Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

HIỆU QUẢ của BIỆN PHÁP xử lý HOM GIỐNG và ẢNH HƯỞNG của mật độ TRỒNG HOM GIỐNG TRONG QUẢN lý BỆNH héo XANH THỐI củ GỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.3 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÝ VĂN GIANG

HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOM GIỐNG VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG HOM GIỐNG
TRONG QUẢN LÝ BỆNH HÉO XANH THỐI CỦ GỪNG
DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOM GIỐNG VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG HOM GIỐNG
TRONG QUẢN LÝ BỆNH HÉO XANH THỐI CỦ GỪNG
DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM

Giảng viên hướng dẫn:
TS. Trần Vũ Phến



Sinh viên thực hiện:
Lý Văn Giang
MSSV: 3083793
Lớp: BVTV K34

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ Thực vật với đề tài:

“HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOM GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG HOM GIỐNG TRONG QUẢN LÝ BỆNH HÉO
XANH THỐI CỦ GỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA
SOLANACEARUM”

Do sinh viên Lý Văn Giang thực hiện

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày

tháng 05 năm 2012

Cán bộ hướng dẫn


TS. Trần Vũ Phến


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo
vệ Thực vật với tên:

“HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOM GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG HOM GIỐNG TRONG QUẢN LÝ BỆNH HÉO
XANH THỐI CỦ GỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA
SOLANACEARUM”

Do sinh viên Lý Văn Giang thực hiện và bảo vệ trước hội đồng

Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:.............................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
.............................................................................
Luận văn tốt nghiệp hội đồng đánh giá ở mức:.............................................................

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày

tháng 05 năm 2012

Chủ tịch Hội Đồng



LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Lý Văn Giang.
Năm sinh: 29/11/1989.
Nơi sinh: Huyện Càng Long, Tỉnh Trà Vinh.
Họ và tên cha: Lý Văn Chiến.
Họ và tên mẹ: Huỳnh Thị Chẩm.
Quê quán: Xã Huyền Hội, Huyện Càng Long, Tỉnh Trà Vinh.
Quá trình học tập:
1995 - 2000: học tiểu học tại trường tiểu học Huyền Hội A, Huyền Hội, Càng Long,
Trà Vinh.
2000 - 2004: học THCS tại trường THCS Huyền Hội, Huyền Hội, Càng Long, Trà
Vinh.
2004 - 2007: học THPT tại trường THPT Bình Phú, Bình Phú, Càng Long, Trà Vinh.
2008 - 2012: học Đại học tại trường Đại học Cần Thơ, ngành Bảo vệ thực vật khóa 34,
khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng.

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và thầy hướng dẫn, các
số liệu kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa được ai
công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.

Người thực hiện

Lý Văn Giang


ii


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng,
Cha, Mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của các con. Những người
thân đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Thành kính ghi ơn,
Thầy Trần Vũ Phến - cố vấn học tập đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Quý thầy cô trong khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học
Cần Thơ đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tại trường.
Chân thành biết ơn,
Anh Trần Văn Nhã, chị Trần Thị Thúy Ái và các anh chị trong bộ môn Bảo vệ
Thực vật đã đóng góp những ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt thí
nghiệm.
Thành thật cảm ơn,
Các anh Nguyễn Minh Chí lớp Nông học K33, Lê Nhựt Tảo lớp Trồng Trọt
K33, cùng các bạn lớp Bảo vệ Thực vật K34 đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề
tài
Trân trọng!

iii


Lý Văn Giang

MỤC LỤC

Nội dung
Trang
Lược sử cá nhân ......................................................................................................... i
Lời cam đoan............................................................................................................. ii
Lời cảm tạ ................................................................................................................iii
Mục lục .................................................................................................................... iv
Danh sách bảng ........................................................................................................ vi
Danh sách hình........................................................................................................ vii
Danh sách chữ viết tắc............................................................................................. vii
Tóm lược.................................................................................................................. ix
Mở đầu...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY GỪNG ................................................................................ 2
1.1.1 Đặc điểm phân loại thực vật và nguồn gốc cây gừng......................................... 2
1.1.2 Thành phần hóa học và công dụng .................................................................... 3
1.1.3 Yêu cầu sinh thái .............................................................................................. 3
1.1.4 Kỹ thuật canh tác .............................................................................................. 4
1.2 BỆNH HÉO XANH THỐI CỦ RỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA
SOLACEARUM GÂY RA TRÊN GỪNG.................................................................... 6
1.2.1 Triệu chứng của bệnh héo xanh do vi khuẩn R.solanacearum gây ra ................ 6
1.2.2 Đặc tính của vi khuẩn R.solanacearum gây bệnh héo xanh ............................... 7
1.2.3 Điều kiện phát sinh và phát triển của bệnh héo xanh trên gừng ........................ 8
1.2.4 Cây kí chủ......................................................................................................... 9
1.2.5 Biện pháp phòng chống .................................................................................... 9
1.3 BỆNH HÉO VÀNG THỐI CỦ GỪNG DO NẤM FUSARIUM SPP................. 10
1.3.1 Tác nhân gây bệnh .......................................................................................... 10
1.3.2 Triệu chứng bệnh héo vàng thối củ ................................................................. 11
1.3.3 Sự xâm nhiễm và phát sinh, phát tiển bệnh ..................................................... 13
1.3.4 Sự lưu tồn và lan truyền bệnh ......................................................................... 14
1.3.5 Biện pháp phòng trị ........................................................................................ 14

