Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

HIỆU QUẢ của một số LOẠI THUỐC hóa học đối với NHỆN GIÉ steneostarsonemus spinki smiley gây BỆNH nám BẸTRÊN lúa TRONG điều KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM và NHÀ lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.48 MB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC ĐỐI
VỚI NHỆN GIÉ Steneostarsonemus spinki Smiley GÂY BỆNH
NÁM BẸ TRÊN LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ
NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s Lăng Cảnh Phú

Sinh viên thực hiện:
Trần Văn Luận
Lớp: Bảo Vệ Thực Vật Khóa 33

Cần Thơ - 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
-

-

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật, với đề tài:
“Hiệu quả của một số loại thuốc hóa học đối với nhện gié
Steneostarsonemus spinki Smiley gây bệnh nám bẹ trên lúa trong điều kiện
phòng thí nghiệm và nhà lưới”.


Do sinh viên Trần Văn Luận thực hiện.
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2011

Cán bộ hướng dẫn:

Ths. Lăng Cảnh Phú

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
-

-

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
ngành Bảo Vệ Thực Vật, với đề tài:
“Hiệu quả của một số loại thuốc hóa học đối với nhện gié
Steneostarsonemus spinki Smiley gây bệnh nám bẹ trên lúa trong điều kiện
phòng thí nghiệm và nhà lưới”.
Do sinh viên Trần Văn Luận thực hiện từ tháng 2/2011 – 6/2011 và bảo vệ
trước hội đồng, ngày….tháng… năm 2011.
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức: ...................................................
Ý kiến hội đồng: ................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

Duyệt khoa

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2011

Chủ Nhiệm Khoa Nông Nghiệp

Chủ Tịch Hội Đồng

............................................... …..

.......................................................................

............................................... ….

.......................................................................

............................................... ….

.......................................................................

............................................... ….

.......................................................................

ii



LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Trần Văn Luận con ông Trần Văn Niên và bà Huỳnh Thị Thủy.
Quê quán: Ấp An Thành, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Sinh ngày 10/10/1985, tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Đã tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường THPT Ba Chúc, huyện Tri Tôn,
tỉnh An Giang năm 2006.
Năm 2007 vào trường Đại Học Cần Thơ là sinh viên lớp Bảo vệ thực vật khóa
33 - Khoa Nông Nghiệp & SHƯD: (2007-2011)
Đã tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật năm 2011.

iii


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng cha mẹ đã hết lòng nuôi dưỡng cho con nên người.
Thành kính biết ơn: Thầy Lăng Cảnh Phú, người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt Luận Văn Tốt Nghiệp.
Chân thành cảm ơn cô cố vấn học tập Nguyễn Thị Thu Nga, cùng quý thầy cô
trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báo
cho em trong suốt thời gian học tại trường.
Chân thành biết ơn: Quý thầy cô và các anh chị Bộ môn Bảo Vệ Thực Vậtkhoa Nông nghiệp & SHƯD, trường Đại học Cần Thơ và các bạn sinh viên Nguyễn
Phước Lộc, Nguyễn Văn Phú, Võ Thiện Nhân, Phạm Minh Sang là sinh viên lớp
Bảo Vệ Thực Vật khóa 33, đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện
đề tài.
Thân ái gửi về: Tập thể sinh viên lớp Bảo Vệ Thực Vật K34, K35, K36…..và
toàn thể các bạn sinh viên Khoa Nông Nghiệp & SHƯD những lời chúc tốt đẹp và
thành đạt nhất.


TRẦN VĂN LUẬN

iv


TÓM LƯỢC
Nhằm khảo sát hiệu quả tác động của một số loại thuốc hóa học lên nhện gié
(Steneotarsonemus spinki ) để từ đó biết được những loại thuốc hóa học nào cho
hiệu lực cao đối với nhện gié, đề tài: “Hiệu quả của một số loại thuốc hóa học đối
với nhện gié Steneostarsonemus spinki Smiley gây bệnh nám bẹ trên lúa trong
điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới” đã dược thực hiện từ tháng 02/11 đến
tháng 06/11 tại thành phố Cần Thơ. Với phương pháp thu mẫu nhện trong nhà lưới
để thực hiện thí nghiệm với 5 loại thuốc hóa học như: Kinalux, Silsau, Regent,
Comite, Nissorun trong phòng thí nghiệm và nhà lưới, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật,
khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Đại Học Cần Thơ. Với 3 thí nghiệm tác
động lên trứng, ấu trùng và thành trùng nhện gié trong điều kiện phòng thí nghiệm
và 1 thí nghiệm trong nhà lưới với kết quả thu được:
- Qua thí nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm: cho thấy cả 5 loại thuốc
hóa học dùng làm thí nghiệm đều cho hiệu lực cao đối với thành trùng và ấu trùng
nhện gié với độ biến động trên 98%. Thí nghiệm trên trứng nhện gié, cả 5 loại thuốc
cho hiệu lực không cao với độ biến động từ 40,91 – 76, 47%.
- Qua thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới với cả 3 loại thuốc lá: Nissorun,
Comite, Kinalux cho thấy: 2 loại thuốc là Nissorun và Kinalux cho hiệu lực cao với
độ biến động từ 61,10 – 71,37%, thuốc cho hiệu lực thấp là Comite (46,10%)

v


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC


v

MỤC LỤC

vi

DANH SÁCH HÌNH

ix

DANH SÁCH BẢNG

x

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 Nguồn gốc, phân bố lúa trên thế giới và Việt Nam

