Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Bước đầu ứng dụng phần mềm QGIS xây dựng các bản đồ nguy cơ ngập cho thành phố đồng hới – tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
Khoa Nông – Lâm - Ngư
----------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QGIS XÂY DỰNG
BẢN ĐỒ NGUY CƠ NGẬP CHO
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI – TỈNH QUẢNG BÌNH
<SV.34.2015>

Họ và tên sinh viên chịu trách nhiệm chính: Lê Văn Thành
Ngành học: Quản lý tài nguyên và môi trường
Khóa học: 2013-2017
Khoa: Nông - Lâm - Ngư

Quảng Bình, năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
Khoa Nông – Lâm – Ngư
----------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM QGIS XÂY DỰNG
BẢN ĐỒ NGUY CƠ NGẬP CHO
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI – TỈNH QUẢNG BÌNH
<SV.34.2015>


Thuộc nhóm ngành khoa học:Nông – Lâm – Môi trường
Họ và tên: Lê Văn Thành
Ngành học: Quản lý tài nguyên và môi trường
Khóa học sinh viên: 2013 - 2017
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài: Lê Văn Thành
Trương Thị Thu Hương
Trần Thị Thúy Ngân
Phạm Thị Hồng Phượng
Nguyễn Thanh Tâm
Trần Thị Thu Thảo

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Hoàng Anh Vũ

Quảng Bình, năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng triển khai đề tài chúng tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của giảng viên Hoàng Anh Vũ cùng các thầy cô giáo
trong khoa Nông – Lâm – Ngư.
Trong thời gian thực hiện cũng như báo cáo kết quả đề tài do kiến thức còn hạn
chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên khó tránh khỏi những điều sai sót. Do vậy, chúng tôi rất
mong những lời góp ý của quý thầy cô, để có thể rút kinh nghiệm cho đề tài tiếp theo.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “Bước đầu ứng dụng phần mềm QGIS xây dựng các bản đồ nguy cơ ngập
cho thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình”.
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi, các số

liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu khoa học là trung thực, dựa trên cơ
sở nghiên cứu lý thuyết và tham khảo tài liệu liên quan. Đề tài này chưa từng được
công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...........................................................................................1
2.1. Trên Thế Giới ...........................................................................................................1
2.2. Trong nước ...............................................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu. ...................................................................................................4
4. Đối tượng nghiên cứu. .................................................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu. ....................................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................4
6.1. Phương pháp điều tra ngoài thực địa. .......................................................................4
6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu. ..................................................................................4
6.3. Phương pháp thống kê, xử lý các số liệu thu thập. ...................................................5
6.4. Phương pháp GIS và bản đồ. ....................................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................... 12
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................................. 12
1.1. Điều kiện tự nhiên. .................................................................................................12
1.1.1. Vị trí địa lý. ..........................................................................................................12
1.1.2. Địa hình. ..............................................................................................................13
1.1.3. Khí hậu. ...............................................................................................................13
1.1.4. Thủy văn. .............................................................................................................14
1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.........................................................................................14
1.2.1. Kinh tế. ................................................................................................................14
1.2.2. Tình hình dân số và lao động. ............................................................................15

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM QGIS .................................................. 17
2.1. Lịch sử phát triển QGIS..........................................................................................17
2.2. Định nghĩa phần mềm QGIS ..................................................................................17
2.3. Các thành phần của QGIS ......................................................................................17
2.4. Chức năng của QGIS ..............................................................................................19
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ NGẬP LỤT CHO.......................... 22
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ........................................................................................... 22


3.1. Kịch bản nước biển dâng cho khu vực ven biển thành phố Đồng Hới ..................22
3.2. Bước đầu xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng cho thành phố Đồng
Hới. ................................................................................................................................ 24
3.2.1. Thu thập và chuẩn bị dữ liệu. ..............................................................................24
3.2.2. Mô hình hoá các mực nước biển dâng. ...............................................................24
3.2.3. Xây dựng bản đồ ngập lụt. ..................................................................................25
3.2.4. Thể hiện ngập lụt. ................................................................................................ 26
3.3. Kết quả xây dựng bản đồ ngập lụt ..........................................................................26
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ........................................................................................... 29
1. Kết luận ..................................................................................................................... 29
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 29


