tìm tòi thì các em có thể nắm bắt được nhiều thông tin, kiến thức, hỗ trợ phần nào cho bài
học thực tế được liên hệ.
Thái độ của học sinh cũng là một yêu cầu khá quan trọng trong việc dạy học Ngữ văn.
Đối với một học sinh chán ghét môn Ngữ văn thì việc tiếp thu kiến thức rất khó khăn, tuy
vậy, yêu cầu này không bắt buộc học sinh phải yêu thích, đam mê, hăng say với Ngữ văn.
Học sinh chỉ cần bình đẳng môn học Ngữ văn với các môn học khác, có hứng thú với các
vấn đề thực tế được liên hệ và biết nhìn nhận, đánh giá các vấn đề thực tế ấy theo quan điểm
tích cực của cá nhân. Thái độ hợp tác của học sinh chính là một chất xúc tác cho kết quả
thành công của việc liên hệ thực tế trong dạy học Ngữ văn.
1.2.3.2. Đối với giáo viên
Yêu cầu chung nhất đối với mọi người giáo viên đó là kiến thức chuyên môn: môn học
giảng dạy, phương pháp dạy học; thái độ kiên trì, yêu nghề, sống với nghề mình đã chọn.
Riêng đối với môn Ngữ văn, người giáo viên cần có thêm những yêu cầu sau:

15


Tìm hiểu, vận dụng nhiều phương pháp mới để làm sinh động tiết dạy, tránh gây nhàm
chán, áp lực cho học sinh trong giờ học Ngữ văn. Tạo môi trường thân thiện, năng động để
học sinh tích cực nhằm khai thác, phát huy khả năng vốn có của học sinh. Liên hệ thực tế
chính là một trong những sự lựa chọn.

Người giáo viên Ngữ văn phải biết “làm mới” mình bằng việc thu nhận, học tập những
kiến thức mới: chuyên môn và đời sống, nhất là kiến thức về cuộc sống muôn màu xung
quanh để có nhiều liên hệ chính xác, dẫn chứng hợp lí cho tiết dạy.
Công việc trong phương pháp liên hệ thực tế ở dạy Ngữ văn cũng đòi hỏi người giáo viên
ở nhiều khía cạnh khi tiến hành liên hệ thực tế trong giảng dạy:
- Kiến thức liên hệ phải phù hợp, mang tính chân thực lịch sử cao.
- Dẫn chứng phải tinh, có tính phổ biến.
- Dẫn chứng đúng lúc, đúng chỗ, hướng đến cho học sinh nhận thức được bài học một
cách tự nhiên, đúng đắn.
- Dẫn chứng phải được dẫn dắt sinh động bằng nhiều hình thức, tránh thông báo, diễn
giảng khô khan, lí thuyết.
- Giáo viên dẫn chứng nhưng cần chú ý khơi gợi, phát huy tri thức cho học sinh.
- Thái độ liên hệ của giáo viên phải hăng say để truyền đam mê, hứng thú cho học sinh.
1.2.4. Vai trò của vấn đề liên hệ thực tế trong dạy học Ngữ văn
Liên hệ thực tế trong dạy Ngữ văn có tác dụng tích cực cho công tác dạy – học Ngữ văn
hiện nay. Đây là một phương pháp giúp giờ học văn sinh động, hấp dẫn hơn, tạo được sự
liên kết, gắn bó của thầy – trò – môn học Ngữ văn. Điều kiện để môn học giảm thiểu được
tình trạng nhàm chán, áp lực chính là sự vận động của môn học ấy trong từng tiết học. Liên
hệ thực tế giúp nối liền khoảng cách của Ngữ văn và đời sống, cho thấy những tư tưởng của
bài học đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống, do vậy, học sinh sẽ cảm thấy môn học Ngữ văn
gần gũi với bản thân hơn thông qua quá trình liên văn bản, liên hệ bản thân và liên hệ thực
tế. Từ đó, người giáo viên sẽ hoàn thành giờ giảng dạy Ngữ văn một cách tốt đẹp.
Liên hệ thực tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm sáng rõ mối quan hệ biện
chứng giữ môn Ngữ văn và hiện thực đời sống. Nói cách khác, phương pháp này làm nổi bật
nguyên tắc học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn. Văn học đều bắt nguồn từ đời
16