2

1.1.1 Nguồn gốc

2


1.1.2 Phân bố lúa trên thế giới và Việt Nam

2

1.2 Một số giống lúa được trồng ở ĐBSCL

3

1.3 Các loài sâu hại chính trên lúa

4

1.3.1 Rầy nâu

4

1.3.2 Sâu cuốn lá

4

1.4 Một số bệnh hại quan trọng trên lúa

4

1.4.1 Bệnh cháy lá

4

1.4.2 Bệnh đốm vằn


5

1.4.3 Bệnh cháy bìa lá lúa

5

1.5 Một số đặc điểm hình thái, sinh học của nhện gié Steneotarsonemus
spinki Smiley

5

1.5.1 Phân loại

6

1.5.2 Phân bố

6

1.5.3 Ký chủ

6

1.5.4 Mức độ gây hại

6

vi



1.5.5 Đặc điểm gây hại

7

1.5.6 Đặc điểm hình thái

7

1.5.7 Đặc điểm sinh học và sinh thái

9

1.5.8 Biện pháp phòng trừ

10

1.6 Đặc tính của một số loại thuốc hóa học dùng trong thí nghiệm
Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện

11
13
13

2.1.1 Thời gian và địa điểm

13

2.1.2 Vật liệu


13

2.2 Phương pháp

14

2.2.1 Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc lên nhện gié trong điều
kiện phòng thí nghiệm

14

2.2.1.1 Đánh giá hiệu lực của 5 loại thuốc hóa học lên ấu trùng nhện
gié trong đĩa Petri

14

2.2.1.2 Đánh giá hiệu lực của 5 loại thuốc hóa học lên trứng nhện
gié trong đĩa Petri

15

2.2.1.3 Đánh giá hiệu lực của 5 loại thuốc hóa học lên thành trùng
nhện gié trong đĩa Petri

16

2.2.2 Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc lên nhện gié trong điều
kiện nhà lưới


17

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

19

3.1. Khảo sát hiệu lực của 5 loại thuốc hóa học đối với nhện gié
Steneotarsonemus spinki Smiley trong điều kiện phòng thí nghiệm

19

3.1.1. Thí nghiệm 1: Đánh giá hiệu lực của 5 loại thuốc hóa học lên ấu
trùng nhện gié trong điều kiện phòng thí nghiệm

vii

19


3.1.2. Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu lực của 5 loại thuốc hóa học lên thành
trùng nhện gié trong điều kiện phòng thí nghiệm

21

3.1.3. Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu lực của 5 loại thuốc hóa học lên trứng
nhện gié trong điều kiện phòng thí nghiệm

23

3.2. Khảo sát hiệu lực của 3 loại thuốc hóa học đối với nhện gié

Steneotarsonemus spinki Smiley trong điều kiện nhà lưới

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

24

26

Kết luận

26

Đề nghị

26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

27

PHỤ CHƯƠNG

29

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình


Tên hình

Trang

1.1

Thành trùng (con cái) của nhện gié Steneotarsonemus Spinki Smiley

8

1.2

Trứng và ấu trùng của nhện gié Steneotarsonemus Spinki Smiley

9

2.1

Các loại thuốc trừ nhện được dùng trong thí nghiệm

14

2.2

Cách bố trí thí nghiệm trong phòng thí nghiệm

16

2.3


Lúa dùng làm thí nghiệm được trồng trong nhà lưới

18

2.4

Cách lấy chỉ tiêu (hình A) và triệu chứng gây hại của nhện gié sau 5
ngày lây nhiễm (hình B)

19

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Tình hình sản xuất lúa trên thế giới năm 2002 -2008

2.1

Nồng độ thí nghiệm của 5 loại thuốc trừ nhện

3.1


Độ hữu hiệu của 5 loại thuốc trừ nhện lên ấu trùng nhện gié trong điều
kiện phòng thí nghiệm, ngày 12/4/2011

3.2

20

21

Độ hữu hiệu của 5 loại thuốc trừ nhện lên trứng nhện gié trong điều kiện
phòng thí nghiệm, ngày 19/4/2011

3.4

15

Độ hữu hiệu của 5 loại thuốc trừ nhện lên thành trùng nhện gié trong
điều kiện phòng thí nghiệm, ngày 21/4/2011

3.3

3

25

Độ hữu hiệu của 3 loại thuốc trừ nhện lên nhện gié trong điều kiện nhà
lưới, ngày 20/5/2011

