Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Ảnh hưởng của cấy theo hiệu ứng hàng biên đến khả năng sinh trưởng, năng suất của giống lúa khang dân 18 và khang dân đột biến ở Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

THÂN LIÊU MINH NHẬT

ẢNH HƯỞNG CỦA CẤY THEO HIỆU ỨNG
HÀNG BIÊN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA KHANG DÂN
18 VÀ KHANG DÂN ĐỘT BIẾN Ở BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

THÂN LIÊU MINH NHẬT

ẢNH HƯỞNG CỦA CẤY THEO HIỆU ỨNG HÀNG
BIÊN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG
SUẤT CỦA GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 VÀ
KHANG DÂN ĐỘT BIẾN Ở BẮC KẠN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã nghành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ


KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh

THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Bắc Kạn, ngày 10 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn
Thân Liêu Minh Nhật


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, gia đình .
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ
Thị Ngọc Oanh người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu
trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông học, các thầy cô giáo khoa Nông Học
đã hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu, tạo điều kiện giúp tôi hoàn

thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người
thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Thân Liêu Minh Nhật


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ......................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 4
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 5

1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 5
1.1.1. Cơ sở khoa học của ruộng lúa năng suất cao .......................................... 5
1.1.2. Cơ sở khoa học để xác định mật độ cấy cho lúa ..................................... 5
1.1.3. Kỹ thuật cấy theo hiệu ứng hàng biên..................................................... 8
1.2. Những nghiên cứu về mật độ cấy .............................................................. 9
1.2.1. Mật độ cấy ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, năng suất lúa ........................ 9
1.2.2. Nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới ................................................ 11
1.2.3. Nghiên cứu về mật độ cấy ở Việt nam .................................................. 12

1.2.4. Mật độ cấy khuyến cáo hiện nay ở một số địa phương ........................ 16
1.2.5. Những kết quả nghiên cứu về cấy lúa theo hiệu ứng hàng biên ........... 18
1.3. Đặc điểm của giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ............... 22
1.3.1. Giống lúa Khang dân 18 ....................................................................... 22
1.3.2. Giống lúa Khang dân đột biến .............................................................. 22
1.4. Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Bắc Kạn ................................................... 23
1.5. Kết luận rút ra từ phần tổng quan tài liệu ................................................ 24
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 26

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 26


iv

2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................. 26
2.4.1. Nhân tố thí nghiệm ................................................................................ 26
2.4.2. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 28
2.5. Các biện pháp kỹ thuật ............................................................................. 28
2.6. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................ 29
2.6.1 Chỉ tiêu sinh trưởng................................................................................ 30
2.6.2. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại chính ......................................................... 30
2.6.3. Các chỉ tiêu năng suất ........................................................................... 32
2.6.4. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế ......................................................... 33
2.7. Phương pháp sử lý số liệu ........................................................................ 33
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 34

3.1. Ảnh hưởng của cấy theo hiệu ứng hàng biên đến sinh trưởng của
giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn................. 34

3.1.1. Ảnh hưởng của cấy theo hiệu ứng hàng biên đến chiều cao cây của
giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn................. 34
3.1.2. Ảnh hưởng của cấy theo hiệu ứng hàng biên đến khả năng đẻ nhánh
của giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn .......... 38
3.1.3. Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến trọng lượng rễ, thân, lá của
giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn................. 41
3.2 Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến khả năng nhiễm sâu bệnh
hại của giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn .... 44
3.2.1. Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến mức độ nhiễm sâu của
giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn................. 44
3.2.2. Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến khả năng nhiễm bệnh của
giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn................. 45


v

3.3. Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống lúa Khang dân 18, Khang dân đột biến
ở Bắc Kạn .............................................................................................. 46
3.3.1. Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống lúa Khang dân 18, Khang dân đột biến ở Bắc Kạn ...... 47
3.3.2. Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến năng suất của giống lúa
Khang dân 18, Khang dân đột biến ở Bắc Kạn..................................... 53
3.4. Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến hiệu quả kinh tế giống lúa
Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn ................................. 56
3.5. Tương quan giữa một số chỉ tiêu sinh trưởng đến năng suất của
giống lúa Khang dân 18 ........................................................................ 59
3.6. Tương quan giữa một số chỉ tiêu sinh trưởng đến năng suất của
giống lúa Khang dân đột biến ở Bắc Kạn. ............................................ 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 63


1. Kết luận ....................................................................................................... 63
2. Đề nghị ........................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 65
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 60


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Chữ viết

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

CCC

Chiều cao cây

3


CT

Công thức

4

CV

Hệ số biến động

5

FAO

Tổ chức nông lương Thế giới

6

HSKT

Hệ số kinh tế

7

KH & KT

Khoa học và kỹ thuật

9


LSD05

Sai khác nhỏ nhất ở mức ý nghĩa 95%

10

NSLT

Năng suất lý thuyết

11

NSTT

Năng suất thực thu

12

NXB

Nhà xuất bản

13

P1000 hạt

Trọng lượng nghìn hạt



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa giai đoạn 2011- 2015 ........ 24
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của cấy theo hiệu ứng hàng biên đến chiều cao cây
của giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn ..... 37
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến khả năng đẻ nhánh của
giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn ........ 38
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến trọng lượng rễ, thân, lá
của giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn ..... 41
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến khả năng nhiễm sâu của
giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn ........ 45
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến khả năng nhiễm bệnh
của giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn ..... 46
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống lúa Khang dân 18, Khang dân đột biến ở
Bắc Kạn ......................................................................................... 47
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến năng suất của giống lúa
Khang dân 18, Khang dân đột biến ở Bắc Kạn ............................... 53
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của hiệu ứng hàng biên đến hiệu quả kinh tế
giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn ........ 56


