TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN HOÀNG NAM
ẢNH HƯỞNG CHIẾT XUẤT TỪ CÂY YUCCA VÀ
QUILLAJA ĐẾN CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
2011
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN HOÀNG NAM
ẢNH HƯỞNG CHIẾT XUẤT TỪ CÂY YUCCA VÀ
QUILLAJA ĐẾN CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. TỪ THANH DUNG
2011
LỜI CẢM TẠ
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Từ Thanh Dung là người đã trực tiếp hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin gởi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Thu Hằng, thầy Phạm Minh Đức cùng với
tất cả các quý thầy cô, các anh chị cán bộ trong khoa Thuỷ Sản đã đóng gớp ý kiến
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp.
Xin gởi lời cảm ơn đến chú Vương Văn Sự, Huỳnh Hữu Chí Cty TNHH Vương
Sơn, anh Lê Thanh Tú, Lê Thanh Hùng Cty TNHH Minh Tân đã tạo điều kiện và
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin bài tỏ lòng biết ơn đến gia đình và các bạn sinh viên lớp Bệnh học Thuỷ sản
khoá 33 luôn giành cho tôi sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng gớp quý
báo trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn!
i
TÓM TẮT
Thí nghiệm được tiến hành trong 4 tháng, nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của hai loại
cây Yucca và Quillaja lên sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của cá tra sau 4
tháng thí nghiệm. Thí nghiệm có 3 nghiệm thức gồm: nghiệm thức A (250 mg/Kg
thức ăn), nghiệm thức B (500mg/Kg thức ăn) và nghiệm thức C (đối chứng). Mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Mỗi tháng thu mẫu 1 lần, mỗi lần thu 5 mẫu cho 1
nghiệm thức. Sau mỗi tháng thu 45 mẫu (thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi lần có
3 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức thu 5 mẫu). Tổng số mẫu thu trong 4 tháng là
180 mẫu. Các mẫu máu cá được xác định số lượng hồng cầu và phân tích các chỉ
tiêu bạch cầu.
Trong 4 tháng theo dõi, cá khoẻ và không có bệnh xảy ra trong quá trình thí
nghiệm. Mật độ tế bào hồng cầu điều tăng qua các tháng thí nghiệm, nghiệm thức
có bổ sung thảo dược chiết xuất từ cây Yucca và Quillaja vào trong thức ăn có mật
độ hồng cầu cao hơn so với nhóm đối chứng nhưng không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05). Các chỉ tiêu tổng bạch cầu, tế bào lympho, bạch cầu trung tính, bạch cầu
đơn nhân, tiểu cầu điều cao hơn so với nhóm đối chứng nhưng không có ý nghĩa
thống kê (P>0,05). Điều này cho thấy thức ăn có bổ sung thảo dược chiết xuất từ
cây Yucca và Quillaja cũng đã gớp phần nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức
đề kháng cho cá.
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ........................................................................................................... i
Tóm tắt............................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh sách bảng .................................................................................................. v
Danh sách hình.................................................................................................. iv
Danh sách từ viết tắt.......................................................................................... vi
Chương I: Đặt vấn đề ......................................................................................... 1
Chương II: Lược khảo tài liệu ............................................................................ 3
2.1 Tình hình dịch bệnh trên cá tra ..................................................................... 3
2.2 Cây Yucca và Quillaja ................................................................................. 4
2.3 Các nghiên cứu về huyết học ........................................................................ 9
2.3.1 Hồng cầu ................................................................................................. 10
2.3.2 Bạch Cầu................................................................................................. 10
2.4 Hệ miễn dịch của cá xương ........................................................................ 12
Chương III: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................. 15
3.1 Thời gian và dịa điểm nghiên cứu............................................................... 15
3.2 Vật liệu nghiên cứu .................................................................................... 15
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 15
3.2.2 Dụng cụ và thiết bị .................................................................................. 15
3.2.3 Hoá chất .................................................................................................. 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 16
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................. 16
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu huyết học ......................................................... 19
3.3.3 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu .................................................... 21
Chương IV: Kết quả và thảo luận ..................................................................... 22
iii
4.1 Tình hình sức khoẻ cá................................................................................. 22
4.2 Kết quả phân tích hồng cầu......................................................................... 22
4.2.1 Hình thái hồng cầu................................................................................... 22
4.2.2 Mật độ hồng cầu ...................................................................................... 23
4.3 Kết quả phân tích bạch cầu ......................................................................... 26
4.3.1 Kết quả phân tích tổng bạch cầu .............................................................. 26
4.3.2 Kết quả phân tích các chỉ tiêu bạch cầu ................................................... 28
Chương V: Kết luận và đề xuất ........................................................................ 38
5.1 Kết luận...................................................................................................... 38
5.2 Đề xuất....................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 40
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 41
iv
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Hoá chất dạng bột hay dịch chiết của cây Yucca và Quillaja ................... 6
Bảng 4.1: Mật độ hồng cầu của cá qua các tháng thí nghiệm..............................................24
Bảng 4.2: Mật độ hồng cầu của cá theo trọng lượng qua các tháng thí nghiệm...................25
Bảng 4.3: Mật độ tổng bạch cầu của cá qua các đợt thí nghiệm ............................... 26
Bảng 4.4: Mật độ tổng bạch cầu của cá theo trong lượng qua các tháng thí nghiệm. 28
Bảng 4.5: Mật độ tế bào lympho của cá qua các tháng thí nghiệm ........................... 29
Bảng 4.6: Mật độ bạch cầu trung tính của cá qua các tháng thí nghiệm .............................. 31
Bảng 4.7 Mật độ bạch cầu đơn nhân của cá qua các tháng thí nghiệm .................... 33
Bảng 4.8 Mật độ tiểu cầu của cá qua các tháng thí nghiệm ...................................... 35
v
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Phân loại saponin ............................................................................................... 5
Hình 2.2: Cấu trúc hóa học cơ bản của saponin..................................................................6
Hình 3.1: Ao bố trí thí nghiệm........................................................................................... 17
Hình 3.2: Phương pháp trải mẫu máu ...................................................................... 20
Hình 4.1: Hồng cầu trên cá tra................................................................................. 23
Hình 4.2: Biểu đồ trọng lượng cá qua bốn tháng thí nghiệm .................................... 25
Hình 4.3: Các loại bạch cầu trên cá tra (100X) ........................................................ 26
Hình 4.4: Tế bào lympho (100X) ...................................................................................... 29
Hình 4.5: Bạch cầu trung tính (100X) ...............................................................................30
Hình 4.6: Bạch cầu đơn nhân (100X).................................................................................32
Hình 4.7: Tế bào tiểu cầu (100X)....................................................................................... 34
vi
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
TLTB: Trọng lượng trung bình.
