Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Người Mỹ da đen trong cảm quan nghệ thuật của các nữ văn sĩ Mỹ (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 166 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT

NGƯỜI MỸ DA ĐEN
TRONG CẢM QUAN NGHỆ THUẬT
CỦA CÁC NỮ VĂN SĨ MỸ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT

NGƯỜI MỸ DA ĐEN
TRONG CẢM QUAN NGHỆ THUẬT
CỦA CÁC NỮ VĂN SĨ MỸ
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 9 22 02 42

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: GS. Phùng Văn Tửu

HÀ NỘI - 2018




LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới Trường Đại học An Giang, Khoa Sư
phạm và thầy cô, bạn bè đồng nghiệp Bộ môn Ngữ văn đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi có cơ hội học tập nâng cao kiến thức và trải nghiệm nghiên
cứu rất gian khó nhưng rất hữu ích trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cám ơn Học viện Khoa học Xã hội đã tạo môi trường
học tập tốt để chúng tôi được theo đuổi đam mê tìm tòi tri thức. Đặc biệt biết
ơn quý thầy cô Khoa Văn học đã cung cấp những kiến thức khoa học, hữu ích
và sự nhiệt huyết, cảm hứng để chúng tôi có thêm niềm tin trong quá trình học
tập, nghiên cứu.
Thiết tha bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới GS. Phùng Văn Tửu, người thầy
đã tận tâm, tận từ hướng dẫn cho tôi tri thức, phương pháp nghiên cứu khoa
học lẫn lòng nhẫn nại, bao dung để tôi có thể đạt được hiệu quả nghiên cứu
cao nhất.
Lòng tri ân sâu nặng gửi tới gia đình, suối nguồn tình yêu và luôn là chỗ
dựa vững chắc của đời tôi. Cám ơn bè bạn đã chia sẻ, động viên và giúp đỡ
nguồn tài liệu phong phú, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận
án này.
Chân thành tri ân!

Long Xuyên, ngày 30/3/2018
Nguyễn Thị Tuyết


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu ghi trong luận án là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào

khác.

Họ tên tác giả

Nguyễn Thị Tuyết


MỤC LỤC

TRANG LÓT BÌA ............................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .......................................... 4
2.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 5
4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 6
4.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 6
4.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 10
5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN ........................... 12
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN ..................... 13
6.1. Ý nghĩa lý luận ...................................................................................... 13
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 13
7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN............................................................................. 13
Chương 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 14

1.1. Nghiên cứu vấn đề phân biệt chủng tộc ............................................ 16
1.1.1. Về Harriet Beecher-Stowe và tiểu thuyết Túp lều bác Tom ........... 17
1.1.2. Về Margaret Mitchell và tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió ............. 20
1.1.3. Về Toni Morrison và tiểu thuyết Bài ca Solomon .......................... 22


1.2. Nghiên cứu vấn đề thân phận người Mỹ da đen .............................. 25
1.2.1. Về tiểu thuyết Túp lều bác Tom...................................................... 25
1.2.2. Về tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió ................................................ 28
1.2.3. Về tiểu thuyết Bài ca Solomon ....................................................... 30
1.3. Nghiên cứu vấn đề tương lai người Mỹ da đen ................................ 32
1.3.1. Về tiểu thuyết Túp lều bác Tom...................................................... 32
1.3.2. Về tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió ................................................ 35
1.3.3. Về tiểu thuyết Bài ca Solomon ....................................................... 37
Chương 2 - CẢM QUAN NGHỆ THUẬT CỦA CÁC NỮ VĂN SĨ MỸ
VỀ VẤN ĐỀ PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC .................................................. 41
2.1. Túp lều bác Tom: Xung đột giữa hiện thực và lý tưởng .................. 43
2.1.1. Túp lều bác Tom và hiện thực nước Mỹ giữa thế kỷ XIX .............. 43
2.1.2. Túp lều bác Tom và lý tưởng tôn giáo ............................................ 46
2.1.3. Xung đột trong cảm quan của Harriet Beecher-Stowe ................... 51
2.2. Cuốn theo chiều gió: Xung đột giữa quá khứ và hiện tại ................ 53
2.2.1. Thấu kính hoài niệm ....................................................................... 53
2.2.2. Thời đại tuyệt vọng ......................................................................... 55
2.2.3. Đất và miền Nam ............................................................................ 60
2.3. Tiểu thuyết của Toni Morrison: xung đột vùng miền và xung đột
văn hóa ........................................................................................................ 65
2.3.1. Miền Bắc và miền Nam .................................................................. 65
2.3.2. Châu Phi và Phương Tây ................................................................ 72
Chương 3 - CẢM QUAN NGHỆ THUẬT CỦA CÁC NỮ VĂN SĨ MỸ
VỀ THÂN PHẬN NGƯỜI MỸ DA ĐEN ................................................... 78

3.1. Túp lều bác Tom: những thân phận Nô lệ và Con người ................ 78
3.1.1. Người nô lệ trước pháp luật da trắng .............................................. 79
3.1.2. Con người công bằng trong tình yêu của Chúa .............................. 84


3.2. Cuốn theo chiều gió: câu chuyện về kẻ đầy tớ trung thành ............ 88
3.2.1. The Black Mammy và The Black Daddy ....................................... 90
3.2.2. “Sứ mệnh” của người da trắng đối với người da đen ................... 101
3.3. Bài ca Solomon: Cái tôi lưỡng phân ................................................ 105
3.3.1. Cái tên và cái tôi ........................................................................... 105
3.3.2. Người da đen và giấc mơ Mỹ ....................................................... 109
Chương 4 - CẢM QUAN NGHỆ THUẬT CỦA CÁC NỮ VĂN SĨ MỸ
VỀ TƯƠNG LAI NGƯỜI MỸ DA ĐEN .................................................. 116
4.1. Túp lều bác Tom và những con đường cho người da đen.............. 116
4.1.1. Cái chết giải thoát của bác Tom ................................................... 116
4.1.2. Bước nhảy Eliza và biểu tượng Tự do .......................................... 120
4.2. Cuốn theo chiều gió và hoài vọng “Ngày mai là một ngày khác” . 124
4.3. Bài ca Solomon và hành trình truy tìm bản thể ............................. 131
4.3.1. Bản sắc của người da đen ............................................................. 131
4.3.2. Hòa hợp với tự nhiên trong nữ tính Vĩnh hằng ............................ 136
KẾT LUẬN .................................................................................................. 144
DANH MỤC NHỮNG BÀI BÁO KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ................................................................................................................. 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 149