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực có vị trí quan
trọng hàng đầu trên thế giới. Thế giới hiện nay có khoảng 3,5 tỷ người lấy lúa
gạo làm nguồn cung cấp năng lượng chính cho nhu cầu sống của mình. Trong

số đó, hơn 75% sản lượng lúa của thế giới được sản xuất từ châu Á.
Lúa là cây lương thực quan trọng của tỉnh Bắc Kạn, vì đây là cây lương
thực chính, chiếm tỉ lệ lớn trong tổng sản lượng lương thực. Năm 2015, tổng
sản lượng lương thực có hạt trên địa bàn tỉnh đạt 185.000 tấn, lương thực bình
quân đầu người ước đạt trên 600 kg/người/năm. Cây lúa có tổng diện tích
gieo cấy là trên 24.000 ha, năng suất bình quân đạt 48 tạ/ha; Sản lượng đạt
117.000 tấn, chiếm 63% tổng sản lượng lương thực. Hàng năm tỉnh Bắc Kạn
gieo trồng hai vụ lúa. Trong đó vụ xuân có diện tích gieo cấy khoảng 8.000ha.
Cơ cấu giống lúa giống lúa thuần chiếm khoảng 82% diện tích, gồm các giống
Khang dân, Khang dân đột biến, PC6, BG1, DT68, HT6, Nếp 97…lai chiếm
gần 18% diện tích gồm các giống chủ yếu như Tạp giao I, Nhị ưu 63, Nhị ưu
838, Q.ưu số 1;
Nhìn chung năng suất lúa của tỉnh vẫn còn thấp là do kỹ thuật áp dụng
cho từng giống lúa chưa phù hợp, chưa tương xứng với tiềm năng năng suất
của giống. Người dân áp dụng kỹ thuật canh tác như nhau cho mọi giống lúa,
như: mật độ cấy, lượng phân bón như nhau. Trong khi đó do đặc điểm sinh
trưởng của mỗi giống lúa khác nhau vì vậy cần phải có mật độ cấy khác nhau.
Tỉnh Bắc Kạn đang có chủ trương phát triển sản xuất lúa thể hiện qua Nghị
quyết số 34/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc
Kạn về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc
phòng là “…tích cực tuyên truyền nhân dân tăng diện tích giống lúa tiến bộ
kỹ thuật có năng suất, chất lượng cao phù hợp với khả năng đầu tư thâm canh
của nông dân…”


2

Hiện nay theo kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI khuyến cáo cấy thưa
(1- 3 dảnh/ khóm) cho hiệu quả làm tăng sinh trưởng cho cây lúa về thân lá
rễ, giảm sâu bệnh hại và nâng cao năng suất lúa. Một trong những kỹ thuật để

giảm mật độ là lợi dụng hiệu ứng hàng biên, kỹ thuật cấy theo hiệu ứng hàng
biên là một kỹ thuật cấy lúa thưa theo hàng rộng và hàng hẹp với những
khoảng cách phù hợp nhằm tận dụng ánh sáng chiếu trực tiếp vào gốc, thân, lá
để kích thích lúa phát triển nhanh, đẻ sớm và đẻ nhánh khỏe, do đó làm tăng
số cây/khóm và tăng số hạt/bông. Đây là phương pháp gieo cấy lúa hoàn toàn
mới trong lịch sử trồng lúa của thế giới, thân thiện với môi trường sinh thái.
Ngoài ra, còn tạo lợi thế về chăm bón vì khi bón phân sẽ bón theo hàng sông
con, không bón phân theo hàng sông rộng để tiết kiệm được phân bón và tăng
hiệu quả sử dụng phân bón, tránh tình trạng lãng phí phân bón trải rộng
khắp ruộng, nhiều chỗ cây lúa không hấp thụ được hết. Cấy theo hiệu ứng
hàng biên làm tăng số hạt trên bông 25- 35%, số bông trên khóm tăng 2-3 lần,
giảm 50% giống, 40%-50% công làm mạ, giảm lượng thuốc bảo vệ thưc vật
50% và tăng hiệu quả sử sung phân bón 15-20%. Năng suất tăng 25-30%.
Khang dân 18 và Khang dân đột biến là hai giống mùa sớm được sử
dụng tương đối phổ biến trong thời gian gần đây ở Bắc Kạn. Khang dân 18
giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc là giống lúa ngắn ngày. Năng suất
trung bình: 50 - 55 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 60 - 65 tạ/ha. Khả năng
chống đổ trung bình đến kém, bị đổ nhẹ - trung bình trên chân ruộng hẩu.
Chịu rét khá. Là giống nhiễm Rầy nâu. Nhiễm vừa bệnh Bạc lá, Bệnh đạo ôn.
Nhiễm nhẹ với Bệnh Khô vằn. Khi cấy lúa Khang dân với mật độ 3 dảnh sẽ hạn
chế được đáng kể sâu bệnh hại và cho năng suất tăng 10% so với cấy mật độ dày
như truyền thống (Đào Thị Ngọc Lan, 2010)[12].
Khang dân đột biết là giống lúa do Viện Di truyền nông nghiệp tạo ra
bằng phương pháp xử lý đột biến nguồn phóng xạ Gamma Co69 từ giống