BCTT: Bạch cầu trung tính.
BCĐN: Bạch cầu đơn nhân.
NT: Nghiệm thức
TBC: Tổng bạch cầu
ĐC: Đối chứng
tb: tế bào
vii
CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới Thiệu
Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích khoảng 39 794 Km2, có bờ biển dài, có
hệ thống sông ngòi kênh rạch chằn chịt và khí hậu thuận lợi cho sự phát triển các
sinh vật dưới nước (vi.wikipedia.org). Đến năm 2015, diện tích mặt nước để nuôi
trồng thuỷ sản khoảng 830.000ha (Viện Kinh tế Quy hoạch Thuỷ sản, 2010).
Điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản
như: Nuôi cá tra, basa, tôm, điêu hồng,…Trong đó, cá tra là đối tượng được nuôi
chính và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của của vùng. Năm 2009, xuất khẩu cá
tra đạt kim ngạch khoảng 1,3 tỷ USD (). Năm
2010, sản lượng cá tra xuất khẩu đạt khoản 600.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu
khoảng 1.5 tỷ USD (Bộ Công thương, 2010). Theo đánh giá của VASEP (2010),
cá tra là sản phẩm có tốc độ phát triển nhanh và được nhiều thị trường ưa
chuộng. Trong vòng 10 năm gần đây sản lượng cá tra Việt Nam tăng 50 lần, giá
trị xuất khẩu khoảng 65 lần chiếm 99,9% thị phần thế giới.
Cùng với hình thức nuôi thâm canh thì vấn đề dịch bệnh trên cá là một trong
những trở ngạy lớn cho sự phát triển bền vững của ngành, một số bệnh thường
gặp như bệnh mủ gan, xuất huyết, vàng da, trắng mang, trắng da,… Trước tình
hình dịch bệnh như vậy thì việc dùng thuốc kháng sinh và hóa chất ngày càng gia
tăng, thêm vào đó ý thức của người nuôi về việc sử dụng thuốc kháng sinh còn
hạn chế .Điều này đã để lại nhiều tác xấu đến môi trường và ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người. Trước tình hình đó, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn
gốc từ thảo dược đang được quan tâm nhằm giảm sử dụng thuốc kháng sinh và
hoá chất, giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho con người, giảm chi
phí. Thảo dược còn có thể kích thích hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề
kháng bệnh như Tỏi, Hoàng kỳ, Yucca, Quillaja,... Do đó đề tài “Ảnh hưởng
của chiết xuất từ cây Yucca và Quillaja đến chỉ tiêu huyết học của cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus)” được thực hiện.
1
1.2 Mục tiêu
Tìm hiểu biến động về số lượng các loại tế bào máu trên cá tra khi sử dụng thức
ăn bổ sung chất chiết xuất từ hai loại cây Yucca và Quillaja.
1.3 Nội dung
Khảo sát chỉ tiêu sinh lý máu của cá tra (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) sử dụng
thức ăn có bổ sung và không bổ sung chất chiết xuất từ hai loại cây Yucca và
Quillaja.
2
CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tình hình dịch bệnh trên cá tra
Trong những năm gần đây nghề nuôi cá tra phát triển mạnh ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Nó đã đem lại nguồn ngoại tệ không nhỏ. Thế nhưng, do phát triển
quá nhanh không theo quy hoạch nên bệnh trên cá tra xảy ra ngày càng nhiều.
Theo Trần Anh Dũng (2005) các loài cá nước ngọt như cá tra, basa, cá trê,… bị
nhiễm khuẩn thuộc giống Aeromonas: A. hydrophila, A. caviae, A. sobria,…cá
trong giai đoạn là cá con dễ mẫn cảm hơn cá trưởng thành, có thể gây chết 80%.
Bệnh nhiễm khuẩn do E. ictaluri gây bệnh mủ gan trên cá tra, có thể làm cá chết
hàng loạt, khó điều trị và giai đoạn nặng nhất là từ cá hương lên cá giống, từ
giống đến dưới 600 g/con.
Bệnh mủ gan trên cá tra có thể gây chết tích lũy 10-90% cá nuôi nếu không có
biện pháp can thiệp kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra (Đỗ Thị Hòa và Đồng Thanh
Hà, 2008). Theo Từ Thanh Dung và ctv (2002) bệnh mủ gan trên cá tra ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long thường xuất hiện trong suốt mùa lũ, bệnh bộc phát cao
nhất vào tháng 7-8, những khu vực bị ảnh hưởng chủ yếu là những vùng có nghề
nuôi cá tra phát triển mạnh như An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ.
Bệnh trắng mang, trắng gan tỷ lệ cá chết có thể lên đến 60-70%, gây thiệt hại cho
lớn cho người nuôi (www.agriviet.com). Trong ao ương cá tra giống có thể gây
chết 70-80% quần đàn. Bệnh cũng xuất hiện trong ao nuôi cá tra thương phẩm
dưới 3 tháng tuổi. Bệnh cũng thường xuất hiện vào cuối mùa khô-đầu mùa mưa
và trong mùa mưa (tháng 7-8).
