Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH héo XANH THỐI củ GỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM của một số GIỐNG GỪNG TRIỂN VỌNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

VÕ PHONG VINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH HÉO
XANH THỐI CỦ GỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA
SOLANACEARUM CỦA MỘT SỐ GIỐNG GỪNG
(ZINGIBER OFFICINALE ROSC.) TRIỂN VỌNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH HÉO
XANH THỐI CỦ GỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA
SOLANACEARUM CỦA MỘT SỐ GIỐNG GỪNG
(ZINGIBER OFFICINALE ROSC.) TRIỂN VỌNG

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Trần Vũ Phến



Sinh viên thực hiện:
Võ Phong Vinh
Lớp: BVTV K34
MSSV: 3083899

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ Thực vật với đề tài:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH HÉO XANH THỐI CỦ
GỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM CỦA MỘT SỐ
GIỐNG GỪNG (ZINGIBER OFFICINALE ROSC.) TRIỂN VỌNG

Do sinh viên Võ Phong Vinh thực hiện

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày

tháng 5 năm 2012

Cán bộ hướng dẫn

TS. Trần Vũ Phến



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Bảo vệ Thực vật với tên:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH HÉO XANH THỐI CỦ
GỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM CỦA MỘT SỐ
GIỐNG GỪNG (ZINGIBER OFFICINALE ROSC.) TRIỂN VỌNG

Do sinh viên Võ phong Vinh thực hiện và bảo vệ trước hội đồng

Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:.............................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................
Luận văn tốt nghiệp hội đồng đánh giá ở mức:.............................................................

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày.....tháng 5 năm 2012
Chủ tịch Hội Đồng


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Võ Phong Vinh

Năm sinh: 19/08/1990
Nơi sinh: Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang
Họ và tên cha: Võ Hoàng Vũ
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Xíu Ngó
Quê quán: Xã Long Thạnh, Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang
Quá trình học tập:
1996 - 2001: học tiểu học tại trường tiểu học Long Thạnh 1, Phụng Hiệp, Hậu
Giang
2001 - 2005: học THCS tại trường THCS Long Thạnh 1, Phụng Hiệp, Hậu Giang
2005 - 2008: học THPT tại trường THPT Tầm Vu 2, Châu Thành A, Hậu Giang
2008 - 2012: học Đại học tại trường Đại học Cần Thơ, ngành Bảo vệ thực vật khóa
34, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và thầy hướng dẫn,
các số liệu kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.

Người thực hiện

Võ Phong Vinh


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng,
Cha, Mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của các con. Anh chị
người lúc nào cũng quan tâm, lo lắng và giúp đỡ trong những lúc khó khăn.
Thành kính ghi ơn,

Thầy Trần Vũ Phến đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Quý thầy cô trong khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học
Cần Thơ đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tại trường.
Chân thành biết ơn,
Anh Trần Văn Nhã, chị Trần Thị Thúy Ái và các anh chị trong bộ môn Bảo
vệ Thực vật đã đóng góp những ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho em hoàn thành
tốt thí nghiệm.
Thành thật cảm ơn,
Các bạn Giang , Nghi, Quốc, Chúng, Châu, Nhi, Thịnh, Vân, Toàn lớp Bảo
vệ Thực vật khóa 34 và anh Lê Nhựt Tảo Trồng trọt k33 đã giúp đỡ tôi trong thời
gian thực hiện đề tài.
Các bạn Nghị, Quang, Ngọc, Như nhà trọ 3A/1 hẻm 51 đã động viên cổ vũ trong
thời gian tôi khó khăn nhất.

Trân trọng!

Võ Phong Vinh


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lược sử cá nhân ................................................................................................... i
Lời cam đoan........................................................................................................ ii
Lời cảm tạ ............................................................................................................ iii
Mục lục ................................................................................................................ iv
Danh sách chữ viết tắt ....................................................................................... .viii

Danh sách bảng .................................................................................................... ix
Danh sách hình..................................................................................................... .x
Tóm lược........................................................................................................... ...xii
Mở đầu....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................2
1.1 Sơ lược về cây gừng ..........................................................................................2
1.1.1 Nguồn gốc và công dụng ................................................................................2
1.1.2 Đặc điểm phân loại thực vật và nguồn gốc cây gừng.......................................2
1.1.3 Yêu cầu sinh thái ............................................................................................3
1.1.3.1 Nhiệt độ và lượng mưa ................................................................................3
1.1.3.2 Ánh sáng......................................................................................................3
1.1.3.3 Điều kiện đất đai..........................................................................................3
1.1.3.3 Nước............................................................................................................4

1.1.4 Kỹ thuật canh tác ............................................................................................4
1.1.4.1 Mùa vụ ........................................................................................................4


1.1.4.2 Chuẩn bị đất.................................................................................................4
1.1.4.3 Chọn giống ..................................................................................................5
1.1.4.4 Phân bón......................................................................................................5
1.1.4.5 Thu hoạch....................................................................................................6
1.2 Bệnh thối xanh do vi khuẩn. ..............................................................................6
1.2.1 Tác nhân gây bệnh .........................................................................................6
1.2.2 Triệu chứng bệnh thối xanh ............................................................................6
1.2.3 Đặc tính của vi khuẩn gây bệnh ......................................................................7
1.2.4 Sự xâm nhập phát sinh phát triển bệnh............................................................7
1.2.5 Sự lan truyền bệnh ..........................................................................................8
1.2.6 Lưu tồn của mầm bệnh ...................................................................................8
1.2.7 Cây kí chủ.......................................................................................................8