sống và phục vụ đời sống, nhiều tác phẩm văn học còn mang tính điển hình, khái quát cao.
Phương pháp liên hệ thực tế trong giảng dạy ngữ văn sẽ làm sâu sát những nội dung của bài

học và đưa ra thực tế cuộc sống những bài học thiết thực ấy, ngầm chứng minh sự vận động,
sự tồn tại của Ngữ văn là rất thiết thực trong xã hội ngày nay.
Học sinh học môn Ngữ văn không phải chỉ học những kiến thức, kĩ năng trong tác phẩm
văn học, tiếng Việt hay làm văn. Điều quan trọng và tạo nên thành công của một người giáo
viên dạy văn chính là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh vào thực hành làm
bài và vào đời sống thực tiễn. Nhấn mạnh liên hệ thực tế trong giảng dạy Ngữ văn không
phải để thông điệp rằng đây là phương pháp hiển nhiên, quyết định trong phương pháp giảng
dạy của giáo viên, mà đây là một lựa chọn để người giáo viên có thể chủ động khai thác,
phát huy khả năng của học sinh, định hướng cho học sinh lĩnh hội được những kiến thức, kĩ
năng cần thiết khi học môn học Ngữ văn.

1.2.5. Nội dung, đối tượng và phạm vi liên hệ thực tế trong chương trình Ngữ văn
lớp 11 (Bộ cơ bản)
1.2.5.1. Nội dung liên hệ thực tế trong chương trình Ngữ văn lớp 11 (Bộ cơ bản)
1.2.5.1.1. Phân môn Đọc văn
Khối kiến

Giai đoạn

thức

văn học

Tên bài học

Chủ đề bài học

Nội dung liên hệ
thực tế


Vào phủ chúa

Cuộc

sống

Trịnh (Trích

hoa, quyền quý người giàu, kẻ nghèo là

Thượng kinh kí

của chúa Trịnh và một chênh lệch rất lớn.

sự) – Lê Hữu

thái

Trác

thường danh lợi

độ

xa Đời sống ngày nay,

coi

của tác giả.


Văn học

Văn học

Việt Nam

trung đại

Tự tình (bài II)

Tâm trạng đau Người phụ nữ hiện đại

– Hồ Xuân

buồn, phẫn uất đã có nhiều ưu tiên,

Hương

trước số phận bi bình quyền, tuy vậy,
kịch và khát vọng trong xã hội vẫn tồn tại
17


sống hạnh phúc nhiều cuộc đời bất
mãnh

liệt

của hạnh, truân chuyên.


người phụ nữ.
Câu cá mùa

Cảnh sắc mùa thu Phong cảnh thiên nhiên

thu (Thu điếu)

Bắc Bộ và sự cảm của đất nước, tình yêu

– Nguyễn

nhận tinh tế cùng quê hương đất nước.

Khuyến

tình

yêu

thiên

nhiên, đất nước
của tác giả.
Thương vợ -

Hình ảnh người Vai trò, trách nhiệm

Trần Tế Xương

vợ tần tảo, giàu của người vợ, người

đức hi sinh và chồng trong cuộc sống
cảm

Văn học

Văn học

Việt Nam

trung đại

xúc

chân gia đình hiện đại.

thành, tình cảm
thương yêu của
tác giả.
Bài ca ngất

Bản lĩnh cá nhân, Phải khẳng định mình

ngưởng –

cái

Nguyễn Công

ngất ngưởng của định bằng cách chan


Trứ

tác giả trước cuộc hòa với mọi người và
đời,

ngông,

trước

cái để tồn tại, nhưng khẳng

thời có thái độ tốt trước

cuộc bấy giờ.

những tình huống.

Sự chán ghét của Nhân cách của người

Bài ca ngắn đi

trên bãi cát (Sa người trí thức đối trí thức ngày nay, con
hành đoản ca) –

với con đường đường danh lợi và ý

Cao Bá Quát

danh
thường


lợi

tầm nghĩa cuộc đời.
đương

thời và niềm khát
khao
18

thay

đổi


cuộc sống.
Lẽ ghét

Tình

cảm

yêu, Yêu, ghét là tình cảm

thương (Trích

ghét phân minh, riêng của mỗi người

Lục Vân Tiên)


mãnh liệt và tấm nhưng phải dựa vào

– Nguyễn Đình

lòng thương dân chuẩn mực chung của

Chiểu

sâu

sắc

Nguyễn

của xã hội.
Đình

Chiểu.