3

Khang dân. Đặc điểm của giống Khang dân đột biến là giống ngắn ngày (có
TGST tương đương giống Khang dân). Thích hợp trà xuân muộn - mùa sớm ở

các tỉnh phía Bắc, chống đổ tốt hơn giống Khang dân 18;. Chống chịu sâu
bệnh tốt hơn Khang dân 18, đặc biệt bệnh khô vằn. Năng suất cao hơn Khang
dân 18 từ 13 - 15%. Cơm mềm, chất lượng gạo ngon hơn giống Khang dân
18. Khả năng thích ứng rộng trải dài từ các tỉnh phía Bắc tới các tỉnh duyên
hải miền Trung. Thích hợp nhiều loại chân đất khác nhau: Vàn, vàn cao, vàn
hơi thấp. Giống lúa này sẽ thay thế dần giống Khang dân hiện đang bộc lộ
nhiều hạn chế như: Chống đổ yếu, nhiễm sâu bệnh và giảm năng suất do sử
dụng trong thời gian dài ngoài sản xuất. Khang dân đột biến có thời sinh
trưởng như Khang dân thông thường. Do vậy mật độ cũng là một yếu tố ảnh
hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và năng suất lúa. Phí Công Nguyên Nguyễn Thị Điệp (2012)[15].
Để phát huy tiềm năng của giống Khang dân 18 và Khang dân đột biến
ở Bắc Kạn thì chúng tôi thực hiện đề tài: “ Ảnh hưởng của cấy theo hiệu
ứng hàng biên đến khả năng sinh trưởng, năng suất của giống lúa Khang
dân 18 và Khang dân đột biến ở Bắc Kạn”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định được phương thức cấy theo hiệu ứng hàng biên thích hợp cho
giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến nhằm nâng cao năng suất,
hiệu quả sản xuất lúa.
2.2. Yêu cầu
- Theo dõi khả năng sinh trưởng
- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại
- Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế


4

- Đánh giá tương tác giữa hai nhân tố là: Giống và phương thức cấy
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
đặc điểm sinh trưởng, năng suất của hai giống lúa Khang dân 18, Khang dân
đột biến cấy theo hiệu ứng hàng biên ở Bắc Kạn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài
liệu khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy. Là cơ sở khuyến cáo các biện
pháp kỹ thuật hiệu quả áp dụng trong thực tế sản xuất cho người dân.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở để hoàn thiện quy trình kỹ
thuật cấy cho hai giống lúa Khang dân 18 và Khang dân đột biến, góp phần
tăng năng suất và sản lượng lúa của cả nước nói chung Bắc Kạn nói riêng.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở khoa học của ruộng lúa năng suất cao
Theo Zhong và ctv, 2003[28] khái niệm về “ruộng lúa khỏe - ruộng lúa
năng suất cao” được hình thành từ cơ sở của sự phối hợp chặt chẽ giữa đặc
tính sinh lý của cây lúa, cấu trúc tán lá lúa cũng như điều kiện tiểu khí hậu
bên dưới tán lá lúa với sự phát triển của bệnh hại do tác động của mật độ cấy.
Trong kỹ thuật thâm canh lúa để đạt năng suất cao thì sản xuất phải
điều chỉnh toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Người sản
xuất cần phải chủ động các khâu như chọn giống phù hợp với điều kiện thâm
canh, kỹ thuật làm đất, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hợp lý, chủ
động trong công thức luân canh cây trồng…cần có sự kết hợp giữa quản lý
dinh dưỡng và cây trồng để tạo ra một ruộng lúa phát triển tốt, năng suất cao,
có khả năng tự chống chịu bệnh hại tốt hơn, đây là một hướng mới, có tính

khả thi và hiệu quả.
Các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã khẳng định: khi các
biện pháp kỹ thuật khác được duy trì thì chọn mật độ cấy hợp lý là phương án
tối ưu để đạt được số hạt nhiều nhất trên một đơn vị diện tích gieo cấy (Yuan
Long Ping, 1995) [27], (Nguyễn Văn Hoan, 1995) [7].
1.1.2. Cơ sở khoa học để xác định mật độ cấy cho lúa
Mật độ là một kỹ thuật làm tăng khả năng quang hợp của cá thể và quần
thể ruộng lúa, do tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng, tạo số lá và chỉ số diện
tích lá thích hợp cho cá thể và quần thể ruộng lúa, ảnh hưởng đến khả năng đẻ
nhánh và số nhánh hữu hiệu/khóm, khả năng chống chịu sâu bệnh… từ đó mà
ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng suất lúa.


6

Bùi Huy Đáp (1999) [1] cho rằng: Đối với lúa cấy, số lượng tuyệt đối
về số nhánh thay đổi nhiều qua các mật độ nhưng tỷ lệ nhánh có ích giữa các
mật độ lại không thay đổi nhiều. Theo tác giả thì các nhánh đẻ của cây lúa không
phải nhánh nào cũng cho năng suất mà chỉ những nhánh đạt được thời gian sinh
trưởng và số lá nhất định mới thành bông. Về khả năng chống chịu sâu bệnh đã
có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả và đều chung nhận xét rằng: gieo cấy
với mật độ dày sẽ tạo môi trường thích hợp cho sâu bệnh phát triển vì quần thể
ruộng lúa không được thông thoáng, các lá bị che khuất lẫn nhau nên bị chết lụi
đi nhiều.
Một trong những biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại trong
nông nghiệp là gieo cấy với mật độ thích hợp với từng giống lúa, tránh gieo cấy
quá dày sẽ tạo điều kiện cho khô vằn, rầy nâu và đạo ôn phát triển mạnh.
Mật độ và năng suất lúa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc tăng mật
độ cấy trong giới hạn nhất định thì năng suất sẽ tăng. Vượt quá giới hạn đó thì
năng suất sẽ không tăng mà thậm chí có thể giảm đi.