1.2.8 Biện pháp phòng trị ........................................................................................9
1.3 Bệnh đốm lá do nấm Phyllosticta spp. trên gừng ............................................ .10
1.3.1 Tác nhân và triệu chứng............................................................................... .10
1.3.2 Điều kiện phát sinh và phát triển.................................................................. .10
1.4 Sự kháng và chống chịu bệnh của cây trồng.................................................... .10
1.4.1 Khái niệm .................................................................................................... .10
1.4.2 Sự kháng bệnh thụ động .............................................................................. 10
1.4.3 Sự kháng bệnh chủ động.............................................................................. 11
1.4.4 Một số kiểu biểu hiện của tính kháng và chống chịu bệnh trên cây trồng ..... 11
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP............................................ 13
2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................................... 13


2.2 Phương tiện .................................................................................................... 13
2.3 Phương pháp................................................................................................... 15
2.3.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng chống chịu vi khuẩn Ralstonia
solanacearum của 10 giống gừng qua xâm nhiễm nhân tạo .................................. 15
2.3.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn
Ralstonia solanacearum của 15 giống gừng qua xâm nhiễm tự nhiên................... 18
2.3.3 Phân tích số liệu........................................................................................... 20
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 21
3.1 Ghi nhận tổng quát ......................................................................................... 21
3.2 Đặc điểm tăng trưởng của các giống gừng ...................................................... 22
3.2.1 Số lá trên chồi.............................................................................................. 22
3.2.2 Số chồi trên bao ........................................................................................... 24
3.2.3 Chiều cao cây trên lá.................................................................................... 26
3.2.4 Đường kính.................................................................................................. 27
3.3 Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia
solanacearum của 10 giống gừng qua chủng bệnh nhân tạo .................................. 29
3.4 Đánh giá khả năng chống chịu vi khuẩn Ralstonia solanacearum của 15 giống

gừng qua xâm nhiễm tự nhiên............................................................................... 31
3.4.1 Ghi nhận tổng quát ...................................................................................... 31
3.4.2 Đánh giá khả năng chống chịu bệnh............................................................. 32
3.4.3 Mật số vi khuẩn ........................................................................................... 36
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ .................................................................. 39
4.1 Kết luận .......................................................................................................... 39
4.2 Đề nghị........................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 40


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

Ta-LS

Gừng ta Lạng Sơn

Trâu-LS

Gừng Trâu- Lạng Sơn

Ta-HY

Gừng ta Hưng Yên

Mtú-ST

Gừng Long Hưng-Mỹ Tú- Sóc Trăng

Cldung-ST


Gừng Cù Lao Dung- Sóc Trăng

Chợ gạo-TG

Gừng Tri Tôn- gốc Tiền Giang

Lmỹ-HG

Gừng Tàu- Long Mỹ- Hậu Giang

TQuốc-CT

Gừng Trung Quốc- ở Cần Thơ

Ttrị-ST

Gừng Thạnh Trị- gốc Sóc Trăng

Nồi-LA

Gừng Nồi- Long An

Lai-TG

Gừng Lai

TQ

Gừng Trung Quốc


Uminh-KG

Gừng U Minh

Thái

Gừng Thái

Núi Tri tôn

Gừng Núi

Tt

Tri Tôn

NSCB

Ngày sau chủng bệnh

NSKT

Ngày sau khi trồng

TZC

2,3,5-triphenyl tetrazolium chloride

R. solanacearum


Ralstonia solanacearum


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

2.1
2.2
2.3
3.1
3.2

Tên bảng
Tên và nguồn gốc thu thập 15 giống gừng
Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Số lá của các giống gừng tại các thời điểm sau khi trồng
Số chồi của các giống gừng qua các thời điểm sau khi trồng

Trang

14
16
19
23
25

3.3


Chiều cao cây của các giống gừng qua các thời điểm sau khi
trồng

27

3.4

Đường kính gốc thân của các giống gừng qua các thời điểm sau
khi trồng

28

3.5

Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh (%) héo xanh thối củ gừng của các
giống gừng ở các thời điểm khác nhau

31

3.6
3.7
3.8

Tỉ lệ bệnh (%) héo xanh thối củ gừng của các giống gừng ở các
thời điểm khác nhau
Chỉ số bệnh (%) héo xanh thối củ gừng của các giống gừng ở
các thời điểm khác nhau
Mật số vi khuẩn Ralstonia solanacearum trong đất (105 cfu/g
đất)


32
35
37


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

3.1

Diễn biến nhiệt độ và ẩm độ trung bình qua các tháng trong
thời gian thực hiện thí nghiệm tại khu vực nhà lưới BM. Bảo
vệ thực vật, ĐHCT từ tháng 5-9/2011

21

3.2

Diễn biến nhiệt độ và ẩm độ trung bình qua các tháng trong
thời gian thực hiện thí nghiệm tại khu vực nhà lưới BM. Bảo
vệ thực vật, ĐHCT từ tháng 4-11/2011

22

3.3


Hình trước và sau khi chủng bệnh R.solanacearum, (A) 115
NSKT, (B) 165 NSKT

31

3.4

Triệu chứng bệnh nhẹ do vi khuẩn Ralstonia solanacearum

33

3.5

Triệu chứng bệnh nặng do vi khuẩn Ralstonia solanacearum

34


Võ Phong Vinh. 2012 “Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh thối củ do
vi khuẩn Ralstonia solanacearum của một số giống gừng (Zingiber officinale
Rosc.) triển vọng”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông
nghiệp và Sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn TS. Trần Vũ
Phến.