24


x


MỞ ĐẦU
Lúa là một trong những cây lương thực quan trọng trên thế giới và là một
trong những cây lương thực quan trọng hàng đầu của Việt Nam nói riêng và Đồng
bằng Sông Cửu Long nói chung.
Tuy nhiên, trong những năm qua việc sản xuất lúa gạo ở nước ta còn nhiều bất
cập. Chi phí cho giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, lượng nước tưới cao, đồng
thời với tập quán canh tác cấy quá dầy, lạm dụng phân bón vô cơ, đặc biệt là phân
đạm, bón quá nhiều, bón không cân đối giữa đạm, lân và kali, sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật tràn lan, không theo nguyên tắc 4 đúng. Do vậy mà chi phí sản xuất tăng,
ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khoẻ cộng đồng, và là nguy cơ bùng phát của
một số dịch hại như: bệnh đạo ôn, rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ… Trong đó, nhện gié
gây bệnh nám bẹ đã xuất hiện nhiều nơi ở ĐBSCL. Trong điều kiện canh tác lúa
hiện nay thì nhện gié vẫn tiếp tục gây hại trầm trọng, vẫn là mối lo ngại và nỗi lo âu
của nhiều ba con nông dân trong việc phòng trị.
Do đó đề tài: “Hiệu quả của một số thuốc loại hóa học đối với nhện gié
Steneotarsonemus spinki Smiley gây bệnh nám bẹ trên lúa trong điều kiện
phòng thí nghiệm và nhà lưới” với mục đích: tìm ra một số loại thuốc hóa học có
hiệu quả cao để phòng trừ nhện gié.

1


Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc, phân bố lúa trên thế giới và Việt Nam
1.1.2 Nguồn gốc

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu nguồn gốc cây lúa, trên
thế giới gần đây vấn đề này vẫn được thảo luận với nhiều tài liệu mới được thu thập
về nhiều mặt (khảo cổ, dân tộc học, di truyền học, sinh thái học, canh tác học …).
Theo tác giả ở trường đại hoc nông nghiệp Triết Giang – Trung Quốc thì cây lúa
được bắt nguồn từ lúa dại Oryza sativa L.F spontaneae được tiến hóa qua quá trình
chọn lọc và nhân tạo. Qua quá trình nghiên cứu của nhiều tác giả như: A.G.
Haudricourt & Louis Hedin (1944), E. Werth (1954), H. Wissmann (1957), Carl
Sauer (1952), Jacques Barrau (1965, 1974), Soldheim (1969), Chester Gorman
(1970), Đinh Dĩ (Trung Quốc), Sasato (Nhật Bản), Đào Thế Tuấn (Việt Nam) … Đã
lập luận và đưa ra những giả thuyết cho rằng nguồn gốc cây lúa xuất hiện từ vùng
đầm lầy Đông Nam Á có thể thuộc nhiều nước khác nhau. Những vùng trồng lúa
này có đặc điêm giống nhau về khí hậu, nhiệt độ nóng ẩm, phù hợp với cây lúa. Nơi
đây đã và đang tồn tại loại hình lúa dại có quan hệ ít nhiều với lúa trồng. Mặt khác,
các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đời sống văn hóa, xã hội, tập quán của vùng
Đông Nam Á gắn bó chặt chẽ với cây lúa từ lâu đời.
1.1.3 Phân bố lúa trên thế giới và Việt Nam
Cây lúa có khả năng thích nghi rộng với môi trường, có thể trồng ở nhiều vùng
khí hậu và nhiều địa phương khác nhau trên thế giới. Vùng trồng lúa phân bố rộng
từ 53 vĩ độ Bắc (vùng Hắc Long Giang – Trung Quốc) đến 35 vĩ độ Nam (vùng
Australia). Trên thế giới có khoảng 150 quốc gia trồng lúa với diện tích 156 triệu
ha. Nhìn chung, cây lúa được trồng trên khắp thế giới, nhưng tập trung chủ yếu ở
các nước Châu Á chiếm khoảng 90% diện tích trồng lúa trên thế giới. Châu Phi
chiếm 3,6%, Nam Mỹ 3,1%, Bắc và Trung Mỹ 2,3%, Châu Âu 1%, Australia
1%.Tình hình sản xuất lúa trên thế giới được thể hiện qua bảng sau:

2


Bảng 1.1:Tình hình sản xuất lúa trên thế giới năm 2002 -2008


Stt

Năm

1
2
3
4
5

2004
2005
2006
2007
2008

Diện tích
(triệu hecta)
151,0
153,8
155,0
157,4
158,2

Năng suất
(tạ/hecta)
40,2
41,0
42,3
43,1

43,3

Sản lượng
(triệu tấn)
606,0
630,6
655,7
678,4
681,8

( Nguồn số liệu thống kê của FAO, năm 2008)