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Cuối thế kỷ XIX con người đánh mất niềm tin khởi thủy (Chúa đã chết)
để giành lấy vương quyền (siêu nhân), nhưng mỉa mai thay, bằng chính ánh sáng

của lý trí - niềm kiêu hãnh của con người đầu thế kỷ XX, đến cuối thế kỷ, lại nhận
ra rằng, chúng ta đã ít nhiều thất bại, bởi đã bỏ quên sức mạnh xung lực của tư duy
phi lý luận, của tiềm thức, vô thức. Và ở đó xảy ra một cuộc đoạn tuyệt vĩ đại giữa
cái xác định và cái bất định. Thế giới bao trùm một bầu sinh quyển mới: cảm quan
hậu hiện đại. Trong cảm quan ấy, nghệ thuật cũng mở ra cho chúng ta những hoài
nghi, như nhà điêu khắc Ấn Độ, Anish Kapoor (sinh năm 1954), băn khoăn: công
trình nghệ thuật nằm trên một khối đá hay trong bộ não người nghệ sĩ, hay trong
mắt người xem, hoặc trong không gian giữa những thứ đó? Cũng như trong hoạt
động văn học, đã không ít lần chúng ta đi tìm cội nguồn ý nghĩa đích thực cho một
văn bản; phải chăng, chính trong hành động tham cuộc của sự chiêm ngưỡng, sự
thưởng thức, nghệ thuật mới ra đời? Những hoài nghi nghệ thuật được khơi mở
trong bầu sinh quyển của thời đại, nghiên cứu từ cảm quan nghệ thuật, chúng tôi
mong sẽ đưa ra một cách hiểu về bản chất của nghệ thuật!
1.2. Cho đến hôm nay, vấn đề sắc tộc vẫn là vấn đề thời sự, không chỉ ở nước
Mỹ, mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Trải qua mấy trăm năm từ khi Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ được thành lập năm 1776, lịch sử trên đất nước đa chủng tộc này đã tiến
những bước dài về phía tự do, dân chủ, xóa bỏ chế độ phân biệt màu da, nhất là đối
với dòng máu da đen đến từ lục địa châu Phi, song các hệ quả dai dẳng của nó vẫn
luôn căng thẳng và bùng phát. Là một quốc gia đa chủng tộc, tuy nhiên, nếu các
chủng tộc khác đến Mỹ là để thực hiện giấc mơ về sự giàu sang và công bằng thì
người da đen bị lưu đày đến đây với tư cách là người nô lệ. Dù được khắc họa hay
tự thuật, người Mỹ da đen luôn hiện diện khác biệt và bị đối xử bất công, ngay trong
cộng đồng luôn tôn vinh sự bình đẳng.
1.3. Luận án lựa chọn góc nhìn từ “cảm quan nghệ thuật” (artistic feeling) của
các nhà văn nữ như một thử nghiệm về cơ duyên cộng hưởng giữa người nghiên cứu

1


và đối tượng nghiên cứu. Hẳn nhà triết học tôn giáo người Nga, Nikolai Berdyaev

(1874-1948), đã có lý khi cho rằng: “Người phụ nữ liên hệ mật thiết hơn đàn ông
với linh hồn của thế giới, với sức mạnh tự nhiên nguyên sơ và chính qua phụ nữ mà
đàn ông cộng thông được với những sức mạnh ấy” [10; tr.707]. Nhà phân tâm học
lừng danh, người Thụy sĩ Carl Jung (1875-1961) khẳng định thêm: “Tính nữ hiện
thân cho những tâm trạng mơ hồ, những trực giác tiên đoán, tính nhạy cảm về sự phi
lý, năng lực tình yêu cá nhân, tình cảm đối với thiên nhiên, những mối liên hệ đối
với vô thức” [10; tr.708]. Lựa chọn cảm quan nữ, lối viết nữ cũng là phóng chiếu
nội giới để đi tìm chân lý, những vấn đề nhân bản và nhân văn trong thời đại bình
đẳng, bình quyền, đặc biệt là thân phận của người phụ nữ da đen, để thấy được ánh
sáng trong lời “tiên tri” của nhà văn Pháp, Louis Aragon (1897-1982): “Phụ nữ là
tương lai của loài người”. Các nhà văn nữ nhìn nhận những vấn đề nhân sinh, bản
thể như thế nào qua số phận người Mỹ da đen?
1.4. Chúng tôi chọn khảo sát ba nữ văn sĩ tiêu biểu cho những thời đại,
những tài năng và phong cách hoàn toàn khác nhau, nhưng lại rất gần gũi với nhau,
như một cách xây dựng lại lịch sử vấn đề người da đen qua cảm quan nghệ thuật của
họ, đồng thời làm sáng tỏ được phần nào bước tiến của nghệ thuật tiểu thuyết qua
mấy trăm năm của lịch sử Hoa Kỳ từ giữa thế kỷ XIX cho đến nay.
Cuộc hành trình khởi đầu từ Harriet Beecher-Stowe (1811-1896), sinh ra chỉ
35 năm sau khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được thành lập (năm 1776) và cuộc đời
gần như ôm trọn thế kỷ XIX; bước sang nửa đầu thế kỷ XX, với Margaret Mitchell
(1900-1949); như một sự trở về và cũng là mở ra những hành trình mới, với Toni
Morrison (sinh năm 1931), thời hiện đại. Hai người phụ nữ da trắng (Beecher-Stowe
và Mitchell) và một người phụ nữ da đen (Morrison), vì vậy, hình ảnh người da đen
trở nên đa dạng hơn từ cái nhìn bên ngoài và bên trong. Chính do bản sắc chủng tộc
của Morrison mà điểm nhìn của bà đã mở ra không chỉ những cánh cửa nhân sinh
trong cuộc truy tìm bản ngã mà còn là ở một kiểu nghệ thuật giàu màu sắc huyền
thoại.
Ba nữ văn sĩ ấy đều là những nhà văn nổi tiếng ở thời đại của mình. BeecherStowe, với tác phẩm nổi bật Túp lều bác Tom (Uncle Tom’s Cabin), xuất bản trước

2



thời kỳ cuộc Nội chiến Nam-Bắc (1861-1865) giữa các bang miền Nam duy trì chế
độ phân biệt chủng tộc và các bang miền Bắc chủ trương giải phóng người da đen,
được Tổng thống Abraham Lincoln (1809-1865) đánh giá là tác phẩm làm bùng lên
cuộc chiến tranh vĩ đại xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ. Cuốn tiểu thuyết duy nhất của
Mitchell nổi tiếng thế giới và được trao Giải thưởng Pulitzer năm 1937: Cuốn theo
chiều gió (Gone with the Wind), sáng tác vào nửa đầu thế kỷ XX nhưng lấy bối
cảnh là cuộc Nội chiến Nam-Bắc ấy. Morrison, với sự nghiệp văn học lớn lao, mang
tính nhân văn sâu sắc, đã được trao Giải Nobel năm 1993.
Đến nay, Morrison đã xuất bản mười một cuốn tiểu thuyết, tất cả chúng như
một cuốn hồi ký ghi lại hành trình của người da đen trên đất Mỹ. Nhân vật trung
tâm trong tiểu thuyết của bà là người da đen nhưng nằm trong trường tương tác với
người da trắng, và mỗi tác phẩm của bà là một nỗ lực đấu tranh để tách văn hóa Mỹ
gốc Phi vượt thoát sự phong tỏa của văn hóa Âu châu. Tiểu thuyết của Morrison
như một quá trình giải cấu trúc bản sắc con người cho nên thu hút không chỉ người
da đen mà còn hấp dẫn đối với người da trắng ở mối quan hệ giữa con người với
con người. Trong luận án này, chúng tôi tập trung vào Bài ca Solomon (Song of
Solomon), tác phẩm kết tinh bản sắc của người da đen và chạm đến vấn đề bản thể
của con người và quan trọng hơn, Morrison đã thể hiện quan điểm về con đường
tương lai của người Mỹ da đen, họ vươn lên tự khẳng định mình bằng sức mạnh của
cội nguồn văn hóa.
Beecher-Stowe, Mitchell và Morrison là những nhà văn nữ xuất sắc của thời
đại, không bằng lòng với phận nữ nhi, đã tham gia góp phần làm thay đổi lịch sử.
Nghiên cứu vấn đề người Mỹ da đen trong các tác phẩm Túp lều bác Tom, Cuốn
theo chiều gió và Bài ca Solomon không chỉ cho thấy sự vận động hình ảnh người
da đen trong suốt chiều dài lịch sử (văn học) mà còn theo chiều rộng không gian văn
hóa (miền Bắc, miền Nam và sự giao thoa hai miền Bắc - Nam).
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Người Mỹ da đen
trong cảm quan nghệ thuật của các nữ văn sĩ Mỹ.