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 3.1. Kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu cho khu vực.......................... 23
Biểu đồ 3.1. Kịch bản nước biển dâng cho khu vực ..................................................... 24


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Sơ đồ các bước xây dựng bản đồ ngập ............................................................... 5

Hình 2. Thêm lớp vector.................................................................................................. 6
Hình 3. Trình chọn hệ tọa độ tham chiếu ........................................................................ 6
Hình 4. Công cụ google satellite ..................................................................................... 6
Hình 5.Tạo lớp dữ liệu .................................................................................................... 6
Hình 6. Nhập kiểu thuộc tính dữ liệu sông ngòi ............................................................. 7
Hình 7. Công cụ chỉnh sửa và số hóa .............................................................................. 7
Hình 8. Thực hiện số hóa sông ngòi ................................................................................ 8
Hình 9. Phần mềm Google Earth ..................................................................................... 8
Hình 10. Công cụ lưới nội suy ........................................................................................ 9
Hình 12. Công cụ trích xuất ............................................................................................ 9
Hình 13. Thuộc tính trình cắt ........................................................................................ 10
Hình 14. Công cụ trích xuất đường bình độ .................................................................. 10
Hình 15: Công cụ trình biên tập in ấn mới .................................................................... 11
Hình 16: Trình biên tập bản đồ ..................................................................................... 11
Hình 1.1. Hình ảnh về thành phố Đồng Hới.................................................................. 12
Hình 2.1. Hình ảnh về QGIS Desktop ........................................................................... 17
Hình 2.2. Hình ảnh về QGIS Brower ............................................................................ 18
Hình 2.3. Hình ảnh về QGIS Server .............................................................................. 18
Hình 2.4. Hình ảnh về QGIS Web Client ...................................................................... 19
Hình 2.5. Hình ảnh về QGIS on Android ...................................................................... 19
Hình 3.1. Kịch bản nước biển dâng cho các khu vực ven biển Việt Nam .................... 22
Hình 3.2: Kết quả sau khi số hóa thủy văn ................................................................... 25
Hình 3.3. Kết quả số hóa độ cao.................................................................................... 25
Hình 3.5. Kết quả tạo đường bình độ ............................................................................ 26
Hình 3.6. Bản đồ nguy cơ ngập thành phố Đồng Hới ứng với kịch bản nước biển dâng
25cm .............................................................................................................................. 27
Hình 3.7. Bản đồ nguy cơ ngập thành phố Đồng Hới ứng với kịch bản ....................... 27
nước biển dâng 70cm .................................................................................................... 27
Hình 3.8. Bản đồ nguy cơ ngập thành phố Đồng Hới ứng với kịch bản ...................... 28
nước biển dâng 1m ........................................................................................................ 28



TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG - LÂM – NGƯ
---------------THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CỦA SINH VIÊN
Năm học 2015 -2016
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Bước đầu ứng dụng phần mềm QGIS xây dựng các bản đồ nguy cơ
ngập cho thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình.
- Nhóm sinh viên thực hiện: Lê Văn Thành
Trương Thị Thu Hương
Trần Thị Thúy Ngân
Phạm Thị Hồng Phượng
Nguyễn Thanh Tâm
Trần Thị Thu Thảo
- Lớp: ĐH Quản lí Tài nguyên và môi trường K55. Khoa: Nông - Lâm - Ngư
- Sinh viên năm thứ: ba
- Giảng viên hướng dẫn: Ths. Hoàng Anh Vũ
2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là bước đầu ứng dụng phần mềm QGIS làm công cụ xây
dựng bản đồ nguy cơ ngập cho thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình theo dự báo của
kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường nhằm phục vụ cho công
tác quản lý của địa phương và kịp thời đưa ra các giải pháp ứng phó với tình hình nước
biển dâng trong tương lai.
3. Kết quả nghiên cứu.
Đề tài bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu quá trình thực hiện ứng dụng phần mềm
QGIS làm công cụ xây dựng các bản đồ nguy cơ ngập cho thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình
Đề tài đã thể hiện được sự biến động mực nước biển của thành phố Đồng Hới. Từ
đó xây dựng bản đồ nguy cơ ngập cho thành phố Đồng Hới.



