Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO sát THÀNH PHẦN sâu CUỐN lá NHỎ và THIÊN ĐỊCH TRÊN RUỘNG lúa tại HUYỆN TRÀ ôn, TỈNH VĨNH LONG và HIỆU lực của một số LOẠI THUỐC hóa học đối với LOÀI sâu CUỐN lá NHỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.19 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

THÁI THANH ĐIỀN

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN SÂU CUỐN LÁ NHỎ VÀ THIÊN ĐỊCH
TRÊN RUỘNG LÚA TẠI HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG
VÀ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC
ĐỐI VỚI LOÀI SÂU CUỐN LÁ NHỎ
MARASMIA PATNALIS BRADLEY

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, tháng 5/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ BẢO VỆ THỰC VẬT

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN SÂU CUỐN LÁ NHỎ VÀ THIÊN ĐỊCH
TRÊN RUỘNG LÚA TẠI HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG
VÀ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC
ĐỐI VỚI LOÀI SÂU CUỐN LÁ NHỎ
MARASMIA PATNALIS BRADLEY

Sinh viên thực hiện:
Thái Thanh Điền
Lớp: Bảo Vệ Thực Vật Khóa 33


Cán bộ hướng dẫn:
ThS. Phạm Kim Sơn

Cần Thơ, tháng 5/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề
tài:
“Khảo sát thành phần sâu cuốn lá nhỏ và thiên địch trên ruộng lúa tại
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với
loài sâu cuốn lá nhỏ Marasmia patnalis Bradley”
Do sinh viên Thái Thanh Điền thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày … tháng …
năm 2011.
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:…..
Ý kiến của hội đồng:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD

Cần Thơ, ngày…tháng…năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CHỦ NHIỆM KHOA


ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp với tên đề tài:
“Khảo sát thành phần sâu cuốn lá nhỏ và thiên địch trên ruộng lúa tại
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với
loài sâu cuốn lá nhỏ Marasmia patnalis Bradley” do sinh viên Thái Thanh Điền thực
hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấp nhân luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm…
Cán bộ hướng dẫn

ThS. Phạm Kim Sơn

iii


TRANG CẢM ƠN

Kính dâng!
Con mãi ghi ơn Ba Mẹ đã sinh thành và nuôi dạy con khôn lớn đến ngày hôm nay.

Xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
- Cô Gs. Nguyễn Thị Thu Cúc đã tận tình chỉ bảo, cho những lời khuyên để tôi vượt
qua nhiều khó khăn trong quá trình làm luận văn.

- Thầy hướng dẫn ThS. Phạm Kim Sơn, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và đưa ra
những lời khuyên hết sức bổ ích cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- Anh ThS. Nguyễn Thanh Sơn đã trực tiếp chỉ bảo, tư vấn và giúp đỡ tôi rất nhiều
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn:
- Thầy cố vấn học tập ThS. Lăng Cảnh Phú cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại học
Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt
thời gian học tại trường.
- Chị Ks. Phan Thị Cẩm Vân, chị Ks. Bào Thanh Loan lớp cao học Bảo Vệ Thực Vật
K16 và các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật K33 đã quan tâm, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình làm luận văn.

Thân gửi đến các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật K33 lời chúc thành đạt trong tương lai!

Thái Thanh Điền

iv


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Thái Thanh Điền
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Ngày, tháng, năm sinh: 23/12/1989
Nơi sinh: Sóc Trăng
Quê quán: Châu Thành – Sóc Trăng
Họ và tên cha: Thái Kiến Bình
Họ và tên mẹ: Trần Thị Lan Hương

2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 1995 đến 2000 học tại trường Tiểu học Phú Tâm A, huyện Châu Thành, tỉnh
Sóc Trăng.
Tốt nghiệp trung học cơ sở năm 2004 tại trường Trung học phổ thông Phú tâm,
huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2007 tại trường Trung học phổ thông Phú
tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Năm 2007, thi đậu vào trường Đại Học Cần Thơ, Ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khóa
33, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

Thái Thanh Điền

v


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Thái Thanh Điền

vi


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...............................................................................................................................vii
DANH SÁH BẢNG..................................................................................................................ix

DANH SÁCH HÌNH.................................................................................................................x
TÓM LƯỢC.............................................................................................................................xi

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .....................................................................2
1.1 Sơ lược về cây lúa (Oryza sativa L.)....................................................................2
1.1.1 Nguồn gốc .......................................................................................................2
1.1.2 Đặc điểm sinh học cây lúa ..............................................................................2
1.2 Thành phần côn trùng gây hại ngoài đồng........................................................3
1.2.1 Thành phần côn trùng gây hại trên ruộng lúa ................................................3
1.2.2 Sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên ruộng lúa..........................................................6
1.3 Thành phần thiên địch ngoài đồng...................................................................10
1.3.1 Thành phần thiên địch có ích trên ruộng lúa................................................10
1.3.2 Thành phần thiên địch ký sinh trên sâu cuốn lá nhỏ ....................................13
1.4 Đặc tính một số loại thuốc trừ sâu dùng trong thí nghiệm ............................16
1.4.1 Vertimec 1.8EC .............................................................................................16
1.4.2 Lorsban 30EC ...............................................................................................17
1.4.3 Prevathon 5SC ..............................................................................................17
1.4.4 Takumi 20WG................................................................................................18
1.5 Địa điểm tiến hành điều tra ..............................................................................19
1.5.1 Vị trí địa lý và địa hình .................................................................................19
1.5.2 Khí hậu thủy văn ...........................................................................................19
1.5.3 Kinh tế, nông sản...........................................................................................20
vii


CHƯƠNG II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................21
2.1 Phương tiện.........................................................................................................21
2.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm .................................................21
2.1.2 Vật liệu dùng làm thí nghiệm ........................................................................21