Ở Việt Nam, trồng lúa là một nghề truyền thống từ xa xưa và rất thân thiết với
người dân Việt Nam.Theo thống kê của FAO năm 2008, Việt Nam có diện tích
trồng lúa khoảng 7,4 triệu hecta đưng thứ 7 sau những nước trồng lúa nhiều ở Châu
Á. Việt Nam có năng suất lúa là 5,2 tấn/hecta, đứng thứ 24 trên thế giới, đứng thứ 4
trong khu vực Châu Á và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vượt trội trong
khu vực Đông Nam Á nhờ thủy lợi được cải thiện đáng kể và áp dụng nhiều tiến bộ
kỹ thuật về giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long, được xem là vựa lúa lớn nhất Việt Nam.
Từ năm 1975 đến năm 2008 có những biến đổi rõ rệt, từ một vùng lúa nổi mênh
mông như An Giang, Đồng Tháp, vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long
Xuyên với chỉ 1 vụ lúa mùa năng suất thấp và bấp bênh, nay đã chuyển dần thành
vùng trồng lúa 2 – 3 vụ ngắn ngày cho năng suất cao và ổn định, cộng với những hệ
thống canh tác đa dạng, đã góp phần rất đáng kể vào sản lượng lương thực và lượng
nông sản hàng hóa xuất khẩu hàng năm của cả nước. Năng suất bình cả năm của
toàn đồng bằng đã gia tăng từ 2,28 tấn/hecta (1980) đến 3,64 tấn/hecta (1989), 5,0
tấn/hecta (2005), 5,3 tấn/hecta (2008). Hiện nay, Đồng Bằng Sông Cửu Long có
tổng diện tích gieo trồng lúa gần 3,9 triệu hecta chiếm 53,4% diện tích gieo trồng
lúa của cả nước, cung cấp 20,7 triệu tấn lúa trong tổng sản lượng 38,7 triệu tấn lúa

của cả nước.
1.2 Một số giống lúa được trồng ở ĐBSCL
Nhìn chung, số lượng giống lúa có mặt trong sản xuất ở ĐBSCL rất đa dạng và
phong phú, trên 200 giống trong vụ Hè Thu và Mùa, và khoảng 180 giống trong vụ

3


Đông Xuân. Tuy nhiên, có thể xác định 10 giống lúa chủ lực chiếm tới 65 – 70%
tổng diện tích gieo trồng và có vị trí quyết định đến sản xuất lúa giai đoạn 20002005 là: VNĐ 95 – 20; OM 1490; OM 576; OMCS 2000; IR 64; OM 2717; OM
2718; Jasmine 85; OM 3536 (OMCS 21) và OM 2517.
1.3 Các loài sâu hại chính trên lúa
1.3.1 Rầy nâu:
Rầy nâu rất nhỏ, con trưởng thành ( thành trùng) chỉ to bằng hạt gạo, màu nâu.
Có hai dạng rầy cánh ngắn và cánh dài, chúng sống quanh gốc lúa ngay phần bẹ lá,
phía trên mặt nước. Tác hại trực tiếp của rầy nâu là chích hút nhựa, làm cho cây lúa
suy yếu, phát triển kém, lá vàng úa, rụi dần và khô héo đi gọi là “cháy rầy”.Tác hại
gián tiếp của rầy nâu là truyền bệnh siêu vi khuẩn cho lúa như bệnh lúa cỏ, lùn xoắn
lá, vàng lùn (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
3.2 Sâu cuốn lá:
Sâu nhỏ, màu xanh hơi vàng, khi sâu gần hóa nhộng có màu vàng. Bướm nhỏ
có cánh màu trắng đục với ba sọc ngang màu nâu đen. Bướm đẻ trứng rời rạc trên
phiến lá. Sâu thường cuốn lá lại ở bên trong ăn phá phần nhu mô, để lại những vệt
trắng dài nằm dọc theo gân lá. Cây lúa bị tấn công sẽ cằn cõi, diện tích lá quang hợp
giảm làm tỉ lệ lép cao, bông ít hạt. Sâu thường phá hại nặng ở những nơi rậm rạp
thiếu ánh sáng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
1.4 Một số bệnh hại quan trọng trên lúa
1.4.1 Bệnh cháy lá:
Bệnh cháy lá hay còn gọi là bệnh đạo ôn, bệnh do nấm Pyricularia oryzae gây
ra.