4. Tính mới và sáng tạo
QGIS là phần mềm mã nguồn mở, miễn phí, có thể sử dụng trên nhiều hệ điều hành
khác nhau, là phần mềm ra đời muộn do đó được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng
GIS, sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng.
Việc xây dựng được bản đồ nguy cơ ngập cho thành phố Đồng Hới sẽ thể hiện tổng
quát hóa các đối tượng, phạm vi bị ảnh hưởng khi nước biển dâng.
Sử dụng phần mềm QGIS để xây dựng các bản đồ nguy cơ ngập cho thành phố
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình sẽ giúp cho công tác quản lý của địa phương dễ dàng hơn
trong việc dự báo thiên tai để kịp thời đưa ra các giải pháp ứng phó với tình hình nước
biển dâng.
5. Đóng góp của đề tài.
- Về mặt khoa học:
Đề tài giúp hiểu rõ các bước cơ bản đầu tiên trong việc ứng dụng phần mềm QGIS vào
việc xây dựng các bản đồ nguy cơ ngập cho thành phố Đồng Hới.
Đề tài là tư liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập của sinh viên.
- Về mặt thực tiễn:
Áp dụng phần mềm QGIS vào việc xây dựng các bản đồ nguy cơ ngập giúp cho
công tác quan sát mực nước biển qua các năm để dự báo được sự thay đổi mực nước
trong tương lai gần, từ đó tăng khả năng cảnh báo, dự báo nâng cao khả năng ứng phó,
giảm thiểu.
Ngày 5 tháng 5 năm 2016
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(ký, họ và tên)

Lê Văn Thành


Nhận xét của giảng viên hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên

thực đề tài:
Đề tài thực hiện tại địa bàn sông Nhật Lệ và ven biển thành phố Đồng Hới, khu vực
có xu hướng chịu tác động nước biển dâng trong tương lai theo dự báo của Bộ Tài
nguyên và môi trường qua đề tài nhóm tác giả đã làm rõ được mối đe dọa của thiên tai
là nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến khu vực nuôi trồng thủy sản, ngập úng,... Đồng
thời, đề tài còn hỗ trợ cho việc đào tạo, giúp sinh viên tiếp xúc với nghiên cứu khoa
học, rèn luyện các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thu thập, xử lý dữ liệu, viết
báo cáo kết quả nhằm hỗ trợ cho công việc sau khi tốt nghiệp.
Ngày 5 tháng 5 năm 2016
Trưởng khoa

Giảng viên hướng dẫn


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một vấn đề mang tính toàn cầu đặt ra những thách
thức lớn mà mỗi quốc gia trên Thế Giới đều phải quan tâm ứng phó. Những biểu hiện
của biến đổi khí hậu là: nóng lên toàn cầu, lượng mưa thay đổi, thiên tai gia tăng, mực
nước biển dâng. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong
năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó vùng
đồng bằng sông Hồng và sông Mê Công bị ngập chìm nặng nhất. Nếu mực nước biển
dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP
khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp
và tổn thất đối với GDP lên tới 25%.[1]
Quảng Bình là một tỉnh ở miền Trung Việt Nam có diện tích nhỏ hẹp và đường bờ
biển dài. Sông Nhật Lệ có chiều dài 85km với hai nhánh chính: sông Long Đại và sông
Kiến Giang có cửa sông đổ ra biển tại thành phố Đồng Hới. Người dân ven sông, ven
biển chủ yếu sống bằng nghề nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, nông nghiệp, du lịch và
các dịch vụ liên quan đến du lịch biển… Cùng với nước biển dâng tác động xâm thực

bờ biển sẽ tăng đột biến làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và sản xuất của người
dân ven sông, ven biển.
Bài toán đánh giá tác động của mực nước biển dâng phải xem xét những biến đổi
cho giai đoạn trong tương lai, vì vậy phải lập kịch bản nước biển dâng. Kịch bản nước
biển dâng “là những giả định có cơ sở khoa học và độ tin cậy về sự tiến triển trong
tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội, GDP… và mực nước biển dâng”.
Việc xây dựng kịch bản nước biển dâng nhằm nắm bắt các xu thế và mức độ biến đổi
của mực nước biển từ đó tăng khả năng cảnh báo, dự báo nâng cao khả năng ứng phó,
giảm thiểu tác động bất lợi của chúng đến quá trình sinh hoạt và sản xuất của người
dân. Nên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Bước đầu ứng dụng phần mềm QGIS xây dựng
các bản đồ nguy cơ ngập cho thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Trên Thế Giới
Vấn đề biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng đang ngày càng thu hút sự quan tâm
của nhiều quốc gia do những ảnh hưởng hiện nay và hiểm họa trong tương lai đối với
xã hội loài người.
1