Nuôi cá tra trong ao thì hầu như là bệnh xảy ra quanh năm. Bệnh mủ gan xuất
hiện nhiều vào thời gian lũ với tỉ lệ 87,7% số hộ nuôi ghi nhận. Vào thời gian lũ
rút thì các hộ nuôi ghi nhận bệnh xuất huyết xuất hiện cao nhất 85,4% và bệnh
vàng da xuất hiện với78,1% số hộ điều tra tại tỉnh An Giang (Trần Anh Dũng,
2005)
Trong môi trường nuôi thâm canh với mật độ cao, sử dụng thức ăn công nghiệp
làm cho nguồn nước nhanh chóng bị ô nhiễm. Đây là nguyên nhân làm cho ký
sinh trùng gây bệnh trên cá phát triển mạnh. Một số bệnh chính như trùng mặt
trời, trùng mỏ neo, sán, nấm thủy mi (www.kinhtenongthon.com.vn). Bệnh do ký
sinh trùng ở loại hình nuôi cá tra bè: Trùng bánh xe, sán lá mang, nấm xảy ra
quanh năm trên 70% số hộ điều tra tại tỉnh An Giang (Trần Anh Dũng, 2005).
3
2.2 Cây Yucca và Quillaja
a) Cây Yucca
Hệ thống phân loại:
Lớp: Monocots
Bộ: Asparagales
Họ: Agavaceae
Giống: Yucca
Loài: Y.schdigera
Cây Yucca có tên khoa học Yucca schidigera, là loại cây thuộc họ Agavaceae.
Cây Yucca còn được gọi là cây Mojave Yucca, vì nó là cây bản địa ở sa mạc
Mojave và sa mạc Sonoran thuộc Đông nam California, ở Nam Nevada, Tây
Arizona. Nó cũng là loài bản địa ở Mexico, Yucca thường mọc ở những dốc sa
mạc đá và miền sa mạc Creosote. Chúng chịu đựng được sự nung nóng của mặt
trời và không cần nước. Cây Yucca là loài cây có hoa và có thể cao đến 5m.
Đặc điểm hình thái:
Thân hình trụ thấp (cao khoảng 0,5m), mang lá dày đặc ở đỉnh.
Lá cứng, đầu nhọn như gai, gốc lá có bẹ ôm lấy thân, màu xanh bóng, một số
chủng có vệt màu trắng bạc chiếm gần hết phiến lá, lâu rụng.
Cụm hoa dạng bông lớn mọc thẳng đứng giữa đám lá. Hoa tập trung ở đỉnh, khá
lớn (đường kính 4-5cm), có 6 cánh, xòe rộng, màu trắng, đẹp, thơm. Quả cây ít
thấy.
Người dân châu Mỹ bản địa dùng sợi lấy từ lá cây Yucca làm dây thừng, giày và
quần áo. Hoa và quả cây Yucca có thể ăn được và hạt đen của cây có thể nghiền
lấy tinh bột. Người ta còn dùng rễ của cây để làm xà phòng gội đầu trị gàu và
rụng tóc.
b. Cây Quillaja
Hệ thống phân loại:
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Fabales
Họ: Quillajaceae
Giống: Quillaja
Loài: Q.saponaria.
Cây Quillaja có tên khoa học là Quillaja saponaria. Còn gọi là cây xà phòng, là
loại cây xanh quanh năm thuộc họ Quillajaceae, có nguồn gốc ở vùng ôn đới
4
trung Chile. Được tìm thấy ở độ cao 2000m trên mực nước biển, với chiều cao
cây có thể đạt 15-20m.
Cây có lớp vỏ dày, cứng. Lá hình bầu dục, trơn bóng, dài 3-5cm. Hoa trắng,
đường kính 15mm, mọc thành cụm dày đặc. Quả khô, chứa 10-20 hạt mỗi nang.
Cây Quillaja có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vỏ cây có thể
nghiền thành bột, sử dụng thay thế được cho xà phòng vì có khả năng tạo bọt,
nhờ sự hiện diện của saponin glucozit. Ngoài ra, các chiết xuất từ cây còn có thể
sử dụng làm phụ gia trong thực phẩm (tạo bọt cho các loại nước uống), trong
dược phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân, công nghệ phim ảnh.
c) Giới thiệu về Saponin, chiết xuất saponin từ Yucca và Quillaja (Trích dẫn bởi
Vũ Huy Giảng, 2010)
Saponin có trong nhiều loài thực vật, cả thực vật hoang dại lẫn thực vật gieo
trồng. Có hai loại saponin, đó là saponin acid (triterpenoid saponin) và saponin
trung tính (steroid saponin). Saponin acid có mặt chủ yếu trong thực vật gieo
trồng còn saponin trung tính có mặt chủ yếu trong thực vật hoang dại, đặc biệt là
trong thảo dược.
Nhóm cây đậu như đậu tương, đậu Hà lan, cỏ luzern… và một số cây cỏ có tính
chất tạo bọt như rễ cây sà phòng (soap root), vỏ cây sà phòng (soap bark)… khá
giàu saponin.
Saponin khi thủy phân cho glycone (gốc đường, bao gồm glucose, arabinose,
xylose và acid glucoronic) và aglycone (gốc sapogenin, bao gồm saponin trung
tính và saponin acid) (Hình 2.1) (Sapa et al., 2009).
Hình 2.1: Phân loại saponin
5
Cấu trúc hóa học cơ bản của nhóm saponin trung tính là steroid (a) còn của nhóm
saponin acid là triterpenoid (b) (Hình 2).
Hình 2.2: Cấu trúc hóa học cơ bản của saponin (a: triterpenoid ; b: steroid)
Hợp chất saponin đang có trên thị trường hiện nay chủ yếu lấy từ cây Quillaja và
cây Yucca, các cây này mọc nhiều ở vùng nóng và khô của Bắc và Trung Mỹ,
Chilê và Mexico.