Theo Nguyễn Văn Hoan (1995) [7] thì trên một đơn vị diện tích nếu mật
độ càng cao thì số bông càng nhiều, song số hạt trên bông càng ít. Tốc độ giảm
số hạt/bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ, vì thế cấy quá dày sẽ làm cho
năng suất giảm nghiêm trọng.Tuy nhiên nếu cấy mật độ quá thưa dối với các
giống có thời gian sinh trưởng ngắn rất khó hoặc không đạt được số bông tối ưu.
Về ảnh hưởng của mật độ cấy đến khối lượng 1000 hạt, Bùi Huy Đáp
(1999) [1] đã chỉ ra rằng khồi lượng 1000 hạt ở các mật độ từ cấy thưa đến
cấy dày không thay đổi nhiều.
Khi nghiên cứu về mật độ, cách cấy của các ruộng lúa năng suất cao tác
giả Đào Thế Tuấn (1963) [19] cho biết: Mật độ là một trong những biện pháp
ảnh hưởng đến năng suất lúa vì mật độ cấy quyêt định diện tích lá và sự cấu
tạo quần thể, đến chế độ ánh sáng và sự tích lũy chất khô của ruộng lúa một cách
mạnh mẽ nhất.


7

Việc xác định số dảnh cấy hợp lý sẽ đảm bảo được số nhánh thành bông
cao nhất và năng suất là tốt nhất, nhưng việc xác định số dảnh cấy như thế
nào còn phụ thuộc vào từng giống, từng vùng khí hậu khác nhau, không thể
áp dụng một cách máy móc, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới năng suất/đơn vị
diện tích.
Với giống lúa ngắn ngày cần quản lý số nhánh hữu hiệu vừa phải để
đảm bảo số bông/m2, chiều dài bông và năng suất không bị giảm, đồng thời
cũng giữ chỉ số diện tích lá vừa phải để không làm gia tăng số nhánh vô hiệu.
Giảm số nhánh vừa phải cũng làm giảm áp lực sâu bệnh.
Mật độ gieo cấy lúa phụ thuộc vào đặc điểm của giống lúa. Giống lúa
chịu thâm canh càng cao, tiềm năng năng suất lớn mật độ gieo cấy càng dày
và ngược lại, giống lúa chịu thâm canh thấp mật độ gieo cấy thưa hơn
Mật độ gieo cấy lúa phụ thuộc vào tuổi mạ: Tuổi mạ càng ngắn (mạ

non) khả năng đẻ cao cấy thưa hơn mạ già, tuổi mạ cao.
Xác định mật độ gieo cấy lúa hợp lý căn cứ vào độ phì của đất, khả
năng thâm canh của hộ nông dân: Đất tốt, khả năng thâm canh cao mật độ
gieo cấy thưa hơn loại đất xấu, khả năng thâm canh thấp.
Vụ mùa, thời tiết nắng nóng cây lúa sinh trưởng nhanh, đẻ sớm, đẻ
nhiều cấy thưa hơn vụ đông xuân nhiệt độ thấp, cây lúa lâu đẻ, đẻ kém như
kinh nghiệm lâu năm của người nông dân chiêm ăn dảnh, mùa ăn bông.
Trong vài năm gần đây, các nhà khoa học khuyến cáo người dân gieo
cấy theo phương pháp mới, phương pháp SRI cấy mạ non, mật độ thưa, thâm
canh cao và tưới nước tiết kiệm: Cụ thể cấy với mật độ 20 - 25khóm/m2; cấy
2 - 3dảnh/khóm vụ xuân, 1 - 2dảnh/khóm vụ mùa, cấy các khóm lúa theo hình
răng lược tận dụng tốt ánh sáng mặt trời, với phương pháp này sẽ tiết kiệm
chi phí sản xuất. Số bông/khóm cao, bông dài, ruộng thông thoáng và các loài
sâu bệnh hại giảm đáng kể(Cục Bảo vệ thực vật, 2013).


8

Nguyễn Thị Trâm (2003)[20], mật độ cấy càng cao thì số bông càng
nhiều. Tuy nhiên cấy quá thưa đối với giống ngắn ngày thì khó đạt được số
bông/đơn vị diện tích theo dự tính.
Mật độ cấy là số cây, số khóm được trồng cấy trên một đơn vị diện tích
(Nguyễn Văn Hoan, 2004)[10]. Với lúa cấy mật độ được tính bằng số
khóm/m2, còn với lúa gieo thẳng thì mật độ được tính bằng số hạt mọc/m2.
Việc bố trí mật độ hợp lý nhằm phân bố hợp lý đơn vị diện tích lá/đơn vị
diện tích đất, tận dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, hạn chế sâu bệnh
gây hại tạo ra cấu trúc quần thể.
Nguyễn Văn Hoan (2004)[10], thì tuỳ từng giống để chọn mật độ thích
hợp vì cần tính đến khoảng cách đủ rộng để làm hàng lúa thông thoáng, các
khóm lúa không chen nhau. Cách bố trí khóm lúa theo hình chữ nhật (hàng sông