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh thối củ do vi
khuẩn Ralstonia solanacearum của một số giống gừng (Zingiber officinale
Rosc.) triển vọng” được thực hiện từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011 trong điều
kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp

và Sinh học ứng dụng. Đề tài được thực hiện với mục tiêu tuyển chọn một số giống
có khả năng chống chịu lại bệnh héo xanh do vi khuẩn R.solanacearum.
Thí nghiệm 1 được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẩu nhiên, 5 lặp lại.
Đánh giá khả năng tăng trưởng và chống chịu của 10 giống gừng triển vọng trong
điều kiện có lây nhiễm nhân tạo. Kết quả khảo sát cho thấy 100% các giống điều
nhiễm bệnh héo xanh thối củ gừng do vi khuẩn R. solanacearum gây ra, qua đó cho
thấy sự nguy hiễm của bệnh héo xanh thối củ gừng.
Thí nghiệm 2 được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẩu nhiên, 5 lặp lại.
Nguồn vi khuẩn Ralstonia solanacearum Tt6 gây bệnh héo xanh thối củ được cung
cấp bởi phòng thí nghiệm vi sinh, Bộ môn Bảo vệ Thực vật.
Khảo sát khả năng tăng trưởng và chống chịu bệnh héo xanh thối củ gừng khi đất đã
nhiễm bệnh sẵn. Qua kết quả khảo sát cho thấy tính chống chịu bệnh của 5 giống
gừng Ta – Lạng Sơn, Long Mỹ - Hậu Giang, Mỹ Tú – Sóc Trăng, Nồi – Long An
và giống U Minh – Kiên Giang trong đó giống U Minh – Kiên Giang có đặc tính
tăng trưởng và khả năng chống chịu tốt nhất.


MỞ ĐẦU
Ginger (Zingiber officinale Rosc.) được dùng tươi như là một loại gia vị và
chế biến thành nhiều sản phẩm mứt, kẹo,… và là một trong những loại gia vị chính
và lấy dầu thiết yếu, được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất trên toàn thế giới, hơn
nữa gừng còn có tác dụng dược lý nên được sử dụng nhiều trong y học, sản phẩm
thu được từ cây gừng gồm phần thân và phần củ (thân rễ) (Đỗ Huy Bích và ctv.,
2005; Ravindran và babu, 2005).
Ở nước ta, cây gừng được trồng phổ biến ở các hộ gia đình với quy mô nhỏ,
sản lượng chưa nhiều chủ yếu để tiêu thụ tại chỗ hoặc nhu cầu nội địa, vài năm trở
lại đây do nhu cầu về gừng tăng nhiều nơi được trồng phổ biến trên diện tích rộng,
nên gừng đã trở thành cây có giá trị kinh tế khá cao, không chỉ phục vụ nhu cầu nội
địa mà còn xuất khẩu (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007).
Phần lớn tác nhân làm thất thu năng suất trên gừng là do bệnh hại, trong đó

bệnh thối củ đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay vì chưa có thuốc đặc trị hữu
hiệu (Trần Thị Ba, 2006). Có rất nhiều biện pháp đã được thực hiện nhằm tìm
hướng giải quyết xung quanh vấn đề này nhưng không mang lại hiệu quả như mong
muốn, và một trong những cách được cho là có hiệu quả cao đó là chọn giống
kháng bệnh và được cho là một hướng đi đúng (Nguyễn Trọng Cần, 2007).
Từ đó đề tài “Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh thối củ do vi
khuẩn Ralstonia solanacearum của một số giống gừng (Zingiber officinale
Rosc.) triển vọng” được thực hiện với mục tiêu tuyển chọn những giống có khả
năng chống chịu với bệnh héo xanh thối củ gừng do vi khuẩn Ralstonia
Solanacearum gây ra.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1

SƠ LƯỢC VỀ CÂY GỪNG:

1.1.1 Nguồn gốc và công dụng
Cây gừng có tên tiếng anh là Zingiber, họ Zingiberaceae, loài Zingiber
officinale Roscoe (Đỗ Huy Bích và ctv, 2005).
Gừng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á. Gừng có thể phát triển ở khí hậu
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó được trồng tại Ấn Độ, Jamaica, Nigeria, Sierra,
Leone, Brazil, Trung Quốc, Nhật Bản và Indonesia (Xizhen và ctv., 2005; Farzana
Panhwar, 2005).
Ở nước ta, gừng được trồng từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Hiện nay
gừng được trồng ở khắp mọi nơi từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải
đảo, chủ yếu có nhiều ở Hải Phòng (Cát Bi), Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn
La, Lào Cai (Võ Văn Chi, 2005; Đỗ Huy Bích và ctv., 2005).
Gừng có thể cao từ 50 – 100cm tùy theo đất, có nơi cao hơn 150cm (Mai Văn