Sản phẩm saponin của cây Quillaja và Yucca hiện nay có hai dạng, đó là dạng
bột saponin Yucca và dịch chiết Yucca.
Saponin còn là tác nhân tạo bọt rất tốt cho các dung dịch cần tạo bọt bền. Dịch
chiết của cây Quillaja và Yucca còn được dùng trong công nghệ đồ uống, công
nghiệp tách quặng, chế tạo phim ảnh, mỹ phẩm. Saponin trong cây Yucca và
Quillaja còn có tác dụng diệt nấm và diệt khuẩn (Cheek, 2000).
Bột hay dịch chiết của cây Yucca và Quillaja không chỉ có saponin mà còn có
những hóa thực vật khác (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Hóa chất thực vật dạng bột hay dịch chiết của cây Yucca và
Quillaja
Yucca schidigera
Quillaja saponaria
Steroids saponin
Oligosaccharides
Triterpenoid
saponin
Phenolics-Yuccaols
Oligosaccharides
Stilbenes
Polyphenols
Resveratrol
Bột hay dịch chiết của cây Yucca và Quilaja, đặc biệt là saponin đã đươc dùng
làm phụ gia thức ăn chăn nuôi có vai trò: Kiểm soát ammonia và mùi hôi của
chất thải, điều chỉnh sự lên men dạ cỏ, kháng protozoa, tương tác giữa saponin
6
với cholesterol, hoạt tính bề mặt và chức năng của ruột, nâng cao đáp ứng miễn
dịch, cải thiện năng suất sinh sản, hạn chế tỷ lệ đẻ non.
Về vai trò kiểm soát ammonia và mùi hôi
Trong khẩu phần ăn con vật chỉ sử dụng khoảng 30% Nitơ để tạo ra sản phẩm
động vật, phần còn lại sẽ được thải qua phân và nước tiểu. Nitơ trong nước tiểu ở
dạng urê sẽ bị phân giải thành NH3 và CO2
Trên lợn người ta đã thấy mức dung nạp tối đa ammonia là 25 ppm, nếu hàm
lượng ammonia tăng gấp đôi mức dung nạp tối đa (50 ppm) thì lợn dễ bị viêm
phổi do mất năng lực tiêu diệt vi khuẩn đường phổi và giảm tăng trưởng, nếu
tăng gấp 4 lần (100 ppm) thì lợn giảm ăn, giảm tăng trưởng (giảm đến 32%).
Chiết chất saponin của Yucca và Quilla bổ sung vào thức ăn cho gà hay lợn đã
thấy giảm được ammonia và mùi hôi của chất thải trong chuồng nuôi. Có 2 cơ
chế giải thích cho việc giảm ammonia, một là chiết chất của cây Yucca có tác
dụng đến chức năng của thận, làm tăng tốc độ phân giải loại bỏ urê, dẫn đến
giảm thấp hàm lượng urê và ammonia trong máu và thứ hai là do stilbenes có
trong Yucca đã có tác dụng ức chế hoạt tính urease, hạn chế sự phân giải urê
thành ammonia (Kong, 1998).
Phân tử saponin có hai thành phần chính, steroid trung tâm tan trong dầu và một
hoặc nhiều carbohydrate mạch nhánh tan trong nước. Hai thành phần này tạo nên
đặc tính của một chất tẩy thiên nhiên, hoạt chất bề mặt (surfactant) chiết xuất từ
thân cây Yucca có tác dụng kết hợp với ammonia, làm giảm ammonia tự do. Khi
thức ăn đi qua dạ dày, ammonia sẽ bị giữ lại bởi chất chiết xuất Yucca có trong
thức ăn. Chúng cũng có thể kết hợp với ammonia khi ở ngoài cơ thể động vật.
Chất chiết xuất Yucca ở dạng nước có khả năng kết hợp với các phân tử
ammonia và chuyển đổi chúng sang dạng hợp chất nitrogen không độc khác. Cơ
chế làm giảm ammonia của chất chiết xuất Yucca thì chưa được hiểu rõ nhưng có
nhiều nghiên cứu cho rằng có liên quan đến thành phần carbohydrate có trong
mạch nhánh của phân tử saponin. Ngoài ra, các hợp chất stilben (C14H12) có
nhiều trong vỏ cây Yucca cũng có liên quan đến khả năng hấp thụ ammonia.
Cho chó và mèo ăn chiết chất Yucca cũng thấy giảm được mùi hôi ở phân, các
nhà khoa học cho rằng đã có sự kết dính trực tiếp giữa các thành phần gây mùi
của phân với một vài thành phần của chiết chất Yucca. Giải thích này dựa trên
thử nghiệm đưa chiết chất Yucca vào một dung dịch chứa các hợp chất như
dimethyl disulfide, dimethyl sulfide, indol và skatol đã thấy mùi hôi giảm theo
đánh giá cảm quan.
7
Saponin đối với sự tiêu hóa mỡ và ngăn ngừa ung thư kết tràng
Saponin hoạt động như một chất nhũ hóa làm cho dầu mỡ hòa tan trong nước.
Trong tiêu hóa và hấp thu mỡ, lipid khẩu phần được nhũ hóa bởi acid mật ở tá
tràng, còn acid béo sinh ra do sự phân giải của lipase thì được tạo thành micelle
cùng với acid mật rồi được vận chuyển qua môi trường lỏng tới bề mặt niêm mạc
ruột để hấp thu. Saponin được cho là có ảnh hưởng đến cả sự nhũ hóa và sự tạo
micelle, từ đó gây ảnh hưởng đến sự tiêu hóa hấp thu lipid.