Số liệu quan trắc mực nước biển trong thời kỳ 1961 - 2003 cho thấy tốc độ tăng
của mực nước biển trung bình toàn cầu khoảng 1,8 ± 0,5mm/năm, trong đó đóng góp
do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ± 0,12mm/năm và tan băng khoảng 0,70 ± 0,50mm/năm
(IPCC, 2007).
Số liệu đo đạc từ vệ tinh TOPEX/POSEIDON trong giai đoạn 1993 - 2003 cho
thấy tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu là 3,1 ± 0,7mm/năm, nhanh
hơn đáng kể so với thời kỳ 1961 - 2003 (IPCC, 2007).
Nhiều nhà khoa học đã có những nghiên cứu, dự báo về ảnh hưởng nghiêm trọng
của hiểm họa này như:
- Tổng hợp của IPCC về các kịch bản nước biển dâng trong thế kỷ 21 ở các báo
cáo đánh giá năm 2001 và năm 2007.[4]

- Báo cáo đánh giá lần thứ hai (1995), lần thứ ba (2001) và lần thứ tư (2007) của
IPCC.[4]
- Xây dựng “Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho bang California,
Hoa Kỳ năm 2008” do Dan Cayan, Mary Tyree, Mike Dettinger, Hugo Hidalgo,
Tapash Das, Ed Maurer,Peter Bromirski, Nicholas Graham, and Reinhard Flick thực
hiện.[11]
- Nghiên cứu “Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao ở các nước đang phát
triển” do Susmita Dasgupta, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler và
Jianping Yan.[9]
- Sản phẩm của mô hình khí hậu toàn cầu (MRI-AGCM) với độ phân giải 20km
của Viện Nghiên cứu Khí tượng thuộc Cục Khí tượng Nhật Bản.[4]
- Báo cáo về kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam của nhóm nghiên cứu thuộc
trường Đại học Oxford, Vương quốc Anh.[4]
- Các nghiên cứu gần đây về nước biển dâng của Thế Giới: Trung tâm Thủy triều
Quốc gia Australia, Ủy ban Mực nước biển thuộc Hội đồng nghiên cứu môi trường tự
nhiên, Vương quốc Anh, Hệ thống quan trắc mực nước biển toàn cầu, Trung tâm mực
nước biển của trường đại học Hawaii...[4]
- Các báo cáo về nước biển dâng của Tổ chức Tiempo thuộc Đại học Đông
Anh.[4]

2


2.2. Trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu hiện
đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học. Năm 2012, Bộ Tài
nguyên và môi trường đã đề xuất các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam sử dụng
phương pháp tổ hợp bằng phần mềm Magicc/Scengen kết hợp chi tiết hoá thống kê
theo các kịch bản phát thải thấp (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản
phát thải cao (A1FI). Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải thấp cho thấy mực