1.4 Đặc điểm của vi khuẩn thuộc chi Bacillus spp. ................................................. 15
1.4.1 Đặc điểm sinh học .......................................................................................... 15
1.4.2 Đặc điểm sinh thái .......................................................................................... 16
1.4.3 Đặc điểm sinh sản và khả năng lưu tồn ........................................................... 16
1.4.4 Vai trò của vi khuẩn Bacillus trong hệ sinh thái nông nghiệp .......................... 16
1.4.4.1 Bacillus amyloliqueciens.............................................................................. 17
1.4.4.2 Bacillus brevis ............................................................................................. 18
iv


1.5 Các loại thuốc hóa học dùng trong thí nghiệm .................................................. 18
1.5.1 Thuốc Unitil 32WP ( Sản phẩm của công ty TNHH – TM Tân Thành)........... 18
1.5.2 Rocksai super 425WP (Sản phẩm của công ty Hóa nông Lúa Vàng)............. 20
1.5.3 Starner 20WP (sản phẩm của công ty Sumitomo chemical Viet Nam) ............ 21
1.5.4 Nokaph 10GR (Công ty sản xuất: Công ty TNHH ADC) ................................ 22
1.6 Chất giữ ẩm GAM-SORB (AMS – 1) ................................................................ 23
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN ................................................................................................ 24
2.1.1 Thời gian và địa điểm ..................................................................................... 24
2.1.2 Vật liệu và thiết bị .......................................................................................... 24
2.2 PHƯƠNG PHÁP ............................................................................................... 25
2.2.1 Bố trí thí nghiệm............................................................................................. 25
2.2.2 Tiến hành thí nghiệm ...................................................................................... 26
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................. 29
2.2.4 Phân tích số liệu.............................................................................................. 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Đặc tính tăng trưởng của gừng........................................................................... 31
3.2.1 Số lá trên chồi (6 chồi cố định/m2) ................................................................. 31
3.2.2 Số chồi/m2 ...................................................................................................... 32
3.2.3 Chiều cao cây (6 chồi cố định/m2) ................................................................. 37

3.2.4 Đường kính gốc thân(mm) (6 chồi cố định/m2) ............................................... 39
3.2.5 Năng suất (kg/m2) lý thuyết của gừng ............................................................. 42
3.3 Ảnh hưởng của các cách xử lý củ giống và mật độ trồng lên mức độ nhiễm bệnh
của gừng.................................................................................................................. 44
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận............................................................................................................. 50
4.2 Đề nghị.............................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 51
PHỤ CHƯƠNG

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

26

Bảng 3.1

Số lá trên chồi ở thời điểm 150 NSKT


29

Bảng 3.2

Số chồi của các nghiệm thức ở thời điểm 60 NSKT

30

Bảng 3.3

Số chồi của các nghiệm thức ở thời điểm 90 NSKT

31

Bảng 3.4

Số chồi của các nghiệm thức ở thời điểm 120 NSKT

32

Bảng 3.5

Số chồi của các nghiệm thức ở thời điểm 150 NSKT

33

Bảng 3.6

Chiều cao cây (cm) của các nghiệm thức ở thời điểm 60 NSKT


34

Bảng 3.7

Chiều cao cây (cm) của các nghiệm thức ở thời điểm 90 NSKT

34

Bảng 3.8

Chiều cao cây (cm) của các nghiện thức ở thời điểm 120 NSKT

35

Bảng 3.9

Chiều cao cây (cm) của các nghiệm thức ở thời điểm 150 NSKT

36

Bảng 3.10

Đường kính gốc thân của các nghiệm thức ở thời điểm 60 NSKT

36

Bảng 3.11

Đường kính gốc thân của các nghiệm thức ở thời điểm 90 NSKT


37

Bảng 3.12

Đường kín gốc thân của các nghiệm thức ở thời điểm 120 NSKT

38

Bảng 3.13

Đường kín gốc thân của các nghiệm ở thời điểm 150 NSKT

38

Bảng 3.14

Năng suất (kg/m2) của các nghiệm thức sau khi kết thúc thí nghiệm

39

Bảng 3.15

Tỉ lệ bệnh (%) của các nghiệm thức ở thời điểm 120 NSKT

41

Bảng 3.16

Chỉ số bệnh (%) của các nghiệm thức ở thời điểm 120 NSKT


42

Bảng 3.17

Tỉ lệ bệnh(%) của các nghiệm thức ở thời điểm 150 NSKT

42

Bảng 3.18

Chỉ số bệnh(%) của các nghiệm thức ở thời điểm 150 NSKT

43

Bảng 3.19

Tỉ lệ bệnh(%) của các nghiệm thức ở thời điểm 180 NSKT

43

Bảng 3.20

Chỉ số bệnh(%) của các nghiệm thức ở thời điểm 180 NSKT

44

vi



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Khoảng cách trồng ở ba mật độ hom giống khác nhau

23

2.2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

27

3.1

Năng suất ở một số nghiệm thức

40

3.2

Triệu chứng bệnh héo xanh thối củ gừng (A) và củ gừng bị thối có

41


dịch khuẩn tiết ra (B)

vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
IPM

Integated Pest Management

NSKT

Ngày sau khi trồng

XL

Xử lý

viii


Lý Văn Giang. 2012. ‘‘Hiệu quả của biện pháp xử lý hom giống và ảnh hưởng của
mật độ trồng hom giống trong quản lý bệnh héo xanh thối củ gừng do vi khuẩn
Ralstonia solanacearum”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông
nghiệp và Sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn TS. Trần Vũ Phến.