Saponin cũng được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa ung thư kết tràng. Acid
mật có hai dạng, dạng sơ cấp và dạng thứ cấp; dạng sơ cấp tiết ra từ mật, dạng
thứ cấp sinh ra từ dạng sơ cấp do tác động của vi sinh vật. Ví dụ: acid cholic là
acid mật dạng sơ cấp, chúng chuyển thành deoxycholic do tác động của vi sinh
vật. Acid mật dạng sơ cấp là chất độc có tác dụng kích thích khối u. Saponin có
thể kết hợp với acid mật sơ cấp, bảo vệ chúng không bị chuyển thành acid mật
thứ cấp. Saponin cũng có tác dụng kết hợp với cholesterol ngăn ngừa chúng
không bị oxi hóa trong kết tràng (Rao and Sung, 1995). Các sản phẩm
cholesterol oxi hóa cũng là các chất kích thích ung thư kết tràng.
Như vậy saponin trong khẩu phần có hai ảnh hưởng có lợi cho sức khỏe người,
một là ngăn ngừa bệnh tim mạch (làm giảm hoạt tính cholesterol huyết) và hai là
ngăn ngừa ung thư kết tràng (ngăn ngừa acid mật sơ cấp biến thành acid mật thứ
cấp).
Trong thủy sản, những thí nghiệm trên cá rô phi và cá chép đã thấy hỗn hợp chiết
xuất từ cây Y. schidigera và Q. saponaria có khả năng làm tăng tỷ lệ tích lũy
năng lượng lên 4-9%, tích lũy protein lên 3-5% và giảm FCR 18-20% so với đối
chứng, đặc biệt hơn còn có tác dụng kích thích chức năng miễn dịch, ngăn ngừa
các bệnh nhiễm khuẩn của cá và của tôm (Francis et al., 2006). Hỗn hợp chiết
xuất cũng có tác dụng gắn kết với ammonia trong môi trường nuôi, hạn chế ảnh
hưởng độc của ammonia cho tôm và cá rất hiệu quả.
Saponin và hệ thống miễn dịch
Saponin có quan hệ đến miễn dịch thể hiện qua những vai trò sau:
Với vai trò là tá dược (adjuvant) của vaccine, saponin làm tăng khả năng hấp thu
các đại phân tử nhờ đó cải thiện hiệu quả của vaccine tiêm và uống. Một loại tá
dược saponin được sử dụng rộng rãi có tên là Quil A, đó là saponin của cây
Quillaja saponaria tinh chế. Quil A đã được dùng để chế tạo phức kích thích
miễn dịch (ISCOM: immunostimulating complex); ISCOM được pha chế như
sau: hòa tan protein của virus trong chất làm sạch, loại bỏ chất làm sạch rồi thêm
Quil A, kết quả là có một micelle với Quil A được bao bọc bởi một lớp protein
8
virus. ISCOM có khả năng kết dính với cholesterol của màng tế bào đại thực bào
(macrophage) hoặc tế bào trình diện kháng nguyên, nhờ đó việc hấp thu của tế
bào cơ thể với ISCOM được dễ dàng. ISCOM có vai trò chống lại một số virus
leukemia của họ mèo (Osterhaus et al., 1985) và HIV ( Wu et al., 1992). Saponin
của cây Q. saponaria tinh chế cũng có khả năng đáp ứng miễn dịch do tăng hoạt
tính của tế bào T helper cũng như đáp ứng miễn dịch đối với kháng nguyên đặc
hiệu.
Saponin thì đặc biệt hiệu quả khi là tá dược của vaccine antiprotozoa, tá dược
saponin trong vaccine này tạo cho vaccine có khả năng tấn công protozoa ở cả 2
phía, cả trong đường ruột lẫn trong đường máu.
Ngoài vai trò là tá dược để nâng cao hiệu quả của vaccine, saponin cũng được
chứng minh là có khả năng tăng sự phân chia của tế bào miễn dịch, kích thích sự
sản sinh cytokine, nhờ đó hoạt hóa được lympho B sản sinh kháng thể. Vai trò
kích thích chức năng miễn dịch được chứng minh ở thí nghiệm trên tôm cho
nhiễn khuẩn Vibrio alginolyticus (một loại vi khuẩn gây bệnh đỏ thân trên tôm,
bệnh dây lưng đỏ ở ấu trùng tôm). Với tôm cho nhiễm Vibrio alginolyticus, nếu
không bổ sung saponin Quillaja vào môi trường nuôi thì sau 24 và 48 giờ tỷ lệ
sống sót của tôm lần lượt là 43 và 37%, nhưng nếu bổ sung chiết xuất saponin
Quillaja (2mg/l) thì tỷ lệ sống sót ứng với các thời điểm trên đã tăng gấp đôi.
Hiện nay ngành Nuôi trồng Thủy sản đang phát triển mạnh mẽ thì việc sử dụng
thuốc và hóa chất ngày càng phổ biến. Điều này nó cũng đã để lại nhiều hậu quả
tiêu cực cho môi trường, tồn lưu thuốc và hóa chất trong sản phẩm thủy sản ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay là làm sao
hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất, có thể sử dụng các sản phẩm thay
thế như vitamin hoặc chất chiết xuất từ các loại thảo dược. Các sản phẩm này có
thể thay thế hoặc hạn chế việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh và hóa chất
gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Điều này cũng gớp phần
cho sự phát triển bền vững của ngành.