2.2 Phương pháp ......................................................................................................21
2.2.1 Khảo sát thành phần côn trùng gây hại trên ruộng lúa .................................21
2.2.2 Khảo sát thành phần sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng lúa ....................................22
2.2.3 Khảo sát thành phần thiên địch trên ruộng lúa .............................................22
2.2.4 Khảo sát thành phần thiên địch ký sinh trên ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ.........23
2.2.5 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu ...........................................24
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................28
3.1 Thành phần các loài côn trùng gây hại trên ruộng lúa ..................................28
3.1.1 Thành phần các loài côn trùng gây hại trên ruộng lúa ................................28
3.1.2 Tình hình sâu cuốn lá nhỏ ngoài đồng..........................................................31
3.2 Thành phần các loài thiên địch ngoài đồng.....................................................34
3.2.1 Thành phần các loài thiên địch trên ruộng lúa.............................................34
3.2.2 Các loài thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ.......................................................37
3.3 Hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu đối với sâu cuốn lá nhỏ (Marasmia
patnalis Bradley) ......................................................................................................42
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................................44
Kết luận.....................................................................................................................44
Đề nghị ......................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................46

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 : Các loại thuốc dùng trong thí nghiệm.........................................................23
Bảng 3.1: Thành phần côn trùng gây hại trên ruộng lúa vào thời điểm sâu cuốn lá nhỏ
phát triển mạnh tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (Vụ ĐX 2010-2011)...............25
Bảng 3.2: Thành phần sâu cuốn lá nhỏ ngoài đồng tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
(Vụ ĐX 2010-2011) ................................................................................................28
Bảng 3.3: So sánh những điểm khác biệt giữa loài Cnaphalocrosis medinalis Guenée

và Marasmia patnalis Bradley qua các giai đoạn phát triển.....................................9
Bảng 3.4: Tình tình thiên địch trên ruộng lúa vào thời điểm sâu cuốn lá nhỏ phát triển
mạnh tại huyện Trà Ôn – Vĩnh Long (Vụ ĐX 2010-2011) ....................................31
Bảng 3.5: Mức độ phổ biến trên các ruộng khảo sát của các loài ong ký sinh ............35
Bảng 3.6: Tỉ lệ sâu cuốn lá nhỏ bị ký sinh ngoài đồng tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh
Long (Vụ ĐX 2010-2011) ......................................................................................38
Bảng 3.7: Độ hữu hiệu (%) của các loại thuốc trừ sâu lên ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ
Marasmia patnalis trong điều kiện phòng thí nghiệm............................................39

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long..........................................................19
Hình 2.1 Quá trình thử nghiệm hiệu lực các loại thuốc trừ sâu đối với sâu cuốn lá nhỏ
Marasmia patnalis Bradley.....................................................................................24
Hình 3.1: Tỉ lệ các bộ côn trùng gây hại vào thời điểm sâu cuốn lá nhỏ phát triển mạnh
tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (Vụ ĐX 2010-2011) .........................................26
Hình 3.2: Côn trùng gây hại bộ Homoptera .................................................................27
Hình 3.3: Thành trùng sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrosis medinalis Guenée ................27
Hình 3.4: Tỉ lệ 2 loài sâu cuốn lá nhỏ vào thời điểm sâu cuốn lá nhỏ phát triển mạnh
tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (Vụ ĐX 2010-2011) .........................................29
Hình 3.5: Ấu trùng tuổi 1 của Marasmia patnalis và Cnaphalocrosis medinalis........30
Hình 3.6: Sự khác nhau giữa ấu trùng tuổi 3 của Cnaphalocrosis medinalis và
Marasmia patnalis. .................................................................................................30
Hình 3.7: Sự khác nhau giữa thành trùng Cnaphalocrosis medinalis và Marasmia
patnalis....................................................................................................................31
Hình 3.8: Tỉ lệ các bộ thiên địch trên ruộng lúa vào thời điểm sâu cuốn lá nhỏ phát
triển mạnh tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (Vụ ĐX 2011-2011).......................33
Hình 3.9: Nhện chân dài Tetragnatha maxillosa Thonell ............................................34

Hình 3.10: Ong ký sinh Stenomesius japonicum Ashmead..........................................35
Hình 3.11: Ong ký sinh Bracon sp. ..............................................................................36
Hình 3.12: Ong ký sinh Apantes cuprus.......................................................................36
Hình 3.13: Ong ký sinh Copidodomopsis nacoleia Eady ............................................37
Hình 3.14: Ruồi Argyrophylax sp................................................................................37
Hình 3.15: Biến động hiệu lực của các loại thuốc trừ sâu lên ấu trùng tuổi 3 của sâu
cuốn lá nhỏ Marasmia patnalis trong điều kiện phòng thí nghiệm. .......................40

x


THÁI THANH ĐIỀN, 2011. “Khảo sát thành phần sâu cuốn lá nhỏ và thiên địch
trên ruộng lúa tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và hiệu lực của một số loại
thuốc hóa học đối với loài sâu cuốn lá nhỏ Marasmia patnalis Bradley”. Luận văn
tốt nghiệp Đại học, ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. 48 trang.
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Phạm Kim Sơn.
TÓM LƯỢC
Đề tài : “Khảo sát thành phần sâu cuốn lá nhỏ và thiên địch trên ruộng lúa tại
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với
loài sâu cuốn lá nhỏ Marasmia patnalis Bradley” được thực hiện từ tháng 1 năm
2011 đến tháng 5 năm 2011 đã đạt được kết quả sau:
• Điều tra tình hình côn trùng gây hại trên 3 ruộng thuộc huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh
Long cho thấy có 10 loài côn trùng gây hại, trong đó sâu cuốn lá nhỏ là loài gây hại
quan trọng nhất (30,83%), kế đến là rầy xanh đuôi đen (23,31%).
• Điều tra thành phần, tỷ lệ các loài thiên địch ngoài đồng trên 3 ruộng cho thấy có
28 loài thiên địch, trong đó nhện chân dài (Tetragnathidae) chiếm số lượng lớn nhất
(18,06%), kế đến là các loài bọ xít mù xanh (10,13%), ong cự nâu vàng (8,81%),…
• Thành phần loài sâu cuốn lá nhỏ ngoài đồng gồm 2 loài, trong đó loài
Cnaphalocrosis medinalis Guenée chiếm ưu thế (94,51%) và loài Marasmia patnalis