3


2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là chỉ ra hình ảnh, thân phận người da đen trong cảm
quan nghệ thuật của Harriet Beecher-Stowe, Margaret Mitchell, và Toni
Morrison gắn với những tác phẩm tiêu biểu của họ. Đây là yếu tố cốt lõi cho thấy
thế giới ý thức lẫn vô thức trong tư tưởng của mỗi nhà văn, hiện diện trong bề
sâu văn bản nghệ thuật. Từ đó, luận án vừa chỉ ra sự vận động của hình ảnh
người da đen trong lịch sử văn học Mỹ, vừa nêu bật sự khác biệt trong tư tưởng
nghệ thuật của mỗi nhà văn gắn với thời đại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án hướng đến thực hiện
những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tìm hiểu, phân tích, lý giải thái độ của mỗi nhà văn về vấn đề phân biệt
chủng tộc, trên nền tảng tư tưởng của lịch sử và thời đại.
- Khảo sát những biểu hiện cụ thể trong cảm quan của các nữ văn sĩ về vấn
đề thân phận người da đen được thể hiện trong tác phẩm của họ. So sánh và lý
giải những biểu hiện giống và khác nhau trong cảm quan của các nữ văn sĩ ấy.
- Khảo sát và phân tích các biểu tượng, huyền thoại, mô-típ trong tác phẩm
của các nữ văn sĩ để làm rõ vấn đề tương lai của người da đen. Lý giải vì sao mỗi
nhà văn lại có dự cảm như vậy.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các tiểu thuyết: Túp lều bác Tom của
Beecher-Stowe, Cuốn theo chiều gió của Mitchell, và Bài ca Solomon của
Morrison, từ góc độ cảm quan nghệ thuật về người Mỹ da đen.
Luận án lựa chọn Bài ca Solomon, trong số mười một tác phẩm đã xuất bản

của Morrison, không chỉ vì đây là một trong số những tác phẩm thành công xuất
sắc nhất của Morrison mà còn chứa đựng nhiều yếu tố tâm thức huyền thoại của
người Mỹ gốc Phi, phù hợp với cách tiếp nhận từ góc nhìn cảm quan nghệ thuật.
4


Hơn nữa, chúng tôi muốn chỉ ra sự vận động hình ảnh người da đen, và cái
nhìn của nữ tiểu thuyết gia trong ba tác phẩm, từ giữa thế kỷ XIX (Túp lều bác
Tom, 1852) qua nửa đầu thế kỷ XX (Cuốn theo chiều gió, 1936) đến cuối thế kỷ
XX (Bài ca Solomon, 1977), trong đó thời gian cốt truyện của Bài ca Solomon đã
ôm trọn lịch sử của người da đen trên đất Mỹ.
Trong số ba tác phẩm trên thì Túp lều bác Tom và Cuốn theo chiều gió đã
được dịch ra tiếng Việt. Luận án sử dụng nguyên bản tiếng Anh Uncle Tom’s
Cabin

(Literature

Project,

/>
cabin/index.htm) và Gone with the Wind (The University of Adelaide Library,
South Australia, ), song có đối chiếu tương quan
với các bản dịch Túp lều bác Tom của Đỗ Đức Hiểu (2 tập, in năm 2013, Nxb
Văn học, Tp. Hồ Chí Minh) và Cuốn theo chiều gió của Vũ Kim Thư (in năm
2010, Nxb Văn học, Hà Nội). Tiểu thuyết Bài ca Solomon của Morrison, chúng
tôi sử dụng bản in của Vintage Books, Random House, New York (2004).
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ cố gắng mở rộng phạm vi để liên
hệ, so sánh với các tác phẩm khác của Toni Morrison và nhiều nhà văn khác viết
về người Mỹ da đen.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề người Mỹ da đen qua cảm quan nghệ thuật của các nữ
văn sĩ trong các tác phẩm trên là hoạt động nghiên cứu cách nhìn và cách họ cấu
trúc hóa tác phẩm từ cách nhìn ấy. Tuy nhiên, hành động của chúng tôi không
phải là thao tác sơ đồ hóa tác phẩm mà nhằm tìm ra những ẩn dụ, mô-típ, biểu
tượng huyền thoại, vô thức tập thể… như những điểm hút (attractor), để từ đó có
thể thăm dò cảm quan sáng tạo của các nữ văn sĩ.
Cụ thể, chúng tôi nhìn thấy lịch sử thân phận của người da đen trong cảm
quan của ba nữ văn sĩ, vì vậy, luận án sẽ đi sâu nghiên cứu quan niệm của họ về
vấn đề phân biệt chủng tộc, về thân phận của người da đen, và người Mỹ da đen
định hướng tương lai như thế nào.

5


4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Cơ sở lý thuyết
Cảm quan (Feeling)
Hằng ngày chúng ta vẫn thường nghe và nói: cảm quan đời sống, cảm quan
đô thị, cảm quan tôn giáo, cảm quan nghệ thuật, cảm quan hậu hiện đại,... nghĩa
là từ cảm quan trở thành cụm từ cửa miệng nhưng để hiểu rõ nội hàm thuật ngữ
thì không đơn giản.
1. Về phương diện ngôn ngữ học, theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê viết
rất ngắn gọn, “cảm quan: giác quan” [48; tr.194]; “giác quan: bộ phận của cơ thể
chuyên tiếp nhận những kích thích từ bên ngoài (cơ quan để cảm giác)” [48;
tr.408]. Theo cách diễn đạt này, nghĩa của từ “cảm quan” thiên về vai trò của yếu
tố khách quan, lý trí, nhấn mạnh sự tác động của bên ngoài đến quá trình nhận
thức. Còn từ phía chủ thể nhận thức, bản ngã giữ vai trò gì trong việc kinh qua
những kinh nghiệm ấy, và ký ức của chủng loại, của cá nhân có tham dự vào sự
vận động, trưởng thành của vũ trụ cái Tôi nội tại?
“Cảm quan” có những từ tương đương trong tiếng Pháp (Sens), tiếng Anh