Văn học

Văn học

Việt Nam

trung đại

Văn tế nghĩa sĩ

Tiếng


khóc

bi Nhớ ơn những người

Cần Giuộc –

tráng

cho

Nguyễn Đình

thời kì vĩ đại khẳng định ai cũng có

Chiểu

nhưng

một anh hùng nông dân,

đau thể

làm

nên

chiến

thương của dân thắng với lòng quyết

tộc và tượng đài tâm và ý chí kiên
bất

khuất

của cường.

người nông dân
nghĩa



Cần

Giuộc anh hùng.
Chiếu cầu hiền Chủ trương đúng Bài học dụng người
(Cầu hiền

đắn của nhà Tây cho cuộc sống hiện đại.

chiếu) – Ngô

Sơn động viên trí

Thì Nhậm

thức Bắc Hà tham
gia xây dựng đất
nước.


Về luân lí xã

Vạch trần thực Lòng yêu nước và tinh

hội nước ta

trạng đen tối của thần muốn hướng đến

(Trích Đạo đức

xã hội, đề cao tư một đất

và luân lí Đông

tưởng đoàn thể vì mạnh, văn minh.

Tây) – Phan

sự tiến bộ, hướng
19

nước giàu


Châu Trinh

về một ngày mai
tươi sáng của đất
nước.


Văn học

Văn học

Lưu biệt khi Vẻ đẹp lãng mạn, Sự chủ động của con

Việt Nam

Việt Nam

xuất

dương hào hùng của nhà người trong tình huống

từ đầu thế

(Xuất

dương chiến

kỉ XX đến

lưu biệt) – Phan mạng những năm dẫn đến thành công

Cách mạng

Bội Châu




Cách cháy bỏng sẽ góp phần

đầu thế kỉ XX, nhất định.

tháng Tám

với tư tưởng mới

1945

mẻ, táo bạo, khát
vọng cháy bỏng
trong buổi ra đi
tìm đường cứu
nước.
Hầu trời – Tản Cái
Đà

tôi

ngông, Phải khác biệt để tồn

phóng túng, trữ tại, nhưng cần khác
tình của nhà thơ. biệt trong khuôn khổ
Sự tự ý thức về cho phép của xã hội
tài năng, giá trị
đích thực của cá
nhân




khao

khát được khẳng
định giữa cuộc
đời.
Hai đứa trẻ - Niềm xót thương, Xung quanh cuộc sống
Thạch Lam

cảm thông của tác hiện tại vẫn còn có
giả đối với những những mảnh đời côi
kiếp người sống cút và cần lắm tình yêu
cơ cực, tăm tối ở thương, sự san sẻ.
20


phố huyện nghèo,
đồng thời tác giả
cũng trân trọng
ước mong đổi đời
tuy còn mơ hồ
của họ.
Văn học

Văn học

Việt Nam

Việt Nam
từ đầu thế


Chữ người tử Quan niệm về cái Cái đẹp luôn bất tử với
tù – Nguyễn đẹp, khẳng định những người biết trân
Tuân

sự bất tử của cái trọng, nâng niu, với
đẹp

kỉ XX đến

thông

qua những người có “thiên

hình tượng nhân lương”.

Cách mạng

vật

tháng Tám

Huấn

Cao,

đồng thời tác giả

1945


bộc lộ lòng yêu
nước

thầm kín

của mình.
Hạnh phúc của Tác giả phê phán Vấn đề tình người và
một tang gia mạnh

mẽ

bản sự chân thành, thật

(Trích Số đỏ) – chất giả dối và sự lòng trong cuộc sống


Trọng lố lăng, đồi bại đối với nhau.