Quyền và ctv., 2007).
Gừng phát triển thân ngầm ở dưới đất, có nhiều đốt, mỗi đốt có mầm ngủ, khi
gặp điều kiện thuận lợi sẽ đâm chồi thành cây gừng mới. Bẹ lá ôm sát vào nhau phát
triển thành thân giả trên mặt đất. Lá đơn mọc cách (so le), lá trơn, không có cuống,
hình mũi giác, mặt bóng nhẵn, mép lá không có găng cưa, gân giữa hơi trắng nhạt,
vò có mùi thơm (Mai Văn Quyền và ctv., 2007).
1.1.2 Đặc điểm phân loại thực vật của cây gừng:
Gừng có vị cay, thơm, nên thường dùng làm gia vị khá phổ biến, nguyên liệu
chế bánh ướp hương, dùng làm mứt kẹo và làm thành phần của bánh gia vị và xirô
làm dịu. Ngoài ra gừng còn dược dùng để làm thuốc như chữa cảm, mạo, phong hàn,
đau bụng, nhức đầu, thổ tả , tiêu hóa, trạng thái kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn
mửa, ho có đờm và một số bệnh khác. Gừng còn được dân gian dùng để chữa cho


gia súc như trâu, bò… Gừng là một loại thuốc có giá trị trong các loại rau gia vị (Võ
Văn Chi, 2005; Lê Trần Đức, 1997).
Gừng chứa 2 – 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất
hydrocarbon sesquiterpenic:  – zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%),  –
farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol,
linalol, borneol. Nhựa dầu chứa 20 – 25% tinh dầu và 20 – 30% các chất cay là
zingeron, zingerol, sogal. ngoài ra, trong tinh dầu gừng còn chứa  - camphen,  phelandren, eucalyptol và các gingerol (Đỗ Huy Bích và ctv., 2005; Võ Văn Chi,
2005).
1.1.3 Yêu cầu sinh thái
1.1.3.1 Nhiệt độ và lượng mưa
Gừng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á, thích hợp khí hậu ẩm và ấm áp
và không thể chịu đựng ở nhiệt độ thấp. Nhưng gừng ngày nay do được trồng trọt
dài hạn, lựa chọn và thuần hóa, nên nhiệt độ thích nghi cũng được hạ thấp. Gừng có
thể nảy mầm dưới 200C nhưng rất chậm, nhiệt độ thích hợp nảy mầm là 22 – 250C.
Nếu nhiệt độ trên 30 0C gừng nảy mầm rất nhanh nhưng mầm sẽ yếu. Trong giai
đoạn cây giống và trong thời gian đầu phát triển, nhiệt độ thích hợp từ 22 – 280C và

giai đoạn thân rễ phát triển là 250C. Khi nhiệt độ dưới 150C cây sẽ ngừng phát triển
(Xizhen và ctv., 2005)
1.1.3.2 Ánh sáng
Gừng phát triển tốt hơn với cường độ ánh sáng vừa phải. Nhu cầu về ánh sáng
của bụi gừng trong cánh đồng là rất cao (Kun và ctv, 2002).
Yêu cầu về cường độ ánh sáng ở mỗi giai đoạn phát triển của gừng là khác
nhau. Nó cần thời gian tối trong giai đoạn nảy mầm, ánh sáng vừa phải trong giai
đoạn cây con và ánh sáng cao trong giai đoạn phát triển tích cực. Gừng không bị
ảnh hưởng bởi quang kỳ (Zhenxian và ctv., 2000)
1.1.3.3 Điều kiện đất đai
Đất trồng gừng cần tương đối tốt, tơi xốp và thoáng khí,vừa có khả năng giữ
nước và dinh dưỡng tốt, vừa có khả năng thoát nước tốt để tránh ngập úng. Gừng


phát triển tốt trên đất có cát và nhiều mùn, tầng đế cày dày, không thích hợp trên đất
cát và sét. Gừng phát triển tốt ở pH từ 5 - 7 (Xizhen và ctv., 2005).
1.1.3.4 Nước
Theo Xizhen và ctv. (2005) thì hệ thống rễ gừng phát triển kém và cạn, do đó
khả năng hút nước kém nên không thể chịu đựng hạn hán. Nếu thiếu nước cây sẽ
lùn, quang hợp yếu và sản lượng thấp. Các thí nghiệm đã cho thấy tác dụng của đất
ẩm có ý nghĩa khác biệt trong sự tăng trưởng và năng suất của gừng.
Ở giai đoạn cây con cây cần nước ít, cây cần nhiều nước ở giai đoạn phát triển.
Vì thế ở giai đoạn này cần đảm bảo đủ nước để tránh cây chậm phát triển, lượng
nước cần được giữ trong đất khoảng 70 – 80%.
1.1.4 Kỹ thuật canh tác
1.1.4.1 Mùa vụ
Ở miền Nam Việt Nam, vụ trồng gừng chính là đầu mùa mưa (tháng 4 – 5
hàng

năm)