2.3 Các nghiên cứu về huyết học
Máu là một tổ chức lỏng di động được bên trong hệ thống mao mạch, nó được
cấu tạo từ các thành phần hữu hình (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết
tương. Máu có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng và cấu tạo các tổ
chức, loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hoá của cơ thể như khí
Cacbonic và acid lactic. Thành phần cấu tạo của máu thì thành phần hữu hình
chiếm 40% thể tích máu toàn bộ, huyết tương chiếm 60% thể tích còn lại của
máu. Bên cạnh đó, máu còn có thành phần cấu tạo vật lí và hóa học như áp suất
thẩm thấu và pH tương đối bền vững để duy trì môi trường dịch tế bào thích hợp
9
với hoạt động sống bình thường của các tế bào. pH của máu động mạch dao động
từ 7,35-7,45. Bạch cầu trong máu có khả năng thực bào các vi khuẩn và các thể
lạ khác trong cơ thể. Trong cá xương có thể sản xuất ra kháng thể, các chất
ngưng tụ, các chất hòa tan làm cho vi khuẩn và các thể lạ bị phân giải trong máu,
giúp cho cơ thể tránh bị nhiễm độc. Tỉ lệ thể tích máu so với cơ thể thay đổi theo
lứa tuổi và tình trạng sinh lý bệnh.
Hurbec và ctv (2000) đã nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học của cá rô phi lai
(Oreochromis Hybrid) và cho rằng các tế bào máu gồm có: tế bào lympho nhỏ, tế
bào lympho lớn, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa eosin, bạch cầu đơn nhân, tiểu
cầu và hồng cầu.
2.3.1. Hồng cầu (Erythrocyte)
Theo Chinabut (1991) hồng cầu ở cá có hình tròn hoặc hình oval, kích thước
10x11µm - 12x13µm với nhân bắt màu đậm, đường kính 4 - 5µm. Kích thước
biến động tùy theo loài. Như ở cá tra, kích thước hồng cầu khoảng 6,16 x 6,87
µm. Kích thước hồng cầu càng nhỏ thì số lượng tế bào hồng cầu trong một đơn
vị thể tích càng lớn. Và số lượng hồng cầu biến động theo tình trạng sinh lí của
cá, theo giống loài, theo chế độ dinh dưỡng, theo giới tính, theo tuổi và theo sự
biến động của các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, chúng thường ổn định trong
khoảng 1,05-3.106 tế bào/mm 3. Chức năng của hồng cầu là vận chuyển oxy từ
môi trường ngoài vào cơ thể và loại bỏ CO2 từ cơ thể ra môi trường ngoài nhờ
Hemoglobin. Khi HbO2 đến tế bào, áp suất riêng của oxy tại tế bào thấp hơn ở
động mạch nên O2 dễ dàng tách ra khỏi Hb và thấm qua màng tế bào và ngược
lại. Ngoài ra, hồng cầu còn có khả năng điều chỉnh thân nhiệt, cân bằng acid/base
và áp suất thẩm thấu trong cơ thể (Leslie P. Gartner & James L. Hiatt, 1997).
2.3.2 Bạch cầu
Dựa vào đặc tính bắt màu với thuốc nhuộm, người ta chia làm hai nhóm: bạch
cầu không hạt và bạch cầu có hạt. Ở cá da trơn, số lượng bạch cầu chiếm khoảng
64,75.103 tế bào/mm3 (Chinabut và ctv, 1991). Tuy nhiên, số lượng bạch cầu
cũng biến đổi lớn theo loài, tình trạng sinh lí, tuổi, dinh dưỡng, nhiệt độ, sự thành
thục sinh dục. Tuy không tham gia vào quá trình tuần hoàn máu nhưng bạch cầu
theo máu di chuyển đến các cơ quan và bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của
vi khuẩn bằng phương thức thực bào và tạo kháng thể. Ngoài ra, chúng còn góp
phần vào quá trình rụng trứng và quá trình tiêu hóa.
10
a) Bạch cầu không hạt
Tế bào Lympho (Lymphocyte)
Ở cá da trơn, tế bào Lympho nhỏ hơn hồng cầu và có hình tròn với đường kính
từ 8-10µm, chiếm khoảng 20-25 % tổng số các loại bạch cầu (Leslie P. Gartner
& James L. Hiatt, 1997). Tế bào Lympho gồm có 2 loại: Lympho bào T (có thể
tồn tại khoảng vài năm) và Lympho bào B (chỉ tồn tại trong vài tháng). Tế bào
Lympho có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch đặc hiệu sau khi liên kết với
các mô của cơ quan đích.
Tiểu cầu (Platelet)
Tiểu cầu có kích thước chỉ khoảng nhân của hồng cầu. Hình dạng có thể là hình
tròn, hình dài hoặc hình thoi, không ổn định. Tế bào có nhân to hơn nhân của
hồng cầu, có một lớp nguyên sinh chất mỏng. Tế bào chất bắt màu xanh nhạt khi
nhuộm với dung dịch Wright & Giemsa. Vai trò của tiểu cầu được ghi nhận là
làm đông máu (Chinabut và ctv, 1991).
Tế bào mono (Monocyte)
Theo mô tả của Chinabut (1991) thì tế bào mono là tế bào lớn nhất trong các
dạng tế bào máu với đường kính 10-14µm. Tế bào có hình dạng không đồng đều,
có tâm lệch. Trong tế bào chất có những không bào với nhiều kích thước khác
nhau. Tế bào mono có nhiệm vụ thực bào, hủy diệt vi khuẩn, những tế bào chết
hoặc những tế bào già cỗi (hồng cầu) và tham gia quá trình trình diện kháng
nguyên
b) Bạch cầu có hạt
Bạch cầu trung tính (Neutrophil)
Chiếm khoảng 60-70% trong tổng số các loại bạch cầu. Chúng có hình tròn,
đường kính 9-13µm và có nhiều nhân. Ở động vật hữu nhũ, bạch cầu trung tính
là tế bào thực bào chính và xuất hiện nhanh tại vi trí viêm. Nó có khả năng ăn
các tế bào nhỏ nên còn được gọi là tiểu thực bào. Finn & Nielson (1971) đã có
báo cáo về sự di chuyển và thực bào bởi các đại thục bào và bạch cầu trung tính
trong quá trình viêm nhiễm do vi khuẩn ở cá hồi. Weinred (1969) và Watson
(1963) cũng đã tìm thấy bạch cầu trung tính ở cá vàng (Chinabut, 1991). Khi
thực hiện xong chức năng thì bạch cầu trung tính cũng bị chết và kết quả là xuất
hiện mủ tại chổ viêm, đó chính là xác của bạch cầu trung tính.