nước biển dâng trong khoảng từ 49cm - 64cm, theo kịch bản phát thải trung bình cho
thấy mực nước biển dâng trong khoảng từ 57cm - 73cm, theo kịch bản phát thải cao
cho thấy mực nước biển dâng trong khoảng từ 78cm - 95cm [2].Ngoài ra ở Việt Nam
cũng đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu xây dựng kịch bản nước biển dâng như:
“Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho thành phố Cần Thơ” do Bộ Tài
nguyên và môi trường, Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, Chương trình
phát triển Liên Hợp Quốc. Kết quả đạt được xác định vùng có diện tích có nguy cơ bị
ngập do mực nước biển dâng trong tương lai cho thấy nếu mực nước biển dâng cao
1m, sẽ có khoảng trên 810km2 tại thành phố Cần Thơ có nguy cơ bị ngập (chiếm
khoảng gần 58% tổng diện tích toàn thành phố), nếu mực nước biển dâng cao 70cm, sẽ
có khoảng trên 165.5 km2 tại Cần Thơ có nguy cơ bị ngập (chiếm khoảng 12% tổng
diện tích toàn thành phố).[3]
“Ứng dụng mô hình MIKE FLOOD tính toán ngập lụt hệ thống sông Nhật Lệ tỉnh
Quảng Bình” Hoàng Thái Bình và Trần Ngọc Anh ( 2010). Mô hình MIKE FLOOD
ứng dụng tính toán ngập lụt cho khu vực hạ lưu sông Nhật Lệ đã được điều chỉnh và
kiểm định với kết quả đánh giá theo chỉ tiêu Nash đều lớn hơn 85% đạt loại tốt. Riêng
với diện ngập lụt so sánh theo số liệu thống kê đạt loại khá ( 73,6%).[7]
Báo cáo “Xây dựng kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng ba thành phố: Đà
Nẵng, Quy Nhơn và Cần Thơ” do Trung tâm Tư vấn khí tượng thủy văn và môi trường
(Viện Khoa học thủy văn và môi trường IMHEN) thực hiện sử dụng công cụ
MAGICC/SCENGEN 5.3 đưa ra được những dự tính đến cuối thế kỷ 21, diện tích
ngập lụt do nước biển dâng có thể lên đến 0,3% đến 0,6% diện tích của thành phố đối
với kịch bản phát thải cao A1FI.[6]
Tuy nhiên, hiện nay những kịch bản biến đổi khí hậu và nước dâng cho Việt Nam
đã được Bộ Tài nguyên và môi trường công bố chưa đưa ra dự báo về mực nước biển
3


dâng chi tiết cho từng vùng. Điều đó đặt ra cho chúng ta một câu hỏi lớn trong việc lựa
chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp nhằm tính toán mực nước dâng do biến đổi

khí hậu ở bờ biển nước ta.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chính của đề tài là bước đầu ứng dụng phần mềm QGIS làm công cụ xây
dựng các bản đồ nguy cơ ngập cho thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình nhằm phục
vụ cho công tác quản lý của địa phương và kịp thời đưa ra các giải pháp ứng phó với
tình hình nước biển dâng trong tương lai.
4. Đối tượng nghiên cứu.
- Mực nước trên sông Nhật Lệ và ven biển khu vực thành phố Đồng Hới.
- Các vùng trũng thấp ven sông và ven biển.
5. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Đồng Hới, nơi nghiên cứu tập trung chủ yếu là
sông Nhật Lệ và ven biển.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp điều tra ngoài thực địa.
- Quan sát, điều tra đặc điểm tự nhiên - xã hội của vùng ven biển, lưu vực sông
Nhật Lệ.
- Quan sát mực nước, địa hình hai bên bờ sông, ven biển.
- Quan sát các hoạt nuôi trồng thủy hải sản ven sông, ven biển.
- Tìm hiểu sự thay đổi của mực nước, tình hình lũ lụt ảnh hưởng đến hoạt động
nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp như thế nào thông qua việc hỏi những
người dân sống xung quanh.
6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu.
- Tiến hành thu thập dữ liệu có liên quan ở các cơ quan ban ngành: Sở Tài nguyên
và môi trường, trạm khí tượng thủy văn...về báo cáo tình hình phát triển kinh tế -xã hội
thành phố Đồng Hới, báo cáo lũ lụt hằng năm và những số liệu có liên quan khác.
- Sử dụng bản đồ hành chính huyện của Sở Tài nguyên và môi trường.
- Các số liệu được kế thừa từ số liệu thủy văn của Trung tâm khí tượng thủy văn
Tỉnh và số liệu độ cao dựa trên công nghệ Google Earth

4



6.3. Phương pháp thống kê, xử lý các số liệu thu thập.
Từ các nguồn tài liệu và số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi
trường của thành phố Đồng Hới đã được nhiều cơ quan và các nhà nghiên cứu thực
hiện, tiến hành tập hợp, lựa chọn, xử lý đồng bộ để tạo cơ sở dữ liệu có tính kế thừa
phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
6.4. Phương pháp GIS và bản đồ.
a) Phương pháp GIS
- Sử dụng phần mềm QGIS xử lý cơ sở dữ liệu từ bản đồ vùng qua đó thành lập hệ
thống bản đồ dự báo ngập lụt, nước biển dâng.