( />ml)

Ở phía Nam Ấn Độ, gừng được trồng chủ yếu vào vụ gió mùa từ tháng tư –
tháng năm đến tháng 12 (Nybe và Raj, 2005).
Theo Sreekumar và ctv (1981) (trích Ranvindran và ctv (2005)) thì trồng gừng
vào cuối tháng giêng hoặc giữa tháng hai thì tỉ lệ nảy mầm là cao nhất (bình quân
khoảng 80%).
Theo nghiên cứu ở Nainital, Ấn Độ thì trồng gừng vào giữa tháng ba sẽ cho
giá trị về chiều cao cây, số lá, số chồi, chiều dài củ, số củ trên cây là cao nhất và
năng suất của hai năm liên tiếp là 253,4 và 226,3 tạ/ha (Nybe và Raj, 2005).
1.1.4.2 Chuẩn bị đất
Đất để trồng gừng thường phải là đất tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt đòi
hỏi phải là đất vườn, đất có vị trí cao được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, phơi ải càng tốt.
Luống gừng được thiết kế với chiều rộng là 1,2 – 1,5m, cao khoảng 20 – 25cm, rãnh
sâu 25cm, khoảng cách trong hàng là 15 – 20cm, trộn đều đất mặt luống với phân
bón lót trước khi trồng. Nếu đất vụ trước có trồng gừng thì cần rải khoảng 200 –


300 kg vôi trên ha để khử trùng đất (Mai Văn Quyền và ctv., 2007; Farzana
Panhwar, 2005; Nguyễn Mạnh Trinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007).
1.1.4.3 Chọn giống
Các phương pháp được khuyến cáo tại Kerala, Ấn Độ là nên đánh dấu những
cây khỏe mạnh và không mắc bệnh trong ruộng khi trồng được từ 6 – 8 tháng và lá
vẫn còn xanh. Chọn những cây tốt nhất ít sâu bệnh, thu hoạch riêng và ngâm với
Mancozeb và Malathion với nồng độ là 0,3% và 0,1% trong 30 phút sau đó đem đi
làm giống (Nybe và Raj, 2005).
Theo nghiên cứu của Zhao và Xu (1992), trích dẫn bởi Ravindran và ctv
(2005) thì kích thước của mắt mầm có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và năng suất
của gừng.

Cần chọn gừng giống có mắt mầm phát triển tốt để trồng, mắt mầm thường
phân thành 3 loại:
- Loại to: dài hơn 2 cm và đường kính từ 0,8-1 cm
- Loại trung bình: dài từ 1-2cm đường kính khoảng 1cm
- Loại nhỏ: ngắn hơn 1cm và đường kính từ 0,5-0,7cm
Còn theo Mai Văn Quyền và ctv (2007) thì chọn các củ gừng có nhiều mầm,
bẻ từng nhánh gừng riêng, mỗi nhánh có chứa 3 – 5 mắt gừng.
Kích thước tối ưu của hom giống là dài từ 4 – 6cm, với trọng lượng khoảng
75gram và có một hoặc hai mầm khỏe (Nybe và Raj, 2005).
1.1.4.4 Phân bón
Theo Nybe và Raj (2005) thì:
Cây gừng được chia thành ba giai đoạn và nhu cầu về dinh dưỡng ở mỗi giai
đoạn cũng khác nhau. Đối với cây gừng, thì nhu cầu về dinh dưỡng của đạm là quan
trọng nhất. Theo thử nghiệm của Randhawa và Nandpuri (1965) (trích Ranvindran
và ctv (2005)) chỉ ra rằng kết hợp của 100kg N, 50kg P2O5, và 50kg K2O sẽ cho
năng suất của gừng là cao nhất.
Theo Mai Văn Quyền và ctv (2007), phân bón cho gừng có thể áp dụng ở ba
giai đoạn là lần 1 khi cây mọc được 4 – 5 lá ta bón 100 – 150 kg/ha phân NPK 16-


16-8-13S hay 20-20-15 + TE, lần 2 từ 3,5 – 4 tháng bón 150 – 200 kg/ha NPK 1616-8-13S, và lần 3 trước khi dứt mưa khoảng 1 tháng tùy tình trạng cây gừng để
quyết định lượng phân bón, thường thì bón 100 – 150 kg/ha phân NPK 16-16-8-13S.
1.1.4.5 Thu hoạch
Tùy mục đích sử dụng mà thời gian thu hoạch cũng khác nhau, nếu sử dụng
làm mứt hoặc bánh kẹo thì có thể thu hoạch sau 4 – 5 tháng trồng, còn để lấy gừng
khô và để chưng cất lấy dầu và dung môi của nhựa dầu thì thu hoạch ở 8 – 9 tháng
trồng (Nybe và Raj, 2005).
Theo Mai Văn Quyền và ctv (2007) thì: khi quan sát thấy toàn ruộng có lá
vàng, lá già bị khô mép đến chót lá, củ nhô lên gần mặt đất có màu xám, da củ dày
thì có thể thu hoạch được, gừng trồng được từ 5 – 6 tháng trở đi có thể thu hoạch củ

để bán. Gừng trồng để xuất khẩu, thường sau 10 tháng mới thu hoạch, còn dùng để
làm thuốc thì thu hoạch muộn hơn.