Theo Vũ Triệu Mân (2007), bệnh có thể gây hại rất sớm nhưng thường bị
nặng nhất là giai đoạn làm đòng đến sau khi trổ một thời gian. Nấm có thể tấn công
ở mỗi bộ phận trên cây lúa nhưng nhiều nhất là ở phiến lá. Trên lá, vết bệnh lúc
đầu nhỏ màu nâu, sau phát triển thành vết bệnh điển hình có dạng hình mắt én, hai

4


đầu hẹp, giữa phình ra hình xám tro.Chung quanh vết bệnh có viền nâu rõ rệt, ngoài
viền nâu có một quầng vàng. Nhiều vết bệnh liên kết lại làm cho cả lá bị cháy khô.
Bệnh cũng xuất hiện trên các đốt than làm gãy ngang thân lúa hoặc trên cổ bông
làm tắt ngẹn mạch nhựa nuôi hạt, bông lúa bị gãy, hạt bị lép và lững. Bệnh thường
xuất hiện và phát triển trong điều kiện độ ẩm cao, sương mù nhiều, ruộng thiếu
nước và bón nhiều phân đạm, sạ cấy quá dày.
1.4.2 Bệnh đốm vằn:
Bệnh đốm vằn còn gọi là khô vằn hay ung thư, do nấm Thanatephorus
cucumeris (Rhizoctonia solani Kunh) gây ra.
Nấm bệnh có hai cách lan truyền: bằng hạch nấm và bào tử. Hạch nấm lan
truyền qua nguồn nước, bằng cách này bệnh xuất hiện đầu tiên ở bẹ lá, rồi lan dần
lên phiến lá. Trên bẹ lá vết bệnh lúc đầu tròn hay bầu dục, màu xám có viền nâu,
sau đó lan ra không đều thành những vết loang lổ vằn vẹn như da hổ, bẹ lá khô tóp
lại làm lá bị chết khô, bông lúa trổ bị ngẹn hoặc trổ cũng bị lép nhiều. Ngoài ra bệnh
còn có thể lan truyền dưới dạng bào tử nấm bay trong không khí, di chuyển nhờ gió.
Bệnh thường xuất hiện nhiều nhất vào thời kỳ lúa làm đòng đến chin. Bệnh thường
xuất hiện thành từng chòm và phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, ruộng
ngập sâu, bón nhiều phân đạm, sạ cấy quá dầy và giống dễ nhiễm (Vũ Triệu Mân,
2007).
1.4.3 Bệnh cháy bìa lá lúa:
Bệnh cháy bìa lá lúa do vi khuẩn Xathomonas campestris pv. Oryzae gây ra.
Trên lá, vết bệnh ban đầu là những sọc vàng nhỏ ở chóp lá và bìa lá, sau đó lan

rộng và dọc theo gân lá và từ bìa lá vào trong. Vết bệnh dần khô lại và có màu xám
trắng, viền ngoài vết bệnh có hình gợn sóng. Bệnh nặng vết bệnh có thể lan dần đến
bẹ lá và toàn thân bị cháy khô. Vi khuẩn thường xâm nhập qua vết thương trên lá
hoặc từ các khí khổng dọc theo bìa lá, từ đó lan ra. Bệnh phát triển mạnh trên đất
giàu hữu cơ, bón nhiều phân đạm, mưa nhiều, ẩm độ cao và mức độ nhiễm khác
nhau tùy giống (Vũ Triệu Mân, 2007).

5


1.5 Một số đặc điểm hình thái, sinh học của nhện gié Steneotarsonemus spinki
Smiley
1.5.1 Phân loại
Tên thường gọi: nhện gié
Tên khoa học: Steneotarsonemus spinki Smiley, tên tiếng Anh: Rice Panicle
Mite (RPM)
Lớp nhện: Arachnida
Bộ: Acarina (bộ ve bét)
Họ: Tarsonemus
Loài: Steneotarsonemus spinki

1.5.2 Phân bố
Nhện gié phân bố khá rộng, là loài hiện diện ở tất cả những vùng trồng lúa trên
thế giới. Nhện gié đã được phát hiện và nghiên cứu ở nhiều nước như Mỹ, Cu Ba,
Đôminica, Haiti, Nicaragua, Costa Rica, Brazil, một số nước châu Á như Trung
Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan (Castro và ctv, 2006; Xu và
ctv, 2001). Ở Việt Nam, nhện gié đã được Ngô Đình Hòa (1992) và Nguyễn Văn
Đĩnh (1994) ghi nhận từ 20 năm trước.
1.5.3 Ký chủ
Ký chủ chính của nhện gié là cây lúa nước Oryzae sativae (Chen và ctv,

1979). Ngoài ra nhện gié cũng hoàn thành dòng đời trên một loài ký chủ phụ là lúa
hoang hay lúa cỏ.
1.5.4 Mức độ gây hại
Nhện gié là loài dịch hại ở các vùng trồng lúa châu Á từ những năm 1930 (Lo
& Ho, 1979). Trong thập niên 1970, thông báo về thiệt hại do nhện gié gây ra được
công bố ở Trung Quốc và Đài Loan làm giảm năng suất trung bình từ 5 – 20%, một