(Sense, Feeling); ở luận án này, chúng tôi nghiêng về dùng từ “feeling” cho nhất
quán. Theo Bách khoa toàn thư Britannica (Encyclopedia Britannica): “feeling”
vừa mang ý nghĩa như “cảm quan” như trong Từ điển tiếng Việt đã nói trên kia,
vừa khái quát hóa: “thu nhận thông tin qua tất cả các giác quan nhưng chẳng quy
chiếu vào bất cứ giác quan đặc biệt nào…” và William James khẳng định thêm
“cảm quan là cơ sở nội tại làm thay đổi cảm xúc và nhận thức về cảm xúc” [99].
Như vậy, “cảm quan” là nhận thức tổng hợp các giác quan (chính là các trạng
thái cơ bản tạo nên ý thức), đồng thời sự nhận thức ấy cộng hưởng với chiều sâu
bừng ngộ của chủ thể tạo nên sự thay đổi cảm xúc nội tại, “cảm quan” trở thành
cầu nối giữa ý thức với tiềm thức, vô thức, giữa bản năng và lý trí.
Ở nước ta, trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, từ “cảm quan” có
thể khó phân biệt rạch ròi với “cảm nhận”, “cảm thức”, tuy nhiên nội hàm nghĩa
là khác nhau. Theo chúng tôi, “cảm nhận” là nhận thức vấn đề chỉ ở mức độ cảm

6


tính, “cảm quan” và “cảm thức” là nhận thức ở cấp độ cao hơn, sâu hơn bao gồm
cả cảm tính, lý tính lẫn chiều sâu vô thức của chủ thể. Nếu nội hàm từ “cảm
thức” thiên về chiều sâu tinh tế, ở khả năng thức nhận thì nội hàm từ “cảm quan”
lại nghiêng về sự bao quát vấn đề một cách tổng quát, toàn cục, vì vậy từ “cảm
thức” luôn đi kèm với hạn định từ, (ví như cảm thức sabi, cảm thức wabi… trong
thơ Haiku), nhưng từ “cảm quan” lại ít cần đến từ hạn định.
Từ “cảm quan” (feeling) cũng được sử dụng khá nhiều ở các lĩnh vực triết
học, tâm lý học, lý thuyết thẩm mỹ, nhưng nó đặc biệt xuất hiện dày đặc khi nói
về những vấn đề thuộc về tinh thần, phi hình thức, phi vật chất. Albert Einstein
(1879-1955) cho rằng: “Cảm quan tôn giáo mênh mông là lý lẽ bền vững nhất và
cao quý nhất cho việc nghiên cứu khoa học”. Cách hiểu về “cảm quan” như vậy
gặp sự đồng thuận với các công trình Cảm quan tôn giáo và Chân lý (Religious
Feeling and Truth) của nhà giáo dục Mỹ Grant H. Palmer (sinh năm 1940) hay

Tôn giáo như là Cảm quan (Religion as Feeling) của nhà thần học Đức F.
Schleiermachen (1768-1834).
2. Về phương diện triết học, “cảm quan” như là chỉ dẫn cho câu đố triết
học từ thời cổ đại. Xa xưa, người Hy Lạp đã tự vấn: thế giới được tạo bởi cái gì,
bằng cách nào và làm sao để biết được điều đó. Thông qua suy xét và thực
nghiệm, họ đã đạt tới một nền tảng hiểu biết, mà trên đó toàn bộ hiện thực được
khám phá. Hai đường ray dẫn đoàn tàu triết học của nhân loại là chủ nghĩa duy lý
và chủ nghĩa kinh nghiệm. Chủ nghĩa duy lý xem “tiêu chuẩn về chân lý không
có tính giác quan mà có tính trí tuệ và suy diễn lôgic”. Các nhà duy lý quan niệm
cực đoan rằng: “lý tính là con đường duy nhất tới tri thức”. Ngược lại, chủ nghĩa
kinh nghiệm lại tuyệt đối vai trò của sự trải nghiệm. Theo họ, bản chất sự vật là
do trực giác mang lại, vì vậy triết gia cổ đại Hy Lạp, Socrate (469-399 TCN),
khuyên “hãy tự biết mình”, còn nhà thần học Augustine (345-430) cho rằng,
chân lý nằm trong nội tâm con người, nhà triết học Ireland, G. Berkeley (16851753), và D. Hume (1711-1776), triết gia xứ Scotland, xem “cảm giác là nguồn
gốc tuyệt đối của mọi nhận thức” [69; tr.114]; nhà văn Pháp, Luc de
Vauvenargues (1715-1747), tuyên xưng “cảm xúc dạy cho nhân loại biết lý
7


luận”. Khi chủ nghĩa lãng mạn lên ngôi, coi trọng đời sống tinh thần cá nhân,
Jean Jacques Rousseau (1712-1778) đã khẳng định: “Tồn tại đối với chúng ta, đó
là cảm nhận; sự cảm nhận của chúng ta rõ ràng là có trước sự hiểu biết và chúng
ta có cảm xúc trước khi có ý tưởng” [Dẫn theo 37; tr.12]... Như một hành động
tổng kết lại lịch sử con đường nhận thức của nhân loại, với quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, xem nhận thức là quá trình con người phản ánh thế
giới, V.I. Lenin (1870-1924) khẳng định “Hoạt động nhận thức của con người đi
từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực
tiễn”. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên này, nhận thức không chỉ là phản ánh mà còn
sáng tạo thế giới.
3. Từ giác độ tâm lý học, “cảm quan” là một cách để xem xét sự nhạy cảm

chung của cơ thể. Nó cũng có một trường nghĩa: a/ thể hiện một sự kiện tinh thần
về tư tưởng (nhận thức), b/ cảm giác (ý thức đặc trưng về một sự kiện) và c/ ý chí
(có thể có ý thức hoặc vô thức). Như vậy, “cảm quan” trực tiếp tham gia vào quá
trình tiếp nhận/sáng tạo kiến thức và sự hiểu biết bằng nhiều cách khác nhau: ý
thức và vô thức, duy lý và duy cảm, khách quan và chủ quan...
Trong công trình Các loại hình tâm lý (Psychologische types), Carl Jung
sắp xếp và phân loại các hoạt động “có lý trí” của ý nghĩ thành hai dạng: tư duy
(thinking) và cảm quan (feeling). Theo các nhà triết học duy lý, cảm quan là
thiếu chặt chẽ và rõ ràng, nhưng với Jung, đó là một trong những hoạt động có lý
trí nghiêm chỉnh của trí óc. “Cảm quan”, theo Jung, giúp chúng ta đánh giá giá
trị vốn có của sự vật. “Cảm quan” giúp ta nhìn nhận thế giới một cách tổng thể,
trọn vẹn, thay vì trừu xuất, phân tách thành những bộ phận riêng lẻ. Nếu tư duy
không cân bằng được với cảm quan thì nó sẽ phiến diện và giáo điều, ngược lại
cảm xúc mà không được kiểm soát bởi tư duy thì sẽ là mộng tưởng.
Như vậy từ việc tổng hợp, phân tích một số phương diện của thuật ngữ
“cảm quan”, chúng tôi hiểu nội hàm từ “cảm quan” mang những nét nghĩa là (1)
cách nhìn nhận, đánh giá mang tính chất tổng quan, toàn cục, nó tiên báo suy
nghĩ hay lý luận về một vấn đề đang được nói tới; (2) vấn đề đó thiên về tinh
thần hoặc thuộc về một hệ quy chiếu khác mà tư duy duy lý chưa thể lý giải (vô
8