TÓM LƯỢC
Đề tài: ‘‘Hiệu quả của biện pháp xử lý hom giống và ảnh hưởng của mật độ trồng
hom giống trong quản lý bệnh héo xanh thối củ gừng do vi khuẩn Ralstonia

solanacearum” được thực hiện ngoài đồng tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang. Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 3/2011 đến tháng 9/2011. Mục tiêu của đề
tài nhằm đánh giá xác định được hiệu quả của một số biện pháp xử lý hom giống, và
ảnh hưởng của khoảng cách trồng trong mức độ trầm trọng của bệnh thối củ gừng do vi
khuẩn R. solanacearum trong điều kiện ngoài đồng.
Thí nghiệm gồm 2 nhân tố được bố trí theo thể thức lô phụ, ba lần lặp lại. Trong đó
nhân tố A là cách xử lý hom giống (5 cách xử lý), nhân tố B là khoảng cách trồng hom
giống.
Trong các cách xử lý thì việc ngâm hom giống trong dung dịch huyền phù vi khuẩn
vùng rễ với mật số 108 trong 30 phút sau đó tưới bổ sung định kì mỗi tháng hoặc trong
Unitil 32WP trong 30 phút có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh héo xanh. Tình hình
nhiễm bệnh héo xanh thối củ gừng không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách trồng hom
giống. Tuy nhiên trồng với khoảng cách trồng 9 hom/m2 cho năng suất gừng khá cao.

ix


MỞ ĐẦU
Gừng (Zingiber officinale Rosc.) sinh trưởng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, là một
loại gia vị được dùng phổ biến trên thới giới từ xa xưa cho đến nay (Mendi, 2009).
Trên thế giới hiện nay gừng được trồng ở khắp nơi, là một loại cây có giá trị kinh tế
cao. Gừng có chứa nhiều tinh dầu, các hợp chất cay, tinh bột, protein và khoáng chất
nên được sử dụng trong việc làm nguyên liệu sản xuất bánh kẹo và nước giải khát,
ngoài ra trên thế giới người ta còn dùng nó làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả
(Ravindran và Babu, 2005).
Trên cây gừng, bệnh thối củ do R. solanacearum là bệnh rất phổ biến và quan trọng
nhất. Trên thế giới, bệnh đã được báo cáo ở rất nhiều nước (Australia, Trung Quốc, Ấn
Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippine, Mỹ, Hawai,…) gây thiệt hại rất lớn có
thể 100% năng suất (Kumar và Sarma, 2004). Ở Việt Nam, bệnh đã ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nhiều vùng trồng gừng đặc biệt là ĐBSCL (Nguyễn Thị Nghiêm, 2006). Ở

huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, bệnh gây hại nặng nề và lây lan rất nhanh, có thể gây
thất thu rất lớn đối với năng suất (Đỗ Văn Chúng, 2011) làm cho việc trồng gừng gặp
nhiều khó khăn.
Quản lý bệnh bằng biện pháp hóa học thì không có hiệu quả hoặc hiệu quả rất thấp, lại
ô nhiễm môi trường (Grimault và ctv., 1993; CABI, 2007).
Nhằm kiểm soát được bệnh, biện pháp ngăn ngừa bệnh cần được chú trọng ngay từ đầu
vụ, theo dõi tình hình bệnh trên ruộng để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trị kịp
thời nhằm ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của bệnh. Tuy nhiên việc nghiên cứu về
ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác như: mật độ trồng, kích thước hom giống và
các biện pháp xử lý củ giống có ảnh hưởng đến mức độ nhiễm bệnh thối củ và năng
suất gừng vẫn chưa có nhiều báo cáo đề cập đến.
Từ thực tế trên đề tài ‘‘Hiệu quả của biện pháp xử lý hom giống và ảnh hưởng của
mật độ trồng hom giống trong quản lý bệnh héo xanh thối củ gừng do vi khuẩn
Ralstonia solanacearum

trong điều kiện ngoài đồng” được thực
x

hiện.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY GỪNG
1.1.1 Đặc điểm phân loại thực vật và nguồn gốc cây gừng
Cây gừng(Zingiber officinale Rosc.) có tên tiếng anh là ginger, thuộc bộ
Zingiberales, họ Zingiberaceae Lindley, loài Zingiber officinale Rosc.
Cây gừng có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Á; Ấn độ, Jamaica, Trung Quốc,
Srilanka, Malaysia, Indonesia, Nhật Bản, các nước Tây Phi, Trung Mỹ, những khu vực
này trồng gừng nhiều nhất ( Phan Hữu Trinh và ctv., 1986). Ở Việt Nam, gừng trồng

rất sớm từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004). Cây gừng
được trồng ở khắp mọi nơi, chủ yếu có nhiều ở Hải Phòng (Cát Bi), Cao Bằng, Lạng
Sơn (Võ Văn Chi, 2005). Và gần đây nó được phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long. Gừng cho năng xuất cao, có thể đạt 60 tấn/ha (Đỗ Huy Bích và ctv.,
2004).
Gừng là cây thân thảo, sống lâu năm. Gừng có thân củ phát triển ngầm ở dưới
đất, có nhiều đốt, mỗi đốt có mầm củ, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành
cây gừng mới. Bẹ lá ôm sát vào nhau phát triển thành phát triển thành thân giả trên mặt
đất. Lá đơn mọc so le, hình mũi mác không có cuốn (Mai Văn Quyền và ctv, 2000).
Gừng có thể cao từ 50-100 cm, tùy theo đất, có nơi cao 150 cm. Củ và rễ chỉ
phát triển tập trung ở lớp đất mặt (sâu 0 -15 cm). Lá màu xanh đậm dài 15 -20 cm, rộng
2 cm, mọc cách, lá trơn, không có cuống, hình mũi mác, mặt bóng nhẵn, mép lá không
có răng cưa, gân giữa hơi trắng nhạt, vò có mùi thơm. Trục hoa gừng mọc từ gốc (củ),
dài khoảng 20 cm, hoa tự tạo thành bông, mọc sát nhau, hoa dài khoảng 5 cm, rộng
khoảng 2-3 cm, lá bắc hình trứng mép lưng màu vàng hơi nhạt, mép cánh hoa màu tím,
nhị hoa cũng màu tím (Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến, 1978).
1