Bradley chiếm tỷ lệ thấp (5,49%).
• Xác định tỉ lệ sâu cuốn lá bị ký sinh ngoài đồng bằng cách thu mẫu sâu non về
quan sát trong phòng thí nghiệm là 63,64%.
• Khảo sát hiệu quả của 4 loại thuốc trừ sâu: Vertimec, Lorsban, Takumi,
Prevathon đối với sâu cuốn lá nhỏ (Marasmia patnalis Bradley) ở nồng độ khuyến cáo
cho kết quả là cả bốn loại thuốc trừ sâu đều có hiệu lực gây chết đối với sâu cuốn lá
nhỏ rất cao và tương đương nhau. Trong đó, thuốc Takumi 20WG có khuynh hướng
trội hơn các loại thuốc khác.

xi


MỞ ĐẦU
Lúa là cây lương thực quan trọng ở Việt Nam cũng như nhiều nước nhiệt đới khác
trên thế giới. Tính đến 2005, lúa đã được trồng ở 113 quốc gia trên thế giới và trên tất
cả các châu lục (FAO, 2005). Ở Việt Nam, tính đến năm 2009, diện tích trồng lúa đạt
7,44 triệu ha với sản lượng trung bình đạt 5,28 tấn/ha (Tổng cục thống kê, 2009). Do
những giá trị kinh tế mà cây lúa mang lại, diện tích cây lúa ở Việt Nam đang không
ngừng tăng lên. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết nóng ẩm và có những diễn biến bất
thường như hiện nay cùng với khả năng kháng thuốc của các loài côn trùng sâu hại đã
dẫn đến những thất thoát lớn về năng suất của cây lúa. Một số dịch hại quan trọng trên
cây lúa hiện nay như: rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu phao,… trong đó sâu cuốn lá là đối
tượng dịch hại mới phát triển gần đây với mật độ khá cao ngoài đồng, sâu xuất hiện và
gây hại trên khắp cả nước. Theo báo cáo của Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn,
các tỉnh miền Trung vụ hè thu năm 2010 đã bị sâu cuốn lá tàn phá nghiêm trọng. Tại
Nghệ An, toàn tỉnh có 15.000 ha lúa bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, mật độ 40-45 con/m2,
cá biệt có nơi tới 200 con/m2. Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 1,4 triệu
hecta lúa, gần 23.000 hecta lúa bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ. Trong đó, huyện Bình Tân
tỉnh Vĩnh Long có 2.226 hecta diện tích bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ (trong đó, có 2.186
hecta nhiễm nhẹ và 40 hecta bị nhiễm ở mức độ trung bình), sâu gây hại với mật số từ

6 - 13 con/m2, có nơi lên cao tới 30 con/m2.
Trước tình hình sâu hại ngày càng trở nên phổ biến và gây ra nhiều thiệt hại cho
ruộng lúa, vì thế đề tài “Khảo sát thành phần sâu cuốn lá nhỏ và thiên địch trên
ruộng lúa tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và hiệu lực của một số loại thuốc hóa
học đối với loài sâu cuốn lá nhỏ Marasmia patnalis Bradley” được thực hiện nhằm
xác định lại thành phần nhóm côn trùng gây hại và sự hiện diện của các loài thiên địch
trên ruộng lúa, nhất là loài sâu cuốn lá nhỏ cũng như tìm ra loại thuốc trừ sâu có hiệu
quả cao phòng trị loài sâu này.

1


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về cây lúa (Oryza sativa L.)
1.1.1 Nguồn gốc
Về nguồn gốc cây lúa, đã có nhiều tác giả đề cập đến nhưng cho đến nay vẫn
chưa có dữ liệu chắc chắn và thống nhất.
Căn cứ vào các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa
trồng và sự hiện diện rộng rãi của các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều người
đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó lan dần đi
các nơi. Thêm vào đó, người ta cũng đồng ý rằng cây lúa và nghề trồng lúa đã có từ rất
lâu ở vùng này vì lịch sử và đời sống của các dân tộc Đông Nam Á luôn gắn liền với
lúa gạo (Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2010).
1.1.2 Đặc điểm sinh học cây lúa
Lúa thuộc dạng cây thân thảo. Tùy theo giống lúa dài ngày hay ngắn ngày mà có
thời gian sinh trưởng dao động từ thấp hơn 90 ngày đến 140 ngày. Thân có dạng tròn,
nhiều đốt, giữa hai đốt là lóng, lóng có hình ống. tuỳnh theo từng giống khác nhau mà
thân lúa có từ 12-21 đốt, thân lúa được bao bọc bởi bẹ lá.

Hạt lúa gồm 2 phần:
* Vỏ lúa: Gồm 2 vỏ trấu ghép lại (trấu lớn và trấu nhỏ), chiếm 20% trọng lượng
hạt lúa.
* Hạt gạo: Ở bên trong vỏ lúa và có 3 phần là: vỏ cám, phôi mầm, nội nhũ. Trong
đó, nội nhũ chính là phần gạo chúng ta ăn hàng ngày, nội nhũ chiếm phần lớn hạt gạo,
chứa các chất dự trữ chủ yếu là tinh bột. Bên ngoài hạt gạo được bao bọc bởi một lớp
vỏ lụa mỏng chứa nhiều vitamin nhóm B. Khi chà trắng gạo, lớp này tróc ra thành cám
mịn được sử dụng để chiết suất thành dầu hoặc chế biến thành thức ăn gia súc.