thức); (3) đồng thời, sự đánh giá ấy (cảm quan) có thể thay đổi theo thời gian,
theo văn hóa, theo khu vực, theo bản sắc riêng của từng chủ thể nhận thức.
Ở luận án này, chúng tôi sử dụng “cảm quan” như một thuật ngữ mỹ học
được hình thành trên các cơ sở ngôn ngữ học, triết học và tâm lý học trên đây.
Trong Từ điển các thuật ngữ văn học (The Routledge Dictionary of Literary
Terms), “cảm quan (feeling) được hiểu là bằng cách nào một tác phẩm nghệ
thuật (văn học) được tạo ra và nó ảnh hưởng đến người đọc như thế nào, bằng
cách nào” [90; tr.85]. Nghệ thuật là lĩnh vực hoạt động sáng tạo trong đó cảm

quan hữu cơ đóng vai kiểm soát mạnh, hay nói cách khác, mỗi tác phẩm nghệ
thuật như một kiểu biểu tượng hóa ý tưởng về cảm quan. Khi Eliseo Vivas
(1901-1993), triết gia, nhà phê bình văn học người Mỹ gốc Venezuela, trong
Sáng tạo và khám phá (Creation and Discovery) [184] cho rằng văn học là giai
đoạn trước trong trật tự lôgic để có tất cả các kiến thức, cấu thành văn hóa là ông
khẳng định tuyệt đối vai trò của cảm quan trong hoạt động nhận thức, sáng tạo
của con người. Phê bình gia người Anh, I.A. Richards (1893-1979), trong công
trình Các nguyên tắc Phê bình văn học (Principles of Literary Criticism) [162],
nhận định “cảm quan” có vai trò rất lớn trong việc hiểu tác phẩm, và người đọc
tốt là người có khả năng đọc đặc biệt tốt các dấu hiệu mà người nghệ sĩ đã ấn
dấu. Trong lý thuyết thẩm mỹ, “cảm quan” cũng được nữ triết gia Mỹ, Susanne
Langer (1895-1985) đặc biệt quan tâm trong các tác phẩm: Chìa khóa mới để
giải mã Triết học (Philosophy in a New Key) [127] và Cảm quan và Hình thức
(Feeling and Form) [128]. Theo bà, “nghệ thuật là hoạt động tạo ra các hình thức
biểu tượng của cảm quan con người”, nghệ thuật đồng dạng với các hình thức
năng động, trực tiếp của đời sống tình cảm, tinh thần; vì vậy, tác phẩm nghệ
thuật là sự dự báo tương lai từ cảm quan về cuộc sống hiện tại.
Cảm quan nghệ thuật
Nếu trong cuộc sống thường nhật, “cảm quan” in dấu ấn cá nhân trong cách
nhìn nhận, cách nhận thức sự vật, hiện tượng thì trong nghệ thuật, “cảm quan”
như là thuộc tính đặc trưng của hình ảnh nội dung được ẩn giấu (và vén mở)
trong ẩn dụ, biểu tượng, huyền thoại. Trong toàn bộ cấu trúc tác phẩm nghệ
9


thuật, trường nguyên mẫu này tồn tại như một trật tự ẩn, chỉ có một số khía cạnh
nhất định của trật tự được lộ diện, hoặc mỗi khía cạnh ấy lại lộ diện ở mỗi thời
điểm. Tùy vào khả năng, trình độ, giới tính,… của người tiếp nhận và đặc biệt là
đặc điểm thời đại, đặc điểm nền văn hóa mà ý nghĩa tác phẩm luôn là nhân tố bí
ẩn vẫy gọi chúng ta khám phá. Và khám phá cũng là kiến tạo, kiến tạo cả những

điều các nhà văn đã sáng tạo một cách không tự giác, một cách vô thức!
Câu chuyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi như một ẩn dụ về giới hạn nhận
thức của con người, và cũng từ đó, dấy lên hoài vọng muôn đời: làm thế nào để
nhận thức được cái toàn thể, để biết được bí mật của vũ trụ và sự sống. Có lẽ
ngôn ngữ bất toàn và bất định (thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý) nên con người
dùng đến phép tượng trưng (biểu tượng) hoặc phép ngụ ngôn (ẩn dụ, huyền
thoại) để biểu thị những điều chỉ có thể cảm được mà không thể nói ra. Tác
phẩm nghệ thuật thông qua biểu tượng, huyền thoại đưa ta đến một sự hiểu biết
sâu sắc. Đó là cái hiểu biết nhờ bên ngoài khêu gợi (khách quan) mà bên trong
hưởng ứng (chủ quan), một sự cộng thông đạt đạo “đồng thanh tương ứng, đồng
khí tương cầu” (Kinh Dịch). Lắm lúc sự khêu gợi không được chủ thể ý thức
nhưng sự cộng hưởng vẫn hiển lộ trong tâm tưởng của khách thể. Đó cũng là mặt
bên kia của biểu tượng, tồn tại trong một trật tự ẩn.
Luận án Người Mỹ da đen trong cảm quan nghệ thuật của các nữ văn sĩ
Mỹ tập trung phân tích bối cảnh thời đại như là cơ sở để làm rõ những xung đột,
ẩn ức trong thế giới tư tưởng của các nữ văn sĩ. Khảo sát cảm quan nghệ thuật về
người Mỹ da đen qua một số sáng tác của ba nữ văn sĩ Beecher-Stowe, Mitchell,
Morrison không chỉ mong muốn chỉ ra nét đặc thù trong văn cách của các nhà
văn, mà còn hy vọng làm sáng tỏ phần nào bước tiến của nghệ thuật tiểu thuyết
trên hành trình sáng tạo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng, mục đích và yêu cầu nghiên cứu đặt ra cho luận án,
chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:

10


Phương pháp tiếp cận hệ thống
Luận án nghiên cứu vấn đề người Mỹ da đen trong tiểu thuyết của ba nữ
văn sĩ, và đặt vấn đề trong tiến trình lịch sử Hoa Kỳ, cũng như lịch sử văn học

viết về người chủng tộc này. Qua đó, thấy được sự khác biệt trong cảm quan
nghệ thuật của những tác giả được lựa chọn nghiên cứu, đồng thời, phác thảo sự
vận động của hình ảnh người da đen trên bản đồ văn học Mỹ.
Nghiên cứu cảm quan, quan điểm của các tác giả về vấn đề người da đen
xét trong mối quan hệ qua lại biện chứng giữa tác phẩm và thời đại, để có một
cái nhìn khách quan và chân xác nhất về cảm quan của mỗi nhà văn.
Phương pháp xã hội học
Sử dụng phương pháp xã hội học, luận án không chỉ nghiên cứu theo xu
hướng xã hội học sáng tác (sự tác động của xã hội đến văn học), nghiên cứu mối
quan hệ giao thoa giữa tư tưởng thời đại và tư tưởng tác giả, tác phẩm, mà còn
theo xu hướng xã hội học tiếp nhận (sự tác động của văn học đến xã hội); trong
đó xu hướng đầu được sử dụng nhiều hơn và là hướng nghiên cứu hữu ích của
luận án.
Phương pháp tiểu sử học
Với tư cách là chủ thể sáng tạo, cảm quan của người nghệ sĩ in dấu ấn trực
tiếp vào đứa con tinh thần của mình. Vì vậy, nghiên cứu nguồn gốc gia đình,
nguồn gốc chủng tộc của các nhà văn và những hệ tư tưởng mà họ chịu ảnh
hưởng là một phương diện quan trọng để khám phá tác phẩm từ góc nhìn cảm
quan sáng tạo.
Phương pháp so sánh
Nghiên cứu cảm quan của ba nữ văn sĩ một cách độc lập và so sánh tương
đối về các phương diện liên quan đến người Mỹ da đen để thấy được vấn đề mỗi
nhà văn quan tâm và thế giới nghệ thuật đặc trưng của họ.