1.1.2 Thành phần hóa học và công dụng
Thân rễ (củ) của gừng chứa 2-3% tinh dầu với các thành phần chủ yếu là:
anpha-camphen, beta-phelandren, một carbohydrate là zingiberen, một rượu
sesquitecpen... Ngoài ra, nó còn chứa các chất nhựa dầu (5%), chất béo (3,7%), tinh bột
và các chất cay như: zingeron, zingerola và shogaola (Võ Văn Chi, 2005).
Gừng được dùng tươi như một loại gia vị và chế biến thành nhiều sản phẩm như
mứt, kẹo, rượu, thuốc, mỹ phẩm, dược và công nghệ nước hoa (Nguyễn Mạnh Chinh
và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007; Mai Văn Quyền và ctv., 2007).
Một số tác dụng dược lý của gừng: ức chế thần kinh trung ương, làm giảm vận
động tự nhiên, hạ nhiệt, giảm đau, giảm ho, chống co thắt, chống nôn, chống loét
đường tiêu hoá, kích thích tiết nước bọt, kích thích tiêu hoá, chống viêm và có tác dụng

cường tim (Võ Văn Chi, 2005).
1.1.3 Yêu cầu sinh thái
* Nhiệt độ và lượng mưa
Gừng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á, thích hợp khí hậu ẩm và ấm áp và
không thể chịu đựng ở nhiệt độ thấp. Nhưng gừng ngày nay do được trồng trọt dài hạn,
lựa chọn và thuần hóa, nên nhiệt độ thích nghi cũng được thích ứng rộng hơn. Cây
gừng được trồng phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa trung bình từ 15002500 mm3/năm, độ cao từ mực nước biển đến 1500 m. Ở các vùng núi cao, khí hậu
lạnh, nhiều sương giá không thích hợp đối với cây gừng (Nybe và Raj, 2005).
Gừng có thể nảy mầm ở nhiệt độ dưới 200C nhưng rất chậm, nhiệt độ thích hợp
nảy mầm là 22 – 250C. Nếu nhiệt độ trên 300C gừng nảy mầm rất nhanh nhưng mầm sẽ
yếu. Trong giai đoạn cây giống và trong thời gian đầu phát triển, nhiệt độ thích hợp từ
22 – 280C và giai đoạn thân rễ phát triển là 250C (Xizhen và ctv., 2005).

2


* Ánh sáng
Gừng là một loài cây ưa sáng nhưng có khả năng chịu bóng. Cây gừng cũng
sinh trưởng bình thường dưới tán che của các vườn cây ăn quả và một số loại rừng
trồng. Tuy nhiên, dưới độ tán che 70 – 80% của rừng gỗ tự nhiên, cây gừng trồng chỉ
cho năng suất bằng 1/2 năng suất trồng ở nơi ánh sáng hoàn toàn, trên cùng một loại
đất. Vì cây gừng có nhu cầu rộng về biên độ ánh sáng, cho nên nó có vị trí quan trọng
trong phương thức canh tác nông lâm kết hợp, đặc biệt là trồng xen dưới tán rừng, khi
rừng trồng đã khép tán (Mai Văn Quyền và ctv., 2007).
* Điều kiện đất đai
Cây gừng cần đất trồng tương đối tốt, tầng đất dày, tơi xốp ít đá lẫn, khả năng
giữ nước và thấm nước tương đối cao, đất đủ ẩm nhưng phải thoát nước tốt, không gây
úng. Trồng gừng tốt nhất là đất thịt, không ưa đất cát và đất sét. Đất có hàm lượng mùn
cao, rất thích hợp với trồng gừng. Đất trồng gừng có pH từ 4 – 7, nhưng thích hợp nhất
là 5,5 – 7 (Xizhen và ctv., 2005, trích dẫn bởi Ravindran và Babu, 2005).

* Nước
Theo Ravindran và Babu, (2005) thì hệ thống rễ gừng phát triển kém và cạn, do
đó khả năng hút nước kém nên không thể chịu đựng hạn hán. Nếu thiếu nước cây sẽ
lùn, quang hợp yếu và sản lượng thấp. Các thí nghiệm đã cho thấy tác dụng của đất ẩm
có ý nghĩa khác biệt trong sự tăng trưởng và năng suất của gừng.
Ở giai đoạn cây con, cây cần nước ít, cây cần nhiều nước ở giai đoạn phát triển.
Vì thế ở giai đoạn này cần đảm bảo đủ nước để tránh cây chậm phát triển, lượng nước
cần được giữ trong đất khoảng 70 – 80%.
1.1.4 Kỹ thuật canh tác
* Mùa vụ
Gừng ở nước ta trồng từ đầu tháng 1-2 đến tháng 4-5, thu hoạch vào tháng 1011-12, thời gian sinh trưởng từ 8-10 tháng tùy theo giống (Mai Hoàng Thạch và
Nguyễn Công Vinh, 2003).
3