1.2 Bệnh thối xanh do vi khuẩn:
1.2.1 Tác nhân gây bệnh:
Bệnh héo xanh thối củ gừng (Zingiber officinale) được xác định do vi khuẩn
Ralstonia solanacearum race 4 (Vũ Triệu Mân, 2007), là một trong những bệnh
quan trọng nhất của cây gừng, và rất khó kiểm soát vì là loại đa thực có phạm vi ký
chủ rộng (Đỗ Tấn Dũng, 2004).
1.2.2 Triệu chứng bệnh thối xanh:
Cây bị bệnh thường xuất hiện các triệu chứng cây bị héo rủ vào buổi trưa và
tươi lại vào buổi chiều, bệnh xuất hiện đầu tiên ở lá dưới và lan dần lên trên. Bệnh
nhẹ lá tóp lại nhưng vẫn còn xanh, bệnh nặng làm lá bị vàng và duỗi thẳng ra, còn
thân thì bị nhũn nước và rời khỏi củ. Bệnh phát triển rất nhanh cho dến khi thân cây
bị lìa khỏi củ.
Khi cắt dọc thân cây bệnh có những sọc đen chạy dài, xuất hiện các vùng nhũn
nước chứa các túi dịch vi khuẩn, còn khi cắt ngang thân cây bệnh thì thấy bó mạch
dẫn hóa màu nâu hoặc nâu đen, ấn mạnh gần gốc cắt có thể thấy dịch nhờn vi khuẩn
tiết ra màu trắng sữa. sau đó là củ bị thối mềm, khi nhổ lên thì thấy toàn bộ cây điều
bị thối, phần non bị thối trước trong 5 -7 ngày, phần già bị thối chậm hơn (Nguyễn


Thị Nghiêm, 2006; Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998; Trần Văn Hòa và ctv.,
2000; Kumar và Hayward, 2004.)
1.2.3 Đặc tính của vi khuẩn gây bệnh:
Theo Vũ Triệu Mân (2007) vi khuẩn hình gậy 0,5 x 1,5 µm, háo khí, chuyển
động có lông roi (1-3) ở đầu. Nhuộm gram âm. Trên môi trường Kelman (1954)
khuẩn lạc màu trắng kem nhẵn bóng, nhờn (vi khuẩn có tính độc gây bệnh). Nếu
khuẩn lạc chuyển sang kiểu khuẩn lạc nâu, nhăn là isolate vi khuẩn mất tính độc
(nhược độc). Để phát hiện dòng vi khuẩn có tính độc thường dùng môi trường chọn

lọc TZC. Trên môi trường này các isolate vi khuẩn có tính độc sẽ có khuẩn lạc ở
giữa màu hồng, rìa trắng.
Theo Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân (1999) thì:
Vi khuẩn phát triển thích hợp ở nhiệt độ 26 – 30 0C, nhiệt độ tối đa 410C, tối
thấp là 100C và nhiệt độ làm vi khuẩn chết là 55 0C. Vi khuẩn gây bệnh phát triển
trong phạm vi pH khá rộng (6 – 8), thích hợp nhất pH 6,8 – 7,2.
Vi khuẩn có đặc tính dịch hóa gelatin, không thủy phân tinh bột, tạo H2S,
không tạo inđôn, NH3 không khử nitrat. Vi khuẩn có khả năng tạo axit nhưng không
tạo khí trong môi trường có đường saccarose, maltose, lactose, cellobiose, galactose,
v.v…
1.2.4 Sự xâm nhập phát sinh phát triển bệnh:
Theo Phạm Văn Kim (2000) vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào cây trồng
qua các cửa ngỏ tự nhiên như khí khẩu, bì khẩu và thủy khẩu hoặc qua các vết
thương của cây trồng. Các vết thương do côn trùng chích hút, cắn phá hoặc do con
người gây ra đều là cửa ngỏ cho vi khuẩn xâm nhập vào cây và gây hại. Trong đất,
tuyến trùng chích hút rễ cây cũng tạo ra các vết thương, thuận tiện cho vi khuẩn
xâm nhập và gây hại sau đó.
Bệnh phát sinh phát triển mạnh và gây tác hại lớn trong điều kiện nhiệt độ cao,
ẩm độ cao, mưa gió nhiều. Bệnh thường phát sinh nhiều trên chân đất cát pha, thịt
nhẹ và trên đất đã nhiễm bệnh. Đất khô ải hoặc ngâm nước dài ngày (luân canh lúa
nước), bón phân đạm hữu cơ, phân hoai mục với lượng cao (thâm canh) đều có khả
năng làm giảm bệnh. Điều chỉnh thời vụ cũng có thể kiểm soát được bệnh (Đỗ Tấn
Dũng (2004), Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân (1999)).