2


1.2 Thành phần côn trùng gây hại ngoài đồng
1.2.1 Thành phần côn trùng gây hại trên ruộng lúa
a. Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Theo Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen (1993), thành trùng rầy nâu có kích thước cơ
thể từ 4-5mm. Cánh trong suốt, giữa bìa sau của mỗi cánh trước có 1 đốm đen, khi
cánh xếp lại thì 2 đốm đen này chồng lên nhau và tạo thành 1 đốm đen to trên lưng.
Rầy cái có màu nâu lợt và kích thước cơ thể to hơn rầy đực, bụng to tròn, ở khoảng
giữa mặt dưới bụng có bộ phận đẻ trứng màu đen.
Nguyễn Văn Hùynh và Lê Thị Sen (2004) cho rằng thành trùng rầy nâu có 2
dạng: cánh dài và cánh ngắn. Cả thành trùng và ấu trùng rầy nâu tập trung sống dưới
gốc lúa, chích hút nhựa làm cây lúa bị cháy khô gây ra hiện tượng “cháy rầy”. Ngoài
ra, rầy nâu còn là môi giới truyền virus gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa.
b. Sâu cuốn lá lớn (Parnara guttata Bremer et Grey)
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) bướm có chiều dài từ 17-19mm,
sãi cánh rộng 25-40mm. Thân màu đen lẫn màu vàng kim, đầu và ngực to bằng nhau.
Râu đầu mọc gần mắt kép, cuối râu có hình móc câu. Mặt lưng của ngực và bụng phủ
lông màu xanh vàng. Cánh trước màu nâu đậm, khoảng giữa cánh có 8 đốm trắng xếp
vòng cung. Cánh sau màu nâu đen, gần cạnh ngoài có 4 đốm trắng. Bướm sống 7-20

ngày, bướm cái đẻ trung bình 120 trứng.
Cũng theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) sâu non vừa mới nở gặm ăn
vỏ trứng, sau đó bò ra bìa lá hoặc đầu lá nhả tơ dệt thành một bao hình ống tròn và
sống trong đó, sâu lớn dần và sẽ nhả tơ tiếp tục ghép các lá kế cận thành 1 bao lớn. Khi
lớn đủ sức, sâu nhả tơ trộn lẫn với chất bột trắng cuối bụng cuốn lại thành bao mới để
hóa nhộng. Ban ngày sâu sống trong bao lá, ban đêm hay trời râm mát bò ra ăn lá.
c. Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis Guenée)
Bướm sâu cuốn lá nhỏ dài từ 8-12mm, sống từ 5-10 ngày. Bướm cái có thể đẻ
300 trứng. Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ từ 25-36 ngày. Sâu non ăn phần xanh của lá lúa,

3


nhả tơ cuốn lá lại thành bao theo chiều dọc và ẩn mình bên trong để sinh sống. Theo
ghi nhận thì một con sâu từ khi nở đến khi trưởng thành có thể gây hại từ 3-5 lá. Lá lúa
bị sâu gây hại sẽ khô, cây héo, giảm năng suất, nhất là khi sâu tấn công lá cờ (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
d. Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath)
Thành trùng có kích thước cơ thể dài từ 3 - 4 mm, thân màu nâu đen. Giữa ngực
trước có một vệt màu vàng lợt. Tuổi thọ của thành trùng từ 15 - 20 ngày. Rầy cái có
thể đẻ từ 300 - 350 trứng trong vòng hai tuần. Ấu trùng có 5 tuổi, phát triển trong thời
gian từ 15 - 20 ngày. Rầy non mới nở tập trung chích hút tại ổ trứng, vài ngày sau
phân tán đến hầu hết các bộ phận của cây. Cả thành trùng và ấu trùng đều thích chích
hút cây lúa còn non từ giai đoạn mạ đến nhảy chồi, tạo hiện tượng "cháy rầy" tương tự
như rầy nâu nhưng không truyền bệnh virus cho cây lúa (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê
Thị Sen, 2004).
e. Sâu đục thân 2 chấm (Scirpophaga incetulas Walker)
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) bướm cái dài từ 10-13mm, thân
và cánh màu nhạt, giữa cánh có 1 chấm đen to. Cuối bụng có một chùm lông màu vàng
nhạt, đẻ từ 200-300 trứng. Bướm đực dài từ 8-10mm. Đầu, ngực và cánh trước màu

nâu nhạt, dạng hình tam giác, có 1 chấm đen nhỏ. Sâu đục thân cây lúa chui vào bên
trong thân. Sâu ăn phá đọt non cây lúa làm cho dưỡng chất và nước không di chuyển
lên nuôi đọt dẫn đến đọt bị héo khô, gọi là “chết đọt”. Khi cây lúa trổ bông, sâu ăn
đỉnh sinh trưởng gây hiện tượng “bông bạc”.
f. Muỗi hành (Oryseolia oryzae Wood – Mason)
Thành trùng muỗi cái dài từ 3-5mm, sãi cánh rộng từ 8,5-9mm, bụng màu đỏ,
thành trùng đực nhỏ hơn và có màu vàng nâu, đầu rất nhỏ, hầu như bị mắt kép có màu
đen choáng hết. Râu đầu màu vàng, dạng chuỗi hạt, điểm nối giữa các râu có 1 hoặc 2
hàng gai mọc xung quanh. Chân dài màu nâu đậm. Muỗi cái có thể sống từ 2-5 ngày
và đẻ từ 100-200 trứng. Muỗi thường tấn công cây lúa vào giai đoạn mạ đến nhảy chồi
tối đa, lúa bị gây hại sớm sẽ mọc chồi mới, đôi khi là chồi vô hiệu hay nếu cho bông