Ở phía nam Ấn Độ, mùa vụ trồng chủ yếu từ tháng 4-5 đến tháng 12. Tại Nainital, Ấn
Độ thì các chỉ tiêu nghiên cứu như chiều cao cây, số lá, số cây, chiều dài củ, số củ trên
cây…đạt giá trị cao nhất khi trồng ở giữa tháng ba, năng suất hai năm liên tiếp là 253,4
và 226,3 tạ/ha (Nybe và Raj, 2005).
* Chuẩn bị đất
Đất trồng gừng nên màu mở, và có độ sâu nhất định, đất giàu hữu cơ và có khả
năng giữ ẩm tốt, chủ động được tưới tiêu nước. Đất được cày sâu 25-30cm để giúp bộ
rễ mở rộng và tăng tỷ lệ hấp thu dưỡng chất (Nybe và Raj, 2005).
Theo Mai Văn Quyền và ctv., (2007) để gừng có củ nhiều và to thì phải trồng ở những
chỗ có lớp đất mặt dày, thường lên luống trồng cao khoảng 20-25 cm, rộng 1,2-1,5 m.
* Chọn hom giống
Cần chọn gừng giống có mắt mầm phát triển tốt để trồng, mắt mầm thường phân
thành 3 loại:
- Loại to: dài hơn 2 cm và đường kính từ 0,8-1 cm.
- Loại trung bình: dài từ 1-2cm đường kính khoảng 1cm.

- Loại nhỏ: ngắn hơn 1cm và đường kính từ 0,5-0,7cm.
* Một độ trồng và kích thước hom giống
Sengupta và ctv., (1986) năng suất của gừng tăng 33,51 và 80% khi sử dụng
hom giống có trọng lượng 10, 20, 30 hoặc 40g, năng suất trung bình hai vụ đạt 50,18
tấn/hecta (trích dẫn bởi Nybe và Raj, 2005). Theo Nybe và Raj, (2005) thì khuyến cáo
nên trồng với khoảng cách là 20 x 20 cm hoặc 25 x 25 cm với kích cở hom từ 4 – 5 cm
sẽ tạo điều kiện cho gừng phát triển tốt nhất, cho năng suất cao và giúp thoát nước tốt
nhất. Theo Girma Hailemichael, (2008) thì việc trồng gừng với trọng lượng mỗi hom
32 gam với khoảng cách trồng là 30 x 25 cm sẽ cho năng suất cao hơn so với trọng
lượng hom là 4, 8, 16 gam.
* Phân bón
Theo Mai Văn Quyền và ctv., (2007) phân bón cho gừng được chia thành ba lần bón:
4


-

Lần 1 (gừng được 4 – 5 lá), bón NPK (16-16-8-13S) khoảng 100 -150 kg/ha

-

Lần 2 (giữa mùa mưa), bón NPK (16-16-8-13S) khoảng 150 -200 kg/ha

-

Lần 3 (kết thúc mùa mưa khoảng 1 tháng), tùy trạng thái cây mà quyết định có
bón hay không, bón NPK (16-16-8-13S) khoảng 100 -150 kg/ha.

Theo Li và ctv., (2010) thì K là một trong những nhân tố quan trọng nhất giới hạn năng
suất gừng. Tuỳ từng vùng đất và điều kiện thời tiết mà có một tỷ lệ phân N: P: K thích

hợp. Theo Mai Hoàng Thạch và Nguyễn Công Vinh (2003), phân bón cho gừng gồm 5
-10 tấn/ha phân chuồng, lượng bón N: P: K là 80-80-100(kg/ha).
* Thu hoạch
Gừng trồng sau 5-8 tháng có thể thu hoạch củ để bán, nếu xuất khẩu thì phải sau
10 tháng (Mai Văn Quyền và ctv., 2007). Gừng có thể thu hoạch sau khi thấy có lá
vàng và khô trên 2/3 tổng số lá. Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào mục đích sử dụng:
sử dụng gừng tươi thì thu sau 5 tháng trồng, gừng để lưu trữ thì sau 5-7 tháng trồng,
gừng khô thì sau 8-9 tháng trồng khi lá bắt đầu chuyển sang vàng, nếu dùng lấy tinh
dầu thì sau 8-9 tháng trồng (Mai Hoàng Thạch và Nguyễn Công Vinh, 2003).
1.2 BỆNH HÉO XANH THỐI CỦ GỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA
SOLACEARUM GÂY RA TRÊN GỪNG
Bệnh héo xanh gây ra bởi vi khuẩn Ralstonia solacearum thường xảy ra ở vùng
nhiệt đới, cận nhiệt đới và những nơi có khí hậu ôn đới ấm(OEPP/EPPO, 2004). Bệnh
gây hại đặc biệt nghiêm trọng ở các vùng trồng rau chuyên canh ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long (Trần Thị Ba và Nguyễn Thị Nghiệm, 2010). Bệnh gây hại trên gừng được
phát hiện đầu tiên ở Quảng Nam vào năm 2000. Bệnh gây hại đặc biệt nghiêm trọng có
thể gây thất thu đến 100% năng suất (Burgess và ctv., 2009).
1.2.1 Triệu chứng của bệnh héo xanh thối củ gừng do vi khuẩn R. solanacearum
gây ra
Triệu chứng đầu tiên là lá tóp lại nhưng vẫn còn xanh, các lá ở dưới cùng bị trước và
lan dần lên trên. Bệnh nặng làm lá bị vàng (lá vàng từ dưới lên trên), sau đó cây héo
5


cụp xuống, có thể quan sát thấy những vùng mộng nước xuất hiện ở cổ nơi tiếp giáp
giữa thân giả và củ. Cắt dọc thân cây bệnh có những sọc đen chạy dài, củ sậm màu hơn
và xuất hiện các vùng nhũn nước chứa các túi dịch vi khuẩn như sữa. Ở cây bị bệnh
nặng, khi nhổ bụi gừng lên gần như cả củ đều bị thối; phần non bị thối trước trong 5-7
ngày, phần già bị thối chậm hơn ( Rajeev và Kandiannan, 2005; Nguyễn Thị Nghiêm,
2006; Kumar và ctv., 2004).