11


Phương pháp liên ngành
Sử dụng những tri thức dân tộc học, văn hóa học, tâm lý học,… khi nghiên
cứu các tác phẩm của Beecher-Stowe, Mitchell và Morrison nhằm phát hiện ra

những ẩn ý sâu xa của tác phẩm, cụ thể là mối quan hệ giữa vấn đề cảm quan
nghệ thuật của nhà văn với văn hóa, với cuộc sống xã hội và với thời đại.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng các lý thuyết nghiên cứu văn học: Phê bình
cổ mẫu, Phân tâm học, Văn hóa học... như cách thức chủ đạo để nghiên cứu mẫu
gốc, biểu tượng, huyền thoại, trực tiếp làm rõ cảm quan của các nhà văn trong
từng tác phẩm, kết hợp với các thao tác nghiên cứu như thống kê, tổng hợp, phân
tích...
5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Trên cơ sở tổng hợp tư liệu, suy nghĩ tìm tòi cái mới, đề tài Người Mỹ da
đen trong cảm quan nghệ thuật của các nữ văn sĩ Mỹ, cố gắng bao quát hầu hết
các nữ văn sĩ Mỹ suốt từ ngày lập quốc cho đến nay, rồi khoanh vùng, phân tích,
chọn ra được một cách đích đáng ba nữ văn sĩ tiêu biểu cho ba giai đoạn khác
nhau là Harriet Beecher-Stowe, Margaret Mitchell và Toni Morrison.
Sau gần ba thế kỷ nô lệ, người Mỹ da đen đã tìm thấy bản sắc của chính
mình trong ý nghĩa cao quý: Con Người. Từ đó tới nay, quá trình hòa giải và hòa
huyết liên tục diễn ra, song sự bất bình đẳng về chủng tộc vẫn cứ hiện diện
không chỉ với ý nghĩa là ám ảnh từ quá khứ, mà còn như một định mệnh đối với
người da màu trong tư tưởng của không ít người da trắng. Với đề tài này, chúng
tôi sẽ chỉ ra cách nhìn/quan điểm khác nhau của các nữ văn sĩ Mỹ tiêu biểu về
vấn đề người Mỹ da đen, đồng thời cũng từ đó, hình ảnh người da đen hiện lên
trong các tác phẩm như là hình ảnh biểu tượng cho thân phận và bản sắc của họ
trong suốt dòng chảy của thời gian.
Luận án cũng chỉ ra vấn đề người Mỹ da đen, qua những hình tượng, biểu
tượng trong tác phẩm thoát thai từ thế giới tâm thức của nhà văn như âm bản và
nó lộ diện/phản chiếu như thế nào trong tâm trí của bạn đọc dưới ánh sáng của
thời hiện đại. Đồng thời, chúng tôi nuôi tham vọng chỉ ra một cách hiểu về bản
chất của nghệ thuật.

12



6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu văn học từ điểm nhìn cảm quan của người sáng tạo là một bước
kế thừa và tiếp nối lý luận về cách thức sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, cho đến
nay, nghệ thuật vẫn là một bí ẩn, chúng ta biết rất ít về bản chất của nghệ thuật,
về chức năng của nó và nguyên nhân tâm lý thúc đẩy sự sáng tạo, sự sáng tạo
diễn ra như thế nào,… như than thở của nữ tiểu thuyết gia người Mỹ gốc Nga,
Ayn Rand (1905-1982). Luận án muốn nêu lên một quan niệm về cách Nghệ
thuật thể hiện thế giới được nhìn thấy.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ngoài mối liên hệ gắn bó với thực tiễn xã hội liên quan đến người da đen và
vấn đề phân biệt màu da ở Hoa Kỳ như đã nêu trên, luận án đã gợi dẫn một cách
thức nghiên cứu văn học trên nền tảng tương tác giữa cảm quan sáng tạo của
người nghệ sĩ với cảm quan tiếp nhận của bạn đọc đương đại.
Đồng thời, hy vọng luận án sẽ là tài liệu hữu ích cho những ai say mê
nghiên cứu người da đen trong văn học Mỹ, cụ thể là trong tác phẩm của
Beecher-Stowe, Mitchell và Morrison.
7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Sau phần mở đầu, nội dung luận án có 4 chương với cấu trúc như sau:
Chương 1 - Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2 - Cảm quan nghệ thuật của các nữ văn sĩ Mỹ về vấn đề phân biệt
chủng tộc
Chương 3 - Cảm quan nghệ thuật của các nữ văn sĩ Mỹ về thân phận người Mỹ
da đen
Chương 4 - Cảm quan nghệ thuật của các nữ văn sĩ Mỹ về tương lai người Mỹ da
đen
Sau đó là phần kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố có
liên quan đến luận án và tài liệu tham khảo.


13


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong giới hạn năng lực và tài liệu tiếp cận được, chúng tôi chưa thấy có công
trình nào ở trong nước cũng như ở nước ngoài liên quan trực tiếp đến đề tài Người
Mỹ da đen trong cảm quan nghệ thuật của các nữ văn sĩ Mỹ, mà chỉ có những
công trình gián tiếp đề cập đến một khía cạnh vấn đề hoặc một nữ văn sĩ Mỹ nào
đấy có liên quan. Trước khi điểm các công trình ấy, thiết nghĩ, cần làm sáng tỏ thêm
về các nữ văn sĩ được lựa chọn.
Khó mà kể cho hết tên tuổi của các nữ nhà văn từ khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
thành lập cho đến ngày nay. Song, có khoảng ba chục tên tuổi thường được các nhà
nghiên cứu nhắc đến là Kate Chopin, Louisa Alcott, Harriet Beecher-Stowe, Willa
Cather, Lydia Maria Child, Edith Warton, Laura Ingalls Wilder, Ayn Rand,
Margaret Mitchell, Rebecca Harding Davis, Julia Ward Howe, Dorothy Parker,
Leigh Brackett, Zora Neale Hurston, Harriet Ann Jacobs, Gwendolyn Brooks,
Frances Harper, Audre Lorde, Toni Morrison, Lorraine Hansberry, Octavia Estelle
Butler, Alice Walker, Jessie Redmon Fauset, Toni Cade Bambara… Họ có nguồn
gốc chủng tộc và sáng tác nhiều thể loại khác nhau, tuy nhiên, đối tượng đề tài
chúng tôi quan tâm được giới hạn ở các “nữ văn sĩ”, cụ thể là những nữ tác giả viết
văn xuôi, chủ yếu là tiểu thuyết. Vì vậy, luận án không xem xét đến sáng tác của các
nữ thi sĩ, mà có lẽ mở đầu là Phillis Wheatley (1755-1784) người được chứng kiến
sự ra đời của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đề tài lại liên quan đến vấn đề “người Mỹ
da đen”, nhưng trong số các nữ văn sĩ nổi tiếng, có những người là da trắng mà sáng
tác không đề cập đến “người Mỹ da đen”, chẳng hạn trường hợp nữ văn sĩ nổi tiếng
Gertrude Stein (1874-1946) thuộc trường phải chủ nghĩa hiện đại. Vì vậy phạm vi
khảo sát lại thu hẹp thêm nữa.
Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi tạm chia vấn đề thành ba giai đoạn để
khảo sát: thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX và từ nửa sau thế kỷ XX đến nay.