4


thì hạt lép nhiều. Triệu chứng gây hại cây lúa là lúa bị lùn, đâm rất nhiều chồi, phần
thân hơi cứng, chiều ngang cây lúa nở to dần theo sự tăng trưởng của ấu trùng nằm
bên trong, lá lúa xanh thẩm, ngắn, dựng đứng và có nhiều cọng lúa giống như cọng
hành lẫn trong bụi lúa (Lê Thị Sen, 1999).
Cũng theo Lê Thị Sen (1999) thì vào năm 1983, muỗi hành được ghi nhận xuất
hiện ở Long An, Tiền Giang, Hậu Giang. Năm 1984, muỗi hành đã phát sinh thành
dịch ở Gò Công Đông (Tiền Giang), Mỹ Xuyên, Long Phú (Sóc Trăng), gây thiệt hại
trên 3.000 hecta.
g. Rầy xanh đuôi đen (Nephotettix virescens Distant)
Thành trùng rầy xanh đuôi đen có hình thoi dài, màu xanh lục hơi vàng, chỉ có
một dạng cánh dài, cơ thể dài từ 4,5 - 5,5 mm. Đốt chày chân sau có hai hàng gai đều
đặn ở hai bên. Thành trùng cái có bộ phận đẻ trứng bén nhọn hình răng cưa ở dưới
bụng. Thời gian sống của thành trùng từ 10 - 25 ngày. Một thành trùng cái đẻ từ 20 200 trứng. Ấu trùng rầy xanh đuôi đen màu trắng sữa, cơ thể thon dài, có 5 tuổi, phát
triển trong thời gian từ 15 - 20 ngày. Thành trùng và ấu trùng chích hút mọi bộ phận
của cây lúa như gân, bẹ, lá và ngay cả đòng lúa còn non làm cây bị héo khô, gây hiện

tượng "cháy rầy". Rầy xanh đuôi đen còn là môi giới truyền cho cây lúa các bệnh như
tungro, lùn vàng, lá cam, vàng lụi (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
h. Rầy zigzag (Recilia dorsalis Motschulsky)
Thành trùng rầy dài từ 3,5-4mm, trên cánh có hình zigzac màu nâu. Thành trùng
sống 10-15 ngày. Một rầy cái đẻ từ 100-200 trứng. Trứng được đẻ thành từng hàng
trong bẹ lúa. Rầy vào ruộng sớm và bị thu hút nhiều bởi ánh đèn. Rầy phát triển mật số
nhanh vào đầu mùa mưa. Ấu trùng và thành trùng sống ở mọi nơi trên cây lúa: trên lá
lúa, ở phần trên của cây lẫn các chồi ở gần gốc cây lúa (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2004).

5


i. Cào cào xanh (Oxya chinensis Thumberg)
Nguyễn Thị Thu Cúc (2004) cho rằng thành trùng dài từ 30-45mm, màu nâu nhạt
lẫn xanh vàng, có 1 sọc màu nâu sẫm chạy dài từ mắt đến cuối cánh. Râu đầu thường
ngắn hơn cơ thể, hình sợi chỉ hoặc hình lưỡi kiếm. Ở một số loài cặp cánh sau có màu
sắc rực rỡ. Đôi chân trước kiểu chân bò, chân sau kiểu chân nhảy. Bàn chân 3 đốt, bộ
phận nghe nằm ở 2 bên đốt bụng thứ nhất, bộ phận đẻ trứng ngắn và cong. Trứng
thường được đẻ thành từng ổ dưới đất. Một con cái có thể đẻ vài ổ, mỗi ổ có khoảng từ
30-100 trứng. Ấu trùng và thành trùng đều gây hại trên cây trồng.
j. Sâu sừng xanh (Melanitis leda ismene Cramer)
Bướm màu nâu đậm. Cánh xếp trên lưng khi đậu. Bướm sống khoảng 2 tuần,
bướm cái đẻ từ 50 - 100 trứng. Trứng được đẻ thành từng hàng hay riêng lẻ trên lá lúa.
Ấu trùng màu xanh hơi vàng, rất giống màu lá lúa, toàn cơ thể có phủ lông mịn màu
vàng. Đầu sâu có 2 gai thịt màu đỏ đưa ra như 2 cái sừng nên sâu còn có tên là "sâu
sừng". Cuối bụng có 2 gai. Ấu trùng có 3 tuổi, phát triển trong thời gian từ 17 - 25
ngày. Nhộng màu xanh bóng, treo trên lá lúa. Ấu trùng ăn gặm lá lúa và thường ăn mất
luôn cả phiến lá (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
1.2.2 Sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên ruộng lúa

a. Phân bố
Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện từ Nhật, theo hướng Đông Nam Á xuống đến Úc châu
và đã gây hại nhiều ở các quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh, Burma, Kampuchea,
Indonesia, Hawai, Lào, Madagascar, Malaysia, Philippines, Sri - Lanka, Trung Quốc,
Triều Tiên, Thái Lan và Việt Nam (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
b. Ký chủ
Ngoài lúa, sâu còn có thể phá hại trên cây bắp, mía, lúa hoang, lúa mì, cây lau,
các loại cỏ như Brachiaria, Echinochloa, Eleusine, Imperata, Leersia, Panicum,
Paspalum, Pennisetum (Lê Thị Sen, 1999).

6


c. Đặc điểm hình thái và sinh học
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), bướm có chiều dài thân từ 812mm, sãi cánh rộng từ 19-23mm, nền cánh màu vàng rơm, bìa cánh có 1 đường viền
màu nâu đậm, giữa cánh có 3 sọc màu nâu, 2 sọc bìa dài và sọc giữa ngắn. Bướm sống
từ 5-10 ngày. Một bướm cái có thể đẻ đến 300 trứng. Trứng được đẻ rải rác hay thành
từng nhóm dọc gân chính của lá, mỗi nhóm từ 10-12 trứng ở cả hai mặt lá, nhưng mặt
trên có nhiều trứng hơn. Trứng hình bầu dục dài khoảng 0,5mm, màu trắng, chuyển
sang màu vàng nhạt khi sắp nở. Giai đoạn trứng từ 3-7 ngày. Nhộng dài từ 7-10mm
màu nâu, thời gian nhộng từ 6-10 ngày.
Sâu non mới nở màu trắng sữa, có lông nâu phủ khắp mình. Sâu lớn đủ sức dài
khoảng 19-22mm, màu xanh lá mạ, thân chia đốt rất rõ ràng. Sâu có từ 5-6 tuổi, phát
triển trong thời gian từ 15-28 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
d. Tập quán sinh sống và cách gây hại
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) bướm thường vũ hóa về ban
đêm, từ 9 giờ tối đến sáng hôm sau. Ban ngày bướm trốn trong khóm lúa hoặc cỏ dại,
khi bị động thì bay một đoạn ngắn trên lá lúa. Tất cả các hoạt động như bắt cặp, đẻ
trứng đều xảy ra ban đêm. Bướm bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn, nhất là bướm cái.
Bướm cái thích đẻ trứng ở các ruộng lúa hoặc mạ có màu xanh đậm, rậm rạp và thích