rộng hơn hàng con) là phù hợp nhất vì như thế mật độ trồng được đảm bảo
nhưng lại tạo ra được sự thông thoáng trong quần thể, tăng khả năng quang hợp,
chống bệnh tốt và sẽ cho năng suất cao hơn.
1.1.3. Kỹ thuật cấy theo hiệu ứng hàng biên
Kỹ thuật cấy theo hiệu ứng hàng biên là sáng chế của tập thể tác giả
Chu Văn Tiệp và cộng sự Trịnh Thị Thanh , thuộc Hội sinh học, Liên hiệp các
hội KH&KT thành phố Hà Nội, được Cục sở hữu trí Tuệ cấp bằng sáng chế
số 14514 ngày 16/11/2014. Kỹ thuật cấy theo hiệu ứng hàng biên là một kỹ
thuật cấy lúa thưa theo hàng rộng và hàng hẹp với những khoảng cách phù
hợp nhằm tận dụng ánh sáng chiếu trực tiếp vào gốc, thân, lá để kích thích lúa
phát triển nhanh, đẻ sớm và đẻ nhánh khỏe, do đó làm tăng số cây/khóm và
tăng số hạt/bông. Đây là phương pháp gieo cấy lúa hoàn toàn mới trong lịch
sử trồng lúa của thế giới, thân thiện với môi trường sinh thái.
Mật độ cấy của kỹ thuật cấy theo hiệu ứng hàng biên: Mật độ cấy phụ
thuộc vào khả năng đẻ nhánh của từng giống lúa. Với lúa lai cấy 12,6


9

khóm/m2, lúa thuần 17,5 khóm/m2 áp dụng cho hai vụ cấy trong năm. Cấy lúa
theo hàng nên theo hướng Đông- Tây, khoảng cách giữa các khóm trong hàng
là 15cm-20cm, khoảng cách giữa hai hàng song hẹp là 17cm-20cm và hàng
song lớn là 38cm-40cm. Khi cấy thì cấy nông tay, cấy 2-3 dảnh đối với lúa có
tuổi mạ 15-2- ngày,cấy 1- 2 dảnh đối với mạ 12-14 ngày.
Hiệu quả: Cấy theo hiệu ứng hàng biên làm tăng số hạt trên bông 2535%, số bông trên khóm tăng 2-3 lần, giảm 50% giống, 40%-50% công làm
mạ, giảm lượng thuốc bảo vệ thưc vật 50% và tăng hiệu quả sử sung phân bón
15-20%. Năng suất tăng 25-30%
1.2. Những nghiên cứu về mật độ cấy
1.2.1. Mật độ cấy ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, năng suất lúa
Trong sản xuất lúa mật độ cấy là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực

tiếp đến quá trình hình thành số bông, quyết định đến năng suất. Mật độ cấy
liên quan chặt chẽ đến quá trình đẻ nhánh và khả năng chống đổ (Nguyễn
Đình Giao, 2011)[3].
Theo Nguyễn Văn Hoan (2004) [10] thì tùy từng giống để chọn mật độ
thích hợp vì cần tính đến khoảng cách đủ rộng để làm hàng lúa đủ thông
thoáng, các khóm lúa không chen nhau. Cách bố trí khóm lúa theo hình chữ
nhật (hàng sông rộng hơn hàng con) là phù hợp nhất vì như thế mật độ trồng
được đảm bảo nhưng lại tạo ra sự thông thoáng trong quần thể, tăng khả năng
quang hợp, chống bệnh tốt và tạo ra hiệu ứng rìa sẽ cho năng suất cao
hơn.Theo Trương Đích (1999) [2] thì mật độ cấy còn phụ thuộc vào mùa vụ
và giống: vụ xuân hầu hết các giống cải tiến cấy mật độ thích hợp 45-50
khóm/m2 nhưng vụ mùa thì cấy 55-60 khóm/m2. Theo Namboodiri, 1963
[25]; Carnhan và cs, 1972 [22] thì năng suất là do sự biểu hiện về số lượng
bông và số hạt/bông.
Có một số người cho rằng dù cấy dày hay cấy thưa thì cũng ít ảnh
hưởng đến năng suất, vì tuy mật độ có ảnh hưởng đến số bông/ đơn vị diện


10

tích nhưng nếu số bông nhiều thì số hạt/bông ít và ngược lại, nên cuối cùng số
hạt/ đơn vị diện tích cũng không hoặc ít thay đổi.
Thực ra thì quan hệ giữa mật độ và năng suất không hẳn như vậy. Dựa
vào sự phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất, Đinh Văn
Lữ (1978) [14] đã đưa ra lập luận là các yếu tố cấu thành năng suất có liên
quan chặt chẽ với nhau, muốn năng suất cao phải phát huy đầy đủ các yếu tố
mà không ảnh hưởng lẫn nhau. Theo ông, số bông tăng lên đến một phạm vi
mà số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc giảm ít thì năng suất đạt cao, nhưng nếu số
bông tăng quá cao, số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc giảm nhiều thì năng suất
thấp. Trong 3 yếu tố cấu thành năng suất: số bông/m2, số hạt chắc/bông và