Hình 1. Sơ đồ các bước xây dựng bản đồ ngập
b) Phương pháp bản đồ
Các bước xây dựng bản đồ ngập lụt.
- Bước 1:Sử dụng phần mềm QGIS tạo cơ sở dữ liệu.
+ Sử dụng công cụ thêm lớp vector để mở cơ sở dữ liệu bản đồ ranh giới hành
chính huyệnvới hệ tham chiếu tọa độ WGS 84.

5


Hình 2. Thêm lớp vector

Hình 3. Trình chọn hệ tọa độ tham chiếu
+ Kết nối với dữ liệu google bằng công cụ Google Satellite.

Hình 4. Công cụ google satellite
+ Tạo một lớp dữ liệu hệ thống sông, hồ trên địa bàn thành phố Đồng Hới.


Hình 5.Tạo lớp dữ liệu

6


Hình 6. Nhập kiểu thuộc tính dữ liệu sông ngòi
+ Số hóa hệ thống sông, hồ bằng công cụ chỉnh sửa trên lớp thủy văn.

Hình 7. Công cụ chỉnh sửa và số hóa

7


Hình 8. Thực hiện số hóa sông ngòi
+ Tạo một lớp dữ liệu độ cao kết hợp giữa 2 phần mềm Google Earth và QGIS,
đối với phần mềm Google Earth dùng để lấy dữ liệu về độ cao (m) và phần mềm QGIS
để số hóa các bước tương tự như hình 5, 6 , 7, 8.

Hình 9. Phần mềm Google Earth
- Bước 2:Sử dụng các phương pháp phân tích điểm độ cao.

8


Hình 10. Công cụ lưới nội suy

Hình 11. Lưới nội suy

Hình 12. Công cụ trích xuất


9


Hình 13. Thuộc tính trình cắt

Hình 14. Công cụ trích xuất đường bình độ

10


- Bước 3: Sử dụng công cụ lập bản đồ trên phần mềm QGIS

Hình 15: Công cụ trình biên tập in ấn mới

Hình 16: Trình biên tập bản đồ

11


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lý.

Hình 1.1. Hình ảnh về thành phố Đồng Hới
Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Quảng
Bình, có đầu mối giao lưu quan trọng, có vai trò là động lực phát triển kinh tế của cả
tỉnh, có lợi thế về vị trí, tiềm năng phát triển công nghiệp, khai thác chế biến thủy sản,
thương mại và dịch vụ du lịch.

Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 15.570,56ha (chiếm 1,93% diện tích toàn
tỉnh). Tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 17o21’59” đến 17o31’53” vĩ độ Bắc và từ
106o29’26” đến 106o41’08” kinh độ Đông.
+ Phía Bắc và Tây - Tây Bắc giáp huyện Bố Trạch.
+ Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Quảng Ninh.
+ Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 15,7km.
Với vị trí nằm dọc bờ biển, ở vị trí trung tâm của tỉnh, trên các trục giao thông
quan trọng xuyên quốc gia gồm Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, đường biển, đường hàng không, cách khu du lịch di sản thiên nhiên ThếGiới
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng khoảng 50km, cách khu Kinh tế Hòn La 60km
vàcửa khẩu quốc tế Cha Lo 180km..., đã tạo cho Đồng Hới nhiều điều kiện thuận lợi
trong việc mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội với các tỉnh,
12


thành phố trong cả nước, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy phát
triển nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa phong phú, đa dạng với các ngành
mũi nhọn, theo những thế mạnh đặc thù.[8]
1.1.2. Địa hình.
Nằm về phía Đông của dãy Trường Sơn, địa hình thành phố có đặc thù nghiêng
dần từ Tây sang Đông, với đại bộ phận lãnh thổ là vùng đồng bằng và vùng cát ven
biển, cụ thể chia thành các khu vực sau:
- Vùng gò đồi phía Tây: chiếm 15% diện tích tự nhiên với các dãy đồi lượn sóng
vắt ngang từ Bắc xuống Nam tại khu vực phía Tây thành phố trên địa bàn các xã
phường Đồng Sơn, Nghĩa Ninh, Thuận Đức với cao độ trung bình từ 12m - 15m, độ
dốc trung bình 7% - 10%.
- Vùng bán sơn địa xen kẽ đồng bằng: chiếm 37% diện tích tự nhiên với cao độ
trung bình từ 5m - 10m (nơi cao nhất 18m và thấp nhất là 2,5m), độ dốc trung bình từ
5% - 10%.
- Vùng đồng bằng: chiếm khoảng 38% diện tích tự nhiên, thuộc khu vực trung tâm
trên địa bàn các phường xã: Đồng Phú, Đồng Mỹ, Hải Đình, Phú Hải, Đức Ninh Đông,