Bệnh thường thể hiện triệu chứng sau khi vi khuẩn xâm nhập vào rễ hoặc phần thân
sát mặt đất. Ban ngày lá cây bị bệnh nhẵn bóng, tái xanh héo cụp xuống, tuy nhiên đến
chập tối thì có thể hồi phục trở lại, chỉ sau 2 đến 3 ngày thì cây không thể hồi phục trở
lại (Lê Lương Tề, 2005).
Cắt ngang phần thân, cành sẽ thấy trên phần bó mạch mô gỗ màu nâu đen, nâu
sẫm và ấn mạnh vào miệng cắt sẽ thấy dịch nhờn vi khuẩn chảy ra (Đỗ Tấn Dũng,
2005). Cắt dọc đoạn thân của cây bị bệnh ta thấy mạch nhựa bị hóa nâu. Hiện tượng
đó là do có sự tích lũy các chất oxi hóa của hợp chất phenol được tạo ra trong quá trình
cây bị bệnh (Phạm Văn Kim, 2000). Khi cắt ngang phần thân của cây bi bệnh nhún vào
cốc nước sạch thì sẽ thấy một dịch màu trắng sữa ứa ra từ vết cắt từ thân cây bị bệnh
(Burgrees và ctv., 2009).
1.2.2 Đặc tính của vi khuẩn R. solanacearum gây bệnh héo xanh
Ralstonia solanacearum (Smith 1896) Yabuuchi (CABI, 2007). Vi khuẩn là loài
sinh vật đất kí sinh thực vật thuộc họ Pseudomonadaceae, Bộ Pseudomonadales. Vi
khuẩn hình gậy 0,5x1,5 μm, háo khí, chuyển động có lông roi (1 – 3) ở đầu. Nhuộm
gram âm. Trên môi trường Kelman (1954) vi khuẩn có khuẩn lạc màu trắng kem nhẵn
bóng, nhờn (vi khuẩn có tính độc). Khuẩn lạc màu nâu, răn reo là dòng vi khuẩn không
có tính độc (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
Trên môi trường TZC vi khuẩn tồn tại 2 loại khuẩn lạc: một loại có tình độc thì
có rìa màu trắng sữa tâm màu hồng và nhẵn bóng, một loại không có tính độc thì có
màu đỏ đậm răn reo không nhẵng bóng (Champoiseau và ctv., 2009). Vi khuẩn có thể
6


lưu tồn và lan truyền trong đất, tàn dư cây bệnh và củ giống. Ở trong đất vi khuẩn có
thể sống tới 5 – 6 năm hoặc 6 -7 tháng tùy thuộc vào ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ,
loại đất, các yếu tố sinh vật và các yếu tố khác (Vũ Triệu Mân, 2007).
Vi khuẩn có khả năng phân giải làm lỏng gelatin, có dòng có khả năng khử
nitrat, không có khả năng thủy phân tinh bột, esculin, có khả năng tạo ra axit khi phân
giải một số loại đường, hợp chất cacbon v.v.. (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).

1.2.3 Điều kiện phát sinh và phát triển của bệnh héo xanh trên gừng
Vi khuẩn gây hại mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Vi khuẩn sinh
trưởng thích hợp trong khoảng nhiệt độ từ 26-300C, nhiệt độ tối đa là 410C, tối thấp là
100C và nhiệt độ làm vi khuẩn chết là 550C và nó thích hợp với khoảng pH là 6,2 – 7,8
(Vũ Triệu Mân, 2007). Bệnh phát sinh phát triển và gây hại trong điều kiện nhiệt độ
cao, ẩm độ cao, mưa gió bão nhiều.
Vi khuẩn rất mẩn cảm với đất có độ pH cao, nhiệt độ đất thấp, trong điều kiện
như vậy bệnh không phát triển (Tạ Thu Cúc, 2005). Bệnh thường phát sinh, gây hại
nặng trên những chân đất cát pha, đất thịt nhẹ và đất đã nhiễm bệnh (có nhiều tàn dư
thực vật, nguồn bệnh từ cây trồng ở vụ trước,…) (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng,
2003). Triệu chứng bệnh thể hiện rõ trên cây khi nhiệt độ phải trên 200C và nhiệt độ
đất phải lớn hơn 140C, ẩm độ cao, tưới nhiều ngập rãnh là điều kiện tốt cho bệnh xâm
nhiễm phát triển mạnh, lây lan dễ dàng (Vũ Triệu Mân, 2007).
Bệnh lây lan trên đồng ruộng từ cây này sang cây khác, từ vùng có ổ bệnh sang
vùng xung quanh bằng nhiều con đường khác nhau: nhờ nước mưa, nước tưới, không
khí, truyền lan qua hạt giống nhiễm bệnh và qua các hoạt động chăm sóc của con người
(Lê Lương Tề, 2005). Ngoài ra, tuyến trùng Meloidogyne incognita và các tuyến trùng
khác hoạt động trong đất cũng tạo vết thương cho vi khuẩn lây nhiễm (Lê Lương Tề và
Vũ Triệu Mân, 1999). Bệnh xâm nhiễm vào cây qua các vết thương ở sát cổ rễ, ở trên
thân cây hoặc qua các lỗ hở tự nhiên làm hư hỏng hệ thống bó mạch dẫn của cây, làm
tắc nghẽn sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây, làm cho cây bị héo và
7