khối lượng 1000 hạt thì 2 yếu tố đầu giữ vai trò quan trọng và thay đổi theo
cấu trúc của quần thể còn khối lượng 1000 hạt của mỗi giống ít biến động.
Vì vậy năng suất sẽ tăng khi tăng mật độ cấy trong một phạm vi nhất
định. Phạm vi này phụ thuộc nhiều vào đặc tính của giống, đất đai, phân bón
và thời tiết.
Như vậy mật độ cấy có ý nghĩa quan trọng đến cấu trúc quần thể ruộng
lúa. Một quần thể ruộng lúa tốt
phải đảm bảo được những chỉ tiêu nhất định về độ thông thoáng trong
suốt thời kỳ sinh trưởng và phân bố không gian trên một ruộng lúa, đặc biệt là
thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất. Mật độ thích hợp tạo cho cây lúa phát triển
tốt, tận dụng hiệu quả chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng. Mật độ thích hợp
còn tạo nên sự tương tác hài hòa giữa cá thể cây lúa và quần thể ruộng lúa và
mục đích cuối cùng là cho năng suất cao trên một đơn vị diện tích.
Mật độ thích hợp còn hạn chế được quá trình đẻ nhánh lai rai, hạn chế
được thời gian đẻ nhánh vô hiệu, lãng phí chất dinh dưỡng. Cấy dày các cây
con cạnh tranh nhau về dinh dưỡng, ánh sáng sẽ vươn cao lá nhiều, rậm rạp
ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp thuần, sâu bệnh phát triển nhiều, cây có


11

khả năng chống chịu kém và năng suất cuối cùng không cao. Hạt chín không
đều, mầm mống sâu bệnh trên hạt có thể tăng do độ ẩm hạt tăng nhanh trong
quá trình bảo quản… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hạt lúa.
1.2.2. Nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới
“Mật độ cấy là số cây, số khóm được trồng cấy trên một đơn vị diện
tích. Với lúa cấy mật độ được tính bằng số khóm/m2 còn với lúa gieo thẳng
được tính bằng số hạt mọc/m2 (Nguyễn Văn Hoan, 2004)”[10]. Về nguyên tắc
thì mật độ gieo hoặc cấy càng cao thì số bông càng nhiều. Trong một giới hạn
nhất định,việc tăng số bông không làm giảm số hạt trên bông nhưng nếu vượt

quá giới hạn đó thì số hạt/ bông bắt đầu giảm đi do lượng dinh dưỡng phải
chia sẻ cho nhiều bông. Theo tính toán thống kê cho thấy tốc độ giảm số hạt /
bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ cấy, vì vậy cấy dầy đối với lúa lai gây
giảm năng suất nhiều hơn so với lúa thường. Tuy nhiên nếu cấy quá thưa đối
với giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì khó đạt được số bông tối ưu cần
thiết theo dự định.
Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thật canh tác quan trọng, phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống. Suichi (1985) [26] đã
khẳng định, trong ruộng lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh
khoẻ và sớm thay đổi từ 20 x 20cm đến 30 x 30cm. Theo ông, việc đẻ nhánh
chỉ xảy ra đến mật độ 300 cây/m2 , nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có
những dảnh chính cho bông. Năng suất tăng khi mật độ cấy tăng lên 182 - 242
dảnh/m2 . Số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng theo mật độ, nhưng lại
giảm số hạt trên bông.
“Các tác giả sinh thái học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và
quần thể ruộng cây trồng và đều thống nhất rằng: Các giống khác nhau phản
ứng với các mật độ khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì
năng suất tăng còn tăng quá năng suất giảm xuống[6]. Quan hệ giữa mật độ


12

và năng suất cây lấy hạt là quan hệ parabol, tức là mật độ lúc đầu tăng thì
năng suất tăng nhưng nếu tiếp tục tăng mật độ quá thì năng suất lại giảm.
Trong phạm vi khoảng cách 50×50 cm đến 10×10 cm khả năng đẻ
nhánh có ảnh hưởng đến năng suất. Năng suất của hạt giống IR-154-451 (một
giống đẻ nhánh ít) tăng lên so với việc giảm khoảng cách 10×10 cm. Còn
giống IR8 (giống đẻ nhánh khỏe) năng suất cực đại ở khoảng cách cấy là
20×20 cm.
Theo Jennings và cs (1979) [24], năng suất hạt tùy thuộc vào khả năng

cho năng suất, tính kháng sâu bệnh, khả năng thích nghi đối với điều kiện môi
trường, kỹ thuật canh tác và nhiều yếu tố khác.
1.2.3. Nghiên cứu về mật độ cấy ở Việt nam
Mật độ cấy luôn là vấn đề được quan tâm của bà con nông dân, từ rất lâu
vấn đề cấy thưa hay cấy dầy thì tốt hơn luôn là hai quan điểm được tranh nhiều
nhất. Cho đến nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: cấy dầy hợp lý
làm tăng năng suất rõ rệt. Tuỳ theo chân đất, tuổi mạ, giống lúa, tập quán canh
tác, mức phân bón, thời vụ mà xác định mật độ cấy cho phù hợp.
Theo Nguyễn Công Tạn và cs (2002)[17], các giống lai có thời gian
sinh trưởng trung bình có thể cấy thưa ví dụ Bắc ưu 64 có thể cấy 35
khóm/m2. Các giống có thời gian sinh trưởng ngắn như Bồi tạp Sơn thanh,
Bồi tạp 77 cần cấy dày 40-45 khóm/m2.
Theo Hoàng Kim (2016) [11], trong quần thể ruộng lúa, mật độ gieo,
cấy và số dảnh cấy có liên quan đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất. Nếu gieo cấy quá dày hoặc nhiều dảnh trên khóm thì bông lúa sẽ nhỏ đi
đáng kể, hạt có thể nhỏ hơn và cuối cùng năng suất sẽ giảm.
Nhiều kết quả nghiên cứu xác định rằng trên đất giàu dinh dưỡng mạ tốt
thì chúng ta cần chọn mật độ thưa, nếu mạ xấu cộng đất xấu nên cấy dày. Để
xác định mật độ cấy hợp lý ta có thể căn cứ vào 2 thông số là: Số bông cần