Nổi lên trong thế kỷ XIX, theo trật tự năm sinh, có thể kể: Harriet BeecherStowe (1811-1896), da trắng, tác giả tiểu thuyết Túp lều bác Tom; Harriet Ann

14


Jacobs (1813-1897), da đen, tác phẩm Những sự cố trong đời một cô gái nô lệ
(Incidents in the Life of a Slave Girl, 1861); Julia Ward Howe (1819-1910), da
trắng, nữ nhạc sĩ, nhà văn, nhà cải cách xã hội Hoa Kỳ thế kỷ XIX, tác giả bài ca
phong trào bãi nô nổi tiếng Bài ca Chiến đấu của nền Cộng hòa (The Battle Hymn
of the Republic, 1861); Frances Harper (1825-1911), da đen, với tập truyện ngắn
Lola Leroy hay Những góc khuất chưa được phanh phui (Lola Leroy or Shadows
unlifted, 1893); Rebecca Harding Davis (1831-1910), da trắng, một trong những
người mở đầu trào lưu chủ nghĩa hiện thực ở Mỹ, với các tác phẩm Những bóng
dáng của cuộc sống Mỹ (Silhouettes of american life, 1892), Những cô con gái của
Bác sĩ Warwick (Doctor Warwick’s daughter, 1896), Những mẩu chuyện ngồi lê đôi
mách (Bits of gossip, 1904); Kate Chopin (1850- 1904), da trắng, tác giả tập truyện
ngắn Một đêm ở Acadia (A Night in Acadia, 1897)… Trong số các nữ văn sĩ ấy, xét
về vấn đề người da đen và tầm ảnh hưởng thế giới của họ thì vị trí hàng đầu phải
thuộc về Harriet Beecher-Stowe.
Sang nửa đầu thế kỷ XX, cũng theo trật tự năm sinh là các tên tuổi đáng chú ý
sau đây: Edith Wharton (1862-1937), da trắng, nữ văn sĩ có tư tưởng nhân đạo, bênh
vực người nghèo, nhiều lần được đề cử giải Nobel vào các năm 1927, 1928, 1930,
tác giả tiểu thuyết Mùa hè (Summer, 1917), Những đứa trẻ (The Children, 1928);
Jessie Redmon Fauset (1882-1961), da đen, tác giả Cây xoan: cuốn tiểu thuyết về
cuộc sống Mỹ (The Chinaberry Tree: A novel of American Life, 1931); Margaret
Mitchell (1900-1949), da trắng, người chào đời cùng với thế kỷ này, tác giả tiểu
thuyết Cuốn theo chiều gió; Lorraine Hansberry (1930-1965), người phụ nữ da đen
đầu tiên sáng tác vở kịch được biểu diễn ở hệ thống nhà hát chuyên nghiệp
Broadway, vở kịch nổi tiếng nhất của bà là Nho khô trong nắng (A raisin in the sun,
2009) nói về cuộc sống người da đen dưới chế độ phân biệt chủng tộc ở Chicago…

Trong giai đoạn này, mặc dù có nhiều tên tuổi lớn, song tiểu thuyết của Margaret
Mitchell tiêu biểu hơn cả cho quan điểm của các nhà văn miền Nam về vấn đề
người da đen.
Từ giữa thế kỷ XX đến nay, vẫn theo trật tự năm sinh, là Maya Angelou
(1928-2014), người phụ nữ da đen đấu tranh không mệt mỏi cho công bằng xã hội,
chống phân biệt chủng tộc, được người đời biết nhiều nhất với loạt bài gồm bảy tự
15


truyện; Toni Morrison, da đen, với nhiều tiểu thuyết quen thuộc với chúng ta; Toni
Cade Bambara (1939-1995), da đen, bà hoạt động xã hội, làm phim, viết văn, với
tập truyện ngắn Những con chim biển vẫn còn sống (The sea birds are still alive,
1977) và tiểu thuyết Những kẻ ăn muối (The salt Eaters, 1980), sáng tác của bà
mang văn phong thực nghiệm, với nội dung chính trị rõ rệt, đấu tranh cho quyền
công dân, cho các phong trào nữ quyền và phản đối chiến tranh sôi nổi vào những
thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX; Alice Walker (1944) một trong những tên tuổi
nổi bật của dòng văn học Mỹ gốc Phi đương đại, riêng tiểu thuyết Màu tím (The
Color Purple, 1982) đã giành được những giải thưởng danh giá (Giải Pulitzer, Giải
sách Quốc gia vào năm 1983),… Tuy còn nhiều nữ văn sĩ nữa chưa kể hết, nhưng
chẳng ai sánh được với nhà văn nữ da đen được trao tặng giải Nobel năm 1993 Toni
Morrison.
Nhìn chung, tiêu biểu cho ba giai đoạn là ba nữ tiểu thuyết gia Harriet
Beecher-Stowe, Margaret Mitchell và Toni Morrison, hai người da trắng, một người
da đen, mỗi người một vẻ, với những tư tưởng khác nhau, phong cách nghệ thuật
khác nhau. Luận án sẽ khảo sát vấn đề đặt ra tập trung vào ba gương mặt tiêu biểu
ấy.
Đã có rất nhiều công trình (chủ yếu bằng tiếng Anh) nghiên cứu về vấn đề
người da đen và các tác phẩm Túp lều bác Tom (Harriet Beecher-Stowe), Cuốn theo
chiều gió (Margaret Mitchell) và Bài ca Solomon (Toni Morrison). Tuy nhiên, trong
luận án, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát các tài liệu liên quan đến vấn đề phân biệt

chủng tộc, thân phận người da đen, con đường đến tự do (tương lai) của người da
đen trong tư tưởng và tác phẩm của các nữ văn sĩ trên.