tập trung nhiều ở những ruộng gần bờ mương, gần nhà ở, gần vườn hoặc đường đi có
bóng mát.
Cũng theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) sâu non mới nở rất nhanh
nhẹn, bò khắp trên lá, thân cây và chui vào lá non, mặt trong của bẹ lá ăn phần xanh,
chừa lại lớp màng trắng mỏng trên lá lúa. Sang tuổi 2, sâu bò đến các lá già nhả tơ ở 2
bìa lá lúa khoảng giữa lá, sợi tơ gặp không khí sẽ khô và rút hai bìa lá lại, mặt trên lá
cuốn vào bên trong thành một cái bao theo chiều dọc lá lúa, sâu ẩn trong đó và cạp ăn
phần xanh của lá để sinh sống. Chỉ có 1 sâu trong một cuốn lá. Sâu tuổi lớn có thể ăn
1-2 lá lúa trong một ngày và có khả năng nhả tơ dệt gập lá theo chiều ngang, đôi khi
chập 2-5 lá cuốn thành một bao. Sâu nằm trong bao, có thể ăn phá suốt ngày đêm. Sâu

7


còn có thể di chuyển hẳn ra khỏi bao củ để gây hại các lá mới. Một con sâu từ khi nở
đến trưởng thành có thể gây hại từ 3 - 5 lá. Sâu thường di chuyển vào buổi chiều, nếu
trong ngày trời mưa hoặc râm mát thì sâu có thể di chuyển bất cứ lúc nào. Sâu non lớn
đẩy sức chuyển từ màu xanh sang vàng hồng và có thể hóa nhộng ngay nơi đã sinh
sống hoặc chui ra khỏi bao tìm vị trí khác hóa nhộng. Sâu có thể nhả tơ, cắn đứt hai
đầu lá và bịt lại thành bao kín để hóa nhộng bên trong. Lá lúa bị sâu gây hại sẽ khô,
cây héo, giảm năng suất, nhất là khi sâu tấn công lá cờ.
Theo Nguyễn Trường Thành (1999) quy luật phát sinh gây hại của sâu cuốn lá
nhỏ có liên quan chặt chẽ với các yếu tố ngoại cảnh. Yếu tố thời tiết có ảnh hưởng đến
thời gian xuất hiện, đẻ trứng của trưởng thành và mật độ sâu non gây hại trên đồng
ruộng. Nói chung nhiệt độ từ 25-29oC và ẩm độ 80% là điều kiện thuận lợi cho sâu này
phát sinh gây hại, đặc biệt trong điều kiện có mưa nắng xen kẽ. Nhiệt độ và ẩm độ
thích hợp để sâu cuốn lá phát triển là 24-30,5oC, 85-88%.
Mức độ bị hại của cây lúa khi bị sâu cuốn lá tấn công là nặng nhẹ tùy thuộc vào
từng giống lúa khác nhau, giai đoạn sinh trưởng, thời vụ gieo cấy và chế độ bón phân.
Nói chung, giống lúa nếp và lúa lai thường bị hại nặng hơn các giống lúa khác

(Nguyễn Trường Thành, 1999).
Nguyễn Trường Thành (1999) chứng minh rằng bị hại tới 31,4% số lá song năng
suất lúa vẫn chưa giảm một cách đáng kể. Lá đòng và lá sát lá đòng có vai trò quan
trọng nhất cho việc hình thành năng suất và thường bị hại nhất.
Cũng theo Nguyễn Trường Thành (1999), thí nghiệm cắt lá của các lớp nông dân
IPM chứng minh một cách rõ ràng, đối với sâu ăn lá từ lúc cấy đến 40 ngày không cần
tiến hành biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học vì cây lúa có thể bù trừ những thiệt
hại này. Tại 2 thời điểm đẻ nhánh và làm đòng ngưỡng phòng trừ đối với sâu cuốn lá
nhỏ là 17-25 con/m2 và 5-8 con/m2. Giai đoạn làm đòng-trổ là giai đoạn xung yếu của
cây lúa đối với sâu cuốn lá nhỏ.

8


e. Thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ
Nhóm thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ có vai trò quan trọng trên đồng ruộng, chủ
yếu gồm các loài sau:
- Ong họ Trichogrammatidae ký sinh trứng.
- Ong thuộc các họ Braconidae, Ichneumonidae, Chalcididae thường ký sinh ấu
trùng và nhộng.
- Nấm, vi khuẩn và virus ký sinh sâu.
- Một số loài thiên địch ăn thịt thuộc bộ Cánh cứng ăn ấu trùng.
- Một số loài nhện ăn thịt, chuồn chuồn ăn bướm.
f. Biện pháp phòng trị
Theo Nguyễn Trọng Nhâm (2006) phòng trị sâu cuốn lá nhỏ có 4 biện pháp
chính:
- Biện pháp kỹ thuật canh tác
Đối với sâu cuốn lá lớn cần chú ý thực hiện thâm canh lúa và màu một cách hợp
lý. Mục đích là hạn chế nguồn bổ sung dinh dưỡng cho bướm.
Đối với sâu cuốn lá nhỏ cần chú ý diệt trừ cỏ dại bên bờ ruộng, lau sậy ở các