6


số nơi bị hại nặng làm giảm năng suất lên đến 70 -90%. Chúng được phát hiện ở
Cuba năm 1997 khi nó làm giảm năng suất lúa đáng kể (30 - 90%), sau đó lần lượt
được phát hiện ở Cộng hoà Đôminica, Haiti, Nicaragua, Costa Rica và Panama làm
thiệt hại khoảng 30% năng suất lúa (Fernando C. V., 2007). Nhện gié được coi là
loài mới xuất hiện trở lại ở Mỹ vào năm 2007 (Hummel et al., 2009).
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Đỉnh và Trần Thị Thu Phương (2006) xác định
mức độ nguy hiểm của nhện gié khi lây nhiễm trong phòng thí nghiệm và ghi nhận
năng suất giảm 42,3 -48,3%. Nhện gié được ghi nhận gây hại trên lúa ở Thừa Thiên
- Huế (Ngô Đình Hòa, 1992), ở vùng Hà Nội (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994). Trong
vòng 5 năm trở lại đây có sự gia tăng rõ rệt mức độ gây hại ở Đồng bằng sông Hồng
và Trung du miền núi phía Bắc (Nguyễn Văn Đĩnh và Vương Tiến Hùng, 2007).
Đây là loài thường gặp ở Đồng bằng sông Cửu Long.
1.5.5 Đặc điểm gây hại
Quan sát dưới kính hiển vi, khẩu biện nhện giống như vòi kim nhỏ hút nhựa từ
bẹ lá lúa, từ những vết hút ấy kết quả là tạo thành những sợi thối đen kéo dài có thể
thấy trên mặt ngoài của bẹ lá (Chow và ctv, 1980). Khi mật số tăng cao, nhện còn
tấn công lên gié lúa, vì vậy làm cho bông lúa bị lép. Gié lúa có nhiều hạt lép thẳng
đứng, trong khi những gié lúa không bị gây hại uốn cong vì hạt nặng. Số hạt lép
tương quan thuận với số nhện/chồi và phần trăm nhện/gié lúa, chiều dài cổ gié
tương quan nghịch với số nhện/chồi và số hạt lép, và trọng lượng của gié lúa tương

quan nghịch với phần trăm nhện/gié và số nhện/chồi (Lo và Ho, 1979). Nhện gié
không những tấn công trên bẹ lá và cổ bông thành những vết giống như rầy nâu mà
còn được tìm thấy giữa hạt và vỏ trấu (Lo và ctv, 1979). Theo Rao (200), nhện gié
có thể lây truyền từ hạt sang cây lúa khi trồng từ nguồn giống bị nhiễm. Nhện gié có
thể truyền lan nhờ hạt giống, gió, nước, côn trùng, chuột, công cụ sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là lúa chét từ vụ trước ... Nhện gié có khả năng lây lan rất mạnh qua
vết thương cơ học, sau 10 ngày tạo vết thương nhân tạo, tỷ lệ hại là 100% tại các vết
thương (Nguyễn Thị Nhâm và ctv, 2010).

7


1.5.6 Đặc điểm hình thái
Thành trùng nhện gié có cơ thể nhỏ, trong suốt, màu nâu sáng, con đực và con
cái phân biệt qua hình dạng thân. Theo Trần Khắc Phương (2003), kích thước nhện
dài khoảng 0,25 – 0,3mm, kích thước con đực thường nhỏ hơn con cái, chỉ bằng 1/2
đến 1/3 con cái và thường di chuyển nhanh hơn. Thành trùng có 4 cặp chân, cặp
chân sau con đực được dung như cái kẹp để bảo vệ, ở con cái cặp chân này nhỏ hơn
(Reissig và ctv, 1986). Theo Reissig và ctv. (1986), Chen và ctv. (1979) và Ho
(1980) thì ở nhiệt độ 300C (tương đương với nhiệt độ trung bình ở ĐBSCL) nhện
gié có thể sống từ 5 -7 ngày. Hình thái của nhện trưởng thành có sự thay đổi khác
biệt kể từ khi hoá trưởng thành đến khi giao phối xong và đẻ trứng. Tại Trung
Quốc, nghiên cứu cho thấy sau khi giao phối xong bụng nhện cái phình to, lồi lõm
không bằng phẳng và có màu trắng vàng (Xu et al, 2001).

Hình 1.1 Thành trùng (con cái) của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley.

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), trứng nhện hình tròn, màu
trắng trong, có kích thước lớn và dễ thấy khi quan sát dưới kính hiển vi, được đẻ
riêng lẻ thành từng cái ở mặc trong của bẹ lá lúa. Thời gian ủ trứng từ 2 – 4 ngày.

Trứng có màu trắng trong, hình quả trứng thon dài, kích thước bằng 1/2 nhện
trưởng thành (Lo và ctv, 1999). Nhưng theo Trần Khắc Phương (2003) trứng có
màu trắng trong, hình bầu dục, vỏ trứng có độ bóng và bám dính vào mặt trong của
bẹ lúa. Kích thước trứng dài khoảng 0,08 – 0,1mm, bằng 1/3 cơ thể nhện cái. Trứng

8


được đẻ rời rạc ở những bẹ lá bị nám nặng và trứng được đẻ thành từng cụm dày
(20 -30) ở các bẹ lá non.