1.1. Nghiên cứu vấn đề phân biệt chủng tộc
Ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945,
văn học Pháp là mảng văn học nước ngoài chiếm vị trí độc tôn, hầu như không có
tác phẩm văn học Mỹ, lẫn các tài liệu nghiên cứu được dịch ra tiếng Việt. Sau khi
đất nước thống nhất năm 1975, văn học Mỹ được quan tâm nhiều hơn, nhưng do đặc
điểm hạn chế về dung lượng thời gian và tài liệu nên cũng còn rất sơ sài, ít giáo
trình đề cập, bàn luận đến Túp lều bác Tom, Cuốn theo chiều gió. Toni Morrison là
nhà văn đương đại nên vấn đề có khác đi, song nhìn chung tài liệu bằng tiếng Việt
16


rất hạn chế. Vì vậy, trong quá trình viết tổng quan, chúng tôi không chia tách vấn đề
theo loại ngôn ngữ của tài liệu, mà lồng ghép các tài liệu ấy xoay quanh các vấn đề
nghiên cứu của luận án.
Phân biệt chủng tộc là một vấn nạn trong lịch sử loài người, và những tàn dư,
định kiến ấy vẫn còn tiếp diễn trong đời sống hôm nay, đặc biệt là ở một quốc gia đa
chủng tộc như Hoa Kỳ, nó trở thành một nỗi ám ảnh khủng khiếp. Viết về người da
đen, hầu hết các tác phẩm đều đề cập đến vấn đề phân biệt chủng tộc, tuy nhiên thái
độ của nhà văn và cơ sở tư tưởng của thái độ ấy ở mỗi tác phẩm là khác nhau. Túp
lều bác Tom thường được xem là một tác phẩm mang tư tưởng bãi nô, trong khi
điểm yếu của Cuốn theo chiều gió lại là bảo vệ chế độ nô lệ, tiểu thuyết của Toni
Morrison nói chung và Bài ca Solomon nói riêng là nỗ lực loại bỏ dấu vết của chế
độ ấy trên thân xác và trong tâm trí người da đen.

1.1.1. Về Harriet Beecher-Stowe và tiểu thuyết Túp lều bác Tom
Túp lều bác Tom tên đầy đủ là Túp lều bác Tom, hay, Cuộc sống của những
người Dưới đáy (Uncle Tom’s Cabin; or, Life Among the Lowly) là cuốn sách đã

tạo nên danh tiếng cho Harriet Beecher-Stowe sống mãi với thời gian. Trong thế kỷ
XIX, Túp lều bác Tom là cuốn sách được đọc nhiều nhất, với sự hấp dẫn lạ thường
trên khắp thế giới phương Tây, chỉ có Kinh thánh mới có thể vượt qua về số lượng
sách xuất bản. Nó tác động sâu sắc đến đời sống xã hội, không chỉ xã hội thế kỷ
XIX, mà mãi đến thế kỷ XX, Malcolm X vẫn cho rằng: “Martin Luther King Jr. là
một bác Tom hiện đại”. Vì vậy có rất nhiều công trình, chủ yếu ở dạng Anh ngữ,
riêng Những tiểu luận và bài báo về Túp lều bác Tom (Uncle Tom’s Cabin Essays
and Papers) đã gồm 201 tài liệu. Các bài nghiên cứu như Tác động của Túp lều bác
Tom (The Effect of Uncle Tom’s Cabin), Tầm quan trọng của cấu trúc trong Túp
lều bác Tom (Importance of the Setting in Uncle Tom’s Cabin), Chủ nghĩa bãi nô và
sự trì trệ trong Túp lều bác Tom (Abolitionism and Inactivity in Uncle Tom’s
Cabin),… thường tập trung vào tác động của cuốn tiểu thuyết đến đời sống chính trị
xã hội ở nước Mỹ, gây ra sự “rạn nứt” trong mối quan hệ giữa miền Bắc và miền
Nam. Túp lều bác Tom là nguyên nhân (tư tưởng) dẫn đến cuộc Nội chiến, khi
người ta thường trích dẫn rằng, Tổng thống Abraham Lincoln đã phát biểu khi gặp
bà Beecher-Stowe: “Vậy, bà là người phụ nữ nhỏ bé, người viết cuốn sách mở đầu
17


cho cuộc chiến Vĩ đại này!”. Trong trường tư tưởng đó Kathryn Vanspanckeren với
công trình Phác thảo Văn học Mỹ (Outline of American Literature) [67] đã khẳng
định: “Lý do cho sự thành công của Túp lều bác Tom là hiển nhiên: ở Hoa Kỳ quốc gia tự nhận là dân chủ và hiện thân cho mọi sự bình đẳng, vậy mà tồn tại chế
độ nô lệ dã man, là một nghịch lý, một bất công” [67; tr.44], điều đó ai cũng thấy,
nhưng đến thời điểm đó (giữa thế kỷ XIX) chỉ có Beecher-Stowe lên tiếng một cách
quả quyết.
Ở Việt Nam, các tài liệu về Túp lều bác Tom không nhiều, song đều thừa nhận
Beecher-Stowe là một phụ nữ rất tiến bộ, với tư tưởng bãi nô và Túp lều bác Tom là
tác phẩm chống chế độ nô lệ điển hình. Tiêu biểu nhất là công trình chính thống của
Bộ Giáo dục, Văn học Phương Tây [28], tiểu thuyết Túp lều bác Tom được nhắc đến
trong phần khái quát Văn học Mỹ, vẻn vẹn chưa đầy một dòng: “phê phán chế độ nô

lệ như tiểu thuyết của Beecher-Stowe” [28; tr.443]. Hoặc Lê Đình Cúc ở công trình
Lịch sử văn học Mỹ [13], chỉ ra những thành công nhanh chóng và những ảnh hưởng
chính trị của tác phẩm: “Nó [Túp lều bác Tom] cung cấp hình ảnh cụ thể và hình
dung ra các cảnh tượng mà từ đó kêu gọi sự căm ghét đối với chế độ nô lệ” [13;
tr.109]; đồng thời “ngay lập tức dấy lên một dòng văn học Mỹ viết về chế độ nô lệ
của các nhà văn miền Nam” [13; tr.109]. Còn Lê Huy Bắc trong công trình Văn học
Mỹ (2003) [4], với mục đích phục vụ giảng dạy trong nhà trường, chỉ giới thiệu khái
quát nền văn học Mỹ và đặt trọng tâm vào bốn tác giả: Mark Twain, O. Henry, Jack
London, Ernest Hemingway. Song trong phần khái quát, tác giả công trình có dành
hơn một trang để nói về Beecher-Stowe, và cho rằng nữ văn sĩ chưa ý thức được
tầm ảnh hưởng của “đứa con tinh thần” của mình: “Khi Beecher-Stowe bắt tay vào
viết, bà không nghĩ cuốn sách lại có tầm ảnh hưởng lớn như thế và chưa thể hình
dung tư tưởng bà gửi gắm lại là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng nô
lệ” [4; tr.28].
Như vậy, các công trình, chúng tôi đã tham khảo trên đây, đều chỉ ra thái độ
phê phán chế độ nô lệ của Beecher-Stowe là tư tưởng nhân văn tiến bộ. Đó là cơ sở
tư tưởng tạo nên thành công vang dội của tác phẩm gắn với lịch sử - xã hội đương
thời. Như nhận định của Hữu Ngọc (sinh năm 1918), nhà nghiên cứu văn hóa lão
thành người Việt, trong Hồ sơ văn hóa Mỹ: “Sức hấp dẫn của tác phẩm [Túp lều bác
18


×