mương máng, ao hồ là nơi sâu cư trú cuối vụ mùa sang đầu xuân. Diệt trừ cỏ dại có thể
bằng nhân lực hoặc thuốc hóa học.
Sâu cuốn lá bị thu hút bởi lá lúa có màu xanh đậm, do đó ta chỉ bón phân đạm
vừa đủ, tránh bón dư làm lá lúa quá xanh (Reissig et al., 1993).
- Biện pháp dùng thuốc hóa học
Thông thường trừ sâu non tuổi 1 và tuổi 2 ra rộ sau khi trưởng thành vũ hóa từ 814 ngày. Có thể sử dụng các thuốc vị độc và tiếp xúc.
- Biện pháp sinh vật học
Theo kết quả ghi nhận của đoàn nghiên cứu phòng trừ sâu hại lúa bằng sinh vật
của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) (thông báo 8/1974): Năm 1973 đã sử dụng ong

9


mắt đỏ Trichogramma japonicum Aslimead để diệt trứng sâu cuốn lá nhỏ trên diện
tích 13.200 ha đạt hiệu quả là giảm tỷ lệ lá lúa bị hại là 92,8% so với đối chứng.
Lượng ong thả theo kinh nghiệm thực tế cho thấy, cứ mỗi khóm lúa có dưới 5 trứng
sâu thì thả 15 vạn ong/ha. Khi mỗi khóm lúa có 10 trứng thì thả 45-75 vạn ong/ha. Có
thể thả liên tục 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 ngày.
- Biện pháp vật lý cơ giới
Đối với cả 2 loài sâu cuốn lá nhỏ phát sinh rộ có thể sử dụng cành tre để chải
tung tổ lá (kết hợp với phun thuốc) diệt sâu non.
1.3 Thành phần thiên địch ngoài đồng
1.3.1 Thành phần thiên địch có ích trên ruộng lúa
a. Bọ xít bắt mồi (Reduviidae)
Nhóm này gồm nhiều loại bọ xít có hình dạng rất dễ phân biệt với những loại bọ
xít gây hại trên cây trồng do bọ xít bắt mồi có đầu hẹp dài, phần sau mắt kéo dài như
một cái cổ, vòi chích hút có ba đốt, thường cong và mạnh. Bụng thường rộng ở phần
giữa, rìa bụng lòi ra bên ngoài cánh. Thường có màu đỏ đen, rất dễ nhận diện. Nhóm
này có khả năng tấn công trên nhiều loại côn trùng khác nhau như sâu ăn lá, rầy mềm,
rầy bông, ấu trùng các loại bọ xít khác (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2003).

Nhóm này cũng hiện diện rất phổ biến trên các vùng đất trồng trọt, nhóm hoạt
động ban ngày thường có màu sắc tươi sáng và nhóm hoạt động ban đêm thường có
màu sắc tối. Ấu trùng có thể sống rất lâu trong điều kiện thiếu thức ăn, chu kỳ phát
triển thường dài, khả năng sinh sản cao. Tại Mã Lai, trên 500 loài đã được phát hiện
trên 4 quần đảo Sarawak, Sumatra, Kalimantan và Java (Kalsoven, 1981).
b. Bọ ngựa (Mantidae)
Nhóm này cũng có khả năng ăn mồi rất cao, cả thành trùng lẫn ấu trùng đều ăn
mồi, có thể tấn công các loại ruồi, ong, ngài bướm và nhiều loại nhện nhỏ khác. Cả
thành trùng và ấu trùng đều có cặp chân trước rất phát triển, vươn ra phía trước, có gai
sắc nhọn dọc theo rìa đốt đùi và đốt chày, dùng để bắt và kẹp con mồi. Ấu trùng có

10


hình dạng rất giống thành trùng mặc dù cánh rất nhỏ và không có khả năng bay như
thành trùng. Thành trùng có thể bay rất xa, thường có màu xanh hoặc nâu, gồm nhiều
loài, kích thước biến động từ 5-10cm. Trứng thường được đẻ thành từng ổ dính vào
các cành nhỏ trên cây (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
Thành trùng thường có cơ thể dẹp, màu sắc kim loại. Cả thành trùng và ấu trùng
đều có ngàm (hàm trên) phát triển. Phần lớn sống ngay sát trên mặt đất hoặc sống
trong đất (Kalshoven, 1981).
c. Bọ rùa (Coccinellidae)
Trong tự nhiên có rất nhiều loại bọ rùa với nhiều loại màu sắc, hoa văn hiện diện
trên cơ thể khác nhau. Hầu hết các loài bọ rùa thuộc nhóm có lợi, tấn công chủ yếu các
loại rầy mềm, nhện gây hại, rầy phấn trắng, rệp sáp và các loại côn trùng có kích thước
nhỏ và trứng của một số loại côn trùng khác. Cả thành trùng và ấu trùng đều ăn mồi.
Thành trùng ăn cùng một loại thức ăn như ấu trùng, chỉ một thời gian ngắn sau khi vũ
hóa, thành trùng đã có khả năng bắt cặp, số lượng trứng đẻ tùy thuộc vào lượng thức
ăn được tiêu thụ. Trong trường hợp thiếu thức ăn, thành trùng sẽ chết trong vòng một
tuần lễ (Kalshoven, 1981).

d. Bọ cánh lưới (Chrysopidae)
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2002), con mồi của nhóm này gồm chủ yếu là rầy
mềm, tuy vậy trong quá trình sinh sống nhóm này cũng tấn công cả các loại rầy mềm,
nhện gây hại (đặc biệt là nhện đỏ), bù lạch, rầy phấn trắng, trứng các loại rầy loại rầy
lá, ngài bướm, sâu vẽ bùa, các loại sâu nhỏ, ấu trùng bọ cánh cứng… Bọ cánh lưới
cũng có nhiều loài khác nhau, có khả năng tấn công con mồi ở cả giai đoạn ấu trùng
lẫn thành trùng. Thành trùng có màu xanh nhạt, dài khoảng 12 -20mm, râu dài, mắt
sáng, thân mình mỏng mảnh. Hai đôi cánh rộng, trong suốt, có nhiều gân cánh. Thành
trùng hoạt động vào buổi chiều và đêm, sinh sống chủ yếu trên phấn hoa và mật ngọt
do rầy mềm tiết ra, trái lại ấu trùng có khả năng ăn mồi cao.