chết. Sau khi xâm nhập vào bên trong cây kí chủ, vi khuẩn bắt đầu nhân mật số cao
trong mạch nhựa và các chất nhày chung quanh vi khuẩn làm tăng tính nhớt của nhựa,
làm cho nhựa không lưu thông được, làm cây héo rũ. Vi khuân tiết ra enzym phá hủy
vách của mạch gỗ đồng thời oxyt hóa hợp chất phenol (do tế bào kí chủ tiết ra) làm hóa
nâu mạch dẫn (Phạm Văn Kim, 2000).
1.2.4 Cây kí chủ

Vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây hại ở vùng đất nhiệt đới và cận nhiệt đới,
đôi khi cũng gây hại ở một số vùng có khí hậu ôn đới và vi khuẩn Ralstonia
solanacearum là loài vi khuẩn gây hại đa kí chủ, chúng có khả năng gây hại trên 200
loại cây trồng thuộc 50 họ (Hayward, 2000), bao gồm các loại cây trồng như là khoai
tây, cà chua, thuốc là, chuối, đậu phộng, gừng,…(Swanson và ctv., 2007).
Ngoài ra cỏ dại cũng là cây kí chủ của vi khuẩn R. solanacearum như là cỏ cứt lợn (Cỏ
Cức heo): Ageratum conycoides L., cỏ lào(Yên Bạch, Cỏ hôi, Tên khoa học:
Chromolacna odorata (L) (Burgess và ctv., 2009).
Vi khuẩn Ralstonia solanacearum chia thành nhiều race và biovar khác nhau
tùy theo vùng địa lý, khả năng gây bệnh và các đặc tính sinh lý (Agrios, 2005). Có ít
nhất khoảng 5 race và 5 biovar của vi khuẩn Ralstonia solanacearum được ghi nhận
trên thế giới. R. solanacearum race 4 là tác nhân gây bệnh trên gừng (OEPP/EPPO,
2004).
1.2.5 Biện pháp phòng chống
Việc phòng chống bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum gây ra là rất khó
khăn, vì vi khuẩn gây bệnh là loài đa kí chủ, nguồn bệnh chủ yếu tồn tại trong đất, hạt,
tàn dư thực vật và kí chủ phụ. Vì vậy việc phòng chống bệnh cần phải kết hợp nhiều
biện pháp để đạt hiệu quả phòng trị cao (Agrios, 2005).
Biện pháp canh tác: thăm đồng thường xuyên khi phát hiện những cây bị bệnh
thì tiến hành nhổ bỏ và rãi vôi bôt hoặc nước vôi 15- 20% vào chỗ đã nhổ cây bệnh (Tạ
Thu Cúc, 2005), phải dọn dẹp sạch sẽ tàn dư thực vật của cây bệnh trên đồng ruộng,
không gieo trồng trên đất đã nhiễm bệnh ở vụ trước đó, chọn và trồng giống kháng
8


bệnh, luân canh với những cây trồng khác họ và những cây không phải là cây kí chủ
của vi khuẩn gây bệnh (Vũ Hải và ctv., 2000). Luống trồng cây phải cao, làm rãnh rộng
sâu, thoát nước tốt tránh ngập úng (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
Biện pháp sinh học:Tăng cường việc bón phân hữu cơ hoai mục. Bón nhiều
phân hữu cơ giúp cho các vi sinh vật có ích phát triễn nhiều đối kháng với mầm bệnh

và trong phân chuồng hoai mục có nhiều xạ khuẩn Streptomyces spp., đây là nhóm vi
sinh vật đối kháng quan trọng rất có ít cho cây trồng, đây là biện pháp ngăn ngừa hiệu
quả dịch bệnh trong đất (Phạm Văn Kim, 2000), loại bỏ tuyến trùng nhằm làm giảm tác
nhân giúp cho vi khuẩn xâm nhiễm vào cây trồng (Napvi, 2004), sử dụng chế phẩm vi
sinh vật đối kháng, tạo điều kiện cho đất tơi xốp, nhiều chất hữu cơ để tăng cường số
lượng và hoạt tính đối kháng của các vi sinh vật đối kháng ở trong đất như:
Pseudomonas fluorescens, Bacillus polymyxa, Bacillus subtilis… (Vũ Triệu Mân,
2007).
Biện pháp hóa học: có thể dùng các loại thuốc kháng sinh như là Streptomycin,
Oxytetracyline, đây là những loại thuốc kháng sinh được dùng phổ biến trong nông
nghiệp (Agrios, 2005). Ngoài ra ta có thể tưới một số loại thuốc hóa học xung quanh
gốc cây bi bệnh như là: Starner 20WP, Avalon 8WP, Stepguard 50SP và Champion
57,6DP (Trần Thị Ánh Tuyết, 2010).
1.3 BỆNH HÉO VÀNG THỐI CỦ GỪNG DO NẤM FUSARIUM SPP.
1.3.1 Tác nhân gây bệnh
Bệnh héo vàng thối củ do nấm Fusarium oxysporum f.sp zingiberi (FOZ) gây
ra, là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng nhất của cây gừng. Sự lan truyền
và truyền nhiễm bệnh bởi F. oxysporum f.sp zingiberi rất khó kiểm soát vì nấm có thể
sống hoại sinh ngay cả khi không có cây ký chủ (Priya và ctv., 2007).
Theo Trần Thị Thúy Ái (2011) thì bệnh héo vàng thối củ gừng không chỉ gây ra
bởi Fusarium oxysporum và Fusarium solani mà còn có sự gây hại của nấm Fusarium
proliferatum.
9