13

đạt/m2 và số bông hữu hiệu trên khóm. Từ 2 thông số trên có thể xác định mật
độ cấy phù hợp theo công thức:
Số bông/m2
Mật độ (khóm/m2) =
Số bông hữu hiệu/khóm
Theo kết quả đạt được trên những ruộng lúa thâm canh năng suất đạt
được được 300kg/sào thì khóm lúa cần có 7-10 bông (thí nghiệm trên Sán ưu

quế 99) thì mật độ là: Với 7 bông/khóm cần cấy 43 khóm/m2; vói 8
bông/khóm cần cấy 38 khóm/m2 với 9 bông/khóm cần cấy 33 khóm/m2; với
10 bông/ khóm cần cấy 30 khóm/m2.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng đạm tới sinh
trưởng của lúa ngán ngày thâm canh. Nguyễn Như Hà (2005) [5] kết luận:
Tăng mật độ cấy làm cho việc đẻ nhánh của một khóm giảm. so sánh số dảnh
trên khóm của mật độ cấy thưa 45 khóm/m2 và mật độ cấy dày 85 khóm/m2
thì thấy số dảnh đẻ trong một khóm lúa ở công thức cấy thưa lớn hơn 0,9
dảnh - 14,8% ở vụ xuân, còn ở vụ mùa lên tới 1,9 dảnh/khóm - 25%. Về dinh
dưỡng đạm của lúa có tác động đến mật độ cấy tác giả kết luận tăng bón đạm
ở mật độ cấy dày có tác dụng tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu. Tỷ lệ dảnh hữu hiệu
tăng tỷ lệ thuận với mật độ cho đến 65 khóm/m2 ở vụ mùa và 75 khóm/m2 ở
vụ xuân. Tăng bón đạm ở mật độ cao trong khoảng 55-65 khóm/m2 làm tăng
tỷ lệ dảnh hữu hiệu.
Một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ của ruộng lúa là số dảnh
cấy/khóm. Số dảnh cấy phụ thuộc vào số bông dự định phải đạt/m2 trên cơ sổ
mật độ cấy đã xác định. Việc xác định số dảnh cấy/khóm cần đảm bảo nguyên
tắc chung là dù ở mật độ nào, tuổi mạ bao nhiêu, sức sinh trưởng của giống
mạnh yếu thì vẫn phải đạt được số dảnh thành bông theo yêu cầu, độ lớn của
bông không giảm, tổng số hạt chắc/m2 đạt được số lượng dự định.


14

Theo Nguyễn Công Tạn (2002) [17] thì sử dụng mạ non để cấy (mạ
chưa đẻ nhánh) thì sau cấy, lúa thường đẻ nhánh sớm và nhanh. Nếu cần đạt 9
bông hữu hiệu/ khóm với mật độ 40 khóm/m2, chỉ cần cấy 3-4 dảnh, mỗi dảnh
đẻ 2 nhánh là đủ, nếu cấy nhiều hơn, số nhánh đẻ có thể tăng nhưng tỷ lệ hữu
hiệu giảm.
Khi sử dụng mạ thâm canh, mạ đã đẻ 2-5 nhánh thì số dảnh cấy phải tính

cả nhánh đẻ trên mạ. Loại mạ này già hơn 10-15 ngày so với mạ chưa đẻ, vì vậy
số dảnh cấy cần phải bằng số bông dự định hoặc ít nhất cũng phải đạt trên 70%
số bông dự định. Sau khi cấy các nhánh đẻ trên mạ sẽ tích lũy, ra lá, lớn lên và
thành bông. Thời gian đẻ nhánh hữu hiệu chỉ tập trung vào khoảng 8-15 ngày sau
cấy. Vì vậy cấy mạ thâm canh cần có số dảnh cấy/khóm nhiều hơn cấy mạ non.
Năm 2013, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã phối hợp với
Trung tâm phát triển nông thôn bền vững(SRD) triển khai Dự án nghiên cứu,
thử nghiệm hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) nhằm ứng phó với biến đổi
khí hậu ở miền Bắc Việt Nam - VM045 tại 3 huyện Ba Bể, Chợ Mới và Na
Rỳ, tỉnh Bắc Kạn. Qua một số cuộc Hội thảo đầu bờ cho thấy, phương thức
thâm canh này rất phù với với điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn và bước
đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực. sản lượng các ruộng lúa canh tác
theo SRI sẽ tăng bình quân từ 9 đến15% so với phương pháp truyền thống,
đồng thời tiết kiệm được trên 70% lượng giống, 20-25% lượng phân đạm và
giảm 1/3 lượng nước tưới. Tần suất sử dụng thuốc trừ sâu giảm 45%, chi phí
thuỷ lợi giảm 35%. Sự kết hợp giữa tiết kiệm đầu vào và tăng năng suất đã
góp phần tăng thêm thu nhập gần 50%/ha/vụ. Song song với đó, canh tác SRI
cũng giúp tăng khả năng chống chịu của cây lúa trước những tác động của
hiện tượng thời tiết cực đoan, đồng thời giảm được tỷ lệ lúa mạ chết do rét,
úng, hạn; giảm tác động xấu đến môi trường; giảm đáng kể sâu bệnh hại.
Nguyễn Văn Hoan (2002) [9] cho rằng ở mật độ cấy dày trên 40
khóm/m2 thì để đạt 7 bông hữu hiệu trên khóm cần cấy 3 dảnh (nếu mạ non).