1.2.5 Sự lan truyền bệnh
Theo Đỗ Tấn Dũng (2004) bệnh lan truyền trên đồng ruộng, từ cây này sang
cây khác, từ vùng có ổ bệnh sang các vùng xung quanh bằng nhiều con đường khác
nhau, như nước tưới, nước mưa, không khí, truyền lan qua hạt giống nhiễm bệnh.
Ngoài ra bệnh có lan truyền thông qua tuyến trùng và các hoạt động chăm sóc của

con người.
1.2.6 Lưu tồn của mầm bệnh
Vi khuẩn R. solanacearum lưu tồn trong đất trồng gừng khá lâu. Ở đất cát, có
thể tìm thấy vi khuẩn này dưới độ sâu 60cm. Ở đất ruộng ngập nước, vi khẩn này
không lưu tồn bền như trong đất thoáng khí (Phạm Văn Kim, 2000).
Ở trong đất vi khuẩn có thể bảo tồn sức sống lâu dài tới 5 – 6 năm hoặc 6 – 7
tháng tùy thuộc vào ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, loại đất, các yếu tố sinh vật và
các yếu tố khác (Vũ Triệu Mân, 2007).
1.2.7 Cây kí chủ:
Vi khuẩn R. solanacearum gây hại trên 278 loài cây thuộc trên 44 họ thực vật
khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là các cây có ý nghĩa kinh tế cao như cà chua,
khoai tây, ớt, lạc, hồ tiêu, đậu tương,….Ngoài ra cỏ dại cũng là ký chủ của bệnh,
một trong những số đó có cỏ cứt lợn là ký chủ phụ của vi khuẩn héo xanh (Vũ Triệu
Mân, 2007; Burgess và ctv., 2009).
Loài vi khuẩn Ralstonia solanacearum phân hóa thành nhiều race, biovars
khác nhau tùy theo loài ký chủ, vùng địa lý, đặc điểm sinh hóa tính độc, tính gây
bệnh (Vũ Triệu Mân, 2007).
Theo Buddenhagen (1962) (trích dẫn bởi Vũ Triệu Mân, 2007) các race được phân
định dựa trên cơ sở phổ ký chủ và vùng địa lý phân bố :
Race 1: Có phổ kí chủ rộng, các cây họ Cà (cà chua, khoai tây, thuốc lá, cà bát…),
họ Đậu (lạc,…) phân bố ở các vùng đất thấp, nhiệt đới cận nhiệt đới. (Biovar 1, 3 và
4).
Race 2: Gây bệnh trên chuối (tam bội): Heliconia, phân bố ở vùng nhiệt đới châu
Mỹ, châu Á. (Biovar 3 và 2).
Race 3: Chủ yếu hại khoai tây (cà chua), phân bố ở vùng nhiệt độ thấp hơn, vùng
đất núi cao nhiệt đới, cận nhiệt đới (Biovar 2).


Race 4: Hại trên gừng (Philippines) (Biovar 4).
Race 5: Hại trên cây dâu tằm (Trung Quốc) (Biovar 5)

1.2.8 Biện pháp phòng trị:
Đây là loại bệnh rất khó phòng trị, sử dụng thuốc hoá học không có hiệu quả
cao, do vậy áp dụng các biện pháp phòng trị tổng hợp có hiệu quả cao hơn.
Chọn giống khỏe:
Phương pháp tốt nhất để quản lí bệnh này là chọn và sử dụng giống sạch bệnh
để trồng.
Biện pháp canh tác:
Khử trùng đất (ủ đất): bằng cách dùng miếng cao su bao phủ lên đất ẩm trong 45-60
ngày, dưới tác dụng của bức xạ mặt trời thì nhiệt độ trong đất sẽ nóng lên vì vậy
làm giảm đáng kể mầm bệnh có trong đất. Việc ủ đất đúng cách sẽ làm nhiệt độ
trong đất từ 37-52 oC đủ để tiêu diệt mầm bệnh có trong đất. Khử trùng đất trồng,
dụng cụ để phòng tránh lây lan trên đồng ruộng (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân,
1999; Katan và ctv., 1976; Katan, 1981, trích dẫn bởi Ravindran và ctv (2005)).
Các biện pháp phòng trừ bao gồm luân canh cây trồng như ngô và lúa, dùng
cây giống sạch bệnh và di chuyển hoặc đốt cây bệnh. Có một số giống lạc và các
cây trồng khác có khả năng kháng bệnh (Burgess và ctv., 2009).
Xử lý giống và đất bằng dung dịch formol (calcium hypochloride), javel (sodium
hypochloride) (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
Phòng trừ các loại côn trùng và tuyến trùng là môi giới truyền bệnh hoặc gây
vết thương tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây nhiễm (Lê Lương Tề và Vũ
Triệu Mân, 1999).
Biện pháp sinh học:
Sử dụng chế phẩm sinh học phòng chống bệnh vi khuẩn, tạo điều kiện thuận
lợi cho các vi sinh vật đối kháng hoạt động tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi
khuẩn hại cây (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
Biện pháp sinh học: sử dụng vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis và
Pseudomonas fluorescens để phòng trừ bệnh bởi nó có khả năng cạnh tranh, đối
kháng, ức chế sự xâm nhiễm, gây hại của loài R. solanacearum (Trịnh Thị Hồng,
2009).