11


Thành trùng bị hấp dẫn bởi ánh sáng đèn, trứng thường được đẻ trên một sợi tơ
dài, rất đặc trưng. Ấu trùng thường được tìm thấy lẫn lộn trong các quần thể rầy mềm
và có thể tiêu thụ từ 10 – 20 con rầy mềm mỗi ngày (Kalshoven, 1981).
e. Bọ xít râu 5 đốt (Pentatomidae)
Đa số có cơ thể rắn chắc, phiến mai ở phần ngực phát triển, râu dài có năm đốt,
cả thành trùng lẫn ấu trùng đều ăn mồi, ký chủ ưa thích gồm các loài sâu thuộc bộ
cánh vẩy (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
Hầu hết các loại bọ xít râu năm đốt thuộc phân họ Asopinae đều thuộc nhóm ăn
mồi, chuyên tấn công trên các loại côn trùng khác. Chúng rất thích những côn trùng có
cơ thể mềm như ấu trùng bộ cánh vẩy và ấu trùng bộ cánh cứng. Rất nhiều loài thuộc
giống Cantheconidae đã được ghi nhận tại Đông Nam Á. Trứng thường được đẻ thành
từng đám, ấu trùng thường có màu sắc tươi sáng (Kalshoven, 1981).
f. Bộ đuôi kìm (Dermaptera)
Đặc điểm của bộ này đuôi có dạng hình cái kìm, dùng để tự vệ nhiều hơn là để
bắt mồi. Giống Euborellia màu đen bóng, giữa các đốt bụng có khoang trắng và có
điểm trắng đầu đỉnh râu. Chúng thường sống trên các ruộng khô và làm tổ dưới đất ở

những gốc cây trồng. Con cái chăm sóc trứng khi đẻ ra, mỗi con đẻ từ 200-350 trứng.
Con trưởng thành sống từ 3-5 tháng và hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Loài này chui
vào các rãnh trên thân lúa do sâu đục thân đã đục để tìm sâu non. Đôi khi chúng bò lên
trên lá để tìm con mồi. Mỗi ngày một con bọ đuôi kìm có thể ăn từ 20-30 con mồi
(Shepard và ctv, 1989).
Đa số có cơ thể dẹp, màu nâu hoặc đen, hiện diện trong nhiều loại sinh cảnh khác
nhau, tuy nhiên đa số thích sống trong điều kiện có độ ẩm cao hơn là điều kiện khô
hạn. Tại Ấn Độ, đã có trên 130 loài được mô tả (Kalshoven, 1981).
g. Bọ xít nước (Microvelia douglasi atrolineata Bergroth)
Đây là một loài bọ xít nhỏ, có vạch trên lưng, có nhiều trên ruộng lúa nước. Con
trưởng thành vai rộng có thể có cánh hoặc không. Loại không có cánh không có vạch
đen và vạch trắng ở cổ và cánh trước. Bọ xít nước ăn thịt có thân hình nhỏ và bàn chân

12


trước chỉ có một đốt, do đó có thể phân biệt được với các loài bọ xít khác. Mỗi con cái
đẻ 20-30 trứng vào thân cây lúa phía trên mặt nước. Thời gian sống của bọ xít là 12
tháng, dạng có cánh sẽ tản đi nơi khác khi ruộng lúa khô nước. Những con trưởng
thành tụ tập ăn bọ rầy non khi chúng rơi xuống nước. Bọ xít non cũng ăn bọ rầy non
giống như các loài sâu bọ khác có thân mềm. Microvelia sẽ là một thiên địch có kết
quả hơn khi chúng tấn công thành từng nhóm và bọ rầy non là mồi dễ bị khuất phục
hơn những con mồi khác to hơn. Mỗi con Microvelia có thể ăn 4-7 con bọ rầy mỗi
ngày ( />BB%8Bch-di%E1%BB%87t-sau-r%E1%BA%A7y/).
h. Bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis Reuter)
Là một loài thuộc nhóm ăn thực vật, chúng thích ăn trứng và sâu non của các loài
rầy. Con trưởng thành màu xanh và đen, sâu non có thể xuất hiện nhiều trên ruộng có
bọ rầy phá hoại cả trên ruộng nước lẫn ruộng khô. Bọ xít mù xanh đẻ trứng vào mô
thực vật, sau 2-3 tuần sẽ trưởng thành và có thể sinh sản 10-20 con non. Chúng tìm
trứng rầy ở bẹ lá và thân, dùng vòi nhọn hút khô trứng. Mỗi thiên địch một ngày ăn 710 trứng hoặc 1-5 bọ rầy ( />i. Kiến ba khoang đuôi nhọn (Paederus fuscipes Curtis)

Con trưởng thành có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang
qua tạo thành một khoang đen. Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, các đống rơm rạ mục
ngoài ruộng; làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện sâu cuốn lá hay rầy
nâu, chúng tìm đến, chui vào những tổ sâu, ăn thịt từng con. Trung bình mỗi con kiến
ba khoang có thể ăn từ 3 - 5 con sâu non/ngày. Sự xuất hiện của kiến ba khoang trên
đồng ruộng rất có ích, chúng làm số lượng sâu hại giảm đi đáng kể và bảo vệ lúa
không bị phá hại, giúp nông dân giảm dùng thuốc hóa học, giảm chi phí, bảo vệ môi
trường ( />ndich.htm).

13


×