15

Với loại mạ thâm canh số nhánh cần cấy trên khóm được định lượng theo số
bông cần đạt nhân với 0,8.
Theo Nguyễn văn Luật và ctv (1998, và 1999) [13] từ năm 1995, Viện
Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu các thí nghiệm về mật độ sạ,

cách gieo sạ đã chứng minh rằng, gieo sạ theo hàng với mật độ 50, 75 và 125
kg/ha cho kết quả là năng suất không khác biệt ý nghĩa; trong khi sạ lan ở mật
độ 100 kg/ha thì cho năng suất cao hơn sạ lan mật độ 200 kg/ha (cao hơn 2023%). So với sạ lan, sạ theo hàng tiết kiệm được hơn 100 kg/ha thóc giống,
tăng năng suất từ 0,5 - 1 tấn/ha, giảm yêu cầu thuốc trừ sâu bệnh, giảm chuột
phá, dễ phân biệt lúa cỏ, giảm ngã đỗ, giảm tỷ lệ lép, thuận lợi đi lại chăm sóc
và dễ nuôi cá trong ruộng lúa hơn.
Theo S.Ysoida, 1985 [21] khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ
cấy và khả năng đẻ nhánh của lúa đã khẳng định, với lúa cấy khoảng cách
thích hợp cho lúa đẻ nhánh khoẻ và sớm thay đổi từ 20x20cm lên 30x30cm,
việc đẻ nhánh chỉ xảy ra với mật độ 300cây/m2. Năng suất hạt tăng lên khi
mật độ cấy tăng từ 182 - 242dảnh/m2, số bông/đơn vị diện tích cũng tăng theo
mật độ nhưng lại giảm số hạt/bông. Khi đã tiến hành thí nghiệm với nhiều
giống lúa qua nhiều năm ông đưa ra kết luận trong phạm vi khoảng cách cấy
10x10cm - 50x50cm thì khả năng đẻ nhánh có ảnh hưởng đến năng suất.
Theo Nguyễn Thị Trâm, 2003 [20] thì mật độ cấy càng cao thì số bông
càng nhiều. Tuy nhiên cấy quá thưa đối với giống ngắn ngày thì khó đạt được
số bông/đơn vị diện tích theo dự định, các giống lai có thời gian sinh trưởng
trung bình có thể cấy thưa ví dụ Bắc ưu 64 có thể cấy 35 khóm/m2. Các giống
có thời gian sinh trưởng ngắn như Bồi tạp sơn thanh, Bồi tạp 77 cần cấy dày
40-45 khóm/m2 .
Theo Nguyễn Như Hà, 1999 [4] kết luận: tăng mật độ cấy làm cho việc
đẻ nhánh của một khóm giảm. So sánh số dảnh/khóm của mật độ cấy thưa 45


16

khóm/m2 và mật độ cấy dày 85khóm/m2 thì thấy số dảnh đẻ trong một nhóm
lúa ở công thức cấy thưa lớn hơn 0,9 dảnh - 14,8% ở vụ xuân, còn ở vụ mùa
lên tới 1,9 dảnh/khóm - 25%.
Nguyễn Văn Luật, 2001 [13] nhận xét phương pháp canh tác cổ truyền

trước đây so với ngày nay: trước năm 1967, người dân trồng lúa thường cấy
thưa với mật độ 40 x 40 cm hoặc 70 x 70 cm ở một vài ruộng sâu, còn ngày
nay có xu hướng cấy dày 20 x 20cm; 20 x 25cm; 15 x 20cm; 10 x 15cm.
Theo Nguyễn Văn Hoan, 1999 [8], 2002 [9] cho rằng khoảng cách tối
ưu là khoảng cách đủ rộng để hàng lúa thông thoáng, các khóm lúa không
chen lẫn nhau. Cách bố trí các khóm lúa theo kiểu hàng xông (hàng cách
hàng), hàng con (cây cách cây) trong đó hàng xông rộng hơn hàng con để có
khoảng cách giữa các khóm lúa theo hình chữ nhật là cách bố trí hợp lý nhất.
Tổng kết kinh nghiệm đạt năng suất cao trong gieo cấy lúa xuân ở cả vụ mùa
cũng như vụ xuân thì khoảng cách giữa các hàng lúa nên bố trí là 20cm, 25cm
hoặc 30cm.
Theo Trần Thúc Sơn, 2002 [16] thì mở rộng khoảng cách cấy (20 x 30
cm) là con đường tốt nhất để giảm lượng giống cần thiết cho 1 ha (25kg) mà
không làm giảm năng suất.
Theo Chu Văn Tiệp [18] ( Báo khoa học & công nghệ,2014) kỹ thuật
cấy lúa theo hiệu ứng hàng biên chỉ cấy từ 8-16 khóm lúa/m2 (Các phương
pháp cấy lúa thông thường hiện nay là 40-50 khóm/m2 )và kết quả đạt được:
Giống giảm 40-50%, phân bón giảm 30%, sâu bệnh giảm trên 70%, nhân
công giảm trên 50-70% và tăng tăng năng suất từ 15-40% .
1.2.4. Mật độ cấy khuyến cáo hiện nay ở một số địa phương
Trung tâm khuyến nông Hải Phòng (2015) đã đưa ra mật độ cấy đối với
từng giống lúa cụ thể sau:Đối với các giống lúa lai: Thái Xuyên 111, VT404,
HYT100, Nam ưu 209… công thức cấy là: 45 x 22 x 25 cm; mật độ cấy 12


×