Bạch cầu toan tính (Eosinophil)
Chiếm khoảng 4% tổng số bạch cầu. Chúng có hình tròn, đường kính 10-14µm,
có nhiều trong mô. Tế bào này chứa protein có tính chất kiềm và protein tải điện
11
âm nên có thể bắt màu acid như eosin. Chúng có chức năng tiêu diệt kí sinh
trùng. Theo Leslie P. Gartner & James L. Hiatt, 1997, thì đời sống của bạch cầu
toan tính tương đối ngắn, nhỏ hơn 2 tuần.
Bạch cầu kiềm tính (Basophil)
Chiếm khoảng 1% tổng số bạch cầu. Bình thường chúng có hình tròn nhưng hình
dạng có thể thay đổi khi di chuyển đến mô liên kết. Nhân bắt màu đậm (từ xanh
thẫm đến đen) khi nhuộm với dung dịch Wright & Giemsa. Chúng có chức năng
đáp ứng nhanh tại vị trí viêm tương tự tế bào mast (Leslie P. Gartner & James L.
Hiatt, 1997).
2.4 Hệ miễn dịch của cá xương
2.4.1 Hệ miễn dịch không đặc hiệu
Miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên) là khả năng tự bảo vệ cơ thể của
một cá thể có ngay từ khi mới sinh, không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với
tác nhân gây bệnh. Miễn dịch tự nhiên mang tính di truyền và giống nhau giữa
các cá thể cùng loài.
Giống như động vật có xương sống bậc cao, cơ thể cá cũng có những phương
tiện bảo vệ không đặc hiệu với hàng rào bảo vệ bề mặt cơ thể: hàng rào bề mặt,
hàng rào hoá học và hàng rào tế bào.
2.4.1.1 Hàng rào bề mặt
Dịch nhờn: Dịch nhờn là một lớp vỏ bọc toàn bộ cơ thể cá (da, mang và ruột)
giúp cá ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh bằng cách bao bọc,
tiêu hoá và liên tục rửa trôi. Khi cơ thể cá bị kích thích bởi các tác nhân truyền
nhiễm hay các nhân tố vật lý hoặc hoá học thì cá gia tăng sản sinh dịch nhờn
nhằm phản ứng lại. Dịch nhờn của cá còn có tính độc đối với một số vi sinh vật
(Robert, 1989).
Da: Ở ĐV có xương sống bậc cao, da gồm 2 phần chính: lớp biểu bì nằm ngoài
tương đối mỏng chứa các tế bào biểu mô và lớp trong là bì, chứa các tế bào mô
liên kết. Ở cá lớp biểu bì của da được cấu tạo bởi các tế bào sống không hoá
sừng. Sự toàn vẹn của lớp biểu bì rất thiết yếu trong việc duy trì cân bằng thẩm
thấu và loại bỏ vi sinh vật. Biểu bì da của cá còn có thể phản ứng với các nhân tố
kích thích không đặc hiệu bởi: Sự làm dày lên của lớp biểu bì hoặc sự phì đại của
các tế bào Malpighi (Robert, 1989).
Mang: Cơ quan hô hấp của cá, được cấu thành bởi lớp biểu mô mỏng manh tạo
nên một diện tích rất lớn. Mang là con đường xâm nhập quan trọng của các tác
nhân vi sinh vật vào cơ thể cá. Mang còn là nơi tập trung nhiều đại thực bào tạo
12
thành một lớp dọc theo các tĩnh mạch mang. Mang được bảo vệ bởi việc sản xuất
dịch nhờn và lớp tế bào biểu bì rất nhạy cảm. Sự nhạy cảm của lớp tế bào biểu bì
dẫn đến hiện tượng phì đại tế bào thường thấy trong nhiều trường hợp cảm
nhiễm qua mang như bệnh do costia hoặc bệnh ở mang do vi khuẩn
Myxobacteria (Robert, 1989).
Ống tiêu hoá: Ở động vật có xương sống bậc cao, đường tiêu hóa được bao phủ
bởi lớp niêm mạc. Niêm mạc có hai lớp như cấu tạo ở da và chất nhầy do tuyến
dưới biểu mô của niêm mạc là cái bẫy bắt giữ vi sinh vật. Cá cũng có ống tiêu
hoá được phủ lớp dịch nhầy tương tự như ở da động vật bậc cao. Chức năng tiêu
hoá của ruột tạo nên một môi trường bất lợi đối với các tác nhân gây bệnh bởi:
Độ pH thấp (ở các loài có dạ dày), các men tiêu hoá và mật (Robert, 1989).
2.4.1.2 Hàng rào hóa học
Bổ thể: Ở cá, bổ thể tồn tại chủ yếu trong huyết thanh, và dịch nhầy. Bổ thể bản
chất là các protein (có khoảng 30- 40 loại). Bổ thể có thể gây tổn thương thành
tế bào, làm tan tế bào vi khuẩn, giúp tăng cường thực bào. Bổ thể loại bỏ các yếu
tố ngoại lai bằng việc xúc tác phản ứng viêm. Tăng tính thấm thành mạch. Hoá
ứng động bạch cầu và tăng cường hoạt động thực bào (Robert, 1988).
Lysin: Ở động vật có xương sống bậc cao lysin là enzyme phân giải thành tế bào
vi khuẩn Gram dương. Ở cá lysin là các enzyme mà bản thân chúng hoặc tương
tác giữa chúng làm dung giải tế bào tác nhân gây bệnh (Bùi Quang Tề, 2006).