Đức Ninh, Nam Lý, Bắc Lý. Địa hình có dạng tương đối bằng phẳng, đồng ruộng xen
lẫn sông, hồ, kênh rạch, độ dốc nhỏ khoảng 0,2%, cao độ trung bình 2m - 4m, nơi thấp
nhất là 0,5m.
- Vùng cát ven biển: nằm về phía Đông thành phố, chiếm khoảng 10% diện tích tự
nhiên, địa hình gồm các dải đồi cát nối liền chạy song song bờ biển, có nhiều bãi
ngang và cửa lạch, độ chia cắt nhỏ với cao độ trung bình 10m, thấp nhất là 3m, phân
bố đều trên địa bàn Quang Phú, Hải Thành, Bảo Ninh, thuận lợi cho phát triển thủy
sản, du lịch biển và một số chương trình rau sạch.[8]
1.1.3. Khí hậu.
Đồng Hới nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại
dương. Tính chất khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí
hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa đông lạnh ở miền Bắc với hai mùa rõ
rệt trong năm: mùa khô và mùa mưa.
- Nhiệt độ trung bình năm là 24,4oC, nhiệt độ thấp nhất (tháng 12, tháng1) khoảng
7,8oC - 9,4oC, nhiệt độ cao nhất (tháng 6, tháng 7) khoảng 40,1oC - 40,6oC. Tổng tích

13


nhiệt đạt trị số 8.600oC - 9.000oC, biên độ nhiệt chênh lệch ngày đêm từ 5oC - 8oC, số
giờ nắng trung bình trong ngày là 5,9 giờ.
- Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.300mm - 4.000mm, phân bố không đều giữa
các tháng trong năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm 75% - 80% tổng
lượng mưa cả năm, nên thường gây ngập lụt trên diện rộng. Mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 8 năm sau, lượng mưa ít, trùng với mùa khô hanh nắng gắt, gắn với gió Tây Nam
khô nóng. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9, tháng 10 (502mm - 668mm), tháng có
lượng mưa thấp nhất là tháng 3, tháng 4 (44mm - 46mm).
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm khá cao từ 82%- 84%.
- Lượng bốc hơi bình quân trong năm khoảng 1.030mm - 1.050mm. [8]
1.1.4. Thủy văn.

Vùng thành phố thuộc lưu vực sông Nhật Lệ, một trong 5 con sông chính của tỉnh
Quảng Bình. Sông Nhật Lệ do hai nhánh của hệ thống sông Đại Giang và Kiến Giang
hợp thành đổ ra biển Đông qua giữa lòng thành phố. Ngoài ra còn có các sông Mỹ
Cương là một nhánh nhỏ đổ ra sông Lệ Kỳ, sông Lệ Kỳ là một nhánh nhỏ đổ ra sông
Nhật Lệ và sông Cầu Rào là những sông ngắn nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng
trong việc tiêu thoát nước của thành phố.
Nhìn chung hệ thống sông ngòi trên địa bàn thành phố có đặc điểm chung là chiều dài
ngắn, dốc, tốc độ dòng chảy lớn. Sự phân bố dòng chảy theo mùa rõ rệt và chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thủy triều ở cửa sông. [8]
1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.
1.2.1. Kinh tế.
- Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Tình hình nông nghiệp của thành phố Đồng Hới phát triển với tốc độ tăng trưởng
ổn định.
Năm 2015 giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản khoảng 550 tỷ đồng trong đó giá trị
sản xuất nông nghiệp làkhoảng 160 tỷ đồng, giá trị sản xuất lâm nghiệp làkhoảng 84 tỷ
đồng, giá trị sản xuất thủy sản làkhoảng 310 tỷ đồng.
- Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố từng bước
ổn định và giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh. Với sự đầu tư ngày càng nhiều của
Trung ương, tỉnh và sự tham gia của các thành phần kinh tế, ngành công nghiệp và tiểu
14


×