Hình 1.2 Trứng và ấu trùng của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), ấu trùng và thành trùng có
hình dạng và màu sắc tương tự như thành trùng, có ba cặp chân. Ấu trùng được phát
tán từ nơi nầy đến nơi khác nhờ thành trùng đực. Ấu trùng có một ngày bắt động
trước khi thành thành trùng. Theo Trần Khắc Phương (2003), thời gian phát triển
của ấu trùng là 2 -3 ngày. Nhện non có màu trắng, nhện trưởng thành có màu vàng
nhạt.
1.5.7 Đặc điểm sinh học và sinh thái
Theo Sogawa (1977), cho rằng vòng đời của nhện gié hoàn thành trong 6 ngày,
nhện cái đẻ trứng khoảng 15 trứng/ngày và đẻ trong vòng 5 ngày. Trứng nở trong
vòng 2 -4 ngày, giai đoạn ấu trùng kéo dài khoảng 2 ngày.
Vòng đời nhện gié dài hơn trong điều kiện ôn đới (Resisig và ctv, 1986), vì
theo Chen và ctv (1979), thì các giai đoạn sinh trưởng trong vòng đời của nhện thay
đổi theo nhiệt độ. Theo Lo và Ho (1980), trong phòng thí nghiệm, giai đoạn từ
trứng đến thành trùng kéo dài 3 ngày ở nhiệt độ 300C, nhưng ở 200C giai đoạn này
kéo dài từ 17 -23 ngày. Con cái đẻ trung bình 59,5 trứng ở 300C và 20 trứng ở 200C.

9



Biến động mật số quần thể nhện gié ở những vùng sinh thái và mùa vụ khác
nhau. Theo Lo và Ho (1980), quần thể nhện gia tăng theo mật dộ cây lúa. Tại Đài
Loan, nhiệt độ cao (hơn hoặc bằng 270C), điều kiện khô hạn của ruộng lúa, mật độ
cây lúa làm giảm đáng kể cơ hội bộc phát của nhện gié (Chen và ctv, 1980). Tại Ấn
Độ, các nghiên cứu của Ghosh và ctv (1997), trên giống lúa Ratna cho thấy rằng
quần thể nhện gié thay đổi trong năm, cao nhất trong tháng 11 (586,7 – 633,3
con/chồi), thấp nhất trong tháng 2 (44,3 – 52,7 con/chồi). Ở giai đoạn lúa trổ thì
quần thể nhện cao nhất, sau đó giảm dần khi lúa chín và tăng cao nhất khi lượng
mưa thấp và nhiệt độ cao (Jiang và ctv, 1994).
Các loài nhện bắt mồi trong bộ ve bét Acarina có khả năng khống chế được
nhện gié S. spinki. Ở châu Á có hai loài thiên địch quan trọng là Amblyseius
taiwanicus và Lasioseus parberiesei Bhattcharya (Lo & Ho, 1979). Nghiên cứu ban
đầu cho thấy tại đồng bằng sông Hồng loài nhện bắt mồi Lasioseus sp. có vai trò
lớn trong việc khống chế nhện gié.

1.5.8 Biện pháp phòng trừ
Theo Reissig và ctv (1986), phòng trừ nhện bằng biện pháp canh tác nên cách
ly thời gian gieo trồng giữa 2 vụ trong 3 tuần và cày lật gốc rạ. Các loài nhện bắt
mồi trong bộ ve bét Acarina có khả năng khống chế được nhện gié S. spinki. Ở châu
Á có hai loài thiên địch quan trọng là Amblyseius taiwanicus và Lasioseus
parberiesei Bhattcharya (Lo & Ho, 1979). Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen
(2004), trên ruộng lúa có nhiều loài thiên địch của nhện gié trong đó có hai loài
thường thấy là nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius sp. (Tarsonomidae, Acarina) và bù
lạch đen lớn thuộc họ Phlaeothripidae (Thysannoptera).
Đốt đồng sau thu hoạch từ vụ trước cũng có tác dụng làm hạn chế nguồn lây
lan. Điều tra phát hiện sớm khi triệu chứng mới xuất hiện là những vết nâu nhỏ trên
bẹ lá lúa còn non. Phun thuốc trừ sâu dạng lưu dẫn và ít độc đối với thủy sinh vật,
hoặc phun thuốc nhện với hạt thuốc phun thật nhỏ, dung lượng dung dịch thuốc lớn

và phun vào vị trí gần bẹ lúa non (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004)