Lectin: Lectin là một loại protein có nguồn gốc thực vật, gắn đặc hiệu nhóm
đường, lên glycoprotein hay glycolipid. Lectin có chức năng gây kết tủa hoặc
ngưng kết nhiều loại vi khuẩn, hồng cầu và polysaccharide. Lectin có trong huyết
thanh, dịch nhầy và trứng của nhiều loài cá. Từ huyết thanh của cá chình Nhật
bản và cá hồi Đại Tây Dương đã phân lập được một loại protein có khả năng kết
hợp với đường mannose (Mannan-binding protein = MBP) (Robert, 1989).
2.4.2.3 Hàng rào các tế bào
Đại thực bào
Khi kháng nguyên xâm nhập vào tế bào biểu mô nó sẽ tiếp xúc với thực bào như
đại thực bào. Thì tế bào này sẽ bắt giữ và nuốt các tế bào có kích thước lớn như
vi khuẩn và tiết ra enzyme thủy phân như proteinase, nuclease, lipase và lysozim
để tiêu hóa chúng (Đặng Thị Hoàng Oanh; Đoàn Nhật Phương, 2007).
Ở cá xương, đại thực bào phân bố rộng rãi ở các mô (Lin và ctv, 1998) và xoang
cơ thể (Afonso, 1998) nhưng chủ yếu được tìm thấy dưới dạng các tế bào thuộc
mạng lưới nội mô của thận và lách (trích dẫn bởi Phạm Công Thành, 2010).
13
Bạch cầu hạt trung tính (Neutrophil)
Phân bố ở thận, lách, máu và các ổ viêm loét (Afonso và ctv, 1998). Chúng có
khả năng thực bào, hóa ứng động và tiêu diệt vi khuẩn (Secombes, 1996).
Bạch cầu đơn nhân
Chúng có mặt ở thận và một ít trong máu. Chúng có thể di chuyển trong máu về
tới các ổ viêm. Chúng có thể tiêu hóa nhiều dạng mảnh nhỏ, kể cả các hạt
carbon, vi khuẩn và nấm.
2.4.2 Hệ miễn dịch đặc hiệu
Miễn dịch đặc hiệu (specitic immunity) hay còn gọi là miễn dịch thu được
(acquired immunity) là trạng thái miễn dịch xuất hiện sau khi cơ thể tiếp xúc với
kháng nguyên (antigen) và có phản ứng sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại
chúng (Đặng Thị Hoàng Oanh, Đoàn Nhật Phương,2007). Miễn dịch đặc hiệu
còn có thể chia làm hai loại là:
Miễn dịch chủ động là trạng thái miễn dịch do tiếp xúc ngẫu nhiên với kháng
nguyên hay vi sinh vật có trong môi trường xung quanh hoặc do con người tiêm
vaccine.
Miễn dịch thụ động là trạng thái miễn dịch thu được do kháng thể ghép hoặc
truyền từ kháng huyết thanh.
Hệ miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các tế bào lympho B và T. Các tế bào
lympho T giữ vai trò đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và hỗ trợ tế bào
lympho sản sinh kháng thể. Các tiểu quần thể tế bào lympho B và T còn đảm
nhận chức năng nhớ (tế bào nhớ) và dung thứ miễn dịch (tế bào ức chế). Các cơ
quan lympho là thận, tuyến ức, lách.
Globulin miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể của kháng thể bao gồm trung hòa
virus, độc tố và kết dính với vi khuẩn, hoạt hóa hệ thống bổ thể, opsonin hóa tiểu
thể-tế bào vi khuẩn và virus. Kháng thể là một nhóm globulin miễn dịch
(Immunoglobulin-Ig). Theo kaatari và Piganelli (1996) động vật có vú có 5 lớp
globulin miễn dịch nhưng ở cá xương chỉ có một lớp IgM.
Theo Lê Văn Hùng (2002) IgM là globulin miễn dịch lớn nhất, có cấu trúc gần
giống hình sao do 5 đơn vị hợp thành. Phân tử IgM có năm mảnh Fab nằm lộ ra
đầu phía ngoài, tạo điều kiện cho IgM kết hợp chặt chẽ với kháng nguyên tạo
nên phản ứng ngưng kết, kết tủa ( trích dẫn bởi Phạm Công Thành, 2010).
14
CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2011.
Địa điểm thực nghiệm: khu 4-Nông trường Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ.
Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm Sinh học và Bệnh Thủy sản, Đại học Cần
Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Cá tra giống thả có trọng lượng ban đầu từ 20-40g/con. Nuôi thương phẩm tại
các thời điểm: tháng 1, 2, 3, 4.
3.2.2 Dụng cụ và thiết bị
Bộ tiểu phẩu, lame, lamell, khay nhựa, đầu col 40 µl, kim tiêm 1 ml, ống
eppendorf 1.5 ml, Micropipet 40 µl
3.2.3 Hóa chất
Các dung dịch nhuộm hồng cầu và bạch cầu (Phụ luc A)
15
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
a) Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Nước cấp từ sông
chính
Lần lặp lại thứ 1
Lần lặp lại thứ 2
Lần lặp lại thứ 3
8m
Ao lắng
3m
NT A
NT B
ĐC
NT A
NT B
ĐC
NT A
NT B
ĐC
Ao cấp nước cho các nghiệm thức
Sơ đồ ao thu mẫu
Thí nghiệm được bố trí trong một ao lớn, được ngăn thành 9 ô nhỏ tương ứng với
9 nghiệm thức. Mỗi ô có độ sâu 2m, chiều ngang 3m, chiều dài 8m, với thể tích
là 48m3 nước.
Đường cấp và thoát nước được bố trí như trong hình vẽ. Định kỳ thay nước hằng
ngày, thể tích thay khoảng 30% lượng nước, thay theo kiểu bơm truyền, nước từ
sông chính được đưa qua ao lắng, sao đó bơm từ ao lắng vào các ô thí nghiệm
theo đường ống được bố trí riêng biệt.
16