1.3.2 Triệu chứng bệnh héo vàng thối củ
Cây bị lùn, sinh trưởng và phát triển kém, lá bị vàng. Trên lá, các chớp lá của
các lá bên dưới bị vàng, sau đó vàng cả lá. Thời gian sau các lá bên trên cũng bị vàng,
cây bắt đầu có triệu chứng héo rũ. Trên củ, nấm tấn công làm mô củ bị hóa nâu, củ dần
teo lại. Gặp điều kiện thuận lợi nấm phát triển bao cả củ và gốc thân của cây (Dohroo,

2005). Triệu chứng héo rũ hoặc biến vàng có thể xuất hiện một vài cây hay cả bụi
(Okwuowulu, 2005).
1.3.3 Sự xâm nhiễm và phát sinh, phát triển bệnh
Fusarium spp. là loại nấm sống trong đất nên có thể tồn tại trong đất trong thời
gian dài. Phần lớn nấm Fusarium xâm nhập vào ký chủ qua hai con đường chính: xâm
nhập qua vết thương và xâm nhập qua biểu bì non (rễ non) (Phạm Văn Kim, 2000).
Các yếu tố như: hệ vi sinh vật đất, ẩm độ đất,... ảnh hưởng đến sự phát triển nấm
Fusarium. Ẩm độ đất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mầm bệnh hay
gián tiếp thông qua tính nhiễm bệnh của cây ký chủ (Burgess và ctv., 1994). Bệnh tàn
phá mạnh nhất khi nhiệt độ đất 17-250C và giảm đột ngột khi nhiệt độ tăng trên 300C
(Holliday, 1970). Phạm vi ảnh hưởng và tác hại của bệnh gia tăng khi thời tiết ẩm và
khô. Phân bón có ảnh hưởng đến độc tính của nấm: Độc tính của nấm tăng khi bón
phân vi lượng, phân lân, đạm ammonium, tính độc của nấm giảm khi bón đạm nitrat
(Jones, 1993, trích dẫn bởi Vũ Triệu Mân, 2007)
Sợi nấm và bào tử vô tính nảy mầm trong tàn dư cây bệnh và đất xâm nhiễm
vào rễ còn non và lan dần vào các mạch gỗ. Nấm bệnh sau đó sẽ phát triển trong mạch
gỗ và sau đó lan dần lên hệ thống mạch dẫn trong thân. Quá trình này gây phản ứng
của cây, tạo ra các hợp chất phenol và thể sần có màu nâu. Những hợp chất này gây
hiện tượng hóa nâu của mạch dẫn, một dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh héo khi cắt
ngang thân. Hiện tượng tắt mạch gỗ làm giảm lượng nước di chuyển lên cây, khiến cho
cây bị héo rồi chết (Burgess và ctv., 2009). Theo Phạm Văn Kim (2000) thì cho rằng
10


trong quá trình gây hại, nấm tiết ra enzyme phân giải pectin, quá trình này được diễn ra
như sau:
- Polygalactoronase: cắt tiếp các acid pectinic thành các phân tử đơn giản. Mầm
bệnh hấp thu các phân tử đơn giản này dùng làm các chất cung cấp năng lượng. Cách
gây hại này thường làm cho mô ký chủ bị thối nhũn.
Theo Agrawal và ctv., (1974) khi cây bị ảnh hưởng của tuyến trùng

(Meloidogyne incognita) sẽ tạo điều kiện cho sự xâm nhập cũng như phát triển của
mầm bệnh cao hơn so với cây không bị nhiễm tuyến trùng (trích dẫn bởi Dohroo,
2005).
1.3.4 Sự lưu tồn và lan truyền bệnh
Fusarium spp. có phân bố rất rộng trong đất ở các vùng sinh thái. Nấm tồn tại
trong đất vài năm và tàn dư thực vật. Bệnh lây lan qua thân rễ, đất bị nhiễm bệnh và
truyền qua giống, ngoài ra sự lây lan thứ cấp của bệnh có thể được thực hiện qua nguồn
nước và cơ giới (Dohroo, 2005). Khi ẩm độ cao hay mưa nhiều nấm dễ lây nhiễm qua
không khí.
1.3.5 Biện pháp phòng trị
Luân canh với cây trồng khác họ, bón vôi trước khi trồng. Cung cấp thêm phân
hữu cơ hoai mục để tăng nhiều vi sinh vật đối kháng. Tránh tạo vết thương cho cây,
trồng trên đất thoát nước tốt, sử dụng giống sạch bệnh. Ngâm củ gừng với thuốc diệt
nấm sau khi cắt. Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bệnh (Đỗ Tấn Dũng, 2001).
Chọn củ gừng khỏe là biện pháp đầu tiên để quản lý bệnh. Bên cạnh đó, việc
trồng xen giữa gừng và ớt giảm việc quản lý bệnh đến 76% (Dohroo, 2005). Theo
CABI(2007) thì thành phần phân bón sử dụng và pH của đất có ảnh hưởng đến khả gây
hại của Fusarium spp. Điều chỉnh pH của đất về khoảng 6,5-7 và sử dụng đạm nitrate
thay cho đạm amonium sẽ làm giảm bệnh.
Mặc dù Fusarium spp. có thể tồn tại ở rễ của những cây không phải là ký chủ và
11


×