10


1.6 Đặc tính của một số loại thuốc hóa học dùng trong thí nghiệm
1.6.1 Comite 73EC
Tên hoạt chất: Propagite
Thành phần: Propagite 73%; phụ gia 27%
Công thức: C19H16O4S
Nhóm độc III, độc đối với cá, không độc với ong và chim, không ảnh hưởng
đến thiên địch.
Đặc điểm: Thuốc có tác động tiếp xúc và xông hơi, khả năng diệt trừ nhanh
(sau 1 -2 ngày phun) và có thể kéo dài tới 20 ngày nên hiệu quả rất cao. Thuốc diệt
được cả nhện non và nhện trưởng thành, ít có khả năng gây kháng thuốc.
Công dụng: thuốc trừ nhện đỏ hại đỗ, chè, rau, cây có múi.
Liều lượng: pha 6 – 8 ml thuốc với 10 lít nước.
Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày
Nhà sản xuất: Crompton Manufacturing Co., Inc, USA
Nhà phân phối: Công ty thuốc bảo vệ thực vật Sài Gòn
1.6.2 Nissorun 5EC
Tên hoạt chất: Hexythiazox
Thành phần: Hexythiazox 5%, phụ gia 95%
Công thức: C17H21ClN2O2S
Nhóm độc III, độc đối với cá và động vật thủy sinh, an toàn với chim, ong và
các loài thiên địch.
Đặc điểm: là thuốc trừ nhện thế hệ mới, có tác dụng nội hấp và lưu dẫn mạnh.
Đặc trị trứng, ấu trùng của nhiều loài nhện hại, rất chuyên biệt nên không gây độc
đối với các loài thiên địch trong vườn cây ăn trái nên phù hợp áp dụng trong chương
trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)


11


Công dụng: phòng trừ nhện hại: nhện đỏ, nhện trắng và nhện vàng trên vườn
cây có múi (chanh, quýt tiều, cam sành, bưởi, …), và trên nhiều loại cây ăn trái, rau
màu quan trọng khác như xoài, nhãn, … và ớt, cà chua, …
Liều lượng: pha 10 – 15ml cho bình 8 lít nước
Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước khi thu hoach 7 ngày
Nhà sản xuất: Cty Nipon Soda Nhật Bản
Nhà phân phối: Cty cổ phần khử trùng Việt Nam.
1.6.3 Kinalux 25EC
Tên hoạt chất: Quinalphos
Thành phần: Quinalphos 25%, phụ gia 75%
Công thức: C12H15N2O3PS
Nhóm độc II
Cơ chế tác động: tiếp xúc, vị độc, thấm sâu
Công dụng: thuốc trừ được nhiều loại sâu hại như nhện gié, sâu phao đục bẹ,
sâu cuốn lá trên lúa, sâu khoang trên đậu phộng, sâu ăn tạp trên đậu nành, rệp sáp
trên cà phê, sâu đục ngọn trên điều.
Liều lượng: pha 15 – 40ml cho bình 8 lít, lượng nước phun 400 – 500 lít/ha
Thời gian cách ly: 21 ngày trước khi thu hoạch
Nhà phân phối: Cty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang
1.6.4 Regent 800WG
Tên hoạt chất: Fipronil
Thành phần: Fipronil 800g/kg, phụ gia 200g/kg.
Công thức: C12H4Cl2F6N4OS

12



Công dụng: Thuốc phổ rộng diệt trừ nhiều loại sâu rầy gây hại như sâu cuốn
lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít hôi hại lúa; bọ trĩ hại điều, nho,dưa hấu; rầy rệp hại
xoài, cà phê, nhãn, cam quýt; nhện lông nhung hại vải.
Liều lượng: Pha 1 gói 0.8gr / bình 8 lít. Gói 1,6gr / bình 16 lít.
Thời gian cách ly: 15 ngày
Nhà sản xuất và phân phối: Công ty Bayer
1.6.5 Silsau 5.5EC
Hoạt chất : Abamectin

Công thức: C48H72O14 (avermectin B1a) + C47H70O14 (avermectin B1b)
Cơ chế tác động: Tiếp xúc, vị độc và thấm sâu
Công dụng: Silsau là một loại thuốc trừ sâu thế hệ mới, diệt trừ hữu hiệu nhiều
loại sâu đã kháng thuốc, đặc trị sâu cuốn lá, nhện gié, sâu đục bẹ, bọ trĩ, sâu tơ hại
bắp cải.
Liều lượng: Pha 10-20 ml cho bình 16 lít, Lượng nước phun 320 lít/ha.
Thời gian cách ly: 7 ngày
Nhà sản xuất: Công ty ADC

13


Chương 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm:
- Thời gian: Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 02/2011 đến tháng 6/2011.
- Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm côn trùng và nhà
lưới bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Đại
Học Cần Thơ.

2.1.2 Vật liệu
- Vật liệu:
+ Nguồn nhện: Thu thập nhện từ ngoài đồng trên những cây lúa có triệu chứng
nhện gây ra (cạo gió trên bẹ hoặc nám bẹ), sau đó đem về nhà lưới thả lên cây lúa
đã trồng trong chậu ở 40 ngày tuổi để tạo nguồn nhện.
+ Nguồn giống: Giống lúa Jasmine 85.
+ Các loại thuốc thí nghiệm:

Hình 2.1 Một số loại thuốc hóa học được dùng trong thí nghiệm

14


×