Phụng

của



hội

“thượng lưu” ở
thành

thị


Việt

Nam những năm
trước Cách mạng.
Chí

Phèo

– Bi kịch của người Cần nhìn nhận, đánh

Nam Cao

nông dân lương giá con người ở hai
thiện luôn khát mặt thiện – ác, tận
khao quyền sống, cùng trong con người
21


quyền làm người luôn là những gì tốt
ngay cả khi họ bị đẹp nhất.
vùi

dập

nhân

hình, nhân tính.
Tác giả lên án
gay gắt xã hội

đương
hủy
Văn học

Văn học

Việt Nam

Việt Nam
từ đầu thế
kỉ XX đến
Cách mạng
tháng Tám
1945

thời
hoại

đã
con

người.
Cha con nghĩa Tình nghĩa cha Tình phụ tử ngày nay,
(Trích con sâu nặng và những biểu hiện tích

nặng

tiểu thuyết Cha tính cách người cực và tiêu cực.
con nghĩa nặng) Nam



Hồ

Bộ

chất

Biểu phác, chân tình.

Chánh
Vĩnh biệt cửu Mối quan hệ giữa Nghệ thuật phải bắt
đài nghệ

trùng

thuật

với nguồn từ cuộc sống và

(Trích Vũ Như cuộc sống,

giữa phục vụ cuộc sống.

Tô) – Nguyễn lí

nghệ

Huy Tưởng

tưởng


thuật
thuần

cao
túy

siêu,
của

muôn đời với lợi
ích thiết thân và
trực tiếp của nhân
dân.
Vội

vàng

– Lời giục giã hãy Sống thật, hết mình,

Xuân Diệu

sống mãnh liệt, trân trọng quỹ thời gian
sống hết mình, của mình và phải sống
quý trọng từng có ý nghĩa.
22


giây, từng phút
của


cuộc

mình,

đời

nhất



những năm tháng
tuổi trẻ.
Tràng giang – Nỗi sầu của một Con người phải sống
Huy Cận

cái tôi cô đơn hữu

tình

với

quê

trước thiên nhiên hương, đất nước.
rộng lớn, trong đó
Văn học

Văn học


Việt Nam

Việt Nam

thấm đượm tình
người, tình đời,

từ đầu thế

lòng

kỉ XX đến

yêu

nước

thầm kín mà thiết

Cách mạng

tha của tác giả.

tháng Tám
1945

Đây thôn Vĩ Bức tranh thôn Vĩ Tình

người




sức

Dạ - Hàn Mặc đẹp, nên thơ và mạnh giúp con người
Tử

tâm trạng cô đơn, vượt qua những đau
bế tắc nhưng vẫn khổ và là ý nghĩa cuộc
khát khao cuộc sống được hướng đến.
sống, tình yêu.

Chiều tối (Mộ) Tình
– Hồ Chí Minh

yêu thiên Trong hoàn cảnh cùng

nhiên, yêu cuộc cực vẫn luôn phải lạc
sống và ý chí quan và yêu thương
vươn
hướng

lên
về

luôn con người.
sự

sống, ánh sáng,
tương


lai

của

người chiến sĩ Hồ
Chí Minh.
23


Từ ấy – Tố Niềm vui sướng Trách
Hữu

nhiệm

thanh

say mê mãnh liệt niên ngày nay trong
của người thanh cuộc sống hiện đại.
niên

Tố

Hữu

trong buổi đầu
gặp gỡ được lí
tưởng cộng sản
và tác dụng kì
diệu của lí tưởng

đối với cuộc đời
nhà thơ.
Văn học

Văn học

Việt Nam

Việt Nam
từ đầu thế
kỉ XX đến
Cách mạng

Một thời đại Nội dung cốt yếu Cái tôi và cái ta trong
trong

thi

ca của tinh thần Thơ cuộc sống hiện đại.

(Trích Thi nhân mới: Lần đầu tiên
Việt

Nam)

– “cái tôi” với ý

Hoài Thanh

nghĩa tuyệt đối


tháng Tám

của nó xuất hiện

1945

trong thi ca, đồng
thời cũng nói lên
cái bi kịch ngấm
ngầm trong tâm
hồn người thanh
niên bấy giờ.

Văn học nước ngoài

Tình yêu và Vẻ đẹp của tình Sức mạnh của tình yêu
thù hận (Trích người, tình đời chân thành có thể hóa
Rô – mê – ô và theo lí tưởng của giải những thù hận.
Giu – li – ét) – chủ nghĩa nhân
U. Sếch-xpia

văn:

tình

yêu

vượt lên trên thù
24



×