Biện pháp hóa học:
Bệnh do vi khuẩn gây ra dùng thuốc hóa học có hiệu quả không cao. Cần phát
hiện sớm có thể sử dụng các loại thuốc như Starner 20WP, Avalon 8WP, Lobo 8WP,
(tài liệu chưa công bố).

1.3 Bệnh đốm lá do nấm Phyllosticta spp. trên gừng
1.3.1 Tác nhân và triệu chứng
Theo Sasikumar và ctv (2008) bệnh do nấm Phyllosticta zingiberi, vết bệnh
ban đầu như là những đốm nước sau đó lần lượt là những đốm trắng có rìa màu nâu
đậm và bao quanh có màu vàng nhạt, các vết bệnh phát triển và liên kết lại với nhau
thành vết bệnh lớn.
1.3.2 Điều kiện phát sinh và phát triển
Theo Ravindran và ctv (2005) thì bệnh thường xuất hiện vào khoảng tháng sáu,
khi nhiệt độ vào khỏang 23,4-29,6 0C và ẩm độ không khí vào khoảng 80-90 %.
Bệnh càng trầm trọng hơn khi lượng mưa tăng.

1.4 Sự kháng và chống chịu bệnh của cây
1.4.1 Khái niệm
Khi cây trồng bị mầm bệnh tấn công cây luôn luôn có khuynh hướng chống
đối lại mầm bệnh. Nếu cây không đủ sức chống lại, giống cây ấy bị mầm bệnh gây
hại, ta bảo cây bị nhiễm bệnh. Trong khi đó, giống khác của cùng loại cây ấy chống
chọi lại được với bệnh, cây không bị hại hoặc thiệt hại không đáng kể, ta gọi giống
cây ấy kháng bệnh (Phạm Văn Kim, 2000)
1.4.2 Kháng bệnh thụ động
Kháng bệnh thụ động là do cấu tạo cơ thể của cây có các đặc tính làm cho
mầm bệnh không tấn công được hoặc không gây hại được cho cây ấy. Các đặc tính
giúp cây có thể kháng bệnh là: độ dày của lớp cutin, của lớp sáp bao che bên ngoài
biểu bì lá, đặc điểm của lớp lông trên mặt ngoài của lá, …giúp cây chống lại sự xâm
nhiễm của vi khuẩn gây hại (Phạm Văn Kim, 2000).



1.4.3 Kháng bệnh chủ động
Kháng bệnh chủ động là khi cây bị mầm bệnh tấn công sẽ sản sinh ra các cơ
chế chống lại với mầm bệnh. Trong tình trạng không có mầm bệnh, các cơ chế này
không có sẵn trong cây hoặc có nhưng với mức rất thấp không đủ để chống lại mầm
bệnh. Chỉ khi có sự hiện diện của mầm bệnh, thì cơ chế này mới được tăng cường
đến mức đủ chống lại mầm bệnh (Phạm Văn Kim, 2000).
Cây trồng có thể có các cơ nguyên kháng bệnh chủ động như: cây tự tạo ra
cấu trúc đặc biệt ngăn cản mầm bệnh tiếp tục tấn công các bộ phận chưa bị xâm
nhiễm, cây tiết ra các chất để chống lại với mầm bệnh, và phản ứng tự chêt của mô
cây để chống lại mầm bệnh (Phạm Văn Kim, 2000).
1.4.4 Một số kiểu biểu hiện của tính kháng và chống chịu bệnh trên cây trồng
 Sự cản trở về mô học: Khi mầm bệnh xâm nhiễm cây chủ có thể tự tạo ra những
cấu trúc đặc biệt để chặn đứng mầm bệnh bằng nhiều cách: tách bỏ những mô bị
nhiễm bệnh, sự hình thành tylose và những chất béo, sự phồng lên và chai đi của tế
bào biểu bì nơi tiếp xúc với mầm bệnh (Bilgami và ctv., 1996)
 Sự làm vững chắc vách tế bào:
Ở thực vật, lớp cutin và vách tế bào là thành phần quan trọng của tính kháng
nền. Sự tăng cường thêm về mặt cấu trúc và sinh hóa, giúp cây kháng và chống chịu
hiệu quả hơn với mầm bệnh.
- Sự tạo papilla: Papilla có cấu trúc giống như mô lồi được hình thành bên
dưới mặt vách trong của một tế bào tồn tại nơi mầm bệnh xâm nhiễm. Papillae có
cấu tạo phức tạp, là sự kết tụ tại chỗ của callose, lignin, hợp chất extensin,
defensin, ... và các dạng oxygen hoạt động (Collinge, 2009). Papilla có vai trò
kháng bệnh cây trồng với chức năng như là hàng rào cản vật lý có thể chứa nhiều
thành phần kháng vi sinh vật.
- Sự lignin hóa: Lignin được tạo ra qua phản ứng trùng hợp khử hydro ngẫu
nhiên các tiền chất tạo ra từ con đường phenylpropanoid, mà enzym xúc tác chính là
phenylalanine ammonia-lyase (PAL). Vách tế bào được lignin hóa kháng với mầm

bệnh; ít bị tác động do enzyme phân giải, nên ngăn sự cung cấp dưỡng liệu cho


×